Trịnh Công Sơn, người hoằng dương
Cái Vô ngã là tất cả các chư hành cùng xuất hiện trong lời
ca. Mối liên hệ giữa các chư hành thật là tình tứ. Chim chóc hót, bởi cánh hoa
mai gầy rụng. Cánh hoa mai gầy rụng, bởi hòn đá lăn, rơi xuống cành mai. Cái
này tạo ra cái kia, và cái cuối là tiếng chim hót. Nhưng không cái nào là riêng
biệt.
1. Trong bài viết năm 2001 trên Nguyệt san Giác Ngộ, Trịnh Công
Sơn đã nói về những ảnh hưởng của Phật giáo đến cuộc đời sáng tác của ông:
"Tôi là một Phật tử ở trong một gia đình có tôn giáo
chính là Phật giáo. Từ những ngày còn trẻ, tôi đã học kinh và thuộc kinh Phật.
Thuở bé tôi hay đến chùa vì thích sự yên tĩnh. Có những năm tháng nằm bệnh, đêm
nào mẹ tôi cũng nhờ một thầy đến nhà tụng kinh cầu an và tôi thường đi vào giấc
ngủ êm đềm giữa những câu kinh đó. Có thể vì một tuổi trẻ đã có cơ duyên đi qua
những cổng nhà Phật nên trong vô thức, bên cạnh những di sản văn hoá Đông Tây
góp nhặt được, còn có lời kinh kệ vô tình nằm ở đấy."
Khi nghe những bản nhạc của ông, với nhịp điệu phong phú, với tiết tấu đa dạng và với ca từ đầy chất thơ, không chỉ thấy có lời kinh kệ nằm vô tình trong đó, mà từ đó ngày một nhận ra Phập Pháp có ở trong mình ngày một đằm thắm hơn.
Hãy bắt đầu bằng bài Ngẫu nhiên, ông đã hát lên:
"Không có đâu em này
không có cái chết đầu tiên.
Và có đâu bao giờ
đâu có cái chết sau cùng.
Tự mình biết riêng mình và ta biết riêng ta.
Hòn đá lăn trên đồi.
Khánh ly - Ngẫu nhiên - YouTube
Khi nghe những bản nhạc của ông, với nhịp điệu phong phú, với tiết tấu đa dạng và với ca từ đầy chất thơ, không chỉ thấy có lời kinh kệ nằm vô tình trong đó, mà từ đó ngày một nhận ra Phập Pháp có ở trong mình ngày một đằm thắm hơn.
Hãy bắt đầu bằng bài Ngẫu nhiên, ông đã hát lên:
"Không có đâu em này
không có cái chết đầu tiên.
Và có đâu bao giờ
đâu có cái chết sau cùng.
Tự mình biết riêng mình và ta biết riêng ta.
Hòn đá lăn trên đồi.
Khánh ly - Ngẫu nhiên - YouTube
Không có cái chết đầu tiên cũng như không thể có cái chết sau
cùng. Cái Vô thủy Vô chung đã được hát lên như vậy, một lời kinh, mà nghe như
tiếng tâm tình nhu mì của tiếng quê ông.
Rồi ông hát tiếp về cái Vô thường; hát qua động từ lăn, động từ rơi, động từ rụng, động từ hót cho các chư hành là hòn đá, là cành mai, là cánh hoa mai gầy, là chim chóc:
Rồi ông hát tiếp về cái Vô thường; hát qua động từ lăn, động từ rơi, động từ rụng, động từ hót cho các chư hành là hòn đá, là cành mai, là cánh hoa mai gầy, là chim chóc:
"... Hòn đá lăn trên đồi
hòn đá rơi xuống cành mai.
Rụng cánh hoa mai gầy
chim chóc hót tiếng qua đời..."
Cái Vô ngã là tất cả các chư hành cùng xuất hiện trong lời ca. Mối liên hệ giữa các chư hành thật là tình tứ. Chim chóc hót, bởi cánh hoa mai gầy rụng. Cánh hoa mai gầy rụng, bởi hòn đá lăn, rơi xuống cành mai. Cái này tạo ra cái kia, và cái cuối là tiếng chim hót. Nhưng không cái nào là riêng biệt. Và cái ngã vẫn được hát qua câu:
"... Người ôm lấy muôn loài nằm trọn tiếng bi ai."
Nhưng hình như cái ngã này đã chạm tới cái Không!
Như rất nhiều bài ca khác, cái Khổ được hát lên thật nhẹ nhàng, nhẹ nhàng như bản tính của ông khi còn trên thế gian:
"... Mệt quá đôi chân này
tìm đến chiếc ghế nghỉ ngơi.
Mệt quá thân ta này
nằm xuống với đất muôn đời..."
Có phải vì cái Khổ quá nhẹ nhàng mà:
"... Kìa còn bao nhiêu người dìu dặt tới quanh đây."
Hay do con người là bất diệt!
Trong kinh Tương Ưng III, Ðức Phật hỏi các thầy Tỳ kheo:
"Này các thầy, cái gì được thấy, được nghe, được nghĩ đến, được biết, được tìm cầu, được ý tư duy, cái ấy là thường hay vô thường?" "Là vô thường, bạch Thế Tôn". "Cái gì vô thường là khổ hay vui?" "Là khổ, bạch Thế Tôn". "Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, nếu không chấp thủ cái ấy, thì có thể khởi lên suy nghĩ: cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi?" "Thưa không, bạch Thế Tôn" (vô ngã).
Đó chính là Ba pháp ấn, Giáo lý cơ bản trong hệ thống giáo lý Phật giáo, hay còn gọi Ba nguyên lý cơ bản. Xin đừng nói là ba chân lý. Trong Tôn giáo, Chân lý là Sự thật tối thượng, là Toàn bộ thực tại, là Niết bàn, là Thượng đế. Xin hãy nói là nguyên lý. Giống như trong Toán học sơ cấp, nó là tiên đề. Nó là: qua hai điểm chỉ vẽ được một đường thẳng, và chỉ một mà thôi. Nó là: qua ba điểm chỉ dựng được một mặt phẳng, và chỉ một mà thôi,... Nó là cái đúng hiển nhiên, nó không chứng minh được, dùng nó để chứng minh cái khác. Nhưng nó chưa là Chân lý. Ba nguyên lý này là Khổ, Vô thường và Vô ngã.
Không thể thấy lời kinh nào về Ba Pháp ấn, lại có thể Thi ca như vậy, đằm thắm và tha thiết Yêu đời và Yêu người như Trịnh Công Sơn đã hát.
Không riêng bài hát Ngẫu nhiên, trong phần lớn các tác phẩm của mình, Vô thường Vô ngã và Khổ thường xuyên được ông đề cập tới với một phong cách nhẹ nhàng Trịnh Công Sơn.
hòn đá rơi xuống cành mai.
Rụng cánh hoa mai gầy
chim chóc hót tiếng qua đời..."
Cái Vô ngã là tất cả các chư hành cùng xuất hiện trong lời ca. Mối liên hệ giữa các chư hành thật là tình tứ. Chim chóc hót, bởi cánh hoa mai gầy rụng. Cánh hoa mai gầy rụng, bởi hòn đá lăn, rơi xuống cành mai. Cái này tạo ra cái kia, và cái cuối là tiếng chim hót. Nhưng không cái nào là riêng biệt. Và cái ngã vẫn được hát qua câu:
"... Người ôm lấy muôn loài nằm trọn tiếng bi ai."
Nhưng hình như cái ngã này đã chạm tới cái Không!
Như rất nhiều bài ca khác, cái Khổ được hát lên thật nhẹ nhàng, nhẹ nhàng như bản tính của ông khi còn trên thế gian:
"... Mệt quá đôi chân này
tìm đến chiếc ghế nghỉ ngơi.
Mệt quá thân ta này
nằm xuống với đất muôn đời..."
Có phải vì cái Khổ quá nhẹ nhàng mà:
"... Kìa còn bao nhiêu người dìu dặt tới quanh đây."
Hay do con người là bất diệt!
Trong kinh Tương Ưng III, Ðức Phật hỏi các thầy Tỳ kheo:
"Này các thầy, cái gì được thấy, được nghe, được nghĩ đến, được biết, được tìm cầu, được ý tư duy, cái ấy là thường hay vô thường?" "Là vô thường, bạch Thế Tôn". "Cái gì vô thường là khổ hay vui?" "Là khổ, bạch Thế Tôn". "Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, nếu không chấp thủ cái ấy, thì có thể khởi lên suy nghĩ: cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi?" "Thưa không, bạch Thế Tôn" (vô ngã).
Đó chính là Ba pháp ấn, Giáo lý cơ bản trong hệ thống giáo lý Phật giáo, hay còn gọi Ba nguyên lý cơ bản. Xin đừng nói là ba chân lý. Trong Tôn giáo, Chân lý là Sự thật tối thượng, là Toàn bộ thực tại, là Niết bàn, là Thượng đế. Xin hãy nói là nguyên lý. Giống như trong Toán học sơ cấp, nó là tiên đề. Nó là: qua hai điểm chỉ vẽ được một đường thẳng, và chỉ một mà thôi. Nó là: qua ba điểm chỉ dựng được một mặt phẳng, và chỉ một mà thôi,... Nó là cái đúng hiển nhiên, nó không chứng minh được, dùng nó để chứng minh cái khác. Nhưng nó chưa là Chân lý. Ba nguyên lý này là Khổ, Vô thường và Vô ngã.
Không thể thấy lời kinh nào về Ba Pháp ấn, lại có thể Thi ca như vậy, đằm thắm và tha thiết Yêu đời và Yêu người như Trịnh Công Sơn đã hát.
Không riêng bài hát Ngẫu nhiên, trong phần lớn các tác phẩm của mình, Vô thường Vô ngã và Khổ thường xuyên được ông đề cập tới với một phong cách nhẹ nhàng Trịnh Công Sơn.
2. Vô thường, hay sự biến đổi là quy luật của cuộc sống. Không có vô thường, không
có sự sống và không thể có sự phát triển. Hạt thóc giống thường tại, sẽ
không bao giờ trở thành cây lúa, không bao giờ trổ bông, không cho ra những hạt
gạo trắng ngần. Sự vật không vô thường thì lịch sử tiến hóa của nhân loại sẽ
không phát triển; nền văn minh nhân loại mãi mãi ở thời kỳ đồ đá. Không có vô
thường con người sẽ chìm đắm trong tham ái phiền não, vốn hiện hữu rất nhiều cả
từ thực tại lẫn tiềm ẩn trong nội tâm. Giáo lý vô thường là niềm tin cho sự nỗ
lực sáng tạo và phát triển của con người. Vô thường là đặc tính thực của sự sống.
Chư hành vô thường là tất cả các sự vật không có gì hiện hữu trong một hình thái cố định, tất cả các sự vật đều luôn luôn biến đổi. Các sự vật không tự nhiên sinh ra, không tự nhiên mất đi (Vô thủy, Vô chung); mà luôn vận động, biến đổi từ hình thái này sang hình thái khác. Tất cả sự vật đều hình thành, phát triển, suy thoái và triệt tiêu; triệt tiêu để chuyển hoá sang một giai đoạn mới, một trạng thái mới.
Giáo lý này, quy luật cuộc sống này thường được ông hát rất nhẹ nhàng. Nhẹ nhàng như hơi thở, êm đềm như dòng sông, trong bài Bốn mùa thay lá:
"Bốn mùa thay lá, bốn mùa như mây.
Những dòng sông nối tay với biển khơi.
Đêm chờ ánh sáng mưa đòi cơn nắng..."
Bốn Mùa Thay Lá - Khánh Ly - Nhac.vn
Nhưng dường như nó tha thiết hơn những lời Kinh và nó ấm áp như bản chất của Giáo lý, như bản chất của quy luật. Nó ấm áp vì sự nối tay của những dòng sông với biển khơi. Nó tha thiết vì sự chờ và sự đòi; nó vượt lên trước cả quy luật, cái này sinh ra cái kia, nhưng cái kia đã chờ và đòi để được sinh ra. Vô thường mà ấm áp, mà thiết tha!
Có những khi, sự Vô thường được hát lên như hát về cõi tạm, hát về sinh và tử, hát về cát bụi,... mà không bi ai, mà luôn yêu thương cuộc đời, như trong bài Cát bụi:
"Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi.
Để một mai vươn hình hài lớn dậy.
Ôi cát bụi tuyệt vời mặt trời soi một kiếp rong chơi.
... Chợt một chiều tóc trắng như vôi.
Lá úa trên cao rụng đầy.
Cho trăm năm vào chết một ngày.
Mặt trời nào soi sáng tim tôi.
Để tình yêu xoay mòn thành đá cuội,..."
Khánh Ly - Cát bụi - YouTube
Chư hành vô thường là tất cả các sự vật không có gì hiện hữu trong một hình thái cố định, tất cả các sự vật đều luôn luôn biến đổi. Các sự vật không tự nhiên sinh ra, không tự nhiên mất đi (Vô thủy, Vô chung); mà luôn vận động, biến đổi từ hình thái này sang hình thái khác. Tất cả sự vật đều hình thành, phát triển, suy thoái và triệt tiêu; triệt tiêu để chuyển hoá sang một giai đoạn mới, một trạng thái mới.
Giáo lý này, quy luật cuộc sống này thường được ông hát rất nhẹ nhàng. Nhẹ nhàng như hơi thở, êm đềm như dòng sông, trong bài Bốn mùa thay lá:
"Bốn mùa thay lá, bốn mùa như mây.
Những dòng sông nối tay với biển khơi.
Đêm chờ ánh sáng mưa đòi cơn nắng..."
Bốn Mùa Thay Lá - Khánh Ly - Nhac.vn
Nhưng dường như nó tha thiết hơn những lời Kinh và nó ấm áp như bản chất của Giáo lý, như bản chất của quy luật. Nó ấm áp vì sự nối tay của những dòng sông với biển khơi. Nó tha thiết vì sự chờ và sự đòi; nó vượt lên trước cả quy luật, cái này sinh ra cái kia, nhưng cái kia đã chờ và đòi để được sinh ra. Vô thường mà ấm áp, mà thiết tha!
Có những khi, sự Vô thường được hát lên như hát về cõi tạm, hát về sinh và tử, hát về cát bụi,... mà không bi ai, mà luôn yêu thương cuộc đời, như trong bài Cát bụi:
"Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi.
Để một mai vươn hình hài lớn dậy.
Ôi cát bụi tuyệt vời mặt trời soi một kiếp rong chơi.
... Chợt một chiều tóc trắng như vôi.
Lá úa trên cao rụng đầy.
Cho trăm năm vào chết một ngày.
Mặt trời nào soi sáng tim tôi.
Để tình yêu xoay mòn thành đá cuội,..."
Khánh Ly - Cát bụi - YouTube
Hoặc như trong bài Có một ngày như thế, cái Vô thường là cái
hư vô, không biết đi đâu về đâu, nhưng vẫn luôn nhẹ nhàng:
"Có một ngày một ngày như thế,
anh đi, anh đi đâu về đâu.
Về cõi chiêm bao.
Lìa những cơn đau.
Hồn tuyết bao la mang theo,
lạnh giá con tim nương dâu.
... Ngọn gió hư hao thổi suốt đêm thâu.
Đời sẽ lênh đênh nơi nao.
Cồn bãi hoang vu bạc đầu.
Bạc đầu tôi đi.
Có một ngày bạc đầu tôi đi."
Có Một Ngày Như Thế - Thế Bảo - NhacCuaTui
Rồi có khi, dường như đã hiểu và đã biết được cái Vô thường, mà con người đó đã vượt được lên. Nhìn vào sự biến đổi của tự nhiên với tư thế cũng rất nhẹ nhàng như đang vui chơi. Cảm nhận sự biến đổi trong niềm vui của lễ hội. Diễu cợt sự biến đổi của vũ trụ, như khi thấy trăng năm ngủ, như khi thấy trăng già, nhẹ nhàng qua bài hát Biết đâu nguồn cội:
"... Em đi qua chuyến đò thấy con trăng đang nằm ngủ,
... Em đi qua chuyến đò ối a trăng nay đã già.
... Em đi qua chuyến đò ối a vui như ngày hội.
... Tôi vui chơi giữa đời ối a biết đâu nguồn cội.
... Tôi xin làm đá cuội và lăn theo gót hài.
... Tôi thu tôi bé lại làm mưa tan giữa trời."
Biết đâu nguồn cội Trịnh Công Sơn Khánh Ly - YouTube
Để rồi dường như đã có thể sẵn sàng bước vào Vô ngã, khi: "... Tôi thu tôi bé lại làm mưa tan giữa trời."
Cuộc sống của con người thuộc về nhiều mối quan hệ hữu cơ trong thực tại vũ trụ, không có gì tách biệt. Con người không thể tách biệt với tự nhiên. Con người không thể tách biệt với dòng sông, cây cỏ và ánh mặt trời. Con người không thể tách biệt với những người xung quanh. Tình yêu là cái gắn kết con người lại với nhau. Tình yêu là mối liên hệ hữu cơ và đầy tính thi ca giữa con người với con người, và giữa con người với tự nhiên. Tình yêu chỉ là một dạng của mối quan hệ. Có cả những mối quan hệ ngược chiều với Tình yêu. Có mối quan hệ xây dựng, có mối quan hệ phá hủy. Đó là Giáo lý Vô ngã.
Chư pháp vô ngã là tất cả các sự vật trong vũ trụ, không ngoại trừ gì cả, đều liên hệ với nhau, không có sự cô lập và tách biệt với các sự vật khác, không có gì là của riêng nó cả. Tất cả đều quan hệ với nhau.
Hai Giáo lý Vô thường và Vô ngã trong các bài ông hát thường quyện vào nhau, nối tiếp nhau như lời trước lời sau, bài hát Bốn mùa thay lá:
"Bốn mùa thay lá, bốn mùa như mây.
Những dòng sông nối tay với biển khơi.
Đêm chờ ánh sáng mưa đòi cơn nắng.
... Những giọt mưa những nụ hoa hẹn hò
"Có một ngày một ngày như thế,
anh đi, anh đi đâu về đâu.
Về cõi chiêm bao.
Lìa những cơn đau.
Hồn tuyết bao la mang theo,
lạnh giá con tim nương dâu.
... Ngọn gió hư hao thổi suốt đêm thâu.
Đời sẽ lênh đênh nơi nao.
Cồn bãi hoang vu bạc đầu.
Bạc đầu tôi đi.
Có một ngày bạc đầu tôi đi."
Có Một Ngày Như Thế - Thế Bảo - NhacCuaTui
Rồi có khi, dường như đã hiểu và đã biết được cái Vô thường, mà con người đó đã vượt được lên. Nhìn vào sự biến đổi của tự nhiên với tư thế cũng rất nhẹ nhàng như đang vui chơi. Cảm nhận sự biến đổi trong niềm vui của lễ hội. Diễu cợt sự biến đổi của vũ trụ, như khi thấy trăng năm ngủ, như khi thấy trăng già, nhẹ nhàng qua bài hát Biết đâu nguồn cội:
"... Em đi qua chuyến đò thấy con trăng đang nằm ngủ,
... Em đi qua chuyến đò ối a trăng nay đã già.
... Em đi qua chuyến đò ối a vui như ngày hội.
... Tôi vui chơi giữa đời ối a biết đâu nguồn cội.
... Tôi xin làm đá cuội và lăn theo gót hài.
... Tôi thu tôi bé lại làm mưa tan giữa trời."
Biết đâu nguồn cội Trịnh Công Sơn Khánh Ly - YouTube
Để rồi dường như đã có thể sẵn sàng bước vào Vô ngã, khi: "... Tôi thu tôi bé lại làm mưa tan giữa trời."
Cuộc sống của con người thuộc về nhiều mối quan hệ hữu cơ trong thực tại vũ trụ, không có gì tách biệt. Con người không thể tách biệt với tự nhiên. Con người không thể tách biệt với dòng sông, cây cỏ và ánh mặt trời. Con người không thể tách biệt với những người xung quanh. Tình yêu là cái gắn kết con người lại với nhau. Tình yêu là mối liên hệ hữu cơ và đầy tính thi ca giữa con người với con người, và giữa con người với tự nhiên. Tình yêu chỉ là một dạng của mối quan hệ. Có cả những mối quan hệ ngược chiều với Tình yêu. Có mối quan hệ xây dựng, có mối quan hệ phá hủy. Đó là Giáo lý Vô ngã.
Chư pháp vô ngã là tất cả các sự vật trong vũ trụ, không ngoại trừ gì cả, đều liên hệ với nhau, không có sự cô lập và tách biệt với các sự vật khác, không có gì là của riêng nó cả. Tất cả đều quan hệ với nhau.
Hai Giáo lý Vô thường và Vô ngã trong các bài ông hát thường quyện vào nhau, nối tiếp nhau như lời trước lời sau, bài hát Bốn mùa thay lá:
"Bốn mùa thay lá, bốn mùa như mây.
Những dòng sông nối tay với biển khơi.
Đêm chờ ánh sáng mưa đòi cơn nắng.
... Những giọt mưa những nụ hoa hẹn hò
gặp nhau trước sân nhà.
Không hẹn mà đến không chờ mà đi.
Bốn mùa thay lá thay hoa thay cả đời ta.
Bên trời xanh mãi những nụ mầm mới
để lại trong cõi thiên thu hình dáng nụ cười"
Bốn Mùa Thay Lá - Tuấn Ngọc - NhacCuaTui
Xanh mãi nhưng nụ mầm mới và trong cõi thiên thu hình dánh nụ cười... đó chính là ẩn dụ của Vô ngã. Triết học hiện sinh, nhất là hiện sinh hành động của Jean-Paul Sartre cái Tôi là chủ thể to lớn nhất. Nhưng ở đây, trong lời ca này cái Tôi không trường tồn, đã nhường chỗ cho: xanh mãi nhưng nụ mầm mới và trong cõi thiên thu hình dáng nụ cười. Cái trường tồn phải là những mầm xanh, phải là những nụ cười.
Con người vô ngã là con người đã vượt lên trên cái bản thể của mình, là con người đã bước qua khổ, là con người đã hài hoà vào cái tự nhiên, là con người đã hoà nhập vào với vũ trụ, là con người sẽ bước vào Niết bàn. Vô ngã xin hãy đừng hiểu là triệt tiêu cái bản thể của mình. Phải thừa nhận là bản thể đang hiện hữu, cái Tôi đang hiện hữu, nhưng phải hiểu nó, phải biết nó, nhưng phải tu tập để vượt lên nó.
Và ông đã hát Đời cho ta thế:
"Không xa đời và cũng không xa loài người.
... Không xa người và cũng không xa mặt trời.
... Không xa bờ và không xa mịt mù.
... Ngày vui em với đất kia xanh tươi như cỏ cây.
Ngày buồn em với hoa kia âu lo trong tàn phai..."
Đời Cho Ta Thế - Khánh Ly,Trịnh Công Sơn - Zing MP3
Trong cuộc đời có phút giây nào đấy, trong một giai đoạn nào đấy, cái Tôi có thể khi vui, khi buồn như trong bài Giọt lệ thiên thu:
"... Sống chết mong manh như thân cỏ hèn mọc đầy núi non.
Cuộc đời cho tôi cho tôi tiếng nói đôi khi vui tươi.
Cuộc đời cho tôi cho tôi tiếng nói đôi khi ngậm ngùi.
... Đứng giữa thiên thu thân ta nằng nặng thân chim nhẹ nhàng,..."
Giọt Lệ Thiên Thu - Trần Thu Hà, Khánh Ly - NhacCuaTui
Hoặc như trong bài Gần như niềm tuyệt vọng:
"Có điều gì gần như niềm tuyệt vọng.
Rơi rất gần rơi xuống trong tôi.
Có nhiều khi rơi xuống bên đời.
... Sông bao lần sông đã ra đi.
Nhưng ngàn xưa trôi đến bây giờ.
Sông ra đi hay mới bước về."
Gần Như Niềm Tuyệt Vọng - Khánh Ly - Nhac.vn
Nhưng, thường là cái Tôi thân chim nhẹ nhàng, là cái Tôi đã thấy sông bao lần đã ra đi, là cái Tôi đã hỏi sông ra đi hay mới bước về; Cái Tôi chấp thuận không xa đời, không xa loài người, không xa mặt trời. Không phải cái tôi đầy mâu thuẫn trong Raskolnikov của Dostoievski Fiodor Mikhailovich. Cũng không phải cái tôi Phi lý, cái tôi Nổi loạn của Albert Camus. Một cái Tôi hiểu biết, cái Tôi hoà vào đời, cái Tôi nhẹ nhàng của Trịnh Công Sơn.
Để rồi khi cái Tôi được mở rộng ra, như: Trời đất bao la chìm đắm trong ta, nhưng rồi Ta, mọi kiếp người, mọi chư hành đều Chìm dưới cơn mưa:
"Chìm dưới cơn mưa và chìm dưới đêm khuya.
Trời đất bao la còn chìm đắm trong ta.
Hạt cát ngu ngơ nằm chìm dưới chân đi.
Bờ bến thiên thu nằm chìm dưới hư vô.
Chìm dưới cơn mưa một ngàn năm trước.
Mây qua mây qua môi em hồng nhạt.
Chìm dưới cơn mưa một ngìn năm nữa.
Mây qua may qua môi em hồng vừa.
Chìm dưới cơn mưa một người chết đêm qua.
Chìm dưới đất kia một người sống thiên thu.
Chìm khuất trong ta một lời nói vu vơ.
Chìm dưới sương thu một đóa hoa thơm tho.
Chìm dưới cơn mưa một dấu chân đi.
Chìm dưới đất kia hạt cát bao la."
Chìm Dưới Cơn Mưa - Khánh Ly - YouTube
Tất cả đều chìm dưới cơn mưa, tất cả đều chìm dưới đêm khuya, tất cả chư hành đều vậy, thì Trời đất bao la còn chìm đắm trong ta, thì cái Ta ở đây dường như đã chạm tới bóng, tới hình của cái Không rồi còn gì? Mà thật, hình và bóng của cái Không có lần đã được hát như cõi lênh đênh giữa trời, trong bài Ở trọ:
"... Trăm năm ở đậu ngàn năm,
đêm tối ở trọ chung quanh nỗi buồn.
Ơ hay là một vòng xinh.
Tôi như người bỗng lênh đênh giữa trời."
Ở Trọ - Trịnh Công Sơn - NhacCuaTui
Chưa tới cõi Niết bàn tịch tịnh, nhưng cái Tôi gần như đã chạm tới cái Không, một cái Tôi của hiểu biết, một cái Tôi hòa vào đời, một cái Tôi nhẹ nhàng Trịnh Công Sơn.
3. Trong cuộc sống, vì những lý do thuờng nhật, vì những món lợi trước mắt, mà con người đã quyên đi Giáo lý Vô thuờng và Vô ngã, con người vô minh, nên con người Khổ. Triết lý của Phật giáo coi cuộc sống của con người là điều tuyệt diệu nhất. Có khổ và khổ rất nhiều, hãy hiểu nó và tiến tới biết nó, bước qua nó. Để cuộc sống của con người được sung sướng, hạnh phúc, hoan hỷ và tiến tới phúc lạc; con người phải biết cái khổ, biết nguồn gốc sinh ra khổ đau, biết cách khắc phục khổ và bước qua khổ. Chỉ có bước qua khổ, chứ không tránh được khổ; phải bước qua nó, thì mới từ bỏ được nó. Từ bỏ nó phải hiểu là đã có nó rồi. Bước qua khổ thì tới được phúc lạc. Mục đích của Phật giáo là chấm dứt khổ đau. Đức Phật tóm tắt lời dạy của mình về Khổ trong Giáo lý Bốn thánh đế: khổ là hiện hữu của cuộc sống; nguyên nhân của khổ là tham, sân và si; sự chấm dứt khổ đau; và con đường chấm dứt khổ đau.
Nhiều người nói lời ông hát thường buồn. Tôi thấy lời ông hát về nỗi Khổ rất nhẹ nhàng, nhẹ nhàng Trịnh Công Sơn. Trong Như một vết thương ông đã hát về nỗi Khổ:
"Đời sẽ buồn như một chiều nào.
Hôn nhau lần cuối hôn nhau lần đầu,
đời sẽ buồn dài lâu, ôi trái sầu rực rỡ.
... Đời sẽ buồn như chiều hôm có mưa rào.
Đời sẽ buồn như chiều đông nắng lên nương dâu.
Đã có nghìn trùng trên môi người tình.
Đã dấu nụ tàn trong nụ hồng.
Có chớm lạnh trên môi nồng nàn.
Có thoáng gập ghềnh trên con đường mòn.
Đời sẽ buồn như một vết thương..."
Như Một Vết Thương - Khánh Ly - Nhac.vn
Hình như ông đã hiểu Khổ. Đã dấu nụ tàn trong nụ hồng, Có chớm lạnh trên môi nồng nàn, có thoáng gập ghềnh trên con đường mòn. Ông đã hiểu con đường của Khổ, ông đã hiểu là nó sẽ tới. Ông không tránh nó, chấp nhận nó. Có thể vì hiểu nó, chấp nhận nó, mà Khổ đến với ông sẽ chỉ buồn như chiều hôm có mưa rào, sẽ chỉ buồn như chiều đông nắng lên nương dâu. Không lạc quan ngây thơ, không bi quan yếu đuối. Ông nhận thức được thực tại hiện hữu, và ông cũng nhận thức sâu sắc khả năng bất diệt của con người.
Rồi, Bên đời hiu quạnh ông đã hát:
"... Lòng thật bình yên mà sao buồn thế,
giật mình nhìn tôi ngồi hát bao giờ.
... Một lần nằm mơ tôi thấy tôi qua đời,
dù thật lệ rơi lòng không buồn mấy,
giật mình nhận ra ồ nắng lên rồi..."
Bên đời hiu quạnh - Khánh Ly - YouTube
Khổ, ông ngồi ông hát. Nhưng ông ngồi hát được vì lòng thật bình yên. Không tránh khổ, chấp nhận khổ, nên chắc rằng ông đã từng bước qua Khổ. Vì khi thấy ông qua đời, mà lòng không buồn mấy, và kìa ông thấy: Ồ nắng lên rồi... Chắc rằng ông đã từng bước qua Khổ; Vì khi ru người tình trong Ru đời đi nhé, ông hát rằng:
"Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
Đã nương theo vào đời làm từng nỗi ưu phiền..."
Ru Đời Đi Nhé - Hồng Nhung - YouTube
Khổ là do con người quên đi Vô thường Vô ngã, chấp với Tham Sân Si. Khổ là do con người vô minh. Khổ là vì cái Tôi, vì cái bản thể của mình. Ru người tình ông đã ẩn dụ nguồn gốc Khổ qua giọt nước mắt em. Ru người tình ông đã vẽ ra con đường logic theo ngôn ngữ của Tình yêu về Khổ. Nhưng dù sao thì nỗi ưu phiền vẫn bắt nguồn từ giọt nước mắt em! Bắt nguồn từ em! Bắt đầu từ Tôi. Rồi nó được chuyển hoá, được ẩn tướng, có thể là giọt mưa ngoài trời, rồi nó nương theo vào đời, làm nên nỗi khổ. Đó là con đường của Khổ, Đức Phật đã giảng trong Giáo lý Bốn Thánh đế. Nhưng ở đây sao nó được diễn đạt mềm mại thế, nhẹ nhàng thế và đằm thắm thế! Làm sao mà Khổ không vơi đi được! Làm sao mà Khổ nhẹ nhàng đến thế!
4. Thánh Aurieliu Augustine, nhà triết học và thần học đầu tiên của Thiên chúa giáo, khi có người hỏi rằng: "Ngài có thể cho tôi một lời nói, mà nó bao hàm toàn bộ những luật lệ của những kinh linh thiêng?" Ngài đã trả lời: "Tình yêu, nếu bạn đã yêu thì bất kỹ điều gì bạn làm sẽ đúng hết!" Tình yêu là đỉnh cao tột đỉnh của mọi quy luật, của mọi lề thói? Nếu Tình yêu đã hát thì mọi lời ca đều linh thiêng?
Hát về Khổ, hát về Vô thường, hát về Vô ngã ông đã hát thật nhẹ nhàng, thật đằm thắm; như ông đã hát về mọi thứ của cuộc đời, như ông đã hát về cỏ cây về bầu trời về dòng sông, như ông đã hát về tình đời về tình người về chiến tranh về hoà bình; có phải chăng bởi vì trong ông có đầy ắp Tình yêu. Chính Tình yêu tràn đầy đã chấp cánh cho những ca từ mềm mại, nhẹ nhàng và đằm thắm như thế chăng? Chính Tình yêu đã mở đường, đã kết nối cho ca từ của ông giao hòa với Giáo lý của Đạo Phật chăng?
Trong bài Còn thấy mặt người, ông hát về nỗi khao khát yêu:
"Mặt trời mặt trời đã lên.
Một ngày đã qua.
Từng vùng từng vùng lá xanh.
Rộn nàng tiếng cười nói.
Một ngày một ngày biết ơn.
Từng ngày thấy mặt trời.
Thấy mọi người lòng đã thấy vui.
Từng đêm tối ngồi chờ đợi.
Từng đêm tối ngồi chờ đợi.
Chờ đợi từng sớm mai, thấy lại mặt người..."
Còn thấy mặt người - Khánh Ly, Trịnh Công Sơn - NhacCuaTui
Trước khi Tình yêu được tràn đầy con người phải khao khát Yêu. Phải khao khát, phải đam mê Yêu. Phải Từng đêm tối ngồi chờ đợi, Chờ đợi từng sớm mai,... thì Tình yêu mới có thể trào dâng. Mới có thể vượt lên mọi khổ đau, vượt lên súng đạn, vượt lên chiến tranh. Như ông đã hát trong Hãy yêu nhau đi:
"Hãy yêu nhau đi khi rừng thay lá.
Hãy yêu nhau đi giòng nước đã trôi xa.
... Hãy yêu nhau đi quên ngày u tối.
Dù biết mai đây xa lìa thế giới.
... Hãy yêu nhau đi bù đắp trăm năm.
Hãy yêu nhau đi cho ngày quyên tháng.
Dù đêm súng đạn dù sáng mai mưa bom."
Hãy Yêu Nhau Đi - Trần Thu Hà - Zing MP3
Khi tình yêu tràn đầy, Tình yêu mới nở hoa, Tinh yêu mới khoe sắc, Tình yêu mới toả hương. Đó là khi ông hát trong bài Tạ ơn:
"Dù đến rồi đi tôi cũng xin tạ ơn người,
tạ ơn đời, tạ ơn ai
đã cho tôi còn những ngày quên kiếp sống lẻ loi.
... đã cho tôi còn những ngày ngồi mơ ước cùng người..."
Tạ ơn - Lệ Thu - YouTube
Dù đến, dù đi vẫn luôn yêu đời, vẫn luôn biết ơn đời. Chỉ trong Tình yêu thuần khiết con người mới không kể đến hay là đi, không kể hơn hay thua, không kể sống hay chết. Khi chưa phải Tình yêu con người chỉ biết nhận không biết cho; khi là Tình yêu những con người đang yêu họ vừa cho và vừa nhận, vô tư cho nhưng trong sâu thẳm vẫn ước ao nhận. Chỉ trongTình yêu thuần khiết mới có sự hàm ơn. Trong bài Có nghe đời nghiêng, ông đã hát:
"... Chân đi xa trái tim bên nhà.
Thềm đá nằm thềm đá nghe mưa.
Tạ ơn hoa sáng thơm cho mẹ.
Tạ ơn chim chiều hót cho cha..."
Có Nghe Đời Nghiêng - Khánh Ly - Nhac.vn
Thềm đá nằm thềm đá nghe mưa! Có Tình yêu nào đẹp hơn như vậy. Thềm đá nằm thềm đá nghe mưa! Có Tấm lòng nào thảo thơm như vậy. Thềm đá nằm thềm đá nghe mưa! Có Tâm tình nào sâu lắng thế chưa. Chân đi xa, Trái tim bên nhà, nhưng Trái tim đó không treo lơ lửng trên khung cửa sổ, không nằm trên giá uy nghi, mà nó nằm trong Thềm đá nằm, nằm cùng Thềm đá lặng lẽ nghe mưa, lặng lẽ nghe đời, lặng lẽ tạ ơn hoa, lặng lẽ tạ ơn chim. Lặng lẽ dâng tặng và lặng lẽ Yêu, vì đã quá tràn đầy. Quá tràn đầy thì Tình yêu đi vào lặng lẽ?
Bắt đầu từ khao khát Yêu, rồi có được Tình yêu tràn đầy; khi Tình yêu tràn đầy, Tình yêu sẽ nở hoa, Tình yêu sẽ khoe sắc, Tình yêu sẽ toả hương. Khi toả hương Tinh yêu đã thành Tình yêu thuần khiết, Tình yêu lặng lẽ. Và phải chăng chính tại đây đã có bước nhảy, đã có sự giao hoà của ngôn ngữ thi ca và tinh thần Tôn giáo? Tình yêu đã nhảy vào bên trong? Tình yêu đã nhảy từ không gian sinh lý, không gian vật lý, qua không gian tâm lý, để tới không gian tâm linh? Hương Từ bi đã ngát thơm, như Ông đã hát trong Ru em:
"... Yêu em yêu thêm tình phụ.
Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ."
Ru Em - Như Ngọc - YouTube
Hương Từ bi đã ngát thơm, Tình yêu đó đã nhảy vào bên trong sâu thẳm của bản thể; và tại đó nó được khơi mở với ánh sáng của Phật Pháp?
5. Kết thúc bài này, xin mượn lời của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, trong Đạo Phật này nay:
"... Nếu Phật tử không am hiểu đạo Phật làm những bản "nhạc Phật" có một nội dung tinh thần Thiên chúa giáo, xây dựng "chùa chiền" theo kiến trúc truyền thống Thiên chúa giáo, dùng danh từ mang nội dung ý nghĩa Thiên chúa giáo thì người ấy hẳn nhiên là người đang hoằng dương giáo lý Thiên chúa giáo trong Phật giáo rồi còn gì. Người đó ít nhiều mang tính cách một tín hữu Thiên chúa giáo. Trái lại, nếu một tín hữu Thiên chúa giáo dùng các danh từ có nội dung Phật giáo như Từ bi, sám hối, viết các bài thánh ca với nội dung thấm nhuần tinh thần giải thoát từ bi của Phật giáo, truyền bá một quan niệm vô thể về Thượng đế giống như quan niệm về pháp thân hay chân như của Phật giáo chẳng hạn, thì chính người ấy đã hoằng dương Phật pháp rồi. Tôi xin nhắc lại rằng đạo Phật là tất cả mọi hình thức sinh hoạt nào có thể làm sống được nguyên lý Phật học. Nhắc lại như vậy để chúng ta cùng thấy rằng cần phải có một nhận thức phóng khoáng cởi mở, không nô lệ hình thức, danh từ, thành kiến. Hãy gọi là đạo Phật tất cả những hình thức sinh hoạt nào nhắm đến mục đích ly khổ đắc lạc, chuyển mê khải ngộ, đoạn hoặc chứng chân (rời khổ đạt vui, chuyển sai lầm thành giác ngộ, phá mê loạn để tìm gặp chân lý). Danh từ và hình thức chỉ là phương tiện, đừng để chúng trở thành chướng ngại vật. Con người đã đau khổ vì bao nhiêu vỏ cứng: vỏ cứng của bản ngã, của gia đình, của chủng tộc, của tôn giáo, của đảng phái… Hãy thực hiện giải thoát bản ngã bằng nhận thức Phật học, bằng hành trì Phật học. Chỉ có nhận thức quảng đại đo, chỉ có hành trì những nhận thức quảng đại đó mới làm sáng tỏ được đạo Phật, mới làm sống được đạo Phật lại trong những ngục tù cố chấp, mới đặt đạo Phật đúng vào địa vị của nó trong sinh hoạt con người."
Trịnh Công Sơn, người đã hoằng dương Phật Pháp qua Âm nhạc.
Xin bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả những tác giả, dịch giả và nhà quản lý mạng của các bài viết, bài nói, các trang mạng mà chúng tôi đã sử dụng để làm tư liệu và cảm xúc để viết bài này; xin chân thành hồi hướng công đức nhỏ bé của mình tới quý vị, tới hương hồn người nhạc sĩ tài hoa. Cầu mong hương hồn ông sớm siêu thoát.
Không hẹn mà đến không chờ mà đi.
Bốn mùa thay lá thay hoa thay cả đời ta.
Bên trời xanh mãi những nụ mầm mới
để lại trong cõi thiên thu hình dáng nụ cười"
Bốn Mùa Thay Lá - Tuấn Ngọc - NhacCuaTui
Xanh mãi nhưng nụ mầm mới và trong cõi thiên thu hình dánh nụ cười... đó chính là ẩn dụ của Vô ngã. Triết học hiện sinh, nhất là hiện sinh hành động của Jean-Paul Sartre cái Tôi là chủ thể to lớn nhất. Nhưng ở đây, trong lời ca này cái Tôi không trường tồn, đã nhường chỗ cho: xanh mãi nhưng nụ mầm mới và trong cõi thiên thu hình dáng nụ cười. Cái trường tồn phải là những mầm xanh, phải là những nụ cười.
Con người vô ngã là con người đã vượt lên trên cái bản thể của mình, là con người đã bước qua khổ, là con người đã hài hoà vào cái tự nhiên, là con người đã hoà nhập vào với vũ trụ, là con người sẽ bước vào Niết bàn. Vô ngã xin hãy đừng hiểu là triệt tiêu cái bản thể của mình. Phải thừa nhận là bản thể đang hiện hữu, cái Tôi đang hiện hữu, nhưng phải hiểu nó, phải biết nó, nhưng phải tu tập để vượt lên nó.
Và ông đã hát Đời cho ta thế:
"Không xa đời và cũng không xa loài người.
... Không xa người và cũng không xa mặt trời.
... Không xa bờ và không xa mịt mù.
... Ngày vui em với đất kia xanh tươi như cỏ cây.
Ngày buồn em với hoa kia âu lo trong tàn phai..."
Đời Cho Ta Thế - Khánh Ly,Trịnh Công Sơn - Zing MP3
Trong cuộc đời có phút giây nào đấy, trong một giai đoạn nào đấy, cái Tôi có thể khi vui, khi buồn như trong bài Giọt lệ thiên thu:
"... Sống chết mong manh như thân cỏ hèn mọc đầy núi non.
Cuộc đời cho tôi cho tôi tiếng nói đôi khi vui tươi.
Cuộc đời cho tôi cho tôi tiếng nói đôi khi ngậm ngùi.
... Đứng giữa thiên thu thân ta nằng nặng thân chim nhẹ nhàng,..."
Giọt Lệ Thiên Thu - Trần Thu Hà, Khánh Ly - NhacCuaTui
Hoặc như trong bài Gần như niềm tuyệt vọng:
"Có điều gì gần như niềm tuyệt vọng.
Rơi rất gần rơi xuống trong tôi.
Có nhiều khi rơi xuống bên đời.
... Sông bao lần sông đã ra đi.
Nhưng ngàn xưa trôi đến bây giờ.
Sông ra đi hay mới bước về."
Gần Như Niềm Tuyệt Vọng - Khánh Ly - Nhac.vn
Nhưng, thường là cái Tôi thân chim nhẹ nhàng, là cái Tôi đã thấy sông bao lần đã ra đi, là cái Tôi đã hỏi sông ra đi hay mới bước về; Cái Tôi chấp thuận không xa đời, không xa loài người, không xa mặt trời. Không phải cái tôi đầy mâu thuẫn trong Raskolnikov của Dostoievski Fiodor Mikhailovich. Cũng không phải cái tôi Phi lý, cái tôi Nổi loạn của Albert Camus. Một cái Tôi hiểu biết, cái Tôi hoà vào đời, cái Tôi nhẹ nhàng của Trịnh Công Sơn.
Để rồi khi cái Tôi được mở rộng ra, như: Trời đất bao la chìm đắm trong ta, nhưng rồi Ta, mọi kiếp người, mọi chư hành đều Chìm dưới cơn mưa:
"Chìm dưới cơn mưa và chìm dưới đêm khuya.
Trời đất bao la còn chìm đắm trong ta.
Hạt cát ngu ngơ nằm chìm dưới chân đi.
Bờ bến thiên thu nằm chìm dưới hư vô.
Chìm dưới cơn mưa một ngàn năm trước.
Mây qua mây qua môi em hồng nhạt.
Chìm dưới cơn mưa một ngìn năm nữa.
Mây qua may qua môi em hồng vừa.
Chìm dưới cơn mưa một người chết đêm qua.
Chìm dưới đất kia một người sống thiên thu.
Chìm khuất trong ta một lời nói vu vơ.
Chìm dưới sương thu một đóa hoa thơm tho.
Chìm dưới cơn mưa một dấu chân đi.
Chìm dưới đất kia hạt cát bao la."
Chìm Dưới Cơn Mưa - Khánh Ly - YouTube
Tất cả đều chìm dưới cơn mưa, tất cả đều chìm dưới đêm khuya, tất cả chư hành đều vậy, thì Trời đất bao la còn chìm đắm trong ta, thì cái Ta ở đây dường như đã chạm tới bóng, tới hình của cái Không rồi còn gì? Mà thật, hình và bóng của cái Không có lần đã được hát như cõi lênh đênh giữa trời, trong bài Ở trọ:
"... Trăm năm ở đậu ngàn năm,
đêm tối ở trọ chung quanh nỗi buồn.
Ơ hay là một vòng xinh.
Tôi như người bỗng lênh đênh giữa trời."
Ở Trọ - Trịnh Công Sơn - NhacCuaTui
Chưa tới cõi Niết bàn tịch tịnh, nhưng cái Tôi gần như đã chạm tới cái Không, một cái Tôi của hiểu biết, một cái Tôi hòa vào đời, một cái Tôi nhẹ nhàng Trịnh Công Sơn.
3. Trong cuộc sống, vì những lý do thuờng nhật, vì những món lợi trước mắt, mà con người đã quyên đi Giáo lý Vô thuờng và Vô ngã, con người vô minh, nên con người Khổ. Triết lý của Phật giáo coi cuộc sống của con người là điều tuyệt diệu nhất. Có khổ và khổ rất nhiều, hãy hiểu nó và tiến tới biết nó, bước qua nó. Để cuộc sống của con người được sung sướng, hạnh phúc, hoan hỷ và tiến tới phúc lạc; con người phải biết cái khổ, biết nguồn gốc sinh ra khổ đau, biết cách khắc phục khổ và bước qua khổ. Chỉ có bước qua khổ, chứ không tránh được khổ; phải bước qua nó, thì mới từ bỏ được nó. Từ bỏ nó phải hiểu là đã có nó rồi. Bước qua khổ thì tới được phúc lạc. Mục đích của Phật giáo là chấm dứt khổ đau. Đức Phật tóm tắt lời dạy của mình về Khổ trong Giáo lý Bốn thánh đế: khổ là hiện hữu của cuộc sống; nguyên nhân của khổ là tham, sân và si; sự chấm dứt khổ đau; và con đường chấm dứt khổ đau.
Nhiều người nói lời ông hát thường buồn. Tôi thấy lời ông hát về nỗi Khổ rất nhẹ nhàng, nhẹ nhàng Trịnh Công Sơn. Trong Như một vết thương ông đã hát về nỗi Khổ:
"Đời sẽ buồn như một chiều nào.
Hôn nhau lần cuối hôn nhau lần đầu,
đời sẽ buồn dài lâu, ôi trái sầu rực rỡ.
... Đời sẽ buồn như chiều hôm có mưa rào.
Đời sẽ buồn như chiều đông nắng lên nương dâu.
Đã có nghìn trùng trên môi người tình.
Đã dấu nụ tàn trong nụ hồng.
Có chớm lạnh trên môi nồng nàn.
Có thoáng gập ghềnh trên con đường mòn.
Đời sẽ buồn như một vết thương..."
Như Một Vết Thương - Khánh Ly - Nhac.vn
Hình như ông đã hiểu Khổ. Đã dấu nụ tàn trong nụ hồng, Có chớm lạnh trên môi nồng nàn, có thoáng gập ghềnh trên con đường mòn. Ông đã hiểu con đường của Khổ, ông đã hiểu là nó sẽ tới. Ông không tránh nó, chấp nhận nó. Có thể vì hiểu nó, chấp nhận nó, mà Khổ đến với ông sẽ chỉ buồn như chiều hôm có mưa rào, sẽ chỉ buồn như chiều đông nắng lên nương dâu. Không lạc quan ngây thơ, không bi quan yếu đuối. Ông nhận thức được thực tại hiện hữu, và ông cũng nhận thức sâu sắc khả năng bất diệt của con người.
Rồi, Bên đời hiu quạnh ông đã hát:
"... Lòng thật bình yên mà sao buồn thế,
giật mình nhìn tôi ngồi hát bao giờ.
... Một lần nằm mơ tôi thấy tôi qua đời,
dù thật lệ rơi lòng không buồn mấy,
giật mình nhận ra ồ nắng lên rồi..."
Bên đời hiu quạnh - Khánh Ly - YouTube
Khổ, ông ngồi ông hát. Nhưng ông ngồi hát được vì lòng thật bình yên. Không tránh khổ, chấp nhận khổ, nên chắc rằng ông đã từng bước qua Khổ. Vì khi thấy ông qua đời, mà lòng không buồn mấy, và kìa ông thấy: Ồ nắng lên rồi... Chắc rằng ông đã từng bước qua Khổ; Vì khi ru người tình trong Ru đời đi nhé, ông hát rằng:
"Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
Đã nương theo vào đời làm từng nỗi ưu phiền..."
Ru Đời Đi Nhé - Hồng Nhung - YouTube
Khổ là do con người quên đi Vô thường Vô ngã, chấp với Tham Sân Si. Khổ là do con người vô minh. Khổ là vì cái Tôi, vì cái bản thể của mình. Ru người tình ông đã ẩn dụ nguồn gốc Khổ qua giọt nước mắt em. Ru người tình ông đã vẽ ra con đường logic theo ngôn ngữ của Tình yêu về Khổ. Nhưng dù sao thì nỗi ưu phiền vẫn bắt nguồn từ giọt nước mắt em! Bắt nguồn từ em! Bắt đầu từ Tôi. Rồi nó được chuyển hoá, được ẩn tướng, có thể là giọt mưa ngoài trời, rồi nó nương theo vào đời, làm nên nỗi khổ. Đó là con đường của Khổ, Đức Phật đã giảng trong Giáo lý Bốn Thánh đế. Nhưng ở đây sao nó được diễn đạt mềm mại thế, nhẹ nhàng thế và đằm thắm thế! Làm sao mà Khổ không vơi đi được! Làm sao mà Khổ nhẹ nhàng đến thế!
4. Thánh Aurieliu Augustine, nhà triết học và thần học đầu tiên của Thiên chúa giáo, khi có người hỏi rằng: "Ngài có thể cho tôi một lời nói, mà nó bao hàm toàn bộ những luật lệ của những kinh linh thiêng?" Ngài đã trả lời: "Tình yêu, nếu bạn đã yêu thì bất kỹ điều gì bạn làm sẽ đúng hết!" Tình yêu là đỉnh cao tột đỉnh của mọi quy luật, của mọi lề thói? Nếu Tình yêu đã hát thì mọi lời ca đều linh thiêng?
Hát về Khổ, hát về Vô thường, hát về Vô ngã ông đã hát thật nhẹ nhàng, thật đằm thắm; như ông đã hát về mọi thứ của cuộc đời, như ông đã hát về cỏ cây về bầu trời về dòng sông, như ông đã hát về tình đời về tình người về chiến tranh về hoà bình; có phải chăng bởi vì trong ông có đầy ắp Tình yêu. Chính Tình yêu tràn đầy đã chấp cánh cho những ca từ mềm mại, nhẹ nhàng và đằm thắm như thế chăng? Chính Tình yêu đã mở đường, đã kết nối cho ca từ của ông giao hòa với Giáo lý của Đạo Phật chăng?
Trong bài Còn thấy mặt người, ông hát về nỗi khao khát yêu:
"Mặt trời mặt trời đã lên.
Một ngày đã qua.
Từng vùng từng vùng lá xanh.
Rộn nàng tiếng cười nói.
Một ngày một ngày biết ơn.
Từng ngày thấy mặt trời.
Thấy mọi người lòng đã thấy vui.
Từng đêm tối ngồi chờ đợi.
Từng đêm tối ngồi chờ đợi.
Chờ đợi từng sớm mai, thấy lại mặt người..."
Còn thấy mặt người - Khánh Ly, Trịnh Công Sơn - NhacCuaTui
Trước khi Tình yêu được tràn đầy con người phải khao khát Yêu. Phải khao khát, phải đam mê Yêu. Phải Từng đêm tối ngồi chờ đợi, Chờ đợi từng sớm mai,... thì Tình yêu mới có thể trào dâng. Mới có thể vượt lên mọi khổ đau, vượt lên súng đạn, vượt lên chiến tranh. Như ông đã hát trong Hãy yêu nhau đi:
"Hãy yêu nhau đi khi rừng thay lá.
Hãy yêu nhau đi giòng nước đã trôi xa.
... Hãy yêu nhau đi quên ngày u tối.
Dù biết mai đây xa lìa thế giới.
... Hãy yêu nhau đi bù đắp trăm năm.
Hãy yêu nhau đi cho ngày quyên tháng.
Dù đêm súng đạn dù sáng mai mưa bom."
Hãy Yêu Nhau Đi - Trần Thu Hà - Zing MP3
Khi tình yêu tràn đầy, Tình yêu mới nở hoa, Tinh yêu mới khoe sắc, Tình yêu mới toả hương. Đó là khi ông hát trong bài Tạ ơn:
"Dù đến rồi đi tôi cũng xin tạ ơn người,
tạ ơn đời, tạ ơn ai
đã cho tôi còn những ngày quên kiếp sống lẻ loi.
... đã cho tôi còn những ngày ngồi mơ ước cùng người..."
Tạ ơn - Lệ Thu - YouTube
Dù đến, dù đi vẫn luôn yêu đời, vẫn luôn biết ơn đời. Chỉ trong Tình yêu thuần khiết con người mới không kể đến hay là đi, không kể hơn hay thua, không kể sống hay chết. Khi chưa phải Tình yêu con người chỉ biết nhận không biết cho; khi là Tình yêu những con người đang yêu họ vừa cho và vừa nhận, vô tư cho nhưng trong sâu thẳm vẫn ước ao nhận. Chỉ trongTình yêu thuần khiết mới có sự hàm ơn. Trong bài Có nghe đời nghiêng, ông đã hát:
"... Chân đi xa trái tim bên nhà.
Thềm đá nằm thềm đá nghe mưa.
Tạ ơn hoa sáng thơm cho mẹ.
Tạ ơn chim chiều hót cho cha..."
Có Nghe Đời Nghiêng - Khánh Ly - Nhac.vn
Thềm đá nằm thềm đá nghe mưa! Có Tình yêu nào đẹp hơn như vậy. Thềm đá nằm thềm đá nghe mưa! Có Tấm lòng nào thảo thơm như vậy. Thềm đá nằm thềm đá nghe mưa! Có Tâm tình nào sâu lắng thế chưa. Chân đi xa, Trái tim bên nhà, nhưng Trái tim đó không treo lơ lửng trên khung cửa sổ, không nằm trên giá uy nghi, mà nó nằm trong Thềm đá nằm, nằm cùng Thềm đá lặng lẽ nghe mưa, lặng lẽ nghe đời, lặng lẽ tạ ơn hoa, lặng lẽ tạ ơn chim. Lặng lẽ dâng tặng và lặng lẽ Yêu, vì đã quá tràn đầy. Quá tràn đầy thì Tình yêu đi vào lặng lẽ?
Bắt đầu từ khao khát Yêu, rồi có được Tình yêu tràn đầy; khi Tình yêu tràn đầy, Tình yêu sẽ nở hoa, Tình yêu sẽ khoe sắc, Tình yêu sẽ toả hương. Khi toả hương Tinh yêu đã thành Tình yêu thuần khiết, Tình yêu lặng lẽ. Và phải chăng chính tại đây đã có bước nhảy, đã có sự giao hoà của ngôn ngữ thi ca và tinh thần Tôn giáo? Tình yêu đã nhảy vào bên trong? Tình yêu đã nhảy từ không gian sinh lý, không gian vật lý, qua không gian tâm lý, để tới không gian tâm linh? Hương Từ bi đã ngát thơm, như Ông đã hát trong Ru em:
"... Yêu em yêu thêm tình phụ.
Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ."
Ru Em - Như Ngọc - YouTube
Hương Từ bi đã ngát thơm, Tình yêu đó đã nhảy vào bên trong sâu thẳm của bản thể; và tại đó nó được khơi mở với ánh sáng của Phật Pháp?
5. Kết thúc bài này, xin mượn lời của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, trong Đạo Phật này nay:
"... Nếu Phật tử không am hiểu đạo Phật làm những bản "nhạc Phật" có một nội dung tinh thần Thiên chúa giáo, xây dựng "chùa chiền" theo kiến trúc truyền thống Thiên chúa giáo, dùng danh từ mang nội dung ý nghĩa Thiên chúa giáo thì người ấy hẳn nhiên là người đang hoằng dương giáo lý Thiên chúa giáo trong Phật giáo rồi còn gì. Người đó ít nhiều mang tính cách một tín hữu Thiên chúa giáo. Trái lại, nếu một tín hữu Thiên chúa giáo dùng các danh từ có nội dung Phật giáo như Từ bi, sám hối, viết các bài thánh ca với nội dung thấm nhuần tinh thần giải thoát từ bi của Phật giáo, truyền bá một quan niệm vô thể về Thượng đế giống như quan niệm về pháp thân hay chân như của Phật giáo chẳng hạn, thì chính người ấy đã hoằng dương Phật pháp rồi. Tôi xin nhắc lại rằng đạo Phật là tất cả mọi hình thức sinh hoạt nào có thể làm sống được nguyên lý Phật học. Nhắc lại như vậy để chúng ta cùng thấy rằng cần phải có một nhận thức phóng khoáng cởi mở, không nô lệ hình thức, danh từ, thành kiến. Hãy gọi là đạo Phật tất cả những hình thức sinh hoạt nào nhắm đến mục đích ly khổ đắc lạc, chuyển mê khải ngộ, đoạn hoặc chứng chân (rời khổ đạt vui, chuyển sai lầm thành giác ngộ, phá mê loạn để tìm gặp chân lý). Danh từ và hình thức chỉ là phương tiện, đừng để chúng trở thành chướng ngại vật. Con người đã đau khổ vì bao nhiêu vỏ cứng: vỏ cứng của bản ngã, của gia đình, của chủng tộc, của tôn giáo, của đảng phái… Hãy thực hiện giải thoát bản ngã bằng nhận thức Phật học, bằng hành trì Phật học. Chỉ có nhận thức quảng đại đo, chỉ có hành trì những nhận thức quảng đại đó mới làm sáng tỏ được đạo Phật, mới làm sống được đạo Phật lại trong những ngục tù cố chấp, mới đặt đạo Phật đúng vào địa vị của nó trong sinh hoạt con người."
Trịnh Công Sơn, người đã hoằng dương Phật Pháp qua Âm nhạc.
Xin bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả những tác giả, dịch giả và nhà quản lý mạng của các bài viết, bài nói, các trang mạng mà chúng tôi đã sử dụng để làm tư liệu và cảm xúc để viết bài này; xin chân thành hồi hướng công đức nhỏ bé của mình tới quý vị, tới hương hồn người nhạc sĩ tài hoa. Cầu mong hương hồn ông sớm siêu thoát.
Minh Đạt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét