Valentin với người ta
Mình đâu còn thuở nhận hoa của người
Bồi hồi, mình với mình thôi
Bước cao, bước thấp đường đời chênh vênh
Mình đâu còn thuở nhận hoa của người
Bồi hồi, mình với mình thôi
Bước cao, bước thấp đường đời chênh vênh
Năm qua nhanh, tháng qua nhanh
Mới thôi đã lại mấp mênh cái già
Người như ảo ảnh phía xa
Mải mê, ta vớt trăng ngà đáy sông
Mới thôi đã lại mấp mênh cái già
Người như ảo ảnh phía xa
Mải mê, ta vớt trăng ngà đáy sông
Dốc bồ thương kẻ ăn đong
Xót cơn đại hạn, khát trông mưa rào
Hình như… xuân cũng cồn cào
Ngày Tình Yêu vẫn dạt dào tháng hai. (Đánh thức than hồng - NXB Hội Nhà Văn 2005)
Xót cơn đại hạn, khát trông mưa rào
Hình như… xuân cũng cồn cào
Ngày Tình Yêu vẫn dạt dào tháng hai. (Đánh thức than hồng - NXB Hội Nhà Văn 2005)
Ánh Tuyết
Thoạt tiên mới đọc hai câu thơ mở đầu bài thơ Ngẫu hứng Valentin của Ánh Tuyết in trên báo Văn Nghệ dù chưa hân hạnh quen biết nữ thi sĩ tôi đã võ đoán muốn nói lời đôi co với tác giả: Tuổi nào là tuổi còn thuở nhận hoa của người tuổi nào thì mất quyền công dân tình yêu? Theo thiển ý của kẻ này thì bất kỳ ở thuở tuổi nào cũng ‘’còn‘’ cả. Người trẻ trung tươi như hoa nhận cái đẹp của hoa tươi, người già cỗi như hoa úa mà thậm chí hoa tàn nhận cái đẹp riêng của hoa tàn chẳng thế mà cụ Nguyễn Tiên Điền bật đèn xanh cho chàng Kim thốt một lời nghịch lý mà thuận tình đó sao: ‘’hoa tàn mà lại thêm tươi - trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa‘’. Tình yêu nào phải độc quyền của tuổi trẻ. Nhà thơ Phan Khôi đã từng khơi mở quyền yêu của cặp tình xưa hom hem, héo hắt trong bài thơ Tình già bất hủ ‘’Hai mươi bốn năm sau, tình cờ đất khách gặp nhau - Đôi cái đầu đều bạc’’ thế mà bất chấp cái dâu bể hai mươi bốn năm trời họ vẫn còn ‘’liếc đưa nhau đi rồi, con mắt còn có đuôi‘’. Còn sâu đậm hơn gấp bội lần việc nhận hoa của đôi trẻ đấy chứ!. Thật thế, có khi tình yêu đã lậm vào phế phủ nó còn công phá ghê gớm gấp mấy lần cái tình yêu bùng phát mãnh liệt nhưng chóng lụi tàn của nam nữ thanh niên! Nghĩ thế mà nghe em than thở ‘’Bồi hồi mình với mình thôi - Bước cao, bước thấp đường đời chênh vênh‘ anh vẫn thấy một nỗi xót xa không thể kìm nén. Em than oán cái gã thời gian vô tình ‘’năm qua nhanh tháng qua nhanh‘’ người con gái ‘’Mới thôi đã lại mấp mênh cái già‘’ để rồi bóng hình năm cũ như ‘’ảo ảnh phía xa’’ còn chủ thể trữ tình thì lại ‘’mải mê vớt trăng ngà đáy sông‘’. Ai vớt, tác giả không nói rõ ràng em hay là anh, tác giả lại hạ đại từ ta như là sự khái quát một quy luật vĩnh hằng tất yếu: không ai đủ sức ‘’lạy muôn vì tinh tú nhé - xin đừng luân chuyển để thời gian - chậm đi…” nên đành phải làm một công việc lãng mạn đấy, thi vị đấy mà cũng đầy xót xa cay đắng bởi có ai dẫu là thi tiên họ Lý chăng nữa vớt bóng tìm xưa đặng nào?
Câu thơ ‘’Dốc bồ, thương kẻ ăn đong‘’ tác giả cũng dùng lối nói phiếm chỉ không khẳng định ai dốc bồ bố thí cho kẻ ăn đong một chút cho tình yêu nhưng đến câu thơ tiếp theo ‘’xót cơn đại hạn, khát trông mưa rào‘’ thì cái tôi chủ thể buộc phải xuất đầu lộ diện Ai gặp cơn đại hạn, khát khao một trận mưa rào nữa nếu không phải là tác giả sau khi cúi thân vớt cái trăng ngà lên cồn cào một nỗi “xuân đi xuân lại lại’’ khi bắt gặp cái ngày tình yêu dạt dào tuôn chảy vào cái bồ tình yêu trống không trong tâm hồn nữ sĩ.
Mượn cái tiêu đề bài thơ Ngẫu hứng Valentin tác giả muốn người đọc hiểu rằng đây chỉ là phút ngẫu hứng nhất thời khi ngày tình yêu tới mà ta đã mấp mênh cái già không còn ai đoái hoài đón đưa biếu, tặng nữa phải chua xót thốt lên ‘’bồi hồi mình với mình thôi‘’. Nhưng rồi cuối cùng vẫn bộc tỏ sự lạc quan đáng kính nể khi tác giả tự khẳng định ‘’Ngày Tình Yêu vẫn dạt dào tháng hai’’... Tháng hai tình yêu của người trẻ trung nồng nàn say đắm bao nhiêu thì tháng hai tình yêu của người già cũng cồn cào không kém đắm say bấy nhiêu mà có phần bền chặt hơn là đằng khác, không hơn sao’’ vẫn dạt dào tháng hai ‘’
Ngẫu hứng Valentin của Ánh Tuyết cũng không đào thoát khỏi môtip cảm khái tình yêu ngoái lại thời trai trẻ của những người mải lo toan ‘’áo xiêm ràng buộc‘’ chợt một ngày nào đó cảm thấu bước đi không ngoái lại của thời gian mà bồi hồi ngẫm ngợi. Thôi người ạ! Ai muốn bước cao bước thấp hái trái cấm vào thời gian nào còn tùy thuộc vào thể trạng tình yêu, bản chất tình yêu của cái đường đời chênh vênh ấy. Tuy nhiên tôi muốn thầm thì với tác giả Ngẫu hứng Valentin một câu này: Người nằm dưới đáy mộ sâu cả mấy nghìn năm còn thượng hưởng hoa hương của khách đa tình đời sau huống hồ… Đừng ’’hình như’’, đừng ‘’cũng, vẫn‘’ nghe nó miễn cưỡng và buồn làm sao ấy’’. Xin được chung vốn với tác giả mấy câu thơ của người bình “Bây giờ có thể người ta chán những người già đang yêu - Khi họ chiều - những người già không dám yêu mới làm ta chán ’.
Thoạt tiên mới đọc hai câu thơ mở đầu bài thơ Ngẫu hứng Valentin của Ánh Tuyết in trên báo Văn Nghệ dù chưa hân hạnh quen biết nữ thi sĩ tôi đã võ đoán muốn nói lời đôi co với tác giả: Tuổi nào là tuổi còn thuở nhận hoa của người tuổi nào thì mất quyền công dân tình yêu? Theo thiển ý của kẻ này thì bất kỳ ở thuở tuổi nào cũng ‘’còn‘’ cả. Người trẻ trung tươi như hoa nhận cái đẹp của hoa tươi, người già cỗi như hoa úa mà thậm chí hoa tàn nhận cái đẹp riêng của hoa tàn chẳng thế mà cụ Nguyễn Tiên Điền bật đèn xanh cho chàng Kim thốt một lời nghịch lý mà thuận tình đó sao: ‘’hoa tàn mà lại thêm tươi - trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa‘’. Tình yêu nào phải độc quyền của tuổi trẻ. Nhà thơ Phan Khôi đã từng khơi mở quyền yêu của cặp tình xưa hom hem, héo hắt trong bài thơ Tình già bất hủ ‘’Hai mươi bốn năm sau, tình cờ đất khách gặp nhau - Đôi cái đầu đều bạc’’ thế mà bất chấp cái dâu bể hai mươi bốn năm trời họ vẫn còn ‘’liếc đưa nhau đi rồi, con mắt còn có đuôi‘’. Còn sâu đậm hơn gấp bội lần việc nhận hoa của đôi trẻ đấy chứ!. Thật thế, có khi tình yêu đã lậm vào phế phủ nó còn công phá ghê gớm gấp mấy lần cái tình yêu bùng phát mãnh liệt nhưng chóng lụi tàn của nam nữ thanh niên! Nghĩ thế mà nghe em than thở ‘’Bồi hồi mình với mình thôi - Bước cao, bước thấp đường đời chênh vênh‘ anh vẫn thấy một nỗi xót xa không thể kìm nén. Em than oán cái gã thời gian vô tình ‘’năm qua nhanh tháng qua nhanh‘’ người con gái ‘’Mới thôi đã lại mấp mênh cái già‘’ để rồi bóng hình năm cũ như ‘’ảo ảnh phía xa’’ còn chủ thể trữ tình thì lại ‘’mải mê vớt trăng ngà đáy sông‘’. Ai vớt, tác giả không nói rõ ràng em hay là anh, tác giả lại hạ đại từ ta như là sự khái quát một quy luật vĩnh hằng tất yếu: không ai đủ sức ‘’lạy muôn vì tinh tú nhé - xin đừng luân chuyển để thời gian - chậm đi…” nên đành phải làm một công việc lãng mạn đấy, thi vị đấy mà cũng đầy xót xa cay đắng bởi có ai dẫu là thi tiên họ Lý chăng nữa vớt bóng tìm xưa đặng nào?
Câu thơ ‘’Dốc bồ, thương kẻ ăn đong‘’ tác giả cũng dùng lối nói phiếm chỉ không khẳng định ai dốc bồ bố thí cho kẻ ăn đong một chút cho tình yêu nhưng đến câu thơ tiếp theo ‘’xót cơn đại hạn, khát trông mưa rào‘’ thì cái tôi chủ thể buộc phải xuất đầu lộ diện Ai gặp cơn đại hạn, khát khao một trận mưa rào nữa nếu không phải là tác giả sau khi cúi thân vớt cái trăng ngà lên cồn cào một nỗi “xuân đi xuân lại lại’’ khi bắt gặp cái ngày tình yêu dạt dào tuôn chảy vào cái bồ tình yêu trống không trong tâm hồn nữ sĩ.
Mượn cái tiêu đề bài thơ Ngẫu hứng Valentin tác giả muốn người đọc hiểu rằng đây chỉ là phút ngẫu hứng nhất thời khi ngày tình yêu tới mà ta đã mấp mênh cái già không còn ai đoái hoài đón đưa biếu, tặng nữa phải chua xót thốt lên ‘’bồi hồi mình với mình thôi‘’. Nhưng rồi cuối cùng vẫn bộc tỏ sự lạc quan đáng kính nể khi tác giả tự khẳng định ‘’Ngày Tình Yêu vẫn dạt dào tháng hai’’... Tháng hai tình yêu của người trẻ trung nồng nàn say đắm bao nhiêu thì tháng hai tình yêu của người già cũng cồn cào không kém đắm say bấy nhiêu mà có phần bền chặt hơn là đằng khác, không hơn sao’’ vẫn dạt dào tháng hai ‘’
Ngẫu hứng Valentin của Ánh Tuyết cũng không đào thoát khỏi môtip cảm khái tình yêu ngoái lại thời trai trẻ của những người mải lo toan ‘’áo xiêm ràng buộc‘’ chợt một ngày nào đó cảm thấu bước đi không ngoái lại của thời gian mà bồi hồi ngẫm ngợi. Thôi người ạ! Ai muốn bước cao bước thấp hái trái cấm vào thời gian nào còn tùy thuộc vào thể trạng tình yêu, bản chất tình yêu của cái đường đời chênh vênh ấy. Tuy nhiên tôi muốn thầm thì với tác giả Ngẫu hứng Valentin một câu này: Người nằm dưới đáy mộ sâu cả mấy nghìn năm còn thượng hưởng hoa hương của khách đa tình đời sau huống hồ… Đừng ’’hình như’’, đừng ‘’cũng, vẫn‘’ nghe nó miễn cưỡng và buồn làm sao ấy’’. Xin được chung vốn với tác giả mấy câu thơ của người bình “Bây giờ có thể người ta chán những người già đang yêu - Khi họ chiều - những người già không dám yêu mới làm ta chán ’.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét