Lột trần Việt ngữ 3
Chương XVIII - Việt = Rìu
Xin nhắc rằng trong lúc đang in quyển sử của chúng tôi thì có tin giấy sắp lên
giá, nên hai biện pháp được thi hành ngay:
I) Xén bớt, để in cho xong trước khi giá giấy nhảy vọt.
II) In sách quá dày sẽ bán không được, phải làm cho nó mỏng lại.
Thành thử về chủ trương Việt = Rìu, chúng tôi chỉ chừa lại có hai cái hình, chữ
Việt đời Thương, đối chiếu với cái rìu Quốc Oai.
Sách nầy là sách ngôn ngữ thì chứng tích ngôn ngữ bị loại ra khỏi quyển sử, được
cho nằm vào đây thật là phải chỗ.
Có thể nói là hầu hết đồng bào Thượng đều gọi cái rìu là cái Việt. Còn tại sao
riêng Việt Nam lại sáng tác ra tiếng Rìu thì chúng ta sẽ thử giải thích.
Xin nhắc rằng trong quyển sử, chúng tôi chủ trương rằng danh xưng Việt không phải
là danh tự xưng. Ta tự xưng là Lai, bị Tàu phiên âm sai là Lạc.
Việt chỉ là danh xưng mà Tàu đặt ra để gọi ta vì ta có một loại vũ khí rất độc
đáo. Đó là cái rìu mà ta gọi là cái việt.
Bạn Nguyễn Mạnh Côn phê bình chúng tôi, cho rằng chúng tôi chỉ suy luận mà
không có chứng minh gì hết.
Có chứ. Sao lại không có chứng minh. Và riêng về trường hợp Việt = Rìu chúng
tôi đã đưa ra hai cái hình, chữ việt nguyên thỉ và cái rìu Quốc Oai. Tuy ít,
nhưng vẫn có. Nhưng ở các điểm sử lớn, như về tiền sử học và đối chiếu sọ thì
có nhiều.
Và đây là chứng minh bằng ngôn ngữ:
Khách trọ, nhơn chứng là người Mường, gọi ta là dân
|
|
YIT: Mường
|
Cái rìu
|
=
|
YÊIK: Núp, Kâyông
|
Cái rìu
|
=
|
VÊIK: XI Tiêng
|
Cái rìu
|
=
|
YƠS: Mạ
|
Cái rìu
|
=
|
VOK: Mạ (phụ chi)
|
Cái rìu
|
=
|
VOK: Sơ Đăng
|
Quan Thoại gọi ta là
|
=
|
YUE
|
Thế thì vào đời nhà Thương, danh từ VIỆT của chủng ta là một cái gì hơi giống
giống với bảy danh từ trên đây, không còn nghi ngờ gì nữa cả, nên đời Thương mới
viết chữ Việt giống hệt lưỡi rìu Quốc Oai.
Về sau, lâu lắm, nhiều ngàn năm sau, sau cả thời Đông Sơn, chủng Việt mới phát
minh ra một món khác có công dụng y hệt như cái việt, nhưng hình dáng lại khác.
Công dụng đó là làm vũ khí và dụng cụ.
Cái món đó, hiện nay người Cao Miên và đồng bào Thượng còn giữ nguyên, còn Chàm
và Việt đã biến khác, nhưng Việt biến khác mà cũng đặt tên khác, còn Chàm thì
giữ tên cũ.
Hình dáng của món ấy, nếu ai không có đi Cao Nguyên, thì thấy được ở Cao Miên:
Việt Nam:
|
Rào
|
Chàm:
|
Mra
|
Mạ:
|
Jal
|
Cao Miên:
|
Chà (gạc)
|
Danh từ Rào của Việt Nam, hiện chỉ còn dấu vết trong ca dao tục ngữ xưa:
Thợ rào có cái đe, ông Nghè có bút
Câu trên phải ra đời từ đời nhà Lý về sau, chớ không thể trước đời nhà Lý, vì
trước đời nhà Lý chưa có ông Nghè.
Thợ rào tức là thợ chế tạo món Rào và Rào sẽ đẻ ra RÌU, chỉ cái Việt thời cổ,
và đẻ ra RÈN chỉ cái việc chế tạo dụng cụ bằng sắt, thép.
RÀO lại đẻ ra RỰA, vì sau đó ta sửa đổi hình dáng cái rào, nó khác cái rào cũ
chút xíu, và đó là cái rựa ngày nay. Nhưng rựa chỉ còn là dụng cụ chớ hết là vũ
khí như Rào.
Người Chàm cũng làm y hệt như ta, về hình dáng của món đồ nhưng cứ giữ danh từ
MRA cổ.
Thế thì cho tới đời Lý mà chủng Mã Lai, riêng trong lãnh thổ Việt Nam, vẫn cứ
còn giống nhau, vào thời đó, và giống nhau đến ngày nay nữa, trừ ta ra vì ta đã
biến RÀO thành RỰA.
Chương XIX - Nghi vấn về tiếng roi
Hồi tiền chiến, miền Nam có một bài tân nhạc rất thịnh hành, trong đó có một
câu ca như thế nầy:
Muôn năm xưa còn roi dấu
Đã bảo miền Bắc mất ngôn ngữ rất nhiều nên dĩ nhiên là tự điển miền Bắc không
có chữ ROI đó.
Không rõ tác giả lời ca hiểu thế nào còn dân chúng thì hiểu là “để” dấu.
Tự vị Huỳnh Tịnh Của định nghĩa ROI là NOI (dấu)
Nhưng ngôn ngữ Khả Lá Vàng tiết lộ rằng nó là Việt ngữ cổ thời. ROI có nghĩa là
KỂ CHUYỆN XƯA.
Có lẽ chính Huỳnh Tịnh Của đã quên ROI và cũng chỉ đoán mà định nghĩa thôi. Cả
miền Bắc đều quên thì Huỳnh Tịnh Của được quyền quên.
Nhưng ta có cảm giác là Khả Lá Vàng đúng.
Khi nghiên cứu danh từ MONOGATARI của Nhựt Bổn, chúng tôi cũng gặp sự bối rối của
tự điển Nhựt y hệt như khi họ định nghĩa về KIMONO.
MONO cũng được dịch là VẬT, tức rõ ràng là MÓN.
GATA được dịch là Ngữ, tức đó là KATA của Nam Dương bị biến dạng, và Nhựt còn
nhớ nghĩa nên mới dịch đúng là NGỮ.
Nhưng RI thì không được định nghĩa, làm như đó là một cái đuôi mọc chơi vậy
thôi.
Toàn khối MONOGATARI lại được định nghĩa là Câu chuyện, Sự kể chuyện, Tiểu
thuyết.
MÓN LỜI không sao mà mang ba nghĩa trên được và chính RI mới mang ít lắm là hai
nghĩa trên, và Ri đó có nghĩa giống hệt ROI của Khả Lá Vàng.
Nhựt cũng đã quên Roi, y như ta.
Chúng tôi cho rằng trong bọn Lạc Địch di cư đến cổ Việt thì bộ lạc Adôuk đa số.
Đó là bộ lạc của vua Hùng.
Còn bọn Lạc Địch ở Nhựt Bổn thì có thể có hai bộ lạc đa số vì ngôn ngữ Nhựt quá
giống ngôn ngữ Khả lá vàng và ngôn ngữ Khả Tu:
Khả Lá Vàng
|
Nhựt Bổn
|
|
|
Ki = Cây
|
Ki = Cây
|
Kita = Hướng bắc
|
Kita = Hướng bắc
|
|
|
Khả Tu
|
Nhựt Bổn
|
|
|
KU = Tôi
|
(Wat) Aku (Shi) = Tôi
|
Akan = Mẹ
|
Okaa = Mẹ
|
INÚ = Con chó
|
Anuk = Con chó
|
Kap = Cắn
|
Kamu = Cắn
|
NI = Tại
|
Ni = Tại
|
Kap = Cập
|
Kappuru = Cập
|
Ri = Vàng
|
Ki = Vàng
|
Anô = Chị
|
Ane = Chị
|
Dĩ nhiên là Nhựt có những danh từ giống hệt Việt Nam, Sơ Đăng, Pacóh, Bru, y hệt
như ta, nhưng danh từ Khả nhiều nhứt trong ngôn ngữ của họ.
MONOGATARI là một danh từ ghép mà hai tiếng Lạc bộ Trãi, MONO và ROI kẹp một
tiếng Lạc bộ Mã như cái xăng uých, tức danh từ đã xuất hiện lối 2000 năm, từ
ngày bọn Mã đến Nhựt.
Nhựt mắc họa vì đã viết dính mọi danh từ ghép lại mà không theo luật nào cả,
thành thử họ chẳng còn biết đầu đuôi ra sao nữa.
Nhưng ta không làm thế, ta cũng đã quên mất ROI mà Khả Lá Vàng còn nhớ.
Một danh từ đã chết, rất khó làm sống lại. Nhưng bài hát nói trên lại được hoan
nghinh thì tưởng cũng nên áp dụng hô hấp nhân tạo để cứu nó.Tác giả bài hát ấy
mà có hiểu sai, câu hát đó vẫn còn nghĩa, nếu ta hiểu ROI đúng theo Khả Lá
Vàng:
Muôn năm xưa còn roi dấu.
có nghĩa là “dĩ vãng, lịch sử muôn đời còn kể thành tích oanh liệt của tổ tiên
ta”
Tất cả các dân tộc sống quanh đèo Mụ Già, tức quanh địa bàn của Khả Lá Vàng đều
có động từ ROI đó và đều hiểu y như Khả Lá Vàng.
Quốc gia Đạo Minh là nước của các dân Khả Lá Vàng, Hê lang và Sơ Đăng thật sự
chớ chẳng phải chơi, và đó là nước Văn Lang thứ nhì mà người dân ăn nói y hệt
như thần dân của vua Hùng Vương.
Chúng tôi cho rằng khi nhập chung danh từ của Hê lang, Sơ Đăng và Khả Lá Vàng lại
thì có được một bộ ngữ vựng của Việt ngữ cổ thời là không phải nói bướng.
Chữ roi thứ nhì
ROI thứ nhì, miền Bắc cũng không có, nhưng không phải là miền Bắc quên ngôn ngữ
mà đó là tĩnh từ của Phù Nam mà miền Nam đã vay mượn riêng sau năm 1623.
Về tĩnh từ ROI thì không có nghi vấn nào cả, nhưng chúng tôi cũng tiện tay đặt
nó vào chương này.
Tĩnh từ nầy thì Nam Dương nói là RUAI, còn Phù Nam nói thật đúng ra sao, chỉ có
trời mà biết, nhưng người Việt miền Nam vay mượn rồi thì biến thành ROI và để
chỉ người có vóc vạc nhỏ, nhưng không yếu đuối.
Văn của Trương Vĩnh Ký chứa rất nhiều tĩnh từ ROI này và hiện nay, ở nông thôn
miền Nam, người Việt cũng còn dùng mạnh tĩnh từ ROI, nhưng với hình thức kép:
“Anh ấy có tướng roi roi”, không bao giờ dưới hình thức tĩnh từ đơn, khác hẳn
Nam Dương.
Trương Vĩnh Ký lại còn dùng một tĩnh từ nữa, có nghĩa là NHỎ, nhưng để chỉ thú
vật, nhất là heo, lợn và cọp. Đó là tĩnh từ GẮM (dấu Ă) mà hiện nay nông dân miền
Nam cũng còn dùng mạnh, các tự điển ở miền Trung có ghi tĩnh từ nầy, nhưng
không rõ do đâu mà ra vì người Chàm cũng không có tĩnh từ Gắm = Nhỏ.
Trương Vĩnh Ký thường nói đến những con cọp GẮM, bị người ta sao lại là GẤM,
hóa ra Cọp nhỏ trở thành Cọp có da như gấm.
Chương XX - Từ vựng bỏ túi
Vào đầu thế kỷ 17, ta di cư vào Nam thì ta học thêm danh từ của bảy dân tộc sau
đây: Cao Miên, Nam Dương, Phù Nam, lưu vong nhà Minh, Mạ, Pháp, Ấn Độ.
Vì vay mượn của Phù Nam quá nhiều, nên chúng tôi chỉ nói qua trong một chương.
Vay mượn của sáu dân tộc khác thì quá ít, nên chúng tôi biên hết cả ra đây để
giúp các người tìm giữ nguyên.
Tuy nhiên chúng tôi vẫn loại danh từ của Pháp ra, không phải vì họ đã mất chủ
quyền, cũng không phải vì đó là những danh từ ít dùng mà vì hiện nay đang có hiện
tượng sau đây: người ta loại bỏ lần lần nhưng danh từ không cần thiết, và mượn
những danh từ khoa học.
Thí dụ trước 1954, người miền Nam nói THƯỚC, CÂY SỐ. Nhưng ta thu hồi độc lập rồi
thì bộ Giáo dục của ta lại chính thức hóa hai danh từ MÉT và KÍLÔMÉT, hóa ra là
mượn thêm. Trong khi đó thì dân chúng đang loại bỏ: XỐP PHƠ, PHANH XE, ÔTÔ,
v.v...
Như vậy cái vốn có, chưa ổn cố, nên không nên ghi ra đây, mà chỉ ghi những gì
đã vững hơn mà thôi. Về tiếng Pháp thì chúng tôi chỉ ghi đặc biệt một danh từ độc
nhứt là danh từ Bình tô, vì danh từ đó đã chót nằm trong ca dao miền Nam.
BÌNH TÔ: Do paletot mà ra, đó là một thứ áo vết thời xưa của Pháp.
Với lưu vong nhà Minh
Chúng tôi viết sử rằng Quảng Đông, Quảng Tây là nước cổ Tây Âu, và cổ dân của quốc
gia đó là người Thái. Chúng tôi lại viết rằng các quốc gia Sở, Ngô, U Việt, Mân
Việt là Mã Lai đợt II, tức nói giống hệt Nam Dương. Nhưng điều ấy, không ai tin
cả, kể cả nhưng người đã thích quyển sử đó.
Nhưng khi chúng tôi trình bày ra ở đây, những tiếng Tàu mà miền Nam đã vay mượn
của lưu vong nhà Minh thì quí vị sẽ thấy lu bù tiếng Thái và tiếng Mã Lai Nam
Dương do người Tàu ở BÊN TÀU đưa sang xứ ta vì họ là quan và lính của nhà Minh
chớ không phải là thương gia Trung Hoa từ Nam Dương tới.
Người dân Việt lưu vong nhà Minh gồm hai nhóm, Phúc Kiến và Triều Châu, nói tiếng
Tàu khác nhau như Nam Việt và Bắc Việt, tức chỉ khác giọng. Nhưng lối hai trăm
danh từ Mã Lai Nam Dương thì họ nói giống y hệt như nhau, vì cái lẽ dĩ nhiên là
danh từ của tổ tiên chung của cả hai nhóm.
Sở dĩ ngày nay họ mang tên khác vì một đàng sống trong tỉnh Phúc Kiến, còn một
đàng thì sống riêng ở mấy phủ của tỉnh Quảng Đông. Khi trực trị được hai nước
Tây Âu và Mân Việt rồi thì Trung Hoa không kể đến biên giới của hai nước đó nữa
lúc họ chia vùng dưới thành tỉnh. Thế nên mới có một nhóm lọt vào tỉnh Quảng
Đông.
Vậy, bị đặt tên khác, họ cứ là một, cựu công dân của quốc gia Mân Việt đời xưa.
LỐ: Một chục thường, nhưng cũng dùng để chỉ một chục 12, tương đương với danh từ
tá ở Bắc Việt, do người Triều Châu nhà Minh đưa tới, nhưng đó là tiếng Mã Lai
Nam Dương chớ không phải tiếng Tàu. Hiện người Mã Lai Nam Dương nói là PULỐ.
Xin đừng lầm với PU LÔ mà ta biến thành CÙ LAO.
LẨU: Đây là một danh từ ngộ nghĩnh nhứt vì sự phiêu lưu của nó và vì sự ngộ nhận
của người miền Nam. Cũng cứ do người Triều Châu, lưu vong nhà Minh đưa vào miền
Nam. Theo ta hiểu, thì lẩu là một món canh của Triều Châu, đựng trong một thứ
bát đặc biệt bằng LAITON.
Nhưng không phải thế. Người Triều Châu gọi món đó là CANH ĐỰNG TRONG BÁT CÓ LẨU.
Vậy lẩu chỉ là phụ tùng của món đựng, chớ không phải canh. Khi nghe một câu rất
dài mà ta không hiểu, ta chỉ nhớ danh từ cuối cùng là Lẩu.
Ấy, LẨU cũng là tiếng Mã Lai Nam Dương mà chúng tôi mới ám chỉ trên đây. Người
Nam Dương nói là PULÔ và dân ta biến thành Cù Lao, nhưng dân Mân Việt đọc theo
cổ thời là LẨU.
Cái món đựng ấy như thế nầy. Nó giống hệt một cái bát lớn minh mông, bằng
Laiton, nhưng giữa bát, có trồng một cái ống tròn cũng bằng Laiton. Canh đựng
trong bát và được hâm nóng luôn luôn bằng nhờ hồng chất trong cái ống trồng giữa
bát. Cái ống đó trông rất giống một hòn đảo, vì thế mà người Mân Việt mới gọi
là canh đựng, nghĩa trong bát có lẩu, tức có PULO, tức có Cù Lao, tức có đảo ở
giữa bát.
Đó là dụng cụ của các nước Sở, Ngô, U Việt, Mân Việt đời xưa chứ không phải của
Trung Hoa.
Vậy người Hoa Nam còn nói tiếng Mã Lai hay không? Và dưới đời nhà Nguyên, người
Hoa Bắc gọi Hoa Nam là Mandi, tuy không đúng về mặt xã hội, nhưng rất đúng về mặt
ngôn ngữ, vì dưới trào Nguyên hẳn là họ còn nói tiếng Nam Dương nguyên bộ, chớ
không phải chỉ giữ được hai trăm danh từ như ngày nay.
Chưa ai tin chúng tôi cả, trừ các nhà khoa học. Nhưng ngôn ngữ đã cho thấy như
thế đó. Thế nên ngay ở Chương đầu, chúng tôi đã nói đến chim ất, chim phù của
Việt và Sở rồi.
Người Mân Việt đã lai Tàu từ 2100 năm rồi, tức từ 100 thế hệ rồi mà còn như thế
đó, thì biết sức sống của ngôn ngữ nó mãnh liệt đến đâu.
Nhưng người Sở, Ngô và U Việt không có di cư đến Sài Gòn, chúng tôi không thể
biết họ ăn nói ra sao, nhưng chắc là họ giữ ngôn ngữ ít hơn Mân Việt vì họ bị
lai giống và đồng hóa nhiều trăm nước trước Mân Việt.
Kẻ bị lai giống trước nhứt là Sở, kế đó là Ngô, kế nữa là U Việt. Chắc người
Triết Giang còn giữ được khá nhiều và chúng tôi có nghe một người Trung Hoa ở
đây, có biết Triết Giang, và ông ấy cho biết rằng hiện nay, người Triết Giang
còn viết chữ VÔ thay cho chữ VƯƠNG, còn đọc thì tự nhiên họ đọc gần như người
Việt Nam cổ thời, Việt Nam cổ thời đọc là bua thì họ đọc là BÔ.
Nhưng đó là danh từ mà vua Hùng Vương vay mượn của bọn Tản cư Giang Nam,
chớ vua Hùng Vương là Lạc bộ Trãi, hẳn phải có danh từ khác hơn, bởi VUA, là ý
niệm về sau của chủng tộc, không thể giống nhau được như Mắt, Mũi, Cây, Lá.
CÁI RĂNG của người Trung Hoa nói là YA. Nhưng tại sao Phúc Kiến cũng là Trung
Hoa mà lại nói là Ghê? Có thể nào mà cùng chung một quốc gia, một dân tộc mà họ
biến YA thành GHÊ hay không?
Ta, người Việt Nam, ta đã đọc sai tiếng Tàu quá nhiều, nhưng ta cũng chỉ đọc YA
là NHA mà thôi, thì sao người Tàu Phúc Kiến lại đọc là GHÊ?
Vì họ là Mã Lai Nam Dương mà Mã Lai Nam Dương gọi cái răng là GHI.
Còn tại sao ông Nhựt Bổn gọi Ngà voi là DZÔ GHÊ (zoge)? Trong từ điển Nhựt, ổng
viết ra chữ là Tượng Nha. Thế rồi các nhà bác học Nhựt lục lạo tìm tòi, cũng
không làm sao mà biết Dzô Ghê do đâu mà ra, bởi có đọc sai Tượng Nha bao nhiêu,
nó cũng không thành Dzô Ghê được.
Là tại ổng là Trãi + Mã, y hệt như Việt Nam nên ông lấy một danh từ Trãi là YÔ
mà hiện nay đồng bào Thượng đang dùng (còn ta thì biến YÔ thành VOI) rồi ổng
ghép với danh từ GHI của Mã mà ổng đọc là GHÊ (ge). Hiện nay, ổng đã biết nguồn
gốc của Ghê rồi, nhưng còn Dzô thì ổng đang tìm trối chết.
Tại sao cái trán, người Tàu nói là NGỚ, ta đọc sai là NGẠCH thì còn cho qua,
nhưng ông Phúc Kiến lại nói là HÍA.
Là tại ổng giống hệt Câu Tiễn, vốn là Mã Lai thì hiện đang gọi cái trán là
ĐAHIA.
Có ai tin nổi là Tây Thi, Phạm Lãi, Phù Sai, Câu Tiễn, Hạp Lư đều là Mã Lai hay
không? Ấy thế mà họ là Mã Lai Nam Dương 100%, khác với ta một chút xíu vì ta là
Mã Lai Bách Bộc, ta nói CHƠN, họ nói CẲNG.
Sách đời Chu thường ca ngợi loại gươm Mạc Da của bọn Ngô Việt Xuân Thu. Nhưng họ
chép rằng gươm đó do gia đình Mạc Da luyện. Có lẽ là họ chép sai, chớ các tự điển
Nam Dương ghi rằng hiện họ còn rèn và sử dụng loại kiếm đào được ở Đông Sơn, cổ
trên hai ngàn năm và họ gọi loại kiếm đó là LA DA.
Người Trung Hoa không bao giờ đặt tên là Da, vì Da của họ, nghĩa không đẹp. Da
chỉ là trợ từ và là đại danh từ dưới đời Chu. Vậy Mạc Da tên người, chỉ là tiếng
phiên âm.
Người Phúc Kiến do đuôi nhập vào miền Nam danh từ CHỆK mà dân ta không hiểu, biến
nó thành danh xưng để chỉ toàn thể người Trung Hoa, mà chỉ một cách khinh bỉ.
Nhưng thật ra thì trong Mân ngữ CHỆK chỉ có nghĩa tốt đẹp là CHÚ.
Người Việt có học, cho rằng, người Phúc Kiến đọc sai chữ THÚC của Tàu ra như thế
đó. Nhưng không, họ nói tiếng Mã Lai Nam Dương 100% đấy.
Mã Lai ngữ ở Nam Dương gọi chú là CHIK, cháu là CHU. Chệk chỉ khác CHÍK có một
âm Ê mà thôi.
Ta tự hỏi CHÚ của Việt Nam có quả thật do THÚC của Tàu mà ra hay không? Không
có gì làm bằng chứng hết. âm TH của Hán quả có biến thành Âm Ch của Việt thật
nhưng âm C cuối không bao giờ mất.
Trúc = Trúc
Thúc = Thúc
Tục = Thục
Thế thì theo luật nào mà Thúc = Chú?
Nhưng Chík = Chú thì đúng luật vì ÍK và Ú gần đồng Phonème với nhau.
Chík = Chú
Có lý nào mà ta lại gọi Cháu theo Nam Dương là CHU rồi lại gọi CHÚ theo Tàu là
Thúc hay chăng. Cũng có thể. Nhưng nếu ta làm thế thì quả ta điên. Trong một cặp
Chú, Cháu, ta chỉ mượn của Tàu có một danh từ, và giữ một danh từ Mã Lai.
Trong một quyển sách Tàu, chúng tôi thấy họ vẽ cây KÍCH, một món khí giới đời
xưa của họ mà chúng tôi chỉ thấy tên trong sách mà không thấy tả.
Bức họa trình ra một thứ giáo ngắn mà lưỡi giáo uốn quăn như một con rắn đang
bò tới. Rõ ràng đó là cây KRISH rất nổi danh khắp thế giới mà người ta gọi là
KRISH CỦA CHỦNG MÃ LAI (Krish Malais).
Vậy Mã Lai có ăn cắp của Tàu món vũ khí đó, lẫn cái tên Kích chăng? Có. Đó là sự
ăn cắp theo lối ăn cắp cái NỎ mà chúng tôi đã trình bày trong quyển sử, tức kẻ
cắp không phải là Mã Lai, kể cả danh từ NỎ cũng là danh từ Mã Lai.
Hễ cái gì của Mã Lai trùng với Tàu thì cứ bị cho rằng Tàu là chủ nhơn, là thầy,
Mã Lai là ăn cắp, là tớ.
Sử Tàu chép rằng họ rất sợ Khuyển Nhung vì Khuyển Nhung có giáo cán dài. Giáo
cán dài, về sau, Tàu cũng có, vì phải chế tạo để đương cự với Khuyển Nhung, và
họ đặt tên là MÂU. Nhưng chưa chắc Mâu không phải là tên phiên âm, vì chữ TỬ mọc
ra một cái đuôi rất giống đuôi chó ( Khuyển Nhung = Rợ Chó). Giáo là khí giới của
Rợ Chó.
TÍA: Chính các chú rể Triều Châu, lưu vong nhà Minh đã đưa ra danh từ TÍA vào
Nam, và bị ta hiểu là Cha.
Nhưng thật ra, thì chỉ là CHA VỢ. Và đó cũng cứ là tiếng Việt nghen bà con, vì
Triều Châu là Lạc bộ Mã và Nam Dương gọi cha vợ là TƯA.
Thật ra thì Triều Châu ở Nam Kỳ đọc là TIA không có dấu sắc.
Nhưng chính danh từ Cha khá cổ ở Bắc Việt cũng do Triều Châu đưa tới, có lẽ là
Triều Châu đời Tam quốc, vì vào thời đó thì người Tàu bắt đầu di cư sang nước
ta, mà là người Tàu vùng dưới, nên mới bị ta gọi là người Ngô. Thứ người Tàu đó
là Lạc bộ Mã mà mãi cho đến đời Nguyên vẫn chưa được Hoa hóa xong.
Dưới trào Ngô đó, dân Triều Châu dĩ nhiên vẫn đọc là Tia, nhưng đọc khác thời
Dương Ngạn Địch. Khi TIA đọc nhanh quá thì nó hóa ra là CHIA, y như trong ngôn
ngữ của Pháp rồi Chia biến thành CHA.
Danh từ CHIA đã được chúng tôi tìm ngữ nguyên thật kỹ, mà không thấy Lạc bộ
Trãi nói như thế bao giờ vào thời nào cả, và bất kì ở địa bàn nào, thì chắc chắn
do TIA của các ông Triều Châu đời Ngô.
TÍA của Nam Kỳ thì ngày nay đã hết được dùng rồi, vì đã hết các chú rể gọi bố vợ
là TIA, chớ cách đây 50 năm, vẫn còn được dùng lai rai.
XƯNG XA: Có một thứ quà ăn chơi mà miền Nam gọi tên như thế.
Người Tàu cho rằng đó là danh từ của họ, nhưng yêu cầu họ viết ra chữ thì chẳng
có gì là XƯNG XA cả. Họ nói bướng, chớ XƯNG XA là tiếng Việt, chúng tôi để danh
từ nầy vào Chương vay mượn của Tàu, vì chữ XƯNG bí mật trong đó. Người Tàu viết
chữ thì ta đọc là THẠCH HOA THÁI. Thái là RAU. Nhưng ở đây thì Rau lại là Rau của
hoa đá, tức là Rong biển vậy, mà miền Nam gọi là RAU CÂU, tức Rau lấy từ dưới
nước như là CÂU CÁ.
Tự điển K.T.T.Đ cho biết là danh từ Việt là XOA XOA. Thật ra thì người miền Bắc
không có nói xoa xoa, mà nói THẠCH XOA, tức ghép một tiếng Tàu và một tiếng Việt.
Thấy rõ là XA Nam Kỳ và XOA miền Bắc đồng gốc, nhưng gốc nào?
Đó là gốc Lạc bộ Mã. Nam Dương gọi món đó là Aga Aga. Âu châu cho vay mượn,
nhưng vay của Nam Dương, còn ta thì vay của khách trọ hồi năm 500 trước Tây Lịch,
tức vay của tổ tiên người Mường.
Nhưng ta biến thế nào mà âm G hóa thành âm X, bởi đáng lý gì ta phải gọi món đó
là Ga Ga, chớ không là XOA cũng không là XA.
XƯNG XÁO: Giống thạch xoa nhưng đen, không biết chữ nghĩa là gì, nhưng được người
Quảng Đông gọi là XƯNG XÁO. Yêu cầu họ viết ra chữ thì họ viết bậy bạ là LƯƠNG
(Mát). Nhưng nếu LƯƠNG là XƯNG còn XÁO là gì thì họ cũng chẳng biết.
Ấy, ta biến XOA thành XƯNG XA có lẽ vì nó giống XƯNG XÁO phần nào. Và XƯNG thì
là ngữ nguyên bí, bởi người Tàu bán Xưng Xáo lại không bảo đảm rằng Xưng =
Lương, cũng không hề biết Xáo là gì.
Theo chúng tôi đoán thì XÁO cũng cứ là Thái = Rau, đọc theo giọng Phúc Kiến, và
XƯNG quả thật là Lương. Xưng Xáo = Lương Thái. Người Tàu mà chúng tôi yêu cầu
viết ra chữ là người Quảng Đông, y không biết giọng đọc của Mân Việt nên y mới
bí.
Vậy ta ghép Xưng vào Xa là ghép 1 tiếng Tàu với 2 tiếng Lạc bộ Mã: Lương + Aga.
KHỔ TAI: Một món ăn khác mà dân miền Nam rất ưa và họ gọi là KHỔ TAI. Cái tai nạn
nào làm cho họ khổ? Không, đó là tiếng Tàu (tiếng Tàu chớ không phải chữ Nho) do
người Triều Châu đưa vào xứ ta, họ đọc tiếng Tàu sai giọng vì họ là Lạc bộ Mã
và KHỔ TAI = HẢI TẢO, một thứ rong biển mà họ nấu với đường để bán cho dân miền
Nam ăn. Người Triều Châu đọc là HỔ TAI, ta thêm chữ K vào là loạn xà gần hết.
XÍ MỤI: Thật đúng là XÍU MỤI chữ Nho là TIÊU MAI, do Quảng Đông đưa vào.
ĐẬU HỦ: Món nầy ở đất Bắc gọi là ÓC ĐẬU. Cũng do Quảng Đông đưa vào.
XÁ XẨU: Y phục ngắn của bình dân Trung Hoa, không biết chữ nghĩa ra sao, và
nhóm nào đưa vào.
CÔNG XI: CÔNG TY, do Quảng Đông đưa vào.
HỦ TIẾU: Không biết chữ ra sao, nhưng do Quảng Đông đưa vào, họ nói là Phải,
không hiểu sao ta lại biến thành Hủ Tiếu.
XÍU MẠI: Không biết chữ nghĩa ra sao, nhưng cứ là Quảng Đông. Đa số các món ăn
đều do Quảng Đông đưa vào.
TÀI CÔNG: Tài do TẢI là CHỞ. Tài công là thuyền trưởng thương thuyền. Không biết
nhóm nào đưa vào vì nhóm nào cũng đọc TẢI khá giống nhau.
HÊN: Do HƯNG. Triều Châu đưa vào và họ đọc là HINH thì đáng lý ta phải viết là
HÊNH.
XUI: Tiếng nầy đất Bắc có nhưng vay mượn lâu đời hơn và nói là XÚI QUẨY. Do chữ
SUY mà ra, đọc theo Triều Châu, Hên Xui = MAY RỦI.
XÍNH XÁI: Bán rẻ. Không biết chữ nghĩa ra sao, nhưng do Triều Châu đưa vào,
nhưng nhóm nào cũng nói Xính Xái. Miền Bắc đã vay mượn hàng ngàn năm trước, hiểu
theo nghĩa khác và đọc là xí xóa.
NHẨM XÀ: Buốc boa. Nhưng ta chỉ nói đùa đôi khi, không vào ngôn ngữ như lì xì.
CHẠP PHÔ: Chỉ là Tạp hóa, do người Quảng Đông đưa vào. Nhưng chính người Quảng
Đông lại cho nó cái nghĩa hạn chế là thực phẩm: trứng vịt, tôm khô, cá khô, v.v... còn các cửa hàng bán các thứ khác cũng tạp nhạp lại không được gọi là chạp phô.
GIÒ CHÁ QUẢY: Cũng cứ do người Quảng Đông. Thật đúng là Dầu chá quảy tức
con quỷ nướng trong dầu, chỉ loại bánh bột mì chiên mỡ.
LY: Cốc bằng pha lê, do người Quảng Đông đưa vào, họ gọi là PÓ LÝ PÚI, tức PHA
LÊ BÔI, ta nuốt hết, chỉ chừa lại LÝ và đọc là LY.
XÌ THẨU: Chữ Nho là SỰ ĐẦU = Chef de service, do Quảng Đông đưa vào, nhưng bị
ta hiểu là ÔNG CHỦ. Có vài báo Tàu gọi cái chức TỔNG THƯ KÝ TÒA SOẠN là SỰ ĐẦU.
TÀU KÊ: Đại gia, đúng thật là TOA KẾ, do Phúc Kiến đưa vào để chỉ người nhân vật
quan trọng. Bị ta dùng để chỉ TÚ BÀ. Điều nầy rất hay là Nam Dương và Nhựt Bổn
đều có mượn chữ GIA và đều đọc là Kê, vì cả bốn: Nam Kỳ, Phúc Kiến, Nam Dương,
Nhựt Bổn đều là Lạc tuốt hết chớ Âu tức Thái, tức Quảng Đông, đọc là KÁ.
TÀO CÁO: Nhân viên quan thuế đi bắt rượu lậu. Người Triều Châu làm nông nghiệp
và nấu rượu lậu rất nhiều. Họ gọi nhân viên đó là ĐẠI CẨU tức CHÓ LỚN mà họ đọc
là TOA CÁO, bị ta biến thành TÀO CÁO.
HUI NHỊ TÌ: Từ ngữ dùng để đùa, có nghĩa là Chết. Do Quảng Đông đưa vào. Quảng
Đông là Thái, và động từ ĐI của Trung Hoa bị họ thay bằng động từ Thái là HUN
mà họ đọc theo cổ thời là HUI. HUN là lên đường. Nhị tì là nghĩa địa.
Thế có phải nước Tây Âu là nước của người Thái hay không?
NẢ: Một thứ giỏ mây hơi giống cái quả nhưng có quai xách, người Tàu dùng để đựng
quà đi biếu xén bà con. Không biết do ngôn ngữ của ai, nhưng do Triều Châu đưa
vào Nam.
Ô: ÂU, cái VỊM nhỏ bằng Thau mà Triều Châu đưa vào Nam, ta dùng đựng trầu cau,
thay cho cái cơi đất Bắc. Ô Trầu = Cơi Trầu.
XIÊM LO: Xiêm lo là một thứ canh nấu toàn bằng rau đậu v.v... không có thịt cá gì
hết, và Cao Miên nói là SO LOM. Nhưng Triều Châu nói là XIÂM LỐ.
Đó là danh từ của lính tráng của vua Tàu của nước Xiêm la là Trịnh Chiếu, đã đến
đánh Hà Tiên của Mạc Cửu. Thường thì họ thắng, nhưng cũng có khi thua, bị bắt
làm tù binh rồi sau được phóng thích cho làm thường dân. Khi họ nói ra tên của
món canh đó, thì họ có để tiếng CANH ở trước. Canh Xiêm lố, là canh nấu theo
dân Xiêm La. Ta và Cao Miên ngộ nhận, bỏ tiếng Canh và ngỡ XIÊM LO, SOM LÔ là
danh từ, và có nghĩa là canh rau đậu.
Loại canh nầy, hình như đất Bắc gọi là canh suông, có G, và xin đừng lầm với
món SUÔN, không có G là một thứ canh gần như là một xa xỉ phẩm, không ăn với
cơm, mà để ăn chơi với bún.
Triều Châu và Phúc Kiến đưa tiếng Tàu vào miền Nam rất nhiều, nhưng xét kỹ ra
thì chỉ có bốn danh từ còn bao nhiêu đều là danh từ Mã Lai hết. Triều Châu,
Phúc Kiến, Hải Nam là ba nhóm Trung Hoa còn giữ được nhiều danh từ Mã Lai nhứt,
và chúng tôi đếm được trên 300. Những tiếng không len vào Việt ngữ, nhưng ta biết,
cũng là tiếng Mã Lai. Thí dụ ĐẠI TIỆN, họ nói là BẮNG XÁI, Nam Dương nói là
BUANG BƠSA.
Nhưng không vì thế mà có Mân ngữ đâu, bởi một vài trăm danh từ không tạo ra một
ngôn ngữ được. Họ nói tiếng Tàu sai giọng, chỉ có thế thôi.
Ngữ nguyên bí
Miền Nam có ba danh từ mà chúng tôi tìm mãi không ra nguồn gốc.
VỚ = Bít tất.
TÔ, TỘ = Bát lớn. Không có dân tộc nào ở Đ.N.A nói như vậy hết. Tất cả đồng bào
Thượng đều có danh từ riêng để chỉ tên chén bát, tức họ không có học của Tàu
như ta. Nhưng họ vẫn không có TÔ và TỘ.
XÀ LỎN = Quần đùi. Cách đây 50 năm phụ nữ ta chưa mượn danh từ XI LÍP thì các
cô gọi xì líp là QUẦN LỒNG, còn đàn ông gọi quần đùi là XÀ LỎN. Thấy rõ là đồng
gốc, mặc dầu hai món đó hơi khác nhau, chỉ hơi khác vì thuở xưa quần lồng khá
giống quần đùi chớ không quá hẹp.
Chúng tôi thấy người Tàu viết chữ là SA LÔNG (Cát rồng) là biết họ phiên âm,
nhưng đó là họ phiên âm danh từ Sarong của Mã Lai, chớ không phải Xà Lỏn của
ta, bởi hai thứ khác nhau một trời một vực.
Mã Lai
Oái oăm thay, từ khi dân ta di cư vào Nam, tức từ đầu thế kỉ 17, thì ta chỉ học
của Mã Lai có năm danh từ, không kể hàng ngàn danh từ khác mà chúng tôi cho là
của Phù Nam.
MÃ TÀ: Do Mata Mata của Phi Luật Tân, đã giải thích ở nơi khác.
BẮT KẾ: Thắng xe do Kêrơta của bọn Mata Mata được giải ngũ và ở lại Sài Gòn.
XÀ ÍT: Danh từ nầy đã bị bỏ từ 50 năm nay, nên không giải thích.
SARÔNG: Tấm vải quấn quanh thân dưới thay cho quần, Nam Kỳ cũng gọi là CHĂN,
Nguyễn Siêu, trong P.Đ.D.Đ.C viết là VĂN vì sách đó là sách chữ Nho, viết chữ
chăn không được.
SẦU RIÊNG: Do Durion, Durian, Surian.
Ấn Độ
Ấn chỉ đưa vào miền Nam có bốn danh từ.
CÀ RY: Món ăn, Pháp viết là CARY, Anh viết là CURRY.
NỊ: Một loại mỡ đặc biệt của họ.
ĐĨ: Đây là danh từ Tamoul Nam Ấn, tức cũng của chủng Mã Lai, họ đọc là CHANĐI.
XÉT TY: Do CHETTY. Ta ngỡ CHETTY là kẻ cho vay, nhưng tên của những ông Chetty
luôn luôn có CHETHIAR trong đó. Thế nên là tên của giai cấp, chớ không phải là
tên người, cũng không phải là danh từ chỉ nghề nghiệp.
Cả bốn tiếng vay mượn đều mang âm I cuối.
Cao Miên
THAO LAO: Cây bằng lăng của ta, được Đ.N.N. của Tàu viết ra chữ là BÀN LÂN. Cao
Miên gọi là SRÔLAU.
SẦU ĐÂU: Cây soan. Đã giải rõ nguồn gốc ly kỳ của Cây Soan ở Chương khác.
BỒ NÂU: Do PÔNÂU, một loại trái để nhuộm.
MẶC NƯA: Do KRONOT
KÈ: Do CHRE
MĂNG CỤT: Ai cũng tưởng đây là tiếng Mã Lai, nhưng sự thật thì Nam Dương gọi
khác. Chỉ có Thái Lan và Cao Miên với ta gọi là Măng Cụt. Nhưng nước Thái Lan
là quốc gia sơ sanh, nên chúng tôi cho là do gốc Cao Miên.
MO: Ván cong lại vì quá mỏng và quá khô. Đúng là BÔÔ.
CHÙM BAO: Tên cây mà trái dùng trị bịnh hủi. Đúng là ĐOM BAU AU. Rất đỏ. Ta nói
ĐỎ AU tức đỏ lắm. Đúng là CHXOAU, nhưng CHXO dính với AU chớ không phải là ĐỎ.
PHÁT ÁCH: Bịnh đầy bụng (Incligestion pour avoir trop manger). Đúng là PHO ẾCH.
BƯNG: Đầm lầy. Cách đây 20 năm, ta lại tân tạo BƯNG BIỀN.
VÀM: Cửa sông. Do PIAM.
RẠCH: Phụ lưa. Do PREK.
CÀ TĂNG: Một loại phên thấp bằng mây, cuốn tròn lại thì thành một thứ bồ lúa nhỏ.
CÀ RÀNG: Một loại bếp mang đi được, cả bếp lẫn ba ông táo, chỉ nhỏ bằng cái
nón, đặt trên bếp ẩm ướt, đặt trên thuyền đều tiện.
CÀ RÒN: Một loại bao đan bằng lát.
CHÀ GẠC: Một thứ rựa ta biết, nhưng không có dùng.
CÀ VOM: Một loại ghe thuyền.
SẠ: Động từ do lúa sạ mà ra và có nghĩa là gieo cẩu thả.
LÚA SẠ: Do SRAU chỉ có nghĩa là lúa. Nhưng đó là lúa đặc biệt, nước lụt cao lên
tới đâu, nó lên theo tới đó mà không chết. Hầu hết tên các loại thóc đều là
danh từ Cao Miên, nhưng quá nhiều, không thể chép ra được. Thí dụ: LÚA ỪNG CO
hoặc NÀNG CO, lúa SA MO, vân vân.
Ta biết rất nhiều danh từ Cao Miên vì sống gần nhau, nhưng không kể vào đây, vì
những danh từ ấy không vào Việt ngữ. Cũng không kể hàng ngàn danh từ chung của
chủng Mã Lai, và không kể luôn hàng trăm danh từ vay mượn qua lại hồi cổ thời.
Mạ
Ta học của Mạ nhiều bằng của Cao Miên. Điều nầy chứng tỏ rằng thuở ta di cư vào
Nam, dân số đông đảo vào hàng thứ nhì là người Mạ, người Cao Miên chỉ đông vào
hàng thứ tư thôi, ít hơn cả người Tàu nữa. Người Mạ kém cỏi hơn người Cao Miên
nhiều bực thế mà ta học với họ nhiều bằng với Cao Miên thì chỉ có một lối hiểu:
Họ đa số hơn người Cao Miên.
SÉT: Han rỉ. Do SET.
CẨM LAI: Một thứ gỗ quý. Do LAI
CHIM SẮC: Do SIM RẮC.
CÁ LÒNG TONG: Do Ka Rangtong.
CÁ SÀ LẸP: Do Ka Salet.
ĐAU XÓC: Đau lói. Do Sốt.
CHẾT GIẤC: Ngất đi. Do CHƯT LAWÂT. Người Khả Tu ở Quảng Ngãi nói là CHET RANGAT
tức CHẾT NGẤT của miền Bắc. Mạ và Khả Tu thường trùng danh từ với nhau và với
ta.
CÀ NANH: Trạng từ nầy không có mặt trong tự điển Nhựt Bổn nên chúng tôi cho là
gốc Mạ: CANĂNH.
NGẦY NGÀ: Cũng không có trong tự điển miền Bắc, mà cũng không nghe người miền Bắc
nói. Do NGAY NGA = Hay rầy mắng.
RỊ: Cũng không thấy miền Bắc có. Do DRI = Kéo mạnh sợi dây.
TRĂNG: Động từ TRANG của người Mạ chỉ có nghĩa là bỏ tù. Ta biến thành danh từ
để chỉ GÔNG, CÙM của miền Bắc, và dùng với động từ ĐÓNG. Đóng trăng = Đóng
gông.
Thuở còn sanh tiền ông Nhất Linh thường hỏi chúng tôi nghĩa của những danh từ
miền Nam mà ông cho là kỳ dị: Đóng trăng, Thét rồi, Nhè v.v...
Thát: Mãi rồi. Do Thet.
NHÈ: Đúng vào nơi không phải chỗ. Do TAHE.
CỐT: Đốn cây. Do CÔL. Toàn thể đồng bào Thượng đều có động từ nầy. Người Chàm
cũng có nên các ông Tây cho rằng ta và Thượng học của Chàm. Sự thật thì đó là động
từ của Lạc bộ Trãi mà Lạc bộ Mã không có, mà Chàm là Lạc bộ Mã. Hễ đồng bào Thượng
có cái gì đều bị các ông Tây cho là học của Cao Miên và của Chàm tuốt hết.
XÀ NIÊNG: Một loại quỷ rừng do NUÔN của Mạ và do Chak Niêng của các phụ chi Mạ
như Cil, Kâyông, v.v...
LUNG: Nhiều lắm. Do LUNG. Hồ Biểu Chánh luôn luôn dùng trạng từ nầy, thay cho
nhiều.
BẬU: Ta dùng để gọi vợ, như EM ngày nay. Nhưng BAU của Mạ còn có thêm nghĩa là
CƯỚI.
QUA: Ta còn dùng để tự xưng với vợ hoặc người yêu, hoặc em út, như ANH. Do một
phụ chi của Mạ. Đại danh từ này vốn là TƯA, do ta hiểu lầm, nó chỉ có nghĩa là
TÔI mà thôi.
DẦU LONG: Một loại cây dầu tên là KLONG.
Cũng nên biết rằng dân Mạ cũng có danh từ Đồng hàng trăm năm rồi dưới hình thức
ĐANG và ĐỜNG. Ta di cư tới thì đặt tên con sông Đồng Nai bằng cách thêm tiếng
NAI vào là đủ. Hiện nay họ chỉ còn chiếm đất ở ngọn Đồng Nai và vẫn tiếp tục gọi
sông đó là sông Đờng, mặc dầu ở địa bàn của họ không còn đồng bằng nào nữa hết.
(Chúng tôi không kể hàng ngàn danh từ chung của chủng tộc vào đây, vì Mạ là Lạc
bộ Trãi, vốn là thần dân của Lạc bộ Mã là người Phù Nam.)
Tên của ngọn sông Đồng Nai bị các nhà địa lý và các nhà vẽ dư đồ làm cho sai
đi. Ngày nay có nhiều cậu học sinh, đọc là ĐÁ DỰNG. Nguyên người Mạ gọi sông Đồng
Nai là ĐẠ ĐỜNG = SÔNG ĐỒNG. ĐẠ là hình thức đầu tiên của danh từ nước, cũng có
nghĩa là sông.
Nhưng các ông Tây đã kí hiệu là DA DUNG. Các ông không biết chữ Đ của ta, các
ông lại ghi cái âm Ờ của Mạ thành chữ U với hai cái chấm ở trên. Tây đi rồi, các
ông Việt biến thành Đa Dung. Nhưng học trò thấy rằng ĐA DUNG cứ còn vô nghĩa
bèn đọc là ĐÁ DỰNG.
RỌNG: Do Rong, tức nhốt trong Kurong, tức trong lồng chim. Nhưng ta biến thành
Rọng để chỉ việc nhốt cá trong VỊM. Nhưng ta học của Phù Nam hơn là của Mạ, bởi
Mạ không bắt cá nhiều như Phù Nam.
LUÔN: Đất Bắc chỉ có một trạng từ LUÔN có nghĩa là không bao giờ nghỉ ngơi. Làm
luôn tay. Ở Nam có một trạng từ LUÔN thứ nhì, mà thường thì người Nam lẫn lộn
hai tiếng, còn người Bắc thì hiểu lầm. LUÔN của miền Nam có nghĩa thật rõ là:
Tiện tay làm thêm một công việc, chỉ một thôi, vì cả hai công việc có thể chỉ tốn
4 phút đồng hồ, tức không hề mang ý nghĩa không nghỉ ngơi của miền Bắc. Thí dụ:
“Mầy quét nhà rồi quét sân luôn nghen”.
Trạng từ LUÔN thứ nhì của miền Nam là biến dạng của từ LUUÂN của người Mạ, và
người MẠ cũng dùng với ý nghĩa đó, tức miền Nam có biến dạng khi vay mượn nhưng
không có biến nghĩa.
NHÓT: Do NHÓT, chỉ tánh cách teo lại của gỗ vì quá khô.
CÁ CHẠCH LẤU: Do KA LAUUA, một loại trạch (lươn) nhiều màu rực rỡ, chuyên sống ở
đáy đầm, được dân miền Nam nuôi trong bồn cá vàng, vừa để trang trí, vừa dùng
nó làm kẻ hốt rác vì nó chuyên ăn phân của các loại cá khác.
BE: Cây đã đốn nhưng chưa cưa ra. Sau khi sống lẫn lộn với ta hàng trăm năm từ
lối Mỹ Tho đổ lên Biên Hòa, người Mạ rút khỏi Biên Hòa, vào rừng, nhưng có nhóm
còn hợp tác với ta bằng cách làm tiều phu cho các nhà khai thác lâm sản ở Biên
Hòa.
Những danh từ về nghề lâm sản, phần lớn là của họ, nhưng quý vị đã thấy nãy giờ.
Anh
Tiếng Anh đi vào Việt ngữ không nhiều, và đều do người Pháp đưa vào cả, chỉ có
một danh từ độc nhứt là tiếng CỐC mà chính người Anh đã trực tiếp đưa vào. CỐC
do CUP. Thời Lê-Trịnh người Anh đã thử đặt chơn ở xứ ta và có liên lạc với cả
Chúa Trịnh, lẫn Chúa Nguyễn, có tặng quà qua lại, và trong các món quà có chén
uống rượu bằng pha lê mà họ gọi là CUP ta biến thành CỐC. Đó là món quà miền
Nam gọi là LY do ngữ nguyên khác.
Trò chơi Oẳn tù tì được nói tên bằng tiếng Anh, nhưng có lẽ do người nước khác
đưa vào, vì người Anh không đặt chơn được ở xứ ta.
Chương XXI - Man di thượng hạng và man di hạng bét
Người Tàu gọi Việt và Chàm là man di. Nhưng vào cổ thời cả Việt lẫn Chàm đều có
danh từ man di riêng để chỉ các dân kém hơn họ.
Danh từ của Việt và Chàm là CHU, ngày nay Chàm còn dùng, nhưng Việt đã đánh mất,
nhưng còn dấu vết đó đây. Thí dụ: chợ Chu, một nơi mà người Việt toàn tỉnh chỉ
chiếm có 5% dân số.
Ta nói chuyện cây Chu Đồng, mà ĐỒNG là danh từ của đồng bào Thượng, chỉ cây trụ
cao mà họ trồng để tế lễ thần NDU của họ. Vậy Chu Đồng là Cây Đồng của dân Chu.
Nhưng người Chàm thì còn dùng mạnh danh từ Chu để chỉ các nhóm Lạc bộ Trãi sống
quanh họ, hiện nay, tức là quanh Ninh Thuận, và nhóm Chu nổi danh nhứt là Chu
Ru, dân đang giữ kho tàng của ông vua Chàm cuối cùng.
Người Chu Ru lại có danh từ riêng có nghĩa là man di, để chỉ dân kém hơn họ là
dân CIL, chưa biết đóng khố. Nhưng dân Cil là Lạc bộ Trãi chớ không phải là
Mê-la-nê. Có vài nhóm Cil ra mặt sống với các dân khác và rất thông minh.
Danh từ “man di” của Chu Ru là JUA. Không rõ người Cil có danh từ man di riêng
để chỉ ai nữa hay không, có lẽ có, vì dân Mê-la-nê kém hơn họ, chưa biết làm lửa
như họ.
Dùi đánh đục, đục đánh săng, và man di có giai cấp, từ man di sang, đến man di
hèn.
Kể ra thì người Chàm nể ta lắm nên mới gọi ta là man di bằng tiếng Phạn đọc sai
là Yuan, tức là man di hạng đờ luýt, bảnh hơn CHU nhiều lắm.
Nhưng rồi ta sáng tác danh từ man di khác Chàm. Ta nói là Mọi, cũng cứ để chỉ
những đồng bào chậm tiến của ta.
Mong rằng từ đây, man di, mọi sẽ được dùng không phải để chỉ đồng bào Thượng,
mà để chỉ kẻ nào không chịu biết rằng Thượng và TA đồng gốc tổ.
Chương XXII - Trãi và Mã
Sau khi đọc quyển sử của chúng tôi, bạn bè và thân hữu hỏi “Anh nói ta là Mã
Lai. Tôi cũng biết vài tiếng Mã Lai, nhưng nó lại không phải là tiếng Việt
Nam.”
Chắc nhiều độc giả cũng thắc mắc như thế, nhưng họ không quen biết với chúng
tôi nên không hỏi gì được. Và chắc còn lâu mới là hết ngộ nhận. Thành thử có những
điều mà nhiều người cho là rất giản dị, lại bị chúng tôi nói đi nói lại hoài
hoài.
I) Thứ nhứt, không nên nghĩ rằng chỉ có những dân tự xưng là Mã Lai, mới là Mã
Lai. Đại Hàn không bao giờ tự xưng là Mã Lai hết, nhưng họ lại là Mã Lai thuần
túy. Người tự xưng là Mã Lai, lại nói tiếng Ba Tư.
II) Sự giống nhau của danh từ, tùy thuộc rất nhiều điều kiện, không thể giống
nhau 100% được.
Trong quyển sử, chúng tôi đã cho một con số: Ta và Nam Dương giống nhau 40%. Thế
thì không nên hỏi tại sao là nói Cái Áo, họ không nói Cái Áo.
Nay chúng tôi đổi lại như thế này:
I) Ta và họ giống nhau đến 99,99%, nếu chỉ tính những danh từ của con người cổ
sơ.
II) Ta và họ chỉ giống nhau 10% nếu tính về toàn thể danh từ hiện kim.
III) Con số 40% là tỉ lệ giống nhau của ngày tái hợp.
Và xin nhắc lại rằng có hai thứ Mã Lai. Thứ Mã Lai làm chủ Hoa Bắc, đã di cư đến
cổ Việt cách đây 5000 năm, được tiền sử học đặt tên là Austrosiatiques, chúng
tôi đặt tên là Mã Lai đợt I, Tàu đặt tên là Lạc bộ Trãi.
Thứ Mã Lai làm chủ Hoa Nam đã di cư đi Nam Dương cách đây 2500 năm, được tiền sử
học đặt tên là Austro – nésiens, chúng tôi đặt tên là Mã Lai đợt II, và Tàu đặt
tên là Lạc bộ Mã.
Hai thứ Mã Lai ấy đáng lý gì giống nhau 100% vì đồng chủng và tách rời ra chưa
lâu. Nhưng họ lại chỉ giống nhau có 99,99% về các danh từ cổ sơ vì bọn đợt II
đã sáng tác một danh từ mới để gọi cái CHƠN. Đó là CẲNG.
Nhưng ngày nay thì không phải thế, vì 5000 năm đã qua rồi, họ biết thêm không
biết bao nhiêu là thứ và sáng tác khác nhau hết.
Lửa là phát minh đầu tiên của nhơn loại, nhưng lại không thuộc vào số danh từ cổ
sơ, vì loài người xuất hiện xong, nhiều chục ngàn năm sau mới thành chủng tộc.
Thành chủng tộc rồi thì mỗi nhóm phát minh lửa không đồng lúc, không đồng địa
bàn với nhau.
Nhà bác học P. Paris, nhận thấy rằng dân thiểu số Xi Tiêng ở Bình Long, làm lửa
theo một phương pháp khác các dân tộc thiểu số khác ở V.N. và phương pháp của họ
cổ sơ hơn.
Vậy người Xi Tiêng biết lửa sau các dân tộc khác, và dĩ nhiên, họ có thể gọi lửa
không giống ai hết. Nếu họ giống ai là vì họ học theo.
Người Nam Dương rất văn minh vào năm họ di cư, sánh với các thứ Mã Lai khác.
Nhưng đến Nam Dương, họ chịu ảnh hưởng ngoại lai, nên họ gọi lửa bằng danh từ của
Lưỡng Hà. Cả người Chàm cũng thế.
Hiện nay trong lãnh thổ Việt Nam và ở Đ.N.A có ba hệ danh từ Lửa tất cả. Đáng
lý gì, bằng vào đó là biết rằng có 3 giai đoạn biết lửa khác nhau. Nhưng danh từ
Chàm và Nam Dương lại là danh từ Lưỡng Hà. Thành thử ta không còn biết là có
hai hay có ba. Danh từ của Việt Nam thuộc hệ thống PLƠN. Danh từ AGNI của Ba Tư
Ấn Độ, bị Nam Dương biến thành API, Chàm biến thành APUI.
Khi mà LỬA, một món có lâu đời hơn cái nồi, cái nhà, mà cũng khác nhau, thì đừng
mong thấy những danh từ sáng tác sau lửa, lại giống nhau được.
Số lượng danh từ giống nhau tùy thuộc thời điểm tách rời nhau của các nhóm
trong chủng tộc. Hễ họ tách rời ra trước khi biết lửa thì danh từ Lửa phải khác
nhau, hễ họ tách rời ra sau khi biết lửa thì danh từ Lửa phải giống nhau.
Lại có bọn, về sau bị ảnh hưởng ngoại lai, dùng danh từ lửa của ngoại chủng thì
lại còn không thể biết gì hết về thời điểm họ tách rời nhau.
Vậy căn cứ vào danh từ LỬA cũng chẳng biết gì cho nhiều, mặc dầu ai cũng tưởng
lửa là món cổ sơ. Ta là Lạc bộ Trãi. Đồng bào Thượng là Lạc bộ Trãi. Thế mà ta
nói LỬA theo Lạc bộ Chuy, trong khi đồng bào Thượng thì thống nhứt về lửa.
Vậy hồi cổ thời lưu vực Hồng Hà đã đón nhận một số dân Lạc bộ Chuy đông đảo lắm,
nên mới mất danh từ lửa và nói theo Lạc bộ Chuy.
Trãi Chuy
UNH: Mạ
|
PLƠN: Cao Miên
|
ÔNH: Xi Tiêng
|
LỬA: Việt Nam
|
ON: Sơ Đăng
|
|
DÍ: Ka Tu
|
|
QUÚ: Kuy
|
|
Thế thì bằng vào danh từ, rất khó phân biệt Trãi và Mã, phương chi trong lãnh
thổ V.N có nhiều nhóm Trãi chậm tiến và được người Chàm (Mã) khai hóa, như Chu
Ru, nhứt là Rôglai. Rôglai dùng đến hơn 60% danh từ hiện kim của Mã.
Ở các chương đầu sách, chúng tôi có xin quý vị bằng vào chế độ hôn nhơn để phân
loại họ chớ khó lòng biết họ là Trãi hay Mã, bằng vào danh từ.
Nhưng học khá nhiều rồi thì chúng tôi khám phá được điều kỳ dị sau đây là bọn
Trãi có thể mất đến 99% danh từ, nhưng luôn luôn giữ được danh từ CHIM.
Jêh mất gần hết ngôn ngữ, nói gần như Nam Dương nhưng cứ gọi Chim là Tjjem.
Danh từ Chim của Lạc bộ Mã, khác Chim của Lạc bộ Trãi một trời một vực.
MẮT còn đại thắng hơn CHIM nữa. Vì đó là danh từ chung của cả ba nhóm: chi Lạc
Trãi, Lạc Mã và chi Ân (trừ Cao Miên thì đánh mất mắt).
Đó là một sự lạ trong nhóm Trãi. Đại khối Mã Lai, có thể mất đến 70% danh từ,
như Nhựt Bổn, vẫn giữ được danh từ Mắt. Chỉ có Cao Miên là đánh mất Mắt.
Đa Đảo:
|
MATA
|
Miền Dưới:
|
MATA
|
Chàm:
|
MƠTA [1]
|
Rađê:
|
MƠTA
|
Giarai:
|
MƠTA
|
Rôglai:
|
MATA
|
Bru:
|
MAT
|
Kuy:
|
MAAT
|
Jêh:
|
MATA
|
Mạ:
|
MAT
|
Khả Lá Vàng:
|
MAT
|
Việt Nam:
|
MẮT
|
Bà Na:
|
MAT
|
Cua:
|
MAT
|
Churu:
|
MAT
|
Koho:
|
MAT
|
Srê:
|
MAT
|
Tây Tạng:
|
MAG
|
Sơ Đăng:
|
MA
|
Thái:
|
TA
|
Nhựt Bổn:
|
MA TA [2]
|
Chương XXIII - Gió thống nhứt
Ta thấy Nam Dương gọi Gió là ANGIN, Chàm cũng thế rồi cứ tưởng rằng là chủng Mã
Lai không thống nhất về danh từ Gió, là danh từ cổ sơ, tức không đồng chủng.
Thật ra thì Chàm và Nam Dương đã đánh mất danh từ GIÓ của chủng tộc, nó vốn là
một, như MẮT, LÁ, NƯỚC.
Chúng tôi truy ra thì ANGIN là danh từ Ba Tư.
Bọn đi khai hóa Cao Miên, Phù Nam, Lâm Ấp và Nam Dương không bao giờ là Ấn Độ
như các sử gia Pháp đã viết mà là một bọn quý tộc hỗn hợp của ba thứ dân: Nhục
Chi, Lưỡng Hà và Ba Tư. Vì thế mà các quốc gia ấy mới mượn những danh từ Lưỡng
Hà và Ba Tư rất nhiều.
Tuy nhiên Nam Dương còn giữ được danh từ Gió trong một trường hợp độc nhất là
GIÓ CHƯỚNG mà họ gọi là SAKAL.
Danh từ đó là: KAL = Gió, SA = Nghịch.
Đại Hàn:
|
Kam D (TT) A
|
Xi Tiêng:
|
Cal
|
Mạ:
|
Cal
|
Mạ:
|
Chhal
|
Làc:
|
Kàl
|
Jêh:
|
Kayaal
|
Nhựt Bổn:
|
Kaze
|
Khả Tu:
|
Kơya
|
Hrê:
|
Yau
|
Khả Lá Vàng:
|
Yưl
|
Việt Nam:
|
Gió
|
Ba dân tộc là Hrê, Khả Lá Vàng và Việt Nam đã đánh mất âm đầu KA, KƠ biến thể của
Kal, mà chỉ giữ có cái đuôi, nhưng cái đuôi của họ lại mọc khác các cái đuôi
khác: Yau, Yưl, Gió, hơi khác Yal, Zê, Ya, nhưng vẫn thấy là đồng gốc. Nhưng
khi sợi chuỗi biến dạng được ráp nối lại với một số dân tộc thì cái dây xích
GIÓ, còn nguyên vẹn, và nó chỉ là một, chớ không là hai như GIÓ và ANJIN đã cho
ta cảm tưởng sai lầm.
Thành thử khi nào mà một danh từ chỉ một vật, một ý của con người Mã Lai cổ sơ,
mà không giống với danh từ Nam Dương thì nên coi chừng. Nam Dương đã đánh mất cả
danh từ MÙA nữa và vay mượn MUSIM của ARập.
Dĩ nhiên là những danh từ chỉ các vật, các ý niệm văn minh của họ mà có khác
ta, ta đừng thắc mắc, bởi về sau thì cái gì cũng khác hết. Nhưng GIÓ là chuyện
thái cổ thì nó phải là một.
Ông Nhựt rất rắc rối và không ngăn nắp gì hết, làm tự điển, không có để giữ
nguyên thành thử danh từ WAN của các ông có nghĩa là VỊNH, đọc theo Việt Nam là
OAN, thật không biết là ông ấy còn giữ được gốc tổ VỊNH biến thành WAN, hay ông
ấy đã đánh mất rồi lấy danh từ LOAN của Tàu và đọc là OAN. LOAN cuảa Tàu có
nghĩa là cái Vịnh.
Nhưng ông ấy đọc tiếng Tàu quá sức kỳ dị, thành thử ta chẳng còn biết đâu mà rờ
nữa, và cả chính ông ấy cũng chẳng biết đâu mà rờ vì UYỂN của Tàu, là cái CHÉN,
cũng được Nhựt đọc là WAN (TYAWAN là Chén để uống trà, tức đã kỳ khôi rồi vì
Tàu luôn luôn nói TRÀ TRẢN chớ không nói TRÀ UYỂN bao giờ, cái UYỂN mà họ đọc
là WÔUL chỉ là chén ăn cơm, nhỏ và nhã hơn cái bát), LOAN cũng có thể bị đọc là
WAN lắm.
Tuy nhiên, một là WAN phải là biến thể của VỊNH, hay là nó phải là vay mượn
LOAN của Tàu chớ không thể khác được. Chúng tôi kết luận Wan là biến thể của Vịnh
bằng chứng là toàn thể âm L của Tàu và của Mã Lai bị ông Nhựt đọc là R, chớ
không đọc là W. Thí dụ:
Lợi = Ri
Lý trí = Richi
Lý (dậm) = Ri
Lý ngôn = Rigen v.v...
Chương XXIV - Nhứt định không là song ngữ
Chúng tôi thường tiết lộ rằng Trãi và Mã có 40% danh từ giống nhau mà không phải
là vay mượn của nhau. Đó là những danh từ thượng cổ của đại khối Mã Lai thuở sơ
khai, chỉ những vật, những ý niệm đơn giản mà họ phải nói giống hệt nhau vì đồng
chủng như Mắt, Mặt v.v...
60% không giống nhau là những sáng tác về sau mà họ đi sống riêng rẽ ở các địa
bàn khác nhau.
Nhưng có nhiều nhóm, nhứt là Thượng Việt lại dùng song song hai danh từ trong số
60% danh từ khác nhau đó. Thí dụ họ vừa nói CHẾT (Tĩnh từ của Trãi) vừa nói Mất
(Tĩnh từ của Mã).
Các ông Pháp và các ông Huê Kỳ gọi đó là dân song ngữ.
Nhưng có thể dùng từ ngữ “song ngữ” được hay không trong trường hợp đó. Nếu được
thì nhất định Việt Nam và Nhựt Bổn là hai quốc gia song ngữ không còn chối cãi.
Nhưng không, không thể nào mà là song ngữ được vì đó là vay mượn nội bộ, chớ
không phải vay mượn của một chủng khác như Thái, họ trỏ một vật vừa bằng danh từ
Thái vừa bằng danh từ Tàu.
Hơn thế sự vay mượn nội bộ ấy cũng đã xảy ra từ 2500 năm rồi. Riêng Việt Nam thì
có thể xảy ra từ 5000 năm vì bọn Trãi có một nhóm tên là Bộc Việt, không di cư
thẳng bằng đường biển từ Đại Hàn xuống Việt Nam như đa số, mà lại vượt sông
Hoàng Hà để nhập bọn với Lạc bộ Mã ở dưới sông Hoàng Hà.
Ngày nay quốc gia Việt Nam xem CHẾT và MẤT là hai tĩnh từ đồng nghĩa
(Synonymes), Nhựt Bổn xem NAO (Nữa) và MAĐÁ là hai trạng từ đồng nghĩa chớ
không bao giờ xem một trong hai là tiếng ngoại quốc, vì cái lẽ dĩ nhiên là nó
không hề là tiếng ngoại quốc mà là danh từ thứ nhì của chủng tộc.
Chúng tôi biết điều ấy, biết ngữ nguyên của tất cả danh từ, nên mới đặt ra vấn
đề, chớ Nhựt thì họ chẳng bao giờ biết NAO và MAĐA do đâu mà ra và xuất hiện
vào những thời nào, nên họ cứ xem đó là trạng từ của họ nó có ngay từ thuở họ vừa
biết tiếng người chớ không dè rằng NAO là NỮA là trạng từ của bọn Trãi và MAĐÁ
là MASÉ trạng từ của bọn Mã, NAO đã có từ 5000 năm, MAĐÁ chỉ mới có từ 2500
năm.
Đành rằng có sự vay mượn, cho dẫu là sự vay mượn đó xảy ra vào cổ thời, nhưng
cũng cứ là vay mượn, nhưng tánh cách nội bộ lại xô ý niệm vay mượn ra.
Chúng tôi đã đưa chứng tích rằng khi vua Hùng Vương thống nhứt các bộ lạc để dựng
nước Văn Lang rồi thì lấy tĩnh từ ĐAU của Khả Tu, tĩnh từ XÓC của Mạ, tĩnh từ
NHỨC, TỨC, LÓI, THỐN của các bộ lạc khác, mỗi bộ lạc cho vay một tiếng, thì sự
kiện đó nếu bị gọi là vay mượn thì Việt ngữ phải là ĐA NGỮ chớ không còn là
song ngữ nữa.
Nhưng bảo rằng vay mượn làm sao được khi mà bọn cho vay đã sẵn có 40% danh từ
giống con nợ rồi! họ đã đồng chủng từ khuya!
Khi người Bắc di cư vào Nam bắt chước Nam gọi trái DỨA là trái THƠM thì có thể
nào cho đó là vay mượn hay không? Hẳn là không. THƠM chỉ là danh từ thứ nhì do
địa phương Nam sáng tác thì địa phương Bắc có quyền lấy dùng, và xem đó là danh
từ thứ nhì của dân tộc Việt Nam và DỨA và THƠM là hai tiếng đồng nghĩa
(Synonymes).
Khi nào một người Việt Nam, thay vì nói MUỐN lại nói VẠN thì đó mới gọi là vay
mượn vì VẠN là tiếng Tàu tức danh từ của một chủng tộc khác, chớ họ có quyền
xem CẦY (danh từ Trãi) và CHÓ (danh từ Mã) là danh từ của chủng tộc Mã Lai, tức
của họ, không hề có vay mượn.
Vậy ta phải có thái độ dứt khoát về vụ này, và sẽ bất kể chủ trương song ngữ của
Pháp và Mỹ.
Hiện ta thấy ở Cao Nguyên có một số danh từ Trãi thắng thế, một số danh từ Mã
thắng thế.
Thí dụ CHIM và CHẾT thì Trãi thắng thế 90%, cho đến Đại Hàn mất gần hết ngôn ngữ
vẫn còn nói SÊ và CHUK.
Chim
|
Chết
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đại Hàn:
|
Sê
|
Đại Hàn:
|
Chuk
|
|
Bà Na:
|
Sêêm
|
Mạ:
|
Chưt
|
|
Lạc:
|
Sêm
|
Khả Tu:
|
Chet
|
|
Cua:
|
Sêêp
|
Khả Lá Vàng:
|
Pchet và Kèt
|
|
Mạ:
|
Sêm
|
Xi Tiêng:
|
Chêt
|
|
Mạ:
|
Sum
|
Bru:
|
Cuchêêt
|
|
Mạ:
|
Sim
|
|
|
|
Kuy:
|
Cheem
|
Pacóh:
|
Kachiat
|
|
Sơ Đăng:
|
Chêm
|
Việt:
|
Chết
|
|
Bru:
|
Chớm
|
|
|
|
Khả Tu:
|
Achim
|
|
|
|
Jêh:
|
Chim và Tjem
|
|
|
|
Việt:
|
Chim
|
|
|
|
Rôglai:
|
Chip
|
|
|
|
Trong khi đó thì toàn thể đều dùng danh từ của Mã để gọi con chó, từ A Sau đến
Aso, So, Ache, Cho, Thu, Chí, đều là danh từ Mã. Danh từ Trãi chỉ còn có hai
dân tộc dùng:
Đại Hàn:
|
Kai
|
Việt Nam:
|
Cầy
|
Quảng Bình:
|
Khai
|
Mặc dầu hai cuộc thắng thế đó sẽ giết mất danh từ thứ nhì là MẤT và CẦY, nhưng
không hề giết sự thống nhứt trong quốc gia Việt Nam: Việt có hai danh từ còn
Thượng chỉ có một, nhưng chẳng có gì thay đổi hết: Đồng bằng phong phú hơn núi
rừng, chỉ có thế thôi. Nhưng rồi ngày kia, 200 năm nữa chẳng hạn, Thượng sẽ
phong phú y hệt như Việt.
Nhưng nhìn tổng quát thì ta thấy Trãi thắng thế khắp nơi vì các nhóm Thượng gọi
CÂY là KI, CƠYU, chớ không gọi là BÔ CỐC BÔ CƯ gì hết, (Dĩ nhiên là trừ Rađê và
Giarai), thì sự thống nhất sẽ dễ dàng, bởi chính Việt Nam cũng chỉ còn giữ BÔ CỐC
trong một trường hợp độc nhất dưới hình thức CỐI (Cây cối) mà ta cũng chẳng hiểu
CỐI là gì nữa thì không có gì phải lo.
Chỉ phiền là danh từ Lưỡng Hà EA là Nước, do Chàm nhập vào, lại thắng thế quá lớn.
Nhiều nhóm Trãi 100% cũng đâm ra nói IA, YA thí dụ Churu, Rôglai, nhất là Jêh.
EA đi xa lên khỏi Kontum vì người Sơ Đăng biến EA thành TÊA thì đủ thấy sự thắng
thế mạnh mẽ của danh từ Lưỡng Hà đó.
Tuy nhiên đó là danh từ ngoại chủng, nhìn vào là biết ngay, không có gây lộn xộn.
Đại khối Mã Lai, may mắn quá, chỉ có một danh từ độc nhất chỉ NƯỚC, tuy ở mỗi địa
bàn đều có mỗi hình thức khác nhau, nhưng vẫn cứ là một như Sơ Đăng nói ĐÁK thì
Thừa Thiên nói NÁC toàn quốc Việt Nam nói NƯỚC thì Khả Tu nói ĐỚƠC, Bru nói
Đaưk, không có Mã có Trãi gì hết ráo, mà chỉ có Mã Lai với ngoại chủng Lưỡng Hà
mà thôi. Nhưng ngoại chủng thì muốn hất đi lúc nào lại không được.
Chỉ có đồng bào Chàm là trung thành nhất với ngoại chủng Lưỡng Hà, đọc đúng y hệt
như Lưỡng Hà, lại cho nó một nghĩa tôn giáo y hệt như Lưỡng Hà, nhưng đồng bào
Chàm không giữ vai trò chủ động được, các nhóm khác bị truyền nhiễm EA nhưng đọc
không giống, họ đọc là IA, YA, TÊA, lại không hề cho nó một ý nghĩa tôn giáo
thì họ sẽ không tha thiết lắm với EA, bằng chứng là người Sơ Đăng nói TÊA mà
cũng nói ĐÁK.
Dưới đây là cuộc biến dạng của danh từ NƯỚC, sau 5000 năm:
Mạ:
|
ĐẠ
|
Churu:
|
ĐA
|
Kôhô:
|
ĐA
|
Nup:
|
ĐA
|
Mnong:
|
ĐẠ
|
Bà Na:
|
ĐĐÁK
|
Sơ Đăng:
|
ĐÁK
|
Cua:
|
ĐAÁK
|
Xi Tiêng:
|
ĐAÁC
|
Thừa Thiên:
|
NÁC
|
Việt Nam:
|
NƯỚC
|
Mã Lai Á:
|
BANYU
|
Phi Luật Tân:
|
ĐANUM
|
Khả Tu:
|
ĐƯỚC
|
Nam Ấn:
|
TANI
|
Kuy:
|
DIAK
|
Thắc:
|
NUM và NAM
|
Bru:
|
ĐAƯK
|
Nam Dương:
|
JAM
|
Cao Miên:
|
TỨK
|
Chương XXV - Để kết luận
Những người bạn thân nhứt của chúng tôi, có theo dõi công cuộc nghiên cứu của
chúng tôi để viết quyển sử, và để viết quyển sách nầy.
Các bạn ấy nói: “Thượng với ta, có tiếp xúc với nhau, và đã học qua học lại với
nhau. Như thế có giống nhau, đâu có gì gọi là đồng chủng”.
Các nhà phê bình trên báo cũng đã nói y hệt như vậy về Nam Dương và ta.
Chúng tôi thấy rằng chỉ cần đưa ra thí dụ sau đây là đủ biện minh cho chủ
trương của chúng tôi. Con kí sinh trùng mà miền Bắc gọi là con RUN, miền Nam
không có gọi như vậy mà gọi là con LÃI. Thế nhưng người Mạ, có địa bàn ở Biên
Hoà, chỉ tiếp xúc với miền Nam, lại gọi con đó là con VRUN từ 1623, còn trước nữa,
họ gọi là gì không ai biết, bởi dân ta chỉ tiếp xúc với họ từ 1623 mà thôi.
Thế thì đồng chủng hay vay mượn?
Người Kuy, không sống trong lãnh thổ Việt Nam mà định cư tại biên giới Thái Lan
và Cao Miên từ đời thuở nào không ai biết. Thế mà:
Chim
|
=
|
CHEEM
|
Cắn
|
=
|
KÁP
|
Con
|
=
|
KOON
|
Ngày
|
=
|
TANGAY
|
Mưa
|
=
|
MIA
|
Mây
|
=
|
KMƠL
|
Mắt
|
=
|
MAAT
|
Cá
|
=
|
QAKA
|
Chơn
|
=
|
JƯN (CHƯN)
|
Trái
|
=
|
PLÁI
|
Tay
|
=
|
TÊ
|
Lá
|
=
|
HLA
|
Mới
|
=
|
KMAI
|
Mũi
|
=
|
MỦ
|
Một
|
=
|
MUUY
|
Thấp
|
=
|
TIÂP
|
Ngắn
|
=
|
NGKÉN
|
Cây
|
=
|
KAL
|
Rửa
|
=
|
RIAU
|
“Thế thì đồng chủng hay vay mượn? Nếu vay mượn thì hồi nào và tại đâu?”
“Lâu lắm, hồi cổ thời”.
“Có chứng tích rằng hồi cổ thời Mạ, Kuy, Nhựt Bổn, Đại Hàn có sống chung với ta
hay không?”
Tới đây, không có câu trả lời của bạn hữu của chúng tôi. Nhưng chúng tôi trả lời
hộ các bạn đó được:
“Có, đã có cuộc sống chung của các thứ dân ấy hồi cổ thời và quanh chân núi
Himalaya. Và có sự đồng chủng”.
Khoa học muốn bác chủ trương nào đều phải trưng bằng chứng nghịch lại, chớ
không thể chỉ nói nghịch lại mà được với khoa học. Muốn bác chủ trương đồng chủng,
phải có chứng tích rằng hồi đời Lý Bôn chẳng hạn ta có sống chung với người Kuy
và vì thế họ đã học với ta, và vào thời Đinh Bộ Lĩnh chẳng hạn, ta đã dạy Nhựt
Bổn Cây sào, Múa, May, Rửa, Nấc, Mất, Cá, Halá, Sán (xơ mít) v.v...
Bằng không chưng được những bằng chứng ấy thì một là nên cố tìm bằng chứng, hay
là không nên bác một chủ trương mà chỉ bằng cách nói nghịch lại mà không chứng
minh được.
Nếu Nhựt phải học với ta thì họ học những gì quan trọng hơn, chớ chẳng học CON
SÁN, mà chi hết. Thí dụ ta nói BƯỞI BỒNG thì họ nói ZABÔNG, hai danh từ đó có
thể ngờ là họ mới học của ta khi mua bưởi của ta về sau nầy, vì khí hậu của họ
không cho phép họ trồng bưởi, chớ họ có đâu thì giờ để học CON SÁN (xơ mít)?
Ngoài quân đội Việt Nam và thông ngôn quân đội Mỹ, thử hỏi có người Việt Nam
nào thấy mặt người Pacóh lần nào chưa? Chắc chắn là không. Thế mà người Pacóh
có động từ TÊM TRẦU, trong khi quân đội Việt Nam không có ăn trầu, các ông
thông ngôn quân đội Mỹ cũng không có ăn trầu bao giờ.
Các ông nhà binh ta có mang về Sài Gòn một động từ, đó là động từ “Bề” trong từ
ngữ “Bề hội đồng”. Đó là động từ mà dân Pacóh và Ai Lao có chung vì họ sống tại
biên giới Ai Lao, nhưng không biết ai học của ai. “Bề” nghĩa là “Thắng sau một
trận xô xát dữ dội”.
Nhưng các ông nhà binh biết quá rõ những gì họ học với người Pacóh và những gì
người Pacóh đã học với họ, chớ đừng tưởng là có sự kiện lẫn lộn cổ kim loạn xà
ngầu không còn phân biệt đâu là đâu nữa.
Khi từ ngữ “Bề hội đồng” xuất hiện trên báo hằng ngày là chúng tôi đi điều tra
lập tức, vì chúng tôi biết đó là một động từ mới vay mượn còn nóng hổi, và cần
biết là của ai, và chúng tôi được biết liền, vài ngày sau khi mở một cuộc điều
tra, nhờ gặp một quân nhơn từ vùng ấy về Sài Gòn.
Hiện toàn thể đồng bào Thượng đều có động từ và danh từ PHÁO. Nhưng chúng tôi
cũng đã điều tra và biết chắc rằng họ chỉ mới có từ năm 1956 đây thôi mà họ
tham gia vào cuộc chiến với ta, chớ trước kia thì họ tuyệt đối không nghe nói đến
TRỌNG PHÁO và PHÁO KÍCH mà nay họ diễn bằng một động từ độc nhứt là PHÁO.
Không, không thể có sự kiện lầm lẫn vay mượn mới và vốn cũ chung, như CON VRUN
của người Mạ ở Biên Hòa đã cho thấy.
Như quý vị đã thấy, trong sách nầy, Đại Hàn xuất hiện rất ít vì hai lẽ:
I) Họ đánh mất quá nhiều danh từ.
II) Chúng tôi học chưa đủ để nối kết danh từ của họ với của các nhóm khác, mặc
dầu thấy là đồng gốc. Thường, người không chuyên môn về ngữ học, đã ít tin vào
cuộc biến dạng mà chúng tôi đã trình bày, mặc dầu cuộc trình bày rất suôn sẻ, tức
có đủ các khoen nối kết, thì làm thế nào chúng tôi được ai tin vì chúng tôi thiếu
khoen nối kết giữa danh từ Đại Hàn và danh từ của các nhóm khác.
Có nhiều danh từ, chúng tôi biết nhưng không thể nối kết với Việt ngữ vì thiếu
những cái khoen, có lẽ đang nằm tại Trung Mỹ và Nam Ấn mà có thể 10 năm nữa
chúng tôi mới học xong.
Xin trở lại Chương I, đại danh từ TÔI thời cổ của chủng Mã Lai, thiếu mặt Đại
Hàn. Đại Hàn nói là NA. Biết rằng nó là biến thể của NI của Trung Mỹ, nhưng phải
có vài cái khoen đưa ta từ NI đến NA, chớ không thể bỗng dưng nói NA do NI mà
ra, mà được ai tin.
Về danh từ chỉ cái ĐẢO là một danh từ rất cổ, chúng tôi cũng không dám đối chiếu.
Chủng Mã Lai cũng có hai danh từ nhưng danh từ của Lạc bộ Mã là CÙ LAO thì tràn
ngập Đ.N.A rất dễ đối chiếu, mà cũng chẳng cần đối chiếu. Còn danh từ của Lạc bộ
Trãi là HÒN thì lại thiếu khoen nối kết vì đồng bào Thượng ở núi, không có dịp
nói đến HÒN, mặc dầu họ là Trãi, tức hồi cổ thời họ có danh từ HÒN mà họ đã đánh
mất:
Đại Hàn:
|
Som
|
|
Việt Nam:
|
Hòn
|
|
Nhựt:
|
Shim (a)
|
|
Ta biết rằng Som đẻ ra Shim (a) và đẻ ra Hòn, nhưng không thể nói ra mà ai tin
nếu thiếu khoen nối kết. Từ SAÊ đến CHIM mặc dầu quá khác, nhưng ai cũng phải
tin vì có đầy đủ tất cả các cái khoen.
Yếu tố KU đã xuất hiện rồi, cách đây 5000 năm, và có mặt trong Hàn ngữ, nhưng
chúng tôi cũng không dám lôi kéo AKU của Nam Dương vào với Đại Hàn, vì trong
Hàn ngữ, KU là phần tử của ngôi thứ nhì chớ không phải ngôi thứ nhứt như nơi Mã
ngữ, Nhựt ngữ và Khả Tu ngữ:
Nam Dương:
|
Aku
|
= Tôi
|
Nhựt:
|
(Wat) Aku (Shi)
|
= Tôi
|
Khả Tu:
|
Ku
|
= Tôi
|
Nhưng:Những cái khoen thiếu, nằm cả ở Nam Ấn và Trung Mỹ với hàng trăm phương ngữ mà
chưa biết bao giờ chúng tôi mới học xong, và chúng tôi tha thiết kêu gọi những
vị có lòng với Việt ngữ cùng học với chúng tôi vì sức của một cá nhơn rất là có
hạn.
Trong khi chờ đợi, chúng tôi thử làm một cuộc nối kết gượng ép, cho vui vậy
thôi.
Chúng tôi nỗ lực trình bày cho quý vị thấy Sam đẻ ra HÒN và SHIM(a). Chữ A của
Nhựt, hoàn toàn vô nghĩa. Dân Nhựt mắc bịnh sợ tử âm cuối, thế nên Sán (Sán xơ
mít, tức con Sên của miền Nam) mới mọc đuôi A trong Nhựt ngữ và biến thành
SANA.
Họ vay mượn CỐT (Xương) của Tàu, nhưng chữ Tàu cuối làm cho họ đau tim nên họ
cho mọc đuôi SU. Cốt = Kotsu.
Vậy SHIMA của Nhựt chỉ là SHIM, con đẻ của SOM của Đại Hàn.
Nhưng chúng tôi chưa trình ra được mấy cái khoen giữa SOM và HÒN với lại CỒN của
Việt.
Thế nên khi đối chiếu danh từ KA ở Chương I chúng tôi không dám để danh từ Đại
Hàn là KÔGHI vào, mặc dầu dám để KAĐOÓNG của Khả Tu. Chỉ cho KAĐOÓNG rụng đuôi
là đủ, nhưng từ KA đến KÔ phải có vài cái khoen nối kết.
Giữa MI Nhựt Bổn và CÁI MÌNH Việt Nam, quá dễ thấy, nhưng giữa MOM Đại Hàn và
CÁI MÌNH Việt Nam cũng cứ phải có khoen nối kết. Những cái khoen ấy, như đã
nói, đang nằm cả ở Nam Ấn và Trung Mỹ, thế nên trong quyển sử, và ở sách nầy,
các biểu đối chiếu thường thiếu Đại Hàn, họ rất cần thiết vì họ là nhóm Lạc bộ
Trãi tiên phong rời Hoa Bắc để di cư.
Giữa GAI của Phi Luật Tân và GHE của Việt Nam, rất dễ thấy sự liên hệ, nhưng giữa
PAI của Đại Hàn và GHE của ta sự nối kết không dám thực hiện vì phải chứng minh
có sự biến dạng từ âm P sang âm GH bằng vài cái khoen.
Nói PI của Đại Hàn là Máu của Việt Nam thì rất dễ chứng minh, khi ta đã chứng
minh được rằng Pi của Đại Hàn thành MƯA của Việt Nam, nhưng không phải luôn
luôn may mắn như thế.
Đại Hàn:
|
PI
|
Xi Tiêng:
|
MI
|
Kuy:
|
MIA
|
Mạ:
|
MIU
|
Sơ Đăng:
|
MÊI
|
Nhựt:
|
AMÊ
|
Nam Dương:
|
AMA
|
Việt Nam:
|
MƯA
|
Vả lại Đại Hàn mất gần hết danh từ Mã Lai, khiến chúng tôi buồn và chán nản
quá. Một dân tộc mất gần hết ngôn ngữ, nhứt là dân đồng chủng, cứ bắt ta ngậm
ngùi.
Vậy chúng tôi quyết tâm hà sinh khí cho Hàn ngữ một lần cho ngoạn mục, để cả thế
giới đều biết rằng Đại Hàn là Mã Lai.
Chúng tôi đã đối chiếu TRỐNG (gà) của Việt Nam với GÔNG (gà) của Khả Tu, một
nhóm Lạc bộ Trãi độc nhứt có tĩnh từ GÔNG = TRỐNG, và có nhắc rằng TRỐNG của Việt
Nam thì nông thôn Bắc Việt hiện kim và Việt Nam cổ thời nói là SỐNG, chớ không
nói TRỐNG.
Và Đại Hàn gọi GÀ SỐNG là GÀ SU.
SUK’OT là tĩnh từ duy nhất của chủng Mã Lai, Lạc bộ Mã và Lạc bộ Trãi đều chỉ
có tĩnh từ đó có nghĩa là ĐỰC mà Nam Dương biến thành SUKU.
Vậy Su = Đực, Trống, đẻ ra Suku, Sống, Trống và Đực của Nam Dương và của ta.
Đại Hàn
|
= SUK’OT
|
Nam Dương
|
= SUKU
|
Nhựt Bổn
|
= ÔSU
|
Việt Nam
|
= SỐNG (TRỐNG)
|
Khả Tu
|
= GÔNG
|
Dầu sao kẻ đầu đàn tiên phong cũng còn giữ được cái gì của chủng tộc để xứng
đáng cầm cờ tiên phong trên bước đường di cư vĩ đại từ Đông Bắc Á đến Đông Nam
Á, đến Nam Ấn và đến Trung Mỹ.
Có lẽ chính SỐNG đẻ ra GÔNG chớ không phải GÔNG đẻ ra SỐNG.
Suk’ot → SuKu → Ôsu → Sống → Gông → Trống
[1]Xin
đừng lẫn lộn với Mơtà = Giàu
[2]Nhật
lấy chữ Muc của Tà và đọc là Mê để chỉ Mắt, nhưng Mata còn nguyên vẹn trong nhiều
danh từ kép của họ. Y như ta, họ mượn tiếng Tàu như còn giữ tiếng Việt ở nhiều
trường hợp, thí dụ ta nói RĂNG, mà nói Nha-y-sĩ.
Phụ lục
A. Người Jêh bí mật
Người Mỹ chỉ mới đến Việt Nam có mấy năm, nhưng làm việc nhiều bằng 10 người
Pháp trong vòng một trăm năm, về ngôn ngữ Thượng Việt.
Tuy nhiên họ vẫn sai lầm y hệt như người Pháp về ngôn ngữ Thượng: họ cho rằng
Thượng Việt nói tiếng Cao Miên, trong khi Thượng Việt chỉ nói tiếng Mã Lai đợt
I, tức tiếng Việt Nam.
Cứ đối chiếu những danh từ cổ sơ nhứt của loài người giữa Cao Miên, Việt Nam và
Thượng Việt như Cá, Cây, Lá, Mắt, Trời thì đã biết Thượng Việt nói giống ai.
Sự sai lầm ấy, chúng tôi cho rằng cố ý, vì các nhà ngữ học ấy nhiều khả năng thật
sự thì không thể bảo rằng họ sai lầm thô sơ vì dốt. Nhưng chúng tôi chỉ phớt
qua về điểm đó, vì nó sẽ động chạm mạnh đền nhiều thế lực và sẽ gây hại cho
chúng tôi.
Có một điểm làm cho các ông da trắng bối rối lắm là ngôn ngữ của người Jêh. Người
Jêh là đồng bào Thượng ở cực bắc tỉnh Kontum, tức có địa bàn ở trên người Sơ
Đăng và nằm ngang tỉnh lỵ Quảng Ngãi về mặt vĩ tuyến.
Các ông da trắng thấy rằng người Jêh có ngôn ngữ giống ngôn ngữ Nam Dương đến
70% tức giống hơn người Chàm đã giống.
Thế nên vài ông kết luận rằng người Jêh đã từ Nam Dương di cư tới đó hồi Thượng
cổ.
Chúng tôi có thử giải thích nguồn gốc của người Jêh, nhưng sau khi học xong
ngôn ngữ của họ, chúng tôi thấy rằng lối giải thích của chúng tôi, tuy có căn bản
vững, nhưng vẫn sai như thường. Dưới đây là lối giải thích sai mà chúng tôi ngỡ
là đúng, nhưng cũng xin trình ra:
Quảng Ngãi thuộc vào Chiêm Động, tức trung tâm văn hóa của Lâm Ấp. Dân Lâm Ấp
không thể chấp nhận cạnh họ còn “man di”, nên họ chỉ còn một con đường đi độc
nhứt là nỗ lực khai hóa thứ người đó, và vì sự nỗ lực quá lâu đời, từ đầu Tây lịch,
nên Jêh bị Lâm Ấp hóa, rồi về sau bị Chàm hóa.
Ta biết được điều đó, bằng vào những địa danh Chàm còn sót lại ở miền Trung, nó
giống hệt các danh từ Nam Dương mà khác hẳn danh từ Chàm đời nay, tức Lâm Ấp ăn
nói giống hệt Nam Dương.
Thí dụ ở Ninh Thuận có một làng nay còn mang tên là MATI. Đó là động từ Nam
Dương có nghĩa là Chết. Nhưng chính người Chàm Ninh Thuận lại diễn cái ý niệm
chết đó bằng động từ MƯTAI.
Kết luận: người Chàm trung cổ và người Lâm Ấp cổ có ngôn ngữ giống hệt Nam
Dương không khác một nét. Sở dĩ nay họ nói khác là vì luật Swadesh, và sở dĩ
người Jêh có ngôn ngữ của người Nam Dương là vì họ bị Lâm Ấp hóa hồi cổ thời.
Hoặc cũng có thể người Chàm Ninh Thuận không phải là người Chàm. Nếu luật
Swadesh chi phối ngôn ngữ của Chàm Ninh Thuận thì chỉ có 20% hoặc 40% danh từ bị
biến dạng. Nhưng danh từ Lâm Ấp cổ thời và Chàm cổ thời khác với danh từ Ninh
Thuận đến 100%.
Nên biết rằng có một tiểu vương quốc ở Bình Tuy, Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh
Hòa, như bia Võ Cảnh đã cho biết, vốn là thuộc quốc của Phù Nam. Chàm chỉ chiếm
tiểu vương quốc ấy hồi thế kỉ thứ 9. Họ lãnh đạo, nên địa danh do họ đặt ra vì
lý do hành chánh, nhưng địa danh đó không thể ăn khớp với lối nói của người
dân. Làng thì là làng Mati, nhưng dân lại nói là Mưtai. Mà khác hết ở toàn khối
ngôn ngữ, chớ không phải chỉ khác có 20%, theo luật Swadesh, sau 1000 năm.
Người ta tự hỏi, nếu thế thì người Chàm biến đi đâu. Rất dễ biết, họ biến thành
người Việt miền Trung, và chúng tôi có chứng tích như vậy.
Các ông da trắng không có nói như chúng tôi vì các ông không biết rằng người
Jêh vốn là Lạc bộ Trãi, mặc dầu các ông gọi Jêh là Austroasiatiques, tức gọi
đúng 100% theo tiền sử học. Nhưng có lẽ các ông không hiểu hai danh xưng
Austroasiatiques và Austronésiens là gì, nên một mặt, các ông cho rằng họ từ
Nam Dương lên, một mặt các ông gọi họ là Lạc bộ Trãi, tức bọn từ Hoa Bắc di cư
xuống.
Bằng vào ngôn ngữ, chúng tôi thấy người Jêh là Lạc bộ Trãi thật sự, nhưng bị
Lâm Ấp hóa, y hệt như người Rôglai bị Chàm hóa. Những danh từ căn bản của họ là
danh từ Lạc bộ Trãi chớ không của Lạc bộ Mã.
Lối giải thích của chúng tôi có vẻ vững chãi lắm, nhưng xét lại thật kỹ ngôn ngữ
Jêh thì chúng tôi giựt mình: NGƯỜI JÊH CÓ DÙNG DANH TỪ Ả RẬP.
Khi Chiêm Thành mất Quảng Ngãi thì họ chưa theo đạo Hồi của người Ả Rập thì họ
không thể biết tiếng Ả Rập để dạy người Jêh.
Thế là chúng tôi sai. Nhưng các ông da trắng lại càng sai đậm hơn bởi các ông
nó đến một cuộc di cư vào thời thượng cổ, mà vào thời thượng cổ thì người Nam
Dương chưa biết lấy một tiếng Ả Rập nào hết, mà dân Ả Rập cũng chưa văn minh
như một ngàn năm sau Tây lịch, tức không có đi đâu cả để truyền bá ngôn ngữ của
họ tới Nam Dương. Trong khi các dân tộc lớn, dân Ả Rập là dân tộc văn minh sau
cùng hết.
Thế thì nguồn gốc của người Jêh bí mật thật sự chớ không phải chuyện chơi. Có
thế nào mà đó là những tiếng Ả RẬP do người Chàm mới đưa sau vào đó chăng, tức
sau khi họ mất Quảng Ngãi rất lâu?
Nhưng chúng tôi cũng có thể xét qua về sự có thể ấy, nhưng cũng không đúng vì
những danh từ Ả RẬP mà người Jêh dùng, toàn là danh từ mà người Chàm không có
dùng. Thí dụ: Trạng từ VÌ thì người Chàm chỉ dùng trạng từ Mã Lai là YUA, trong
khi đó người Jêh dùng trạng từ Ả RẬP là SƠBAB.
Người Chàm cũng chỉ mới theo đạo Hồi về sau, qua trung gian người Nam Dương, tức
họ còn đang ở trong thời kì Hồi hóa mạnh thì không thể bảo rằng họ đã trở về với
dân tộc họ mà chỉ mới nói YUA đây thôi, còn bốn trăm năm trước thì họ nói
SƠBAB. Không, họ chưa tiến đến giai đoạn dân tộc hóa đạo Hồi, và họ nói YAU là
đã nói từ nhiều ngàn năm xưa.
Đạo Hồi được truyền bá đi khắp nơi vào thời kỳ có sử, tức thời trung cổ Âu
Châu, tức chỉ mới đây thôi, thế mà một cuộc di cư của người Nam Dương theo đạo
Hồi, đến Kontum, sao lại không được sử biết?
Bây giờ chúng tôi xin thử giải thích khác hơn thử xem sao: người Jêh là một thứ
người với người Châu Giang, tức là thường dân đi theo gót đạo quân viễn chinh của
Java đã xâm lăng Cao Miên. Cao Miên quật cường, đế quốc Java bị đuổi đi, nhưng
thường dân còn ở lại đông đảo ở Cao Miên, ở Nam Kỳ và ở Bắc Kontum. Nên biết rằng
Bắc Kontum nằm tại ngã ba biên giới Miên-Lào-Việt. Có lẽ đó là quân xâm lăng nữa
cũng nên chớ không là thường dân, nên mới bị đuổi và phải chạy xa như vậy, chớ
thường dân Java vẫn ở lại được, ngay tại Nam Vang mà không bị trả thù.
Nhưng lối giải thích nầy lại vấp phải sự kiện sau đây là tất cả dân Java ở lại,
đều theo đạo Hồi, còn dân Jêh thì không có theo đạo Hồi. Vậy kiến giải thứ nhì
cũng không đúng, hơn thế nó lại mâu thuẫn với nhận xét của chúng tôi: Jêh thuộc
Lạc bộ Trãi, thì không thể là người Nam Dương được.
Buồn cười lắm là các ông da trắng, một mặt xác nhận rằng Jêh ngữ có 70% danh từ
giống Nam Dương, một mặt cứ tiếp tục chủ trương rằng Jêh ngữ thuộc gia đình Cao
Miên ngữ. Nhưng cái 30% còn sót lại, lại giống tiếng Việt Nam!!! Mà các ông
không biết.
Các ông không biết vì đó là cái tiếng Việt của vua Hùng Vương nó hơi khác tiếng
Việt ngày nay. Dân Jêh là dân nói PIET thay vì LƯỠI (vì thế mà dân ta đọc tiếng
Tàu XỨA là THIỆT) nói KCHIAT thay vì CHẾT, nói TÀ LÊ thay vì DỄ, nói LAANG thay
vì LƯNG, nói TMEK thay vì MUỖI, nói NANG thay vì CAU và MONANG thay vì MO CAU,
nói MANGAAY thay vì NGƯỜI, nói ĐRA thay vì GIÀ.
Nhưng thà là làm thinh khi không biết, chớ sao cho rằng họ thuộc gia đình Cao
Miên, cho dẫu là cái 30% đó cho là tiếng Cao Miên đi nữa. Nhưng các ông thừa biết
rằng cái 30% đó không phải là tiếng Cao Miên.
100% sách Pháp cho rằng Thượng Việt ngữ là Cao Miên ngữ.
95% sách Mỹ cho rằng Thượng Việt ngữ là Cao Miên ngữ. Chúng tôi xin dùng chính
luật ngữ học của người Mỹ, luật M. Swadesh để đối chiếu vài danh từ của con người
cổ sơ, thử xem Thượng là Cao Miên hay là Việt Nam.
CÁ đã đối chiếu rồi, không có mặt Cao Miên. Cao Miên gọi CÁ là TRẬY. Mắt cũng
đã đối chiếu rồi và cũng không có mặt Cao Miên. Cao Miên gọi Mắt là FNÉC.
TÔI của Cao Miên là NHUM, chẳng dính líu gì đến Ai, Any, Anh, Anhe, Aku, Ku của
Thượng Việt cả.
CHẾT
Cao Miên:
|
NGỌP
|
Việt Nam:
|
CHẾT
|
Khả Tu:
|
CHET
|
Mạ và các phụ chi:
|
CHƯT
|
Đại Hàn:
|
CHƯK
|
Pacóh:
|
KACHIAT
|
Bà Na:
|
LÔCH
|
Bru:
|
CUCHÊIT
|
Khả Lá Vàng:
|
KÈT
|
CÂY
Cao Miên:
|
CHXƠ
|
Việt Nam:
|
CÂY
|
Mạ và các phụ chi:
|
KI
|
Khả Lá Vàng:
|
KI
|
Rôglai:
|
CAYƠU
|
Rađê:
|
KIÂO
|
Thượng Việt là Cao Miên ở chỗ nào?
Ta đã đối chiếu CÁ, MẮT, TÔI, CHẾT, CÂY. Đối chiếu thêm một danh từ nữa thì
xong.
CHÓ
Cao Miên:
|
KE
|
Việt Nam:
|
CHÓ
|
Sơ Đăng:
|
CHÓ
|
Bana:
|
KÓ
|
Mạ:
|
SÓ
|
Bru:
|
ACHO
|
Thượng Việt là Cao Miên ở điểm nào?
Chúng tôi xin dựa vào một sự kiện khác để thử giải thích lần thứ ba. Người
Rôglai và người Churu cũng là hai nhóm Trãi, nhưng cũng nói giống Nam Dương lối
60, 70%. Nhưng các ông da trắng không hề dám nói đến một cuộc di cư của người
Nam Dương lên xứ Churu và xứ Rôglai, vì họ có chứng tích rằng chính người Chàm
đã khai hóa Churu và Rôglai, mà người Chàm thì nói giống Nam Dương đến 90%.
Vậy chúng tôi kết luận rằng khi Cao Miên quật cường thì một số lính Java chiếm
đóng Cao Miên, đã chạy trốn vào xứ của người Jêh. Bọn lính Java nầy thì đã biết
tiếng Á Rập rồi.
Người Jêh còn kém nên được bọn lính ấy khai hóa, thế nên họ mới mất 70% danh từ.
Bọn Java ấy thì mất cán bộ tôn giáo, nên cũng mất tôn giáo luôn. Cứ nhìn vào
người Chàm Ninh Thuận, ta sẽ biết cái gì. Họ không mất hẳn cán bộ đạo Hồi, thế
nhưng họ còn giữ được gì của đạo Hồi? rất là ít.
Bọn Java nói trên, sống ở xứ Jêh lối ba thế hệ người là chẳng còn biết gì nữa về
đạo Hồi rồi.
B. Những con số ngộ nghĩnh
Trong quyển LES RELIGIONS CHINOIES ông H. Maspéro viết rằng ở Đông
Nam Á, tất cả các dân tộc đều có nhưng con số đếm (Numérations) giống hệt Trung
Hoa và ông kết luận rằng người Thái là người cổ Trung Hoa.
Nhưng qua các biểu đối chiếu trong các quyển sử chúng tôi, thì ai cũng thấy rằng
các dân tộc có nhưng con số đếm giống hệt như Việt Nam, trừ Chàm và Thái.
Nhưng Chàm và Thái cũng không đếm như Tàu.
Chàm đếm y hệt như Nam Dương.
Thái thì có vay mượn một mớ của Tàu nhưng còn giữ được một mớ, nhưng con số thượng
cổ ấy lại không giống Tàu Kim hay Tàu cổ gì hết.
Người Thái giữ được:
Nữa
Rưỡi
Một
Trăm
Số 2 họ mượn của Tàu, nhưng lại mượn sai, họ mượn chữ SONG có nghĩa là CẶP.
Thế thì Thái là cổ Trung Hoa ở chỗ nào?
Nghĩa Nhựt Bổn giữ được:
Bốn
Bảy
Tám
Mười
Tức cũng đồng số với Thái, nhưng mà tiếng giữ được dĩ nhiên không là tiếng Tàu,
vì nếu là tiếng Tàu thì đâu có thể nói là “giữ được”.
Ta rất ngạc nhiên hỏi tại sao họ không mất hết mà lại giữ làm gì có 4 con số?
Hình như là tôn giáo không phải là vô can trong vụ này. Bốn con số ấy có thể
dính với tôn giáo gốc của hai dân tộc đó chăng?
Chúng tôi chưa tìm được bằng chứng nào đáng kể hết. Nhưng cũng nên biết sơ rằng
trong truyền thuyết về nguồn gốc người Nhựt con số 8 rất quan trọng: bà Trời của
Nhựt Bổn có 8 người con, hóa ra 8 hòn đảo ngày nay của họ.
Ta bị trực trị, nhưng giữ được tất cả thì quả thực quá tài tình. (Chúng tôi
không kể đến ngàn, triệu, ức, vì dân ta thuở ấy không có dịp đếm nhiều đến thế.)
Còn tại sao người Cao Miên thuở xưa, không kém hơn các dân tộc khác chút nào hết,
mà lại chỉ có năm con số rồi thôi thì thật là khó hiểu hơn là Nhựt và Thái mất
6 con số đếm.
Họ không mất vì họ không có mượn tiếng Tàu hay tiếng của ai hết mà cứ đếm bằng
tiếng của họ, chỉ có khác là, 6 họ nói là 5 với 1, 7 họ nói là 5 với 2.
Vấn đề nầy hình như là vấn đề rất lớn lao của lịch sử loài người. Quả thật thế,
cứ đinh ninh rằng ta có 10 con số hữu lý. Nhưng cái sự hữu lý đó nằm tại chỗ
nào? Tại sao không 5, không 20 mà lại là 10?
Người Cao Miên có thể nói rằng họ hữu lý hơn vì một bàn tay chỉ có 5 ngón, mà
nhân loại cổ sơ đếm bằng ngón tay. Nếu dùng cả hai bàn tay thì phải dùng cả hai
bàn chân nữa, mà như thế phải là 20 chớ không phải là 10.
Có một điều chắc chắn rằng là đồng bào Thượng hoàn toàn không phải là phụ chi
Cao Miên như các nhà bác học Pháp đã nói. Sao phụ chi lại có đến số 10, còn
chánh lại chỉ có tới số 5?
Một phụ chi Lạc bộ Trãi là người Khả Lá Vàng rất giống với ta là họ nói tiếng
CHỤC, trong khi toàn thể đồng bào Thượng chỉ có MƯỜI.
Chúng tôi nghi rằng tôn giáo là kẻ giữ được nguồn gốc một dân tộc, không phải
là nói riêng về Nhựt, mà về người Thái cũng thế.
Trong lễ cúng ông thần Dwata Luong, thầy phù thủy đọc thần chú như sau:
Một, ha, ba, bốn, sáu, lên ngựa đi quanh Mường
Một, hai, ba, bốn, bảy, thọc sâu tay vào bị bạc, bị vàng
Một, hai, ba, bốn, tám, có 8 cây lọng màu da cam che đầu.
Một, hai, ba, bốn, chín, làm chúa thiên hạ
Con số 5 không được nói đến, có lẽ vì nó đả động tới cái gì đó mà cả thầy phù
thủy cũng không biết. Và chính số 5 là số mà họ đã giữ được. Vì tánh cách
thiêng liêng của nó.
C. Sức sống mãnh liệt của ngôn ngữ
Ngữ học là một khoa học non choẹt về tuổi tác. Nếu kể những công trình đầu tiên
vào thì khoa ngữ học cũng chỉ có hai trăm tuổi. Nhưng thật ra thì người ta chỉ
làm việc nhiều từ 50 năm nay mà thôi.
Giống hệt khoa tâm bịnh, hai khoa non choẹt đó phải nỗ lực kinh hồn để rượt
theo các khoa khác, thành thử ngữ học và tâm bịnh học, trong 50 năm, tiến bằng
500 năm của các ngành hoạt động văn hóa khác.
Vì thế mà sử học không có thì giờ theo dõi ngữ học, và cứ chê ngữ học không đủ
khả năng để được dùng làm chứng tích.
Sử học không bao giờ dè rằng ngôn ngữ có một sức sống phi thường. Nếu không bị
ai phá hoại, nó còn tồn tại được ít nhất là sáu ngàn năm, nhưng nếu có ngoại
nhân phá hoại, hai ngàn năm vẫn không đủ giết ngôn ngữ. Người Phúc Kiến hiện
còn dùng mạnh hai trăm danh từ của Mã Lai Nam Dương thì đủ biết Tần Thỉ Hoàng
có thành công trọn vẹn hay không trong cuộc diệt dân tộc Lạc bộ Mã ở Hoa Nam.
Trường hợp của Nhựt Bổn thì lại khác. Họ tự phá hoại ngôn ngữ của họ. Thế thì
tưởng họ phải thành công hơn là Tần Thỉ Hoàng. Nhưng không. Tất cả những danh từ
Nam Dương bị họ cố sát vẫn cứ còn nguyên vẹn trong Nhựt ngữ, không thay đổi một
nét.
Dĩ nhiên là họ đã giết được một mớ, nhưng không giết chết hẳn, và nhờ thế mà
chúng tôi tìm lại được cả. Nhưng có một mớ quyết tử và ẩn núp, thoát được tất cả
mọi bố ráp và Nam Dương nói sao, Nhựt nói y hệt như vậy. Đó là những danh từ
(7%) mà nhà bác học Nhật Bổn tìm được.
Những phát giác của chúng tôi, nếu không được ai tin, vì thiếu căn bản ngữ học,
vẫn phải tin nhà bác học Nhựt, vì ông ấy không có đối chiếu hai tiếng hơi giống
nhau, mà đối chiếu những cặp danh từ y hệt như nhau.
Nhà bác học ấy không biết ngôn ngữ của Lạc Địch, nên không đối chiếu SÀO của Việt
Nam, và SAO của Nhựt Bổn, nhưng ông đã dùng phương pháp đó, tức là phương pháp
tìm những tiếng giống hệt nhau giữa Nam Dương và Nhật Bổn, khác hẳn chúng tôi
là kẻ chỉ chọn những tiếng hơi khác nhau để kết nối bằng phương pháp “Xâu chuỗi
biến dạng”. Thí dụ:
Nam Dương:
|
Mati = Chết
|
Nhựt:
|
Naki = Chết
|
Việt Nam:
|
Mất = Chết
|
Thấy rõ rằng ngôn ngữ là cái gì không thể giết được, khi chúng tôi trưng ra đủ
bằng chứng rằng danh từ Nhựt không phải chỉ hơi giống danh từ Nam Dương, mà giống
hệt, không khác nét nào cả, khác hẳn những trường hợp MATI và NAKI nói trên.
Khi chúng tôi nói rằng Nhựt biến KAKI là CẲNG của Nam Dương, thành ASHI, vị nào
không tin, vẫn phải tin, khi thấy trong vài trường hợp, Nhựt cứ còn dùng danh từ
KAKI của Nam Dương.
Họ tự phá hoại ngôn ngữ, nhưng không đủ sức làm cho đổ vỡ hết, vì sự chịu đựng
dẻo dai của ngôn ngữ thật là ngoài sức tưởng tượng của con người.
Trong quyển sách này, chúng tôi đã nhiều lần nói đến cuộc ly khai của một nhóm
Lạc bộ Mã, họ rời Nam Dương đi Nhựt Bổn để cướp ngôi các vua lon con Lạc bộ
Trãi ở Nhựt.
Hình như là có sự giận hờn lớn lao giữa người Nam Dương với nhau, nên đến Nhựt
rồi thì bọn ấy biến nát danh từ Nam Dương hết, đến nỗi không nhận diện được
nhau nữa.
Nhưng có muốn xóa dấu vết, Nhựt Bổn vẫn không thành công, vì chúng tôi bắt được
tất cả những danh từ Nam Dương ẩn trốn trong Nhựt ngữ.
Thí dụ Nam Dương gọi CẲNG là KAKI, Nhựt biến thành ASHI, nhưng để CẲNG VỊT thì
họ vẫn dùng KAKI y hệt như Nam Dương, không khác một nét.
MIZUKAKI = Cẳng trước = Cẳng vịt (Palmipède)
Con mắt, người Nhựt lấy chữ Mục của Tàu và đọc là MÊ, trong khi Nam Dương gọi
là Mata. Nhưng Mata vẫn còn nguyên vẹn trong Nhựt ngữ?
MATATAKI = Cái chớp mắt
Danh từ TAKI là CÁI CHỚP của Nhựt thì Nam Dương nói là KAJIP. Nhựt biến thành
TAKI, nhưng KAJIP lại cứ còn, ở nơi khác.
Cái Mặt, Nam Dương nói là MUKA, Cao Miên lấy âm đầu là MUK, Nhựt lấy âm sau là
KA rồi biến thành KAO. Nhưng MUKA vẫn cứ còn nguyên vẹn trong Nhựt ngữ với động
từ:
MUKA (U) = Đối diện
ĂN, Nam Dương nói là MAKAN, Nhựt nói là KUU, tức đã biến nát rồi, nhưng thức ăn
thì gần như còn nguyên vẹn.
Nam Dương:
|
Makanan
|
Nhựt:
|
Makanai
|
Con chim Hồng, hay CÁ, Nam Dương gọi là AKA KƠ- RAPU. Nhựt biến CON CÁ thành
SAKANA nhưng con chim Hồng vẫn cứ là KAMÔMÊ.
Nam Dương gọi mưa là AMA, Nhựt cũng cứ biến khác là AMÊ. Nhưng AMA vẫn cứ còn
nguyên vẹn trong những danh từ Nhựt dưới đây:
AMAGOI
|
= GỌI MƯA (CẦU ĐẢO)
|
AMAGASA
|
= Dù che mưa (biến thể của Amakasa)
|
AMAGAPPA
|
= Áo tơi (biến thể của Amakappa)
|
AMAGU
|
= Nón che mưa
|
AMAGAEBRU
|
= Con chẫu (loại nhái xuất hiện trong chiều mưa)
|
AMAJITAKU
|
= Phòng mưa
|
AMAMIZU
|
= Nước mưa
|
AAMAMORI
|
= Sự nước mưa rỉ vào
|
AMAMOYÔ
|
= Trời chuyển mưa
|
AMAOOI
|
= Rèm che mưa
|
Không thể xóa dấu vết tổ tiên được, cho dẫu có giận hờn với nhau bao nhiêu đi nữa.
Khoa học chê ngôn ngữ dùng làm chứng tích đồng chủng, nhưng khoa học có biết những
điều trên đây hay không là sức sống mãnh liệt của danh từ, nó thọ đến 6 ngàn
năm như Any, chớ không phải chỉ có hơn hai ngàn năm như Muka, Mata, Kaki, cho dẫu
là hai ngàn năm tự phá hoại đi nữa.
Ai biết song song hai thứ tiếng Nam Dương và Nhựt, tìm nối kết mà xem, tất cả
nhưng danh từ Nam Dương mà Nhựt hờn mát đập tan hết, vẫn cứ còn sống nhăn trong
Nhựt ngữ.
Chúng tôi tin rằng có sự giận hờn nên biến nát, bằng chứng là danh từ của Lạc bộ
Trãi, tức của Việt Nam và Thượng Việt thì lại được kính nể ở Nhựt, có biến chút
đỉnh, nhưng không nhiều, còn nhận ra được:
Sừng
|
=
|
TSUNO
|
Mới
|
=
|
MA (không lâu)
|
May (mắn)
|
=
|
MA
|
(múa) May
|
=
|
MAI
|
Nữa
|
=
|
NAO
|
Múa
|
=
|
MAU
|
Na ná
|
=
|
AN NA
|
Gió
|
=
|
KAZÊ
|
Nấc
|
=
|
NAKIJAKURU
|
Kêu
|
=
|
KIAI
|
Cây
|
=
|
KI
|
Ri (rừng )
|
=
|
MORI (Lỡ RÚ, lỡ RI)
|
Con
|
=
|
KO
|
(buồn) Hiu
|
=
|
HIAI
|
Xưa
|
=
|
SIUUA (SEWA)
|
Món
|
=
|
MÔNÔ
|
Đưa
|
=
|
TIWATUSU (TEWATASU)
|
Cay
|
=
|
KARAI
|
Ung mủ
|
=
|
UMU
|
Sào
|
=
|
SAO
|
(đồng) Nội
|
=
|
NÔ
|
Chút
|
=
|
CHOTTÔ
|
Cứt
|
=
|
KUSO
|
Bướu
|
=
|
KÔBU
|
Cái mình
|
=
|
MI
|
Cái mụt
|
=
|
MÊ (lộc non)
|
Sán xơ mít
|
=
|
SANA
|
Nếu không có chuyện căm thù nhau, sao xảy ra hiện tượng kỳ dị và ngôn ngữ của kẻ
thua trận, được kính nể, còn ngôn ngữ của chính họ thì lại bị phá hoại?
Nhưng đó là chuyện phụ. Chuyện quan trọng là không thể giết chết ngôn ngữ được
trong khi mà Mata, Kaki, Ama, Makanai, Muka (u), cứ còn nằm đó để nói rõ to rằng
một phần nước Nhựt là Nam Dương.
D. Vài nhận xét về các ngôn ngữ trong đại khối Mã Lai
Ngôn ngữ đẹp nhất là ngôn ngữ Việt Nam. Ngôn ngữ dở nhất là ngôn ngữ Thái.
Muốn diễn cái ý “ĐỘC THOẠI” người Nam Dương nói “UCHAPAN SA ORANG YANG PANJANG
= LỜI CỦA MỘT NGƯỜI MÀ DÀI”.
Thế thì đó là một câu (Pe’riphrase) chứ không còn là một danh từ nữa. Tuy nhiên
Nam Dương không lạm phát câu để thay cho danh từ bằng tiếng Thái. Trong Thái ngữ
hễ danh từ nào cổ sơ của con người thì mang đến 60% tiếng Tàu, còn danh từ nào
chỉ các ý mới thì đều nói bằng một câu hết thảy, mà cái câu đó cũng đầy dẫy tiếng
Tàu và tiếng Ấn.
CÁI ĐẦM NƯỚC MẶN của ta gồm 4 tiếng thì đã quá dở rồi, thế mà trong Thái ngữ nó
lại gồm đến 9 tiếng. HUANG NUM TEE LORM DUAY KOH PA KAR RUNG. Thế nên tự điển
Thái khỏi cần định nghĩa gì hết bởi chính danh từ là cả một câu định ngữ rất
dài rồi.
Thái ở đây là Thái Lan, một nhóm Thái đã lập quốc khá lâu rồi, có các nhóm Thái
khác thì còn nghèo hơn nữa.
Trong ba quốc gia ở Miền Dưới thì ngôn ngữ của Nam Dương giàu nhất, hay nói cho
đúng ra, ngôn ngữ của đảo Java giàu nhất vì đó là địa bàn của một vương quốc rất
hùng cường thời trung cổ. Ngày nay ngôn ngữ của Java được dùng làm thừa ngữ cho
toàn quốc ANH ĐÔ NÊ XIA, nhưng các đảo khác còn đang học theo vì họ chưa thống
nhất với Java (về mặt ngôn ngữ).
Họ vay mượn ở nhiều nguồn hơn ta: Lưỡng Hà, Ba Tư, Phạn, Nam Ấn Dravidien, Arập,
Hoà Lan, Bồ Đào Nha, Anh, Trung Hoa, nhưng vay mượn tiếng nào dùng tiếng ấy, chứ
không lấy đó làm ngữ căn như Hàn, Nhựt, Việt dùng Hoa ngữ làm ngữ căn.
Thí dụ họ vay SAMA của Phạn, có nghĩa là VÒM TRỜI nhưng không dùng SAMA để tạo
Thanh thiên bạch nhựt, Thiên thời, Thăng thiên, như Hàn, Nhật và Việt.
(Nhựt chỉ sống chung với Ấn có 1 trăm năm nên cũng có SAMA, nhưng biến thành
ÔNG TRỜI, và họ không dùng làm ngữ căn như đã dùng THIÊN vì đó là tiếng mới
vay, chưa thâm căn cố đế như ở Miền Dưới).
Miền Dưới dùng tiếng Mã Lai làm căn ngữ và tạo tiếp đầu ngữ, tiếp vị ngữ mới y
hệt như Tây, tức chỉ tạo vài cái để nói tất cả. Thí dụ Tây có tiếp vị ngữ EUX để
chỉ TÁNH (Paresse → Paresseux, Ingénieur → ingénieux,
Ennui → Ennuyeux, v.v.) thì họ cũng làm y hệt thế, về phương pháp, nó
giống Âu châu ngày nay hơn là giống các quốc gia đã cho họ mượn danh từ hồi cổ
thời.
Miền Dưới vay mượn ở quá nhiều nguồn, nhưng lại vay mượn số lượng danh từ ít
hơn Nhựt Bổn đã vay của Trung Hoa và Âu châu. Họ không đánh mất (hoặc ít đánh mất)
danh từ Mã Lai như Nhựt, Hàn và Việt, vì họ không thấy những danh từ của quốc
gia cho họ mượn văn hóa hay hơn danh từ của họ. Họ chỉ mượn khi nào thiếu mà
thôi.
Hàn, Nhựt, Việt luôn luôn có những khuynh hướng nói DÃ NHÂN bằng tiếng Tàu. Cái
danh từ Tàu ấy vốn đã sai, vì con dã nhân không ở ngoài Dã mà ở trong thâm sơn
cùng cốc.
Người Nam Dương, đã theo học với Lưỡng Hà và Ba Tư, trước khi học với Ấn Độ, nhất
định chỉ có con thú đó bằng tiếng Mã Lai 100%. Họ gọi con đó là NGƯỜI RỪNG
(Orang hutang), và được toàn thể Âu châu vay mượn, biến thành Orang Outang.
Nhựt vay mượn lại của Âu và nói Oran Uutan. Đây là một hiện tượng vô cùng kỳ lạ
và ngộ nghĩnh. Nhựt đánh mất Orang Outang của chính họ và 1500 năm sau, họ lại
vay lại của một con nợ da trắng cái danh từ đó, của tổ tiên họ.
Ngôn ngữ đi theo sát sinh hoạt của một dân tộc. Khi Nhựt li khai thì ở xứ Nhựt
không có con Orang Outang, nên bọn cũ là bọn Lạc bộ Trãi cũng không còn có danh
từ. Hai bọn không nói đến con đó suốt 1800 năm, nên bọn Mã đánh mất danh từ. Đến
thời canh tân, họ đi học với Âu châu thì khoa học bắt buộc họ có danh từ ấy, thế
là họ mượn của kẻ đang nắm bắt khoa học trong tay là Âu châu.
Người Nam Dương có vay mượn chút ít tiếng Tàu kể từ thời Đường và họ đọc y hệt
như Phúc Kiến vì cả hai đều là Lạc bộ Mã: ĐẠI GIA = TOA KÊ.
Và Nhựt Bổn, Lạc bộ Mã chiếm hết nửa nước, thành thử họ đọc chữ GIA bằng hai giọng:
Quan Thoại:
|
Ka
|
Phúc Kiến:
|
Kê
|
Với nhiều danh từ khác gốc Tàu, đều cũng thế.
Quan Thoại ngày nay đọc Gia là Chá, Quảng Đông đọc là Cá. Nhựt Bổn đọc là Ka,
có lẽ đó là Quan Thoại đời Tần mà bọn Trãi đã học thẳng với hậu duệ Phù Tô, chớ
bọn Mã đọc là Kê. Vậy những danh từ do chữ Gia mà được phát âm là Ka, là danh từ
đời nhà Tần, những danh từ nào được phát âm Kê là danh từ thời Hán trung điệp,
do bọn Mã tân tạo bằng cách vay mượn sau bọn Trãi.
Tiếng Nhựt rất giàu, nhưng lại không phải là tiếng Nhựt. Cứ lật một trang tự điển
Nhựt, bất cứ trang nào ta sẽ thấy có 1/3 danh từ Âu châu, 1/3 danh từ Trung
Hoa, chỉ còn lại 1/3 tiếng Nhựt tức tiếng Mã Lai của hai đợt Trãi và Mã.
Chính các nhà văn học Nhựt cũng đã thở dài vì sự kiện đó, nhứt là sự kiện bắt
chước Âu châu chia động từ ra nhiều thì, mà họ cho rằng tối vô ích, chẳng những
không làm cho Nhựt ngữ đẹp hơn, lại làm cho nó kém hơn cổ văn.
Xem cái trang chữ PAR của họ, họ ghi tất cả 27 danh từ, mà có đến 21 tiếng Pháp
chỉ còn 6 tiếng Nhựt.
Còn đây là những chứng bệnh vặt của các nhóm trong đại khối Mã Lai. Người Nam
Dương mắc bệnh nói lắp một cách không cần thiết:
Ta nói “Đêm Đêm” là có lý do, vì sự lặp lại của ta có nghĩa là “mỗi đêm”, Phi
Luật Tân nói “Cái tiệm Cái tiệm” (Sari sari) mà không có mục đích nào, hai tĩnh
từ lắp chỉ có nghĩa là Dài mà thôi.
Người Nhựt rất sợ tử âm cuối, nó làm cho họ khổ sở lắm, nên họ nuốt hết, ngày
nay chỉ còn sót lại có độc một tử âm N, nhưng nó đang chết. Vì thế mà trong Nhựt
ngữ CON SÁN của Việt nam mới thành SANA, món mới thành MÔNÔ, và AKAN của Chu Ru
mới biến thành SAKANA, và CẬP của Lạc bộ Trãi biến thành KAPPURU.
Những tử âm khác đã chết hoặc mất xác từ lâu nên ta không biết được, ngỡ họ
không bao giờ có tử âm cuối. Nhưng chứng kiến sự hấp hối của tử âm N cuối, ta mới
hay là tử âm cuối làm cho họ nhức đầu.
SA MẠC ta viết là thế, Đại Hàn viết là SA MAK, Nhựt Bổn viết là SABAK. Nhưng được
chừng một trăm năm thì âm K cuối làm cho họ nhức đầu, uống thuốc mãi không khỏi,
nên họ lại thêm U cuối để thủ tiêu âm K cuối, hoá ra ngày nay nó là SABAKU.
Cái bịnh này làm cho họ đọc sai tiếng Tàu nhiều hơn Đại Hàn và Việt Nam. Thí dụ
Công Dụng:
Việt Nam:
|
Công Dụng
|
Đại Hàn:
|
Kong Yong
|
Nhựt:
|
Koyo
|
Thuở xưa, họ đọc khá đúng là Koyong. Nhưng vì tử âm cuối NG làm cho họ mệt, họ
chặt bỏ NG, nếu không thêm U ở sau, để biến thành Koyongu.
Người Thái mắc bịnh này là ngôn ngữ cổ của họ tràn ngập tiếng Tàu, nhưng họ lại
không biết dùng tiếng Tàu để tự phong phú hoá như ta. Cho đến con voi cũng gọi
bằng tiếng Tàu. Đó là vì họ bị lai giống ngay từ đời nhà Chu, nhưng họ không có
thầy, không biết dùng ngữ căn, học được tiếng nào thì dùng tiếng ấy thôi, mà chỉ
học toàn là con voi, con ngựa, thành thử muốn diễn ra ý niệm “ĐỘC THOẠI” họ
cũng nói bằng một câu thật dài, dài hơn cả Nam Dương nữa.
Chỉ có ba thứ dân là biết dùng tiếng Tàu: Đại Hàn, Nhựt Bổn và Việt Nam, vì đó
là ba anh đã học có căn bản vững.
Nhưng ba anh đều mượn tiếng Tàu khác nhau hết, vì chịu ảnh hưởng khác thời đại
và khác hoàn cảnh. Thí dụ CÁI TỦ ta mượn của Quan Thoại, họ đọc là TU. Đó là
cái TRẮP mà các cụ nhà Nho gọi là cái ĐỘC. Nhựt cũng gọi cái tủ là SU, nhưng lại
do một tiếng Tàu khác là TỨ mà Quan Thoại đọc là SU (Tansu).
Thoạt trông, ai cũng ngỡ TỦ của ta và SU của Nhựt đồng một gốc Tàu. Nhưng nó lại
khác, Tứ chỉ là cái rương bằng tre.
Bọn Phù Tô di cư đi Nhựt với cái Rương Tre, còn bọn Mã Viện đi xâm lăng Âu Lạc
văn minh hơn đã có Trắp bằng Gỗ.
Anh Đại Hàn chịu ảnh hưởng ngay từ thời nhà Thương nên mượn danh từ còn xưa hơn
nữa.
Họ mượn SƯƠNG mà họ đọc là CHANG, có nghĩa là RƯƠNG, Nhưng đó là nghĩa về sau,
chớ đời Thương, SƯƠNG chỉ là một cái thùng, nhứt là thùng xe, tức là còn cổ hơn
TỨ và ĐỘC nữa.
Sử Tàu chép rằng vua Trụ xa hoa, nhưng thực ra vua Trụ chưa có Rương, chưa có
Trắp bằng chứng là Cơ Tử đi Đại Hàn chẳng có Rương, Trắp gì hết mà chỉ có cái
thùng xe để tất cả mọi thứ.
Mà đừng tưởng Cơ Tử là kẻ chạy trốn nên thiếu vật dụng. Cơ Tử đã được vua Trụ
phóng thích khỏi lao tù, sau khi định diệt vua Trụ, vậy ông ấy là kẻ ra đi tự
do, lại vốn là quý tộc, tuy ngồi tù, nhưng của cải được vợ con cất giữ nhiều. Họ
Cơ không có Rương, không có Trắp là tại Trung Hoa nhà Thương chưa có hai món
đó.
Cả ba thứ đó: Độc, Tứ và Sương, chỉ là Trắp và Rương thôi. Nhưng cả ba dân tộc
dùng mãi cho đến ngày nay, ta trỏ tất cả mọi thứ tủ, còn Nhựt trỏ loại tủ thấp,
thấy họ vẽ hình thì đó là cái Desserte, nhưng họ lại dịch ra chữ Pháp là cái
Commode. Đại Hàn không thay đổi.
Đến đời nhà Thanh, Tàu đã có cái QUỈ, ta có mượn đọc là QUẦY. Nhưng Tàu không
sáng tác danh từ nữa, gọi cái tủ của Tây là Quầy. Tàu cũng chẳng thèm sáng tác
mà cũng chẳng đồng hoá Quầy với Tủ, ví cái quầy là cái khác mà biết rõ, đồng
hoá thì coi kỳ, trong khi đó thì Tủ không được ai biết là gì thì đồng hoá với
Armoire của Tây là ổn.
Danh từ mà ta vay mượn cũng cho ta thấy rõ thời ta bị trị, tức đời Hán. CANH
(ăn cơm) là danh từ đời Hán. Ngày nay người Tàu không dùng CANH nữa, và một số
người Tàu ít học, không biết rằng Canh là danh từ của họ. Ngày nay họ nói
THƯƠNG, Quan Thoại đọc là THẢNG, Quảng Đông là THOÓNG.
Và cả ba đều đọc khác nhau cái tiếng Tàu Quan Thoại đó, mặc dầu cả ba đều là Mã
Lai hết.
Việt Nam:
|
Cảm tạ
|
Đại Hàn:
|
Kam sa
|
Nhựt:
|
Kan sha
|
Quan Thoại đời Thương, đời Tần có như thế hay không? Quan Thoại đời nay thì
khác và cả ba anh đều đọc Quan Thoại trật lất.
Tuy nhiên, nhờ thọ nhiều ảnh hưởng hơn nên Đại Hàn thường đọc tương đối đúng
hơn Nhựt và Việt.
Quan Thoại:
|
Cớ mùa
|
Đại Hàn:
|
Ca mu
|
Việt Nam:
|
Ca vũ
|
Nhựt Bổn:
|
Ka bu
|
Nhưng mặc dầu đọc sai, họ lại sai khá giống nhau tức ở Nhựt Bổn bọn Trãi cũng
đông lắm, bằng không, Nhựt đã không đọc theo Quan Thoại mà đọc theo Phúc Kiến,
vì bọn Mã và Phúc Kiến đều là con cháu của Câu Tiễn.
Ta đã thấy người Khả Lá Vàng ở đèo Mụ Già nói Cám ơn bằng một tiếng tam âm
Tôwaykô. Vài đảo ở Đa Đa Đảo cũng nói như vậy, và ngoài Kan Sha, Nhựt có
Arigato, hơi giống Khả Lá Vàng. Cả hai, Khả Lá Vàng và Nhựt đều phát âm Cây là
Ki, đều trỏ hướng Bắc bằng danh từ Kita.
Tuy nhiên trong Nhựt ngữ, danh từ của Khả Tu lấn lướt danh từ của các bộ lạc
khác của phe Trãi, mà Khả Tu thì không có nói Arigato.
Nói rằng Nhựt chỉ bị hậu duệ của Phù Tô tràn ngập cuối đời Tần, nhưng cả Hàn lẫn
Nhựt đều dùng danh từ đời Thương. Thí dụ MUỐI, Hàn nói là SO (gum), Nhựt nói là
SHIO. Tự điển Hàn không thấy viết Sogum ra chữ Tàu, còn tự điển Nhựt thì viết
chữ DIÊM là Muối Biển. Nhưng xem ra So (gum) và Shio đều do LỖ là MUỐI DIÊM của
Tàu mà ra, vì Diêm không thể đọc sai thành Shio được.
Người Nhựt thường đọc khác và viết chữ khác, đọc và viết thường đưa ra một ý niệm
mà họ muốn diễn tả, nhưng cả hai thứ đó lại không dính líu gì với nhau hết.
Họ đọc tiếng Tàu không sai nhiều, cớ sao Diêm lại được đọc sai là SHIO? (Muối
diêm là muối đào được trong lòng đất (Sel gemme). Đó là LỖ, khác với Muối biển
là Diêm).
Cơ Tử, kẻ đi lập nghiệp ở Đại Hàn, chưa biết muối biển. Người Hoa Tây hồi ấy ở
quá xa biển nên chỉ ăn muối diêm. Vả lại sử Tàu chép rằng chính Quản Trọng đời
Chu trung điệp, đã phát minh ra cách lấy muối từ nước biển thì cho dẫu Cơ Tử đã
ra tới bờ biển trước đó, cũng chỉ biết đến món LỖ mà chưa biết đến DIÊM.
Văn minh của bọn Cơ Tử tràn sang Nhựt, trước khi hậu duệ của Phù Tô tới Nhựt,
và khi đón tiếp kẻ biết Diêm, Nhựt đã chót nói LỖ rồi, thì không cần sửa đổi nữa
làm gì.
Người Tàu văn minh rất sớm, nhưng lại biết muối biển hơi trễ vì nền văn minh của
họ phát tích tại cực Tây Trung Hoa. Mãi cho đến đời Quản Di Ngô, họ mới làm chủ
hẳn bờ biển nước Tề. Cơ Tử tới Đại Hàn trước họ Quản, nhưng đó là cái Đại Hàn lục
địa, chớ chưa phải là cái Đại Hàn bán đảo.
Truyền thuyết Tàu kể rằng kẻ phát minh ra muối biển (diêm) là TÚC SA, nhưng
không cho biết kẻ ấy ở đâu, vào thời nào, một cách chắc chắn. Nhưng chuyện Quản
Di Ngô thì rõ ràng.
Túc Sa có lẽ quả có phát minh ra cách chế tạo muối, nhưng không phải bằng nước
biển, mà bằng cách ngâm muối Lỗ trong nước, vì muối Lỗ bị trộn với đất, đá sỏi,
chớ không phải luôn luôn nằm riêng một mình và các dân tộc có địa bàn lục đại đều
đã làm như vậy vào cổ thời, và ngay cả ngày nay nữa, là ngâm khoáng sản, đoạn bỏ
hết cặn bã, lấy nước mặn mà nấu là có được muối bọt giống hệt muối biển.
Chữ Lỗ là muối đất, không có bộ thuỷ. Thêm thuỷ vào thì thành nước mặn. Đó là
phát minh của Túc Sa, với Lỗ. Phát minh của Quản Trọng thì cũng cứ viết với chữ
Lỗ ban đầu, có thêm thắt rậm ri, chứng tỏ rằng người Tàu biết Diêm và Lỗ đồng
chất, chỉ khác nguồn.
Còn Lạc Địch đã học với Quản Trọng, hay Quản Trọng đã học với Lạc Địch, hoặc cả
hai đều phát minh riêng rẽ thì chưa biết, chỉ chắc một điều là cuối đời Thương,
Lạc Địch đã mượn danh từ Lỗ của Tàu.
Nhưng sự kiện Lạc Địch mượn Lỗ của Tàu, không chứng tỏ rằng họ không biết tìm Lỗ
cũng chẳng biết chế tạo Diêm. Lắm khi chỉ vì chịu ảnh hưởng mà phải mượn danh từ,
như ta đã đánh mất khóc, mượn của Tàu, chớ hẳn ta đã biết khóc trước khi gặp
Tàu.
Hiện nay trên Cao Nguyên, khi nào đồng bào Thượng mua muối biển của ta không kịp
thì họ ăn tro tre. Nhưng đó là vì ở Cao Nguyên không có mỏ Lỗ chớ không phải vì
cổ thời họ không biết đến Lỗ. Họ làm chủ Hoa Bắc trước Tàu, mà ở Hoa Bắc thì có
nhiều mỏ Lỗ, nhứt là ở cực Tây.
Họ vay mượn khác nhau.
Thí dụ ĐẬU PHỌNG, Tàu gọi là Lạc Hoa Sinh, Việt Nam vay mượn bằng hai lối, như
vay theo điệu lười:
I) Trí thức chỉ vay tiếng đầu là Lạc.
II) Bình dân vay tiếng sau là Fa xá mà thực ra thì Tàu đọc khác hai tiếng Hoa
Sinh đó.
Quảng Đông: Fá xắn
Quan Thoại: Wá Txấn
Nhựt Bổn vay trọn vẹn, đọc là Rakkasei.
Đại Hàn nói BẠO QUÂN thay cho BẠO CHÚA và HÔN QUÂN, đó là sáng tác phần nào.
Người Nhựt cũng thích sáng tác lắm, nhưng thường sáng tác không được ổn. Thuỷ đạo
(Suiđôô) được dùng để chỉ cái Aqueduc của cổ Mã Lai thì quá sai. Chỉ cái ống dẫn
nước ngày nay lại còn sai hơn. THỦY THỦ lại bị gọi là THỦY PHU (Suifu) thì cũng
không đúng ở chỗ nào hết. Trạo Phu thì được, nhưng Thuỷ Phu thì không. Tại sao?
Thủ dùng để chỉ kẻ làm công ăn lương. Còn PHU thì rất được người Tàu trọng, họ
để dành PHU hầu chỉ người có phong cách, như ông trèo thuyền có thể là quan ẩn
dật, thánh nhơn, không ăn công của ai hết, thành thử Trạo Phu cao quý hơn Thuỷ
Phu, mặc dầu cũng có Trạo Phu “Trạo” để ăn lương, nhưng lại có Trạo Phu tự chủ,
còn Thuỷ Phu thì không tự chủ bao giờ.
Ta đã lầm ngỡ PHU của V.N. (mộ phu) là tiếng Tàu. Thật ra đó là tiếng Thái. Phu
của Tàu chỉ trỏ đàn ông, còn Phu của Thái chỉ cả nam lẫn nữ, Phu của ta cũng thế.
Chúng tôi đã nói đến trường hợp CANH. Họ không mượn thẳng CANH của Tàu như ta
đã mượn, mà sáng tác bằng cách ghép một danh từ Trãi là Món với 1 danh từ Tàu
là Thuỷ để tân tạo SUIMÔNÔ = Canh.
Nhưng chợt thấy Thuỷ Món quá dở, họ bèn kí hiệu Thuỷ Món bằng Hấp Món. Ký hiệu
chữ SUI bằng HẤP thì chẳng còn biết đâu mà rờ nữa.
Đành rằng HẤP MÓN là MÓN ĐỂ HÚP, như vậy chỉ canh bằng Hấp Món là đúng, nhưng lối
ký hiệu kỳ dị đó, không dính líu gì đến lối đọc. Lối đọc là đọc theo sáng tác
thuở còn chưa đọc chữ. Lối ký hiệu thì theo một sự kiện của tư tưởng lâu lắm về
sau. Người ngoại quốc học tiếng Nhật phải điên đầu vì ngữ nguyên. Nhưng chưa chắc
người Nhật không là trí thức, lại không điên đầu.
Nếu phải sáng tác, Việt Nam sáng tác hay hơn nhiều. Thí dụ chỉ món đá Marbre
thì:
Quan Thoại:
|
Ta lỉa xứa
|
(Đại Lý Thạch)
|
Quảng Đông:
|
Tài Lý Sẹc
|
(Đại Lý Thạch)
|
Đại Hàn:
|
Tai Ri SOK
|
(Đại Lý Thạch)
|
Nhựt Bổn:
|
Đairiseki
|
(Đại Lý Thạch)
|
Việt Nam mượn thẳng danh từ cổ của Tàu là Cẩm Thạch, cổ vì Đại Lý Thạch chỉ mới
ra đời vào năm mà dân Thái ở Vân Nam lập quốc, tự xưng là nước Đại Lý, tức rất
trễ về sau. Đồng thời, ta lại sáng tác “Đá hoa”, vì loại đá hoa ở Đại Lý ít nhất
thế giới và xấu nhất thế giới, không xứng đáng dùng địa danh Đại Lý để gọi nó,
mà cần phải sáng tác sao cho nói lên được tánh chất đá phần nào.
Đại Hàn thất lợi quá sức vì hai lẽ:
I) Bọn Lạc bộ Mã không di cư đến đó, nên Đại Hàn nghèo hơn Nhật và Việt quá nhiều.
Nói vua Hùng Vương trơ trọi, nhưng chỉ trơ trọi đến 500 năm trước Tây Lịch, còn
Đại Hàn thì trơ trọi cho đến ngày nay.
Ông ta là Trãi thuần tuý mà không có bồ gần như Hùng Vương có Khả Lá Vàng, có
Mã ở Mân Việt, có Thái ở Tây Âu để vay mượn.
Thành thử ông chỉ biết mượn của Tàu và Mãn Châu, Mông Cổ và sau 5000 năm tách rời,
ổng mất hết 80% danh từ Trãi.
Nhìn vào sách Đại Hàn, chúng tôi ngậm ngùi buồn cho một đồng chủng đã mất gần hết
ngôn ngữ. Nói họ mượn của Tàu đến 80% danh từ, nhưng cái 20% còn sót lại thì chứa
đến 6% danh từ Mông Cổ hoặc Mãn Châu. Tìm được một tiếng Lạc bộ Trãi trong từ
điển Đại Hàn thật là suýt cháy con mắt.
Chúng tôi thấy danh từ ECHO (tiếng vang) được họ dịch ra Hàn Ngữ là PAN HYANG
chúng tôi mừng rỡ vô cùng vì đinh ninh nó là TIẾNG VANG đọc khác một chút. Đến
chừng coi lại chữ Tàu trong đó thì té ra là PHẢN HƯỞNG.
Họ dùng toàn tiếng Tàu đời Thương do Cơ Tử đưa tới, thí dụ NHẬP TỊCH thì là
KWI-HWA khiến chúng tôi cũng mừng rỡ, ngỡ đó là tiếng Lạc bộ Trãi, nhưng xem lại
chữ Tàu thì ra đó là từ QUÝ HÓA.
Kẻ nói QUÝ HÓA thay cho NHẬP TỊCH, lại nói TƯƠNG HỖ thay cho HỖ TƯƠNG và TRÀO
THỦY thay cho THỦY TRÀO, nói LỢI TỬ thay cho LỢI TỨC.
Lật đến trang chữ F thấy danh từ KINGFISHER thì hỡi ôi, Việt Nam nói CHIM BÓI
CÁ, Nam Dương nói CHIM PƠRAKA, còn Đại Hàn thì nói PI CH’ WI đó là danh từ
Trung Hoa đời Chu: PHỈ TÚY. Cho đến chim bói cá cũng phải mượn đến danh từ của
Tàu nữa, thì còn gì!
Ai dám bảo ngôn ngữ Đại Hàn là ngôn ngữ An Tai? Nó chỉ là Hoa ngữ, chẳng còn gì
An Tai nữa hết, AnTai hiểu đúng, tức vùng Đông Bắc, vùng Mông Cổ, hoặc An Tai
hiểu sai, tức vùng Tây Nam, vùng Nhục Chi, cả hai thứ An Tai đó đều hiếm trong
Hàn ngữ như danh từ Pháp trong Việt ngữ.
Khi mà một dân tộc gọi Cọp là Hổ, tức Hổ, gọi CHUA là SIN tức TOAN, gọi TRẮNG
là PACK SACK, tức BẠCH SẮC thì dân tộc đó đã mất hết cả rồi.
Cũng nên nhắc là Đại Hàn là nước YÊN của thời Xuân Thu Chiến Quốc trong một thời
gian khá lâu. Đó là một tiểu bang Trung Hoa thời Tôn Tẫn hạ san, thì còn gì là
Lạc Địch nữa.
Xem chuyện Đông Chu liệt quốc, ta thấy chép “Vương Bí của nước Tần, được lịnh
giết nước Yên bèn đem quân sang sông Áp Lục, hạ thành Bình Nhưỡng (kinh đô Bắc
Hàn thời nay) bắt vua Yên đưa về Hàm Dương”.
Nước Yên đó, không phải là nước Hàn, mặc dầu dân là dân Hàn. Nước ấy đã bị
chinh phục, bị trực trị, sau khi đã bị bọn Cơ Tử tràn ngập từ cuối đời nhà
Thương, tức là đã bị Tàu tràn ngập gần 1000 năm trước khi bị cán bộ Trung Hoa
cướp lấy để lập ra nước Yên, đóng đô tại thành Bình Nhưỡng, thành này đến nay vẫn
còn.
Sau đó, họ lại bị Tàu trực trị nhiều bận nữa, tức trước sau cộng gần 2000 năm bị
trực trị, thì dẫu cho thu hồi độc lập được, vẫn mất mát quá nhiều.
Ta đã biết ba ngàn quân của Trần Thắng Tài, Dương Ngạn Địch, ảnh hưởng đến dân
tộc Việt Nam vào thế kỷ 17 như thế nào, thì ta biết được bảy ngàn quân của Cơ Tử
đối với Đại Hàn 2700 năm trước đó như thế nào.
Đành rằng 2700 năm trước khi Nông Nại Đại Phố được xây dựng, người Tàu còn kém,
nhưng người Đại Hàn còn kém hơn người Tàu nhiều bực, không như ta, đã có đủ
danh từ rồi, hồi thế kỷ 17, tại Nam Kỳ, thế mà Nam Kỳ đã bị tiếng Tàu chi phối
hơi nhiều.
Thế nên không trách Đại Hàn đã mất quá nhiều căn bản Lạc Dịch, tức Lạc bộ Trãi.
Thằng đốt nhà được gọi là Pang hwa pom in tức phóng hỏa phạm nhân,
đáng khen được diễn là Kam bok = Cảm phục.
Ta nói HỖN ĐỘN nhưng cũng nói LỘN XỘN, RỐI REN, XÔ BỒ, BỪA BÃI, họ chỉ có HỖN ĐỘN,
ta nói AN LẠC rất ít mà nói DỄ CHỊU thường hơn họ, họ chỉ có AN LẠC mà thôi, ta
nói DÍNH LÍU, DÍNH DÁNG, ĂN NHẰM, ĂN THUA, ĂN CHỊU, họ chỉ có KWAN GYE = Quan hệ.
Bọn Cơ Tử thành công hơn cả Tần Thỉ Hoàng ở Ngũ Lĩnh nữa vì người Phúc Kiến còn
giữ được 200 danh từ Mã Lai.
Các nhà tiền sử học chê chứng tích ngôn ngữ, họ cũng có lý chớ chẳng phải
không. Ở châu Âu, các dân tộc không có bị một ngoại chủng xâm lăng, mà tất cả đều
thuộc chủng Ấn Âu, nên ngôn ngữ của họ tương đối đầy đủ sau 5 ngàn năm. Ở Á
Đông, tình thế có khác vì Hoa chủng xen vào.
Muốn chứng minh rằng Đại Hàn và Việt Nam đều là Lạc Địch, tức Austroasiatiques
thì chỉ có sọ và lưỡi rìu tay cầm là dùng được, còn ngôn ngữ thì không. Kể cả
cái luật hạn chế của Swadesh, cũng không dùng được, nhà ngữ học ấy rất hạn chế
số danh từ đồng gốc tổ là hai trăm, không cần phải nhiều hơn.
Nhưng giữa ta và Đại Hàn, không đủ 200 danh từ giống nhau. Giữa ta và Nhựt thì
có hơn 200, nhờ Nhựt ít thọ ảnh hưởng của Tàu hơn Đại Hàn, vậy sự can thiệp của
ngoại chủng đã làm sai lạc luật Swadesh. Tuy nhiên trừ Đại Hàn ra thì giữa ta
và các dân tộc gốc Mã Lai khác, có thừa một ngàn danh từ, tức chứng tích ngôn
ngữ còn đầy đủ, sau 5 ngàn năm phân ly. Sở dĩ chúng tôi làm một quyển “Tự vựng
đối chiếu 10 ngàn từ” được là vì ta giống mỗi nhóm một ít, chớ nếu chỉ nhắm vào
một nhóm độc nhất thôi thì không sao mà đi quá một ngàn từ được.
Nhưng kỳ lạ thay có vài danh từ chung cho đại khối Mã Lai, tức danh từ của Âu
và Lạc, tức có Lạc Trãi và Lạc Mã trong đó, thì họ còn giữ được. Thí dụ MÁ (gò
má) thì Việt Nam vay mượn của ai, chúng tôi truy mãi mà chưa ra, chớ Tàu không
nói như vậy. Chữ Nho Má là GIÁP và KIỂM.
Nhưng:
Đại Hàn:
|
Piam
|
Nam Dương:
|
Pipi
|
Thấy rõ là hai danh từ trên đây đồng gốc, và chắc chắn không thể do Kiểm do
Giáp của Tàu biến ra được, mặc dầu tự điển Đại Hàn vẫn viết chữ GIÁP để dịch chữ
Piam, nhưng chúng tôi thấy họ viết liều vậy thôi.
Danh từ KAM của Thái kìa, mới do KIỂM của Tàu, không thể chối cãi được. Đại Hàn
mất quá nhiều, mất gần hết, khiến ta tuyệt vọng đến chết được chớ chẳng chơi và
hễ ta tìm thấy một tiếng Lạc Trãi là ta mừng như trúng số độc đắc.
Nhựt rất nghèo âm B còn Đại Hàn thì không có âm B, bởi vì người Tàu pán
pánh pò giò chó quảy mà không bán bánh bò giò chó quảy.
Một vị giáo sư Nhựt ngữ nói cho chúng tôi biết rằng phân nửa nước Nhật phát âm
L không được. Có lẽ toàn quốc Đại Hàn phát âm B không được cũng nên. Nhưng lạ lắm
là trong Hàn ngữ còn danh từ bắt đầu bằng âm L còn trong Nhựt ngữ thì tuyệt đối
không có.
Trong khi đó thì Nam Dương lạm phát âm R, cái âm R thân mến của người Ba Tư và Ấn
Độ. Nhưng cả hai cái lưỡi Đ.N.A và Đ.B.A. đều là lưỡi Mã Lai, thế mà văn hoá đã
tạo ra được cả bịnh tật về cơ thể như thế đó.
Tại sao đa số người Rạch Giá nói Con gùa gục gịch kong gổ gau găm (Con
gà rục rịch trong rổ rau răm)? Chúng tôi e rằng cũng có một cuộc hợp chủng đồng
tánh cách với Đại Hàn và Nhựt Bổn, tại tỉnh Rạch Giá của ta mà người dân phát
âm âm R không được. Nhưng hợp chủng với ai?
Đại Hàn và Nhựt Bổn đều là Mã Lai, y như ta, nhưng không hiểu sao họ lại quá
nghèo âm. Ta cứ nghe người Đại Hàn đọc tiếng Tàu như sau:
Ku thay vì Khu
Ku thay vì Cửu
Ku thay vì Cú
Còn đây là Nhựt đọc tiếng Tàu
Su thay vì Sào (huyệt)
Suu thay vì Số
Shu thay vì Chu (Đỏ)
Shu thay vì Thứ
Shu thay vì Thứ
Shu thay vì Chúa
Shu thay vì Chủ
Shu thay vì Thi (Thơ)
Shuu thay vì Chúng
Shuu thay vì Chúng
Shuu thay vì Châu (Á Châu)
Shuu thay vì Tuần (lễ)
Và chính vì sự nghèo nàn về âm đó, khiến nhiều người Việt Nam, cũng thông tiếng
Nhựt, ngộ nhận về Nhựt ngữ.
Nhiều người Việt giỏi Nhựt ngữ, than phiền rằng chữ Nhựt nghèo âm, PHỤ là Cha,
họ đọc là Tôô, mà ĐIỂU là CHIM họ cũng đọc là TÔ v.v...
Sự thật thì không phải thế, mặc dầu Nhật ngữ quả có cơ hàn về mặt ÂM thật đó.
Xét kỹ ra thì người Nhật đọc sai tiếng Tàu không bao nhiêu, nhiều lắm cũng chỉ
như ta là cùng. Thí dụ: DƯƠNG PHỤC (Âu phục) họ đọc là YOFU. Thế thì tại sao họ
lại đọc PHỤ là TÔÔ mà không là FU?
Ta không biết tại sao, mà chính các nhà bác học Nhựt cũng không biết tại sao,
vì không ai biết rằng Nhựt đã quên tất cả ngữ nguyên danh từ của họ.
TÔÔ là danh từ của Lạc Địch, tức Lạc bộ Trãi. Nhưng người Nhựt không còn biết
nó là của ai nữa, nên tưởng là họ vay mượn của Tàu mà đọc sai, và họ viết chữ
PHỤ để kí hiệu chữ TÔÔ.
Đó là một sự kí hiệu bậy bạ và quên gốc, quên ngữ nguyên, chớ không phải là đọc
sai tiếng Tàu PHỤ ra TÔÔ bao giờ cả.
Chúng tôi không có học ở trường Nhựt bao giờ, nên không biết tình hình văn tự của
người Nhựt ra sao cả. Chúng tôi mò mẫm qua các sách vở, và đây là lời giải thích
của giáo sư Châm Vũ Nguyễn Văn Tầm, trong tác phẩm “Nhật Bản sử lược”: “… chỉ với
một chữ To (đọc là Tô), còn ai biết được nghĩa chữ Tô nào? (vậy) nhờ giả danh
phiên âm và chua chữ Hán giúp… dễ lĩnh hội”.
Lời giải thích trên đây rất minh bạch, nhưng chúng tôi cứ thấy còn cái gì trục
trặc trong văn tự của Nhựt (chớ không phải trong lời giải thích) một khi ta biết
rằng họ có 35% danh từ của Lạc Địch và của Nam Dương.
Nó kỳ ở cái chỗ họ chua chữ Hán không ổn, chứng tỏ rằng họ quên ngữ nguyên của
họ.
Đây là một danh từ được chua chữ Hán: SANADAMUSHI. Họ chua là Chân Điền Trùng.
Nhưng theo chỗ chúng tôi biết (nhưng không dám bảo đảm) thì trong Hoa ngữ không
có danh từ Chân Điền Trùng. Thế thì chua chữ Hán cho người ta hiểu, mà người ta
lại càng không hiểu hơn thì làm sao bây giờ.
Tôi cứ suy luận như là tôi thông chữ Hán, và quả Hoa ngữ không có danh từ Chân
Điền Trùng, cho đến chừng nào được ai dạy rằng trong Hoa ngữ có danh từ đó rồi
sẽ hay.
Vậy tôi suy luận rằng họ chua chữ Hán với mục đích nào khác chăng? Chớ không phải
chỉ để giúp hiểu vì có quá nhiều danh từ đồng âm.
Trong trường hợp này thì tôi lại biết rằng Sanadamushi là tiếng Việt Nam, hay
nói cho đúng, là danh từ của Lạc bộ Trãi mà riêng nhóm Việt Nam, phát âm là SÁN
SÂU, còn nhóm Nhựt thì phát âm như thế đó, còn Chân Điền Trùng chỉ là mượn âm của
Tàu, để kí hiệu vậy thôi, bất cần Tàu có danh từ đó hay không. (Và tại sao lại
không là Sâu Sán, mà lại là Sán Sâu thì ta sẽ biết lát nữa đây, ở cuối Chương
này)
Nếu quả đúng như tôi đã tìm biết, thì rõ ràng họ chua chữ Hán không ổn chút nào
hết, mà không ổn vì họ không còn biết danh từ của họ do đâu mà ra nữa. Họ chua
lộn xộn ở nhiều danh từ, không có nguyên tắc, qui củ, chứng tỏ họ đã quên ngữ
nguyên cho cả nhưng danh từ gốc Hoa rõ rệt.
Thí dụ đối với chữ HAKO là cái HỘP, họ chua là SƯƠNG. Nhưng chữ SƯƠNG của Tàu,
có thể biến ra thành chữ Hako được hay không? Chúng tôi thấy là không, vì chúng
tôi biết rằng Nhựt đọc tiếng Tàu sai không nhiều, và nếu Sương biến dạng thì nó
biến theo một cái luật, y hệt như trong Việt ngữ cũng có luật như thế. Trong Nhựt
ngữ thì S Tàu = S Nhựt. ƯƠNG Tàu = Ôô Nhựt. Thí dụ: Sa Đường = Satôô.
Thế thì tại sao Sương lại biến thành Hako?
Nếu có danh từ Tàu nào biến được thành HAKO thì danh từ đó phải là HẠP.
Vậy họ đã chua theo một sự kiện của tư tưởng, hơn là theo cái biết về ngữ
nguyên. Họ thấy cả SƯƠNG lẫn HAKO đều chỉ một ý niệm là cái Hộp, họ bèn chua bằng
chữ Sương. Điều đó không sao, miễn thiên hạ hiểu là đủ rồi, nhưng nó lại chứng
tỏ, như đã nói, họ không còn biết danh từ của họ do đâu mà ra nữa, cả nhưng
danh từ Nhựt gốc Hoa.
Một danh từ gốc Hoa thứ nhì, cũng thấy tự điển Nhựt viết sai. Về chén bát ăn
cơm, Tàu có hai danh từ mà ta mượn Bát, Nhựt mượn Uyển đọc là Wan. Nhưng khi họ
chua chữ Hán thì họ lại viết chữ UYỂN bộ Mộc là cái chén nhỏ bằng ngón chơn
cái, dùng để uống rượu. Thế mà họ định nghĩa rằng đó là chén ăn cơm.
Chén ăn cơm, phải là chữ Uyển viết với bộ MÃNH, nó to lớn, mới ăn cơm được.
Thế nghĩa là họ quên cả nhưng ngữ nguyên gốc Hoa là cái gì họ rất thạo, và viết
sai là lại quên gốc, chớ không phải kém chữ Hán mà họ rất giỏi.
Trong trường hợp đó, dĩ nhiên là danh từ SARA là cái đĩa, vốn là của Mã Lai, được
họ chua chữ Hán là MÃNH. Nhưng Mãnh của Tàu lại không có nghĩa là cái đĩa. Cái
đĩa là ĐIỆP mà Quan Thoại đọc là Tẻ (người Việt miền Nam gọi cái món đó là Dĩa,
thì thật là không biết học của ai).
Xin trở lại với Sanadamushi.
Theo nghiên cứu của chúng tôi thì thuở xưa, toàn thể Mã Lai đều có cú pháp như
Việt Nam. Nhựt mới thay đổi từ trên một ngàn năm nay, chớ xưa kia, họ nói Mushi
San, hoặc Mushi Sana, hoặc Mushi Sana da, tùy theo cái đuôi của danh từ Sán (xơ
mít) đã mọc dài tới đâu, khi họ đổi cú pháp thì nó đã mọc dài ra tới Sanada rồi,
thế là Sanada Mushi. Rồi họ lại viết dính các danh từ ghép của họ lại, sau thời
canh tân sau cùng, tức mới có mấy trăm năm nay, và nó hoá ra là Sanadamushi.
Nhưng Sanadamushi đã được ký âm bằng chữ Hán trước cả Chúa Giáng Sinh nữa, vì
đó là danh từ của bọn Trãi là chủ cũ của Nhựt, chớ bọn Mã, nói khác, họ nói là
SÂU DÂY, một danh từ rất hay và khá giống lối nói của người Anh là Tape Worm.
Bọn Trãi học chữ Hán với hậu duệ Phù Tô. Bọn Mã tới sau, học lại của bọn Trãi.
Và cả hai bọn đều tiếp tục nói và viết là Chân Điền Trùng, nhưng bọn Mã chẳng
hiểu gì hết, mặc dầu có dùng danh từ đó.
Bọn Trãi thua trận, nhưng lại biết chữ, nên được nể nang, và danh từ của họ cạnh
tranh với danh từ của bọn thắng trận, và đại thắng, y hệt như ở Việt Nam danh từ
của bọn Mã, Con Chó, lại thắng danh từ của vua Hùng Vương, Con Cầy.
Đối với bọn Trãi, Chân Điền Trùng chỉ có nghĩa là con trùng tên là San, nhưng
âm ĐA đã trót có thì họ cũng kí hiệu vậy thôi mà không kể đến.
Mãi cho đến sau thời Nại Lương, họ bày ra Phiến và Bình giả danh thì hai bọn đã
quên mất Sanadamushi do đâu mà ra, đành cứ tưởng là của Tàu, mặc dầu Tàu gọi
con đó là Bạch Thốn Trùng, chớ không là Chân Điền Trùng.
Vậy chua chữ Hán là có tham vọng trình ngữ nguyên, nhưng lại trình lầm, lầm vì
cấp lãnh đạo tuyệt đối không biết hai tiếng kép Sanada và Mushi có nghĩa gì hết,
vì như đã nói, họ gọi con đó là Sâu Dây, nhưng Sâu của họ là ULAT chớ không phải
là Mushi, còn kẻ có danh từ thì lại quên gốc vì bị đè dưới cả hai ảnh hưởng lớn
là di cư Trung Hoa và bọn Mã thắng trận.
Chúng ta đã thấy ở Chương I và II, rằng dân tộc nào cũng đã quên hàng ngàn danh
từ của họ thì bảo rằng bọn Trãi ở Nhựt quên Sanadamushi, hay nói cho đúng, quên
Sanada, không có gì gượng ép cả.
Ở đây, chỉ là quên ngữ nguyên thôi, chớ họ vẫn hiểu rằng con đó trỏ con Sán (Xơ
mít)
Chúng tôi suy luận thế đúng hay không? Nếu là bọn sau ký hiệu, mà có quên đi nữa,
họ đã ký là Bạch Thốn Tùng, y như trong trường hợp HAKO ký là Sương, tức ký
theo sự kiện tư tưởng, với hai mục đích:
1. Dùng đúng tiếng Tàu
2. Giúp hiểu ý niệm
Còn ký hiệu có ăn khớp hay không thì bất kể, vì chính bọn sau cũng đã quên HAKO
do cái gì mà ra.
Đằng này sự ký hiệu Sanadamushi lại bất kể tuốt mục đích thứ nhứt là dùng tiếng
Tàu thì ta phải hiểu rằng chữ Tàu ấy chỉ dùng để mượn âm, do bọn trước vay, rồi
bọn sau, vì không biết, nên tưởng là danh từ Trung Hoa, nên cứ để vậy.
Không phải chỉ vì một danh từ Sanadamushi mà chúng tôi thấy những điều trên
đây, mà còn vì vô số danh từ khác.
Chữ Hán, thấy rõ ràng là một cái kho để cái gì không biết gốc là họ dồn hết vào
đó.
Sự gán ghép ấy, có hai lối:
I) Gán ghép đúng nghĩa, nhưng không ăn khớp với giọng đọc. Thí dụ MICHI là danh
từ Nam Ấn, có nghĩa là con đường thì họ chua bằng chữ Đạo, có nghĩa hẳn hoi,
nhưng sao ĐẠO lại đọc là MICHI? Họ đọc ĐẠO là ĐOO, thấy quá rõ trong danh từ
Shinitoo = Thần Đạo, chớ có đọc là Michi bao giờ.
II) Gán ghép bằng cách viết càn, sao cho đúng với câu đọc của họ, Tàu không có
danh từ đó cũng được, như Chân Điền Trùng trên đây chẳng hạn, miễn phù hợp với
âm đọc của chính họ. Phải ghi chữ Tàu vì phân nửa nước Nhựt chẳng biết
Sanadamushi là gì, chớ không phải vì sợ trùng âm.
Đây là ba lối đọc chữ KHÚC của Tàu.
Đại Hàn:
|
Kok
|
Việt Nam:
|
Khúc
|
Nhựt Bổn: Kyoku
Nhựt đọc thành nhị âm, nhưng viết ra chữ, họ chỉ viết có một chữ Khúc, chớ
không là Khúc+Ku, vì họ biết chắc Kyoku do Khúc mà ra thì cái đuôi Ku vô nghĩa,
không cần cho kí hiệu nào hết.
Trái lại trong động từ NAKI của Nam Dương, mà họ dùng như là tĩnh từ, thì họ
không biết gốc nên họ chua là Vong + Ky.
Ở đây chỉ vì không biết nên kí hiệu cho đủ âm, người ta có Ki, mình cũng phải
có Ki, mặc dầu một chữ Vong là đủ nghĩa Naki rồi, khác hẳn với ở Kyoku mà họ biết
chắc 100% rằng KU không cần được kí hiệu, vì chữ nguyên là KHÚC, không có KU.
Thế thì lối chua chữ Hán của Nhựt phải có mục đích khác hơn là xóa lầm âm, mục
đích ấy, theo thiển ý là hễ danh từ nào mà họ không biết của ai là họ bỏ vào bị
Trung Hoa hết thảy, còn hễ biết thì họ viết bằng Bình giả danh hoặc Phiến giả
danh.
Nhìn vào tự điển Nhựt, ta thấy họ bối rối lắm, và thường làm sai. Thí dụ với
hai động từ NAKI, một của Nam Dương, một của Lạc Địch, tức một của Lạc bộ Mã, một
của Lạc bộ Trãi.
Hai động từ đó, phải được hồi phục lại bằng một xâu chuỗi biến dạng, mới biết
ngữ nguyên của nó.
I) NÁKI:
|
Chết
|
II) NAKI:
|
Khóc (Nakijakuru)
|
Động từ thứ nhất là của Lạc bộ Mã:
Nam Dương:
|
Mati
|
Việt Nam:
|
Mất
|
Chàm xưa:
|
Mati
|
Chàm nay:
|
Mưtại
|
Chàm Bình Tuy:
|
Htai
|
Thái:
|
Tai
|
Nhựt:
|
Naki
|
Cấp lãnh đạo ở Nhựt là Lạc bộ Mã. Thế mà họ cũng quên danh từ của chính họ, vì
nay họ dùng như tĩnh từ, tương đương với CỐ của Trung Hoa và FEU của Pháp.
(Nhưng kỳ lạ thay, khi chua chữ Hán, họ lại không chua là CỐ, mà chua đúng
nghĩa cổ thời là Vong.)
Tuy nhiên, không phải chỉ có VONG mà là VONG + KI.
Thấy rõ là họ đã quên đầu đuôi hết. NAKI là một khối không thể tách rời ra và
có nghĩa là VONG, y hệt như Kyoku là Khúc. Thế sao Kyoku không là KHÚC + KU, mà
Naki lại là VONG + KI?
Phải chăng họ không biết Naki do đâu mà ra, nên cẩn thận biên hết các âm vào, mặc
dầu một chữ Vong là diễn tả đủ hai âm Vong + Ki.
Viết như vậy chừng ha thế hệ là dân Nhựt đã tưởng NA là đọc sai tiếng Tàu VONG
và Ki là cái đuôi vô nghĩa.
Động từ Naki thứ nhì, đúng theo Nhựt là Nakijakuru lại còn cho thấy họ sai rõ rệt,
vì không biết nó do đâu, nên họ phân tách lầm lẫn:
Na + Kijakuru
Động từ đó, đúng thật là: Naki + Jakuru
Hai hối ký hiệu ấy, khác nhau rất xa:
Na + Kijakuru
Naki + Jakuru
Người Nhựt bắt chước Tây, viết dính lại tất cả, nên không thấy là có khác,
nhưng khi họ chua bằng chữ Hán thì lối tách hai ra của họ, thấy rõ là họ tách
sai. Mà tách sai, vì không biết nó do các yếu tố nào họp thành.
Khi họ ký hiệu thì như thế này:
Na
|
= Khấp
|
Kijakuru
|
= bằng Bình giả danh
|
Họ định nghĩa: Khóc lên tiếng (Sangloter)
Thấy rõ là kí hiệu không ăn khớp với định nghĩa.
KHẤP là KHÓC THẦM, thế mà lại định nghĩa là khóc lên tiếng = Sangloter thì còn
gì là chữ Tàu nữa.
Đây là chữ Hán:
Khấp = Khóc thầm
Khốc = Khóc lên tiếng
Người Nhựt rất giỏi tiếng Tàu. Thế sao ở đây họ lại lầm?
Họ lầm vì không biết ngữ nguyên mà hễ không biết thì muốn viết sao cũng được,
miễn định nghĩa đúng với lối hiểu của dân chúng là đủ rồi.
Thật ra thì đó là động từ của Lạc bộ Trãi mà riêng nhóm Việt Nam phát âm là NẤC.
Mà như thế thì phải là:
Naki + Jakuru
Chớ không là:
Na + Kijikuru
Dầu sao, người Nhựt sau này cũng hiểu: Na = Khấp
Na = Vong
Nhưng không có Na nào có nghĩa gì cả, mà chỉ có NAKI mới có nghĩa ở cả hai động
từ.
Những cái mà họ biết ngữ nguyên đúng, họ viết rất đúng. Thí dụ từ ngữ KAKKO.
Họ viết ra chữ là KAKKO NI, Kakko bằng hai chữ Tàu CÁC HỘ, NI bằng Bình giả
danh.
KakkoNi = Nơi mỗi gia đình
Thì phải có Ni là Nơi, (tức INI của Nam Dương bị co rút).
Chính sự chua thật đúng nầy lại cho thấy ở các nơi khác là sai, mà sở dĩ vì có
thật đúng và có sai, là vì có cái họ nhớ ngữ nguyên, có cái họ quên, chớ nếu ở
đây họ cũng quên thì không làm sao mà có chữ NI mọc ra thinh không, trong khi
danh từ chỉ là KAKKO gọn lỏn. So:
Vong + Ki
|
= Naki
|
Và:
|
|
Các hộ + Ni
|
= Kakko
|
Ta thấy KI không được họ hiểu là gì, nên nó thừa, thừa vì Vong là quá đủ. Còn
NI thì được biết chắc, cho nên mặc dầu danh từ không có NI, Ni cũng được viết
ra cẩn thận.
Mà viết cũng hữu lý lắm. Các hộ gốc Hoa thì viết bằng Hán tự còn Ni gốc Mã Lai,
tức gốc Nhựt thì viết bằng quốc tự của Nhựt, thật là rõ ràng, minh bạch.
Ở các nơi khác thì hỗn loạn, thí dụ San Hô (Sanggo) là danh từ của Trung Hoa, lại
được viết bằng Bình giả danh, còn TORI (chim) là danh từ của Lạc bộ Trãi, lại
được viết bằng chữ Tàu. Mà đừng tưởng Sanggo nằm một mình, nên không sợ lầm âm,
nên không cần chữ Hán, bởi Sản Hậu, cũng được phát âm là Sango và cũng nằm kế cận
San Hô, thì rất dễ lầm âm.
Ta thấy danh từ MONO của Nhựt mà đứng ở vế thứ nhì của một danh từ phép thì
không thể lầm âm với cái gì hết. Thế mà họ vẫn cẩn thận chua là Vật, thì quả họ
có tham vọng trình ngữ nguyên, chớ không phải sợ lầm âm nữa. Và ở đây, họ cũng
trình lầm vì đó là một danh từ của Lạc Địch chớ không phải của Tàu, mà các nhóm
phát âm như sau:
Lạc Địch Đại Hàn:
|
Mul
|
Lạc Địch Việt Nam:
|
Món
|
Lạc Địch Nhựt Bổn: Mono
Tại sao người Nhựt lại dễ quên quá nhiều ngữ nguyên của họ hơn các dân khác. Là
tại họ thích sáng tác, mà lại sáng tác rất loạn, ghép ngôn ngữ nầy với ngôn ngữ
nọ lại, nên sau, chừng hai trăm năm thì phải bí.
Sự sáng tác, rất có lợi mà cũng rất hại. Thí dụ Lạc bộ Trãi chỉ có một danh từ
là ANO để chỉ ANH và CHỊ. Như vậy là dở, thành thử Nhựt sáng tác ANI và ANE với
độc một danh từ ANÔ. Vậy là tài (ta không biết sáng tác, biến Ani thành Anh và
đành mượn Chị của Tàu. TỶ, Quan Thoại đọc là CHÈ, ta đọc là CHỊ)
Nhưng khi sáng tác loạn lên thì nó gây rối loạn.
Ta cứ nhìn vào danh từ của ta và của Pháp thì ta biết rõ nguyên nhơn tại sao Nhựt
lại quên.
Pháp tạo danh từ với ngữ căn Hy và La. Học giả của họ chỉ biết Hy La là truy ra
được tất cả. Những danh từ không do Hy La mà do Mã Lai Nam Dương chẳng hạn, thì
lại được tự điển của họ cho biết nguồn gốc ngay lối 20 năm sau khi được tân tạo.
Họ không bí.
Ta, ta cũng làm với chữ Tàu, nên ta không bí. Nhưng khi ta làm thế với danh từ
không của Tàu là ta bí chết đi, vì tự điển của ta không cập nhựt hóa, hoặc chưa
có tự điển thuở tân tạo.
Người Nhựt đã lâm vào cảnh của ta, nhưng họ bí hơn ta vì họ chưa học đủ thứ
ngôn ngữ Á Đông như ta.
Nguyên tắc của Việt Nam là không bao giờ ghép chữ Tàu với chữ Việt để làm một
danh từ. Nhưng Nhựt rất ưa làm như vậy. Chúng tôi đã nói đến danh từ SUIMONO của
họ. Họ không mượn thẳng của Tàu danh từ Canh như ta mà ghép Sui (Tàu) và Mono
(Nhựt). Chúng tôi đã đoán rằng đó là Thủy+ Món vì quả họ đọc Thủy là Sui. Nhưng
họ lại chua chữ Tàu rằng là Hấp + Mono.
Một người bạn Trung Hoa của chúng tôi, đọc bản thảo của chúng tôi rồi cưới ha hả
và nói: “Ông Nhựt ghép chữ đã dị kỳ, viết chữ Tàu cũng kỳ khôi, anh lại dốt chữ
Tàu cái nữa thì loạn hết. Sui của Nhựt, không do Thủy đâu, mà do XUYẾT. Trung
Hoa có hai động từ chỉ sự HÚP CANH là Hấp và Xuyết, chớ không phải chỉ có một
như anh và ông Nhựt đã tưởng.
Quả thật tôi chỉ biết Xuyết là nước canh, mà không hề biết Xuyết là Húp canh.
Nhưng dầu sao, Nhựt cũng đã quên SUI do đâu mà ra nên mới viết là Hấp. Thủy hay
Xuyết gì, cũng không thể biến thành Hấp được bao giờ cả.
(Luật M. Swadesh lại được chứng minh bằng cả Hoa ngữ nữa, vì từ đời nhà Chu đến
nay, ta thấy danh từ Canh của Trung Hoa bị thay đổi ba lần rồi.)
LANG: Đời Chu, thấy được trong Kinh Thi
Canh: Đời Hán.
Thương: Danh từ hiện kim có lẽ đã già gần một ngàn năm rồi, và có thể sắp bị
thay đổi nay mai. (Các nhà ngữ học quốc tế vì đố kỵ chăng mà công kích luật ấy
quá dữ, nhưng luôn luôn ta thấy luật đó đúng ở rất nhiều trường hợp).
Đó là Tàu ghép với Nhựt, tức dễ biết, vì Nhựt rất thông chữ Tàu, mà họ còn quên
như thế thì với ngôn ngữ khác, còn loạn hơn nữa.
Thí dụ điển hình là danh từ NGÀ VOI của họ. Họ lấy một danh từ của Lạc bộ Mã ở
Nam Dương là GHI là cái Răng và họ biến thành GÊ để ghép vào với một danh từ của
Lạc Địch là Yô mà hiện Thượng Việt đang dùng (Mạ, Xi Tiêng, Mnong Gar) nhưng
riêng Trãi Nhựt thì đọc là Zoo. Vậy.
Zooge (đọc là zôghê) = Ngà voi.
Phân nửa nước Nhựt, bọn Trãi, không biết GE là gì, phân nửa khác không biết ZOO
là gì.
Dĩ nhiên là trong tình thế đó, họ phải viết ra bằng Hán tự là Tượng Nha, bằng
không, Trãi chẳng biết một phần tử của danh từ, Mã lại bí về phần tử khác, chớ
Zoo-gê thì không có trùng âm với danh từ nào khác mà phải chua chữ Hán.
Nhưng sáng tác Zooge coi vậy mà không quái gở bằng nhiều danh từ khác bởi dầu
sao Lạc Địch và Nam Dương đều là Mã Lai với nhau cả.
Động từ ĐI ĐÊM của Nhựt là một cái gì làm cho cả người Nhựt cũng ngẩn ngơ, vì họ
ghép một tiếng tàu là Dạ mà họ đọc là YÔ với một tiếng Nam Ấn là MICHI. Đúng là
INDO CHINA.
Nhưng họ nào có biết rằng Michi là của Nam Ấn, bởi họ chỉ sống chung với Ấn có
lối một trăm năm tại Nam Dương rồi thì ly khai đi Nhựt, họ có học, nhưng học
theo lối người Thái học tiếng Tàu, tức học không thấy, không biết căn bản, rồi
quên là của ai.
Nhưng MICHI chỉ là CON ĐƯỜNG thì Yomichi là Con đường ban đêm, tức danh từ, thế
thì làm sao mà là động từ ĐI ĐÊM được?
Thế nên, họ ghép thêm một động từ Nam Dương là CHUKU mà họ biến thành SURS có
nghĩa là Làm, tức:
YOMICHISURU = Làm con đường đêm = Đi đêm
Hoa + Ấn + Nam Dương
Nhưng nào có giản dị thế đâu, trước SURU họ thêm một tiếng đệm là Ô.
Kết quả YO được hiểu, vì tiếng Tàu là văn hóa ở Nhựt. Nhưng phân nửa nước Nhựt,
bọn Lạc bộ Trãi, phải học Ô sư rư. Và toàn quốc không hiểu tại sao ĐẠO thường
được đọc là ĐOO, nhưng ở đây, lại được đọc là Michi.
Nếu họ không viết Michi bằng Bình giả danh, chắc họ sẽ không thắc mắc vì ngỡ rằng
đó là quốc ngữ của họ, tự nhiên tổ tiên họ đã sáng tác ra thế như tổ tiên bọn
Mã đã sáng tác Tàng (Đường) và tổ tiên bọn Trãi đã sáng tác Trruong (Truông).
Tại sao Parasol là ngoại ngữ, được kí hiệu bằng Phiến giả danh, còn Michi cũng
là ngoại ngữ mà được viết bằng chữ Tàu? Là tại họ không còn biết Michi do đâu
mà ra, và đổ trút cho Tàu tất cả những ngữ nguyên mà họ bí.
Ari = Con Kiến, là danh từ của Khả Tu. Người Nhựt cũng nói như vậy, nhưng viết
ra chữ NGHỊ của Tàu, khiến ai cũng ngỡ Ari do NGHỊ đọc sai, mà có lẽ chính họ
cũng tưởng như vậy.
Người Mạ nói IRAU = Rửa. Nhựt nói Arau. Nhưng họ đọc là Ara Ư. Thành thử họ viết
Tẩy + Ư, Tẩy được viết bằng tiếng Tàu, Ư bằng Phiến giả danh, khiến ai cũng tưởng
rằng Tẩy được đọc sai là Ara, còn Ư là cái gì đó chẳng biết nữa.
Thế nên ta mới thấy KARAI của Nam Dương được đọc là Kara I và được viết là Tân
+ I mặc dầu KARAI, Việt Nam nói là CAY, Tàu nói là LẠT, chớ không phải TÂN,
nhưng viết bằng chữ Tân hay chữ Lạt gì, ai cũng ngỡ Kara do Tân mà ra và I là
cái gì đó không biết.
(Nhựt Bổn cho Kara I hai nghĩa: Cay và Mặn, mặc dầu họ đã có Shikê, diễn được ý
niệm Mặn. Tàu không có ỚT, họ gọi Ớt là Lạc Tiêu, tức Tiêu Cay. Vào hiệu ăn của
Tàu, ta thường nghe họ gọi ớt cho khách: “Laạt chéo lớ!” Người Tàu chỉ dùng Tân
trong văn chương và y khoa còn trong việc bếp núc thì họ dùng Lạt).
Thế thì chữ TE đọc là THÊ là Bàn tay, chưa chắc gì do chữ Thủ của Tàu mà ra, mặc
dầu họ đã viết chữ Thủ, bằng chứng là đồng bào Thượng trên Cao Nguyên hiện nay
gọi bàn tay là TI, TAI, ĐAI, TÊ và THÊ.
Thủ, Tàu đọc là Xủ mà âm Xủ của Tàu biến thành âm Thủ của Nhựt được chăng? Trái
lại Nhựt Bổn có phát âm Tê với âm Đ y như Cao Miên, trong từ ngữ SUĐÊ của họ.
Lạc bộ Trãi đã phát âm ba cách: Tàu, TH, Đ. Trung Hoa chỉ một cách thôi. Nhựt hai cách. Vậy Thê của Nhựt do Tê, Thê, Đai của Mã Lai mà không do Thủ của Tàu.
Tất cả mọi người Việt Nam đều tưởng rằng TE do Thủ mà ra, vì lối chua chữ Hán của
sách Nhựt như thế đó.
Danh từ Phân, Phẩn của Việt Nam và Fun của Nhựt đều do Phấn của Tàu mà ra, thì
Nhựt chua là Phân thì rất đúng. Chứ như Kuso thì rõ ràng là danh từ Lạc Địch và
nhóm Lạc Địch V.N phát âm là Cứt, mà họ cũng chua là Phấn thì rõ ràng họ không
còn biết Kuso là của ai nữa.
Ở đây thì chắc một trăm phần trăm là không vì sợ lẫn âm, bởi hai danh từ tương
tự, lại khác âm:
Kuuso = Trống không
Kuusôô = Tưởng tượng, Mộng, Ảo Ảnh.
Đuổi một kẻ khác đi bằng giọng to tiếng, Lạc Địch V.N nói: Cút đi!
Lạc Địch Nhựt cũng nói KUSO SƯ. Nhưng họ cũng chua bằng chữ Phấn của Tàu!!!
Tóm lại, người Nhựt quên rất nhiều ngữ nguyên của danh từ của họ, và chua chữ
Hán, không còn là để tránh lầm âm mà là để trình ngữ nguyên, nhưng lại trình lầm.
Cuộc hợp tác giữa hai thứ Mã Lai Trãi và Mã ở Nhựt, giống hệt ở Việt Nam. Ở xứ
ta Trãi lãnh đạo, nhưng Mã rất văn minh, thành thử được nể, được ưu đãi, và có
sự hòa hợp huyền diệu.
Ở Nhựt thì Mã tới sau, nhưng lãnh đạo, nhưng Trãi lại văn minh cao, nhờ đã học
với hậu vệ Phù Tô. Thành thử Trãi ở Nhựt cũng được ưu đãi như Mã ở Việt Nam, và
danh từ của Nhựt và của Việt, phong phú hơn của Đại Hàn. Đại Hàn cũng phong
phú, nhưng không phong phú về mặt Mã Lai. Mà chỉ nhờ mượn gần toàn bộ của Tàu.
Đây là chủ quan của chúng tôi, nhưng chúng tôi tin mạnh. Nhựt mượn của Tàu nhiều
hơn ta, nhưng không đẹp bằng ta. Tác phẩm của họ được Âu Mỹ dịch gần hết, chỉ
nhờ họ là đại cường quốc, chớ đọc văn thơ của họ, không thấy hay hơn của ta
chút nào.
Ta bị trị, mới thu hồi độc lập, chưa ai biết. Nhưng khi Âu Mỹ dịch xong ta rồi,
họ sẽ thấy là ta hơn Nhựt rõ rệt.
Tuy nhiên bộ ngữ vựng chuyên môn thì ta thua họ rất xa, vì ta chưa kĩ nghệ hóa.
Lúc đặt thương điếm ở Hội An, Nhựt có vay của ta hay không? Có, nhưng đó là
danh từ độc nhứt ZABONtức PONKAN là trái bưởi. Chỉ có Việt Nam mới gọi trái đó
là Bồng. Trãi ở Nhựt thì không biết Bưởi, vì khí hậu ở đó không cho bưởi mọc tự
nhiên. Đó là danh từ vay mượn, nhưng chủ nợ không thể lầm lẫn với ai, vì chỉ ta
mới gọi trái đó là Bồng.
Cam quýt một lòng, bưởi bồng một dạ.
Hồi còn ở Nam Dương, có trái bưởi, họ gọi trái ấy bằng danh từ Nam Dương mà họ
đã đánh mất sau hơn một ngàn năm định cư ở Nhựt. Bọn Trãi ở Nhựt thì không có
danh từ vì bưởi không mọc tự nhiên được ở Nhựt. Họ đánh mất danh từ Bưởi của
Nam Dương cùng lý do với sự mất mát danh từ Orang- Outang vì không có dịp nói đến.
Nhưng may quá, đó là danh từ vay mượn dưới thời chúa Nguyễn, nên họ còn nhớ gốc,
không có viết ra bằng chữ DỨU của Tàu.
Ta, ta không có vay mượn của họ danh từ nào cả, trừ một tiếng Tàu là Bồn Tài, mới
vay mượn có vài năm nay, dưới hình thức Bonsai.
Những danh từ Nhựt Việt giống nhau là vì chung gốc tổ Mã Lai, chớ không phải
vay mượn.
Cũng như Việt Nam, Nhựt Bổn thường dùng cả hai danh từ của Trãi và Mã, để chỉ một
ý niệm. Có khi ta thua họ, có khi họ kém ta. Thí dụ họ chỉ có CẲNG (Kaki (
Ashi) mà không có Chơn. Trái lại, có khi ta nghèo hơn họ. Thế là hòa cả làng.
Nam Dương:
|
Đua
|
– Việt Nam:
|
Đôi
|
– Nhựt:
|
Tsui
|
Thượng Việt :
|
Kap
|
– Việt Nam:
|
Cập
|
– Nhựt:
|
Kappuru
|
Nam Dương:
|
Masé
|
– Việt Nam:
|
O
|
– Nhựt:
|
Mađa
|
Thượng Việt:
|
Nếo
|
– Việt Nam:
|
Nữa
|
– Nhựt:
|
Nao
|
Tánh tình người Nhựt trái ngược nhau và ảnh hưởng đến ngôn ngữ. Họ tồn cổ triệt
để, mà đồng thời cũng vong bổn triệt để. Ở Nhựt, cây Soan nhiều cho đến đỗi
Pháp gọi cây đó là Soan Nhựt Bổn (Lilas đuôi Japon) thế mà họ không có danh từ
để gọi và mượn danh từ Lilas của Pháp, biến thành Rira. Nhưng họ từ Nam Dương
di cư lên, mà Nam Dương cũng giàu Soan, cũng có danh từ là Kâyu Đoan Mambu (Cây
soan đâu của Việt Nam).
Vậy họ đã ham mới bỏ cũ, đánh mất Kâyu Đoan Mambu, và dùng tiếng Pháp Rira dở
hơn Kâyu Đoan Mambu quá nhiều.
E. Làm tự điển
Từ đây, người làm tự điển, không thể theo phương pháp xưa nữa, tức không thể chỉ
kể có hai loại ngữ nguyên là NÔM và HÁN VIỆT mà được nữa.
Chúng tôi không trình bày dài dòng mà chỉ đưa ra vài thí dụ là rõ ràng nhứt (Và
xin trình theo ý niệm chớ không theo trật tự A, B, C).
THANG: Danh từ, do danh từ của dân Mã Lai đợt II, tức Lạc bộ Mã TANGGA mà ra.
Danh từ nầy cũng được người Chàm biến thành THANG y hệt như ta về tự dạng,
nhưng lại dùng để chỉ cái nhà vì vào cổ thời, họ và ta đều ở nhà sàn, muốn lên
nhà, phải nhờ cái THANG. Danh từ nầy cũng được Nhựt Bổn biến thành TANA nhưng để
chỉ CÁI KỆ, có nhiều bậc như cái THANG.
TẦNG: Danh từ, do danh từ Tangga nói trên. Dân Lạc bộ Mã chỉ có một danh từ là
Tangga để chỉ ba món: Cái Thang, Tầng Bậc và Sàn Nhà. Dân ta
cũng dùng danh từ đó, nhưng biến dạng để tránh cái khuyết điểm đồng âm làm rối
loạn ngữ vựng.
SÀN: Danh từ, do danh từ Tangga, được biến dạng vì mục đích nói trên. Sự biến dạng
nầy giống hệt lối biến dạng của đồng bào Thượng, họ phát âm là SÀNG, nhưng chỉ
dùng với hai nghĩa, y như người Chàm là Thang và Nhà. Họ không gọi cái món mà
ta kêu là SÀN NHÀ, bằng danh từ nào cả.
MÓNG: Danh từ riêng của Lạc bộ Trãi, tức của Mã Lai đợt I, có nghĩa là cái
Thang, một số đồng bào Thượng còn giữ được, nhưng ta đã mất. Tuy nhiên, danh từ
nầy vẫn còn nằm trong ca dao tục ngữ ta: “Móng đàng Đông, cầu vồng đàng Tây”.
Hiện nhiều người Việt cũng gọi cái MÓNG là cái Thang để lên trời.
Hiện nay trong lãnh thổ Việt Nam, danh từ Thang thắng thế, và danh từ Móng được
rất ít nhóm Thượng dùng, kể cả những nhóm Thượng Trãi 100% vẫn dùng danh từ
SÀNG (có G).
CẲNG: Danh từ riêng của Lạc bộ Mã, gốc tổ không biết ra sao, nhưng được các dân
tộc biến như thế nầy:
Phi Luật Tân:
|
KAKI
|
Mã Lai Á:
|
KAKI
|
Anh Đô Nê Xia:
|
KAKI
|
Jêh:
|
GAKI
|
Nhựt Bổn:
|
ASHI
|
Rôglai:
|
TACAI
|
Chàm:
|
TCAY
|
Rađê:
|
TCAY
|
Giarai:
|
TCAY
|
Việt Nam:
|
CẲNG
|
Hiện nay, danh từ riêng của Lạc bộ Trãi thắng thế trong lãnh thổ Việt Nam. Đó
là danh từ CHƠN, được toàn thể đồng bào Thượng dùng, không kể Rađê và Giarai.
THANG: Danh từ vay mượn của ngoại chủng (Trung Hoa) vốn có nghĩa là Nước nóng,
được chính người Tàu đồng hóa với loại thuốc nấu sắc trong nước nóng mà họ gọi
là THANG DƯỢC. Dân ta vay mượn, nhưng có biến nghĩa:
THANG THUỐC: Gói thuốc
THUỐC THANG: Thuốc men. Điều trị, săn sóc con bịnh.
LANG THANG: Trạng từ riêng của Lạc bộ Mã, dưới hình thức LALANG và LA BANG. Người
Việt miền Nam đã bắt chước người Phù Nam, thuở họ di cư vào Nam năm 1623 mà người
Phù Nam còn tồn tại ở Đông Phố, thế nên dân miền Nam mới biến LA BANG thành
LANG BANG mà không nói theo gốc Bắc, cũng không bắt chước Chàm vì Chàm chỉ nói
LALANG mà không nói LABANG.
CỐC: Chén uống rượu làm bằng phalê hoặc thủy tinh. Danh từ nầy vay mượn của ngoại
chủng (Ăng lê, nó vốn là CUP, xuất hiện từ thời chúa Trịnh mà các phái đoàn của
công ty Đông Ấn Độ tặng vị chúa ấy nhiều món quà trong đó có cái CUP).
LY: Chén uống rượu làm bằng thủy tinh hoặc pha lê. Danh từ nầy là danh từ riêng
của miền Nam, vay mượn của lưu vong nhà Minh trong đó có người Quảng Đông họ gọi
món ấy là PỐ LÝ PÚI.
Ta nuốt mất PỐ và PÚI, chỉ chừa lại Lý biến thành LY. (Pố-lý-púi = Pha lê bôi =
chén rượu làm bằng chất pha lê).
HÀNG: Danh từ, gốc Hoa: chỗ bầy bán. Thí dụ: Cửa hàng.
HÀNG: Danh từ, gốc Lạc bộ Mã là BARANG biến dạng ra: Vật để bán. Rất nhiều người
lẫn lộn hai danh từ nầy cứ tưởng cả hai đều có gốc Hoa. Sự thật thì VẬT ĐỂ BÁN,
Tàu gọi là HÓA chớ không bao giờ gọi là Hàng. HÀNG của họ chỉ có nghĩa là CỬA
TIỆM không bao giờ có nghĩa là hóa phẩm. Ta ngộ nhận vì đã chót sáng tác danh từ
HÀNG HÓA gồm một tiếng Mã Lai Barang biến dạng và một tiếng Tàu gọi là HÓA VẬT,
HÓA PHẨM và Nam Dương gọi là BARANG.
Danh từ hàng hóa được sáng tác sai nguyên tắc là ghép một tiếng Lạc với một tiếng
Tàu, khiến ta quên mất là HÀNG là của ta, ngỡ là của Tàu.
Đó là nguyên tắc của riêng ta, không ghép tiếng Lạc với tiếng Tàu, nhưng Nhựt Bổn
thì xem lối ghép như thế là đúng nguyên tắc, và chính vì thế mà họ quên ngữ
nguyên của rất nhiều danh từ của họ.
BÁC: Động từ gốc Hoa: Từ chối một lời xin, không nhận một kiến giải.
BẤT: Động từ riêng của miền Nam, dùng với cái nghĩa BÁC của miền Bắc, nhưng
không phải là đọc sai từ Bác mà là do ngữ nguyên Phù Nam họ nói là Batal = Bác
bỏ.
F. Sự cạnh tranh ráo riết giữa danh từ của hai thứ Mã Lai
Như ta đã nói ở hai quốc gia Nhựt Bổn và Việt Nam, có hai thứ Mã Lai, bọn
Austroasitiques (Lạc bộ Trãi) và bọn Austronésiens (Lạc bộ Mã).
Muốn biết danh từ nào của ai, khi có hai danh từ chỉ một vật thì không khó biết
lắm vì Nam Dương là Lạc bộ Mã thuần túy, Đại Hàn là Lạc bộ Trãi thuần túy.
Nhưng Đại Hàn đã mất danh từ hơi nhiều, nhưng ta cũng còn phân biệt được như
thường, các thứ danh từ, bằng vào danh từ của Thượng Việt.
Như vậy thì ở Nhựt và ở Việt có sự cạnh tranh, khi nào không hợp tác. Ta đã thấy
cả ta và Nhựt đều dùng danh từ của Mã, lại vừa dùng danh từ của Trãi, nhưng
không phải luôn luôn như vậy.
Mà tại sao lại không hợp tác để được phong phú mà lại cạnh tranh với nhau thì
không thể biết được nếu bằng vào dân số.
Chúng tôi đã truy ra rằng người Mường là Lạc bộ Mã. Như thế thì ở V.N. Lạc bộ
Mã rất kém về dân số, thế mà danh từ của họ cũng thắng được danh từ của ta như
Chó, Cua, Ăn.
Ở Nhựt thì không thể biết số lượng của hai thứ Lạc, chỉ thấy rằng có kẻ thắng
trận và kẻ chịu thuần phục. Tuy nhiên, thường khi danh từ của bọn thuần phục là
bọn Trãi cũng toàn thắng, như Mẹ, Anh, Chị, Chó, Chim.
Bọn Trãi nói TÔ là Chim nó có mặt ở Nhựt và ở Trung Mỹ, chớ không có mặt ở Việt
Nam, nhưng chính ở Nhựt, danh từ TÔ thắng danh từ Bùrông của bọn Mã.
Bọn Trãi nói chim, có mặt từ Đại Hàn tới Cao Nguyên Việt Nam (xin xem lại biểu
đối chiếu về danh từ Chim).
Thế thì nói SÊ, hay nói TÔ, cũng cứ là nói theo bọn Trãi, tức phe Thiên Hoàng đại
bại về danh tức Chim.
Ta có thể tưởng tượng ra sự cạnh tranh ráo riết giữa hai phe nhóm, nhưng ta rất
tư lự về phương pháp cạnh tranh. Làm thế nào mà phe thiểu số (ở Việt Nam) và
phe bại trận (ở Nhựt Bổn) lại cạnh tranh thắng lợi với phe cầm quyền?
Qua nhiều Chương, chúng tôi đã phỏng đoán vai trò văn hóa của bọn tới sau ở
V.N. và bọn cũ, ở Nhựt Bổn.
Ta cứ nhìn vào người Mường ngày nay rồi so sánh họ với ta, và không chịu tin rằng
cách đây 2500, ta kém họ. Ta quên mất rằng cách đây 2500 năm, ta đã tiếp xúc với
đủ các thứ người, vì các cuộc xâm lăng, nhứt là bốn cuộc xâm lăng lớn (Thục
Vương Tử, Lộ Bác Đức, Mã Viện, Pháp), còn người Mường thì thủ phận khách trọ và
ở ẩn, ngay sau cuộc xâm lăng đầu (Thục Vương Tử).
Bị xâm lăng, tuy có đau đớn, nhưng đồng thời, ta cũng có thọ lãnh cái gì ở
ngoài mà ta không có, hoặc thọ lãnh một sự kích thích để mà tiến lân.
Như vậy, trước năm 500 T.K. hẳn là ta phải kém hơn người Mường ngày nay. Tuy ta
đã lập quốc, nhưng vua Hùng trơ trọi, không như bọn Lạc bộ Mã, họ đã hùng cường
tại Hoa Nam và được sử Tàu nói đến. Nước U Việt của Câu Tiễn được đếm xỉa tới,
không kém gì các nước thuần túy Trung Hoa thuở đó.
Bọn Mã đã có danh từ riêng để chỉ ĐỒ SỨ thì biết họ có văn minh hay không, còn
ta thì chưa chắc đã biết chế tạo đồ sứ vào thuở ấy.
Kỹ nghệ ghép của U Việt cũng được sử Tàu ca ngợi (Kiếm Mạc Da) thì đủ biết họ
có giỏi hay không.
Ở Nhựt thì khác, chính bọn Mã thắng trận ở Nhựt. Mã thì đã giỏi, như đã thấy,
nhưng dầu sao, họ cũng kém Tàu, bằng không, họ đâu có phải bỏ nước để di cư.
Mà bọn Trãi ở Nhựt thì lại tiếp đón hằng triệu người Tàu từ nhiều trăm năm rồi
(127 huyện Hoa Bắc).
Thành thử ở Phúc Kiến, Trãi lại tài hơn Mã về công kỹ nghệ, cố nhiên, chớ về
quân sự thì họ bại trận, như đã thấy.
Không thể biết tình hình dân số ở Nhựt được phân bố ra sao, ta cũng quan niệm dầu
rằng danh từ của bọn Trãi mà thắng thế ở Nhựt, cũng cứ nhờ văn hóa của bọn Trãi
đã cao.
Học với hàng triệu người Tàu trong vòng ba trăm năm, hẳn là phải khá lắm, thế
nên bọn thắng trận hóa ra phải học với quân bại trận, vì bọn bại có những cái
mà bọn thắng chưa có. Những món như là Tansu, Tant - subo đều là của Tàu đưa tới
do trung gian của bọn thua là bọn Trãi.
Nhưng nếu bị cật vấn về chi tiết thì khó lòng mà trả lời cho trôi. Tại sao ở Nhựt,
danh từ Chó của Trãi đã thắng, còn ở V.N. danh từ Chó của Trãi thua, chẳng những
thua ở lưu vực Hồng Hà, mà khắp Cao Nguyên đều thua? Tại sao ANH của Trãi lại
toàn thắng ở Nhựt và ở Việt Nam?
Tại sao Nhựt lại phong phú hóa bằng cách dùng Cập (của Trãi) và Đôi (của Mã,
nhưng ở các trường hợp khác, họ không làm như thế mà chỉ lấy của Trãi hoặc của
Mã không mà thôi, thí dụ họ có CẲNG mà không có CHƠN như ta?
Qua 5000 năm lịch sử, nhưng danh từ Trãi ở Nhựt và ở Việt đi riêng, tiến hóa
khác nhau. Ta chưa biết Sa-nada rụng đuôi thành Sán hay Sán mọc đuôi thành
Sa-nada nhưng cú pháp thì đã khác nhau. Ta nói Sâu sán, Nhựt nói Sán sâu. Ta lại
bỏ Sâu, Nhựt còn giữ. Văn phạm cũng khác, ta nói Có Sán, Nhựt nói Sán
là có. Nhưng ai đúng gốc tổ? Hình như là Nhựt. Ta nói quá giống Tàu: Tôi có
sán (Ngô hữu sán trùng). Nhựt nói khác Tàu rất xa: Tôi chi Chân điền trùng hữu.
Vậy cú pháp của ta còn là cú pháp Mã Lai (Sâu Sán còn cú pháp của Nhựt là cú
pháp Tàu, còn văn phạm của Nhựt còn giữ được tính cách Mã Lai).
Trong cuộc tiếp xúc lớn lao và lâu dài với Tàu, ta cứu vãn được cú pháp, Nhựt cứu
vãn được văn phạm. Xin đừng quá tin rằng văn phạm hiện nay của ta là của tổ
tiên ta.
Nhưng trái lại ta cứu vãn được nhiều danh từ hơn Nhựt, nhứt là trước thời Lê Trịnh
mà cả ở Bắc Việt cũng nói Bông, Trái chớ không nói hoa, quả.
Như thế, ta với Nhựt, ai mạnh cá tánh hơn ai? Không nên kết luận mà nên giải
thích. Ta bị mặc cảm bị trị nên ta cố chống lại, thành thử ta cứu vãn được nhiều
hơn. Trái lại Nhựt không bị trị nên tự do để sự thán phục thu hút họ, và họ
không ngại mà vay mượn, cả ở những trường hợp không cần thiết, ta tiếp tục nói DÃY
NÚI, họ, họ dám nói RENPOO một cách cố tình, tự động, vì họ không sợ mất mát bởi
không lâm nguy. Sự thọ nạn, đôi khi lại có lợi hơn sống tự do.
Ta không nên mặc cảm, hoặc tự khinh vì đã vay mượn “quá nhiều” của Trung Hoa.
Nhựt còn vay mượn nhiều hơn ta nữa. Vả lại không có dân tộc nào thoát hết và
chính Trung Hoa cũng đã vay mượn của man di hơi nhiều. Thí dụ:
Mã Lai
|
Trung Hoa
|
|
|
Nana (Dứa, Thơm)
|
Ba La
|
Mí
|
Ba La mật
|
Chuối
|
Tiêu (đọc là Chéo)
|
Dừa
|
Da (đọc là Ya)
|
Tàng (Đường)
|
Đường (đọc là Thải)
|
Pinnang (Cau)
|
Tân Lang (đọc là Pấn lạng)
|
Trầu
|
Phù (đọc là Pu)
|
Việt (Rìu)
|
Việt
|
Nõ
|
Nỗ
|
Đó là chỉ có hai thứ man di, U Việt và Văn Lang, nhưng quanh nước Tàu, có hàng
trăm thứ man di, và ai biết được cho nổi, số lượng danh từ mà họ đã mượn, vả lại
có ai chứng minh được rằng cây CHANH là ta vay mượn của Tàu, hay Tàu vay mượn của
ta chăng?
Ở Hoa Bắc, địa bàn chánh của Tàu, Chanh có mọc được hay không mà họ có danh từ
đó chớ?
Có ai chứng minh được rằng QUẾ là ta vay mượn của Tàu hay Tàu vay của ta, chỉ
biết là ở bên Tàu không có QUẾ, còn QUẾ NGỰ của Việt Nam thì tốt nhứt thế giới.
Vậy những danh từ trình ra trên đây, không phải muốn nói rằng Trung Hoa chỉ vay
của ta có bấy nhiêu đó thôi. Và cứ thấy danh từ nào của ta và Hoa giống nhau,
nhưng lại không có nghĩa gì cả trong Trung Hoa ngữ thì có thể nói được rằng họ
vay của ta. Như Ba La Mật chẳng hạn.
Ba La Mật của Phật giáo là do họ phiên âm Paraga của Phạn. Nhưng Ba La Mật là
trái mít, lại không dính líu gì với Ba La Mật Phật giáo hết và chỉ diễn tả ý niệm
sau đây: “Loại trái có gai như trái Ba La (nana) và tên là MẬT (đọc theo Quan
Thoại là MÍA, tức đọc sai MÍT chút ít”.
Hiện nay, Trung Hoa đã bỏ danh từ Chanh, mà nói theo Quan Thoại là Nỉng Múng.
Đó là tiếng Anh lemon. Họ bỏ Chanh vì Chanh, thật ra không phải là danh từ của
họ, mặc dầu trong các tự điển Trung Hoa có Chanh hẳn hoi.
Từ bao lâu nay, nhiều học giả nói Mất của V.N. do MỘT của Trung Hoa mà ra.
Nhưng thật ra thì đó là động từ Mã Lai MATI mà cái bọn nói Mati thì được tiền sử
học cho biết rằng không có chịu ảnh hưởng của Trung Hoa, lúc di cư đi Nam
Dương.
Chúng tôi trình ra trong quyển sử rằng các dân tộc sau đây đều gọi hoa lài giống
Trung Hoa: toàn thể các đảo Mã Lai, Thái, Cao Miên, Việt Nam. Nhưng trong Hoa
ngữ thì Mạt lị hoa là gì? Có phải là tiếng phiên âm hay không?
Nếu bị mặc cảm thì Pháp cũng sẽ bị mặc cảm y như ta khi ta cân ngữ căn Hy La của
họ với ngữ căn Trung Hoa mà ta dùng. Hễ cứ không có là phải mượn, điều đó không
sao cả, miễn là có cái tối thiểu của một nền văn minh là đủ rồi. Ta có danh từ
NHÀ, danh từ VẢI, động từ THỜ, danh từ Giường, Chiếu tức khi tiếp xúc với Tàu
ta không còn sống lộ thiên, không còn nằm trên đất, không ở lỗ, không thiếu đời
sống tinh thần với THƯƠNG, GHÉT, BUỒN, VUI, HÁT, XANG, THỜ. (Toàn thể đồng bào
Thượng và Nam Việt đều có động từ Xang có nghĩa là VŨ, nhưng Bắc Việt hình như
đã đánh mất rồi. Miền Nam thường nói Ca Xang, nhưng lại hiểu lầm rằng Ca Xướng.
Nhưng họ nói Xang qua, Xang lại, để mắng các thiếu nữ chỉ đi tới đi lui mà
không làm việc, là nói đúng theo đồng bào Thượng: Xang = Vũ.)
Ảnh hưởng ngoại lai đã xáo trộn lớn lao như thế nên khoa ngôn ngữ tỉ hiệu ở xứ
ta không thể thực hiện như ở Âu châu được, ở bên ấy, họ đối chiếu cả cú pháp nữa,
nhưng cứ được, vì không có ngoại nhân đưa ảnh hưởng vào ngôn ngữ Ấn Âu quá lớn
lao đến làm đảo lộn văn phạm của họ.
Sự thoáng thấy của ông L. Auronssean, qua một đoạn trong Sử ký của Tư
Mã Thiên đã bị tiền sử học xô ngã.
Nhưng tưởng không có tiền sử học, ta cũng biết được sử học, ta cũng biết được sự
thật: hiện nay người Tàu Hoa Nam, tức người Hoa gốc Việt, còn nói tiếng Nam
Dương, mỗi tỉnh tuy chỉ giữ được có vài trăm danh từ nhưng đó lại là danh từ
căn bản của một dân tộc.
Thế thì Việt là Lạc bộ Mã, còn ta là Lạc bộ Trãi, nên không nói giống Nam Dương
như người Tàu Hoa Nam, hay nói cho đúng, chỉ giống phần nào thôi, vì cả hai thứ
đều là Mã Lai hết. Nhưng hễ Mã thì phải giống Mã nhiều hơn mà Hoa Nam lại giống
Nam Dương nhiều hơn.
Có ai dè rằng hiện ở Triết Giang, Tô Châu, người Trung Hoa không nói NGÃ, NGÔ,
DƯ, gì hết, mà nói A LẠP để chỉ TÔI hay không.
Lạp chỉ là lối viết ra bằng chữ Tàu để diễn lu bù Phonène của ngoại quốc (Á rạp
= A lạp, Chanh Ra = Chân Lạp) thì khó lòng biết Lạp là gì. Nhưng Lạp cũng có thể
là LAK và ALẠP giống DALAK của Chàm vô cùng, và cũng cứ nằm trong khu vực AKU
(Xin xem lại biển đối chiếu TÔI ở Chương I).
Bao nhiêu danh từ Tàu mà người Hoa Nam đưa vào Nông Nại Đại Phố, xem ra có đến
80% danh từ Nam Dương.
Sử học cứ chê ngôn ngữ tỉ hiệu vì sử học trễ đò, không biết ngữ học đã tiến đến
đâu.
Và xét lại thì người Tàu cổ thời quá giỏi. Họ biết rằng Vua của nước Văn Lang
là Vua của dân Lạc Địch đa số, còn Việt bộ Mã chỉ thiểu số, nên gọi ông là Lạc
Vương mà không là Việt Vương.
Gọi dân, họ gọi là Lạc Việt vì họ biết đó là Mã Lai hỗn hợp. Sự kiện đặt Lạc
trước Việt cũng cho thấy rõ là họ biết sự thật: Lạc Địch đa số, Việt bộ Mã thiểu
số.
Người Tàu ưa nói bí hiểm, không bao giờ nói huỵch toẹt cái biết của họ ra.
Nhưng khi ta phanh phui mọi việc, ta thấy họ biết quá nhiều sự thật, qua vài ba
danh từ mà ta ngỡ họ đã dùng một cách phất phơ, không có ý thức gì hết.
Nhưng nhờ đâu mà họ biết? Nhờ vào thời Triệu Đà, họ còn biết ngôn ngữ Lạc Địch
và ngôn ngữ của Việt bộ Mã.
Cho tới năm nay (1972) mà người Triết Giang, Tô Châu, Phúc Kiến cứ còn tiếp tục
nói tiếng Nam Dương thì dưới thời Triệu Đà, dân ở đó hẳn còn nói tiếng Mã Lai rặc
ròng.
Ngôn ngữ Lạc Địch cũng chưa chết, vì dân nước Tề dùng cái ngôn ngữ đó, mà dưới
thời Triệu Đà, nước Tề bị sáp nhập vào với đại khối Trung Hoa chưa lâu.
Nên nhớ, Tần Thỉ Hoàng đánh nước Tề và nước Yên sau rốt hết. Ở Tề và Yên, dân
chúng toàn là Lạc Địch, mặc dầu cấp lãnh đạo là Tàu. Mà từ năm Tần Thỉ Hoàng hạ
Yên, Tề, đến thời của Triệu Đà, mới có 15 năm trải qua thôi, làm sao mà Yên Tề
lại quên ngôn ngữ Lạc Địch được.
Vậy họ còn biết Lạc Địch và Việt là hai thứ, hai nhưng vẫn một, nên họ có phân
biệt, nhưng cứ xem như là một: Lạc + Việt = Lạc Việt.
Mà Lạc chỉ là phiên âm sai lầm của Lai mà thôi.
Tin giờ chót: Cứ theo tin Mỹ thì Hà Nội đã tìm được thêm vài nhóm Thượng, nhưng
Hà Nội và Mỹ lại gọi là Austroasiatiques. Đã bảo chưa ai biết phân biệt Austroasiatiques
và Austronésieus hết thì phát giác của Hà Nội, chưa cho ta biết chắc những dân
Thượng đó là Lạc Địch hay là Việt. Nếu họ là Lạc Địch thì con số 36 bộ lạc mà
vua Hùng đã thống nhứt, của chúng tôi, ở một Chương trước, sẽ sai.
Người tìm ra các nhóm Thượng đó là ông Vương Hoàng Tuyên, nhưng không rõ ông
V.H. Tuyên đã học các ngôn ngữ ở dưới nầy chưa, để mà đối chiếu đầy đủ, để biết
chắc họ là Việt hay Lạc Địch. Ở dưới nầy có những nhóm Xi Tiêng, Mnong Gar,
Churu mà người miền Bắc thiếu phương tiện nghiên cứu.
G. Tù, Sào là tiếng Tàu?
Người bạn Trung Hoa của chúng tôi, đọc bản thảo của chúng tôi, cho rằng chúng
tôi sai về chữ Tàu ở hai nơi:
I) Chữ Tù là tiếng Tàu, chớ không phải là tiếng Việt. Nhưng, như đã nói, khoa
ngữ học đã khám phá ra có một số danh từ tình cờ giống nhau giữa các ngôn ngữ
xa xôi với nhau. Tôi biết Tàu có TÙ, nhưng không xem đó là vay mượn của Tàu.
Nhờ sự trùng hợp tình cờ đó mà người Do Thái đã chủ trương từ nhiều trăm năm
nay rằng tất cả nhơn loại đều đồng gốc, GỐC DO THÁI, và quả họ đã tìm được vài
danh từ Trung Hoa, Mã Lai, Ấn Âu, trùng hợp với danh từ của họ. Thế nên thuyết ấy
đã bị xô ngã từ ngày người ta khám phá được sự kiện trùng hợp ngẫu nhiên.
II) Về chữ Sào thì đặc biệt hơn, vì có vài sự kiện khác xen vào.
Cái chữ mà Trung Hoa dùng để kí hiệu ý niệm Cây Sào, miền Trung và miền Nam đọc
là TIÊU, chớ không phải Sao hay Sào gì hết. Trung Hoa và Bắc Việt có đọc là Sao
hay không? Chúng tôi không biết. Nhưng đã có tiền lệ là Trung Nam Bắc thường đọc
không giống nhau.
Thí dụ cái chữ Tàu mà Trung Hoa dùng để kí hiệu ý niệm “Trà” vào cổ thời thì Bắc
đọc là Dánh, Trung và Nam đọc là Mính.
Ngay ở Nam cũng có hai lối đọc cho độc một chữ Tàu. Thí dụ chữ Phủ (Phủ định,
Phủ quyết). Cũng cứ cái chữ đó mà đúng trước danh từ VẬN thì bị đọc là Bỉ Vận
mà không là Phủ Vận.
Tại sao đọc lung tung thế? Vì tự điển Tàu dạy đọc, bằng cách nói lái hai chữ,
mà hai chữ có thể cho phép nói lái hai cách khác nhau ở một số trường hợp… Vả lại
nói lái ở đây, cũng chỉ là nói lái bằng giọng Quan Thoại, chớ nói lái bằng giọng
ta, thì nó sẽ đưa đi quá xa.
Tất cả Đông Nam Á đều có tĩnh từ XA, dưới hình thức nầy hay hình thức nọ, nhưng
luôn luôn có âm XA, NGA, NA, trong đó thì XA của ta trùng hợp với XA của Tàu chỉ
là sự ngẫu nhiên.
Nhưng sự kiện sau đây đáng được chú ý.
Người Nhựt kí hiệu cho danh từ chỉ ý niệm Cây Sào của họ, không phải bằng chữ
Hán TIÊU, mà bằng chữ CAN khác hẳn ta là kẻ ký hiệu bằng chữ Tiêu.
CAN và TIÊU đều là CÂY GẬY, tức đều chỉ được ý niệm Cây Sào. Nhưng trong tình
thế đó thì Sao của Nhựt và Sào của Việt, đồng gốc Tàu, hay đồng gốc Mã Lai?
Chúng tôi thấy trong tự điển Trung Hoa có danh từ CHANH mà khắp Đ.N.A đều có. Vậy
Chanh là tiếng Tàu chăng? Nhưng đồng thời, chúng tôi cũng thấy họ đã bỏ Chanh
mà dùng danh từ LEMON của Anh. Nếu Chanh là danh từ của họ, hẳn họ đã không bỏ.
Lắm khi vì tình cờ, họ sáng tác giống hệt ta, và không theo dõi, cứ tưởng là ta
học của họ. Thí dụ danh từ Serviette de toilette của Pháp, Bắc Việt sáng tác là
Khăn Mặt, Khăn Bông, nhưng Nam Việt sáng tác là Khăn Lông. Ấy người Tàu sáng
tác là Mao Cân. Đó là sự tình cờ, chớ người Tàu không có học người Việt miền
Nam, mà người Việt miền Nam cũng không học của họ bao giờ.
Họ đã phiên âm Cát Rồng (Sa long) để chỉ cái Sarong của Mã Lai. Nhưng người Việt
miền Nam sáng tác XÀ LỎN để chỉ cái QUẦN ĐÙI mà hoàn toàn không phải bắt chước
Sa long.
Nếu cứ cho rằng cái gì cũng của Tàu, thì ta chẳng có ngôn ngữ nữa. Đa số bạn hữu
của chúng tôi đều nói rằmg THEN CỬA của ta là do SAN của Tàu. Nhưng chúng tôi
đã làm một bản danh sách đối chiếu về khoa kiến trúc thì thấy rằng ta chỉ học của
Tàu có một danh từ Ngói = Ngỏa.
Chuyên
|
= Gạch
|
Truyền
|
= Kèo
|
Chuẩn
|
= Mộng
|
Táo đột
|
= Ống khói nhà bếp
|
Sa trù
|
= Nhà bếp
|
Đõa
|
= Nện đất
|
Để tử
|
= Nền móng
|
Ám câu
|
= Ống cống
|
Vân vân và vân vân. Còn những Lương, những Đống của Tàu, những Vì Kèo, những
Con Đấu của ta có là đồng gốc hay không thì ai cũng đã biết rồi.
Đồ xưa là thế, đồ nay cũng khác biệt. Carreaúemaillé, Brique émaillée, Tàu sáng
tác là Bạch-Từ-Chuyên = Gạch sứ trắng. Ta, ta nói gạch men. Men ở đây là men
quí, loại trán chén, bát tốt, chớ không phải là men xoàng để trán gạch lót nền
nhà. Bạch-Từ-Chuyên tức gạch men chỉ dùng ở kĩ nghệ, tức là kĩ nghệ điện, và để
lót buồng vệ sinh, chớ không phải để lót nền nhà. Gạch lót nền nhà, Bắc Việt gọi
là Gạch Hoa, Nam gọi là Gạch Bông, không phải là Bạch-Từ-Chuyên.
Có rất nhiều tiếng Việt gốc Hoa mà không ai biết, thí dụ Tô (tô phở), trong khi
đó thì bao nhiêu tiếng Việt rặc ròng lại bị cho là gốc Hoa tuốt hết. Tìm ngữ
nguyên rất khó.
Cái Lồng Chim, Trung Hoa gọi là LUNG, Nam Dương gọi là Kurông, mà tiền sử học
cho biết người Nam Dương không có chịu ảnh hưởng Tàu khi rời Hoa Nam di cư đi
Nam Dương thì Lồng do Kurông hay do Lung?
Muốn biết, xét một danh từ khác thì rõ.
Con Nhộng, Tàu gọi là Dõng, Nam Dương gọi là Ulatsarong. Thế thì còn biết ai
cóp của ai?
Nhưng sách Tàu lại cho ta biết rằng hồi cổ thời, họ gọi con tằm là CHƯƠNG và
TÀM chỉ là danh từ Mân Việt mà họ cóp. Sự kiện cóp, thấy quá rõ trong tự dạng:
Trùng + Dụng. Có khối con sâu dùng được, thí dụ con Đông trùng dạ thảo, sao
con Nhộng lại là Trùng Dụng? Đó là tự dạng phiên âm. Tiếng Nam Dương: Ulát =
Trùng.
Sarong không phải là Dụng, nhưng nó mang nghĩa không đẹp, nên Trung Hoa thay chữ
Dụng vào đó, Sarong chỉ là quần áo. Ulat sarong = Con trùng mặc quần áo, tức
con trùng ở trong cái kén.
Khi mà người ta cóp Tàm thì người ta cũng cóp luôn Nhộng. Người ta cóp luôn
Ngài, vì con Ngài Nam Dương gọi là SƠRANGA mà chữ Hán là NGA. Nga viết là Trùng
+ Đẹp. Sự thật thì con Nga không có đẹp. Nga chỉ là danh từ phiên âm.
H. Nhựt và Khả Tu
Nhựt đã biết rằng phân nửa dân Nhựt là người Nam Dương. Họ biết trước chúng tôi
nữa.
Nhưng cái phân nửa khác là Lạc Địch thì họ biết sau chúng tôi, tuy sau, nhưng
cũng đã năm mười năm rồi, và cứ theo tiết lộ của giáo sư đại học Nghiêm Thẩm
thì họ đã định lên Cao Nguyên để tìm bà con.
Chúng tôi tin rằng họ tìm chưa được, vì họ với ta đều là Lạc Địch cả, thế mà họ
không biết, không nằm tại Sài Gòn để nghiên cứu tiếng Việt, thì lên Cao Nguyên
còn khó khăn hơn nhiều, giữa thời khói lửa nầy.
Nhưng nếu các Anata tìm chưa được, chúng tôi xin trình rõ về người Khả Tu cho
các Anata để nghiên cứu.
Người Khả Tu ở trong Trường Sơn ngang tỉnh Quảng Ngãi về mặt vĩ tuyến.
Trong đại khối Mã Lai, danh từ CÁ của Khả Tu dài nhứt. Đó là KAĐOÓNG. Dài hạng
nhì chính là Nhựt Bổn.
Toàn cõi Việt Nam đều nói:
Việt Nam:
|
Cập
|
Thượng Việt:
|
Kap
|
Nhưng riêng Khả Tu thì Kapu. Đó là một nhóm người có khuynh hướng mọc đuôi và
quả các ông Nhựt cho đuôi mọc thêm, thành Kappuru.
Cái TRỨNG, Hán tự là ĐẢN, Quan Thoại đọc là TÁL. Nhựt Bổn vay mượn đọc là TAM.
Thế là ổn. Nhưng tử âm M cuối, đã làm cho ông Nhựt nhức đầu, nên đọc TAM được
vài trăm năm, ông ta mọc cái đuôi A, hóa ra là TAMA.
Tưởng thế là yên, vì đã hết tử âm cuối rồi. Nhưng nào có yên, vì còn cái khuynh
hướng muôn năm của Khả Tu, vứt đi đâu.
Thế nên TAMA lại mọc đuôi thành TAMAG. Nhưng tử âm G cuối lại làm cho ông Nhựt
nhức đầu, thế là TAMAG hóa thành TAMAGO. Từ đây tới năm 2010, danh từ Tamago của
Nhựt sẽ là TAMAGON, rồi TAMAGONA rồi TAMAGONAN, rồi TAMAGONANU. (Tự điển Nhựt
viết lầm là NOÃN. Noãn quả đúng là Trứng. Nhưng họ vay mượn ĐẢN chứ không phải
Noãn.)
Ai không tin, cứ cố sống tới đó thì sẽ thấy. Tất cả các danh từ dài của Khả Tu
và của Nhựt đều thành hình theo lối đó.
Đại khối Mã Lai nói LÁ, HALA, thế mà ông Khả Tu nói LAH LANG. Ông Nhựt đặc biệt
chỉ nói HẠ, vì một lẽ nào chưa biết chớ đáng lý gì phải là LAHALANGANUISU.
Việt Nam và Thượng Việt nói Hô, Hố (cái hố) Khả Tu cho mọc đầu là Pahô. Việt
Nam và Thượng Việt nói Bụi - Bui, Khả Tu cũng đa âm hóa cho được mới nghe là Ba
- Ui.
Giữa Anh của Việt Nam và Anô của Khả Tu, đều có ba chữ. Nhưng Anô lại nhị âm chớ
không độc âm như Anh. Mà Nhựt cũng nhị âm là Ani.
Tóm lại Lạc Địch Khả Tu có khuynh hướng đa âm hóa. Khuynh hướng đó đích thị là
khuynh hướng của Nhựt Bổn.
Thế nên chúng tôi mới quả quyết rằng dưới thời Hùng Vương, ở Việt Nam thì bộ lạc
Ađôuk lãnh đạo, còn ở Nhựt Bổn thì Lạc Khả Tu lãnh đạo.
Ta cứ tưởng tượng ra sự kiện sau đây. Khi rời Hoa Bắc để di cư, nhóm Khả Tu ghé
lại Nhựt đông đảo, chỉ có một nhóm nhỏ là đi Đà Nẵng trong khi đó thì nhóm
Ađôuk, cái nhóm có danh từ Sán (xơ mít) ghé lại Nhựt rất ít, còn đa số thì đi
Việt Nam, vì danh từ của Khả Tu có mặt trong Nhựt ngữ nhiều hơn danh từ Mạ, hơn
Bru, hơn Bacóh, hơn Việt Nam, tức ở Nhựt vẫn có đủ mặt các bộ lạc Lạc Địch của
lãnh tụ Xy Vưu, nhưng Khả Tu là đa số.
Khả Tu hay Khả Lá Vàng gì cũng là danh xưng mà Lào đặt ra để gọi họ, còn họ tự
xưng khác, bằng lu bù danh xưng. Khả có nghĩa là man di. Nhưng ngôn ngữ Khả Tu
lại giàu nhứt trong các ngôn ngữ Cao Nguyên tức không có man di chút nào hết.
Tuy nhiên vì ở khít vách với kinh thành Indrapura, nên họ đã bị người Lâm Ấp nỗ
lực đồng hóa và họ có dùng một số danh từ Chàm, tức danh từ Austronésiens, Lạc
bộ Mã.
Thí dụ Cuống rún (rốn):
Rún thì họ nói như ta: Puun, tức nói theo Lạc Địch (Austroasiatique). Còn Cuống
thì họ nói theo Austronésien là TALAI. Đó là Khả Tu ở quận Phù Hoa, còn Khả Tu ở
quận An Điềm thì lại nói khác. Ngay chính trong cộng đồng Khả Tu ngày nay mà
cũng có đến ba bốn bộ lạc nói khác nhau rồi.
Nhưng xin ông Nhựt coi chừng. VƯỜN thì Khả Tu nói là BƯƠN, còn chính ông, ông
nói theo Cao Miên. Ông nó là SÔNÔ, còn Cao Miên nói là SUÔN.
Vậy bà con của ông đông đảo vô số kể trên Cao Nguyên mà kẻ gọi hướng Bắc y hệt
như ông là người Khả Lá Vàng. Họ nói KITA. Nhưng khuyên ông đừng có đi tìm họ,
vì họ ở Đèo Mụ Già, nơi đó là đất chiến lược của Việt Cộng, ông vào đó thì mệt
cho ông lắm đấy nhé.
Ông đã biến nát danh từ của Nam Dương và của Thượng Việt khiến chúng tôi đọc lại
giùm ông đến ngất ngư. Vậy ông có đi tìm bà con, chắc cũng nhọc xác lắm vì những
danh từ còn nguyên vẹn như Ki, Kita rất hiếm vì Anô đã bị ông biến thành Ani,
Anê, Sừng đã bị ông biến thành Tsuno, Sán (xơ mít) đã bị ông biến thành
Sanadamushi rồi thì ông chẳng còn biết đường đâu mà mò nữa.
Tôi nói nữa, Sơ Đăng nói Nếo, ông nói Nao thì hơi phiền cho ông.
Và nếu ông Đại Hàn đi tìm bà con như ông lại còn chết một cửa nữa, vì ông Đại
Hàn còn biến dữ dội hơn ông nhiều bực.
Ông Đại Hàn nói Na = Tôi: Muốn biết Na, phải biết Any của dân Mạ, Ni của Maya
Trung Mỹ, tức phải đi từ Biên Hòa sang Mễ Tây Cơ.
Thảo nào mà danh từ nào của ông, ông cũng chua chữ Tàu vào đó hết. Thế thì dễ
ăn hơn là đi tìm xa xôi, tốn tiền xe pháo. Từ đây ông nên viết ARI bằng
Hiragana mà đừng viết chữ NGHỊ vào tự điển nữa, bởi vì Ari là của tổ tiên ông
là Khả Tu chớ không phải của Tàu đâu.
Nhưng văn phạm của Khả Tu không khác văn phạm Việt Nam bao nhiêu, trong khi đó
thì động từ Nhựt Bổn nằm ở đuôi một câu. Âu Mỹ rất quan tâm đến động từ và họ sắp
loại ngôn ngữ Hàn và Nhựt vào ngôn ngữ An Tai chính vì vị trí của động từ Nhựt
Bổn, tức Nhựt và Hàn đã lấy văn phạm An Tai, chớ không phải là văn phạm Mã Lai
Hoa Bắc như chúng tôi đã nhận xét ở một Chương trước.
Khả Tu nói:
|
Ku inuk kap anô inuk.
|
|
Tôi chó cắn anh chó.
|
Nghĩa là chó của tôi cắn nhau với chó của anh.
Nhựt nói:
|
(Wat) Aku (Shi) nô inu wa watashi nô ani nô inu ga kamiau
teiru.
|
|
|
Nghĩa là:
|
Tôi CHI chó và tôi CHI anh CHI chó… đích thị cắn nhau.
|
Câu văn Nhựt trên đây không bảo đảm là đúng, vì chúng tôi viết theo sách dạy,
không kỹ bằng có thầy. Nhưng chắc 100% là động từ Cắn của Khả Tu nằm
giữa, y hệt như của ta, còn động từ Cắn nhau của Nhựt thì nằm ở cuối
câu luôn luôn.
Cú pháp Khả Tu và cú pháp Nhựt giống hệt nhau. Tôi chó (Khả Tu). Tôi
CHI chó (Nhựt), Chó anh (Khả Tu), Chó CHI anh (Nhựt). Nhựt văn minh, thấy rằng Tôi
chó không ổn, nên thêm tiếng đệm NÔ có giá trị như CHI của Tàu. Nhơn
chi sơ, chớ không là Nhơn sơ.
Sự thêm thắt Nô của Nhựt là sáng tác của chủ đất cũ là bọn Trãi, dưới ảnh hưởng
Phù Tô, chớ không phải của bọn từ Nam Dương lên, vì bọn sau tuyệt đối không biết
Inu là gì. Cú pháp Nhựt đã thành hình trước khi bọn Mã đến nơi.
Còn thì danh từ giữa Nhựt và Khả Tu phần lớn giống nhau hết thảy.
Khả Tu Nhựt
Ku
|
=
|
Wat Tô (Aku) shi
|
= Tôi
|
|
Inuk
|
= Chó
|
Inú
|
= Chó
|
|
Káp
|
= Cắn
|
Kamiau
|
= Cắn nhau
|
|
Anô
|
= Anh
|
Ani
|
= Anh
|
|
Vả lại cả hai đều giống ta, nhứt là Kamiau của Nhựt giống cắn nhau của
ta hơn là giống Kap của Khả Tu. Anô, Ani của họ với Anh của ta cũng chỉ là một.
Còn Watakushi và Ku thì đồng gốc với TÔI (xem lại Chương I)
Chỉ có Chó là Lạc Địch, Nhựt với Lạc Địch và Khả Tu giống nhau. Lạc Địch Đại
Hàn và Lạc Địch Việt Nam thì nói Cầy.
Chó, chỉ là danh từ của Việt, tức của Austronésien, tức của Lạc bộ Mã, tức của
Mã Lai Hoa Nam, tức của Mã Lai đợt II, tức của Nam Dương, nó đã thắng thế khó
hiểu ở xứ sở ta, mặc dầu kẻ phổ biến danh từ chó chỉ là một nhóm thiểu
số: người Mường, hồi năm 500 trước Chúa Giáng Sinh.
Phụ chú:
Ở V.N có ba bộ lạc Khả Tu, tất cả là một, tuyệt đối không có tiếp xúc với V.N.
Khả Tu Phù Hoa và Khả Tu An Điềm có tiếp xúc với ta và đã học với ta những danh
từ như đồng, thùng, xe. Trong vòng 10 năm nay họ có làm địa phương quan và có học
thêm: Pháo, Gác, Phép, Phạt, Mỹ v.v...
I. Nhựt, Hàn và Việt Nam
Tại sao, đều là Lạc Địch với nhau mà Đại Hàn, Nhựt Bổn lại không có những danh
từ mà Việt Nam có?
Thí dụ: Bobo thì Thượng Việt gọi là Bokobo, Việt Nam gọi là Bobo, còn Nhựt thì
phải mượn Ý DĨ của Tàu và đọc là BIKI?
À, ở đây thì sự quên đầu quên đuôi của ông Nhựt thấy rõ bông ra. Ổng dịch chữ
BIKI ra Pháp ngữ là SORGHO. Thế thì đó là BOBO không còn chối cãi được. Vậy mà
chua chữ Hán, ông ta lại chua chữ THỮ thành KÊ.
Người Nhựt rất giỏi, rất cẩn thận, thế mà làm tự điển, họ lại bê bối đến thế.
Biki là Kê hay là Ý Dĩ. Nếu là Kê thì tại sao lại dịch ra tiếng Pháp là Sorgho.
Bằng như là Ý Dĩ, tại sao chua chữ Hán là Thử?
Ông Đại Hàn khá hơn. Ông cũng mượn tiếng Tàu, nhưng lại mượn Thục Thử chớ không
mượn Ý Dĩ và ông đọc là SuSu. Như vậy là đúng. Nhưng khi dịch ra tiếng Pháp,
ông cũng cứ dịch là Millet, tức KÊ. Có cái là ông không chua chữ Hán nên không
biết ông sai hay đúng về chữ Hán. THỤC THỮ đúng là MILLET DES INDES, đúng là
BOBO, là Ý DĨ.
Tóm lại, ông Nhựt sai về chữ Hán, ông Đại Hàn sai về chữ Pháp.
THỬ gọn lỏn, chỉ có nghĩa là KÊ. Phải là THỤC THỬ hoặc CAO LƯƠNG mới là Ý DĨ,
chớ Lương gọn lỏn cũng là Kê chớ không là Ý Dĩ.
Trong danh từ Ngũ Cốc của Hạ, Thương, Chu, có Thử, nhưng Mã Viện lại chưa ra đời,
chưa có ai mang giống Bobo về Tàu cả, tức Thử không phải là Bobo.
Ông Châu Văn Cán, nhà trí thức Trung Hoa ở Chợ Lớn, rất tinh thông Việt ngữ, định
nghĩa ngũ cốc:
Đạo
|
= Nếp
|
Mạch
|
= Lúa mì
|
Tắc
|
= Bắp
|
Thử
|
= Kê
|
Thúc
|
= Các thứ đậu
|
Trung Hoa cổ thời không biết Gạo, không biết Bobo, không biết Đậu nành, mặc dù
Thúc là các thứ đậu. Đậu nành chỉ xuất hiện sau khi Tư Mã Thác diệt nước Thục,
vì đậu nành được trồng ở nước Thục mà không được trồng ở Hoa Bắc.
Bobo cũng có mặt ở Thục (Thục Thữ) nhưng đó là Bobo xấu, nên Tàu không lấy giống
Thục Thử trong biến cố Tư Mã Thác, đợi mấy trăm năm sau mới lấy giống Bobo Giao
Chỉ.
Và họ cũng sáng tác Ý Dĩ mà bỏ Thục Thử, có lẽ vì hai thứ Bobo ấy có khác nhau ở
chỗ nào đó.
Thục Thử đồng nghĩa với Cao lương, chắc nhỏ hột gần như là Lương tức Kê, còn
Cao lương thì lớn hột hơn Lương gọn lỏn.
Thử = Hoàng lương = Kê
Thục thử = Cao lương = Bobo
Cứ đọc sử nhà Hán thì rõ. Mã Viện diệt Hai Bà Trưng rồi thì trở về Lạc Dương
nhiều xe Bobo của Giao Chỉ để gây giống. Vậy Hoa Bắc không có Bobo. Đại Hàn, Nhựt
đồng khí hậu cũng không có. Không có Bobo, họ làm thế nào để có danh từ.
Nhiều trăm năm sau Mã Viện, Bobo của Tàu mới sang Đại Hàn và Nhựt nhưng dưới
cái tên khác, do Mã Viện sáng tác. Đó là tên Ý Dĩ (Bi ki)
Dĩ nhiên là Đại Hàn và Nhựt cũng chẳng có Chuối, Dừa, Mít, Mía, Đường gì cả, vì
khí hậu của họ không cho phép các thứ ấy xuất hiện, và họ phải học của Tàu cả.
Tàu cũng không có, và đã học với Giao Chỉ, nhưng họ văn minh cao, nên không có,
họ cũng cố làm cho có.
Họ không có Bưởi, nhưng họ cả hai danh từ chỉ Bưởi, đó là CHỈ (Bưởi đắng) và
DƯU (Bưởi ngọt). Nhựt chỉ mới học của Việt dưới trào Nguyễn và nói ZABON và
PONKAN vì ta gọi Bưởi là Bồng.
Trái lại Đại Hàn và Nhựt có TUYẾT mà ta không có, phải mượn của Tàu, vì xứ họ
có tuyết.
Hai nhóm Lạc Địch đó sáng tác chớ không mượn của Tàu. Đại Hàn gọi Tuyết là NUN,
Nhựt gọi là YUKI.
Tàu có một câu tục ngữ Thượng cổ: Việt khuyển phệ tuyết. = Chó Việt sủa
tuyết. Chó Việt, mấy ngàn năm mới thấy tuyết một lần, nên nó hoảng, sủa dữ dội
khi tuyết rơi ở đất Việt. Đất Việt ở đây là Hồ Quảng chớ không phải Việt Nam
đâu nhé.
Vậy ba đám Lạc Địch đó, không giống nhau 100%, chỉ vì thế.
Nhiều người băn khoăn tự hỏi tại sao Lạc Địch Nhựt lại giỏi hơn Lạc Địch Việt
Nam, mặc dầu người Khả Tu ở Đà Nẵng, chẳng giỏi gì hơn các đồng bào Thượng
khác. Ấy chỉ vì Lạc Địch Nhựt cứ còn nằm trong môi trường cũ của chủng tộc. Lạc
Địch ở Himalaya, rồi sang Hoa Bắc, thì cũng cứ là các xứ lạnh. Đến Nhựt, vẫn
còn lạnh, nhưng khí hậu Nhựt lại tốt hơn khí hậu của hai nơi cũ rất nhiều.
Trong khi đó thì Lạc Địch Khả Tu và Lạc Địch Việt Nam lại rủi ro khi gặp khí hậu
nhiệt đới.
Tâm hồn và trí não kẻ uống rượu thưởng thức cảnh tuyết rơi, rất cảm thông với
loại văn thơ:
Lác đác rừng phong hạt móc sa
Vì cả hai đều có rừng phong. Ta rất bỡ ngỡ với những tuyết, những liễu, những
phong mà người Tàu đưa tới. Ta ca ngợi phượng vĩ, soan đâu, dừa.
Dân ăn nước mắm khác hẳn dân ăn tương đậu nành mặc dầu đồng máu mủ với nhau.
Ta, ta ăn Ô MAI ngào đường cho vui miệng và Nhựt ăn U MÊ ngâm muối với cơm, tuy
Ô MAI và U MÊ là một thứ, đó là quả mơ, nhưng hai lối sử dụng quả mơ như vậy
không giúp cho hai kẻ cảm nghĩ giống nhau.
(Tự điển Khai trí Tiến đức định nghĩa ô là đen, đen vì phơi khô.
Nhưng xem ra ô chỉ là biến thể của U. Ô mai = U mê, chớ không có nghĩa gì là
đen cả. Tàu đọc là MỤI mà không có ô, u gì cả, vậy ô của ta và u của Nhựt không
do tiếng Tàu mà ra.)
K. Vớ
Miền Bắc gọi VỚ là BÍT TẤT. Ở một Chương trong sách nầy, chúng tôi thú nhận rằng
VỚ của miền Nam, có ngữ nguyên bí. Nhưng đã tự hào là biết hết cả các ngữ
nguyên miền Nam thì không có quyền bí về VỚ. Thế nên chúng tôi học đêm học ngày
và khi sách nầy được sắp chữ xong thì chúng tôi đã thành công và phải năn nỉ
nhà in cho thêm đoạn nầy vào.
Từ Đông Bắc Á, đến Đông Nam Á, dân tộc nào cũng sáng tác danh từ nầy cả chớ
không có mượn của Tàu, trừ Đại Hàn.
Thái Lan:
|
Thoong taow sun
|
Nam Dương:
|
Sarong kaki
|
Đại Hàn:
|
Yal mal (Dương Miệt)
|
Nhựt Bổn:
|
Kutsushita
|
Việt (Bắc):
|
Bít tất
|
Việt (Nam):
|
Vớ
|
Nhưng thật ra thì Việt miền Nam không sáng tác, và đây là ngữ nguyên ly kỳ nhứt
trong mấy vạn danh từ Việt Nam.
VỚ chỉ là tiếng Tàu, đọc theo giọng Quan Thoại: WOÁO.
Nhưng không phải là giản dị như thế đâu, nếu giản dị như vậy, chúng tôi đã
không bí.
Trung Hoa có danh từ HÓA, có nghĩa là ĐÔI HIA (giày Bottes). Đó là danh từ đời
nhà Thương, bằng vào tự dạng của nó. Hóa viết như BIẾN HÓA, nhưng với bộ CÁCH
là da thuộc (Cuir).
Chúng tôi biết đó là danh từ đời Thương vì có chứng tích. Cách + Hóa, tức là biến
hóa da thuộc thành một món đồ. Dưới đời nhà Thương, họ chỉ chế tạo một món đồ độc
nhứt bằng da thuộc là cái yên ngựa. HÓA là món đồ thứ nhì. Đó là lần thứ nhì mà
họ biến Hóa da thuộc thành một món đồ. Nhưng cái yên ngựa là món đồ thứ nhứt,
không được gọi là Hóa, vì họ đã có yên ngựa bằng vải mà họ trót gọi là YÊN, AN,
nên HÓA không được dùng cho yên ngựa. Vậy Hóa, được kể như món đồ thứ nhứt, biến
hóa da thuộc thành vật dụng.
Nhưng mang Botte đau chơn, thế là họ chế tạo bít tất. Nhưng không biết gọi là
gì, họ đồng hóa hai thứ: BÍT TẤT và HIA, gọi cả hai là WOÁO.
Hàng ngàn năm sau họ mới sáng tác danh từ MIỆT để chỉ BÍT TẤT, nhưng đã quen miệng
gọi Bít tất là WOÁO rồi, nên họ cứ tiếp tục như thế cho đến ngày nay mà không
dùng MIỆT trong câu chuyện.
Các man di quanh họ, bị chinh phục trễ, nên không mắc phải cái nạn quen miệng
và tất cả đều nói MIỆT, chẳng hạn Quảng Đông phát âm là MẠCH.
Ta, ta cũng bị chinh phục trễ, nhưng ta học với lính Tàu gốc Hoa Bắc họ nói
theo thói quen là WOÁO, ta biến thành VỚ, còn Quảng Đông, Phúc Kiến, học với thầy
đời Tần, nên nói theo các thầy là MIỆT. Các thầy là trí thức, phải theo sát sự
tiến hóa của ngôn ngữ, lính là dân chúng, giữ thói quen cũ.
Mà như thế thì danh từ Vớ là danh từ gốc miền Bắc, vì chỉ có dân Lạc Việt ở lưu
vực Hồng Hà mới có tiếp xúc với lính của Mã Viện mà thôi. Người Việt ở miền Nam
tuyệt đối không biết giọng Quan Thoại vì Hoa Kiều ở miền Nam không phải là người
Hoa Bắc. Miền Nam chỉ biết Quan Thoại từ trên 10 năm nay thôi, vì thấy Hoa Kiều
học thì họ học theo cho vui, chớ từ năm 1623 đến nay họ chỉ nghe nói đến Quan
Thoại, mà không hề nghe ai phát âm hết.
VỚ là danh từ được lưu dân từ lưu vực Hồng Hà mang đi Bắc bố chính rồi từ Bắc bố
chính mang vào Nam.
Sau cuộc di cư đi Bắc bố chính thì đất tổ sáng tác BÍT TẤT, nhưng lưu dân không
hay biết, tiếp tục nói VỚ.
Người Trung Hoa cổ thời đồng hóa hai món đó cũng có lý do vì Bít tất của Tàu,
luôn luôn lên khỏi gối, bởi HIA đã lên tới gối rồi. Bít tất là bít đầu gối lại.
Đại Hàn mượn tiếng Tàu là MIỆT, đọc là MAL, nhưng vẫn thêm tĩnh từ DƯƠNG (Âu
châu) ở trước Mal, bởi Miệt cũng cao lên khỏi gối, mà họ thì chỉ dùng Miệt Âu
châu, tức Miệt ngắn.
Nhưng có chứng tích rằng dưới các trào Thương, Chu, Tần, Trung Hoa chỉ món Hóa
bằng chữ Cách, tức bằng cái bộ CÁCH ngày nay, mà không có chữ HÓA, chỉ mới được
thêm sau đây thôi và biến thành ngữ căn.
Bằng chứng thấy rõ là Nhựt Bổn đã vay mượn chữ đó dưới đời nhà Tần, để chỉ
giày, nhưng đọc là CÁCH (Kutsu) mà không đọc là Hóa. Có thế nào mà Nhưt đọc sai
chăng? Không. Ta thấy họ không có đọc sai tiếng Tàu nào cả, hay nói cho đúng,
không sai quá xa như ta đọc PÍN ra TÂN mà không ra BẾN. Họ đọc chỉ sai một chút
xíu, y hệt như Quảng Đông, Phúc Kiến hay Việt Nam, nhưng HÓA mà đọc ra Kutsu
thì khác quá xa.
Họ cũng có để kháng y hệt như Việt Nam. Thí dụ XỨA là cái LƯỠI, ta đọc là THIỆT
vì Thiệt là danh từ của Lạc bộ Trãi, ta đọc như vậy với tinh thần để kháng. Nhựt
cũng đọc là ZETSU. THIỆT của ta, PIET của Thượng Việt và ZETSU của Nhựt đồng gốc
Lạc bộ Trãi.
Nhưng trường hợp Hóa bị đọc là Kutsu thì không phải là để kháng nữa vì chủng Mã
Lai chưa có món CÁCH vào thời đó, để mà có danh từ Kutsu.
Hóa chỉ là danh từ đời Hán y hệt như Miệt, còn trước đó, họ chưa ghép Hóa vào,
mà chỉ viết là CÁCH nên Nhựt mới đọc là Kutsu.
Ta đọc Hóa (Woáo) là HIA, mà cũng đọc là VỚ có lẽ vì có hai nguồn vay mượn.
Bình dân phát âm HIA, vì họ chỉ thấy Woáo mà không có dùng nên không biết cái
món bên trong, cũng có tên là Woáo.
Bọn Lạc tướng có hợp tác, biết dùng đồ Tàu, đều sáng tác hết. Đây là một sự lạ.
Tuy nhiên họ sáng tác, nhưng vẫn mượn tiếng Tàu phần nào, chẳng hạn ta đã mượn
TẤT của Tàu, còn Nhựt thì sáng tác là KUTSU SITA, tức cũng đã vay mượn CÁCH của
Tàu.
Sita là trạng từ Mã Lai, ở đây được dùng y hệt như Pháp (Sous trong sous- vêtements)
Sita là ở dưới, nhưng ở đây nó mang nghĩa bóng là ở trong. Kutsu sita được ghi
ra tiếng Tàu là HÓA HẠ, nhưng có nghĩa là HÓA NỘI.
Tại sao vào đời Hán, Tàu lại thêm HÓA vào? Là vì họ đã chế tạo rất nhiều vật dụng
bằng CÁCH và lấy CÁCH là cái BỘ để cho biết ngữ nguyên. Thế thì họ phải phân biệt
các món bằng một chữ khác nữa ghép vào với chữ CÁCH, nhưng các chữ phép khác,
có nghĩa rõ ràng minh bạch chớ không mơ hồ như HÓA là món thứ nhì kể như thứ nhứt
rất cổ mà đáng lý gì họ nên ghép CÁCH với CƯỚC chẳng hạn.
HÀI là danh từ có sau, có vào thời mà người Tàu ý thức hơn trong việc tạo tự dạng,
nên họ ghép CÁCH với KHUÊ. HÀI rất đẹp, không thô kịch như HÓA thì cần ghép với
một chữ có nghĩa đẹp, ngọc KHUÊ chẳng hạn.
Chữ HÓA vắng bóng trong từ điển Đào Duy Anh, vì đó là một danh từ gần như là
chuyên môn, bởi trước khi Pháp đến vua quan ta không có may HIA chăng, mà chỉ
may HÀI thôi?
Ta không có ảnh về những nhân vật của thời ta bị chinh phục, mà chỉ có các bức
họa. Họa sĩ có thể bịa theo những gì họ thấy ở sân khấu hát bội. Theo các bức họa
đó thì vua quan ta có mang hia. Nhưng sự vắng bóng của danh từ Hóa trong tự điển
Đào Duy Anh, lại bắt ta nghĩ khác.
Thế thì ta có những danh từ rất non tuổi như CỐC, LY, BÍT TẤT, nhưng vì không
biết do đâu mà ra, nên ta cứ tưởng là cổ lắm, không dè CỐC chỉ mới có từ khi
các phái đoàn Ăng lê ve vãn các chúa Trịnh và Nguyễn, LY chỉ mới có sau 1623,
và Bít tất chỉ mới có sau khi dân Việt di cư vào Bắc Bố Chính.
Trái lại, nhiều danh từ vay mượn từ thời Mã Viện, như WOÁO bị đọc là VỚ thì lại
bị tưởng là do Nam Kỳ mới sáng tác riêng về sau.
Nếu Hoa Bắc không quen miệng gọi BÍT TẤT là WOÓA mà gọi là MIỆT (Dĩ nhiên là đọc
theo Hoa Bắc) thì không bao giờ ai truy ra ngữ nguyên của danh từ VỚ của miền
Nam được cả.
Nhưng đọc sách, không thể biết sự thật, vì cả sách Hoa Bắc ngày nay cũng trỏ
Bít tất bằng chữ Miệt chớ không phải chữ HÓA. Nhưng dân chúng ở Hoa Bắc thì cứ
tiếp tục gọi BÍT TẤT là WOÁO, mặc dầu họ đã có danh từ Miệt từ trên hai ngàn
năm rồi.
Sách tham khảo:
1. E. Sapir, Le langage, Introduction à l’étude de
la parole, Paris 1953.
2. J. Vendryes, Le langage, Introduction
linguistique à l’histoire, Paris 1923.
3. M. Cohen, Le langage: structure et évolution,
Paris 1950.
4. E. Benveniste, Problèmes de linguistique générale,
Paris 1966.
5. M. Leroy, Les grands courants de la
linguistique moderne, Bruxelles 1963.
6. B. Mulmberg, Les nouvelles tendances de la
linguistique, Paris 1968.
7. A. Meillet & M. Cohen, Les langues du
monde, Paris 1964.
8. A. Meillet, Introduction à l’étude comparative
des langues indo-européennes, Paris 1937
9. A. Meillet, La méthode comparative en
linguistique histotique, Olso 1925
10. M.
Swadesh, Lexico statistie dating of prehistorie ethnic contacts, Newyork 1965.
Nguồn: Bình Nguyên Lộc. Lột trần Việt ngữ. Nguồn Xưa xuất bản. Sài Gòn 1971. Bản điện tử do talawas thực hiện.
3/5/2007
Bình Nguyên Lộc
Theo http://www.talawas.org/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét