Thứ Ba, 9 tháng 5, 2023
Thi nhân Việt Nam 1
Lời nhà xuất bản
Trong mười năm ấy, thơ mới đã tranh đấu gắt gao với thơ cũ, một
bên giành quyền sống, một bên giữ quyền sống. Cuộc tranh đấu kéo dài cho đến
ngày thơ mới toàn thắng. Trong sự thắng lợi ấy, cũng có công những người tả
xung hữu đột nơi chiến trường, nhưng trước hết là công những nhà thơ mới. Tôi
không so sánh các nhà thơ mới với Nguyễn Du để xem ai hơn ai kém. Đời xưa có thể
có những bực kỳ tài đời nay không sánh kịp. Đừng lấy một người sánh với một người.
Hãy sánh thời đại cùng thời đại. Tôi quyết rằng trong lịch sử thi ca Việt nam
chưa bao giờ có một thời đại phong phú như thời đại này. Chưa bao giờ người ta
thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng
Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, áo não như Huy
Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên,... và thiết tha, rạo rực,
băn khoăn như Xuân Diệu.
Nói cho đúng, nhiều người vẫn còn ngông cuồng chán. Phong
trào thơ mới đã phá vỡ ít khuôn khổ xưa. Mấy người táo bạo này muốn tiếp tục
công việc phá hoại ấy. Họ biến nghĩa tiếng một đi bằng cách sắp đặt tiếng này với
tiếng khác một cách bất ngờ. Như thế rất chính đáng. Các nhà thơ chân chính xưa
nay đều làm thế để nói cho đúng cái bản sắc của họ [39]. Nhưng bao giờ cũng giữ
chừng mực. Các Ô. Bích Khê và Xuân Sanh noi theo gương Mallarmé, Valéry không
thèm gìn giữ gì hết. Trong tác phẩm của họ vẫn chừng ấy tiếng ta rất quen,
nhưng thảng hoặc ta mới tìm được dấu tích những ý tứ, những tình cảm ta vẫn
quen gửi vào đó. Họ chạm trổ rất tỉ mỉ, không phải những rồng những phượng như
ngày trước, mà những gì chẳng ai biết tên. Những gì đó đôi khi cũng đẹp. Đôi
khi hình như họ đã diễn tả được những điều sâu kín, nhưng lời thơ rắc rối quá,
dầu sao phần đông chúng ta cũng đành... kính nhi viễn chi.
Tiếc thay tình yêu ngày một lạt. Lan Sơn hình như chỉ còn giữ lại cái bóng để làm thơ. Nhưng tình hết, thơ Lan Sơn cũng hết. Chỉ có những lúc hồi tưởng lại thời thơ ấu, trong lòng người mới có chút trong trẻo có diễn ra thơ. Con người dễ thương ngày trước, con người mà Ô. Nguyễn Tiến Lãng gọi bằng em trong một bài tựa [1] con người ấy đã trở nên tối tăm, rắc rối, cầu kỳ, con người ấy tôi không muốn biết nữa.
Ngồi dưới liễu du dương ta nhẹ nhấc
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Xuống phố
Xuống phố Sáng nay trước khi đi làm con trai nói với mẹ: - Chiều đi làm về, con chở mẹ với em đi dạo phố noel ha? - Thiệt nghen. - Dạ mẹ. ...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét