Cầm tập thơ dày không quá 100 trang của Trần Kim Anh gửi tặng.
Đọc những câu đầu tiên phảng phất hồn vía cho cả tập:
Rồi một ngày lặng
Trống vắng chui vào sáp ong ở trọ
Xôn xao cánh mỏng đâu rồi
Rồi một ngày ngọt ngào
vỗ cánh những đời người
Nào đã ngọt mòng
Nào ngọt đã mênh mông
Những giọt mật đã trở về cõi mọng …
Rồi một ngày lặng
Trống vắng chui vào sáp ong ở trọ
Xôn xao cánh mỏng đâu rồi
Rồi một ngày ngọt ngào
vỗ cánh những đời người
Nào đã ngọt mòng
Nào ngọt đã mênh mông
Những giọt mật đã trở về cõi mọng …
Bất ngờ là: Tôi không thấy nhàm chán bởi độ chai lỳ
trong cảm xúc hay quen thuộc về cách dùng từ.
Toàn bộ 45 bài trong tập là 45 mảnh gép tâm hồn. Ở Trần Kim
Anh chúng đều hoàn chỉnh, ít thấy sự non tay trong cách biểu đạt hoặc gượng
ép trong cảm xúc.
Lập tứ bằng thói quen tư duy hình tượng, lúc nắm giữ,
lúc buông lơi chị đã đưa người đọc vào trong thế giới mới lạ của thơ chị bằng cảm
xúc chân thành. Sự hồn nhiên trong sáng nơi chị dường như đã có ý thức chu đáo
về chuyến đi nhọc nhằn của số phận để người viết, người đọc cùng đồng cảm. Chị
luôn có ý thức để người đọc đỡ mệt khi phải nhìn thấy những giọt nước mắt vô
tình hay cố ý gieo vào hồn vía họ - kể cả những khi chị thốt lên đau đớn: Ối
a rát ruột đói tình/ Ối ôi đứng phía một mình lạnh lưng. Ở câu thơ
trên cái bi đã trở thành cái hài, tác giả đã dùng chính cơn khát để hóa giải
cơn khát. Người đọc hẳn sẽ mỉm cười khi sự chân thành được nâng lên đỉnh điểm. Từ một cách nhìn mới mẻ, bất ngờ:
Nắng lưng ong
Phứt tung khuy áo
Tự tin khoe Nam bộ
Chiều lùi vào sóng
Gió nương biển bồng bềnh trôi...
Hoặc với sự trong trẻo ở thể đồng dao trong bài Cúc Phương:
Còn anh đêm em
Mê say trăng ảo
Ong rừng huyên náo
Gió gù chim xanh
Còn em đêm anh
Ta to rừng nhỏ/
Mang theo hương cỏ
mình vào hoang sơ,
hoặc nữa:
Ngửa mặt ăn xin
Chân khôn tay dại
Vo tròn đêm lại
Dạ dày khói cay
Tay mù đường tay
Cầm ngày ta hỏi …
Nắng lưng ong
Phứt tung khuy áo
Tự tin khoe Nam bộ
Chiều lùi vào sóng
Gió nương biển bồng bềnh trôi...
Hoặc với sự trong trẻo ở thể đồng dao trong bài Cúc Phương:
Còn anh đêm em
Mê say trăng ảo
Ong rừng huyên náo
Gió gù chim xanh
Còn em đêm anh
Ta to rừng nhỏ/
Mang theo hương cỏ
mình vào hoang sơ,
hoặc nữa:
Ngửa mặt ăn xin
Chân khôn tay dại
Vo tròn đêm lại
Dạ dày khói cay
Tay mù đường tay
Cầm ngày ta hỏi …
Hồn nhiên gần với cái thiện hoặc chính hồn nhiên mang thiện
tính. Đánh mất sự hồn nhiên con người dễ trở thành hoặc đồng lõa với cái ác.
Đôi khi thơ rất cần tiếng nói hồn nhiên của đời sống cũng như đời sống cần có
thơ để xoa dịu nỗi đau. Đề tài thì nhiều nhưng viết như thế nào để đến được
trái tim người đọc là việc khó, để có thơ hay càng khó hơn trong sự bùng nổ thơ
ca hiện nay.
Ở Trần Kim Anh, tố chất một tác giả thơ trong chị là rất rõ,
chị đã bước qua sự trật trưỡng để tìm về những giá trị đích thực nơi bản chất của
thơ để mà không mòn sáo khiên cưỡng, không ôi a văn vần, không hằn học chửi đổng
hoặc cố tình làm mới thơ ở sự cực đoan.
Thơ vẫn có thể làm chính trị nhưng phải là thứ chính trị
thuộc về trái tim. Điều quan trọng hơn nữa trước tiên thơ phải là thơ cái đã.
Thơ Trần Kim Anh không chỉ thiên về tình cảm mà còn thể hiện điều đó. Trong bài Thái cực chị đã mượn cái nhìn của triết học để tìm đến thơ
khi viết về những đặc tính của phụ nữ:
Phía trắng
là sự tỉa tót mãn nguyện em
Sông dâng sóng ngầm trong trẻo
Người đàn bà say vương miện của riêng mình
Phía đen
Những cơn cớ thất thường đỏng đảnh
Mẫn cán canh vương quốc của mình…
Và đây, tình cảm của tác giả được nhìn qua cái nhìn của lý trí mà vẫn rất thơ:
Rừng cao nhỉ
Gió trời ngằn ngặt lạnh
Thốc vào xương thịt bản Mường…
Chị tài hoa ở thể thơ lục bát khá nhuyễn:
Lạc con sóng, lạc trăng sao
Nghi Tàm rợp bóng liễu chao ngang mày
Nào thì bước mỏng lá bay
Sương Tây Hồ dắt đắm say trao mình…
Hoặc nữa, có những câu làm người đọc xao lòng:
Nào tình lỡ chút riêng đêm
Sương la đà ướp lạnh thềm mây xiêu
Ngàn đêm nuối giọt nắng chiều
Chạm bờ mắt thẳm lỡ điều chênh chao.
Những câu thơ như vậy không phải lúc nào người làm thơ cũng có được.
Phía trắng
là sự tỉa tót mãn nguyện em
Sông dâng sóng ngầm trong trẻo
Người đàn bà say vương miện của riêng mình
Phía đen
Những cơn cớ thất thường đỏng đảnh
Mẫn cán canh vương quốc của mình…
Và đây, tình cảm của tác giả được nhìn qua cái nhìn của lý trí mà vẫn rất thơ:
Rừng cao nhỉ
Gió trời ngằn ngặt lạnh
Thốc vào xương thịt bản Mường…
Chị tài hoa ở thể thơ lục bát khá nhuyễn:
Lạc con sóng, lạc trăng sao
Nghi Tàm rợp bóng liễu chao ngang mày
Nào thì bước mỏng lá bay
Sương Tây Hồ dắt đắm say trao mình…
Hoặc nữa, có những câu làm người đọc xao lòng:
Nào tình lỡ chút riêng đêm
Sương la đà ướp lạnh thềm mây xiêu
Ngàn đêm nuối giọt nắng chiều
Chạm bờ mắt thẳm lỡ điều chênh chao.
Những câu thơ như vậy không phải lúc nào người làm thơ cũng có được.
Mảng đề tài viết về đời sống và những người thân như cha, mẹ,
chị gái hay thân phận riêng tư cũng là những đề tài được chị quan tâm săn sóc để
mang về cho người đọc những câu thơ hay và mới. Bài Chợ quê:
Giọng mua câu dặm mây chùa
Trôi hun hút phía gió lùa áo tơi
Giọng rừng nấm, gỗ, nón cơi
Giọng làng cà nhút bám đời đục trong
hoặc chị hốt hoảng trước tuổi 92 của mẹ:
Con cúi lạy bốn phương trời đất
Chuối đừng chín nữa gió đừng lay…
Và còn nhiều những câu hay, có thể dẫn ra nếu khuôn khổ bài viết cho phép.
Giọng mua câu dặm mây chùa
Trôi hun hút phía gió lùa áo tơi
Giọng rừng nấm, gỗ, nón cơi
Giọng làng cà nhút bám đời đục trong
hoặc chị hốt hoảng trước tuổi 92 của mẹ:
Con cúi lạy bốn phương trời đất
Chuối đừng chín nữa gió đừng lay…
Và còn nhiều những câu hay, có thể dẫn ra nếu khuôn khổ bài viết cho phép.
Khi đàn ong bay đi là tập thơ thứ ba Trần Kim Anh ra mắt
bạn đọc sau hai tập Giao mùa, Nhện đỏ cùng các giải thưởng thơ của một
số cuộc thi từ năm 1996 đến năm 2011. Thơ và những bài viết công phu của chị đã
được đăng tải trên những trang báo lớn chuyên về văn chương trong cả nước. Đó
là sự nỗ lực không ngừng trong quá trình sáng tác. Chiêm nghiệm. Học. Đi. Viết
là tâm nguyện của chị. Chị xứng đáng được độc giả ngưỡng mộ, yêu mến và để mắt
tới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét