Lột
trần Việt ngữ 1
Tự vựng riêng của sách này
MIỀN DƯỚI: Định danh do miền Nam sáng tác từ non 300 năm nay
để chỉ tổng quát ba quốc gia Phi Luật Tân, Anh Đô Nê Xia và Mã Lai Á, nhất là
chỉ đảo Java. Khi nói đến cả ba quốc gia đó, thì quá dài nên chúng tôi dùng
danh xưng nầy, mặc dầu nó chưa được toàn quốc nhìn nhận. Bình dân đọc sai là
BÌNH DỨ.
Tên của các nhóm trên Cao nguyên: sách Pháp và sách Mỹ không thống nhất với
nhau, cũng không thống nhất với ta. Chúng tôi dùng danh xưng mà dân ta dùng.
Thí dụ Pháp viết TIAU, Mỹ viết CHRAU để chỉ các nhóm của bộ lạc MẠ. Chúng tôi bất
kể Pháp Mỹ, gọi họ là MẠ và CÁC PHỤ CHI MẠ, vì Pháp và Mỹ sai. Thật ra thì danh
từ đó là CAU bị dân ta đọc sai là CHÂU, nhưng nó chỉ có nghĩa là NGƯỜI. Họ tự
xưng là MẠ trong nhóm chánh. Các phụ chi tự xưng là NUP, CHIN, Kâyông v.v...
TRÃI: Nói tắt nhóm Mã Lai làm chủ Hoa Bắc thượng cổ được Tàu gọi là Lạc bộ
Trãi.
MÃ: Nói tắt nhóm Mã Lai làm chủ Hoa Nam thượng cổ được Tàu gọi là Lạc bộ Mã.
CHUY: Nói tắt nhóm Mã Lai làm chủ Hoa Tây thượng cổ được Tàu gọi là Lạc bộ
Chuy.
Chúng tôi phiên âm ngoại ngữ theo Việt ngữ mà không dùng lối phiên âm quốc tế
vì muốn sách được đại chúng Việt Nam hiểu.
Chương I - Gốc tổ ra sao?
Từ vài mươi năm nay, nhiều nhà học giả Pháp và Việt đã nghiên cứu lịch trình tiến
hoá của Việt ngữ trong vòng ba trăm năm nay, và đã khám phá ra một số sự kiện mới
lạ.
Lần này chúng tôi thử đi xa hơn, trong thời gian và không gian, trong thời gian
thì đi xa về sáu trăm năm trước, trong không gian thì đi xa từ Đông Bắc Á đến
Đông Nam Á, rồi đến Trung Mỹ, thử xem cái Việt ngữ thượng cổ nó ra sao và đã tiến
hoá cách nào cho tới ngày nay.
Sở dĩ các bậc đàn anh của chúng tôi chỉ đi có ba trăm năm vì quí vị đó đã thấy
Việt ngữ là một ngôn ngữ riêng biệt, không có bà con trong không gian và thời
gian, và văn kiện cổ của ta thì không có để các vị nghiên cứu.
Chúng tôi thấy khác rằng chúng ta thuộc chủng Mã Lai, mà có hàng trăm dân tộc
khác cũng thuộc chủng Mã Lai, ở khắp thế giới và có cả tài liệu về ngôn ngữ Mã
Lai trong sách vở của Trung Hoa, thành thử chúng tôi mới thám hiểm xa được trong
không gian và sâu hơn trong thời gian.
Tuy nhiên đây chỉ là công trình của kẻ phá rừng, luôn luôn có khuyết điểm.
Nhưng khi nền móng đã đặt ra rồi thì người sau cứ từ đó mà tiến lên, kẻ phá rừng
gặp quá nhiều chướng ngại, còn kẻ khai thác một đám đất đã được khai quang sẽ
có dịp đào sâu hơn.
Để chứng minh sự đồng chủng giữa hai dân tộc, khoa học dùng nhiều phương pháp
trong đó phương pháp đối chiếu ngôn ngữ là một.
Nếu chỉ có hai dân tộc, thì sự đối chiếu đi thật sâu vào toàn thể cơ cấu của cả
hai ngôn ngữ, tức một quyển sách thật dày cũng chưa đủ. Nhưng nếu là hai ba chục
dân tộc thì không cần phải đi sâu đến thế mà sự giống nhau của một số danh từ
là đủ rồi, nhất là khi các dân tộc ấy hoàn toàn không có liên hệ nhau hồi cổ thời.
Thí dụ chúng tôi cho rằng ta và Nam Dương không hề có liên hệ nhau hồi cổ thời,
có nhà phê bình cãi lại rằng có. Mặc dù không có sử liệu chứng minh sự có liên
hệ, chúng tôi cũng cố nhượng bộ nhà phê bình, vì sự kiện lịch sử ấy CÓ THỂ xảy
ra được.
Nhưng Nhựt Bổn và Nam Dương thì hẳn là không. Chúng tôi có lên xứ của người Sơ
Đăng, cả hai lần đều không được, thì ngay như Việt và Sơ Đăng, cùng chung địa
bàn mà còn khó có thể tiếp xúc với nhau, thì Nhựt và Nam Dương không làm sao mà
trao đổi ngôn ngữ với nhau được, trừ phi vào cổ thời, Nhựt đã di cư đi Nam
Dương hoặc Nam Dương đã di cư lên Nhựt Bổn, chứ sự trao đổi ngôn ngữ và văn hoá
thì sử không biết, mà lý trí của con người cũng khó lòng chấp nhận.
Chúng tôi đã ám chỉ đến một số danh từ, và chắc quí vị đã đặt thầm một điều kiện
rằng danh từ ấy phải chỏ một ý niệm của con người cổ sơ, mới nói lên được cái
gì, chứ một danh từ chỉ một vật do một xã hội văn minh chế tạo ra thì nó có thể
đi xa khắp toàn cầu, từ nước này sang nước khác. Thí dụ chúng tôi đã từ chối đối
chiếu danh từ HỘP, mặc dù khắp Đông Nam Á đều có danh từ HỘP giống nhau, vì lẽ
rằng hộp là vật dụng mà loài người biết quá trễ, và hơn thế, trong cổ vật Đông
Sơn, không có cái hộp nào hết thì ta phải biết rằng vào đầu Tây lịch dân Đông
Nam Á chưa làm được cái hộp, và tất cả mọi dân tộc đều học của Trung Hoa danh từ
HẠP của họ.
Điều kiện mà quí vị đã đặt thầm ra trong bụng, sẽ được kính trọng và kính trọng
đến mức triệt để. Chúng tôi đi về dĩ vãng, xa hơn thời nông nghiệp nữa, vì khi
biết nông nghiệp thì các dân tộc đồng chủng đã tách rời ra mà sống riêng rẽ ở
các địa bàn khác nhau, sáng tác danh từ không giống nhau nữa, và RUỘNG, LÚA,
THÓC, không làm sao mà giống nhau giữa các dân tộc đồng chủng. Nhưng những danh
từ như CÁI CÂY, CON MẮT thì dùng được.
Chúng tôi xin trình ra một biểu đối chiếu có mặt 28 dân tộc và theo dõi danh từ
đối chiếu trong một khoảng thời gian ba ngàn năm.
Việt Nam:
|
CÁ
|
Sơ Đăng:
|
KÁ
|
Mường:
|
KA
|
Xi Tiêng:
|
KA
|
Mạ:
|
KA
|
Mnong:
|
KA
|
Kơđu:
|
KA
|
Kôhô:
|
KA
|
Lào:
|
KA
|
Cụa:
|
KA
|
Kâyong:
|
KA
|
Núp:
|
KA
|
Srê:
|
KA
|
Halang:
|
KAA
|
Bàna:
|
KAA
|
Thái:
|
BLÁ
|
Rađê:
|
KAN
|
Giarai:
|
KAN
|
Rôglai:
|
ICAT
|
Người Châu Giang:
|
KAN
|
Chàm:
|
KAN
|
Khả lá vàng:
|
AKA
|
Churu:
|
AKAN
|
Đa Đảo:
|
AKA
|
Nam Dương:
|
IKAN
|
Kuy:
|
QAKAA
|
Khả Tu:
|
KAĐÓONG
|
Nhựt Bổn:
|
SAKANA
|
Đáng lý vì chúng tôi nên chọn động từ ĂN, vì có người sẽ nghĩ rằng ĂN cổ hơn
CÁ, nhưng chủng Mã Lai lại có đến hai động từ: ĂN và XƠI, họ chia thành hai khối,
một khối nói XƠI, một khối nói ĂN, như thế là không còn thống nhứt nữa. Tuy
nhiên CÁ không kém cổ sơ hơn ĂN một chút xíu nào hết. Loài người biết nói tiếng
người, là đã sáng tác ra danh từ CÁ rồi vì cách sanh sống độc nhứt của họ, thuở
sơ khai là HÁI LƯỢM, CÂU KÉO và SĂN BẮN.
CÁ có đầy đủ giá trị thượng cổ để ta dùng đối chiếu cho có hiệu quả.
Các dân tộc trên đây, đều được quý vị biết, trừ một dân tộc mà chúng tôi cần giải
thích hơi dài dòng, đó là người mà trong biểu đối chiếu, ghi là người Châu
Giang.
Trong tỉnh Châu Đốc có năm làng, mà dân ta gọi gộp là vùng Châu Giang. Dân ở
đó, được người miền Nam biết là ai. Nhưng trong vòng mười năm nay, bỗng dưng họ
tự xưng là Chàm, nhưng chúng tôi biết nguồn gốc của họ, nên để riêng họ mà
không nhập chung với người Chàm.
Nội cái danh từ IKAN cũng đã cho thấy rằng họ là người Nam Dương chớ không phải
là người Chàm vì người Chàm nói KAN.
Khi tổ tiên của người miền Nam di cư vào đây, sau năm 1623, thì có ba sự kiện xảy
ra:
1. Người Chàm chạy vào đất Cao Miên lánh nạn, đều bị người Cao Miên
bắt cóc làm nông nô, sử Pháp đã cho biết như vậy. Vì thế mà họ căm thù Cao Miên
và theo Nguyễn Hữu Kính để trở về với ta, và được định cư ở Tây Ninh.
2. Trong khi đó thì người ở vùng Châu Giang lại được ưu đãi từ trước
đến thời đó.
Sự kiện sau, cho thấy rằng họ không phải là người Chàm nên số phận khác người
Chàm tị nạn.
Sự kiện sau, cho thấy rằng họ không phải là người Chàm nên số phận khác người
Chàm tị nạn.
Sự kiện sau, cho thấy rằng họ không phải là người Chàm nên số phận khác người
Chàm tị nạn.
3. Sự kiện thứ ba là ta không gọi họ là Chàm, từ thuở ấy đến nay mà
gọi họ là Chà Và. Chà Và là danh xưng phiên âm, ngày xưa chỉ dùng để trỏ người
Java, khác với ngày nay mà Chà Và cũng chỉ người Ấn Độ. Tổ tiên của người miền
Nam đã gọi họ như vậy, không phải vì các cụ thạo về dân tộc học mà chắc chắn là
vì người Châu Giang đã tự xưng như vậy, chớ các cụ không thạo phân biệt các dân
tộc cho lắm. Cho đến ngày nay người miền Nam cũng cứ gọi họ là Chà Châu Giang,
mà không là Chàm Châu Giang.
Nhưng họ tự xưng là gì, tưởng không có gì quan trọng, trong cuộc nghiên cứu của
chúng tôi. Chúng tôi chỉ nói ra những điều trên đây, để giải thích tại sao
chúng tôi không nhập họ với người Chàm. Hai thứ người đó nói khác nhau, thì
không nên nhập chung lại. Chúng tôi xin đối chiếu thử hai danh từ khác thì ta
cũng sẽ thấy rằng họ nói y hệt như người Java và khác hẳn người Chàm!
TRỜI
JAVA:
|
LANGIT
|
CHÂU GIANG:
|
LANGIT
|
CHÀM:
|
LINGIK
|
NGƯỜI
JAVA:
|
ORANG
|
CHÂU GIANG:
|
ORANG
|
CHÀM:
|
URANG
|
Trước khi đi sâu vào lịch sử thành hình và các cuộc tiến hoá của danh từ CÁ của
28 dân tộc trên đây, chúng tôi xin trình bày sơ lược về khoa ngữ học.
Đó là một khoa học rất mới, nhưng không ấu trĩ chút nào hết, và khoa đó đã tìm
ra một số luật ngữ về ngữ học căn bản, có thể dùng được cho mọi trường hợp.
Một trong những cái luật đó là sự mọc đầu, mọc đuôi, rụng đầu, rụng đuôi thình
lình của một danh từ, và đôi khi mọc và rụng ngay cả khúc giữa nữa. Thí dụ danh
từ VITA của La Tinh thì trong Pháp ngữ, nó rụng chữ T giữa, chỉ còn lại VIA biến
thành VIE.
Sự rụng và mọc do đâu mà ra thì chưa biết được, thí dụ BONUS của La Tinh thì
trong Pháp ngữ, nó rụng mất cái đuôi US chỉ còn lại BON, nhưng trong Tây Ban ngữ
thì trái lại cái đuôi lại mọc rất dài, hoá ra là BUENO. Cái đuôi mọc dài mà
khúc giữa là ON cũng bị đổi ra là UE.
Thế thì đầu, đuôi nào cũng có thể mọc ra được cả, và cả khúc giữa cũng mọc và rụng
như thường, mà không biết vì lẽ gì.
Một cái luật khác của nhà ngữ học M. Swadesh cho biết điều sau đây: cứ một ngàn
năm thì một dân tộc biến dạng, hoặc thay thế hẳn danh từ của họ một lần và lối
20% danh từ bị biến dạng. Luật Swadesh chưa được các nhà ngữ học nhìn nhận và bị
công kích dữ, nhưng riêng chúng tôi thì chúng tôi nhìn nhận, vì chúng tôi có chứng
tích rằng luật ấy đúng, và các nhà tiền sử học trên thế giới cũng xác nhận rằng
luật đó đúng khi họ so sánh văn liệu khắc trên các cổ thạch bi cách nhau một
ngàn năm của một ngôn ngữ nào đó thì quả họ thấy có sự biến dạng, hoặc sự thay
thế đó và quả con số ước lượng trung bình là 20% cũng đúng.
Thế thì khi Nam Dương, Nhựt Bổn và Việt Nam khác nhau, không có gì lạ hết vì ba
dân tộc đó đã tách riêng khỏi đại khối từ nhiều ngàn năm rồi:
Nhựt Bổn:
|
Makanai
|
= thức ăn
|
Nam Dương:
|
Makanan
|
= thức ăn
|
Việt Nam:
|
Đồ ăn
|
= thức ăn
|
AI của Nhựt, AN của Nam Dương và ĂN của Việt Nam đồng nghĩa, tức có nghĩa là THỨC.
Còn Việt không có MAK như Nhựt Bổn và Nam Dương vì Việt không mọc đầu, hoặc đã
mọc và đã rụng, và ta sẽ biết lát nữa đây, danh từ Việt Nam đã rụng đầu hoặc
chưa mọc đầu.
Còn hàng trăm luật khác nữa, nhưng chúng tôi chỉ cần hai cái luật đó mà thôi,
trong chương này. Chúng tôi xin thưa thêm một điều này nữa, cũng có thể xem là
một cái luật, nhưng nó dĩ nhiên quá, nên được chấp nhận ngay, không có đối chọi
với nhau: là giữa các ngôn ngữ xa xôi, không liên hệ nhau, có thể có vài danh từ
trùng hợp về hình dáng và về nghĩa. Thí dụ tĩnh từ BAD của Ba Tư và tĩnh từ BAD
của Anh, cả hai đều giống hệt nhau và đều có nghĩa là KHÔNG TỐT. Nhưng các nhà
ngữ học theo dõi lịch sử của hai tĩnh từ đó thì thấy rằng không hề có liên hệ
nhau, và sự giống nhau chỉ là tình cờ.
Khoa ngữ học biết được điều này là sự trùng hợp ngẫu nhiên của danh từ trong
các ngôn ngữ xa lạ với nhau, không bao giờ vượt quá con số 5 và không bao giờ lại
có sự trùng hợp ngẫu nhiên y hệt như vậy giữa 28 ngôn ngữ.
Con số 28 mà chúng tôi chọn, xoá được nghi ngờ rằng lại có sự trùng hợp ngẫu
nhiên, và con số mười ngàn từ mà chúng tôi đối chiếu trong một quyển sách khác,
cũng xoá được nghi ngờ nói trên.
Chúng tôi chọn toàn là danh từ cổ và thượng cổ, và khi cứ nói rằng là ta vay mượn,
thì dân tộc ta phải là dân tộc câm trước khi vay mượn động từ ĂN và XƠI.
Có thể nào mà vua Hùng Vương bỗng dưng bỏ ngôn ngữ của người, vay mượn toàn bộ
ngôn ngữ Nam Dương chăng? Hẳn là không. Người ta chỉ phải làm thế khi nào bị áp
lực mạnh của kẻ thống trị, như Thất Mân Phúc Kiến đã mất ngôn ngữ vì bị áp lực
mạnh của Trung Hoa. Nhưng thuở vua Hùng Vương nói CÁ thì ta chưa hề bị ai trị cả.
Chúng tôi đã đối chiếu một số danh từ Việt - Mã trên ti vi, và có bạn phê bình:
“Không giống chút nào hết!” Thí dụ:
Việt Nam:
|
Sắp xếp
|
Nam Dương:
|
Siap-siap
|
Việt Nam:
|
Mất (chết)
|
Nam Dương:
|
Mati
|
Nhưng làm thế nào mà giống hệt nhau được khi mà hai dân tộc đã tách rời ra rừ
nhiều ngàn năm và sống xa nhau đến sáu ngàn cây số (nếu tính từ Hà Nội).
Các bạn ấy đã quên mất sự kiện sau đây là Anh và Pháp chỉ sống cách nhau có một
eo biển mười mấy cây số, tức liên lạc với nhau mỗi ngày từ cổ chí kim, và cũng
đồng gốc Ấn Âu với nhau, thế mà từ cái gốc SABULUM của La Tinh, Pháp nói SABLE,
Anh nói SAND chỉ giống nhau có SA lại bị hai dân tộc đó đọc khác nhau, tức
không còn gì cả.
Dưới đây cũng là một cái luật ngôn ngữ, nhưng không được dùng trong chương này
nên chúng tôi chỉ nói sơ qua: ngữ học chỉ kể âm đọc (phonème) mà không kể ký hiệu
(gnaphique) vì ký hiệu của các ngôn ngữ thì bậy bạ hết. Về phonème thì SABLE và
SAND khác hẳn nhau, nhưng SẮP XẾP và SIAP-SIAP thì giống nhau.
Khoa ngữ học phân biệt bốn loại giống nhau, một cách minh bạch:
1. giống nhau vì đồng chủng (Parenté)
2. giống nhau vì hợp chủng (Affinité)
3. giống nhau vì vay mượn hồi cổ thời (Emprunts aux temps
archaiques)
4. giống nhau vì vay mượn hiện đại (emprunts)
Chúng tôi xin chừa ra sự giống nhau vì đồng chủng, vì đó là nòng cốt của chương
nầy.
Hai thứ giống nhau loại nhì và ba, thường đi chung với nhau. Đó là trường hợp của
Thái và Trung Hoa. Nước Tây Âu đã đón tiếp người Trung Hoa từ thời Đông Chu đến
nay, cả trong những con số đếm của Thái từ 1 đến 10 cũng là tiếng Tàu. Con ONG
được gọi là PHIÊNG tức là PHONG tức cũng tiếng Tàu và ông tri huyện được gọi là
ông CHAOUU mà người Việt dịch là ông CHÂU, nhưng thật ra đó là ÔNG CHỦ (huyện).
Đó là hợp chủng và vay mượn cổ thời.
Loại thứ tư thì không dân tộc, không ngôn ngữ nào thoát khỏi hết.
Nhưng ở đây, sử học và địa lý xen vào rất mạnh. Chúng tôi xin kể một kinh nghiệm
bản thân. Chúng tôi đã đi đến xứ của người Sơ Đăng hai lần, nhưng đều thất bại
cả mà lần đầu, do quân đội mời, tức có đầy đủ phương tiện, đi với cả làng báo
Sài Gòn.
Thế mà người Sơ Đăng có danh từ LỒI ỐI mà họ dùng như động từ. Đó là một danh từ
mà cả một số trí thức ta cũng không biết là gì. Tiếng Pháp nói là AMNIOS, nhưng
một số trí thức Pháp cũng không biết là gì.
Chỉ có các bác sĩ Việt Nam và các cô đỡ Việt Nam là có dùng danh từ quá chuyên
môn đó mà thôi vì đó là danh từ thuộc về cơ thể học (Anatomie) và sản khoa, mà
dân ta đã có từ thuở nào không ai biết.
Trong ngôn ngữ Sơ Đăng, LỒI ỐI là CÓ THAI. Nhưng trong Việt ngữ LỒI ỐI là túi
da mỏng nằm giữa dạ con và bào thai, bọc lấy bào thai. Có lẽ ta biến nghĩa, còn
Sơ Đăng dùng đúng theo từ thượng cổ vì trong LỒI ỐI có chữ LỒI tức KHÔNG LÕM,
còn ỐI thì biết đâu lại không là cái bụng trong thời thượng cổ.
Hồi tiền chiến, các cố đạo Pháp và Việt có lên trên ấy giảng đạo. Nhưng các cố
hẳn không có dịp dạy họ danh từ đó, nếu các cố có biết đi nữa.
Về sau này quân đội ta có trấn đóng trên ấy, nhưng chưa chắc quân đội giỏi tiếng
Việt hơn các cố và nhất là không có thì giờ để dạy họ danh từ đó.
Vậy, không phải cứ sống chung nhau ở một địa bàn là có thể có ảnh hưởng qua lại
với nhau. Càng không có thể có ảnh hưởng vì các dân tộc sống giữa họ và ta lại
không có danh từ đó. Đừng nói chi cho xa, ngay như người Mạ ở Biên Hoà, cũng
không có danh từ đó.
Còn ta với Nhựt thì học với nhau hồi nào mà ta nói CÂY SÀO (chống thuyền), Nhựt
cũng nói KI SAO.
Trong khoa đối chiếu ngôn ngữ, các nhà ngữ học loại ra ba yếu tố chót rồi mới lấy
yếu tố thứ nhứt để mà kết luận, muốn bác bỏ các ông phải đưa ra ba chứng tích
sau, chớ không phải chỉ nói một tiếng: “có tiếp xúc” mà được với các ông.
Nhựt có đến buôn bán ở Hội An dưới thời Chúa Nguyễn nhưng vào thời đó thì họ đã
văn minh rồi, ta cũng thế, không cần vay mượn nhau danh từ SÀO làm chi hết.
Những nguyên tắc tổng quát ấy đã trình ra rồi, chúng ta trở về với biểu đối chiếu
là được. Người Khả Lá Vàng trốn tránh trong rừng đèo Mụ Già từ trên hai ngàn
năm nay, chắc không có dịp học danh từ Aka của ai hết, còn quần đảo Marguises
thì ở cách xa Hà Nội 15 ngàn cây số theo đường chim bay, người Việt Nam cũng
không ra ngoài khơi Thái Bình Dương hồi nào để dạy họ danh từ Aka.
Muốn chứng minh rằng các danh từ trong biểu đối chiếu, đồng chủng với nhau,
khoa học dùng phương pháp khác: tiền sử học và đối chiếu sọ. Công việc ấy chúng
tôi đã làm rồi trong quyển sử của chúng tôi. Ở đây ta dùng ngữ học cũng cứ để
làm công việc đó.
Thoạt nhìn vào bản đối chiếu, quí vị có cảm giác ngay rằng danh từ ấy đồng gốc,
nhưng từ KA đến SAKANA cũng còn khá xa nhau. Nếu quả có sự đồng gốc thì sợ rằng
28 phần tử đồng gốc có những phần tử ngoan ngoãn vâng lời tiền nhơn, mà cũng có
khá nhiều phần tử phiến loạn, những đứa con hoang của chủng tộc, chủng Mã Lai.
Vậy chúng tôi cần đưa những tay lang bạt kỳ hồ trở về hàng ngũ. Đây là một cuộc
chiêu hồi để mời những anh lãng tử tung cánh chim tìm về tổ ấm vậy.
Chỉ hơi phiền là không biết tổ ấm ở đâu, và ra sao. Phải bắt tất cả nói SAKANA
y như Nhựt Bổn, hoặc nói IKAN y như Nam Dương, hay nói KÁ y như Việt Nam? Chưa,
chưa ai biết gì cả, kể cả chúng tôi cũng chưa biết gì về cái gốc tổ nó ra thế
nào. Mà đừng tưởng rằng Nam Dương giữ đúng gốc tổ Mã Lai vì họ đang tự xưng là
người Mã Lai. Chúng tôi đã có chứng tích riêng là họ đã biến bậy rất nhiều. Và
vì thế, ở đây, kẻ bị chúng tôi tình nghi hơn hết là Nam Dương.
Không phải vì chúng tôi thấy đa số nói KA mà tình nghi Nam Dương. Chúng tôi
không dám áp dụng luật đa số trong địa hạt khoa học vì khoa học đã đưa ra một
luận cứ rất vững: một sai lầm nhơn cho một triệu người thì nó thành một triệu
sai lầm, chớ không thể thành sự thật.
Chánh trị chấp nhận luật đa số vì chánh trị có lý do riêng của chánh trị. Khi
mà đa số biểu quyết chấp nhận một hành động là đa số sẵn sàng gánh chịu hậu quả
tai hại của cuộc biểu quyết đó. Sự biểu quyết trong lãnh vực chính trị chỉ là một
cuộc thí nghiệm. Khoa học không dám làm những cuộc thí nghiệm quá nguy hiểm như
vậy.
Vậy chúng ta bắt buộc phải áp dụng phương pháp khác. Xin nhắc lại rằng chúng ta
hồ nghi Nam Dương trước nhứt vì Nam Dương đã có tiền án, sẽ trình bày sau. Và
Nam Dương bị bố ráp trước nhứt.
Đáng lý chúng tôi nên dùng danh xưng Miền Dưới mà không nên nói quá rõ là Nam
Dương. Miền Dưới là cách xưng riêng của miền Nam nước Việt, đã được sáng tác từ
trên hai trăm năm nay để gọi gộp ba quốc gia Mã Lai Á, Nam Dương và Phi Luật
Tân, ba quốc gia có ngôn ngữ gần giống nhau là người Mã Lai.
Ở đó còn lắm phương ngữ, có thể tại Djakaria, người ta không nói là IKAN cũng
nên, nhưng ở một vùng xa nào đó thì chắc chắn có ít lắm, là vài tỉnh nói IKAN.
Nhưng vì đồng bào miền Bắc và miền Trung không hề biết có danh từ tổng quát là
Miền Dưới, thành thử chúng tôi tạm dùng từ danh xưng quá chính xác là Nam Dương
cho dễ hiểu.
Chưa kịp điều tra thì chúng tôi đã nắm vững trong tay bằng chứng là Nam Dương
đã biến sai danh từ IKAN. Bằng chứng thấy được trong một danh từ khác, chỉ một
loại chim mà người Việt Nam gọi là chim BÓI CÁ. Con chim BÓI CÁ, Nam Dương gọi
là PƠRAKA.
Thế là hình thức AKA còn nguyên vẹn trong ngôn ngữ Nam Dương, không còn chối cãi
được nữa.
Tiếp đầu chữ PƠR có nghĩa là BẮT. Thí dụ PƠPULÔ là “bắt phải cô lập nơi một cù
lao”. PƠKARA là BẮT CÁ. Dân Việt Nam là nhóm Mã Lai rất tài tình khi ta biến
PƠRAKA thành BÓI CÁ. Về phương diện âm đọc (Phonème) BÓI không khác PƠ tức là
kính trọng cái Phonème của chủng tộc, nhưng động từ Bói lại nói lên được nhiều
ý nghĩa hơn PƠR.
Những cái luật về ngữ học, các nhà ngữ học châu Mĩ chỉ đoán để lập luật, mà
không hề thấy sự kiện. Thí dụ họ đoán rằng VITA của La Tinh rụng T giữa là biến
thành VIE của Pháp, nhưng trong Pháp ngữ cổ thời không hề có dấu vết VITA.
Nhưng ngôn ngữ Nam Dương thì còn chứa chấp đủ cả các dấu vết xưa, vì chúng tôi
sẽ chứng minh rằng PƠRAKA cổ ít lắm cũng ba ngàn năm. Nếu các nhà ngữ học Âu Mĩ
dùng ngôn ngữ Nam Dương để làm tài liệu, thì họ được chứng kiến tất cả những
thay dạng đổi hình hiện đang diễn ra nữa, chứ không phải chỉ có dấu vết xưa mà
thôi.
Chúng tôi xin trình ra một thí dụ: ở Mã Lai Á, động từ CẠ, CỌ của Việt Nam, họ
nói là KARKAS. Thình lình, cách đây không đầy một năm thì tại địa phương kia,
vùng Kedah, bỗng dưng thiên hạ chặt đứt khúc giữa và chữ R rụng thình lình, chỉ
còn lại có KAKAS.
Ngôn ngữ Nam Dương là tài liệu sống cho cho khoa ngữ học và là một cuốn phim
chiếu lại những biến thái của danh từ (Métamophose) từ trên hai ngàn năm nay,
mà ta nhìn thấy được cả từng chi tiết tiến hoá.
Tuy nhiên, ngôn ngữ ở Việt Nam cũng không kém tách cách tài liệu sống chút xíu
nào hết. Chắc có chị không biết cái MUỐNG là gì, bởi đó là một danh từ chuyên
môn. Chúng tôi cũng không biết ở vùng Bắc Việt và Trung Việt, đồng bào ta dùng
cái MUỐNG để làm gì, vì tự điển định nghĩa không được rành mạch. Riêng ở miền
Nam nước Việt thì cái Muống là một cái lu dùng trong công nghệ làm đường.
Các từ điển xưa của ta, kí hiệu cho danh từ đó (Graphique) là MUẤNG đó là kí hiệu
thật đúng với âm đọc (Phonème) cách đây 100 năm.
Ấy, cái MUẤNG, người Sơ Đăng gọi là cái UÂNG tức Việt Nam đã mọc ra cái đầu M.
Nhưng cũng cứ món đó, nhưng người Mạ gọi là cái UÂQ, tức người Sơ Đăng đã mọc
đuôi NG.
Chúng tôi xin trở lại danh từ AKA. Rõ ràng là Nam Dương đã rụng đầu A, mọc đầu
I, lại mọc thêm cái đuôi N.
Bây giờ chúng ta moi luật của M. Swadesh ra để dùng. Cứ một ngàn năm thì một
dân tộc biến dạng danh từ của họ một lần. Ta thí dụ IKAN chỉ mới có 400 tuổi.
Thế thì IKA phải thọ 1400 tuổi, và AKA phải thọ 2400 tuổi, vì đã ba lần thay đổi
hình dạng từ AKA đến IKAN.
Sự mọc đầu và mọc đuôi của các danh từ không nhảy vọt, và chỉ mọc ra dần dần
như Uâq, Uâng, Muấng đã cho thấy và khi Muấng chỉ một vật dụng khác thì nó chỉ
thay đổi có cái dấu thôi: Muấng( Muẫng( Muỗng.
Sakana của Nhựt Bổn không phải vừa xuất hiện là dài ngay, theo thuyết N. Marr của
Nga Sô, mà nó giống hệt mũi Cà Mau, tức nhờ phù sa bồi đắp, nó mới dài lần dài
hồi, khác hẳn với Makanai vì Mankanai là hai từ nhập lại, AI là tiếp vĩ ngữ (tiếp
vĩ ngữ này nên hiểu theo quốc tế, Pháp và Việt, và không nên hiểu theo Nhựt.
Danh từ tiếp vĩ ngữ của Nhựt mang một nghĩa khác hơn.)
Khi ta thí dụ rằng IKAN bốn trăm tuổi thì ta cũng thí dụ rằng AKAN một ngàn bốn
trăm tuổi vì một cuộc biến dạng đòi hỏi một ngàn năm, theo luật Swadesh. Mặt
khác, nhìn vào danh từ của dân Churu, ta biết rằng cái đuôi N mọc ra trước cái
đầu A, bằng chứng Churu đã có đuôi người rồi, mà đầu cứ còn là A, tức I phải mọc
sau.
Vậy AKA → AKAN → IKAN = 400N + 1000N + 1000N =
2400 tuổi. AKA đã thọ đúng 2400 năm rồi.
Vậy ta chặt tất cả những cái đuôi N mới mọc sau của tất cả các dân tộc có đuôi
N. Như vậy Churu chỉ còn AKA, Chàm, Rađê, Giarai, chỉ còn KA, Nhựt Bổn chỉ còn
SAKA vì cái đuôi N bị chặt thì cái đuôi A cuối không còn dính với danh từ được
nữa. Nhựt Bổn mất trọn âm NA cuối.
Vậy còn lại:
Đa số:
|
KA
|
Trung số:
|
AKA
|
Thiểu số:
|
SAKA
|
Ta tha thứ Thái vì họ là Mã Lai thuộc chi khác chớ không phải chi Lạc như các
dân tộc kia. Họ nói BLA là được rồi, đừng làm phiền họ.
Chúng tôi mới ra tay cho một hiệp đầu mà bao nhiêu khách giang hồ đều trở về gần
với tổ ấm rồi đó. Ra tay một lần nữa là thống nhứt hết cả, và sự đồng chủng có
thể lòi ra một cách minh bạch.
Chữ S đầu của Nhựt Bổn và Q đầu của Kuy rất dễ loại, vì đã có tiền lệ chữ S đầu
mọc thình lình. Thí dụ về danh từ LÁ, trong khi đại khối Mã Lai nói Lá thì ông
Cao Miên đơn độc mọc ra cái đầu S.
Việt Nam:
|
LÁ
|
Cổ ngữ Ba Thục:
|
LẠ
|
Cổ ngữ Tây Âu:
|
LÁ
|
Việt Nam:
|
LÁ
|
Célèbes:
|
HALA
|
Chàm:
|
HALA
|
Sơ Đăng:
|
HLA
|
Nam Dương:
|
LAYU
|
Nhựt Bổn:
|
HẠ
|
Cao Miên:
|
SLAT
|
Ta có thể đặt S của Cao Miên thì ta cũng có thể chặt S của Nhựt Bổn.
Vậy còn lại:
Vẫn cứ còn một phần tử ngoan ngoãn và một phần tử phiến loạn. Phải giống nhau cả,
hoặc phải có chứng tích rằng 1 trong 2 là gốc tổ thì ta mới xong phận sự. Nhưng
ta chưa có chứng tích đó. Và ta tìm thử. Một câu chuyện bên Tàu có thể giúp ta
biết sự thật vì dân Mã Lai, Nam Dương đã được biết là dân Việt ở Hoa Nam đời
nhà Chu.
Câu chuyện này xảy ra tại Hoa Bắc, vào thời mà nước Sở đã
thành lập rồi, tức không lâu hơn thế kỷ thứ 7 trước Tây lịch. Tuy nước Sở được
thành lập do người Trung Hoa lãnh đạo, nhưng đa số dân chúng là người Việt, thuộc
chi Lạc bộ Mã, và còn nói tiếng Mã Lai thuần túy. Ta biết như vậy vì có vô số
danh từ của Sở, Ngô, Việt được Tàu phiên âm và so lại thì rất giống ngôn ngữ của
Nam Dương. Nghĩa là không phải chỉ có Thất Mân mới là Lạc bộ Mã, mà toàn thể
Hoa Nam đều là Lạc bộ Mã, trừ nước Tây Âu của chi Âu, tức của người Thái.
Trương Dung là một triết gia Tàu, mà các triết gia Tàu thì hay nói bóng nói
gió.
Một hôm Trương Dung chỉ con chim hồng và nói với những triết gia đối lập với
ông ta: "Cũng cứ con chim này mà dân nước Sở gọi là chim ẤT, dân nước Việt
gọi là chim PHÙ”.
Ý ông ta muốn nói rằng người đời bày đặt nói văn vẻ để che đậy sự thật, chớ nội
dung cũng chỉ thế thôi. Quân xâm lược không nói rằng mình xâm lược mà nói là đi
khai hoá man di.
Câu chuyện triết lý ở Hoa Bắc đó, thế mà lại cho ta biết rõ ngôn ngữ Mã Lai vào
khoảng năm 700 trước Tây lịch.
Hiện nay con chim hồng được dân Miền Dưới chỉ bằng hai danh từ: Burong sama và
Aka kơrapu
Ông Tàu, vì có ngôn ngữ độc âm nên khi phiên âm, ông ta nuốt bớt âm của “Man
di” và PHÙ đích thị là BURONG SAMA, còn ẤT đích thị là AKA KƠRAPU.
(Dân ta đã mất danh từ đó và mượn danh từ HỒNG của Tàu, không biết được ta biến
dạng như sao, nếu ta còn giữ được ngôn ngữ một cách trọn vẹn.)
Không phải mỗi lần người Trung Hoa cổ thời phiên âm danh từ ngoại quốc, họ đều
nuốt hết âm, chỉ chừa lại một, nhưng họ đã có làm như vậy, có lẽ đối với những
danh từ và danh xưng quá rắc rối, mà AKA KƠRAPU thì khá rắc rối, còn họ thì sống
trước thời Tây Chu, tức chưa văn minh cao như dưới các trào Đường, Tống, chưa
quen với ngoại quốc bao nhiêu.
Vào giữa đời Hán, tức sau thời nước Sở được thành lập một ngàn năm, người Tàu
đã văn minh hơn, đã quen biết với ngoại quốc nhiều hơn, thế mà họ cũng còn nuốt
âm.
Họ vay mượn danh từ Manga của Phạn ngữ (trái xoài) và nuốt âm A, chỉ còn lại
MANG và Quan Thoại đọc là MÁNG, viết ra chữ, các cụ nhà nho đọc là MÔNG.
MANGA rất giản dị, họ đã giỏi hơn nhiều rồi, còn AKA KƠRAPU rắc rối hơn, họ lại
kém hơn giữa đời Hán, thì cho rằng họ nuốt hết chỉ chừa lại âm ẤT, không có gì
là gượng ép cả.
Thế thì AKA đã thọ 2700 tuổi chớ không phải 2400 tuổi. Nhưng có thể còn hơn thế
kia, vì có thể IKAN đã được 1000 tuổi rồi, và hơn 400 tuổi của IKAN chỉ là một
thí dụ phất phơ của chúng tôi: nếu IKAN có 1000 tuổi thì IKA phải có 2000 tuổi
và AKA ba ngàn tuổi, tức dân Sở đã nói AKA rồi, nước Sở mới được thành lập.
Tới đây thì ta đã vào ngõ cụt, chưa biết gốc tổ là KA hay AKA. Thế nên chúng
tôi phải đối chiếu một tiếng nữa, nó là đại danh từ, và chúng tôi sẽ ngược về
5000 năm trước và đi xa hơn trong không gian có thể được, để biết cái gốc tổ ấy,
thật đúng nó ra sao.
(Chúng tôi tin rằng vua Hùng Vương nói AKA, chớ không nói KA và Việt ngữ, cũng
như các ngôn ngữ gốc Mã Lai khác đều đa âm. Tại lưu vực Hồng Hà, ta bị nhiễm ảnh
hưởng độc âm của Hoa ngữ và trở thành độc âm. Vua Hùng Vương đã nói AKA như người
Khả Lá Vàng, là người đồng thời với vua Hùng Vương, nhưng vì lẩn trốn, họ không
chịu ảnh hưởng ngoại lai, nên ngôn ngữ của họ không có biến.
Nhưng đó chỉ là trực giác, phải có chứng tích mới xong. Và biểu đối chiếu thứ
nhì sẽ cho thấy rõ mọi việc)
Sơ Đăng:
|
A
|
= Tôi
|
Nam Dương:
|
A KU
|
= Tôi
|
Nhựt Bổn:
|
(WAT) A KU (SHI)
|
= Tôi
|
Khả Tu:
|
KU
|
= Tôi
|
Chàm Bình Tuy:
|
CAU
|
= Tôi
|
Việt Quảng Bình:
|
TAU
|
= Tôi
|
Rađê:
|
KÂU
|
= Tôi
|
Việt toàn quốc:
|
TAO
|
= Tôi
|
Việt toàn quốc:
|
TÔI
|
= Tôi
|
Đa Đảo:
|
JA
|
= Tôi
|
Đa Đảo:
|
YA
|
= Tôi
|
Churu:
|
BLA
|
= Tôi
|
Chàm:
|
DAHLAK
|
= Tôi
|
Việt thượng cổ:
|
AI
|
= Tôi
|
Khả Lá Vàng:
|
AI
|
= Tôi
|
Lào:
|
ANH
|
= Tôi
|
Rôglai:
|
ANH
|
= Tôi
|
Mạ:
|
ANY
|
= Tôi
|
Thổ dân Trung Mỹ:
|
NI
|
= Tôi
|
Ở đây, mặc dầu cũng không dám dùng luật đa số, nhưng chúng ta không sao mà
không trực giác rằng âm A là âm chánh, chớ không phải âm KU.
Chúng tôi xin nói rõ là TA và MÌNH do ngữ nguyên khác tạo ra, chớ không phải là
A hay AKU gì hết, và chúng tôi sẽ có dịp nói nhiều về hai ngữ nguyên lạ ấy ở một
nơi khác.
Ở đây các phần tử phiến loạn còn đông hơn ở biểu đối chiếu trước nhiều lắm! Tuy
thế, gốc tổ lại dễ truy ra hơn, vì có đường đi để ta đến đó, chớ ta không còn gặp
ngõ cụt nữa.
Trước hết, chúng tôi xin trình ra chứng tích rằng hồi cổ thời dân ta nói Ai =
Tôi, mà không có nói Tôi, Tao gì cả. Dấu vết còn rơi rớt lại thật rõ ràng trong
Việt ngữ hiện kim.
Quý vị thử hình dung ra một đôi vợ chồng son trẻ, ở trong một căn nhà không có
đệ tam nhân. Tối lại, người chồng mê đọc sách, người vợ hỏi:
“Gì mà nghe như có tiếng súng hở anh?”
“Ai biết đâu?”
AI rõ ràng là: Nào TÔI có biết gì đâu, vì TÔI bận đọc sách. AI không thể nào mà
chỉ đệ nhị nhân hay đệ tam nhân được.
Thế là một sự kiện đã được biết chắc: vua Hùng Vương nói hệt như người Khả Lá
Vàng, nói AI, chớ không nói TA, TÔI, TAO.
Và vua Hùng Vương cũng nói y hệt như người Khả Lá Vàng về các danh từ khác, tức
nói AKA, chớ không nói KÁ, tức Việt ngữ đã đa âm. Nó bị độc âm sau thời Mã Viện.
Đây chỉ là một chứng tích. Chúng tôi sẽ có nhiều chứng tích khác ở Chương kế.
Trong chương này, ta bận tâm nhận diện gốc tổ Mã Lai hơn là gốc tổ của riêng Việt
ngữ.
Giải quyết xong vấn đề AI thượng cổ của Việt Nam, ta xét đến đại danh từ của
người Chàm. Người Chàm cho mọc một cái đầu rất dài là DAHL, có thể không phải
là một cái đầu mà chỉ là đại danh từ của thổ dân Mêlanê bị ghép vào với AKU rồi
AKU mất đuôi U chỉ còn sót lại một mảnh là AK, nhưng âm A cứ là âm chánh chớ
không là KU vì U đã biến mất.
Đa Đảo khi thì JA, khi thì YA, đổi đầu, nhưng cứ kính trọng âm A. Churu cũng thế,
Lào, Rôgai và Mạ cũng thế.
Xét đến Watakushi của Nhựt là sự thật lòi ra.
Tra từ điển Nhựt - Hoa, chúng tôi thấy họ dịch WAT là NGÃ tức WÒ của Quan Thoại,
còn SHI được dịch là TƯ tức SHI của Quan Thoại, đọc đúng hơn Wò. Nhưng họ không
có đọc sai WÒ đâu. Họ thường dùng chữ T để làm bức tường ngăn chặn giữa hai
nguyên âm WÒ + AKU = WOTAKU. WOTAKU về sau mới biến thành WATAKU.
Đại danh từ ngôi thứ nhất của Nhựt thì là: Tôi Tôi Riêng.
Xin đừng thấy đó là kỳ khôi, bởi CHÚNG TA của họ là TÔI TÔI HAI ĐỨA, y hệt như
ĐÔI TA của Việt Nam. Vậy thì TÔI là TÔI TÔI RIÊNG, là rất ổn.
Nhưng ta đã đi đến một phần sự thật rồi đây. Người Nhựt viết chữ như thế, nhưng
khi đọc, họ nuốt âm. Nhưng họ nuốt âm KU mà không nuốt âm A. Thế thì đã thấy rõ
âm A là âm chánh.
Âm A thì kẻ giữ được là người Sơ Đăng. Nhưng không vì thế mà ta kết luận được rằng
gốc tổ là A. Còn một kẻ nữa nói rất dị kì. Đó là thổ dân ở Trung Mỹ. Họ nói NI.
Nếu không biết họ là ai, ta đã loại NI ra. Nhưng thổ dân Trung Mỹ được xác nhận
là Mã Lai thì phải lôi kéo họ vào hàng ngũ.
Riêng chúng tôi, chúng tôi biết họ gồm hai đợt Mã Lai y hệt như ở Việt Nam và ở
Nhựt, bằng khoa ngôn ngữ tỷ hiệu. Thí dụ họ có những danh từ của Lạc bộ Trãi di
cư cách đây năm ngàn năm mà ta đã đánh mất, nhưng Nhựt còn giữ được.
Momo = cây đào
Tobi = chim ưng
Ta không phải suy nghĩ lâu, cũng biết NI do đâu mà ra. Đó là một mảnh của ANY của
người Mạ.
Có ANY rồi thì người Sơ Đăng và thổ dân Trung Mỹ mới tách đôi ra, một đàng mang
A đi Tou Ma Rong, một đàng mang NY đi Trung Mỹ và biến thành NI.
Nhưng xin đừng tưởng rằng Mạ là gốc tổ. Ở đa số các biểu đối chiếu ta sẽ thấy rằng
kẻ thủ vai trò đầu đàn là người Sơ Đăng chớ không phải người Mạ.
Vậy ANY là đại danh từ đã có từ thuở Lạc bộ Trãi di cư, tức cách đây 5 ngàn
năm, theo tiền sử học. Nhưng có thể trước đó còn khác hơn. Nhưng ta chỉ có thể
đi xa tới 6 ngàn năm là cùng, không đi xa hơn được, và có thể ANY đã được 1000
tuổi rồi, mới bị tách làm đôi.
Phụ chú:
Xin thận trọng về luật Swadesh. Có những danh từ lì lợm và không bị biến dạng.
Luật Swadesh có đúng, nhưng cũng có chỗ không đúng, thí dụ như những danh từ cứng
đầu thì ông không nói đến. ANY là danh từ khá cứng đầu vì theo ước lượng của
chúng tôi thì nó có thể thọ 6 ngàn năm rồi, đáng lý toàn thể danh từ đều biến dạng
hết, nhưng nó thì còn.
Xin đừng ngộ nhận là ta chỉ mới bắt chước Chàm mà biến CAU thành TAU thuở ta
nam tiến tới Quảng Bình. Biểu đối chiếu phải trình bày như vậy, để cho thấy rõ
xâu chuỗi biến dạng: TÔI do TAO, TAO do TAU, TAU do CAU, CAU do AKU chớ không hề
hàm ý thời điểm và nơi chốn. Có thể TAU đã biến dạng tại lưu vực Hồng Hà một
ngàn năm trước khi xuống Quảng Bình vì ở Bắc Việt cũng có Lạc bộ Mã đến ở trọ với
vua Hùng Vương 500 năm trước Tây lịch. Đó là tổ tiên của người Mường và thuở ấy
Mường nói hệt như Chàm.
Chương II - Việt ngữ đa âm trước Mã Viện
Ta đã thấy rằng vua Hùng Vương, Hai Bà Trưng không nói Tôi, Cá, mà nói AI, AKA,
và nếu ta biết rằng luật Swadesh đúng, thì ta không phải ngạc nhiên nữa.
Nhưng ta cần thêm chứng tích. Việt ngữ nằm trong đại khối Mã Lai ngữ, mà các
nhà ngữ học đều cho rằng Mã Lai ngữ đa âm vì ảnh hưởng Ấn Độ tại Nam Dương thì
làm thế nào mà Việt ngữ ở lưu vực Hồng Hà, không thọ lãnh ảnh hưởng Ấn Độ, lại
đa âm được.
Chúng ta sẽ thấy rằng Mã Lai ngữ đã tự động đa âm hoá trước khi một số người Mã
Lai di cư đi Nam Dương, ngược hẳn với quan niệm thông thường. Thế thì Việt ngữ
cũng có thể tự động đa âm hoá được. Về chủ trương này, tưởng không cần phải chứng
minh. Ta nói CÁM ƠN là nói tiếng Tàu. Người Khả Lá Vàng nói tiếng Việt cổ thời
là TÔWAYKÔ, tức nói với tam âm. Một số người Đa Đảo cũng nói Tôwaykô. Đó là kẻ
đã nói Ai, nói AKA.
Nhưng ta cần càng nhiều chứng tích càng hay. Ta thử nghiên cứu biểu đối chiếu
dưới đây:
Việt Nam:
|
XINH
|
Ra Đê:
|
MSIN
|
Đa Đảo:
|
SINI
|
Miền Dưới:
|
ASAM ASIN
|
Chàm Bình Tuy:
|
SAM
|
Nhật Bổn:
|
SHAN
|
Theo nghĩa đen thì Asam Asin chỉ là CHUA MẶN. Tĩnh từ kép của Miền Dưới được
dùng theo nghĩa bóng. Nhan sắc Chua Mặn là nhan sắc dễ ưa, tức XINH.
Các cô Sài Gòn thích ăn cóc ngâm nước muối, các cô gốc Hà Nội thích ăn ô mai
thì phải chăng của Chua Mặn là của dễ ưa?
I – Các dân tộc đều độc âm hoá cái tĩnh từ vừa kép vừa nhị âm này và chỉ nói Mặn
mà thôi, người Nam Dương thì còn giữ đúng hai từ.
II – Chàm Bình Tuy và Nhựt biến cái Phonème SIN khác xa Phonème gốc nó phải là
ASIN, SIN, hoặc XINH hoặc SINI.
III – XINH của Việt Nam và SHAN của Nhựt Bổn đã bị quên nghĩa đen, còn các dân
tộc khác thì còn nhớ cả hai nghĩa.
IV – Tại sao Việt và Nhựt lại quên? Vì họ tân tạo hai tính từ mới để diễn nghĩa
đen là MẶN và SHIO và danh từ mới được dùng lối 200 năm là danh từ cũ chỉ còn
mang nghĩa bóng.
V – Tại sao họ lại tân tạo tĩnh từ thứ nhì? Vì một tĩnh từ chỉ hai ý niệm thì
không hay, thường gây rắc rối. Riêng Việt Nam, tân tạo MẶN rồi thì lại tân tạo
MẶN MÀ nữa, và cũng cứ dùng tĩnh từ mới theo nghĩa bóng, có lẽ Mặn Mà còn non
tuổi cho nên ta chưa kịp quên nghĩa đen của Mặn Mà.
Chúng tôi nói rằng Việt và Nhựt quên nghĩa đen của XINH và SHAN, chắc không ai
tin. Nhưng ở cuối Chương quí vị sẽ thấy rõ là dân tộc nào cũng đã quên hàng
ngàn danh từ cổ của họ. Việt Nam may mắn nhất thế giới là đại khối Mã Lai còn
giữ được và tục ngữ ca dao ta còn nằm đó để làm chứng. Hễ trong tục ngữ ca dao
có danh từ nào ta không hiểu thì ta cứ học các sinh ngữ quanh ta là hiểu ngay.
Thí dụ không còn ai biết BÍT là gì nữa, cả trong câu tục ngữ MÂN SON BÁT BÍT.
Nhưng còn hai trăm triệu người đang dùng mạnh danh từ đó. Đó là danh từ Mã Lai
BIKA có nghĩa là SỨ. Đồ Sứ là tiếng Tàu mà ta vay mượn sau Mã Viện rồi quên Bít
đi. Đó là luật Swadesh. Không có Mã Viện, ta vẫn quên một số danh từ như thường.
Cái may là các dân tộc gốc Mã Lai không quên giống nhau, hễ Nam Dương quên thì
ta nhớ, ta quên thì Nhựt nhớ, nhưng ta may hơn họ là ta có học ngôn ngữ của họ
còn họ thì không học ngôn ngữ của ta. Hiện ta rất bí về BÚA trong CHỢ BÚA. Nam
Dương thì biết Búa là gì. Trái lại họ rất bí về CON CHIM MÚA (con Công) bởi họ
đã mượn động từ Múa của Mã Lai. Nhựt Bổn lại rất bí về KI trong KIMONO, nhưng
ta thì biết KI là gì. Ta rất bí về MAY trong MÁU MAY, nhưng Nhựt Bổn biết rõ
MAY là gì.
Nhưng đó là chuyện về sau. Xin trở lại điều đối chiếu. Ta nghiên cứu tĩnh từ
Asam. Asam là Chua, như đã nói (xưa kia ta cũng có Asam, nhưng ta đánh mất. Nam
Dương còn giữ được cả hai Asam và CHUKA). Nhưng thật ra thì hồi cổ thời, nó chỉ
là SAM. (Xin đừng lẫn lộn Sam này với SAM của Chàm Bình Tuy có nghĩa là Mặn).
A chỉ là tiếp đầu ngữ mới được thêm sau.
(A) sam
|
= Trái chua
|
|
|
(Ma) sam
|
= Giấm chua
|
|
|
(Ba) sam
|
= Sữa chua (Yaourt)
|
|
|
Mỗi món chua, mỗi mang một tiếp đầu ngữ khác nhau. Thế thì Mã Lai ngữ xưa kia
chỉ là độc âm. Việt ngữ cũng thế. Nhưng nó đa âm từ thời nào, có phải chăng là
vì ảnh hưởng Ấn Độ?
Chúng tôi giải quyết rằng nó đa âm thuở dân Mã Lai chưa di cư đi Nam Dương. Ta nghiên
cứu lại tĩnh từ ASAM ASIN thì rõ. Họ nói ASAM ASIN, nhưng họ cũng nói ASAM
GARAM. Garam là Muối. Nhan sắc chua mặn hay chua muối, cũng thế thôi.
Biết danh từ MUỐI của họ rồi, biết thêm văn phạm của họ nữa thì một sự kiện vô
cùng quan trọng sẽ lộ ra. Muốn diễn cái ý niệm BỎ THÊM MUỐI VÀO, họ không nói
BUBỎ GARAM (Bubỏ = Bỏ thêm vào), mà thêm tiếp vĩ ngữ I, hoặc UI, nó hoá ra là
GARAMI, hoặc GARAMUI.
Nếu họ đi Nam Dương rồi mới đa âm hoá thì ta đào đâu cho ra vĩ ngữ MUI để giữ lại
hầu biến thành MUỐI, sau khi ta bị Mã Viện độc âm hoá?
Hình như quí vị không tin lối giải thích đó. Chúng tôi xin giải thích một cách
khác nữa.
Người Chàm đã tự động và tự lực đa âm hoá từ lâu đời lắm rồi. Họ có tiếp đầu ngữ
MƠM, MƠNG có nghĩa là LÀM và bị ta vay mượn, biến thành MẦN: “Mi nói rứa, ta biết
mần răng bây chừ?”
Có lẽ quí vị lại bác: "Chính người Chàm cũng thọ lãnh ảnh hưởng Ấn Độ từ đầu
Tây Lịch”.
Chúng tôi chỉ mong cho quý vị bác như thế để đưa luận cứ lớn ra. Người Chàm
Bình Tuy nói độc âm. Từ hai ngàn năm nay, ảnh hưởng Ấn Độ thừa thì giờ để tới
Bình Tuy chớ không phải chưa kịp xuống Bình Tuy. Thế thì có phải chăng là ảnh
hưởng Ấn Độ hoàn toàn không chi phối ngôn ngữ Chàm? Trong biểu đối chiếu, chúng
tôi cố ý dùng danh từ Bình Tuy là SAM để quý vị thấy ngay rằng người Chàm Bình
Tuy nói độc âm. Bao nhiêu âm của Chàm, đều bị Chàm Bình Tuy nuốt hết, chỉ chừa
lại một âm độc nhất, bất kể ảnh hưởng Ấn Độ.
Người Chàm Bình Tuy không phải là người Chàm chăng? Đúng thế vì biên giới Chiêm
- Phù Nam nằm tại Bắc Khánh Hoà Nhưng cả Phù Nam lẫn Chàm đều là Lạc bộ Mã, nói
y hệt với nhau và đều thọ lãnh ảnh hưởng Ấn Độ cùng lúc với nhau. Quốc tịch chẳng
liên hệ gì với vấn đề. Vấn đề là có ảnh hưởng Ấn Độ hay không và ảnh hưởng đó
có chi phối ngôn ngữ hay không?
Người Cao Miên cũng cùng chung số phận với người Chàm, những ngôn ngữ có bao giờ
đa âm hay không?
Ta có thể kết luận mà không sợ sai lầm rằng một số người Mã Lai đã tự động và tự
lực đa âm hoá ngôn ngữ của họ trước khi họ di cư đi Nam Dương. Việt ngữ ở trong
khối đó, nên vua Hùng Vương mới nói AI, AKA, TÔWAYKÔ.
Hiện tượng sau đây trong Việt ngữ cũng là một chứng tích hùng biện tiết lộ tánh
cách đa âm của Việt ngữ trước Mã Viện. Tất cả danh từ kép của ta đều gồm hai từ
đồng nghĩa với nhau, không khác một nét.
Nhiều học giả, nhiều nhà văn phạm cứ chủ trương rằng từ thứ nhì trong danh từ,
tĩnh từ kép của ta hoàn toàn vô nghĩa, chỉ thêm chơi cho êm tai. Thí dụ CÂY CỐI,
MÚA MAY vân vân.
Ta quên hàng ngàn danh từ cổ. Khi ta lật quyển Tục ngữ phong dao của
Nguyễn Văn Ngọc thì ta thấy có vô số danh từ mà ta không hiểu, như MÂM SON BÁT
BÍT đã viện dẫn đến khi nãy.
Có quả thật CỐI vô nghĩa hay không trong CÂY CỐI ? Không. Chủng Mã Lai có hai
danh từ chỉ CÂY.
Khả Lá Vàng:
|
KI
|
Mạ:
|
KI
|
Nhựt Bổn:
|
KI
|
Việt Nam:
|
CÂY
|
Miền Dưới:
|
KÂYU
|
Đa Đảo:
|
KAIWI (ĐẢO FUGUSON)
|
Ra đê:
|
KIÂO
|
Nhưng đồng thời họ cũng có:
Vậy CỐI chỉ là Cây, không hề vô nghĩa bao giờ hết và nó là danh từ thứ nhì của
chủng tộc.
Ngô, Việt, Sở:
|
BÔ CỐC
|
Miền Dưới:
|
BÔ CỐC
|
Việt Nam:
|
CỐI
|
Nhựt Bổn:
|
BÔKU
|
Đa Đảo:
|
BUKÔ
|
MAY cũng không vô nghĩa. Trong Nhựt ngữ MAI (I cụt) đích thị là MÚA. Và MÚA MAY
cũng có nghĩa hẳn hoi. Nhưng MAY còn nằm trong ngôn ngữ ta, mặc dù ta không
dùng động từ MAY nữa. Gió HEO MAY, là gió gì? HEO là biến dạng của HIU (hắt)
còn MAY là MÚA. Gió đó LÀM MÚA cây cỏ dữ lắm, bằng vào câu tục ngữ: “Gió heo
may chẳng mưa thì bão.”
NỘI là gì trong ĐỒNG NỘI? NỘI cũng chưa biến mất, nhưng tuổi trẻ ngày nay tuyệt
đối không biết, nếu họ không có đi học, không có nghiên cứu truyện Kiều.
NỘI chỉ là ĐỒNG mà thôi. Đó là danh từ của Lạc bộ Trãi, được dùng mạnh ở Nhựt Bổn,
dưới hình thức là NÔ còn ở xứ ta thì hầu gần như bị quên.
Danh từ cũng có đời sống như sinh vật, có sinh, bịnh, lão, tử, thế nên mặc dầu
không bị ảnh hưởng ngoại lai, cũng có thể mất, bằng chứng là Nguyễn Du chỉ mới
đây thôi, thế mà người đã dùng mạnh danh từ NỘI, còn ta thì đã hết dùng danh từ
đó rồi.
Nhưng Tây lại không hề bắt ép ta bỏ danh từ NỘI. Chính luật Swadesh đã chi phối
tất cả. Khi chúng tôi nói rằng ta bị độc âm hoá sau Mã Viện là chúng tôi chỉ mượn
thời Bắc thuộc để chỉ thời điểm chứ không có ý gì đổ lỗi cho Mã Viện cả đâu. Vả
lại Mã Viện chỉ có mặt mấy năm rồi đi mất thì làm sao kịp thi hành biện pháp
sâu rộng nào. Nhưng quả ta đã bị nhiễm ảnh hưởng độc âm của người Tàu khi ta tiếp
xúc lâu dài và nhất là theo học với họ.
Nhưng tổ tiên ta đã nhiễm bịnh nhưng vẫn còn nhờ dấu tích tiền nhơn mà họ hoài
cổ khi họ tạo ra danh từ kép để nuôi nấng cái ảo tưởng rằng họ còn đa âm như
trước đó.
Một danh từ gồm hai từ hoàn toàn đồng nghĩa là một chế tạo rất vô lý. Nhưng tổ
tiên ta không vô lý. Họ chỉ tạo ảo tưởng đa âm khi chợt thấy là họ bị độc âm,
và chợt ngậm ngùi nhớ xưa.
Không còn ai biết NHỎ NHOI là gì cả. Nhưng những người thạo tiếng Thái thì hiểu,
nếu họ chịu nghiên cứu. NOI là NHỎ trong Thái ngữ. Chẳng còn ai biết Sá là gì
trong ĐƯỜNG SÁ. Nhưng khi ta nói ĐÀNG SÁ thì Nam Dương nói TÀNG SÁNA. Sána là
hướng, là phía của con đường.
Chẳng còn ai biết BÚA là gì cả trong CHỢ BÚA nhưng Miền Dưới biết rất rõ. BÚA
là HỚ trong giá cả. Chợ búa là nơi con người thường mua hớ.
Chúng tôi bắt được dấu vết độc âm hoá của Việt ngữ, nó gồm năm phương pháp sau:
I) Ta tách đôi một danh từ Mã Lai ra làm hai âm khi nào danh từ đó mang hai
nghĩa. Thí dụ KAYA, Kaya được người Miền Dưới dùng với cái nghĩa là LỚN như BIỂN
CẢ, NGHIỆP CẢ, và GIÀU.
KA/YA = Cả + giàu
Với KA, ta chỉ thêm dấu hỏi. Nhưng với GIÀU thì ta thêm cả một nguyên âm U.(Về
phương diện Phonnème thì YA giống hệt GIA nên kể như YA không bị biến dạng).
Chúng tôi cho rằng ta nói tiếng Mã Lai đúng hơn người Chàm, không ai tin cả, kể
cả người Chàm cũng không tin. Nhưng trong Chàm ngữ thì KAYA là QUÀ BÁNH chớ
không có gì là CẢ là GIÀU hết như trong Mã ngữ và Việt ngữ. Còn giàu của Chàm
là MƠ TÀ.
Trái lại ta với Nam Dương thì đã giống hệt nhau ở KAYA lại giống hệt nhau ở
Quà:
Việt Nam:
|
Quà
|
Nam Dương:
|
Kúé
|
II) Ta tách đôi một tiếng Mã Lai để làm một danh từ Kép mà từ thứ nhì hoàn toàn
vô nghĩa vì danh từ Mã Lai ấy chỉ mang có một nghĩa. Thí dụ KUYU.
KU/YU = Cù Dù = Buồn thảm
Tuy nhiên rồi ta vẫn cố cho nó một nghĩa,
KU/YU = Cú Vọ
Chúng tôi không bao giờ thấy con Vọ. Vài cụ tả thì ra đó là con chim mèo (Chat
huant) và Vọ chỉ được sáng tác bâng quơ rồi gán đại cho một con chim đã có tên
rồi.
III) Ta tách hai một danh từ Mã Lai và lần này thì ta không còn làm sao mà gán
từ thứ nhì cho ai được nữa, ta đành để nó vô nghĩa thực sự. Thí dụ: LƠ LÀ.
Lo/lai = Lơ là (là vô nghĩa)
IV) Ta nuốt hết tất cả mọi âm của Mã Lai khi nào danh từ mang ba âm sấp lên và
chừa lại một độc nhất:
Kơmarau = Ráo
Kơma đã bị nuốt chửng, chỉ còn lại cái đuôi Rau ( Ráo.
Tơmbikar = đồ sứ
Tơm và Kar bị nuốt chửng chỉ còn lại khúc giữa BIK ( BÍT (mâm son, bát bít)
V) Ta dịch khi nào danh từ Mã Lai là một danh từ kép mà trong đó gồm hai từ
chung cho Trãi và Mã. Cái từ riêng ấy bị ta thay bằng một từ riêng của Trãi.
Đây là trường hợp ngộ nghĩnh hơn hết trong các phương pháp độc âm hoá.
Thí dụ danh từ SOAN (cây soan). Danh từ ấy dưới thời Hai Bà Trưng không có giản
dị như thế đâu.
Trong quyển Tục ngữ phong dao, ông Nguyễn Văn Ngọc ghi câu tục ngữ sau
đây:”Ăn cây táo rào cây soan đâu” rồi thì ông đánh một cái dấu nơi chữ
ĐÂU, chua ở dưới là ĐÀO. Thế nghĩa là ông đã quên ĐÂU là gì, và chua như vậy là
một lối giải thích riêng của ông. Nhưng đáng kính ông lắm là ông đã ghép y như
đã nghe thiên hạ nói chứ không tự ý sửa đổi. Nếu ông đã sửa đổi thì từ năm sách
này ra đời đến nay, 40 năm đã qua rồi, chưa chắc câu tục ngữ ấy còn được ai nói
đến nữa và dấu cũ đã bị xoá.
Nhưng dấu cũ còn và ta sẽ biết SOAN ĐÂU là cái gì. Chữ ĐÂU đã bị miền Bắc sửa lại
là ĐẤU (chung lưng đấu cật) Nhưng nếu miền Bắc không sửa, còn nói là ĐÂU như miền
Nam, thì cũng không ai biết SOAN ĐÂU là gì. Nhưng học tiếng Nam Dương rồi thì
biết cây soan, Nam Dương gọi là : KAYU ĐOAN MAMBU.
MAMBU là Nhỏ và ĐẤU LẠI (Feuilles composées) vì có một loại soan có lá như thế.
Còn Đoan là danh từ thứ nhì của chủng Mã Lai, chỉ LÁ, mà ta đã đánh mất.
Vậy cây soan đâu là cây lá nhỏ và đâu (đấu) lại. Ta biến KAYU thành CÂY,
ĐOAN thành SOAN, MAMBU là tĩnh từ riêng của Lạc bộ Mã, nên ta không dùng, mà dịch
là ĐÂU, ĐÂU có nghĩa tương đương với MAMBU.
Nhưng khi SOAN đã bị quên rằng là LÁ thì không còn ai biết ĐÂU, ĐẤU là gì nữa hết,
cho dẫu nó ở dưới hình thức nào đi nữa.
(Tên của loại cây ấy có một lịch sử rất ngộ nghĩnh qua ba hình thức sau đây:
Cao Miên:
|
So Đau
|
Miền Nam:
|
Sầu Đâu
|
Miền Trung:
|
Sầu Đông
|
Vậy, ai học của ai? Thấy rõ là Cao Miên đã học của Việt Nam, hay của Phù Nam hồi
cổ thời vì Phù Nam có ngôn ngữ như Nam Dương. Ta biết được rằng chính họ đã học
vì hai tiếng So Đau của họ chẳng có nghĩa gì dính líu đến LÁ và ĐÂU cả. Đó là họ
mượn âm đọc chứ không phải dịch mà cũng không phải là đồng gốc.
Nhưng miền Trung và miền Nam thì rõ là đã học của Cao Miên, vì SOAN ĐÂU không
thể biến thành SẦU ĐÔNG, SẦU ĐÂU, mà SO ĐAU của Cao Miên thì có khả năng đó.
Chúng tôi tạm xem như Cao Miên học của Phù Nam, còn miền Trung thì học của Cao
Miên; qua đèo Mụ Già, hồi nước Cao Miên còn ở Trung Lào).
Dân ta đã quên Việt ngữ hết. Chúng tôi đối chiếu PRI của Mạ và Rừng của ta,
trong quyển sử, đã bị công kích dữ. Nhưng cứ lật Nguyễn Văn Ngọc mà xem:
Miệng tu hú ăn lở rú lở ri.
Phải chăng RI là tiếng Việt cổ có nghĩa là Rừng?
Chúng tôi cho rằng VĂN LANG do CAU SỌC mà ra, cũng bị chê là nguỵ biện. Nhưng tại
sao MO CAU không gọi là Mo Cau mà gọi là MO NANG? Vì tổ tiên ta gọi Cây Cau là
Cây Nang. Danh từ Cau chỉ mới có đây thôi vì luật Swadesh.
Thương Việt:
|
PƠNANG
|
Chàm:
|
NÂNG
|
Nam Dương:
|
PINANG
|
Cổ Việt:
|
NANG
|
Còn sọc thì
Nam Dương:
|
BƠ LANG
|
Thương Việt:
|
VLANG
|
Ta biến thành
Văn Lang: Nang Vlang = Cau Sọc
Bị các nhà nho cho ký hiệu Con trai xâm mình.
Cứ lật Nguyễn Văn Ngọc ra là học được hàng tá danh từ Mã Lai, Nhựt Bổn, Trung Mỹ.
Cô kia có tính dở hơi
Nấu cơm ra cháo, nấu khoai ra bù.
Chẳng ai biết BÙ là gì cả kể cả Tự điển Khai trí Tiến đức. Bù là cháo.
Cháo là tiếng Tàu nó đã đẩy Bù ra khỏi Việt ngữ sau Mã Viện, nhưng Bù cứng đầu,
di cư vào Trung và Nam dưới hình thức Bồi = Cháo đặt.
Mạ:
|
PÒ
|
Churu:
|
PÒ
|
Lào:
|
PÒ
|
Kôhô:
|
PÒ
|
Sơ Đăng :
|
HÒ
|
Cao Miên:
|
BOBO
|
Nam Dương:
|
BÙBO
|
Nam Việt:
|
(CHÁO) BỒI
|
Nguyên nhơn làm mất ngôn ngữ chỉ xảy ra ở Bắc Việt dưới thời Lê Trịnh. Lưu dân
đi Trung, đi Nam cứu vãn được khá nhiều danh từ mà GHE là một.
Có người đưa ra câu hỏi sau đây: "Tiếng ta vốn đa âm, nhưng đã bị chận đứng
sau Mã Viện. Bây giờ có nên tái khởi hành cho nó đa âm trở lại hay không?”
Câu hỏi này, tưởng không nên đặt ra vì quyền lực ở trong tay dân chúng, chớ
không ở trong tay ta. Nếu họ muốn thì họ cứ cho đa âm, bằng không, ta không làm
sao mà bắt ép họ được.
Nhưng chủ trương sau đây thì nên chận đứng: Bỏ gạch nối liền, viết dính các
danh, động, tĩnh từ kép lại.
Ta nên chận đứng nó vì nó sẽ làm cho ta bối rối lắm, không còn biết đầu đuôi ra
sao nữa, trong vài chục năm tới, cái hoạ mà hiện Nhựt đang mắc phải.
Ta thấy, mặc dù có những danh từ viết dài, người Nam Dương không bao giờ viết
dính các danh từ ngắn của họ. Thí dụ: XÀO XẠC thì cứ là SOK-SEK; CHUA MẶN thì cứ
là Asam Asin, để còn biết ngữ căn ở đâu. Họ làm y hệt như Tây, dùng tiếp đầu ngữ,
tiếp vĩ ngữ, nhưng chỉ có vài cái như Pháp. Thí dụ Pháp có tiếp vĩ ngữ ABLE chỉ
sự có thể được thì Nam Dương có AN, dùng hoài hoài, trong mọi trường hợp:
Makan
|
= Ăn
|
Makan + an
|
= Ăn được
|
Thế nên nhìn vào một từ dài là họ biết ngữ căn ra sao rồi.
Nhật Bổn thì trái lại, làm hệt như đề nghị của Việt Nam trên kia, nên giờ có lắm
tiếng dài họ quên mất nghĩa của các phần tử hợp thành.
Thí dụ trong Nhựt ngữ, cần lấy động từ Makan mới xong. Nhựt đã đánh mất động từ
ấy của họ, chỉ còn giữ được trong môi trường hợp độc nhất là MAKAN - AI có
nghĩa là THỰC PHẨM. Nhưng AI lại không phải dùng hoài hoài để chỉ phẩm chất,
thành thử nhìn vào MAKANAI họ không biết nó do đâu mà ra nữa. Đó là hai từ
Makan và Ai bị viết dính, và khi quên nghĩa của một, thì chẳng biết nghĩa của từ
khác.
Trường hợp điển hình là hiện họ đang bí về phần tử KI trong KIMONO, y hệt Việt
Nam bí về BÚA trong CHỢ BÚA, và Nam Dương bí về MÚA trong con CHIM MÚA.
Họ biết MONO là MÓN, nên họ dịch ra tiếng Tàu là Vật. Thế thì KIMONO là hai từ
rời được viết dính, nhưng không theo luật nào cả nên họ quên mất KI là gì, và dịch
càn là MẶC. MÓN MẶC thì rất ổn, nhưng đó là dịch vì đoán hiểu chớ không phải vì
biết, vì ở các chữ KI rời, không hề có chữ KI nào được dịch là MẶC hết vì cái lẽ
dễ hiểu rằng KI không bao giờ có nghĩa là MẶC trong Nhựt ngữ.
Nghiên cứu ngôn ngữ của Lạc bộ Trãi xong, ta mới biết KI là gì. Tất cả âm AI của
Lạc bộ Trãi đều biến thành âm I của Nhựt:
Tại sao lại là Món Cài (nút)? Ai biết đâu! Có lẽ trước khi KIMONO được phát
minh, loại áo xa xưa hơn được cột bằng dây chăng?
Đó là chúng tôi đoán hiểu vì thấy từ điển Nhựt bối rối vì quên nghĩa của KI. Những
chữ KI rời không bao giờ được dịch ra tiếng Tàu là TRƯỚC tức MẶC, thế mà thình
lình KI trong KIMONO được dịch là Trước Vật = Món mặc thì hơi khó chấp nhận.
Phụ chú:
Chủng Mã Lai có tĩnh từ thứ hai để chỉ sự chua mà vài học giả Việt Nam cứ cho
là mượn của Tàu. Nhưng TSÚA của Quan Thoại chỉ là Giấm, CHUA của họ là TOAN mà
họ đọc là XỐL hoàn toàn không dính líu tới CHUA của Mã Lai:
Việt Nam:
|
CHUA
|
Nam Dương:
|
CHUKA
|
Sơ Đăng:
|
CHÔU
|
Cao Miên:
|
MÔCHU
|
Nhựt Bổn:
|
SUI
|
Nhựt đã mượn TSÚA của Quan Thoại và đọc là SU = Giấm, mượn XÔL và đọc là SAN =
Chua, nhưng SUI là tĩnh từ Mã Lai mà họ còn giữ được.
Chương III - Những đảo âm nội bộ trong chủng Mã Lai
Chương này vẫn cứ nghiên cứu về ngôn ngữ, nhưng nó sẽ đưa ta về dân tộc học, và
chúng tôi phải điên đầu với những nhận xét sau đây, không còn biết kết luận ra
sao cho ổn, nên chỉ giải thích theo chủ quan và đợi người khác rút tỉa ra từ đó
những kết luận về chủng tộc học cần thiết.
I – Những âm AU của Nhật Bổn đều biến thành âm UA của Việt Nam, và ngược lại:
Nhựt
|
Việt
|
|
|
IRAU
|
RỬA
|
MAU
|
MÚA
|
KAU
|
MUA
|
NAO
|
NỮA
|
NIAO
|
VỪA (VẶN)
|
Vậy KI trong KIMONO, chỉ có thể là Cài (nút)
Không phải luôn luôn biến như vậy thí dụ CÂY SÀO thì cứ là
SAO, nhưng thường biến như vậy và hễ có biến là theo cái luật trên. Luật đó,
đúng cho tất cả các nhóm Mã Lai khác đối với Việt Nam, chớ không phải chỉ đúng
cho Nhựt Bổn. Thí dụ:
Sơ Đăng
|
Việt
|
|
|
BÁU
|
LÚA
|
RAU
|
RỪA (DỪA)
|
CHÔU
|
CHUA
|
Mạ và các phụ chi
|
Việt
|
|
|
LAU
|
DỪA
|
RAU
|
RỬA
|
KA LAUUA
|
CÁ LẤU (CHẠCH LẤU)
|
Nhưng kỳ lạ thay, đối với Nam Dương thì ta không có biến, mặc dầu người Thượng
là Lạc bộ Trãi, tức thẳng dòng với ta hơn, còn Nam Dương là Lạc bộ Mã, tức
không thẳng dòng.
Nam Dương
|
Việt
|
|
|
KURA
|
RÙA
|
SUA
|
(ĐỒNG) THOÀ
|
PUA
|
THOẢ
|
SUAI
|
THÓI
|
Nhìn vào các bảng đối chiếu trên, ta thấy Nhựt giống hệt Thượng Việt.
Thượng Việt:
|
KI
|
(CÂY)
|
Nhật Bổn:
|
KI
|
(CÂY)
|
Mạ:
|
RAU
|
(RỬA)
|
Nhựt Bổn:
|
ARAU
|
(RỬA)
|
Khả Lá Vàng:
|
KITA
|
(HƯỚNG BẮC)
|
Nhựt Bổn:
|
KITA
|
(HƯỚNG BẮC)
|
Thoạt nhìn, có người sẽ cho rằng không có gì là lạ, trừ Rađê và Giarai, còn thì
toàn thể Thượng Việt đều là Lạc bộ Trãi hết vì toàn thể nói CHƠN, Rađê, Giarai
và Chàm nói CẲNG. Còn ở Nhựt thì là MÃ Lai hỗn hợp Trãi + Mã y hệt như ở lưu vực
Hồng Hà. Thế thì Nhựt có giống Thượng Việt là chuyện dĩ nhiên.
Nhưng không dĩ nhiên chút nào hết vì ta là Lạc bộ Trãi đa số thế mà lại khác
Thượng Việt và giống Lạc bộ Mã là Nam Dương.
Về danh từ thì ta giống Thượng Việt hơn, nhưng về âm AU thì như thế đó. Đây là
một cuộc đi sâu vào môn đối chiếu ngôn ngữ, chớ nếu chỉ dừng chân tại các cuộc
đối chiếu phớt qua, không thể thấy được chi tiết này.
Chúng tôi thử giải thích, nhưng không lấy gì làm chắc thật chắc đến một trăm phần
trăm. Trước khi di cư đi Nam Dương một nhóm Lạc bộ Mã rất lớn đã sống chung với
ta tại lưu vực Hồng Hà, mà không có lên Cao Nguyên. Họ còn để lại hậu duệ là
người Mường.
Ta chịu ảnh hưởng của họ về sự đảo âm AU thành UA, còn người Thượng vốn Lạc bộ
Trãi như ta thì lại thoát.
Thí dụ Cây Dừa thì trước khi bọn Lạc bộ Trãi đến ta vẫn gọi là DAU y như Thượng
Việt, Lúa, ta gọi là LÁU, RỬA ta gọi là RẢU v.v.
Không thể nói là họ chịu ảnh hưởng của ta vì chỉ có một nhóm là có ở lưu vực
sông Hồng Hà, mà toàn thể Nam Dương, Mã Lai Á, Phi Luật Tân đều nói giống nhau về
điểm đó. Nếu họ chịu ảnh hưởng của ta thì cái khối kể trên không thể giống nhau
như thế được, bởi đa số không chịu ảnh hưởng, còn kẻ chịu ảnh hưởng thì lại quá
ít.
Nhưng giải thích như vậy xong rồi, tạm ổn rồi thì vấp phải điều này là Nhựt
không biến luôn luôn như vậy mà chỉ biến có nửa chừng thôi. Thí dụ:
Nhựt
|
Việt
|
|
|
Sitxuua (Setsewa)
|
Tích xưa
|
Nói một cách khác, ta chịu ảnh hưởng của Lạc bộ Mã nhưng chỉ chịu có nửa chừng,
còn một phần thì cứ giống Lạc bộ Trãi vì Xưa là danh từ của Lạc bộ Trãi chắc một
trăm phần trăm, mà Lạc bộ Mã không có.
(Cả hai Việt và Nhựt đều mượn TÍCH của Tàu. Ở Nhựt bọn Lạc bộ Trãi đã thua trận
và bị Lạc bộ Mã lãnh đạo từ hai ngàn năm nay, khác hẳn ở Việt Nam là vua Hùng cứ
vững ngôi.)
Nhựt có hai danh từ để chỉ hai văn thể thì đều là danh từ của Lạc bộ Trãi:
Tích xưa = Sitxuua (Setsewa)
Món xưa = Xuuamônô (Sewa mono)
Văn thể thứ nhứt chỉ chuyện cổ tích, còn văn thể thứ hai là một loại kịch
chuyên diễn tuồng phong tục.
Quả xưa kia bọn Lạc bộ Trãi đã dùng XUUA để chỉ phong tục nữa, chớ không phải
chỉ chỏ chuyện cổ không mà thôi, có lẽ đó là nghĩa rộng của CỔ. Người Sơ Đăng
còn giữ được danh từ XUUA có nghĩa là Phong Tục dưới hình thức XRUA.
Hai danh từ đó, cho thấy vai trò văn hoá của Lạc bộ Trãi ở Nhựt rất lớn lao,
thành thử âm UA không lấn âm AU được trong toàn thể Nhựt ngữ.
Có hơi kỳ khôi là ở Việt Nam Lạc Mã đã chịu thần phục vua Hùng Vương thuộc Lạc
Trãi, nhưng Lạc Trãi lại bị truyền nhiễm âm đọc.
Chúng tôi giải thích như vậy, nhưng không dám tin cho lắm là đã giải thích
đúng. Có cái gì trục trặc trong vấn đề dân tộc vì vấn đề đảo âm UA này, rất khó
mà truy ra manh mối, nó không được xuôi chèo mát mái là Trãi Việt Nam lại giống
Mã mà khác Trãi Thượng.
Có thế nào mà các đời vua Hùng Vương, sau là bọn Mã chăng, vì Trãi đã bị tràn
ngập khi Mã đến quá đông, y hệt như ở Nhựt Bổn? Truyền thuyết Mường không nói
gì hết về một cuộc đảo chánh, cướp ngôi nào cả, nhưng sự đảo lộn của âm UA lại
bắt ta nghĩ rằng Trãi Việt Nam đã bị tràn ngập.
Đây là Chương ngắn nhứt của quyển sách, nhưng nó sẽ mở ra một đám đất mênh mông
cho những người khác nhiều khả năng hơn khai thác, tìm tòi để biết có sự dời đổi
vai trò lãnh đạo dưới các đời Hùng Vương hay không?
Tưởng cũng nên nói rõ một lần nữa về cách phân biệt hai thứ Lạc ở địa bàn Mã
Lai. Danh từ riêng của hai thứ Lạc đó, rất dễ biết, nhưng con người của họ thì
không, vì Mã Lai thì giống nhau hết thảy, và vì có nhóm Lạc bộ Trãi chịu ảnh hưởng
nặng nề của Lạc bộ Mã, khiến ta lẫn lộn hai thứ với nhau.
Trên miền Thượng có nhiều chi nhóm như Churu, Roglai, Lào, vừa dùng danh từ của
Chàm (Lạc bộ Mã), vừa dùng danh từ của Lạc bộ Trãi, tức giống Việt Nam hơn.
Đó là các nhóm ở gần Ninh Thuận, Khánh Hoà, Phú Yên, họ có chịu ảnh hưởng của
Chàm.
Rất khó lòng mà biết họ thuộc Lạc Mã hay Lạc Trãi vì nếu nhìn kỹ vào ngôn ngữ của
họ, ta thường thấy số danh từ của hai nhóm Mã và Trãi đồng số lượng với nhau.
Chúng tôi có thử dựa vào danh từ dùng làm căn bản, nhưng không chắc gì hết.
Người Churu gọi lúa là Pơđai, tức đó là tiếng Chàm đọc sai chút ít. Nhưng đồng
thời họ cũng gọi lúa là KUÊ, hình thức đầu của danh từ LÚA của nhóm Trãi.
Họ dùng RƠGƠI là hình thức đầu tiên của GIỎI của bộ Trãi, nhưng CON thì gọi là
ANA, tức tiếng Chàm đọc sai.
Họ là Trãi nhưng được Chàm khai hoá.
Theo chúng tôi thì chế độ hôn nhân là bằng chứng vững chắc hơn cả. Hiện trên thế
giới, không có nhóm Lạc bộ Trãi nào còn theo mẫu hệ hết thì tình trạng dân Cao
Nguyên chắc cũng thế.
Vậy đối với những nhóm chắc một phần trăm là Trãi, như Sơ Đăng, Ba Na, Mạ, thì
không có vấn đề. Các nhóm chắc một trăm phần trăm là Mã như Rađê và Giarai,
cũng không có vấn đề.
Đối với các nhóm khác, ta cứ dựa vào chế độ hôn nhân của họ là ăn chắc, chớ
không dựa vào ngôn ngữ một cách đơn phương được. Tuy Mã và Trãi có đến 40% danh
từ chung, nhưng vẫn khác nhau, mà sự khác nhau ấy cần được biết và yếu tố giúp
ta biết chắc là yếu tố độc nhứt: hôn nhân.
Nhưng cũng không nên biết điều này là nhân loại phải mất ít lắm là một ngàn năm
mới bước sang từ mẫu hệ đến phụ hệ được, chớ không phải đầu hôm sớm mai mà xong
việc. Nhưng ở Việt Nam thì ba nhóm Mã lớn là Chàm, Giarai và Rađê không có dấu
hiệu muốn bước sang phụ hệ.
Vậy chỉ có dấu hiệu đó là đủ chứng tích họ là Trãi rồi, chớ không cần đợi thấy
họ theo phụ hệ hẳn. Thí dụ tục đi ở nhà vợ một thời gian rồi mới về nhà mình là
tang tích mẫu hệ mà cũng là dấu hiệu đang bước sang phụ hệ của vài nhóm Trãi chậm
tiến.
Các ông Tây thường cứ bằng vào số lượng danh từ để cho nhóm này thuộc vào nhóm
nọ thì không đúng.
Chúng tôi tìm khắp Đ. N. Á. lục địa và Đ.N.Á hải dương mà chỉ gặp có hai nơi độc
nhứt có động từ HÔN là động từ riêng của Lạc bộ Trãi. Động từ này chỉ có mặt ở
Nhựt Bổn, dưới hình thức HOOZURI và ở đảo Marquises, dưới hình thức HÔNGHI:
nhưng Nhựt Bổn có, không đáng ngạc nhiên vì ở Nhựt, Trãi và Mã đồng số dân với
nhau. Sự kiện Đa Đảo có, mới là lạ. Đa Đảo còn theo mẫu hệ toàn loạt, không có
đảo nào bước sang phụ hệ hết. Thế thì họ là Mã. Nhưng lại có HÔN ở quần đảo
Marquises.
Điều này chứng tỏ rằng tiền sử học làm việc thiếu sót. Lạc bộ Trãi có đi xa khỏi
Nam Dương, chớ không phải là chỉ có ghé tại đảo Célèbes không mà thôi. Trái lại
đảo Célèbes là địa bàn của Lạc bộ Trãi, thế mà dân ở đó không có động từ HÔN,
vì rồi về sau họ bị Nam Dương lấn át và chịu ảnh hưởng rất nặng của Lạc bộ Mã.
Thế nên trong việc học ngôn ngữ, chúng tôi phải học quá xa, học tận đảo Pâques ở
cực Nam Mỹ vì ở đó có vài danh từ Việt Nam. Vài dân Tộc Sơ Đăng, có mặt tại Đa
Đảo.
(động từ của Nam Dương là CHIUM, có thể nối kết với HÔN, nhưng chúng tôi chỉ
tìm được có một cái khoen độc nhứt ở miền Nam nước việt là HUN, phát âm với chữ
U, trong khi phải có hai ba chục cái khoen, thành thử chúng tôi không thể CHIUM
được).
Chương IV - Nguyên nhân mất mát âm D và GI của miền Bắc
Một người Bắc Việt mới vào Nam, không thể nào phát âm được hai âm D và Gi giống
người Nam cả, chỉ dẫn thế nào họ cũng thất bại. Đó là người khác chỉ dẫn, còn
chúng tôi chỉ dẫn thì họ có thể đọc ngay tức khắc. Thí dụ DA THỊT, thay vì viết
như vậy, tôi viết là YA THỊT và chỉ dẫn rằng phải qua hai giai đoạn:
1. Tách rời Y và A
2. Nhập lại thật nhanh.
Thế là họ thành công liền. Chỉ tốn có hai phút.
Sự kiện ấy chứng tỏ nhiều điều kì lạ lắm. Là lưỡi của hai miền không có khác
nhau chút nào hết và họ vẫn phát âm được y hệt như Trung, Nam và bất kỳ nhóm Mã
Lai nào, và cả Trung Hoa cũng phát âm được.
Nhiều người hay đổ thừa cho sự lai Trung Hoa, nhưng chúng tôi nghe Trung Hoa
nói mỗi ngày hai tiếng XÌ DẦU cả chục bận. Họ vẫn phát âm được chữ D thì thủ phạm
không phải là người Tàu.
Đồng bào miền Bắc đọc được, như bất kỳ ai, nhưng phải qua một thời kỳ tập sự,
ngắn hay dài tùy người chỉ dẫn, thí dụ với tôi thì chỉ tốn có hai phút, còn người
khác có khi chỉ dẫn hai ba năm, họ đọc cũng không được.
Thế nghĩa là khi xưa, có một thời họ đọc được, nhưng họ đã đánh mất khả năng của
họ chăng? Không.
Thế giới không có chữ D của Nam Kỳ. Đó sáng tác riêng của các cố đạo. Thế nghĩa
là loài người không có âm D. Vậy viết ra chữ D rồi bắt thiên hạ phải đọc chữ đầu
đó như Nam Kỳ thì làm thế nào mà người miền Bắc đọc cho được. Họ đã nỗ lực đến
mức tối đa, nhưng nó chỉ hóa ra Dz mà thôi.
Trong ngôn ngữ những gì nhân tạo và cưỡng ép thì không xong. Nếu phải cải cách
quốc ngữ thì công việc cần làm trước nhứt là bỏ chữ D.
Ở khắp các địa bàn Mã Lai, ngày nay các nhà ngữ học đã dùng chữ Y để kí hiệu
cái âm mà các cố đạo đã ký bằng D và họ thành công 100%.
Thế thì cái lưỡi của đồng bào miền Bắc không có bịnh tật gì cả, tại kí hiệu sai
không giúp họ đọc được âm ấy.
Nhưng ta nên tự đặt câu hỏi. Trước khi chữ Quốc ngữ được các cố đạo chế ra, đồng
bào miền Bắc phát âm chữ D ra sao? Có phải là Dz như ngày nay hay không?
Đã bảo nhân loại không có âm D thì họ không bao giờ có dịp phát âm D mà nghĩ rằng
họ đã phát âm đúng hay sai. Ngày nay họ phát âm là Dz thì chỉ là một nỗ lực đặc
biệt (nhưng không thành công) để diễn tả chữ D nhân tạo đó.
Có một âm gần gần như thế, đó là âm Y, và họ đã phát âm được, nay thì thế xưa
chắc cũng thế, trước khi ngoại nhân đưa vào một kí hiệu kém khả năng miêu tả là
D.
Sự miêu tả văn phạm và giọng đọc rất là quan trọng và ngày nay tất cả các nhà
ngôn ngữ học thế giới đều chú tâm vào đó.
Nhưng đừng tưởng là các cố dốt. Về phương diện Phonème thì Y chỉ có giá trị bằng
phân nửa I. Đó là một bán nguyên âm (Semi – voyelle). Nhưng dân ta phát âm DA rất
mạnh ở D, thành thử các cố thấy là Y không ổn nên mới phát minh D mà cả thế giới
đều không có. Nhưng các cố phát minh GI thì quả thật là dị kỳ. Hồi tiền chiến ở
Hà Nội người ta đã cãi nhau ầm ĩ về chữ DÒNG và GIÒNG. Sở dĩ có cãi nhau là tại
hai chữ đó đọc như nhau. Thế thì GI thậm vô ích.
Sự bối rối của các cố trước Y đọc thật mạnh của ta do ta có âm IA trong chữ
KIA. Người Chàm không có âm IA nên họ viết IA cho Chàm và Chàm đọc thật đúng là
D như Nam Kì, vì I mạnh lắm. Các cố không làm như vậy được cho Việt vì sợ IA
(DA) lẫn lộn với IA ( KIA), nên đành phát minh D kém khả năng miêu tả.
Nhưng nếu các cố cứ dùng Y như các nhà ngữ học Âu Mỹ đã dùng cho Nam Dương và
Thái Lan , rồi đưa ra ước lệ này là Y có đầy đủ giá trị như I, tức đọc mạnh được,
thì đã không xảy ra rắc rối nào hết.
Ở Nam Dương và Thái Lan, người công dân cũng phát âm rất mạnh ở DA vì họ cũng là
Mã Lai như ta, nhưng khi dùng ký hiệu Y thì các nhà ngữ học đã đưa ra ước lệ
đó, nên không có gì trục trặc cả.
Kết luận, miền Bắc không bao giờ mất âm D vì không bao giờ có âm D mà họ chỉ có
âm Y đọc mạnh như I.
Vậy nếu có cải cách ta sẽ cải cách với ước lệ như ở Nam Dương và Thái Lan, tức
bất kể luật quốc tế, cho phép đọc Y thật mạnh như I.
Nghiên cứu ngôn ngữ của toàn khối Mã Lai, chúng tôi lại nhận thấy điều nầy là
Mã Lai không có âm V, hoặc rất hiếm có. Nhưng Việt Nam thì rất giàu V. Tại sao
Mã Lai lưu vực Hồng Hà lại làm khác?
Đó là một cải cách lớn có mục đích hẳn hoi, xảy ra cách đây hơn hai ngàn năm.
Muốn biết mục đích của cuộc cải cách cổ thời ấy, ta cần biết thêm đặc điểm nữa
của ngôn ngữ Mã Lai. Đại khối Mã Lai lạm phát nguyên âm. Đôi khi có đến năm
nguyên âm dính liền với nhau.
Thí dụ ĐÙA của Nam Dương là TAUÙA, còn ĐÙA của Nhựt Bổn là: Tauuamurê, tức cũng
có bốn nguyên âm, AUUA dính nhau y hệt như Nam Dương, chỉ khác có cái đuôi
MURÊ.
Danh từ CON DIỀU của Thái còn kinh khủng hơn nữa. Nó là HYIAOU tức chứa đến 5
nguyên âm dính liền nhau, THỪA MỨA của Nam Dương là MIỨUA.
Những danh từ ấy, có tánh cách đa âm. Khi ta độc âm hoá ngôn ngữ ta sau Mã Viện
thì dĩ nhiên ta phải thu ngắn những danh từ đó, bằng cách phát âm V để thay cho
hai, ba nguyên âm, hoặc nuốt mất một số nguyên âm.
Các dân của tộc khác không độc âm hoá thì cứ tiếp tục đọc dài cho tới thế kỷ
19, các nhà ngữ học Âu Mỹ cho họ mượn W thì giải quyết được sự kỳ dị khi ký hiệu
bằng La Tinh. TAUUA của Nam Dương biến thành TAWA TAUUAMURÊ của Nhựt biến thành
TAWAUMRÊ.
Chủng Mã Lai lại cũng không có dấu ngã bao giờ và người ta lại tự hỏi lưu vực Hồng
Hà đã sáng tác dấu ngã làm gì cho rắc rối đến thế.
Những gì chúng tôi viết ra dưới đây là chỉ viết riêng cho các nhà nghiên cứu và
xin báo trước rằng chúng tôi không bảo đảm một phần trăm nào hết cho chủ trương
dưới đây, chính vì ông bạn Trung Hoa đã dạy chúng tôi học Quan thoại cũng chỉ
tưởng thế thôi mà không dám chắc gì hết.
Chúng tôi đã chứng minh trong quyển sử, bằng một biểu đối chiếu rằng dân tộc ta
đã học với thầy Hoa Bắc vào đời Hán, nên ta nói tiếng Tàu giống giọng Quan Thoại
hơn là giống các giọng khác, mặc dầu ta có đọc sai Quan Thoại, vẫn còn cứ khá
giống Quan Thoại.
Ông bạn Trung Hoa của chúng tôi vốn người Thất Mân đồng ý về điểm đó, nhưng có
thêm ý kiến nầy là Quan Thoại ngày nay đã sai giọng Quan Thoại đời Hán, và người
Tàu vừa trở về với Quan Thoại đời Hán mà ta gọi là Tân Âm nhưng nó vốn
là Cựu Âm. Đó là Quan Thoại của khu tam giác mà chúng tôi đã nói đến trong
quyển sử.
Cái Quan Thoại Tân Âm nhưng mà là Cựu Âm đó có dấu huyền rất
là kỳ dị là hơi giống dấu ngã của Bắc Việt, tức xuống rồi lên, nhưng chỉ ít
thôi, và rất khó nhận ra.
Chỉ có người Việt châu thổ Hồng Hà mới đủ thính tai để nhận diện được cái dấu
huyền kỳ dị đó, còn cho đến cả người Tàu ở xa kinh đô cũng không nhận được,
không đọc được.
Thế nên họ đã sáng tác dấu ngã để diễn tả cái dấu huyền đó mà trên thế giới chỉ
có họ là nhận ra mà thôi. Nhưng họ lại đi quá lố, chớ thật ra thì cái dấu huyền
Quan Thoại đời xưa, không có lên cao đến thế, vì vậy mà trừ Bắc Việt ra, trên
thế giới không ai nhận ra được hết, kể cả người Tàu ở ngoài khu tam giác đó.
Ông bạn người Trung Hoa ấy đã đưa ra thí dụ cụ thể để minh chứng chủ quan của
ông:
Quan thoại
|
Bắc Việt
|
|
|
Mà
|
Mã (ngựa)
|
Wùa
|
Vũ (mưa)
|
Dèl
|
Nguyễn (họ)
|
Luỳ
|
Lữ (họ)
|
Nài
|
Nãi (sữa)
|
MÌ
|
MỸ
|
Chúng tôi chất vấn ông bạn Trung Hoa đó: “Nói thế thì tại sao những danh từ
không do tiếng Tàu mà ra, cũng viết với dấu ngã?”
Ông bạn Trung Hoa nầy đã theo dõi chúng tôi khi chúng tôi viết sử, và đã biết tất
cả những gì chúng tôi viết trong đó, nên ông bạn đáp ngay: “Đó là tại những
danh từ ấy không phải là của Lạc bộ Trãi. Các anh đã vay mượn của các nhóm khác
rồi quên mất chủ nhơn, cứ ngỡ là của Tàu”.
Thí dụ ẴM BỒNG, anh đã nói là do AMBING của Lạc bộ Mã mà ra (Nam Dương: Ambing
= Ẵm bồng).
Chúng tôi cười hơi mỉa mai: “Có thế nào mà chúng tôi quên cả chủ nợ hay không?”
“Có. Thuở đó Trung Hoa là số dzách khiến ai cũng ngỡ cái gì cũng của Tàu mà ra
cả. Anh có biết hiện nay (năm 1972) người Thái Lan gọi người Trung Hoa là gì
không?”
“Không.”
“Họ gọi đồng bào của chúng tôi, kể cả cu li nữa là CHAOU JIN, tức là CHỦ NHƠN.
Họ gọi theo đời Tần, mà họ bị đánh chiếm, rồi thì nó quen miệng đi. Các anh
không có gọi Trung Hoa như vậy, nhưng hẳn các anh có phục Trung Hoa, khi Mã Viện
bình định xong, và các anh bắt đầu an phận, theo học văn hoá Tàu.”
Chúng tôi lại chất vấn thêm, và ông bạn vẫn cứ trả lời xuôi rót:
“Tôi còn thắc mắc. Có những tiếng Tàu mang âm huyền rõ ràng thế sao Bắc Việt vẫn
phát âm hỏi.”
“Hà, cái nầy dễ hiểu quá mà, tại các anh học với lính Quảng Đông, Phúc Kiến, tức
bọn quân bổ túc cho đạo binh viễn chinh, mà người Quảng Đông, Phúc Kiến chỉ mới
bị trị trước các anh không tới một trăm năm. Họ chỉ vừa bị Hoa hoá và cho tới
ngày nay họ không nhận diện được cái dấu huyền đó, thế nên họ phát âm sai, tức
với dấu hỏi.”
Ông bạn lại đưa ra thí dụ:
Quan thoại
|
Quảng Đông
|
Bắc Việt
|
|
|
|
Quò
|
Quỏ
|
Quả
|
Chường
|
Chưởng
|
Thưởng
|
Pèo
|
ẻo
|
Biểu
|
Chúng tôi xin lặp lại là chúng tôi không đảm bảo gì hết, và chúng tôi chỉ viết
ra để các nhà học giả thạo hơn chúng tôi nghiên cứu thử, chớ chính chúng tôi
cũng chẳng nhận diện được dấu huyền Quan Thoại đó, và chính kẻ dạy chúng tôi học
cũng không đọc được cái dấu huyền hoặc đó.
Dầu sao sự kiện nầy cũng có và còn nguyên vẹn, là trong đại khối Mã Lai đông
hơn 300 triệu, chỉ còn Bắc Việt là có dấu ngã, khiến ta phải nghĩ rằng họ mới
sáng tác về sau, không biết để làm gì, còn gốc tổ thì không có.
Mặc dù không tin chủ trương trên đây, chúng tôi vẫn băn khoăn tự hỏi những luật
hỏi ngã của văn phạm ta sao mà hơi kỳ kỳ, đại khái như thế này: khi mà các danh
từ gốc Hán Việt mà bắt đầu bằng D, L, M v.v. thì phải viết với dấu ngã.
Ở đây, nguyên nhơn tại chữ D, chữ L, chữ M. Tại sao các chữ đó là nguyên nhơn
được? Chủ trương của ông bạn Trung Hoa tuy không được chúng tôi tin, nhưng
nguyên nhơn mà ông bạn ấy đưa ra có vẻ là nguyên nhơn thật sự, chớ còn chữ D,
chữ L, chữ M làm thế nào lại là nguyên nhơn được.
Nếu chủ trương của ông bạn Trung Hoa nói trên mà sai, tưởng ta cũng cần tìm
nguyên nhơn khác hơn là chữ D, chữ L, chữ M, nó không có vẻ gì là nguyên nhơn cả.
Chương V - Tài ba của Việt ngữ
Mẹ hát con khen hay thì chẳng được ai khen theo hết. Nhưng chúng tôi khen vì MẸ
CHÚNG TA tài tình thật sự.
Nam Dương và Nhựt Bổn đã chế biến ra lắm trò, nào là Nam Dương gắn đầu gắn đuôi
như Tây, Nhựt Bổn chia động từ như Tây, nhưng diễn tả không hơn Việt Nam chút
nào hết mà lại còn kém hơn nhiều bực.
Các nhóm Mã Lai khác đều mắc nạn đồng âm dị nghĩa mà vô địch là Miền Dưới và Nhựt.
Việt Nam cũng có danh từ đồng âm dị nghĩa, nhưng rất là ít, thí dụ Đồng (bằng),
Đồng (thau), trong khi đó thì các dân tộc khác mỗi nhóm có hai ba chục tiếng đồng
âm.
Ta cũng đã có như họ, vì tất cả đều là Mã Lai, nhưng ta đã uyển chuyển cho mất
sự lạm phát đồng âm, còn họ không biết làm thế.
Đó là nguyên nhơn của các dấu sắc, huyền, hỏi, nặng của ta mà các nhóm khác rất
hiếm có. Thí dụ GIÁ RẺ ở Nam Dương, thì rẻ chỉ là MURAH. Chữ H cuối chỉ có giá
trị của 1/3 cái dấu hỏi hay dấu sắc của ta mà thôi, tức như là MURẢ, nhưng RẢ
phải đọc thật nhẹ, chữ H được đọc nửa chừng thì người đọc đứt hơi thình lình.
Quý vị đã thấy ta biến PƠAKA thành BÓI CÁ một cách tài tình. Chúng tôi đếm được
trong các tự điển Miền Dưới 40 chữ Tơrăng chẵn chòi, không thiếu một nét.
Việt Nam cứ sử dụng dấu sắc huyền hỏi nặng là dẹp tan hết:
Tơrăng = Trằn
Tơrăng = Trảng
Tơrăng = Trắng trợn
Tơrăng = Trong
Vân vân và vân vân…
Ta biến dạng mà không hề làm mất Phonème, làm mất nghĩa, và trái lại còn thêm
nghĩa rất dồi dào. Xem người Mạ và ta biến dạng một từ ngữ Mã Lai thì thấy rõ
là ta quá tài.
Con sulong= Filsainé, Elder
Người Mạ biến thành: KON TABÔNG. Phonème đã sai rồi, mà TABÔNG thì chẳng có
nghĩa gì cả trong ngôn ngữ Mạ.
Việt Nam biến: CON ĐẦU LÒNG
Có tài tình chưa? Phonème còn nguyên vẹn, nhứt là trong CON SO và SỔ LÒNG, mà ĐẦU
LÒNG cũng đầy ý nghĩa. Đó là một cuộc biến có cố ý, có ý thức vì hiểu nghĩa, chứ
không phải là kẻ vay mượn, chỉ mượn âm, như Cao Miên đã biến Kayu Đoan Đâu
thành So Đau.
Kẻ hiểu nghĩa để biến cho còn nghĩa là kẻ có danh từ đó, chớ không phải vay mượn.
Sự biến dạng của Tơrăng trong Việt ngữ, tuy hay về số lượng, nhưng không hay về
phẩm chất vì ta chỉ bỏ dấu khác mà thôi, ngoài ra không có sửa đổi bao nhiêu.
Nhưng sự biến dạng của một động từ, động từ CHẾT thì tài vượt bực.
Chủng Mã Lai có hai động từ chỉ ý niệm chết, mà Miền Dưới chỉ dùng có một là
MATI.
Nam Dương:
|
Mati
|
Chàm Ninh Thuận:
|
Mưtai
|
Chàm Bình Tuy:
|
Htai
|
Thái:
|
Tai
|
Việt Nam:
|
Mất
|
Thái cũng biến nhưng biến một cách vô ích, và nếu không có cái khoen Chàm Bình
Tuy, không làm sao mà nhận ra được TAI do MATI mà ra.
Nhưng Việt Nam biến có mục đích hẳn hòi, để xoá đồng âm U như với tĩnh từ
Tơrăng.
Vậy Mati = mất.
Ta nuốt chữ I cuối. Thí dụ: Ông tôi mất năm ngoái.
Người Nam Dương cũng có ao nuôi cá và lũy tre quanh làng y như ở Bắc Việt, và họ
gọi ao đó là:
Ao mati = Ao chết
Tại sao ao lại chết? Vì nước ao không được thay đổi tức đó là nước chết. Việt
Nam không bằng lòng như thế và trong trường hợp này, ta không nuốt chữ I mà nuốt
âm MA. Âm TI còn lại được biến thành ra là TÙ.
Ao mati = Ao tù
Xin lưu ý các nhà làm từ điển. Chữ Tù hồi cổ thời chỉ có nghĩa là (nước) Chết.
Đèn không cháy nữa, người Nam Dương gọi là:
Đian mati = Đèn chết
Tại sao chết? Vì ngọn lửa đã chết. Trong bài hát Au clair de la lune, của Pháp
ta cũng thấy câu: Ma chandelle est morte, tức cây nến của tôi đã chết.
Việt Nam cũng chẳng bằng lòng vàa lần nầy ta biến âm TI thành TẮT.
Đian mati = Đèn tắt
Có tài tình chưa? Và cũng xin các nhà làm tự điển biết rằng vào cổ thời TẮT, chỉ
có nghĩa là CHẾT. Hiện nay trong Việt ngữ, ta vẫn còn nói TẮT để chỉ ý niệm Chết.
Thí dụ: “Ông tôi tắt nghỉ hôm qua”.
Sự tài tình ở đây, còn hơn cả trong từ ngữ CON ĐẦU LÒNG nữa. Và có hằng ngàn
trường hợp biến tài tình như cái vụ Ti →Tù, Ti →Tắt.
Khi ta so tự điển Việt Nam với tụ điển các dân tộc khác gốc Mã Lai, ta thấy
luôn luôn tự điển ta dày hơn tự điển họ quá nhiều, bởi họ chỉ định nghĩa có một
chữ MATI còn ta thì phải định nghĩa cho ba chữ: MẤT, TÙ và TẮT.
Nhưng hủy bỏ đồng âm, tuy là tài, nhưng vẫn không tài bằng mỹ hoá như trường hợp
CHIM BÓI CÁ đã cho thấy.
pơraka = Bắt cá→ Bói cá
BÓI CÁ đậm ý nghĩa hơn BẮT CÁ, nhưng không khác âm bao nhiêu. Thế thì không cần
gì tiến tới đa âm như họ, ta vẫn diễn ý được nhiều hơn họ và nhứt là hay hơn họ.
Xem ra sự đa âm hoá không đem đến cái lợi nào đáng kể hết, và nếu không bị ảnh
hưởng Trung Hoa chận đứng cái đà đa âm của ta, ta vẫn không hơn gì ngày nay
đâu, bằng chứng là Nam Dương, mặc dầu đa âm hoá, vẫn kém hơn ta về sự phong phú
của ngôn ngữ.
Khi mà ta sáng tác được chữ TÙ rồi thì nó đẻ ra một bầy con: TÙ TÚNG, TÙ HÃM,
TÙ BINH, VÀO TÙ, Ở TÙ, NGỒI TÙ, TÙ MỌT GÔNG, TÙ RŨ XƯƠNG, TÙ TỘI, CƠM TÙ, CAI
TÙ, RŨ TÙ, MÃN TÙ, BỎ TÙ, NHÀ TÙ, CHẾ ĐỘ LAO TÙ, VƯỢT TÙ, NƯỚC TÙ, TÙ TREO, TÙ Ở,
TÙ ĐÀY, TÙ BIỆT XỨ, vân vân và vân vân.
Các người ham bắt ta làm nô lệ Trung Hoa, chắc cho rằng ĐÈN là do ĐĂNG của Tàu.
Nhưng Tàu đọc ĐĂNG là TẨN, mà TẨN thì quá xa ĐÈN, không như ĐIAN của Nam Dương.
Và tiền sử học đã nói rõ là Lạc bộ Mã, khi di cư không có chịu ảnh hưởng của
Tàu.
Chúng tôi có hai chứng tích cho rằng ta không học của Tàu:
I- Tất cả đều dùng âm đầu Đ trong khi Tàu dùng T.
II- Nhưng chứng tích đó rất yếu. Các nhà khảo cổ đã tìm được một cây đèn La Mã
tại Cao Miên, vì năm 17 OS.K La Mã có gởi sang Trung Hoa một đoàn trò xiếc, bọn
ấy có đi ngang qua Cao Miên. Họ lại tìm được đèn đời Hán tại Trung Hoa. Đèn
Trung Hoa và đèn La Mã xấu hơn đèn Đông Sơn nhiều lắm. Không lẽ thầy lại kém
hơn trò?
Chính Nhật là đã học của Tàu vì họ nói là Tô. Tô do Tẩn mà ra chớ không do Đian
được.
Con khen mẹ bấy nhiêu đó là vừa, mặc dầu còn hàng ngàn biến dạng tài tình và nhứt
là có mục đích rõ rệt nữa. Khen nhiều quá người khác sẽ khó chịu, nhứt là những
quốc gia có 30 chục danh từ đồng âm dị nghĩa, trong hàng trăm trường hợp, hàng
trăm danh từ.
Chương VI- Vua Hùng lãnh đạo bao nhiêu bộ lạc
Xin nói rõ lại về danh xưng. Chủng Mã Lai ở Viễn Đông chia thành hai chi. Chi
Âu tức người Thái. Chi lạc là chi thứ nhì.
Chi lạc lại chia thành hai tiểu chi:
A) Austroasiatiques, chủ đất Hoa Bắc trước khi người Tàu xuất hiện. bọn nầy đã
di cư đi Đại Hàn, Nhựt và Việt Nam cách đây năm ngàn năm, được Tàu gọi là Lạc bộ
Trãi, chúng tôi gọi là Mã Lai đợt I trong quyển sử của chúng tôi. Nhưng ở đây
chúng tôi gọi tắt họ là Trãi.
B) Austronésiens, chủ đất Hoa Nam trước khi người Tàu xuất hiện. Bọn nầy đã di
cư đi Chàm, Phù Nam, Nam Dương, và lộn ngược lên Nhựt, được Tàu gọi là Lạc bộ
Mã và chúng tôi gọi là Mã Lai đợt II. Nhưng ở đây chúng tôi gọi tắt họ là Mã.
Hai thứ Mã Lai ấy chỉ có những danh từ của con người cổ sơ là giống nhau thôi,
như Tay, chơn, mặt, mắt, núi non, bông lá. Những sáng tác về sau, khác nhau hết.
Nhưng đặc biệt trong danh từ cổ sơ, đáng lý gì phải giống nhau hết, họ lại khác
nhau ở CHƠN và CẲNG. Bọn Trãi nói CHƠN, bọn mã nói CẲNG.
Trong lãnh thổ Việt Nam hai nhóm ấy còn tồn tại:
Trãi
|
Việt Nam + thiểu số Mã Lai ở trọ Đa số Thượng Việt
|
|
|
Mường
|
Mường là Mã, khi xưa nói y hệt như Nam Dương, nhưng nay đã
bị Trãi hoá và nói gần giống ta. Chàm, Phù Nam, Rađê, Giarai.
|
Có ba thứ người mà số phận giống hệt Mường đó là người Yêh, người Roglai và người
Churu, họ là Trãi nhưng lại bị Mã hoá. Thuở xưa họ nói y hệt như Việt Nam,
nhưng nay họ nói gần giống người Chàm vì nỗ lực đồng hoá của Chàm.
Ở Nhựt Bổn cũng có hai tiểu chi Lạc y hệt như ở Việt Nam, nhưng số lượng khác.
Trãi Việt Nam do nhóm AĐÔUK của vua Hùng Vương lãnh đạo, còn Trãi Nhựt Bổn có lẽ
do nhóm KHẢ TU lãnh đạo. Nhóm này hiện ở ngang Đà Nẵng phía trong Trường Sơn,
nói khá giống người Nhựt về các danh từ Trãi. Còn danh từ Mã ở Nhựt thì dĩ
nhiên là giống Nam Dương, y hệt như ở Việt Nam.
Để chứng minh sự kiện đồng chủng, khoa học chê ngôn ngữ tỷ hiệu.
Nhưng nhờ khoa đó mà chúng tôi biết chắc vua Hùng Vương lãnh đạo tất cả bao
nhiêu bộ lạc vào khoảng năm 500 trước Tây lịch, biết chắc 100% và biết tên cả
các bộ lạc ấy nữa.
Trước hết chúng tôi đã dùng luật đối chiếu của M. Swadesh, ông ấy có lập ra nhiều
cái luật, mà một rất quan trọng: Luật về số lượng danh từ cần phải đối chiếu.
Chúng tôi đã kiểm soát chặt chẽ luật đó và chúng tôi thấy nó đúng 100%. Theo M.
Swadesh thì chỉ cần đối chiếu 200 danh từ mà thôi là đủ rồi.
Không phải là hai dân tộc phải giống nhau tất cả ở số lượng 200, mà đa số danh
từ trong hai trăm mà giống nhau, là đồng chủng.
Một kết quả ngộ nghĩnh và hay ho, lòi ra sau cuộc kiểm soát của chúng tôi. M.
Swadesh cho phép đối chiếu CON MẮT mà không cho phép đối chiếu CÁI MẶT. Nhà ngữ
học lỗi lạc đó đã nghiên cứu và thí nhiệm rồi, chớ không phải nói liều.
Hiện có lối một trăm dân tộc gốc Mã Lai, tất cả đều còn giữ được danh từ CON MẮT
giống nhau, còn CÁI MẶT thì có ba dân tộc đánh mất: Nhựt Bổn, Cao Miên, Nam
Dương.
Nam Dương mượn MUKA của Phạn ngữ, Cao Miên và Nhựt cũng thế (vì Nhựt, bọn Mã đã
từ Nam Dương đi ngược lên để nhập bọn và lãnh đạo bọn Trãi tại Phù Tang). Nhưng
Nam Dương lấy nguyên vẹn MUKA còn Cao Miên chỉ lấy âm đầu là MUK, nhật chỉ lấy
âm sau là KA rồi biến thành KAO.
Thế là luật Swadesh chặt chẽ đến bất ngờ. Họ cấm đối chiếu Cái Mặt, chúng tôi
không nghe, cứ đối chiếu, mới lòi ra sự kiện không ăn rơ.
Vậy chúng tôi đã đối chiếu 200 từ Việt ngữ căn bản của Swadesh với ngôn ngữ của
khắp Đông Nam Á, và chúng tôi tìm được trên 300 nhóm bộ Lạc Trãi. Những danh từ
Việt mà nhóm này không có, thì nhóm khác có.
Thí dụ hai tĩnh từ THẤP và NGẮN thì chỉ có một nhóm độc nhất là có, đó là nhóm
KUY. Thí dụ động từ TÊM (trầu) chỉ có một nhóm độc nhất là có đó là nhóm PACOH.
Danh từ LỒI ỐI chỉ có một nhóm độc nhất là có, đó là nhóm Sơđăng.
Đây là tên của các nhóm đó ngày nay, ngày xưa chắc họ mang tên khác, vì có nhóm
bị ngoại nhân đặt tên, chớ thực ra họ tự xưng khác, thí dụ nhóm Khả lá vàng là
do người Lào đặt ra chớ họ tự xưng là ALAK.
Chúng tôi bắt đầu từ trên xuống, tức từ Hà Tịnh Quảng Bình đổ xuống, còn ở trên
nữa thì không có Lạc bộ Trãi. Và chúng tôi bỏ các nhóm lai căng ra thí dụ nhóm
Hơroy!
1. Khả lá vàng
|
19. Mnong
|
2. Bru
|
20. Gar
|
3. Pacóh
|
21. Xi Tiêng
|
4. Phương
|
22. Mạ
|
5. Tà ui
|
23. Lào
|
6. Khả Tu
|
24. Núp
|
7. Tà Kụa
|
25. Kâyông
|
8. Cụa
|
26. Srê
|
9. Jêh
|
27. Churu
|
10. Duan
|
28. Kôhô
|
11. Kayơng
|
29. Rôglai
|
12. HRÊ
|
30. Biat
|
13. Sơ Đăng
|
31. Tu Nong
|
14. Bà na
|
32. Kơ lua
|
15. Tơ dra
|
33. Mung Buk
|
16. Mơ nơm
|
34. Hrê
|
17. Ha lang
|
35. Cuti
|
18. Rơ lơm
|
|
Chúng tôi bỏ Rađê và Giarai ra vì họ, Chàm và Mường chỉ mới đến xứ ta 500 trước
Tây lịch. Tiếng Việt có vay mượn của họ, nhưng những danh từ vay mựơn ấy không
phải là căn bản.
Vậy vua Hùng Vương và khoảng năm 500 trước Tây lịch đã lãnh đạo 35 bộ lạc trên
đây, và khi thống nhứt được rồi thì ta có Ngắn, có Thấp, có Têm trầu, có Lồi ối,
mà bộ lạc nào không có đều phải học hết và tiếng Việt thành hình.
Không rõ Hùng Vương thuộc bộ lạc nào, nhưng ông vẫn phải thuộc 1 trong 35 bộ lạc
đó. Chỉ có hai bộ lạc là có danh từ NẮNG nghen bà con, còn TÊM (trầu) thì chỉ độc
một bộ lạc có mà thôi, đó là dân Pacóh, như đã nói.
Những điều chúng tôi nói ra trên đây không phải là suy luận như bạn Nguyễn Mạnh
Côn đã nói mà có chứng tích hẳn hoi. Thí dụ nhóm Khả Tu chỉ có tĩnh từ ĐAU, tuyệt
đối không biết các tĩnh từ khác của Việt Nam, còn nhóm Mạ thì chỉ có tĩnh từ
xóc (Đau xóc hông), tuyệt đối không có tĩnh từ ĐAU.
Vua Hùng Vương thứ I thống nhứt các bộ lạc được rồi thì lấy của mỗi bộ lạc một
tĩnh từ, nhờ vậy mà ta có Nhức, Đau, Tức, Rát, Xóc, Lói,… phong phú hơn bất kỳ
nhóm Trãi nào khác, và tất cả các nhóm Trãi ở lưu vực Hồng Hà đều phải học với
nhau, Việt ngữ thành hình và thống nhứt ngay từ thời Hùng Vương.
Chỉ có độc một nhóm Khả mới có động từ RAAN có nghĩa là RÁN SỨC, những bộ lạc
khác nói GẮN vân vân… Về chữ Raan thì tự điển K.T.T.Đ viết đúng gốc tổ là RÁN
(không G) còn dân chúng miền Bắc phát âm RÁNG có G là sai gốc tổ rồi vậy.
Sự lựa chọn danh từ để vay mượn thật là khó hiểu lý do. Người Khả Tu có đến 9 động
từ ĐẺ khác nhau, nhưng ta không có lấy động từ nào của họ hết, mà lấy động từ đẻ
của Mạ là dân chỉ có một động từ đẻ độc nhứt. Nhưng không nên hiểu rằng Mạ chính
là bộ lạc của vua Hùng Vương, vì những danh từ khác ta không có lấy của Mạ, tức
Mạ và ta chỉ giống nhau có mà thôi. Mỗi bộ lạc ấy chỉ giống ta có (không kể các
danh từ chung như Mắt, Chim, Cây, Lá).
Thí dụ Thượng Việt có những danh từ sau đây để chỉ con cọp:
Klơa
Klá
Yau
Agôôt
Kan bơơi
Pahua
Kooq
Chắc chắn là ta lấy Kooq để biến thành CỌP. KOOQ là danh từ của người Khả Tu.
Mà nó là danh từ trùng hợp với danh từ của bộ lạc của vua Hùng Vương chớ không
phải Khả Tu là bộ lạc lãnh đạo.
Những danh từ nào mà ta chê không lấy, đều bị Nhựt Bổn lượm hết. Thí dụ người
Khả Tu gọi con CHÓ là ANÚK là trùng với INÚ của Nhựt Bổn, người Khả lá vàng gọi
CÂY là KI cũng trùng với Nhựt Bổn, không khác một nét.
Danh từ MANG là ĐÊM, được khắp Cao Nguyên dùng, nhưng ta chê, cũng được Trãi ở
Nhựt trọng dụng và biến thành BAN.
Sự chọn lựa giữa ta và Nhựt không ăn khớp với nhau ở mỗi danh từ, thành thử Nhựt
vừa giống ta, lại vừa giống đồng bào Thượng. Có thể nói hễ danh từ nào của Thượng
Việt mà Nhựt dùng thì ta không, ta dùng thì Nhựt không, chỉ trừ 1 số nhỏ.
Theo tiết lộ của giáo sư đại học Nghiêm Thẩm thì Nhựt cũng đã biết sự kiện đó rồi
và họ có thử đi Cao Nguyên, ghé thăm Giáo sư, nhưng chẳng hiểu họ có thành công
trong việc đi tìm gốc tổ hay chăng?
Tỷ lệ 10/35 trên đây thoạt trông thì mâu thuẫn với lối trình bày của chúng tôi
khi nãy là theo luật Swadesh, không bắt buộc phải giống nhau 100% mà đa số danh
từ giống nhau, tức 55% là đủ rồi. Nhưng 10/35 thì thấp hơn 55%.
Ở đây lại cần giải thích rõ ràng minh bạch: 10/35 là số lượng danh từ đặc biệt
mà bộ lạc lãnh đạo cần mượn thêm, như TÊM (trầu) chẳng hạn, còn 55% là số lượng
danh từ thường mà tất cả đều phải giống nhau như Mắt, Nước, Lá. v.v
Về sự chọn lựa, ta chỉ có thể lấy lý trí mà suy ra chớ không thể biết chắc đựơc:
khi nào một ý niệm cần được diễn ra bằng nhiều hình thức, như bị đau đớn, có
nhiều lối đau khác nhau, thì vua Hùng Vương mới phải vay mượn lung tung nơi các
bộ lạc mà ông lãnh đạo, còn khi nào một ý niệm chỉ cần diễn ra bằng một hình thức
độc nhứt như Đẻ chẳng hạn thì không có vay. Như vậy thì Đẻ của Mạ chỉ ngẫu
nhiên trùng với Đẻ của bộ lạc lãnh đạo, chớ không phải là bộ lạc ấy vay mượn Đẻ
của Mạ.
Về sự kiện thứ nhì, ta cũng chỉ biết được qua một cuộc suy luận mà thôi. Vua
Hùng Vương dĩ nhiên là có khuynh hướng bắt các bộ lạc khác dùng danh từ của bộ
lạc ông. Nhưng ở trường hợp nầy thì ông không thể thành công, bởi nếu trong 36
bộ lạc, mà chỉ có 3, 4 bộ lạc trùng hợp với ông thì ông bị thiểu số, danh từ của
đại đa số sẽ thắng. Thành thử những danh từ mà Văn Lang chánh thức hoá về sau,
không phải luôn luôn là danh từ của bộ lạc vua Hùng, mà phải là danh từ của đa
số.
Tuy nhiên, khi chúng tôi đối chiếu tổng quát, chúng tôi thấy rằng bộ lạc đã thống
nhứt các bộ lạc khác có ngôn ngữ tương đối giống nhứt với ngôn ngữ Khả lá vàng,
mặc dầu vì trốn tránh trong rừng từ hơn hai ngàn năm nay, Khả Lá Vàng đã mất gần
hết ngôn ngữ, không phong phú như Khả Tu chẳng hạn, nhưng những danh từ còn sót
lại thì quá giống danh từ hiện kim của ta.
Nhưng xin cần nói rõ. Thí dụ CÁ thì chính Sơ Đăng giống ta 100% còn Khả lá vàng
thì nói AKA, nhưng các danh từ khác thì Sơ Đăng lại không giống ta mà Khả Lá
Vàng giống, tuy chỉ giống tương đối như CÁ và AKA, nhưng không khác hẳn như Sơ
Đăng.
Sự ít giống, nhưng lại ít ở tất cả mọi danh từ là dây liên hệ mạnh hơn là giống
nhiều, giống 100%, nhưng chỉ trong một số danh từ mà thôi. Ngoài Khả Lá Vàng,
thì các bộ lạc khác như nhau, không bộ lạc nào hơn bộ lạc nào về sự giống ta.
Thời điểm năm 500 trước Tây lịch mà chúng tôi đưa ra không phải là thời điểm đúng
hay khá đúng mà là thời điểm chắc chắn không có đệ tam nhân xen vào vì tiền sử
học cho biết rằng chính năm đó là năm bọn Lạc bộ Mã đến nơi (tổ tiên của người
Mường). Từ năm đó đổ lên thì cuộc thống nhứt của các bộ lạc Trãi xảy ra vào năm
nào, chắc không bao giờ biết được hết vì con số 18 đời vua Hùng Vương không thể
kiểm soát, mà con số về thời gian trị vì của một đời vua cũng không thể biết được,
phương chi không phải thống nhứt xong rồi là có vua ngay đâu, mà có thể chỉ có
tổng tù trưởng mà chưa có Hùng Vương thứ I, và tình trạng đó, có thể kéo dài
500 năm cũng được như thường.
Đôi khi có vua rồi, nhưng lại chưa thống nhứt được như trường hợp của người
Giarai, họ có đến hai ông vua, Thủy Xá và Hoả Xá, thế mà họ chưa thống nhứt nổi
Rađê đồng chi Mã với họ.
Nhưng thường thì thống nhứt rồi, mới có vua. Trường hợp Giarai là trường hợp đặc
biệt.
Khi thống nhứt xong thì tên của các bộ lạc phải bị quên, không còn Pacóh, Bru,
Khả Tu gì nữa hết ở lưu vực Hồng Hà mà chỉ còn có VRĂN NANG = Cau sọc và hằng
ngàn năm sau Vrăn Nang mới bị biến thành Văn Lang. Nhưng Vrăn Nang là quốc hiệu
hẳn hòi chớ không phải là tên của bộ lạc lãnh đạo. Bộ lạc ấy tên gì, ta sẽ thấy
lát nữa đây.
Ta cũng không nên ngộ nhận về sự kiện sau đây là không phải chỉ có 35 dân tộc ấy
là giống ta, mà ngôn ngữ Kha si của dân Naga ở Assam( Ấn Độ) cũng giống hệt
ngôn ngữ thượng Việt, nhưng họ ở quá xa lưu vực Hồng Hà thì họ không thể được
vua Hùng Vương thống nhứt, nên chúng tôi chỉ kể tên các dân ở Cao Nguyên, lào
và Cao Miên mà thôi, vì những phần tử không được thống nhứt, có đi xa lắm cũng
chỉ đi quanh đó, còn Khả Si tuy cũng là Trãi, nhưng họ định cư xa như thế tức họ
Nam thiên từ Hoa Bắc do ngã hướng Tây, y như bọn lạc bộ Chuy, tức không có ghé
lưu vực Hồng hà.
Con số 1960 tù trưởng mà truyền thuyết Mường nói đến không vì con số 35 trên
đây mà sai, bởi mỗi bộ lạc có nhiều tù trưởng. Nhưng con số 15 bộ của truyền
thuyết ta thì chắc chắn là sai. Bộ của truyền thuyết ta, cho dẫu có nghĩa là bộ
lạc, hoặc tỉnh gì cũng không thấy còn dấu, mà dấu vết cổ thì phải còn, chúng
tôi thấy như vậy khi kiểm soát về các việc khác.
Truyền thuyết của khách trọ lá Lạc bộ Mã đã xoá mất truyền thuyết của lạc bộ
Trãi. Nhưng trên Cao nguyên hẳn là còn cái gì và chúng tôi mong đợi ở các nhà
nghiên cứu khác, hiện họ đang làm việc tại Cao nguyên.
Chúng tôi nói có tất cả 35 bộ lạc, nhưng thật ra là 36, vì vua Hùng Vương thuộc
một bộ lạc khác, có tên khác, và đông hơn cả, nên mới thống nhứt được các bộ lạc
khác.
Vua Hùng Vương thuộc bộ lạc nào. Trong quyển sử của chúng tôi, chúng tôi đã tiết
lộ rằng đa số đồng bào Thượng gọi ta là Mandi, bằng Phạn ngữ, vì chịu ảnh hưởng
của Cao Miên và Chàm. Nhưng ở trên Kontum đổ lên Hà Tịnh thì họ lại gọi ta khác
vì họ không có chịu ảnh hưởng của Chàm và Cao Miên và chúng tôi tin rằng họ goi
theo thời Thượng cổ.
Từ người Khả Tu đến người Pacóh đến người Bru, ở trên địa bàn Sơ Đăng, đều gọi
ta là dân AĐUỐK. chắc chắn là vua Hùng thuộc bộ lạc AĐUỐK, là bộ lạc đa số ở
lưu vực Hồng Hà.
Ađuốk chẳng có nghĩa gì cả trong ngôn ngữ của bất cứ nhóm thượng nào. Có lẽ đó
là danh tự xưng và phải có nghĩa trong bộ lạc Ađuốk, nhưng các bộ lạc khác
không có danh từ đó nên họ không hiểu, trừ các bộ lạc bị thống nhứt thì hiểu,
nhưng đó là một danh từ đã mất vì luật Swadesh.
Tuy nhiên tất cả các nhóm Trãi trên Cao Nguyên đều có truyền thuyết cho rằng họ
và ta đồng gốc tổ.
Và xin đừng ngộ nhận ở điểm này. Trên 30 bộ lạc đó, không phải là các bộ lạc
khác ly khai vì không khứng được với vua Hùng thống nhứt. Sự kiện lịch sử khác
hẳn sự tưởng tượng của ta. Khi rời Hoa Bắc di cư đi Việt Nam thì mỗi nhóm chiếm
một vùng ở các nơi mà Pháp gọi là Đông Pháp, nhưng đặc biệt ở lưu vực Hồng Hà
thì có đủ mặt tất cả ácc bộ lạc vì hai lẽ:
a) Tất cả đều ghé lại đó.
b) Nhưng rồi họ thấy là đất quá chật cho tất cả, nên rồi mỗi nhóm mỗi có người
tái khởi hành để đi nơi khác, vì vậy mà mới có đồng bào Thượng ở nơi khác.
Và xin cũng đừng hiểu lầm về điểm thứ nhì này. Là đồng chi lạc bộ Trãi với
nhau, họ phải có danh từ chung với nhau hết thẩy, chỉ có những danh từ đặc biệt
mới là khác và mới được vua Hùng vay mượn, chớ Cá, Nước, Mắt, Mũi, tay, Chơn đều
nhu nhau. Thí dụ: RỬA thì tất cả đều nói là RAO, RÀO, ARAU, MARAU, IRAU .v.v…
Vua Hùng Vương lại thống nhứt ngôn ngữ hơi lạ lùng là lấy cả hai trạng từ của một
nhóm để nhập làm một. Thí dụ nhóm Khả Tu có trạng từ Mak có nghĩa là MẶC KỆ, và
trạng từ TAKÊ đồng nghĩa. Mak bị nhập với Takê để làm mặc kệ của Việt.
Tuy người Việt miền Bắc vẫn nói Mặc gọn lỏn, còn người Việt miền Nam vẫn nói KỆ
gọn lỏn (hoặc THÂY KỆ. THÂY là trạng từ Phù Nam).
Thế nghĩa là MẶC KỆ chỉ mới có về sau này, chớ không phải vua Hùng Vương nhập lại,
còn hồi xưa ta vẫn nói y hệt như Khả Tu là Mak và Takê chúng tôi chủ trương rằng
tất cả dấu vết cổ thời đều còn đủ và trường hợp MẶC, KỆ và MẶC KỆ đã cho thấy
rõ như vậy.
Việt ngữ thành hình đúng vào năm mà cuộc thống nhứt các bộ lạc đã hoàn thành,
chớ trước đó thì chỉ có các phương ngữ Mã Lai, mà không hề có ngôn ngữ của bất
kì quốc gia nào, vì các quốc gia Việt ở Hoa Nam cũng chỉ được thành lập đồng thời
điểm với nước Văn Lang chớ cũng chẳng lâu đời hơn được.
Như đã nói, chúng tôi không biết cái thời điểm ấy, nhưng sớm lắm cũng chỉ một
ngàn năm trước Tây lịch chớ không thể sớm hơn, bởi từ chiếc đá mài lưỡi rìu có
tay cầm tiến lên phong kiến giai cấp, mất hai ngàn năm là vừa, không chậm cũng
không mau.
Tuy nhiên, cái Mã Lai ngữ hay các phương ngữ Mã Lai trước đó, cũng vẫn là Việt
ngữ phần nào rồi, bởi các danh từ chung của chủng tộc đã nằm sẵn trong đó rồi,
kể cả vài yếu tố về văn phạm nữa.
Người Jeh nói:
|
Nó, anh là tôi
|
= Tôi là anh của nó (hơi ngược)
|
Người Mạ nói:
|
Tôi ăn cơm
|
= Tôi ăn cơm (xuôi)
|
Người Khả Tu nói:
|
Tôi nhắm mắt
|
= Tôi nhắm mắt (xuôi)
|
Thống nhứt xong rồi thì xuôi ngược gì phải một chiều hết thảy.
Nhưng đó chỉ là các phương ngữ của Lạc bộ Trãi, và Việt ngữ lạc bộ trãi.
Bọn Lạc bộ Mã chưa tới nơi mà Việt ngữ đã giàu 30 lần hơn mỗi bộ lạc trong 35 bộ
lạc kể trên. Bọn Mã tới Việt thì Việt ngữ lại phong phú gấp đôi vì bọn ấy llại
còn có nhiều danh từ riêng hơn các bộ lạc Trãi bởi họ đã lập quốc rồi ở Hoa
Nam.
Đến năm 500 trước tây lịch thì bọn Lạc bộ Mã đến nơi và vua Hùng Vương lại vay
mượn của bọn khách trọ ấy (tổ tiên của người Mường. Bấy giờ thì vua Hùng giống
hệt như Nhựt Bổn ngày nay, là mỗi ý niệm có hai danh từ. Thí dụ như Nhựt lấy
MASÉ của Nam Dương, (Mã) biến thành Mađa có nghĩa là NỮA, và lấy một trạng từ của
một nhóm Trãi ở Nhựt để làm trạng từ NỮA thứ nhì của họ dưới hình thức NAO.
Chỉ phiền là không thể biết NAO và NỮA, tiếng nào chắc chắn đúng gốc tổ hơn, vì
không thể theo dõi tất cả những danh từ thượng cổ được như chúng tôi đã theo
dõi CÁ và TÔI.
Nhưng chúng tôi có cảm giác rằng NỮA đúng gốc tổ hơn vì đồng bào Thượng nói gần
gần như thế, thí dụ người Sơ Đăng nói NẾÔ, giống Nữa của ta hơn là giống NAO của
Nhựt. Tuy nhiên đó chỉ là một cảm giác, vì luật đa số không bao giờ được chúng
tôi dùng để chứng minh cái gì hết.
Bọn Trãi ở Nhựt chắc không đồng số với bọn Trãi ở Việt Nam, và sự lựa chọn danh
từ để thống nhứt cũng không giống nhau giữa dân Việt và dân Nhựt, nên Việt ngữ
và Nhựt ngữ tuy có giống nhau, nhưng không phải là giống 100% được. Họ lại bị
Trung Hoa tràn ngập nên họ mất danh từ nhiều hơn ta.
Một ngàn năm trăm năm sau đó, ta bắt đầu Nam tiến và gặp lại (dĩ nhiên là người
Chàm, tổ tiên của người Mường), nhưng ta cũng gặp lại các nhóm Trãi mà 5000 năm
về trước, không định cư ở lưu vực Hồng Hà, mà ở Trung Việt và Cao Nguyên. Ở
Trung Việt họ đã bị người Chàm di cư đến, đánh đuổi họ lên Cao Nguyên để họ nhập
bọn với Trãi nằm sẵn trên đó.
Hễ người Chàm lùi tới đâu thì ta lại gặp bọn Trãi xưa ở đó. Tới Quảng Trị, ta mới
gặp lại người Bru, tới Huế mới gặp lại người Pacóh ở Asau, Alưới, tới Quảng Nam
ta mới gặp lại người Khả Tu, và mãi cho đến năm 1623 ta mới gặp lại người Mạ
đang làm chủ đất Đông Bắc Nam Kỳ, Cao Miên chỉ là chủ trên giấy tờ. Người Mạ là
dân mà theo sử thì ta gặp lại sau cùng. Nhưng thật ra, dân mà ta gặp trễ nhứt
là người Sơ Đăng và người Jêh. Ở Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi, Bắc Bình Định,
ta bị các thứ dân khác ngăn không cho ta liên lạc với Jêh và Sơ Đăng. Đó là dân
Takua, Katua, CUA, vân vân… Những người Việt lái quế ở vùng đó, tiếng là nói
mua quế Ngọc Lĩnh của người Sơ Đăng, nhưng thật ra thì họ chỉ được tới Trà Mi
là đất của người Katua, Sơ Đăng bị vây tứ phía.
Vài năm trước khi Pháp xâm lăng ta, có một số người Việt bị bắt đạo, mạo hiểm
chạy lên nơi này mà ngày nay là thị trấn Kontum. Nhưng nơi đó là đất của người
Bà Na, và ta cứ bị các thứ dân khác ngăn ta với dân Sơ Đăng, vào năm 1840 ấy.
đó là dân Rơngao, một thứ dân lai căng.
Ta (tức các cố đạo, chớ không phải thường dân) chỉ thật sự tiếp xúc được với
người Sơ Đăng từ năm 1920 đến nay mà thôi.
Trong cuộc tái hợp này, đôi bên vẫn có học thêm với nhau, nhưng rất ít, vì ta
đã văn minh lắm rồi, còn họ thì cũng đã đủ danh từ để dùng, còn có dư nữa là
khác. Thí dụ ta học tên của một loại danh mộc Yêng Yêng của người Khả Tu ở Quảng
Nam, tên của một loại danh mộc Cẩm Lai của người Mạ ở Biên Hòa.
Mỗi nhóm thượng học của ta được bao nhiêu danh từ trong lần tái hợp này, ta đều
đếm được cả, nếu ta bỏ công ra học hỏi, không có vấn đề lẫn lộn thượng cổ, cổ
và hiện kim được.
Nhiều danh từ, truy nguyên rất khó nhưng rồi cũng truy được. Thí dụ hiện nay
người Mạ ở Lâm Đồng gọi chiếc xe môtô là Mayô. Chúng tôi tìm mãi mới hay rằng họ
học với nông dân Biên Hoà thuở họ còn có mặt ở Biên Hòa. Nông dân Biên Hoà gọi
xe đó là xe Máy Dầu. Máy Dầu biến thành Mayô được còn Môtô thì không.
Mạ là nhóm thượng mà ta có trao đổi ngôn ngữ nhiều nhất vì họ là nhóm thượng độc
nhất ở đồng bằng, ít lắm cũng từ Mỹ Tho lên đến Biên Hoà và đã sống chung với
ta ít nhất cũng 200 năm, họ chỉ rời khỏi Biên Hòa trên nửa thế kỷ nay thôi.
(Những nhóm Trãi khác như bà Na, Sơ Đăng, Khả Tu xưa cũng ở đồng bằng Trung Việt,
nhưng bị Chàm đánh đuổi lên Cao Nguyên, còn Mạ thì không hề bị Phù Nam đánh đuổi
vì Phù Nam quá kém và quá ít người. sử tàu chép rằng dân Phù Nam hỗn tạp về
dòng giống là vì lẽ đó. Mạ được chấp nhận ở lại Nam Kỳ để làm công dân Phù Nam.
Chợt bọn lưỡng Hà đến nơi (chớ không phải Ấn Độ như sử Tây đã chép), lãnh đạo
Phù Nam, lập ra một đế quốc lớn, nhưng Lưỡng Hà rất văn minh, cũng không đánh
đuổi ai cả, mà để vậy hầu đồng hóa và thống nhứt Mạ.
Nhưng cấp lãnh đạo đó chưa hoàn thành sứ mạng thì đến thế kỷ thứ 6, bị Cao Miên
diệt đi, người Mạ chỉ mới bị Phù Nam hóa nửa chừng thì lại bị Cao Miên hóa,
nhưng cứ còn giữ đất. Mãi đến năm 1623, ta di cư vào Nam mà tổ chức tế nhị của
ta làm bực mình họ, họ mới bỏ đất lần hồi cho ta, rút lần từ phái dưới lên Biên
Hòa, và ngày nay thì họ chỉ còn có mặt lưa thưa ở Long Khánh, nhưng trung tâm
thì ở Lâm Đồng.)
Họ là chủ đất Nam Kỳ trước khi Phù Nam đến nơi (đồng lúc với Chàm tức 500 trước
Tay lịch). Họ kém nên bị Phù Nam lãnh đạo. Phù Nam bị Cao Miên diệt quốc rồi
thì họ bị Cao Miên lãnh đạo. Nhưng ta tổ chức quá chặt chẽ, không để lỏng lẻo
như Cao Miên, nên họ khó chịu, rút lần lên Lâm Đồng hết và đến nay họ vẫn còn
làm rẫy.
Một vài phụ chi quanh họ, định canh, nhưng chánh chi cử luân canh.
Danh từ của họ có len vào cả văn chương của miền Nam nữa, nhứt là trong ca dao,
tục ngữ và họ dùng đến ba ngôn ngữ: Phù Nam, (Lạc bộ Mã) Cao Miên (Lạc bộ Chuy)
và Lạc bộ Trãi của chính họ. Nhưng tất cả các danh từ của con người cổ sơ nơi họ
đều là danh từ của Lạc bộ Trãi.
Ta phải thú nhận rằng ta kém người Chàm trong việc khai hoá đồng bào Thượng.
Chàm là Lạc bộ Mã, thế mà họ làm thế nào mà ba nhóm Trãi và Churu, Rôglai và
Jêh dùng đến 80 % danh từ của Lạc bộ Mã và định canh hẳn.
Người Mỹ tới đây rất trễ và khi họ nghiên cứu người Jêh họ kinh ngạc vô cùng vì
người Jêh ở ngang Quảng Ngãi mà lại ăn nói hệt như người Nam Dương nên vài nhà
ngữ học người Mỹ kết luận rằng Nam Dương đã di cư đến đó.
Người Mỹ không biết rằng hồi cổ thời, nơi đó khít vách với Chiêm Động là trung
tâm văn hoá của Lâm Ấp rồi của Chiêm Thành. Họ cũng không biết rằng hồi đời
xưa, người Chàm nói y hệt như Nam Dương. Họ lại cũng không biết rằng người Chàm
không thể chối nhận có mandi ở cạnh kinh đô Indrapura được, thành thử họ chỉ
còn một con đường độc nhứt là đồng hoá triệt để người quanh đó. Nhưng họ thất bại
với người khít vách là người Takua và người Cua, nhưng lại thành công lớn với
người Jêh ở trong xa, giáp ranh với Ai Lao. Họ nhờ đất của người Jêh để liên lạc
với Chân Lạp vốn lập quốc ở Ai Lao hồi cổ thời, và chính vì thế mà Chàm ngữ lại
mang hơi nhiều danh từ Cao Miên, khiến các ông Tây đời xưa đặt Chàm ngữ và Cao
Miên ngữ vào một gia đình. Đó là một sai lầm to tát.
Bọn Lạc bộ Chuy Nam thiên cùng lúc với bọn Trãi, cách đây 5000 năm. Nhưng riêng
Cao Miên thì không, mặc dù họ cũng là Lạc bộ Chuy. Bọn Nam thiên thượng cổ chỉ
là người Munda rồi người Miến điện, tuy đồng gốc với Cao Miên, nhưng khác.
Ta biết được điều ấy nhờ quốc hiệu Cao Miên xưa là CHANH RA mà họ còn nhớ nghĩa
là được Tàu phiên âm là Chơn Lạp. Chanh là người Tàu, trong ngôn ngữ Cao Miên.
Còn ra thì người Pháp cho rằng là THẮNG. Chanh Ra là thắng Tàu.
Một sự kiện đáng ngạc nhiên ở Nhựt, bọn Mã lãnh đạo bọn Trãi. Thế mà danh từ Mã
trong Nhựt ngữ lại bị biến nát hết, đến không nhìn nhau được nữa khi các nhà
bác học Nhựt đối chiếu Mã ngữ và Nhựt ngữ.
MÃ
|
|
NHỰT
|
Kaki
|
bị biến thành
|
Ashi = Cẳng
|
Masé
|
→
|
Mađa = Nữa
|
Siang
|
→
|
Asa = Buổi sáng
|
Muka
|
→
|
Kao = Mặt
|
Bôcốc
|
→
|
Boku = (cây) cối
|
Kiri
|
→
|
Hiđari = Bên trái
|
Nhưng danh từ của bọn thua trận, bị lãnh đạo là bọn Trãi thì lại được giữ gần gần
như nguyên vẹn:
TRÃI
|
|
HỰT
|
Múa
|
→
|
Mau
|
May
|
→
|
Mai
|
Nữa
|
→
|
Nao
|
Irau, Rửa
|
rarr;
|
Arau
|
Anuk
|
→
|
Inú (chó)
|
Rui
|
→
|
Taruki
|
Cây
|
→
|
Ki
|
Tay
|
→
|
Tê
|
Vẫn là có biến, nhưng còn nhận diện với nhau được, như CÂY biến ra KI, chí như
CỐI là BÔCỐC mà biến thành BÔKU thì khó lòng mà nhận bà con.
(Theo luật Swadesh, thì danh từ Ashi của Nhựt, chỉ mới có lối hai trăm năm
thôi, vì danh từ KAKI còn nguyên vẹn trong Nhựt ngữ, và ở độc một trường hợp:
Mizukaki = Cẳng nước = Cẳng có bẹ như cẳng vịt, cẳng ếch.
Kaki rụng đầu K vào năm 500 trước Tây lịch chẳng hạn, tức còn lại AKI, mãi cho
tới năm 500 sau Tây lịch, đúng một ngàn năm, theo luật Swadesh, thì mọc khúc giữa
S, hoá ra là ASKI.
Aski thọ suốt ngàn năm, tức cho tới năm 1500 sau Tây lịch ngang với Mạt Lê của
ta thì lại mọc thêm khúc giữa H, sau khi rụng khúc giữa K. Sự mọc và rụng nầy
đi song đôi với nhau trong vòng ba trăm năm, cho đến năm 1800, thì Ashi thành
hình: ASKI → ASHI.
Mong các nhà bác học Nhựt tìm cổ văn của họ để kiểm soát xem lịch trình biến dạng
Kaki → Ashi ra thế nào, có đúng như những bài toán mà chúng tôi đã vẽ
phác ra theo luật Swadesh hay chăng.)
Lạc bộ Trãi (Bắc Việt) nói NA NÁ thì Lạc bộ Trãi Nhựt cứ còn được phép nói
ANNA. Nhưng Lạc bộ Mã (Nam Dương) nói NANA = TRÁI DỨA, TRÁI THƠM, TRÁi KHÓM,
thì tức thì Lạc bộ Mã (Nhựt) biến thành PAINAPPURU.
Nếu đó là vay mượn của Anh PINE- APPLE thì lại còn tệ hơn nữa vì cả hai nhóm
Trãi và Mã ở Nhựt đều mất hết ngôn ngữ đợi tiếp xúc với người Anh mới gọi tên
được loại trái đó.
Họ mượn danh từ Châu Âu một trăm lần nhiều hơn ta, cả trái chanh cũng bị gọi là
RIMON tức LIMON, nhưng riêng về NANA của Nam Dương thì không chắc Nhựt mượn
Pine-Apple vì chính Châu Âu đã mượn NANA để biến thành ANANAS thì không lẽ kẻ
cho vay lại đi vay lại của con nợ, nên chúng tôi nghĩ rằng Painappuru là do gốc
tổ NANA bị biến dạng bậy bạ. Khi họ dám biến KAKI → ASHI thì họ dám
biến tất cả. KAMI là MÌNH, tiếng của thần tự xưng với loài người thế mà lại bị
biến thành ÔNG THẦN thì họ dám biến tất cả ra tất cả, chỉ trừ danh từ của bọn
thua trận thì được để yên, chẳng những thế, mọi ngành hoạt động văn hoá nghệ
thuật đều dùng danh từ của bọn thua trận, đồ sứ là Sêtômônô = Món Lại Hộ, kịch
phong tục thì SEWA- MONÊ tức MÓN XIƯƯA, mà XƯA của bọn Trãi có nghĩa là PHONG TỤC;
truyện cổ tích là SETSEWA tức TÍCH XIƯƯA.
Ta có thể tưởng tượng rằng bọn Trãi ở Nhựt tuy thua trận các Thiên Hoàng, nhưng
chỉ thua ở đường tơ kẽ tóc mà thôi, và kẻ lãnh đạo phải kính nể kẻ bị lãnh đạo
đến mức không dám đụng tới danh từ của họ.
Hiện ngôn ngữ đó giải thích được sự kiện ở Nhựt hồi trung cổ, nội chiến xảy ra
nhiều hơn ở nước ta bội phần.
Sử Nhựt hoàn toànk biết gì hết về nguyên nhơn dân tộc mà chỉ đưa ra các nguyên
nhơn khác, bởi họ không biết rằng Nhựt vẫn có hai thứ Mã Lai y hệt như ở Việt
Nam, và có hai thứ danh từ khác nhau, trừ những danh từ danh của con người Mã
Lai nguyên thủy thì mới giống nhau được như HẠ, SAKANA, TÊ, KI.
Cũng nên biết rằng khi bọn Mã từ Nam Dương lên xâm lăng bọn Trãi, thì bọn Trãi
đã văn minh cao rồi nhờ di dân Trung Hoa do hậu duệ Phù Tô đưa sang Nhựt trên
hai trăm năm trước khi bọn Mã tới.
Có lẽ bọn Mã chỉ thắng nhờ lực lượng quân sự, và cũng chỉ lãnh đạo nhở lực lượng
quân sự, còn văn hoá thì cứ do bọn Trãi nắm giữ.
Và bọn Trãi học tiếng Tàu không có thầy vì bọn Phù Tô gòm toàn nông dân và thợ,
thế nên người Nhựt dùng tiếng Tàu quá kì cục. Thay vì vay mựơn danh từ CANH (ăn
cơm của Tàu, như ta đã làm, họ lại sáng tác bằng cách nhập một tiếng Tàu là HẤP
với một danh từ Trãi là MÓN. Nhưng họ lại đọc HẤP là SUI. Hoá ra CANH của Nhựt
Bổn là SUIMÔNÔ.
Bọn Mã tới nơi, thắng trận, nhưng chẳng biết Ất Giáp gì hết cũng nói SUIMÔNÔ y
hệt như bọn Trãi đã học nhảy dù, như vậy từ hai ngàn năm rồi.
Dưới đây là một nhận xét để giúp người Nhựt đi tìm bà con thật cật ruột. Về động
từ Rửa thì hiện trong lãnh thổ Việt Nam, nó có mặt dưới các hình thức sau đây:
Việt Nam:
|
Rửa
|
Mạ:
|
Irau
|
Sơ Đăng:
|
Jíu
|
Sơ Đăng:
|
Ró
|
Khả Tu:
|
Arau
|
Nhựt nói là ARAU, không khác Khả Tu một nét. Khả Tu ở ngang Đà Nẵng về mặt vĩ
tuyến nghen các Anata. Người Nhựt gọi con CHÓ là INÚ, người Khả Tu gọi là ANUK,
người Nhựt gọi CHỊ là ANE, người Khả Tu gọi là Anô. Nhựt gọi màu vàng là KI,
người Khả Tu gọi là RI. Chắc chắn là Khả Tu ở Nhựt đã lãnh đạo phe Trãi ở Nhựt
vì nếu dân nào ở V.N cũng có Rửa, có Arau, thì chỉ có dân Khả Tu là có ANUK,
ANÔ và RI.
Các nhà ngữ học Pháp làm việc cho Việt ngữ tiền chiến, đã có một chủ trương sai
lầm như sau: “Vào thế kỷ X… thì Việt ngữ và Mường ngữ tách rời ra, Việt ngữ biến
dạng, thay đổi nhiều, còn Mường ngữ thì không.”
Chủ trương trên đây có đúng hay không? Ta chưa vội đáp, chỉ biết là nó hàm một
yếu tố sai, không được nói ra.
Chủ trương đó, làm cho ai cũng hiểu rằng Việt ngữ và Mường ngữ trước đó là một.
Đó là một sai lầm. Sở dĩ có chủ trương ấy vì vào những năm mà các ông Tây
nghiên cứu Việt ngữ, chưa ai biết người Mường là dân nào cả, và giới học giả
chia làm hai phái, một phái cho rằng người Mường là ai không biết, phái khác
cho rằng họ là người Việt 100%. Chính những nhà ngữ học nói trên thuộc vào nhóm
sau, mà đại diện là ông H. Maspéro.
Nay chúng tôi dựa vào ngôn ngữ tỷ hiệu thì biết chắc rằng người Mường là
Austronésien, tức Mã Lai đợt II, tức Lạc bộ Mã, thì Việt ngữ và Mường ngữ là
hai chớ không phải một, về mặt dân tộc. Về chủng tộc, dĩ nhiên họ và ta là một.
Hai thứ Mã Lai đó chỉ giống nhau 40% về danh từ mà thôi. Đó là những danh từ
căn bản của con người Mã Lai nguyên thỉ. Về sau, họ tách rời ra, sống ở hai địa
bàn khác nhau là Hoa Bắc và Hoa Nam, nên họ sáng tác 60% còn lại, khác nhau hết.
Nhưng người Mường lại đặc biệt là đã tái hợp với ta vào năm 500 T.K theo tiền sử
học cho biết, và họ định cư ở Bắc Việt với tư cách dân bổ sung, làm khách trọ,
nên rồi họ phải học theo ta, vì thế mà rồi 60% của họ, sau đó, họ phải bỏ đi,
và nói như ta, nhưng lại đọc không giống được hệt như ta.
Học tiếng Mường, ta thấy rằng họ dùng danh từ như ta, nhưng cứ còn sót lại lối
ba bốn trăm danh từ của Nam Dương, tức của Lạc bộ Mã mà không ai chú ý, vì những
nhà nghiên cứu Mường ngữ không biết tiếng Nam Dương. Thế rồi họ xem mấy trăm
danh từ ấy là của cổ Việt, mà Việt Nam không dùng nữa.
Mường:
|
No ti
|
= Ở đâu
|
Nam Dương:
|
Đi mana
|
= Ở đâu
|
Họ đã nuốt MA vì chịu ảnh hưởng độc âm của ta, còn Di-Na bị bảo lộn thành Noti:
Vậy Noti là sự đảo lộn và biến dạng của Đina của Nam Dương chớ không bao giờ là
hình thức cổ của Ở Đâu của Việt Nam.
Mường
|
= La no pò
|
= Làm sao vậy.
|
Nam Dương
|
= Apa
|
= Làm sao.
|
LA NO PÒ cũng chẳng dính dáng gì tới tiếng Việt cổ hết.
Trong quyển sử, chúng tôi có trình ra hai danh từ Mường giống hệt danh từ Nam
Dương:
Mường
|
: Tô
|
= Cây dâu tằm
|
Nam Dương
|
: Pơ tô
|
= Cây dâu tằm
|
Mường
|
: Pơ Đuông
|
= Lúa gạo
|
Nam Dương
|
: Pađi
|
|
Chàm cổ
|
: Pơđa
|
|
Chàm kim
|
: Pađai
|
|
Rađê
|
: Pơđai
|
|
Giarai
|
: Pơđai
|
|
Thế thì không có sự tách rời nói trên bao giờ, và trước sau gì họ cứ khác. Ta
có thể phân chia như sau:
40% giống nhau từ thượng cổ: cứ còn
60% khác nhau.
Như đã nói, bia trên đền Hùng đã nói đến HÙNG. Đó là các cụ nhà Nho đã Hoa hóa một danh xưng Việt, chắc chắn là như vậy, chớ Việt ngữ thuần túy không có tiếng
Hùng. Các cụ Hoa hóa nhưng vẫn Hoa hóa cái gì chớ không phải sáng tác, mà cái
gì đó thì hiện nay không ai còn nhớ nữa, chỉ thấy đồng bào ở Bắc Cao Nguyên gọi
ta là Ađuôk.
Thế thì rất có thể họ gọi theo cổ thời, chớ Chàm, Cao Miên, Ấn Độ đều không có
danh từ AĐUÔK còn người gọi ta là AĐUÔK lại cũng chẳng biết AĐUÔK là gì. Ta cứ
tạm kết luận rằng AĐUÔK có nghĩa là HÙNG, rồi tìm học thêm vì có vài nhóm Thượng
hiện chưa bao giờ được ai biết ngôn ngữ ra sao như một nhóm định cư giữa người
Sơ Đăng, người Khả Tu và người Jêh, nhóm ĐI.
Chương VII - Mình với ta tuy hai mà vẫn cứ là hai hay là Trò chơi xí cột của
các đại danh từ Mã Lai
Chúng tôi không biết ở Trung và Bắc có trò chơi xí cột hay không nên phải giải
thích sơ qua vài dòng. Trò chơi thường xảy ra ở một ngôi nhà lớn mà trống trải,
một vựa lúa to, vào lúc mãn mùa chẳng hạn, trong đó phải có nhiều cây cột không
bị chướng ngại vật ngăn trở, ít lắm là mười cây.
Nếu có mười cây cột thì trẻ con phải đông 11 đứa. Mười đứa làm chủ mười cây cột,
còn một đứa thì dư, không có đất cắm dùi. Thế là nó thua. Nhưng nó chưa thua vì
các đứa “xí”, tức “cướp” được cột, phải thay đổi với nhau, chớ không được phép
giữ chỗ một cách cố định, không giây phút nào sự đổi chỗ được phép ngưng hết.
Và đứa thất nghiệp sẽ mau chơn cướp một trong hai, ba, bốn cây bị bỏ trống
trong vài giây ấy thế là nó lại được và một đứa khác phải thua.
Các đại danh từ của chủng Mã Lai cũng thế. Nhưng chúng tôi chỉ nghiên cứu có
chi Âu tức Thái và chi Lạc với ba phụ chi là Lạc bộ Trãi, Lạc bộ Mã, và Lạc bộ
Chuy mà thôi, còn chi Nam Ấn, Trung Mỹ và Đại Hàn chúng tôi còn đang tìm học,
thì xin chừa họ ra.
Ta có dân ca (hay thơ?):
Mình với ta tuy hai mà một
Ta với mình tuy một mà hai.
Nhưng trong ngôn ngữ Việt Nam thì MÌNH với TA, tuy hai mà vẫn cứ là hai.
Chúng tôi bắt đầu xét ngôn ngữ của chủng Mã Lai từ thời thái cổ đến nay, và
chúng tôi chia các thời kỳ lịch sử của chủng Mã Lai như sau:
Thái cổ:
|
Haute antiquité:
|
8 ngàn năm
|
Thượng cổ:
|
Antiquité:
|
5 ngàn năm
|
Cổ:
|
Epoque archaique:
|
3500 năm
|
Trung cổ:
|
Moyen âge:
|
2500 năm
|
Đến năm 40 sau Tây lịch thì một biến cố lớn xảy ra, làm xáo trộn ngôn ngữ của
ta quá nhiều. Đó là cuộc xâm lăng của Mã Viện. Và từ lối năm đó, thì Việt ngữ vốn
là Mã Lai ngữ đa âm, bị độc âm hóa và nhiều biến chuyển nữa xảy ra.
Chúng tôi đi theo sát lịch sử của chủng tộc là chủng Mã Lai nó chia rõ rệt ra
thành các thời kỳ sau đây:
I- THÁI CỔ: sống chung nhau quanh núi Himalaya
II- THƯỢNG CỔ: tách rời để di cư đi Ấn Độ và Hoa Nam, Hoa Bắc
III- CỔ: tái hợp tình cờ vì cuộc săn đuổi của Tàu. Trước thời tái hợp có một
biến cố lớn là các chi nhóm đã lập quốc rồi ở bên Tàu, và ở Đại Hàn, Nhựt Bổn,
Việt Nam, v.v... Vậy khi tái hợp là văn hóa đã hơi khác nhau đôi chút vì sự định
cư lâu đời ở các quốc gia đó, và các nhóm đều phong phú thêm về ngôn ngữ, nên lại
học qua học lại với nhau, y như học của ngoại quốc.
IV- TRUNG CỔ: lại tách rời, rồi các chi nhóm bị ảnh hưởng ngoại lai của Tàu và
Lưỡng Hà, Á Rập, Ấn Độ.
Trong thời Trung cổ nầy thì Việt ngữ thành hình hẳn với những vay mượn của thời
tái hợp và của Tàu.
Họ đã lập quốc ở bên Tàu, đã sáng tác thêm, nhưng cái MẶT cứ là MATA, con MẮT cứ
là MATA, LÁ cứ là HALA, cứ là ĐOAN, CÂY cứ là KÂY, kaỹu.
Nhưng những thứ tế nhị hơn thì đã khác.
Chúng tôi đi từ cái ta đến gia đình, đến thiên nhiên, đến dụng cụ, đến đời sống
tinh thần, và mặc dầu nghiên cứu ngôn ngữ ta lại biết được những sự kiện lịch sử
mà tiền sử học không cho biết.
Quả thật tiền sử học không có phép mầu. Nhưng ngôn ngữ học và các khoa học khác
có cái gậy thần ấy và cùng lúc với nghiên cứu ngôn ngữ, ta thử tìm biết đời sống
tinh thần và tâm linh của dân ta xem sao.
Đây là một phần trong một ngàn trang (chớ không phải 500 trang) sách của quyển
NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC V.N bị lọc ra, vì quyển đó quá dầy sẽ bán không được.
Và chúng tôi làm được vài quyển nho nhỏ với cái phần bị lọc đó.
Đại danh từ TÔI của chủng tộc, thuở ban đầu dĩ nhiên không phải là TÔI đâu. Nó
đã tan nát rồi, vào thời tái hợp, nhưng ta khôi phục lại được cái đại danh từ tối
quan trọng đó.
Nó chỉ còn tồn tại trong chi Lạc bộ Trãi và Lạc bộ Mã, còn chi Âu đã nói là
CHUN, chi Lạc bộ Chuy đã nói là KHNHUM từ hơn 2000 năm nay.
Cái TÔI cổ lối 6 ngàn năm đã tìm lại được ở chương I. Đó là ANY với một bầy con
đông vô số kể.
Vua Hùng Vương nói AI. Nhưng bọn Lạc bộ Mã bị Tàu săn đuổi, đến ở trọ với Vua
Hùng lại nói AKU. Ta không bỏ AI, không cóp AKU, nhưng ta sử dụng nó cũng khá
linh động.
Từ nhiều trăm năm nay, dân ta đã quên tiếng Việt, ngỡ Quan Lang là ông quan có
tước là Lang. Nhưng không phải vậy đâu. Đó là KUANG T’LANG.
KUANG là danh từ của ta, tức của Lạc bộ Trãi, có nghĩa là tù trưởng. Còn T’LANG
là danh từ của khách trọ mà ta vay mượn có nghĩa là thái ấp nhỏ.
Kuang T’lang = Tù trưởng thủ lãnh 1 thái ấp nhỏ.
Hôm nay một sự lầm lẫn y hệt như thế đang xảy ra tại Ninh Thuận. Người Chàm là
Lạc bộ Mã, lại vay mượn danh từ KUANG của Thượng Việt là Trãi và dùng để gọi
ông Quận Việt Nam. Kuang đã biến thành Quan, lại đang biến thành Quận.
Bọn khách trọ văn minh, đã đóng góp để kiện toàn văn hóa ta, mà vua Hùng ban
thái ấp cho họ, ban các T’lang mà hiện nay họ còn giữ với tước KUANG bị hiểu lầm
là QUAN.
Nhưng ta đã hiểu lầm một cách tai hại hơn. Đối với Lạc bộ Mã thì Kuang T’lang =
Thằng tù trưởng.
Thế thì khi ta gọi người Mường là Quan Lang thì họ bị mích lòng ghê lắm, nếu họ
còn nhớ tiếng Việt cổ thời của bọn Lạc bộ Mã.
Phải gọi họ là Kuang T’lang Aku, nói tắt là KUANG T’LANG KU mới là có lễ độ, vì
từ ngữ ấy có nghĩa là: Bẩm tù trưởng CỦA TÔI.
Lối nói đó, giống Tây, nhưng hữu lý hơn Tây. Tây nói VOTRE MAJESTÉ = Bệ hạ của
các anh, thì còn nghĩa gì nữa!
Ta đã quên hết tiếng Việt rồi, từ ngày mà ta dời KU để đứng trước các nhân vật,
chứ không phải sau: Cụ Tuần, cụ Phán, v.v.
Đây là vay mượn chớ không còn là danh từ chung nữa nên ta biến và dùng sai, vì
ta không thạo nghĩa. Danh từ nào vay mượn là biết ngay, vì nếu có biến dạng, biến
nghĩa, nó vẫn còn có lý. KU biến thành CỤ và dời chỗ thì còn có lý, nhưng nó tự
lật tẩy nó rằng nó là con vay mượn ở trường hợp sau đây, mà ta hiểu bậy bạ quá
sức tưởng tượng.
Khi Lạc bộ Mã (và hiện Nam Dương còn dùng y hệt như hồi cổ thời) giới thiệu con
trai nhỏ của họ với ai, họ cũng dùng AKU, không phải với ý nghĩa tôn kính quan
to nữa, mà với ý nghĩa quý báu đứa con đó.
Anak Aku = Con nít của tôi.
Rồi họ cũng co rút Aku thành Ku. Nhưng lần này thì Việt Nam không đảo ngữ nữa,
mà cứ để vậy, thay Anak bằng danh từ THẰNG và cho KU một ý nghĩa kỳ dị: cơ quan
sinh dục của con trai: ”Thằng cu Tí, thằng cu Tèo”.
Khi giới thiệu con gái bé, Nam Dương nói: “ Anak gađi”.
Gađi = Con gái bé trinh trắng.
Cả hai tiếng tốt đẹp là KU và GAĐI đều bị dân tộc Việt Nam cho một cái nghĩa xấu
nhất thế giới.
Anak Gađi = Cái đĩ.
Ở đây Anak bị thay bằng CÁI và Gađi bằng ĐĨ.
Nhưng ĐĨ thuở ấy (thời Hùng Vương) vẫn còn nghĩa là gái bé trinh trắng. Nó chỉ
xấu về sau này, khi ta có danh từ đồng âm là CON ĐĨ mà thôi.
Danh từ CON ĐĨ do tiếng Tamoul (Dravidien Nam Ấn) mà ra, không biết nó len vào
Việt ngữ từ hồi nào, và bằng cách nào. Đó là danh từ CHAN ĐI. Nhưng không phải
là danh từ chung thượng cổ đâu vì hồi thượng cổ không hề có nghề mãi dâm.
Tóm lại KU và ĐĨ thuở xưa rất tốt đẹp. Tiếng thứ nhứt bị ta quên nghĩa rồi hiểu
sai, rồi tiếng thứ nhì thì rủi ro đồng âm với CON ĐĨ do Chanđi tạo ra, khiến ta
ngộ nhận về sau.
Ngôn ngữ phiêu lưu kinh khủng và viết về lịch sử ngôn ngữ còn khó hơn là về lịch
sử dân tộc nhiều lắm. Nào ai dè trong Việt ngữ lại có danh từ Mông Cổ, danh từ
Tamoal, mà lại là những danh từ tối quan trọng vì KẺ và HỌ là hai ý niệm có tầm
vóc lớn, còn CON ĐĨ tuy là chuyện xấu xa nhưng vẫn đánh dấu một biến cố lớn
trong xã hội Việt Nam: sự xuất hiện của nghề mãi dâm.
Rồi ta sẽ thấy còn nhiều danh từ lạ nữa, mà Phạn ngữ là một.
Danh từ Kuang T’lang cho ta biết thật đích xác chế độ xã hội Việt Nam vào năm
500 T.K, năm mà tiền sử học cho biết rằng Lạc bộ Mã (tổ tiên người Mường) đến ở
trọ với vua Hùng Vương.
Nước nhà đã thống nhứt theo chế độ phong kiến vì còn thái ấp, và không khác
ngày nay ở xứ Mường chút nào cả. Nhưng vua Hùng Vương lại không có một danh từ
để ban cho thái ấp trưởng, mà tạm dùng danh từ Kuang là tù trưởng.
Tù trưởng chỉ là trưởng của bộ lạc thôi chớ.
Điều thứ nhì mà ta được biết là bọn khách trọ ấy vẫn được trọng đãi, vì được
phong kiến ở những thái ấp nhỏ, chớ không phải chỉ được làm thường dân mà thôi.
Sở dĩ được vậy là nhờ họ đã văn minh lắm và giúp vua Hùng kiện toàn văn hóa.
Bọn Mã rất văn minh. Chính họ là tác giả trống đồng. Vua Hùng Vương kết nạp họ
vì tình đồng chủng (40% danh từ giống ta) mà cũng để kiện toàn văn hóa của Văn
Lang. Chính họ là kẻ đã đưa đôi đũa ăn cơm tới với danh từ ĐŨA.
Đừng tưởng đó là chuyện chơi. Cho tới năm nay người Ấn Độ văn minh là thế, vẫn
còn ăn cơm bằng ngón tay. ĐUA vốn là chỉ số từ có nghĩa là hai, họ và ta biến
thành ĐÔI và ĐŨA.
Nhưng vua Hùng Vương cũng không vừa gì, bằng không, ông đã mất ngôi, y như bọn
Trãi ở Nhựt Bổn. Thiên Hoàng mà bọn Mã đến cướp ngôi của bọn Trãi đã lập quốc rồi.
Vua Hùng Vương cũng đã tiến lên thời đại đồng pha (cổ vật núi Voi) và hơn bọn
Mã về nông cụ. Họ có lưỡi HÁI. Đó là danh từ mà trước đó ta không có. Nhưng vua
Hùng Vương có lưỡi A, mà:
Một lưỡi A, bằng ba lưỡi hái.
Tuy nhiên phải nhìn nhận rằng bọn ấy văn minh lắm, vì họ lập quốc lâu đời hơn
vua Hùng Vương, quanh hồ Động Đình.
Chính bài dân ca ông Nỉnh ông Nang là của họ chớ không phải của ta:
Ông Nỉnh ông Ninh
Ông ra đầu đình
Ông gặp ông Nảng ông Nang
Ông Nảng ông Nang
Ông ra đầu làng
Ông gặp ông Nỉnh ông Ninh.
Có thuyết cho rằng ông Ninh là nói ngọng hoặc hình thức cổ của ông Linh
(thiêng). Còn ông Nang là hình thức cổ của ông Lang.
Nhưng chúng tôi cũng có bằng chứng rằng hồi đầu Tây lịch dân ta gọi ông Lang là
T’BOT. Lang là tiếng Tàu thì ta không làm sao mà có được vào tới Hùng Vương.
Vả lại nếu Ninh là Linh Thiêng thì linh thiêng chỉ có thể hiện ở đầu đình,
nhưng mà ông Ninh cũng hiện diện ở đầu làng như loài người thì không ổn. Vả lại
ta cũng chưa vay mượn tĩnh từ Linh của Tàu.
Hiện nay người Nam Dương (Lạc bộ Mã) vẫn có một tục ngữ tương tự, nhưng ý nghĩa
thì khác hẳn.
Lang là Lanang = đàn ông lực lưỡng.
Nin là Lilin = cây nến
Dân ta biến L thành N và I thành Ế.
Nhưng ĐÀN ÔNG với CÂY NẾN là cái quái gì? Đó là hai danh từ trong câu tục ngữ
mà chúng tôi ám chỉ đến. Cây nến là tục danh dùng để gọi đùa những người đàn
ông ẻo lả và vừa gầy lại vừa cao. Tục ngữ ấy đối chiếu hai loại nông dân có
hình thù khác nhau, để đùa chơi vậy thôi.
Tục ngữ của MIỀN DƯỚI là như thế này: PUTƠRI LILIN, LANANG LAKI. Định nghĩa đen
là: Công chúa cây nến gặp NÔNG DÂN ĐỰC LỰC LƯỠNG.
Ta biến Lanang thành Nang, Nảng.
Ta biến Linin đến hai ba lần:
Linin
|
→ Ninin
|
Ninin
|
→ Nin, Ninh
|
Nin
|
→ Nến
|
Lần biến sau cùng là vào thời Mã Viện mà ta bắt đầu bị độc âm hóa. Nhưng bài ca
dao thì đã có trước đó vào giai đoạn nến còn là Ninh.
Ngày nay NANG hình như còn có mặt trong Việt ngữ với nhưng hình thức sau đây:
(Nây) NẤN – (Bắp thịt) U NẦN.
Dân ca họ đi vào xã hội ta, cho thấy rằng thuở ấy họ và ta sống
lẫn lộn với nhau chớ họ không sống biệt lập như ngày nay, vì thế mà
chúng tôi chấp nhận truyền thuyết Mường, bởi không còn ai biết ai là con cháu của
Trãi hay Mã nữa.
Vua Hùng Vương có Ừ mà không có DẠ, chính bọn ấy đã đưa YA tới mà hiện Miền Dưới
còn dùng.
Tóm lại, đó là thứ dân bổ sung có đời sống tinh thần và tâm linh tế nhị rồi.
Hơn thế vì đã lập quốc từ trước cả đời Tây Chu nữa, nên họ đã có những danh từ
quí phái. Hơn thế, quanh họ có lu bù nước Việt văn minh bằng nhau (Sở, Ngô, Việt,
Mân Việt) nên họ càng dễ văn minh hơn là vua Hùng Vương trơ trọi một mình ở Văn
Lang.
Giàu danh từ quí phái, họ có đến ba đại danh từ ngôi thứ nhứt:
AKU: để người xưng hô với người
KITA: để xưng hô với dân
KAMI: để thần xưng hô với người.
Thần ở đây là thánh trong tôn giáo đồng bóng mà vua Hùng Vương cũng có, nhưng lại
không có đại danh từ.
Vậy vua Hùng Vương đã vay mượng KITA của họ để phân biệt quí với tiện.
Y như Tần Thủy Hoàng lên ngôi rồi tự xưng là Trẫm, bắt dân tự xưng là Ngã là
Ngô.
Dĩ nhiên là thánh thần của bọn Lạc bộ Trãi vốn nhà quê trước đó, tự xưng Ai,
Any, bấy giờ cũng bước lên một bước trên đài danh vọng và cũng tự xưng là KAMI.
Câu chuyện xảy ra cách đây 2500 năm.
Sống chung với nhau vài trăm năm thì Lạc bộ Mã (người Mường) và Lạc bộ Trãi đều
biến KAMI thành ra MIN. Và MIN tồn tại cho tới năm các cố đạo Tây Phương đến xứ
ta.
Hiện nay thì thánh thần ở Nam Dương cứ tự xưng là KAMI chớ không có biến.
Kẻ biến bậy có lẽ là Lạc bộ Trãi. Còn tổ tiên của người Mường, vì cái thân ở trọ,
đành phải biến theo, chớ Chàm và Nam Dương có chủ quyền thì không biến!
Quí vị thấy AKU biến ra thiên hình vạn trạng, bây giờ ta theo dõi nhưng biến dạng
của đại danh từ KITA.
Vua Hùng Vương chỉ tiếp tục tự xưng là KITA cho đến khi trào đại bị Thục Phán
diệt. Nhưng dân thì chưa trèo đèo tự xưng là KITA. Ngày nay ở Miền Dưới (trừ
Phi Luật Tân) đã mất vua rồi, thế mà chỉ có leo heo vài tỉnh, dân mới dám trèo
đèo tự xưng là Kita mà thôi.
Dân ta trèo đèo có thể vào thời Đinh Bộ Lĩnh vì ông vua ấy bắt chước Tàu, tự
xưng là TRẪM, Kita bị bỏ ngỏ. Nhưng khi trèo đèo ta bỏ mất âm KI. Người Chàm
trèo đèo vào thời nào không rõ, nhưng âm ki chỉ được họ giữ lại có chữ K mà
thôi.
Nam Dương:
|
Kita (Dân chưa dám dùng)
|
Phi Luật Tân:
|
Kita (Dân đã dám dùng)
|
Mã Lai Á (Kơlantan):
|
Kita (toàn quốc không dám dùng nhưng tỉnh Kơlantan thì dám)
|
Đại Hàn:
|
Đại Hàn là Lạc bộ Trãi thuần túy nên không có đại danh từ
này.
|
Việt Nam:
|
Ta (Thả cửa)
|
Chàm:
|
Kta (Thả cửa)
|
Giarai:
|
Ta (Thả cửa)
|
Mường:
|
Ta (Thả cửa)
|
Cái TA thứ ba là TA của thánh thần cũng bị biến lung tung.
Khi các cố đạo Tây Phương đến xứ ta để giảng đạo thì họ mượn KAMI (đã biến
thành MIN rồi) để đặt vào miệng đức Giê Su. Khi thánh của nước ngoài dùng đại
danh từ đó thì tự nhiên dân tộc ấy nó mất cả nghĩa thiêng liêng, thành thử họ
cũng tự xưng là MIN một cách trèo đèo.
Khi ta đọc sách truyền đạo của các cố đạo Kitô giáo, viết bằng quốc ngữ hồi thế
kỷ 17, là rất ngạc nhiên, tự hỏi sao đức Chúa Trời, đức Chúa Giê Su không tự
xưng với loài người là TÔI ĐÂY, TAO ĐÂY, mà tự xưng là MIN đây, chữ MIN đó
không có H cuối.
Các ông thuộc sách giảng đạo làu làu cũng trả lời được khi ta hỏi họ nguồn gốc
của đại danh từ MIN ấy trong Việt ngữ, họ chỉ nói đó là tiếng cổ.
Nay ta đã biết rằng ta là Mã Lai rồi thì mọi việc đều rõ. Hơn thế ta lại biết ở
cổ Việt, Lạc bộ Trãi vững ngôi với các ông vua Hùng Vương, khi bọn Lạc bộ Mã tới
bổ sung cho dân số của vua Hùng.
Còn dân chúng trèo đèo tự xưng là Min vào thời nào? Chắc là không ai dám phá nổi
bí mật của thời gian đó, mặc dầu nó chỉ mới xảy ra không lâu, nhưng theo thư tịch
thì ta biết, ta biết cả tên của kẻ trèo đèo. Đó là Nguyễn Du trong câu thơ:
Thôi đà cướp sống chồng min đi rồi.
Một khi mà Min bị thần ngoại quốc dùng thì dân ta thấy rằng nó hết thiêng
liêng, nên họ mới dám có sự trèo đèo ấy.
Ông Nhựt Bổn biến kì dị vô cùng. Thánh thần của ông không biết tự xưng là gì,
nhưng ông thì biến đại danh từ KAMI đó thành danh từ với cái nghĩa ÔNG THẦN.
Thế nên khi đi tìm chủng tộc, họ mới phải điên đầu, vì so với ai, họ cũng khác
hết.
Bọn Lạc bộ Mã văn minh lắm, như ta đã thấy với ba cái TÔI rắc rối của họ.
Cái Mầy của chung, nhưng cả hai, Mã và Trãi lại cũng có cái Mầy riêng.
Miền Dưới:
|
Mika
|
= Mầy
|
Bà Na:
|
Mi
|
= Mầy
|
Việt Nam:
|
Mi
|
= Mầy
|
Mạ:
|
Mi, Mai
|
= Mầy
|
Nhựt Bổn:
|
Kimi
|
= Mầy
|
Nhưng đã yên đâu nào. Họ còn có một cái Mầy lễ độ nữa, rắc rối lắm là nó giống
hệt cái ta của họ.
Miền Dưới:
|
Kita
|
= Mầy ( lễ độ)
|
Cao Miên:
|
Eng
|
= Mầy (lễ độ)
|
Việt Nam:
|
Anh
|
= Mầy (lễ độ)
|
Mạ:
|
yiêng
|
= Mầy ( lễ độ )
|
Chàm:
|
Ai
|
= Mầy ( lễ độ)
|
XiTiêng:
|
Ay
|
= Mầy ( lễ độ)
|
Ra Đê:
|
Ỉ
|
= Mầy ( lễ độ)
|
Sơ Đăng:
|
Ẻ
|
= Mầy ( lễ độ)
|
Ông Nhựt lấy Anh + Kita = Anata = Mầy ( lễ độ).
Thì cũng như ông Nhựt lộn xộn nên không còn nhận ra bà con nữa.
Đại danh từ KITA = Mầy (lễ độ) chỉ có dân Mã Lai Kedah là dùng mà thôi, nhưng
anh Nhựt, có lẽ vốn đồng gốc với Kedah, nên anh ấy biết và mới nhập hỗn loạn
như thế đó.
Ở Nhựt Bổn thủ phạm là Lạc bộ Mã, vì Lạc bộ Trãi đã mất ngôi, chịu phận đàn em,
ngôn ngữ chánh thức là ngôn ngữ Đông Kinh (Tokyo) mà đó là ngôn ngữ của bọn Lạc
bộ Mã, bọn đã cướp ngôi của Lạc bộ Trãi và tự xưng là Thiên Hoàng từ 2000 năm
nay.
KAMI với MIKA lộn lẹo điên đầu, nhứt là hai tiếng lại giữ hai ngôi: KAMI ngôi
thứ nhứt, MIKA ngôi thứ nhì. Không phải chỉ là sự tình cờ mà có chuyện lộn lẹo
như vậy đâu. Ta thấy có sự liên hệ tư tưởng giữa Kita, Kami và Mika. Kita và
Kami đều là tôi, chữ thứ nhứt, vua chúa dùng, chữ thứ nhì thánh thần dùng.
Nhưng cái âm quan trọng trong đó là âm KI biến thành âm KA chớ không phải là âm
MI.
KI nghĩa là Ta đây, thấy rõ trong KITA.
KA nghĩa là ta đây, thấy rõ trong KAMI.
KAMI, ngôi thứ nhứt, thì KA phải đứng đầu.
MIKA, ngôi thứ nhì thì MI phải đứng đầu, vì kẻ quan trọng không còn là Ka nữa
mà là Mi, kẻ được gọi đến.
Ta cứ nói lên một câu mà một vị thần của ta xưa nói với con công và đệ tử, ta sẽ
buồn cười lắm: ”Mika phải cúng cho Kami một đĩa xôi đấy nhé!”
Còn vua Hùng Vương thì nói với một thần dân như thế này: Kami chém kal
mika. KAL tức là CÁI, tức LICÁY, mà Lạc bộ Trãi trên Cao Nguyên dùng để chỉ cái
đầu.
Dân thì nói: ”Chắc con kớt puôn rợ: kal, chắc, tay, jơn” (Thân thể người có bốn
phần, đầu, mình, tay, chơn). Lạc bộ Trãi Cao Nguyên không đọc là chơn mà đọc là
jơn. Xưa kia ta cũng phải đọc là jơn, không thể khác hơn được.
Ta lật một quyển tự điển Nhựt Bổn hay Nam Dương ta sẽ ngạc nhiên mà thấy TA với
MI được định nghĩa dài một gang tay, còn NÓ thì chỉ có nửa dòng. Đó là dấu hiệu
của hai xã hội phân biệt giai cấp triệt để, nên việc xưng hô giữa hai kẻ đối thoại
là TAO với MẦY phải phức tạp không thể tưởng tượng được, Tao với Mầy là thần với
người, là vua với dân, là nhà giàu với nhà nghèo, là chủ với tớ, là bạn với
nhau, là nam với nữ, là quan với dân, là tướng với lính, là một vạn thứ, không
sao kể cho xiết được.
Khi dân chúng Việt Nam trèo đèo tự xưng là MIN thì họ lại cho nó mọc cái đuôi
H, mới đây thôi, tức sau Nguyễn Du.
Thế thì MÌNH với TA tuy hai mà vẫn là một vì đồng nghĩa. Nhưng MÌNH với TA tuy
một mà là hai vì khác ngữ nguyên.
Và đấy là trường hợp Mình với Ta tuy hai mà triệt để hai, hoàn toàn hai, đó là
CÁI MÌNH (thân thể), hiện chỉ có bốn quốc gia còn giữ được:
Nhựt Bổn:
|
Mi
|
Đại Hàn:
|
Mon
|
Việt Nam:
|
Mình
|
Thái Lan
|
Hmơan
|
HMƠAN, đọc chữ H và thật nhanh ở âm ƠA.
Hiện nay nhóm Khả Lá Vàng vẫn cứ gọi cái mình là cái CHẮC, còn người Việt miền
Nam thì gọi kẻ lùn là Chăn chắc. Xin nhớ rằng Bắc Việt mất ngôn ngữ rất
nhiều và quên mất CHĂN CHẮC. Người Khả Lá Vàng ở đèo Mụ Già chỉ có thể liên lạc
được với miền Bắc chớ không với miền Nam để dạy miền Nam tiếng CHẮC. Vả lại thuở
Khả Lá Vàng mất nước Đạo Minh trong tay Chơn Lạp thì miền Nam chưa có mặt trên
quả địa cầu.
Vậy miền Bắc vẫn phải có Chăn Chắc có nghĩa là kẻ lùn. Chăn chỉ là
tĩnh từ của Lạc bộ Mã là Chin, tổ tiên của người Mường, có nghĩa là nhỏ
bé.
Vậy danh từ CHẮC có ít lắm cũng từ 5 ngàn năm, nhưng thật ra nó phải xuất hiện
ít nhất cũng từ 8 ngàn năm, từ khi Lạc bộ Trãi phát tích. Năm ngàn năm là thời
mà họ di cư tới cổ Việt. Nhưng danh từ kép Chăn Chắc thì chỉ mới có cách đây có
2500 năm, năm mà Lạc bộ Mã, tổ tiên của người Mường, tới ở trọ với vua Hùng
Vương và cho ta mượn CHIN.
Hiện nay ở nông thôn Bình Trị Thiên, người ta nói ĐẬP CHẮC thay vì nói ĐÁNH
NHAU. Đập chắc là đập cái chắc của nhau, thế nên chúng tôi mới quả quyết rằng
vua Hùng Vương nói hệt như Khả Lá Vàng vì CHẮC là danh từ được thịnh dụng của
Khả Lá Vàng, để chỉ cái Mình.
Khả Lá Vàng:
|
Chak
|
Khả Tu:
|
Chak
|
Sơ Đăng:
|
Cha
|
Hê Lang:
|
Cha
|
Mạ:
|
Sak
|
Lào:
|
Sak
|
Koho:
|
Sak
|
Nông thôn Bình Trị Thiên:
|
Chắc
|
Nam Việt:
|
Chắc
|
(Nam Việt mỗi ngày mỗi nói đến Chăn Chắc nhưng đã quên mất nghĩa, khác với Bình
Trị Thiên còn nhớ rằng đó là Cái Mình. Nhưng Bắc Việt thì quên tuốt cả danh từ
nữa.)
Nhưng Lạc bộ Trãi lưu vực Hồng Hà rắc rối hơn tất cả các nhóm Mã Lai khác. Họ
còn biến Mình một lần nữa, để dùng làm tiếng xưng hô giữa vợ chồng, tiếng Mình
nầy thì còn non choẹt nhưng không biết do Mình là THÂN THỂ hay mình là TA mà
ra, bởi vì do cái nào cũng hữu lý cả, bởi em yêu mình, em xem mình như Ta (như
em) cũng có lý, mà em xem mình như chính thân mình của em cũng có lý.
Cái tiếng MÌNH trẻ tuổi nầy sống đâu được chừng một vài trăm năm thì đã chết vì
ngày nay vợ chồng không xưng hô với nhau như vậy nữa.
Nay thì Em ơi! Anh ơi! Thế thì thề non hẹn biển làm gì, bởi BẬU chết, QUA chết,
MÌNH cũng chết và vài năm nữa lối xưng hô Em ơi, Anh ơi, cũng sẽ biến mất.
Ngôn ngữ là một thứ khó điển chế nhứt, y hệt như bắt trạch, bắt lươn, bắt cóc bỏ
dĩa.
Năm 1954 đồng bào miền Bắc di cư vào đây, nghe người Nam nói BỰ thay vì TO, họ
rất chối tai, nhưng họ không hề dè rằng TO chỉ là tiếng Mông Cổ và ta vay mượn
cách đây 5000 năm, và thuở thiên hạ mới dùng TO, thay cho LỚN thì những ông
trung thành với ngôn ngữ gốc, chắc cũng đã tức mình y hệt như những ông nghe BỰ
lấn át TO.
Đã bảo chính đại chúng tạo ngôn ngữ chớ không phải trí thức, thì xin trí thức
đành chịu vậy, tức mình cho lắm chỉ tổn thọ.
Danh từ Mình là Thân thể là một hiện tượng mà chúng tôi suy
gẫm từ hơn mười năm rồi mà không giải thích được. Tại sao khi tái hợp thì chủng
Mã Lai còn giữ được hàng ngàn danh từ chung của thời thái cổ như Núi, Sông, Nước,
Cây, Trăng, Lá, thế mà cái thân thể là cái gần gũi với họ nhứt, họ lại không giữ
được.
MÌNH vốn là danh từ chung của đại khối Mã Lai, như MẮT. Nhưng MẮT thì giống
nhau hết, mà MÌNH lại khác nhau hết, vì họ đã đánh mất hết. Nhưng chúng tôi tin
là bọn Trãi còn vì Khả Lá Vàng cổ nhứt. Vậy kẻ đánh mất là Chuy, Mã và Âu.
Nếu họ đánh mất, vì phải học của Tàu hay của Ấn, thì ta hiểu được, đằng nầy họ
còn, nhưng lại khác nhau là thế nào? Chúng tôi phải kết luận rằng Mã, Chuy và
Âu đánh mất chớ không phải còn, và họ học của một dân tộc kém hơn. Rất có thể họ
học của một dân tộc kém hơn vì chế độ mẫu hệ của bọn Mã và bọn Chuy kéo dài rất
lâu đời. Thuở ta tới cổ Việt thì ta bắt đầu tiến lên phụ hệ, còn Mã thì không, ở
các địa bàn của họ. Chuy cũng thế. Ngày nay, ta vào một gia đình Cao Miên, ta hỏi
bất kì cái gì họ cũng bảo ta hỏi thẳng vợ họ. Điểm đó chứng tỏ rằng Lạc bộ Chuy
ra khỏi mẫu hệ chưa lâu.
Ông G. Coedès đã cho biết rằng khi bọn Lạc bộ Chuy đến địa bàn mới thì thổ dân,
thuộc chủng Mêlanê đã tiến lên cao bằng họ, tức tiến tới thời đại đá mài. Thế
nên cuộc hợp chủng rất lớn lao. Và vì phía mẫu hệ đã giỏi nên bộ Chuy phải học
với Mêlanê. Hẳn là như thế. Chắc Lạc bộ Mã cũng vậy, vì Nam Dương là trung tâm
lâu đời nhứt của nhơn loại với con người Java thì hẳn thổ dân phải giỏi.
Ở các địa bàn Thái và Lạc bộ Trãi thì Mêlanê rất kém vì thế mà Thái và Việt ít
hợp chủng, lại còn lấn lướt phía bên nữ, nên sớm tiến lên phụ hệ, và mới còn giữ
được Hmơan và Mình. Tiếng Thái đọc theo lời chỉ dẫn của chúng tôi thì rất giống
mình.
Như thế, nếu vài bộ phận thân thể, có khác thì không còn phải ngạc nhiên nữa.
Tuy nhiên, còn giống nhau rất nhiều: Mặt, Miệng, Lưỡi, Mắt, Xương, Lưng, Chơn,
Cẳng, mà toàn khối đều nói giống nhau, ít lắm cũng trong chi Lạc, còn chi Âu có
khác là chuyện dĩ nhiên vì họ khác chi. Nhưng cũng không khác bao nhiêu như
danh từ mắt đã cho thấy:
Bộ Trãi: mắt
Bộ Mã: Mata
Chi Âu: tả
Đó là lấy một âm trong hai âm, theo thói quen của chủng tộc.
Nhưng đã có chứng tích rằng Lạc bộ Trãi cũng mất vì ta nói là cái chắc vào
cổ thời chớ không nói Cái mình, và Cái mình chỉ là danh từ
mà ta học của người Thái dưới trào An Dương Vương.
Nhưng CHẮC của Trãi và Mình của Thái, cái nào là gốc tổ? Chỉ có trời mà biết.
Truy lên tới đó là cụt đường vì nguồn bị nghẽn rồi.
Chi Âu tức Thái và Lạc bộ Chuy rất bê bối về đại danh từ. Lạc bộ Chuy chỉ giống
đại khối Mã Lai có tiếng Eng = Anh. Chi Âu tức Thái chỉ giống có tiếng TAU mà họ
đọc là RAOU, nhưng lại có nghĩa là CHÚNG TAU, còn thì khác cả.
Mầy họ nói là ĐÀN. Nhưng ĐÀN NÀO mới được chớ?
Ngôi thứ ba bị toàn khối khinh thường, mỗi dân tộc chỉ có một tiếng mà thôi. HẮN,
xem ra là tiếng Mông Cổ mà cả Đại Hàn lẫn Nhựt đều có, với hình thức khác, cố
nhiên. Nhiều nhóm đồng bào Thượng cũng có.
Nhưng NÓ, chỉ là vay mượn của Lạc bộ Mã, nhưng vay mượn sai. Trong ngôn ngữ của
Lạc bộ Mã, NYA chỉ là CỦA NÓ, chớ không là NÓ bao giờ. Nó là IA, mà Nam Kỳ có
vay mượn biến thành DA (đọc là YA).
Ta, Lạc bộ Trãi, ta vay mượn sai thì còn cho qua, nhưng người Chàm là Lạc bộ Mã
cũng đã dùng sai NYA. Nơi người Chàm, NYA biến thành NHU và cũng có nghĩa sai
là NÓ.
Tuy nhiên các cụ Trung Việt và Nam Việt đã vay mượn đúng NYA của Chàm đời xưa.
Chàm đời xưa, nói đúng y như Mã Lai Nam Dương và NYA của Chàm đời xưa mang cái
nghĩa là NGỮ ẤY. Các cụ miền Trung và miền Nam biến thành NỐ = Ngữ ấy. Nhưng NỐ
đang hấp hối.
Chương VIII - Con gái, đàn bà, mái đực trống, chồng vợ
Buổi sơ khai, danh từ chỉ đàn bà con gái đều giống nhau hết thảy, và còn tồn tại
đến ngày nay:
Miền Dưới: Wahinê
|
= Đàn bà
|
Đa Đảo: Hina (Đảo Marquises)
|
= Đàn bà
|
Đa Đảo: Véhini (Đảo Alor)
|
= Đàn bà
|
Nhựt Bổn: Himê
|
= Con gái
|
Việt Nam: HĨM
|
= Con gái
|
Thái: Hi-in
|
= Phụ nữ
|
Lào: Mê-nhin
|
= Phụ nữ
|
(Tự điển Nhựt định nghĩa HIMÊ là công chúa, nhưng sách Tây lại bảo rằng HIMÊ là
con gái. Chúng tôi để danh từ HIMÊ trong biểu đối chiếu với sự dè dặt.)
Việt Nam đã bỏ mất nghĩa của HĨM và cho nó một nghĩa thô tục là cơ quan sinh dục
của phụ nữ. Thế thì có lẽ Nhựt cũng đã biến nghĩa danh từ HIMÊ của họ. Sách Tây
mà chúng tôi nói đến, nghiên cứu các tác phẩm cũ của Nhựt, còn tự điển là sách
mới in. Trong vòng mấy trăm năm nay, Nhựt ngữ đã bị thay đổi hết, tiến từ sự bất
biến đến có đủ các thứ biến y như Âu châu.
Trường hợp Việt Nam đánh mất danh từ HĨM có lý do đạo đức và luân lý, chớ không
phải là quên nghĩa cũ như trường hợp Thằng Cu, Cái Đĩ. Cái lý do luân lý ấy rất
là ngộ nghĩnh…
Ta cứ hình dung ra một bà mẹ hồi cổ thời, bà ấy dạy con: “Mầy nên che cái con
gái của mầy lại”. Bà mẹ đó ăn nói rất tốt vì bà tránh phải thốt ra một tiếng
thô tục. Dĩ nhiên là trong câu của bà, hai tiếng CON GÁI là HĨM, bởi danh từ
con gái chưa xuất hiện.
Nhưng ăn nói như vậy chừng hai trăm năm là danh từ HĨM bị hoen ố rồi nên lại phải
tạo ra danh từ mới để diễn ý niệm con gái. Nhưng con gái vẫn chưa xuất hiện,
nhưng chúng tôi không đủ tài liệu để kể ra hàng chục danh từ có nghĩa là con
gái trải qua 8 ngàn năm lịch sử của dân ta, nhưng đại khái là cứ vài trăm năm
thì một danh từ con gái bị hoen ố chính vì cái câu đó, thế nên ta cứ phải thay
đổi mãi, mà vua Hùng Vương, bà Trưng bà Triệu ăn nói khác ta ngày nay, chớ
không phải y hệt như ta được đâu.
Luật Swadesh về thời hạn một ngàn năm cho 20% danh từ, không thể đúng với loại
danh từ này, chúng chỉ thọ 200 năm là cùng. Cách đây một trăm năm, người Pháp
nói LE PETIT COIN. Nhưng rồi họ phải bỏ, nói W.C. W.C là tiếng Anh, lại viết tắt
thì tưởng nó thọ lâu lắm! Nhưng bây giờ thì họ không dám dùng W.C nữa mà nói
TOILETTE.
Tuy nhiên, thật ra thì không phải thay đổi danh từ thuở ta chưa có luân lý. Có
lẽ chỉ phải thay đổi từ các đời Hùng Vương đến nay thôi.
Ta thử tìm biết danh từ CON GÁI của thời Hùng Vương 16, 17, 18 xem nó ra sao.
Người Khả Lá Vàng là người của thời đó và hiện còn sống sót họ nói: SALU GUÔI =
Con trâu gái.
GUÔI không phải là hình thức đầu của GÁI. Nó chỉ có nghĩa là CÁI hồi cổ thời.
Thế nghĩa là vào thời đó, ta dùng Gái để chỉ GIỐNG CÁI của loài thú chớ chưa chỉ
loài người.
Nhưng GÁI mà ta dùng ngày nay thì rõ ràng là của một nhóm Lạc bộ Mã kia là người
Mường. Nhưng các nhóm Lạc bộ Mã khác như Chàm và Nam Dương thì nói khác.
Mường:
|
On Kai
|
= Con gái
|
Bình Trị Thiên:
|
Con cấy
|
= Con gái
|
Mãi cho đến ngày nay mà Bình Trị Thiên vẫn còn câu ca dao:
Con trai họ Võ thì lấy
Con cấy họ Võ thì đừng
Trong khi Lạc bộ Trãi chỉ có 36 phương ngữ ở khắp nơi, từ Đại Hàn đến Nhựt, Việt,
nhưng đã thống nhứt rồi, ít lắm cũng ở ngoài đồng bằng, thì Lạc bộ Mã có quá
nhiều phương ngữ. Ở Nam Dương có 350, ở Phi Luật Tân có 400. Điên được chớ chẳng
chơi!
Người Mường chỉ là một nhóm nhỏ trong Lạc bộ Mã thế mà ông H. Maspéro đã tìm thấy
17 phương ngữ Mường khác nhau! Vậy Mường đã cho ta vay KAI mà ta đọc là CẤY để
chỉ CON GÁI, còn thấy được trong ngôn ngữ Mường ngày nay và trong ca dao Bình
Trị Thiên ngày nay. Lúc Chúa Nguyễn ly khai, hẳn dân ta nói con CẤY ở toàn quốc,
tức từ Bình Định tới Lạng Sơn, chớ không phải riêng chúa Nguyễn ở Bình Trị
Thiên mới nói như vậy.
Câu ca dao nầy ít có người biết. Nhưng một người bạn ở miền Trung đã cho chúng
tôi cái câu đó.
Và ở đây có sự lộn lẹo thật buồn cười:
Cấy, Kai
|
= Gái (Đáng lý phải = Cái)
|
Guôi
|
= Cái ( đáng lý phải = Gái)
|
Nhưng sau đó có sự điều chỉnh. Người ta bỏ KAI của Mường là khách trọ, dùng
GUÔI của Khả Lá Vàng.
Ta trở về với Lạc bộ Trãi là Khả Lá Vàng, nhưng có biến nghĩa. GUÔI là Cái của
họ, được ta hiểu là GÁI, còn KAI là GÁI của Mường bị hiểu là Giống Cái.
Ảnh hưởng của bọn Mã, to lắm chớ không phải vừa vì tĩnh từ của họ lấn át cả
tĩnh từ của ta, mặc dầu ta đã phản công, nhưng dấu vết còn sót lại mãi cho đến
nay ở Bình Trị Thiên.
(Nhưng đất Bình Trị Thiên tuy đã bị Mã hóa ở tĩnh từ CẤY, nhưng lại oanh liệt ở
tĩnh từ ĐAM.
Buổi mai, em xách cái oi
Em xuống dưới ao
Em bắt con đam
Đem về bỏ trong cái thỏng
Hắn kêu cái rỏng
Hắn kêu cái rảng
Hắn kêu một tiếng: chàng ơi!
Chàng nay an phận tốt đôi,
Bỏ em lẻ bạn, mồ côi một mình.
ĐAM là CUA, được khắp Cao Nguyên dùng, nhưng ở đồng bằng thì chỉ có Bình Trị
Thiên là còn bảo vệ nó, còn toàn quốc đã bị danh từ của bọn Lạc bộ Mã là danh từ
KOJOR, mà ta biến thành CUA, tràn ngập hết.
Ta bị tràn ngập cho đến đỗi đa số người Việt không còn biết con đam là gì nữa cả,
khi nghe đọc bài ca dao cổ trên đây mà chúng tôi chép lại của một nhà sưu tầm
ca dao Trung Việt).
Nhưng sự điều chỉnh xảy ra vào thời nào thì không thể biết. Chỉ biết rằng điều
chỉnh xong rất lâu mà Kai và Cấy cứ tồn tại ở xứ Mường và ở Bình Trị Thiên.
Ta hạ bệ KAI của khách trọ là tổ tiên người Mường, từ địa vị NGƯỜI GÁI xuống địa
vị CON CÁI. Đó là ngữ nguyên thật đúng của GÁI và CÁI.
Gái = chỉ thú vật của Khả Lá Vàng → chỉ người của ta.
Kái = chỉ người của Mường
Kái = chỉ người của Mường → chỉ thú của ta.
Còn MÁI là tĩnh từ của đại khối mà dân tộc nào cũng có, nhưng Việt Nam hỗn xược
cho nó cái nghĩa là giống cái của loài cầm, các nhóm Mã Lai khác, dùng để chỉ
người.
Nhưng NÁI thì ta không hỗn xược mà chính Thái đã tự hạ mình:
Còn MÁI là tĩnh từ của đại khối mà dân tộc nào cũng có, nhưng Việt Nam hỗn xược
cho nó cái nghĩa là giống cái của loài cầm, các nhóm Mã Lai khác, dùng để chỉ
người.
Nhưng NÁI thì ta không hỗn xược mà chính Thái đã tự hạ mình:
Miền Dưới:
|
Pơnita
|
= giống cái của người và thú, cầm thú.
|
Việt Nam:
|
Nái
|
= giống cái của heo
|
Churu:
|
Ana
|
= _”
|
Rôglai:
|
Ana
|
= _”
|
Thái:
|
Nai
|
= Đàn bà có chồng
|
Nhưng không chắc lắm là Thái tự hạ. Không có ai vô cớ mà tự hạ. Có lẽ các dân tộc
khác tự tôn mà thôi, và xưa kia NÁI chỉ đàn bà có chồng, bằng chứng còn thấy được
trong từ ngữ Việt Nam: NÁI XỀ. Thái giữ được, các dân khác biến bậy về nghĩa.
Ta cũng giữ được, nhưng chỉ để nói đùa. NÁI XỀ là phụ nữ có con quá đông, nhan
sắc bị tàn phá, trông bắt ớn.
ĐỰC thì hơi rắc rối. Ta sẽ thấy rằng ÔNG, BÀ là tiếng Mông Cổ mà cả Tàu lẫn Ta
đã vay mượn thì ĐÀN ÔNG, ĐÀN BÀ không thành vấn đề nữa. Chỉ còn ĐỰC và TRỐNG mà
thôi.
Lạc bộ Mã và Lạc bộ Chuy nói khác hết.
Có người cho rằng ĐỰC do TƯA của Thái mà ra. Nhưng chúng tôi chỉ thấy Thái học
danh từ của Lạc bộ Mã, còn Lạc bộ Mã thì chưa hề học danh từ của Thái. Trong
Thái ngữ có:
Tưa phu
|
=
|
Đực người
|
Phu chai
|
=
|
Người đực
|
Đực người hay người đực gì cũng đồng nghĩa.
Nhưng Mường là Lạc bộ Mã thì có Đưa = Trai. Mà Mường là một nhóm Lạc bộ Mã (độc
nhứt có ĐƯA). Các nhóm Lạc bộ Mã khác như Nhựt Bổn, Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Anh
Đô Nê Xia, không thấy có).
Xin lặp lại là Lạc bộ Mã dưới thời Chiến Quốc, văn minh đã cao lắm rồi, còn
Thái thì cho đến ngày nay vẫn còn thiếu danh từ để diễn ý.
Ngôn ngữ Thái và Cao Miên đầy dẫy danh từ của Lạc bộ Mã vì khi con dân của Sở,
Ngô, Việt di cư thì dĩ nhiên lá họ tạt vào rất đông đảo ở nước Tây Âu hùng cường.
Còn Cao Miên thì lại học với Phù Nam, sau khi đã diệt quốc Phù Nam. Vì thế mà
Thái mới vay mượn Tưa của Lạc bộ Mã.
Ta, ta vay mượn ĐƯA của Lạc bộ Mã, y như Thái, nhưng ta không biến ĐƯA thành
TƯA mà biến ĐƯA thành ĐỰC.
Thế rồi cũng lại có sự điều chỉnh y hệt như ở trường hợp Cái, Gái, vì người Khả
Lá Vàng nói:
Kuan Salu trùi = Con trâu đực.
Vì Khả Lá vàng là Lạc bộ Trãi nên rồi họ được ưu tiên và Mường phải lép vế vì
Mường không thẳng dòng. Thế là Đưa, có nghĩa là Trai, bị hạ bệ xuống làm ĐỰC
còn TRÙI có nghĩa là ĐỰC, được tôn lên làm trai.
Không nên ngộ nhận rằng ta đã biến CHAI của Thái làn TRAI, vì CHAI của Thái là
biến thể của Licay và có nghĩa y hệt như Licay: đực, lực lưỡng, thủ lãnh, đàn
ông.
Mỗi lần người Thái Lan sang Sài Gòn chơi túc cầu hoặc võ Ănglê, ta thường nghe
họ khuyến khích bồ nhà: Chai yô! Chai yô! Chai của họ không phải chỉ là Đực mà
còn có nghĩa là mạnh. Chai yô! Có nghĩa như là: Tiến mạnh lên!
Nhưng không vì họ cho nó nhiều nghĩa mà tĩnh từ trai là của họ. Chính ta đã lấy
của Khả Lá Vàng rồi biến nghĩa, cũng như ta đã lấy Đok là con khỉ của đồng bào
Thượng để biến thành KHỈ ĐỘT, vì thường thì sự vay mượn nội bộ xảy ra dễ dàng
hơn.
Chúng tôi cũng e là có sự ngộ nhận trong danh từ PHU của Việt Nam, có mặt trong
từ ngữ MỘ PHU. Người ta nói đó là tiếng Tàu.
Còn ngờ! Sao cái gì cũng của Tàu hết vậy?
PHU của Tàu chỉ có nghĩa độc nhứt là đàn ông, còn ta thì ta mộ cả phụ nữ để làm
phu nữa. PHU của Thái thì mang cả hai nghĩa: nam và nữ.
Bà con Nam: Yạt ti phu chai
Bà con nữ: Yạt ti phu hiin
Thế là PHU của ta do PHU của Thái mà ra.
TRỐNG, ở nông thôn Bắc Việt được phát âm là SỐNG. Nông thôn thủ cựu và SỐNG là
hình thức cổ của Trống. Nhưng cái gì biến thành SỐNG? Chỉ một nhóm Thượng Việt
độc nhứt là người Khả Tu mới có tĩnh từ nầy dưới hình thức GÔNG để chỉ giống đực
của gà. SỐNG thành hình sau khi vua Hùng Vương thống nhứt các bộ lạc. Và cũng
xin cứ nói đi nói lại mãi rằng không phải là Hùng Vương đã vay mượn GÔNG của Khả
Tu mà bộ lạc Khả Tu và bộ lạc Ađuôk của Hùng Vương có chung tĩnh từ GÔNG. Các bộ
lạc khác, phải học theo, sau khi cuộc thống nhứt thành công.
VỢ thì nhứt định là chung vốn với Thái, họ nói là YAR, nhưng CHỒNG thì không giống
ai cả và chúng tôi cũng nghi là tiếng Mông Cổ vì ÔNG thêm CH vào là hóa
ra đàn ông quan trọng và thân.
(Xin nhắc đến tĩnh từ CÁI thứ nhì, trong Bố Cái Địa Vương. Đó là tĩnh từ có
nghĩa là đực, là đàn ông, là lực lưỡng, là lãnh tụ, chẳng dính líu gì tới Cái
là giống cái hết thì ta không xét tới nó ở đây. Chỉ biết là tất cả các dân tộc
Mã và Trãi đều có tiếng Cái thứ nhì đó.)
Nhưng CHỒNG do ÔNG của Mông Cổ, mọc thêm cái đầu CH chỉ là giả thuyết. Lạc bộ
Mã ở Nam Dương gọi CHỒNG bằng ba danh từ, cả ba đều có thể biến thành CHỒNG: RÔ
ĐÔNG (Mã Lai Pahang) - BAGÔNG (Mã Lai Perala) - KAMGÔNG (Anh Đô nê xia).
Một chi tiết ngộ nghĩnh: trên thế giới chỉ có chủng Mã Lai gọi Chồng là NHÀ. Vậy
Chồng đồng danh từ với Nhà trong các nhóm. Thí dụ Chàm và các phụ chi Chàm như
Rađê, Giarai đều gọi Chồng là THAN là SANG, vì họ lại đồng hóa cái Thang với
cái Nhà bởi nhà đời xưa cao cẳng, muốn leo lên loại nhà đó phải nhờ cái thang.
Vậy nơi các nhóm đó, cả ba danh từ Thang, Chồng và Nhà là một.
Chàm:
|
Thang
|
= Chồng, Nhà, Thang
|
Giarai:
|
Sang
|
= Chồng, Nhà , Thang
|
Rađê:
|
Sang
|
= Chồng, Nhà, Thang
|
Chu ru :
|
Sang
|
= Chồng, Nhà, Thang
|
Cái thang là danh từ riêng của Lạc bộ Mã:
Nam Dương:
|
Tanga : cái Thang
|
Việt Nam:
|
Thang
|
Việt Nam:
|
Nhà sàn = nhà có thang.
|
Chàm và phụ chi:
|
Thang, Sang = Thang, Nhà, Chồng
|
Nhựt Bổn:
|
Tanna = cái kệ, tức cái món giống cái thang vì có nhiều bực.
|
Nhựt Bổn là Lạc bộ Mã đa số, nhưng họ lại biến THANG thành cái KỆ, rồi thì họ
phải tân tạo danh từ Nhà. Nhà của họ là UCHI, vì đó là thói quen của chủng Mã
Lai, gọi cái nhà bằng bất cứ danh từ nào, thì cũng gọi chồng bằng danh từ đó.
Sự kiện này có thể biến thành luật chủng tộc học được. Hễ dân nào gọi chồng là
NHÀ TÔI thì nhứt định dân đó thuộc chủng Mã Lai, không có ngoại lệ bao giờ hết.
Ngôn ngữ học lại phục vụ chủng tộc học được một cách chắc chắn, đó là điều bất
ngờ.
Nếu Nhựt không biến Thang thành Kệ thì nhứt định chồng của các bà Nhựt Bổn là
TANA, chớ không là UCHI.
Nguồn: Bình
Nguyên Lộc. Lột trần Việt ngữ. Nguồn Xưa xuất bản. Sài Gòn 1971.
Bản điện tử do talawas thực hiện.
3/5/2007
Bình Nguyên Lộc
Theo http://www.talawas.org/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét