Con
trai và các bạn của nó ngồi tán gẫu. Các cháu đều là sinh viên đại
học đang bàn về chuyện các cô gái thời nay khi vào đại học đa số đã
mất trinh, có cô mất từ hồi cấp ba, thậm chí có đứa mất từ cấp
hai. Chuyện ấy chúng nó coi rất bình thường. Với chúng không có khái
niệm mất.
Nghe
qua thì thấy bình thường. Nhưng ngồi nghĩ cho kỹ, có lẽ đó là
chuyện lớn, chuyện thay đổi cả một tầm thức con người, thế hệ và
cả một lối sống có đạo đức hay không có đạo đức.
Một
lượng vàng có giá hai ngàn đô la chẳng hạn, rồi tự dưng một ngày
nào đó cũng lượng vàng ấy không đáng một xu. Như thế là lạm phát,
hệ thống tài chính ngân hàng ra sao? Nền kinh tế sẽ suy sụp… Khủng
khiếp chứ. Vậy thì cái đáng giá ngàn vàng từ xửa xưa, tự dưng bây
giờ “tình cho không, biếu không” cũng khủng khiếp không kém, có khi
còn hơn, bởi kia là lượng vàng, là giá trị vật chất của cải, còn
đây là con người, là giá trị tinh thần.
Lại
nói, người có nó tự thấy giá trị thấp, người muốn có nó cũng
thấy không mấy giá trị, hai bên đều hạ giá thì có gì phải bàn.
Cũng giống như thời bao cấp ngày xưa mua được bao thuốc lá thì ôi
thôi… quí hết sức, còn bây giờ cho nhau cả cây… vô tư.
Nói cái bao thuốc lá đó nó khác, vì ngày xưa hiếm nên quí như
vàng, còn bây giờ thừa mứa. Nhưng cái kia, cái đáng giá ngàn vàng
kia không phải ngày xưa nó hiếm, bây giờ nó nhiều (ngày xưa ba
mươi triệu dân, bây giờ một trăm triệu, lại có đến gần năm mươi phần trăm
là nữ) mà nó rẻ, nó không có giá trị. Mỗi người cũng chỉ có một,
chứ không có năm có mười gì lại bảo cung lớn hơn cầu. Hay là cầu
giảm? Tất cả đều không phải, mà là do quan niệm giá trị bị thay
đổi. Vì sao thế? Và như thế là tốt hay là xấu?. Tìm được ra cái vì
sao thế để nếu có công thì thưởng, và có tội thì phải phạt. Phải
truy tận gốc, trốc tận rễ mà qui trách nhiệm, chứ không được đổ lỗi
cho tập thể như lâu nay ta vẫn làm.
Phàm
là cái gì trên đời mang lại lợi ích cho con người đều quí cả. Lợi
ích càng lớn thì càng quí. Nói thì nói như thế nhưng trong thực tế
chưa hẳn đã vậy. Ví dụ, khí ôxy chẳng hạn. Ta chỉ thiếu nó trong mấy
phút, lập tức nhập hộ khẩu sang thế giới bạn bè của Phan Thị Bích
Hằng luôn. Thế nhưng, nếu như bây giờ cho anh một bịch khí ôxy
với một chỉ vàng, anh lấy cái nào? Anh sẽ lấy cái anh đang thiếu,
chứ sao?
Như vậy là khí ôxy cực quí, quí hơn tất cả mọi thứ
trên đời này, nhưng nó quá nhiều, nó thừa mứa, nên không mấy ai coi
trọng nó.
Nhưng
cái đáng giá ngàn vàng kia bây giờ cũng không nhiều như khí ôxy mà
bảo người ta không coi trọng. Hay nó không mang lại lợi ích cho con
người nữa mà bị coi thường. Lợi ích chứ, quan trọng chứ. Cô mang cái
cô chỉ có một lần dâng tặng cho người quan trọng nhất đời cô, mà họ
cần, rất cần. Thiêng liêng, lễ độ và cũng đạo đức. Chả lẽ cô mang
cái cô chỉ có một cho ai cũng được, kể cả kẻ không trân trọng thì
còn gì là đạo đức, còn gì là quí trọng ngay cả mình.
Ta
đang bàn đến cái vì sao thế?. Nghĩa là vì sao bây giờ giá trị bị đảo
lộn?. Có người bảo do văn hoá phương Tây nó tràn vào. Có người lại
nói do ta không giáo dục tốt đạo đức lối sống truyền thống cho thế
hệ trẻ. Lại có người cho rằng chủ nghĩa hiện sinh tràn ngập. Nước ta
không chủ trương nhập chủ nghĩa hiện sinh, sao nó lại tràn ngập được?
Ta có
chiến lược giáo dục đàng hoàng. Chiến lược đó có kế hoạch từ nay
đến năm x, rồi tầm nhìn đến năm y (Vừa nói đến đây con trai xin ngắt
lời bảo, bố ơi chắc tới đây sẽ có tầm tưởng tượng đến năm z và tầm
hư cấu đến năm k bố nhỉ). Qui mô lắm chứ. Ông cha ta ngày xưa làm gì
có chiến lược giáo dục, lại bị ngoại bang luôn luôn đồng hoá nữa.
Ấy vậy mà cái đáng giá ngàn vàng vẫn nghìn vàng, càng ngày càng
làm cho có giá trị, làm cho thiêng liêng cao quí. Hay là cả thế giới
bây giờ giá trị nó thay đổi, Việt Nam chẳng qua là hoà nhập thôi. Như
vậy là cả thế giới đem cái giá trị con người, giá trị tình yêu, vợ
chồng để hạ thấp xuống? Nghi ngờ lắm. Bởi vì trong thực tế còn rất
nhiều nước, nhiều dân tộc họ không thế. Hơn nữa, dù ở đâu và bao giờ
nhân loại cũng coi giá trị con người là cao quí nhất. Điều đó bất di
bất dịch.
Lại
bàn về chủ nghĩa hiện sinh. Nước ta không du nhập chủ nghĩa này, mặt
khác ta còn chống lại. Vậy thì nó tràn vào bằng con đường nào, mà
nó làm thay đổi các giá trị? Một là nó đội lốt cái gì đó để len
lỏi vào nước ta. Nếu không thế thì xem lại chính ta. Nếu xem lại
chính ta thì xem ở chỗ nào? Xưa nay ta vẫn nói: Chủ trương đúng, nhưng
thực hiện chưa được, hay thực hiện sai. Thử hỏi ai ra chủ trương? Ai
thực hiện? Cơ chế của nước ta thì tuy hai mà là một. Người đề ra chủ
trương và người thực hiện cũng là một. Hơn nữa, nếu ta nói chủ
trương đúng mà thực hiện không được thì sao lại gọi chủ trương đúng
được. Chân lý phải được thực tiễn kiểm nghiệm chứ.
Tôi
đang nghi ngờ cái chiến lược giáo dục của chúng ta, có thể nó mất
gốc, hoặc nó giáo điều, khẩu hiệu cho nên nó làm sai lệch, hoặc
không thực hiện được đến nơi đến chốn.
Cách
nay mấy năm, có một cuộc toạ đàm của các nhà giáo dục trên truyền
hình. Sau gần một tiếng tọa đàm, thì các thầy ngồi trên truyền hình
hô một khẩu hiệu, rồi cùng nhau nắm tay giơ lên hô quyết tâm ba lần. Tôi
ngồi xem mà muốn xỉu luôn, bởi đến bây giờ rồi cái bệnh hô khẩu
hiệu xuông còn tồn tại ở ngành giáo dục, mà lại lên truyền hình
mới hài hước chứ. Chả trách…
Vấn
đề thật nan giải. Tôi nói với con trai và ba đứa cháu. Ngày xưa bố
bằng tuổi các con, bố cũng yêu như các con bây giờ. Nhưng yêu rất ít,
có khi chỉ một và nói được cái từ yêu thương nó khó khăn lắm, phải
run rẩy, hồi hộp, lo lắng. Và cũng có chia tay. Nếu phải chia tay,
chao ôi nó đau khổ, dằn vặt hàng tháng trời, có khi hàng năm.Còn bây
giờ bố thấy các con thay người yêu như thay áo. Khi chia tay nhau xong
rồi, ngủ khì chả có vương vấn gì cả.
Các
cháu ngồi yên lặng rồi nhìn nhau không nói gì.
Bùi Thanh Minh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét