Có những
thứ đi qua cuộc đời, nhẹ nhàng và bình yên, không dấu vết, không mảy may kỷ
niệm. Có những điều đi qua cuộc đời để lại những dấu ấn thật đậm nét. Nhớ về
những điều đó là nhớ về cả một quãng ngọt ngào nhất của cuộc đời. Bởi thế nên
nó được ta gìn giữ như báu vật, ta nâng niu, trân trọng như chính cuộc đời ta.
“Thơ tình cuối mùa thu” của Xuân Quỳnh chính là nơi cất giữ những kỷ niệm như
thế - Tình yêu mãnh liệt và thủy chung của người phụ nữ đa cảm, đa tình.
Cuối trời mây trắng bay
Lá vàng thưa thớt quá
Phải chăng lá về rừng
Mùa thu đi cùng lá
Mùa thu ra biển cả
Theo dòng nước mênh mang
Mùa thu và hoa cúc
Chỉ còn anh và em
Lá vàng thưa thớt quá
Phải chăng lá về rừng
Mùa thu đi cùng lá
Mùa thu ra biển cả
Theo dòng nước mênh mang
Mùa thu và hoa cúc
Chỉ còn anh và em
Tại sao nhà thơ
lại chọn thời điểm cuối mùa thu? Và tại sao cứ phải là “Thơ tình cuối mùa thu”?
Phải chăng vì mùa thu là mùa đẹp nhất trong năm. Và tình yêu trong
mùa thu cũng đẹp nên thơ và lãng mạn như chính cái mùa quyến rũ ấy. Cho nên
sang mùa đông thì tất cả sẽ qua đi, tất cả sẽ “theo mùa đi mãi”, lá sẽ về rừng,
dòng nước sẽ trôi ra biển cả. Cho nên thơ tình làm vào độ cuối thu thì cảm xúc
càng có dịp thăng hoa.
Cái sắc thái cuối thu trong bài thơ đã có những dự cảm rất tinh tế của tâm hồn người phụ nữ. Đọc thơ Xuân Quỳnh ta luôn bắt gặp song hành bên cạnh một tình yêu thủy chung và bỏng cháy là những dự cảm và lo âu. Tuy chỉ tả cảnh thôi nhưng âm điệu thơ cứ man mác những lo âu:
Cái sắc thái cuối thu trong bài thơ đã có những dự cảm rất tinh tế của tâm hồn người phụ nữ. Đọc thơ Xuân Quỳnh ta luôn bắt gặp song hành bên cạnh một tình yêu thủy chung và bỏng cháy là những dự cảm và lo âu. Tuy chỉ tả cảnh thôi nhưng âm điệu thơ cứ man mác những lo âu:
Chợt làn gió heo may
Thổi về xao động cả:
Lối đi quen bỗng lạ
Cỏ lật theo chiều mây
Đêm về sương ướt má
Hơi lạnh qua bàn tay.
Thổi về xao động cả:
Lối đi quen bỗng lạ
Cỏ lật theo chiều mây
Đêm về sương ướt má
Hơi lạnh qua bàn tay.
Trong cái làn gió heo may thổi xao động ấy còn có cả sự xao động trong tâm hồn
nhân vật trữ tình. Mới cuối thu mà tất cả dường như đã có sự thay đổi. Liệu mùa
thay đổi rồi “lòng anh có đổi thay”? Đấy phải chăng chính là dự cảm trong tâm
hồn của người phụ nữ có niềm yêu mãnh liệt và đa cảm ấy!
Tôi thích nhất trong bài thơ những câu thơ này:
Tình ta như hàng
cây
Đã qua mùa gió bão
Tình ta như dòng sông
Đã yên ngày thác lũ
Đã qua mùa gió bão
Tình ta như dòng sông
Đã yên ngày thác lũ
Bốn câu thơ có
thể hiểu theo hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất là tình yêu đã trọn vẹn, đã cập bến bờ
hạnh phúc – một hạnh phúc phải trải qua những gió bão và thác lũ cuộc đời cho
nên nó càng có ý nghĩa.
Nhưng tôi thích cách lập luận thứ hai hơn. Đó là cách hiểu tình yêu đã trôi qua, tất cả bây giờ được nhìn trong tương quan quá khứ - hiện tại. Từ cách hiểu có vẻ vô lý này ta có thêm một cách định nghĩa về tình yêu: Tình yêu muốn đạt được hạnh phúc cần phải trải qua những bão tố của cuộc đời và của cả lòng người nữa. Bởi có trải qua gió bão thì hạnh phúc đạt được mới thật sự trọn vẹn. Tình yêu trôi qua trong yên bình, lặng lẽ sẽ rất khó cấu thành hạnh phúc.
Chính vì thế mà khi nói “Đã yên mùa gió bão… Đã yên ngày thác lũ” nghĩa là tình yêu đã qua đi, tất cả bây giờ trở về bình lặng. Có lẽ vì thế mà khi phổ nhạc bài thơ này, nhạc sỹ Thuận Yến để bốn câu thơ này với âm hưởng trầm buồn, xót xa như một sự tiếc nuối.
Tình yêu đã lùi vào quá khứ không có nghĩa là tình yêu đã vụt tan. Điều đó trong “Thơ tình cuối mùa thu” càng được khẳng định bởi điệp ngữ: “Chỉ còn anh và em/ Cùng tình yêu ở lại”.
Dù thời gian trôi đi đồng nghĩa với tất cả trở thành quá khứ, nhưng không vì thế mà tình yêu cũng tan vào dĩ vãng. Tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh là một tình yêu mãnh liệt và thủy chung, nồng nàn và da diết. Cho nên dù tình yêu đã trở thành một miền dĩ vãng thì những dư âm của nó cũng sẽ còn mãi trong tâm hồn người con gái thủy chung.
Khổ thơ cuối điệp lại một lần nữa như khẳng định lại sự bền vững của tình yêu:
Nhưng tôi thích cách lập luận thứ hai hơn. Đó là cách hiểu tình yêu đã trôi qua, tất cả bây giờ được nhìn trong tương quan quá khứ - hiện tại. Từ cách hiểu có vẻ vô lý này ta có thêm một cách định nghĩa về tình yêu: Tình yêu muốn đạt được hạnh phúc cần phải trải qua những bão tố của cuộc đời và của cả lòng người nữa. Bởi có trải qua gió bão thì hạnh phúc đạt được mới thật sự trọn vẹn. Tình yêu trôi qua trong yên bình, lặng lẽ sẽ rất khó cấu thành hạnh phúc.
Chính vì thế mà khi nói “Đã yên mùa gió bão… Đã yên ngày thác lũ” nghĩa là tình yêu đã qua đi, tất cả bây giờ trở về bình lặng. Có lẽ vì thế mà khi phổ nhạc bài thơ này, nhạc sỹ Thuận Yến để bốn câu thơ này với âm hưởng trầm buồn, xót xa như một sự tiếc nuối.
Tình yêu đã lùi vào quá khứ không có nghĩa là tình yêu đã vụt tan. Điều đó trong “Thơ tình cuối mùa thu” càng được khẳng định bởi điệp ngữ: “Chỉ còn anh và em/ Cùng tình yêu ở lại”.
Dù thời gian trôi đi đồng nghĩa với tất cả trở thành quá khứ, nhưng không vì thế mà tình yêu cũng tan vào dĩ vãng. Tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh là một tình yêu mãnh liệt và thủy chung, nồng nàn và da diết. Cho nên dù tình yêu đã trở thành một miền dĩ vãng thì những dư âm của nó cũng sẽ còn mãi trong tâm hồn người con gái thủy chung.
Khổ thơ cuối điệp lại một lần nữa như khẳng định lại sự bền vững của tình yêu:
Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại…
Kìa bao người yêu mới
Đi qua vùng heo may…”
Cùng tình yêu ở lại…
Kìa bao người yêu mới
Đi qua vùng heo may…”
Hai câu thơ cuối
bài thơ vang lên như một tiếng reo. Bài thơ dừng lại ở đấy. Tưởng như là đột
ngột. Tưởng như là hụt hẫng. Nhưng không! Cái tiếng reo vui ấy kết lại bài thơ
chính là khẳng định sự vĩnh cửu của tình yêu.
Tình yêu đã được tiếp nối giữa các thế hệ. Có thể thế hệ của “anh” và “em” đã qua đi, “tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại” nhưng có bao đôi trẻ yêu nhau sẽ gắn bó thủy chung và sắt son qua những mùa thu mới, những vùng heo may mới, tiếp nối tình yêu của anh và em…
Hai câu kết thúc bài thơ tạo ra hai giá trị vĩnh cửu của tình yêu. Giá trị riêng và giá trị chung. Giá trị riêng chính là tình yêu của anh và em, dù có thể đã lùi vào quá khứ nhưng những gì anh dành cho em và em dành cho anh sẽ còn mãi qua những mùa thu. Giá trị chung là tình yêu của biết bao thế hệ, biết bao đôi lứa yêu nhau sẽ còn mãi. Tình yêu trên trái đất này là bất diệt. Giá trị nhân văn của bài thơ này bất diệt là ở chỗ đó.
Tình yêu đã được tiếp nối giữa các thế hệ. Có thể thế hệ của “anh” và “em” đã qua đi, “tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại” nhưng có bao đôi trẻ yêu nhau sẽ gắn bó thủy chung và sắt son qua những mùa thu mới, những vùng heo may mới, tiếp nối tình yêu của anh và em…
Hai câu kết thúc bài thơ tạo ra hai giá trị vĩnh cửu của tình yêu. Giá trị riêng và giá trị chung. Giá trị riêng chính là tình yêu của anh và em, dù có thể đã lùi vào quá khứ nhưng những gì anh dành cho em và em dành cho anh sẽ còn mãi qua những mùa thu. Giá trị chung là tình yêu của biết bao thế hệ, biết bao đôi lứa yêu nhau sẽ còn mãi. Tình yêu trên trái đất này là bất diệt. Giá trị nhân văn của bài thơ này bất diệt là ở chỗ đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét