Thứ Sáu, 30 tháng 7, 2021
Vài suy nghĩ về mối quan hệ giữa triết học và văn chương
Vài suy nghĩ về mối quan hệ giữa
Biêlinxki, nhà Mỹ học và Phê bình Nga, đã viết: “Một người chứng
minh, một người biểu hiện và cả hai người cùng thuyết phục, chỉ có khác là một
người thuyết phục bằng những kết luận logic; người kia bằng những hình tượng.
Song chỉ có số ít nghe và hiểu được người thứ nhất, còn ai cũng có thể nghe và
hiểu được người thứ hai”. Câu nói của Biêlinxki phân biệt rất rõ điểm dị biệt
và tương đồng giữa triết học với văn
chương. Triết học là một khoa học còn văn chương là một loại hình nghệ thuật.
Đối với một nhà khoa học, muốn đưa ra một kết luận khoa học đòi hỏi nhà khoa học
phải có sự nghiên cứu tìm tòi; phải có những thí nghiệm, thực nghiệm khoa học với
kết quả duy nhất, cụ thể để chứng minh cho mọi người thấy kết luận của họ là
đúng. Có như thế, kết luận khoa học ấy mới có sức thuyết phục và được công nhận. Triết học, với
tư cách là một khoa học, cũng vậy. Nhưng nhà triết học không chứng minh ý tưởng
của mình bằng những thí nghiệm như các nhà toán học, hóa học, sinh học,… mà họ
chứng minh bằng lý luận logic và thực nghiệm xã hội. Còn nhà văn, với tư cách
là người sáng tạo nghệ thuật bằng ngôn ngữ và hình tượng, họ biểu hiện ý tưởng
của mình bằng hệ thống hình tượng nghệ thuật. Ý tưởng, quan điểm của nhà văn
cũng là những kết luận triết học nhưng kết luận ấy không được thể hiện bằng những
lý luận khoa học mà được biểu hiện bằng nghệ thuật miêu tả, phản ánh. Nếu triết
học dùng tư duy logic để nhận thức, nghiên cứu các hiện tượng đời sống và khái
quát lại thành những quy luật, khái niệm thì văn chương lại thể hiện các hiện
tượng đời sống bằng những hình tượng sinh động cụ thể. Phương pháp biểu hiện của
văn chương là phương pháp hình tượng hóa, điển hình hóa còn phương pháp biểu hiện
của triết học là phương pháp trừu tượng hóa, khái quát hóa. Chẳng hạn, đề cập đến
sự mâu thuẫn giai cấp trong xã hội tư bản, Mác Lênin dùng học thuyết giá trị
thặng dư để vạch rõ bản chất bóc lột của giai cấp tư sản đối với những người vô
sản, từ đó lý giải nguyên nhân cuộc sống khổ cực của nhân dân lao động. Cũng viết
về mối quan hệ mâu thuẫn ấy, các nhà văn lại thể hiện bằng các hình tượng nghệ
thuật sinh động. Ban dắc đã xây dựng nên hình tượng nhân vặt Grăngđê (trong
tác phẩm Ơgiêni Grăngđê) như một biểu tượng cho sự vơ vét, bóc lột và thói bủn
xỉn của những tay tư sản nhà quê. Môlie với tác phẩm Lão hà tiện đã cho người đọc
thấy hết bản chất keo kiệt của tay tư sản dốt nát. Tác phẩm Ông già và biển cả
của Hê Minh Uê không chỉ ca ngợi sức mạnh niềm tin và ý chí của người lao động
mà qua chi tiết đàn cá mập bao vây, xâu xé con các kiếm, thành quả lao động mà
lão Xan-ti a-gô phải vất vả lắm mới có được, đã gợi lên trong tâm trí người đọc
sự áp bức, bóc lột đang diễn ra hàng ngày trong xã hội tư bản. Lấy cảm hứng từ
huyền thoại hang động trong đối thoại triết học của triết gia thời cổ đại
Platon, Jose Saramago đã viết cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Hang động để phê phán
xã hội tiêu thụ nói riêng và chủ nghĩa tư bản tự do mới nói chung thông qua
hình ảnh khủng khiếp của trung tâm thương mại khổng lồ từng ngày từng giờ bành
trướng về đất đai, về quyền uy, không chỉ về vật chất mà cả tinh thần, “một
thành phố trong một thành phố, nhưng lại to hơn chính cái thành phố kia”. José
Sarmago đã tạo nên hình tượng hang động để nói về nỗi khổ của con người khi mà
lối sống thực dụng, thói quen tiêu thụ, triết lý thị trường của xã hội tư bản
ngày càng phát triển, sinh ra những mối quan hệ mới, những thế giới quan mới,
buộc người ta phải quen với một trạng thái nô lệ kiểu mới, “ai không điều chỉnh
được sẽ không dùng được”, và cũng như trong tác phẩm của nhà triết học Platon,
một số người thoát ra khỏi hang động này đã kịp thời nhận ra có thể có một cách
sống khác.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Giải mã tục cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng giêng âm lịch
Giải mã tục cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng giêng âm lịch Khoảng hơn 10 năm trở lại đây, trên báo chí và mạng xã hội thường phản ánh chuyệ...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét