Có một lần, đâu như khoảng năm 2000 gì đó tôi được một người
bạn mời xuống Hải Phòng dự hội chọi trâu. Đó là lần đầu tiên và duy nhất tôi
vào xem sới chọi. Ám ảnh khủng khiếp. Khán đài chật người. Từng cặp trâu chọi
có đánh số có lý lịch cả trâu lẫn chủ vào sới đấu. Chúng được cởi sẽo dây buộc
và ngay lập tức lao vào nhau với tốc độ kinh hoàng. Đa phần là sự giằng co dẫn
đến thua thắng nhưng cũng có cặp cả hai con va nhau mạnh đến mức chết ngay tại
chỗ phải kéo ra khỏi sới đấu. Sự ám ảnh đó thôi thúc tôi phải viết một cái gì đấy về chuyện này và tôi tình cờ
quen được người nuôi trâu chọi. Đó chính là nhân vật Tu trong truyện ngắn. Tôi
theo Tu về nhà tìm hiểu mọi cách thức nuôi và luyện trâu. Bám theo nhân vật Tu
tôi chợt phát hiện ra sự thật còn kinh hoàng hơn, đó là không chỉ trâu chọi mà
là một đám con bạc cuồng khát xung quanh sự thắng thua của trâu. Nhiều bi kịch
đã xảy ra từ đây.
Nhân vật Tu của tôi trắng tay sau một canh bạc lớn bị bại trận. Và thế là tôi viết...
Nhân vật Tu của tôi trắng tay sau một canh bạc lớn bị bại trận. Và thế là tôi viết...
Nhà văn PHẠM NGỌC TIẾN
Các bác có biết thịt trâu chọi ngon nhất thứ gì không? Mà này phải gọi là ông
trâu đấy nhá, có thế mới thiêng, mới thành. Ngon nhất, bổ nhất là dái, tinh lực
của “ông” trâu dồn cả vào đấy các bác ạ! Kế đó là bộ vó, lúc “ông” trâu xung trận,
khí huyết dồn tụ xuống dưới, ngon lắm. Còn ba cái thứ thịt bắp này, cũng được
nhưng phải biết làm.
Miệng nói, tay khua, gã làm cả mâm nhậu của chúng tôi ngơ ngác hết lượt. Hôm đó, một người bạn văn ở Hải Phòng, nhân hội chọi trâu, đãi chúng tôi món thịt trâu chọi ngay tại một quán ăn sát biển Đồ Sơn. Nãy giờ không ai để ý đến gã. Quán vắng, gã ngủ gục ở một chiếc bàn gần đó. Có lẽ vì cánh chúng tôi to tiếng bàn luận món ẩm thực lạ lùng độc nhất vô nhị này, khiến gã động nhĩ chăng?
Đúng vậy, gã gắp một miếng thịt sống đã ướp gia vị, đưa lên ngửi, vứt toẹt xuống, mũi nhăn lại, miệng phán xanh rờn:
- Rởm?
- Hả?
Anh bạn Hải Phòng bật lên hỏi. Gã vẫn điềm nhiên:
- Đây là thịt rởm! Thịt trâu cày, đám con buôn độn vào bịp các bác. Mua ngoài chợ chứ gì? Hố mất mấy lần tiền rồi.
Bạn tôi ngồi ngay đơ không nói thêm được một tiếng. Chủ quán ăn đứng kề bên gật gù xác nhận:
- Tôi ngờ ngợ không rõ thực hư nên không dám nói. Anh Tu đây, dân chơi trâu chọi cự phách, nói không sai đâu.
Mặt gã vẫn tỉnh bơ, tay quào quào, bới đĩa thịt:
- Nghe các bác nói, em biết ngay mà. “Ông” trâu cuối cùng hóa tận từ tối hôm qua. Nhưng không sao, cho chục lòng đỏ trứng gà đi.
Như thể gã mới là chủ tiệc. Gã quấy đều bát lòng đỏ trứng, giật điếu thuốc từ miệng tôi, rít mạnh một hơi dài rồi lại cắm trả:
- Thịt trâu các bác ăn nướng thì còn đếch gì thú. Dai ngoách! Cho chảo mỡ ra đây! Khẩn trương!
Gã dùng đũa ném thịt trâu ướp vào bát trứng. Sau đó đợi chảo mỡ sôi, gã liên tục tương thịt trâu đã ướp trứng vào chảo. Xèo xèo, mù mịt khói mỡ, lừng lựng hương vị thơm lạ, xộc tràn khứu giác.
- Kìa, các bác ăn đi. Nóng sốt mới ngon. Sang năm, muốn xơi thịt trâu chọi phải xuống sớm, phải có thổ công, đảm bảo với các bác đã ăn, nghiện đếch dứt được.
Sang năm, sang năm nữa, tôi đều đặn ra Đồ Sơn. Quả thật, thịt trâu chọi ngon khó lòng quên, nhưng sức hút tôi đến với miền đất đó với dịp lễ hội chọi trâu vào ngày mồng chín tháng tám âm lịch hằng năm, không phải từ thú ẩm thực này mà chính là từ gã, một con người quái dị với đam mê hoang dại, không thể cắt nghĩa.
Miệng nói, tay khua, gã làm cả mâm nhậu của chúng tôi ngơ ngác hết lượt. Hôm đó, một người bạn văn ở Hải Phòng, nhân hội chọi trâu, đãi chúng tôi món thịt trâu chọi ngay tại một quán ăn sát biển Đồ Sơn. Nãy giờ không ai để ý đến gã. Quán vắng, gã ngủ gục ở một chiếc bàn gần đó. Có lẽ vì cánh chúng tôi to tiếng bàn luận món ẩm thực lạ lùng độc nhất vô nhị này, khiến gã động nhĩ chăng?
Đúng vậy, gã gắp một miếng thịt sống đã ướp gia vị, đưa lên ngửi, vứt toẹt xuống, mũi nhăn lại, miệng phán xanh rờn:
- Rởm?
- Hả?
Anh bạn Hải Phòng bật lên hỏi. Gã vẫn điềm nhiên:
- Đây là thịt rởm! Thịt trâu cày, đám con buôn độn vào bịp các bác. Mua ngoài chợ chứ gì? Hố mất mấy lần tiền rồi.
Bạn tôi ngồi ngay đơ không nói thêm được một tiếng. Chủ quán ăn đứng kề bên gật gù xác nhận:
- Tôi ngờ ngợ không rõ thực hư nên không dám nói. Anh Tu đây, dân chơi trâu chọi cự phách, nói không sai đâu.
Mặt gã vẫn tỉnh bơ, tay quào quào, bới đĩa thịt:
- Nghe các bác nói, em biết ngay mà. “Ông” trâu cuối cùng hóa tận từ tối hôm qua. Nhưng không sao, cho chục lòng đỏ trứng gà đi.
Như thể gã mới là chủ tiệc. Gã quấy đều bát lòng đỏ trứng, giật điếu thuốc từ miệng tôi, rít mạnh một hơi dài rồi lại cắm trả:
- Thịt trâu các bác ăn nướng thì còn đếch gì thú. Dai ngoách! Cho chảo mỡ ra đây! Khẩn trương!
Gã dùng đũa ném thịt trâu ướp vào bát trứng. Sau đó đợi chảo mỡ sôi, gã liên tục tương thịt trâu đã ướp trứng vào chảo. Xèo xèo, mù mịt khói mỡ, lừng lựng hương vị thơm lạ, xộc tràn khứu giác.
- Kìa, các bác ăn đi. Nóng sốt mới ngon. Sang năm, muốn xơi thịt trâu chọi phải xuống sớm, phải có thổ công, đảm bảo với các bác đã ăn, nghiện đếch dứt được.
Sang năm, sang năm nữa, tôi đều đặn ra Đồ Sơn. Quả thật, thịt trâu chọi ngon khó lòng quên, nhưng sức hút tôi đến với miền đất đó với dịp lễ hội chọi trâu vào ngày mồng chín tháng tám âm lịch hằng năm, không phải từ thú ẩm thực này mà chính là từ gã, một con người quái dị với đam mê hoang dại, không thể cắt nghĩa.
Tôi quen Tu từ hôm đó. Thật ngẫu nhiên, đêm trước gã cùng đám
bạn bè nhậu đến tận sáng, say xỉn nằm gục tại trận. Sau này khi đã thân quen,
có lần gã cười hì hì bảo tôi: “Cánh nhà văn các bác dễ mến thật, chơi với bọn
em là chơi với “tinh” đấy, nhưng các bác thì có đếch gì, trên răng dưới cà, được
cái giỏi bịa. Bịa rồi tin ngay vào điều mình bịa, hồn nhiên thế mà sống khỏe được
thì cũng lạ thật. Đấy, cái tay đãi bác thịt trâu rởm đấy, gặp em đứt cước ngay,
cứ gọi là im thin thít, biết quái gì mà dám viết hẳn một cuốn sách về chọi
trâu. Em quý các bác là quý ở cái nết ấy”.
Lý lẽ của hắn ngồ ngộ, chẳng ăn nhập gì với nhau, lại hơi khó hiểu, chả hơi đâu mà tranh luận với gã, tôi đành cười xòa chấp nhận. Gã bồi thêm: “Đến miếng ăn vào miệng còn bị lừa, em cũng đến chịu các bác thật. Có lẽ điềm trời xui khiến bắt em phải gặp các bác, khuynh gia bại sản cũng là lẽ đương nhiên”. Tôi không dám cười nữa, câu sau gã nói hết mực thành thực tuy chẳng đượm một tẹo nào tủi hờn, cay đắng. Gã sạch sành sanh cơ nghiệp thành kẻ trắng tay vì đặt cược vào chính “ông” trâu của gã. Con trâu chọi mà sau khi thất trận gã vái nó bằng một tràng trào lộng: “Con lạy “ông”! Đấu trường mà “ông” nghệ sĩ, văn veo thế, toi cả nhà con rồi “ông” ơi!”.
Chuyện xảy ra đã được bốn năm. Đã nói ở trên, tôi và gã bập vào nhau sau cái đận thịt trâu rởm đó. Vài bận đi lại, chúng tôi thành bạn của nhau. Vẫn biết thứ bạn chỉ bằng dăm cuộc nhậu, thêm chút ít tìm hiểu xã giao, nó cương cưỡng thế nào ấy, dù vậy tuy không nói ra nhưng cả tôi và Tu đều mặc nhiên chấp nhận. Tu khoái tôi ra mặt khi thấy tôi có vẻ hứng thú cái sở thích chơi trâu chọi của gã.
Đất Đồ Sơn ruộng ít, dân theo nghề biển, trâu chẳng có nhiều, đương nhiên vị trí của ông thần nông này quy sang nghề lúa nước hẳn không còn mấy giá trị. Vậy mà hơn bất cứ nơi nào, nuôi trâu ở đây thành hẳn một nghề công phu với rất nhiều mánh lới sành sỏi. Tu bảo: “Đám lái trâu mạn ngược nhìn thấy em là rúm vó. Chỉ cần thoáng xệch đuôi mắt là em biết tỏng đường ăn, nết đánh của các “ông” trâu ngay. Cấm có “ông” hay mà lọt qua được mắt Tu lếch này”. Lếch là biệt danh của gã. Của đáng tội gọi thế hơi oan, mắt của Tu chỉ hiếng hiếng. Mắt ấy ở thành phố, rơi vào nhà có của, hẳn là một lợi thế đáng kể của những công tử con quan trên chiến trường chinh phạt phái đẹp, đằng này, Tu, bất quá cũng chỉ là anh chăn trâu, dù có lúc gã đã tậu được cả cây xăng, thầu của đại lý bán sỉ xăng dầu của thị xã nên từ hiếng chuyển sang lếch cũng là thuận lẽ.
Vẫn là Tu cười ngoác, phô trọn cả hàm răng lởm chởm nạm xuộm thuốc lào: “Con tì, con vị nhà nó chứ, cả cái xứ này, sau lưng ai cũng gọi trộm em là thằng mõ trâu. Mõ cũng được, mõ người mới nhục, chứ mõ trâu sang chán vạn. Thề có bác, em mà được bám đít trâu đến lúc chết, không nói quá, coi như được sống đến hai kiếp. Sống danh, sống giá, ra tấm, ra miếng, sống thế mới gọi là nên người”.
Thường thì không bao giờ tôi phản đối lý luận của gã. Đúng sai gì bao giờ gã cũng nói một cách sòng phẳng, đầy tự tin và háo hức. Cái sự mà Tu gọi là nên người kia, quả thật, phản ánh đúng niềm đam mê si cuồng của gã. Nội chỉ lần chơi đến sạt nghiệp của Tu, tôi được chứng kiến một cách kinh hoàng mấy năm về trước đã minh chứng đầy đủ.
Lý lẽ của hắn ngồ ngộ, chẳng ăn nhập gì với nhau, lại hơi khó hiểu, chả hơi đâu mà tranh luận với gã, tôi đành cười xòa chấp nhận. Gã bồi thêm: “Đến miếng ăn vào miệng còn bị lừa, em cũng đến chịu các bác thật. Có lẽ điềm trời xui khiến bắt em phải gặp các bác, khuynh gia bại sản cũng là lẽ đương nhiên”. Tôi không dám cười nữa, câu sau gã nói hết mực thành thực tuy chẳng đượm một tẹo nào tủi hờn, cay đắng. Gã sạch sành sanh cơ nghiệp thành kẻ trắng tay vì đặt cược vào chính “ông” trâu của gã. Con trâu chọi mà sau khi thất trận gã vái nó bằng một tràng trào lộng: “Con lạy “ông”! Đấu trường mà “ông” nghệ sĩ, văn veo thế, toi cả nhà con rồi “ông” ơi!”.
Chuyện xảy ra đã được bốn năm. Đã nói ở trên, tôi và gã bập vào nhau sau cái đận thịt trâu rởm đó. Vài bận đi lại, chúng tôi thành bạn của nhau. Vẫn biết thứ bạn chỉ bằng dăm cuộc nhậu, thêm chút ít tìm hiểu xã giao, nó cương cưỡng thế nào ấy, dù vậy tuy không nói ra nhưng cả tôi và Tu đều mặc nhiên chấp nhận. Tu khoái tôi ra mặt khi thấy tôi có vẻ hứng thú cái sở thích chơi trâu chọi của gã.
Đất Đồ Sơn ruộng ít, dân theo nghề biển, trâu chẳng có nhiều, đương nhiên vị trí của ông thần nông này quy sang nghề lúa nước hẳn không còn mấy giá trị. Vậy mà hơn bất cứ nơi nào, nuôi trâu ở đây thành hẳn một nghề công phu với rất nhiều mánh lới sành sỏi. Tu bảo: “Đám lái trâu mạn ngược nhìn thấy em là rúm vó. Chỉ cần thoáng xệch đuôi mắt là em biết tỏng đường ăn, nết đánh của các “ông” trâu ngay. Cấm có “ông” hay mà lọt qua được mắt Tu lếch này”. Lếch là biệt danh của gã. Của đáng tội gọi thế hơi oan, mắt của Tu chỉ hiếng hiếng. Mắt ấy ở thành phố, rơi vào nhà có của, hẳn là một lợi thế đáng kể của những công tử con quan trên chiến trường chinh phạt phái đẹp, đằng này, Tu, bất quá cũng chỉ là anh chăn trâu, dù có lúc gã đã tậu được cả cây xăng, thầu của đại lý bán sỉ xăng dầu của thị xã nên từ hiếng chuyển sang lếch cũng là thuận lẽ.
Vẫn là Tu cười ngoác, phô trọn cả hàm răng lởm chởm nạm xuộm thuốc lào: “Con tì, con vị nhà nó chứ, cả cái xứ này, sau lưng ai cũng gọi trộm em là thằng mõ trâu. Mõ cũng được, mõ người mới nhục, chứ mõ trâu sang chán vạn. Thề có bác, em mà được bám đít trâu đến lúc chết, không nói quá, coi như được sống đến hai kiếp. Sống danh, sống giá, ra tấm, ra miếng, sống thế mới gọi là nên người”.
Thường thì không bao giờ tôi phản đối lý luận của gã. Đúng sai gì bao giờ gã cũng nói một cách sòng phẳng, đầy tự tin và háo hức. Cái sự mà Tu gọi là nên người kia, quả thật, phản ánh đúng niềm đam mê si cuồng của gã. Nội chỉ lần chơi đến sạt nghiệp của Tu, tôi được chứng kiến một cách kinh hoàng mấy năm về trước đã minh chứng đầy đủ.
Năm đó, tôi và Tu đã khá thân nhau. Chẳng khi nào ra Hà Nội
gã lại không tìm đến tôi. Lúc thì Tu đến nhà, lần xộc thẳng đến cơ quan. Cũng
chẳng bao giờ Tu đi tay không. Quà của Tu độc mỗi món trâu, khi thì là một súc
thịt bắp đủ cả gân, màng, lòm lòm máu, lần khác là một đùm bèo nhèo những ruột
là ruột, tanh nồng. Đám phóng viên nữ chạy ré, rúc rích cười. Tu ngẩn ra, đôi mắt
hiếng lộn xếch vào trong: “Lòng non bắt phèo đấy, ngon rụt lưỡi”. Lại có lần gã
rinh hẳn một chiếc đầu trâu còn nguyên sừng, mắt mở trừng trừng đến nhà tôi,
khiến tôi phải nghỉ bù hẳn một ngày mới giải quyết hết. Còn lần ấy, nửa đêm Tu
bấm chuông nhà tôi. Cái giống gọi cửa lúc đêm hôm này ít khi mang đến sự tốt
lành, tôi hấp hoảng chân đất chân dép mở cửa. Tu đứng sừng sững, đội mũ cối sùm
sụp, túi bạt đeo chéo qua vai, mặt mũi vô cùng nghiêm trọng, giọng cũng vậy, hổn
hển lạc nhịp.
- Bác, bác đi ngay với em! Bây giờ!
- Có việc gì vậy? - Răng tôi cứng lại vì sợ.
- Bác thuê cho em một chiếc xe tải. Ta đi Bắc Kạn.
Tôi lập cập mở khóa, lờ mờ đoán ra sự thể, lòng bơn bớt sợ.
- Mai đi không được à? Tớ còn phải xin phép tòa soạn.
- Chậm, họ sẽ ướp mẻ “ông” trâu mất.
- Sao lại ướp mẻ?
- Tội “ông” trâu to lắm, suýt xơi tái thằng con trai của trưởng bản.
Tôi há hốc mồm vì ngạc nhiên. Quá đỗi tò mò, tôi quáng quàng vơ quần áo, dặn dò vợ hôm sau báo hộ cơ quan, rồi cùng Tu ra phố Quang Trung bắt đại một chiếc xe tải hạng trung, ngay trong đêm lao lên Bắc Kạn. Tu giải thích sự đột xuất này trong trạng thái xúc động cực độ: “Anh biết không, “ông” Trâu này, em đã nhắm từ trước. Trên nông trường em cắm chân gỗ giữ gìn hộ. Định tháng sau lên rước thì “ông” ấy gây chuyện. Mẹ cha con tì con vị, đúng là điềm giời, thảo nào hôm nay em sốt hết cả lòng mề, đứng ngồi không yên, tay chân bủn rủn”.
Sự việc đúng là quá nghiêm trọng đối với Tu. Non trưa hôm sau, chúng tôi đến nơi. Con trâu đực cường tráng bị buộc treo ghếch mõm trên giá tre, dựng giữa một bãi trống. Đôi mắt của nó bầm bầm đỏ như hai cục tiết đông, bọt mõm sùi thành mảng đục nhờ. Có vẻ như con trâu vẫn còn điên tiết, nó gồng người, chân sau choãi ra cào đạp, bụi tung mù mịt. Vừa xuống xe, Tu lao vội đến chỗ con trâu. Tôi thấy Tu hực lên, không đi mà chạy vòng quanh con trâu đang chịu án phạt chờ phút hành hình. Mặt Tu bợt bạt, mồ hôi rịn rịn, tụ thành giọt rớt xuống. Tu quýnh quýnh chân tay nom rất tội, mắt đờ ra, ngân ngấn có màng. Hồi lâu, Tu thốt thành tiếng: “Chết, chết mất...”. Bất ngờ Tu bỏ mặc tôi đứng đấy chạy vụt đi như một kẻ mất trí. Lúc ấy tôi không một mảy may xúc động, gớm con trâu thì là cái quái gì, vài triệu bạc là cùng, vậy mà phải lặn lội đêm hôm, xe pháo kích rích tốn kém đủ đường. Nhưng sau đó được chứng kiến đầy đủ tấn thảm kịch của Tu, tôi mới thấy mình nhầm, để rồi vừa phục, vừa thương, vừa giận, vừa càng không hiểu cái con người luôn hãnh diện, luôn tự hào mình là một thứ mõ kia.
“Ông” Trâu của Tu được tậu từ hơn một năm trước. Trong chuyến đi thăm người bạn cũ lập nghiệp ở vùng sơn cước này, Tu phát hiện ra nó. Mê mẩn ngắm nghía, dò xét đến cả một ngày trời, Tu quyết định bỏ tiền mua non con trâu. Thường thì lệ chọn trâu chọi, người ta chỉ rước về nuôi trong năm. Tu định giá rất nhanh, cách mua cũng rất chi là hào phóng. Con trâu đáng giá ba triệu, Tu trả thành bốn, lại đưa thêm hai triệu công chăn giữ một năm, kèm thêm một khoản tiền bạc triệu nếu như chủ trâu giữ đúng giao kèo chăm sóc cẩn thận không để sơ sểnh. Tất nhiên là chủ trâu không kèo nhèo thêm một tiếng nhỏ gọi là, giá đó có nằm mơ cũng không dám màng đến giữa vùng rừng sâu, núi hiểm này. Vài bốn tháng, Tu lại lộn lên một lần để kiểm tra xem xét sức khỏe “ông” trâu. Có điều lạ, sau giao kèo chuyển chủ đó, con trâu trở nên hung dữ, bất kham. Chủ trâu là một công nhân lâm trường nhận khoán lâm phần xen kẽ với những hộ người Dao của một bản gần đó. Lần đầu tiên, con trâu của Tu húc lòi mắt một con trâu của dân bản. Vố này không nặng lắm, người chủ giờ đã là kẻ làm mướn cho Tu, tự mình xoay xỏa được, sau một hồi cò kè thêm bớt ông ta đã du di chuyển cú phạt vạ thành một vụ đền bù hữu nghị đến mức Tu phải nắc nỏm: “Rẻ quá, mềm quá, không đáng tầm “ông” trâu mãnh thú này”. Lần thứ hai, sự thể rắc rối hơn nhiều. Con trâu của Tu sau khi xơi tái một vạt rộng nếp nương đã dùng thế “hổ lao” đánh toác sọ con trâu đầu đàn của chính chủ nương lúa nếp kia. Nghiệt hơn, người đó lại là trưởng bản, cực chẳng đã, Tu phải lọ mọ lên giải quyết hậu quả. Tốn kém đền trâu, đền lúa nhưng Tu rất vui. Vui chứ, được “ông” trâu dũng mãnh như thế có khác gì bắt được vàng. Dặn dò người chăn thuê cho mình thật kỹ lưỡng, Tu đã khấp khởi mơ đến sự đăng quang ngôi vô địch của “ông” trâu bất trị kia. Nhưng đến lần này, sau khi tá hỏa chạy đi tìm hiểu sự tình, Tu lộn lại bảo tôi miệng méo xệch: - Bác xúc tiến ngay đi, giờ là lúc dụng đến món văn của bác, dẻo dẻo miệng vào họa may thoát, họ sắp xử trảm “ông” trâu của em rồi. Mẹ cha con tì con vị. “ông” ấy mà ngoẻo, đời em kể cũng coi như toi.
Dọc đường Tu đã dặn đi dặn lại tôi việc này. Hóa ra đêm hôm Tu đến rước tôi đi cũng vì lẽ đó. Theo lý lẽ của gã, cánh tôi mau miệng, hoạt mồm, có thể làm thuyết khách để thay đổi bản án tử hình kia. Chẳng có cách nào khác, tôi sốt sắng nhập cuộc. Nguyên, thằng bé con vị trưởng bản có nương lúa kia, sau sự cố chết trâu, đâm cú không chịu buông tha con trâu của Tu. Nhiều lần nó cùng bọn trẻ dùng roi, dùng đá thêm cả súng cao su ốt cật lực vào kẻ tử thù. Con trâu nổi đóa - bản năng thú trỗi mạnh, cộng thêm sự khôn ranh của con vật, theo cách nói của Tu là đã thành tinh - nhân lúc thằng bé đi một mình, bèn rượt đuổi. Thằng bé chạy thục mạng tránh con vật đã nổi điên. Đường cùng, thằng bé bị ngã xuống khe, không chết nhưng toàn thân bầm giập, nằm sốt li bì. Tội trạng rành rành, con trâu của Tu bị gô cổ điệu ra bãi trống. Nó sẽ phải chết kèm theo hai chục ghè rượu phạt theo lệ bản. Còn may là Tu nhận được điện báo lên kịp. Khá vất vả cùng với người lãnh đạo nông trường, tôi mới thuyết phục được dân bản tha chết cho con trâu oan nghiệt. Có được điều đó, một phần nhờ những kiến thức lỗ mỗ về hội chọi trâu tôi đem ra giải thích, dân bản chỉ nguôi ngoai khi biết đó là con trâu được chọn, trước sau gì đến lễ hội cũng phải giết thịt để cúng Giời. Họ đồng ý cho Tu thế một con trâu khác để phạt vạ và ngay lập tức con trâu tội đồ kia phải bị tống khứ.
Khỏi nói Tu mừng rỡ đến nhường nào. Bốc xong con trâu lên thùng xe, Tu kiểm tra thật kĩ gióng ngang, gióng dọc cột trâu cho an toàn dọc đường, lại giục người chủ cũ chất ụn đến tận mõm trâu cả một ôm cỏ vật. Tôi ái ngại khi thấy Tu phải chi quá nhiều. Nhưng không, mặt Tu cứ hơn hớn, tay xỉa tiền liên tục. Người chủ cũ cầm chỗ tiền thưởng Tu vừa soạt sang tay, tần ngần, giọng hết sức phân vân:
- Hay là thôi, em đã làm khổ bác quá nhiều. Biết thế này, năm ngoái em bán quách cho lò mổ chợ Đại. Được vậy, bác và em cũng được nhàn nhã cái thân.
Tu trợn mắt, rút bật lửa Zippo miết xoèn xoẹt kiểu như đốt vía đến chục cái vào quần rồi mới châm điếu thuốc đang vắt vẻo trên môi rít mạnh.
- Cầm lấy đi. Hãm quá, có được “ông” trâu bây giờ là phúc tổ. Rồi mày sẽ biết thế nào là khổ, là nhàn. Tao biến đây kẻo họ đổi ý thì ăn cám.
Chiếc xe tải chạy như bị ma đuổi khỏi nông trường. Đến đường quốc lộ, Tu nhổm hẳn người, bảo lái xe.
- Họ, họ lại đi, nghỉ ngơi một chút.
Tu kéo tuột tôi xuống ca bin. Gã nhảy phóc lên thùng xe, tay vẫy rối rít.
- Bác lên đây, em chỉ cho biết đường để mà phán. Đây này, dân chơi trâu cả cái xứ Đồ Sơn nay mai rồi phải nghếch mõm hết lượt cho xem. Cả đời, chưa bao giờ em thấy “ông” trâu nào có tướng lạ như vậy. Quý quá, quý quá, thật là bõ. Tôi cố gồng mặt. Gã đang phấn khích, cười cười, nói nói không ngớt miệng. Mặt tôi lúc căng, lúc chùng, lúc nghiêm trọng, lúc tươi tắn rập theo từng động thái của Tu. Tôi làm thế không phải để lấy lòng, mà cốt sao cho gã khỏi cụt hứng. Con trâu thở phì phò, mắt đã bớt ngầu đỏ, liên tục vục mõm vào đống cỏ. Có lẽ nó đã quá đói. Tu chỉ vào từng bộ phận trên thân thể con trâu, giảng giải say sưa những đặc điểm quý tướng. Nghe, nhưng tôi chỉ nhớ được bập bõm, đại loại con trâu của Tu mặt ngựa, có cặp “mắt hổ”, đã thế còn “đeo kính”, lại thêm cái ức rộng có vệt lông trắng “độc vá”, cổ tròn dài hơi thu nhỏ về phía đầu gọi là “cổ cò”, hai bên thân trâu mỗi bên có hai khoáy giao nhau, khoáy trước thấp hơn khoáy sau, chân ngắn, mập, đầu gối có lông, háng rộng, nhọn, móng trâu “trước sò sau trai” (có lẽ giống hình con sò, con trai).
Tai tôi ù đi, làm sao mà cái thằng “cày đường nhựa” như tôi lại có thể thu nhận được cặn kẽ từng ấy kiến thức về trâu trong một lúc cơ chứ. Tôi nhăn mặt vì quá tải, không thể diễn để chiều lòng Tu được nữa. Tu như hơi khựng lại rồi vẫn tiếp tục thao thao.
- Bác không tin à?
Tu vỗ bộp vào đầu con trâu.
- Đây nhé! Có đúng là khoáy tròn trên đỉnh đầu không? Người mà có cái khoáy thế này, bét nhất cũng phải làm đến “đại phú”, ấy ấy, túm tóc hình chóp này ăn về tính khí mạnh mẽ, “chiến” lắm bác ạ.
Đang đà, Tu vít hẳn sừng trâu xuống.
- Đen nhức mắt chưa, sừng “mun” đấy, hệt như hai cánh cung. Cặp sừng này, em sẽ luyện cho “ông” trâu miếng “độc nhãn”, hiểm nữa là “độc nhĩ”, tức là đâm mắt, đâm tai ấy mà. Để rồi xem, khối thằng ra bã với em. Mẹ cha con tì con vị.
Tôi giục Tu cho xe đi nhưng Tu gạt phắt.
- Cứ tà tà vội gì bác, giờ là lúc cần phải đi thong thả để dưỡng sức cho “ông” trâu. Chưa chừng em còn lượn vài vòng Hà Nội nữa cho thêm phần khí thế. Chả mấy khi...
Bất ngờ Tu túm lấy mũi luồn tay vào lỗ “sẹo” kéo hếch miệng con trâu, giọng reo như chuông.
- Răng đều tăm tắp, trắng ngà. Mười chiếc cả thảy, bác thấy chưa, mười chiếc là mười tuổi. Chắc khừ, răng này, sâu bọ chỉ có nước khóc bằng tiếng muỗi.
Tôi dở mếu, dở cười. Chuyến đi rồi cũng suôn sẻ tới nơi tới chốn. Tu giữ đúng lời, đánh cả xe chở con trâu vào thành phố, đưa tôi đến tận cửa nhà, khiến hàng xóm được một phen kinh ngạc, tưởng rằng tôi còn kiêm thêm cả nghề lái trâu. Sau đó tôi viết một bài kí xinh xẻo thuật lại chuyến rước “ông” trâu khốn khổ kia từ mạn ngược về. Tu xem xong, vứt toạch tờ báo xuống bàn, cười mãn nguyện.
- Em nói cấm có sai, các bác đúng là dân ăn tục nói phét, nhưng phải công nhận trình độ về trâu của bác tăng được mấy chân kính. Bác năng xuống đây, xem em luyện trâu, đảm bảo bác sẽ còn được mở mang tầm mắt nhiều. Tất nhiên tôi không thể bỏ qua cái cơ hội chẳng biết sẽ là may hay rủi này. Cũng phải thành thực, Tu đã hoàn toàn chinh phục được tôi, sự say mê cuồng dại của Tu truyền sang tôi nguồn cảm hứng chưa từng có. Chẳng cần đợi Tu nhắn nhe, cứ rảnh là tôi đảo xuống Đồ Sơn, biết là chẳng có việc gì động chạm đến mình nhưng vẫn cứ ngó ngó, nghiêng nghiêng, xem xem, xét xét, như thể người trong cuộc.
- Bác, bác đi ngay với em! Bây giờ!
- Có việc gì vậy? - Răng tôi cứng lại vì sợ.
- Bác thuê cho em một chiếc xe tải. Ta đi Bắc Kạn.
Tôi lập cập mở khóa, lờ mờ đoán ra sự thể, lòng bơn bớt sợ.
- Mai đi không được à? Tớ còn phải xin phép tòa soạn.
- Chậm, họ sẽ ướp mẻ “ông” trâu mất.
- Sao lại ướp mẻ?
- Tội “ông” trâu to lắm, suýt xơi tái thằng con trai của trưởng bản.
Tôi há hốc mồm vì ngạc nhiên. Quá đỗi tò mò, tôi quáng quàng vơ quần áo, dặn dò vợ hôm sau báo hộ cơ quan, rồi cùng Tu ra phố Quang Trung bắt đại một chiếc xe tải hạng trung, ngay trong đêm lao lên Bắc Kạn. Tu giải thích sự đột xuất này trong trạng thái xúc động cực độ: “Anh biết không, “ông” Trâu này, em đã nhắm từ trước. Trên nông trường em cắm chân gỗ giữ gìn hộ. Định tháng sau lên rước thì “ông” ấy gây chuyện. Mẹ cha con tì con vị, đúng là điềm giời, thảo nào hôm nay em sốt hết cả lòng mề, đứng ngồi không yên, tay chân bủn rủn”.
Sự việc đúng là quá nghiêm trọng đối với Tu. Non trưa hôm sau, chúng tôi đến nơi. Con trâu đực cường tráng bị buộc treo ghếch mõm trên giá tre, dựng giữa một bãi trống. Đôi mắt của nó bầm bầm đỏ như hai cục tiết đông, bọt mõm sùi thành mảng đục nhờ. Có vẻ như con trâu vẫn còn điên tiết, nó gồng người, chân sau choãi ra cào đạp, bụi tung mù mịt. Vừa xuống xe, Tu lao vội đến chỗ con trâu. Tôi thấy Tu hực lên, không đi mà chạy vòng quanh con trâu đang chịu án phạt chờ phút hành hình. Mặt Tu bợt bạt, mồ hôi rịn rịn, tụ thành giọt rớt xuống. Tu quýnh quýnh chân tay nom rất tội, mắt đờ ra, ngân ngấn có màng. Hồi lâu, Tu thốt thành tiếng: “Chết, chết mất...”. Bất ngờ Tu bỏ mặc tôi đứng đấy chạy vụt đi như một kẻ mất trí. Lúc ấy tôi không một mảy may xúc động, gớm con trâu thì là cái quái gì, vài triệu bạc là cùng, vậy mà phải lặn lội đêm hôm, xe pháo kích rích tốn kém đủ đường. Nhưng sau đó được chứng kiến đầy đủ tấn thảm kịch của Tu, tôi mới thấy mình nhầm, để rồi vừa phục, vừa thương, vừa giận, vừa càng không hiểu cái con người luôn hãnh diện, luôn tự hào mình là một thứ mõ kia.
“Ông” Trâu của Tu được tậu từ hơn một năm trước. Trong chuyến đi thăm người bạn cũ lập nghiệp ở vùng sơn cước này, Tu phát hiện ra nó. Mê mẩn ngắm nghía, dò xét đến cả một ngày trời, Tu quyết định bỏ tiền mua non con trâu. Thường thì lệ chọn trâu chọi, người ta chỉ rước về nuôi trong năm. Tu định giá rất nhanh, cách mua cũng rất chi là hào phóng. Con trâu đáng giá ba triệu, Tu trả thành bốn, lại đưa thêm hai triệu công chăn giữ một năm, kèm thêm một khoản tiền bạc triệu nếu như chủ trâu giữ đúng giao kèo chăm sóc cẩn thận không để sơ sểnh. Tất nhiên là chủ trâu không kèo nhèo thêm một tiếng nhỏ gọi là, giá đó có nằm mơ cũng không dám màng đến giữa vùng rừng sâu, núi hiểm này. Vài bốn tháng, Tu lại lộn lên một lần để kiểm tra xem xét sức khỏe “ông” trâu. Có điều lạ, sau giao kèo chuyển chủ đó, con trâu trở nên hung dữ, bất kham. Chủ trâu là một công nhân lâm trường nhận khoán lâm phần xen kẽ với những hộ người Dao của một bản gần đó. Lần đầu tiên, con trâu của Tu húc lòi mắt một con trâu của dân bản. Vố này không nặng lắm, người chủ giờ đã là kẻ làm mướn cho Tu, tự mình xoay xỏa được, sau một hồi cò kè thêm bớt ông ta đã du di chuyển cú phạt vạ thành một vụ đền bù hữu nghị đến mức Tu phải nắc nỏm: “Rẻ quá, mềm quá, không đáng tầm “ông” trâu mãnh thú này”. Lần thứ hai, sự thể rắc rối hơn nhiều. Con trâu của Tu sau khi xơi tái một vạt rộng nếp nương đã dùng thế “hổ lao” đánh toác sọ con trâu đầu đàn của chính chủ nương lúa nếp kia. Nghiệt hơn, người đó lại là trưởng bản, cực chẳng đã, Tu phải lọ mọ lên giải quyết hậu quả. Tốn kém đền trâu, đền lúa nhưng Tu rất vui. Vui chứ, được “ông” trâu dũng mãnh như thế có khác gì bắt được vàng. Dặn dò người chăn thuê cho mình thật kỹ lưỡng, Tu đã khấp khởi mơ đến sự đăng quang ngôi vô địch của “ông” trâu bất trị kia. Nhưng đến lần này, sau khi tá hỏa chạy đi tìm hiểu sự tình, Tu lộn lại bảo tôi miệng méo xệch: - Bác xúc tiến ngay đi, giờ là lúc dụng đến món văn của bác, dẻo dẻo miệng vào họa may thoát, họ sắp xử trảm “ông” trâu của em rồi. Mẹ cha con tì con vị. “ông” ấy mà ngoẻo, đời em kể cũng coi như toi.
Dọc đường Tu đã dặn đi dặn lại tôi việc này. Hóa ra đêm hôm Tu đến rước tôi đi cũng vì lẽ đó. Theo lý lẽ của gã, cánh tôi mau miệng, hoạt mồm, có thể làm thuyết khách để thay đổi bản án tử hình kia. Chẳng có cách nào khác, tôi sốt sắng nhập cuộc. Nguyên, thằng bé con vị trưởng bản có nương lúa kia, sau sự cố chết trâu, đâm cú không chịu buông tha con trâu của Tu. Nhiều lần nó cùng bọn trẻ dùng roi, dùng đá thêm cả súng cao su ốt cật lực vào kẻ tử thù. Con trâu nổi đóa - bản năng thú trỗi mạnh, cộng thêm sự khôn ranh của con vật, theo cách nói của Tu là đã thành tinh - nhân lúc thằng bé đi một mình, bèn rượt đuổi. Thằng bé chạy thục mạng tránh con vật đã nổi điên. Đường cùng, thằng bé bị ngã xuống khe, không chết nhưng toàn thân bầm giập, nằm sốt li bì. Tội trạng rành rành, con trâu của Tu bị gô cổ điệu ra bãi trống. Nó sẽ phải chết kèm theo hai chục ghè rượu phạt theo lệ bản. Còn may là Tu nhận được điện báo lên kịp. Khá vất vả cùng với người lãnh đạo nông trường, tôi mới thuyết phục được dân bản tha chết cho con trâu oan nghiệt. Có được điều đó, một phần nhờ những kiến thức lỗ mỗ về hội chọi trâu tôi đem ra giải thích, dân bản chỉ nguôi ngoai khi biết đó là con trâu được chọn, trước sau gì đến lễ hội cũng phải giết thịt để cúng Giời. Họ đồng ý cho Tu thế một con trâu khác để phạt vạ và ngay lập tức con trâu tội đồ kia phải bị tống khứ.
Khỏi nói Tu mừng rỡ đến nhường nào. Bốc xong con trâu lên thùng xe, Tu kiểm tra thật kĩ gióng ngang, gióng dọc cột trâu cho an toàn dọc đường, lại giục người chủ cũ chất ụn đến tận mõm trâu cả một ôm cỏ vật. Tôi ái ngại khi thấy Tu phải chi quá nhiều. Nhưng không, mặt Tu cứ hơn hớn, tay xỉa tiền liên tục. Người chủ cũ cầm chỗ tiền thưởng Tu vừa soạt sang tay, tần ngần, giọng hết sức phân vân:
- Hay là thôi, em đã làm khổ bác quá nhiều. Biết thế này, năm ngoái em bán quách cho lò mổ chợ Đại. Được vậy, bác và em cũng được nhàn nhã cái thân.
Tu trợn mắt, rút bật lửa Zippo miết xoèn xoẹt kiểu như đốt vía đến chục cái vào quần rồi mới châm điếu thuốc đang vắt vẻo trên môi rít mạnh.
- Cầm lấy đi. Hãm quá, có được “ông” trâu bây giờ là phúc tổ. Rồi mày sẽ biết thế nào là khổ, là nhàn. Tao biến đây kẻo họ đổi ý thì ăn cám.
Chiếc xe tải chạy như bị ma đuổi khỏi nông trường. Đến đường quốc lộ, Tu nhổm hẳn người, bảo lái xe.
- Họ, họ lại đi, nghỉ ngơi một chút.
Tu kéo tuột tôi xuống ca bin. Gã nhảy phóc lên thùng xe, tay vẫy rối rít.
- Bác lên đây, em chỉ cho biết đường để mà phán. Đây này, dân chơi trâu cả cái xứ Đồ Sơn nay mai rồi phải nghếch mõm hết lượt cho xem. Cả đời, chưa bao giờ em thấy “ông” trâu nào có tướng lạ như vậy. Quý quá, quý quá, thật là bõ. Tôi cố gồng mặt. Gã đang phấn khích, cười cười, nói nói không ngớt miệng. Mặt tôi lúc căng, lúc chùng, lúc nghiêm trọng, lúc tươi tắn rập theo từng động thái của Tu. Tôi làm thế không phải để lấy lòng, mà cốt sao cho gã khỏi cụt hứng. Con trâu thở phì phò, mắt đã bớt ngầu đỏ, liên tục vục mõm vào đống cỏ. Có lẽ nó đã quá đói. Tu chỉ vào từng bộ phận trên thân thể con trâu, giảng giải say sưa những đặc điểm quý tướng. Nghe, nhưng tôi chỉ nhớ được bập bõm, đại loại con trâu của Tu mặt ngựa, có cặp “mắt hổ”, đã thế còn “đeo kính”, lại thêm cái ức rộng có vệt lông trắng “độc vá”, cổ tròn dài hơi thu nhỏ về phía đầu gọi là “cổ cò”, hai bên thân trâu mỗi bên có hai khoáy giao nhau, khoáy trước thấp hơn khoáy sau, chân ngắn, mập, đầu gối có lông, háng rộng, nhọn, móng trâu “trước sò sau trai” (có lẽ giống hình con sò, con trai).
Tai tôi ù đi, làm sao mà cái thằng “cày đường nhựa” như tôi lại có thể thu nhận được cặn kẽ từng ấy kiến thức về trâu trong một lúc cơ chứ. Tôi nhăn mặt vì quá tải, không thể diễn để chiều lòng Tu được nữa. Tu như hơi khựng lại rồi vẫn tiếp tục thao thao.
- Bác không tin à?
Tu vỗ bộp vào đầu con trâu.
- Đây nhé! Có đúng là khoáy tròn trên đỉnh đầu không? Người mà có cái khoáy thế này, bét nhất cũng phải làm đến “đại phú”, ấy ấy, túm tóc hình chóp này ăn về tính khí mạnh mẽ, “chiến” lắm bác ạ.
Đang đà, Tu vít hẳn sừng trâu xuống.
- Đen nhức mắt chưa, sừng “mun” đấy, hệt như hai cánh cung. Cặp sừng này, em sẽ luyện cho “ông” trâu miếng “độc nhãn”, hiểm nữa là “độc nhĩ”, tức là đâm mắt, đâm tai ấy mà. Để rồi xem, khối thằng ra bã với em. Mẹ cha con tì con vị.
Tôi giục Tu cho xe đi nhưng Tu gạt phắt.
- Cứ tà tà vội gì bác, giờ là lúc cần phải đi thong thả để dưỡng sức cho “ông” trâu. Chưa chừng em còn lượn vài vòng Hà Nội nữa cho thêm phần khí thế. Chả mấy khi...
Bất ngờ Tu túm lấy mũi luồn tay vào lỗ “sẹo” kéo hếch miệng con trâu, giọng reo như chuông.
- Răng đều tăm tắp, trắng ngà. Mười chiếc cả thảy, bác thấy chưa, mười chiếc là mười tuổi. Chắc khừ, răng này, sâu bọ chỉ có nước khóc bằng tiếng muỗi.
Tôi dở mếu, dở cười. Chuyến đi rồi cũng suôn sẻ tới nơi tới chốn. Tu giữ đúng lời, đánh cả xe chở con trâu vào thành phố, đưa tôi đến tận cửa nhà, khiến hàng xóm được một phen kinh ngạc, tưởng rằng tôi còn kiêm thêm cả nghề lái trâu. Sau đó tôi viết một bài kí xinh xẻo thuật lại chuyến rước “ông” trâu khốn khổ kia từ mạn ngược về. Tu xem xong, vứt toạch tờ báo xuống bàn, cười mãn nguyện.
- Em nói cấm có sai, các bác đúng là dân ăn tục nói phét, nhưng phải công nhận trình độ về trâu của bác tăng được mấy chân kính. Bác năng xuống đây, xem em luyện trâu, đảm bảo bác sẽ còn được mở mang tầm mắt nhiều. Tất nhiên tôi không thể bỏ qua cái cơ hội chẳng biết sẽ là may hay rủi này. Cũng phải thành thực, Tu đã hoàn toàn chinh phục được tôi, sự say mê cuồng dại của Tu truyền sang tôi nguồn cảm hứng chưa từng có. Chẳng cần đợi Tu nhắn nhe, cứ rảnh là tôi đảo xuống Đồ Sơn, biết là chẳng có việc gì động chạm đến mình nhưng vẫn cứ ngó ngó, nghiêng nghiêng, xem xem, xét xét, như thể người trong cuộc.
Nhà Tu ở gần trung tâm thị xã, thuộc loại trung bình khá,
nghĩa là có mái bằng, vườn rộng, đặc biệt có hẳn khu dành riêng nuôi trâu, tường
cao quây kín mít. Xưng hô với nhau như vậy nhưng chưa bao giờ tôi hỏi tuổi Tu.
Tôi ngờ rằng Tu cầm tinh Sửu nên mới ham hố trâu đến thế nhưng chị vợ Tu khi được
hỏi đã lắc đầu quầy quậy: “Sửu xiếc gì đâu bác, hắn cầm tinh Trâu, nhà em đã có
phúc. Dần dà rồi bác sẽ biết thôi, hắn mê trâu một nhưng mê thứ khác mười, thế
mới chết!”. Lòng đầy thắc mắc trước những lời lẽ mù mờ kia nhưng tôi không dám
hỏi. Vợ Tu buôn bán lặt vặt ngoài chợ, nghe nói cũng nhì nhằng đủ nuôi cả nhà
cơm áo, sinh tồn. Ở thời điểm Tu rước con trâu trên Bắc Kạn về, gã đang là chủ
cây xăng, vốn liếng hàng trăm triệu, tiền bạc lúc nào cũng dư dả. Tu có ba đứa
con trai suýt soát nhau, đứa lớn quãng mười lăm tuổi. Có điều lạ, Tu mê trâu thế
nhưng con cái không đứa nào bén mảng sang khu chuồng trại, cũng không thấy
chúng tham gia vào công cuộc nuôi dạy “ông” trâu. Sau tôi mới biết, đó là do chị
vợ Tu cấm. Hóa ra đàn bà mới chính là người nhìn xa trông rộng, ba ông tướng
kia theo đam mê của bố thì đúng là trời sập, họa cũng không bằng, chuyện sẽ nói
sau.
Khu đặt chuồng trâu của Tu khá rộng. Chuồng cũng bình thường như những loại
trâu khác nhưng được quây kín, tất nhiên phải đảm bảo độ thoáng. Tu mở một cửa
ngách, thông từ sân nhà sang khu chuồng trâu, có khóa sắt cẩn thận. Bốn con chó
ở hẳn bên đó. Loại chó ta sủa ăng ẳng suốt ngày, đêm mỗi khi có tiếng chân người
bước ở con ngõ đằng trước. Đấy là đàn chó bảo vệ riêng của “ông” trâu. Tôi hỏi
Tu sao không mở thông cửa để đàn chó giữ nhà luôn thể, bao nhiêu thứ đồ đạc đắt
tiền thế kia. Gã nhìn tôi như nhìn một thằng đại ngố: “Đồ đạc là cái quái gì?
Sinh mệnh “ông” trâu mới là quý, sểnh ra “ông” trâu có bề gì là đứt cước đấy
bác ạ. Món này thuộc bí truyền bác chẳng nên biết”. Đúng thế, tôi biết làm sao
được, ai mà ngờ Tu đại bại chính ở thứ bí truyền mà Tu kín miệng giấu tôi tận
phút cuối cùng ấy.
“Nghề chơi cũng lắm công phu”, không gặp Tu, hẳn sẽ chẳng bao giờ tôi biết được cái sự vực trâu chọi này lại cách rách, lại kì công đến thế. Cứ vài ngày, Tu lại xịt nguyên cả bình thuốc diệt côn trùng. Các loại ruồi muỗi, bọ mòng hết còn đất sống. Gần đến hội Tu dùng trấu ủ, dấm ở góc chuồng thay cho hóa chất để đảm bảo sức khỏe cho “ông” trâu. Những con trâu chọi theo tục lệ đều được gọi là “ông”. Ai xách mé gọi chệch đi, nếu nhà có tham dự hội trâu coi như gặp hạn. Trâu chọi phải cách ly với trâu nhà để khơi gợi lại bản năng hoang dã. Thức ăn của trâu cũng khá cầu kỳ, cỏ phải thật non, tự tay Tu cắt hoặc đặt mua của người tin cẩn. Ngoài cỏ. Tu cho trâu ăn thêm cám, mía và thi thoảng Tu nấu cháo tống thêm vào đấy hàng vốc thuốc vitamin các loại. Con trâu của Tu được chăm bằm, béo đẫy, mượt mà, sạch bóng. Tu chỉ vào lưng trâu: “Bác xem này, đến lúc đấu, lưng “ông” trâu phải phẳng lỳ, đặt bát nước không đổ mới đạt yêu cầu”. Quả là có thế thật, nhìn con trâu đực cường tráng, bệ vệ tôi thấy chạnh lòng khi so nó với đám trâu cày. Tu gạt phắt: “Bác rõ là lẩn thẩn, loài nào chả vậy đến con người còn phân biệt kẻ trên, người dưới, bì thế có mà bì đời”. Tu nói quá đúng, triết lý của Tu đơn giản, luôn xoáy quanh con trâu, mộc mạc đến ngây thơ nhưng ngẫm ra cũng đủ vị đắng đót.
- Bác tính đất Đồ Sơn mà vắng bóng vụ trâu chọi thì còn đếch gì để mà nói. Lượn một vòng là bác thấy ngay thôi, đủ hết nhá, sơn hào hải vị, sòng bạc Tây, Tàu, đầy rẫy các sới chọi người. Nhưng em nói thật, những thứ đó chỉ là phù du ăn theo mùa, trâu mới là vĩnh cửu, mới là Đồ Sơn chính hiệu.
Đã nói, lý lẽ của Tu bao giờ tôi cũng chịu. Nom ấm ớ thế thôi nhưng Tu làu làu thao giảng đủ mọi điều, từ nguồn gốc chọi trâu có từ thời Trần đến sự tích vị thành hoàng của Đồ Sơn là thần Điểm Tước. Trước khi vào sới đấu, các “ông” trâu đều được kết hoa, trùm nhiễu đến đền lễ thần. Sau hội, các “ông” trâu dù thắng, dù thua đều vinh dự được “hóa” luân chuyển tái sinh kiếp khác. Đến đoạn này Tu cười hì hì.
- Kiếp sau bác ạ, em tình nguyện làm trâu chọi. Tất nhiên là em sẽ được thỏa nguyện. Kiếp mõ bây giờ em tận tụy đến thế cơ mà.
Tôi không nén được tiếng cười bật ra. Quả có thế, vóc dáng của Tu gầy gò ví thử được làm trâu cũng có mà chọi ăn, nhưng tận tụy thì đúng. Đến gần hội, gã mắc hẳn võng ngủ ngay tại chuồng để bảo vệ, nửa đêm còn bật dậy thúc trống luyện trâu. Cách luyện của Tu cũng rất độc đáo. Những kiểu luyện thông thường, Tu làm hệt như những con trâu khác, nghĩa là cũng vòng người reo hò trống thúc ngũ liên để trâu dạn với tiếng động và không khí ngày hội. Khác ở chỗ, đêm đêm Tu thúc trâu ra đường bất chấp xe chạy, pha quét loang loáng, còi bóp inh ỏi. Khối lái xe đã hồn xiêu phách lạc, phanh dúi phanh dụi khi bất ngờ gặp con trâu của Tu phi nước đại trên đường. Ban ngày, Tu kín đáo quan sát các điểm luyện trâu của người khác. Sâm sẩm tối, Tu dẫn trâu của mình ra. Bị nhốt cuồng cẳng, dư ứa sức lực, con trâu của Tu khịt khịt mũi bắt mùi đối thủ rất nhanh. Cứ thế nó lao vào bờ ruộng, gò đất, húc đầu, móc sừng một cách điên dại. Tu lào khào vào tai tôi: “Đây là em luyện cho “ông” trâu đánh đòn âm. Con nào bị “ông” bắt mùi, vào sới chỉ có toi, lúc ấy điên máu, sức của “ông” tăng được mấy phần”. Trước đấy, Tu dùng thủy tinh mài vót sừng trâu nhọn hoắt. Tu giải thích: “Em vót mũi đinh cho phù hợp với kiểu lia sừng của “ông” trâu. Tùy bác ạ, có thể vót kiểu “múi khế”. Cái đó tuỳ thuộc vào từng nết đánh”. Tiếng tăm con trâu của Tu ngày một nổi như cồn. Quả nhiên nó vượt qua vòng đấu loại một cách dễ dàng. Con trâu của Tu thắng các đối thủ bằng một sự hung dữ kỳ lạ, thậm chí nó không buông tha cả những con đã thua chạy. Tu cười khăng khắc kể lại: “Tiếc là bác không xuống, “ông” trâu chiến đã lắm. Vòng cuối, ông ấy rượt đuổi đến mấy cây số, húc lộn cả một con “rem” mới bóc hộp, may người lái không bị sao, em chỉ phải đền mấy vé”. Lại đền, lần này tôi thoáng khó chịu vì sự hứng thú của Tu, nhưng biết làm sao được có những đam mê đã ngấm vào cốt tủy, sự cười cợt thắng thua kia, suy cho cùng, cũng chả có gì lạ. Y hẹn tôi rủ mấy bạn văn xuống Đồ Sơn trước hôm đấu chung kết một ngày. Nhà Tu, khách ra vào nườm nượp. Họ thì thụp bàn luận, viết viết, ký ký đầy bí ẩn. Tu tỏ ra vô cùng tất bật. Mặt Tu xọm đi trông thấy, nhưng vẫn tràn đầy háo hức. Lúc dẫn trâu ra đình làm lễ Tu vận bộ y phục mầu đỏ, cầm hẳn một chiếc lọng đỏ có rua vàng che nắng cho trâu, kiểu lọng chỉ có vua chúa ngày xưa mới được dùng. Đám bạn rượu của Tu cũng ăn vận y chang, đi thành hàng thẳng thớm, nhìn rất vui mắt. Việc tế lễ suôn sẻ, chỉ đến lúc về mới xảy ra trục trặc nhỏ, con trâu của Tu nhất định không chịu bước, cứ đứng ì ở sân đình, nước mắt ròng ròng thành vệt ướt đẫm. Tu đi vòng quanh con trâu soi vài lượt. Dường như yên tâm, Tu cười cười bảo tôi: “Bác thấy có đúng là trâu thần không? Ông ấy đang tâm trạng, đang thương cảm đấy lệ, chắt thành hột. Em ngờ rằng “ông” trâu này có máu nghệ sĩ giống các bác”. Vỗ vỗ vào mông trâu gã nói thầm thì như khấn: “Ông” cứ cho con được toại nguyện, con sẽ cầu được, ước thấy, kiếp sau ông muốn nghệ sĩ được nghệ sĩ, làm vương, làm tướng gì được hết, về đi ông!”.
Con trâu chậm chạp bước những bước nặng nhọc. Tối đó, Tu như quên mất sự có mặt của tôi. Vẫn tấp nập khách khứa, có người đi đến bằng ô tô sang trọng. Tôi thấy là lạ trước sự xuất hiện vội vàng của họ. Thắc mắc của tôi được vợ Tu giải thích bằng một thái độ cực kỳ chán nản: “Bác không biết thật ạ? Đám con bạc đấy, chán lắm, máu mê gì trâu với chả chọi, mê sát phạt thì có, bác xem lão nhà em cứ hơn hớn, lộn ruột chưa? Đánh được người thì mặt đỏ như vang, không đánh được người thì mặt vàng như nghệ!”.
Tu nghe thấy đi đến lừ mắt, chị vợ nín thít. Tu rít trong họng: “Đàn bà biết gì, chỉ rặt nói gở. Bác đừng chấp nó”. Tôi hiểu phần nào. Đám người kia là những kẻ mết con trâu của Tu. Họ đặt tiền vào cửa thắng của nó. Sau này thì tôi biết họ cá cược kiểu như cá độ bóng đá, đặt tiền sau khi đã chắp nối mọi dữ kiện thắng, thua. Chỉ có điều, tôi không biết được mức độ sát phạt lại nguy hiểm đến mức đẩy Tu từ một ông chủ nhỏ phút chốc trở thành kẻ đúng như gã tự nhận: “mõ”.
Đêm ấy, Tu nằm ở chuồng trâu, gã tự tin đến mức không có vẻ gì bồn chồn trước canh bạc đời gã đang dấn vào. Tu nói với tôi rất kẻ cả: “Biết là bác “mướp” nên em không dặn. Phải chi bác có ít tiền đặt cửa trên, ăn cứ gọi là ngon xoét. Nhưng không sao, ngày mai em sẽ chi lộc cho bác. Chi đậm!”.
Ngày mai! Ai mà ngờ được con trâu dũng mãnh Tu đặt trọn niềm tin tưởng, đặt cả cơ nghiệp của mình vào đấy, đúng như điềm gở theo cách nói của Tu, đang hung dữ là thế lúc vào sới đột ngột chuyển tính. Mưa, mưa rây nhỏ mịn, đấu trường người đặc kín các khán đài. Tu đã dặn trước tôi mang áo mưa. Gã giải thích vì các thần giáng hạ xem chọi trâu nên hội nào trời cũng đổ mưa. Con trâu của Tu được vinh dự đấu “kháp” đầu khai hội. Tôi nín thở vì hồi hộp, vì lâng lâng một cảm giác khó tả đến độ xúc động, lệ tràn ướt mi. Từ hai phía đấu trường, hai con trâu được tốp thanh niên vận y phục đỏ dẫn ra. Đích thân Tu dẫn con trâu của mình. Phía sau, một thanh niên giương cao chiếc lọng đỏ tua vàng. Loa phóng thanh vang vang giới thiệu cặp trâu đấu kỹ càng đến từng vòng đo và xuất xứ. Hiệu lệnh cờ được phát ra. Hai con trâu được dẫn đến gần nhau, bất ngờ cả hai lồng lên. Tu và người quản trâu bên kia kịp bỏ “sẽo” (tháo dây mũi). Biển người ồ lên âm thanh hỗn loạn. Cặp trâu chọi lao vào nhau với tốc độ kinh hồn. Nhưng kìa, con trâu đối thủ chợt khựng lại. Con thần sửu của Tu cũng phanh gấp. Đang đà, sừng của nó xớt sượt qua mình con trâu kia. Tôi ngồi ở khán đài nhác thấy Tu rối rít ra hiệu. Hình như Tu thúc “ông” trâu của mình nhanh chóng hạ gục đối thủ. Con trâu kia có vẻ hoảng trước sức vóc và thần khí “ông” trâu của Tu, nó ngúc ngắc đầu và lảng dần ra xa. Con trâu của Tu lững thững bám theo. Thi thoảng nó đứng lại ngạnh đầu, mắt lướt lên khán đài. Tiếng hò reo cổ vũ lan truyền như sấm. Con trâu của Tu đột ngột dừng lại. Không còn nguy hiểm, con trâu đối thủ cũng đứng lại, len lén nhìn đầy cảnh giác. Lúc ấy nó chỉ còn cách cửa khán đài có vài chục mét. Tu đứng ngây ra nhìn con trâu của mình. Sau này Tu kể lại gã vô cùng kinh hoàng khi thấy “ông” trâu khóc ròng ròng, nước mắt màu đỏ nhạt. Tôi nghe thấy rõ tiếng Tu gầm lên. Cả đấu trường lặng đi rồi reo hò đồng loạt. Con trâu của Tu chậm rãi quay người, từng bước nặng nhọc ra khỏi đấu trường. Con trâu kia như không thể hiểu, cứ loanh quanh nghiêng ngó trong sân giữa vòng vây của đám quản trâu đang nhảy nhót reo mừng. Tim tôi thắt lại khi thấy Tu ngã quay ra sân đấu. Quá đỗi bất ngờ, con trâu của Tu đã bỏ cuộc và như thế nó chấp nhận sự thua trận đồng nghĩa với việc Tu thảm bại.
Sau đấy, tôi phải chứng kiến những cảnh tượng không thể quên. Đám con bạc rầm rầm khuân hết những tài sản đáng giá trong nhà Tu. Thoắt cái nhà Tu đã sạch bách, trống trải. Vợ Tu và mấy đứa con dạt hết vào góc nhà, khiếp đảm. Đặt cược quá lớn tất thua càng đau. Tu phải sang nhượng cả cây xăng để lấy tiền trả nợ. Tối đó, bất đắc dĩ và cũng không còn đường thoái thác, tôi buộc phải dự cuộc nhậu “ông” trâu. Nó đã được xả thịt ngay lúc ban chiều. Cả mâm tiệc lặng như nhà đám. Mắt Tu đỏ kè, cả lòng trắng, lòng đen đều đã chuyển màu. Dẫu thua, Tu vẫn giữ lời dành lại bộ dái để đãi tôi và đám bạn. Tu cũng không còn khí sắc, giọng mảnh, run rẩy như tiếng chim học nhái tiếng người.
- Các bác dùng đi, ngon nhất hạng đấy. Em thì vái, chả còn bụng dạ nào nữa. Mẹ cha con tì con vị, sao “ông” ấy lại thế nhỉ? Hay là kiếp trước “ông” ấy cùng cánh với các bác. Đúng thế thật, bỏ mẹ em rồi, họa rồi.
Không ai nói theo một tiếng, đắng ngắt, chúng tôi lặng lẽ chạm cốc, ngồi im, không một ai nhúng đũa. Lửa ga xanh lét, nồi “ngẩu” sôi sùng sục. Chủ quán dạo trước, giờ cũng đã thân quen với tôi chặc chặc lưỡi, liếc nhìn Tu đang hí húi hút thuốc lào ở góc quán, dắng dẻ:
- Tu lếch thua đậm quá, đau còn hơn hoạn, nhưng mà kệ, các bác cứ xơi tái cái của nợ này đi, hiếm chẳng thể kiếm được đâu, có tiền tấn cũng chịu.
Tôi gắp một đũa, thổi qua quít cho vào miệng. Trời cao đất dầy, cái gì thế, sao bảo ngon lắm cơ mà? Cơ thể tôi lập tức phản ứng nhanh nhạy với cái vị khum khum tôi vừa tọng vào. Hơi cuộn ngùn ngụt thốc ra, tôi phải bụm miệng kịp che chắn, tránh được cú bất nhã phun thẳng vào mâm cái thứ đúng là của nợ kia. May quá vì gió biển thốc tháo nên Tu vẫn đang còn hì hụi bật diêm châm thuốc ở góc quán. Vị chủ quán ăn sau giây phút ngạc nhiên, cũng thọc đũa nếm thử một miếng. Anh ta nhổ toẹt xuống nền nhà, thốt ra ai oán.
- Tu lếch hỏng rồi.
Cả mâm tròn mắt không hiểu. Chủ quán bấm tôi rồi bê vội nồi “ngẩu” đi nhanh vào bếp, tôi băng theo. Anh ta đổ cả nồi vào thùng nước gạo, dặn tôi đầy kích động.
- Dái thối! Tu lếch bị dính đòn độc. Chắc chắn “ông” trâu của Tu lếch bị bọn nó xiên kim vào bìu rồi. Bác đừng nói gì cho hắn biết, kẻo án mạng như bỡn. Bữa nhậu rồi cũng kết thúc. Chủ quán ăn khéo léo thay nhanh nồi “ngẩu” bằng thứ khác. Tu lếch không hay biết gì cả. Gã đang quá đau đớn. Phần tôi, vì phải ôm giữ điều bí mật quá sức kia, đương nhiên tôi phải nốc rượu cật lực. Hôm ấy say nghiêng ngả, tôi đã ôm Tu khóc một chập khiến gã vô cùng cảm kích. Đận ấy, Tu ốm liệt cả tuần. Rồi cũng như bao cảnh đời, cảnh người khác, Tu dần dà gượng lại được, thăng bằng trở lại, dìu dắt gia đình theo một nếp sinh hoạt mới. Tu lại đã hồn nhiên, cười hịch hịch: “Vô sản bác ạ. Quan trọng đếch gì, miếng ăn thời này nhẹ như lông hồng, hít khí trời cũng đủ chất. Nghĩ chỉ hận thay cho “ông” trâu, quý tướng thế, dũng mãnh thế, mẹ cha con tì con vị”.
Tôi thực sự ái ngại cho Tu. May, vợ Tu là người tháo vát nên vẫn đủ sức chèo chống gia đình. Phải nhượng cây xăng nhưng Tu vẫn làm ở đấy trong vị thế ngược lại là người làm thuê. Riêng bí mật kia, tôi phải ôm giữ hết sức khổ sở. Người khác thế nào không biết, với tôi đấy là cực hình lớn nhất trong mọi cực hình kiếp người phải chịu. Đến nỗi, tôi quyết định trút ra tai ách ấy với Tu trong một lần gã ra Hà Nội chơi và đang ở trong trạng thái cực kỳ phấn khích. Lo trừ hậu họa, tôi đã chuẩn bị cùng về Hải Phòng với Tu để tiện bề kìm giữ. Nghe xong, Tu ngồi lặng đến chục phút, mặt lạnh trơ vụt già đi đến chục tuổi. Hồi lâu, Tu lẩm bẩm như không phải nói với tôi: “Ân oán rạch ròi, Trời Phật có mắt”.
Tôi không hiểu, cũng không dám hỏi. Lát sau Tu thẽ thọt: “Thế là em trút đi được mọi thắc mắc. Mất dái thì còn đánh đấm thế chó nào được”. Tôi vẫn không hiểu, lại càng lạ khi thấy Tu tỏ ra điềm nhiên bình tĩnh. Giọng Tu đều đều, xa lắc: “Cao nhân tất hữu cao nhân trị, canh giữ thế nó còn ra đòn được, công nhận là giỏi. Đòn xiên dái này không phải bây giờ mới xảy ra đâu bác ạ, đã khối kẻ mất nghiệp”. Tôi thở phào vì thái độ của Tu, vì cất được gánh nặng lòng. Thấy Tu vui vẻ trở lại tôi mới dám bày tỏ nỗi sợ của tôi cất giữ bấy nay. Tu trợn mắt giải thích: “Bác chưa hiểu đấy thôi, của thiên trả địa, dạo trước em cũng xơi tái một “ông” trâu bằng thuốc ngủ. Tối trước hôm đấu, em tương nguyên cả vỉ Sêđuyxen, khiến hôm sau vào sới, con giời lử đử ngáp vặt, chỉ còn mỗi sức đùn bọt, nhờ đó em thắng lớn, tậu được cây xăng. Âu cũng là phải đạo, của bất nhân nó có chân nó chạy, coi như hòa, mình chẳng mất gì”. Như hứng khởi, Tu cười phá ra: “Mất dái, hay thật! Khổ cho cánh các bác bị em đổ oan. Số em thế nào lại gặp được các bác, đúng là nghệ sĩ, có tí thế mà cũng sợ són đái. Mẹ cha con tì con vị”. Tôi và Tu nâng cốc chan chát, cả hai lòng nhẹ nhõm uống một trận tơi bời, quăng quật.
“Nghề chơi cũng lắm công phu”, không gặp Tu, hẳn sẽ chẳng bao giờ tôi biết được cái sự vực trâu chọi này lại cách rách, lại kì công đến thế. Cứ vài ngày, Tu lại xịt nguyên cả bình thuốc diệt côn trùng. Các loại ruồi muỗi, bọ mòng hết còn đất sống. Gần đến hội Tu dùng trấu ủ, dấm ở góc chuồng thay cho hóa chất để đảm bảo sức khỏe cho “ông” trâu. Những con trâu chọi theo tục lệ đều được gọi là “ông”. Ai xách mé gọi chệch đi, nếu nhà có tham dự hội trâu coi như gặp hạn. Trâu chọi phải cách ly với trâu nhà để khơi gợi lại bản năng hoang dã. Thức ăn của trâu cũng khá cầu kỳ, cỏ phải thật non, tự tay Tu cắt hoặc đặt mua của người tin cẩn. Ngoài cỏ. Tu cho trâu ăn thêm cám, mía và thi thoảng Tu nấu cháo tống thêm vào đấy hàng vốc thuốc vitamin các loại. Con trâu của Tu được chăm bằm, béo đẫy, mượt mà, sạch bóng. Tu chỉ vào lưng trâu: “Bác xem này, đến lúc đấu, lưng “ông” trâu phải phẳng lỳ, đặt bát nước không đổ mới đạt yêu cầu”. Quả là có thế thật, nhìn con trâu đực cường tráng, bệ vệ tôi thấy chạnh lòng khi so nó với đám trâu cày. Tu gạt phắt: “Bác rõ là lẩn thẩn, loài nào chả vậy đến con người còn phân biệt kẻ trên, người dưới, bì thế có mà bì đời”. Tu nói quá đúng, triết lý của Tu đơn giản, luôn xoáy quanh con trâu, mộc mạc đến ngây thơ nhưng ngẫm ra cũng đủ vị đắng đót.
- Bác tính đất Đồ Sơn mà vắng bóng vụ trâu chọi thì còn đếch gì để mà nói. Lượn một vòng là bác thấy ngay thôi, đủ hết nhá, sơn hào hải vị, sòng bạc Tây, Tàu, đầy rẫy các sới chọi người. Nhưng em nói thật, những thứ đó chỉ là phù du ăn theo mùa, trâu mới là vĩnh cửu, mới là Đồ Sơn chính hiệu.
Đã nói, lý lẽ của Tu bao giờ tôi cũng chịu. Nom ấm ớ thế thôi nhưng Tu làu làu thao giảng đủ mọi điều, từ nguồn gốc chọi trâu có từ thời Trần đến sự tích vị thành hoàng của Đồ Sơn là thần Điểm Tước. Trước khi vào sới đấu, các “ông” trâu đều được kết hoa, trùm nhiễu đến đền lễ thần. Sau hội, các “ông” trâu dù thắng, dù thua đều vinh dự được “hóa” luân chuyển tái sinh kiếp khác. Đến đoạn này Tu cười hì hì.
- Kiếp sau bác ạ, em tình nguyện làm trâu chọi. Tất nhiên là em sẽ được thỏa nguyện. Kiếp mõ bây giờ em tận tụy đến thế cơ mà.
Tôi không nén được tiếng cười bật ra. Quả có thế, vóc dáng của Tu gầy gò ví thử được làm trâu cũng có mà chọi ăn, nhưng tận tụy thì đúng. Đến gần hội, gã mắc hẳn võng ngủ ngay tại chuồng để bảo vệ, nửa đêm còn bật dậy thúc trống luyện trâu. Cách luyện của Tu cũng rất độc đáo. Những kiểu luyện thông thường, Tu làm hệt như những con trâu khác, nghĩa là cũng vòng người reo hò trống thúc ngũ liên để trâu dạn với tiếng động và không khí ngày hội. Khác ở chỗ, đêm đêm Tu thúc trâu ra đường bất chấp xe chạy, pha quét loang loáng, còi bóp inh ỏi. Khối lái xe đã hồn xiêu phách lạc, phanh dúi phanh dụi khi bất ngờ gặp con trâu của Tu phi nước đại trên đường. Ban ngày, Tu kín đáo quan sát các điểm luyện trâu của người khác. Sâm sẩm tối, Tu dẫn trâu của mình ra. Bị nhốt cuồng cẳng, dư ứa sức lực, con trâu của Tu khịt khịt mũi bắt mùi đối thủ rất nhanh. Cứ thế nó lao vào bờ ruộng, gò đất, húc đầu, móc sừng một cách điên dại. Tu lào khào vào tai tôi: “Đây là em luyện cho “ông” trâu đánh đòn âm. Con nào bị “ông” bắt mùi, vào sới chỉ có toi, lúc ấy điên máu, sức của “ông” tăng được mấy phần”. Trước đấy, Tu dùng thủy tinh mài vót sừng trâu nhọn hoắt. Tu giải thích: “Em vót mũi đinh cho phù hợp với kiểu lia sừng của “ông” trâu. Tùy bác ạ, có thể vót kiểu “múi khế”. Cái đó tuỳ thuộc vào từng nết đánh”. Tiếng tăm con trâu của Tu ngày một nổi như cồn. Quả nhiên nó vượt qua vòng đấu loại một cách dễ dàng. Con trâu của Tu thắng các đối thủ bằng một sự hung dữ kỳ lạ, thậm chí nó không buông tha cả những con đã thua chạy. Tu cười khăng khắc kể lại: “Tiếc là bác không xuống, “ông” trâu chiến đã lắm. Vòng cuối, ông ấy rượt đuổi đến mấy cây số, húc lộn cả một con “rem” mới bóc hộp, may người lái không bị sao, em chỉ phải đền mấy vé”. Lại đền, lần này tôi thoáng khó chịu vì sự hứng thú của Tu, nhưng biết làm sao được có những đam mê đã ngấm vào cốt tủy, sự cười cợt thắng thua kia, suy cho cùng, cũng chả có gì lạ. Y hẹn tôi rủ mấy bạn văn xuống Đồ Sơn trước hôm đấu chung kết một ngày. Nhà Tu, khách ra vào nườm nượp. Họ thì thụp bàn luận, viết viết, ký ký đầy bí ẩn. Tu tỏ ra vô cùng tất bật. Mặt Tu xọm đi trông thấy, nhưng vẫn tràn đầy háo hức. Lúc dẫn trâu ra đình làm lễ Tu vận bộ y phục mầu đỏ, cầm hẳn một chiếc lọng đỏ có rua vàng che nắng cho trâu, kiểu lọng chỉ có vua chúa ngày xưa mới được dùng. Đám bạn rượu của Tu cũng ăn vận y chang, đi thành hàng thẳng thớm, nhìn rất vui mắt. Việc tế lễ suôn sẻ, chỉ đến lúc về mới xảy ra trục trặc nhỏ, con trâu của Tu nhất định không chịu bước, cứ đứng ì ở sân đình, nước mắt ròng ròng thành vệt ướt đẫm. Tu đi vòng quanh con trâu soi vài lượt. Dường như yên tâm, Tu cười cười bảo tôi: “Bác thấy có đúng là trâu thần không? Ông ấy đang tâm trạng, đang thương cảm đấy lệ, chắt thành hột. Em ngờ rằng “ông” trâu này có máu nghệ sĩ giống các bác”. Vỗ vỗ vào mông trâu gã nói thầm thì như khấn: “Ông” cứ cho con được toại nguyện, con sẽ cầu được, ước thấy, kiếp sau ông muốn nghệ sĩ được nghệ sĩ, làm vương, làm tướng gì được hết, về đi ông!”.
Con trâu chậm chạp bước những bước nặng nhọc. Tối đó, Tu như quên mất sự có mặt của tôi. Vẫn tấp nập khách khứa, có người đi đến bằng ô tô sang trọng. Tôi thấy là lạ trước sự xuất hiện vội vàng của họ. Thắc mắc của tôi được vợ Tu giải thích bằng một thái độ cực kỳ chán nản: “Bác không biết thật ạ? Đám con bạc đấy, chán lắm, máu mê gì trâu với chả chọi, mê sát phạt thì có, bác xem lão nhà em cứ hơn hớn, lộn ruột chưa? Đánh được người thì mặt đỏ như vang, không đánh được người thì mặt vàng như nghệ!”.
Tu nghe thấy đi đến lừ mắt, chị vợ nín thít. Tu rít trong họng: “Đàn bà biết gì, chỉ rặt nói gở. Bác đừng chấp nó”. Tôi hiểu phần nào. Đám người kia là những kẻ mết con trâu của Tu. Họ đặt tiền vào cửa thắng của nó. Sau này thì tôi biết họ cá cược kiểu như cá độ bóng đá, đặt tiền sau khi đã chắp nối mọi dữ kiện thắng, thua. Chỉ có điều, tôi không biết được mức độ sát phạt lại nguy hiểm đến mức đẩy Tu từ một ông chủ nhỏ phút chốc trở thành kẻ đúng như gã tự nhận: “mõ”.
Đêm ấy, Tu nằm ở chuồng trâu, gã tự tin đến mức không có vẻ gì bồn chồn trước canh bạc đời gã đang dấn vào. Tu nói với tôi rất kẻ cả: “Biết là bác “mướp” nên em không dặn. Phải chi bác có ít tiền đặt cửa trên, ăn cứ gọi là ngon xoét. Nhưng không sao, ngày mai em sẽ chi lộc cho bác. Chi đậm!”.
Ngày mai! Ai mà ngờ được con trâu dũng mãnh Tu đặt trọn niềm tin tưởng, đặt cả cơ nghiệp của mình vào đấy, đúng như điềm gở theo cách nói của Tu, đang hung dữ là thế lúc vào sới đột ngột chuyển tính. Mưa, mưa rây nhỏ mịn, đấu trường người đặc kín các khán đài. Tu đã dặn trước tôi mang áo mưa. Gã giải thích vì các thần giáng hạ xem chọi trâu nên hội nào trời cũng đổ mưa. Con trâu của Tu được vinh dự đấu “kháp” đầu khai hội. Tôi nín thở vì hồi hộp, vì lâng lâng một cảm giác khó tả đến độ xúc động, lệ tràn ướt mi. Từ hai phía đấu trường, hai con trâu được tốp thanh niên vận y phục đỏ dẫn ra. Đích thân Tu dẫn con trâu của mình. Phía sau, một thanh niên giương cao chiếc lọng đỏ tua vàng. Loa phóng thanh vang vang giới thiệu cặp trâu đấu kỹ càng đến từng vòng đo và xuất xứ. Hiệu lệnh cờ được phát ra. Hai con trâu được dẫn đến gần nhau, bất ngờ cả hai lồng lên. Tu và người quản trâu bên kia kịp bỏ “sẽo” (tháo dây mũi). Biển người ồ lên âm thanh hỗn loạn. Cặp trâu chọi lao vào nhau với tốc độ kinh hồn. Nhưng kìa, con trâu đối thủ chợt khựng lại. Con thần sửu của Tu cũng phanh gấp. Đang đà, sừng của nó xớt sượt qua mình con trâu kia. Tôi ngồi ở khán đài nhác thấy Tu rối rít ra hiệu. Hình như Tu thúc “ông” trâu của mình nhanh chóng hạ gục đối thủ. Con trâu kia có vẻ hoảng trước sức vóc và thần khí “ông” trâu của Tu, nó ngúc ngắc đầu và lảng dần ra xa. Con trâu của Tu lững thững bám theo. Thi thoảng nó đứng lại ngạnh đầu, mắt lướt lên khán đài. Tiếng hò reo cổ vũ lan truyền như sấm. Con trâu của Tu đột ngột dừng lại. Không còn nguy hiểm, con trâu đối thủ cũng đứng lại, len lén nhìn đầy cảnh giác. Lúc ấy nó chỉ còn cách cửa khán đài có vài chục mét. Tu đứng ngây ra nhìn con trâu của mình. Sau này Tu kể lại gã vô cùng kinh hoàng khi thấy “ông” trâu khóc ròng ròng, nước mắt màu đỏ nhạt. Tôi nghe thấy rõ tiếng Tu gầm lên. Cả đấu trường lặng đi rồi reo hò đồng loạt. Con trâu của Tu chậm rãi quay người, từng bước nặng nhọc ra khỏi đấu trường. Con trâu kia như không thể hiểu, cứ loanh quanh nghiêng ngó trong sân giữa vòng vây của đám quản trâu đang nhảy nhót reo mừng. Tim tôi thắt lại khi thấy Tu ngã quay ra sân đấu. Quá đỗi bất ngờ, con trâu của Tu đã bỏ cuộc và như thế nó chấp nhận sự thua trận đồng nghĩa với việc Tu thảm bại.
Sau đấy, tôi phải chứng kiến những cảnh tượng không thể quên. Đám con bạc rầm rầm khuân hết những tài sản đáng giá trong nhà Tu. Thoắt cái nhà Tu đã sạch bách, trống trải. Vợ Tu và mấy đứa con dạt hết vào góc nhà, khiếp đảm. Đặt cược quá lớn tất thua càng đau. Tu phải sang nhượng cả cây xăng để lấy tiền trả nợ. Tối đó, bất đắc dĩ và cũng không còn đường thoái thác, tôi buộc phải dự cuộc nhậu “ông” trâu. Nó đã được xả thịt ngay lúc ban chiều. Cả mâm tiệc lặng như nhà đám. Mắt Tu đỏ kè, cả lòng trắng, lòng đen đều đã chuyển màu. Dẫu thua, Tu vẫn giữ lời dành lại bộ dái để đãi tôi và đám bạn. Tu cũng không còn khí sắc, giọng mảnh, run rẩy như tiếng chim học nhái tiếng người.
- Các bác dùng đi, ngon nhất hạng đấy. Em thì vái, chả còn bụng dạ nào nữa. Mẹ cha con tì con vị, sao “ông” ấy lại thế nhỉ? Hay là kiếp trước “ông” ấy cùng cánh với các bác. Đúng thế thật, bỏ mẹ em rồi, họa rồi.
Không ai nói theo một tiếng, đắng ngắt, chúng tôi lặng lẽ chạm cốc, ngồi im, không một ai nhúng đũa. Lửa ga xanh lét, nồi “ngẩu” sôi sùng sục. Chủ quán dạo trước, giờ cũng đã thân quen với tôi chặc chặc lưỡi, liếc nhìn Tu đang hí húi hút thuốc lào ở góc quán, dắng dẻ:
- Tu lếch thua đậm quá, đau còn hơn hoạn, nhưng mà kệ, các bác cứ xơi tái cái của nợ này đi, hiếm chẳng thể kiếm được đâu, có tiền tấn cũng chịu.
Tôi gắp một đũa, thổi qua quít cho vào miệng. Trời cao đất dầy, cái gì thế, sao bảo ngon lắm cơ mà? Cơ thể tôi lập tức phản ứng nhanh nhạy với cái vị khum khum tôi vừa tọng vào. Hơi cuộn ngùn ngụt thốc ra, tôi phải bụm miệng kịp che chắn, tránh được cú bất nhã phun thẳng vào mâm cái thứ đúng là của nợ kia. May quá vì gió biển thốc tháo nên Tu vẫn đang còn hì hụi bật diêm châm thuốc ở góc quán. Vị chủ quán ăn sau giây phút ngạc nhiên, cũng thọc đũa nếm thử một miếng. Anh ta nhổ toẹt xuống nền nhà, thốt ra ai oán.
- Tu lếch hỏng rồi.
Cả mâm tròn mắt không hiểu. Chủ quán bấm tôi rồi bê vội nồi “ngẩu” đi nhanh vào bếp, tôi băng theo. Anh ta đổ cả nồi vào thùng nước gạo, dặn tôi đầy kích động.
- Dái thối! Tu lếch bị dính đòn độc. Chắc chắn “ông” trâu của Tu lếch bị bọn nó xiên kim vào bìu rồi. Bác đừng nói gì cho hắn biết, kẻo án mạng như bỡn. Bữa nhậu rồi cũng kết thúc. Chủ quán ăn khéo léo thay nhanh nồi “ngẩu” bằng thứ khác. Tu lếch không hay biết gì cả. Gã đang quá đau đớn. Phần tôi, vì phải ôm giữ điều bí mật quá sức kia, đương nhiên tôi phải nốc rượu cật lực. Hôm ấy say nghiêng ngả, tôi đã ôm Tu khóc một chập khiến gã vô cùng cảm kích. Đận ấy, Tu ốm liệt cả tuần. Rồi cũng như bao cảnh đời, cảnh người khác, Tu dần dà gượng lại được, thăng bằng trở lại, dìu dắt gia đình theo một nếp sinh hoạt mới. Tu lại đã hồn nhiên, cười hịch hịch: “Vô sản bác ạ. Quan trọng đếch gì, miếng ăn thời này nhẹ như lông hồng, hít khí trời cũng đủ chất. Nghĩ chỉ hận thay cho “ông” trâu, quý tướng thế, dũng mãnh thế, mẹ cha con tì con vị”.
Tôi thực sự ái ngại cho Tu. May, vợ Tu là người tháo vát nên vẫn đủ sức chèo chống gia đình. Phải nhượng cây xăng nhưng Tu vẫn làm ở đấy trong vị thế ngược lại là người làm thuê. Riêng bí mật kia, tôi phải ôm giữ hết sức khổ sở. Người khác thế nào không biết, với tôi đấy là cực hình lớn nhất trong mọi cực hình kiếp người phải chịu. Đến nỗi, tôi quyết định trút ra tai ách ấy với Tu trong một lần gã ra Hà Nội chơi và đang ở trong trạng thái cực kỳ phấn khích. Lo trừ hậu họa, tôi đã chuẩn bị cùng về Hải Phòng với Tu để tiện bề kìm giữ. Nghe xong, Tu ngồi lặng đến chục phút, mặt lạnh trơ vụt già đi đến chục tuổi. Hồi lâu, Tu lẩm bẩm như không phải nói với tôi: “Ân oán rạch ròi, Trời Phật có mắt”.
Tôi không hiểu, cũng không dám hỏi. Lát sau Tu thẽ thọt: “Thế là em trút đi được mọi thắc mắc. Mất dái thì còn đánh đấm thế chó nào được”. Tôi vẫn không hiểu, lại càng lạ khi thấy Tu tỏ ra điềm nhiên bình tĩnh. Giọng Tu đều đều, xa lắc: “Cao nhân tất hữu cao nhân trị, canh giữ thế nó còn ra đòn được, công nhận là giỏi. Đòn xiên dái này không phải bây giờ mới xảy ra đâu bác ạ, đã khối kẻ mất nghiệp”. Tôi thở phào vì thái độ của Tu, vì cất được gánh nặng lòng. Thấy Tu vui vẻ trở lại tôi mới dám bày tỏ nỗi sợ của tôi cất giữ bấy nay. Tu trợn mắt giải thích: “Bác chưa hiểu đấy thôi, của thiên trả địa, dạo trước em cũng xơi tái một “ông” trâu bằng thuốc ngủ. Tối trước hôm đấu, em tương nguyên cả vỉ Sêđuyxen, khiến hôm sau vào sới, con giời lử đử ngáp vặt, chỉ còn mỗi sức đùn bọt, nhờ đó em thắng lớn, tậu được cây xăng. Âu cũng là phải đạo, của bất nhân nó có chân nó chạy, coi như hòa, mình chẳng mất gì”. Như hứng khởi, Tu cười phá ra: “Mất dái, hay thật! Khổ cho cánh các bác bị em đổ oan. Số em thế nào lại gặp được các bác, đúng là nghệ sĩ, có tí thế mà cũng sợ són đái. Mẹ cha con tì con vị”. Tôi và Tu nâng cốc chan chát, cả hai lòng nhẹ nhõm uống một trận tơi bời, quăng quật.
Mấy năm gần đây, Tu nhận chăn, vực trâu thuê cho những chủ
máu mặt. Tôi biết. Tu vẫn vẹn nguyên tình yêu, vẹn nguyên niềm đam mê không thể
cắt nghĩa với những con trâu chọi. Nhà Tu đã nhích nhắc có dấu hiệu hồi phục
kinh tế. Vẫn là vợ Tu xởi lởi: “Ra lão mê bám đít trâu thật bác ạ. Ơn giời, dạo
đất sốt, lão kiên quyết giữ không bán khu vườn, vì sợ không còn chỗ nuôi trâu,
rõ là nhờ lão mê trâu nên nhà em còn giữ được đất hương hỏa. Cá cược hả bác?
Còn đấy, nhưng cò con cho vui thôi, lão cũng đổi tính rồi, kiếm được đồng nào
cũng đã biết dành dụm dắt bẽm”. Thôi, thế cũng là mừng cho Tu, mừng cho cái niềm
đam mê giờ đã thành thiêng liêng kia. Mõ trâu cũng được Tu ạ, miễn là được vui,
được thích cái mình thích, được thanh thản, đời người như thế, kể cũng đã là mãn
nguyện, lọ phải so bì hơn kém. Bất chợt tôi thèm có được niềm đam mê cuồng dại
như Tu.
Mới đây nhất, Tu điện thoại cho tôi vào lúc khuya muộn, giọng líu ríu hình như vì say, vì sướng:
- “Ông” trâu em làm mõ năm nay “chiến” lắm bác ạ. Thắng thua gì không biết, em đã giao kèo với chủ trâu, phần nguyên em bộ “ngẩu”. Đến hội bác nhớ xuống đấy, cả đám bạn nghệ sĩ của bác nữa. Em với các bác đánh chén. Nhớ đấy nhé, xuống mà ăn dái, ngon tuyệt!.
Mới đây nhất, Tu điện thoại cho tôi vào lúc khuya muộn, giọng líu ríu hình như vì say, vì sướng:
- “Ông” trâu em làm mõ năm nay “chiến” lắm bác ạ. Thắng thua gì không biết, em đã giao kèo với chủ trâu, phần nguyên em bộ “ngẩu”. Đến hội bác nhớ xuống đấy, cả đám bạn nghệ sĩ của bác nữa. Em với các bác đánh chén. Nhớ đấy nhé, xuống mà ăn dái, ngon tuyệt!.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét