Sau lưng mùa hạ cũ
SAU LƯNG MÙA HẠ CŨ
Và lại đến cái mùa phượng đỏ
Kỷ niệm xưa chìm khuất ở nơi nào
Tiếng ve vỡ ra trăm nghìn mảnh nhớ
Em không về nhận mặt tháng năm sao?
Dành cả đấy cho em - dành cả đấy
Anh gom mây ngũ sắc bọc thơ tình
Em nhón gót cho thời gian tụ lại
Tay học trò giọt hạ rớt lem xanh
Dành cả đấy cho em - dành cả đấy
Nguyên cơn mưa không thiếu hạt nào
Nắng mùa hạ trong veo nhìn thấy đáy
Nở phập phồng bóng nước tán me chao
Dành cả đấy cho em - dành cả đấy
Mượn thời gian hăm mốt tuổi, anh đền
Để mùa hạ nắng mưa là trai gái
Phượng cũng từng hồi hộp lúc kêu tên
Và lại nhớ vòm trời hoa phượng vĩ
Khép rưng rưng mùa hạ giữa tay cầm
Cửa lớp mở với một người trong đó
Vẽ lên bàn và hát những lời câm...
Ai bảo nhớ, bảo dành cho em hết
Anh tìm em mắt cứ ngóng lên trời
Câu thơ viết tan vào mây ngũ sắc
Cuối sân trường vô vọng xác ve rơi!.
Và lại đến cái mùa phượng đỏ
Kỷ niệm xưa chìm khuất ở nơi nào
Tiếng ve vỡ ra trăm nghìn mảnh nhớ
Em không về nhận mặt tháng năm sao?
Dành cả đấy cho em - dành cả đấy
Anh gom mây ngũ sắc bọc thơ tình
Em nhón gót cho thời gian tụ lại
Tay học trò giọt hạ rớt lem xanh
Dành cả đấy cho em - dành cả đấy
Nguyên cơn mưa không thiếu hạt nào
Nắng mùa hạ trong veo nhìn thấy đáy
Nở phập phồng bóng nước tán me chao
Dành cả đấy cho em - dành cả đấy
Mượn thời gian hăm mốt tuổi, anh đền
Để mùa hạ nắng mưa là trai gái
Phượng cũng từng hồi hộp lúc kêu tên
Và lại nhớ vòm trời hoa phượng vĩ
Khép rưng rưng mùa hạ giữa tay cầm
Cửa lớp mở với một người trong đó
Vẽ lên bàn và hát những lời câm...
Ai bảo nhớ, bảo dành cho em hết
Anh tìm em mắt cứ ngóng lên trời
Câu thơ viết tan vào mây ngũ sắc
Cuối sân trường vô vọng xác ve rơi!.
Trương Nam Hương
Đọc những câu thơ của Trương Nam Hương trong bài “sau lưng mùa hạ cũ”, tôi cứ mường tượng đến những câu thơ bất hủ trong “chiếc lá đầu tiên” của Hoàng Nhuận Cầm. Cũng là mượn một đoạn thời gian để nhớ về một quãng thời gian, mượn một chút thực tại để nói rất nhiều về quá khứ, mượn một mùa trời để nói về một phần đời con người. Đó có lẽ cũng là cách đi được nhiều người sử dụng để diễn tả những quãng thời gian đã qua đi không thể trở lại.
Quãng thời gian gắn với tuổi học trò và sân trường tuổi thơ, có lẽ với bất kỳ ai, cũng là một miền ký ức khó quên nhất, trong veo thơ mộng mà ám ảnh nhất. Cái thời không còn trẻ con nhưng cũng chưa kịp thành người lớn, thời mà tất cả cảm xúc không dám thốt thành lời, chỉ “vẽ lên bàn và hát những lời câm” ấy thật đẹp, thật đáng nhớ. Cho nên trở về với thời gian ấy có lẽ là một phương thức hiệu quả để có thể sống với quá khứ êm đềm và ngào ngọt của tuổi thơ. Tuy nhiên, nói về quãng đời đẹp đẽ ấy mà không phải kể lể, liệt kê một cách cứng nhắc thì không phải ai cũng làm được.
Trong bài thơ này, nhà thơ Trương Nam Hương và nhân vật trữ tình Trương Nam Hương đã tách thành hai. Nhân vật trữ tình đang trở về quá khứ với những hoài niệm tuổi thơ giữa mùa hè thực tại! Và tất cả những ký ức về “em”, về tuổi thơ với sân trường ngập đầy phượng vĩ năm nào lại ùa về. Ký ức lần lượt xuất hiện trong các khổ thơ, theo những trình tự, lớp lang khá logic. Mới đọc, tưởng rằng nhân vật trữ tình “anh” là một người hào phóng! Hào phóng trong tình cảm, trong nhận thức và trong trí nhớ khi câu thơ “dành cả đấy cho em – dành cả đấy” cứ lặp đi lặp lại như một sự mời mọc, một sự khẳng định. Thực ra đọc kỹ hơn một chút, ta mới thấy nhân vật trữ tình là một chàng trai tham lam! Anh tham lam với kỷ niệm, than lam với quá khứ, và, có thể, tham lam lam với chính cảm xúc của mình!
Cái tham lam của chàng trai đã bộc lộ ngay ở khổ thơ đầu tiên. Hãy đọc câu hỏi đầu tiên trong khổ thơ thứ nhất: “Em không về nhận mặt tháng năm sao?”, nghe qua có vẻ như là một câu mong ngóng nhưng ngẫm sâu hơn một chút ta lại thấy nó giống với một câu trách móc hơn là một câu than thở! Tại sao em chưa về nhận mặt kỷ niệm khi mà phượng đã ngợp trời thương nhớ, tiếng ve đã vỡ òa cùng với vùng ký ức tuổi thơ sống dậy tràn trề. Trong khổ này, tôi hiểu ý chàng trai là: Sao em để anh một mình giữa ngập tràn không gian ký ức, để anh bơ vơ giữa rất nhiều kỷ niệm thế này?
Và từ cái câu hỏi tham lam ấy, một loạt các kỷ niệm được “anh” liệt kê ra như là kể lể với “em”, cứ như là để đếm và sống với từng kỷ niệm vậy!
Trong loạt liệt kê này, câu thơ được điệp lại lại là mấu chốt cho việc tôi khẳng định anh tham lam! Thực ra “dành cả đấy cho em” chỉ là một cái cớ để cho nỗi nhớ thêm “khách quan” chứ dành cả đấy cho em chỉ là để anh nhớ về tất cả mà thôi! Chính cái nỗi nhớ tham lam của anh đã được cái khách quan “dành cả đấy cho em – dành cả đấy” bao bọc cho một cách tinh tế!
Thường khi nói đến những gì thuộc về quá khứ, nhất là những quá khứ ngọt ngào và êm đẹp, và đặc biệt là nỗi nhớ, tâm hồn người ta rất tham lam, cứ muốn cuốn tất cả trở về để sống trọn vẹn trong miền nhớ ấy. Âu đó cũng là quy luật của tâm hồn con người. Những gì đã là không thể thì càng khiến cho người ta khao khát, ước vọng.
Hãy xem cái quá khứ tuổi thơ ngọt ngào và êm đềm của Trương Nam Hương đã thẩm thấu vào thiên nhiên: Tiếng ve thì “vỡ ra trăm nghìn mảnh nhớ”, bóng nước tán me thì “nở phập phồng”, phượng thì “hồi hộp”, hoa phượng thì “rưng rưng”… tất cả đều mang tâm trạng (mà thực ra là tâm trạng của “anh”). Thành thử, nỗi nhớ của “anh” bỗng chốc trở thành một trời thương nhớ!
Tôi đặc biệt thích khổ thơ cuối của bài thơ này. Hãy cùng đọc lại:
“Ai bảo nhớ, bảo dành cho em hết
Anh tìm em, mắt cứ ngóng lên trời
Câu thơ viết, tan vào mây ngũ sắc
Cuối sân trường vô vọng xác ve rơi!”
Ngay câu đầu khổ thơ tác giả đã trách mình. Từ trách em chuyển sang trách mình là một biểu hiện mang tính lý trí của nỗi nhớ. Và có thể, câu thơ này chính là dấu hiệu báo hiệu cho sự thức tỉnh sau một trời đam mê, một trời nhung nhớ của “anh”. Cái miền quá khứ ấy đã tan vào mây ngũ sắc, tan vào cái không gian mênh mông và “vô vọng” cuối bài thơ. Và câu kết chính là kết quả của sự thức tỉnh. Chỉ có sự thức tỉnh mới có thể có được câu thơ ấy sau 5 khổ thơ miên man trong vùng trời quá khứ. Sự thức tỉnh đấy có thể là một nỗi đau như quy luật của nỗi nhớ không bờ bấu víu.
Nhưng tôi tin, nỗi đau ấy, sự thức tỉnh ấy, và cả cái vùng trời quá khứ ấy là một miền đẹp. Bài thơ “sau lưng mùa hạ cũ”, vì thế, cũng là một bài thơ đẹp với những câu thơ đẹp đến nao lòng!.
Đọc những câu thơ của Trương Nam Hương trong bài “sau lưng mùa hạ cũ”, tôi cứ mường tượng đến những câu thơ bất hủ trong “chiếc lá đầu tiên” của Hoàng Nhuận Cầm. Cũng là mượn một đoạn thời gian để nhớ về một quãng thời gian, mượn một chút thực tại để nói rất nhiều về quá khứ, mượn một mùa trời để nói về một phần đời con người. Đó có lẽ cũng là cách đi được nhiều người sử dụng để diễn tả những quãng thời gian đã qua đi không thể trở lại.
Quãng thời gian gắn với tuổi học trò và sân trường tuổi thơ, có lẽ với bất kỳ ai, cũng là một miền ký ức khó quên nhất, trong veo thơ mộng mà ám ảnh nhất. Cái thời không còn trẻ con nhưng cũng chưa kịp thành người lớn, thời mà tất cả cảm xúc không dám thốt thành lời, chỉ “vẽ lên bàn và hát những lời câm” ấy thật đẹp, thật đáng nhớ. Cho nên trở về với thời gian ấy có lẽ là một phương thức hiệu quả để có thể sống với quá khứ êm đềm và ngào ngọt của tuổi thơ. Tuy nhiên, nói về quãng đời đẹp đẽ ấy mà không phải kể lể, liệt kê một cách cứng nhắc thì không phải ai cũng làm được.
Trong bài thơ này, nhà thơ Trương Nam Hương và nhân vật trữ tình Trương Nam Hương đã tách thành hai. Nhân vật trữ tình đang trở về quá khứ với những hoài niệm tuổi thơ giữa mùa hè thực tại! Và tất cả những ký ức về “em”, về tuổi thơ với sân trường ngập đầy phượng vĩ năm nào lại ùa về. Ký ức lần lượt xuất hiện trong các khổ thơ, theo những trình tự, lớp lang khá logic. Mới đọc, tưởng rằng nhân vật trữ tình “anh” là một người hào phóng! Hào phóng trong tình cảm, trong nhận thức và trong trí nhớ khi câu thơ “dành cả đấy cho em – dành cả đấy” cứ lặp đi lặp lại như một sự mời mọc, một sự khẳng định. Thực ra đọc kỹ hơn một chút, ta mới thấy nhân vật trữ tình là một chàng trai tham lam! Anh tham lam với kỷ niệm, than lam với quá khứ, và, có thể, tham lam lam với chính cảm xúc của mình!
Cái tham lam của chàng trai đã bộc lộ ngay ở khổ thơ đầu tiên. Hãy đọc câu hỏi đầu tiên trong khổ thơ thứ nhất: “Em không về nhận mặt tháng năm sao?”, nghe qua có vẻ như là một câu mong ngóng nhưng ngẫm sâu hơn một chút ta lại thấy nó giống với một câu trách móc hơn là một câu than thở! Tại sao em chưa về nhận mặt kỷ niệm khi mà phượng đã ngợp trời thương nhớ, tiếng ve đã vỡ òa cùng với vùng ký ức tuổi thơ sống dậy tràn trề. Trong khổ này, tôi hiểu ý chàng trai là: Sao em để anh một mình giữa ngập tràn không gian ký ức, để anh bơ vơ giữa rất nhiều kỷ niệm thế này?
Và từ cái câu hỏi tham lam ấy, một loạt các kỷ niệm được “anh” liệt kê ra như là kể lể với “em”, cứ như là để đếm và sống với từng kỷ niệm vậy!
Trong loạt liệt kê này, câu thơ được điệp lại lại là mấu chốt cho việc tôi khẳng định anh tham lam! Thực ra “dành cả đấy cho em” chỉ là một cái cớ để cho nỗi nhớ thêm “khách quan” chứ dành cả đấy cho em chỉ là để anh nhớ về tất cả mà thôi! Chính cái nỗi nhớ tham lam của anh đã được cái khách quan “dành cả đấy cho em – dành cả đấy” bao bọc cho một cách tinh tế!
Thường khi nói đến những gì thuộc về quá khứ, nhất là những quá khứ ngọt ngào và êm đẹp, và đặc biệt là nỗi nhớ, tâm hồn người ta rất tham lam, cứ muốn cuốn tất cả trở về để sống trọn vẹn trong miền nhớ ấy. Âu đó cũng là quy luật của tâm hồn con người. Những gì đã là không thể thì càng khiến cho người ta khao khát, ước vọng.
Hãy xem cái quá khứ tuổi thơ ngọt ngào và êm đềm của Trương Nam Hương đã thẩm thấu vào thiên nhiên: Tiếng ve thì “vỡ ra trăm nghìn mảnh nhớ”, bóng nước tán me thì “nở phập phồng”, phượng thì “hồi hộp”, hoa phượng thì “rưng rưng”… tất cả đều mang tâm trạng (mà thực ra là tâm trạng của “anh”). Thành thử, nỗi nhớ của “anh” bỗng chốc trở thành một trời thương nhớ!
“Ai bảo nhớ, bảo dành cho em hết
Anh tìm em, mắt cứ ngóng lên trời
Câu thơ viết, tan vào mây ngũ sắc
Cuối sân trường vô vọng xác ve rơi!”
Ngay câu đầu khổ thơ tác giả đã trách mình. Từ trách em chuyển sang trách mình là một biểu hiện mang tính lý trí của nỗi nhớ. Và có thể, câu thơ này chính là dấu hiệu báo hiệu cho sự thức tỉnh sau một trời đam mê, một trời nhung nhớ của “anh”. Cái miền quá khứ ấy đã tan vào mây ngũ sắc, tan vào cái không gian mênh mông và “vô vọng” cuối bài thơ. Và câu kết chính là kết quả của sự thức tỉnh. Chỉ có sự thức tỉnh mới có thể có được câu thơ ấy sau 5 khổ thơ miên man trong vùng trời quá khứ. Sự thức tỉnh đấy có thể là một nỗi đau như quy luật của nỗi nhớ không bờ bấu víu.
Nhưng tôi tin, nỗi đau ấy, sự thức tỉnh ấy, và cả cái vùng trời quá khứ ấy là một miền đẹp. Bài thơ “sau lưng mùa hạ cũ”, vì thế, cũng là một bài thơ đẹp với những câu thơ đẹp đến nao lòng!.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét