Tôi đã chôn sao anh cứ hiện về Nấm
mồ ấy không một lần hương khói Vùi sâu anh trong quãng đời nông nổi Tôi bồi hồi, tôi bối rối, tôi yêu. Rômêô cuộc đời có được bao
nhiêu Mà cô gái muốn làm Juliet Xuân Hương ơi! màu trầu xanh tha thiết Nhưng
tìm hoài không có kẻ ăn chung. Ảo ảnh mãi thôi, ảo ảnh đến cùng Mồ anh đó
tôi chôn bằng nước mắt Hồn chìm nổi lênh đênh, hồn phiêu bạt Để lại về
khắc khoải sống trong tôi. Thiên đường bao la nhặt hết giữa cõi đời Những
ngôi sao làm một trời tinh tú Ảo ảnh của tôi ơi, hãy bay vào vũ trụ Thế
giới này đâu có chỗ cho anh.
Tình
yêu, một tình cảm làm dịu mát tâm hồn con người nhưng cũng làm vỡ vụn bao trái
tim của những kẻ tình si. Dù là mật ngọt hay đắng cay, hạnh phúc hay đau khổ,
bao đời nay, con người vẫn tự nguyện đến với tình yêu, sống trong tình yêu, hạnh
phúc trong tình yêu và rồi đau khổ tột cùng trong tình yêu. Nhưng trong tột
cùng nỗi đau ấy, tình yêu vẫn mãi ngự trị trong ta, da diết, nồng say. Ảo ảnh của
Đinh Thu Hiền dẫn dắt ta vào bến bờ của một tình yêu da diết, nồng say, vào tận
cùng ngõ ngách của một trái tim thổn thức vì yêu.
Niềm yêu chợt ùa về ngút ngàn để rồi buột ra một câu thảng thốt:
Tôi đã chôn sao anh cứ hiện về
Câu thơ mở đầu có hình thức một câu hỏi nhưng dường như nó thực hiện chức năng của cả ba loại câu: câu hỏi tu từ, câu cảm thán và câu cầu khiến. Sao anh cứ mãi hiện về trong tôi, ám ảnh tôi? Tôi không thể nào quên anh! Hãy về với tôi! Chỉ với câu mở đầu, người đọc có thể cảm nhận rất rõ tâm trạng của nhân vật trữ tình- Tôi- cô gái đang yêu, cố chạy trốn tình yêu nhưng càng chạy trốn lại càng bị buộc chặt trong tình yêu. Chạy trốn tình yêu nhưng thực ra, cô gái đang đối diện với người mình yêu, đối diện tình yêu với đầy đủ cung bậc của nó. Nếu trong Tự khúc, Trần Thị Khánh Hội dùng từ “gom” để thổ lộ lòng mình; tình yêu “làm cạn kiệt trái tim mình” nhưng cô gái vẫn nâng niu, gom giữ nó như một kỷ vật:
Em gom hết nỗi đau suốt cuộc tình vụng dại
Làm cạn kiệt trái tim mình.
thì ở Ảo ảnh, người đọc cảm nhận được tình yêu ấy qua từ “vùi”:
Vùi sâu anh trong quãng đời nông nổi
Tôi thật ngỡ ngàng, thán phục cách dùng từ của Đinh Thu Hiền. Chị đã “bẻ đôi” từ ghép “chôn vùi” để đặt chúng vào hai câu thơ trong cùng một khổ thơ với tư cách là hai từ độc lập, có ý nghĩa mới mẻ, bổ sung ý nghĩa cho nhau tạo nên độ sâu sắc cho khổ thơ. Ở câu thơ thứ nhất (Tôi đã chôn sao anh cứ hiện về), chỉ với từ “chôn” (chứ không phải là “ném” hay “vứt” ...), người đọc đã “đọc thấu” nỗi lòng của nhân vật Tôi, và đây cũng chính là nghịch lí trong tình yêu của người phụ nữ. Trong tận cùng đau khổ, người con gái vẫn không từ bỏ, đoạn tuyệt với tình yêu, cô vẫn chôn dấu, vẫn cất giữ nó- cất giữ một cái vô hình như cất giữ một vật hữu hình. Đến câu thơ thứ ba thì sự gìn giữ, ấp ủ tình yêu của cô gái càng thể hiện rõ nét hơn:
Vùi sâu anh trong quãng đời nông nổi
Tôi bồi hồi, tôi bối rối, tôi yêu Khó mà lường hết được sự kết hợp táo bạo, bất ngờ của Đinh Thu Hiền ở từ “vùi” trong câu thơ này. Đó là sự kết hợp giữa cái hữu hình (Anh) với cái vô hình (quãng đời). “Vùi” anh trong quãng đời “nông nổi” của em để quên anh hay đó là sự ấp ủ, níu giữ khó mà tháo gở của một trái tim đã trót yêu say đắm? Tình yêu của cô gái sao mà róng riết, mà đam mê đến vậy. Một lần nữa, tôi muốn ca ngợi chị- Đinh Thu Hiền- bởi cái tài dùng từ của chị. Chị không hề non tay khi dùng liên tiếp ba động từ chỉ trạng thái tâm lí (bồi hồi, bối rối, yêu) trong một dòng thơ mà không hề có sự dẫm đạp; trái lại, mỗi động từ nói được đầy đủ, sâu sắc trạng thái tình cảm của nhân vật Tôi- cô gái đã yêu, đang yêu và đang đau khổ tột cùng bởi tình yêu:
Tôi bồi hồi, tôi bối rối, tôi yêu
Ba kết cấu C-V tối giản được đặt trong một dòng thơ 8 âm tiết với cách ngắt nhịp 3/3/2 như nhịp đập của một con tim đang thổn thức trong một niềm yêu tha thiết. Chẳng dễ dàng gì khi quên một mối tình, dẫu đó chỉ là một mối tình đơn phương. Hàn Mặc Tử cũng đã từng thốt lên một cách đau đớn:
Trời hỡi làm sao khi khát đói
Gió trăng có sẵn làm sao ăn
Làm sao giết được người trong mộng
Để trả thù duyên kiếp phủ phàng?
Nhân vật xưng Tôi trong Ảo ảnh cũng thế, chạy trốn, bứt phá nhưng tình yêu luôn ngự trị trong cô, đau đớn nhưng ngọt ngào bởi vốn dĩ tình yêu là thế. Chẳng thế mà ở khổ thơ thứ nhất của bài thơ 8 âm tiết, Đinh Thu Hiền đã dùng cách ngắt nhịp thật đều đặn (3/5; 3/5; 3/5; 3/3/2) tạo một cảm giác nhịp nhàng, sâu lắng nhưng chính vì vậy mà nó làm nhói đau biết bao trái tim những người đồng cảm. Cảm giác ấy cứ lan tỏa trong mỗi khổ thơ cho đến hết bài thơ, quên- nhớ, yêu thương- căm hận, hạnh phúc- đau khổ... như một nghịch lí trong tình yêu. Mọi lối thoát cũng như sự kiếm tìm nhiều khi không phải là ý muốn chủ quan. Chiêm nghiệm với nỗi đau, trực diện với chính mình, cô gái có trái tim biết yêu đã tự vấn nhưng cũng để khẳng định thêm một lần nữa tình yêu của cô dành cho anh:
Rômêô đời có được bao nhiêu
Mà cô gái muốn làm Juliet
Cô gái không có được cái hạnh phúc được yêu và được chết vì người mình yêu như nàng Juliet, nhưng trớ trêu thay, cô lại là một Juliet. Nỗi xót xa của cô gái chính là chỗ đó. Cuộc đời này vẫn không có Rômêô dành cho Juliet, “màu trầu xanh tha thiết” vẫn mãi không có người để trao tay! Phải chăng cái éo le trong tình trường của Xuân Hương là duyên cớ để nhân vật trữ tình thổ lộ tâm tư? Và phải chăng đây cũng chính là điểm mấu chốt của cái nghịch lí trong tình yêu? Càng không có được tình yêu lại càng yêu da diết, càng cố lãng quên lại càng nhớ cồn cào, càng yêu mãnh liệt. Thế mới là tình yêu, nó vốn không nửa vời, không chia sẻ và bao giờ cũng đến tận cùng sâu thẳm. Nhân vật trữ tình trong Ảo ảnh của Đinh Thu Hiền đã có một tình yêu như thế.
Mạch thơ sâu lắng, nhẹ nhàng nhưng xót xa, bứt phá bởi cái nghịch lý của tình yêu - mạch ý ngầm xuyên suốt cả bài thơ:
Ảo ảnh mãi thôi, ảo ảnh đến cùng
Mồ anh đó tôi chôn bằng nước mắt
Hồn chìm nổi, lênh đênh hồn phiêu bạt
Để lại về khắc khoải sống trong tôi.
Hơn ai hết, cô gái nhận ra Anh là một ảo ảnh, tình yêu của cô cũng chỉ là một ảo ảnh (tình yêu vô vọng) nhưng cho dù “ảo ảnh đến cùng”, anh vẫn luôn hiện hữu trong cô thật rõ nét.
Tình yêu của nữ giới là thế. Đã yêu, yêu đến tận cùng dù nỗi đau vì tình yêu như thể nghiền nát họ vậy. Cũng như trong tận cùng tuyệt vọng, nhân vật trữ tình của bài thơ vẫn “khắc khoải” yêu. Một lần nữa, sự lựa chọn của Đinh Thu Hiền lại đem đến cho tôi một bất ngờ bởi một loạt tính từ xuất hiện trong hai dòng thơ:
Hồn chìm nổi, lênh đênh hồn phiêu bạt
Để lại về khắc khoải sống trong tôi. Đặt ba tính từ “chìm nổi, lênh đênh, phiêu bạt” cạnh nhau trong một dòng thơ, chị đã bắt các nét nghĩa khác nhau trong ba từ gần nghĩa này phát huy hết khả năng chuyển tải ý nghĩa của nó, để rồi dồn nén lại trong từ “khắc khoải” ở dòng thơ tiếp theo. Người đọc một lần nữa cảm nhận một cách sâu sắc nỗi đau của nhân vật trữ tình.
Dòng thơ cứ chảy miên man trong dòng hoài niệm của một con tim đang thổn thức vì yêu, trong niềm hạnh phúc lẫn khổ đau của một Ảo ảnh. Anh, một con người bằng xương bằng thịt nhưng như một ảo ảnh trong Tôi. Cơ hồ bóng hình Anh chưa lúc nào vụt khỏi tâm tưởng Tôi. Nếu ở câu đầu của bài thơ, Đinh Thu Hiền dùng từ “cứ” (cứ hiện về) thì đến câu cuối khổ 3, chị lại dùng từ “lại” (lại về) như khẳng định một lần nữa tình yêu và nghịch lí trong tình yêu.
Dẫu đã gấp thơ lại, đã cố gắng quên nhưng tình yêu của nhân vật trữ tình trong Ảo ảnh của Đinh Thu Hiền cứ mãi ám ảnh tôi. Tình yêu của người phụ nữ sao mà róng riết, mà đam mê đến vậy. Thượng đế đã cho người phụ nữ làm Êva sao không ban cho họ một Ađam hiểu thấu tâm tình họ, tâm tình của một người “Biết yêu anh cả khi chết đi rồi” (Xuân Quỳnh). Đinh Thu Hiền đã khiến tôi thao thức mãi khôn nguôi, liệu những mối tình “lệch nhịp” như thế có đeo đẳng họ suốt cuộc đời để:
Em ngồi giặt áo giữa trưa
Rát bàn tay vẫn vò chưa sạch lòng
Niềm yêu chợt ùa về ngút ngàn để rồi buột ra một câu thảng thốt:
Tôi đã chôn sao anh cứ hiện về
Câu thơ mở đầu có hình thức một câu hỏi nhưng dường như nó thực hiện chức năng của cả ba loại câu: câu hỏi tu từ, câu cảm thán và câu cầu khiến. Sao anh cứ mãi hiện về trong tôi, ám ảnh tôi? Tôi không thể nào quên anh! Hãy về với tôi! Chỉ với câu mở đầu, người đọc có thể cảm nhận rất rõ tâm trạng của nhân vật trữ tình- Tôi- cô gái đang yêu, cố chạy trốn tình yêu nhưng càng chạy trốn lại càng bị buộc chặt trong tình yêu. Chạy trốn tình yêu nhưng thực ra, cô gái đang đối diện với người mình yêu, đối diện tình yêu với đầy đủ cung bậc của nó. Nếu trong Tự khúc, Trần Thị Khánh Hội dùng từ “gom” để thổ lộ lòng mình; tình yêu “làm cạn kiệt trái tim mình” nhưng cô gái vẫn nâng niu, gom giữ nó như một kỷ vật:
Em gom hết nỗi đau suốt cuộc tình vụng dại
Làm cạn kiệt trái tim mình.
thì ở Ảo ảnh, người đọc cảm nhận được tình yêu ấy qua từ “vùi”:
Vùi sâu anh trong quãng đời nông nổi
Tôi thật ngỡ ngàng, thán phục cách dùng từ của Đinh Thu Hiền. Chị đã “bẻ đôi” từ ghép “chôn vùi” để đặt chúng vào hai câu thơ trong cùng một khổ thơ với tư cách là hai từ độc lập, có ý nghĩa mới mẻ, bổ sung ý nghĩa cho nhau tạo nên độ sâu sắc cho khổ thơ. Ở câu thơ thứ nhất (Tôi đã chôn sao anh cứ hiện về), chỉ với từ “chôn” (chứ không phải là “ném” hay “vứt” ...), người đọc đã “đọc thấu” nỗi lòng của nhân vật Tôi, và đây cũng chính là nghịch lí trong tình yêu của người phụ nữ. Trong tận cùng đau khổ, người con gái vẫn không từ bỏ, đoạn tuyệt với tình yêu, cô vẫn chôn dấu, vẫn cất giữ nó- cất giữ một cái vô hình như cất giữ một vật hữu hình. Đến câu thơ thứ ba thì sự gìn giữ, ấp ủ tình yêu của cô gái càng thể hiện rõ nét hơn:
Vùi sâu anh trong quãng đời nông nổi
Tôi bồi hồi, tôi bối rối, tôi yêu Khó mà lường hết được sự kết hợp táo bạo, bất ngờ của Đinh Thu Hiền ở từ “vùi” trong câu thơ này. Đó là sự kết hợp giữa cái hữu hình (Anh) với cái vô hình (quãng đời). “Vùi” anh trong quãng đời “nông nổi” của em để quên anh hay đó là sự ấp ủ, níu giữ khó mà tháo gở của một trái tim đã trót yêu say đắm? Tình yêu của cô gái sao mà róng riết, mà đam mê đến vậy. Một lần nữa, tôi muốn ca ngợi chị- Đinh Thu Hiền- bởi cái tài dùng từ của chị. Chị không hề non tay khi dùng liên tiếp ba động từ chỉ trạng thái tâm lí (bồi hồi, bối rối, yêu) trong một dòng thơ mà không hề có sự dẫm đạp; trái lại, mỗi động từ nói được đầy đủ, sâu sắc trạng thái tình cảm của nhân vật Tôi- cô gái đã yêu, đang yêu và đang đau khổ tột cùng bởi tình yêu:
Tôi bồi hồi, tôi bối rối, tôi yêu
Ba kết cấu C-V tối giản được đặt trong một dòng thơ 8 âm tiết với cách ngắt nhịp 3/3/2 như nhịp đập của một con tim đang thổn thức trong một niềm yêu tha thiết. Chẳng dễ dàng gì khi quên một mối tình, dẫu đó chỉ là một mối tình đơn phương. Hàn Mặc Tử cũng đã từng thốt lên một cách đau đớn:
Trời hỡi làm sao khi khát đói
Gió trăng có sẵn làm sao ăn
Làm sao giết được người trong mộng
Để trả thù duyên kiếp phủ phàng?
Nhân vật xưng Tôi trong Ảo ảnh cũng thế, chạy trốn, bứt phá nhưng tình yêu luôn ngự trị trong cô, đau đớn nhưng ngọt ngào bởi vốn dĩ tình yêu là thế. Chẳng thế mà ở khổ thơ thứ nhất của bài thơ 8 âm tiết, Đinh Thu Hiền đã dùng cách ngắt nhịp thật đều đặn (3/5; 3/5; 3/5; 3/3/2) tạo một cảm giác nhịp nhàng, sâu lắng nhưng chính vì vậy mà nó làm nhói đau biết bao trái tim những người đồng cảm. Cảm giác ấy cứ lan tỏa trong mỗi khổ thơ cho đến hết bài thơ, quên- nhớ, yêu thương- căm hận, hạnh phúc- đau khổ... như một nghịch lí trong tình yêu. Mọi lối thoát cũng như sự kiếm tìm nhiều khi không phải là ý muốn chủ quan. Chiêm nghiệm với nỗi đau, trực diện với chính mình, cô gái có trái tim biết yêu đã tự vấn nhưng cũng để khẳng định thêm một lần nữa tình yêu của cô dành cho anh:
Rômêô đời có được bao nhiêu
Mà cô gái muốn làm Juliet
Cô gái không có được cái hạnh phúc được yêu và được chết vì người mình yêu như nàng Juliet, nhưng trớ trêu thay, cô lại là một Juliet. Nỗi xót xa của cô gái chính là chỗ đó. Cuộc đời này vẫn không có Rômêô dành cho Juliet, “màu trầu xanh tha thiết” vẫn mãi không có người để trao tay! Phải chăng cái éo le trong tình trường của Xuân Hương là duyên cớ để nhân vật trữ tình thổ lộ tâm tư? Và phải chăng đây cũng chính là điểm mấu chốt của cái nghịch lí trong tình yêu? Càng không có được tình yêu lại càng yêu da diết, càng cố lãng quên lại càng nhớ cồn cào, càng yêu mãnh liệt. Thế mới là tình yêu, nó vốn không nửa vời, không chia sẻ và bao giờ cũng đến tận cùng sâu thẳm. Nhân vật trữ tình trong Ảo ảnh của Đinh Thu Hiền đã có một tình yêu như thế.
Mạch thơ sâu lắng, nhẹ nhàng nhưng xót xa, bứt phá bởi cái nghịch lý của tình yêu - mạch ý ngầm xuyên suốt cả bài thơ:
Ảo ảnh mãi thôi, ảo ảnh đến cùng
Mồ anh đó tôi chôn bằng nước mắt
Hồn chìm nổi, lênh đênh hồn phiêu bạt
Để lại về khắc khoải sống trong tôi.
Hơn ai hết, cô gái nhận ra Anh là một ảo ảnh, tình yêu của cô cũng chỉ là một ảo ảnh (tình yêu vô vọng) nhưng cho dù “ảo ảnh đến cùng”, anh vẫn luôn hiện hữu trong cô thật rõ nét.
Tình yêu của nữ giới là thế. Đã yêu, yêu đến tận cùng dù nỗi đau vì tình yêu như thể nghiền nát họ vậy. Cũng như trong tận cùng tuyệt vọng, nhân vật trữ tình của bài thơ vẫn “khắc khoải” yêu. Một lần nữa, sự lựa chọn của Đinh Thu Hiền lại đem đến cho tôi một bất ngờ bởi một loạt tính từ xuất hiện trong hai dòng thơ:
Hồn chìm nổi, lênh đênh hồn phiêu bạt
Để lại về khắc khoải sống trong tôi. Đặt ba tính từ “chìm nổi, lênh đênh, phiêu bạt” cạnh nhau trong một dòng thơ, chị đã bắt các nét nghĩa khác nhau trong ba từ gần nghĩa này phát huy hết khả năng chuyển tải ý nghĩa của nó, để rồi dồn nén lại trong từ “khắc khoải” ở dòng thơ tiếp theo. Người đọc một lần nữa cảm nhận một cách sâu sắc nỗi đau của nhân vật trữ tình.
Dòng thơ cứ chảy miên man trong dòng hoài niệm của một con tim đang thổn thức vì yêu, trong niềm hạnh phúc lẫn khổ đau của một Ảo ảnh. Anh, một con người bằng xương bằng thịt nhưng như một ảo ảnh trong Tôi. Cơ hồ bóng hình Anh chưa lúc nào vụt khỏi tâm tưởng Tôi. Nếu ở câu đầu của bài thơ, Đinh Thu Hiền dùng từ “cứ” (cứ hiện về) thì đến câu cuối khổ 3, chị lại dùng từ “lại” (lại về) như khẳng định một lần nữa tình yêu và nghịch lí trong tình yêu.
Dẫu đã gấp thơ lại, đã cố gắng quên nhưng tình yêu của nhân vật trữ tình trong Ảo ảnh của Đinh Thu Hiền cứ mãi ám ảnh tôi. Tình yêu của người phụ nữ sao mà róng riết, mà đam mê đến vậy. Thượng đế đã cho người phụ nữ làm Êva sao không ban cho họ một Ađam hiểu thấu tâm tình họ, tâm tình của một người “Biết yêu anh cả khi chết đi rồi” (Xuân Quỳnh). Đinh Thu Hiền đã khiến tôi thao thức mãi khôn nguôi, liệu những mối tình “lệch nhịp” như thế có đeo đẳng họ suốt cuộc đời để:
Em ngồi giặt áo giữa trưa
Rát bàn tay vẫn vò chưa sạch lòng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét