Nghiên cứu phân tâm học 1
Khai từ
Cuốn sách nhỏ này trình bày những điểm chính yếu của lý thuyết phân tâm học.
Như Freud đã nói: "… Sự tìm hiểu phân tâm học không có cái gì đồng loại
với một hệ thống triết lý có sẵn, một học thuyết toàn vẹn và thành tựu; phân
tâm học bắt buộc phải tiến từng bước để hiểu những điểm khúc mắc của động tác
tâm thần qua sự phân tích những hiện tượng bình thường và bất thường", tư
tưởng của ông được trình bày tuần tự theo sự tiến triển của dòng suy tư với những
sự chấn chỉnh và bổ túc cần thiết, chứ không theo một hệ thống chặt chẽ và ổn định
ngay từ đầu. Sự kiện ấy có phản ảnh vào cách dùng danh từ. Thí dụ bản năng
chính yếu trong con người được mệnh danh là bản năng sống, đến sau gọi là EROS
quy tụ tất cả các sắc thái của hiện tượng sinh sống. Một thí dụ khác: từ ngữ siêu
ngã và lý tưởng tôi tuy cùng chỉ một sự kiện nhưng chúng ta có
thể hiểu như sau: siêu ngã là một kiến thức ở trên cái tôi (ngã),
còn lý tưởng tôi tượng trương cho đạo đức, quan tòa. Sau này các môn
đệ của Frued. Freud còn tìm cách tách riêng hai yếu tố lý tưởng tôi và tôi lý
tưởng, khái niệm sau gồm những khuynh hướng như đồng nhất hóa mình với một siêu
nhân, một người anh hùng tưởng tượng, v.v...
Chúng ta có thể theo dõi từng bước một sự manh nha và tiến triển của những khái
niệm nền tảng về phân tâm học, do đó chúng ta nhận định được phương pháp suy tư
bác học của ông. Chúng ta sẽ biết phương pháp nhận định và phân tích, suy diễn
và tổng hợp để đi đến những kết luận vô tư, thành thực, xác thực và đúng mức.
Ông biết dừng lại đúng lúc và gợi ý hay khai lối cho những công cuộc khảo sát về
sau. Ông biết trình bày cả những điểm bất lực của mình vì tư tưởng bị giới hạn
bởi trình độ kiến thức của thời đại. Thái độ ấy còn là một thái độ xa lánh những
kiến trúc triết học, nhất là siêu hình, và thế giới của ông là thế giới khả tri
khả giác, thế giới của ông tiếp xúc với sự vật cụ thể. Chúng tôi thiết nghĩ nếu
chúng ta muốn tìm một thí dụ ý nghĩa về tinh thần phương pháp thì chúng tôi có
thể thấy trong tác phẩm của Frueud một mẫu độc đáo.
Ngày nay tư tưởng của ông đã phổ biến, ảnh hưởng của ông đã lan rộng đến nhiều
lãnh vực học vấn, văn học và tư tưởng, người ta đã chấp nhận những phát giác của
ông về tiềm thức và bản năng như những sự kiện thiên nhiên không đến nỗi phải
kinh tởm và tránh né. Như vậy chúng tôi thiết nghĩ công việc phiên dịch và phổ
biến tư tưởng của ông không phải là một việc làm "vô trách nhiệm".
Công việc phiên dịch gặp một vài sự khó khăn. Sự khó khăn chính yếu là ngôn từ
của ông mà ông đã nói đến trong cuốn sách này. Nếu ông trình bày tư tưởng của
ông bằng ngôn từ sinh vật học hay sinh lý học thì ông có hy vọng được người đọc
lãnh hội dễ dàng hơn ngôn từ mới lạ của phân tâm học, nhưng ông quyết tâm bảo vệ
môn học của ông cho nên phải tạo ra bầu không khí riêng cho nó để làm hiển hiện
hình tướng của nó. Thêm vào sự khó khăn ấy còn sự khó khăn gây ra vì những đặc
điểm tiếng nói Việt Nam khác hẵẳn tiếng nói Ấn Âu (không có thì participe,
không phân biệt hình thức ký hiệu của động từ, tính từ, trạng từ, v.v…). Trong
điều kiện ấy, nếu tôn trọng triệt để từ ngữ thì sẽ làm cho bản văn khó đọc, và
có thể làm cho người đọc hiểu ra ý khác với ý nghĩa câu văn. Chúng tôi lựa một
biện pháp dung hòa như sau: tôn trọng những khái niệm và từ ngữ khác, đặt lại
những cú pháp cho gần với cú pháp Việt Nam, tránh những cách đặt câu cầu kỳ có
vẻ "trí thức", cốt lấy cái sáng sủa về cú pháp. Gạt bỏ cho người đọc
phần nào rắc rối cú pháp là gạt bỏ cho người đọc một bận tâm không nhỏ, để người
đọc rảnh rang chú ý đến những tế nhị của sự trừu tượng hóa. Sự trừu tượng hóa
cao độ là một đặc điểm không thể tránh được của công việc suy tầm nguyên lý một
môn học. Về danh từ chuyên môn chúng tôi dùng những danh từ y học và triết học
đã phổ biến, nếu phải tạo ra một vài danh từ mới thì có chú thích nội dung và
phạm vi sử dụng của danh từ.
Người dịch
Tiểu sử Sigmund Freud
Sigmund Frueud sinh tại Fribourg (Moravie) năm 1856. Ông có quốc tịch Áo. Gia
đình ông là người Do Thái. Cha ông năm 41 tuổi mới thành hôn với mẹ ông, một
thiếu nữ 20 cái xuân, lúc ấy cha ông đã có người con riêng 19 tuổi, người anh
cùng cha khác mẹ với FruedFreud.
Sự kỳ thị chủng tộc của người Áo và không khí đặc biệt của gia đình có lẽ đã ảnh
hưởng mạnh đến cuộc đời của Freud; có lẽ vì hoàn cảnh sống đặc biệt ấy mà ông
có tư tưởng về cộng đồng nhân loại rộng rãi và ông chú trọng đặc biệt đến mối
tương hệ nhân quần.
Sau khi đã thâu thái những kiến thức vững chắc về sinh lý học, thần kíinh giải
phẫu học, ông làm giảng sư Đại học nước Đức ít lâu rồi sang tu nghiệp tại Ba
Lê. Ông chuyên về bệnh hoạn thần kinh (ý bệnh) và ông ngờ rằng bệnh ấy có
nguyên nhân tâm thần và có liên hệ đến dục tính, một quan niệm mà trước ông
không ai nghĩ đến.
Khi trở về Vienne ông lập gia đình và hành nghề y sĩ chuyên khoa về bệnh thần
kinh. Năm 1865 ông gặp bác sĩ Bleuler và cộng tác với Bleuler. Blueler cũng chú
ý đến vấn đề tâm lý của những người loạn thần kinh. Phương pháp trị bệnh của
ông là thôi miên người bệnh để làm cho người bệnh sống lại những biến cố lúc
thiếu thời đã bị quên và ông giải tỏa cho người bệnh những áp lực thầm kín gây
ra bệnh. Chứng kiến phương pháp của Blueler, FruedFreud có ý kiến dùng tâm thần
trị liệu pháp để đạt kết quả như Blueler không cần đến sự thôi miên. Ngoài ra,
kinh nghiệm trị bệnh của ông còn cho ông biết tầm quan trọng của đời sống dục
tính không những đối với người loạn thần kinh, mà đối với tất cả mọi trường hợp
suy nhược thần kinh. Do đó ông có một ý niệm về hiện tượng dồn nén, một hiện tượng
tâm lý then chốt dẫn đến sự hiểu biết những triệu chứng suy nhược thần kinh.
Ông quan niệm một phương pháp trị liệu mới thích ứng với các bệnh suy nhược thần
kinh, không những kiến hiệu hơn mà còn đỡ xúc phạm đến người bệnh, không như
phương pháp thôi miên.
Phương pháp của ông để con bệnh thức tỉnh, thoải mái, trong câu chuyện đối đáp
với ông thầy, tình cờ họ nhớ lại một cách thành thực những điều mà họ cả quyết
là đã quên. Ông dùng cách "liên tưởng tự do" để người bệnh nói tất cả
cái gì thoáng qua tâm trí và ông theo dõi sự tiếp diễn ý tưởng của họ. Những điều
nghe được đem lại hội ý với giấc mơ của họ, nhờ thế mà ông luận ra ý nghĩa thầm
kín. Giải mộng và liên tưởng tự do là hai sự kiện then chốt của phương pháp trị
liệu dựa và tâm lý học.
Kỹ thuật ấy xác định giả thuyết thứ nhất của ông về nguồn gốc dục tính của bệnh
suy nhược thần kinh cũng như giả thuyết về dục tính của trẻ thơ mà cho đến bấy giờ
y sĩ vẫn không biết đến.
Năm 1896 ông thôi cộng tác với Blueler, bấy giờ ông đã có một số đông học trò.
Đến năm 1902 ông thành lập một nhóm phân tâm học gia gồm có Adler, Kahame,
Rank, Reitler, Sachs, Stekel, Federn, Ferenczi, Tausk. Sau nhóm của ông quy tụ
thêm Abraham, Meier, Rieklin và một số người ở ngoại quốc như E. Jones,
Ferenczi, A. Brill. Một tờ tạp chí chuyên môn ra đời lấy tên là Jahrbuch fuür
psycho-analytische und psychopathologischePsychoanalytiquen und
Psychopathologyquen Forschungen.
Một hội nghị quốc tế phân tâm học khác được triệu tập tại Nuremberg năm 1910,
và cũng tại đây thành lập hội Quốc tế phân tâm học. Một hội nghị thứ ba được
nhóm họp tại Weimar năm 1911.
Chính vào thời kỳ này đã xảy ra một sự chống đối của hai môn đệ ông, Adler và
Jung (1913). Adler và Jung có ý kiến loại bớt ảnh hưởng dục tính trong nền tảng
học thuyết, bởi vậy ông thầy tuyên bố không công nhận hai người là môn đồ phân
tâm học. Adler liền dùng danh từ "tâm lý cá nhân" để gọi môn học của
mình, còn Jung thì dùng danh từ "tâm lý phân tích".
Thời kỳ sáng tác mạnh mẽ nhất của Freud là thời kỳ Đệ nhất thế chiến. Trong thời
kỳ ấy những quan niệm đầu tiên của ông về phân tâm học được thuyết minh; óc
sáng tạo của ông kết hợp với sự lao tâm khổ trí trong nhiều năm đã đem lại kết
quả, kết tinh trong một sự nghiệp huy hoàng. Sự nghiệp ấy gom góp lại thành 17
tập viết bằng tiếng Đức. Một sự nghiệp phong phú trình bày từ nền tảng lý thuyết
phân tâm học đến những quan niệm về các ngành học vấn nhìn xuyên qua nhỡn quan
phân tâm học. Quan điểm của ông là quan điểm nhân văn học và nhân loại học hơn
là triết học, ông có những cái nhìn độc đáo về chiến tranh, tôn giáo, liên lạc
nhân quần, ý nghĩa sinh tử, v.v… Những quan điểm của ông về nguồn gốc xã hội
và đạo đức (Vật Tổ và Cấm Kỵ), về đạo giáo (Moise và Độc Thần) làm đảo lộn tư
tưởng thời đại.
Từ sau hồi Đệ nhị thế chiến, tư tưởng của ông lan tràn khắp thế giới, các
chuyên gia và cả những người không chuyên gia tìm cách sử dụng những khám phá của
ông, nhưng đáng tiếc là nhiều người đã làm sai lệch một cách thô thiển. Triết học,
văn chương, tâm lý học, xã hội học, y học, v.v… đã nhận được một luồng gió mới
đem lại sinh khí cho công việc chiêm nghiệm và suy tư.
Nhờ sự can thiệp của Tổng thống Roossewvelt, FruedFreud được phép rời khỏi nước
Áo sang ở nước Anh để tránh những khó khăn gây ra cho ông ở kinh thành Vienne.
Ông mất năm 1939 ở Londres. Trong nước ông, sự ác cảm của quần chúng chỉ dịu đi
khi danh tiếng của ông vang dậy khắp thế giới.
Qua tiểu sử của ông, qua sự nghiệp của ông, người ta nhận thấy ông là người rất
sáng suốt, can đảm và thành thực, ông khai chiến với tất cả mọi thành kiến, mọi
hình thức áp bức, mọi quan niệm thiên lệch bấy nay gieo rắc những lỗi lầm tai hại
cho cuộc sống xã hội. Để tiến tới sự hiểu biết cụ thể và chân thực về con người
và cuộc đời, ông tạo cho mình một sức tin tưởng sự thật đến say mê, nâng đỡ ông
trong cuộc tranh chấp gay go với những người cố chấp, hủ lậu hay có óc bè phái.
Người y sĩ làm việc yên lặng trong phòng thí nghiệm này đã thực hiện được một
cuộc cách mạng quan trọng trong khoa học nhân tính. Nhờ ông, nhân loại đã có ý
thức về đáy sâu thăm thẳm của tâm hồn, khoa học nhân văn đã biết vượt qua những
ảo ảnh tâm lý, luân lý và xã hội để tìm những nền móng chắc chán hơn cho sự hiểu
biết và đặt lại vấn đề.
Vũ Đình Lưu
Phần thứ nhất: Vượt xa hơn nguyên tắc khoái lạc
1. Nguyên tắc khoái lạc
Lý thuyết phân tâm học chấp nhận toàn thể rằng sự diễn biến của tiến trình tâm
thần bị chi phối bởi nguyên tắc khoái lạc. Nói khác đi, nhân danh là tâm phân học
gia, chúng tôi cho rằng mỗi khi có một áp lực khó chịu hay cực nhọc thì tiến
trình tâm thần diễn biến cách nào để giảm bớt áp lực, nghĩa là biến đổi trạng
thái khó chịu ra trạng thái dễ chịu. Nói như vậy là chúng tôi đưa vào việc
nghiên cứu tiến trình tâm thần một quan điểm về sự điều động và tổ chức; trong
sự mô tả các hiện tượng chúng tôi kể đến yếu tố điều động và tổ chức cũng như yếu
tố thích xác và yếu tố năng động, sự mô tả ấy sẽ là sự mô tả đầy đủ nhất mà
chúng tôi có thể đạt được hiện thời, sự mô tả đáng gọi là mô tả tâm lý
siêu hình.
Chúng tôi không bận tâm nghĩ xem nguyên tắc khoái lạc có gần với hệ thống triết
lý nào đã được thừa nhận hay không.
Chỉ nhân việc mô tả và cắt nghĩa những sự kiện hàng ngày quan sát được mà chúng
tôi đi đến chỗ đề ra những giả thuyết dùng vào việc suy lý như vậy. Trong công
việc phân tâm của chúng tôi, chúng tôi không có ý tìm sự ưu tiên hay sự độc
đáo, vả chăng những lý lẽ để đưa ra nguyên tắc ấy có tính cách hiển nhiên đến nỗi
chúng tôi không thể không chấp nhận được. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ thành thực
tri ân những thuyết triết học hay tâm lý học giải thích một cách chính xác những
cảm giác dễ chịu và khó chịu chi phối chúng ta như những mệnh lệnh nghiêm ngặt.
Đây là lãnh vực tối tăm và khó thâm nhập nhất của hoạt động tâm thần, chúng ta
không thể cưỡng lại sự thúc giục của nó được, bởi vậy cho nên chúng tôi nghĩ rằng
tốt hơn hết là chỉ nên đưa ra những giả thuyết càng có tính cách đại quát và đại
loại càng hay. Bởi vậy cho nên chúng tôi phải xác định số lượng tinh lực (không
liên kết) cần cho sinh hoạt tâm thần giữa khoảng cách của hai cảm giác dễ chịu
và khó chịu, mặt khác chúng tôi cố tìm ra một vài liên lạc giữa hai cảm giác ấy
trong khi chấp nhận rằng sự khoan khoái dễ chịu tương ứng với sự bội tăng số lượng
tinh lực còn sự khó chịu tương ứng với sự thuyên giảm số lượng tinh lực. Những
liên lạc ấy, chúng tôi không quan niệm dưới hình thức tương hệ cường độ cảm
giác với những biến đổi xảy ra, chúng tôi cũng ít nghĩ rằng có một tỉ lệ trực tiếp
trong mối tương hệ (vì mọi kinh nghiệm tâm thần sinh lý học của chúng tôi đều
chống lại quan niệm ấy); có lẽ yếu tố quyết định của cảm giác là mức độ tăng
hay giảm số lượng tinh lực trong một thời gian nhất định. Kinh nghiệm có thể
đem lại nhiều dữ kiện để tìm hiểu, nhưng phân tâm học gia không thể bước vào những
vấn đề ấy nếu không quan sát được những sự kiện chắc chắn và nhất định có thể
hướng dẫn họ được.
Tuy nhiên, chúng tôi không thể không để ý đến ý kiến của một nhà bác học thâm
trầm như G. Th. Fechner: ông quan niệm vấn đề "dễ chịu khó chịu" với
những nét chính rất gần với những điều mà chúng tôi đã tìm ra nhân việc nghiên
cứu phân tâm học của chúng tôi. Trong cuốn sách Einige Ideen zur
Schöpfungs-und Entwicklungsgeschichte der Organismen (1873, thiên XI, phụ
lục trang 94), ông trình bày quan niệm của ông như sau:
"Vì những xung động (impulsion) ý thức được đều kèm theo cảm giác dễ chịu
hay khó chịu, chúng tôi có thể chấp nhận rằng cũng có những liên lạc tâm-thần-thể-chất
giữa hai sự kiện: một đằng là cảm giác dễ chịu và khó chịu, đằng kia là những
trạng thái ổn cố và bất ổn; chúng tôi có thể căn cứ vào những liên lạc ấy để củng
cố giả thuyết của chúng tôi (trình bày ở nơi khác) đại ý như sau: một chuyển động
tâm-thần-thể-chất vượt khỏi ngưỡng cửa vào ý thức sẽ kèm theo sự dễ chịu nếu nó
tiến gần đến tình trạng ổn cố hoàn toàn và đã vượt quá một giới hạn nào đó;
chuyển động ấy sẽ kèm theo sự khó chịu nếu nó tiến gần tới tình trạng bất ổn
hoàn toàn và cũng vượt quá một giới hạn nào đó giữa hai giới hạn đó là một khu
vực vô cảm giác, chỉ có hai điểm giới hạn đó đáng coi là có phẩm chất dễ chịu
và khó chịu…"
Những sự kiện khiến cho chúng tôi gán cho nguyên tắc khoan khoái (dễ chịu) vai
trò chính trong đời sống tâm thần đều xuất phát từ một giả thuyết theo đó bộ
máy tâm thần cố gắng giữ cho những khích động ở một mức độ càng thấp càng hay,
hay ít ra ở một mức độ càng ổn cố càng hay. Đó là nguyên tắc khoái lạc trình
bày hơi khác một chút, bởi vì, nếu bộ máy tâm thần ráng giữ số lượng kích thích
ở một mức độ càng thấp càng hay, thì tất cả cái gì có thể tăng gia số lượng
kích thích ấy chỉ có thể coi là yếu tố cản trở, nghĩa là cảm thấy như một cảm
giác khó chịu. Như vậy thì nguyên tắc khoái lạc cũng do nguyên tắc giữ nguyên
tình trạng (principe de constance) mà suy ra; thực ra nguyên tắc giữ nguyên
tình trạng cũng xuất hiện với chúng tôi khi chúng tôi quan sát những sự kiện bắt
buộc chúng tôi phải chấp nhận nguyên tắc khoái lạc. Sự thảo luận sau này sẽ
minh thị rằng khuynh hướng của bộ máy tâm thần nói đến ở đây đại diện cho một
trường hợp đặc biệt của nguyên tắc do Fechner tìm ra, đó là khuynh hướng trở lại
tình trạng ổn cố, ông đã xếp những cảm giác khoan khoái và khó chịu vào khuynh
hướng ấy.
Nhưng nói đến vai trò nổi bật của nguyên tắc khoan khoái trong sự diễn biến của
tiến trình tâm thần có đúng không đã? Nếu đúng thì phần lớn những tiến trình
tâm thần của chúng ta phải kèm theo sự khoan khoái, hay dắt đến sự khoan khoái,
nhưng khốn thay, phần lớn những kinh nghiệm của chúng tôi đều mâu thuẫn rõ rệt
với kết luận ấy. Bởi vậy cho nên chúng tôi buộc lòng phải chấp nhận rằng có một
khuynh hướng mạnh mẽ mật thiết với linh hồn và hoạt động theo nguyên tắc khoan
khoái, nhưng có nhiều mãnh lực và điều kiện khác chống đối lại khuynh hướng ấy,
thậm chí kết quả chung cục có thể không phù hợp với nguyên tắc khoan khoái. Về
vấn đề này Fechner có nói: "Nhưng khuynh hướng đạt tới đích không có nghĩa
là bao giờ cũng thực hiện được mục đích, nói chung thì chỉ có thể thực hiện gần
được mà thôi". Khi tìm hiểu xem những điều kiện nào có thể ngăn cản sự thực
hiện nguyên tắc khoan khoái, chúng tôi làm việc trong một lãnh vực chắc chắn và
quen thuộc, chúng tôi có thể dùng đến những kinh nghiệm phân tâm của chúng tôi.
Chúng tôi đã biết từ lâu rằng trở lực thứ nhất cho nguyên tắc khoan khoái là trở
lực bình thường và thường có. Chúng tôi biết rằng bộ máy tâm thần theo sự cấu tạo
của nó, tự nhiên tìm cách vâng theo nguyên tắc khoan khoái, nhưng vì gặp phải
những khó khăn nguồn gốc ở ngoại giới, nó không thể ngang nhiên tự xác định bất
cứ lúc nào, làm như thế còn nguy hiểm cho sự bảo tồn thân thể con người. Dưới ảnh
hưởng của bản năng bảo tồn cái Tôi, nguyên tắc khoan khoái phải lánh mặt
và nhường chỗ cho nguyên tắc thực tại (principe de réalité), theo nguyên tắc ấy
chúng ta vẫn giữ mục tiêu tối hậu là sự khoan khoái nhưng bằng lòng hoãn lại một
thời gian, không thực hiện ngay, không lợi dụng cơ hội thuận tiện nào đó để hối
hả thực hiện, chúng ta còn có thể chịu đựng sự khó khăn nhất thời để đi một đường
lối vòng vèo khác khá dài mới tới đích. Tuy nhiên, những xung động dục tính khó
"giáo hóa" hơn, trong một thời gian lâu chúng vẫn chỉ nghe theo
nguyên tắc khoan khoái; nguyên tắc khoan khoái thường khi chỉ hoạt động trong phạm
vi sinh hoạt dục giới hay trong phạm vi cái Tôi, thành thử nó thắng hẳn
nguyên tắc thực tại, điều đó tai hại cho toàn diện thân thể con người.
Tuy nhiên chúng ta không thể chối cãi được rằng thay thế nguyên tắc khoan khoái
bằng nguyên tắc thực tại chỉ cắt nghĩa được một phần rất nhỏ những cảm giác khó
chịu và chỉ những cảm giác khó chịu và chỉ những cảm giác khó chịu không mãnh
liệt lắm. Một nguồn gốc khác của những cảm giác khó chịu và nhọc nhằn là sự
xung động và chia rẽ xảy ra trong đời sống tâm thần vào thời kỳ cái tôi tiến
triển đến những tổ chức tâm thần cao trọng và nhất trí hơn. Người ta có thể nói
rằng hầu hết tinh lực của bộ máy tâm thần là do những xung động (impulsion) cố
hữu từ tiên thiên của bộ máy ấy, nhưng những xung động ấy không đạt tới trình độ
tiến triển ngang nhau. Có thể rằng trên đường tiến triển, một vài xung động hay
một vài khía cạnh của một vài xung động khác về cứu cánh và khuynh hướng, nghĩa
là không thích hợp với những xung động mà sự tổng hợp làm thành nhân tính toàn
vẹn, hoàn tất. Những khuynh hướng không thích hợp ấy bị loại trừ và dồn nén lại,
không được tham dự vào việc tổng hợp nhân tính; chúng bị giữ lại ở một mức độ
phát triển thấp của tâm thần, và vì thế không thể nào được thỏa mãn. Nhưng cũng
có khi chúng tìm được sự thỏa mãn hoặc trực tiếp, hoặc bằng cái gì khác thay thế;
sự thay thế ấy trở thành nguồn gốc những cảm giác khó chịu cho thân thể con người,
đáng ra, trong những trường hợp khác, sự thay thế có thể là nguồn gốc những cảm
giác khoan khoái. Sau những cuộc xung động gây ra sự dồn nén, nguyên tắc khoan
khoái lại tìm cách củng cố địa vị bằng những đường lối quanh co, trong khi ấy một
vài xung động khác vì có lợi cũng hùa vào giúp cho nó thắng thế, chúng tìm cách
thu hút lấy càng nhiều khoan khoái càng hay. Người ta chưa hiểu hết hay chưa có
thể mô tả sáng sủa những chi tiết của tiến trình theo đó sự dồn nén biến đổi một
sự kiện có thể đem lại khoan khoái thành một sự kiện gây ra khó chịu, nhưng người
ta có thể chắc chắn rằng mọi cảm giác khó chịu có bản chất suy nhược thần kinh
xét cho cùng chỉ là một sự khoan khoái mà không được người suy nhược cảm thấy
là khoan khoái.
Chúng ta chưa tìm hiểu hết nguồn gốc của phần lớn những kinh nghiệm tâm thần
khoan khoái hay khó chịu, nhưng nếu tìm thấy những nguồn gốc khác, chúng tôi
cũng có thể nào điều đó không phương hại đến ưu thế của nguyên tắc khoan khoái,
quan điểm của chúng tôi không phải là không có phần nào hữu lý. Quả vậy, phần lớn
những cảm giác khó chịu của chúng ta đều gây ra bởi áp lực của những xung động
không được thỏa mãn, hay bởi những yếu tố ở ngoài; những yếu tố ở ngoài khi thì
khơi động những cảm giác khó chịu, khi thì làm nổi lên những cảm tưởng chờ đợi
day dứt, những cảm tưởng "nguy hiểm" trong bộ máy tâm thần của chúng
ta. Phản ứng chống lại những xung động vì không được thỏa mãn mà gây áp lực và
những đe dọa nguy hiểm đó là phản ứng biểu lộ sự hoạt động riêng của bộ máy tâm
thần; phản ứng đó xảy ra vì ảnh hưởng của nguyên tắc khoan khoái nguyên vẹn hay
biến đổi vì nguyên tắc thực tại. Có lẽ không cần phải đặt một giới hạn mới cho
nguyên tắc khoan khoái, tuy nhiên, xét nghiệm cơ quan tâm thần phản ứng trước
những nguy hiểm gây ra bởi thế giới bên ngoài, chúng ta thâu lượm được những
tài liệu mới và nghĩ đến những cách khác để đặt câu hỏi thích hợp với vấn đề của
chúng ta.
2. Nguyên tắc khoan khoái và bệnh suy nhược thần kinh ngoại thương, nguyên tắc
khoan khoái và trò chơi trẻ con
Sau những khi thân xác con người bị đụng mạnh như những tai nạn hỏa xa và những
tai nạn khác nguy hiểm đến tính mạng, người ta thấy xảy ra một trạng thái đã
lâu nay được mô tả với tên gọi là "suy nhược thần kinh ngoại thương"
(névrose traumatique). Trận chiến tranh khủng khiếp mới kết liễu đã gây ra nhiều
bệnh thuộc loại ấy, và ít ra cũng cho ta thấy sự bất lực của những quan điểm xếp
loại những bệnh ấy vào loại tổn thương vật chất của trung học hệ đồng thời xuất
hiện với sự té ngã hay va chạm quá mạnh. Những bệnh suy nhược thần kinh ngoại
thương rất gần với bệnh loạn thần kinh (hystérie) vì có nhiều triệu chứng vận động
(symtôme moteur), nhưng thường thường có khác vì những dấu hiệu đau đớn chủ
quan (tinh thần) như trong trường hợp chứng ưu uất (mélancolie) và chứng u uất
(hypochondrie), cũng có khác vì sự suy yếu và đảo lộn gần hết các cơ năng tâm
thần. Cho đến ngày nay người ta vẫn chưa có một ý niệm đúng về bệnh suy nhược
thần kinh thời chiến tranh và suy nhược thần kinh ngoại thương. Trong loại bệnh
suy nhược thần kinh thời chiến có một sự kiện hầu như vừa làm cho vấn đề sáng sủa
thêm lại vừa làm cho vấn đề rắc rối thêm, đó là sự kiện sau đây: những triệu chứng
bệnh hoạn, tùy trường hợp, có thể xảy ra, mà bệnh nhân không bị tai nạn thương
tích trầm trọng. Còn như bệnh suy nhược thần kinh ngoại thương thông thường thì
chúng tôi thấy có hai điểm có thể dẫn lối cho công việc khảo sát, đó là sự ngạc
nhiên và sự kinh hãi, hai yếu tố ấy hình như đóng một vai trò chủ chốt
gây ra bệnh, trong bệnh ấy hầu như người bệnh không có thương tích hay tổn
thương nào cả. Thường thường người ta vẫn coi những chữ kinh hãi, sợ
hãi và lo sợ là những danh từ đồng nghĩa. Như vậy có sự lầm lẫn
đáng tiếc; rất dễ nhận thấy khác nhau nếu ta nhận xét xem mỗi xúc động trong ba
loại ấy liên hệ với sự nguy hiểm thế nào. Lo sợ là một trạng thái đặc biệt ở điểm
chờ đợi sự nguy hiểm, người ta chuẩn bị để đối phó với một sự nguy hiểm mà người
ta biết rõ hay không biết rõ; sợ hãi thì phải có một vật trước mắt làm cho người
ta phát sinh sự sợ hãi đó; còn như kinh hãi thì là một trạng thái phát sinh vì
có một sự nguy hiểm hiện tại và bất ngờ: nét đặc biệt của nó là sự bất chợt.
Tôi không cho rằng sự lo sợ có thể gây ra bệnh suy nhược thần kinh ngoại
thương; trong sự lo sợ có cái gì bảo vệ người ta chống lại sự kinh hãi và chống
lại bệnh suy nhược thần kinh mà sự kinh hãi gây ra. Đây là một điểm mà sau này
sẽ còn nói đến.
Nghiên cứu giấc mơ có thể là phương tiện thăm dò chắc chắn nhất để tìm hiểu những
tiến trình tâm thần sâu xa. Trong giấc mơ của những người mắc bệnh suy nhược thần
kinh ngoại thương có một điểm đặc biệt là họ trở lại tình trạng bị tai nạn, lúc
tỉnh dậy họ lại có một sự kinh hãi khác. Tiếc rằng sự kiện ấy không làm cho người
ta ngạc nhiên mấy tí. Người ta cho rằng đây là một bằng chứng về cường độ mạnh
của ấn tượng về tai nạn gây ra ngoại thương, ấn tượng đó mạnh mẽ đến nỗi trong
giấc ngủ người bệnh lại thấy nó. Như thế có thể nói rằng tâm thần người bệnh bị
cột chặt vào với ngoại thương. Về bệnh loạn thần kinh, chúng tôi đã biết từ lâu
rằng người bệnh đứng dừng lại ở biến cố ngoại thương khiến cho họ thành bệnh.
Breuer và Freud, vào năm 1893 đã nói rằng: "Chỗ đau khổ nhất của người loạn
thần kinh là họ nhớ lại". Trong những bệnh suy nhược thần kinh thời chiến
tranh, Ferenczi và Simmel tưởng rằng có thể cắt nghĩa một vài triệu chứng vận động [1] bằng hiện tượng "dừng lại ở tình trạng
ngoại thương".
Nhưng chúng tôi không hề biết có người nào mắc bệnh suy nhược thần kinh ngoại
thương mà trong lúc thức họ bận tâm nhiều đến kỷ niệm về tai nạn xảy ra cho họ.
Trái lại họ cố gắng quên đi không nghĩ đến nữa. Dù cho rằng giấc mộng ban đêm tự
nhiên đặt người vào tình trạng làm ra bệnh chăng nữa, người ta cũng tỏ ra không
biết đến bản chất của giấc mơ. Có lẽ bản chất giấc mơ của người bệnh phải gồm
những quang cảnh thuộc về thời kỳ mà họ còn khỏe mạnh hay liên hệ đến hy vọng
khỏi bệnh của họ. Tuy những giấc mơ đau khổ thường kèm theo bệnh suy nhược thần
kinh ngoại thương, nhưng chúng tôi muốn bảo vệ quan điểm của chúng tôi – duy nhất
phù hợp với sự việc có thật ngoài thực tại – theo quan điểm ấy thì khuynh hướng
trội hẳn của giấc mơ là khuynh hướng thực hiện ước vọng; muốn bảo vệ quan điểm ấy
thì chúng tôi phải chấp nhận rằng trong trạng thái ấy chức vụ của giấc mơ, cũng
như nhiều chức vụ khác, đã bị xáo trộn trầm trọng, nó đã bị đánh lạc khỏi mục
tiêu của nó, hay chúng tôi phải nói đến những khuynh hướng tự hành hạ bí hiểm
(masochisme).
Bởi vậy chúng tôi đề nghị hãy gác lại vấn đề suy nhược thần kinh ngoại thương tối
tăm mờ mịt mà chỉ nghiên cứu xem bộ máy tâm thần làm cách nào để thực hiện một
công việc bình thường và sớm sủa nhất là trò chơi trẻ em.
Những lý thuyết về trò chơi trẻ em mới đây đã được S. Pfeifer trình bày và xét
định về phương diện phân tích trong cuốn sách Imago (V, 4), tôi xin
giới thiệu cuốn sách ấy với quý bạn đọc. Những thuyết ấy cố gắng tìm ra những
nguyên nhân chi phối trò chơi trẻ em, nhưng không nhấn mạnh quan điểm điều động
và tổ chức, liên lạc với việc tìm khoan khoái của đứa trẻ. Chúng tôi không bận
tâm với toàn bộ những hiện tượng ấy, chúng tôi chỉ nhân một cơ hội thuận tiện,
quan sát một đứa trẻ 18 tháng chơi một trò thứ nhất tự nó nghĩ ra. Không phải
là một việc quan sát sơ qua, vì tôi đã sống trong nhiều tuần lễ cùng với đứa bé
và cha mẹ nó trước khi đoán ra ý nghĩa những hành vi bí hiểm nhắc đi nhắc lại
nhiều lần của đứa bé.
Đứa trẻ không có dấu hiệu gì là thông minh sớm; nó biết đi lúc 18 tháng, nó chỉ
biết nói một vài tiếng có thể hiểu được và kêu một vài tiếng ấm ứ mà người xung
quanh nó hiểu lắm; cách đối xử của nó với cha mẹ và người đày tớ gái duy nhất
trong nhà là rất tốt, ai cũng khen đứa bé ngoan. Nó không quấy đêm, cha mẹ cấm
sờ vào vật gì hay bước vào chỗ nào nó cũng vâng lời, nhất là lúc vắng mẹ nó
không khóc, tuy mẹ vắng mặt trong nhiều giờ và nó bám riết mẹ, mẹ đã cho bú sữa
mẹ và một mình nuôi con không có ai trợ giúp. Đứa trẻ ngoan ấy có thói quen cầm
được cái gì cũng ném vào một góc nhà hay xuống gầm giường, v.v… Sau này tìm kiếm
và thu nhặt những vật ấy lại không phải là công việc dễ. Khi liệng đồ vật đi xa
như vậy nó nói theo một tiếng o-o-o, bà mẹ và người quan sát nó đều đồng ý với
nhau rằng tiếng kêu đó không phải là một thán từ, mà có nghĩa tương đương với
chữ "mạnh" (ném mạnh cho thật xa). Sau cùng tôi nhận thấy đó là một
trò chơi của nó, đứa trẻ chỉ dùng đồ chơi để "ném ra xa". Một hôm tôi
quan sát thấy sự kiện sau đây, sự kiện xác định cách nhìn của tôi. Đứa trẻ có một
cái ống chỉ bằng gỗ buộc sợi dây. Nó không bao giờ nghĩ đến cách chơi cầm đầu
dây kéo theo ống đằng sau làm chơi kéo xe; nhưng nó cầm đầu dây rồi ném ống chỉ
rất khéo qua thành giường cho rớt ra ngoài khuất mắt nó. Bấy giờ nó kêu lên tiếng
o-o-o như mọi lần, sau đấy nó cầm đầu dây lôi ống chỉ lên vui vẻ mà chào bằng
tiếng "đa" (đây rồi!). Trò chơi như thế là đầy đủ, gồm có một hồi làm
biến mất đồ vật và hồi thứ hai làm tái xuất hiện đồ vật, nhưng thường thường
người ta chỉ trông thấy có hồi thứ nhất nhắc đi nhắc lại mãi đến nhàm chán, hiển
nhiên là hồi thứ hai mới làm cho đứa trẻ vui thích hơn cả.
Giải thích trò chơi ấy cũng dễ. Sự cố gắng lớn lao của đứa trẻ có nghĩa là từ bỏ
một xu hướng (sự thỏa mãn một xu hướng), và như thế để chịu đựng tình trạng vắng
mẹ mà không ta thán. Đứa trẻ tự đền bù sự vắng mặt mẹ bằng cách tái tạo quang cảnh
biến mất rồi tái xuất hiện với những đồ vật ở tầm tay nó. Dĩ nhiên giá trị tình
cảm của trò chơi không tùy thuộc sự kiện chính nó nghĩ ra, hay người nào, cảnh
tượng nào đã gợi ý cho nó. Cái chúng tôi chú trọng đến ở chỗ khác chứ không ở
chỗ ấy. Hẳn là bà mẹ đi khỏi đối với đứa trẻ không phải là một chuyện vui vẻ
hay nó chỉ dửng dưng. Như vậy thì ta làm cách nào dùung hòa việc tái tạo một sự
tình đau khổ cho nó với nguyên tắc khoan khoái? Có lẽ người ta sẽ bảo rằng biến
việc mẹ đi khỏi thành trò chơi là bởi mẹ đi khỏi bao giờ cũng cần phải xảy ra
trước rồi sau mới có lúc mẹ trở về là lúc vui vẻ mà đứa trẻ cho là đối tượng của
trò chơi. Nhưng cắt nghĩa như thế không đúng với những điều quan sát được; hồi
thứ nhất nghĩa là lúc mẹ đi, tạo cho nó một trò chơi riêng rẽ, đứa trẻ lặp lại
cảnh tượng ấy nhiều hơn cảnh tượng mẹ về và không nhắc tới cảnh mẹ về.
Phân tích một trường hợp như thế không đủ yếu tố để kết luận dứt khoát. Một sự
quan sát vô tư sẽ cho cảm tưởng rằng nếu đứa trẻ đã lấy những sự tình ấy là chủ
đích cho trò chơi, thì đó là bởi những lý do khác. Trước biến cố mẹ đi khỏi, nó
phải chịu đựng biến cố một cách thụ động; thế mà bây giờ nó đóng một vai trò chủ
động, nó tái tạo hoàn cảnh dưới hình thức trò chơi, tuy rằng hoàn cảnh ấy làm
nó khó chịu. Người ta có thể nói rằng nó tìm cách thỏa mãn một xu hướng thống
trị (đây là làm chủ tình thế); khuynh hướng ấy muốn được củng cố, không đếm xỉa
đến chuyện nhớ lại vui hay buồn. Nhưng người ta cũng có cách giải thích khác.
Ném một đồ vật đi cho khuất mắt có thể để thỏa mãn khuynh hướng báo thù trước mắt
mẹ và tỏ cho mẹ biết rằng: "Thôi mẹ đi đi, con không cần mẹ nữa, con cũng
xua mẹ đi đó". Vẫn đứa trẻ 18 tháng mà tôi nói đến trên kia, đến năm nó được
hai tuổi rưỡi lại có thói ném đồ chơi xuống đất nếu đồ chơi không vừa ý nó, vừa
ném vừa nói: "Đi làm đánh trận!". Cha nó không có nhà, người ta bảo
nó rằng cha nó đi đánh trận; nó không hề tỏ ý muốn gặp cha, nhưng tỏ những dấu
hiệu có ý nghĩa chắc chắn rằng nó không muốn ai phá rối sự độc quyền sở hữu mẹ
của nó [2]. Ngoài ra chúng ta còn biết rằng trẻ con
thường có những xung động thù nghịch với người khác, nó liệng những đồ vật đối
với nó tượng trưng cho một vài người nào đó. Như vậy, chúng ta có thể tự hỏi rằng
về phương diện tâm thần, khuynh hướng đồng hóa mình với một biến cố làm mình cảm
xúc và khuynh hướng làm chủ được tình thế, có thể bộc lộ, không đếm xỉa gì đến
nguyên tắc khoan khoái chăng? Trong trường hợp chúng ta nói đây, đứa trẻ tái tạo
một ấn tượng khó chịu, có lẽ tại nó cho rằng tái tạo tình trạng ấy là phương tiện
để đạt tới sự khoan khoái nhưng trực tiếp.
Nghiên cứu trò chơi con nít cách nào chúng ta cũng không có dữ kiện nào chắc chắn
để quyết định lấy một trong hai cách nhìn ấy. Chúng ta nhận thấy trong lúc chơi
đứa trẻ tái tạo tất cả cái gì ở ngoài đời đã xúc động nó, nó dùng một cách
tránh-phản-ứng để kháng cự cảm tưởng mạnh, nó tìm cách làm chủ cảm tưởng mạnh
đó. Nhưng mặt khác, chúng ta cũng nhận thấy một cách hiển nhiên rằng khi lựa
trò chơi, trẻ con cũng còn có một ý muốn rất mạnh mẽ đối với tuổi của nó: ý muốn
là người lớn và xử sự như người lớn. Người ta cũng nhận thấy rằng cái gì khó chịu
vẫn có thể đem biến đổi đi và diễn lại thành trò chơi. Một đứa trẻ đau cổ họng
phải đến nhờ ông thầy giải phẫu: đó là một kỷ niệm đau đớn cho nó, nhưng nó vẫn
nhớ lại và diễn lại trong lúc chơi; người ta có thể nhận thấy trong việc diễn lại
cuộc giải phẫu đứa trẻ đã tìm được sự khoan khoái gì và nguồn gốc của sự khoan
khoái ấy: trong lúc chơi, nó biến đổi sự thụ động của nó khi chịu giải phẫu ra
hành vi chủ động, nó đóng vai ông thầy để làm cho bạn nó phải đau đớn như nó đã
phải chịu, và như thế nó làm đau bạn nó để trả thù thầy thuốc, bạn chịu tội
thay thầy thuốc vì nó không làm gì được thầy thuốc.
Dù sao thì những quan điểm trên đây cũng cho ta thấy rằng cắt nghĩa trò chơi bằng
bản năng bắt chước là đưa ra một giả thiết vô bổ. Cũng nên nói thêm rằng khác với
những gì đã xảy ra trong trò chơi của trẻ em, trò chơi và sự bắt chước của giới
nghệ sĩ trực tiếp nhắm vào cá nhân khán giả, thí dụ trong một tấn bi kịch, người
ta tìm cách truyền cho khán giả những cảm tưởng đau đớn của mình, tuy rằng những
cảm tưởng ấy là nguồn gốc những thú vui cao cả. Như vậy, chúng ta nhận thấy,
tuy rằng có nguyên tắc khoan khoái ngự ở trên, những khía cạnh cực nhọc và khó
chịu của việc đời vẫn tìm được đường lối và phương tiện để đè nặng lên hồi tưởng
của chúng ta và trở thành những đối tượng của sinh hoạt tâm thần. Những trường
hợp và tình trạng ấy có thể có kết quả cuối cùng là tăng thêm sự khoan khoái,
chúng có thể là đối tượng để nghiên cứu quan niệm thiện mỹ của con người, đứng
về phương diện điều động và tổ chức; nhưng vì mục đích của chúng tôi, những trường
hợp và tình trạng ấy không có ích lợi gì, những trường hợp và tình trạng ấy tựu
trung đã hàm ý chấp nhận rằng có nguyên tắc khoan khoái và ưu thế của nguyên tắc
khoan khoái, chúng tôi không biết gì thêm về những khuynh hướng ở ngoài nguyên
tắc đó, nghĩa là đứng độc lập đối với nguyên tắc đó và có lẽ có tính cách
nguyên sơ hơn nó nữa.
3. Nguyên tắc khoan khoái và sự di chuyển tâm tình
Hai mươi lăm năm làm việc tận lực đã có kết quả là gán cho kỹ thuật phân tâm những
mục tiêu trực tiếp, khác hẳn với những mục tiêu lúc ban đầu. Thoạt kỳ thủy, tất
cả ngưỡng vọng của thầy thuốc phân tâm chỉ giới hạn trong việc đưa ra ánh sáng
những gì ẩn giấu trong tiềm thức người bệnh, sau khi lập được mối liên lạc chặt
chẽ giữa những yếu tố tiềm thức đã phơi bày ra ánh sáng như thế người ta sẽ tùy
nghi nói cho người bệnh biết. Phân tâm học trước hết là một nghệ thuật giải
thích. Nhưng vì nghệ thuật ấy không giải quyết được vấn đề trị liệu pháp cho
nên người ta dùng đến một phương tiện khác để người bệnh xác định xem công việc
phân tích để dựng lại quá khứ của họ có đúng hay không; muốn như vậy, người ta
tìm cách gợi cho người bệnh nhớ lại những chuyện quá khứ. Trong sự cố gắng ấy,
ông thầy vấp phải sự chống đối của người bệnh; nghệ thuật phân tâm sẽ nhắm vào
chỗ khám phá ra sự chống đối ấy càng nhanh chóng càng hay; họ sẽ dùng đến ảnh
hưởng của họ đến người khác thuần túy (nghĩa là dùng đến khả năng gợi ý của ông
thầy) để làm cho người bệnh bỏ được sự chống đối.
Tuy nhiên, càng tiến sâu vào con đường này, người ta càng nhận thấy không thể đạt
được hẳn mục đích theo đuổi: đem tiềm thức ra ngoài ánh sáng ý thức. Người bệnh
không thể nhớ lại hết cái gì đã dồn nén; thường thường họ quên mất điều chính,
thậm chí không thể nào làm cho họ tin được những gì người ta nói cho họ biết.
Muốn tin như vậy, bây giờ họ phải "sống lại" những sự kiện dồn nén chứ
không phải nhớ lại như một phần quá khứ của họ. Những sự kiện sống lại như thế,
họ lặp lại một cách đúng hệt, hơn cả sự mong mỏi của ông thày; những sự kiện ấy
phần nào liên hệ đến sinh hoạt dục tính tuổi thơ, nhất là mặc cảm Oedipe và những
sự kiện liên quan đến mặc cảm Oedipe, và bao giờ cũng diễn ra trong phạm vi
liên lạc giữa người bệnh và thầy thuốc. Khi việc trị bệnh đã tiến đến mức ấy,
người ta có thể nói rằng bệnh suy nhược thần kinh cũ nhường chỗ cho bệnh mới, bệnh
suy nhược thần kinh di chuyển (névrose de transfert). Thầy thuốc cố gắng giới hạn
lãnh vực của bệnh suy nhược thần kinh di chuyển đó, biến đổi thật nhiều yếu tố
thành sự kiện hồi tưởng đơn thuần và chỉ để cho con bệnh "sống lại"
thật ít những yếu tố ấy, chỉ để cho họ dùng thật ít mà tái tạo tình trạng quá
khứ. Tùy từng trường hợp mà những yếu tố hồi tưởng được dùng ít hay nhiều để
tái tạo tình trạng quá khứ. Nói chung thì ông thầy không thể miễn trừ cho con bệnh
giai đoạn ấy trong thời kỳ chữa bệnh; ông thầy đành phải để họ sống lại một phần
quãng đời quá khứ của họ, ông thầy chỉ làm cách nào cho người bệnh giữ được ưu
thế đến mức nào để họ nhận thấy rằng dẫu sao thì những sự kiện họ sống lại và
tái tạo ra cũng chỉ là giả dạng và chỉ là phản ảnh một phần quá khứ bị quên.
Khi công việc ấy đã thành công thì người ta có thể làm cho con bệnh tin được, sự
tin tưởng ấy là điều kiện tối yếu để trị bệnh có kết quả.
Trong thời kỳ chữa bệnh bằng phương pháp phân tâm người bệnh bị ám ảnh muốn tái
tạo và sống lại quá khứ, làm như nó là một phần của hiện tại; người ta sẽ lầm lớn
nếu quan niệm rằng sự chống cự của người bệnh bắt nguồn từ tiềm thức. Tiềm thức,
nghĩa là yếu tố bị dồn nén không hề chống lại việc trị bệnh; trái lại, nó tìm
cách gạt bỏ những áp lực đè nén nó, nó tìm cách mở một con đường đến ý thức để
giải tỏ áp lực bằng một hành động thật sự. Sự chống cự trong lúc trị bệnh bắt
nguồn từ những lớp thượng từng và những hệ thống thượng từng của tâm thần,
chúng cùng ở một vị trí với những lớp đã tạo ra sự dồn nén trước kia. Nhưng sự
quan sát cho ta biết rằng nguyên nhân của sự chống cự, và cả sự chống cự nữa, mới
đầu ở trong tiềm thức, bởi vậy chúng tôi cần phải sửa chữa một vài điều. Để
tránh sự tối tăm và không rõ nghĩa, chúng tôi thay thế quan điểm đối lập ý-thức-tiềm-thức
bằng quan điểm đối lập giữa cái Tôi mạch lạc và những yếu tố bị dồn
nén. Hẳn là nhiều yếu tố của cái Tôi cũng không ý thức được, đó là những
yếu tố có thể coi là tạo thành cái nhân của cái Tôi, chỉ có một vài yếu tố
thuộc về loại mà chúng tôi gọi là tiền ý thức (préconscient). Sau khi
đã thay thế những danh từ chỉ có ý nghĩa mô tả thuần túy bằng những danh từ có
ý nghĩa hệ thống hay năng động, chúng tôi có thể nói rằng sự chống cự của người
bệnh bắt nguồn từ cái Tôi; chúng tôi nhận thấy ngay rằng khuynh hướng tái
tạo quá khứ chỉ có thể mật thiết với cái gì bị dồn nén xuống tiềm thức. Có lẽ
khuynh hướng ấy chỉ có thể xuất hiện khi nào công việc trị bệnh đã huy động được
những yếu tố bị dồn nén. [3]
Chắc chắn là sự chống cự của tiềm thức và tiền ý thức đều phục vụ nguyên tắc
khoan khoái, đều dùng để loại trừ sự khó chịu gây nên vì những yếu tố bị dồn
nén nếu những yếu tố ấy được tự do hoạt động. Bởi vậy cho nên chúng tôi phải cố
gắng dùng nguyên tắc thực tại làm cho người bệnh biết đến sự khó chịu đó. Vậy,
giữa nguyên tắc khoan khoái và khuynh hướng tái tạo quá khứ, nói khác đi, giữa
nguyên tắc khoan khoái và sự phát hiện năng động của những yếu tố bị dồn nén có
những liên lạc thế nào? Đã hiển nhiên là phần lớn những cái gì được khuynh hướng
tái tạo làm sống lại chỉ có thể có bản chất khó chịu hay cực nhọc đối với
cái Tôi, vì đại loại thì đó là những phát hiện của những xu hướng bị đàn
áp. Nhưng đó là một loại khó chịu mà chúng tôi đã biết rõ giá trị và phẩm chất,
chúng tôi biết rằng nó không mâu thuẫn với nguyên tắc khoan khoái, bởi vì trong
hệ thống này thì nó khó chịu thật, nhưng đặt vào một hệ thống khác thì nó lại
có nghĩa là khoan khoái. Nhưng bây giờ chúng ta hãy bàn đến một hiện tượng lạ
lùng khác: khuynh hướng tái tạo làm xuất hiện và sống lại cả những sự việc quá
khứ không có gì đáng khoan khoái cả, những sự việc đối với những xu hướng bị
đàn áp lúc ấy cũng không đem lại thỏa mãn được.
Sự nảy nở quá sớm của dục tính trẻ em chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, vì
thị dục của đứa trẻ không thích hợp với thực tại và trình độ phát triển thiếu
sót của đời sống trẻ em. Thời kỳ khủng hoảng đó rất cực nhọc cho đứa bé vì nó
gây ra cho đứa bé những cảm giác đau đớn. Tình yêu không thỏa mãn, nhưng thất bại
đó làm tổn thương sâu xa đến danh dự của nó và để lại dấu vết trong khuynh hướng
ngã ái [4] của nó; theo sự quan sát của tôi và của
Marcinowski tất đó là một trong những nguyên nhân chính của cảm tưởng tự ti, rất
thường có của người suy nhược thần kinh. Cuộc thám hiểu dục giới của đứa trẻ
không đem lại cho nó một kết luận thỏa đáng nào cả, rồi thì nó lớn lên, tình trạng
ấy chấm dứt; do đó mà sau này nó than thở: "Tôi không làm được cái gì nên
thân, không có cái gì thành công". Sự âu yếm quyến luyến cha mẹ (thường
thường con gái quyến luyến cha, con trai quyến luyến mẹ) không thể chịu đựng được
thất bại, không thể dằn lòng chờ đợi thỏa mãn, không thể không ghen tị khi cha
mẹ sanh em nó; em nó ra đời là nó thấy một bằng chứng hiển nhiên về sự thất tín
của người nó yêu; nó có một ước vọng đối với nó là nghiêm chỉnh nhưng bi thảm
cho nó, đó là ước vọng nó sanh ra đứa con, dĩ nhiên ước vọng đó thảm bại; sự âu
yếu của cha mẹ trước kia nay giảm đi nhiều, sự giáo dục này càng bắt nó vào
khuôn phép, người ta bắt đầu nói sẵng với nó, bắt đầu trách phạt nó; tất cả những
sự kiện ấy làm cho nó ý thức được tầm rộng lớn của sự khinh bỉ, từ nay nó phải
chịu đựng tình cảnh đó. Mối tình điển hình của tuổi thơ ngây chấm dứt theo một
vài phương thức, những phương thức chấm dứt ấy sau này cứ trở lại đều đều.
Trong thời kỳ trị bệnh, người bệnh lợi dụng hiện tượng di chuyển (transfert) để
tái tạo và hồi sinh một cách khéo léo những sự tình không thể chấp nhận được,
những tình trạng đau đớn của họ. Như vậy, người bệnh làm ngưng trệ cuộc điều trị,
họ tìm cách tạo ra một tình trạng khả dĩ hồi sinh cảm tưởng bị mọi người rẻ
rúng như ngày xưa, họ làm cho ông thầy nói nặng họ, lạnh lùng với họ, họ tìm ra
cớ để ghen; họ thay thế ý muốn sanh đứa con ngày trước bằng dự định và hứa hẹn
biếu quà cáp quan trọng, thường thường cũng không thực như vậy mà ngày xưa họ
ham muốn. Tình trạng mà người bệnh tái tạo trong hiện tượng di chuyển như thế
ngày xưa thì không có gì khoan khoái thật vì đó là lần đầu họ lâm vào tình trạng
ấy. Nhưng người ta sẽ nói rằng bây giờ thì không đến nỗi khó chịu lắm vì bây giờ
chỉ còn là kỷ niệm hay mộng mị, chứ không như ngày xưa con người ở trong tình
trạng ấy thực sự và đời họ đã đổi hướng vì tình trạng ấy. Đó là tác động của những
xu hướng và bản năng mà trong thời kỳ họ bị chúng chi phối, họ cho là sẽ đem lại
khoan khoái; tuy rằng bây giờ họ có đủ kinh nghiệm để biết rằng chờ đợi hưởng
khoái lạc chỉ là hão huyền, nhưng họ vẫn xử sự như người không học hỏi gì được
kinh nghiệm quá khứ; họ vẫn tái tạo tình trạng cũ, dẫu sao thì họ cũng bị thôi
thúc bởi một sự ám ảnh.
Những sự kiện mà phân tâm học khám phá ra nhân việc nghiên cứu những hiện tượng
di chuyển của người suy nhược thần kinh, cũng thấy có trong đời sống những người
bình thường, không có gì là suy nhược. Quả vậy, một vài người cho ta cảm tưởng
rằng họ bị vận đen theo đuổi, hầu như họ bị ma trêu quỷ ám; đã từ lâu phân tâm
học cho rằng số mệnh của họ được cấu tạo ở ngoài những biến cố ngoại giới và có
thể quy về những ảnh hưởng đã tiếp thụ trong lúc tuổi thơ ấu của họ. Trong trường
hợp của họ sự ám ảnh không khác gì sự ám ảnh thúc đẩy người suy nhược thần kinh
tái tạo những sự tình và tình trạng tâm tình của họ hồi nhỏ, tuy rằng những người
bình thường ấy không cho thấy dấu hiệu một cuộc xung đột có tính cách suy nhược
thần kinh làm xuất hiện những triệu chứng suy nhược. Chúng ta biết có những người
giao thiệp với ai rốt cuộc cũng vẫn đi đến kết cục như nhau khi thì là những
người thi ân cho những người khác, sau một thời gian kẻ chịu ơn không những
quên ơn mà còn thù oán, bội nghĩa, hầu như những kểẻ quên ơn đồng lòng với nhau
bắt người mà họ chịu ơn phải sống cạn chén sầu; khi thì là những người bạn bè
nào rồi cũng phản bội họ; người khác nữa tận tụy suốt đời đưa một người lên ngai
vàng hoặc vì quyền lợi của mình, hoặc vì quyền lợi của cả mọi người, rồi chẳng
bao lâu họ lại truất quyền của người ấy đi, kéo tuột xuống, thay thế bằng một
thần tượng khác, sau hết, chúng ta biết có những người si tình, thái độ yêu
đương đối với người đàn bà nào cũng qua những giai đoạn như nhau để rồi đi đến
kết quả như nhau. Trở đi trở lại mỗi một trò như vậy cũng chẳng có gì đáng ngạc
nhiên khi chúng ta biết đó là một thái độ hành động, khi chúng ta khám phá ra
nét tính tình cố hữu của họ, yếu tính của con người họ, chúng ta sẽ tự nhủ rằng
nét tính tình ấy, yếu tính ấy, chỉ có thể bộc lộ bằng cách nhắc lại mãi những
kinh nghiệm tâm thần của họ. Nhưng chúng ta sẽ ngạc nhiên hơn nếu chúng ta chứng
kiến những sự việc nhắc đi nhắc lại, diễn đi diễn lại trong một đời người, mà
người ấy chỉ thụ động không tìm cách nào can thiệp để biến đổi tình trạng. Thí
dụ chuyện người đàn bà nọ lấy chồng đến ba lần, lần nào cũng chỉ cưới nhau được
ít lâu là chồng chết, bà ta chỉ có thì giờ để lo thuốc thang rồi vuốt mắt cho
chồng [5]. Trong một tập thơ, Jérusalem giải
phóng, Torquato Tasso (Le Tasse) mô tả một cách nên thơ số mệnh một người như
thế. Nhân vật trong chuyện là Tancrède giết người yêu của mình (Clorinde) mà
không biết. Nàng mặc bộ áo giáp sắt của địch để đánh nhau với chàng. Sau khi
chôn cất cho Clorinde rồi chàng đi vào khu rừng thiêng bí hiểm vẫn làm kinh sợ
đội quân Thập tự. Chàng lấy kiếm chặt một cây cổ thụ làm hai đoạn, nhưng thấy
máu ở cây phun ra đồng thời nghe tiếng Clorinde, linh hồn nàng nhập vào cây cổ
thụ và than thở vì chàng lại giết nàng một lần nữa.
Đứng trước những hành vi của người suy nhược thần kinh trong một giai đoạn trị
bệnh và của một số lớn những người thường như thế, người ta không thể không chấp
nhận rằng trong sinh hoạt tâm thần có một khuynh hướng tái tạo và nhắc lại
không thể cưỡng được, khuynh hướng ấy tìm cách xác định, bất chấp cả nguyên tắc
khoan khoái và đứng ở trên cả nguyên tắc khoan khoái. Chấp nhận khuynh hướng mạnh
mẽ ấy rồi thì không có gì ngăn cản chúng ta cho rằng khuynh hướng ấy chi phối
giấc mơ của người suy nhược thần kinh ngoại thương cũng như thói quen đứa trẻ
nhắc lại cái gì nó đã trải qua trong trò chơi của nó. Tuy nhiên, ít khi khuynh
hướng nhắc lại phát lộ một mình và tinh thuần không pha trộn với những nguyên
nhân khác. Đối với trò chơi trẻ em chúng tôi đã biết rằng còn có những cách giải
thích khác. Khuynh hướng nhắc lại và sự tìm khoan khoái bằng cách thỏa mãn trực
tiếp một vài xu hướng hầu như kết hợp chặt chẽ với nhau để tạo thành một toàn
thể trong đó khó lòng phân biệt phần nào là nhắc lại phần nào là tìm khoan
khoái. Những hiện tượng di chuyển rõ ràng là hình thức chống cự của cái Tôi,
nó không chịu tiết lộ những yếu tố bị dồn nén; còn như khuynh hướng nhắc lại mà
ông thầy muốn lợi dụng để theo đuổi mục đích của ông, thì vẫn cái Tôi đó
cố gắng thích hợp với nguyên tắc khoan khoái và lôi kéo về phía nó. Cái mà theo
ngôn ngữ thường chúng ta gọi là số hệ và đã nói trong một vài thí dụ trên kia,
thì phần lớn có thể lấy lý trí mà giải thích được, như vậy chúng ta khỏi phải
đưa vào đây một nguyên nhân khác bí hiểm ít hay nhiều. Trường hợp ít ngờ vực nhất
có lẽ là trường hợp giấc mơ tái tạo tai nạn gây ra ngoại thương; nhưng suy nghĩ
kỹ thì còn rất nhiều trường hợp không thể giải thích bằng những nguyên nhân mà
chúng ta biết. Những trường hợp ấy có nhiều đặc điểm khiến cho chúng ta chấp nhận
rằng có sự can thiệp của khuynh hướng nhắc lại, khuynh hướng này có vẻ nguyên
sơ, thúc dục một cách mù quáng hơn nguyên tắc khoan khoái và thường khi lấn áp
cả nguyên tắc khoan khoái. Nếu trong sinh hoạt tâm thần có thực một khuynh hướng
nhắc lại như thế thì chúng ta rất hiếu kỳ muốn biết nó ăn nhập với chức vụ nào,
nó phát hiện trong những điều kiện nào, nó có những liên lạc gì với nguyên tắc
khoan khoái mà đến nay chúng tôi đã gán cho một vai trò chủ chốt trong sự diễn
biến những tiến trình sinh hoạt tâm thần.
4. Động cơ chống lại những kích thích ở ngoài - Sự chống cự thất bại Khuynh hướng nhắc lại
Xin coi những điều chúng tôi nói sau đây chỉ là suy lý thuần túy, chỉ là một cố
gắng vượt lên trên những sự kiện có thực; độc giả có thể giữ quan niệm riêng của
mình mà theo dõi với thiện cảm hay cho là không đáng để ý. Không nên cho rằng
những quan điểm trình bày dưới đây là cái gì khác một việc thử khoáng triển một
ý kiến để thỏa mãn tính hiếu kỳ và xem nó có thể đi được đến đâu.
Sự suy lý phân tâm học xuất hiện từ một nhận xét khi nghiên cứu những tiến
trình tiềm thức, chúng tôi nhận thấy ý thức không đại diện cho một đặc điểm
chung của những tiến trình tâm thần, ý thức chỉ có thể coi là một chức vụ đặc
biệt của tâm thần. Trong ngôn ngữ siêu hình tâm lý học, chúng ta nói rằng ý thức
chỉ là chức vụ của một hệ thống đặc biệt mà chúng tôi dùng chữ Y để ám chỉ. Ý
thức làm cho ta tri giác được sự khích động của ngoại giới, ý thức cũng làm cho
ta tri giác được những cảm giác dễ chịu và khó chịu chỉ có thể bắt nguồn từ bên
trong bộ máy tâm thần; do đó chúng ta có thể gán cho hệ thống T.Y. (tri giác –
ý thức) một vị trí trong không gian. Hệ thống T.Y. đứng ở biên giới phân chia nội
tâm và ngoại giới, hệ thống ấy phải quay mặt ra nhìn thế giới bên ngoài và bao
trùm tất cả các hệ thống tâm thần khác. Nhưng chúng ta nhận thấy ngay rằng tất
cả những định nghĩa ấy không đem lại cho chúng ta sự hiểu biết nào mới; đưa ra
những định nghĩa ấy chúng tôi căn cứ vào sự cấu tạo khối óc và những biệt khu của
bộ óc; đó là giả thuyết đặt "trụ sở" của lương tâm ở vỏ ngoài của khối
óc, tức lớp ngoài cùng. Đứng về phương diện giải phẫu, khoa giải phẫu khối óc
không đặt câu hỏi rằng tại sao lương tâm (ý thức) lại đặt ở bề mặt khối óc mà
không đặt ở một chỗ được che chở chu đáo hơn, ở những lớp sâu xa hơn của bộ óc.
Có lẽ cách đặt vị trí cho hệ thống T.Y. của chúng tôi sẽ gây ra những hậu quả
nào đó vì có lẽ sự cứu xét những hậu quả đó sẽ cung cấp cho chúng tôi những dữ
kiện mới.
Ý thức không phải là đặc trưng duy nhất của tiến trình xảy ra trong hệ thống
T.Y. Qua những kinh nghiệm phân tâm học của chúng tôi, chúng tôi đã có những ấn
tượng đủ để chấp nhận rằng tất cả những tiến trình khích động xảy ra trong những
hệ thống khác đã để lại những dấu vết lâu bền tạo thành nền tảng của trí nhớ,
những dấu vết ấy tức là những cái mà ta gọi là kỷ niệm, là hồi tưởng, không có
gì chung đụng với ý thức cả. Những hồi tưởng mạnh mẽ và dai dẳng nhất thường
thường là sản phẩm của những tiến trình không hề bao giờ đạt tới ý thức. Tuy
nhiên, thật khó lòng mà cho hệ thống T.Y. cũng để lại những vết tích lâu bền và
dai dẳng khi nó bị kích thích. Nếu nó có để lại cái gì, thì chẳng bao lâu khả
năng tiếp nhận những khích động mới của hệ thống sẽ bị giới hạn [6], bởi vì, theo định nghĩa, thì tất cả những
khích động mà nó nhận được phải luôn luôn ý thức; trái lại, nếu chúng tôi cho rằng
những khích động ấy lặn xuống tiềm thức, thì chúng tôi bị buộc phải mâu thuẫn với
mình mà chấp nhận rằng có những tiến trình không ý thức được trong một hệ thống
mà tác động, theo định nghĩa, phải luôn luôn kèm theo hiện tượng ý thức. Nếu chấp
nhận rằng những khích động phải cần có một hệ thống riêng để trở thành khích động
ý thức được, chúng tôi cũng không thay đổi gì được tình trạng hiện hữu và không
có lợi gì cả.
Từ giả thiết ấy chúng tôi rút ra một kết luận không nhất thiết là hữu lý hoàn
toàn, nhưng cũng có phần hữu lý: vẫn một khích động duy nhất không thể vừa trở
thành ý thức vừa để lại một dấu vết có tính cách điều động và tổ chức trong hệ
thống ấy, nếu chỉ đứng ở trong giới hạn một tổ chức thì đó là hai sự kiện không
thể dùung hòa được với nhau. Như vậy chúng ta có thể nói rằng, trong hệ thống
Y, tiến trình khích động hiện ra một cách có ý thức, nhưng không để lại dấu vết
lâu bền, tất cả những dấu vết của tiến trình ấy dùng làm nền tảng cho trí nhớ đều
là kết quả của sự lan rộng khích động ra những hệ thống nội tâm lân cận. Chúng
tôi đã theo chiều hướng ấy để quan niệm một sơ đồ trình bày trong phần suy lý của
cuốn Giải mộng của chúng tôi (1900). Chúng ta biết rất ít về những
nguồn gốc khác của sự xuất hiện ý thức, như vậy chúng ta sẽ đồng ý rằng quan điểm
sau đây ít ra cũng có giá trị một sự khẳng định chuẩn xác và nhắm vào cái gì nhất
định: ý thức phát sinh từ chỗ mà dấu vết bảo thức năng (mnémique) dừng lại.
Hệ thống Y. như vậy có cái đặc biệt sau đây: trái với cái gì xảy ra trong những
hệ thống tâm thần khác, tiến trình khích động không tạo ra một sự thay đổi lâu bền
nào của những yếu tố trong hệ thống, mà tiêu hủy đi để trở thành ý thức. Sự vi
phạm luật tổng quát như thế chỉ có thể giải thích rằng: đó là tác động của một
yếu tố chỉ có trong hệ thống ấy mà không có trong những hệ thống khác, yếu tố ấy
có thể là vị trí của hệ thống Y. ở phía ngoài và nhờ thế tiếp xúc ngay với thế
giới bên ngoài.
Nếu chúng ta giản dị hóa đến mức tối đa thể xác của sinh vật, chúng ta có thể
cho nó là một chất dễ bị khích động, chưa phân hóa và có hình tròn. Bề mặt của
cục tròn đó phải phân hóa vì nó hướng ra ngoài và dùng làm cơ quan để tiếp nhận
khích động. Khoa phôi thai học (embryologie) trong phạm vi nó là một việc ôn lại
những kiến thức về sự tiến hóa các hệ thống phát sinh (évolution phylogénique),
đã chứng minh rằng trung tâm thần kinh hệ bắt nguồn tự ngoại phôi diệp
(ectoderme), còn vỏ màu xám của khối óc bắt nguồn trực tiếp từ bề mặt nguyên thủy
và vì thế nó có thể thừa hưởng những đặc tính chính yếu. Như vậy thì không có
gì phản đối chúng ta lập thuyết rằng những khích động ở ngoài tấn công mãi bề mặt
của viên tròn nguyên sinh chất đã làm thay đổi chất của nó một cách lâu bền, nhờ
thế mà những tiến trình khích động diễn biến khác hẳn cách diễn biến ở những lớp
sâu hơn. Như vậy là đã thành hình một lớp vỏ rất mềm dẻo vì luôn luôn chịu đựng
những khích động, thậm chí nó thủ đắc những đặc tính làm cho nó chỉ nhận những
khích động mới mà không thể biến đổi cách nào khác nữa. Đem áp dụng vào hệ thống
Y. thì giả thuyết ấy có nghĩa là những yếu tố của chất xám đã biến đổi đến mức
giới hạn có thể chịu đựng được, không thể biến đổi thêm được nữa. Nhưng bù lại,
những yếu tố ấy có khả năng làm xuất hiện ý thức. Hẳn là sự xuất hiện của ý thức
có liên hệ với bản chất những sự biến đổi; sự biến đổi ấy xảy ra trong thể chất
xám của óc cũng như trong tiến trình kích thích nó. Vậy thì bản chất ấy thế
nào? Có thể có nhiều câu trả lời, nhưng câu trả lời nào cũng không thể phối kiểm
bằng thực nghiệm được. Người ta có thể giả thiết rằng khi đi từ yếu tố này sang
yếu tố khác của chất xám, sự kích thích phải chiến thắng một sức kháng cự, nếu
sức kháng cự kém thì sự kích thích để lại dấu vết; nói như vậy là chúng ta đi đến
kết luận rằng trong hệ thống Y. không có sức kháng cự nào thuộc loại ấy, kích
thích được tự do đi từ yếu tố này sáng yếu tố khác. Người ta có thể cho rằng
cách nhìn của chúng tôi rất gần với cách nhìn của Breuer, ông phân biệt những yếu
tố của các hệ thống tâm thần theo bản chất tinh lực của chúng. Ông phân biệt ra
tinh lực ẩn giấu hay tinh lực áp chế, và tinh lực lưu chuyển tự do [7]; như vậy thì những yếu tố của hệ thống
Y. sẽ chỉ chứa đựng tinh lực tự do, tinh lực đó sẽ tan đi không gặp sự chống cự
nào, không có áp lực và căng lực. tuy nhiên chúng tôi thiết nghĩ, trong tình trạng
kiến thức ngày nay, không nên khẳng định đích xác về vấn đề ấy. Mặc dù thế, những
quan điểm trên đây cũng cho phép chúng ta lập một thứ liên lạc nào đó giữa sự
xuất hiện ý thức và trụ sở của hệ thống Y. với những đặc điểm của các tiến
trình khích động xảy ra ở đó.
Viên tròn nguyên sinh tố và lớp bì phu tiếp thụ khích động còn cho phép chúng
ta nhận thấy những điều khác. Chất sinh sống ấy để vào giữa thế giới bên ngoài
đầy tinh lực cường độ cao nhất, nếu không có phương tiện chống lại khích động
thì chẳng bao lâu nó sẽ quỵ ngã trước sự tấn công của những tinh lực ngoại giới.
Phương tiện của nó là làm cách nào cho bề mặt ngoài cùng bỏ hẳn cơ cấu riêng của
mọi vật sinh sống mà trở thành phi sinh cơ, trở thành một thứ bao hay màng làm
dịu bớt khích động, chỉ để cho một phần cường độ của tinh lực ngoại giới thấu đến
những lớp sâu hơn. Những lớp ở sâu hơn đã được che chở như thế có thể chuyên chủ
vào việc tích lũy những số lượng kích thích đã thấu qua được lớp màng ngoài. Đã
trút bỏ những đặc tính của một chất sinh sống, lớp màng ngoài cũng bảo vệ luôn
cho những lớp ở trong giữa màng, tuy nhiên sự che chở chỉ hữu hiệu trong phạm
vi cường độ khích động không quá một giới hạn nào, yếu quá giới hạn ấy thì cả
cái màng ngoài cũng bị hủy hoại. Đối với cơ thể sinh sống thì công việc bảo vệ
khỏi khích động là một công việc cũng quan trọng như sự tiếp nhận khích động; tự
nó nó cùng có dự trữ tinh lực và phải giữ gìn làm sao cho trước hết sự biến đổi
tinh lực ở trong mình nó theo những phương thức riêng không chịu ảnh hưởng san
bằng nghĩa là ảnh hưởng phá hủy của những tinh lực mạnh bạo ở bên ngoài. Sự tiếp
nhận khích động trước hết dùng để đưa tin cho cơ thể biết chiều hướng và bản chất
của những tinh lực bên ngoài, nó chỉ có thể đạt được kết quả ấy bằng cách mượn
của thế giới bên ngoài một số ít tinh lực, bằng cách tiêu thụ một chút tinh lực
đó. Đối với những cơ thể đã tiến hóa đến cao độ, thì lớp bì phu dễ khích động của
viên tròn nguyên sinh tố ngày xưa đã lui vào sâu từ lâu, nhưng vẫn còn một vài
bộ phận phụ thuộc ở ngoài mặt ngay ở dưới bộ máy che chở khỏi khích động. Đó là
những giác quan có bộ phận riêng để tiếp nhận những khích động thuộc loại riêng
của mỗi giác quan, nhưng chúng cũng có những máy móc riêng để tăng cường sự chống
đỡ những khích động mạnh cường độ quá. Điểm đặc biệt của các giác quan là chúng
chỉ làm việc bằng cách tiếp thụ những số lượng khích động ngoại giới rất nhỏ.
Người ta có thể so sánh giác quan với những cái ăng ten, sau khi đã tiếp xúc với
thế giới bên ngoài lại rút về.
Tôi xin nói qua về một vấn đề đáng đem ra thảo luận sâu rộng. Đứng trước những
dữ kiện tâm phân học thâu lượm được, chúng ta có thể nghi ngờ ý kiến của Kant:
thời gian và không gian là những hình thức cần thiết của tư tưởng. Chúng ta biết
rằng những tiến trình tâm thần xảy ra trong tiềm thức đều không có "thời
gian tính". Nói thế nghĩa là những tiến trình ấy không xảy ra theo thứ tự
thời gian, thời gian không làm cho chúng chịu một sự biến đổi nào, không thể
đem áp dụng phạm trù thời gian với chúng được. Đó là những tính tình tiêu cực,
chúng ta chỉ có thể có ý niệm đúng về chúng nếu đem so sánh những tiến trình
tâm thần vô thức với những tiến trình tâm thần hữu thức. Chúng ta hình dung ra
thời gian là theo thể thức làm việc của hệ thống T.Y. Cách biểu thị ấy phù hợp
với sự tự động tri giác của chúng ta. Vì hệ thống T.Y. tác động như thế cho nên
cần phải có sự bảo vệ khỏi khích động. Tôi biết rằng cách trình bày như thế rất
tối tăm, nhưng tôi chỉ có thể giới hạn trong phạm vi những cách ám chỉ xa xôi.
Chúng ta vừa nói rằng viên tròn nguyên sinh tố sống động có phương tiện để chống
lại những khích động của thế giới bên ngoài. Trước chúng tôi đã trình bày rằng
lớp ngoài cùng đã phân hóa để trở thành cơ quan có chức vụ tiếp nhận những
khích động bên ngoài. Nhưng lớp ngoài nhạy cảm đó sau này phát triển thành hệ
thống Y., và cũng tiếp nhận cả những khích động bên trong. Hệ thống chiếm một vị
trí ở biên giới phân cách trong ngoài; điều kiện để tiếp nhận khích động bên
trong hay bên ngoài khác nhau; hai sự kiện đó có ảnh hưởng quyết định đến tác động
của hệ thống Y. cũng như đến toàn thể bộ máy tâm thần. Đối ngoại thì đã có
phương tiện che chở để làm dịu bớt sức mạnh của những khích động ào đến. Nhưng
đối nội không thể có phương tiện che chở được, thậm chí những khích động từ những
lớp sâu lan tràn đến hệ thống Y. vẫn nguyên vẹn chưa được làm dịu bớt; một vài
đặc điểm trong sự dồn dập tràn đến tạo ra những chuỗi cảm giác khoan khoái hay
khó chịu. Tuy nhiên cũng nên nói rằng những khích động bên trong có cường độ và
phẩm chất (có khi là độ rộng) phù hợp với cách tác động của hệ thống Y. hơn những
khích động từ ngoại giới tràn đến. Tình trạng mô tả trên đây làm xuất hiện hai
sự kiện: thứ nhất, cảm giác khoan khoái và khó chịu phát ra từ những tiến trình
ở trong bộ máy tâm thần, hơn trội hẳn những khích động bên ngoài; thứ hai, thái
độ của cơ thể phải hướng về chiều nào có thể chống lại khích động bên trong có
cơ tăng gia tăng trạng thái khó chịu quá mức chịu đựng. Do đó mà phát sinh
khuynh hướng coi những khích động bên trong như là có nguồn gốc ở ngoài để có
thể áp dụng phương tiện che chở mà cơ thể vẫn dùng để ngăn cản khích động bên
ngoài. Đó là cách giải thích hiện tượng phóng rọi (projection) đã
đóng một vai trò quan trọng trong sự tất định những tiến trình thuộc về bệnh lý
học.
Tôi có cảm tưởng rằng những quan điểm trên đây đưa chúng ta đến gần sự hiểu biết
những điều kiện và những nguyên do làm cho nguyên tắc khoan khoái chiếm được ưu
thế. Tuy nhiên những quan điểm ấy không cắt nghĩa được những trường hợp đối lập
với nguyên tắc khoan khoái. Được gọi là ngoại thương, những khích động bên
trong đủ sức mạnh để chọc thủng phòng tuyến bảo vệ. Tôi thiết nghĩ không thể
nào định nghĩa chữ ngoại thương (traumatisme) cách nào khác cách căn
cứ vào những liên lạc của nó với một phương tiện phòng vệ như thế ở trên, sự
phòng vệ ấy xưa kia có hiệu lực để chống lại kích thích. Một biến cố như sự ngoại
thương nguồn gốc ở ngoài bao giờ cũng gây ra sự xáo trộn trong sự tổ chức và điều
động tinh lực của cơ thể và khơi động mọi phương tiện phòng vệ. Nhưng chính
nguyên tắc khoan khoái là nhân vật đầu tiên bị loại khỏi vòng chiến, vì không
thể ngăn cản những số lượng khích động lớn lao xâm nhập bộ máy tâm thần, cơ thể
con người chỉ còn có một lối thoát là cố gắng làm chủ những khích động ấy, trước
hết hẳn bất động hóa chúng rồi sau mới giải tỏa lần lần.
Có lẽ cảm giác khổ não đặc biệt kèm theo sự đau đớn thể xác là hậu quả của sự sụp
đổ một phần phòng tuyến bảo vệ. Những khích động sẽ từ phía ngoài tràn vào bộ
máy tâm thần trung ương luôn luôn, không khác nào những khích động nguồn gốc ở
bên trong bộ máy [8]. Chúng ta có thể mong đợi sinh hoạt tâm
thần phản ứng cách nào để chống lại sự xâm nhập ấy? Tâm thần sẽ kêu gọi tất cả
những tinh lực trong cơ thể để tập trung một số tinh lực tương đương cường độ ở
những nơi gần kề chỗ bị kẻ thù xâm nhập. Như vậy là đã thành lập một lực lượng
chống địch, nhân đó mà các hệ thống tâm thần kém tinh lực đi, nghĩa là chức vụ
của các cơ năng tâm thần khi bị đình chỉ hay suy kém. Tất cả những hình ảnh
dùng trên đây đều dùng để bênh vực những giả thuyết siêu hình tâm lý học của
chúng tôi, ít ra là để làm cho thêm sáng tỏ; chúng tôi rút ra kết luận rằng một
hệ thống tinh lực mới tràn đến, biến đổi chúng thành những tinh lực bất động, đứng
về phương diện tâm thần thì ta gọi là những tinh lực "liên kết". Một
hệ thống có thể "liên kết" (lier) một số tinh lực càng nhiều nếu
trong lúc bình thường tinh lực riêng của nó càng cao; trái lại, tinh lực của một
hệ thống càng thấp thì hệ thống càng kém khả năng tiếp nhận những đợt tinh lực
mới, hậu quả của sự vỡ phòng tuyến bảo vệ càng tai hại. Người ta sẽ nghĩ sai nếu
người ta cho rằng sự tăng gia tăng tinh lực ở nơi xảy ra cuộc xâm nhập có thể
giải thích được dễ dàng hơn bằng sự lan tràn trực tiếp những tinh lực ở ngoài
xâm nhập vào. Nói như vậy thì sẽ có hậu quả sau đây: hẳn là tinh lực của bộ máy
tâm thần được tăng gia tăng thật, nhưng không thể cắt nghĩa được tính cách làm
tê liệt của sự đau đớn, không thể cắt nghĩa được sự suy kém của tất cả những hệ
thống khác. Cả đến sự rẽ dòng của hiện tượng đau đớn cũng không làm lay chuyển
cách nhìn của chúng tôi, bởi vì đây là một động tác phản ứng thuần túy, nghĩa
là xảy ra không can dự gì đến bộ máy tâm thần. Chúng tôi trình bày những quan
điểm mà chúng tôi gọi là tâm lý siêu hình một cách lờ mờ không nhất định vì
chúng tôi không biết gỉì về những tiến trình khích động xảy ra trong các yếu tố
của những hệ thống tâm thần. Chúng tôi không thể có một ý kiến gì về lãnh vực ấy.
Chúng tôi vẫn suy luận với một ẩn số X viết chữ lớn và chúng tôi cứ để nguyên
thế đưa vào mỗi công thức mới. Cùng lắm chúng tôi có thể chấp nhận rằng tiến
trình ấy có thể làm việc bằng cách sử dụng những tinh lực khác nhau tùy từng
trường hợp; cho rằng nó có nhiều đặc tính (thí dụ nó có thể rộng hay hẹp) thì
còn dễ chấp nhận hơn; về những quan điểm mới, chúng tôi có thể kể ra quan điểm
của Breuer, ông chấp nhận rằng có hai hình thức tinh lực của các hệ thống (hay
yếu tố trong hệ thống): hình thức tự do và hình thức liên kết (énergie hée). Về
điểm này, chúng tôi muốn đưa ra giả thuyết rằng sự liên kết những tinh lực tràn
vào bộ máy tâm thần rút cục chỉ là tinh lực ở trạng thái tự do lưu chuyển biến
thành trạng thái nghỉ ngơi bất động.
Theo ý tôi thì không nên lùi bước trước ý muốn cho rằng chứng suy nhược thần
kinh ngoại thương thông thường là hậu quả của một trường hợp vỡ phòng tuyết bảo
vệ quan trọng. Nói như vậy là trở lại thuyết bị đụng mạnh đã cổ xưa và có vẻ
ngây thơ, thuyết ấy hầu như đối lập với thuyết mới đây và với những cao vọng
tâm lý học nhấn mạnh vào sự không có va chạm mạnh vào sự kinh sợ và sự ý thức
cái nguy hiểm đe dọa tính mạng. Nhưng chúng tôi không nói đến một sự đối lập
tuyệt đối, quan niệm phân tâm học về bệnh suy nhược thần kinh ngoại thương
không có gì là lẫn lộn với thuyết va chạm mạnh, một thuyết thô thiển hơn nhiều.
Thuyết va chạm quan niệm sự va chạm như một vết thương trực tiếp của cơ cấu
phân tử (molécule), có thể là cơ cấu lịch sử của những đơn tố trong thần kinh hệ,
còn chúng tôi cho rằng đó là sự phá vỡ phòng tuyến bảo vệ của cơ quan tâm thần,
do đó mà gây ra những hậu quả khác. Chúng tôi không nghĩ đến việc giảm bớt tầm
quan trọng của sự kinh sợ. Trên kia chúng tôi đã nói: điểm đặc biệt của sự kinh
sợ là không có chuẩn bị để đợi cái nguy hiểm; trái lại trong sự lo sợ thì có
chuẩn bị, trong sự chuẩn bị ấy những hệ thống trước tiên phải chịu khích động về
tăng cường tinh lực của chúng. Vì không có một lượng tinh lực cần thiết hay vì
lượng tinh lực ở dưới mức nhu cầu của tình trạng, những hệ thống ấy không có khả
năng liên kết những số lượng tinh lực tràn đến, bởi vậy dễ gây ra hậu quả của sự
vỡ phòng tuyến. Chúng ta nhận thấy sự lo sợ và sự bội tăng tinh lực của những hệ
thống tiếp thu khích động, đều là những phòng tuyến cuối cùng chống lại khích động,
chính sự lo sợ làm cho ta cảm thấy nguy hiểm. Trong nhiều trường hợp ngoại
thương, phân tích đến cùng thì lối thoát tùy thuộc vào sự khác biệt giữa những
hệ thống có chuẩn bị và những hệ thống không chuẩn bị tinh lực cao để chống lại
nguy hiểm; nhưng nếu ngoại thương mạnh quá một cường độ nào đó thì yếu tố đó
không có công hiệu nữa. Giấc mơ của người bệnh suy nhược thần kinh ngoại thương
rất thường đưa người bệnh trở lại tình trạng xảy ra ngoại thương, sự trạng đó xảy
ra không phải là tại nguyên tắc khoan khoái đã gán cho giấc mơ chức vụ thực hiện
ước vọng của họ một cách hư ảo. Thực ra chúng ta phải chấp nhận rằng giấc mơ
theo đuổi một mục tiêu khác, mục tiêu ấy phải thực hiện trước khi nguyên tắc
khoan khoái làm chủ tình thế. Giấc mơ có một cách làm xuất hiện một trạng thái
lo giúp cho họ thoát khỏi vòng kiềm tỏa của những khích động mà họ đã trải qua,
chính sự khuyết phạp trạng thái lo sợ ấy là nguyên nhân của bệnh suy nhược thần
kinh ngoại thương. Như vậy giấc mơ mở ra cho ta một viễn tượng về chức vụ của bộ
máy tâm thần, chức vụ ấy tuy không đối lập với nguyên tắc khoan khoái nhưng
cũng đứng độc lập đối với nó và hầu như có nguồn gốc xa xôi hơn cả khuynh hướng
tìm khoan khoái tránh khó chịu.
Đây chính là lúc nên nêu ra một ngoại lệ thứ nhất của nguyên tắc giấc mơ thực
hiện ước vọng của người nằm mơ. Đã nhiều lần chúng tôi trình bày rằng chúng ta
không thể áp dụng nguyên tắc thực hiện ước vọng cho những giấc mơ lo sợ, những
giấc mơ "trừng phạt"; giấc mơ lo sợ và giấc mơ trừng phạt không thực
hiện những ước vọng cấm đoán mà lại xuất hiện hình phạt liên hệ đến ước vọng cấm
đoán, nói khác đi thì đó là phản ứng của ý thức tội lỗi chống lại một xu hướng
mà nguyên tắc kết án. Giấc mơ của người mắc bệnh suy nhược thần kinh ngoại
thương không thể quy về quan điểm thực hiện ước vọng; về tâm phân học chúng tôi
cũng vấp phải những khó khăn ấy khi phân tích những giấc mơ trong đó có sự hồi
tưởng những ngoại thương tâm thần của tuổi thơ. Những giấc mơ thuộc hai loại ấy
vângtuân theo khuynh hướng nhắc lại; tuy nhiên, trong thời gian tâm phân nghiệm
người bệnh thì giấc mơ ấy dựa vào ước vọng nhớ lại cái gì bị bỏ quên và bị dồn
nén, ước vọng ấy được khuyến khích bởi sự gợi ý của ông thầy. Như vậy thì chức
vụ nguyên thủy của giấc mơ cũng không hẳn là chống lại sự cố ý thực hiện những
xu hướng phá rối giấc ngủ; nó mới nhậm chức ấy từ khi toàn thể đời sống tâm thần
bị thống trị bởi nguyên tắc khoan khoái. Nếu quả có một "vượt qua nguyên tắc
khoan khoái", thì chúng ta cũng nhận thấy chúng ta có lý khi chấp nhận rằng
khuynh hướng thực hiện ước vọng của giấc mơ chỉ là một sản phẩm muộn mằn, xuất
hiện sau thời kỳ nguyên thủy vắng mặt hẳn khuynh hướng ấy. Nói như vậy không có
gì là đối lập với chức vụ sau này của nó. Khi khuynh hướng ấy xuất hiện, chúng
ta bị đặt trước một câu hỏi khác: những giấc mơ có mục đích liên kết những ấn
tượng ngoại thương theo nguyên tắc nhắc lại có thể xảy ra ở ngoài trường hợp
ông thầy dùng đến cách gợi ý cho con bệnh để tâm phân nghiệm chăng? Nói chung
thì chúng ta có thể trả lời rằng có.
Đối với những bệnh suy nhược thần kinh chiến tranh mà danh từ này không những
nói đến sự liên lạc giữa bệnh và nguyên nhân trực tiếp của bệnh mà còn nói đến
những sự kiện khác, chúng tôi đã chứng minh ở nơi khác rằng đó có thể là những
bệnh suy nhược thần kinh ngoại thương dễ bạo phát vì có sự xung đột trong
cái Tôi. [9] Trên kia đã có nói đến sự kiện sau đây:
khi nào ngoại thương đồng thời gây ra một thương tích lớn thì ít có hy vọng xuất
hiện một chứng suy nhược thần kinh; sự kiện ấy bây giờ không còn gì là khó hiểu
nữa nếu người ta kể đến hai trường hợp được những người nghiên cứu phân tâm học
đặc biệt chú trọng đến. Trường hợp thứ nhất là thể xác bị đụng đập mạnh có thể
coi là một trong những nguồn gốc của khích động dục tính [10]; trường hợp thứ hai là những bệnh đau đớn
nóng sốt có ảnh hưởng mạnh đến sự phân phối libido, suốt trong thời gian bị bệnh.
Bởi thế mà thân xác bị va chạm mạnh sẽ làm thoát một lượng kích thích dục tính,
sự kích thích ấy có thể gây ra ngoại thương nếu không có sự lo sợ tương ứng với
sự hình dung ra cái nguy hiểm và nếu thương tích thân xác gây ra lúc ấy không
có hậu quả là cột chặt số khích động nhiều quá vào cơ quan bị tổn thương, theo
một thứ áp lực ngã ái quá nặng [11]. Sau đây cũng là một sự kiện rất phổ
thông mà thuyết libido chưa khai thác hết: thí dụ những xáo trộn trầm trọng
trong việc phân phối libido xảy ra cho người bệnh điên ưu uất (mélancolie) sẽ
biến mất trong một thời gian, nếu thân xác mắc bệnh khác trong khi điên; cả đến
bệnh điên cuồng sớm (démence précoce) mắc đã lâu ngày cũng có thể thuyên giảm
trong một thời gian theo điều kiện ấy.
Chú thích:
[1] Symptôme moteur
[2] Đứa trẻ này mồ côi mẹ năm được 5 tuổi 9 tháng.
Lần này thì mẹ đi xa thật sự (o-o-o), đứa trẻ không bộc lộ chút buồn rầu nào. Vả
chăng nó đã có em và nó ghen với em đến cùng cực.
[3] Ở nơi khác chúng tôi đã minh thị rằng khuynh
hướng tái tạo được phụ giúp bởi tác động gợi ý của ông thầy, nghĩa là con bệnh
chiều theo ý ông thầy, hành động của họ có nguồn gốc ở mặc cảm sợ cha mẹ.
[4] Narcissisme
[5] Xin coi những nhận xét của C.G. Jung trong bài
"Die Bedeutung des Vaters für das Schicksal des Einzelnen", Jahrbuch
für Psychoanalyse, I, 1909
[6] Theo những quan điểm của Breuer trình bày
trong phần lý thuyết của cuốn Studien über Hysterie, 1895
[7] Studien über Hysterie, Breuer và Freud xuất bản
lần thứ 4, 1922.
[8] Xem "Triebe und
Triebschicksale", Sammlung kleiner Schriften zur Neurosenlehre, IV,
1918
[9] "Zur Psychoanalyse der Kriegneurosen -
Einleitung", Internationale psychoannalytische Bibliothek, No 1919
[10] Coi "Die Wirkung des Schaukelns und
Eisenbahnfahrens", Một phần của cuốn Drei Abhandlungen zur
Sexualtheorie, 1910. Bản dịch Pháp văn: Trois Essais sur la theories de la
sexualité, NRF
[11] Coi "Zur Einführung des Nazissmus"
trong cuốn Kleine Schriften zur Neurosenlehre, loại 4, 1918
5. Khuynh hướng nhắc lại làm trở ngại nguồn gốc khoan khoái
Lớp ngoài cùng là điểm đến của những khích động tự bên ngoài hay bên trong đập
vào não cân, vì lớp ngoài cùng đó không có phòng tuyến tự vệ chống lại những
khích động bên trong cho nên sự tràn lan của những khích động ấy trở nên quan
trọng và thường gây ra những xáo trộn về tổ chức và điều động có thể đồng hóa với
bệnh suy nhược thần kinh ngoại thương. Một số lớn nguồn gốc của những khích động
bên trong là xu hướng, khuynh hướng, bản năng của thân xác, những ảnh hưởng
khác bắt nguồn từ bên trong thân xác rồi lan tràn vào bộ máy tâm thần, những ảnh
hưởng ấy là trở ngại quan trọng nhất mà cũng tối tăm khó hiểu nhất cho công việc
tìm tòi phân tâm học.
Có lẽ chúng ta không đến nỗi táo bạo nếu chúng ta khẳng định rằng ảnh hưởng của
xu hướng và bản năng sẽ phát hiện ra những tiến trình thần kinh không liên kết,
nghĩa là những tiến trình được tự do diễn tiến cho đến khi hết tinh lực hoàn
toàn. Những điều chúng tôi biết rõ hơn cả về những tiến trình ấy đều thu lượm
được khi nghiên cứu sự diễn biến của giấc mơ. Quả vậy, công việc nghiên cứu cho
ta biết rằng những tiến trình xảy ra trong các hệ thống tiềm thức khác hẳn những
tiến trình xảy ra trong các hệ thống (tiền) ý thức, trong tiềm thức những lượng
tinh lực dễ di chuyển, dễ đổi chỗ, dễ đọng lại; tất cả những biến đổi ấy nếu xảy
ra trong những vật liệu ý thức sẽ có kết quả lầm lỗi và tồi tệ. Những sự biến đổi
ấy là nguyên nhân của những điều quái dị trong giấc mơ hiển hiện, tiềm thức
dùng những dấu vết tiền ý thức của những sự việc ban ngày để cấu tạo ra những
cái quái dị ấy. Chúng tôi gọi những tiến trình như di chuyển, đổi chỗ, đọng lại,
xảy ra trong tiềm thức là "tiến trình nguyên thủy" để phân biệt với
tiến trình nhị đẳng xảy ra trong lúc chúng ta thức. Vì xu hướng và bản năng đều
thuộc về những hệ thống tiềm thức cho nên chúng ta chẳng biết gì hơn nếu bảo rằng
chúng vâng theo những tiến trình nhị đẳng; vàả chăng, chúng ta cũng chả cần phải
suy nghĩ nhiều cũng có thể đồng nhất hóa tiến trình tâm thần nguyên thủy với lượng
tinh lực tự do, còn tiến trình nhị đẳng thì đồng nhất hóa với những sự biến đổi
xảy ra cho lượng tinh lực liên kết hay là tinh lực lộ hình tích của
Breuer [1].
Như vậy thì nhiệm vụ của những lớp trên bộ máy tâm thần là liên kết những khích
động bản năng theo tiến trình nguyên thủy. Trong trường hợp thất bại thì sẽ xảy
ra một số xáo trộn giống như bệnh suy nhược thần kinh ngoại thương, chỉ khi nào
những lớp trên làm đầy đủ nhiệm vụ, nguyên tắc khoan khoái mới có thể làm chủ
tình thế hẳn hoi (nguyên tắc thực tại cũng là một hình thức biến đổi của nguyên
tắc khoan khoái). Trong khi chờ đợi, bộ máy tâm thần có sứ mạng làm chủ các
khích động, liên kết lại với nhau, việc làm của nó không chống lại nguyên tắc
khoan khoái, nó chỉ đứng độc lập và phần nào không kể đến nguyên tắc khoan
khoái.
Quan sát những hoạt động đầu tiên của tâm thần trẻ em và kinh nghiệm trị bệnh
đã cho chúng tôi biết rằng những phát hiện của khuynh hướng nhắc lại có sắc
thái bản năng rất cao độ, và khi nào thì chúng có sắc thái ma trêu quỷ ám. Đối
với trò chơi trẻ em chúng tôi cho rằng đứa trẻ tái tạo và nhắc lại một sự tình
khó chịu là để có thể hành động, là để làm chủ một ấn tượng mạnh mẽ mà nó đã trải
qua, nếu chỉ có thái độ thụ động thì nó chỉ có thể hứng chịu ấn tượng đó. Mỗi lần
nó nhắc lại hầu như nó xác định quyền chủ động của nó; cả đến những sự tình khó
chịu nó cũng nhắc lại và tái tạo cho thật đúng hoàn toàn với ấn tượng. Sau này
nét tính tình ấy sẽ biến mất. Một câu khôi hài lý thú nghe đến lần thứ hai đã
chán rồi, một vở kịch xem lại lần thứ hai không cho ta cảm tưởng như lần thứ nhất.
Hơn thế: khó lòng mà bảo một người đọc lại cuốn sách họ vừa mới đọc xong mặc dù
họ lấy làm thích thú. Đối với người lớn thì sự mới lạ bao giờ cũng là điều kiện
để thưởng thức. Trái lại, đứa trẻ không cho là chán khi bắt người lớn nhắc lại
mãi trò chơi đã chỉ cho nó và chơi với nó; khi đã kể cho nó nghe một truyện
hay, nó chỉ muốn nghe lại mà không muốn nghe truyện nào khác, nó để ý xem người
kể có nhắc lại đúng từng chữ không, nêu ra từng điểm nói khác lần trước không.
Như thế không có gì là đối lập với nguyên tắc khoan khoái, bởi vì sự nhắc lại,
sự tìm thấy tính cách đồng nhất trong việc tái tạo tình trạng cũ đối với nó là
một nguồn khoan khoái rồi. Trái lại trong trường hợp người bệnh đến cho ông thầy
phân tích thì hẳn là khuynh hướng tái tạo những biến cố trong thời kỳ thơ ấu đứng
độc lập đối với nguyên tắc khoan khoái dưới đủ mọi phương diện, có thể nói là
vượt qua nguyên tắc ấy. Lúc ấy người bệnh xử sự y như đứa con nít, điều đó chỉ
cho ta thấy rằng những dấu vết bảo thức năng bị dồn nén và liên quan đến những
kinh nghiệm tâm thần đầu tiên của họ đều không có ở trạng thái liên kết, và
trong một phạm vi nào đó cũng không thích hợp với những tiến trình nhị đẳng.
Cũng vẫn khuynh hướng nhắc lại xuất hiện trước mắt ông thầy như một trở ngại
cho việc trị bệnh, khi hết thời kỳ chữa chạy, ông thầy muốn cho người bệnh thôi
hẳn không cần đến mình nữa; ta có thể giả thiết rằng khuynh hướng ấy xác nhận
vì người bệnh lo lắng lờ mờ, lo sợ như những người không quen với tâm phân nghiệm
sợ rằng ông thầy đánh thức giấc những cái mà họ cho là cứ để chúng ngủ yên có lẽ
lại hơn.
Nhưng bản chất những liên lạc giữa xác định bản năng và khuynh hướng nhắc lại
thế nào? Chúng ta có thể nghĩ rằng đây là một vết tích, một đặc tính chung của
khuynh hướng, mà có lẽ của đời sống thể chất, nhưng chúng ta không biết lắm hay
ít ra chưa diễn thành lời. Một bản năng chỉ có thể là nét vẻ của một khuynh hướng
mật thiết với một thân thể sinh sống và thúc đẩy nó tái tạo một trạng thái cũ
mà nó bị bắt buộc phải lìa bỏ vì ảnh hưởng bên ngoài gây xáo trộn; hay có thể
nói là nét vẻ của một thứ co rgiãn thể chất, của nọa tính đời sống thể chất [2].
Một quan niệm về bản năng như thế có vẻ kỳ dị, bởi vì chúng ta đã quen thói coi
bản năng là một yếu tố thay đổi và phát triển chứ không phải cái gì trái lại,
nghĩa là yếu tố bảo tồn. Vả chăng, đời sống động vật cho ta biết những sự kiện
hầu như xác định sự tất định lịch sử của bản năng. Trong mùa sinh sản, một vài
loại cá bơi đi rất xa để đẻ trứng ở những nơi nhất định cách biệt nơi sinh sống
thường nhật xa lắm, theo một vài nhà sinh vật học thì chúng tìm đến những nơi ở
cũ đã phải bỏ để đến ở những nơi mới. Cả những loại chim có lệ di trú đi xa
cũng vậy, nhưng có thể khỏi tìm những thí dụ khác, chúng ta chỉ cần nhớ lại những
hiện tượng di truyền, và những sự kiện phôi thai học (embryologie), đó là những
bằng chứng ý nghĩa về khuynh hướng nhắc lại của thân thể. Chúng ta biết rằng mầm
non (germe) của con vật sinh sống trong thời gian triển khai cần phải tái tạo -
dù nhanh chóng qua loa - tất cả những cơ cấu hình thức của tổ tiên nó, đáng lẽ
nên chọn con đường ngắn nhất đi đến hình dáng hiện thời. Đó là một tiến trình
chỉ có một phần nhỏ có thể đứng về phương diện vật chất mà cắt nghĩa trong những
tiến trình ấy yếu tố lịch sử đóng một vai trò không phải không đáng kể. Khả
năng tái tạo đã đi rất xa đối với loài động vật, thí dụ như trong trường hợp một
cơ quan bị phá hủy, con vật tạo ra một cơ quan khác y như cơ quan đã mất.
Nhưng người ta sẽ nói rằng không có gì cản trở chúng ta chấp nhận rằng trong
thân thể con vật cũng còn những khuynh hướng bảo tồn thúc gịuc nó nhắc lại những
khuynh hướng mà tác động phát hiện ra sự cấu tạo mới và sự tiến hóa dần dần. Sự
chỉ trích ấy đáng quan tâm, chúng tôi sẽ chú trọng đến nó sau này. Nhưng trước
hết chúng tôi thử suy diễn giả thuyết của chúng tôi xem nó đưa đến những hậu quả nào, chúng tôi đặt giả thuyết rằng các bản năng đều phát hiện ra khuynh hướng
tái tạo cái gì đã có trước. Người ta có thể chỉ trích những kết luận của chúng
tôi xa xôi quá và nhuốm vẻ huyền bí: sự chỉ trích ấy khó lòng lay chuyển được
chúng tôi vì chúng tôi chỉ có chủ tâm tìm những kết quả tích cực hay chỉ chú trọng
đến những quan điểm xây dựng trên những kết quả ấy và chúng tôi cố gắng tìm sự
phối kiểm để làm cho những quan điểm ấy càng chắc chắn càng hay.
Vậy thời, nếu những bản năng thể xác là những yếu tố bảo tồn sở đắc qua thời
gian, và nếu chúng hướng về sự thoái lui, về sự tái tạo một trạng thái cũ, thì
chúng tôi chỉ có thể cho rằng thể xác tiến hóa như thế, nghĩa là tiệm tiến, ấy
là vì ảnh hưởng của những yếu tố ở ngoài làm xáo trộn thể xác và làm cho nó
không theo khuynh hướng ngưng đọng nữa. Con vật sinh sống đơn sơ hẳn là sẽ mãi
mãi như vậy kể từ lúc mới hiện hữu, nó không muốn đòi hỏi gì hơn là giữa được một
lối sống đều đặn trong những điều kiện không thay đổi. Nhưng phân tích đến cùng
thì có lẽ sự tiến triển của trái đất và sự liên lạc của trái đất với mặt trời
đã có vang dội đến sự tiến hóa của thân xác con vật. Những bản năng thân xác bảo
tồn đều hấp thụ những biến cải của đời sống mà nó bắt buộc phải chấp nhận, nó
giữ lấy để nhắc lại; chính vì thế mà chúng ta có cảm tưởng sai lầm rằng đó là
những lực lượng hướng về sự thay đổi và sự tiến hóa, nhưng thực ra chúng chỉ
tìm cách thực hiện một mục tiêu cũ theo những đường lối có thể mới mà cũng có
thể cũ. Vả chăng chúng ta có thể đoán được rằng tất cả cái gì là thân xác sẽ hướng
về cứu cánh nào. Có lẽ đời sống chống lại tính bảo tồn của bản năng nếu mục
tiêu mà đời sống muốn đạt là một trạng thái hoàn toàn xa lạ với nó. Mục tiêu ấy
sẽ được đại diện bằng một trạng thái cũ, một trạng thái khởi sự mà đời sống đã
bỏ từ lâu nhưng vẫn tìm cách quay về đó bằng những lối ngoắt ngoéo của sự tiến
triển. Nhân danh một sự kiện thực nghiệm không có ngoại lệ, nếu chúng ta chấp
nhận rằng tất cả cái gì sinh sống đều trở lại trạng thái vô sinh cơ, đều chết
vì những lý do nội tại, thì chúng ta có thể nói rằng đời sống nào cũng hướng
về sự chết; và ngược lại: cái không sinh sống có trước cái sinh sống.
Vào một lúc nào đó, một sức lực mà chúng ta chưa thể biết được đã thức tỉnh những
đặc tính của đời sống trong vật chất vô hồn. Có lẽ có một tiến trình kiểu mẫu
tương tự, sau này làm phát sinh cái gọi là lương tâm trong một lớp nào đó của
chất sinh sống. Sự mất thăng bằng xảy ra trong vật chất vô hồn đã gây ra khuynh
hướng xóa bỏ trạng thái áp bức mà nó đang phải chịu, đó là khuynh hướng đầu
tiên trở về trạng thái vô hồn. Vào giai đoạn đầu chất sinh sống rất dễ chết;
con đường sống quyết định bởi cơ cấu hóa chất của đời sống hẳn là không lâu la
gì. Trong một thời gian lâu, hẳn là chất sinh sống sinh ra, tái sinh và chết đi
dễ dàng, cho đến khi những yếu tố quyết định bên ngoài đã biến đổi để có thể
làm cho chất sinh sống sống sót được phải đi khác con đường sinh sống nguyên thủy,
phải bước vào những ngách quanh co mới đến được mức cuối cùng tức là sự chết. Đời
sống đi đến sự chết bằng những chặng quanh co theo rất đúng bản năng bảo tồn,
chính những chặng quanh co ấy là cái gì ngày nay xác nhận dưới mắt chúng ta như
một toàn đồ của những hiện tượng sống. Người ta chỉ có thể tiến gần nguồn gốc
và mục tiêu của đời sống bằng những giả thuyết ấy mà thôi, nếu gán cho bản năng
một tư cách bảo thủ thuần túy và duy nhất.
Những cách diễn dịch để giải thích những nhóm lớn bản năng mà chúng ta cho là nền
tảng những hiện tượng sinh sống của thân thể cũng không kém vẻ lạ lùng. Khi chủ
trương sự hiện hữu của những bản năng bảo tồn mà chúng ta gán cho tất cả các vật
sinh sống, chúng ta có vẻ như đứng đối lập với giả thuyết rằng đời sống theo bản
năng muốn lôi kéo con vật sinh sống về cõi chết. Quả vậy, bản năng bảo tồn, bản
năng tạo uy thế, bản năng tự xác định, sẽ không còn ý nghĩa lý thuyết nếu người
ta áp dụng giả thuyết trên; đó là những bản năng bán phần mà thân thể sử dụng
làm phương tiện duy nhất để trở về cõi chết, để tránh khỏi những hướng đi khác,
ngoài hướng đi nội tại của nó là trở về cõi chết. Còn như khuynh hướng bí hiểm
của thân thể là khuynh hướng tự xác định bất kể cái gì và chống lại bất cứ cái
gì, khuynh hướng ấy tiêu tan đi vì không hợp với một mục đích phổ quát hơn, bao
quát hơn. Thân thể chỉ muốn chết theo cách chết của nó; những tên lính bảo vệ sự
sống là bản năng, thuở ban đầu chỉ là những thuộc hạ của sự chết. Và chúng ta đứng
trước một tình trạng nghịch thường là thân thể sinh sống hết sức chống lại những
ảnh hưởng (nguy hiểm) có thể giúp nó đặt mục đích bằng những đường lối ngắn
hơn, đó là một thái độ đặc biệt của những khuynh hướng bản năng đứng đối lập với
những khuynh hướng trí tuệ [3].
Nhưng thực sự nó như vậy chăng? Chúng tôi xét định những khuynh hướng dục tính
dưới một nhỡn quan khác và chúng tôi dành cho lý thuyết bệnh suy nhược thần
kinh một chỗ đứng riêng. Không phải con vật nào cũng có một động lực thúc đẩy
nó tiến tới và quyết định sự tiến triển của nó. Cho đến ngày nay nhiều con vật
còn giữ nguyên giai đoạn tối sơ của chúng, ngày nay người ta còn thấy có nhiều
con vật không đại diện cho cái gì là nguồn gốc của động vật và thảo mộc thượng
đẳng. Trong số những cơ thể đơn sơ họp thành thân thể một con vật thượng đẳng
cũng thế, có những cơ thể không hoàn thành cuộc tiến triển đưa đến sự chết tự
nhiên. Chính vì thế mà chúng tôi có lý do để cho rằng những tế bào mầm giống
(cellules germinales) giữa được cơ cấu nguyên thủy của chất sống và đến lúc nào
đó thì rời khỏi thân thể, chúng giữ nguyên vẹn đặc tính di truyền và mới sở đắc;
có lẽ nhờ hai tính di truyền và mới sở đắc mà những tế bào mầm giống có khả
năng sống độc lập. Đặt vào chỗ có điều kiện thuận lợi tế bào giống lại bắt đầu
phát triển, nghĩa là diễn lại tiến trình nhờ đó mà nó sinh ra, sau đó một phần
chất của nó theo đuổi sự phát triển đến đầu đến đũa, còn phần kia trở thành một
phần mầm giống còn lại, sẽ tái khởi sự tiến triển từ điểm nguồn cội. Chính vì
thế mà những tế bào giống chống lại sự chết của chất sống và hình như làm cho
chất sống có một cái mà chúng tôi gọi là bất tử tiềm thế, tuy rằng đây có lẽ chỉ
là sự kéo dài con đường đưa đến cõi chết. Điều có ý nghĩa đặc biệt đối với
chúng tôi là tế bào giống muốn hoàn thành sứ mạng phải hòa lẫn với một tế bào
giống khác vừa giống nó lại vừa khác nó, hay ít ra được nó tăng sức hay thúc đẩy.
Nhóm bản năng dục tính gồm những bản năng chỉ đạo số phận của những tế bào giống
sống sót lại sau khi con vật chết, bảo vệ sự an toàn và sự thuần khiết của tế
bào giống khỏi ảnh hưởng của thế giới bên ngoài, bảo vệ sự kết hợp của chúng với
những tế bào giống khác. Những bản năng dục tính cũng bảo thủ như các bản năng
khác trong phạm vi chúng tái tạo những trạng thái cũ của chất sinh sống, nhưng
chúng tỏ ra bảo thủ cao độ hơn nhờ chúng có khả năng chống cự ảnh hưởng bên
ngoài mạnh hơn và giữ được sự sống trong một thời gian khá lâu [4].
Đó là những bản năng sinh sống theo đúng nghĩa của danh từ; chúng hoạt động chống
lại khuynh hướng của những bản năng khác, những bản năng khác đưa cơ thể đến
cõi chết, chúng đứng vào cái thế đối lập với những bản năng khác, phân tâm học
đã hiểu ý nghĩa và tầm quan trọng từ lâu. Đời sống diễn ra một nhịp luân phiên
như sau: một nhóm bản năng hấp tấp tiến tới hầu đạt được mục đích tối hậu của đời
sống càng sớm càng hay, nhóm khác sau khi đã tiến tới giai đoạn nào đó trên đường
tiến ấy thì lộn trở lại để rồi tiến tới nữa vẫn theo con đường ấy, làm như vậy
nó kéo dài cuộc hành trình. Tuy rằng dục tính và sự khác biệt giống đực giống
caái hẳn là chưa có khi mới khởi sự sống, nhưng cũng có thể rằng những bản năng
trở thành nam nữ tính ở một giai đoạn sau, lúc thoạt kỳ thủy đã có mặt rồi và
lúc ấy đã hoạt động đối lập với hoạt động phối hợp của những "bản năng của
cái Tôi".
Nhưng chúng ta hãy trở lại những lời đã bàn để xét lại xem có đặt trên một căn
bản vững chắc hay không. Ngoài những bản năng dục tính có còn những bản năng
khác hoạt động theo chiều hướng tái tạo một trạng thái cũ, có những bản năng
khác nữa muốn đạt tới một tình trạng chưa bao giờ có chăng? Trong thế giới hữu
sinh cơ (sự sinh sống xét về phương diện vật chất duy nhất) tôi không hề biết một
thí dụ chắc chắn nào tương nghịch với đặc điểm mà tôi đưa ra cả. Hẳn là ta
không thể gán cho động vật và thực vật một khuynh hướng phát triển tiệm tiến,
tuy rằng sự phát triển ấy có thực không thể chối cãi được. Khi chúng ta nói rằng
giữa giai đoạn này hơn giai đoạn kia hay ngược lại, thực ra chúng ta chỉ xét định
chủ quan: điều đó cũng có thực và cũng không thể chối cãi được. Vả lại khoa học
về đời sống cũng dạy ta rằng sự tiến bộ về phương diện này sẽ bị phương diện
khác "cầm chưnừng" hay gánh chịu hậu quả. Ngoài ra, còn nhiều hình thức
động vật mà những trạng thái trẻ trung chúứng thực rằng sự phát triển có tính
cách thoái lui. Sự phát triển tiệm tiến (évolution progressive) cũng như sự
thoái lui đều là hậu quả của sự thích ứng, những động lực ở ngoài ép buộc con vật
phải thích ứng, tgrong cả hai trương hợp vai trò của bản năng chỉ có việc tàng
trữ những biến cải mà cơ thể bắt buộc phải nghe theo và đổi ra thành nguồn
khoan khoái. [5]
Nhiều người không thể bỏ qua sự tin tưởng rằng có một khuynh hướng nhắm vào chí
toàn thiện nhờ đó loài người có được khả năng trí tuệ và thăng hoa đạo đức như
ngày nay, và cứ theo đà ấy thì loài người có quyền chờ đợi con người này nay sẽ
tăng tiến liên tục cho đến lúc trở thành một siêu nhân. Tôi xin thú thực rằng
tôi không tin có một khuynh hướng bên trong như thế và tôi không thấy có lý do
nào để giữ lại ảo tưởng tốt lành ấy cả. Theo ý tôi sự tiến hoá của loài người
như đã diễn ra cho tới ngày nay không cần sự giải thích nào khác cách giải
thích loài vật, nếu có một thiểu số người hầu như bị một khuynh hướng mạnh mẽ
thúc đẩy họ tiến tới những mức độ toàn thiện mỗi ngày một cao hơn, không thể cưỡng
lại được, thì tất nhiên chúng ta sẽ giải thích đuợc rằng đó là hậu quả của sự ức
chế bản năng, tất cả cái gì là nghiêm chỉnh trong nền văn hóa của nhân loại đều
căn cứ vào sự ức chế bản năng. Bản năng bị dồn nén không bao giờ chịu bỏ sự đòi
hỏi thoả mãn hoàn toàn, nó nhắc lại một sự thoả mãn tối sơ; tất cả mọi cách tìm
cái gì thay thế thỏa mãn tối sơ hay phản ứng lại, tất cả những cách thăng hoa bản
năng, đều không thể chấm dứt được trạng thái căng thẳng liên miên của nó, chính
đó là cái gì đóng vai trò một sức kích thích cơ thể khiến cho cơ thể không bằng
lòng một tình trạng đã có dù tình trạng ấy tốt hay xấu, sức kích thích ấy
"không ngớt thúc đẩy nó luôn luôn tiến tới", nói theo ngôn từ của thi
gia (Faust, I). Con đường trở lại sau, trở lại sự thoả mãn đầy đủ thường thường
bị cản trở bởi sự chống cự của hiện tượng dồn nén, bởi vậy cơ thể chỉ còn cách
tiến theo hướng khác còn để trống, tuy nhiên nó cũng không hy vọng đến đầu đến
đũa và không bao giờ đạt đến đích. Những tiến trình làm cho xuất hiện bệnh nhược
thần kinh sợ sệt (phobie névrotique), xét cho cùng không phải là cái gì khác là
sự cố gắng trốn tránh việc thỏa mãn một xu hướng, thí dụ ấy cho ta thấy rõ do
đâu mà phát sinh cái gọi là "khuynh hướng đi đến toàn thiện", tuy
nhiên chúng ta không thể cho rằng tất cả mọi người đều có khuynh hướng ấy. Điều
kiện năng động của khuynh hướng ấy thì hầu như ở đâu cũng có, nhưng điều kiện
điều động và tổ chức thì ít khi thuận lợi.
Tuy nhiên, chúng ta nên nghĩ đến một việc có thể xảy ra: sự cố gắng của bản
năng sinh sống (ErosROS) là tập hợp những đơn vị cơ thể để lập ra những toàn bộ
rộng mãi ra, việc ấy có thể coi là để bù lại sự khiếm khuyết một "khuynh
hướng đi đến toàn thiện". Những cố gắng của cái EROSros và những hậu quả của
sự dồn nén có thể đem lại cho ta sự giải thích những hiện tượng mà người ta vẫn
thường cho là thuộc về khuynh hướng toàn thiện.
6. Sự xung khắc của các bản năng - bản năng sống và bản năng chết
Những quan điểm trình bày trong chương trên đưa chúng tôi đến kết luận là có một
sự chống đối dứt khoát giữa những "bản năng của cái Tôi" và những
bản năng dục tính, loại trên hướng về cõi chết, còn loại dưới hườớng về sự tiếp
tục dòng sống. Về nhiều phương diện sự kết luận ấy không thể thỏa mãn chúng tôi
được. Vả chăng chúng tôi chỉ có thể gán tính cách bảo tồn hay khuynh hướng nhắc
lại cho loại thứ nhất (bản năng của cái Tôi). Quả vậy, theo cách nhìn của
chúng tôi thì bản năng của cái Tôi phát sinh từ ngày vật chất vô hồn
nhận được sự sống, bản năng đó nhắm vào mục tiêu tái lập tình trạng vô hồn. Còn
như bản năng dục tính thì ai cũng biết nó tái tạo những trạng thái nguyên thủy
của sinh vật sống, nhưng mục đích mà nó muốn đạt bằng đủ mọi phương tiện là làm
cho hai tế bào mầm giống hợp lại làm một, mỗi tế bào có sự phân hóa riêng biệt.
Khi sự hợp nhất ấy không thực hiện được thì tế bào mầm giống cũng chết như tất
cả những đơn tố khác của một cơ thể đa bào. Chỉ khi nào hai tế bào giống hợp nhất
được là chức vụ dục tính có thể nối dài đời sống và gán cho tế bào giống một bề
ngoài bất diệt. Nhưng đâu là biến cố quan trọng của chất sinh sống? Chất sinh sống
được tái tạo bởi sự sinh sản bằng phương tiện giao hợp, hay bằng phương tiện
ghép chặt hai con lại như trường hợp hai con độc bào. Đó là câu hỏi chúng tôi
không thể trả lời được, và chúng tôi cũng sẽ được nhẹ mình nếu tìm được những sự
kiện chứng minh rằng thuyết của chúng tôi không đúng. Nếu không đúng thì tự
nhiên chúng ta thấy không làm gì còn có sự đối lập giữa bản năng của cái Tôi (chết)
và bản năng dục tính (sống); cả đến khuynh hướng nhắc lại cũng mất tầm quan trọng
mà chúng tôi cho rằng phải có.
Vậy thì chúng ta hãy trở lại giả thuyết đã nói đến ở trên, xem có thể tìm được
những sự kiện đúng để bác bỏ thuyết ấy không. Chúng tôi đã giả thiết rằng cái
gì sinh sống rồi cũng phải chết vì những lý do nội tại của nó (nhân đó chúng
tôi cũng rút ra một vài kết luận). Khi giả thiết như thế, chúng tôi nói một
cách chất phác vì chúng tôi tưởng rằng đã nói cái gì hơn một sự giả thiết. Đó
là một ý nghĩ rất quen thuộc với chúng ta, một ý nghĩ mà thi nhân đã mớm cho
chúng ta. Nếu chúng ta chấp nhận, có lẽ là để chúng ta tin và tự an ủi. Vì người
ta rồi phải chết, và trước khi chết có lẽ còn được trông thấy những người thân
mình chết, người ta sẽ tự an ủi rằng mình phải chịu một luật khắc nghiệt của tạo
hóa chứ không phải một tai nạn ngẫu nhiên có thể tránh được. Nhưng có lẽ sự tin
tưởng rằng cái chết có sự cần thiết nội tại của nó, thực ra cũng chỉ là một
trong nhiều ảo tưởng khác mà chúng ta tự tạo ra để có thể chịu được gánh nặng của
cuộc sống. Sự tin tưởng ấy hẳn là không có từ lúc thái sơ, vì các dân tộc cổ sơ
không có ý nghĩ về cái chết tự nhiên, họ cho rằng họ chết là tại ảnh hưởng của
kẻ thù hay ma quỷ. Như vậy thì chúng ta chẳng cần mất thì giờ dùng sinh vật học
để xét đoán sự tin tưởng ấy.
Nếu chúng ta nhìn qua sinh vật học thì chúng ta sẽ ngạc nhiên rằng các sinh vật
học gia ít khi đồng ý với nhau về vấn đề cái chết tự nhiên, cả đến khái niệm chết
cũng tan biến mất. Các giống vật thượng đẳng có một đời sống trung bình trong một
thời gian nhất định, sự kiện ấy thuận lợi cho quan điểm của chúng ta: cái chết
xảy ra vì những nguyên nhân nội tại; nhưng trường hợp những con vật khổng lồ và
những cây đại thụ sống rất lâu mà người ta cũng chưa có cách biết được đích
xác, trường hợp ấy hầu như phủ định quan điểm chết vì nguyên nhân nội taại.
Theo quan niệm vĩ đại của W. Fliess thì tất cả những hiện tượng sinh sống của
cơ thể (chắc là có cả sự chết) đều có một kỳ hạn nào đó, đó là dấu hiệu sự tùy
thuộc vào thời gian (năm, mặt trời) của hai chất sinh sống đực và cái. Sự quan
sát cho biết rằng những mãnh lực bên ngoài làm biến đổi sự phát hiện đời sống
nói chung, đời sống thảo mộc nói riêng, bằng cách làm cho đời sống phát hiện sớm
hay trễ; những sự kiện ấy muốn như phủ định tính cách chuẩn xác của công thức
Fliess, ít ra chúng ta cũng có thể nghi ngờ tính cách phổ quát của những luật
mà ông đưa ra.
Chúng tôi chú trọng đặc biệt đến cách giải luận thời gian sống chết của A.
Weismann. Chính ông ta đã phân định chất sinh sống ra hai phần, một phần sẽ chết
và một phần trường tồn bất diệt, phần thứ nhất là thân thể hiểu theo nghĩa hẹp,
chỉ có thân thể là chết một cách tự nhiên, còn tế bào mầm giống thì có tiềm
năng bất diệt, vì có điều kiện thuậện lợi nó có thể phát triển thành một cá vị
khác, nói một cách khác, nó tạo lấy một thân xác khác.
Điều đáng chú ý của quan niệm ấy là có sự tương đồng với cách nhìn của chúng
tôi bằng những phương tiện khác. Weismann nghiên cứu chất sinh sống về phương
diện hình thái học, đã phân biệt ra một phần sẽ phải chết là thân xác (soma);
còn phần kia thì bất tử, tức là nguyên sinh chất mầm giống (plasma germinatif)
dùng để bảo vệ giống nòi, để sinh đẻ. Đối với chúng tôi, chúng tôi không nghiên
cứu chất sinh sống mà chỉ nghiên cứu những mãnh lực đang tác động ở trong ấy,
và chúng tôi đã đi đến chỗ phân biệt hai loại bản năng: những bản năng dẫn dắt
đời sống đến chỗ chết và những bản năng dục tính chỉ tìm cách tái tạo đời sống.
Quan niệm của chúng tôi như thế cũng là một hệ kết về phương diện năng động của
thuyết hình thái học do Weismann chủ trương.
Nhưng cách giải quyết vấn đề chết của Weismann đã làm cho mất cả sự tương đồng.
Theo Weismann thì chỉ có những cơ thể đa bào mới có sự phân hóa ra thân xác sẽ
chết và nguyên sinh chất mầm giống bất tử; còn như cơ thể độc bào thì con vật
và tế bào mầm giống cùng là một cơ thể duy nhất bất khả phân [6].
Bởi vậy cho nên vật độc bào có tiềm thế bất tử, chỉ có loài đa bào là phải chết
mà thôi. Cái chết của loài vật thượng đẳng là cái chết tự nhiên, chết vì những
lý do nội tại, nhưng không phải vì đặc tính nguyên thủy của chất sinh sống [7] và
không thể coi là một sự cần thiết tuyệt đối có nguyên nhân từ bản chất và yếu
tính của đời sống [8].
Sự chết chỉ là một hiện tượng thích nghi, một hiện tượng thích ứng với điều kiện
ngoại tại của sự sống, bởi vì, từ khi những tế bào trong thân thể được chia
thành thân xác và chất nguyên sinh mầm giống, thì sự trường tồn của đời sống trở
thành xa xỉ vô ích. Vì xuất hiện sự phân hóa ấy trong loài vật đa bào cho nên sự
chết đối với nó có thể được lắm và còn hữu lý nữa. Từ đấy, thân xác những con vật
thượng đẳng sẽ chết vì nguyên nhân nội tại và theo những thời kỳ nhất định, còn
như loài vật nguyên sinh (độc bào) thì bất tử. Sự sinh sản không còn xảy ra đồng
thời với lúc chết, nhưng trở thanh một đặc tính nguyên thủy của vật chất sinh sống
cũng như sự tăng trưởng; sự sinh sản cũng là sự tăng trưởng nối dài. Đời sống
chưa hề được giải quyết với quan niệm liên tục, từ khi nó xuất hiện trên trái đất
lần thứ nhất [9].
Rất dễ thấy rằng thuyết của Weismann không giúp ích gì cho cách nhìn của chúng
tôi khi ông ta chủ trương cái chết tự nhiên của các cơ thể thượng đẳng. Nếu sự
chết chỉ là một sự sở đắc muộn màng của giống vật sinh sống, thì những bản năng
hướng về sự chết không thể xuất hiện cùng một lúc với sự xuất hiện đời sống
trên trái đất này được. Con vật đa bào chết vì những nguyên nhân nội tại, không
đủ sức phân hóa hay vì khuyết điểm của sự biến hóa trong cơ thể (métabolisme),
điều ấy không có ích lợi gì cho vấn đề của chúng ta. tuy nhiên chúng ta phải
công nhận rằng quan niệm sự chết như thế gần với cách suy tưởng quen thuộc của
người đời hơn giả thuyết kỳ dị về "bản năng dắt đến sự chết".
Theo ý tôi thì sự bàn cãi về những quan điểm của Weismann không đem lại kết quả
nhất định [10].
Một vài tác giả trở lại quan điểm của Gœthe (1883), ông này cho rằng sự chết là
hậu quả trực tiếp của sự sinh sản. Hartmann, đáng lẽ biểu thị đặc điểm của sự
chết bằng một cái tử thi, một phần vô hồn của chất sinh sống, thì lại định
nghĩa là "kết quả của một sự phát triển cá nhân". Theo nghĩa ấy thì
con nguyên sinh động vật (protozoaire) cũng chết, vì sự chết của nó bao giờ
cũng xảy ra đúng với lúc nó sinh ra con khác như vậy là sự sinh che lấp mất sự
tử, tất cả chất của con vật mẹ có thể trực tiếp truyền lại cho con vật mới
sinh.
Như vậy, công việc tìm tòi phải xoáy vào điểm phối kiểm giả thuyết chất sinh sống
bất tử bằng cách thực nghiệm những con vật độc bào. Woodruff, người Mỹ, đã nuôi
trong ống thủy tinh một con trích trùng có râu (infusoire cilié), hình chiếc giầy
"băng túp", con trích trùng sinh sản bằng cách phân thân ra làm hai,
ông đã theo dõi sự sinh sản ấy cho đến thế hệ thứ 3.029 mới thôi; mỗi lần, ông
tách riêng một con của cặp mới ra thả vào ống nước trong khác. Con thứ 3.029 của
dòng họ ấy cũng vẫn trẻ trung tươi tắn không khác gì ông bành tổ đã 3.029 đời của
nó, không có dấu hiệu gì là già nua hay suy biến cả. Nếu những con số ấy có thể
chứng minh được cái gì thì hầu như đó là một cách chứng minh bằng thực nghiệm sự
bất cử của loài vật nguyên sinh (độc bào) [11].
Những nhà bác học khác đã đạt tới những kết quả khác. Trái với sự nhận xét của
Woodruff, hai nhà bác học Maupas và Calkins, cùng với nhiều người khác, nhận thấy
rằng, sau nhiều chuyến phân thân, con trích trùng ấy đã yếu đi, bé hơn, mất đi
phần nào của cơ thể và sẽ chết nếu người ta không đem lại cho nó ảnh hưởng bổ
dưỡng. Như vậy là sau một thời kỳ già nua, con vật độc bào cũng chết như loài vật
thượng đẳng, điều này trái với lời khẳng định của Weismann cho rằng sự chết là
một sở đắc muộn mằn của những cơ thể sinh sống.
Duyệt lại toàn bộ những cuộc tìm tòi ấy chúng ta tìm thấy hai điểm hầu như có
thể đem lại một điểm tựa chắc chắn. Sự kiện thứ nhất như sau: trong thời kỳ mà
hai con vật nhỏ chưa có gì suy yếu vì già nua, nếu hai con trộn lộn với nhau
trong một thời gian rồi lại phân ra làm hai, thì chúng trẻ lại, tránh được sự
già nua. Sự giao cấu ấy có thể coi như kiểu mẫu đầu tiên của sự sinh sản dục
tính, tuy rằng chưa có gì để chúng ta có thể nói đến sự bội tăng giống nòi, tuy
rằng đây chỉ là sự trộn lẫn chất trong người hai con vật (Weismann gọi là lưỡng
tính hợp thể (amphimixie)). Nhưng tác dụng làm trẻ lại của sự giao cấu có thể
thay thế bằng một vài thứ kích thích, một vài sự thay đổi trong thành phần của
nước nuôi dưỡng con vật, sự tăng gia nhiệt độ, sự rung động. Xin nhắc lại những
cuộc thí nghiệm của J. Loeb, ông lấy noãn con oursin (hải đởm), dùng một vài chất
hóa học kích thích, đã làm cho noãn phân đôi, bình thường thì chỉ sau khi thụ
thai mới có sự phân đôi ấy.
Sự kiện thứ hai mà chúng tôi nói đến là sự kiện sau đây: dầu sao thì có lẽ con
trích trùng (độc bào) chết vì một cái chết tự nhiên, cái chết đó là kết cục và
hậu quả của tiến trình sinh sống. Có sự mâu thuẫn giữa Woodruff và những nhà
bác học khác vì Woodruff đã để mỗi thế hệ độc bào mới sinh vào trong nước mới
thấay. Khi ông không thay nước thì ông nhận thấy con vật cũng có dấu hiệu suy yếu
già nua như sự nhận xét của những thí nghiệm khác. Ông kết luận rằng những cặn
bã phát sinh từ sự biến hóa trong người con vật độc bào, và nó bài tiết ra nước
ở xung quanh mình nó, những cặn bã đó rất tai hại cho nó, ông đã chứng minh
đích xác rằng chỉ có những cặn bã của nó do sự đào thải ra là độc hại cho những
thế hệ sau. Quả vậy, khi dùng nước chứa nhiều cặn bã đào thải ra của một giống
vật khác biệt hẳn thì những con vật độc bào đó sinh trưởng rất khả quan, chúng
chỉ chết khi phải sống giữa cặn bã của chúng bài tiết ra mà thôi. Vậy thì, mặc
kệ một mình con trích trùng (độc bào), nó sẽ chết một cái chết tự nhiên vì
không bài tiết được hết những cặn bã phátải thải ra thải. Có lẽ xét cho cùng
thì những loài vật thượng đẳng cũng chết vì nguyên nhân ấy.
Đến đây, chúng ta nên tự hỏi rằng, nói một cách tổng quát thì có nên nghiên cứu
loài nguyên sinh động vật (độc bào) để tìm lý giải cho vấn đề chết tự nhiên
không? Sự tổ chức nguyên thủy của những con vật ấy che lấp một vài phát hiện
quan trọng, những điều kiện phát hiện ấy ở giống vật thượng đẳng vì sự phát hiện
đã có sắc thái, có thể chiêm nghiệm dưới nhỡn quan hình thái học. Khi chúng ta
bỏ phương diện hình thái học để đứng về phương diện năng động học thì chúng ta
chẳng cần biết có thể chứng minh được sự chết tự nhiên của con nguyên sinh động
vật (protozoaire) hay không. Trong người con nguyên sinh động vật chưa có sự
phân biệt chất có thể chết được và chất mà sau này có tính cách bất tử. Những
mãnh lực dẫn dắt sự sống đến cõi chết có lẽ cũng đã tác động từ lúc khởi thủy,
tuy rằng người ta chưa có thể chứng minh được sự hiện diện chúng, ảnh hưởng của
chúng bị che lấp bởi những mãnh lực bảo tồn sự sống. tTuy nhiên, sự quan sát của
các nhà sinh vật học cho phép chúng ta chấp nhận rằng cả đến loài nguyên sinh động
vật cũng có những tiến trình nội tại dẫn đến sự chết. Mặc dù có thể chứng minh
được rằng loài nguyên sinh sinh động vật bất tử theo nghĩa của Weismann, sự khẳng
định của ông rằng cái chết chỉ là một sự sở đắc muộn màng chỉ có thể áp dụng
cho những dấu hiệu phát hiện cái chết, chứ không giúp ta hiểu biết gì về những
tiến trình dắt dẫn đến sự chết. Như vậy là chúng ta không thấy sinh vật học loại
bỏ được sự hiện hữu của bản năng đưa đến sự chết. Bởi vậy cho nên chúng ta vẫn
có thể theo đuổi công việc tìm hiểu xem có thể có những bản năng ấy chăng, nhất
là khi chúng ta còn những lý do khác để theo đuổi. tTuy nhiên, chúng ta vẫn có
thể so sánh cách phân biệt bản năng sống và bản năng chết của chúng ta với các
phân biệt thân xác và chất nguyên sinh mầm giống của Weismann, sự so sánh ấy vẫn
còn đầy đủ giá trị.
Chúng ta hãy dừng lại ở quan niệm đối tính (dualiste) về đời sống bản năng.
Theo thuyết của E. Hering thì có hai nhóm tiến trình đối lập nhau diễn biến
trong cách sinh sống: tiến trình xây dựng (sự tiến hóa) và tiến trình phá hoại
(biến đổi chất sinh sống thành chất không sinh sống). Chúng ta có nên đem những
hoạt động đối lập của bản năng sống và bản năng chết ra mà đồng nhất hóa với
hai hướng đi của những tiến trình sinh sống chăng? Nhưng có một điều mà chúng
ta không thể bỏ qua được: chúng ta không ngờ mà đi vào ngõ ngách của triết lý
Schopenhauer, theo triết lý ấy thì cái chết là kết quả chính thức của mục đích
mà đời sống theo đuổi, còn như bản năng dục tính là sự thế hiện của ý muốn sinh
sống.
Chúng ta hãy can đảm tiến lên bước nữa. Theo cách nhìn thường thường được chấp
nhận thì sự kết hợp nhiều tế bào lại thành một tổ hợp sinh sống, nói khác đi,
là cơ cấu của các cơ thể, cơ cấu ấy là một phương tiện để nối dài thời gian
sinh sống. Mỗi tế bào dùng để duy trì sự sống của những tế bào khác và nhà nước
tế bào có thể tiếp tục sinh sống tuy rằng có một số tế bào chết đi. Chúng ta
cũng biết rằng sự giao cấu, nghĩa là sự phối hợp làm một của hai con vật độc
bào trong một thời gian, sự giao cấu đó tác động đến cả hai con theo chiều bảo
tồn và làm trẻ lại. Như vậy chúng ta có thể thử áp dụng lý thuyết phân tâm học
về cái libido cho sự liên lạc giữa các tế bào mà nói rằng bản năng dục tính của
bản năng sinh sống ở trong mỗi tế bào tác động đến những tế bào khác, chống lại
phần nào bản năng chết của những tế bào khác, nghĩa là những tiến trình mà bdản
năng chết khơi động lên, rút cục sẽ giữ cho tế bào khác sinh sống. Nếu là một
tác động hỗ tương, có thể nói là tác động thành chuỗi, thì một vài loại tế bào
có thể đi đến chỗ hy sinh mình khi thi hành nhiệm vụ bảo vệ sự sống của cái
libido. Như vậy, những tế bào mầm giống tỏ ra ngã-ái (narcissique) một cách tuyệt
đối, dùng chữ ngã ái chúng tôi dùng một chữ trong lý thuyết bệnh suy nhược thần
kinh, chúng tôi dùng chữ ấy để nói một người giữ lấy trọn vẹn libido về mình,
không muốn san sẻ một chút nào cho một vật khác. Những tế bào mầm giống cần
libido của chúng, cần sự hoạt động của bản năng sống, chúng cần với tư cách những
lực lượng dự trữ để sau này sẽ dùng đến trong công việc tạo dựng cao độ cho
chúng. Có thể rằng những tế bào của bướu hay lựu ác tính (tumeur maligne) tai hại
cho cơ thể, cũng có tính cách ngã ái theo nghĩa ấy. Bệnh lý học sẵn sàng để coi
mầm của chúng là thiên bẩm và có dục đặc tính của một cái thai. Như vậy là
libido của những bản năng dục tính cũng tương đương với thần EROSros (ái tình)
của thi gia và triết gia, Eros có nhiệm vụ kết nạp tất cả cái gì sinh sống.
Đến đây chúng ta có thể dừng lại đôi chút để ghé mắt nhìn qua sự tiến triển chậm
chạp của thuyết libido. Sự phân tích bệnh suy nhược thần kinh di chuyển
(névrose de transfert) đã cho chúng ta thấy rằng những bản năng dục tính hướng
vào đối tượng đối lập với những bản năng khác mà chúng tôi chưa biết bản chất,
chúng tôi hãy tạm gọi là "bản năng của cái Tôi". Trong số những
bản năng ấy, chúng tôi đã tách biệt ra được những bản năng dùng để bảo tồn sự sống.
Trình độ hiểu biết hiện nay không cho phép chúng ta đi xa hơn. Muốn nghiên cứu
tâm lý học cho chắc chắn thì không gì bằng hiểu biết tạm đủ về bản chất chung của
các bản năng và những đặc tính của mỗi bản năng, nếu có. Nhưng về phương diện
này người ta vẫn lần mò trong tối tăm và quanh quẩn ở nguyên một chỗ. Mỗi người
tự ý muốn phân ra bao nhiêu bản năng nền tảng theo sở thích của họ rồi tha hồ
mà làm trò nhào lộn với những bản năng nền tảng của họ chẳng khác nào các triết
gia Hy Lạp nhào lộn với bốn nguyên tố: khí, lửa, đất và nước. Đến lượt phân tâm
học không thể khước từ được một thuyết bản năng, cho nên cũng dùng đến cách
phân biệt thông thường căn cứ vào hai chữ "đói và tình". Làm như vậy,
phân tâm học không đến nỗi võ đoán, dùng cách phân định ấy họ đã có thể tiến xa
trong sự phân tích bệnh thần kinh tinh thần (psycho-névróe). Tuy nhiên, phân
tâm học đã phải mở rộng khái niệm "dục tính" (và như vậy là nới rộng
cả khái niệm bản năng dục tính), họ đã phải nhét vào trong ấy nhiều sự kiện
không tham dự vào chức vụ sinh sản chính nghĩa, làm cho nhiều người ưa chuẩn
xác, và cả người trí thức giả dối nữa, phải lấy làm bực tức.
Phân tâm học tiến lên bước nữa khi người ta đề cập đến cái Tôi tâm lý
học mà cho đến bây giờ người ta mới chỉ biết rằng nó là một đòi hỏi của con người
chỉ biết dồn nén, kiểm duyệt, tạo ra công cụ phòng vệ và phản ứng. Hẳn là đã từ
lâu nhiều người tinh ý và có óc phê bình đã đứng lên phản đối sự áp dụng hẹp
hòi khái niệm libido vào tinh lực của bản năng dục tính hướng về đối tượng.
Nhưng tiếc rằng họ không cho biết họ lấy tài liệu ở đâu, và họ không rút ra được
một kết luận khả dĩ dùng vào công việc phân tích được. Phân tâm học thận trọng
hơn, phân tâm học gia đã để ý thấy rất nhiều trường hợp trong đó libido rút khỏi
vật dùng làm đối tượng của nó để chuyển vào cái Tôi (lật vào trong);
nghiên cứu sự phát triển libido của trẻ con vào những giai đoạn tối sơ, người
ta đã biết rằng chính cái Tôi là nơi chứa libido đầu tiên, libido sau
mới từ cái Tôi mà lan ra vật đối tượng. Bởi vậy cho nên cái Tôi cũng
được kể là một trong những đối tượng của dục tính, và chẳng bao lâu người ta biết
rằng nó là đối tượng quan trọng nhất. Libido tập trung vào cái Tôi được gán cho
cái tên gọi là ngã ái. [12]. Libido ngã ái đó tự nhiên là một
phát hiện của những bản năng dục tính, hiểu theo nghĩa phân tích của danh từ,
đó là những bản năng và người ta đã phải sáp nhập vào với "bản năng bảo tồn",
(ngay từ đầu, người ta đã chấp nhận sự hiện hữu của bản năng bảo tồn). Như vậy
sự đối lập nguyên thủy giữa bản năng của cái Tôi và bản năng dục tính
trở nên bất cập. Trong số những bản năng của cái Tôi, một vài bản năng tỏ
ra có bản chất dục tính; người ta nhận thấy nhiều bản năng dục tính đã hoạt động
trong cái Tôi, có lẽ bên cạnh những bản năng khác; tuy nhiên, người ta vẫn
có quyền khẳng định rằng công thức cũ của chúng tôi vẫn còn dùng được, theo
công thức ấy thì những bệnh thần kinh tinh thần (psycho-névrose) nguyên nhân tại
có sự xung động giữa những "bản năng của cái Tôi" và những bản
năng dục tính. Sự thay đổi duy nhất như sau: mới đầu người ta cho rằng sự khác
biệt giữa hai nhóm bản năng là khác biệt về tính cách, về phẩm, bao giờ thì người
ta cho là khác biệt về sự thích xác. Bệnh suy nhược thần kinh di chuyển là đề
tài nghiên cứu đặc biệt của phân tâm học, bệnh ấy xuất hiện như kết quả của cuộc
xung đột giữa cái Tôi và những lượng tinh lực libido của vật đối tượng.
Bây giờ chúng tôi phải nhấn mạnh đến sắc thái libido của những bản năng bảo tồn
vì chúng tôi đã không ngần ngại mà đồng hóa bản năng dục tính với cái EROSros bảo
tồn tất cả cái gì sinh sống; chúng tôi cũng cho rằng libido của cái Tôi bắt
nguồn từ những lượng libido làm cho những tế bào thân xác kết hợp với nhau. Do
đó chúng tôi bỗng bị đặt trước câu hỏi sau đây: nếu những bản năng bảo tồn cũng
có bản chất libido thì có lẽ không có bản năng nào khác ngoài những bản năng có
sắc thái libido. Sự thật thì chúng tôi chưa bao giờ thấy những bản năng khác ấy.
Như vậy người ta phải chấp nhận rằng người chỉ trích chúng tôi đã có lý, ngày
xưa người ta chỉ trích rằng phân tâm học muốn dùng dục tính để cắt nghĩa bất cứ
cái gì, ngày nay, Jung và một vài người khác, không ngần ngại dùng danh từ
libido mỗi khi họ nói đến bản năng. Chúng ta phải có thái độ nào?
Ý muốn của chúng tôi không phải như vậy. Chúng tôi đã bắt đầu bằng cách phân biệt
dứt khoát sau đây: bản năng của cái Tôi - bản năng đưa đến sự chết và
bản năng dục tính - bản năng sinh sống. Chúng tôi còn định xếp những bản năng gọi
là bản năng bảo tồn vào loại bản năng đưa đến sự chết, nhưng sau nghĩ lại chúng
tôi nhận thấy tốt hơn hết là đừng nên xếp loại như thế. Cách nhìn của chúng tôi
là cách nhìn lưỡng nguyên ngay từ lúc đầu và ngày nay còn rõ rệt thêm từ khi
chúng tôi thay thế sự đối lập giữa những bản năng của cái Tôi và những
bản năng nguyên thủy bằng sự đối lập giữa những bản năng sống và bản năng chết.
Trái lại, thuyết của Jung là một thuyết nhất nguyên, ông chỉ chấp nhận có sức lực
của bản năng và dùng danh từ libido để gọi sức lực ấy, ông đã gây ra phần nào hỗn
loạn; tuy nhiên điều ấy không có gì làm cho chúng tôi phải băn khoăn. Chúng tôi
ngờ rằng ngoài những bản năng bảo tồn có sắc thái libido, còn có những bản năng
khác hoạt động trong cái Tôi, và chúng tôi cũng muốn chứng minh sự hiện hữu
của chúng. Nhưng tiếc rằng sự phân tích chưa được sâu xa để có thể làm công việc
chứng minh ấy. Vả chăng những bản năng của cái Tôi có sắc thái libido
có thể phối hợp với những bản năng của cái Tôi khác mà chúng ta chưa
biết được. Trước khi khám phá ra hiện tượng ngã ái, phân tâm học đã ngờ rằng
trong những bản năng của cái Tôi hẳn là phải có những yếu tố thuộc về
libido. Nhưng đó chỉ là chuyện có thể có, không được đích xác lắm, mà những người
bài bác cũng không kể đến. Đáng tiếc rằng cho đến ngày nay sự phân tích chỉ cho
phép chúng tôi chứng minh sự hiện hữu của bản năng có sắc thái libido. tTuy
nhiên, chúng tôi không kết luận rằng không có những bản năng khác.
Vì thuyết bản năng ngày nay còn nhiều chỗ tối tăm, cho nên chúng ta không nên
khước từ bất cứ một lời chỉ dẫn nào có hy vọng đưa đến sự lý giải. Chúng tôi đã
khởi sự từ sự đối lập giữa bản năng sống và bản năng chết. Tình yêu tập trung
vào một đối tượng cũng phơi ra hai bộ mặt: tình yêu (âu yếm) và ghét bỏ (gây gổ).
Giá có thể tìm được một dây liên lạc giữa hai cực yêu và ghét, và quy về một đầu
mối thì hay biết mấy! Chúng tôi vẫn khẳng định rằng bản năng dục tính có một yếu
tố hành hạ, chúng tôi cũng biết rằng yếu tố ấy có thể trở nên độc lập, hiện ra
hình thức một nết hư đốn và ngự trị trên đời sống tính dục của một người. Nó
cũng xuất hiện với tư cách một bản năng bán phần hơn trội ở trong một tổ chức
mà chúng tôi gọi là "tiền sinh dục" (pré-génital). Bây giờ ta làm
cách nào để quy khuynh hướng hành hạ (têendance sadique) về khối những bản năng
của Eros, nhiệm vụ của Eros là bảo tồn và duy trì đời sống trong khi bản năng
hành hạ chỉ muốn phá hoại? Chúng ta có thể cho rằng tính hành hạ đó thực ra chỉ
là bản năng chết mà libido ngã-ái đã tách rời ra khỏi cái Tôi, và nó chỉ
nhắm vào người khác hay vật khác, chứ không nhắm vào cái Tôi nữa? Nó
được dùng vào chức vụ dục tính; ở vào giai đoạn phát triển tối sơ của trẻ con,
giai đoạn tổ chức tối sơ của libido, thì sự chiếm đoạt tình yêu cũng vừa là sự
phá hủy vật mình yêu; đến giai đoạn sau khuynh hướng hành hạ đứng tự lập; sau
cùng, đến giai đoạn phát triển sinh dục chính thức, mục tiêu chính của ái tình
là sinh con, bấy giờ khuynh hướng hành hạ thúc đẩy người ta đoạt lấy vật mình
ham muốn, và thống trị nó cách nào thích hợp để thực hiện sự giao hợp. Người ta
có thể nói rằng khuynh hướng hành hạ tách rời khỏi cái Tôi, đã chỉ đường
đi cho những yếu tố có tính cách libido; sau này những yếu tố ấy tìm cách thâm
nhập vào đối tượng yêu của chúng. Trong những trường hợp mà khuynh hướng hành hạ
nguyên thủy không giảm bớt và còn tinh thuần, chúng ta có một trạng thái lưỡng ứng
"yêu-ghét" như thường xảy ra cho nhiều cặp tình nhân.
Nếu chúng ta có thể chấp nhận một giả thiết như thế thì chúng ta chẳng cần tìm
thí dụ nào khác về bản năng chết: đây cũng là một trong những bản năng chết,
tuy có hơi sai chỗ.
Nhưng giả thiết như thế có một khuyết điểm là không được cụ thể và chúng ta có
cảm tưởng là một quan niệm thần bí. Khi đặt giả thuyết và chấp nhận giả thuyết,
chúng tôi có thái độ làm cho người ta ngờ rằng chúng tôi muốn thoát khỏi ngõ bí
bằng bất cứ giá nào. Chúng tôi xin trả lời rằng giả thuyết ấy không phải là cái
gì mới lạ, trước kia chúng tôi đã đưa ra rồi, mà lúc ấy thì chúng tôi không gặp
cái gì khó khăn bế tắc cả. Trước đây kinh nghiệm trị bệnh đã bắt buộc chúng tôi
phải có một cách nhìn theo đó thì khuynh hướng tự hành hạ (masochisme) là một
bán phần bổ túc cho khuynh hướng hành hạ (sadisme), tự hành hạ là đem sự hành hạ
thi hành với chính mình [13]. Nhưng trên nguyên tắc sự quay trở lại
chính mình như thế không có gì khác sự nhắm vào đối tượng, hướng nhắm đó đối với
chúng tôi là điều mới lạ. Khuynh hướng tự hành hạ hướng vào cái Tôi mà
tác động như vậy thực ra chỉ là một sự thoái lui về giai đoạn trước của nó. Chỉ
có một điểm trong sự định nghĩa khuynh hướng tự hành hạ là hẹp hòi quá cần phải
hiệu đính: tự hành hạ có thể là một bản năng tối sơ, ngày trước chúng tôi không
tin như vậy [14].
Nhưng chúng ta hãy trở lại những bản năng hướng về sự bảo tồn sự sống. Nghiên cứu
loài vật độc bào chúng tôi đã thấy sự phối hợp hai con vật một lúc rồi lại rời
nhau ra, có tác động đem lại cho cả hai con sự trẻ trung, sự bổ dưỡng (coi ở
trên, công việc nghiên cứu của Lipschutz). Trong những thế hệ sau, con vật
không có dấu hiệu già nua và hình như có thể chịu đựng được lâu ảnh hưởng độc hại
của chất nó bài tiết ra. Tôi cho rằng đây là mẫu chính của cái gì nên coi là hậu
quả có thể có của sự giao hợp. Nhưng khi hai tế bào hơi khác nhau phối hợp với
nhau thì chúng dùng cách nào để đổi mới đời sống như vậy? Người ta đã thay thế
sự giao cấu bằng cách kích thích con nguyên sinh động vật (độc bào), bằng sự
kích thích hóa học, hay làm rung động ống thủy tinh đựng nó, người ta đã tìm ra
một câu trả lời chắc chắn: sự đổi mới xảy ra vì có nhiều số lượng kích thích. Sự
kiện ấy phù hợp với giả thuyết rằng tiến trình sinh sống của con vật vì những
nguyên nhân nội tại sẽ hướng về sự sang bằng những áp lực hóa học, nghĩa là hướng
về sự chết, còn như sự phối hợp với một chất sống khác, khác về phương diện nam
nữ tính, làm tăng những áp lực đó, có thể nói là đưa vào những sự khác biệt mới
về sự sinh sống, làm cho công việc san bằng phải kéo dài ra, như vậy là đời sống
kéo dài thêm một thời gian nữa. Dĩ nhiên là phải có một hay nhiều điều kiện tốt
nhất trong sự khác biệt nam nữ thì sự giao cấu mới đem lại kết quả mong muốn,
nghĩa là làm cho trẻ lại, làm cho sống lâu thêm. Chúng tôi tin tưởng rằng đời sống
tâm thần, có lẽ sự sinh hoạt của thần kinh nói chung, bị chi phối bởi khuynh hướng
hạ thấp, bất biến, phá bỏ sự căng áp nội tại gây ra vì những khích động (nguyên
tắc Niết bàn, theo cách nói của Barbara Low); sự tin tưởng ấy là một trong những
lý do quan trọng khiến cho chúng tôi chủ trương có những bản năng dẫn đến sự chết.
Nhưng lý luận của chúng tôi hơi yếu vì chúng tôi không thể tìm ra trong bản
năng dục tính có cái gì là khuynh hướng nhắc lại, chính sự khám phá ra khuynh
hướng nhắc lại đã cho phép chúng tôi kết luận rằng có bản năng dắt đến sự chết.
Hẳn là trong tiến trình triển khai cái mầm giống thiếu gì sự nhắc lại như thếể
hai tế bào giống tham dự vào sự sinh sản bằng dục tính, vào sự tiến triển trên
đường sinh sống, đều chỉ làm công việc nhắc lại, tái tạo, tổng kết những nguồn
gốc và khởi điểm của đời sống cơ thể; nhưng cốt tủy của tiến trình thuộc về bản
năng dục tính vẫn là sự phối hợp của hai tế bào. Chỉ nhờ sự phối hợp đó mà chất
sinh sống của loài vật thượng đẳng mới có tính cách bất tử.
Nói một cách khác: chúng tôi muốn biết cách thức xuất hiện của sự sinh sản bằng
dục tính và nguồn gốc của những bản năng dục tính nói chung, vấn đề ấy vẫn làm
người đời ghê sợ mà các chuyên gia cũng chưa giải quyết được. Bởi vậy chúng tôi
sẽ mau mắn và giản dị để lựa trong số những ý kiến mâu thuẫn nhau, những ý kiến
có dính dáng đến cách nhìn của chúng tôi.
Người thì loại bỏ vẻ bí hiểm quyến rũ của vấn đề sinh sản và tuyên bố rằng sự
sinh sản chỉ là một trong những cách phát hiện của sự tăng trưởng (sinh sản bằng
cách phân đôi, đâm chồi, v.v….). Nếu người ta theo cách nhìn thấp lè tè của
Darwin, thì người ta có thể cắt nghĩa sự xuất hiện của cách sinh sản bằng hai tế
bào khác nhau về nam nữ tính như sau: sự giao cấu ngẫu nhiên của loài vật độc
bào tỏ ra có lợi cho giống nòi về phương diện nào đó, sự phối hợp hai tính chất
được các thế hệ sau ghi nhớ và rút ra mãi kết luận cho đến giới hạn cuối cùng
có thể kết luận được. Như vậy nam nữ tính không phải là một hiện tượng tối sơ,
những bản năng rất mạnh mẽ thúc đẩy sự giao hợp dục tính chỉ thực hiện sự nhắc
lại, sự tái tạo cái gì đã ngẫu nhiên xảy ra một lần và vì có lợi cho nên đã được
giữ lại và lưu tồn.
Đến đây chúng ta cũng nên tự hỏi rằng chỉ nên gán cho loại nguyên sinh bào (độc
bào) những đặc tính phát hiện ra và trông thấy được mà thôi hay còn có cái gì
khác nữa; những sức lực và tiến trình mà tác động chỉ trở nên hiển nhiên ở những
loài vật thượng đẳng thực ra chỉ mới phát sinh từ con vật thượng đẳng hay đã có
từ trước ở thế tiềm năng? Quan niệm về dục tính nói trên không có ích lợi gì
cho sự tìm tòi của chúng ta. Người ta có thể nói lại rằng quan niệm ấy cũng phải
giả thiết rằng loài vật thô sơ nhất cũng phải có bản năng sinh sống rồi, nếu
không thì con vật sẽ tránh sự giao cấu chứ không duy trì và phát triển, vì sự
giao cấu chống đối lại hướng đi tự nhiên của đời sống (đi đến sợự chết), nó làm
cho lúc chết lùi xa thêm. Vậy thì, nếu người ta không muốn từ bỏ giả thuyết về
những bản năng dẫn đến sự chết thì người ta phải kèm thêm giả thuyết về những bản
năng sinh sống. Nhưng chấp nhận như thế thì người ta bị đặt trước một giả thuyết
có hai ẩn số. Những điều khoa học cho ta biết về sự phát sinh dục tính chẳng có
bao nhiêu, bởi vậy chúng ta có thể ví vấn đề này với những bí mật tối tăm chưa
có giả thuyết nào rọi vào được sáng.
Chúng ta cũng thấy một giả thuyết tương tự trong một lãnh vực hoàn toàn khác hẳn,
nhưng giả thuyết lông bông quá, nó có vẻ một huyền thoại chứ không phải một
cách giải thích khoa học, chúng tôi trích ra đây vì nó thỏa mãn một trong những
điều kiện mà chúng tôi muốn có. Giả thuyết ấy cho rằng bản năng bắt nguồn
từ nhu cầu tái lập một tình trạng có trước.
Tôi nghĩ đến giả thuyết của Platon, trong cuốn Tiệc hay Tình, trình bày
không những nguồn gốc của bản năng dục tính mà còn nói đến một trong những sự
thay đổi quan trọng nhất về sự liên lạc của dục tính với đối tượng dục tính:
"Ngày xưa, bản chất con người khác hẳn ngày nay. Nhân loại chia làm ba loại
người chứ không phải hai như bây giờ. Cũng có hai loại nam và nữ, nhưng còn một
loại nữa gồm cả nam lẫn nữ gọi là Androgyne. Giống Androgyne có hình tướng tròn
tròn. Lưng và xương sườn uốn cong; nó có 4 tay, 4 chân, hai mặt y như nhau…,
hai bộ phận sinh dục, v.v… Thần Zeus chặt con Androgyne làm hai cũng như người
ta cắt trái thanh trà để đóng hộp".
"… Cắt ra làm hai rồi, nửa nọ muốn phối hợp với nửa kia. Khi chúng gặp nhau
chúng vòng tay ôm lấy nhau mạnh mẽ đến nỗi vì muốn tan mình vào làm một, chúng
chịu đói và bất động, vì chúng không muốn ở một mình mà không có bạn." [15] (Platon, Tiệc hay Tình)
Chúng tôi có nên theo lời triết gia kiêm thi sĩ mà đưa ra giả thuyết sau đây
chăng? Chất sinh sống là chất duy nhất và bất khả phân trước khi tiếp thụ
nguyên tắc sinh sống, nhưng từ khi đã có linh hồn thì phân chia ra làm hằng hà
sa số những hạt nhỏ, từ đấy các hạt lại tìm cách hợp nhất lại dưới sự thúc đẩy
của những bản năng dục tính? Những bản năng ấy diễn tả theo cách thức riêng của
chúng, cái gọi là ái lực hóa học của vật chất vô hồn, chúng diễn biến trải qua
đời sống loài nguyên sinh vật và dần dần vượt qua những khó khăn gây ra vì hoàn
cảnh bên ngoài đầy những khích động chết người chống lại chúng và bách thúc
chúng phải vậy chăng? Ngoài ra chúng ta có nên giả thiết rằng những hạt nhỏ chất
sinh sống bị tách rời ra, đã thực hiện hình thức vật đa bào để thỏa ý gặp lại
nhau, và sau cùng để quy tụ ý muốn kết hợp cao nhất trong các tế bào mầm giống?
Tôi nghĩ rằng tốt hơn hết là không nên trả lời câu hỏi ấy và chỉ nên bàn luận đến
đây thôi.
Tuy nhiên chúng ta cũng nên nói thêm một vài lời bình luận. Người ta có thể hỏi
tôi đồng ý với những giả thuyết ấy đến mức nào? Tôi xin trả lời rằng tôi không
đồng ý và cũng không tìm cách làm cho người khác đồng ý và tin tưởng. Đúng hơn,
tôi không thể nói được rằng tôi tin đến mức nào. Hình như trong trường hợp này
không nên đưa vào yếu tố tình cảm. Người ta có thể nghe theo một luận giải,
theo dõi sự lý luận cho đến giới hạn cuối cùng chỉ vì hiếu kỳ khoa học, nói
cách khác, người ta làm thầy cãi cho con quỷ mà không theo con quỷ.
Tôi biết rằng giai đoạn thứ ba của thuyết bản năng mà tôi đề cập đến không thể
chắc chắn được như hai giai đoạn đầu, nghĩa là tôi mở rộng khái niệm dục tính
và bàn về ngã ái. Trong hai trường hợp sau, chúng tôi chỉ suy diễn điều quan
sát được, sự suy diễn có thể lầm lộn, và những sự lầm lộn ấy có thể không quá mức
trung bình thường có. Hẳn là thuyết thoái lui bản năng cũng dựa vào những sự kiện
quan sát được, nhất là những sự kiện dính dáng đến khuynh hướng nhắc lại. Nhưng
có thể rằng tôi đã gán cho những tài liệu và sự kiện ấy tầm quan trọng và giá
trị quá lớn. Tuy nhiên cũng phải để ý đến điều kiện sau đây: ý kiến chúng tôi
trình bày ở đây không thể trình bày cách nào khác cách ghép giả thuyết vào với
sự việc cụ thể, và làm như vậy người ta phải đi xa sự quan sát thực sự nhiều
hơn người ta tưởng. Người ta biết rằng những kết quả đạt được bằng cách ấy càng
ít chắc chắn thì người ta càng dùng đến phương pháp ấy luôn, mà không thể cho
biết rõ mức độ phỏng chừng là bao nhiêu. Trong những loại công việc như thế tôi
không tin cậy cái người ta gọi là trực giác; theo sự phán đoán của tôi thì trực
giác xuất hiện như hậu quả của sự thiên lệch trí năng. Khốn thay, thường thường
người ta không được vô tư khi đứng trước những vấn đề lớn của khoa học và đời sống.
Tôi nghĩ rằng trong trường hợp ấy mỗi người bị chi phối bởi những ý kiến riêng
của mình, những sở thích đó có nguồn gốc sâu xa, chúng gợi ý cho họ và chỉ đạo
sự suy đoán của họ mà họ không biết. Chúng ta có lý do để ngờ vực như vậy,
chúng ta chỉ còn cách chọn một thái độ điềm đạm độ lượng đối với sự cố gắng trí
tuệ của chính mình. Thái độ phê phán đối với chính mình như thế không hề có ý
dung thứ những ý kiến bất đồng. Người ta phải cương quyết gạt bỏ những lý thuyết
mâu thuẫn với những điều mà chỉ cần phân tích sơ sài cũng đủ thấy, tuy nhiên,
người ta cũng biết rằng thuyết của người ta đưa ra chỉ có thể tạm đúng mà thôi.
Muốn phán xét sự suy đoán của chúng tôi về bản năng sinh sống và bản năng dẫn đến
sự chết, người ta chẳng nên bối rối vì chúng tôi nói đến những tiến trình kỳ lạ
không thể mô tả được một cách cụ thể, thí dụ như bản năng này dồn nén bản năng
kia, một bản năng có thể đổi chỗ, nó từ bỏ cái Tôi để quay ra đối tượng
khác. Sở dĩ như vậy là vì chúng tôi phải làm việc với những danh từ khoa học
(đúng hơn, khoa học tâm lý bề sâu). Không có danh từ và ngôn từ ấy, có lẽ cũng
không thể hình dung được chúng ra thế nào. Có lẽ cách mô tả của chúng tôi sẽ hết
khuyết điểm nếu chúng tôi có thể thay thế danh từ tâm lý học bằng danh từ sinh
lý học và hóa học. Hẳn là những danh từ sau cũng thuộc về một loại ngôn từ bóng
bẩy, nhưng được cái dùng đã lâu ngày quen đi và có lẽ giản dị hơn.
Trái lại, chúng tôi nhận thấy cái làm tăng sự mù mịt của cách suy luận là những
sở kiến phải vay mượn của sinh vật học. Hẳn là sinh vật học vẫn là lãnh vực có
khả năng vô tận, một khoa học mà chúng ta có thể chờ đợi những lời giải thích lạ
lùng nhất, mà chúng ta cũng không đoán trước được những câu trả lời sẽ có trong
10 năm sau. Có lẽ những câu trả lời ấy sẽ làm cho cả lâu đài giả thuyết của
chúng ta sụp đổ như con nít bày đình chùa bằng con cờ. Người ta sẽ tự hỏi rằng
đã như thế thì làm những công việc như chúng tôi làm và đem công bố như thế chẳng
hóa ra vô bổ lắm sao? Tôi xin trả lời rằng một vài điểm liên hệ và tương đồng
mà chúng tôi tìm ra rất đáng được chú trọng [16].
7. Nguyên tắc khoan khoái và bản năng dẫn đến sự chết
Nếu quả thực các bản năng có nét chung là hướng về sự tái lập một tình trạng
trước, thì chúng ta không lấy làm ngạc nhiên rằng trong số những tiến trình diễn
biến qua đời sống tâm thần, có một số lớn không tùy thuộc nguyên tắc khoan
khoái. Nét chung ấy lan rộng đến mỗi bản năng phân nhỏ, khiến cho bản năng phân
nhỏ cũng chịu ảnh hưởng mà tìm cách trở lại một giai đoạn tiến hóa trước. Tất cả
những phát hiện ấy tuy không bị chi phối bởi nguyên tắc khoan khoái nhưng không
cần phải chống đối lại nó; bởi vậy cho nên vấn đề liên lạc giữa tiến trình bản
năng nhắc lại và sự thống trị của nguyên tắc khoan khoái vẫn còn chưa giải quyết
được.
Chúng ta đã nhận thấy một trong những chức vụ tối sơ và quan trọng nhất của bộ
máy tâm thần là "liên kết" những khích động bản năng mỗi khi chúng đồn
dập đến, là thay thế tiến trình nguyên thủy mà chúng lệ thuộc bằng tiến trình
thứ nhì, là biến những lượng tinh lực tự do và chuyển động thành những lượng
tinh lực bất động. Những sự thay đổi ấy có kèm theo cảm giác khó chịu hay
không, điều ấy ta không cần biết; nhưng chúng ta phải nói rằng những sự thay đổi
ấy không xúc phạm gì đến nguyên tắc khoan khoái cả, trái lại nguyên tắc khoan
khoái dựa vào chúng mà hoạt động. Sự "liên kết" là một tác động chuẩn
bị và củng cố sự thống trị của nguyên tắc khoan khoái.
Bây giờ chúng ta thử phân biệt chức vụ với khuynh hướng một cách rành rẽ hơn
trước. Chúng ta sẽ nói: nguyên tắc khoan khoái là một khuynh hướng phục vụ công
việc giữ cho bộ máy tâm thần, nói chung, không bị kích thích, hay ít ra giữ sự
kích thích ở một mức độ cố định và càng thấp càng hay. Bây giờ chúng tôi không
thể quyết định lấy một trong hai quan niệm, nhưng chúng tôi ghi nhận rằng chức
vụ ấy tham dự vào khuynh hướng chung của tất cả cái gì sinh sống, khuynh hướng
trở lại trạng thái tĩnh của thế giới vô cơ thể. Kinh nghiệm đã cho chúng ta biết
rằng khoái lạc mạnh nhất có thể đạt được là khoái lạc giao hợp, khoái lạc cao
áp thế. Nhưng công việc liên kết của khích động bản năng chỉ là một chức vụ chuẩn
bị, tạo cho sự kích thích cao áp thế đường lối chuyển thành khoan khoái giải tỏa
áp thế.
Trong vấn đề này ta cũng nên tự hoảỏi rằng những kích thích không liên kết có
thể tạo ra cảm giác khoan khoái hay khó chịu cũng như những kích thích liên kết
chăng? Chúng tôi không thể chối cãi được rằng những tiến trình kích thích không
liên kết, nghĩa là kích thích nguyên sơ, có thể tạo ra những cảm giác khoan
khoái hay khó chịu mãnh liệt hơn những tiến trình kích thích liên kết, nghĩa là
thứ hạng. Những tiến trình nguyên sơ cũng có trước những tiến trình thứ hạng; bởi
vì lúc khởi thủy chưa có những kích thích khác, chúng ta có thể kết luận rằng nếu
nguyên tắc khoan khoái chưa tác động, thì sau này nó không thể nào phát hiện ra
được. Như vậy, phân tích đến cùng thì chúng ta sẽ đi đến một kết quả không có
gì là giản dị, trong đời sống tâm thần thoạt kỳ thủy khoan khoái tìm khoan
khoái phát lộ mạnh mẽ hơn về sau, nhưng có giới hạn và còn nhiều lúc đứt đoạn
và ngưng lại. Đến những thời kỳ sau chín chắn hơn, nhưng những khuynh hướng phụ
thuộc vào nguyên tắc khoan khoái cũng như những khoan khoái khác hẳn, không thể
tránh khỏi được sự liên kết. Dẫu sao thì trong tiến trình kích thích, yếu tố
sinh ra sự khoan khoái và khó chịu phải có mặt trong cả những tiến trình thứ hạng
và tối sơ.
Đến đây có lẽ chúng ta nên mở đầu một loạt những cuộc nghiên cứu mới. Tâm thức
của chúng ta nhận được trong người chúng ta cảm giác khoan khoái và khó chịu,
ngoài ra còn là cảm giác về một áp thế đặc biệt, áp thế đó cũng làm ta thấy
khoan khoái hay khó chịu. Những cảm giác sau sẽ cho phép chúng ta phân biệt tiến
trình tinh lực liên kết với tiến trình tinh lực không liên kết chăng? Cảm giác
áp thế liên hệ tới độ lớn tuyệt đối, tới mức độ tinh lực cao thấp, còn như cảm
giác khoan khoái và khó chịu chính thức thì liên hệ tới sự biến đổi mức độ tinh
lực trong một đơn vị thời gian, sự thể có xảy ra như vậy chăng? Ngoài ra còn một
sự kiện khác rất đáng chú trọng: những bản năng sinh sống càng để lộ sự liên lạc
mật thiết với những cảm giác bên trong, nếu chúng càng xuất hiện như cái gì phá
rối sự bình ổn, nếu chúng càng là một nguồn áp lực liên miên và vô tận mà sự giải
tỏa sẽ kèm theo cảm giác khoan khoái; còn như bản năng dẫn đến sự chết thì hầu
như làm việc yên lặng, ngấm ngầm không ai biết cả. Thế mà hầu như nguyên tắc
khoan khoái phục vụ khuynh hướng dẫn đến sự chết; vả chăng nó cũng đề phòng những
kích thích tự ngoài đưa vào, nguy hiểm cho cả hai loại bản năng; nhưng nó có
trách nhiệm đặc biệt chống lại những sự tăng cường độ kích thích bên ngoài có
thể gây khó khăn cho sự sinh sống. Rất nhiều câu hỏi liên hệ đến vấn đề ấy
nhưng không thể trả lời được. Chúng ta phải kiên nhẫn chờ đợi có những phương
tiện củkiểm soát mới và những cơ hội nghiên cứu mới. Chúng ta cũng phải sẵn
sàng loại bỏ những đường lối đã đi theo từ lâu, nhưng bây giờ chúng ta nhận thấy
không thể đem lại cái gì khả thủ. Chỉ có những người muốn lấy khoa học thay thế
cho giáo điều tôn giáo mà họ đã từ bỏ mới bực tức khi thấy một nhà bác học
khoáng triển và có khi thay đổi ý kiến của mình. Chúng tôi mượn lời một thi
nhân để tìm chút an ủi trong lúc buồn nản vì sự chậm chạp của toàn bộ khoa học:
Cái mà người ta không đạt được bằng đôi cánh bay đến cho nhanh, thì người ta phải
đi khập khiễng chậm chạp mà đến…
Trong Thánh Kinh đã nói rằng đi khập khiễng không phải là một tội lỗi
(Ruückert, Makamen des Hariri).
Chú thích:
[1] Xin
coi thiên VII cuốn Traumdeutung của chúng tôi. "Psychologie der
Traumvorgänge"
[2] Có
lẽ những giả thiết tương tự về bản chất của bản năng đã được nhiều tác giả khác
đưa ra.
[3] Sau
này chúng tôi bớt cái nhìn cực đoan trong quan niệm về bản năng bảo tồn.
[4] Tuy
nhiên, đây là những bản năng duy nhất có thể coi là quyết định sự "tiến bộ"
và đạt tới những trạng thái cao (sau này sẽ nói tiếp).
[5] Ferenczi
đi một con đường khác cũng đi đến kết luận rằng có thể chấp nhận được cách nhìn
ấy ("Entwicktungsstufen des Wirklichkeitssinnes", Internationale
Zeitschr. f. Psychoanalyse, 1, 1913): Thúc đẩy cách lý luận này cho đến những hậu
quả mới cũng có thể cho là hữu lý được, người ta sẽ làm quen với ý tưởng sau
đây: đời sống vật chất của cơ thể cũng bị chi phối bởi một khuynh hướng nọa
tính và thoái lui, còn như khuynh hướng tiệm tiến, khuynh hướng thích ứng v.v...
chỉ xuất hiện vì có những khích động bên ngoài (T. 137)
[6] Dauer
des Lebens, trang 38
[7] Leben
und Tod, in lần hai, trang 67
[8] Dauer
des Lebens, trang 33
[9] Über
Leben und Tod, kết luận
[10] Max
Hartmann, Tod und Fortpflanzung 1906: Alex, Lipschutz, Warum wir
sterben, Kormosböcher, 1914; Franz Doflein, Das Problem des Todes und der
Unsterblichkeit bei den Pflanzen und Tieren, 1909
[11] Xin
coi Lipschutz
[12] "Zur Einführung des
Narzissmus". Jahrbuch der Psychoanalyse, V, 1914, Sammlung
kleiner Schriften zur Neurosenlehre, IV, 1918
[13] Sexualtheorie, in lần thứ 4, 1920.
"Triebe und Triebschicksale" trong cuốn Sammlung kliener
Schriften zur Neurosenlehre, loại 4
[14] Sabina Spielrein đã nghiên cứu lại vấn đề, có
nhiều ý kiến nhưng không được sáng sủa. Yếu tố tự hành hạ trong bản năng dục
tính được gọi là yếu tố phá hoại ("Die Destruction als Ursache des
Werdens", Jahrbuch für Psychoanalyse, IV, 1912) A. Starcke tìm cách đồng
nhất hóa khái niệm libido với bản năng chết (Incleiding by de vertaling von V. Freud,
de sexuele beschavingsmoral, 1914).
[15]. Xin cám ơn giáo sư H. Gomperz (Vienne) đã cho
biết những chi tiết về nguồn gốc của huyền thoại. Xin quý vị lưu ý: thuyết này
cũng được nói đến trong kinh Vệ Đà, ít ra về những nét chính. Trong cuốn Brihad
- Aranyaka - Upanishad 1, 2, 3 (coi Deusen, 60 Upanishads des Vedas, tr.393) có
nói đến nguồn gốc thế gian là cái Atman: "Nhưng Atman không thấy gì là vui
sướng; nó không thấy vui sướng vì nó chỉ có một mình. Nó ước muốn có bạn. Nó lớn
bằng một người đàn ông và một người đàn bà ôm lấy nhau. Nó phân thân ra làm
hai: bởi vậy sinh ra vợ chồng. Chính vì thế mà thân thể người đàn ông giống như
một nửa: đó là sự giải thích của Yajnavalkya. Và cũng chính vì thế mà có người
đàn bà lấp chỗ trống trải".
Kinh Vệ Đà Brihad - Aranyaka là kinh có từ lâu đời hơn cả, không ai nghĩ rằng
đã có từ 800 năm trước Công nguyên. Trái với dư luận thường có, tôi muốn chấp
nhận rằng Platon đã chịu ảnh hưởng Ấn Độ, ít ra một cách gián tiếp; đối với
thuyết luân hồi thì ảnh hưởng Ấn Độ không thể chối cãi được. Platon chịu ảnh hưởng
qua sự trung gian của những người theo chủ thuyết của Pythagore, nhưng cũng có
thể rằng với một thái độ trí thức tương tự nhau, Platon và người Ấn Độ đã cùng
có những ý tưởng như nhau. Chúng ta phải giả thiết rằng Platon sẽ không dùng
câu chuyện truyền khẩu ở Đông phương, sẽ không chú trọng đến nó nếu câu chuyện
không có gì là quen thuộc với ông, nếu ông không nhận thấy có một chân lý chói
lọi.
Trong một bài báo nhan đề là "Menschen und Weltenwerden" (Neue
Jahrbücher für das klassische Altertum, quyển 31, trang 592, 1913) nghiên cứu
nguồn gốc của ý niệm Androgyne và Atman trước Platon. Ông K. Ziegler cho rằng
đó là những biểu thị của xứ Babylonie.
[16]. Tôi xin nói thêm vài điều để giải thích những
danh từ đã dùng từ trước, sau này được nới rộng ý nghĩa. Về "bản năng dục
tính", chúng tôi biết vai trò của nó trong những tương quan nam nữ tính và
chức vụ sinh sản. Sau này dữ kiện phân tâm học đã bắt buộc chúng tôi phải lơ là
sự tương hệ giữa bản năng dục tính và chức vụ sinh sản, nhưng chúng tôi vẫn
dùng danh từ bản năng dục tính. Khi khám phá ra libido ngã-ái và nới rộng khái
niệm libido ra lãnh vực mỗi tế bào riêng rẽ, bản năng dục tính của chúng tôi trở
thành Eros: Eros có nhiệm vụ kết hợp những thành phần của chất sinh sống, và giữ
cho những thành phần ấy phối hợp với nhau; theo cách nhìn ấy thì cái thường gọi
là bản năng dục tính sẽ xuất hiện như một trong những thành phần của Eros,
thành phần nhắm vào đối tượng (của tính dục). Chúng tôi quan niệm rằng Eros tác
động ngay từ lúc nguyên thủy, và khi chất sinh sống trở nên có hồn thì nó lấy
tư cách "bản năng sinh sống" để chống lại "bản năng dẫn đến sự
chết". Nó tìm cách giải quyết bí mật của đời sống bằng sự tranh đấu của
hai bản năng ấy, cuộc tranh đấu đã bắt đầu từ lúc bình minh của dòng sống và vẫn
còn tiếp diễn. Về khái niệm "bản năng của cái Tôi" cũng có sự
thay đổi. Thoạt kỳ thủy chúng tôi dùng danh từ ấy để chỉ tất cả những khuynh hướng
bản năng không hiểu rõ lắm, những khuynh hướng ấy tách rời khỏi những bản năng
dục tính nhắm vào đối tượng dục tính và có vết tích trong cái libido, chúng tôi
cho rằng chúng chống đối bản năng dục tính. Nhưng sau khi đã phân tích sâu xa
cái Tôi, chúng tôi nhận thấy một vài bản năng của cái Tôi cũng
có bản chất libido và đối tượng của chúng lại chính là cái Tôi. Những bản
năng bảo tồn ấy có bản chất ngã-ái, phải xếp vào loại "bản năng dục tính
có bản chất libido". Xếp loại như thế thì sẽ xuất hiện một sự đối lập
khác, sự đối lập giữa những bản năng libido (hướng vào đối tượng và hướng vào
cái Tôi) và những bản năng khác được quy về cái Tôi, và có lẽ thuộc
loại những bản năng phá hoại. Sự đối lập cuối cùng này là đối lập giữa những bản
năng sinh sống và những bản năng dẫn đến sự chết.
Phần thứ hai - Tâm lý tập thể - Phân tích cái tôi
1. Nhập đề
Mới nhìn thì sự đối lập giữa tâm lý cá nhân và tâm lý xã hội hay tâm lý tập thể
có vẻ như sâu xa, nhưng xét cho kỹ thì tính cách đối lập sẽ bớt đi nhiều. Hẳn
là đối tượng của khoa học tâm lý cá nhân là chúng, người ta tìm những phương tiện
mà cá nhân dùng, những đường lối mà cá nhân theo để thỏa mãn thị dục và nhu cầu,
nhưng trong sự mưu tầm ấy ít khi họ bỏ qua được một yếu tố quan trọng: tương quan
giữa cá nhân và đoàn thể. Sở dĩ như vậy là vì tha nhân vẫn đóng vai
trò một kiểu mẫu cho cá nhân, vai trò một người bạn hay một kẻ thù; ngay từ lúc
khởi thủy, khoa tâm lý cá nhân xuất hiện đồng thời như một khoa tâm lý xã hội về
một vài phương diện, hiểu theo nghĩa rộng nhưng rất thích đáng.
Thái độ của cá nhân đối với cha mẹ, anh chị em, người tình, thầy học, thầy thuốc,
tóm lại, tất cả những mối liên lạc của cá nhân đã được phân tâm học đem ra
nghiên cứu, đều có thể coi là những hiện tượng xã hội. Tính cách xã hội đó làm
cho những hiện tượng xã hội. Tính cách xã hội đó làm cho những mối liên lạc ấy
đứng đối lập với một vài tiến trình khác mà chúng tôi gọi là ngã ái vì ngã
ái có một nét đặc biệt là tự họ tìm sự thỏa mãn nhu cầu và thèm khát chứ
không có ảnh hưởng của tha nhân. Bởi vậy cho nên sự đối lập giữa những tác động
tâm thần xã hội và những tác động tâm thần ngã ái là một thứ đối lập không vượt
qua giới hạn của khoa học tâm lý cá nhân, đó cũng không phải là một lý do để
người ta tách rời khoa tâm lý cá nhân khỏi khoa tâm lý xã hội hay tập thể.
Trong thái độ của cá nhân đối với cha mẹ, anh chị em, người yêu, bạn bè, hay thầy
thuốc, cá nhân chỉ chịu ảnh hưởng của một người hay một số người rất ít, mỗi
người đối với họ có tầm quan trọng bậc nhất. Khi nói đến tâm lý xã hội hay tập
thể, thường thường người ta không kể đến những liên lạc ấy, người ta chỉ kể đến
ảnh hưởng cùng một lúc của một số lớn tha nhân, số lớn tha nhân đó có thể xa lạ
với họ về nhiều phương diện, nhưng họ cũng bị ràng buộc với tha nhân bởi một
vài cạnh khía. Chính vì thế mà khoa phân tâm tập thể quan niệm cá nhân là một
phần tử của bộ lạc, của dân tộc, của giai cấp xã hội, của định chế, hay là một
người trong đám đông, nhận một cơ hội nào đó và vì một mục đích nào đó, họp
nhau lại thành một đám, một đoàn, một "công chúng". Khi đã loại riêng
ra những mối liên lạc tự nhiên nói ở trên, chúng tôi đi đến chỗ phải coi những
hiện tượng xảy ra trong những điều kiện đặc biệt ấy là những phát hiện của một
khuynh hướng đặc biệt - hero instinct, group mind - không thể quy vào một
khuynh hướng nào khác và không xuất hiện trong những điều kiện khác. Chúng tôi
chủ trương rằng có thể có hai trường hợp sau đây: bản năng ấy không phải là một
bản năng tối sơ và không thể phân tích được; bản năng ấy đã được phác họa trong
khung cảnh nhỏ hẹp của gia đình.
Khoa tâm lý tập thể tuy mới ra đời nhưng đã bao gồm một số vấn đề nhiều vô kể,
người khảo cứu phải đối phó với rất nhiều vấn đề chưa đủ hay chưa được phân
hóa. Chỉ có việc xếp loại mọi hình thức hội họp tập thể và việc miêu tả những
hiện tượng tâm thần ấy cũng đòi hỏi biết bao công trình quan sát và trình bày
và cũng làm phát sinh nhiều luận điệu văn chương. Lãnh vực tâm lý tập thể thật
là mênh mông, tôi thiết tưởng chẳng cần nói trước rằng việc làm khiêm tốn của
tôi chỉ đề cập đến một vài điểm mà thôi. Dĩ nhiên, đó là những điểm liên hệ đặc
biệt đến việc làm của phân tâm học là thăm dò linh hồn loài người.
2. Linh hồn tập thể
(Theo Gustave Le Bon)
Chúng tôi có thể bắt đầu bằng sự định nghĩa linh hồn tập thể, nhưng chúng tôi
nhận thấy có lẽ hợp lý hơn nếu bắt đầu cho người đọc biết một ý niệm tổng quát
về những hiện tượng tương hệ với linh hồn tập thể, trình bày một vài hiện tượng
ý nghĩa nhất và đặc biệt nhất để dùng làm khởi điểm cho những công việc tìm tòi
về sau. Hai mục tiêu ấy có thể thực hiện một cách tốt đẹp nhất bằng cách dựa
vào một cuốn sách danh tiếng của Gustave Le Bon: Tâm lý đám đông (Psychologie
des foules).
Thực trạng như thế nào? Sau khi đã xem xét và phân tích những xu hướng, khuynh
hướng, bản năng, nguyên nhân và ý hướng của con người, từ hành vi đến thái độ đối
với mọi người, tâm lý học gia bỗng thấy xuất hiện một vấn đề cần phải giải đáp
khẩn thiết. Tâm lý học sẽ phải giải thích sự kiện lạ lùng sau đây: tâm lý học
tưởng rằng đã hiểu được con người, thì đây, trong một vài điều kiện nào đó con
người cảm ứng, suy nghĩ và hành động khác hẳn với sự dự đoán của nhà tâm lý học,
đó là lúc họ nhập vào đám đông và tính cách một "trường hợp tâm lý đám
đông". Vậy thì đám đông là gì? Tự đâu mà đám đông có mãnh lực ảnh hưởng
quyết định đến đời sống tâm thần của cá nhân? Đám đông làm biến đổi tâm thần của
cá nhân là biến đổi những gì?
Khoa tâm lý tập thể đứng về phương diện lý thuyết có nhiệm vụ trả lời ba câu hỏi
trên đây. Muốn trả lời được trôi chảy thì phải bắt đầu bằng câu hỏi thứ ba. Sự
quan sát những biến cải mà đám đông tạo ra cho phản ứng cá nhân chính là những
tài liệu dùng để nghiên cứu tâm lý tập thể. Thế nhưng, sự giải thích nào cũng
phải bắt đầu bằng sự miêu tả cái gì mình muốn giải thích.
Vậy thì tôi xin nhường lời cho ông Gustave Le Bon. Ông nói: "Đám đông có một
nét tâm lý đáng chú ý nhất sau đây: mặc dù những người trong đám đông là người
thế nào, cách sống của họ, công việc làm của họ, tính tình hay trí tuệ của họ,
giống nhau hay khác nhau, nhưng chỉ vì họ hội họp lại thành đám đông là tự
nhiên họ có một thứ linh hồn tập thể. Linh hồn ấy làm cho họ phản ứng, suy nghĩ
và hành động khác hẳn lúc họ đứng một mình riêng biệt. Một vài ý tưởng, một vài
tình cảm chỉ xuất hiện và biến thành hành động khi nào người ta tụ họp thành
đám đông. Đám đông với nét tâm lý đặc biệt của nó là một thực thể lâm thời, có
những đơn tố dị biệt nhau, nhưng nhất thời gắn liền lại với nhau, không khác gì
những tế bào của một con vật sinh sống, tuy mỗi tế bào có một đặc tính nào đó
nhưng khi phối hợp lại với nhau chúng làm xuất hiện những đặc tính khác hẳn".
Chúng ta hãy tạm ngừng lại để bình luận. Chúng tôi nhận thấy: mọi người trong một
đám đông đã kết hợp thành một đơn vị thì hẳn là phải có cái gì ràng buộc người
nọ với người kia, rất có thể rằng cái gì ràng buộc đó chính là nét đặc biệt của
đám đông. Ông Le Bon không luận đến điểm ấy, ông bàn sang những sự biến đổi xảy
ra cho cá nhân dự vào đám đông và miêu tả một cách rất phù hợp với những nguyên
tắc nền tảng về quan niệm tiềm thức của chúng tôi.
"Người ta dễ nhận thấy cá nhân tham dự vào đám đông khác hẳn với cá nhân
đơn độc, nhưng tìm ra nguyên nhân sự khác biệt ấy không phải là dễ. Muốn nhận
thấy, trước hết chúng ta phải nhớ rõ sự nhận xét của khoa học tâm lý tân kỳ
ngày nay: những hiện tượng tiềm thức đóng vai trò quan trọng bậc nhất không những
trong đời sống cơ thể mà cả trong hoạt động trí tuệ. Sinh hoạt tâm thần có ý thức
chỉ chiếm một phần rất nhỏ bên cạnh sinh hoạt tiềm thức. Người phân tích tế nhị
nhất, người quan sát thấu đáo nhất cũng chỉ khám phá ra một phần nhỏ những
nguyên nhân tiềm thức điều động cử chỉ hành động của con người. Những hành động
có ý thức của chúng ta tùy thuộc một nền tảng phi ý thức cấu tạo bởi phần lớn
những ảnh hưởng truyền thống. Nền tảng phi ý thức đó chứa đựng hằng hà sa số những
di tích tổ tiên tạo thành linh hồn giống nòi. Đằng sau những nguyên nhân mà
chúng ta thú nhận còn có những nguyên nhân bí hiểm mà chúng ta không biết. Phần
lớn những hành động hàng ngày của chúng ta là hậu quả của những nguyên nhân kín
đáo ở ngoài tầm ý thức của chúng ta". [1]
Ông Le Bon cho rằng trong một đám đông những sở đắc cá nhân đều tiêu tan và cá
tính của mỗi người cũng lánh mặt đi. Gia tài tiềm thức của giống nòi chiếm lấy
hàng đầu, cái dị biệt tan vào trong cái tương đồng. Chúng tôi cho rằng thượng tầng
cơ cấu tâm thần được nhân sự phát triển khác nhau của từng người, tượng tầng cơ
cấu ấy bị phá hủy, để lộ cái gốc tiềm thức đồng đều người nào cũng như người
nào.
Chính vì thế mà người của đám đông chỉ là người trung bình. Nhưng ông Le Bon thấy
người của đám đông còn có những đặc điểm mới mà trước kia họ không có, và ông
tìm cách cắt nghĩa sự xuất hiện những đặc tính mới đó bằng ba yếu tố khác nhau.
"Nhiều nguyên nhân khác nhau làm xuất hiện những đặc tính riêng biệt của
đám đông. Nguyên nhân thứ nhất là cá nhân dự vào đám đông, chỉ vì cậy có nhiều
người mà thấy mình có sức mạnh vô địch để thả lỏng cho bản năng muốn gì thì muốn,
nếu một mình chắc là họ sẽ nén lòng dục đi. Họ còn nghe theo bản năng vì đám
đông vô danh và vô trách nhiệm, ý thức trách nhiệm đã biến mất hoàn toàn" [2].
Quan điểm của chúng tôi không cần chú trọng nhiều đến sự xuất hiện những nét
tính tình mới. Chúng tôi chỉ cần nói rằng con người của đám đông bị đặt vào những
điều kiện làm cho họ không dẹp trừ những khuynh hướng tiềm thức. Những nét tính
tình có vẻ mới của họ chính là những phát hiện của cái tiềm thức chứa chấp mầm
mống của tất cả cái gì là xấu xa trong linh hồn người ta; trong những trường hợp
như thế tiếng nói của lương tâm im bặt hay ý thức trách nhiệm không còn, điều
đó không có gì là khó hiểu. Đã từ lâu, chúng tôi nói rằng sự thắc mắc về xã hội
nhân quân tạo ra cái nhân của ý thức luân lý. [3]
"Nguyên nhân thứ hai là tính cách hay lây của tâm lý đám đông làm cho những
nét tính tình đặc biệt dễ bề xuất hiện và tác động theo chiều hướng nào đó. Sự
truyền nhiễm đó là một hiện tượng rất dễ nhận thấy nhưng chưa được giải thích,
chúng tôi xếp vào loại những hiện tượng thuộc loại thôi miên sẽ nghiên cứu sau
đây. Trong một đám đông, tình cảm nào, hành động nào cũng hay lây, và hay lây đến
độ cá nhân hy sinh dễ dàng quyền lợi của mình cho quyền lợi tập thể. Đó là xu
hướng trái với bản chất của con người, và con người chỉ có thể làm được khi họ
tham dự vào một đám đông. [4]
"Một nguyên nhân thứ ba, quan trọng hơn, làm cho con người đám đông có những
nét tính tình đặc biệt nhiều khi mâu thuẫn hẳn với họ khi họ sống cô độc một
mình. Tôi muốn nói đến khả năng ám thị, sự truyền nhiễm nói trên kia chỉ là hậu
quả của hiện tượng ám thị. Muốn hiểu hiện tượng ấy chúng ta phải nhớ rõ một vài
khám phá tân kỳ của sinh lý học. Chúng ta biết rằng sự thôi miên có thể đưa một
người vào trạng thái quên hẳn ý thức nhân tính, họ vâng theo mọi cách sai bảo của
ông thầy thôi miên và làm những việc trái hẳn với tính tình và thói quen của họ.
Hầu như sự quan sát cặn kẽ hơn cho biết rằng cá nhân chìm vào một đám đông hiếu
động, chẳng bao lâu sự hăng say của đám đông sẽ ngấm vào họ, và còn nhiều lý do
khác nữa, họ bị lôi cuốn vào một trạng thái đặc biệt rất gần với trạng thái mê
hoặc hay thôi miên chẳng khác nào bị thôi miên thật. Đời sống tâm trí của người
bị thôi miên đã tê liệt hẳn, họ trở thành nô lệ mọi hoạt động tiềm thức do ông
thầy thôi miên điều khiển theo ý muốn của ông thầy. Nhân tính ý thức đã bị tiêu
hủy ý chí và sự phân biệt phải trái cũng bị tiêu hủy theo. Tình cảm và ý tưởng
bị hướng về một chiều định đoạt bởi ông thầy thôi miên.
"Đại để trạng thái người của đám đông là người vậy. Họ không ý thức được
việc làm của họ nữa. Họ cũng như người bị thôi miên, một vài năng lực bị tiêu hủy
trong khi một vài năng lực khác có thể bị phấn khích đến tột độ. Ảnh hưởng thôi
miên có thể thúc đẩy họ hùng hổ đâm đầu làm một vài việc. Đám đông còn hùng hổ
lao mình vào mạnh hơn trường hợp người bị thôi miên, vì mọi người đều hăng say
như nhau, họ hỗ tương ám thị nhau thành thử làm bội tăng mức độ ám thị" [5].
"… Như vậy, những điểm đặc biệt về tâm tính người của đám đông là: ý thức
nhân tính tiêu tan, tiềm thức bộc lộ mãnh liệt, tình cảm và ý nghĩ theo sự ám
thị và sự truyền cảm mà hướng về một chiều, những ý tưởng bị ám thị có khuynh
hướng biến ngay thành hành động. Họ như hóa ra người khác, họ chỉ còn là một
người máy, ý chí không còn đủ sức để hướng dẫn họ nữa" [6].
Chúng ta trích dẫn hết đoạn này để chứng minh rằng không những ông Le Bon so
sánh tình trạng người của đám đông với tình trạng người bị thôi miên, mà luận
điệu của ông còn như đồng nhất hóa thực sự hai trạng thái. Chúng tôi không có ý
khơi lên một cuộc tranh luận, nhưng chúng tôi muốn bàn đến hai lý do cuối cùng
làm biến đổi tâm tính người của đám đông, đó là sự truyền cảm và sự ám thị bội
tăng, hai yếu tố ấy hẳn là không nên để cùng ở một mức độ, bởi vì sự truyền cảm
lại chính là một hình thức phát lộ của sự ám thị. Hình như ông Le Bon không
phân biệt rõ rệt những hậu quả gây ra bởi hai nguyên nhân ấy. Có lẽ chúng tôi
suy diễn tư tưởng của ông đúng hơn như sau: sự truyền cảm (contagion) là kết quả
tác động hỗ tương của mọi người trong đám đông; còn như hiện tượng ám thị
(suggestion) mà ông đồng nhất hóa với ảnh hưởng thôi miên (hypnose) thì lại có
một nguyên do khác. Nguyên do nào? Chúng tôi nhận thấy một khuyết điểm trọng đại
khi ông không đả động gì đến vai trò của người chủ động lôi cuối quần chúng đồng
nhất hóa với mình, cũng như vai trò của ông thầy thôi miên đối với người bị
thôi miên vậy. Tuy ông để trong bóng tối vai trò chủ động tạo ảnh hưởng ấy
nhưng ông đã phân biệt được sự ám thị với sự truyền cảm, người nọ truyền qua
người kia và người kia truyền trở lại người nọ làm tăng cường sức ám thị khởi
thủy.
Sau đây còn là điểm quan trọng khác, đặc biệt của người tham dự vào đám đông:
"Chỉ vì họ là người của đám đông mà họ tụt xuống một vài nấc thang văn
minh. Ở nhà một mình có lẽ họ là người thức giả, nhưng khi là thành phần của một
đám đông, họ chỉ còn là một người hành động theo bản năng, nghĩa là mọi rợ. Họ
có cái bồng bột, cái bạo lực hung hãn của người bàn cổ, và họ cũng hứng khởi,
cũng nổi máu anh hùng như người bàn cổ" [7].
Đoạn sau tác giả nhấn mạnh đặc biệt đến sự giảm thiểu trí thông minh của người
bị sáp nhập vào đám đông [8].
Bây giờ chúng ta hãy khoan nói đến cá nhân để xem xét linh hồn tập thể như ông
Le Bon đã phác họa. Trong sự mô tả của ông, không có nét nào là phân tâm học
không tìm ra nguồn gốc và xếp loại cho đúng. Vả chăng ông Le Bon cũng chỉ cho
chúng tôi một hướng đi, ông làm nổi bật những nét tương đồng giữa linh hồn đám
đông và sinh hoạt tâm thần của người bàn cổ và con nít [9].
Đám đông bồng bột bất định và dễ nổi nóng. Mọi người hầu như chỉ để cho tiềm thức
dẫn dắt mình [10].
Đám đông nghe theo những khích động có thể, tùy theo trường hợp, cao cả hay độc
ác, hào hùng hay hèn nhát, nhưng bao giờ cũng có tính cách khẩn thiết khiến cho
họ dẹp bỏ cả sự ích lợi bảo tồn [11].
Đám đông không có dụng tâm gì cả. Mặc dù người ta tha thiết muốn cái gì người
ta cũng không tha thiết lâu, người ta không thể có ý chí kiên trì được. Người
ta muốn cái gì thì muốn thỏa mãn ngay chứ không thể chờ đợi được. Họ có cảm tưởng
là họ có quyền thế tuyệt đối; đối với người đã sáp nhập vào đám đông thì không
có khái niệm "không thể được" [12].
Đám đông dễ bị ảnh hưởng và dễ tin lạ thường, người ta không có óc phê bình,
người ta không cho cái gì là viển vông. Người ta suy tưởng bằng hình ảnh, hình ảnh
nọ gợi lên hình ảnh kia bằng cách liên tưởng, không khác nào những trạng thái
mà người ta thả hồn theo tưởng tượng, loại bỏ lý trí để phán đoán xem có phù hợp
với thực tại hay không. Tình cảm của đám đông bao giờ cũng giản dị và bị phấn
khích mạnh. Bởi vậy cho nên đám đông không biết đến ngờ vực, đến bất trắc [13].
"Đám đông tiến ngay đến chỗ cực đoan. Điều gì mới nghi ngờ sẽ trở thành hiển
nhiên ngay lập tức. Một chút ác cảm mới nhen nhúm bùng ra ngay thành sự căm thù
hung bạo" [14].
Đám đông bị đẩy đến đủ mọi cực đoan và chỉ bị ảnh hưởng bởi những khích động bị
phóng đại. Ai muốn tác động đến quần chúng chẳng cần phải có lý lẽ đúng: họ chỉ
cần đưa ra những hình ảnh thật lòe loẹt, họ chỉ cần phóng đại và nhắc đi nhắc lại
mãi một chuyện. "Điều gì đám đông đã cho là đúng hay sai thì họ không còn
nghi ngờ gì nữa, vả chăng họ biết rõ là họ có sức mạnh, bởi vậy cho nên họ hách
dịch và không tha thứ cho ai trái ý họ… Đám đông tôn trọng sức mạnh và ít khi cảm
kích vì việc thiện, việc thiện dễ bị coi là sự nhu nhược mềm yếu. Cái họ đòi hỏi
ở người anh hùng của họ là sức mạnh và có thể là uy vũ. Họ muốn người cầm đầu
thống trị họ, dẫn dắt họ, làm cho họ phải sợ… Đám đông có bản năng bảo thủ, họ
cũng như các dân tộc cổ sơ khư khư giữ rịt thói tục, họ ghê sợ một cách vô tâm
những cái gì mới lạ có thể thay đổi điều kiện sống của họ".
Nếu chúng ta muốn có một ý niệm đúng về đạo đức của đám đông thì chúng ta phải
kể đến sự kiện sau đây: những người đã sáp nhập vào đám đông thì không còn biết
kiêng nể gì nữa, trong khi những bản năng dữ tợn, tàn bạo, phá hoại, vết tích của
thời kỳ ăn lông ở lỗ và vẫn ngủ yên dưới đáy lòng, nay bỗng bùng lên và đòi hỏi
thỏa mãn. Nhưng dưới ảnh hưởng của sự ám thị, đám đông cũng có thể nhẫn nại chịu
đưng, vị tha, tận tụy với một lý tưởng. Lợi lộc cá nhân có lẽ gần như nguyên
nhân duy nhất thúc đẩy con người hành động khi con người đứng đơn độc, nhưng ít
khi lợi lộc đó quyết định hành động của đám đông. Người ta có thể nói đến một vấn
đề đám đông giáo hóa con người [15].
Trình độ thông minh của đám đông bao giờ cũng ở dưới trình độ của cá nhân, còn
như phương diện đạo đức của đám đông thì có thể vượt mức đạo đức của cá nhân mà
cũng có thể tụt xuống thấp hơn nhiều.
Một vài nét tính tình của đám đông như ông Le Bon mô tả trên đây cho biết rằng
cách đồng nhất hóa linh hồn đám đông với linh hồn người bàn cổ đúng đến thế
nào. Đối với đám đông thì những ý kiến đối lập nhau đến thế nào cũng có thể sống
chung với nhau được mà không gây ra xung đột vì mâu thuẫn nhau. Phân tâm học đã
chứng minh rằng trường hợp ấy cũng là trường hợp của người bệnh suy nhược thần
kinh và của người trí khôn không tiến hơn được giai đoạn thơ ấu [16].
Ngoài ra, đám đông còn bị mê hoặc bởi sức thôi miên của danh từ, danh từ khéo
dùng có thể khơi động cho linh hồn quần chúng những cơn bão phũ phàng và cũng
có thể an ủi vuốt ve họ. "Lý lẽ và bằng chứng không thể đối địch lại một
vài danh từ và một vài công thức có ma lực. Đám quần chúng sẽ lấy vẻ trầm mặc
mà nói lên những câu ấy; rồi mọi khuôn mặt trở nên kính cẩn, người ta cúi đầu
nghe theo. Nhiều người cho rằng đây là những mãnh lực thiên nhiên, những quyền
lực siêu nhiên" [17]. Ta nghĩ đến sự kiêng kỵ ma thuật trong
tâm trí họ mà tên gọi và danh từ có thể gợi ra [18].
Sau hết, đám đông chưa bao giờ khao khát sự thật. Họ chưa bao giờ bỏ được ảo tưởng
và họ đòi hỏi ảo tưởng. Bao giờ họ cũng thích cái không thật hơn cái thật; cái
không thật tác động đến họ cũng mạnh mẽ như cái thật. Họ có ý không muốn phân
biệt với không thật.
Chúng ta đã biết rằng sự tưởng tượng và ảo tưởng gây ra vì thị dục không được
thỏa mãn đã đóng một vai trò quan trọng thế nào trong các bệnh suy nhược thần
kinh. Chúng ta đã nhận thấy rằng đối với người bệnh suy nhược thần kinh thì sự
thật khách quan, sự thật của mọi người không có giá trị gì cả, chỉ có sự thật
tâm thần của họ là có giá trị mà thôi. Một triệu chứng loạn thần kinh chỉ căn cứ
vào một yếu tố tưởng tượng mà phát sinh, chứ không tái tạo một biến cố có thật.
Một cảm tưởng phạm tội ám ảnh người nào thực ra chỉ căn cứ vào một dự phóng độc
ác chưa hề bắt đầu thi hành. Cũng như trong giấc mơ và trong sự thôi miên, hoạt
động tâm thần của đám đông bị chi phối bởi sức mạnh của những thị dục nặng tình
cảm, sự thử thách của thực tại không làm cho con người của đám đông tỉnh ngộ
bao giờ.
Những điều ông Le Bon nói về người cầm đầu đám đông không được rõ lắm, không
cho người đọc dự đoán được quy luật chi phối hiện tượng ấy. Tuy nhiên, ông nghĩ
rằng loài vật sinh sống, một đàn súc vật cũng như một đám đông người, đều theo
bản năng mà phục tòng con đầu đàn. Đám đông là đàn vật dễ bảo không thể tự chủ
được mà cần một con đầu đàn. Họ cần phải phục tòng đến nỗi họ theo bản năng mà
nghe người nào tạo được cái thế cầm đầu.
Đám đông cần một người cầm đầu, nhưng người cầm đầu cần một vài tài năng riêng.
Chính họ cũng cần phải bị thôi miên bởi một tin tưởng sâu xa (hay một ý tưởng)
để họ có thể làm xuất hiện sự tin tưởng của đám đông. Sau đấy ông Le Bon nói đến
các loại người cầm đầu và những phương tiện mà họ dùng để xách động. Phân tích
đến cùng, ông cho rằng ảnh hưởng của người cầm đầu là ảnh hưởng của những ý tưởng
mà chính họ bị thôi miên.
Ngoài ra ông còn gán cho những ý tưởng ấy và cho người cầm đầu một uy quyền bí
hiểm và không thể cưỡng lại được gọi là "uy tín". "Uy tín là… một
thứ thôi miên mà một người, một tác phẩm hay một chủ thuyết đè nặng xuống tâm
trí chúng ta. Sự thôi miên ấy làm tê liệt khả năng phê phán và làm cho chúng ta
chỉ biết ngạc nhiên và kính phục. Nó gợi ra những tâm tình không thể cắt nghĩa
được như tất cả mọi tâm tình, nhưng hẳn là cũng đồng loại với sự ám thị khi người
ta bị thôi miên, bị ốp đồng" [19].
Ông phân biệt ra uy tín sở đắc hay giả tạo và uy tín riêng của một người. Uy
tín sở đắc là cái gì người ta có vì tên tuổi, tiền của, tiếng tăm; là cái gì mà
truyền thống đã gán cho một chủ thuyết, một tác phẩm nghệ thuật. Vì trong mọi
trường hợp, nguồn gốc của uy tín vẫn là có từ quá khứ, bởi vậy khó mà hiểu được
bản chất của ảnh hưởng bí hiểm ấy. Uy tín riêng của người nào chỉ là cái may mắn
của họ mà thôi, và chính vì thế mà họ được người đời coi là người cầm đầu, họ
được mọi người vâng theo như có ma thuật vậy. Nhưng uy tín nào thì cũng tùy thuộc
sự thành công, chỉ thất bại vài phen là uy tín nào cũng chẳng còn.
Chúng tôi không thể không nhận thấy rằng những điều ông Le Bon nói về vai trò của
người cầm đầu và uy tín không phù hợp hẳn với sự mô tả linh hồn tập thể rất xuất
sắc của ông.
3. Những quan điểm khác về sinh hoạt tâm thần tập thể
Chúng tôi dùng cuốn sách của ông Le Bon làm nhập đề vì ông nhấn mạnh đến vai
trò tiềm thức của sinh hoạt tâm thần, quan niệm tâm lý học của ông rất gần quan
niệm của chúng tôi. Tuy nhiên, những điều khẳng định của ông chẳng mang lại cho
chúng tôi cái gì mới lạ. Ông khinh bỉ và chê bai cách cục của con người đám
đông cũng không phải là việc chưa ai nghĩ đến, trước ông, các nhà tư tưởng, các
chính khách, các thi gia ở khắp nơi và khắp các thời đại [20] đã từng khinh bỉ và chê bai như vậy với
lời lẽ cũng gần như ông và cũng để lộ sự gay gắt mạnh mẽ như vậy. Hai quan điểm
quan trọng nhất của ông, liên hệ đến đám đông mất trí khôn và phóng đại tình cảm,
đã được Sighele đề cập đến trước đây ít lâu. Cái đặc biệt của ông Le Bon chỉ
còn là ý kiến về tiềm thức và sự so sánh với sinh hoạt tâm thần của người bàn cổ,
tuy rằng hai điểm này cũng đã có người nói đến rồi.
Hơn thế nữa, sự mô tả và xét định linh hồn tập thể như ta thấy trong tác phẩm của
Le Bon và của những người khác, cũng đã khơi động lên nhiều sự chỉ trích. Hẳn
những hiện tượng mà ông miêu tả đã được ông quan sát rất đúng, nhưng người ta
có thể đưa ra những phát hiện khác của linh hồn tập thể khả dĩ gợi cho chúng ta
một cách suy đoán có thiện cảm hơn.
Ông Le Bon chấp nhận rằng trong một vài trường hợp, đạo đức của đám đông có thể
cao hơn của mỗi người tham dự vào đám đông ấy, rằng chỉ có đám đông là có thể tỏ
ra hết sức vị tha và có thể có tinh thần hy sinh lớn.
"Lợi lộc cá nhân gần như là nguyên nhân duy nhất để cá nhân hành động,
nhưng ít khi lợi lộc giữ được ưu thế đối với đám đông".
Nhiều người khác nói đến sự kiện sau đây: xã hội đặt ra quy phạm đạo đức bắt cá
nhân phải theo, chứ một mình cá nhân không thể vươn lên tới đạo đức được; người
ta cả quyết rằng trong một vài trường hợp đặc biệt, trong tập thể bùng lên sự hứng
khởi khiến cho tập thể làm được những việc cao cả và hào hiệp nhất.
Đối với sự sáng tác tinh thần thì chúng ta đồng ý rằng những công trình sáng tạo
vĩ đại của tư tưởng, những phát minh quan trọng và những giải pháp quyết định
cho những vấn đề lớn lao chỉ có thể đạt được nhờ sự suy tư và nghiên cứu của cá
nhân tĩnh tâm làm việc biệt tịch ở một nơi. Tuy nhiên, linh hồn tập thể cũng có
thể có sáng tác tinh thần, tiếng nói, bài hát bình dân, phong tục địa phương,
v.v... đã chứng minh điều ấy. Ngoài ra cũng phải xét xem nhà tư tưởng hay thi
nhân làm việc một mình thực sự trong phạm vi nào, có thực họ không vay mượn gì
của quần chúng hay họ chỉ lấy những tài liệu của quần chúng sáng tạo rồi kiếm
ra một hình thức nhất định, một nét vẻ có ý thức.
Đứng trước những mâu thuẫn bề ngoài nan giải như thế, công việc làm của khoa
tâm lý tập thể hầu như chỉ là việc làm vô bổ. Tuy nhiên cũng dễ tìm lối thoát để
tiến tới cách giải đáp khả quan. Hẳn là người ta đã hơi cẩu thả khi dùng một
danh từ đám đông để chỉ nhiều sự quần tụ khác nhau mà đúng ra phải
phân biệt minh bạch. Nhiều điều mà Sighele và Le Bon nói đến chỉ đúng với những
đám đông tụ hội nhất thời, một số người cùng bị thúc đẩy bởi quyền lợi như nhau
trong giây lát kéo đến tụ hội, nhưng người này khác với người kia về đủ mọi
phương diện chính yếu. Chắc chắn là tác giả ấy khi mô tả đám đông đã bị ảnh hưởng
bởi những đám người làm cách mạng, nhất là cuộc Cách mạng Pháp. Còn như những
người chống lại quan điểm của họ thì lại quan sát những đám người hội họp liên
tục, ổn định trong suốt đời người và đã có phản ảnh vào định chế xã hội. Đám
đông thuộc loại thứ nhất đối với đám đông thuộc loại thứ nhì cũng ví như những
sóng ngắn nhưng cao đối với mặt biển to rộng.
Ông Mc Dougall, trong cuốn The group Mind, cũng nhận thấy mâu thuẫn ấy, và
ông cho là có thể giải quyết được bằng cách đưa thêm vào yếu tố tổ chức.
Ông nói rằng trong trường hợp giản dị nhất, quần chúng (đám đông) không có một
sự tổ chức nào hay chỉ có một sự tổ chức sơ sài. Ông gọi đám quần chúng vô tổ
chức ấy hay thiếu tổ chức ấy là đám đông (crowd). Hẳn là đám đông không thể
thành hình và không thể tồn tại nếu không bắt đầu có sự tổ chức, chính trong những
đám người tề tựu một cách giản dị sơ sài như thế mà chúng ta quan sát thấy rõ
ràng sự xuất hiện một vài hiện tượng chính yếu của tâm lý tập thể (trang 22). Một
số người họp lại thành đám đông trong chốc lát chỉ xác nhận "tâm lý đám
đông" nếu họ có điểm nào như nhau, hoặc là họ cùng chú trọng đến một chuyện
gì, hoặc là họ cùng xúc động vì một biến cố, và (vì thế) họ có khả năng ảnh hưởng
lẫn nhau đến một mức nào đó (some degree of reciprocal influence between the
members of the group, trang 23). Trí óc và tình cảm của họ càng giống nhau, họ
càng dễ họp thành đám đông mà cách cục của họ để lộ rõ hiện tượng tâm lý đám
đông không còn nghi ngờ gì nữa.
Hiện tượng đặc biệt hơn cả và đồng thời cũng quan trọng hơn cả là tâm lý đám
đông là con người bị phấn khích quá dễ dàng, bị tăng cường mức độ xúc động
(trang 24).
Ông Mc Dougall còn nói thêm rằng người ta không còn thấy những điều kiện nào
khác làm cho con người có những xúc động tâm tình mạnh mẽ như khi họp thành đám
đông; con người còn cảm thông một sự khoan khoái nào đó khi để mặc cho say mê
bùng ra, khi hòa mình vào với đám đông không còn bị giam hãm trong cái cá nhân
chật hẹp của mình nữa. Ông giải thích sự tan rã cá nhân trong đoàn thể ấy bằng
cái ông gọi là sự cảm ứng trực tiếp của xúc cảm, hậu quả của "phản ứng
giao cảm nguyên thủy" [21] (trang 25), phân tâm học gia chúng tôi,
chúng tôi đã biết hiện tượng ấy và chúng tôi gọi là sự truyền nhiễm tình cảm.
Ngoài thực tại, chúng tôi biết rằng khi người ta tri giác những dấu hiệu của một
trạng thái tâm tình khi những dấu hiệu đó tự động gợi ta hành động tương ứng với
dấu hiệu đó. Sự tự động phản ứng đó càng mạnh mẽ nếu càng có nhiều người cùng
có xúc động như nhau. Bấy giờ người ta không thể giữ thái độ phê phán được nữa,
người ta cũng xúc động như mọi người. Khi ta xúc động như những người đã làm
cho họ xúc động thì họ tăng cường sự xúc động của những người ấy, lượng tinh lực
tình cảm của mỗi người gia tăng vì sự hỗ tương cảm ứng. Người ta như bị thúc đẩy,
bị bắt buộc phải bắt trước người khác, phải đồng thanh đồng khí với mọi người.
Xúc động càng thô lỗ và đơn sơ lại càng có hy vọng lan rộng khắp đám quần chúng
bằng cách ấy (trang 39).
Động cơ tăng cường tình cảm còn tác động dễ dàng hơn vì có ảnh hưởng của đám
đông. Đám đông đem lại cho cá nhân cảm tưởng quyền lực vô hạn và cảm tưởng nguy
hiểm ghê gớm. Trong chốc lát đám đông thay thế cho toàn thể xã hội, tượng trưng
cho quyền thế mà người ta vẫn sợ, cũng vì quyền thế đó mà người ta phải kiêng nể
và tự chế. Hẳn là chống đối lại đám đông thì thật là nguy hiểm, bởi vậy cho nên
muốn được yên thân ai nấy nên theo gương những người ở quanh mình, nên "sủa
theo đàn chó sói". Đã phục thiện quyền thế mới người ta đành phải dẹp yên
"tiếng nói lương tâm", vì luân lý cương thường chỉ tổ làm cản trở con
người, không cho họ thụ hưởng khoái lực như khi họ dự vào đám đông. Bởi vậy cho
nên chúng ta không nên lấy làm lạ rằng cá nhân dự vào đám đông có thể làm và
tán thưởng những điều mà lúc bình thường họ phải quay mặt đi; chúng tôi có lý
do để hy vọng rằng sự kiện ấy sẽ đem lại cho chúng tôi chút ánh sáng về cái vẫn
gọi bằng một tên bí hiểm là "ám thị".
Ông Mc Dougall không chống đối quan điểm rằng mức độ thông minh của đám đông bị
hạ thấp (trang 41). Ông nói rằng kẻ trì độn kéo người thông minh xuống trình độ
thấp thỏm của họ. Người thông minh không có ảnh hưởng gì, vì tình cảm của đám
đông bị khơi động mạnh mẽ, không thuận tiện cho con người suy nghĩ đắn đo, vì
con người bị đám đông chèn ép không thể dùng đến trí thông minh của mình được,
vì con người bị đám đông nuốt chửng, hành động của họ cũng kém phần trách nhiệm.
Sự xét định tổng quát về hoạt động tâm thần của đám đông "vô tổ chức",
theo Mc Dougall, cũng không có vẻ gì là cảm tình và tán dương hơn ông Le Bon.
Ông dùng những lời lẽ sau đây để nói đến đám đông: đám đông thường thường dễ bị
khích động, bồng bột, đam mê, dễ đổi ý, bất nhất, bất định, và đồng thời hành động
mau mắn, chỉ biết những tình cảm đơn sơ nhất, những đam mê thô lỗ nhất, rất dễ
ám thị, hời hợt nông cạn, phũ phàng, chỉ có thể lãnh hội được những kết luận và
lý lẽ đơn giản và bất toàn nhất, dễ xách động và dễ khích động, không ý thức được
mình mà cũng không biết tự trọng, không có tinh thần trách nhiệm, vì cảm thấy
mình mạnh mà dám làm đủ mọi việc xấu xa, những việc ấy chỉ người có quyền hành
tuyệt đối và vô trách nhiệm mới dám làm. Đám đông cũng xử sự như đứa trẻ mất dạy
hay người mọi rợ mê muội không ai canh chừng và lọt vào một nơi xa lạ hẳn với họ.
Trong những trường hợp trầm trọng hơn, đám đông xử sự như một đàn thú rừng chứ
không phải là một đoàn người nữa.
Vì ông Dougall đem đám đông ấy so sánh với một đám đông có tổ chức hoàn hảo hơn
cho nên chúng tôi nóng lòng muốn biết đám đông có tổ chức thế nào, những yếu tố
nào thuận tiện cho sự tổ chức ấy. Tác giả kể ra năm yếu tố chính, năm "điều
kiện chính yếu" cần để nâng cao trình độ sinh hoạt tâm thần của đám đông.
Điều kiện thứ nhất, cũng là điều kiện nền tảng, là tính cách liên tục nào đó của
sự tạo thành đám đông. Sự liên tục ấy có thể xảy ra trên bình diện hữu thực hay
trên bình diện hình thức: trong trường hợp thứ nhất, vẫn một số người nào đó họp
thành đám đông trong một thời gian lâu hay chóng; trong trường hợp thứ ai, người
ta tạo ra những địa vị nào đó để lần lượt hết người nọ đến người kia chiếm giữ.
Điều kiện thứ hai là mỗi người tham dự vào đám đông phải có ý thức về bản chất,
hoạt động và sở cầu của đám đông, do ý thức đó mà họ có thái độ tình cảm đối với
toàn thể đám đông.
Điều kiện thứ ba là mỗi đám đông phải có liên lạc với những đám đông khác,
tương tự về vài điểm nhưng khác biệt về nhiều điểm; phải có sự cạnh tranh giữa
nhóm ấy và những nhóm khác.
Điều kiện thứ tư là đám đông cần phải có những phong tục, tập quán, định chế,
dính dáng đến những mối liên lạc hỗ tương giữa các phần tử.
Sau hết, đám đông phải có tổ chức, phải có sự chuyên biệt, sự phân công cho mỗi
người.
Khi đã hội đủ những điều kiện ấy thì, theo ông Dougall, có thể tránh được tai hại
cho tâm thần. Người ta tránh sự hạ thấp trình độ thông minh của đám đông bằng
cách đừng để cho đám đông giải quyết lấy những vấn đề cần phải thông minh sáng
suốt và giao trách nhiệm ấy cho một vài người.
Chúng tôi nhận thấy hầu như điều kiện ông Dougall gọi là "tổ chức" có
thể mô tả một cách khác. Vấn đề là tạo cho đám đông những khả năng vốn dĩ là
nét riêng của cá nhân mà cá nhân đã tiêu hủy mất khi họ bị đám đông nuốt chửng.
Trước khi bị đám đông nuốt mất, cá nhân vẫn có lương năng để biết phải trái, có
phong tục tập quán, có môi trường hoạt động riêng của họ, có cách thích ứng của
họ và họ đứng riêng rẽ đối với người khác để họ ganh đua với người khác. Tất cả
những đức tính ấy cá nhân đã tạm thời bỏ mất từ lúc tan mình vào đám đông
"vô tổ chức". Khuynh hướng gán cho đám đông những thái độ riêng của
cá nhân làm chúng ta nghĩ đến một nhận xét sâu xa của Trotter [22]. Ông này cho rằng khuynh hướng tụ hội
đám đông là một nét vẻ sinh vật tính của cơ cấu đa bào cơ thể thượng đẳng.
4. Ám thị và libido
Trong chương trên chúng tôi đã khởi sự cuộc thảo luận từ một điểm chính yếu là
cá nhân hòa mình vào đám đông sẽ chịu ảnh hưởng đám đông và hoạt động tâm thần
của họ sẽ thay đổi sâu xa. Tình cảm của họ bị phóng đại quá chừng, còn lý trí của
họ bị giảm thiểu đến mức cực thấp, tăng đằng nọ giảm đằng kia như vậy là muốn
làm cho con người của đám đông trở thành "cá mè một lứa", không ai
hơn ai nữa. Muốn đạt được mục đích ấy thì phải xóa bỏ những cách tự kiềm chế của
riêng từng người và tất cả những cái gì là riêng biệt, là cá tính của khuynh hướng
cá nhân. Chúng tôi biết rằng có thể tránh được tình trạng đáng buồn ấy, ít ra một
phần nào, bằng cách "tổ chức" đám đông, nhưng nói quả quyết như vậy
người ta không hề nói động đến một sự kiện nền tảng: đó là sự phóng đại tình cảm
và sự hạ thấp trí tuệ của những người họp thành đám đông nguyên thủy. Vấn đề là
tìm sự giải thích tâm lý của những biến trạng tâm thần mà con người của đám
đông mắc phải.
Trên kia chúng tôi đã nói đến những yếu tố lý trí, như đám đông lấn át cá nhân,
cá nhân chịu ảnh hưởng bản năng bảo tồn; hiển nhiên là ảnh hưởng ấy không đủ để
giải thích những hiện tượng quan sát. Tất cả những cố gắng giải thích xã hội
tính và tâm lý đám đông xét cho cùng, đều quy về một yếu tố có tên gọi ma lực
là sự ám thị. Đã đành là Tarde có nói đến sự bắt chước, nhưng chúng
tôi có thể chấp nhận ý kiến của một học giả chứng minh rằng khái niệm bắt chước
của Tarde cũng quy về phạm trù ám thị và có thể là hậu quả của sự ám thị [23]. Ông Le Bon thì quy mọi hiện tượng xã hội
về hai yếu tố: sự hỗ tương ám thị và sự ám thị của người cầm đầu. Nhưng uy tín
của một người cũng chỉ có thể tác động được nhờ sự ám thị. Đối với ông Mc
Dougall đã có lúc chúng tôi tưởng rằng nguyên tắc "cảm ứng tình cảm nguyên
thủy" của ông miễn cho chúng tôi khỏi chấp nhận khái niệm ám thị. Nhưng
xét kỹ thì thấy nguyên tắc ấy cũng chẳng có nội dung nào khác nội dung của khái
niệm bắt chước và ám thị, công việc làm của ông chỉ là nhấn mạnh vào khía cạnh
tình cảm của những hiện tượng ấy mà thôi. Chúng ta có khuynh hướng bắt chước
thái độ tình cảm của một người gần gũi với chúng ta, đó là một sự kiện không thể
chối cãi được. Nhưng chúng ta cũng cần biết rằng nhiều khi chúng ta chống lại cảm
xúc ấy và chúng ta lấy một thái độ trái ngược hẳn để đối phó lại. Người ta sẽ
nói rằng ảnh hưởng ám thị của đám đông làm cho chúng ta vâng theo khuynh hướng
bắt chước vì bị áp lực của tình cảm. Tuy nhiên, nghe theo ông Dougall chúng ta
cũng không ra khỏi được lãnh vực ám thị; ông cũng không đem lại cho chúng ta
cái gì khác quan điểm rằng đám đông khác người thường ở chỗ dễ bị ám thị lạ
lùng.
Như vậy chúng ta đã sẵn sàng để chấp nhận rằng ám thị (đúng hơn, khả năng bị ám
thị) là một hiện tượng nguyên thủy bất khả phân tích, một sự kiện nền tảng của
đời sống tâm thần. Đó là ý kiến của Bernheim mà tôi đã biết từ năm 1889, nhưng
bấy giờ tôi đã có ý bất bình và đã âm thầm chống đối quan niệm gán cho sự ám thị
quyền độc đoán như vậy.
Khi người ta gắt với một con bệnh cứng cổ: "Ông làm gì vậy? Ông muốn phản
ám thị phỏng!", tôi không thể không nghĩ rằng người ta đã bất công và cưỡng
ép con bệnh. Khi có ai tìm cách ám thị mình và bắt mình nghe theo thì tất nhiên
mình có quyền phản ám thị chứ! Sau này tôi nổi loạn đạp đổ quan niệm rằng người
ta có thể dùng chữ ám thị để giải thích bất cứ cái gì mà chính sự ám thị thì lại
không được giải thích. Đã hơn một lần tôi nói đến đấng Christ và đấng Christ đứng
đỡ thế gian, vậy tôi xin hỏi ông thánh Christophe biết đặt chân vào đâu mà đứng.
Ngày nay, sau 30 năm xa cách, tôi trở lại vấn đề ám thị bí hiểm kia thì vẫn thấy
chưa có gì thay đổi cả, trừ một điểm đánh dấu ảnh hưởng của phân tâm học. Ngày
nay tôi nhận thấy người ta định nghĩa khái niệm ám thị một cách đúng mức hơn,
nghĩa là bắt buộc phải dùng nó trong phạm vi những nghĩa [24] nào đó; theo ý tôi thì làm như vậy cũng
phải, vì danh từ ám thị mỗi ngày một rộng rãi thêm, rồi đến mất hẳn ý nghĩa
nguyên thủy mà có thể dùng để chỉ bất cứ ảnh hưởng gì, cũng như những chữ
Anh to suggest, suggestion hay chữ Pháp suggérer và những
chữ cùng một gốc với chữ ấy. Nhưng tôi vẫn chưa thấy giải thích bản chất của ám
thị, nghĩa là điều kiện để người ta chịu ảnh hưởng mà không cần lý lẽ hữu lý.
Tôi sẵn sàng để chứng minh sự khẳng định ấy bằng cách phân tích văn chương
trong ba mươi năm gần đây, nếu tôi không biết rằng người ta đang sửa soạn một
công việc nghiên cứu quan trọng về vấn đề ấy.
Bởi vậy tôi chỉ đưa khái niệm libido vào để giải thích tâm lý tập thể, khái niệm
libido đã giúp chúng tôi nhiều trong việc nghiên cứu bệnh thần kinh tâm thần
(psychonévrose).
Libido là một tiếng mượn của lý thuyết về tình cảm. Chúng tôi dùng danh từ
ấy để gọi tinh lực của những khuynh hướng thuộc loại tình yêu (tinh lực
đây được xét về phương diện lượng, nhiều hay ít, nhưng chưa thể đo lường được).
Trung tâm của cái chúng tôi gọi là tình yêu là tất cả cái gì người ta coi là
tình yêu và được thi sĩ ca ngợi, như tình yêu trong dục giới mà mục tiêu tối hậu
là sự giao hợp. Nhưng chúng tôi không phân biệt tình yêu trai gái với nhiều loại
tình yêu như tình yêu chính mình, tình yêu cha mẹ, tình yêu con cái, tình bạn
bè, tình yêu nhân loại, chúng tôi cũng phân biệt đối tượng của tình yêu ra làm
hai: sự vật cụ thể hay chỉ là ý nghĩ trừu tượng. Để chứng minh cho sự nới rộng
nghĩa của danh từ "tình yêu", chúng tôi có thể trưng ra những kết quả
đạt được nhờ sự nghiên cứu phân tâm học, tất cả các loại tình yêu đó đều là nét
vẻ của một toàn bộ khuynh hướng; trong một vài trường hợp những khuynh hướng ấy
dắt đến sự giao hợp, nhưng trong một vài trường hợp khác chúng không nhắm vào mục
đích ấy, chúng ngăn cấm người ta thực hiện mục tiêu ấy, tuy rằng chúng vẫn giữ
được đặc tính khiến cho nhà quan sát không thể lầm lẫn được (thí dụ như đặc
tính tự hy sinh, tìm sự ôm ấp).
Chúng tôi nghĩ rằng khi gán cho chữ "tình yêu" rất nhiều ý nghĩa như
thế, tiếng nói đã làm một công việc tổng hợp hữu lý, chúng tôi không biết làm
gì hơn là dùng sự tổng hợp ấy làm nền tảng cho mọi quan niệm, mọi sự giải thích
khoa học của chúng tôi. Phân tâm học làm như vậy đã làm cho nhiều người bất
bình, hầu như phạm tội trái đạo thiêng liêng. Tuy nhiên, phân tâm học nới rộng
quan niệm tình yêu cũng chẳng tạo ra cái gì mới. Cái Eros của Platon xét về
phương diện nguồn gốc, phát hiện và liên lạc với ái tính, hoàn toàn phù hợp với
tinh lực tình yêu, với cái libido của phân tâm học [25]; trong thiên "Thư gửi người xứ
Corinthe" của Thánh Kinh, thánh Paul ca tụng tình yêu và đặt tình yêu lên
trên hình thức, hẳn là ông quan niệm tình yêu với nghĩa rộng; xem như vậy thì đủ
hiểu rằng người đời vẫn không coi trọng lời nói của nhà đại tư tưởng tuy rằng họ
làm ra vẻ ca tụng.
Tất cả những loại hình tình yêu ấy, phân tâm học xét về nguồn gốc của chúng và
cho là những xu hướng dục tính. Nhiều người "trí thức" cho rằng danh
từ tình yêu dùng như thế có tính cách thóa mạ, để báo thù họ gán cho phân tâm học
tên gọi "tư tưởng loạn dâm". Người nào cho rằng dục tính có cái gì xấu
xa đê hạ đối với con người thì cứ dùng những danh từ cầu kỳ hơn như Eros chẳng
hạn. Tôi cũng có thể làm như thế ngay từ dầu và tránh được bao nhiêu lời chỉ
trích. Nhưng tôi không làm vì tôi không khiếp nhược. Đã khiếp nhược như thế thì
người ta không biết mình sẽ đi đến đâu; người ta bắt đầu nhượng bộ về danh từ,
rồi đến sau khi người ta nhượng bộ cả những cái khác. Nói đến dục tính không có
cái gì đáng xấu hổ; người ta cho rằng dùng chữ Eros của người Hy Lạp thì bớt xấu
hổ, nhưng thực ra chữ ấy có khác gì chữ tình yêu của ta. Đối với người biết
kiên tâm chờ đợi sự thật tỏ rõ thì không cần gì phải nhượng bộ.
Chúng tôi thử chấp nhận rằng những liên lạc tình yêu (hay dùng danh từ "ràng
buộc tình cảm" cho đỡ lạ tai) cũng là nền tảng của linh hồn tập thể. Xin
nhớ rằng những tác giả chúng tôi nói đến ở các chương trên không hề đả động gì
đến ý kiến ấy. Họ đã dùng bình phong ám thị để che đậy tất cả cái gì thuộc về
những liên lạc tình yêu (ràng buộc tình cảm). Xin nói lướt qua hai ý kiến sau
đây đã làm cho chúng tôi có ý định trên. Trước hết, một nhóm người muốn giữ được
sự đoàn kết thì cần phải có một mãnh lực thu hút nào đó. Và mãnh lực đó là gì nếu
không phải là cái Eros thống nhất và tụ hợp tất cả mọi người trên thế gian? Điểm
thứ hai là khi con người bị đám đông nuốt chửng, họ phải hy sinh cái gì là cá
tính, riêng biệt của mình và chịu sự ám thị của người khác, chúng tôi có cảm tưởng
rằng họ làm thế vì họ cần phải đồng ý với những phần tử khác của đám đông mà
không nên chống đối lại; như vậy có lẽ họ "vì tình đồng loại" mà họ
làm [26].
5. Giáo hội và quân đội, hai đám đông quy ước
Đám đông, xét về phương diện hình thái học, có thể phân biệt ra rất nhiều thứ
loại, đám đông nọ có thể theo một chiều hướng đối lập với đám đông kia để nhóm
họp và tập hợp thành phần. Có những đám đông chỉ hiện hữu tâm trạng chốc lát,
nhưng cũng có những đám đông tồn tại thường xuyên; có những đám đông mà thành
phần tương đồng, lại có những đám đông mà thành phần tương dị; có những đám
đông tự nhiên người ta tới tề tựu với nhau, lại có những đám đông chỉ tập hợp
vì bị thách thức, có những đám đông thô lỗ cổ sơ, lại có những đám đông đã phân
hóa và có hình thức tổ chức rất cao. Vì những lý do sau này sẽ nói đến, chúng
tôi nhấn mạnh đặc biệt đến một điểm chưa được ai chú trọng: đám đông không người
cầm đầu và đám đông có người cầm đầu. Trái với phương sách quen dùng, chúng tôi
không bắt đầu từ một đám người tụ hội giản dị đơn sơ nhất, mà chúng tôi khởi sự
nghiên cứu những nhóm người tề tựu thường xuyên, có quy ước với nhau và có
trình độ tổ chức rất cao. Hai nhóm đáng chú ý hơn cả là giáo hội và quân đội.
Giáo hội và quân đội là những nhóm mà sự kết hợp được bảo đảm bởi sức cưỡng
bách ở ngoài, sức cưỡng bách ấy đồng thời cũng chống lại sự đổi mới cơ cấu. Nói
một cách đại loại thì người tham dự vào những nhóm đấy không được thỉnh ý để biết
có thỏa thuận hay không; người ta không được tự ý gia nhập hay rút lui, người
muốn trốn thoát sẽ bị phạt rất nặng, hay ít ra đoàn thể đã dự định những điều
kiện thật khó khăn để cho rút lui. Lúc này chúng ta chưa cần biết tại sao những
đoàn thể ấy lại cần những sự bảo đảm như thế. Điểm đáng chú ý là những đoàn thể
có tổ chức chặt chẽ để tránh sự tan rã như thế, đã cho chúng ta biết nhiều đặc
điểm mà các đoàn thể khác không cho thấy.
Trong quân đội và giáo hội (nên chọn giáo hội Công giáo làm mẫu), mặc dù có ít
nhiều khác biệt, nhưng vẫn có một ảo tưởng chung, đó là sự hiện hữu (có mặt hay
tưởng tượng) một người cầm đầu (đấng Christ trong giáo hội và vị tổng tư lệnh
trong quân đội), người cầm đầu thương yêu mọi người trong đoàn thể ai cũng như
ai. Đó là một ảo tưởng làm nền móng để xây dựng tất cả những sự kiện khác, nếu ảo
tưởng ấy không còn thì giáo hội và quân đội phải tan rã khi nào không có sự ép
buộc bên ngoài. Đấng Christ yêu tất cả mọi người như nhau, không trừ một ai, ý ấy
diễn đạt rõ ràng trong câu nói sau đây: "Nhà ngươi làm cái gì liên hệ đến
người anh em hèn mọn nhất của ta là nhà ngươi xúc phạm đến ta". Đối với những
phần tử trong nhóm tín đồ thì đấng Christ có thái độ một người anh cả, một người
cha. Người ta đã nhân danh tình yêu của đấng Christ đó mà bắt buộc con chiên phải
nghe theo ý kiến của người ta. Có một luồng gió dân chủ thổi qua giáo hội và phấn
khích mọi người bởi vì người người thấy mình ngang hàng với nhau khi đến trước
mặt Thượng đế, người người đều được Chúa yêu mến như nhau. Không phải là không
có lý do sâu xa khi người ta nhấn mạnh đến sự tương đồng giữa cộng đồng Công
giáo và một gia đình, khi các tín đồ coi nhau như anh em ruột được Chúa thương
yêu như nhau. Ta không thể chối cãi được rằng mối dây ràng buộc mỗi người với đấng
Christ là nguyên nhân của mối dây ràng buộc người này vào với người kia. Trong
quân đội cũng thế; vị tướng cũng là người cha yêu mến đồng đều quân nhân trong
hàng ngũ, vì tình yêu của vị tướng đó mà mọi người trong quân đội thân hữu với
nhau. Về phương diện cơ cấu, quân đội khác giáo hội ở điểm đẳng cấp của quân đội
thiết lập theo thứ tự từ trên xuống dưới; vị đoàn trưởng là cha của một đoàn, vị
đội trưởng là cha của một đội. Dĩ nhiên, trong giáo hội cũng có cấp bậc tương tự,
nhưng cấp bậc đó không đóng vai trò người cha, vì vai trò ấy dành riêng cho đấng
Christ, đấng Christ biết rõ nhu cầu của con chiên và lo cho con chiên chu đáo
hơn bất cứ người phàm trần ở cấp bậc nào.
Quan niệm một cơ cấu của quân đội đặt nền tảng trên dục tính (libido) như thế
không tránh khỏi được sự chỉ trích, người ta sẽ chỉ trích rằng chúng tôi không
kể đến những khái niệm tổ quốc, danh dự tổ quốc, v.v... đã giữ vững tinh thần
đoàn kết quân đội. Xin trả lời rằng những yếu tố đoàn kết ấy thuộc về một lãnh
vực khác và không giản dị như người ta tưởng; vả chăng nếu chúng ta xét đến những
đạo binh của César, Wallenstein, Napoléon, thì chúng ta sẽ thấy những yếu tố ấy
không cần thiết cho sự thiết lập và duy trì quân đội. Sau này chúng tôi sẽ bàn
đến vấn đề có thể thay thế người cầm đầu bằng một ý niệm chỉ đạo và vấn đề liên
lạc giữa người cầm đầu và ý niệm chỉ đạo.
Những người không chú trọng đến khái niệm libido trong quân đội - tuy rằng đó
không phải là yếu tố duy nhất - không những lầm lẫn về lý thuyết mà còn gây ra
nguy hiểm thực tiễn. Chế độ quân phiệt của nước Phổ không biết đến vấn đề tâm
lý cũng như khoa học của nước Đức, đã gánh lấy hậu quả của sự lỗi lầm ấy trong
thời kỳ thế chiến. Bệnh suy nhược thần kinh chiến tranh làm tan rã quân đội nước
Đức là tiếng nói của con người phản đối sự bắt buộc họ đi lính; theo sự nghiên
cứu của Simmel [27] thì người ta có thể cả quyết rằng nguyên
nhân chính của bệnh thần kinh ấy là các cấp chỉ huy đối xử tàn nhẫn vô nhân đạo
với quân lính. Nếu người ta chú trọng nhiều hơn đến nhu cầu tâm tình của quân
lính thì hẳn là Tổng thống Wilson không đòi hỏi được đúng 14 điều yêu sách một
cách dễ dàng, và nhà quân sự Đức không đến nỗi làm tan rã một công cụ tốt đẹp
mà họ nắm trong tay như thế.
Chúng ta nên nhớ kỹ rằng trong hai đám đông quy ước ấy (giáo hội và quân đội) mỗi
phần tử đều ràng buộc bởi liên lạc libido với người cầm đầu (đấng Christ, vị tổng
tư lệnh) và với những người đồng hội đồng thuyền. Sau này chúng tôi sẽ nghiên cứu
xem hai loại liên lạc ấy có tương đồng về bản chất và giá trị hay không, xem có
thể miêu tả chúng theo nhỡn quan tâm lý học đến mức nào. Nhưng chúng tôi đã có
thể chỉ trích những người cầm đầu đối với khoa tâm lý đám đông, vì lần đầu lựa
chọn những điểm để nghiên cứu chúng tôi đã gặp được điều kiện may mắn hơn.
Chúng tôi đã tìm được đường lối tốt để cắt nghĩa hiện tượng nền tảng của tâm lý
đám đông, đó là tình trạng mất tự do của những người tham dự vào đấy. Vì con
người của đám đông bị ràng buộc bởi những dây tình cảm kiên cố với hai vị trí
khác nhau (người cầm đầu và bạn đồng đội) cho nên chúng ta dễ nhận thấy cá tính
họ biến đổi và giảm thiểu như người ta đã nhận thấy.
Để chứng minh một lần nữa rằng yếu tính của một đám đông là những liên lạc
libido bao vây con người như màng lưới dầy, chúng ta chỉ cần nghiên cứu hiện tượng
hoảng sợ hay xảy ra trong hàng ngũ quân lính. Sự hoảng sợ phát sinh khi nào bắt
đầu có sự tan rã. Bấy giờ lệnh trên không được tuân theo, ai nấy chỉ biết lo
cho mình không biết đến người khác. Sự ràng buộc đã cắt bứt, một thứ sợ hãi
mênh mang không thể cắt nghĩa được xâm chiếm lòng người. Dĩ nhiên người ta có
thể cãi lại rằng chúng tôi đã đảo ngược thứ tự các hiện tượng mà nói như vậy chứ
thực ra vì sự sợ hãi mạnh quá mức thường cho nên nó bóp nghẹt tất cả những tâm
tính khác. Ông Mc Dougall (trong cuốn sách trích dẫn nói trên, trang 24) còn
cho rằng sự hoảng sợ (ngoài phạm vi quân đội) là một thí dụ điển hình về sự
phóng đại tình cảm bằng cách truyền nhiễm, ông gọi là cảm ứng nguyên thủy (primary
induction). Sự giải thích thuần lý đó không thể thỏa mãn chúng ta được, vì đây
chúng ta phải giải thích tại sao sự sợ hãi lại mãnh liệt quá chừng quá mức như
vậy. Không thể nói rằng tại sự nguy hiểm lớn lao, vì đội quân thất đảm ấy trước
đây đã đương đầu với những sự nguy hiểm cũng lớn lao như thế, nếu không lớn lao
hơn; điểm đặc biệt của sự kinh hoảng chính là nó quá mãnh liệt so với sự nguy
hiểm rất nhỏ nhặt nhiều khi không có gì đáng ngại cả. Một khi cá nhân đã hoảng
sợ đến thất đảm thì họ chỉ nghĩ đến mình họ, như thế là họ đã đứt đoạn mối
tương hệ tình cảm trước kia đã che lấp sự nguy hiểm trước mắt. Họ có cảm tưởng
là họ chỉ có một mình phải đối phó với nguy hiểm cho nên họ phóng đại thêm sự
nguy hiểm. Như vậy chúng ta có thể nói rằng sự kinh hoảng xảy ra vì có sự tan rã
cơ cấu dục tính của đoàn thể, khiến cho cá nhân phản ứng trong điều kiện tan rã
ấy; còn như quan niệm cho rằng sự nguy hiểm là nguyên nhân của sự tiêu hủy cơ cấu
tình cảm của đoàn thể thì xét ra không phù hợp với sự thật ngoài đời.
Cách nhận định trên đây không hề phủ nhận quan điểm của Mc Dougall, theo đó sự
sợ hãi tập thể có thể vì ảnh hưởng "cảm ứng nguyên thủy" mà tăng gia
đến mức kinh khủng. Quan điểm ấy thích hợp lạ lùng để giải thích những trường hợp
một đám đông thiếu hẳn sự ràng buộc bởi mối dây đoàn kết tình cảm chắc chắn mỗi
khi bị đe dọa bởi mối nguy hiểm lớn lao. Trường hợp điển hình là trường hợp một
đám cháy xảy ra trong một rạp hát hay một phòng tụ hội. Những trường hợp đáng
chú ý và phù hợp với sự chứng minh của chúng tôi là trường hợp một đạo binh bị
khiếp đảm vì một sự nguy hiểm không có gì là quá mức bình thường trước kia vẫn
bình tĩnh vượt qua một cách cam đảm. Vả chăng danh từ "kinh hoảng"
không có một nghĩa chuẩn xác và nhất định. Khi thì dùng để chỉ sự sợ hãi tập thể,
khi thì chỉ sự sợ hãi của riêng từng người sợ hãi quá mức bình thường, nhiều
khi còn dùng để chỉ những trường hợp bùng nổ sự sợ hãi vô cớ. Khi gán cho danh
từ "kinh hoảng" nghĩa "sợ hãi tập thể", chúng ta có thể tìm
ra những nét tương đồng có tầm quan trọng lớn giữa trường hợp cá nhân và trường
hợp đoàn thể. Cá nhân sợ hãi vì thấy nguy hiểm trầm trọng hay vì động đến những
dây liên lạc tình cảm (những địa điểm tụ tập libido); trường hợp sau này là trường
hợp lo sợ vì suy nhược thần kinh. (Xin coi Phân tâm học nhập môn, chương
25, Freud). Sự kinh hoảng xảy ra khi cái nguy hiểm đe dọa cả mọi người thêm trầm
trọng, hay khi có sự tiêu hủy những mối liên lạc tình cảm đoàn kết đám đông;
trong trường hợp sau sự lo sợ tập thể cũng tương tự sự lo sợ vì suy nhược thần
kinh.
Khi người ta đồng ý với ông Dougall cho rằng sự kinh hoảng là một trong những
phát hiện đặc biệt nhất của tâm lý đám đông, người ta sẽ đi đến kết luận
mâu thuẫn rằng linh hồn tập thể tan rã giữa lúc đám đông để lộ đặc tính riêng
biệt nhất, và cũng nhân sự bộc lộ ấy mà tan rã. Đã rõ rệt rằng kinh hoảng có
nghĩa là tan rã đám đông mà hậu quả là mọi ràng buộc giữa các phần tử đều tiêu
tan.
Trong môt đoạn văn của Nestroy viết để nhái vở kịch của Hebel (Judith và
Holopherne), một chiến sĩ hô to: "Chủ súy của ta đã bị chém đầu", thế
là quân lính Assyrie bỏ chạy tán loạn. Đây là một thí dụ điển hình về sự phát
sinh kinh hoảng, chỉ cần một cớ vô nghĩa là cũng đủ làm cho quân lính thất đảm.
Sự nguy hiểm vẫn thế thôi nhưng quân lính chỉ mất tin tức về chủ súy, tưởng chủ
súy đã chết hay mất tích cũng đủ sinh ra kinh hoảng. Khi đã mất những mối liên
lạc tình cảm với chủ súy thì thường thường sự ràng buộc với anh em đồng đội
cũng tan rã. Đám đông tan rã như tuyết gặp mặt trời.
Sự tan rã đám đông tôn giáo khó nhận định hơn. Mới đây tôi có dịp đọc một cuốn
tiểu thuyết Anh viết trong tinh thần Công giáo và do một vị giám mục Luân Đôn
giới thiệu. Cuốn tiểu thuyết nhan đề là When it was dark, theo tôi, đã mô
tả rất khéo léo hậu quả của một tình trạng tan rã có thể xảy ra. Tác giả tưởng
tượng một âm mưu kình chống cá nhân đấng Christ và tín ngưỡng Công giáo, kẻ âm
mưu phao ngôn rằng đã tìm thấy ở Giêrusalem một cái hầm trong có tấm bia khắc
câu thú nhận của Arimathie, ông này vì tin thờ đã đào mả Chúa Christ sau khi
chôn được ba ngày, ăn cắp xác và đem đi giấu ở cái hầm ấy. Sự phát minh khảo cổ
học ấy có nghĩa làm sụp đổ những tín điều về sự phục sinh của Chúa Christ, về bản
chất thần linh của Chúa Christ, hậu quả là làm khuynh đảo cả một nền văn hóa Âu
châu và làm gia tăng tội ác và bạo ngược lên mức độ khinh khủng, tình trạng kéo
dài mãi cho đến khi người ta khám phá ra âm mưu của kẻ giả mạo.
Trong cái gọi là sự tan rã của đám đông tôn giáo nói trên đây, sự kiện bộc lộ
ra không phải là sự sợ hãi vì không có cớ gì để sợ hãi cả; đó chỉ nà những xung
động ác cảm với người khác, những xung động trước kia không thể xuất lộ được vì
tình yêu của Chúa Christ đùm bọc cả mọi người [28]. Khi còn chúa Christ cũng có những người
không bị ràng buộc vào những dây liên lạc tình cảm ấy, đó là những người ở
ngoài cộng đồng Công giáo, họ không yêu chúa Christ và chúa Christ cũng không
yêu họ. Chính vì thế cho nên một tôn giáo dù có mệnh danh là một tôn giáo của
tình yêu cũng phải nghiêm khắc và không "yêu" được những người ngoại
đạo. Xét cho cùng thì tôn giáo nào cũng là tôn giáo của tình yêu đối với những
người bổn đạo, tôn giáo nào cũng sẵn sàng tỏ ra độc ác và không khoan dung những
người không biết đến tôn giáo ấy.
Mặc dù có phương hại đến mình thế nào người ta cũng không nên quá chê trách kẻ
tin đạo độc ác và hẹp hòi cố chấp; kẻ không tín ngưỡng và kẻ thờ ơ thật đã được
may mắn hơn người khi tỏ ra lạnh lùng với những tâm tình ấy, đứng về phương diện
tâm lý chúng ta có thể nói như vậy. Sự hẹp hòi cố chấp ngày nay không bùng ra mạnh
bạo như thuở trước, nhưng người ta sẽ lầm lớn nếu người ta cho là ảnh hưởng của
thuần phong mỹ tục đã làm dịu lòng người. Ta không thể chối cãi được rằng lý do
làm cho con người hung bạo là tại lòng tin đạo đã sút giảm do đó mà những liên
lạc tình cảm cũng tan rã theo.
Chỉ cần có một tập thể nào thay thế đoàn thể tôn giáo (thí dụ như trường hợp một
đảng chính trị "cực đoan") là người ta đủ thấy bùng nổ sự hẹp hòi cố
chấp đối với người khác chánh kiến, chẳng khác gì sự cố chấp của các đoàn thể
tôn giáo; sự khác biệt giữa hai quan niệm khoa học cũng có thể bị công chúng
gán cho một tầm quan trọng không kém sự khác biệt tôn giáo, cũng có thể xảy ra
những hậu quả tương tự vì những lý do tương tự.
6. Những vấn đề mới và những hướng tìm tòi mới
Ở chương trên chúng tôi đã nhận định hai đám đông quy ước, quân đội và giáo hội,
chúng tôi đã nhận thấy người ta bị chi phối bởi hai loại liên lạc tình cảm, loại
ràng buộc cá nhân với người cầm đầu có tính cách quyết định hơn loại ràng buộc
người nọ với người kia.
Có rất nhiều điều để nói và để mô tả về cơ cấu đám đông. Trước hết phải nói rằng
một số người tụ họp chỉ là đám đông theo nghĩa thường dùng chứ không thể là chữ
đám đông dùng ở đây với nghĩa là một đoàn thể hay một nhóm, vì không có những mối
dây liên lạc nói trên kia; tuy nhiên chúng ta có thể nói rằng bất cứ đám người
nào tụ hội cùng có khuynh hướng rất mạnh trở thành một nhóm có tâm lý tập thể.
Như vậy chúng ta phải xem xét cặn kẽ các loại nhóm tự nhiên được tạo lập; có ít
nhiều tính cách liên tục; chúng ta sẽ nghiên cứu điều kiện thành lập và điều kiện
tan rã. Sự khác biệt giữa đám đông có người cầm đầu và không người cầm đầu đáng
được chú ý đặc biệt. Chúng ta cũng phải xét xem những đám đông có người cầm đầu
có phải là những đám đông cổ xưa nhất và bất toàn nhất hay không, cũng phải xét
xem một vài đám đông có thể thay thế người cầm đầu bằng một ý tưởng trừu tượng
hay không (những đám đông vâng theo một người cầm đầu vô hình rất gần với hình
thức đám đông sau này); cũng phải xét xem một khuynh hướng, một ý muốn khả dĩ
được một số lớn người nghe theo có thể thay thế người cầm đầu được hay không? Đến
lượt ý tưởng trừu tượng có thể nhập vào một người chỉ huy phụ hay không, và nếu
nhập được thì sẽ tạo ra những mối liên lạc đủ loại hay không? Có thể có những
trường hợp mà người chỉ huy hay ý tưởng chỉ huy tạo ra những liên lạc tiêu cực,
nghĩa là sự thù ghét một người nào đó có thể làm cho những người thù ghét người
ấy đoàn kết với nhau, thân thiết với nhau, cũng như nhóm người tích cực tận tâm
với người ấy chăng? Và sau cùng, chúng ta có thể tự hỏi rằng sự có mặt của người
cầm đầu có phải là điều kiện cần thiết để một số người tụ tập với nhau biến
thành đám đông với tâm lý của đám đông không?
Tất cả những câu hỏi ấy tuy đã có một vài câu được giải đáp trong các sách viết
về tâm lý tập thể, nhưng không thể làm cho chúng ta sao lãng những vấn đề tâm
lý nền tảng mà cơ cấu đám đông gợi lên cho chúng ta. Trước hết xin đưa ra một ý
kiến để minh thị đâu là con đường ngắn nhất nên theo để nắm được bằng chứng về
bản chất libido của những liên lạc đoàn kết các phần tử đám đông.
Chúng ta thử hình dung ra người đời có thái độ nào đối với nhau về phương diện
tình cảm. Schopenhauer đã đưa ra một ví dụ tài tình sau đây để gợi cho chúng ta
một ý niện rằng không ai có thể chịu đựng được một sự gần gũi thân mật quá mức
với đồng bào:
"Vào một ngày trời đông giá lạnh, một đàn nhím quây quần lại với nhau cho ấm.
Nhưng ép vào với nhau quá lông nhọn con nọ chọc vào con kia, nhím đau quá chịu
không nổi lại phải dãn ra một chút, xích ra, ép vào năm bảy lần rồi chúng mới
tìm được một vị trí lý tưởng không gần quá để lông chọc vào nhau, không xa quá
để còn sưởi ấm lẫn nhau" [29].
Sự nghiên cứu phân tâm học cho biết rằng sự thân thiết giữa hai người trong ít
lâu - như liên lạc vợ chồng, bè bạn, cha con [30] - để lại những tâm tình ác cảm hay ít ra
bất thân thiện mà người ta phải dồn nén đi. Tình trạng rõ rệt hơn trong trường
hợp hai người cộng tác với nhau luôn luôn cãi cọ nhau, hay trường hợp một thuộc
viên luôn luôn lầu bầu với chủ. Tình trạng ấy cũng xảy ra trong trường hợp người
ta tụ hợp thành những nhóm, những đoàn thể rộng lớn. Khi hai gia đình làm sui
gia với nhau, nhà này cho mình hơn nhà kia, cao quý hơn nhà kia; hai tỉnh kế cận
nhau cạnh tranh nhau, ghen tỵ nhau; một tổng nhỏ tỏ vẻ khinh bỉ tổng khác kém
mình. Hai giống người cùng nguồn gốc chủng tộc ganh ghét nhau: người Đức miền
nam không chịu được người Đức miền Bắc, người Anh nói xấu người Tô Cách Lan,
người Tây Ban Nha khinh bỉ người Bồ Đào Nha. Sự ghét bỏ càng sâu xa khi sự
tương dị càng rõ rệt, vì thế mà người Gô Loa ghét người Nhật Nhĩ Nam, người A
Riêng ghét người Do Thái, người da trắng ghét người da màu.
Khi nào sự ác cảm là ác cảm những người mình thương yêu thì chúng ta gọi là trường
hợp lưỡng ứng tâm tình, chúng ta tìm cách giải thích hiện tượng ấy một cách quá
thiên về duy lý, chúng ta vin vào những xung đột quyền lợi vì sống chung đụng mật
thiết với nhau mà phát sinh. Trong sự ghê tởm và ghét bỏ ai, chúng ta thấy bộc
lộ sắc thái chỉ yêu có mình, sắc thái ngã ái, cái ngã ái tìm cách tự xác định,
hầu như cái gì hơi khác những đặc điểm và đặc tính của cá nhân là kèm theo sự
chỉ trích những đặc điểm ấy và đặc tính ấy, ngã ái yêu cầu người ta biến cải và
thay đổi. Tại sao con người rất nhạy cảm đối với những chi tiết của sự phân hóa
như thế? Chúng ta không biết gì cả, nhưng có điều chúng ta biết chắc là cách xử
sự như thế bộc lộ sự phát sinh căm thù rất dễ dàng, bộc lộ sự gây gổ mà chúng
ta không biết nguồn gốc ở đâu, chúng ta chỉ biết cho là một nét tính tình sơ thủy [31].
Nhưng mọi sự bất khả tương nhượng đều biến mất tạm thời hay vĩnh viễn nếu là
trường hợp một đám đông. Còn ở trong tâm trạng đám đông thì mọi người đều xử sự
như thể họ cùng được đúc bằng một cái khuôn, họ chịu đựng được mọi điểm đặc dị
của người bên cạnh, họ tự coi là bình đẳng với nhau và không hề ghét bỏ người
bên cạnh: theo những quan điểm lý thuyết của chúng ta thì ngã ái của con người
chịu tự chế như vậy là vì ảnh hưởng của một yếu tố duy nhất: họ có những ràng
buộc libido với những người khác. Sự ích kỷ chỉ bị giới hạn bởi tình yêu người
khác, tức là tình yêu có đối tượng [32]. Người ta có thể chất vấn chúng tôi rằng
nếu chỉ có cấu kết với nhau vì quyền lợi mà không có một yếu tố libido nào nâng
đỡ thì người ta có nhường nhịn và kính trọng lẫn nhau không? Một câu hỏi như thế
có thể trả lời rất dễ dàng, đây chỉ là một trường hợp hạn chế thường xuyên cái
ngã ái, bởi vì trong những cuộc hợp tác như vậy sự tương nhượng rất mong manh,
khi nào cuộc hợp tác không mang lại quyền lợi trước mắt nữa thì sự tương nhượng
cũng không còn. Giá trị thực tiễn của vấn đề này không quan trọng như người ta
tưởng, kinh nghiệm đã cho biết rằng cả trong những trường hợp cộng tác sơ sài,
mối liên lạc libido cũng phát sinh giữa những người hợp tác với nhau, mối liên
lạc ấy còn mãi khi đã hết lợi lộc thực tiễn mà cuộc hợp tác mang lại.
Trong những liên lạc xã hội của con người, khoa học phân tâm tìm ra những sự kiện
đã quan sát thấy trong sự khai triển libido của cá nhân. Cái libido mình vào những
đối tượng đầu tiên là những người mang lại thỏa mãn nhu cầu sinh sống đầu tiên.
Trong sự tiến hóa của nhân loại cũng như của cá nhân, tình yêu xuất hiện như yếu
tố chính yếu, nếu không phải là yếu tố văn minh duy nhất quyết định sự biến
chuyển tính ích kỷ sang tính vị tha. Quan điểm này cũng đúng với cả hai đối tượng
của tình yêu, tình yêu nam nữ với sự cần thiết bảo vệ người mình yêu, và tình
yêu khử dục tính, tình yêu đồng tính ái và thăng hoa đối với những người khác
cùng làm việc với mình.
Vấn đề cần phải đặt ra là những dây liên lạc mới đó là những loại nào. Trong lý
thuyết phân tâm học về bệnh suy nhược thần kinh, cho đến ngày nay chúng tôi gần
như chỉ chuyên chú về những khuynh hướng tình ái, những khuynh hướng ấy nhập
vào đối tượng (không phải người đàn bà) nhưng vẫn theo đuổi mục đích dục tính
trực tiếp. Nhưng trường hợp đám đông thì hiển nhiên là không làm gì có một cách
dục tính nữa. Ở đây chúng ta đứng trước những khuynh hướng tình ái đã từ bỏ mục
đích nguyên thủy rẽ sang đường khác nhưng vẫn giữ nguyên tinh lực. Trong phạm
vi khuynh hướng dục tính nhập vào một đối tượng như trường hợp bình thường,
chúng tôi cũng nhận thấy những hiện tượng có thể suy diễn là bản năng đã từ bỏ
mục đích dục tính mà rẽ sang đường khác. Chúng tôi đã mô tả những hiện tượng ấy
như những mức độ của trạng thái yêu thương và chúng tôi nhận thấy trong những
hiện tượng ấy có sự giới hạn cái Tôi. Bây giờ chúng tôi xem xét cẩn thận những
hiện tượng đặc biệt của trạng thái yêu đương với hy vọng rằng chúng tôi có căn
bản chắc chắn để rút ra những kết luận có thể đem áp dụng vào trường hợp liên lạc
tình cảm giữa những người họp thành đầu tư. Ngoài ra chúng tôi còn muốn biết rõ
điều chúng tôi quan sát được sau đây: thể thức libido nhập vào một đối tượng có
phải là sự ràng buộc tình cảm duy nhất có thể có được, hay là chúng ta còn phải
nghĩ đến những thể thức khác tương tự như thế. Phân tâm học cho chúng tôi biết
rằng còn có những động cơ khác: đó là hiện tượng đồng nhất hóa, tiến trình này
chưa được biết rõ lắm, rất khó mô tả, chúng ta hãy tạm ngưng vấn đề tâm lý tập
thể để xem xét vấn đề đồng nhất hóa.
7. Đồng nhất hóa
Phân tâm học cho rằng đồng nhất hóa (identification) là phát hiện
nguyên thủy của sự ràng buộc tình cảm với người khác. Sự đồng nhất hóa đóng một
vai trò quan trọng trong mặc cảm Oedipe trong những giai đoạn đầu. Đứa trẻ rất
thích cha nó, người cha thế nào thì nó muốn thế, nó muốn thay thế người cha về
đủ mọi phương diện. Ta có thể nói: nó lấy cha làm người lý tưởng của nó. Thái độ
đối với người cha (nói chung thì với cả những người khác) không có gì là thụ động,
là nữ tính; thái độ ấy, chính là nam tính. Thái độ ấy dung hòa được mặc cảm
Oedipe và sửa soạn cho mặc cảm Oepide.
Được ít lâu về sau libido của nó bắt đầu nhắm vào mẹ nó làm đối tượng, đồng thời
nó vẫn đồng nhất hóa với cha. Bởi vậy nó bộc lộ hai thứ ràng buộc khác nhau về
phương diện tâm lý, sự ràng buộc với mẹ vì mẹ là đối tượng của libido, sự đồng
nhất hóa mình với cha vì cha mà mẫu người để nó bắt chước. Hai tâm tình đồng hiện
diện bên cạnh nhau, không ảnh hưởng gì đến nhau, không gây xáo trộn gì cho
nhau. Nhưng dần dần đời sống tâm thần đi đến chỗ thống nhất, hai tâm tình xích
lại gần nhau, rồi đụng vào nhau. Do đó mà phát sinh mặc cảm Oepide bình thường.
Đứa trẻ thấy cha nó cản đường nó không cho nó tiến tới gần mẹ nó; sự đồng nhất
hóa với cha vì thế nhuốm màu sắc ác cảm rồi sau hết nhập vào với ý muốn thay thế
cha. Vả chăng sự đồng nhất hóa đã có tính cách lưỡng ứng ngay từ đầu; nó có thể
hướng về sự âu yếm cũng như hướng về ý muốn diệt trừ cha. Nó hành động không
khác nào giai đoạn đầu mới tổ chức cái libido, giai đoạn "miệng" (cái
miệng là khu vực thụ cảm để thỏa mãn libido), trong giai đoạn ấy đứa trẻ muốn
và thích cái gì thì chỉ có việc thôn tính nó bằng cách nuốt chửng nó, nghĩa là
hủy diệt nó. Mọi ăn thịt người dừng lại ở giai đoạn ấy, họ ăn thịt kẻ thù, và họ
cũng ăn thịt những người họ yêu [33].
Rất dễ mất hút, không biết sự đồng nhất hóa với cha sau này ra sao. Mặc cảm
Oepide cũng có thể bị đảo ngược; người bị nữ tính hóa trở thành đối tượng của
khuynh hướng dục tính; trong trường hợp ấy, sự đồng nhất hóa với cha là giai đoạn
sơ khởi của sự đối tượng hóa người cha. Đối với con gái cũng vậy, người ta có
thể nói rằng nó cũng có thái độ tương tự đối với mẹ nó.
Rất dễ dùng một công thức để mô tả sự khác biệt giữa hai sự kiện sau đây: 1) Đồng
nhất hóa với cha; 2) ràng buộc với cha vì coi cha là đối tượng dục tính. Trong
trường hợp thứ nhất người cha là người mà đứa trẻ muốn được như thế, trong trường
hợp thứ hai đứa trẻ muốn chiếm hữu người cha. Trong trường hợp thứ nhất người
cha liên hệ với cái tôi của nó, trong trường hợp thứ hai đứa trẻ liên
hệ với đối tượng để thỏa mãn thị dục của nó. Chính vì vậy mà người ta có thể đồng
nhất hóa trước khi lựa chọn đối tượng. Nhưng mô tả tâm lý siêu hình sự khác biệt
ấy khó hơn nhiều. Tất cả cái gì có thể nhận thấy là: cái tôi tìm cách
làm cho mình giống cái mà nó lấy làm mẫu.
Trong một triệu chứng suy nhược thần kinh sự đồng nhất hóa liên hệ tới một toàn
bộ những hiện tượng phức tạp hơn. Thí dụ trường hợp một đứa con gái nhỏ sau
đây: nó mắc cùng một triệu chứng bệnh hoạn như mẹ nó, chứng ho cơn. Bệnh của nó
xảy ra theo hai tiến trình khác nhau: một là sự đồng nhất hóa cũng tương tự sự
đồng nhất hóa bắt nguồn từ mặc cảm Oepide, như vậy, đồng nhất hóa có nghĩa làm
thèm muốn chiếm chỗ của mẹ bên cạnh cha và bộc lộ xu hướng tình ái của đứa trẻ
đối với cha; trong sự thực hiện ý muốn thay thế mẹ bên cạnh cha đứa trẻ bị ảnh
hưởng bởi cảm tưởng tự ti: "Mày muốn làm mẹ mày ư? Thì mày được mãn nguyện
rồi đó, mày đã ho như mẹ mày đó"; đó là tất cả động cơ của sự cấu tạo triệu
chứng bệnh loạn thần kinh (hystérie). Hai là, triệu chứng bệnh hoạn sẽ cùng là
triệu chứng của người mà đứa con gái yêu thương (trong Bruchstück einer
Hysterie - Analyse có nói đến trường hợp một đứa nhỏ tên Dora, đứa trẻ nhỏ này
bắt chước bệnh ho của cha nó); như vậy chúng ta có thể nói rằng sự đồng nhất
hóa đã chiếm chỗ của xu hướng tình ái, xu hướng tình ái đã thoái hóa và trở
thành sự đồng nhất hóa. Chúng ta đã biết rằng đồng nhất hóa là hình thức cổ sơ
nhất của sự ràng buộc tình cảm. Dưới ảnh hưởng những động cơ của tiềm thức sẽ
phát sinh triệu chứng và dồn nén, do đó mà đáng lẽ lựa chọn đối tượng dục tính
người ta trở lại dùng phương tiện đồng nhất hóa; chúng ta có thể nói rằng
cái tôi thu hút những đặc tính của đối tượng. Chúng ta nên để ý rằng
khi thì cái tôi chép lại người mà nó yêu, khi thì nó chép lại người
mà nó ghét. Trong cả hai trường hợp sự đồng nhất hóa chỉ là đồng nhất hóa từng
phần, rất có giới hạn, cái tôi chỉ mượn một nét nào đó của đối tượng
mà thôi.
Trong một trường hợp cấu tạo triệu chứng rất hay xảy ra và rất có ý nghĩa, sự đồng
nhất hóa đứng độc lập, không hề tùy thuộc thái độ libido đối với người mà đứa
trẻ muốn làm theo. Một nữ sinh nội trú nhận được của người tình một bức thư gợi
lòng ghen, cô ta phản ứng bằng cách nổi cơn loạn thần kinh, một vài cô bạn biết
chuyện cũng bị lây, họ cũng nổi cơn loạn thần kinh như thế, có thể gọi hiện tượng
truyền nhiễm tâm thần. Trong trường hợp này, động cơ đồng nhất hóa hoạt động.
Điều này có thể xảy ra vì người ta có thể tự đặt mình vào một địa vị hay người
ta muốn đặt mình vào một địa vị nào. Những người khác cũng có thể có một chuyện
tình kín đáo, họ có một cảm tưởng phạm tội, họ chấp nhận sự đau khổ gây ra vì tội
lỗi đó. Nếu bảo rằng vì cảm tình mà họ tiếp thụ triệu chứng của cô bạn thì thật
là sai lầm. Trái lại, sự giao cảm (symphathie) thoát thai từ sự đồng nhất hóa;
bằng chứng là sự truyền nhiễm hay sự bắt chước như thế cũng có thể xảy ra trong
trường hợp hai người không có cảm tình với nhau như mấy cô bạn nội trú nói
trên. Cái tôi của người này tri giác được trong cái tôi của
người khác một điểm tương đồng quan trọng nào đó (trong trường nói trên thí điểm
ấy là mức độ tình cảm cùng cao như nhau); bấy giờ sẽ xảy ra ngay sự đồng nhất
hóa về điểm ấy; dưới ảnh hưởng của tình trạng bệnh hoạn, sự đồng nhất hóa đưa đến
triệu chứng ho của cô bạn. Sự đồng nhất hóa bằng cách phát sinh triệu chứng cho
ta biết điểm gặp gỡ của hai cái tôi (của hai người), điểm gặp gỡ ấy
thực ra ở trong phạm vi những cái gì bị dồn nén.
Những điều ta biết được về ba nguồn gốc trên đây có thể tóm tắt như sau: 1) Sự
đồng nhất hóa là hình thức cổ sơ nhất của sự ràng buộc với đối tượng; 2) Vì sự
biến đổi thoái hóa, sự đồng nhất hóa chiếm chỗ của sự ràng buộc libido với đối
tượng, sở dĩ như vậy là vì đối tượng được đưa vào trong cái tôi; 3) Sự đồng
nhất hóa xuất hiện khi nào một người nhận thấy mình có một nét chung với một
người khác tuy rằng người khác ấy không phải là đối tượng của libido. Những nét
chung càng nhiều và càng quan trọng thì sự đồng nhất hóa càng hoàn toàn, và như
thế là tương ứng với một sự ràng buộc khác.
Chúng ta đã hé thấy rằng sự ràng buộc những người trong một đám đông là kết quả
của một hiện tượng đồng nhất hóa như vậy, sự đồng nhất hóa đặt nền móng trên một
cộng đồng tâm tình; và chúng ta có thể giả thiết rằng cộng đồng tâm tình được cấu
tạo bởi bản chất của mối liên lạc mỗi người với người cầm đầu. Chúng ta cũng nhận
thấy rằng chúng ta chưa nói hết về vấn đề đồng nhất hóa, chúng ta đứng trước một
tiến trình khá quen thuộc mà tâm lý học gọi là Einfühlung (tiếp thụ
những tình cảm của người khác), sự tiếp thụ ấy đóng một vai trò quan trọng vì
nó cho phép chúng ta thấu hiểu linh hồn những người xa lạ với cái tôi của
chúng ta. Tuy nhiên chúng ta muốn giới hạn sự tìm hiểu trong phạm vi những hậu
quả tâm tình trực tiếp của sự đồng nhất hóa, bởi vậy có thể hãy tạm gác sang một
bên tính cách quan trọng của sự đồng nhất hóa đối với sinh hoạt trí tuệ.
Trong phạm vi ấy, sự tìm tòi phân tâm học cũng đề cập đến những vấn đề khúc mắc
hơn liên hệ đến bệnh tâm thần biến thái (psychose), người ta nhận thấy có sự đồng
nhất hóa trong những trường hợp khác, suy diễn những trường hợp này không phải
là dễ. Tôi xin kể hai trường hợp với đầy đủ chi tiết để tiện việc nhận định sau
này.
Sự phát sinh đồng tính ái (homosexualité) của đàn ông thường thường xảy ra như
sau: trong một thời gian rất lâu, người thanh niên bị ràng buộc với mẹ rất mạnh
mẽ, hiểu theo mặc cảm Oepide. Đến thời kỳ dậy thì, người thanh niên đã tới lúc
cần phải kiếm một đối tượng dục tính khác để thay thế người mẹ. Bấy giờ sẽ xảy
ra một sự chuyển hướng bất thần: đáng lẽ lìa bỏ mẹ thì người thanh niên đồng nhất
hóa với mẹ, biến thành mẹ, thanh niên sẽ tìm những đối tượng có thể thay thế
cái tôi của chàng và chàng ta có thể yêu mến và chăm nom cũng như chàng ta đã
được mẹ yêu mến và chăm nom. Đó là một tiến trình mà ai cũng có thể quan sát thấy
thực sự, không liên quan gì đến những giả thuyết về lý do và duyên cớ của sự
thay đổi bất thần ấy. Điều đáng chú ý là tầm rộng lớn của sự đồng nhất hóa: đứng
về phương diện dục giới, một trong những phương diện quan trọng nhất – thì con
người bị thay đổi sâu xa, họ trở thành một người giống mẫu người vẫn là đối tượng
libido của họ. Vậy là họ từ bỏ đối tượng ấy, hoặc từ bỏ hẳn, hoặc họ chỉ giữ lại
trong tiềm thức họ mà thôi. Tuy nhiên đây là một điểm mà chúng ta không bàn đến.
Đối với chúng tôi thì hiện tượng đồng nhất hóa với đối tượng đã bỏ mất để thay
thế nó và hiện tượng nhập nội (intrejection) (nhập đối tượng vào trong
cái tôi), đều không có gì là mới mẻ cả. Nhiều khi có thể quan sát tiến
trình ấy một cách trực tiếp ở đứa trẻ. Trong một tờ tạp chí quốc tế về phân tâm
học, có tường thuật sự kiện sau đây: một đứa trẻ đánh mất một con mèo con, bất
thình lình nó nói rằng nó là con mèo, nó đi bằng bốn chân và không chịu ngồi
vào bàn ăn, v.v... [34].
Sự phân tích bệnh ưu uất (mélancolie) cho chúng tôi biết một thí dụ khác về hiện
tượng nhập nội, bệnh ưu uất (điên) là một bệnh gây ra thường thường vì mất vật
gì mà người ta yêu, mất thật sự hay chỉ là mất về phương diện tình cảm. Trong
trường hợp ấy, điểm chính yếu là cái tôi tự làm điếm nhục mình một
cách độc địa: người bệnh tự chửi bới mình thậm tệ, tự chê trách thật cay nghiệt.
Sự phân tích cho biết rằng thực ra những lời chỉ trích ấy là chỉ trích người mà
họ yêu, đó là cái tôi trả thù người đã là đối tượng tình yêu của họ.
Chúng tôi vẫn bảo rằng cái bóng của đối tượng phóng rọi vào cái tôi của
họ. Chúng ta thấy rõ mồn một sự nhập nội đối tượng tình yêu của họ.
Nhưng những chứng ưu uất ấy còn cho chúng tôi biết nhiều chi tiết khác rất quan
trọng đối với công cuộc nghiên cứu sau này. Chúng minh thị rằng cái tôi bị
phân tán làm hai mảnh, mảnh nọ đả phá mảnh kia kịch liệt. Mảnh kia tức là nửa
cái tôi bị biến đổi bởi sự nhập nội, nửa ấy chứa đựng người yêu đã mất.
Nhưng nửa cái tôi độc ác với láng giềng của nó đến mức ấy cũng không
có gì là lạ cả. Đó là tiếng nói của lương tâm, đó là thẩm quyền phê phán của
cái tôi; tuy rằng lúc bình thường nó cũng lên tiếng, nhưng không bao giờ
nó tỏ ra bất công và cay nghiệt như lúc này. Khi nói đến ngã ái, buồn rầu và ưu
uất, chúng tôi đã chấp nhận rằng trong cái tôi đã lập thành một thẩm
quyền như thế, một nửa cái tôi có thể tách rời khỏi nửa kia và có thể
xung đột với nửa kia. Chúng tôi đã đặt cho nó cái tên gọi là lý tưởng tôi và
chúng tôi đã gán cho nó chức vụ quan sát bản thân, ý thức luân lý, kiểm duyệt
giấc mơ, và vai trò chung quyết trong tiến trình dồn nén. Chúng tôi đã nói rằng lý
tưởng tôi là con thừa tự của ngã ái; trong sự ngã ái cái tôi của
đứa trẻ tự túc tự mãn. Về sau con người theo hoàn cảnh mà có những đòi hỏi,
cái tôi không phải bao giờ cũng thỏa mãn được hết những đòi hỏi ấy; bởi
vậy cho nên gặp trường hợp con người tưởng rằng mình có lý do để không bằng
lòng mình, họ vẫn có thể tìm sự thỏa mãn trong cái tôi lý tưởng vì tôi
lý tưởng đã tách rời khỏi cái tôi. Ngoài ra chúng tôi còn minh thị rằng
trong sự điên loạn vì sự soi mói tự chỉ trích chúng ta có thể thấy sự tan rã
cái tôi lý tưởng chúng ta có thể đi ngược trở lên để tìm nguồn gốc của
nó, nguồn gốc ấy trước hết là ảnh hưởng của cha mẹ [35]. Nhưng chúng tôi cũng không quên nói
thêm rằng sự cách biệt giữa tôi lý tưởng và cái tôi thật rất
khác nhau từ người nọ sang người kia; đối với nhiều người sự phân hóa cái tôi ra
làm hai như vậy không hơn trình độ của đứa trẻ.
Nhưng trước khi dùng những tài liệu trên đây để giải thích vấn đề liên lạc
libido của một đầu tư chúng tôi cần phải xem xét một vài liên lạc hỗ tương giữa
cái tôi và đối tượng [36].
Chú thích:
[1] Tâm
lý đám đông, in lần thứ 48, Alcan, 1921.
[2] Sách
trích dẫn nói trên, trang 17.
[3] Ý
kiến của Le Bon và ý kiến của chúng tôi hơi khác nhau vì khái niệm tiềm thức của
ông không đúng khít về đủ mọi khía cạnh với tiềm thức của phân tâm học. Tiềm thức
của Le Bon chứa đựng những đặc tính sâu xa nhất của linh hồn giống nòi, những đặc
tính ấy không có ích lợi gì cho phân tâm học. Hẳn là chúng tôi cũng chấp nhận rằng
cái nhân của cái Tôi (trong đó có gia tài truyền thống của linh hồn
loài người) là phần tiềm thức, nhưng chúng tôi còn chủ trương một phần “dồn nén
thuộc tiềm thức”. Tiềm thức của Le Bon không có phần dồn nén.
[4] Trang
17-18, tác phẩm trích dẫn ở trên. Sau này chúng tôi dùng quan điểm của ông để
làm khởi điểm cho một giả thiết quan trọng.
[5] Ibid,
trang 17-19.
[6] Ibid,
trang 19.
[7] Trang
9.
[8] Schiller
cũng nói: một người kể riêng lẻ thì có thể thông minh và biết lẽ phải, nhưng hội
họp lại với những người khác, họ chỉ là kẻ ngu dại.
[9] Trang
19.
[10] Ông
dùng chữ “tiềm thức” rất đúng, theo nghĩa rộng rãi hơn nghĩa: tiềm thức là tâm
tình bị dồn nén.
[11] Trang
24.
[12] Coi Vật
tổ và cấm kỵ, chương III: việc thờ linh hồn, ma thuật và uy quyền tuyệt đối của
ý tưởng; Sigmund Freud.
[13] Trong
sự suy diễn giấc mơ nhờ đó chúng tôi biết rất nhiều về sinh hoạt tâm thần tiềm
thức, chúng tôi theo kỹ thuật sau đây: chúng tôi không kể đến những ngờ vực và
bất trắc để lộ trong lúc thuật lại giấc mơ và chúng tôi cho rằng tất cả các yếu
tố của giấc mơ bộc lộ đều là yếu tố chắc chắn. Chúng ta không cho rằng vì có sự
kiểm duyệt việc làm của giấc mơ cho nên mới có những nghi ngờ và bất trắc,
chúng tôi chấp nhận rằng những ý nghĩ sơ thủy của giấc mơ không có chút gì là
nghi ngờ và bất trắc cả. Dĩ nhiên, nghi ngờ và bất trắc cũng như bất cứ yếu tố
nào khác, có thể là vết tích ban ngày để lại và khơi động giấc mơ xuất hiện. (Traumdeutung,
in lần thứ 5, 1919, trang 386)
[14] Ibid
trang 36. Vẫn một khuynh hướng phóng đại, đi quá trớn chi phối tâm tính trẻ con
và giấc mơ; trong tiềm thức có sự ngăn cách giữa các loại tình cảm, bởi thế một
chút bó buộc lúc ban ngày có thể biến thành sự tử thù đối với người cưỡng ép
mình; một ý muốn nhẹ nhàng thoáng qua có thể biến thành ý muốn đại gian ác xuất
hiện trong giấc mơ. Bác sĩ Hans Sachs có sự nhận xét rất hay: “Trong giấc mơ,
có xuất hiện cái gì dính dáng đến hiện tại (thực tại) thì sau này ta lại ý thức
đến nó, chúng ta đừng ngạc nhiên rằng những cái quái dị hiện ra dưới tấm kính
hiển vi của sự phân tích chỉ có tầm vóc những con vi sinh vật độc bào (Traumdeutung,
trang 357).
[15] Ibid,
trang 43.
[16] Đối
với đứa trẻ thì những thái độ tâm tình lưỡng ứng đối với những người thân thích
có thể đồng thời tồn tại rất lâu mà không gây ra sự xung đột nào. Và khi nào
xung đột nổ bùng thì đứa trẻ thanh toán bằng cách đổi đối tượng, nó chuyển một
trong những tâm tình lưỡng ứng của nó sang một người khác. Nghiên cứu sự tiến
triển của bệnh suy nhược thần kinh của người lớn, thường khi người ta nhận thấy
rằng một tình cảm bị kiềm chế có thể tồn tại rất lâu trong những giấc mơ không
ý thức được và cũng có khi ý thức được nữa (dĩ nhiên, nội dung giấc mơ trái ngược
với khuynh hướng nổi bật); mặc dù có sự mâu thuẫn ấy nhưng cái Tôi không
chống lại tình cảm bị kiềm chế. Giấc mơ được người ta dung thứ trong một thời
gian khá lâu, cho đến lúc vì số lượng tình cảm của nó cao quá, bất thần xảy ra
sự xung đột với cái Tôi đem lại nhiều hậu quả tai hại.
Đứa trẻ lớn lên, gần tuổi khôn lớn, cá tính của nó dần dần được “hội nhập”,
nghĩa là mọi khuynh hướng và ước vọng trước kia phát triển rời rạc, bây giờ tụ
hợp lại và hỗn hợp với nhau. Chúng ta đã biết có một tiến trình như vậy trong
sinh hoạt dục tính, mọi khuynh hướng dục tính quy tụ lại cấu thành cái mà chúng
ta gọi là tổ chức dục tính. Sự thống nhất cái Tôi cũng gặp phải nhiều
xáo trộn chống lại sự thống nhất cái libido, như trường hợp một nhà bác học vẫn
giữ tính sùng tôn giáo, v.v.
[17] Ibid, trang 85.
[18] Vật tổ và cấm kỵ
[19] Ibid, trang 109.
[20] Coi Die Psychologie der Kollektivitäten của
B. Kraskovic Jung.
[21] Récation sympathique primitive.
[22] Instinct of the Herd in Peace and War,
London, 1916.
[23] Brugeilles, "L’essence du phénomèe
social: la suggestion". Revue philosophique, XXV, 1913.
[24] “A note on suggestion”, của Gougall, trong từ Journal
on Neurology and Psychopathology, số I tháng 5/1920.
[25] Nachmanshon, "Freud’s Libidotheorie
verglichen mit der Eroslehre Platos", Internat. Zeitschr. F.
Psychoanal. III, Pfister, Ibid, VII, 1921.
[26] “Ihnen zuliebe”: để làm vui lòng
[27] Kriegsneurosen und psychiches Trauma, München
1918
[28] Trong cuốn Die Vaterlose Gesellschaft của
Federn Vienne 1919, có giải thích những hiện tượng tương tự xảy ra khi sụp đổ
quyền tộc trưởng.
[29] Parerga und Patalipomena, phần thứ 2 XXXI:
Gleichnisse und Parabeln.
[30] Ngoại trừ liên lạc mẹ và con trai, đặt nền tảng
trên sự ngã ái (narcissisme) cho nên không có tương tranh, trái lại với liên lạc
được tăng cường nhờ một lối ngách tiến về đối tượng dục tính.
[31] Trong phần trên cuốn sách này: vượt xa
hơn nguyên tắc khoan khoái, chúng tôi đã tìm cách quy hai sự kiện yêu và ghét về
sự đối lập giữa bản năng sống và bản năng chết và chứng tỏ rằng trong bản năng
dục tính có những đại diện tinh thuần nhất của bản năng sống.
[32] Coi Zur Einführung des Narzissmus, 1914.
[33] Coi Freud: Ba cuộc khảo cứu về lý thuyết
dục tính; Coi Abraham: "Untersuchungen über die früheste prägenitale
Entwicklungsstufe der Libido" (Internat Zeitschr. F. Psychoanal; IX,
1916); "Klinische Beiträge zur Psychoanalyse" (Internat
psychoanalist. Bibliothek, Bd. 10.1921).
[34] Markuszewiez, "Beitrag zum austistisehen
Denken bei Kindern". Internat. Zeitschrift für Psychoanalyse, VI,
1920.
[35] Zur Einführung des Narzissmus
[36] Chúng tôi biết rằng với những thí dụ mượn của
khoa bệnh lý học chúng tôi không thể nói hết về hiện tượng đồng nhất hóa và
chúng tôi đã để nguyên không nói gì đến một phần bí mật của đám đông. Muốn nói
hết, phải phân tích tâm lý sâu xa hơn. Khi nói đến sự đồng nhất hóa theo một
chiều hướng nào đó, và luận đến sự bắt chước, người ta sẽ đi đến hiện tượng
EINFÜHLUNG, nghĩa là động cơ thúc đẩy chúng ta có một thái độ nhất định nào đó
trước một thái độ tâm thần của người khác. Một sự đồng nhất hóa đã phát hiện cũng
còn nhiều điểm cần phải minh giải. Một trong những hậu quả của sự đồng nhất hóa
là chúng ta chống lại những cái gì xúc phạm đến người mà chúng ta đồng nhất
hóa, chúng ta bảo vệ người ấy, chúng ta giúp đỡ người ấy. Robertson Smith
nghiên cứu sự thành lập những bộ lạc đặt nền tảng trên sự đồng nhất hóa đã cho
biết rằng sự đồng nhất hóa căn cứ vào quan niệm mọi người cùng có chung một
tính chất, và tính chất chung ấy có thể tạo ra bằng cách ngồi ăn với nhau một bữa.
Sự kiện ấy cho phép chúng ta xếp những loại đồng nhất hóa như thế vào lịch sử tối
sơ của gia đình loài người, như chúng tôi đã phác họa trong cuốn Vật tổ và
cấm kỵ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét