TÌNH CA BAN MAI
Em đi như chiều đi
Gọi chim vườn bay hết
Em về tựa mai về
Chồi non xanh lộc biếc
Em ở, trời trưa ở
Nắng sáng màu xanh che
Tình em như sao khuya
Rải hạt vàng chi chít
Sợ gì chim bay đi
Mang bóng chiều bay hết
Tình ta như lộc biếc
Gọi ban mai lại về
Dù nắng trưa không ở
Ta vẫn còn sao khuya
Hạnh phúc trên đầu ta
Mọc sao vàng chi chít
Mai, hoa em lại về.
Chế Lan Viên
BÀI CA CỦA NIỀM TIN
Tình yêu là sự cộng hưởng của những khúc nhạc lòng. Đến muôn đời với muôn người vẫn vậy. Rời “thung lũng đau thương” đến với “cánh đồng vui”, nhà thơ của những “Bóng ma hời” và của những vần thơ trí tuệ đã để lại cho đời bản “tình ca ban mai”. Nhà thơ ra đi, bản “tình ca ban mai” còn ở lại.
Bài thơ năm chữ, thưa vần hơn cả những bài vè chẳng tạo sự thu hút bao nhiêu cho những kẻ thích đọc thơ một lần theo cảm tính. Em đi, em về, em ở - đời thường và dung dị quá, có gì nên thơ? Có đấy, nhưng chẳng dành cho những kẻ vội vàng. Tựa đề có hai tiếng “tình ca”, đại từ “em” rót đầy trên câu chữ, ta dễ dàng nhận ra nhân vật trữ tình – người phát ngôn của tình yêu.
Mọi đánh giá đều cần những chuẩn mực. “Em” trong những hành động chính là những chuẩn mực để tác giả đánh giá tình yêu. “Đi”, “về”, “ở” – hành động của em gắn liền với những dấu hiệu của sự tự nhiên trong mối liên hệ nhân quả tuần hoàn. “Em đi như chiều đi, gọi chim vườn bay hết” – vườn tình trở nên trống vắng. Em là MỘT mà cũng là TẤT CẢ. Câu thơ khiến ta hụt hẫng, nao lòng. Ôi, tình ca (!). Câu hỏi tự thán thốt lên, ta đã rơi vào cái “bẫy”. Nhà thơ chắc sẽ mỉm cười độ lượng với những kẻ “non thơ” và chắc hẳn cũng “non tình”. “Em về”, “em ở” - đó mới là “tình ca ban mai” . “Rừng non xanh lộc biếc…nắng sáng màu xanh che”- cùng với em, tình yêu trở về, bừng lên tỏa sáng. Những câu thơ ngập tràn hạnh phúc, “ lộc biếc”, “màu xanh” dịu mát tâm hồn. Ba cặp thơ đặt theo cấu trúc song hành với sự so sánh giả định giúp người đọc nếm vị tình trong từng chi tiết đắt giá. Một chút thiếu vắng, hụt hẫng cho ta hiểu thêm giá trị của những gì đang có bên ta. Em đi – xa vắng, em về - gần gũi, em ở - gắn bó, đó chính là con đường chung thủy của tình yêu. Hạnh phúc cho ai được bước lên và đi mãi.
“Tình em như sao khuya, rải hạt vàng chi chít” – sau hai lần so sánh, ta thấy lung linh cả một bầu trời sao hạnh phúc trong vòng quay của thời gian. Có lẽ, tình chỉ “mặn mà” khi đời có kẻ “tri âm”. Ghen tuông khiến tình yêu bừng cháy nhưng cũng chính nó thiêu rụi tình yêu nếu ta mù quáng. Chớ vội ghen hờn, đừng mau buồn bã, thất vọng khi “em đi”. Nếu thật sự yêu nhau, hãy tin rằng “em về” và “em ở” để “sao khuya” sang mãi những đêm tình. Lật ngược mạch thơ, hoán vị quan hệ nhân quả, tác giả khẳng định sức mạnh của tình yêu, khẳng định niềm hạnh phúc mà hai kẻ yêu nhau chung hưởng. “Sợ gì chim bay đi, mang bóng chiều bay hết” hai câu thơ đầy thách thức dẫu sao vẫn chứa một nỗi lo sợ mơ hồ. Dễ hiểu thôi, cuộc đời này chẳng có gì tuyệt đối, chút nghi ngờ sẽ là gia vị của niềm tin. Trở lại với nét khẳng định, ta dám chắc rằng, những câu thơ không chỉ chứa TÌNH mà còn đựng NGHĨA, những lời thề non hẹn biển chẳng phải là sợi dây ràng buộc bền chặt cho những đôi lứa yêu nhau. Cần có thời gian chung sống thì NGHĨA vợ chồng mới củng cố thêm TÌNH đôi lứa. Lúc ấy, dẫu rằng “em đi”, tạm thời xa cách, ta vẫn chẳng “sợ gì chim bay đi”. Niềm tin ấy chính là TÌNH, là NGHĨA. Ướp trầm hương của nghĩa vợ chồng, câu thơ chỉ thật sự tỏa hương cho ai biết được những gì giấu trong thớ gỗ của cây gió đại ngàn. Phải tách mới thấy, đốt rồi mới thơm. "Trầm hương "trong thơ Chế Lan Viên – dẫu là thơ tình – không dành cho những kẻ hời hợt, nửa vời chỉ dám leo tới lưng chừng núi.
Tới đây người đọc sẽ thắc mắc: đâu là cơ sở của niềm tin?
“Tình ta như lộc biếc
Gọi ban mai lại về”
Sức mạnh và sự bền chặt của tình ta, có gì tuyệt vời hơn thề? “Em về” cho tình ta trổ “lộc biếc” và nếu “em đi” thì “lộc biếc” gọi em về. Sự “đổi ngôi” NHÂN – QUẢ đã tạo nên một vòng tuần hoàn để ôm ấp tình yêu vẹn toàn qua thử thách. Bởi thế, dù “nắng trưa không ở” thì “ta vẫn còn sao khuya”. Tình em luôn ở bên ta để xa cách chẳng phải là mất mát; nhưng ngôi “sao khuya” vẫn mãi mãi tỏa sáng trên bầu trời tình ái. Niềm hạnh phúc ấy chẳng dễ gì có được.
Mối quan hệ nhân quả qua các hình ảnh là cách thức để Chế Lan Viên đánh giá tình yêu và khẳng định hạnh phúc. Hãy đặt những cặp thơ tương ứng bên nhau, ta sẽ thấy sự dụng công của tác giả: - “Tình ta như sao khuya
Rải hạt vàng chi chít”
- “Hạnh phúc trên đầu ta
Mọc sao vàng chi chít”.
Tình em mang lại cho đời ta hạnh phúc. Đẹp thay những hạt vàng. Nhưng lẽ nào cái đẹp và hạnh phúc chỉ đến từ một phía? Phép so sánh một lần nữa lại tỏ ra cần thiết. “Rải hạt vàng chi chít” và “Mọc sao vàng chi chít” – Hai câu thơ gần như trùng lặp một cách có chủ ý giúp người đọc nhận ra vẻ đẹp của một tâm hồn. Tất cả những “hạt vàng” của tình em gieo vào lòng ta đã mọc lên hạnh phúc, lòng ta là mảnh vườn ươm màu mỡ cho tình em bật mầm. Nếu ta vô tâm không nâng niu, ấp ủ thì những “hạt vàng chi chít” có thể nào “mọc sao vàng chi chít”? Con người chỉ xứng đáng với hạnh phúc khi biết cho và biết nhận. Ở hai câu thơ này, tôi muốn hiểu chữ “ta” là hai ta, cho dù cách hiểu ấy có thể phá vỡ tính cân đối cấu trúc “ em” – “ta” trong toàn bài. Chắc rằng bài thơ không chỉ vì một chút khập khiễng mà mất đi vẻ đẹp còn hạnh phúc mà nó muốn thể hiện nhờ đó lại trở nên vẹn tròn.
Biết ươm trồng hạnh phúc từ hạt giống của tình yêu, tác giả hoàn toàn có đủ niềm tin để khẳng định: “Mai, hoa em lại về”. Câu thơ (và cả bài thơ) là sự xiết tay nhau giữa tình cảm và lí trí. Nó hướng về tương lai, hứa hẹn ánh sáng và sắc màu hạnh phúc của một tình yêu chung thủy.
“Yêu là khó nói cho xuôi
Bởi ai hiểu được sao trời lại xanh”
Điều “khó nói” vẫn nhiều người muốn nói…
Em đi như chiều đi
Gọi chim vườn bay hết
Em về tựa mai về
Chồi non xanh lộc biếc
Em ở, trời trưa ở
Nắng sáng màu xanh che
Tình em như sao khuya
Rải hạt vàng chi chít
Sợ gì chim bay đi
Mang bóng chiều bay hết
Tình ta như lộc biếc
Gọi ban mai lại về
Dù nắng trưa không ở
Ta vẫn còn sao khuya
Hạnh phúc trên đầu ta
Mọc sao vàng chi chít
Mai, hoa em lại về.
Chế Lan Viên
BÀI CA CỦA NIỀM TIN
Tình yêu là sự cộng hưởng của những khúc nhạc lòng. Đến muôn đời với muôn người vẫn vậy. Rời “thung lũng đau thương” đến với “cánh đồng vui”, nhà thơ của những “Bóng ma hời” và của những vần thơ trí tuệ đã để lại cho đời bản “tình ca ban mai”. Nhà thơ ra đi, bản “tình ca ban mai” còn ở lại.
Bài thơ năm chữ, thưa vần hơn cả những bài vè chẳng tạo sự thu hút bao nhiêu cho những kẻ thích đọc thơ một lần theo cảm tính. Em đi, em về, em ở - đời thường và dung dị quá, có gì nên thơ? Có đấy, nhưng chẳng dành cho những kẻ vội vàng. Tựa đề có hai tiếng “tình ca”, đại từ “em” rót đầy trên câu chữ, ta dễ dàng nhận ra nhân vật trữ tình – người phát ngôn của tình yêu.
Mọi đánh giá đều cần những chuẩn mực. “Em” trong những hành động chính là những chuẩn mực để tác giả đánh giá tình yêu. “Đi”, “về”, “ở” – hành động của em gắn liền với những dấu hiệu của sự tự nhiên trong mối liên hệ nhân quả tuần hoàn. “Em đi như chiều đi, gọi chim vườn bay hết” – vườn tình trở nên trống vắng. Em là MỘT mà cũng là TẤT CẢ. Câu thơ khiến ta hụt hẫng, nao lòng. Ôi, tình ca (!). Câu hỏi tự thán thốt lên, ta đã rơi vào cái “bẫy”. Nhà thơ chắc sẽ mỉm cười độ lượng với những kẻ “non thơ” và chắc hẳn cũng “non tình”. “Em về”, “em ở” - đó mới là “tình ca ban mai” . “Rừng non xanh lộc biếc…nắng sáng màu xanh che”- cùng với em, tình yêu trở về, bừng lên tỏa sáng. Những câu thơ ngập tràn hạnh phúc, “ lộc biếc”, “màu xanh” dịu mát tâm hồn. Ba cặp thơ đặt theo cấu trúc song hành với sự so sánh giả định giúp người đọc nếm vị tình trong từng chi tiết đắt giá. Một chút thiếu vắng, hụt hẫng cho ta hiểu thêm giá trị của những gì đang có bên ta. Em đi – xa vắng, em về - gần gũi, em ở - gắn bó, đó chính là con đường chung thủy của tình yêu. Hạnh phúc cho ai được bước lên và đi mãi.
“Tình em như sao khuya, rải hạt vàng chi chít” – sau hai lần so sánh, ta thấy lung linh cả một bầu trời sao hạnh phúc trong vòng quay của thời gian. Có lẽ, tình chỉ “mặn mà” khi đời có kẻ “tri âm”. Ghen tuông khiến tình yêu bừng cháy nhưng cũng chính nó thiêu rụi tình yêu nếu ta mù quáng. Chớ vội ghen hờn, đừng mau buồn bã, thất vọng khi “em đi”. Nếu thật sự yêu nhau, hãy tin rằng “em về” và “em ở” để “sao khuya” sang mãi những đêm tình. Lật ngược mạch thơ, hoán vị quan hệ nhân quả, tác giả khẳng định sức mạnh của tình yêu, khẳng định niềm hạnh phúc mà hai kẻ yêu nhau chung hưởng. “Sợ gì chim bay đi, mang bóng chiều bay hết” hai câu thơ đầy thách thức dẫu sao vẫn chứa một nỗi lo sợ mơ hồ. Dễ hiểu thôi, cuộc đời này chẳng có gì tuyệt đối, chút nghi ngờ sẽ là gia vị của niềm tin. Trở lại với nét khẳng định, ta dám chắc rằng, những câu thơ không chỉ chứa TÌNH mà còn đựng NGHĨA, những lời thề non hẹn biển chẳng phải là sợi dây ràng buộc bền chặt cho những đôi lứa yêu nhau. Cần có thời gian chung sống thì NGHĨA vợ chồng mới củng cố thêm TÌNH đôi lứa. Lúc ấy, dẫu rằng “em đi”, tạm thời xa cách, ta vẫn chẳng “sợ gì chim bay đi”. Niềm tin ấy chính là TÌNH, là NGHĨA. Ướp trầm hương của nghĩa vợ chồng, câu thơ chỉ thật sự tỏa hương cho ai biết được những gì giấu trong thớ gỗ của cây gió đại ngàn. Phải tách mới thấy, đốt rồi mới thơm. "Trầm hương "trong thơ Chế Lan Viên – dẫu là thơ tình – không dành cho những kẻ hời hợt, nửa vời chỉ dám leo tới lưng chừng núi.
Tới đây người đọc sẽ thắc mắc: đâu là cơ sở của niềm tin?
“Tình ta như lộc biếc
Gọi ban mai lại về”
Sức mạnh và sự bền chặt của tình ta, có gì tuyệt vời hơn thề? “Em về” cho tình ta trổ “lộc biếc” và nếu “em đi” thì “lộc biếc” gọi em về. Sự “đổi ngôi” NHÂN – QUẢ đã tạo nên một vòng tuần hoàn để ôm ấp tình yêu vẹn toàn qua thử thách. Bởi thế, dù “nắng trưa không ở” thì “ta vẫn còn sao khuya”. Tình em luôn ở bên ta để xa cách chẳng phải là mất mát; nhưng ngôi “sao khuya” vẫn mãi mãi tỏa sáng trên bầu trời tình ái. Niềm hạnh phúc ấy chẳng dễ gì có được.
Mối quan hệ nhân quả qua các hình ảnh là cách thức để Chế Lan Viên đánh giá tình yêu và khẳng định hạnh phúc. Hãy đặt những cặp thơ tương ứng bên nhau, ta sẽ thấy sự dụng công của tác giả: - “Tình ta như sao khuya
Rải hạt vàng chi chít”
- “Hạnh phúc trên đầu ta
Mọc sao vàng chi chít”.
Tình em mang lại cho đời ta hạnh phúc. Đẹp thay những hạt vàng. Nhưng lẽ nào cái đẹp và hạnh phúc chỉ đến từ một phía? Phép so sánh một lần nữa lại tỏ ra cần thiết. “Rải hạt vàng chi chít” và “Mọc sao vàng chi chít” – Hai câu thơ gần như trùng lặp một cách có chủ ý giúp người đọc nhận ra vẻ đẹp của một tâm hồn. Tất cả những “hạt vàng” của tình em gieo vào lòng ta đã mọc lên hạnh phúc, lòng ta là mảnh vườn ươm màu mỡ cho tình em bật mầm. Nếu ta vô tâm không nâng niu, ấp ủ thì những “hạt vàng chi chít” có thể nào “mọc sao vàng chi chít”? Con người chỉ xứng đáng với hạnh phúc khi biết cho và biết nhận. Ở hai câu thơ này, tôi muốn hiểu chữ “ta” là hai ta, cho dù cách hiểu ấy có thể phá vỡ tính cân đối cấu trúc “ em” – “ta” trong toàn bài. Chắc rằng bài thơ không chỉ vì một chút khập khiễng mà mất đi vẻ đẹp còn hạnh phúc mà nó muốn thể hiện nhờ đó lại trở nên vẹn tròn.
Biết ươm trồng hạnh phúc từ hạt giống của tình yêu, tác giả hoàn toàn có đủ niềm tin để khẳng định: “Mai, hoa em lại về”. Câu thơ (và cả bài thơ) là sự xiết tay nhau giữa tình cảm và lí trí. Nó hướng về tương lai, hứa hẹn ánh sáng và sắc màu hạnh phúc của một tình yêu chung thủy.
“Yêu là khó nói cho xuôi
Bởi ai hiểu được sao trời lại xanh”
Điều “khó nói” vẫn nhiều người muốn nói…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét