Thứ Tư, 25 tháng 12, 2024
Sõng Vành - Truyện ngắn của Nguyễn Hiệp
Sõng Vành - Truyện ngắn
Sõng Vành tên thiệt là gì, ở cái làng Bô này, chẳng
ai nhớ nổi, mà hai tiếng “sõng vành” là nghĩa lý gì, ít ai biết được. Cũng chẳng
cần nhớ, chẳng cần biết để làm gì, thói quen của làng Bô là “khó quá cho qua”,
chuyện gì gợn tí, cần phải động não tí chút là “khó quá cho qua”, rốt cuộc là
sinh ra tính làm biếng, tính làm biếng ăn vào máu nên gọi là truyền thống làm
biếng thâm căn cố đế. Vậy nên trước đây, thời phong kiến, tên cũ của làng là Thụy
Miên, nghĩa là đang ngủ, nghĩa là bản tính mờ tối có sẵn ở trong tâm, là lười mệt,
chểnh mảng, mơ hồ. Cũng do làm biếng mà tên làng còn lại một tiếng, cho dễ gọi,
dễ nhớ, dễ ghi chép khi làm giấy khai sinh, khai tử. “Một dải đất lượn lượn
chút tẹo mà bày đặt hai ba chữ làm chi, nói trẹo cả miệng”, người ta nghĩ vậy
nên đổi tên làng thành “Bô”. Còn vì sao tên Bô thì cũng không biết luôn, “khó
quá cho qua!”.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chúa đất miền Khau SưaXXX
Chúa đất miền Khau Sưa Tử Pín giương súng hai nòng, tiến gần khỉ mẹ. Gần như đối diện. Ôi khiếp! Đôi mắt khỉ mẹ đỏ rực. Nhìn thẳng mặt Tử ...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
-
Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi 1. Trong lịch sử văn học Việt Nam, cảm thức thiên nhiên của các thi nhân không phải là hiếm. Nhưng t...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét