Mẹ ốm
Cánh màn khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa Nắng mưa từ những ngày xưa Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan.
Khắp người đau buốt, nóng ran
Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm Người cho trứng, người cho cam Và anh y sĩ đã mang thuốc vào.
Sáng nay trời đổ mưa rào
Nắng trong trái chín ngọt ngào bay hương Cả đời đi gió đi sương Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi.
Mẹ vui con có quản gì
Ngâm thơ kể chuyện, rồi thì múa ca Rồi con diễn kịch giữa nhà Một mình con sắm cả ba vai chèo.
Vì con, mẹ khổ đủ điều
Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn Con mong mẹ khoẻ dần dần Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say.
Rồi ra đọc sách, cấy cày
Mẹ là đất nước, tháng ngày của con...
Mở đầu bài thơ, tác giả đã miêu tả cảnh mẹ ốm bằng hình ảnh so sánh:
“Mọi hôm mẹ thích vui chơi. Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu”
Thường ngày mẹ hay ăn trầu, đôi má lúc nào cũng đỏ hồng lên. Thế mà hôm nay mọi cảnh vật trong nhà thật buồn bã. Lá trầu cũng như lặng đi và héo khô trong cơi trầu. Những lúc rỗi rãi mẹ thường ngâm nga Truyện Kiều, giờ mẹ bị ốm nên “Truyện Kiều gấp lại trên đầu...”.
Mẹ vốn là người lam làm tần tảo. Khi mẹ ốm thì “Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa”. Cả cuộc đời mẹ vất vả gian nan nay bị ốm, tác giả đã cảm nhận được và thể hiện qua hình ảnh:
“Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan”.
Tác giả - một em thiếu niên 10 tuổi đã liên tưởng từ hình ảnh “nắng mưa” mà thấy được sự vất vả, những thăng trầm của cuộc sống mà người mẹ đã phải trải qua. Vì vậy mà tác giả như hiểu được người mẹ đang phải chịu sự “đau buốt, nóng ran” khi bị ốm.
Rồi tình làng nghĩa xóm, sự quan tâm của mọi người tới mẹ cũng được nhà thơ thể hiện rất mộc mạc, giản dị mà thắm đượm tình người:
“Mẹ ơi, cô bác xóm làng đến thăm.
Người cho trứng, người cho cam Và anh y sĩ đã mang thuốc vào”.
Điều đó chứng tỏ rằng, hàng ngày mẹ sống tốt với mọi người nên khi mẹ ốm mọi người quý mến và thương cảm tới mẹ. Còn nhà thơ - em bé thiếu niên Trần Đăng Khoa bấy giờ đã thấu hiểu nỗi vất vả cực nhọc của mẹ trong cuộc sống lam lũ mà em đã từng chứng kiến và cảm nhận được:
“Cả đời đi gió, đi sương
Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi”. “Cả đời đi gió đi sương” là hình ảnh ẩn dụ diễn tả sự vất vả, gian khổ của người mẹ.
Trong cuộc sống lao động cực nhọc, mẹ đã từng trải qua và vượt lên tất cả để vì cuộc sống và vì tương lai tốt đẹp của các con. Khoa còn hiểu được qua thành ngữ “đi gió đi sương” là nói lên được sự vất vả gian khổ, lao động trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt, sớm tối lặn lội. Cảm nhận được như vậy, chứng tỏ tác giả rất yêu thương mẹ, muốn làm tất cả những gì để mẹ vui lòng mà chóng khỏi ốm:
“Mẹ vui con có quản gì
Ngâm thơ, kể chuyện rồi thì múa ca”.
Khoa còn làm được cả những việc vượt ngoài khả năng mà trước đây bản thân chưa làm được: “Một mình con sắm cả ba vai chèo” - một em thiếu niên thật là ngoan ngoãn, có thể lúc trước còn nhõng nhẽo, hay vòi vĩnh mẹ nhưng bây giờ mẹ ốm đã biết thể hiện sự hiếu thảo của mình qua sự chăm sóc mẹ. Nhìn những nếp nhăn hằn trên khuôn mặt của mẹ, Khoa rất cảm động và thấy vô cùng biết ơn mẹ:
“Vì con mẹ khổ đủ điều
Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn”.
Vì vậy mà trong lòng của nhà thơ lúc nào cũng ước:
“Con mong mẹ khỏe dần dần
Ngày ăn ngon miệng đêm nằm ngủ say”.
Thật cảm động biết bao trước tình cảm đẹp đẽ của một người con - một cậu bé chưa đầy 10 tuổi trước cảnh “Mẹ ốm”. Bài thơ còn hay ở câu kết mà tác giả đã nói hộ chúng ta về lòng biết ơn vô hạn của những đứa con với các bà mẹ:
“Mẹ là đất nước, tháng ngày của con”.
Phải chăng đó cũng là tình cảm của mỗi chúng ta khi nghĩ về mẹ: Con yêu mẹ nhất trên đời, con yêu mẹ như yêu đất nước và mẹ chính là Tổ quốc của riêng con!.
|
Chủ Nhật, 10 tháng 9, 2017
Bài thơ "Mẹ ốm" của Trần Đăng Khoa
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chùm truyện ngắn
Chùm truyện ngắn SÔNG PHỐ Tôi ở bên bờ sông Phố. Con sông nhỏ khiêm nhường len lỏi chảy giữa mấy giải núi đồi và đồng bằng hẹp của huyện H...
-
Hoa muộn - Nơi mùa xuân đi qua Vũ trụ này không có bắt đầu và không có kết thúc. Hay nói đúng hơn, con người không biết nó bắt đầu từ đâu ...
-
Lời kỹ nữ - Xuân Diệu A.TÁC GIẢ: I. Cuộc đời: Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu, còn có bút danh là Trảo Nha, quê quán làng T...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét