Thứ Năm, 26 tháng 12, 2024
Con hoang - Tiểu thuyết của Lê Hồng Nguyên
Con hoang - Tiểu thuyết
Trong con mắt mọi người, mẹ tôi là loại đàn bà hư hỏng.
Người ta miệt thị, khinh bỉ mẹ. Hơn một lần tôi đã bắt gặp người ta thỏa sức nhỏ
to bới vết vặt lông giễu cười chửi rủa mẹ tôi bằng những ngôn từ tục tằn thô bỉ.
Người ta không ngại ngần khi nhìn thấy sự hiện diện của tôi. Mà ngược lại, sự
hiện diện của tôi những lúc ấy càng khiến người ta bàn tán về mẹ rôm rả hơn.
Người ta vô tâm, bất nhẫn với trẻ con. Người ta làm tôi đau đớn. Đau đớn,
thương mẹ nhưng tuổi còn quá nhỏ, tôi chưa có bản lĩnh để bênh vực, để bảo vệ
được mẹ…
Lũ đã rút đi, để lại bãi ầng ậc phù sa nhão nhoét. Những hàng
cây, ngôi nhà khoác áo giáp màu nâu trĩu mái. Hết những cơn mưa mùa hạ. Thu.
Không còn trăng quầng, trăng tán, chỉ có trăng lạnh lẽo buồn vằng vặc. Trăng
mùng một, mùng hai. Trăng mười ba mười bốn. Trăng rằm, mười sáu. Đêm trăng
thanh tịnh, đêm trăng buồn, đêm trăng không ngủ, đêm không trăng, chủ nhiệm Mã
một mình quần xắn gối lội bãi phù sa nhão nhòe nhoẹt. Đồng bãi rộng mênh mông ẩm
ướt màu nâu đỏ lấp lánh ánh trăng suông, chỗ này, đoạn kia lóa sáng như chiếc
gương phản chiếu lên trời. Đó là những khoảng ruộng trũng, nước sông không kịp
ra nguồn đọng thành ao thành đầm. Và có chỗ lũ sóng to ụ phù sa đọng cao như đống
gò.
Bỗng vai cày kọt kẹt. Khối đen trâu sững lại. Ông sững lại,
nhìn soi mói cái lưỡi cày. Chà, một búi cỏ bện vào nhau ngăn cản. Ông cúi xuống,
gỡ, căng, dứt nó ra, giựt, giựt. Lưỡi cày sắc, ngọt, cứa vào tay ông tứa máu.
Máu nóng hổi ứa ra, nhỏ xuống lưỡi cày. Đêm. Cái bùi nhùi rơm có lửa, ông cầm,
huơ huơ. Trong lửa ấm, lưỡi cày được sáng lên như mắt giúp ông tìm nhặt những
ngọn cây lá nhọ nồi lẫn trong búi cỏ vo viên lại cho vào miệng, ông nhai đắp
lên vết thương đang nhỏ máu. Dừng đến mười phút, máu ngừng nhỏ, cảm thấy vết
thương như đã được khép lại, ông và trâu lại tiếp tục cày. Trâu to lớn, chậm
rãi những bước chân trên bề mặt ruộng rạ. Trâu kéo lưỡi cày khía vào lòng đất.
Ông đi sau tay vịn tay cày, bàn chân bước, lách khe rãnh luống đất đã được cày.
Mỗi lần vắt vắt cái dây thừng sỏ mũi trâu, bàn chân ông dẫm lên đất ướt, vết
thương xót, buôn buốt, nhoi nhói đau, xoáy vào lòng ông nỗi mất mát, cồn cào.
Ông nhớ vợ, người vợ đầu tiên, tình yêu đích thực của ông. Vợ chồng cơ hàn sướng
khổ có nhau, yêu nhau, thương nhau, nghĩ cho nhau đi đâu cũng có nhau. Ông nhớ
bà, nhớ tình yêu trai trẻ. Ông quên sao được không gian xao xuyến buổi ban chiều
thôn nữ giữa trời xanh say gió. Ông nhớ tấm lụa mềm nhuộm màu trinh nữ bay
trong giáng chiều trên cánh đồng mênh mang như bất tận. Tuổi trẻ, tình yêu,
tình chồng vợ hiện hữu trước mắt ông, từng bước đi theo ông, thầm thì bên tai
ông, nâng bước chân ông. Linh cảm và linh thiêng, ông tin rằng dù ở thế giới
bên kia, bà vẫn hướng về ông, dõi theo ông, nhớ ông, sẻ chia, lo lắng ân tình.
Từ ngày ông Hiểu bị giết. Thắm và Hạnh thân nhau như anh em
ruột, như vợ như chồng, như đôi bạn già lạc lõng với xung quanh. Càng lớn, Hạnh
càng giống cha. Điều này làm bà ngoại sợ. Trưa hè nắng héo cây, hai đứa lụi hụi
trong vườn nhà Hạnh. Thắm lấy dao khía vào vỏ cây, nhựa sung tứa trắng như sữa
bò lăn thành dòng trên lưỡi dao, rơi xuống mảnh sành Thắm cầm hứng trên tay. Gốc
sung già, những cái rễ nhô lên như những chiếc ghế bên bờ ao. Những cái rễ như
những cái bắp tay săn chắc duỗi trên mặt đất. Hạnh ngồi lên đó nắn nót vót từng
thanh tre làm khung diều. Cái tâm thế cần mẫn say sưa, cái dáng lòng khòng, mớ
tóc bồng bềnh, bờ vai vuông, Hạnh giống ông Hiểu y hệt.
Giá mà đêm chia tay, Hạnh cũng nói với mẹ như chàng trai kia nói với người yêu,
bây giờ hẳn mẹ có được một đứa con cho anh.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Sao em không đợi
Sao em không đợi? Chiếc xe hơi ập đỗ trước cổng. Xe phủ trắng bụi đường. Chứng tỏ chặng đường đi xa xa lắm. Người đàn ông đầu hói, mặt cổ ...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
-
Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi 1. Trong lịch sử văn học Việt Nam, cảm thức thiên nhiên của các thi nhân không phải là hiếm. Nhưng t...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét