Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2025
Mỹ cảm hoài niệm trong thơ Hoàng Thân
Mỹ cảm hoài niệm
Để trả lời câu hỏi: Thơ là gì? Alfred De Vigny, một thi sĩ tài danh của nước Pháp, thế kỷ XIX đã xác quyết: “Thơ là sự Đẹp tuyệt trần của sự vật, và sự chiêm ngưỡng Đẹp ấy trong lý tưởng”. (1) Quan niệm của Alfred De Vigny về cái đẹp trong thơ đã cho thấy một trong những yếu tính của thơ là hướng đến cái đẹp và sáng tạo nên cái đẹp. Cái đẹp đó chính là sự kết tinh từ những mỹ cảm, những rung động của thi nhân trước cuộc sống và con người. Không có điều kiện tiên quyết nầy sẽ không có thơ ca đúng nghĩa. Bởi, nếu không có sự rung động trước cái đẹp, nhà thơ sẽ không thể nào có thi hứng để hình thành những dự phóng sáng tạo. Chiêm ngưỡng “cái đẹp trong lý tưởng” sẽ tạo nên những mỹ cảm thi ca, một phẩm tính thể hiện năng lực sáng tạo của nhà thơ. Đây cũng là điều người đọc có thể tri nhận khi đến với hành trình sáng tạo thơ của Hoàng Thân. Và một trong những điều làm nên cái đẹp trong thơ Hoàng Thân đó là sự kết tinh từ những mỹ cảm hoài niệm mang tâm thức hiện sinh mà anh đã trải nghiệm qua những tháng năm hiện hữu của đời mình, trong tư cách của một nhà khoa học làm thơ (hiện anh là Bác sĩ CKII tim mạch, đang hằng ngày cứu sống sinh mệnh biết bao người bệnh). Vì vậy, không phải ngẫu nhiên từ tập thơ đầu tay Nguyên màu thời gian (Nxb. Hội Nhà văn, 2016) đến các tập thơ sau nầy như: Miên khúc (Nxb. Hội Nhà văn, 2018), Dòng lữ thứ (Nxb. Hội Nhà văn, 2019), Trầm tích (Nxb. Hội Nhà văn, 2020) đều mang một nỗi ám ảnh khôn nguôi về những hoài niệm, mà ở đó những nuối tiếc, những nhớ thương dĩ vãng luôn hiện hữu trong tâm hồn thi nhân để làm nên những “trầm tích” thơ như một “dấu lặng” riêng mang mà những câu thơ đầy mỹ cảm hoài niệm hiện hữu trong thơ Hoàng Thân là một minh chứng: “Nuối gì qua mấy bão giông/ Mấy mùa nước lũ lòng sông vẫn hoài/ Thời gian nào thể ngược xoay/ Đành trầm tích lại tháng ngày riêng mang” (Trầm tích). Đi vào thi giới Hoàng Thân là đi vào khám phá những mỹ cảm hoài niệm kết tinh từ tâm thức hiện sinh như một vẻ đẹp của thơ Hoàng Thân trong hành trình sống của mình như anh đã dự cảm: “Lãng du giữa chốn trần gian / Bao nhiêu danh vọng bấy làn phù du” (Lãng du).
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Bùi Phan Thảo với khúc ca bi tráng
Bùi Phan Thảo với khúc ca bi tráng Trường ca “Những ngọn khói về trời” của Bùi Phan Thảo là cuốn truyện bằng thơ, kể lại một thảm họa lịch...
-
Hoa muộn - Nơi mùa xuân đi qua Vũ trụ này không có bắt đầu và không có kết thúc. Hay nói đúng hơn, con người không biết nó bắt đầu từ đâu ...
-
Lời kỹ nữ - Xuân Diệu A.TÁC GIẢ: I. Cuộc đời: Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu, còn có bút danh là Trảo Nha, quê quán làng T...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét