Đây đám cỏ
nơi ngã ba
Em buồn nhiều, có biết là anh đợi
Nỡ nào bứt cọng cỏ xanh
Em đau chợt trút cho thành đau cây
Quá giờ hẹn ai qua đây
Cỏ gầy cũng ngóng từng giây nhận người
Em buồn nhiều, cỏ bớt tươi
Đêm tối lắm, chỉ sao cười yêu nhau
Anh lỡ hẹn, gió về đâu
Nỡ nào bứt cỏ cho nhàu ban mai
Em buồn nhiều, cỏ khóc ai
Giọt sương ấy có đất đai nhận rồi
Lỡ hẹn bóng không còn đôi
Em như con dế không rời cỏ xanh.
Em buồn nhiều, có biết là anh đợi
Nỡ nào bứt cọng cỏ xanh
Em đau chợt trút cho thành đau cây
Quá giờ hẹn ai qua đây
Cỏ gầy cũng ngóng từng giây nhận người
Em buồn nhiều, cỏ bớt tươi
Đêm tối lắm, chỉ sao cười yêu nhau
Anh lỡ hẹn, gió về đâu
Nỡ nào bứt cỏ cho nhàu ban mai
Em buồn nhiều, cỏ khóc ai
Giọt sương ấy có đất đai nhận rồi
Lỡ hẹn bóng không còn đôi
Em như con dế không rời cỏ xanh.
LÊ THỊ MÂY
Lời bình của Vũ Nho
Các cô gái trong tình yêu thường hay "làm điệu con gái" bằng cách bắt các chàng trai phải chờ đợi mình trong buổi hẹn từ năm phút cho tới hơn... nửa giờ. Cô gái trong bài thơ này dễ mến, có được cảm tình ngay, vì cô hồn nhiên và chân thành. Cô không cần dùng thuật tâm lý, mà đến nơi hẹn hò ít ra là cũng đúng giờ, cho nên mới phải đợi chờ và mong ngóng.
Khi có điều bối rối, những người bạn gái hay vô tình bứt một lá cây hay một nhành cỏ. Cô gái không nỡ và không muốn làm cỏ đau vì nỗi buồn của mình. Nỗi buồn ấy, không rõ vì đợi người yêu mà anh không tới đúng hẹn, hay còn vì trong đời sống tình cảm đã có dấu hiệu của sự tan vỡ, mất mát.
Quá giờ hẹn ai qua đây
Cỏ gầy cũng ngóng từng giây nhận người
Em buồn nhiều, cỏ bớt tươi
Đêm tối lắm, chỉ sao cười yêu nhau.
Vậy là cỏ không chỉ đóng vai trò người làm chứng mà cỏ cũng là người trong cuộc. Ngã ba chờ đợi bây giờ không phải chỉ có một người ngóng trông.
Cỏ gầy cũng ngóng từng giây nhận người
Không thấy cô gái mà chỉ thấy cỏ. Cỏ ở đây hiện ra rõ rệt hơn cả về hình thể lẫn màu sắc. Ở khổ thơ thứ nhất là "cọng cỏ xanh" thì ở khổ thơ này là "cỏ gầy", "cỏ bớt tươi". Thời gian chờ đợi thật khắc khoải : "ngóng từng giây". Người yêu đương xưa đã từng nếm trải "ba thu dọn lại một ngày...".
Còn nơi đây "một giây" cũng đã được dồn vào bao nhiêu đằng đẵng sau chữ "cũng". Cô cũng ngóng từng giây với cỏ. Cô lẫn vào trong cỏ. Và do đó cứ muốn ngỡ rằng, cô không chỉ buồn nhiều, mà cô cũng hao gầy, cũng bớt tươi như cỏ vì ngóng trông, vì đã "quá giờ hẹn" mà người chưa thấy tới. Cảnh được nói trong câu thơ "Đêm tối lắm, chỉ sao cười yêu nhau" có vẻ như mâu thuẫn nhưng lại rất đúng về tâm trạng. Đêm sáng sao, các vì sao lấp lánh như đang mỉm cười, đang âu yếm nhau. Nhưng với cỏ, với cô gái thì sao xa quá nên đêm tối. Hơn nữa bởi không một tia hy vọng, một dấu hiệu nào đảm bảo sự sẽ có mặt của người hò hẹn. Vì thế đêm có sao mà lại là đêm tối lắm, trong mắt người chờ mong.
Anh lỡ hẹn, gió về đâu
Vì sao sự lỡ hẹn của anh lại đi liền với câu hỏi về hướng bay của gió? Phải rằng muốn hỏi gió lang thang, may ra gió biết anh ở đâu và vì sao anh lỡ hẹn? Có thể là vậy. Nhưng câu hỏi lại không hỏi về điều ấy. Khi "quá giờ hẹn" thì vẫn còn hy vọng mong manh anh sẽ đến. Còn khi quá giờ hẹn vượt xa mức cho phép, đã có thể tin chắc là lỡ hẹn một trăm phần trăm thì người chờ đợi thất vọng hoàn toàn. Trong trạng thái ấy xuất hiện nhu cầu giao tiếp. Cần phải được trò chuyện, được hỏi han, được chia sẻ. Phải vì thế chăng mà có câu hỏi như là một sự thảng thốt "gió về đâu ". Một câu hỏi chỉ để hỏi, để được hỏi, được trò chuyện, chứ không nhằm mục đích để hiểu biết.
Nỡ nào bứt cỏ cho nhàu ban mai
Khi tuyệt vọng người ta cũng dễ giận cá chém thớt, dễ phá phách. Nhưng cô gái mới hiền làm sao, mới nhân hậu làm sao. Cô không nỡ làm cỏ đau. Cô không nỡ bứt cỏ vì sợ nhàu ban mai. Có người cứ vào chữ "ban mai" mà cho rằng cô gái đã đợi đến tận sáng.
Không nên quên rằng nhà thơ có thể thậm xưng, có thể nói quá mà người đọc vẫn tin vì đôi khi cảnh không thực, thời gian không xác thực nhưng tình là thực. Tuy nhiên, cũng không nên hiểu rành mạch như thế. Chị biết rằng cô gái không muốn trút nỗi niềm riêng của mình sang cỏ cây, không muốn vì thế mà làm nhàu ban mai - một ban mai trong trẻo hồn nhiên như tâm hồn cô.
Em buồn nhiều, cỏ khóc ai
Cỏ như thấu hiểu nỗi lòng, cỏ như hoá thân vào cô mà rơi nước mắt. Khóc ai? Thật là dễ xác định, nhưng lại không nên xác định : Ai là anh, nhưng ai cũng là em. Và đâu chỉ có cỏ khóc vì không phải chỉ có mình cỏ "ngóng từng giây nhận người". Có điều nước mắt của cỏ nhìn thấy được trong giọt sương ấy đã có đất đai nhận rồi. Còn nước mắt của em, nước mắt chảy vào trong tim không nhìn thấy thì ai nhận cho, ai có thấu cho.
Lỡ hẹn bóng không còn đôi
Em như con dế không rời cỏ xanh
Câu thơ sáu chữ nói một điều hiển nhiên, nhưng hãy chú ý đến chữ "bóng". Bóng không còn đôi chứ không phải là em. Tất nhiên, có em thì mới có bóng. Nhưng người con gái khiêm tốn này như muốn xóa mình đi, ẩn mình đi trong khung cảnh chờ đợi. Còn khi em hiện ra đằng sau chiếc bóng lẻ kia thì lại là một em khác, một em "như con dế" níu lấy cỏ, bám vào cỏ. Ta bỗng nhớ đến mô típ truyện cổ dân gian rất phổ biến về sự chờ đợi hoá đá của bao người vọng phu.
Câu thơ "Em như con dế không rời cỏ xanh" nghe thật là hiền lành nhưng nghĩ kĩ thì thật là dữ dội. Chờ đợi như thế, cô đơn như thế cũng là hết mực. Con dế nhỏ bé đơn chiếc lẫn vào với cỏ được ví với người con gái cô đơn níu vào cỏ, dựa vào cỏ để có điểm dựa tinh thần - sự so sánh có sức gợi cảm hơn bất kỳ một hình thức khoa trương nào. Nó rất hợp với điệu tâm hồn cô gái, con người dịu dàng e ấp không nỡ làm đau, dù chỉ là một ngọn cỏ, một mầm cây. Nó phù hợp với những câu thơ ngập ngừng một nửa hướng ngoại, một nửa hướng nội, mà phần hướng nội lại mạnh hơn.
Nhiều nhà thơ hiện đại Việt Nam đã từng viết về cỏ rất hay, rất tinh tế, nhưng "Đám cỏ xanh" của Lê Thị Mây khác hẳn những bài thơ cỏ, khác hẳn những vuông cỏ, bờ cỏ, thảm cỏ, cọng cỏ, sợi cỏ, ngọn cỏ... mà các thi sĩ khác đã viết.
Các cô gái trong tình yêu thường hay "làm điệu con gái" bằng cách bắt các chàng trai phải chờ đợi mình trong buổi hẹn từ năm phút cho tới hơn... nửa giờ. Cô gái trong bài thơ này dễ mến, có được cảm tình ngay, vì cô hồn nhiên và chân thành. Cô không cần dùng thuật tâm lý, mà đến nơi hẹn hò ít ra là cũng đúng giờ, cho nên mới phải đợi chờ và mong ngóng.
Khi có điều bối rối, những người bạn gái hay vô tình bứt một lá cây hay một nhành cỏ. Cô gái không nỡ và không muốn làm cỏ đau vì nỗi buồn của mình. Nỗi buồn ấy, không rõ vì đợi người yêu mà anh không tới đúng hẹn, hay còn vì trong đời sống tình cảm đã có dấu hiệu của sự tan vỡ, mất mát.
Quá giờ hẹn ai qua đây
Cỏ gầy cũng ngóng từng giây nhận người
Em buồn nhiều, cỏ bớt tươi
Đêm tối lắm, chỉ sao cười yêu nhau.
Vậy là cỏ không chỉ đóng vai trò người làm chứng mà cỏ cũng là người trong cuộc. Ngã ba chờ đợi bây giờ không phải chỉ có một người ngóng trông.
Cỏ gầy cũng ngóng từng giây nhận người
Không thấy cô gái mà chỉ thấy cỏ. Cỏ ở đây hiện ra rõ rệt hơn cả về hình thể lẫn màu sắc. Ở khổ thơ thứ nhất là "cọng cỏ xanh" thì ở khổ thơ này là "cỏ gầy", "cỏ bớt tươi". Thời gian chờ đợi thật khắc khoải : "ngóng từng giây". Người yêu đương xưa đã từng nếm trải "ba thu dọn lại một ngày...".
Còn nơi đây "một giây" cũng đã được dồn vào bao nhiêu đằng đẵng sau chữ "cũng". Cô cũng ngóng từng giây với cỏ. Cô lẫn vào trong cỏ. Và do đó cứ muốn ngỡ rằng, cô không chỉ buồn nhiều, mà cô cũng hao gầy, cũng bớt tươi như cỏ vì ngóng trông, vì đã "quá giờ hẹn" mà người chưa thấy tới. Cảnh được nói trong câu thơ "Đêm tối lắm, chỉ sao cười yêu nhau" có vẻ như mâu thuẫn nhưng lại rất đúng về tâm trạng. Đêm sáng sao, các vì sao lấp lánh như đang mỉm cười, đang âu yếm nhau. Nhưng với cỏ, với cô gái thì sao xa quá nên đêm tối. Hơn nữa bởi không một tia hy vọng, một dấu hiệu nào đảm bảo sự sẽ có mặt của người hò hẹn. Vì thế đêm có sao mà lại là đêm tối lắm, trong mắt người chờ mong.
Anh lỡ hẹn, gió về đâu
Vì sao sự lỡ hẹn của anh lại đi liền với câu hỏi về hướng bay của gió? Phải rằng muốn hỏi gió lang thang, may ra gió biết anh ở đâu và vì sao anh lỡ hẹn? Có thể là vậy. Nhưng câu hỏi lại không hỏi về điều ấy. Khi "quá giờ hẹn" thì vẫn còn hy vọng mong manh anh sẽ đến. Còn khi quá giờ hẹn vượt xa mức cho phép, đã có thể tin chắc là lỡ hẹn một trăm phần trăm thì người chờ đợi thất vọng hoàn toàn. Trong trạng thái ấy xuất hiện nhu cầu giao tiếp. Cần phải được trò chuyện, được hỏi han, được chia sẻ. Phải vì thế chăng mà có câu hỏi như là một sự thảng thốt "gió về đâu ". Một câu hỏi chỉ để hỏi, để được hỏi, được trò chuyện, chứ không nhằm mục đích để hiểu biết.
Nỡ nào bứt cỏ cho nhàu ban mai
Khi tuyệt vọng người ta cũng dễ giận cá chém thớt, dễ phá phách. Nhưng cô gái mới hiền làm sao, mới nhân hậu làm sao. Cô không nỡ làm cỏ đau. Cô không nỡ bứt cỏ vì sợ nhàu ban mai. Có người cứ vào chữ "ban mai" mà cho rằng cô gái đã đợi đến tận sáng.
Không nên quên rằng nhà thơ có thể thậm xưng, có thể nói quá mà người đọc vẫn tin vì đôi khi cảnh không thực, thời gian không xác thực nhưng tình là thực. Tuy nhiên, cũng không nên hiểu rành mạch như thế. Chị biết rằng cô gái không muốn trút nỗi niềm riêng của mình sang cỏ cây, không muốn vì thế mà làm nhàu ban mai - một ban mai trong trẻo hồn nhiên như tâm hồn cô.
Em buồn nhiều, cỏ khóc ai
Cỏ như thấu hiểu nỗi lòng, cỏ như hoá thân vào cô mà rơi nước mắt. Khóc ai? Thật là dễ xác định, nhưng lại không nên xác định : Ai là anh, nhưng ai cũng là em. Và đâu chỉ có cỏ khóc vì không phải chỉ có mình cỏ "ngóng từng giây nhận người". Có điều nước mắt của cỏ nhìn thấy được trong giọt sương ấy đã có đất đai nhận rồi. Còn nước mắt của em, nước mắt chảy vào trong tim không nhìn thấy thì ai nhận cho, ai có thấu cho.
Lỡ hẹn bóng không còn đôi
Em như con dế không rời cỏ xanh
Câu thơ sáu chữ nói một điều hiển nhiên, nhưng hãy chú ý đến chữ "bóng". Bóng không còn đôi chứ không phải là em. Tất nhiên, có em thì mới có bóng. Nhưng người con gái khiêm tốn này như muốn xóa mình đi, ẩn mình đi trong khung cảnh chờ đợi. Còn khi em hiện ra đằng sau chiếc bóng lẻ kia thì lại là một em khác, một em "như con dế" níu lấy cỏ, bám vào cỏ. Ta bỗng nhớ đến mô típ truyện cổ dân gian rất phổ biến về sự chờ đợi hoá đá của bao người vọng phu.
Câu thơ "Em như con dế không rời cỏ xanh" nghe thật là hiền lành nhưng nghĩ kĩ thì thật là dữ dội. Chờ đợi như thế, cô đơn như thế cũng là hết mực. Con dế nhỏ bé đơn chiếc lẫn vào với cỏ được ví với người con gái cô đơn níu vào cỏ, dựa vào cỏ để có điểm dựa tinh thần - sự so sánh có sức gợi cảm hơn bất kỳ một hình thức khoa trương nào. Nó rất hợp với điệu tâm hồn cô gái, con người dịu dàng e ấp không nỡ làm đau, dù chỉ là một ngọn cỏ, một mầm cây. Nó phù hợp với những câu thơ ngập ngừng một nửa hướng ngoại, một nửa hướng nội, mà phần hướng nội lại mạnh hơn.
Nhiều nhà thơ hiện đại Việt Nam đã từng viết về cỏ rất hay, rất tinh tế, nhưng "Đám cỏ xanh" của Lê Thị Mây khác hẳn những bài thơ cỏ, khác hẳn những vuông cỏ, bờ cỏ, thảm cỏ, cọng cỏ, sợi cỏ, ngọn cỏ... mà các thi sĩ khác đã viết.
Vũ Nho
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét