Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2024

Không như loài cỏ dại 2

Không như loài cỏ dại 2

Chương 9

Giang Đông bước vào quán. Anh chọn một bàn trong ngồi xuống, rồi đưa mắt nhìn Hạnh Phương, nhưng người đến bàn anh lại là cô gái khác. Thấy khách quen, cô ta cười niềm nở:

- Anh Đông gọi gì ạ?

- Cho anh cà phệ À này! Hôm nay Hạnh Phương không đi làm sao, cô bé?

- Dạ, Hạnh Phương nghĩ rồi. Nghĩ luôn rồi.

- Sao vậy? - Giang Đông thoáng cau mày.

Cô ta liếc nhìn vào trong rồi thấp giọng:

- Dạ, bà chủ cho nghĩ.

- Cô có biết tại sao không?

- Dạ… tại…

- Cứ mạnh dạn nói, không sao đâu.

- Dạ, em nói, anh đừng nói lại với bà chủ nhé. Tại anh Giang Điền bảo bà chủ cho nó nghĩ đó. Anh nói nó kênh, không biết chiều khách.

Đôi mắt Giang Đông lóe lên một tia giận dữ, những 'anh lửa đó bị Dập tắt ngaỵ Anh nói điềm đạm:

- Cám ơn em.

- dạ, vậy anh có uống c`a phê không ạ?

Giang Đông ngẩng lên nh`in cô ta, rồi khóat tay:

- Cứ đem ra đi.

- Dạ.

Cô ta quay v`ao trong quầy. Đông ngồi ngã lưng ra ghế, đôi môi mím chặt lại tức giận. Rồi không đợi cà phê mang ra, anh liền lấy tiền dằn lên bàn và bước ra khỏi quán, lái xe thẵng đến nhà Hạnh Phương.

Khi Giang Đông bước vào nh`a th`i thấy Hạnh Phương đang ngồi cắm hoa dưó*i gạch. Cô quây v`ao trong nên không thấy anh. Anh từ tốn bước lại, ngồi xuống gần cô:

- Xin chào.

Anh nói rất nhỏ, nhưng Hạnh Phương vẫn bị giật mình quay phắt lại. Thấy anh, vẻ Hoàng hôn` biến mất, mặt cô trở Nên lầm lì như gặp kẻ Thù, nhưng vẫn im im không nói.

Giang Đ^ong cũng đoán được thái độ Đó, nên không thấy lạ. Anh hỏi trầm tỉnh:

- Em nghĩ bao lâu rồi?

Hạnh Phương chợt dằn chiếc kéo xuống gạch, mặt hầm hầm chứ không nói. Đông nh`in xuống chiếc kéo, vẻ Tức giận kiểu đó làm anh thấy tức cười, nhưng anh vẫn hỏi tiếp:

- Em có định t`im chỗ khác không?

Trả Lời anh là cái mim' môi tức tối của cô, kèm theo l`a cánh hoa bị Bẽ đôi, ném xuống gạch. Đông liếc nh`in cô thở Phập ph`ong, dấu hiệu của “hỏa diệm sơn” chuẩn bị Bùng nổ. Tính nết Hạnh Phương, anh đâu còn lạ Lùng nữa, và anh cũng chuẩn bị tinh thần để ĐôÍ phó.

Anh nói như dỗ dành:

- Thôi nào, anh biết em rất giận, nhưng em nói chuyện với anh đi. Anh biết tất cả rồi và anh đến đây để Cùng em giải quyết. Phải nghĩ ra…

Hạnh Phương nguẩy mạnh đầu, cắt ngang:

- Người anh dành xong thì đến người em đó. Anh em nhà anh luôn tự cho mình quyền xâm phạm người khác. Tôi có chọc ghẹo gì mấy ngươÌ đâu, sao mấy người không chịu buông tha cho tôi chứ?

Vừa nói, cô vừa giậm chân, tay đấm mạnh xuống gạch một cách tức tưởi:

Giang Đông giữ tay cô lại:

- Thôi nào, đừng làm như vậy, đau tay lắm.

- Mặc kệ Tôi.

Hạnh Phương cố rút tay ra, nhưng Giang Đông vẫn cứ nắm chặt:

- Không lẽ giận anh Diên rồi bắt anh phải chịu.. Anh vô tội mà Phương. Bây giờ, bình tĩnh lại kể cho anh nghe xem, chuyện như thế nào?

- Anh đi mà hỏi ông anh quý hóa của anh đi.

Giang Đông lắc đầu:

- Anh sẽ xử Trí với anh ta sau. Còn bây giờ, anh muốn nghe em nói.

- Tôi không muốn nói.

- Thôi, cũng được. Dù sao thì anh cũng đã biết rồi. Vấn đề là anh muốn biết, em định làm gì?

Thấy Hạnh Phương ũ rũ nh`in xuống, điệu bộ Có vẻ Chán nản tuyệt vọng. Anh keó mặt cô lên:

- Bình thường em rất có nghị lực, sao hôm nay em có vẻ đầu hàng vậy?

Hạnh Phương đẩy tay Đông ra, và né đầu như tránh chạm v`ao anh. Giọng cô trở Nên mệt mỏi:

- Anh c'o biết trong chưa đầy nữa năm, tôi đã bị Đuổi mấy lần rồi không? Có lẽ anh không hiểu được sự long đong khi t`im việc làm. Các người có quá nhiều tiền nên không hiểu được cái khổ Đ'o đâu. Mà nếu hiểu, chắc các người sẽ không thấy vui thích vì đã đầy đọa tôi.

- Anh không vui thích được mấy chuyện đó, và em cũng không nên đánh đồng anh vơÍ anh Diên.

- Mỗi chuyện đều bắt nguồn từ anh, giải thích sao cũng vậy thôi.

Giang Đông hơi cúi đầu suy nghĩ, rồi nói nhẹ Nhàng:

- Anh biết vì anh mà em gặp quá nhiều rắc rối. *?O tuổi em, người ta c`on cần người lớn che chở, trong khi em thì ngược lại. Anh hiểu cuộc sống của em nhiều hơn em tưởng. Đừng buồn Phương à.

- Tôi sẽ không buồn đâu, tôi chỉ Tức các người thôi. Không hiểu sao số phận lại đưa đẫy cho tôi rồi vấp tay các người.

- Sao em không nghĩ số phận sẽ khiến anh giúp em?

Hạnh Phương nói ngay:

- Giúp cái kiểu anh vẫn giúp các cô gái khác, phai? Không? Thật là…

Giang Đông chặn lại:

- đừng hồ đồ. Anh không hề có ý định tán tỉnh em. Chuyện đó cũ rồi, anh hết hứng rồi.

Hạnh Phương lẩm bẩm cái gì đó trong miệng, Giang Đông không nghe được, và cũng không quan tâm xem cô nói cái g`i. Anh nhìn cô một cách nghiêm nghị, cả gion.g nói cũng nhắn từng chữ:

- đdừng nghĩ tới chuyện tìm việc làm nữa. Em sẽ được đi học tiếp, anh sẽ giúp em.

Thấy cặp mắt sửng sốt của cô, anh nhắc lại:

- Em c`on trẻ Lắm, không nên phí tương lai như vậy. Nếu được học hành đ`ang hoàng, em sẽ vượt xa bạn bè em đ'o.

Hạnh Phương vẫn mở to mắt nh`in anh. Bàng hoàng đến mức không kịp phản ứng. Cử Chỉ Của cô làm anh phải bật cười:

- Chuyện đ'o kinh khủng lắm sao?

Hạnh Phương bật ra:

- Anh lại muốn giở Tr`o gì nữa vậy?

Giang Đông thoáng nhăn mặt:

- Không được đa nghi.

- Tôi không phải là ngốc đâu. Lúc nào…

Giang Đông ngắt ngang lời cô:

- Hãy bỏ Tất nghi ngờ đi, đây là ý đ.inh nghiêm chỉnh. Anh thật sự Muốn tạo điều kiện cho em vươn lên. Và ngược lại, anh cũng muốn ở em một điều kiện.

- Làm bồ của anh hả?

- đdừng có thẳng thắn quá. Con g'ai phải biết tế nhị một chút. Anh đã nói rồi, em không nhớ sao?

- Nói gì?

- Anh hết hứng chọn em làm nhân tình rồi. Cô bồ là con nít, không thích thú gì đâu.

Hạnh Phương tự Ái lên:

- Không được coi tôi l`a con nít.

Giang Đông chặn lại:

- Stop! Không nói chuyện này nữa. Trở Lại chuyện học hành của em đị. Em phải nghĩ làm, lo học cho đến nơi đến chốn, lúc đó tương lai của em sẽ sáng sủa hơn.

Thấy cô đ.inh mở Miệng, anh nói lướt đi:

- Tất nhiên l`a anh không cho không em cái g`i cả. Hãy nghe điều ki^.en của anh đây.

Hạnh Phương có vẻ Chú 'y hơn. Cô nh`in anh chăm chú, nhưng không lên tiếng hỏi.

Giang Đông cũng nhìn lại cô, nhắn giọng:

- Anh s~e tài trợ cho em đi học. Sau khi ra trường, em phải về làm việc cho anh, cho anh chứ không phải cho ai khác.

- Làm việc ở khách sạn m`a cũng cần phải học cao sao?

- đừng coi thường n'o, khi em chưa hiểu biết.

- Thế tôi phải học cai g`i?

- Nghành mà em thích.

Hạnh Phương lắc đầu:

- Lúc nhỏ, tôi rất thích làm phóng viên, còn làm việc một chỗ, chán lắm.

- Chuyện đ'o đâu c'o lớn. Em có thể thi vào khoa báo ch'i, anh đâu c'o cấm.

- Nhưng như vậy th`i sau này, tôi sẽ không làm việc cho anh được.

Giang Đông ph`i cười:

- Bộ anh nói vậy là nhất thiết phải như vậy sao?

Hạnh Phương tròn xoe mắt:

- Như vậy là sao?

- Coi như anh cho em vay nợ. Khi nào ra trường, em sẽ làm việc và trả Nợ cho anh. Còn hình thức trả Th`i tính sau.

Anh ngưng lại một chút, rồi nói như nhắc nhở:

- Em cứ suy nghĩ đi, nhưng nhớ là không được nghi ngờ bậy bạ. Anh thừa nhận t'inh anh lăng nhăng, nhưng không phải bất cứ chuyện gì cũng lợi dụng.

Hạnh Phương nói khẽ:

- Tôi có nói là anh lợi dụng đâu. Chuyện này, tôi tin đấy chứ.

- Tại sao tin?

- Cũng không biết nữa, tự Nhiên tin. Còn bảo phân tích th`i tôi không l'y giải được.

Đông nhìn cô hồi lâu, rồi đưa tay tới vuốt tóc cô như một đứa con nít:

- Trực giác của em hay lắm. Nó giúp em nhận định được cái đ'ung, cái sai. Em thông minh lắm.

Anh nhắc lại lần nữa:

- Cô gái thông minh.

Hạnh Phương ngồi im nhìn anh chứ không phản ứng, rồi cô đưa mắt nhìn nơi khác. Đôi mắt đen láy chợt trở Nên tư lự xa xa, vẻ Mặt buồn hẳn đi.

- Sao vậy?

Giang Đông hỏi v`a kéo mặt cô quay lại. Hạnh Phương không phản đối, cô khẽ thở Dài:

- Tôi rất thích đi học, nhưng không được đâu. Còn mẹ Với chị Hai tôi nữa, không thể Học được đâu.

Giang Đông hiểu ngaỵ Anh nói như nhận xét:

- Hạnh Phương giống như bà chị Vậy. Một người chị Lúc nào cũng đặt cho mình bổn phận chăm sóc các em. Nhưng em đã sai lệch rồi. Em không có bổn phận đó.

- Anh hiểu đấy. Cả nh`a tôi…

- Chỉ Sống dựa vào em, anh biết, và anh cũng thấy nó rất vô lý nữa. Chị em đ~a lớn rồi, bổn phận của cô ấy l`a ghé vai gánh vác gia đ`inh chứ không được sông dựa vào em gái như vậy.

- Nhưng chị ấy yếu đuối lắm, chẳng làm đựơc g`i cả.

- Không dám đương đầu chứ không phải không làm được, phải tập chứ. Anh chắc cô ấy cũng như bao người khác thôi.

Hạnh Phương ngó Giang Đông như ngỡ một sinh vật lạ. Còn anh th`i điềm tĩnh nh`in cô:

- Em đã quên với ý nghĩ em là chỗ dựa của gia đình nên khi người khác nói ngược lại th`i em thấy lạ. Thử tu duy khác xem sao.

Không để Cô suy nghĩ lâu, anh nói tiếp:

- Khi gia đ`inh suy sụp th`i bổn phận của mọi người l`a phải ghé vai gánh vác. Anh không nói đến mẹ em, nhưng em cần phải có sự chia s~e của bà chị, đừng tập cho chị ấy tính vô trách nhiệm.

Hạnh Phương cúi xuống gôm mấy cành lá bừa bộn dưới gạch, nói lãng đi:

- đdừng nói đến chuyện này, được không?

- Không được. Đã nói th`i phải nói cho đến cùng, tính anh không thích bỏ Dở Vấn đề. Em tự ái thay cho chị em, phải không?

Hạnh Phương lặng thinh. Trong thâm tâm, cô cũng biết Giang Đông nói đúng, nhưng có cái gì đó thuộc về tình cảm làm cô không muốn thừa nhận.

Cô buông thõng một câu:

- Chị ấy là chị em, xin anh đừng can thiệp vào gia đ`inh em.

Giang Đông mĩm cười:

- Không được. Em cũng đã có ý kiến về gia đình anh, nhưng anh đâu có phản đối.

Hạnh Phương gân cổ lên:

- Tại gia đình anh ăn hiếp em, bắt buộc em phải phản ứng, nhưng chị em thì đâu có làm gì anh.

- đúng, chị ấy không làm gì anh, nhưng anh nói sự Thật, anh lo cho em. Nếu không, anh sẽ không bận tâm đến những gì xung quanh em, tính anh không thích tào lao.

- Cám ơn anh lắm.

- Cám ơn cái gì?

- Lòng tốt của anh.

Giang Đông lấy trong túi áo tờ giấy mới, viết vào mấy chữ rồi đưa cho Hạnh Phương.

- Ngày mai, bảo chị em cầm cái này đến gặp anh.

Hạnh Phương cầm lên xem rồi ngơ ngác lẫn hoảng hốt:

- Anh định gọi chị ấy đến để Nói điều ấy à? Em không đồng ý đâu, đừng có thẳng thừng như vậy.

- Thưa cô nương, tôi không phải là người thích nói nặng phái đẹp. Đừng có nghi ngờ người tốt bụng.

- Thế anh muốn gặp chị ấy để Làm g`i?

Giang Đông nhún vai:

- Yên trí đi. Tôi không tán tỉnh chị em đâu. Ngược lại, tôi sẽ thuyết phục cô ấy đi làm. Tôi sẽ để Cô ấy đứng bán hàng ở siêu thị, công việc đó hòan tòan không khó, trừ phi cô ấy không muốn.

- Tại sao anh tốt thế? Nhiệt tình thế? Thật ra anh không cần phải đền bù hào phóng thế đâu. Anh Điền...

Giang Đông khoát tay:

- Tôi làm tất cả chuyện đó vì gia đình tôi có lỗi với cộ Đừng có cân đo xem có vượt mực hay không.

Anh ngừng lại nhìn Hạnh Phương, nheo mắt chế giễu:

- Và cũng đừng sợ tôi dụ dỗ để cô trở thành nhân tình của tôi, cô bé ạ.

Hạnh Phương đỏ mặt:

- Anh vô duyên, ai thèm sợ.

- Lúc nãy, cô đã sợ rồi đó chứ.

- Hừ!

Giang Đông chợt nhìn bình hoa:

- Cô cấm hoa đẹp lắm! Buồn mà vẫn nghĩ tới hoa lá nỗi à?

Hạnh Phương đưa tay sửa lại nhành lá mang bị ngã. Cô nói như khóc:

- Có lần, tôi được giải nhất cuộc thi cấm hoa đấy. Cái đó là trường tổ chức. Với lại một giải nấu ăn nửa, nhưng chỉ là hạng ba thôi.

- Giỏi vậy à? Còn giải gì nữa không?

- Còn. Kỳ đó, mấy nhỏ bạn xúi đi thi"Tiếng hát truyền hình", nhưng chỉ vô vòng sơ khảo thôi, quê muốn chết.

Giang Đông ngạc nhiên thật sự:

- Em biết hát nữa à?

- Biết chứ. Lúc nhỏ, ba tôi cho đi học nhạc. Mẹ tôi định cho tôi vào nhạc viện, nhưng ba không muốn con gái ba đi theo nghệ thuật. Ba thích chị em tôi kinh doanh hơn. Chị tôi chơi Violin hay lắm. Còn tôi thì không bằng chị ấy.

Giang Đông nhìn cô chăm chú:

- Tại sao em không đi theo đường đó?

- Ba không chọ Ba bảo mấy cái đó chỉ học cho biết thôi, chủ yếu là phải vào đại học.

Cô ngừng lại, thở dài:

- Ba muốn chị em tôi học Ngoại Thương, nhưng tôi chỉ thích làm phóng viên thôi. Tôi thích một cuộc sống phóng khoáng và mở rộng. Nhưng cuối cùng, cuộc sống bị đảo lộn cả. Ban đầu, tôi buồn lắm.

Giang Đông mỉm cười:

- Vậy từ từ hết buồn à?

Hạnh Phương cũng cười theo:

- Tính tôi mau quên lắm. Buồn hoài, chán lắm, ai mà chịu cho nỗi. Chị Hai thì suốt ngày cứ tiếc quá khứ rồi khóc. Còn tôi thì khóc chút ít rồi thôi.

- Chút ít là bao nhiêu?

Hạnh Phương không để ý cái nheo mắt trêu chọc của Giang Đông, cô trả lời thơ ngây:

- Cũng không biết nữa. Mấy cái đó đâu có tính được.

- Em dễ thương lắm.

Giang Đông nói và nhìn cô thật lâu. Cái nhìn khiến cô đâm ra lúng túng:

- Anh nhìn gì thế?

Giang Đông quay mặt đi cho cô đỡ ngượng, và nói nửa đùa, nửa thật:

- Anh phát hiện ra em rất nữ tính. Nếu em là người yêu của anh thì hay quá.

Hạnh Phương cổng môi lên, phật lòng:

- Lại đùa nữa.

- Nãy giờ chủ nhà không mời nước, anh khát khô cả cổ đây. - Đông lãng qua chuyện khác.

Hạnh Phương quay lại:

- Thật không?

- Thật chứ.

- Vậy pha nước chanh cho uống nhé?

- Gì cũng được.

Hạnh Phương đứng lên:

- Anh qua bên bàn đi. Nãy giờ khách tới mà để ngồi dưới đất, kỳ quá.

- Không sao. Anh thích ngồi như vậy. Vậy anh mới phát hiện em có bàn chân rất đẹp.

Hạnh Phương vội rút chân lại khi thấy cặp mắt tinh quái cũa Giang Đông nhìn xuống. Cô bỏ đi nhanh vào nhà như chạy trốn cái nhìn táo bạo ấy.

Một lát sau, cô trở ra với ly nước chanh trên taỵ Giang Đông đón lấy, uống một ngụm:

- Ngon thật!

- Anh xạo. Nước chanh mà ngon gì.

- Đừng có coi thường nhé. Nếu không biết cách pha, nó sẽ chua hoặc quá ngọt. Nước chanh em pha ngon lắm.

- Cám ơn lời khen.

- Mai mốt, mỗi lần anh tới, Phương có pha nước chanh cho anh nữa không?

- Sẽ pha nếu anh không chọc cho tôi nỗi giận.

Giang Đông phì cười:

- Mặt mũi nhìn hiền, sao tính nết dữ quá.

Hạnh Phương cũng cười theo. Thấy Giang Đông đứng dậy, cô nói như nhắc:

- Anh uống chưa hết ly mà, sao về dị?

- Nói như vậy thế có nghĩa là muốn tôi ở lại, phải không?

- Đừng có mơ.

Giang Đông gật gù:

- Lần đầu tiên nói chuyện mà thấy cô Hạnh Phương không gây gổ. Chuyện này, tôi phải tập làm quen mới được.

Hạnh Phương làu bàu:

- Nếu anh không khều quẹt người ta thì ai thèm gây với anh.

- Biết, biết.

Giang Đông uống hết ly nước chanh rồi đứng lên:

- Tạm biệt, hẹn gặp lại.

- Vâng.

- Bắt đầu từ ngày mai, em ôn lại bài vỡ đi. Còn hơn bốn tháng để em chuẩn bị, có đủ không?

- Cũng không biết nữa.

- Hạnh Phương thông mình mà. Anh nghĩ em sẽ không thất bại dù bất cứ chuyện gì.

- Chỉ cần nghe động viên như thế, tôi cũng không dám để mình thi rớt, xấu hổ lắm.

Giang Đông bật cười:

- Tính nết thì hung đủ, vậy mà hay xấu hổ. Một người chứa đầy mâu thuẫn.

- Bộ tôi hung dữ lắm hả? Anh nói thật đó hả?

- Chuyện đó đâu có ai nói đùa bao giờ.

Thấy cô nhíu mày như suy nghĩ, anh lại cười xòa:

- Đừng có nghĩ lung tung nữa, tập trung học đi. Ngày mai, anh sẽ cho người đến ngân hàng mở tài khoản cho em.

Hạnh Phương buột miệng:

- Sao sớm vậy?

- Anh nói thì làm ngay, để em có thể yên tâm. Anh Đông không hứa cuội bao giờ.

Thấy cô đứng thừ người suy nghĩ, anh vồ nhẹ lên vai cô như trấn an, rồi đi ra cổng.

Hạnh Phương đi theo tiễn. Khi Giang Đông ra ngoài xe, cô nói như nhận xét:

- Sao lúc này anh đi một mình vậy? "Lính" của anh đâu?

Giang Đông nheo mắt:

- Hạnh Phương tuy dữ, nhưng chưa đáng sợ đến mức anh cần có người theo bảo vệ.

- Hừ! Nói ra cái gì cũng bị anh châm chọc, thấy ghét.

Rồi cô quay ngoắt vào nhà, tiếng cười của Giang Đông đuổi theo phía sau. Bất giác, cô cũng cười theo một mình.

Cô trở vao gôm mấy nhành lá vụn đem bỏ vào thùng rác, rồi đặt bình hoa lên bàn, ngồi ngắm nghía nó. Nhưng ánh mắt nhìn hoa, còn đầu óc thì lại nghĩ đến chuyện khác.

Nếu không có tờ giấy mời của Giang Đông trên bàn, chắc cô sẽ nghĩ mình vừa nằm mợ Giang Đông xuất hiện bất ngờ và cũng mang đến cho cô sự đảo lộn bất ngờ. Cách đây một giờ, cô còn trĩu nặng tâm trạng bi quan, thì bây giờ, cô nhìn cuộc đời theo cách khác.

Giang Đông bước vào đời cô như một vị thần hộ mệnh. Một sự ban ơn mà cô có thể yên tâm tin tưởng chứ không phải phản kháng như cái cách anh đề nghị trước kia.

Chương 10.

Thúy San xếp các giấy tờ vào bìa, quăng qua một bên, rồi gọi lớn:

- Mời Nguyễn Thị Hải hồng.

Phía ngoài bức tường, đến lượt cô gái khác đi vào. Cô bé rụt rè đứng yên trước bàn chứ không dám ngồi. Điệu bộ uy nghiêm của Thúy San làm cô thấy khớp. Còn Thúy San thì hình như thích kéo dài phút căng thẳng của ứng viên. Cô cứ nghiêm nghị nhìn cô bé từ đầu đến chân. Một cuộc thì hoa hậu có lẽ thí sinh cũng không bị quan sát ngoại hình khắt khe đến thế.

Giang Đông liếc nhìn Thúy San rồi cười với dáng điệu uể oải. Nãy giờ anh hoàn toàn yên lặng, mặc cho cô phỏng vấn. Nhưng thấy không khí căng thẳng. Anh quyết định giảm nhẹ đi mức độ nghiêm trọng của nó. Anh khoát tay về phía trước lịch sự:

- Mời em ngồi. Cứ xem đây như là cuộc trao đổi bình thường nhé. Em cứ nói chuyện thoải mái.

- Dạ.

Cô gái e dè đến ngồi xuống trước bàn. Cô ta nhìn anh với vẻ tin cậy, ngưỡng mộ. Nhưng khi tia mắt chạm phải khuôn mặt nghiêm lạnh của Thúy San, cô ta trở lại vẻ thiếu tự tin ngay.

Thúy San hỏi bằng giọng chất vấn hơn là phỏng vấn, bộ mặt phảng phất nét hình sự:

- Chúng tôi rất hài lòng về trình độ của em. Còn trẻ mà nhiều bằng như thế là khá lắm. Những kiến thức là một lẽ, còn chuyện linh hoạt trong thực tế lại là chuyện khác. Em xin vào đây chỉ vì là ý thích hay chỉ vì cần việc làm?

- Da, em cần việc làm ạ.

Thúy San lắc đầu:

- Như thế thôi thì chưa đủ. Một người hướng dẫn phải có trách nhiệm về an toàn và vui chơi cho bao nhiêu người. Nếu thiếu sự kiên nhẫn thì không có hiệu quả đâu.

- Dạ, nhưng em sẽ cố gắng làm hết bổn phận ạ.

- Nếu chỉ vì đồng lương mà làm cho xong trách nhiệm thì cũng nhặc lắm. Phải có sự cởi mở, hiểu biết tâm lý và thích giao thiệp nữa.

- Dạ.

- Dạ là sao?

- Lúc đi học, em cũng giao thiệp với nhiều bạn bè lắm.

- Bạn bè là khác, nó bình đẳng. Còn với khách thì phải phục vụ. Nghề này thu nhập khá, nhưng đòi hỏi sự cố gắng, em có đáp ứng nổi không?

- Dạ, em nghĩ khi đã chấp nhận làm việc thì phải làm hết mình ạ.

Thúy San chuyển hướng đột ngột:

- Đúng đấy, hát thử một bài nhạc ngoại xem.

- Dạ… sao ạ?

Cô gái mở lớn mắt ngạc nhiên, nhưng cũng đứng lên làm theo lời Thúy San. Đang hát thì cô bị ngắt giọng đột ngột:

- Thôi, đủ rồi. Bây giờ thì đọc thơ đi.

Cô ta đứng suy nghĩ một chút, rồi cũng đọc một câu thợ Xong, cô lại nghe một yêu cầu khá kỳ dị:

- Múa thử xem.

Lần này thì cô ta chịu. Và cô cứ đứng yên, ấp úng:

- Dạ… Em không biết. Cái đó… em…

- Một hướng dẫn viên du lịch là phải có kiến thức rộng, phải linh hoạt, làm được bất cứ cái gì người khác yêu cầu. Chỉ một chuyện nhỏ mà không cố gắng được sao?

Mặt cô gái đỏ bừng. Cô ta hơi nhích tới một bước, cô thực hiện động tác múa, nhưng cả sự cố gắng đó cũng không vượt lên nỗi cảm giác xấu hổ. Thế là cô đứng yên:

- Dạ, em không biết múa ạ.

Thúy San thở hắt ra một cái:

- Thôi vậy, cám ơn em đã đến đây.

Cô gái thất vọng bước ra ngoài. Thúy San định quăng bỏ hồ sơ cô ta qua một bên thì Giang Đông cản lại:

- Cô ta đủ tiêu chuẩn đấy, em đừng đòi hỏi cao quá. Hãy chọn cô ta đi.

Thúy San nhăn mặt:

- Nhưng con nhỏ đâu có làm hết những gì em yêu cầu.

Giang Đông lắc đầu:

- Nếu làm hết tất cả những gì em muốn thì họ đã không phải nộp đơn đi xin việc. Vì những người xuất sắc như vậy đều đã thành đạt hết rồi. Vả lại, cô ta có ngoại hình vượt cả yêu cầu. Em đừng bỏ phí nhân tài.

Môi Thúy San mím lại:

- Vậy ra, anh chỉ chọn ngoại hình thôi chứ gì?

- Ngoại hình và năng lực chứ không phải chỉ có một thứ.

- Con nhỏ đó đẹp thật, nhưng coi khờ quá, làm được cái gì chứ?

Giang Đông cười thành tiếng:

- Nãy giờ phỏng vấn năm cô, thì ba cô có ngoại hình đẹp, em đều chệ Nếu em chê cô bé này khờ thì tại sao lại không chọn cô thứ hai?

- Con nhỏ đó quá sắc sảo. Đi xin việc mà làm như đi biểu diễn thời trang. Nó tưởng nó là hoa hậu chắc. Tự tin quá mức.

- Phong cách tự tin cũng là điều kiện cần thiết đấy.

Thúy San khó chịu:

- Nếu anh quen làm theo cảm tình thì coi chừng anh không thể làm chủ đấy. Giữa giám đốc và nhân viên phải luôn có khoảng cách cần thiết mới…

Giang Đông ngắt lời:

- Thế nào là khoảng cách cần thiết?

- Anh tự mà hiểu lấy. Nói thật, em đã nghe đồn rất nhiều về anh. Anh có thể vui chơi ở đâu đó, nhưng hãy giới hạn lại. Đã lập công ty thì hãy nên nghĩ đến chuyện làm ăn thôi.

Giang Đông im lặng nhìn Thúy San. Nãy giờ, anh đã lờ mờ đoán ra ý nghĩ của cô, nhưng anh không tin Thúy San ghen tương kiểu đó.

Anh nhìn cô như cảnh cáo:

- Hãy lựa lời mà nói đấy, Thúy San.

- Em đã nói đến ý nghĩ thầm kín của anh rồi chứ gì? Anh muốn tuyển gái đẹp hơn là lo làm ăn.

Giang Đông nghiêng người tới, rút một điếu thuốc bật quẹt. Anh làm điều đó một cách chậm rãi như muốn kéo dài thời gian để tự kiềm chế. Nếu không, chắc anh sẽ có cử chỉ nào đó thô bạo đối với cô.

Đáng lẽ phải biết ngừng lại thì Thúy San lại tiếp tục tuôn cho hết sự khó chịu trong lòng:

- Trong khi em muốn gây dựng công ty thì anh chỉ nghĩ tới việc hưởng thụ thôi. Làm sao em dám tuyển nhân viên đạt tiêu chuẩn chứ?

Giang Đông hỏi trầm tĩnh:

- Thế nào là chỉ muốn hưởng thụ?

Thúy San không quanh co nữa, mà cô nói thẳng:

- Chỉ chuyện nãy giờ thôi là em cũng đủ thấy rồi. Thấy con bé nãy vừa mặt là cử chỉ anh thay đổi liền, lịch sự quá mức cần thiết.

- Em đã đi quá giới hạn của mình rôi đó Thúy San. Anh nghĩ đầu óc của em thoáng hơn, văn minh hơn kia mà.

- Anh nói vậy là sao? – Thúy San nói như hét lên.

Giang Đông đứng phắt dậy, xô ghế qua một bên, vẻ mặt nghiêm nghị:

- Chỉ vì muốn lập công ty, nên anh còn chịu khó ở lại đây để nghe em nói. Nhưng như vậy không có nghĩa là anh cho phép em ăn nói bừa bãi.

- Anh…

- Nếu em còn muốn hợp tác với anh thì hãy bỏ thái độ nghi kỵ đó đi.

- Anh… anh thật là… Thì ra…

Thúy San im bặt. Phản ứng của Giang Đông làm cô bị bất ngờ và uất ức. Cảm giác đó làm cô không nói được. Cô có cảm tưởng đang đứng trước một người nào đó thật khác, thật xa lạ chứ không phải là Giang Đông lịch lãm, nhẹ nhàng và luôn ngọt ngào chiều chuộng.

Thấy cô ngồi yên, Giang Đông dùng chân hất chiếc ghế trở lại vị trí cũ, và ngồi vào bàn. Anh nghiêng người qua lấy bộ hồ sơ của Hải Hồng đánh dấu rồi đặt riêng qua một bên.

- Anh tuyển con bé đó vì cô ta đủ tiêu chuẩn. Và anh muốn em thay đổi cách phỏng vấn nãy giờ đi. Đừng để người đi xin việc có ý nghĩ bị chất vấn, kém lịch sự lắm.

Mặt Thúy San sầm xuống, nặng và tối như đêm ba mươi. Cô giận dỗi đẩy xấp hồ sơ qua Giang Đông:

- Nếu thấy em khó khăn quá thì anh tuyển đi.

Giang Đông đưa người ra ghế, khoanh tay trước ngực. Anh xoay ghế nửa vòng, nhìn đăm đăm khuôn mặt Thúy San rồi cười khàn:

- Một là em bỏ thái độ gây hấn đó. Hai là em có thể ra ngoài. Trong hai, em phải chọn một. Anh không thể làm việc khi đồng sự của mình tạo không khí nặng nè như vậy.

Thúy San mím môi nhìn anh rồi chợt đứng dậy, lấy chiếc giỏ trên bàn, nện gót đi ra khỏi phòng.

Giang Đông chống hai khuỷu tay lên bàn, im lìm nhìn theo. Đợi cô đi khá lâu, anh mới lấy tiếp hồ sơ ra xem, rồi đứng dậy, đi ra ngoài gọi người kế tiếp.

Một mình anh phỏng vấn đến hết buổi sáng. Rất nhẹ nhàng và lịch sự khi nói chuyện với các cô cậu đến xin việc. Khi tất cả đã ra về, anh mở lại hồ sơ của Hải Hồng ra xem. Rồi viết ngay giấy mời theo địa chỉ của cộ Cô bé là người đầu tiên anh tuyển như muốn bù đắp cho cô cảm giác khó chịu mà Thúy San gây ra.

Buổi chiều, Giang Đông rời khách sạn về nhà. Thấy xe anh đậu trong garage, bà Yên từ trên lầu lặp tức đi xuống:

- Lúc sáng, con với Thúy San có chuyện gì vậy?

Giang Đông hơi khựng lại. Anh lặng thinh một lúc, rồi hỏi với giọng cố kiềm chế:

- Cô ấy đã nói với mẹ rồi, vậy thì chắc mẹ biết đầy đủ rồi.

Ba Yến thoáng cau mặt:

- Tại sao con đuổi nó?

Giang Đông lầm lì:

- Không riêng gì cô ấy mà với cả người khác cũng vậy. Con cũng sẽ mời ra ngoài khi họ có thái độ thiếu văn hóa.

- Mẹ không tin nó thiếu văn hóa và con cũng không thể so sánh nó với người khác.

- Con tôn trọng tình cảm của gia đình mình với gia đình bác Thông lắm, nhưng mẹ hiểu chọ Công việc cũng quan trọng không kém. Thái độ của cổ là không chấp nhận đựơc.

- Nó làm cái gì đến nỗi như vậy? Không thể nói với mẹ sao?

Giang Đông rất bực khi bị tra hỏi, nhất là những chuyện thọc mạch phụ nữ. Nhưng với mẹ, anh vẫn có kiên nhẫn giải thích:

- Thúy San có thái độ hách dịch quá. Cho dù cổ chỉ đối xử với nhân viên, nhưng như vậy vẫn không haỵ Con không đồng ý.

Bà Yên ra hiệu cho anh ngồi xuống, rồi nói nhẹ nhàng:

- Con gái như nó được chiều chuộng từ nhỏ, lại có quá nhiều ưu điểm, khó tính một chút cũng là thường. Con là con trai, đừng quan trọng hóa cá tính đó.

Giang Đông cười:

- Con trai không biết dị ứng sao mẹ?

- Nhưng chẳng lẽ vì chuyện nhỏ đó mà con có ác cảm với nó, rồi sẽ ảnh hưởng tới người lớn nữa.

Giang Đông khoát tay:

- Con đâu có nhỏ nhen như vậy. Thúy San để bụng giận là chuyện của cổ, còn con thì cho qua.

Anh ngưng lại một lát rồi nói thêm:

- Bình thường, cổ ra sao cũng được, nhưng trong công việc, con rạch ròi lắm. Nếu mỗi lần bất đồng ý kiến, cổ đều la đùng đùng lên thì đó là lỗi của cổ, con không chịu trách nhiệm.

Bà Yên nói như nài nỉ:

- Đông à! Đừng có cứng rắn như vậy. Bình thường, con ga lăng với con gái lắm mà, sao đối với nó, con khó chịu vậy? Trong khi phải ưu ái nó hơn cả bọn con gái lộn xộn kia.

Giang Đông mỉm cười:

- Mẹ yên tâm, con không để bụng chuyện này đâu. Bảo đảm với mẹ là con sẽ lịch sự và chiều chuộng cổ, trừ phi cổ quá đáng với công việc.

Ba Yên vẫn chưa yên tâm:

- Con cũng biết rồi đấy, con gái nhà giàu thì hay làm cao một chút, nhõng nhẻo một chút. Con là con trai, không nên chấp nhất mấy chuyện đó. Nhường nhịn để cưới được một cô vợ như vậy cũng đáng lắm chứ.

- Mẹ muốn con cưới Thúy San lắm sao?

- Nếu con không cưới nó thì mẹ không chấp nhận bất cứ đứa con gái nào vô nhà này.

Thấy Giang Đông cười, bà gằn thêm:

- Tại sao con không thích nó chứ?

- Con có nói là không thích đâu. Có một cô vợ như vậy cũng đáng hãnh diện lắm.

- Vậy tại sao không chịu đám cưới đi.

- Con với cổ biết nhau chưa được nữa năm, con không muốn phiêu lưu cưới người mình chưa hiểu kỹ.

- Vậy con cho là bao lâu mới đủ?

- Con chưa biết.

- Bắt con gái người ta đợi đến già luôn chắc. Nó cũng lớn tuổi rồi đấy.

- Nếu Thúy San cần lấy chồng thì con không cản trở đâu.

Nghe câu nói đó, bà Yên lại giận lên:

- Nói như vậy là con thích con nhỏ nào rồi chứ gì? Lúc này, con còn lui tới con bé Hạnh Phương không?

Giang Đông trả lời né tránh:

- Cô bé đó còn nhỏ lắm, mà hiện giờ con cũng chưa thích bị trói buộc với ai cả. Con thích tự do.

- Tự do để quen biết lăng nhăng. Đông ơi là Đông! Con định làm khổ mẹ tới chừng nào đây?

Không kềm được, bà nhiến răng:

- Cha con sao mà giống nhau quá. Cha già rồi còn mê gái. Còn hai thằng con trai, thằng nào cũng bay bướm. Thằng Điền là con của ổng, mẹ không có ý kiến. Còn con, me cũng không nói được hay sao?

Bà quắt lên:

- Thật ra con San vô phước lắm mới gặp con đó.

Giang Đông ngồi yên nhìn bà, cười cười chứ không nói. Đợi một lát, anh mới lên tiếng, giọng trầm lặng pha chút nghịch ngợm:

- Mẹ đừng la lớn như thế khi giận lên, nhìn mẹ già đi nhiều. Mẹ có biết bí quyết làm cho phụ nữ trẻ lâu là gì không?

- Đừng có kiếm chuyện tào lao.

- Mẹ trẻ hơn tuối rất nhiều, con khong muốn con là nguyên nhân làm cho mẹ già đâu. Cười đi mẹ.

Bà Yên dịu lại, nhưng vẫn còn bực mình:

- Đụng tới tính xấu của con là con tìm cách đánh trống lãng. Con tưởng mẹ không hiểu sao?

- Thôi mà mẹ. Chỉ cần cười lên một cái, con bảo đảm mẹ sẽ hết bực ngay.

Bà Yên quay mặt chổ khác, cố làm nghiêm tới cùng, nhưng bà không giận Đông nổi. Đối với anh, lòng tự hào mênh mông về anh làm bà luôn yêu mếm và chiều chuộng. Sợ Giang Đông nhận ra sự mềm lòng của m`inh, bà bèn nói như đuổi:

- Đi lo ăn uống đi, đừng ngồi đây đôi co nữa.

Giang Đông đứng dậy, và không quên nheo mặc nhắc lại:

- Mẹ đừng có nhăn nhó lâu đấy. Mỗi ngày phải cười ít nhất là mười lần.

Anh đi lên phòng mình. Vừa đi, vừa suy nghĩ về chuyện xảy ra hôm naỵ Quả thật, Thúy San làm anh rất bất ngờ về cách ứng xử của cộ Mẹ anh chỉ xem đó là cách nhỏng nhẽo, khó tính, nhưng anh không cảm thấy như vậy. Dĩ nhiên cô vẫn đẹp và hoàn mỹ trong mắt anh, nhưng vẻ đáng yêu lúc đầu hơi thây đổi.

Hôm sau, khi đến khách sạn, anh đã thấy Thúy San ngồi trong phòng làm việc của mình, gương mặt lạnh như tiền. Từ trước giờ, cô và Hạnh Phương là hai người duy nhất dám chống đối anh, mà mỗi người theo một vẻ khác nhau.

Hạnh Phương dùng là hét tức tối, nhưng nó có lý do chính đáng, và phản ứng đó làm anh chấp nhận được, vì nó dễ thương và nữ tính. Còn Thúy San thì có nét khó khăn của một phụ nữ từng trải. Nó không làm anh sợ, ngược lại, chỉ thấy ngán ngầm.

Mỗi buổi sáng mà gặp một cô khách có nét mặt nặng như chì, thật không chút hứng thú. Nhưng tính anh vốn nhẹ nhàng với phái yếu, nên anh mỉm cười thân ái:

- Xin chào, chờ anh có lâu không?

Thúy San giận dữ:

- Em đến để kiểm tra xem đối tượng anh chọn có đủ tiêu chuẩn không? Nếu không, em không duyệt đâu.

Cách thể hiện quyền lực của cô làm Đông cười một cái, giọng anh bỗng đùa để giấu đi sự châm biếm kín đáo.

- Nếu là một giám đốc, thì em là nữ giám đốc đầy trách nhiệm và thể hiện mạnh mẽ sự góc cạnh của mình.

Thúy San vốn không phải là cô gái ngốc, nhưng cách nói của Giang Đông ngọt ngào quá. Khía cạnh gai góc trở nên trơn tuột đi. Đến nỗi cô chỉ nhận thấy nó là sự nhận xét về cá tính của mình và anh đang khâm phục bản lĩnh của cô.

Tuy vậy, khuôn mặt cô vẫn không thay đổi:

- Suốt đêm qua, em lo đến không ngủ được. Có thể trong công việc, anh và em bất đồng ý kiến nhau, nhưng không vì vậy mà em bỏ mặc hết. Một khi đã làm việc thì không nên để chuyện riêng tư chi phối.

- Anh có một đồng sự thật tuyệt vời.

- Em nói thật, nếu không vì công việc, em chẳng bao giờ tha thứ cho thái độ hôm qua của anh. Tính em kiêu ngạo lắm, em không chấp nhận ai thô bạo với mình đâu. Từ nhỏ đến giờ, em không quen chuyện đó.

Đông đi vòng qua bàn, đến đứng trước mặt Thúy San, nói rất nhẹ nhàng:

- Em không chịu được bị ai đối xử thô bạo, vậy thì hãy nghĩ đến cảm xúc của người khác. Mấy cô gái bị em hạch sách hôm qua, anh nghĩ họ rất buồn tủi.

Mắt Thúy San thoáng cau lại, phật lòng:

- Tại sao anh đánh đồng em với mấy người đó? Ai có vị trí của người đó. Đã chấp nhận xin việc thì phải chấp nhận bị khảo sát, nếu bất tài thì ráng chịu.

- Em nghĩ thế nào khi nói câu “đánh đồng em với người khác”, Thúy San?

- Em thế này mà anh đi so sánh với mấy con nhỏ long đong xin việc và trình độ chỉ bằng một phần của em thôi sao?

- Anh nghĩ nếu họ được sinh ra trong điều kiện của em thì họ cũng sẽ rất xuất sắc.

Thúy San tự ái cuồn cuộn đến mưc mất hết lý trí:

- Anh mà, có con gái đẹp nào anh lại không thấy xuất sắc. Lúc mới gặp em, anh cũng vồ vập thế thôi.

Thay vì ném cho cô cái nhìn sắc lạnh thì Giang Đông lại chỉ cười một cách bàng quan, giọng ngọt lự:

- Trước đây, anh đã vồ vập em, bây giờ cũng thế và có lẽ sẽ vẫn như vậy nếu em không thay đổi, em thân mến ạ.

Thúy San ngồi im. Cách nói chuyện của Giang Đông lấp ló hai mặt. Cô hiểu cả nghĩa trái của nó, nhưng không đủ trình độ để đối đáp. Và không hiểu sao, dù giọng anh nói với cô luôn ướp cả một lọ mật, nhưng cô vẫn thấy bất an, buồn buồn, hụt hẫng.

Cô tự hỏi: Đối với người khác, Đông có góc cạnh một cách dịu dàng như thế này không?

Và cô giấu tâm trạng bất ổn của mình bằng cách trở lại đề tài cũ:

- Anh vui lòng cho em xem những hồ sơ mà anh đã chọn, em nói rất nghiêm chỉnh.

- Mời em.

Giang Đông vừa khoát tay ra hiệu cho cô qua bàn làm việc, vừa đi trở lại chỗ của mình. Anh lôi trong ngăn kéo ra mấy bìa hồ sơ, đưa cho cô:

- Hy vọng là mình lại không bất đồng lần nữa.

- Em cũng mong như vậy.

Thúy San đứng dậy, định đi ra thì Giang Đông lên tiếng:

- Em không ngồi đây xem sao?

- Em sợ có mặt em, anh sẽ thấy căn phòng này nặng nề hơn.

- Không đến nỗi vậy đâu. Em cứ ở lại, còn nếu không thích thì anh bảo ngoài kia chuẩn bị cho em một phòng khác yên tĩnh hơn.

- Cám ơn sự chu đáo của anh, nhưng em thích về nhà hơn.

- Tùy em vậy. Anh chỉ muốn em thoải mái khi làm việc với anh thôi.

Thúy San thấy mềm lòng đến nỗi muốn ngồi lại với Giang Đông. Nhưng vụ giằn lộn quá làm cô không muốn hạ mình sớm. Cô muốn chứng tỏ cho Giang Đông thấy cô vì công việc chứ không thèm quan tâm đến anh.

Trong thâm tâm, cô muốn được anh xin lỗi về chuyện hôm qua, và mọi chuyện đều nhất nhất, chiều theo ý cô, nhưng anh hoàn toàn không có ý định đó. Làm sao mà một người lịch thiệp ga lăng như Giang Đông lại có thể không tôn sùng một mẫu người con gái hoàn mỹ như cô chứ?

Thúy San đi hơi chậm lại, đợi xem Giang Đông có gọi lại không, nhưng ra đến cửa mà vẫn không nghe gì. Cô quay đầu lại nhìn, thấy Đông dam bấm số gọi điện. Hy vọng tắt ngấm, mắt cô sậm lại, đôi mắt quấc lên như phát ra lửa. Cô đóng mạnh cửa đến nỗi Giang Đông phải giật mình quay lại nhìn.

Thúy San nghĩ đến bà Yến. Cô muốn đến nhà mách với bà, nhưng sợ làm vậy có vẻ cầu cạnh tìm đồng minh, nên cô đành hậm hực lái xe về nhà.

 

Chương 11.

Trước ngày Noel, con đường bên hông nhà thờ Đức Bà có vẻ nhộn nhịp bởi những quầy bán thiệp, nhất là vào buổi tối. Ngoài những quầy bán chuyên nghiệp còn có các cô cậu sinh viên đứng chen bên đường vẫn với số lượng đông đáng kể. Thỉnh thoảng, các cô cậu bị các quầy cự nự đuổi đi, nhưng rồi đâu lại vào đấy.

Trừ những cô cậu yếu bóng vía rút lui, còn những ai có gan cóc tía thì cứ thế mà luồn lách bán. Hạnh Phương ở trong những tên gan dạ ấy. Chiều nào, cô và Hồng Khanh cũng ra đó bán đến tận khuya.

Ban đầu bị đuổi, Hồng Khanh nhát gan cứ đòi nghỉ, nhưng Hạnh Phương tuyết phục mạnh quá, nên cuối cùng cô cũng làm gan đi theo. Nhưng cô chỉ dám cầm thiệp cho khách lựa, còn mời mọc hay thuyết phục thì đều do Hạnh Phương xoay xở.

Mấy ngày đầu, hai cô bán ế thê thảm, nhưng dần dần khách đông hẳn lên mà đa số lại là con trai ghé mua. Thiệp thì chưa chắc quầy nào đẹp hơn quầy nào, nhưng một số thích nhìn và nói chuyện với cô bán thiệp xinh xắn và biết đùa. Rồi hình như người này đồn với người kia, nên càng về sau, Hạnh Phương càng có nhiều khách đến lựa. Trong đó có tám mươi phần trăm là con trai.

Tối nay, hai cô đứng bán không kịp vì một tốp cả chục cô cậu ùa vào. Một tên đứng xen giữa hai cô, nói một cách nhiệt tình:

- Đdưa đây, để anh bán phụ cho.

Cả hai quay lại nhìn anh ta. Chưa kịp phản ứng thì anh ta đã hốt xấp thiệp trên tay Hồng Khanh, rồi cũng xòe ra một cách thành thạo. Anh ta chìa ra trước mặt một cô bé, nói một tràng:

- Xem đi em. Mấy kiểu thiệp này là do sinh viên tụi anh tự vẽ. Sinh viên Mỹ thuật đấy. Nó không giống mấy người bán chuyên nghiệp đâu, nhưng cái gì mới lạ thì làm bạn em thích hơn. Anh bảo đảm là thế. Mua ủng hộ giùm sinh viên đi em.

“Xạo dễ sợ! Thiệp này mà dám bảo vẽ”, Hạnh Phương nghĩ thầm. Tự nhiên cô che miệng cười một mình, còn anh ta thì quay lại, nháy mắt với cô.

- Thấy chưa, anh bán không tệ đâu.

Hạnh Phương không biết làm thế nào hơn là cười lại với anh ta, rồi quay lại lo bán. Cô thấy mình nói nhiều, nhưng anh ta thì còn “nổ” gấp mấy lần cô. Tự nhiên trên trời rơi xuống một nhân vật hào hiệp giúp mình. Cô chỉ còn biết cảm ơn thượng đế mà thôi.

Trước tiên là cảm ơn thượng đế, còn anh ta thì cô sẽ nghĩ cách cám ơn sau.

Đến khuya bán xong, Hạnh Phương và Hồng Khanh rủ anh ta đi ăn bánh canh. Xong, cô đếm lại tiền, rồi chia làm ba phần. Cô đưa cho anh ta một phần:

- Đdây là phần của anh.

- Tiền gì vậy? - Anh ta ngạc nhiên.

- Tiền lời đấy. Anh phụ tụi em, thì minh chia đều nhau, xem như đó là công của anh.

Anh ta lập tức xua tay, cười to:

- Thôi đi, không cần chia đâu. Anh phụ bán cho vui chứ đâu phải bán thật.

Hạnh Phương lắc đầu cương quyết:

- Không được. Tụi em không bóc lột anh thế đâu. Với lại, em đâu c''o biết anh là ai. Phụ thì phải nhận tiền công chứ.

- Em không biết anh, nhưng anh thì ngược lại.

- Vậy sao? Nhưng anh là ai?

- Cùng trường và trước em hai khóa. Cái người hay cười với em trong thư viện, em không nhận ra sao?

Hạnh Phương chịu thua. Cô hoàn toàn không nhớ nổi mình đã gặp anh ta ở đâu. Cô đưa mắt nhìn Hồng Khanh như hỏi, nhưng cô nàng cũng lắc đầu không biết. Thấy vậy, tên con trai lên tiếng:

- Anh tên Viễn đấy. Anh biết tên Hạnh Phương, còn cô này thì anh chưa biết.

Hồng Khanh nhỏ nhẹ:

- Em tên Khanh.

- Tên em giống con trai quá nhỉ?

Hạnh Phương phản đối:

- Nó tên Hồng Khanh. Có chữ “Hồng” đàng hoàng, làm sao mà giống con trai được.

Viễn bật cười:

- Vậy hả? Vậy anh xin lỗi nghe Khanh.

- Không có chi.

Viễn nói như nhận xét:

- Khanh có vẻ hiền quá nhỉ. Chắc không có Hạnh Phương thì không dám bán đâu. Anh thấy Phương có vẻ hoạt bát hơn.

- Em không dám mời, em nói chuyện không hoạt bát được, nhát lắm.

- Nhưng nhát mà dám ra đây thì từ từ cũng dạn dĩ thôi.

- Em cũng không biết có được vậy không nữa.

Viễn quay qua Hạnh Phương:

- Ngày mai cho anh ra phụ bán với nhé.

- Í! Bộ anh không bận gì sao?

- Không, anh rảnh lắm.

- Anh chưa thi sao.

- Th`i chừng nào thi thì nghỉ.

- Thôi đi, em không thích làm phiền anh đâu.

- Không có phiền đâu. Chỉ cần Hạnh Phương cho anh bán chung là anh vui rồi.

Hạnh Phương vẫn cương quyết:

- Thôi. Tự nhiên anh phụ bán mà không nhận tiền lời, em ngại lắm. Em nói thật đấy.

Không hiểu sao tự nhiên Hồng Khanh đá chân cô một cái làm Hạnh Phương quay qua nhìn như hỏi. Thấy vậy, Viễn lên tiếng:

- Khanh hiểu ý anh đấy. Chỉ có Phương là vô tình thôi.

- Vô tình cái gì?

- Anh không nói đâu, nhưng ngày mai anh ra phụ bán đấy. Phương đừng đuổi làm anh quê nghe.

Hạnh Phương phì cười:

- Anh có lòng tốt bán phụ, ai mà nỡ đuổi anh. Nhưng tự nhiên làm phiền người không quen, em ngại ghê lắm, cho nên … thôi đi.

Viễn nói như chớp lấy thời cơ:

- Phương không đuổi là được rồi. Vậy là coi như Phương đồng ý rồi nhé.

- Anh Viên lạ thật đó, giúp người lạ còn phải thuyết phục, chưa thấy ai như anh.

Cô quay ra hiệu cho Hồng Khanh, rồi nói với Viễn:

- Bây giờ tụi em về nha. Cám ơn anh lần nữa.

Viễn cũng đứng theo Hạnh Phương:

- Đdể anh đưa hai em về.

Hạnh Phương xua xua tay:

- Tụi em đi không cùng đường, nếu đưa thì đến nửa đêm anh mới về nhà đấy.

- Đdâu có sao.

- Nếu vậy, nhờ anh đưa Khanh về giùm. Nhà nó vô hẻm tối lắm.

Hồng Khanh từ chối đây đẩy:

- Thôi, thôi. Em biết ảnh không hứng thú đưa em về đâu. Đưa Hạnh Phương đi.

- Khanh đã nói như vậy, Phương nghĩ sao?

Hạnh Phương lắc đầu:

- Em không quen có người đưa đón thế đâu. Thôi vậy, nhà ai nấy về đi.

Viễn nói như than:

- Số anh vô duyên thật. Muốn đưa người ta về cũng không cho.

Hạnh Phương không trả lời. Cô và Hồng Khanh đi lấy xe và cô nhất quyết chờ cho Viễn chạy đi rồi mới chịu về.

Chạy một đoạn, Hồng Khanh chợt cười rúc rích:

- Ảnh muốn làm quen với mày đó. Tao bảo đảm mai ảnh sẽ ra phụ nữa, và phụ đến hết Noel luôn.

- Ảnh tào lao thật đấy.

- Không phải tào lao mà là muốn lấy lòng người đẹp, Hạnh Phương.

Hạnh Phương chun mũi:

- Nói chuyện nghe thấy ớn.

- Mà phải không? Chứ đâu có ai tự nhiên đòi giùm mình, nếu không phải là không có ý đó.

- Thôi, chuyện đó sẽ tính sau, chưa xảy ra mà.

Vẻ mặt cô trở nên hí hửng:

- Tối nay bán nhiều dễ sợ. Từ đây tới đó là người ta bắt đầu mua đông rồi đấy.

- Ừ, bán riết, tao cũng ghiền luôn. Ước gì một năm có mấy lần Noel và Tết, tha hồ mà bán.

Đến ngã tư, hai cô rẽ theo hai đường khác nhau về nhà. Ai cũng vui, nhưng người vui nhất có lẽ là Hạnh Phương. Không phải vui vì sự xuất hiện một ông thần hộ mệnh, mà là vì thiệp bán quá trời đắt. Cô mê lắm.

Đúng như Hồng Khanh đoán. Chiều hôm sau, hai cô vừa mới ra đã thấy Viễn đứng đợi sẵn. Anh ta đang ăn bánh mì. Thấy hai cô, anh nói như giải thích;

- Anh ở trường ra thẳng đây luôn nên không ăn được ở nhà, phải chuẩn bị bưng đến khuya cho chắc ăn.

Hạnh Phương và Hồng Khanh nhìn nhau một cái rồi Phương lên tiếng:

- Sao anh mất công thế? Làm vậy, tụi em ngại lắm. Nếu thích bán thì anh về nhà ăn uống rồi tối ra cũng được vậy.

- Sợ không có anh thì hai cô bán không kịp.

Hạnh Phương loay hoay lấy thiệp ra, chia cho mỗi người cầm. Chưa kịp nói chuyện gì nhiều thì có một nhóm đến xem thiệp. Thế là phải lo bán, không ai nói đến ai.

Phải nói là Viễn phụ rất nhiệt tình. Chiều nào anh ta cũng ra phụ đến tận khuya, và anh ta ăn nói lưu loát không thua Hạnh Phương, thế nên cô bán được rất nhiều.

Hạnh Phương mãi bận nên quên mất chuyện bị đuổi hôm trước. Đến mấy hôm sau, khi Viễn nghĩ bán hai buổi để đi thi thì rắc rối mới bắt đầu xảy ra.

Tối nay, cô và Hồng Khanh vừa bán xong một chặp thì người phụ nữ quầy bên cạnh bắt đầu gây sự:

- Đdã không đăng ký còn đứng giành mối hết với người ta. Đi chỗ khác đi.

Hồng Khanh nín thinh, Hạnh Phương cũng cố nhịn phớt lờ. Nhưng mấy hôm nay, cô bán tranh quá nên bà kia tức không nhịn nữa. Thấy hai cô làm thinh, chị ta la lối thêm:

- Sao lì quá vậy? Đuổi không đi, tôi kêu công an bây giờ đó.

Hồng Khanh hỏi nhỏ:

- Đdi không Phương?

Hạnh Phương mím môi, nói nhỏ:

- Không đi.

- Chứ họ chửi hoài, chịu sao nổi.

- Im đi, đừng nói gì cả.

Hai cô làm thinh như không nghe, nhưng người phụ nữ cứ nói ra rả. Cuối cùng tức quá, Hạnh Phương quay phắt lại:

- Chỗ của chị thì chị cứ bán, tôi có đụng chân đâu, sao cứ nói người ta hoài vậy?

Như chỉ chờ có vậy, người phụ nữ lập tức sấn tới trước mặt cô, “xổ” cho một tràng:

- Mấy người dám nói ngang hả? Đồ con gái lẳng lơ! Buôn bán liếc mắt, liếc mày với con trai, thảo nào không câu được khách. Đưng đường trá hình chứ bán thiệp nỗi gì.

Hạnh Phương nổi cáu lên:

- Chị đừng có ăn nói hỗn hào, không ai nhịn nổi đâu đấy.

- Cái gì? Mặt tao thế này mà dám bảo hỗn với mày à? Đồ gái đứng đường! Sinh viên gì tụi mày.

Và để trấn áp tới nơi, tới chốn, chị ta bảo thằng bé phụ bán về nhà gọi người ra. Mười lăm phút sau, một lố co đến nửa chục vừa con gái, vừa phụ nữ kéo ra. Như đã được dặn trước, cả đám xum vào vừa chửi, vừa giật thiệp của hai cô. Lớp sé lớp vò nát, quăng bừa bãi xuống đường.

Hạnh Phương phản ứng thì họ tát cho mấy cái vào mặt. Người ta đứng quanh xem làm cô vừa tức, vừa xấu hổ. Và cô không còn cách nào khác là bỏ về.

Người phụ nữ chống nạnh một cách hả hê, và nói với theo:

- Nhớ nhé mấy con. Mai mốt mà ra đây lộn xộn, bà đánh cho mang nhục đấy.

Hai cô gái dắt xe ra đường. Hồng Khanh khóc nức nở, nhưng Hạnh Phương không khóc. Mắt cô đỏ hoe, môi mím chặt một cách uất ức. Chính vì yếu thế và bị sỉ nhục nên cô tức, căm ghét chứ không khổ sở như Hồng Khanh.

Trên đường về, hai cô không ai nói chuyện. Ai cũng bị đè nặng bởi tâm trạng nặng nề và nhun chi. Sự phấn khởi mấy ngày trước đây đã trở nên xa xôi.

Hôm sau vào lớp, Hồng Khanh kéo Hạnh Phương ra một góc:

- Đdêm qua, tao tức không ngủ được. Mấy người đó chơi ngang như vậy, phải có anh Viễn thì không đến nỗi đâu.

Thấy vẻ mặt lầm lì của Hạnh Phương, cô bồn chồn:

- Bây giờ tính sao đây Phương, bán nữa không?

- Bán. Tao không chịu thua đâu. Nếu họ biết điều thì mình nhịn, đằng này quá đáng. Ngang nhiên lấn lướt người ta, tao sẽ bắt họ phải đền.

- Đdừng có nằm mơ. Không biết họ có cho đứng đó không, ở đó mà đòi đền. Chuyện như vậy, không lẽ thưa công an.

- Không thưa.

- Vậy thì làm gì được họ chứ, méc anh Viễn hả? Tao nghĩ ảnh không làm gì nổi mấy người đó đâu.

Hạnh Phương nín lặng. Nhớ lại những hành động ngang ngược của họ, cô lại thấy tức run cả người, còn tức hơn cái lần bị Tu Anh giật tiền lương. Không trừng trị họ, cô chịu không nổi.

Cô nói một cách lưỡng lự:

- Có lẽ tao sẽ nhờ một anh bạn giải quyết giùm. Không biết có kỳ không? Để tao nghĩ lại xem.

Hồng Khanh thắc mắt:

- Nhưng anh bạn mày có làm được gì không? Mấy bà đó đông mà dữ nữa.

Hạnh Phương trả lời lưng chừng:

- Anh ấy có thể làm được những chuyện lớn hơn nữa, tao nghĩ ảnh sẽ không bỏ mặc tao. Nhưng cũng không chắc, để xem có quá đáng không đã.

- Mày nói chuyện mơ hồ quá, tao chẳng hiểu gì cả.

Hạnh Phương không trả lời. Cô chợt đưa tay lên, lẩm nhẩm đếm từng ngón: “Đi. Không đi …” Cuối cùng, cô quyết định:

- Lát nữa, tao sẽ đi.

- Mày nói cái gì vậy? - Khanh hỏi một cách tò mò.

Hạnh Phương chỉ lắc đầu và quay vào lớp. Cô đành đi theo, trong bụng vẫn tò mò một cách ấm ức.

Tan học, Hạnh Phương đạp xe một mạch đến khách sạn Giang Đông. Cô dựng xe ở giữa sân rồi đi vào giàn tiền sảnh. Điệu bộ hơ hãi của cô làm vài nhân viên tò mò quay ra nhìn. Thấy ánh mắt của họ, cô nghĩ có lẽ mình trông kỳ cục lắm, nên vội đi chậm lại.

Cô đến quầy, hỏi một cô tiếp viên:

- Xin lỗi, có anh Đông ở đây không chị?

- Chị cần gặp ông chủ làm gì?

- Tôi có việc.

- Chị có được hẹn trước chưa?

- Chưa.

- Giờ này là giờ nghĩ trưa, ông chủ không tiếp ai đâu.

Thấy cử chỉ khinh khi của cô ta, tự nhiên Hạnh Phương nhìn xuống bộ đồ trên người mình. Quả thật, ở chổ sang trọng này, cô ăn mặc có vẻ “cô bé Lọ Lem” quá. Nhưng bị nhìn như thế, cô thấy tức lên chứ không mặc cảm. Và cô đang nghĩ cách gọi Đông ra, thì chợt thấy người thanh niên bảo vệ cô đã gặp lúc trước. Anh ta cũng đã thấy cô, bèn đi nhanh đến quầy:

- Cô Phương tìm anh Đông à?

- Vâng. Tôi có chút chuyện, nhưng chị này không cho…

Anh ta khoát tay:

- Cô Phương đi theo tôi.

Hạnh Phương không để ý đến thái độ tò mò của cô gái, cô đi theo anh tạ Nhưng đến giữa đường thì Đông và Thúy San cũng vừa đi ra. Thấy Hạnh Phương, Đông dừng lại:

- Em đi đâu vậy? Tìm anh à?

Hạnh Phương gật đầu chào Thúy San, rồi quay qua anh:

- Em có chút chuyện. Nhưng anh có bận gì không?

- Anh có thể tiếp em được mà.

Chợt nhớ ra, anh quay qua giới thiệu:

- Cô bé này tên Hạnh Phương. Còn đây là chị Thúy San.

Cách giới thiệu không cụ thể của anh làm cả hai cô đều không hiểu rõ người kia có quan hệ thế nào với Đông. Thúy San nhìn Hạnh Phương khá lâu, theo cách mà các cô gái thường quan sát lẫn nhau. Cách ăn mặc thì không có gì đáng để cô xếp vào loại ngang hàng với cộ Nhưng nhan sắc tuổi trẻ thì làm cho cô chợt thấy mình già đi. Đông nhìn Hạnh Phương, hỏi lại:

- Có chuyện gì xảy ra với em nữa à?

- Dạ, cũng có. Nhưng… chắc không đến nỗi…

Thấy Hạnh Phương có vẻ ngại Thúy San, một vẻ ngại rất không giống tính cách của cộ Đông quay qua nhìn Thúy San. Vẻ mặt kiều kỳ bề trên của cô làm anh phải mỉm cười:

- Anh có công việc một chút, em về trước vậy nhé.

Thúy San rất ngạc nhiên vì Đông có vẻ coi trọng cô bé con này. Cô lập tức phản ứng:

- Nhưng chúng ta đã mời bà Phú ăn trưa. Bà ấy sắp đến rồi, anh quên rồi a?

- Còn sớm lắm, em tiếp bà ấy trước giùm anh. Xong việc, anh sẽ ra ngay.

Anh ra hiệu cho Hạnh Phương vào phòng làm việc của mình. Hạnh Phương nhìn Thúy San một cách ái ngại rồi lững thững đi theo.

Khi ngồi xuống đối diện với Đông, cô dè dặt:

- Em đến thế này, có phiền anh không?

Đông nhìn cô chăm chú, rồi chợt cười:

- Đây là lần đầu tiên cô Phương đến tìm tôi với thái độ hòa bình. Tôi nhận không ra cô đấy. Tôi vẫn quen bị gây gỗ hơn.

- Anh đừng có đùa thế. Anh không chọc ghẹo em, tại sao em phải gây với anh chứ?

- Thôi được rồi. Bắt đầu từ đây, anh phải tập quen với ý nghĩ Hạnh Phương là cô gái dịu dàng. Có chuyện gì vậy, em nói đi?

Hạnh Phương liếm môi:

- Vâng, em chỉ nói trong vài phúc thôi, không phiền anh đâu. Là thế này. Hôm qua, em với nhỏ bạn bị mấy bà bán thiệp chửi cho một trận. Vừa bị chửi vừa bị xé hết thiệp, và bị đánh nữa.

- Cái gì? - Đông nhíu mày.

- Vâng, họ làm dữ quá. Đêm qua, em tức không ngủ được nên em phải tìm đến anh.

Đông nhìn cô nghi ngờ, rồi lại cười:

- Ai đánh được cô Hạnh Phương, chắc người đó phải có đến ba đầu sáu taỵ Ai mà gan vậy kìa?

Hạnh Phương hấp tấp:

- Em nói thật, không đùa đâu, anh đừng có chọc em như thế. Nếu họ không ngang ngược quá thì em không cầu cứu đến anh đâu. Em tức lắm, em nói thật đó.

Vẻ mặt bừng bừng của cô làm Đông không cười nữa. Anh đã thấy vẻ tức tối rất quen thuộc rất Hạnh Phương ấy. Nêu không bị tức ghê gớm thì mắt mũi và miệng sẽ không sinh động đến như thế. Anh nghiêm mặt lại:

- Cái gì mà có bà bán thiệp trong đó? Em không mua nên bị đánh à?

- Không phải vậy đâu. Em bán thiệp gần họ.

Rồi cô kể tỉ mỉ chuyện tối quạ Đông ngồi im lặng nghe. Anh ngạc nhiên thật sự:

- Ai bày cho em chuyện bán thiệp vậy?

- Một chị khóa trước chỉ em. Chị ấy cũng từng bán như vậy đó. Bán hãm lắm, em bán đắt lắm.

- Có nghĩa là bị em giành hết khách nên họ tức chứ gì?

- Cũng không biết nữa.

Đông nhìn cô hơi lâu:

- Sao không lo học hành, bày đặt buôn bán chi vậy? Em chẳng bao giờ chịu ngồi yên một chổ cả.

Hạnh Phượng không để ý lời Đông nói. Cô còn đang hùng hục cơn tức tối quá. Tay cô vô tình vùng lên:

- Họ ỷ đông ăn hiếp hai tụi em. Chửi thôi thì em còn ráng nhịn, nhưng tại sao lại kéo cả đám đến đánh người ta chứ? Rồi còn lại xé thiệp người ta nữa, lấy gì mà bán đây? Ngang ngược quá, ai chịu cho nổi.

Mặt cô bắt đầu đỏ lên:

- Mấy lần trước có anh bạn em bán phụ, họ không dám làm gì hết. Đợi đến người ta nghĩ mới xúm nhau ức hiếp em, người lớn gì mà hèn.

Đông có vẻ chú ý:

- Em nói ai bán phụ?

- Một người bạn không quen, tự nhiên ngày nào anh ấy cũng ra phụ bán. Nhờ có ảnh nên bà ấy không làm gì, nhưng đợi đến lúc không có thì rủ nhau ức hiếp người ta, hèn hết biết.

- Bị trấn áp như vậy, sao không gọi anh bạn đó đến trị họ?

- Ảnh mắc nghĩ học thị Với lại, em cũng không biết nhà ảnh.

- Vậy nếu có người đó bảo vệ thì em đã không gọi anh chứ gì?

Hạnh Phương không để ý cách mỉa mai kín đáo đó, cô gật đầu vô tư:

- Dạ.

- Hừ!

Hạnh Phương nói một cách ấm ức:

- Xé của người ta đến mấy chục tấm thiệp, lổ biết bao nhiêu luôn, tức không chịu được.

- Đừng có khóc như thế.

Cô quét nhanh mắt, nguẩy đầu bướng bỉnh:

- Em không thèm khóc, không việc gì phải khóc. Khóc cho họ khoái chí hả, em đâu có ngu.

Đông gật đầu:

- Ừ, nếu không khóc thì đừng để mặt mũi lem nhem như thế. Không ai cười kiểu kỳ lạ vậy đâu.

Hạnh Phương loay hoay lấy khăn hỉ mũi, rồi ngước lên, nói như cầu cứu:

- Anh giúp em bắt họ đền đi. Họ xé nhiều lắm, xem như công em bán mấy ngày hết lời rồi.

- Họ xé bao nhiêu?

- Chính xác là bốn mươi hai thiệp.

- Đếm kỹ chưa đấy?

Hạnh Phương không nhận ra giọng nói chế giễu đó. Cô gật đầu:

- Kỹ rồi. Vì lúc đó em mang ra năm mươi thiệp, về xem lại chỉ còn tám cái thôi, mà nó cũng bị bẻ gốc rồi.

Giang Đông mím môi để khỏi bật cười, giọng vẫn cọc lóc:

- Vậy quy ra tiền là bao nhiêu?

- Không quy ra cụ thể được, vì em bán nhiều giá lắm. Bắt họ đền thiệp khác thôi.

- Họ đền xong rồi xé nữa thì sao?

Hạnh Phương im lặng ngẫm nghĩ, rồi cô nhìn Giang Đông với vẻ mặt khẩn trương:

- Thế thì anh doa. họ đi, để họ đừng gây với em.

- Bảo họ đền tiền thôi, sau đó dẹp, không buôn bán gì nữa hết, lo học hành đi.

Hạnh Phương có vẻ sốt ruột:

- Đừng bắt đền tiền, em muốn bán nữa mà. Anh giúp em đi mà.

Giang Đông lừng khừng:

- Anh là người lớn, không thích xen vô chuyện con nít đâu.

Hạnh Phương có vẻ bất ngờ vì bị từ chối, rồi cô quýnh lên:

- Chuyện đó đâu phải con nít, họ là người lớn mà. Nó cũng tựa như chuyện em bị bắt cóc lần đó vậy. Đi mà, làm ơn giúp em đi mà.

- Nếu không thì sao?

- Em năn nỉ. Làm ơn giúp em đi, anh Đông.

- Giúp xong lần này, mai mốt đi bán nữa rồi lại bị thiên hạ ăn hiếp nữa. Dẹp đi, không có bán buôn gì hết.

Miệng Hạnh Phương méo xệch:

- Thề thì bán lần này thôi, lần sau không bán nữa.

Giang Đông hỏi tò mò:

- Làm cái đó vui lắm à?

- Đâu có vui, ban đầu ra, em cũng quê lắm, nhưng riết quen.

- Bán với hình thức thế nào?

Hạnh Phương mím miệng:

- Thì đứng cầm thiệp cho người ta lựa. Ăn thua là biết cách nói chuyện thôi.

Giang Đông nói nửa đùa, nửa thật và có chút gì đó mỉa mai:

- Cô Hạnh Phương giỏi thật đấy! Chuyện gì cũng làm dốc.

Hạnh Phương hoang mang:

- Anh nói vậy là sao? Anh sẽ giúp em chứ?

- Không.

- Anh Đông!

- Đừng có năn nỉ vô ích. Anh không thích xen vô chuyện trẻ con của em đâu. Nếu em còn bán kiểu đó thì đừng nhìn mặt anh nữa.

- Sao vậy?

- Không cần hỏi tại sao. Bây giờ về đi, anh còn phải tiếp khách nữa.

Hạnh Phương nói như sắp khóc:

- Vậy là em mất mấy trăm ngàn, lại còn bị đòn. Biết vậy không làm cho xong. Vừa xui, vừa tức. Chán thật.

Cô cố nán lại chờ Giang Đông đổi ý, nhưng thấy anh không nói gì, cô tiu nghỉu đứng lên:

- Em về nha.

- Ừ.

Vẻ mặt Giang Đông như chỉ chờ đuổi cộ Cử chỉ đó làm cô vừa buồn, vừa thất vọng và quê với anh. Thế là cô đi về, lòng tự nhủ sẽ không bao giờ tìm đến anh nữa.

 

Chương 12.

Buổi trưa, trời nắng chang chang. Vừa mệt vừa buồn khổ khiến Hạnh Phương thấy mình thật bi đát. Cô không phân tích được những cảm xúc lẫn lộn. Chỉ thấy mình vô cùng khổ sở và cô để nước mắt lã chã, mặc cho mình đang ở ngòai đường.

Buổi tối ở nhà, cô nằm sấp trêm gường mà khóc. Khóc xong lại ngồi dậy, loay hoay lấy sổ ra tính xem mình mất bao nhiêu tiền. Lấy tiền lời mấy hôm trước đắp qua thì mất không bao nhiêu. Nhưng nghĩ đến số tiền có thể kiếm được, nếu không xảy ra sự cố thì cô lại thấy tiếc đứt ruột.

Tính toán xong, Hạnh Phương thấy đỡ lo hơn, nhưng cô quay ra nhớ cách hành hung trấn áp của máy mụ chằn đó, rồi lại tức uất cả người. Cô tưởng tượng, nếu Giang Đông giúp cô trừng trị họ như đã trị Tú Anh lần đó, có lẽ nỗi uất ức mới được tan biến. Hạnh Phương định đi ngủ cho đỡ buồn thì chị Hai ló đầu vào:

- Ngủ hả nhỏ? Sao hôm nay lên “chương” sớm vậy? Có người kiếm kìa.

- Ai vậy chị?

- Một bà nào đó lạ hoắc. Sao Phương quen với mấy người đó vậy? Tướng có vẻ bặm trợn quá.

Nghe nói tới đó, Hạnh Phương tung người nhàu xuống giường, đi nhanh ra ngoài, lòng phập phòng với tâm trạng đối phó.

Trong đầu cô lướt qua ý nghĩ mấy bà chằn đó kéo đến nhà để “thanh toán” cộ Ý nghĩ đó làm cô lạnh cả người.

Đúng như Hạnh Phương linh cảm. Bà chằn bán thiệp đang ngồi chờ cô, nhưng vẻ mặt không có gì là gây sự. Hạnh Phương đưa mắt nhìn ra sân xem có ai không. Không thấy ai, cô yên tâm hồn và đến ngồi xuống đối diện với chị ta.

- Chị tìm tôi có chuyện gì nữa vậy? Tôi nghỉ rồi, không có bán nữa đâu.

Ngoài sức tưởng tưởng của Hạnh Phương, chị ta cười xuề xòa làm lành:

- Tôi đem tiên đến trả cho cô đây. Coi như hôm qua tôi xé của cô năm mươi tấm. Tính vừa lời vừa vốn thì không đến một triệu, nhưng tôi trả chẵn cho cô, coi như là tôi xin lỗi cô vậy. Cô bỏ qua cho.

“Sao thế này?” - Hạnh Phương như từ trên trời rơi xuống. Cô nhìn chị ta như nhìn một sinh vật kỳ dị. Còn chị ta thì tưởng cô không đồng ý nên lại xuống gịong:

- Cô Phương thông cảm đi. Bán cái này lời cũng đâu bao nhiêu. Coi như tôi phải xuất tiền túi đền cho cộ Còn chuyện xo xát, tôi cũng đâu có ngờ tụi nó mạnh tay quá. Xin lỗi cô nghe cô Phương.

“Trời ơi! Cứ như mình nằm mơ vậy”, Hạnh Phương nghĩ thầm. Cô bắt đầu đoán ra lý do, và cô nói lưng chừng:

- Không có gì, đền bao nhiêu cũng được.

Không biết chị ta đã bị “khủng bố tinh thần” thế nào, mà khi nghe Hạnh Phương nói vậy, chị ta mừng rối rít:

- Vậy cô chịu đền bao nhiêu đây hả? Cám ơn cô nhiều lắm nghe.

- Không có gì.

Chị ta xòa xoà tay:

- Không ngờ cô Phương có thế lực dữ. Chuyện cũ bỏ qua nghe cô Phương. Phải mà biết cô thế này, tôi đã không dám… Ồ! Tôi chỉ định nói chuyện phải quấy thôi mà.

Chị ta rối rít xin lỗi một chập nữa rồi ra về. Hạnh Phương nhìn xấp tiền trên bàn mà cứ tưởng mình năm mợ Bất giác, cô đưa hai tay ôm mặt, cười rúc rích một mình.

Cô đã đóan chuyện gì xảy ra rồi. Chắc chắn Giang Đông đã cho người tới trấn áp bà chằn đó, đến mức bà ta hồn phi phách tán. Đến bao nhiêu đó tiền mà còn sợ cô không vừa ý. Nếu cô mà đòi thêm gấp đôi, không chừng bà ta cũng chịu.

Như thế này thì cô và Hồng Khanh không bán mà vẫn có tiền lời, sung sướng thật. Đúng là bà ta bị gậy ông đậ lưng ông.

Hôm sau tan học, Hạnh Phương lại tìm đến Giang Đông. Lần này, vừa thấy cô, cô gái ở quầy tiếp tân đã vội đưa cô đến phòng làm việc của Giang Đông, rồi rút lui.

Hạnh Phương gõ cửa phòng. Bên trong có tiếng vọng ra:

- Mời vào!

Đó là giọng một cô gái lạ, chứ không phải Giang Đông. Hạnh Phương hơi chùng lại, nhưng cũng bước vào.

Ngồi phía sau bàn làm việc của Giang Đông là Thúy San. Thấy Hạnh Phương, cô cũng ngạc nhiên không kém, và cô nhìn chăm chăm cô khách, chứ không mời ngồi theo phép lịch sự.

Hạnh Phương hơi lúng túng một chút rồi lên tiếng:

- Dạ, em tìm anh Đông. Anh có ở đây không chị?

- Đang tiếp khách ngoài kia. Cô ở ngòai đó mà không thấy sao?

- Dạ không.

Thúy San khoanh tay trước ngực, ngả người ra thành ghế, giọng kề cà:

- Tìm anh Đông có chuyện gì không?

- Dạ có, nhưng cũng không quan trọng lắm.

- Cứ noi đi, lát nữa tôi nói lại.

- Vậy nhờ chị nhắn với anh Đông giùm, là em cám ơn ảnh. Em tên Hạnh Phương. Chị nói là ảnh sẽ biết thôi.

- Tôi biết rồi. Chuyện gì mà cám ơn vậy?

- Hôm qua, ảnh đã giúp em. Có lẽ để ảnh kể với chị hay hơn. Em chỉ nhắn vậy thôi, chào chị.

Thúy San gật đầu với vẻ ha co, cử chỉ kiêu kỳ đó làm Hạnh Phương thấy tâm trạng phấn khởi tan biến đi. Cô lững thững đi ra ngoài. Vừa đi, vừa ngẫm nghĩ lại thái độ và cách nói chuyện của Thúy San.

“Chị ta là ai mà có vẻ quyền lực thế? Có lẽ đó là một người quan trọng đối với anh Đông. Có lẽ họ thân nhau như người nhà, chứ không phải chỉ là bồ bịch bình thường”.

Ý nghĩ đó làm Hạnh Phương thấy buồn hẳn đi. Cô tự nhủ mình sẽ không bao giờ đến tìm Giang Đông nữa, và sẽ cố gắng quên anh, như anh chưa bao giờ bước vào cuộc sống của cô.

Hạnh Phương vừa về nhà thì thấy anh bảo vệ hôm qua đang ngồi chờ. Cô ngạc nhiên đến ngồi đối diện với anh ta:

- Anh đến lâu chưa vậy?? Có chuyện g`i không?

- Hôm qua, b`a ấy có mang tiền đến cho cô chưa? Có xin lỗi không?

- Sao anh bắt ho đền dữ vậy?? Chắc mấy anh “khủng bố tinh thần” bà ấy lắm, phải không?

Anh ta cười:

- Hôm qua, tụi tôi ra để nét dữ lắm, nhưng tụi tôi không phải để kiểm tra kết quả đâu.. Anh Đông bảo: Cô không được đi bán như vậy nữa.

Hạnh Phương mất hứng, 'iu xìu:

- Sao vậy?

- Tôi cũng không biết. Ảnh bảo với cô như vậy th`i tôi nói thôi.

- Vậy m`a tôi định tối nay…

- Không nên, cô Phương ạ. Anh Đông lo cho cô lắm, đừng làm anh giận.

- Nhưng tại sao không cho tôi bán chứ? Anh có biết lý do không?

- Tôi không biết thật.

R`ôi anh ta về, Hạnh Phương cũng không giữ lại. Cô tự Hỏi: Chẳng lẽ Giang Đông bảo anh ta đến chỉ để nói bao nhiêu đó. Mà tại sao lại không cho cô bán chứ? Giang Đông thật khó hiểu.

Hạnh Phương rất muốn đến gặp Giang Đông để nói chuyện với anh, nhưng nghĩ đến lúc gặp Thúy San, cô lại thấy chùn. Và cô thấy buồn buồn, ray rứt với câu hỏi: Thúy San l`a ai?

Giang Đông bấm số máy gọi cho Trung, rồi im lặng ngồi chờ. Khá lâu, mới nghe chú mày lên tiếng:

- Alọ Trung đây.

- Chào. Khỏe không? Đang ở đâu vậy?

- Ồ, khỏe. Ai vậy?

- đdông, Giang Đông đây. Không nhận ra hả?

- A! Mầy hả Đông? Có chuyện gì vậy?

- Rảnh không? Tao muốn gặp mầy, có chuyện đây. Tất nhiên l`a rất quan trọng.

- Có thể Nói sơ, được không?

- đdịnh rủ Mày hợp tác. Gặp sẽ bàn kỹ hơn.

- Vậy tối mai đi.

Giọng Giang Đông trầm lại:

- Cũng được. Tám giờ gặp ở quán “Tự Do” nghe.

- Ụ Ma “Tu Do” nao? Quan Nhat hay quan ba?

- Quán ba.

- Rồi, đồng ý.

- Cúp nghe, mai gặp.

Giang Đông cúp máy, rồi quay qua nh`in thanh. Anh ta đang ngồi đọc báo một cách chăm chú. Chờ một lát, anh lên tiếng:

- Chuyện tao nói, quyết định chưa?

Thanh vẫn không rời mắt khỏi tờ báo, lơ đãng hỏi lại:

- Chuyện đó hả Ư…

Giang Đông thở Hắt ra:

- đẹp mấy tờ báo đi. Hẹn mày qua đây không phải để Mày đọc báo đâu nghe.

Thanh quăng tờ báo xuống bàn, đứng dậy vươn vai một cách lười biếng:

- Cha me ơi là mệt! Đêm qua có ngủ Nghê g`i được đâu.

Anh rót tách tr`a uống một hồi, rồi lại ngồi xuống ghế, gác chân lên bàn, lim dim mắt. Cử Chỉ Lê mê của Thanh l`am Giang Đông nổi nóng:

- Nghiêm túc lại coi. Thấy điệu bộ Lừng khừng của mày, tao không chịu nổi. Làm ăn kiểu g`i vậy?

Thanh cười cười, phớt tỉnh ngồi thẳng lên:

- Lần đầu tiên, thấy ông chủ Trẻ Bực mình. Làm g`i mà căng thẳng vậy?

- Chuyện nầy bàn nghiêm túc đó. Tao muốn bứng ra làm riêng. Cần lắm mới nhờ đến mày, ý mày muốn sao?

- Như vậy rồi có sao không? Thôi, đừng đưa em về, cho em xuống đi.

- Thôi, bỏ đi, không sao đâu. Em mua hoa chi nhiều vậy?

- Sinh nhật bạn em, nó nhờ em cắm giùm.

- Chừng nào vậy?

- Chiều nay.

- Cho anh đi được không?

- Anh nói thật hả?

- Sao vậy? Bộ anh hay nói dối lắm à?

- Bạn bè em toàn là cỡ em. Với lại, nó tổ chức ở nhà, không sang trọng như những chỗ anh hay tới đâu.

- Sao em biết anh hay tới nhưng chỗ sang trọng?

- Em thấy vậy.

Giang Đông cười thành tiếng:

- Có nghĩa đó là cách từ chối khéo?

- Đâu có. Thì… anh muốn đi thì đi, ai mà dám cản anh.

- Làm như Hạnh Phương sợ anh lắm vậy.

- Chứ gì nữa.

- Hôm nay, cô Hạnh Phương bảo sợ một người, lại có vẻ rất dịu dàng. Sự thay đổi này làm anh lo quá.

Hạnh Phương cong môi lên một cách phật lòng:

- Anh nói mỉa em đó hả?

- Anh hay như vậy lắm sao? - Đông hỏi lại.

Hạnh Phương không trả lời. Cô cúi xuống nhìn móng tay, cười một mình. Thật là hôm nay cô và Đông đều nói chuyện rất hoà bình. Đông bảo cô thay đổi, nhưng cả anh cũng có cái gì đó khác lạ. Đó là cái gì?

Cô nhíu mày suy nghĩ một lúc và hiểu ra. Sự khác là do chính là vẻ trầm lặng dễ gần, không phải là vẻ quyến rũ tán tỉnh. Cũng không còn thái độ uy quyền xa vời. Hình như anh không coi cô là đối tượng để vui chơi qua đường. Cô cảm nhận được như vậy.

Thấy vẻ trầm ngâm của cô, Giang Đông lên tiếng:

- Tới chưa?

- Chưa, còn xa mà anh. Anh Đông này!

- Chuyện gì nữa?

- Lát nữa, em sẽ giới thiệu với bạn em, anh là gì?

Giang Đông chợt cười:

- Thích gì cứ nói nấy.

Bất ngờ, giọng anh trở nên giễu cợt:

- Nếu muốn, cứ bảo là người yêu, anh không phản đối đâu.

Hạnh Phương cong môi bất mãn:

- Lại đùa nữa.

Giang Đông vẫn tiếp tục giọng nửa đùa, nửa nghiêm:

- Còn nếu cảm thấy không thể yêu được một người tuyệt vời như anh thì cứ giới thiệu đây là kẻ thù.

Hạnh Phương hất đầu lên, mím môi:

- Được. Em sẽ giới thiệu với tụi nó, anh là kẻ thù của em.

- Rủ kẻ thù đi dự sinh nhật, coi chừng bạn bè bảo em không bình thường đó.

- Chuyện đó cũng đâu có gì lạ. Bị anh em nhà anh “khổng bố” riết, một người bình thường cũng phải bất thường thôi.

Giang Đông cười lớn:

- Tính nết rất hung dữ lại hay thù dai. Nhiều tính xấu quá, ai chịu cho nổi.

Hạnh Phương định đốp chát lại, nhưng lúc đó đã tới gần nhà nhỏ bạn, cô hơi ngóng tới trước:

- Anh chạy chậm lại đi. Đó! Nhà có cổng màu trắng đó.

- Không có chỗ đậu xe à?

- Em cũng không biết nữa. Để hỏi nó xem.

Giang Đông ngừng lại trước cổng. Trong nhà, mấy cái đầu ló ra nhìn. Thấy Hạnh Phương xuống xe, cả đám ồ lên ngạc nhiên làm cô cũng thấy ngượng.

Đúng là sự xuất hiện của Hạnh Phương hơi nổi. Thấy cả nhóm cứ đứng nhìn mình, cô cố làm ra vẻ tự nhiên:

- Ra phụ đem hoa vô đi lan, tao mua nhiều lắm

Nghe nói như vậy, cả bọn túa ra lấy hoa. Đông giúp các cô mở cốp xe, rồi theo mọi người đi vào nhà. Thấy ai cũng ngó Giang Đông tò mò, cô lúng túng giới thiệu:

- Đây là anh Đông... bạn mình.

Không đợi phải được giới thiệu, Giang Đông chủ động lên tiếng:

- Hôm nay, anh theo Hạnh Phương đến dự. Không biết chủ nhân có đồng ý không?

Lan vội kéo ghế:

- Dạ, em mừng lắm. Chỉ sợ anh Đông chê tiệc của tụi em thôi. Mời anh ngồi chơi.

- Cảm ơn.

Khi cả nhóm ngồi vào bàn, Hồng Khánh bặm tay Hạnh Phương, nói nhỏ:

- Lúc nảy mới nhìn, tao tưởng mày đi với anh Viễn. Anh đó là ai vậy?

- Bạn.

- Bạn gì mà lớn dữ vậy? Nhìn tướng chắc đi làm rồi, phải không? Ảnh có vẻ phong lưu.

Hạnh Phương nói như giấu:

- Ảnh đi làm rồi.

- Sao mày quen được vậy? Ảnh lớn hơn tụi mình nhiều. Mà có vẻ... có vẻ...

- Có vẻ sao?

- Thì... nói chung là không cùng môi trường với tụi mình đâu, phải không?

Hạnh Phương hiểu ngay ý của Hồng Khánh, nhưng cô không muốn thừa nhận sự thật. Cô nói bung xuôi:

- Ảnh đi làm, mình đi học, dĩ nhiên là môi trường khác nhau rồi.

- Không phải, ý tao muốn nói là kinh tế của ảnh chênh lệch với mày quá. Sợ hay không?

Hạnh Phương lắc đầu:

- Bạn bè bình thường, ảnh thế nào cũng đâu có ảnh hưởng tới tao. Tao không để ý chuyện đó đâu.

Hồng Khánh vẫn nói tới:

- Tao thấy mày kết anh Viễn hay hơn. Ảnh thật tình với mày. Còn anh này... sao ấy.

- Sao là sao?

- Tao thấy ảnh... Ờ... người cao sang quá, coi chừng họ coi mình như...

Hồng Khánh nói lắp lửng rồi im bặt. Một lát sau, sợ Hạnh Phương giận, cô nói thêm:

- Tao chỉ sợ mày bị người ta quen qua đường. Người như anh đó thiếu gì con gái nhà giàu tương xứng. Phải tỉnh táo một chút, mày ạ.

- Tao có gì đâu mà sợ không tỉnh táo. Mình xem họ là bạn thì họ làm sao lợi dụng mình được chứ?

Hồng Khánh nói chững chạc:

- Nếu nghĩ được như vậy thì tốt. Tao chỉ sợ anh nói ngon ngọt. Mấy người sành sỏi như vậy, ghê lắm. Tụi mình quen cùng giới chắc ăn hơn.

Hạnh Phương ngồi im. Lúc đó, Lan bắt đầu cắt bánh nên cả hai quay nhìn về phía đầu bàn, không tiếp tục câu chuyện nữa.

Nhưng những gì Hồng Khánh nói ít nhiều an cứ tác động tới Hạnh Phương. Thỉnh thoảng, cô quay qua nhìn Đông rồi tự nhiên thấy buồn.

Lúc ra về, thái độ của cô trở nên lặng lẽ hẳn đi. Cảm giác giống như mình được thức tỉnh và cô thấy mình đúng như Hồng Khánh nói. Ít nhiều cô đã bị lung lây vì cách chăm sóc ga lăng. Mà điều đó thì anh đâu phải chỉ làm với mình cô.

Lẽ ra hôm nay cô không nên rủ Giang Đông đi với mình.

Hạnh Phương cứ suy nghĩ miên man, rồi khẽ thở dài một mình. Cô quay mắt nhìn ra đường để tránh phải nhìn Đông. Và cô tự nhủ: đây là lần cuối cùng đi thế này, thiếu cảnh giác thế là đủ rồi.

Hạnh Phương không để ý nãy giờ Giang Đông cũng có thái độ rất khó hiểu. Anh cứ lặng lẽ lái xe, vẻ mặt im lặng khác hẳn thái độ nhẹ nhàng lúc nảy. Anh không đưa Hạnh Phương về mà ngừng lại trước một nhà hàng nằm trên con đường vắng người.

Hạnh Phương thấy con đường không quen. Cô quay lại nhìn Giang Đông:

- Đây là chỗ nào vậy?

Giang Đông hất mặt về phía nhà hàng, nói ngắn gọn:

- Xuống đi.

Anh cũng rút chìa khóa bước xuống và đi vòng qua phía Hành Phương mở cửa, nhưng cô cứ ngồi yên:

- Anh đưa em về đi, em không vô đó đâu.

- Sao vậy?

- Có lẽ em không hợp với mày chỗ này, em không vô đâu.

Đông tì tay trên cửa, cúi xuống gần cô hơn:

- Anh có chuyện quan trọng, đừng cải anh.

Hạnh Phương nhìn lên, nét mặt nghiêm chỉnh của anh làm cô đâm ra lưỡng lự. Cuối cùng, cô lên tiếng:

- Có lẽ sẵn dịp này, em cũng nên nói chuyện với anh.

Đông lùi lại cho cô bước xong. Anh khoát tay ra hiệu cho cô đi theo chứ không nắm tay hay choàng qua người cô nhu cái cách anh hay làm khi đi với một cô gái.

Anh nói khi cô tiếp viên đi về phía hai người:

- Cho tôi một phòng riêng.

- Dạ, mời anh chị đi lối này.

Hạnh Phương tò mò đi theo. Cô liếc nhìn qua Giang Đông. Vẻ đường hoàng của anh làm cô nhận ra nãy giờ, cử chỉ của mình có vẻ rụt rè, thiếu tự nhiên. Có lẽ Hồng Khánh nói đúng. Cô và Giang Đông không cùng môi trường với nhau.

Giang Đông hỏi ngay sau khi cô tiếp viên ra ngoài:

- Em có chuyện gì muốn nói với anh?

Thấy cô có vẻ không vội trả lời, anh nói tiếp:

- Từ nảy giờ, em có vẻ rất lạ. Thái độ lặng lẽ đó không giống em chút nào, có chuyện gì vậy?

Hạnh Phương nhìn Giang Đông. Bỗng nhiên, cô thấy điều mình sắp nói thật là thiếu chững chạc. Nếu muốn giữ mình tránh sự cám dỗ thị cách hay nhất là tự mình làm chủ mình, tự mình khước từ chứ không phải là lên tiếng chấm dứt, dù sự từ chối với cô thật là khó khăn.

Nhìn về mặt nghiêm nghị của cô, Giang Đông nhắc lại:

- Có chuyện gì vậy?

Hạnh Phương lắc đầu:

- Cũng không có gì quan trọng. Thế anh định nói với em chuyện gì?

- Em nghĩ gì thì nên nói với anh, đừng tự suy nghĩ một mình. Im lặng chưa chắc là đúng đâu.

Hạnh Phương lắc đầu:

- Nếu nghĩ, em sẽ thể hiện bằng hành động chứ không cần nói.

Nếu là trước đây, nghe cô nói như vậy, có lẽ Giang Đông đã phá lên cười chế giễu, hoặc bảo cô là một nhóc con bướng bỉnh. Nhưng bây giờ, anh chị thừa nhận như một sự tôn trọng:

- Có thể anh còn một khoảng cách nào đó chưa đủ để em tin, không sao.

Hạnh Phương chống cầm nhìn Giang Đông cử chỉ tò mò:

- Anh định nói gì với em?

Giang Đông không trả lời, anh lấy trong túi áo mảnh giấy gấp tư, im lặng đến đặt trước mặt Hạnh Phương.

Hạnh Phương mở ra đọc. Đó là biên lại đống tiền của một khóa học thư ký văn phòng. Cô ngước lên nhìn Giang Đông:

- Tại sao anh đầu tư cho em nhiều vậy?

Đông gật đầu, và trả lời bằng một câu hỏi:

- Anh muốn khi ra trường, em có đủ tiêu chuẩn của một trợ lý. Em học nổi không?

- Nổi chứ. Có điều là... tại sao anh lại muốn em học nhiều như vậy?

- Em đã từng mặc cảm trước gia đình anh. Tại sao em không tìm cách xoa bỏ ấn tượng đó?

- Có cần phải như vậy không?

- Rất cần, nếu em biết yêu anh.

- Anh nói cái gì?

Hạnh Phương hỏi và ngồi thẳng người lên, bàng hoàng vì đột ngột. Cô lập lại một cách hoảng sợ:

- Anh nói gì vậy? Anh không đùa đấy chứ?

- Mặt anh có vẻ đùa cợt lắm sao? Có nhiều chuyện để đùa lắm, nhưng không ai đem những chuyện thế này ra cợt nhã bao giờ. Anh nói rất thật.

Hạnh Phương tránh nhìn Đông, mặc dù rất kinh ngạc, cô vẫn tin Đông nói thật. Linh cảm báo cho cô biết như vậy. Tuy nhiên, cô vẫn không cho phép mình thiếu thận trọng:

- Chuyện này còn quá sớm. Em muốn có thời gian để kiểm tra lại.

- Kiểm tra ai?

- Tư cách của em và sự thành thật của anh. Tại sao anh nghĩ là em yêu anh?

- Tự anh biết, mà cái đó cũng không giải thích được.

Hạnh Phương nửa thật, nửa như trách móc:

- Anh luôn áp đặt em, ngay cả trong lúc tỏ tình. Em nghĩ khi tỏ tình với người khác, có lẽ anh lãng mạn lắm.

Giang Đông nhiếu mày nhìn cộ Hạnh PHương hiểu mình đã nói điều không nên. Cô khẽ cắn môi, mặt quay chỗ khác, bướng bỉnh:

- Em sẽ không xin lỗi anh đâu.

- Anh cũng không cần em xin lỗi.

Đông nói một cách lạnh lùng. Anh im lặng rót bịa ra ly, im lặng uống. Một sự im lặng khá nặng nề. Hạnh Phương biết anh bất mãn cách nghi ngờ của cộ Đồng thời, cô linh cảm anh còn bực mình một chuyện gì đó riêng tự Nếu không, một người nhẹ nhàng như anh không dể nóng nảy như vậy.

Tự nhiên, cô cảm thấy một chút hối hận:

- Anh đang có chuyện bực mình, phải không?

- Tại sao em lại nghĩ vậy?

- Từ chiều giờ, anh có vẻ rất lạ, dù anh vẫn nói chuyện bình thường.

- Em nhạy cảm lắm.

- Chuyện gì vậy anh?

Giang Đông lắc đầu:

- Em còn nhỏ lắm, hiểu cũng không đủ sức để giải quyết. Tốt hơn là đừng nên hiểu.

Hạnh Phương bướng bỉnh:

- Nhỏ không hẳn là thiếu hiểu biết đâu. Nếu đã coi em như người thân thì anh phải nói chứ.

Giang Đông pha chút giễu cợt:

- Cái gì làm cô nghĩ tôi coi cô như người thân vậy?

- Đừng có châm chích em, em nói thật. Anh đã biết em rất... yêu anh kia mà.

- Rốt cuộc, cô cũng tự thú nhận.

Hạnh Phương thoáng đỏ mặt:

- Tại anh nói trước chứ bộ.

Giang Đông nhìn có hồi lâu, rồi nói thẳng thắn:

- Anh yêu em, nhưng anh không muốn tỏ tình một cách văn chương như em muốn. Có lẽ em bất mãn cách sống quá thực tế của anh. Nhưng cuộc sống của anh còn nhiều thứ phải đối phó. Anh không thể là anh như trước kia nữa. Nếu anh còn như vậy thì chỉ làm khổ cho em thôi.

Hạnh Phương khẽ cau trán, cô vắt óc suy nghĩ, nhưng cô chỉ hiểu được phân nửa. Còn thì không sao hình dung nổi cái mà Giang Đông gọi là đối phó.

Thấy anh nhìn như quan sát, cô lắc đầu:

- Anh mà gặp khó khăn sao? Anh mạnh mẽ như thế, cái gì có thể khuất phục được anh chứ?

Đông chợt đứng lên, bước qua ngồi cạnh Hạnh Phương. Anh kéo cô vào người, thái độ dịu dàng bất ngờ:

- Không phải những thứ anh có bây giờ đều tuyệt đối là của anh. Nếu có lúc nào đó, anh trở thành người trắng tay, em có dám dấn thân sống với anh không?

- Em không biết nói thế nào, nhưng em nghĩ em không cần gì ngoài tình yêu của anh. Sự giàu sang của anh trước giờ chỉ làm khổ em thôi.

- Em có biết chính những điều đó đã trói buộc anh không? Cuối cùng, anh cũng tìm được một người như anh muốn.

Thấy Hạnh Phương dúi mặt trong ngực áo anh với vẻ mặt bằng lòng, mắt anh nheo lại một cách tư lự:

- Anh chống lại sự áp đặt của gia đình để chọn em. Có lẽ những ngày tới, em sẽ không được yên ổn. Em có dám đối đầu vì anh không?

- Em không sợ gì hết.

- Gia đình anh có cách nghĩ khác anh. Đó là lý do anh muốn em học hành đàng hoàng, và em sẽ không thua kém ai, sẽ không ai dám coi thường em. Nếu hiểu hy vọng của anh thì đừng làm anh thất vọng.

Hạnh Phương không hiểu hết ý nghĩ của Đông, nhưng cô lờ mờ đoán anh có chuyện gì đó bất ổn, mà điều đó cũng không làm cô sợ. Vì một người bản lãnh như anh chắc chắn sẽ không dễ dàng khuất phục.

Đông chợt nhìn đồng hồ, rồi đỡ Hạnh Phương ngồi lên.

- Khuya rồi, để anh đưa em về.

- Dạ.

Anh dìu cô đứng lên, rồi cứ giữ cô lại trong tay:

- Anh khô khan quá phải không?

Hạnh Phương hơi cúi đầu nhìn xuống:

- Có lẽ em đã tưởng tượng khi người ta tỏ tình thì giống như phim ảnh. Cách thể hiện tình cảm của anh...

Giang Đông nói chận lại:

- Làm em thất vọng, phải không?

- Không phải, em ngạc nhiên hơn là thất vọng. Nhưng em nghĩ, cái lớn nhất là tình yêu của anh, còn nói thế nào thì không quan trọng.

Đông không trả lời, chỉ lẳng lặng ôm cô vào lòng, siết chặt. Hạnh Phương nghe anh nói rất nhỏ bên tai mình:

- Em có biết đối với anh, em quan trọng đến mức nào không? Rồi thì cuối cùng em là người giữ chân anh, không ai khác được, và anh cũng không muốn khác.

Hạnh Phương hơi ngước đầu lên nhìn mặt Đông. Giờ đây, cô không một chút nghi ngờ về sự hạnh phúc của mình. Cô không bận tâm những mối tình trong quá khứ của anh nữa. Điều hiện tại là anh chọn cộ Còn gia đình anh, có lẽ cô sẽ không được yên với họ. Nhưng cô không thấy sợ như trước đây nữa.

Cô vịn tay Đông theo anh rời khỏi phòng. Khi cả hai ra xe thì cũng vừa lúc xe của gia đình Thúy San lăn bánh ra cổng. Hạnh Phương thấy Thúy San quay đầu nhìn ra cửa. Cô níu Giang Đông lại:

- Anh có thấy chị San không?

Đông nhìn theo hướng tây của cô, khuôn mặt vẫn thản nhiên:

- Có lẽ cô ấy đi với gia đình, em đừng quan tâm.

Và anh bình thản đưa Hạnh Phương về. Anh đoán cuộc gặp này chắc chắn sẽ làm Thúy San nổi điên lên, và sẽ quậy tưng làm anh điêu đứng. Tính cô là thế. Nếu phản ứng nhẹ nhàng thì đâu còn là Thúy San.

Giang Đông nghĩ chuyện Thúy San tra vấn anh là tất nhiên, nhưng không ngờ cô nóng nảy hơn anh tưởng. Khi anh về đến nhà thì thấy xe cô đậu trong sân. Bà Thông cũng đang ngồi trong phòng khách với mẹ anh.

Thúy San đầm đìa nước mắt. Bà Thông vẻ mặt lầm lì, vẻ khó xử in rành rành trên mặt bà Yến. Thấy Giang Đông về, bà sầm mặt, giọng bặt đi vì giận:

- Con lại đây!

Giang Đông thản nhiên bước đến ngồi gần bạ Anh đưa mắt nhìn bà Thông, gật đầu chào:

- Thưa bác.

Anh nhìn Thúy san, nhưng cô lập tức quay ngoắt đi chổ khác. Đôi mắt quắc lên, lóng lánh nước. Cử chỉ của cô đầy hằn học, bị xúc phạm.

Anh mỉm cười, nói nhẹ nhàng:

- Thúy san! Có chuyện gì vậy? Nhìn em khác thường quá.

Cô mím chặt môi, không trả lời. Còn bà Thông thì nói nhẹ nhàng hơn:

- Lúc nảy, bác gập cháu trong nhà hàng. Bác thấy không yên tâm về cách sống của cháu. Nếu là ai khác, thì bác không có ý kiến, nhưng Thúy San là con gái bác... Thôi thì cứ nói chuyện thẳng thắn với nhau. Ý cháu thế nào?

Đông chưa kip trả lời thì bà Yến đã gằn giọng:

- Mẹ không ngờ con tác tệ đến như vậy. Con giải thích về việc của con đi. Tại sao đến giờ vẫn còn lăng nhăng? Thúy San thế này, con còn chưa thấy đủ hay sao?

Đông định lên tiếng thì bà Thông đã nói tiếp:

- Bác nghe nói về cháu rất nhiều, nhưng bác nghĩ, con trai chưa vợ, quen biết chơi qua đường rồi thôi. Bác quan niệm thoáng lắm, nhưng bây giờ thì không thể thoáng được nữa.

- Và mẹ cũng đã cấm con quan hệ với con bé đó rồi mà. - Bà Yến rít lên.

Bà Thông khoát tay:

- Thôi chị à. Thời buổi bây giờ con cái không dễ để cho cha mẹ áp đặt đâu. Tốt hơn hết là để tự nó quyết định.

Bà lại quay qua Giang Đông:

- Nếu cháu thấy Thúy San của bác không thích hợp thì cháu cứ nói dứt khoát để gia đình bác quyết định.

Một lần nữa, bà Yến lại lên tiếng với vẻ hấp tấp:

- Bình tĩnh đi chị ạ. Về phía tôi với ba nó, dứt khoát chỉ chọn Thúy San là con dâu thôi. Còn nếu nó muốn cưới ai khác thì nó cứ ra khỏi nhà, không có tài sản gì hết.

Bà Thông có vẻ được vuốt ve tự ái, nhưng vẫn giữ thái độ điềm tĩnh. Bà nhìn Đông một cách nghiêm nghị:

- Trước đây cháu thế nào, bác không quan tâm. Nhưng bây giờ bác không thể đồng ý để cháu làm khổ con gái bác. Hôm nay, bác muốn nghe chính cháu quyết định.

Nãy giờ, Giang Đông định nói mấy lần, nhưng hết mẹ anh rồi đến bà Thông thay nhau nói, nên anh quyết định im lặng đợi.

Thấy không ai nói nữa, anh mới bắt đầu lên tiếng, giọng lễ phép, nhún nhường không chê vào đâu được.

- Cháu chưa từng ngưỡng mộ ai như Thúy San, và cũng không dám đánh đồng cô với bất cứ người nào. Nhưng cháu không xứng đáng với cổ, nên chưa bao giờ có ý nghĩ vượt quá ranh giới. Điều này, Thúy San biết rất rõ, phải không em?

Anh đưa mắt nhìn Thúy San, nhưng cô vẫn không thèm quay lại. Mặc dù vậy, cử chỉ anh vẫn rất nhẹ nhàng:

- Trước đây và cả trong quá trình làm việc chung, anh chưa hề có cử chỉ nào tán tỉnh hay xâm phạm đến em. Nếu anh có vô tình làm gì đó để em bị xúc phạm thì cho anh xin lỗi.

Thúy San quay phắt lại, nhìn Giang Đông bằng cặp mắt căm thù. Môi cô run lên:

- Anh khỏi phải giữ lịch sự như vậy.

Bà Thông thì thật sự ngạc nhiên. Cách nói của Đông khiến bà hết còn biết nói sao. Rõ ràng là anh không hề yêu Thúy San và cũng không cần giấu giếm điều đó. Bằng sự nhạy cảm của người mẹ, bà hiểu Thúy San đã quá chủ quan, ảo tưởng.

Nếu hôm nay không nghe chính Giang Đông nói ra, có lẽ bà vẫn cứ nghĩ anh quỳ lụy cộ Còn chuyện trì hoãn đám cưới là vì chính cô chưa muốn bị ràng buộc.

Bà Yến thi tức đến cực độ, như bị một ca nước tạt vào mặt. Vừa bất ngờ, vừa bẻ mặt với bà Thông. Trước giờ, mỗi khi bà thúc hối, Đông cứ nhún nhường như thư dong. Bà cứ nghĩ có thể điều khiển anh theo ý muốn.

Thế mà bây giờ… Thật không tưởng tượng nổi cậu con trai khoan hóa của mình lại có thể phản ứng như thế. Lịch sự không bắt bẻ được, nhưng thẳng thắn và cương quyết như thế. Bất giác bà xoay qua, tát thẳng vào mặt Giang Đông, nghiến răng:

- Mày là thằng con mất dạy.

Đông chỉ hơi nghiêng đầu, giơ tay quẹt ngang chỗ đau, ngoài ra không có phản ứng nào khác. Bà Thông và Thúy San thì sững sờ trước cử chỉ của bà Yến. Chưa biết ứng xử ra sao thì bà Yến đã quát lên:

- Mày làm mất mặt cha mẹ, hãy ra khỏi nhà tao ngay!

Giọng Giang Đông thật trầm tĩnh:

- Me bình tỉnh lại đi. Con sẽ...

- Câm họng! Mày không còn là con tao nữa. Tất cả gia tài sự sản tao sẽ giao hết cho thằng Điền. Còn hơn để mày đem đi tiêu phá cho con gái.

- Mẹ đừng nói nặng con như vậy. Dù sao thi con cũng không muốn bị me.

Bà Yến quát lên:

- Tao bảo mày câm họng lại!

Bà Thông lên tiếng:

- Thôi đi chị. Cháu nó đã không muốn, chị làm dữ cũng không khuất phục được nó duạ Hôm nay, tôi hiểu chuyện rồi, vậy cũng tốt. Mình vẫn có cách giải quyết.

Đông ngước lên nhìn bà, cử chỉ rất nhã nhặn:

- Cháu xin lỗi đã làm phiền bác. Về phía cháu, dù không thể kết thân với Thúy San, cháu vẫn rất ngưỡng mộ cổ. Xem như đó là thiệt thòi mà cháu phải chấp nhận.

"Nói chuyện như thế, con gái nào không chết?" - Bà Thông khẽ thở dài. Vốn là người hiểu chuyện, nên dù đau lòng cho con gái, bà vẫn không thể trách được anh.

Bà nói rất nhẹ nhàng:

- Bác thầy mẫu người như cháu thật hoàn hảo, nhưng đừng nên sử đúng ưu điểm đó để làm khổ con gái, nên dừng lại đi cháu ạ. Cái gì cũng có giá của nó.

Đông hơi cúi đầu:

- Dạ, cháu hiểu.

- Còn trẻ thì khó nhìn trước hậu quả. Nhưng khi về già thì hối hận cũng không cứu vãn được.

Đông chỉ cúi đầu trước cách phê phán nhẹ nhàng của bà. Phản ứng đó làm anh thật sự kính phục. Anh nhìn qua Thúy San, vẻ mặt cô chứng tỏ một sự phẫn nộ ghê gớm. Có lẽ cái đầu trang nhã kia đang nuôi dưỡng những ý nghĩ trừng phạt ghê gớm đối với anh, vì anh đã làm tổn thương tính tự phụ cao ngất của cô.

Khe mẹ con bà Thông về rồi, Bà Yến thả cho cơn điên giận bùng nổ. Lần đầu tiên bà quát tháo với Giang Đông không cần cả kiềm chế:

- Tại sao mày nói chuyện đó trước mặt bà ấy. Nếu muốn gì không nói trước với tao được sao, hả? Mày muốn lam tao mất mặt phải không?

Giang Đông trả lời bình tỉnh:

- Khi chuyện không thể được thì trước sau gì cũng nên để bên đó biết sự thật. Nói thẳng thắn với nhau vẫn là cách hay nhất, con nghĩ vay.

Bà Yến không biết trả lời thế nào. Ba xoay qua khía cạnh khác:

- Tại so đến giờ này, mày vẫn quen biết với con nhỏ đó? Mày định lấp lửng tới chừng nào đây? Nói mau!

- Con yêu cô Phương đó và sẽ cưới cổ. Tính cách Thúy San không hợp với con, cưới nhau chỉ là tai họa thôi.

- Cái gì?

Bà Yến hét lên. Sự kháng định của Đông làm bà nỗi điên và bà tát cho anh thêm mấy cái.

- Mày đi ra khỏi nhà tao, thằng bất hiếu.

Đông đứng thẳng người, cố chịu đau. Gương mặt trở nên cương quyết hẳn đi. Anh nói một cách điềm tĩnh:

- Con đã dự đoán trước chuyện này. Có điều con không ngờ mẹ thẳng tay như vậy. Con đang tự hỏi mẹ thương con hay thương Thúy San? Nếu xem con là con của mẹ thì mẹ không nên gán ghép độc đoán vậy.

- Con San nó hơn đám con gái kia gấp trăm lần, tại sao mày không cưới, hả? Tại vì tính nết mày trăng hoa quen rồi nên con gái đứng đắn, mày không thích, phải không?

Thấy mẹ nói chuyện trở nên khó nghe, Giang Đông quyết định không tranh cải nữa. Anh nhẹ nhàng đến đứng gần bà:

- Mẹ đang mất bình tĩnh, con sẽ đợi đến khi mẹ nguôi giận. Lúc đó, con sẽ giải thích.

- Tao không cần mày giải thích. Nếu mày cưới con nho thất học bá vơ đó, thì mày tự cười và tự đi làm kiếm tiền. Mày sẽ không được một xu nào của gia đình, trắng tay đi rồi biết thân.

Giang Đông im lặng nghe. Cuối cùng anh nói từ tốn:

- Con đã chuẩn bị tinh thần là không cần bất cứ tài sản nào của ba mẹ. Con sẽ cưới Hạnh Phương và giao khách sạn lẫn công ty lại cho gia đình. Con xin lỗi mẹ.

- Mày đi cho khuất mặt tao.

Bà Yến quát lên và ngồi phịch xuống ghế xa lông. Giang Đông đi vòng qua phía sau ghế để lên lầu. Chuyện xảy ra bất ngờ và gây cấn nhiều hơn anh tưởng. Nó làm anh thấy căng thẳng. Anh nằm dài xuống giường, nhắm mắt cho thần kinh thư giãn.

 

 

Chương 13.

Lần đầu tiên Đông nhận ra rằng đối phó với cuộc sống không đáng sợ bằng đối phó với mâu thuẫn trong gia đình. Vì anh không thể trắng taỵ Mà nếu sự việc bắt buộc anh cứng rắn thì cũng có 1 chút đau lòng.

Hôm sau, anh đến khách sạn thì đã thấy Thúy San ngồi chờ trong phòng. Thấy anh, khuôn mặt cô trở nên lạnh lùng, kiêu kỳ ngoài điều anh dự đoán. Anh phớt lờ thái độ đó và nhìn cô thân ái:

- Em đến sớm hơn cả anh. Anh nghĩ giờ này em vẫn còn ngủ, em khỏe không?

- Tôi đến đây không phải để nói chuyện xã giao. Đến lúc này mà anh lịch sự được thì hơi bị thừa đấy.

Giang Đông cười thành tiếng:

- Rất tiếc là anh không làm khác được như em muốn. Sáng nay, em chờ anh như vậy em muốn nói chuyện gì?

Môi Thúy San mím lại hận thù:

- Tại sao anh làm nhục tôi chứ? Con người anh là vậy đó sao?

Đông cau trán lại, cố hiểu cách nói của cộ Cuối cùng anh lắc đầu:

- Hình như em nhìn vấn đề lệch lạc rồi đó. Tại sao anh phải làm nhục em? Anh làm vậy để làm gì chứ?

- Nếu không cố ý hạ nhục tôi, thì tại sao hôm qua anh nói chuyện đó trước mặt mẹ tôi, anh không nói riêng với tôi được sao?

Đông kinh ngạc nhìn Thúy San, rồi nhíu mày:

- Tại sao em nghĩ lệch lạc vậy? Đó là mẹ em mà. Người mẹ là người trước tiên và bắt buộc phải hiểu con gái mình. Em sĩ diện luôn cả với mẹ em sao?

Thấy cô không trả lời, anh nói tiếp 1 cách cứng rắn.:

- Anh chưa bao giờ hứa hẹn điều gì với em, và đã nói rất nhiều lần, rằng anh không nghĩ tới cưới xin. Tại sao em không nhận ra để biết dừng đúng lúc chứ?

Thúy San đứng bật dậy:

- Nói vậyt tất cả lỗi đều do tôi tự gây ra hết sao?

- Chuyện tình cảm không có chuyện đổ lỗi cho nhau. Ngay cả khi em làm cho anh khốn đốn, anh cũng không đổ lỗi cho em.

- Thế anh tưởng tôi tự chay theo anh à? Lúc đó, bao nhiêu người theo đuổi tôi anh biết không? Thế mà tôi chỉ nghe lời mẹ anh. Mẹ anh hứa hẹn với tôi đủ thứ, và bảo tôi cùng ra công ty với anh. Nếu không có ý nghĩ sẽ trở thành người trong gia đình, thì tôi đã không thẻm làm với anh. Đó đâu phải là chuyên môn của tôi.

Đông nhìn thẳng vào mặt Thúy San:

- Anh rất ngạc nhiên là 1 cô gái thông minh như em lại không nhìn ra cốt lõi của vấn đề. Sao em nghe sự hứa hẹn của mẹ anh, mà không phân tích tình cảm của anh?

Thấy cô quắc mắt nhìn lại, anh cười khan:

- Em nghĩ anh nhu nhược đến nỗi để mẹ quyết định cuộc đời anh sao? Mà nếu anh là người như vậy, thì em có thể chấp nhận được sao? Lòng tự trọng của em đâu? Em vốn là người kiêu hãnh mà.

Bị nói thẳng, Thúy San như muốn phát điên lên. Cô nhào tới đấm thùm thụp vào ngực Đông:

- Anh không được nhục mạ tôi. Anh đã làm tôi mất danh dự, làm mất sĩ diện của tôi.

Đông né người để tránh. Nhưng thấy cô cứ lấn tới, anh bèn nắm chặt cô tay cô lại, gằn giọng:

- Em bình tĩnh đi. Anh không muốn nói chuyện khi em trong trạng thái như vậy.

- Anh là người vô lương tâm, lường gạt.

Thúy San vừa nói vừa cố gỡ tay ra để đấm cho được Đông. Nhưng bị anh khống chế, cô đành chịu thua và phat nho:

- Buông tôi ra!

Đông bỏ tay cô xuống. Cặp mắt anh nhìn cô thiếu hẳn thiện cảm. Anh cố dằn lắm mới không đuổi cô ra, và nói 1 cách châm biếm:

- Em có thể hạ mình làm những cử chỉ khó coi như vậy sao?

Thúy San trở nên bất cẩn tất cả. Cô hất mặt lên, kiêu hãnh:

- Có thể tôi đã để mình mất giá vì anh, nhưng sẽ không có chuyện tôi quy luỵ đâu. Từ đây về sau, tôi sẽ không làm chung với anh nữa...

Đông ngắt lời:

- Công ty đó là vốn của gia đình anh. Từ bây giờ, anh không còn quyền hành gì ở đó nữa. Nó là của mẹ anh và em. hai người hãy tự giải quyết, anh không có ý kiến.

Thấy không không chế được Giang Đông, Thúy San nói 1 cách ác độc:

- Và không chỉ 1 công ty mà anh sẽ mất tất rả những thứ đem lại thế mạnh cho anh. Khi trắng tay, anh sẽ không khác 1 thằng hủi. Đó là cái giá anh phải trả.

Giang Đông cười gằn:

- Những thứ đó không quan trọng với anh đâu. Cám ơn sự cảnh báo của em.

Thúy San quắc mắt nhỉn Giang Đông:

-Anh... thật là vô phúc cho tôi.

Cô quay phắt người lại, đi đến lấy xách tay để trên bàn, và ào ra cửa như 1 cơn lốc cuồng nộ.

Giang Đông đứng tựa cạnh bàn, khuôn mặt đẹp trai cau lại đầy vẻ bực mình. Mọi chuyện bắt đầu nhanh hơn anh tính trước, nhưng anh quyết định cho nó kết thúc theo cách đổ vỡ và chấm dứt hẳn thời gian chịu đựng. Anh không phải mẫu người kiên nhẫn hay thích năn nỉ.

Hạnh Phương chạy chậm sát lề đường. Từ xa, cô đã thấy chiếc du lịch đậu ngay trước cổng nhà mình. Xe đó không phải của Giang Đông. Cô gần như chắc chắn đó là bà Yến, hoặc khó tin hơn nữa chỉ là sự viếng thăm của Thúy San. Hôm qua, gặp cô ta ở nhà hàng, cô mang máng cảm thấy chuyện đó có liên quan đến cuộc viếng thăm này.

Lại có chuyện rắc rối. Lần này thì không biết là cái gì. Tự nhiên cô thở dài 1 mình. Khi còn là người lạ với Giang Đông, cô đã bị gia đình anh "khủng bố tinh thần" đủ kiểu. Bây giờ là ngươi yêu, không chừng sự cọ xát sẽ ghê gớm hơn. Hình như trời xui khiến nên số cô phải không yên ổn. Vì nếu yên ổn thì đã không đưa đẩy cho cô gặp Giang Đông.

Bất giác, Hạnh Phương hếch mặt lên, chuẩn bị tinh thần đối phó. Dù dữ dằn mấy đi nữa thì họ cũng là con người, họ sẽ không ăn thịt cô được.

Nhưng cô chưa kịp vào nhà thì bà Yến đã đi ra. Hai bên gặp nhau ngoài cổng. Phía sau bà Yến là anh tài xế bà 1 người bảo vệ của khách sạn đi theo hộ tống. Hạnh Phương đã quen với cách thị uy của gia đình này nên không còn thấy sợ. Cô dắt xe đến trước mặt bà nhỏ nhẹ:

- Thưa bác.

- Cô đi học về à?

- Dạ.

- Đi theo tôi! - Bà Yến ra lệnh.

Hạnh Phương mở lớn mắt:

- Dạ, đi đâu?

- Tôi bảo thì cứ đi, tôi muốn nói chuyện riêng với cộ Nếu cô không muốn mẹ cô khó chịu thì đi ngaỵ Đừng để tôi phải trở vô đó.

Nghe nói đến mẹ, mặt Hạnh Phương hơi hoảng:

- Bác đã nói gì với mẹ con?

- Tôi không nói, nhưng nếu cô muốn mẹ cô nghe những lời nói không đẹp thì tôi sẽ cho cô vừa ý.

Hạnh Phương mím môi:

- Chờ 1 chút, con sẽ đi với bác.

Cô dắt xe qua gởi nhà kế bên rồi lên xe với bà Yến. Bà ngồi phía trước, để cô ngồi phía sau với anh bảo vệ.

Hạnh Phương nhìn anh tạ Cô biết anh ta là người của Giang Đông. Anh ta đã từngt heo Giang Đông đến quán của Tú Anh khi cô còn làm ở đó. Cô có cảm giác, anh ta sẽ đứng về phía cô.

Bà Yến muốn giải quyết chuyện này êm thấm, không muốn để ông Giang biết nên ra lệnh cho xe về khách sạn.

Hạnh Phương đi theo bà vào 1 phòng khách nhỏ. Có lẽ phòng này ít người sử dụng nên không bài trí gì nhiều ngoài bộ ghế xa lông.

Bà ra lệnh cho Hạnh Phương ngồi xuống, rồi cũng ngồi xuống phía đối diện cô, hỏi ngay:

- Hôm qua, con trai tôi đưa cô đi đâu?

Hạnh Phương hơi bất ngờ. Cô có cảm giác bị theo dõi hơn là nghĩ đến chuyện Thúy San nói. Tuy vậy, cô cũng trả lời bình tĩnh:

- Dạ, anh ấy đi dự sinh nhật với con. Sau đó vào nhà hàng.

- Tại sao cô dám đi với nó?

"Anh ấy cũng là người như con, chứ có phải thánh đâu" - Hạnh Phương nghĩ thầm 1 cách bất mãn. Cách kiêu ngạo của bà làm cô thấy tức, nhưng cũng trả lời nhỏ nhẹ:

- Anh Đông cũng như bao nhiêu bạn khác của con, mời đi chơi thì con đi.

 

Chương 14.

Con xin thề là con không xấu như vậy. Con biết tâm lý của mấy bà mẹ là sợ con trai giàu bị con gái lợi dụng, nhưng con không có như vậy. Con yêu thật tình, con xin thề với bác đấy.

Cách nói thẳng ngộ nghĩnh của Hạnh Phương làm bà Yên tự nhiên có ấn tượng. Bà biết cô nói thật, nhưng bà không cần quan tâm đến tình cảm của cô. Bà nói thẳng:

- Thương nó thì nhiều người lắm. Cô có thật tình hay không, tôi không cần biết. Tôi tưởng lần đó cô đã biết điều mà rút lui rồi, không ngờ… Thật là quá quắt

“Tất cả là do anh Đông quyếtt định, nếu tình cảm chỉ có một mình con thì con cũng chẳng được gì. Mấy bà mẹ thật là kỳ cục. Con mình không cấm đi cấm con người ta” - Hạnh Phương nghĩ thầm, cô không hay mình nhìn bà chằm chằm.

Bà Yên quát nhỏ thị uy:

- Nhìn cái gì? Hỗn hào!

Hạnh Phương đưa mắt nhìn chổ khác. Mỗi lúc mỗi thấy ngán ngầm bà mệnh phụ độc đoán này và cô tự nhủ mình sẽ yên lặng chấp nhận nghe mắng.

Bà Yên nói qua khẽ răng:

- Con gái thời nay được giáo dục sơ sài quá, không còn biết cách giữ mình nữa. Hễ thích con trai là tìm mọi cách kéo áo, thật là chướng mắt.

“Nhưng trên thực tế là con bác đi tìm con nhiều hơn. Thời đại này mà còn trọng nam khinh nữ, khe khắt với con gái, lạc hậu”. - Hạnh Phương trả lời thẳng thừng nhưng tất nhiên câu trả lời đó chỉ nằm trong đầu cô.

Thấy cô bắt đầu biết im lặng, bà Yên không còn tâm ý thị uy nữa nhưng vẻ mặt vẫn đầy khe khắt:

- Hôm qua, cô đã gặp cô Thúy San trong nhà hàng, phải không? Cô biết cô ấy là ai không?

- Dạ không.

- Trước đây cho là cô không quan tâm, nhưng bây giờ biết là vừa. Cô đó là vợ sắp cưới của thằng Đông. Cô tự so sánh xem mình đã bằng phân nữa ngừơi ta chưa?

“Khinh người quá đáng” - Hạnh Phương nghĩ một cách tức giận. Cô cảm thấy bị hạ thấp, bị xúc phạm quá nặng và phải cố gắng lắm cô mới không phản kháng.

Thật ra, đến lúc này cô mới biết Thúy San có vị trí thế nào trong đời Đông, nhưng tính cô không nhẹ dạ hay dễ bị thị uy và cô tin Đông hơn tin bà Yên. Đông không nói có nghĩa là không muốn cô suy nghĩ chứ không phải giấu giếm. Nếu không yêu cô, anh sẽ không nâng đỡ cô như vây. Cô không ngu khờ đến nỗi không phân biệt được sự hào phóng đối với một nhân tình, khác với cách châm chút người sẽ là bạn đời của mình.

Bà Yên nghĩ Hạnh Phương sẽ choáng váng hay run rẩy, nhưng thấy cô vẫn tỉnh táo như không, bà nổi nóng:

- Biết người ta sắp có vợ mà còn không biết sợ sao. Cô chủ quan như vậy, vì nghĩ cuối cùng tôi phải chịu thua à?

Hạnh Phương chớp mắt:

- Dạ, con không nghĩ ngay được chuyện sau này. Nhưng con nghĩ anh Đông không phải mẫu người chịu để cho cha mẹ áp đặt. Còn chọn ai thì tùy anh ấy.

- Cô bình tĩnh đến vậy sao?

- Bác thừa biết là nếu bị lừa gạt, con sẽ đau khổ ra sao, nhưng vì nó chưa đến nên con không nghĩ tới. Tính con không quen nghi ngờ ai cả.

Bà Yên hơi ngẩn người ra. Đúng là Hạnh Phương có cách nói chuyện rất ngộ. Vừa thành thật, vừa bình tĩnh tự tin. Tuổi cô, nếu gặp phải hoàn cảnh thế này, các cô một là trả treo đốp chát, thậm chí mắng lại, hai là khóc lu bù vì hoảng sợ, tủi thân. Nếu không quá đối nghịch, ắt hẳn bà sẽ thích được một người con dâu như cô.

Trong thâm tâm, bà hiểu và lý giải được tại sao Giang Đông chọn cô. Là phụ nữ từng trải, bà thông cảm được với con trai mình. Thúy San tính nết kiêu kỳ và luôn để cho mọi người thấy sự hoàn mỹ từ thân thế đến học vấn. Cái đó không đi vào trái tim con trai được, mà Đông thì sinh ra vốn đã đa tình. Làm sao có thể yêu được mẫu con gái như vậy.

Nhưng thông cảm không có nghĩa là chấp nhận. Sống từng tuổi này bà coi tình cảm rất nhỏ nhoi. Những thành tụ, địa vị và sự tương xứng trong hôn nhân mới là quan trọng. Phải có sự tương xứng làm nền tảng, thì cuộchôn nhân đó mới bền vững. Bà tin tuyết đối như vậy.

Bà ngầm quan sát khuôn mặt an nhàn của Hạnh Phương, rồi nói:

- Cô có biết Giang Đông nó phải chọn lựa gay gắt như thế nào không? Nó chỉ có tài sản của chúng tôi cho khi cưới cô Thúy San đó. Còn nếu mù quáng vì cô, nó sẽ trắng taỵ Cô đừng có tưởng lấy chồng là thay đổi cuộc đời.

Mắt Hạnh Phương lấp lánh hy vọng, cô nói thẳng ý nghĩ của mình:

- Nếu anh Đông mất hết tài sản, con dễ chịu hơn. Ảnh và con sẽ đi làm tự kiếm sống. Như thê, chẳng ai nặng nhẹ coi thường, chẳng phải đội trên đầu một áp lực.

- Nghĩ hay lắm, nhưng cô không thấy vậy là ích kỷ sao. Để người khác chịu khổ vì mình mà cô sung sướng được à?

Hạnh Phương lắc đầu:

- Con nghĩ anh ấy sẽ không khổ. Trình độ như anh ấy mà vào làm cho các công ty nước ngoài thì sống thoải mái, không đến nỗi thiếu hụt đâu, bác?. Còn anh ấy cần sống như nhà tư sản thì con không biết.

Bà Yên nạt:

- Cô không cần phải dạy khôn tôi.

Ngay lúc đó, có tiếng gõ cửa phía ngoài. Bà Yên nhìn ra, rồi cau mặt.

- Ai đó?

- Con đây mẹ.

Đó là giọng của Giang Đông. Bà Yên đưa mắt nhìn Hạnh Phương như dò xét rồi ra lệnh:

- Mở cửa cho nó đi.

Hạnh Phương mừng khắp khởi. Cô đứng dậy làm theo ý bà. Khi cánh cửa vừa mở. Giang Đông bước nhanh vào. Anh nhìn mẹ rồi nhìn lại Hạnh Phương. Thấy không có chuyện gì trầm trọng, anh ngầm thở ra, yên tâm.

Bà Yên lên tiếng:

- Chắc có người báo nên con tới đây để bảo vệ nó, phải không?

Giang Đông lắc đầu:

- Con đến tìm mẹ, nghe nói mẹ và Hạnh Phương nói chuyện trong này nên con tới ngay.

Anh đến ngồi phía chiếc ghế vuông góc ở vị trí giữa bà Yên và Hạnh Phương. Chỉ nhìn qua cử chỉ của anh, bà Yên cũng biết anh thương yêu cô gái này đến mức nào. Cái điều ấy trước mắt làm bà giận sôi lên, nhưng bà cố giữ vẻ điềm nhiên:

- Con đi đâu suốt ngày nay vậy, Đông?

- Con đi công việc.

- Việc gì?

- Con kết toán công ty và bàn giao lại cho Thúy San. Không hiểu sao hôm nay cô ấy không đến công ty.

- Có nghĩa là mày đã quyết định. Mày.......

Bà Yên tím mặt, tức giận lên. Bà vung tay tát vào mặt Giang Đông.

- Đồ mất dạy!

Hạnh Phương giật thót người, đưa tay chặn ngực. Cô không ngờ bà Yên nặng tay như vậy. Cô hét lên lanh lảnh:

- Bác đừng có đánh anh ấy. Anh ấy lớn rồi.

Giang Đông vẫn ngồi điềm nhiêm, nghiêm mặt nhìn cô:

- Im đi, Phương.

- Nhưng mà… anh đâu phải là con nít.

Cô quay qua nhìn bà Yên:

- Dù con có lỗi đến đâu, mẹ con cũng không bao giờ đánh con như vậy. Anh ấy lớn rồi, bác làm thế là hạ nhục anh ấy. Đó là con bác mà.

Giang Đông lớn tiếng:

- Im đi, Phương.

- Em không thể im trong trường hợp như vậy.

- Nhưng em cũng không có quyền để giải quyết. Em về đi!

Hạnh Phương hoàn toàn không muốn về lúc này. Cô sợ bà Yên sẽ tiếp tục trừng phạt Đông. Dù biết nếu mình ở lại cũng không làm gì được bà Yên, nhưng cô về không được.

Không đếm xỉa đến Hạnh Phương, bà Yên quay qua trút cơn cuồng nộ vào Giang Đông:

- Mày làm vậy nghĩa là mày chọn rồi, phải không? Mày coi con nhỏ này nặng hơn cha mẹ mày, phải không?

Mặc cho bà quát tháo, Giang Đông vẫn giữ vẻ điềm đạm như không. Anh nói như phân tích:

- Từ trước đến giờ, tất cả mọi chuyện con đều chiều theo ý mẹ. Nhưng chuyện này nghiêm trọng quá, và mẹ thì quá bức bách, con đành quyết định theo cách của con.

- Có nghĩa là mày đặt con nhỏ này lên trên cha mẹ mày. Mày coi thường cả danh dự gia đình, phải không?

- Chuyện không đến nỗi trầm trọng như vậy. Tại mẹ thiếu bình tĩnh quá nếu suy nghĩ lai, mẹ sẽ nhìn vấn đề ở góc cạnh nhẹ nhàng hơn.

- Tao không muốn nghe mày nói, câm họng lại.

Đông cười nhẹ nhàng:

- Từ lúc Thúy San xuất hiện, mẹ trở nên khác đi. Mẹ nhìn con ra một đứa con nít chớ không còn là người trưởng thành như lúc trước. Lúc nào cũng áp đặt và quyền hành. Con đã cố chiều mẹ, nhưng đến lúc con không còn đủ sức nữa, và con phải giải quyết theo ý con.

Bà Yên run lên vì tức, hàm răng nghiến lại:

- Mày muốn khổ thì tao cho mày khổ. Được rồi, mày đi luôn đi, ra khỏi nhà đừng để tao nhìn thấy mặt. Tất cả tài sản, tao giao lại cho thằng Điền. Tao không giữ cho thằng con như mày nữa.

Đông hơi cúi đầu suy nghĩ rồi ngẩng lên:

- Con đã chuẩn bị xong, ngày mai sẽ bàn giao lại. Me hãy suy nghi kỹ. Mẹ đứng ra điều hành khách sản, đừng để anh Điền quản lý. Ảnh không đủ khả năng đâu.

Bà Yên quát lớn:

- Không cần mày dạy khôn, đi cho khuất mắt tao.

Bà quay qua Hạnh Phương, vẫn giữ giọng quát tháo:

- Cô đi ra khỏi đây ngay, đừng để tôi ra tay với cô đấy. Đi ngay!

Giang Đông quay qua Hạnh Phương:

- Em về đi. Cả anh cũng không muốn em ở đây. Anh muốn nói chuyện riêng với mẹ anh.

Đến lúc này, Hạnh Phương không dám bướng nữa. Cô đứng dậy, gật đầu chào bà Yên:

- Thưa bác, con về.

Bà Yên quay ngoặt đầu chổ khác không thèm trả lời. Hạnh Phương liếc nhìn qua Đông. Cô muốn hỏi có thể chờ anh ngoài kia không, nhưng thấy vẻ mặt nghiêm, lạnh của anh, cô đành từ bỏ ý định đó.

Chờ Hạnh Phương di ra, Đông bắt đầu lên tiếng:

- Con không muốn làm mẹ buồn. Giải quyết theo cách căng thẳng như vậy, con không hề muốn. Mẹ có biết trong chuyện này, con là người khổ tâm hơn cả không?

Vẻ mặt bà Yên lạnh như tiền:

- Mày đi đi! Từ đây về sau, đừng coi tao là mẹ. Đến lúc này, tao vẫn chưa tin nỗi tao có đứa con như vậy. Thì ra trước giờ, mày chỉ làm ra vẻ dễ bảo chỉ là lớp vỏ thôi.

- Con cố chịu đựng vì con nghĩ sẽ từ từ thuyết phục mẹ, nhưng mẹ cứng rắn quá. Mẹ có biết mẹ dồn con vào chân tường không?

- Tao không cần biết. Thật không tin nỗi giờ này mày quay ra chống đối mẹ mày như kẻ thù. Đi ra đi.

- Mẹ à…

- Tao bảo mày đi ra ngaỵ Chuyện này để tao tự giải quyết với gia đình bên đó.

Giang Đông đứng dậy, nhưng không đi ngaỵ Anh nói một cách trầm tĩnh:

- Con hy vọng sau này mẹ sẽ không giải quyết vấn đề khắc nghiệt như bây giờ nữa.

Thấy bà Yên không nói gì, anh đi ra ngoài. Anh khép cánh cửa sau lưng và đứng yên rất lâu, khuôn mặt có vẻ chần ngần.

Một lát, anh dứt khoát đi ra sân. Anh vừa lái xe ra cổng thì nghe tiếng Hạnh Phương gọi nhỏ:

- Anh Đông!

Cô gọi đến lần thứ hai, Giang Đông mới nghe. Anh thắng xe lại, nghiêng người qua mở cửa. Hạnh Phương ngồi vào gần phía anh, vẻ rụt rè lẫn lo lắng:

- Anh có bị đánh nữa không?

- Sao em không về đi, ở lại làm gì vậy?

- Em lo quá nên không thể về. Thế anh có bị đánh nữa không?

Giang Đông lựng khựng:

- Chuyện đó không quan trọng. Một vài bạt tai không là cái gì so với sự bất hoà trong gia đình. Em đừng coi trọng nó quá.

- Em không sao tưởng tượng nỗi anh lớn chừng này còn bị mẹ đánh. Nhất là trong những chuyện thế này, không thế giải quyết bằng bạo lực được.

Giang Đông chợt cười:

- Me đánh con thì không thể xem là bạo lực, em bị ảnh hưởng phim ảnh nhiều qua đó.

- Thế, bố mẹ anh hay đánh anh lắm hả?

- Lúc còn nhỏ thì anh không nhớ nhưng lớn lên thì đây là lần đầu. Anh không quan trọng hóa mấy bạt tai đó, nhưng ngạc nhiên vì phản ứng của mẹ anh. Đến giờ, anh mới hiểu mẹ anh luôn nhìn anh như một thằng bé chưa qua mười tuổi.

- Chưa qua mười tuổi mà bắt cưới vợ.

Đông hơi nhún vai:

- Đó là chuyện khác.

Rồi anh im lặng lái xe. Hạnh Phương cũng ngồi im. Cô lặng lẽ quan sát nét mặt tư lự của Đông thật lâu, rồi hỏi nhỏ:

- Anh buồn lắm, phải không?

Đông cừơi nhếch môi:

- Anh không vui vì phải giải quyết thẳng thừng như vậy. Nếu mẹ anh bớt độc đoán, chắc chắn anh sẽ giải quyết dung hòa hơn.

Hạnh Phương lại lặng thinh. Hôm nay, cô biết Giang Đông có tâm trạng nặng nề, dù anh là người cứng rắn, bản lĩnh. Cô hiểu anh không muốn bất hòa với gia đình và thấy mình có lỗi trong chuyện này.

Một lát, cô lại gợi chuyện:

- Anh biết không? Đây là lần đầu tiên em biết anh mâu thuẫn với gia đình. Lâu nay, em mơ hồ cảm thấy chị San ấy có quan hệ nào đó với anh, không ngờ là quan trọng như vậy. Lúc mẹ anh nói, em đã có cảm giác choáng váng.

- Anh không nói vì muốn em cứ vô tư. Biết nhiều làm gì cho hoang mang.

Hạnh Phương gật đầu như hiểu. Và cô lại im lặng, ý nghĩ chuyển qua chuyện khác. Cô chợt đặt tay nhẹ lên tay Đông, vẻ mặt đầy thông cảm.

- Anh đừng lo, em sẽ đi làm thêm cái gì đó. Trước đây em đã từng đi làm nên em không sợ tìm không có chổ làm đâu.

Giang Đông nhíu mày:

- Tai sao phải đi làm, em muốn nghĩ học à. Anh đang điên đầu, đừng gây rắc rối cho anh.

- Em có nói là nghĩ học đâu, chỉ đi làm thêm thôi. Em sẽ giúp anh trong thời gian anh thất nghiệp, đừng nản chí anh ạ.

Giang Đông bắt đầu hiểu ý Hạnh Phương. Anh hơi quay lại nhìn cô, rồi cười phá lên:

- Em vui thật.

Hạnh Phương ngơ ngác:

- Anh cười gì vậy?

Đông hơi mím môi để khỏi cười, giọng anh đầy tự tin pha lẫn chút giễu cợt:

- Anh mà phải dựa vào em sao. Đừng nghĩ rằn0 anh là cậu bé cãi cha mẹ nên bị đuổi di và không có nơi nương tựa. Anh không bao giờ để mình chết đói đâu.

- Nhưng anh cũng đừng tránh né sự thật là anh đang trở thành người trắng tay.

- Anh không ngốc đến mức hành động ngông cuồng. Cái cách hy sinh tất cả cho tình yêu theo kiểu hiệp sĩ lãng mạn là ngốc. Em đừng nhìn anh một cách thương hại như vậy, không hợp với anh đâu.

Hạnh Phương không trả lời. Đó là cách không làm chạm tự ái của Giang Đông, cô nghĩ vậy. Và cô biết anh là người cứng cỏi, đời nào chịu thú nhận sự yếu đuối của mình.

Không nghe Hạnh Phương nói gì thêm, Giang Đông liếc nhìn qua cô, rồi lại nhìn thẳng phía trước, giọng thản nhiên.

- Có nhiều cách để giải quyết rắc rối của mình lắm. Anh không thiếu suy nghĩ đến mức bất chấp, hoặc chờ vào sự tội nghiệp của gia đình mình.

Anh chỉ nói vậy rồi đê? Hạnh Phượng tự suy nghĩ. Qua? Thật, Hạnh Phượng chăm chú nghe và suy nghĩ đến nhức cả đầu.

Thấy cô cứ ngồi lịm, mắt nhìn đăm đăm vào góc xe, Đông hiểu cô đang vật lộn với những suy đóan và hoang mang, nhưng anh không muốn nói.

Và anh cũng không muốn thử thách Hạnh Phượng. Anh hiểu cô quá rõ nên sự hòai nghi sẽ làm cô bị xúc phạm.

Vợ chồng ông Giang bước xuống xe, tiến về phía cửa lớn. Ở đó, vợ chồng ông Quang đang đứng đón khách. Khoảng sân rộng của ngôi nhà xe đậu chật kín. Khách đến đã đông, bà Quang vừa mời một người khách v`ao nhà. Quay qua thấy bà Giang, bà mỉm cười vồn vã:

- Nãy giờ cứ trong chị Vào nhà đi chị Còn cháu Đông đâu?

Chợt nhận ra mình nói hớ, bà vội nói ngay lướt đi:

- Lúc này, chị có khỏe không? Nhìn chị có vẻ thon thả đi đấy, có tập thể dục không?

Bà nói một hơi đầy cách xã giao mà không để ý bà Giang nói gì. Bà Giang cũng không còn tâm trạng để chú ý. Buổi tiệc tối nay bấm bụng lắm, bà mới tới. Nếu không phải chỗ làm ăn thân thuộc thì bà đã từ chối thẳng thừng.

Chuyện cậu quý tử của bà từ chối cô tiểu thư của ông bà Thông để chọn cô sinh viên trước đây đã từng làm bồi bàn, khiến bà thấy mất mặt với mọi người. Mỗi lần gặp bạn bè, bà luôn tránh nói đến chuyện đó. Nếu trước đây Giang Đông làm bà hãnh diện bao nhiêu, thì bây giờ…

Bà Yến kéo tay chong đi về phía cuối dãy bàn ăn. Bà muốn ngồi tách riêng một mình, nhưng vừa lấy xong ly nước, bà đã thấy Thúy San bước đến phía mình. Cô chào hai người, nhưng cư? Chỉ có vẻ xa lạ ẩn chút lạnh nhạt, kém hẳn vẻ ân cần trước đây.

Ông Giang đáp lại cái chào của Thúy San, rồi đi chỗ khác. Còn lại hai ngoi, bà Yến hỏi thân mật:

- Lâu quá, con không qua nhà bác chơi. Hôm nay, mẹ con có đi không?

- đạ có, con đi với me.

- Lại đằng kia ngồi đi con.

- đa.

Hai người đến ngồi ở bộ xa lông đặt giữa phòng. Cư? Chỉ bên ngòai của hai bên đều có vẻ tự nhiên, nhưng vẫn có chút gì đó gượng ép. Thấy ThuySan im lặng cầm ly nhấp môi, bà Yến chu? Động gợi chuyện:

- Nghe nói, con định đầu tư vào công ty xây dựng ha?

- Sao bác biết vậy?

- Hôm nọ đi chợ gặp chị con, nó có nói với bác.

Môi Thúy San thóang nở nụ cười bí ẩn:

- Công ty đó là của bạn của chi. Ai, con định góp cổ phần. Mà biết đâu cũng nhảy vào tham gia kinh doanh luôn.

- Cái đó đâu đúng chuyên môn của con. Lúc trước con làm du lịch con thấy chán, bây giờ cũng tiếp tục kinh doanh sao?

- Con thích làm cái gì ngòai chuyên môn, thử xem kha? Năng của mình đến đâu.

- Vậy à.

Bà Yến thừa biết Thuy San muốn bà khen cô giỏi, nhưng thái đ^.o kênh ngầm của cô làm bà không còn nhiệt tin`h khen như lúc trước. Vậy là bà yên lặng như không để ý.

Thuy San nhìn chiếc ly trong tay, làm ra vẻ thờ ơ, vô tư:

- Lúc này, anh Đông thế nào? Có khỏe không bác?

- Con cũng biết đấy, nó bỏ nhà đi để tránh mặt bác. Bác cũng còn giận nên không đếm xỉa đến nó.

Bà cau mặt nói thêm:

- Hết tiền rồi nó cũng phải mò về thôi.

Thuy San hơi nhướng mày ngạc nhiên, rồi cười:

- Nếu vậy thì chắc chẳng bao giờ anh ấy trở về. Chẳng lẽ bác thật sự không biết anh Đông sống thế nào sao?

- Có thể nó đã xin vào một công ty nào đó, nhưng tính nó quen xài hon. Mỗi tháng nhận tie6`n lương thì thấm vào đâu. Con bác, bác biết mà. Nó không chịu nỗi đâu.

Thuy San bậm môi, gật gù:

- Con nghĩ bác đã đánh giá sai bản lỉnh của ảnh rồi. Ảnh đang có một công ty khác. Anh ta không thuộc mẫu người chịu uống nước lã để yêu. Anh ta xoay sơ? Rất giỏi.

Bà Yến không nghe được hai câu cuối của cô nên hỏi lại:

- Con nói cái gì?

Thuy San hơi ngửa mặt nhìn lên trần nhà, buông một câu khó hiểu:

- Con phục mẫu người có tính cách mạnh và con sẽ thử nghiệm xem bản lỉnh của mình tới đâu. Thua một lẫn không c'o nghĩa là thua mãi, con nghĩ vậy.

Cách nói chuyện gai góc và khá xấc xược của Thuy San làm bà Yến hơi khó chịu. Nên bà cũng không buo6`n tìm hiểu xem cô nói gì. Dù còn dành rất nhiều tình cảm cho Thuy San, bà cũng không khỏi lừng khừng vì cách cư xư? Của cộ Nếu cô buo6~n bã hoặc khóc lóc với bà thì lại khác. Đằng này cô giấu sự yếu đuối ky? Qúa, chỉ phô trước mặt bà tính cách mạnh mẽ bất cần, tình cảm rồi có lúc cũng bị suy giảm.

Thuy San ngồi thêm một lát rồi bỏ đi. Bà Yến vẫn ngồi một mình với những thắc mắc nghĩ mãi không ra. Theo cách cô nói thì Giang Đông đang làm chu? Một công ty nào đó, nhưng anh làm gì có tiền mà chỉ trong thời gian ngắn đã đủ sức lập công tỷ Điều đó bà không đóan ra nổi.

Bà và ông Giang ở lại chơi đến tám giờ rồi về sớm với tâm trạng không vui.

Hôm sau, bà cho xe đến đưa Hanh Phuong về, và ngồi chờ cô ở phòng khách. Đây là lần thứ ba Hanh Phuong bị “áp tải” kiểu như vậy. Nhưng lần này, cô không có vẻ phản kháng hoặc sợ, chỉ có chút tò mò lẫn đê phòng.

Bà bảo Hanh Phuong ngồi xuống, rồi hỏi ngay:

- Lúc này, thằng Đông ở đâu? Ở nhà cô à?

- đạ, không phải. Không có chuyện đó.

- Vậy thì không đươ,c giấu giếm, nó ở đâu?

- đạ, ảnh ở lung tung lắm. Con cũng không rõ nữa.

- Cô đừng tưởng tôi không biết gì hết. Hỏi vậy để xem cô thật thà không thôi. – Bà Yến phu? Đầu.

- đa, con nói thật. Anh Đông không nói rõ là ảnh ở đâu cả. Hình như la `ơ? Thu? Đức.

Bà Yến nói mỉa:

- Con trai tôi cũng có phúc quá nhỉ! Ngay cả người yêu của nó cũng không biết nó ở chỗ nào nữa.

Hanh Phuong hơi cúi mặt với vẻ biết lỗi, nhưng thật ra cô đang giấu sự phản kháng của mình. Nếu ai khác, có lẽ cô đã vung tay lên cãi lại. Vì thật ra, chuyện này là do ý Giang Đông. Anh nói anh đi lung tung không cố định nên cô không cần biết làm gì. Mà cô thì đang tập thói quen không cãi anh nữa.

Thấy Hanh Phuong im lặng, bà Yến có vẻ dịu lại, im lìm quan sát cộ Trong cô không có vẻ kiêu sa như Thuy San, nhưng có nét trong sáng, bướng bướng hồn nhiên. Dù không thương được, nhưng ghét thì đã giảm sút.

Hanh Phuong lên tiếng:

- đạ, bác còn hỏi gì nữa không?

Bà Yến thôi không quan sát nữa, và hỏi tiếp bằng giọng tra vấn:

- Cô học chừng nào xong?

- đạ, còn một năm nữa.

- Vậy rồi cô đi làm gì thêm không?

- đạ, anh Đông muốn con….

Bà Yến ph^?ay tay:

- Thôi khỏi nói, tôi hiểu rồi. Nó muốn sau này cô không phải thua kém ai chứ gì. Bộ nó tưởng như vậy là đủ để tôi chấp nhận nó sao?

- đạ, không có. Anh Đông…

Bà Yến cắt ngang:

- đdừng có bênh nó chầm chập như vậy. Nó là con tôi, tôi phải hiểu nó hơn chứ. Nó nghĩ gì, làm gì, làm sao tôi không biết.

“Nếu biết sao còn bằt min`h tới đây làm gì? Không lẽ chỉ để moi tra rồi ve6`” – Hanh Phuong ấm ức nghĩ thâm. Cô lập lại:

- Bác còn hỏi gì nữa không a?

Bà Yến xẳng giọng:

- Ngồi đó đi, cô chưa được đi đâu. Đúng là con gái bây giờ có khác. Hiện đại quá rồi không còn biết phép tắc là gì nữa. Thằng Đông con tôi mà c`on không dám vô phép với tôi mà.

Nữa nữa, lại điệp khúc đó nữa, Hanh Phuong ngán ngẫm ngồi nghe. Hình như may^' bà me. Lúc nào cũng sơ. Người ta không biết mình l`a me. Của ai vậy.

Nói vậy, nhưng bà Yến lại khóat tay:

- Thôi, cô về đi.

Rôi không đợi Hanh Phuong chào, bà đứng dậy bỏ đi vào sau khi gọi tài xế đưa cô ve6`.

Hanh Phuong không hề chờ đợi ở bà thái đô. Ân cần, nhưng cách đối xử khinh thường đó khiến cô bị tổn thương không Ít.

Khi về nhà, Hanh Phuong ngạc nhiên khi thấy Thuy San đang ngồi chờ ở phòng khách. Cô đến ngồi xuống đối die6.n, nhìn nhìn cô ta:

- Chị tìm tôi ha?

Thuy San cười lạnh lùng:

- Không, tôi tìm anh Đông. Và không có chỗ nào tìm đúng hơn ỏ đây, phải không?

Cô ngừng lại, giọng trịch thượng:

- Anh Đông đâu?

Hanh Phuong cố nén cảm giác khó chịu. Cô đã quen với những moi xa giai bạn bè bình dân nên rất di. Ứng với cách kiêu kỳ của Thúy San. Cô bèn đốp chát:

- Thông minh như chị thì có thể đóan ra mà, hỏi tôi làm chi.

- Tôi không có thời gian lý sự với cô, đừng cố tìm cách trèo cao. Tôi bận phải làm việc chứ không có rảnh rang nghĩ kê” sống bám vào nhà giàu như cô.

Hanh Phuong tức run lên. Tính nóng nảy trồi dậy làm cô muốn tát Thuy San một cái, nhưng cô vẫn cố kiềm chế và chỉ ra cửa:

- Mời chị ra khỏi nhà. Chứ không, me. Tôi mà biết tôi giao du với lọai người như ch.i, me. Tôi buồn lắm.

Giọng cô kho danh, cương quyết như một vị quan tòa. Cô lạnh lùng nhìn chăm chăm vào Thuy San. Cô ta cũng nhìn lại cô không khoan nhường. Hanh Phuong nhắc lại:

- Ra khỏi nhà ngaỵ Nếu không…

- Cô dám làm gì tôi? – Thuy San quắt mắt.

Hanh Phuong cười thật hiền, nhưng mặt cô không hiền chút n`ao:

- Chị không ca6`n phải thách thức tôi đâu. Khi cần thì tôi vẫn có thể là đối thủ của chị đó, tính tôi không hiền đâu.

Thuy San khoác gio? Lên vai, chậm rãi đeo kính mát, roi^` đến đứng khoanh tay trước mặt Hanh Phuong, gật gù:

- Cô sắc sảo hơn tôi nghĩ đây. Vậy mới đủ sức mê hoặc được anh Đông chứ. Ý là còn trẻ, phải lớn thêm chút nữa, chắc kinh nghiệm đầy hơn một “call girl” chính hiệu.

Bốp!

Thuy San chưa nói hết câu đã bi. Hanh Phuong giáng cho một cái tát làm cặp kính bay vèo xuống đất. Cô còn đang chóang váng thì Hanh Phuong đã cúi xuống nhặt kính lên đưa cô, giọng lạnh băng:

- Tôi đã nói là tôi không hiền mà. Đau một lần cho nhớ. Đừng bao giờ khinh một người khác.

Và trước cái nhìn tóe lửa của Thuy San, cô thản nhiên bỏ vào nhà.

Vào phòng, cô quăng mình xuống giường cái rầm như trút cơn giận chưa được thả tung đi hết.

Chương Kết.

Giang Đông lấy điện thọai ra nghe. Anh hơi ngạc nhiên khi thấy số máy của Thuy San, nhưng vẫn mở máy:

- Alo.

Gịong Thuy San rành rọt:

- Anh Đông à? Có nhận ra em không?

- A! Có chứ. Lúc nãy, em khỏe không? Có chuyê.n gì mà gọi anh vậy?

- Em muon^' bàn với anh một chuyện, chuyện làm ăn thôi. Anh muốn nghe không?

Làm ăn à? Đông đã mệt với một lần làm ăn của Thuy San. Anh cười khẽ một mình:

- Lúc này anh bận lắm.

- Bận đến nỗi không có thời gian để đi uống một ly cà phê sao?

- Nhưng có chuyện gì vậy San?

Giọng Thuy San như cố tình chậm rãi:

- Có người bạn rủ em hùn vốn cho công ty xây dựng. Em không rõ về lĩnh vực này nên muốn rủ thêm anh.

Đông bật cười với một thóang châm biếm:

- Sao lại rủ anh? Em thừa biết hiện giờ anh là thằng trắng tay mà.

- Anh đừng nói vậy, em đau lòng lắm.

Giang Đông bật cười còn lớn hơn lúc nãy. Thuy San mà cũng biết đau lòng vì người khác sao?

Chợt nhận ra mình có vẻ thiếu tế nhị, anh thôi không cười nữa.

- Chắc là anh sẽ làm em thất vọng. Em biết đấy, công việc của anh lúc này bê bối lắm.

- Em biết vậy nên mới gọi cho anh đó.

Đông nhíu mày ngồi thẳng người lên:

- Em nói vậy là sao?

Giọng Thuy San bắt đầu có chút tự mãn:

- Anh có tin là em đủ kha? Năng giúp anh thóat khỏi tình trạng này không?

Giang Đông hỏi vặn lại:

- Em biết gì về chuyện rắc rối của anh?

- Những chuyện thế này không tiện nói qua điện thọai đâu. Hẹn anh tối nay ở “Gio Bac” nhé. Sáu giờ, đồng ý chứ?

Giang Đông chưa kịp trả lời thì Thuy San đã cúp máy. Anh ngồi im một lát rồi từ tốn quang điện thọai xuống bàn.

Anh ngồi suy nghĩ rất lâu, không để ý có người bước vào phòng. Đứng chờ một lúc, cô mới lên tiếng:

- Anh Đông! Gần sáu giờ rồi đó.

Giang Đông ngạc nhiên ngước lên. Nhận ra Thuy San đang nhìn mình cười. Một nụ cười ẩn gi^'au vẻ tự mãn mà anh rất quen thấy. Anh lịch sự đứng dậy:

- Em ngồi đi. Sao biết chỗ của anh hay vậy?

Thuy San quan sát căn phòng một lúc rồi nói với vẻ khâm phục gia? Dối:

- Không ngờ một giám đốc tre? Lại có thể chấp nhận làm việc trong điều kiện thế này, anh tài thật.

Giang Đông bật cười nhìn quanh căn phòng bề bộn của mình, rồi phảy tay:

- Anh không câu nệ những chuyện như vậy. Nhưng đến có chuyện gì?

Thuy San nghiêng đầu:

- Anh quên là đã hẹn với em rồi hả?

Giang Đông thẳng thắn:

- Anh không quên, nhưng không có ý định đi.

Bị phật ý vì thái độ lạnh lùng đó, Thúy San bật dậy:

- Anh bỏ vẻ tự cao đó đi. Anh quên là…

- là bây giờ anh không còn như trước phải không? Ngay cả anh cũng quên điều đó.

Đông nói với nụ cười nhẹ thoáng qua. Thúy San bất mãn nhìn anh. Cô không nghĩ trước là anh vẫn còn thừa tự tin để có thể đối xử lạnh nhạt với cô sau thất bại vừa rồi.

Cô gằn giọng:

- Nếu còn tính tự cao, anh sẽ tiếp tục thất bại đó.

- Vậy à. Vậy thì anh ước gì chỉ phải thất bại dưới tay một cô gái kiều diễm như em thôi.

Thúy San bậm môi, rồi đứng bật dậy:

- Em về. Hãy để tự anh đến tìm em để anh hiểu thế nào là tự cao.

Dông mỉm cười, hoàn toàn không bị tác động về cách hăm dọa của cô:

- San khoan về. Em định sẽ nói gì với anh vậy? Ngồi xuống đi.

Thúy San nguẩy đầu nhìn ra cửa, không trả lời. Cử chỉ của cô làm Giang Đông lại cười và bước vòng qua bàn, ấn cô ngồi xuống:

- Giận dữ là kẻ thù của phụ nữ đấy, nó làm em bớt đẹp đi.

Anh trở lại bàn, châm một điếu thuốc, và kiên nhẫn ngồi chờ bằng cách quan sát những cử động của Thúy San làm cô khó chịu:

- Anh nhìn gì vậy?

Giang Đông lắc đầu:

- Không, anh chờ câu trả lời của em.

Thúy San ngồi im một lát để vơi bớt cơn giận. Mãi khá lâu, cô mới lên tiếng:

- Em biết lúc này anh đang cần tiền. Em biết có mấy công trình đấu thầu mà em có thể giành cho anh. Nếu làm được, công ty anh sẽ thoát khỏi tình trạng có còn như bây giờ.

Cô chợt im bặt khẽ cau mày phật ý khi thấy Giang Đông nhếch môi cười với hai từ “có còn” mà cô vừa nói. Cô nhìn xoáy vào mắt anh như muốn Đông hiểu ra tình trạng của mình, rồi nói tiếp:

- Em thật sự muốn giúp đỡ anh. Mẹ anh nặng tay với anh quá, nhưng em thì không chịu nỗi điều đó.

- Thật à?

Không nhận ra vẻ mỉa mai của anh, cô gật đầu:

- Em thật sự muốn giúp anh.

Giọng Giang Đông có vẻ bông đùa:

- Bằng cách cho anh vay tiền chứ gì?

Thúy San lấp lững:

- Cũng có thể. Em biết anh Trung không chịu bỏ tiền ra nữa. Anh thấy không? Lúc này ngoài em ra, không ai tốt với anh cả.

Giang Đông gật đầu:

- Một phần nào đó thì em nói có lý. Nhưng ở đâu em có những thông tin tường tận như vậy?

- Dễ thôi, chịu khó theo dõi một chút thì biết.

- Vậy là em đã theo dõi anh.

Thúy San lúng túng làm thinh. Chợt cô nhếch môi như mỉa mai:

- Anh thường bảo em thiếu nữ tính, em nghĩ rằng cô bé của anh dịu dàng lắm. Không ngờ cô ta cũng thuộc dạn biết sử dụng quả đấm đấy.

Mắt Giang Đông khẽ nhướng lên:

- Em đã gắp Hạnh Phương à? Không ngờ em chịu khó đến vậy.

Cảm thấy mình có vẻ mất thể diện quá, Thúy San lấy lại tư thế đường hoàng:

- Em ghé nhà cô ta để hỏi chổ của anh. Ngoài ra, không có ý định tìm hiểu bản thân cô ta.

Không thây Giang Đông có cử chỉ gì, cô nói tiếp:

- Không ngờ cô ta hung hăng quá. Cô ta đánh em, nhưng em không đánh lại. Em không thể cư xử kém văn hóa như vậy.

Đông mỉm cười. Không hiểu nụ cười đó nói lên điều gì. Thúy San chờ anh có ý kiến, nhưng anh chỉ nói vô thưởng, vô phạt:

- Hạnh Phương rất thẳng tính khí khái. Cổ phản ứng thẳng thừng nếu bị ai xúc phạm chứ không quen nhẫn nhịn.

- Vậy mà anh chịu được à?

Đông khoát tay, không trả lời, rồi anh trở lại câu chuyện:

- Anh muốn biết lý do khiến em theo dõi anh?

Vừa nói, anh vừa nhìn xoáy vào mắt Thúy San khiến cô đâm ra lúng túng. Cô thấy mình dại dột khi đã nói hớ như vậy, nhưng cô vẫn cứng cỏi:

- Em đã nói rồi. Em không muốn vì em mà anh trở thành người trắng tay. Mẹ anh có thể ghét bỏ anh, nhưng em thì không.

Mắt Đông như tối lại. Mắt anh lạnh lùng,hờ hẫng nhưng giọng lại giễu cợt:

- Rất khâm phục trí tưởng tưởng của em, nhưng em nhìn vấn đề lệch lạc quá đấy.

Anh chợt đứng dậy, bỏ đi về phía cửa sổ đứng một mình với vẻ suy nghĩ căng thẳng. Lát sau, anh quay lại, nhìn thẳng vào mắt Thúy San:

- Nói thật đi. Em bắt tay với thằng Trung để hại anh, phải không?

Thấy cô không trả lời, anh cười nhạt:

- Em khám phá ra rằng, nó là nguồn tài chính của anh, và em muốn triệt anh tới cùng. Còn nó thì…

Đông ngừng lại, nhún vai:

- Hãy để phần kết đó lại cho nó.

Thúy San mở lớn mắt nhìn Giang Đông. Cô ngạc nhiên đến nỗi không sao che giấu được trạng thái của mình. Cô lắp bắp:

- Sao… anh biết?

Giang Đông gằn từng tiếng:

- Câu nói của em lúc nãy đã giúp anh nhận ra vấn đề. Mấy hôm nay, anh đang cố tìm hiểu nó, nhưng không hiểu chuyện gì xảy ra sau lưng anh. Được rồi, cám ơn lời cảnh báo của em.

“Mình đã cảnh báo gì chứ? Mình có nói gì để anh ta suy luận được đâu. Anh ta đã biết sự thật hay chỉ là suy đoán?” - Thúy San nghĩ thầm. Cô cười cứng cỏi:

- Anh định dọa em đấy à?

Giang Đông trở lại ghế ngồi, nhưng động tác của anh thì chậm rãi, như phải cố gắng lắm mới giữ được giọng bình tĩnh. Giọng anh chầm chậm:

- Bây giờ mình lật ngửa bài với nhau đi. Anh sẽ lập luận theo lo- gich của vấn đề. Nếu đúng là vậy thì em nên mạnh dạn thừa nhận.

Thúy San phản đối yếu ớt:

- Em không có gì để thừa nhận hết.

- Có chứ. Rõ ràng em và thằng Trung bắt tay nhau. Em biết rõ là ngoài khả năng quản lý và những mối quan hệ rộng rãi ra, anh không có gì nữa vì không có chuyên môn, mà những cái đó thì em có thừa.

Thấy Thúy San toan mở miệng, anh ra dấu chặn lại:

- Thằng Trung thì anh biết. Nó sẵn sàng hất bạn bè nếu ai hơn muốn hợp tác. Với thằng đó thì không có khái niệm uy tín. Vấn đề là…

Thúy San nóng nảy cắt ngang:

- Thôi đủ rồi. Vì vậy mà anh cho là anh Trung muốn hất anh ra để tôi nhảy vào, anh nghĩ tôi muốn triệt anh. Hồ đồ quá!

- Vậy là em xác định điều thứ nhất rồi, phải không? Anh không tin nổi là sau khi làm những chuyện như vậy, em đủ can đảm đến gặp anh.

Thúy San phản đối quyết liệt:

- Tôi đã nói là tôi không biết gì hết. Anh dửng dưng lắm, không bao giờ thấy thiên ý của người khác cả.

Giang Đông điềm nhiên như không nhận ra vẻ lúng túng của cô:

- Tất nhiên là anh thấy chứ. Thiện chí của em là đặt anh vào tình thế không có đường nào khác ngoài việc thất bại. Và lúc đó, em ra tay giúp anh. Nếu anh không bám vào em thì anh sẽ thất bại lần thứ ba. Tại sao em chịu khó làm khổ anh như vậy?

- Anh thiệt là… Tôi sẽ không ngu gì mà giúp anh nữa. Để xem anh sẽ xoay xở ra sao. Chào anh.

Thúy San đứng dậy, quăng túi xách lên vai định ra về. Giang Đông vẫn ngồi yên, nhưng nói như ra lệnh:

- Ngồi xuống đi, mình chưa nói chuyện xong mà.

- Tôi không phải là người máy mà anh điều khiển.

- Ngồi xuống!

Giọng Giang Đông trở nên quyết liệt, lạnh lùng khiến Thúy San nổi nóng. Cô dằn túi xách xuống bàn, ngồi trở xuống đôi mắt cô nhìn anh như nhìn kẻ thù:

- Tôi muốn xem anh bị nao núng tới đâu.

Đông không quan tâm đến miệng lưỡi chanh chua của cô. Anh dựa người ra ghế, cười trầm tĩnh:

- Anh có một lời khuyên. Thằng Trung là con dao hai lưỡi đấy. Nó không quan tâm đến những thứ như uy tín, tình cảm. Nếu hợp tác với nó, em đừng chủ quan là mình có sự kết hợp lâu dài.

Thúy San cười khẩy:

- Chuyện của tôi, tôi biết. Anh lo thừa rồi.

Giang Đông cũng cười:

- Em nói như vậy, anh cũng chẳng còn gì để nói. Và anh nói điều này, anh chấp nhận thất bại với em một lần nữa đấy. Em có thể thỏa mãn là em đã dồn anh vào chân tường hai lần.

Anh khẽ nhún vai:

- Anh không có ly do gì để ân hận khi làm một cô gái thất vọng vì mình. Mình hòa nhé ThúySan. Không ai nợ ai nữa.

Giọng nói chầm chậm của Giang Đông làm Thúy San thấy tê tái. Cô nhận ra rằng cô đã sai khi dùng thủ đoạn khống chế anh. Giang Đông không phải là người dễ khuất phục. Trái tim anh ta không có chổ cho một người như cô.

Nhưng Thúy San không phải là người biết thông cảm, cũng như không bao giờ thừa nhận khuyết điểm của mình. Và cô thấy một niềm vui ác độc là đã phá được Đông đến mức anh thua hoàn toàn.

Cô khoan khoái và hả hê vì nhìn đối thủ của mình hoàn toàn cùng kiệt. Ánh mắt của cô khi nhìn Giang Đông đã nói lên điều đó.

Không biết Đông có hiểu được không, chỉ thấy anh cười nhếch môi, ghê tởm, khinh bỉ và ngạo mạn. Đau nhất cho anh là chính mẹ anh tiếp tay, tạo điều kiện cho cô lộng hành.

Thúy San và Giang Đông cứ im lìm nhìn nhau. Cuối cùng, cô cũng thỏa mãn:

- Anh thua rồi anh Đông. Thua trắng rồi. Anh không còn điều kiện để gất đầu lên đâu. Chọc vào tôi thì hậu quả là như vậy đó.

Thấy cái nheo mắt rất kỳ lạ của Giang Đông, cô hơi chùn lại một chút. Nhưng lập tức, mặt cô lại hất lên:

- Tôi nhớ lúc về nước, trong mắt tôi, anh là mẫu người đa tình, hào hoa, và tôi thật sự phải lòng anh, nhưng bây giờ thì hết rồi.

Giang Đông chậm rãi lên tiếng:

- Có lẽ em đã không biết điều này. Lúc đó, anh đã rất thích em, muốn em là của anh vĩnh viễn. Lúc đó anh chưa yêu Hạnh Phương.

Anh ngừng lại như để Thúy San thắm hết vấn đề, rồi tiếp tục với giọng lạnh lùng:

- Có lẽ anh đã yêu em, cưới em nếu như em không bộc lộ sự kiêu hãnh và khô khan. Vâng, anh đã biết ngoài nhan sắc và kiến thức ra, em không có trái tim để biết yêu, biết thông cảm và vị tha. Tóm lại, em không biết yêu ai ngoài bản thân của em kể cả anh, người em tưởng là yêu.

Anh lại bước ra khỏi ghế, đến đứng trước mặt Thúy San:

- Cho nên anh không ngạc nhiên khi em tàn phá tương lai anh. Ngược lại, anh thấy tội cho em, vì em sẽ vĩnh viễn không tìm được một tình yêu đích thực.

Mắt Thúy San long lên:

- Để rồi anh xem. Anh dám đánh giá thấp tôi vậy à? Thực tế là tôi đã đốn ngã anh Trung rồi đấy.

- Em lầm rồi. Cả em và nó đều không biết yêu. Rồi đây, cả hai sẽ cắn xé lẫn nhau vì tính ích kỹ của mỗi người. Anh thật lòng khuyên em nên dừng lại ở sự hợp tác làm ăn thôi.

Thúy San đứng dậy:

- Anh không đủ tư cách khuyên bảo tôi đâu. Hai tháng sau, anh sẽ nhận được thiệp mời của tôi đấy.

- Cat mui để trả thù là điều dại dột nhất trên đời. Anh tội nghiệp em và sẳn sàng bỏ qua thay vì thù ghét em.

Thúy San không thèm trả lời. Cô nhếch môi với một nụ cười cay độc, rồi đi thẳng ra cửa.

Giang Đông bước ra khép cửa lại. Khi anh vừa quay vào thì Thanh cũng từ phòng bên cạnh bước qua. Vẻ mặt chứng tỏ anh đã nghe hết câu chuyện. Anh bước đến bàn, chậm rãi rút một điếu thuốc, giọng bất cần, tung tung:

- Đàn bà đẹp có mấy tay. Công tử Giang Đông đa tình quá, rốt cuộc cũng chết vì đàn bà. Thật khôi hài!

Giang Đông cũng bước đến bàn, rút một điếu thuốc, chậm rãi nhả khói. Nếu không hiểu tính Thanh, thì hắn nói câu đó vào thời điểm này, sẽ đáng để anh cho mấy nắm đấm, nhưng chỉ cười khàn.

- Nếu cô ta không đến, có lẽ tao chỉ giả thuyết mà khống biết đến chừng nào mới dám kết luận.

Thanh gật gù:

- Thằng Trung này khó chơi thật. Ngay từ đầu, tao đã dị ứng nó rồi. Giờ tính sao đây?

Thấy Giang Đông im lặng, anh nheo mắt:

- Đụng vào Giang Đông không lẽ nó được yên ổn sao? Phải tính sổ với nó chứ.

Giang Đông cười nhạt:

- Đó là chuyện trước kia. Tao sa cơ rồi. Khi mình muốn áp đảo ai, mình phải mạnh cái đã. Tao chấp nhận thua nó một keo, nhưng không phải là bỏ qua. Cứ để đó đi, đời còn dài mà.

Thanh Không còn biết nói gì nữa. Anh hiểu Giang Đông đang có tâm trạng cay đắng. Cay đắng chứ không phải là tuyệt vọng. Cả anh cũng thấy buồn cho tình đời, nhưng anh đỡ hơn vì vẫn còn gia đình là chổ dựa, chớ không phải mất hết như Giang Đông.

Nghĩ ngơi một lát, anh lại lên tiếng:

- Bây giờ phải làm sao bây giờ?

Giang Đông uể oải dẹp sổ sách vào ngăn kéo:

- Phải khoá cửa lại và kiếm một cái gì đó uống. Tao muốn say thật say trước khi tao nổi khùng lên.

Thanh nhún vai:

- Tao thấy đó là cách giải quyết thông minh nhất lúc này.

Anh đi qua phòng bên làm cái gì đó, rồi trở lại. Cả hai khóa cửa đi bộ qua chổ gửi xe. Giang Đông quăng chùm chìa khóa cho Thanh:

- Mày chở.

- Đi đâu đây?

- Thích đâu đi đó.

Thanh lái xe đến một quán rượu quen thuộc. Thấy hai người, cô tiếp viên bước ra vồn vả:

- Hôm nay có cả anh Đông nữa. Lâu ghê mới gặp anh. Bàn này nè anh.

Giang Đông đi thẳng đến bàn cô ta chỉ và khi các thứ được bày ra bàn, anh khoát tay ra hiệu cô ta đi chổ khác. Đợi cô ta đi khuất rồi, Thanh cười khì:

- Không muốn giái trí chút nào sao?

- Tao muốn yên tĩnh.

- Muốn yên tĩnh mà lại chui vào đây.

Giang Đông không trả lời, chỉ lặng lẽ rót rượu ra ly. Thái độ im lặng đó có vẻ gì đó lầm lì dễ sợ. Những lúc thế này mà có ai đó dại dột chọc vào anh, người đó sẽ lãnh đủ hậu quả.

Thanh biết Giang Đông không phải người hèn yếu, nhưng bây giờ anh muốn tránh né sự thật. Tránh né chừng nào hay chừng ấy, rồi thì cũng phải tỉnh táo để đối mặt với thực tế, là anh đang hoàn toàn bị dồn vào ngõ cụt.

Bất giác, anh thở dài:

- Tìm cách thỏa hiệp với bà già đi Đông.

- Không có chuyện đó đâu.

- Lạ thật! Bác Yên là người thâm thúy, tại sao để tình mẹ con sứt mẻ vì cô nàng ranh ma này? Ai đời mẹ lại tạo điều kiền cho người ngoài hại con.

- Im đi, nếu mày không muốn tao bóp cổ.

Đông nói và nâng ly lên môi, uống cạn. Nếu không phải là Thanh thì anh đạ “choảng” cho một trận nếu ai khác nói câu đó. Vì nó đụng đến nỗi đau và sự kiêu hãnh của anh. Anh giận bà Yên và thề thà đi ăn xin chứ không khi nào quay về năn nỉ bà.

Thanh biết mình đã lỡ lời nên làm thinh. Anh uống cầm chừng chứ không dám buông trôi như Giang Đông. Trong hai phải có một người tỉnh táo để còn đưa người kia về, mà anh biết tối nay, Đông không có ý định tỉnh táo.

Tửu lượng Giang Đông không phải loại kém. Nên đến khuya, khi trên bàn chất cả mấy chai rượu loại mạnh, anh vẫn còn đủ tỉnh táo để tự rời khỏi quán mà không đợi Thanh dìu.

Ngồi phía sau Thanh, Đông gục đầu trên lưng hắn. Rượu đã làm anh mệt mõi và chệnh choạng. Anh không chịu để Thanh đưa về mà bắt anh đi loanh quanh ngoài đường. Thanh mệt gần chết, nhưng cũng ráng chiều ý. Cuối cùng, khi dừng lại đổ xăng, anh càu nhàu:

- Về thôi, tao sắp đuối rồi đấy. Mày cũng cần phải ngủ nữa, khuya rồi.

Giang Đông khất khượng ngồi lên xe. Anh bỗng đề nghị:

- Tới nhà Hạnh Phương đi.

Thanh lập tức phản đối:

- Khuya rồi ông. Giờ này mà đến nhà con gái người ta, muốn người ta mang tiếng hả?

- Đừng lải nhải nữa. Tao muốn gặp Hạnh Phương. Đêm nay, đó là chổ duy nhất tao muốn tới.

- Tới một chút rồi về nghe. Không được la lối đó.

- Mày cho tao là thằng thế nào? Điên hả?

Thanh không trả lời, anh quay đầu xe chạy về hướng cũ. Khi đến nhà Hạnh Phương, anh nhìn đồng hồ. Hơn mười hai giờ khuya. Giờ này mà gọi cửa, anh thấy ngại thật sự.

Anh chần chừ một lát, rồi gọi Hạnh Phương. Gọi không lâu thì thấy đèn trong nhà bật sáng, rồi cô chạy ra cửa. Thấy Giang Đông gục trên vai Thanh, cô có vẻ hoảng:

- Ảnh sao vậy anh Thanh?

- Nó say chứ không sao hết. Tôi định đưa về, nhưng nó cứ một mực đòi đến đây. Không phiền cô Phương chứ?

- Dạ, không sao đâu.

Cô mở cánh cổng bằng gỗ, bước ra ngoài. Đông chợt xuống xe, phẩy tay về phía Thanh:

- Mày về đi. Lát nữa, tao tự về.

- Đế tao chờ cho. Mười lăm phút thôi đấy.

Đông làm một cử chỉ cương quyết:

- Không, cứ về trước đi.

Hạnh Phương cũng lên tiếng:

- Anh Thanh về nghĩ đi, để em lo anh Đông cho.

Thanh hơi khó xử, nhưng thây Đông có vẻ tỉnh táo, anh cũng yên tâm. Anh gật dau:

- Phiền cô Phương nghe.

- Dạ, không sao đâu anh.

Đợi Thanh đi rồi, Hạnh Phương quay lại nhìn Đông. Cô chưa kịp hỏi thì anh đã choàng tay qua vai cô, giọng rất lạ:

- Tối nay, anh cần có em.

Hạnh Phương nhìn Giang Đông hơi lâu, xem anh có say lắm không, rồi cô dìu anh vào nhà:

- Vô nhà đi anh.

Vào phòng khách, Đông buông người xuống ghế. Anh say quá nên không còn để ý đến chuyện mình đang ở đâu, và có thể làm trong nhà Hạnh Phương sợ.

Hạnh Phương đền gài cửa, rồi quay lại chổ Đông, cúi xuống gần mặt anh.

- Em lấy nước chanh cho anh nghe.

- Không cần đâu. Em ngồi đây với anh.

Vừa nói, anh vừa nắm tay cô, kéo vào lòng mình. Cử chỉ đó làm anh ngã nghiêng cả người. Hạnh Phương vội đỡ anh lại. Lúc nãy, cô tưởng Đông chỉ hơi say, không ngờ anh say hơn nhiều.

Cô dìu anh qua chiếc ghế dài:

- Anh nằm đây đi, để em đi lấy gối cho anh.

Nhưng Giang Đông lại kéo tay cô lần nữa:

- Đừng đi, ngồi đây với anh.

Anh chợt choàng tay qua người Hạnh Phương, gục đầu trên vai cô, giọng đầy chán chường:

- Anh thất bại rồi Phương. Hoàn toàn thất bại. Lần này thì mất tất cả. Chưa bao giờ anh yếu đuối như bây giờ. Anh cần em ghê gớm.

Hạnh Phương thoáng ngơ ngác nhìn Đông. Đây là lần đầu tiên, phải, lần đầu tiên cô thấy anh yếu đuối như thế, ủy mị như thế.

Cô không hiểu chuyện gì xảy ra với anh, nhưng một khi anh đã gục thế này thì chuyện hẳn là ghê gớm lắm. Tự nhiên thấy thương Đông, cô cũng ôm lấy anh, giọng dịu dàng và thương sâu sắc:

- Em khổng hiểu anh gặp chuyện gì, nhưng khi mẹ anh đuổi anh, em đã chuẩn bị tình huống xấu nhất cho hai đứa. Bây giờ, chuyện xảy ra thì cũng nằm trong dự định của mình mà anh.

- Anh hẳn là mình sẽ không như ngày xưa nữa. Cơ hội đã bị tuộc mất rồi, Phương ạ.

- Nhưng mình vẫn có thể đi làm. Mình đâu có bị đói hả anh? Em không quan trọng chuyện anh phải có công ty. Chuyện đó sau này có cũng được.

Đông không trả lời, anh chợt bóp tay Hạnh Phương thật chặt, răng nghiến lại như phẫn nộ ghê gớm. Hạnh Phương đau thấu trời, nhưng cố ghìm để đừng la. Chỉ nhẹ nhàng gỡ tay anh ra. Ngay cả cử chỉ đó Đông cũng không nhận ra. Anh chợt ngẩng lên nhìn Hạnh Phương:

- Em không sợ khi gắn bó với một người có tương lai đen tối như anh sao?

Hạnh Phương lắc nhẹ đầu:

- Em cám ơn anh vì anh đã chọn em. Và ngay cả khi vì em mà bị bức bách, anh vẫn không quay về.

Giang Đông lại im lặng một lần nữa. Khá lâu, anh lại ngẩng lên:

- Anh mệt mỏi ghê gớm Phương ạ. Có lẽ anh cần một thời gian để bắt đầu lại. Và trong thời gian đó, anh muốn em là người duy nhất ở bên anh.

Nói xong, anh gục trở xuống vai Hạnh Phương. Cô cũng im như cố giữ cho anh sự yên tĩnh cần thiết.

Khi cô gọi Đông thì anh đã ngủ. Cô nhẹ nhàng đặt anh nằm xuống ghế, rồi cô vào lấy mềm gối cho anh.

Cô không tắt đèn mà cứ ngồi dưới gạch nhìn Đông ngủ. Càng nhìn, cô càng cảm thấy một tình yêu say đắm sâu thăm thẳm mà cô đã dành cho Đông. Không cần biết chuyện gì đã đủ sức quật ngã anh, nhưng cô không cảm thấy sợ. Một người như anh sẽ không dễ dàng để mình bị ngã. Nếu không có những ngày dài để hiểu anh, cô sẽ không dám tự tin như vậy.

Đến khuya, cảm thấy mệt mõi, cô đứng dậy, cẩn thận sửa lại gối cho anh, rồi vào phòng mình ngủ.

Buổi sáng, khi Hạnh Phương thức dậy thì Giang Đông đã đi. Mềm gối xếp ngay ngắn đặt trên ghế. Cô có cảm tưởng anh tránh gặp cô, tránh nhớ lại sự ủy mị đêm qua. Và cô chợt thấy buồn khủng khiếp. Thái độ bỏ đi lặng lẽ của anh làm cô buồn.

Hạnh Phương ngồi im trên ghế thật lâu rồi nghĩ ra, cô bước qua bàn gọi điện cho Đông. Cô nghe giọng anh rất tự nhiên:

- Alo. Phương hả?

- Dạ.

- Em mới dậy à?

- Sao anh đi mà không chờ em thức?

Cô nghe tiếng Đông cười:

- Đêm qua em thức khuya quá, anh nghĩ em sẽ ngủ đến trưa.

- Anh đang ở đâu vậy?

- Trong quán cà phê với thằng bạn.

- Trưa nay, về nhà em ăn cơm nghe anh.

- Anh chưa biết.

- Anh Đông này!

- Gì?

- Em muốn anh về ở nhà em. Cả nhà em sẽ săn sóc cho anh.

Đông yên lặng một lát. Hình như anh hiểu sâu hơn điều cô muốn nói và anh trả lời bằng giọng nhẹ nhàng, nhưng rất cương nghị:

- Đừng lo cho anh. Anh không sao cả. Anh không quên đêm qua anh đã thế nào đâu em, nhưng đó chỉ là phút yếu đuối. Anh không dễ bị quật ngã thế đâu.

- Nhưng…

- Thôi nhé. Khi nào rãnh, anh sẽ đến em. Lúc nào anh cũng nhớ em đấy Phương.

Cô lại nghe giọng anh cười trước khi tắt máy. Chỉ với giọng cười đó, anh đã khẳng định với cô rằng, anh không có gì thay đổi dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Mặc dù vậy, Hạnh Phương vẫn thấy lo lắng.

Khoảng hơn một tuần sau. Buổi chiều, cô đi học về thì đã thấy bà Yên ngồi ở phòng khách, vẻ mặt lạnh lùng như pho tượng.

“Lại chuyện gì nữa? Mình thật sự chịu hết nổi cảnh “khủng bố” tinh thần này” - Cô nghĩ thầm với một nỗi phản kháng. Tuy vậy, cô vẫn gật đầu chào một cách ép mình.

Bà Yên đáp lại cái chào của cô. Tia mắt bà chiếu vào cô lâu đến nỗi cô bắt đầu thấy ngột ngạt. Cô khẽ liếm môi, nhìn tránh đi.

Lần này, bà vẫn sự dụng cách nói chuyện quyền hành khó khăn. Bà hỏi đột ngột:

- Lúc này, nó ở đâu? Có ở đây không?

Hạnh Phương quay lại:

- Dạ?

- Tôi hỏi, lúc này nó ở đâu?

- Dạ, cả tuần rồi, con không gặp ảnh.

- Nó có nói gì với cô không?

Nghe hỏi như thế, Hạnh Phương lờ mờ đoán bà đã biết một điều gì đó. Và không đợi cô trả lời, bà lại tiếp tục nói như ra lệnh:

- Bảo nó về nhà đi.

Hạnh Phương hơi nghiêng người tới trước:

- Dạ, bác nói gì ạ?

- Tôi nói, cô hãy thuyết phục nó về nhà. Cô đã làm một chuyện phi thường là trói buộc được nó, thì chuyện nhỏ như thế này không có lý do gì không làm được cả.

Hạnh Phương kinh ngạc đờ cả người. Cô chưa biết nói gì thì bà Yên tiếp tục với giọng cứng rắn:

- Tôi biết việc làm của cô gái đó, và tôi không cho phép nó chien thắng tùy tiện như vậy. Đứa con gái đó không được tung hành, phá hoại con trai tôi. Hiểu như vậy thì cô hãy thuyết phục nó đi.

Thấy Hạnh Phương cứ lặng thinh, bà cao giọng:

- Chẳng phải cô cũng ao ước như vậy sao?

Hạnh Phương chợt ngẩng lên, noi đột ngột:

- Con chỉ cảm thấy ngạt thở.

- Ngạt thở à?

- Vâng. Điều mà bác cần thấy chổ anh Đông cũng là điều làm con sợ nhất.

Bà Yên hiểu hết, và bà chặn lại:

- Cô kiêu hãnh lắm. Cô nghĩ chỉ cần tình yêu là đủ. Cô tin vào khả năng của mình, nhưng cô đã bỏ qua một điều quan trọng.

- Con biết. Đó là sự thừa nhận của gia đình.

- Không. Đó là nền tảng mà cha mẹ để lại. Nếu không có cái đó, cô phải vươn lên từ con số không.

Hạnh Phương lắc đầu quyết liệt:

- Nhưng nếu phải đội trên đầu một quyền lực thì con thà chọn con số không.

Cách phản ứng của cô không làm bà Yên nổi nóng. Bà điềm nhiên ra lệnh:

- Thuyết phục nó trở về đi. Tôi biết nó rất cứng đầu, tôi yêu cầu cô thay tôi làm việc đó. Đó là bổn phận của cô.

Bà đứng lên:

- Đừng hỏi nhiều, hãy nghĩ đi rồi hiểu. Tôi cũng đã thấy sự thông minh lanh lợi ở cô. Cô không phải là người để người khác áp đặt đâu.

Và bà ta đi ra cửa. Thái độ vẫn xa cách, quyền hành và không chút thân thiện, nhưng Hạnh Phương cảm thấy cái nhìn của bà hướng về cô mất đi sự sắc nhọn trước kia. Cô chợt hiểu rằng, cô sẽ thay vào vị trí Thúy San trong lòng bà, mà không cần đội trên đầu một quyền lực ngạt thở.

Hoàng Thu Dung

Theo http://vietnamthuquan.eu/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Hoàng hôn có nắng Nhà văn trẻ Hoàng Thị Trúc Ly vừa được bầu chọn làm hội viên mới Hội Nhà văn Việt Nam năm 2022. Chị sinh ngày 24.5.198...