Thứ Năm, 26 tháng 12, 2024
Ao làng
Tôi đến thăm ông bác ruột. Gõ cửa mãi mới thấy ông lò rò bước
ra sân. Nhìn thằng cháu một lúc, mà ông vẫn chưa nhận ra là ai. Mãi tới khi tôi
lên tiếng, ông mới chậm chạp mở cổng, húng hắng giải thích: “Dạo này trộm cắp lừa
đảo nhiều, hết giả danh tiếp thị, quảng cáo, bán hàng, đến quyền góp tô tượng,
đúc chuông. Cứ sểnh ra là không mất cái này, thì mất cái kia. Cứ phải xem kỹ,
nhòm kỹ, có đúng người quen không, mới dám mở cổng.” Bác cháu tôi ngồi uống nước
được một lúc, thì bà bác dâu ở đầu về về. Bà áo dài, cổ đeo lủng lẳng chuỗi ngọc
trai to bự. Trái ngượi với ông chồng hom hem, bà phốp pháp, đẫy đà. Gặp thằng
cháu chồng, bà chẳng mấy mặn mà. Bà vừa khuất vào phòng trong, ông bác nhát gừng
giải thích: “ Đi chùa”. Nói rồi ông cười ruồi: “Dạo này lắm người thành kính.
Không còn thiếu đền, chùa nào không đến. Cúng mà lắm lộc, sạch tội thì....”.
Ông chưa nói hết câu, từ phòng trong, bà khó chịu bước ra: “Ông... ông thì biết
gì mà tham góp. Suốt ngày ru rú trong nhà. Ông không thành kính thì thôi. Đừng
có mà báng bổ”.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chúa đất miền Khau SưaXXX
Chúa đất miền Khau Sưa Tử Pín giương súng hai nòng, tiến gần khỉ mẹ. Gần như đối diện. Ôi khiếp! Đôi mắt khỉ mẹ đỏ rực. Nhìn thẳng mặt Tử ...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
-
Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi 1. Trong lịch sử văn học Việt Nam, cảm thức thiên nhiên của các thi nhân không phải là hiếm. Nhưng t...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét