Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phượng - Ám ảnh bản thể
Đoàn Minh Phượng là một nữ nhà văn Việt Nam sống ở hải ngoại.
Tác phẩm đầu tiên của chị được công chúng trong nước biết đến là Và khi tro bụi.
Qua tiểu thuyết này, Đoàn Minh Phượng đã phơi trải cho độc giả thấy một thế giới
thầm kín, đa chiều và phức tạp trong tâm hồn con người. Với tâm thức hiện sinh,
nhà văn đã lật xới một cuộc tìm kiếm bản thể của những con người cô đơn, chới với
trong thế giới hiện đại, xa lạ. Đồng thời tác giả cũng phần nào cho thấy tâm trạng
của những con người xa xứ, lạc lõng nơi đất khách. Chính vì thế, tác phẩm dễ
dàng chạm thấu trái tim người đọc, và vinh dự là tác phẩm văn xuôi duy nhất đoạt
giải thưởng Hội Nhà văn của năm 2007.
1. Sự ra đời của Phân tâm học đã “làm thay đổi trật tự của vũ
trụ”, đưa đến cho nhân loại những khám phá rất sâu về bản thể. Sigmund Freud
(1856 - 1939) trở thành một nhà pháp sư tài ba trong thế giới tinh thần con người,
bằng việc chứng minh “Cái tôi không phải là chủ nhân trong chính ngôi nhà của
nó”, từ trường của vô thức và những xung năng khoái lạc đã tạo ra lực đẩy khiến
Ý Thức con người (tưởng đã quyền uy nhất) bị tuột khỏi vị trí thống trị. Con
người mất tự chủ, trơ trọi, trống không! Thế kỷ XXI, loài người vén bức màn ảo
vọng để trở về bản nguyên của mình - không phải Thần linh, không phải Chúa tể,
con người chỉ là Con - Người, là một tiểu vũ trụ trong đại ngàn vũ trụ, thậm
chí ngay trong chính ngôi nhà của mình, Con Người cũng vẫn bị lung lay bởi những
thế lực tâm linh, huyền bí, mơ hồ.
Khi tìm hiểu thế giới vô thức và cách thức giải tỏa nó, Freud đã nói về giấc mơ và trí tưởng tượng. Ông liên hệ đến quá trình sáng tạo nghệ thuật cũng là một phương tiện giải thoát của người nghệ sĩ. Như chính J.P.Sartre từng nhận định: “Con người không chỉ như anh ta quan niệm, mà còn như anh ta muốn, như anh ta quan niệm sau khi đã sống, và như anh ta muốn sau khi đã ao ước được sống; Con người không là gì khác ngoài cái mà bản thân anh ta đã làm nên” (Lộc Phương Thủy, 2005, tr.166). Do vậy, các nhân vật trong văn chương luôn là bóng dáng phản chiếu những ẩn ức, mong muốn thầm kín của tác giả. Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phượng, dưới vỉa ngầm của lớp ngữ nghĩa tinh tế, huyền ảo và đầy nữ tính, là những ám ảnh về bản thể, là sự trốn chạy, cố thoát khỏi mặc cảm, ẩn ức của những thân phận bơ vơ, lạc lõng.
2. Đoàn Minh Phượng rời Việt Nam qua định cư tại Đức khi chưa đầy hai mươi tuổi, sống trong lòng xã hội tư bản mà ở đó sự minh bạch, phân công đều rõ ràng, lạnh lùng, vô cảm, cộng với sự cách biệt về ngôn ngữ, ứng xử tạo một vách ngăn và mặc cảm văn hóa sâu nặng trong tâm thức của con người xa xứ. Gắn mình vào guồng quay của cuộc sinh tồn khó nhọc nơi đất khách, chị nhận ra “mình lạc lõng và luôn có cảm giác mình không tồn tại trên mặt đất. Như thể mình bị cắt rời khỏi phần máu thịt của mình” (Và khi tro bụi bay về. Truy cập từ http://antgct.cand.com.vn/ Nhan-vat). Thế nên, chị tìm cách quay về sau gần hai mươi năm lưu lạc, dẫu hành trình trở lại bản xứ cũng thật chật vật, khó khăn.
An Mi - nhân vật chính trong tác phẩm liệu có khác gì nhà văn? Nửa đời sống lưu vong, cô luôn cảm thấy cô đơn, trống vắng giữa cộng đồng. Khi sợi dây kết nối An Mi với xã hội đứt mạch - người chồng ra đi, thì “một sự tắt ngấm tuyệt đối” phủ lên quãng đời còn lại của cô. Bởi cái chết của chồng là nỗi bất hạnh lớn nhất - “nỗi bất hạnh đã tước đi tất cả ao ước được sống của tôi”, đưa cô trở về một hiện tồn nguyên sơ, “tôi không còn gì, hồn tôi chỉ là một đám tro (…) Và tôi đi tìm cái chết trên đường” (Đoàn Minh Phượng, 2006, tr.11). Sở dĩ An Mi luôn cảm thấy mình “mất cả trọng lực”, như đang “rơi trong khoảng không” và rất “dễ vỡ” bởi vì mặc cảm văn hóa đã làm cô trở thành “khách lạ ở bất cứ đâu. Con người không có quê hương giống như một hạt cỏ đưa đến bám rễ trên vách đá, tôi biết thân phận của mình rất dễ vỡ” (Đoàn Minh Phượng, 2006, tr.117). Điều này chỉ thực sự bộc lộ ra khi người chồng mất, sự va chạm văn hóa càng lúc càng sâu sắc, “nơi tôi sinh ra, màu trắng là màu tang chứ không phải đen. Tôi tưởng đã quên điều này, vậy mà tôi lại nhớ, và khi nhớ lại rồi điều đó trở nên quan trọng” (Đoàn Minh Phượng, 2006, tr.8). Mạch nguồn văn hóa tưởng đã ngủ quên sau bao năm bôn ba ở Đức trong tâm thức An Mi, một khi được khơi dậy, cũng giống như ngọn lửa nhen nhóm, bùng lên, hừng hực, thôi thúc, chế ngự lý trí, và để những cảm xúc thiêng liêng điều khiển những hành vi và ứng xử khác thường. Nên, “ngày tang lễ anh tôi mặc một chiếc áo trắng, dài. Lúc tôi bước vào nhà nguyện, mọi người nhìn tôi rồi vội quay đi như tế nhị tránh nhìn một điều sai sót lớn lao. Tôi nghĩ đừng bắt tôi làm khác, tôi chỉ có một lần này trong đời để mặc chiếc áo dài trắng dành cho anh” (Đoàn Minh Phượng, 2006, tr.8). Hành động của An Mi đã phạm phải một điều cấm kỵ lớn lao đối với gia đình chồng, với nền văn hóa bản địa - “Hành vi sai lạc”. S.Freud nói: “Chúng ta có thể gạt bỏ các yếu tố sinh lý hay vừa sinh lý vừa tâm lý mà chỉ để ý đến những yếu tố tâm lý thôi để tìm xem hành vi sai lạc có ý nghĩa gì và nói lên được những gì về ý nghĩa của người lỡ lời” (S.Freud, 2002a, tr.30). Và khi tập trung lý giải những phản ứng tâm lý của An Mi, ta mới thấy rằng, chính hành vi sai lạc này đã chứng tỏ dòng chảy dân tộc vẫn ngấm ngầm trôi dạt, âm ỉ trong tâm hồn cô. Đây cũng là cái mà C.G.Jung gọi là vô thức tập thể, tiếng gọi của nguồn cội không bao giờ thôi tắt.
Ám ảnh bản thể được nhà văn thể hiện qua hai khía cạnh: mặc cảm lưu vong và mặc cảm Oedipe1. Nếu An Mi mang trong mình mặc cảm lưu vong thì hình ảnh cậu bé Marcus lại khiến người đọc liên tưởng đến một trạng thái tâm lý đặc biệt, mà S.Freud gọi là “mặc cảm Oedipe”. Trong Vật tổ và cấm kỵ, ông viết: “Chính mặc cảm Oedipe đã làm cho toàn thể nhân loại trong những ngày đầu tiên ý thức được sự phạm tội của mình, chính sự phạm tội này là nguồn gốc đầu tiên của mọi tôn giáo luân lý” (S.Freud, 2002a, tr.369). Như vậy, Phân tâm học chỉ ra mặc cảm Oedipe có tính di truyền, bẩm sinh, nó là sự dồn nén những khuynh hướng tác động sâu xa trong vô thức. Cậu bé Marcus trong vô thức cũng đã có một sự thù địch, căm ghét bố. Còn người bố cũng ngấm ngầm ác cảm với con trai. Ông không thể lấp liếm được thái độ dửng dưng, vô cảm đó qua cuộc đối thoại với An Mi: “Sophie nói ơn phúc của nó được tôi lo cho từng ấy năm là hết. Phần số nó được bấy nhiêu” (Đoàn Minh Phượng, 2006, tr.130). Cho nên, khi chứng kiến cái chết của mẹ - người Marcus rất mực yêu thương dưới tay của bố, nỗi căm hờn càng nhân lên gấp bội. Ở lứa tuổi như Marcus - năm tuổi, sự phát triển tâm - sinh lý chưa được hoàn thiện, và đặc biệt giai đoạn này những ấn tượng xấu của tuổi thơ sẽ dễ ám ảnh con người trong suốt phần đời còn lại, mà không một thứ mực tẩy nào có thể xóa nhòa, che lấp được. Chính mặc cảm này đã khiến cho Marcus rơi vào tình trạng nhiễu tâm, rối loạn tâm lý những năm về sau.“Em không xem ti vi, trị liệu tâm lý với truyện tranh và kể chuyện đều bị từ chối. Phát triển ngôn ngữ kém, hay có những cơn khiếp sợ vào ban đêm” (Đoàn Minh Phượng, 2006, tr.122).
Việc Marcus lựa chọn ẩn nấp trong ngôi nhà đầy hương trầm và giai âm thiền nhạc ấm áp, nhẹ nhàng của cô giáo Sophie cũng là một diễn tiến của quá trình mặc cảm Oedipe. Dễ dàng nhận ra mối quan hệ tam giác đầy phức tạp, mâu thuẫn: Cha - Mẹ - Con, lần nữa lại được tái hiện khá rõ trong tác phẩm. Bởi trong quá khứ, Sophie từng là người tình thương nhớ của bố anh. Marcus tìm thấy sự an nhiên trong Sophie là vì anh nhận ra đâu đó bóng dáng dịu dàng của mẹ, và có lẽ, hơn hết chính là cảm giác được chiến thắng người cha. Sự trả thù, cái chết oan khuất, bệnh lý… tất thảy giờ được “may vá một sự thật” trong quá khứ bằng trạng thái ngộ nhận của người con, khép lại những tiếng thở dài thườn thượt, những hoang hoải hằng đêm từng xáo động một tâm hồn non nớt năm tuổi.
Ðọc Và khi tro bụi bao giờ cũng thấy hiện lên những hình hài cô độc. Họ khép mình trước thế giới, tự dựng lên những hàng rào tâm lý, buộc mình cách ly với cộng đồng. Nhìn bên ngoài, cuộc sống của họ chẳng có gì không ổn, nhưng hành động và phản ứng khi có một tình huống bất ngờ xảy ra lại ghi nhận trạng thái tâm lý bất bình thường. Dường như, những chấn thương và mặc cảm đã làm cho những người như An Mi, Marcus thiếu một niềm tin đầy đủ và chắc chắn - một xác tín - về ý nghĩa sự tồn tại của chính mình trong tý cách một con người giữa xã hội loài người.
3. Trước những sang chấn tinh thần, những mặc cảm dằn vặt ấy, các nhân vật trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng không gào thét, khóc lóc, nổi loạn như tâm lý thường tình. Họ tìm cho mình một lối thoát bằng cách im lặng và ra đi. Đó cũng là cách trốn chạy của con người đương đại mà chúng ta vẫn hay bắt gặp trong một số tiểu thuyết của F.Kafka (Lâu đài), Cao Hành Kiện (Linh Sơn), H. Murakami (Kafka bên bờ biển, Biên niên ký chim vặn dây cót)… Motip trốn chạy được Ðoàn Minh Phượng thể hiện nhức nhối trong tác phẩm. An Mi lên tàu, đi qua biết bao sân ga, nhìn ngắm những buổi hoàng hôn lặng yên trên khung cửa sổ, một mình, cô độc… cũng chỉ mong giải tỏa ẩn ức, tìm thấy một điều gì đó có thể che giấu những thương tổn trong tiềm thức. Đó là tiềm thức kinh hoàng thời thơ ấu, nơi có tiếng đại bác nổ liên hồi, từng mái nhà bị giày xéo bởi chiến tranh, và giây phút cô ôm xác mẹ khóc lặng, và đớn đau trước cái chết bất ngờ của cha nuôi, “tôi đầy sợ hãi (…). Mẹ tôi nói tôi làm cho cha nuôi tôi ham muốn tôi, hai chữ đó sẽ còn làm tôi hoang mang gần hết cuộc đời” (Đoàn Minh Phượng, 2006, tr.93). Cũng là tiềm thức về hiện tại, hoang mang về bản thể, về cái chết, để rồi, “tôi muốn biết mình là ai để ngày tôi chết tôi biết rằng ai đã chết (…). Tôi biết mặt đất là một thứ khó chia tay” (Đoàn Minh Phượng, 2006, tr.12). Con người An Mi cứ miệt mài đi tìm ý nghĩa đích thực của chính mình giữa thực tại, và rồi, chính hành trình tưởng như vô định, hành trình lật xới quá khứ, đã khiến cô tìm lại ý thức (tưởng đã) bị quên lãng. “Trong lúc ý thức tắt dần tôi lại nghe tiếng gọi tôi. Bây giờ thì tôi đã nhận ra tiếng gọi của em tôi, không phải từ ngày xưa mà ngay trong lúc này” (Đoàn Minh Phượng, 2006, tr.184). Khoảnh khắc mê man cận kề cái chết, bản năng sống mới thực sự trỗi dậy trong vô thức của nhân vật, hóa giải bao nhiêu mập mờ, những lằn ranh khó phân định, để cắt nghĩa sự hiện tồn của con người.
Phải chăng, chỉ khi đặt mình trong sợi dây chấp chới sống - chết, ta mới có thể nhận diện được lược đồ thân phận của chính mình một cách rõ ràng, hữu thực nhất! “Giá trị đích thực của một con người trước hết được xác định bởi: anh ta đã đạt đến chỗ giải phóng khỏi cái tôi đến mức độ nào và theo nghĩa gì” (Alber Einstein, 2008, tr.22). An Mi đã thực sự giải phóng được những mơ hồ, chất vấn của bản thân, để trực diện với nỗi đau không cội rễ của chính mình: “Tôi chợt hiểu ra tất cả. Tại sao trong tất cả những năm của đời mình tôi đã không tìm được cái thứ keo để gắn lại các mảnh của cuộc đời lại với nhau và gắn chính mình vào thế giới loài người. Tôi đã cố hết sức mình, nhưng mọi thứ đều rời rạc, tan tác và tôi mãi là một thứ rong rễ không bám được vào một thứ gì để trôi nổi. Bởi vì trong cái khoảnh khắc kinh hoàng nhất của cuộc đời, vào lúc người ta cần nhau nhất để cứu nhau ra khỏi tai ương, trí óc tôi đã chọn xóa đi cái khoảnh khắc ấy ngay khi nó đang xảy ra, đã chọn không nhận ra tiếng đứa em mình đã trông giữ mỗi ngày. Tôi đã bỏ rơi đứa em trong cái khoảnh khắc quan trọng nhất của cả đời tôi và đời nó” (Đoàn Minh Phượng, 2006, tr.184). Trong “giờ phút lênh đênh sắp trôi ra ngoài sự sống”, An Mi đã tháo bỏ thái độ ngụy tín bấy lâu cô vẫn khoác lên mình, để rồi nhận ra, “trong câu chuyện của Anita, tôi tưởng tôi là Marcus bị bỏ rơi. Bây giờ tôi chợt hiểu ra mình là Michael đã chọn lấy sự mất trí nhớ để đổi lấy sự ấm êm trong căn nhà của Sophie” (Đoàn Minh Phượng, 2006, tr.184). Như vậy, quá khứ - nguồn cội không chối bỏ cô, mà chính cô đã khước từ quá khứ, cố tình đánh tráo sự thật cuộc đời mình, để che đậy những day dứt, tội lỗi.
Dưới góc nhìn Phân tâm học, Đoàn Minh Phượng đã lý giải tinh tế, sắc bén những trạng thái tâm lý vô thức, khó hiểu, mập mờ của nhân vật. Dù vậy, lấy Phân tâm học để biện luận, một mặt nào đó có thể chưa hoàn toàn đưa nhân vật đến chỗ giải phóng khỏi cái tôi mê lộ, nhưng lại là con đường ngắn nhất đưa con người vào thế giới của siêu tưởng, khám phá trong đó những ẩn ức riêng tư.
Và từ những ẩn ức này, nhân vật nhận thấy mình cần phải thay đổi một cái gì đó để thỏa mãn: “Tôi không thể chết, ngàn lần không muốn chết. Xin cho tôi sống nhìn thấy em tôi một lần, cho tôi giải mối oan này, quay về với cuộc đời, với sự sống tôi chưa từng được biết và khao khát đến nao lòng. Cho tôi sống những ngày và những đêm của mình, chứ không sống bằng thời gian và trí nhớ của người khác” (Đoàn Minh Phượng, 2006, tr.185).
Khi nỗi đau cuộc đời gánh lên vai mỗi số phận những bi kịch nặng quá sức chịu đựng, chính sự trốn chạy lại là cách thức thỏa hiệp với thực tại ổn thỏa được lựa chọn nhiều nhất. Nếu hành trình trốn chạy của An Mi là hành trình trở về nguồn cội, thì sự bỏ đi của cậu bé Marcus về phía cánh rừng, phía hoang sơ không có con người lại là hành trình tìm nguồn khỏa lấp nỗi đau. “Em tự cô lập mình, sống ở một nơi gọi là mặt trăng, trên đó rất lạnh, rất trống hoàn toàn vắng người” (Đoàn Minh Phượng, 2006, tr.151). Dù nguyên cớ ẩn ức mỗi người mỗi khác nhưng có thể thấy rằng, động cơ ra đi của các nhân vật đều bắt nguồn từ vô thức, từ những ám ảnh va chạm văn hóa, ám ảnh về cái chết… “Đi đi và che giấu bao nhiêu là vết thương” (Đi mãi trên đường, Trịnh Công Sơn). Những chuyến đi của họ không chỉ tìm về cội rễ mà còn làm rõ danh thế, thân phận. Và đó phải chăng là lối thoát hữu hiệu duy nhất của con người hiện đại?!
4. Đến nay, Phân tâm học vẫn đang là hướng nghiên cứu, tiếp cận tác phẩm được nhiều chuyên gia quan tâm và vận dụng. Lối đi này chú trọng vào quá trình sáng tạo văn bản của nhà văn, kiến giải những hành động và tâm lý nhân vật dưới góc độ vô thức, tâm linh, đưa đến cho độc giả những khám phá thú vị, tinh tế. Điểm qua một số tác phẩm từ sau đổi mới 1986 đến nay, nhiều nhà văn Việt Nam, đặc biệt là các nhà văn trẻ đã có ý thức tiếp thu những yếu tố tích cực, phù hợp của học thuyết Phân tâm học như một phương tiện để quan sát và thâm nhập cuộc sống; điển hình trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp (Cún, Không có vua), Bảo Ninh (Nỗi buồn chiến tranh), Võ Thị Hảo (Người sót lại của rừng cười), Nguyễn Bình Phương (Thoạt kỳ thủy), Đỗ Hoàng Diệu (Bóng đè), Nguyễn Ngọc Tư (Cánh đồng bất tận, Gió lẻ), Nguyễn Đình Tú (Kín, Nháp)… Có thể nói rằng, ở giai đoạn này, việc vận dụng Phân tâm học với tư cách là một thủ pháp nghệ thuật độc đáo để xây dựng tác phẩm đã có phần thuần thục, đa dạng và sáng tạo hơn. Mỗi nhà văn một cá tính, một cách vận dụng riêng, nên tác phẩm của họ thực sự đem lại hiệu quả nghệ thuật cao, có giá trị.
Nằm trong dòng chảy phát triển chung của văn học Việt Nam đương đại, mặc dù là một nhà văn hải ngoại, nhưng những sáng tác Đoàn Minh Phượng vẫn như mạch ngầm nhỏ hướng về nguồn cội dân tộc. Từ những diễn giải của lý thuyết Phân tâm học ở trên, ta thấy Và khi tro bụi chính là sự thăng hoa những xúc cảm của nhà văn trong quá trình sáng tạo. Đoàn Minh Phượng đã từng nói: “Thế giới không phải là thế giới mà chỉ là cảm nhận của chúng ta về nó mà thôi” (Đoàn Minh Phượng, 2006, tr.18). Chính bởi quan niệm như vậy, nên thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của chị không đông đảo, nhưng lại dễ dẫn dụ người đọc vào ma trận mụ mị của những mối quan hệ phức tạp, những ám ảnh, giấc mơ, huyễn hoặc. An Mi, Marcus, Anita, Kepmf, Sophie - chừng ấy con người trong tác phẩm, dường như họ không thể xác định mình trong những quy ước đơn thuần của đời sống, trong tọa độ kết nối với cộng đồng.
Một nỗi bất an ngấm ngầm nào đó luôn tồn tại sâu xa ở họ. Nỗi bất an ấy có thế bắt nguồn từ những va chạm văn hóa, nhưng cũng có thể nỗi bất an khởi phát từ vô thức với những ẩn ức, mặc cảm. Và như thế, họ khao khát tìm thấy con người đích thực của mình, con người bản thể khác với thực tại khắc khoải mà họ đang sống. Thoát khỏi những cái đinh trên giá nhục hình của kiếp người, đó là mong muốn của các nhân vật, cũng là ước vọng của nhà văn gửi gắm trong tác phẩm! Nên Và khi tro bụi mang đậm tính nhân văn sâu sắc, thể hiện được số phận của những con người trong kiếp phù du.
CHÚ THÍCH:
1 Mặc cảm Oedipe: Từ Oedipe xuất phát từ một vở kịch của Sophocles, trong đó Vua xứ Thebes bỏ rơi hoàng tử Oedipus. Về sau Oedipe giết cha và cưới mẹ mình mà không biết. Vì vậy, thuật ngữ “mặc cảm Oedipe” là tên gọi do Sigmund Freud (cha đẻ của ngành Phân tâm học) đặt ra, nhằm ám chỉ trạng thái tâm lý cự tuyệt tình cảm đối với bố hoặc mẹ cùng giới tính với trẻ, do sự hình thành tình yêu cho bố hoặc mẹ ở giới tính kia.
Khi tìm hiểu thế giới vô thức và cách thức giải tỏa nó, Freud đã nói về giấc mơ và trí tưởng tượng. Ông liên hệ đến quá trình sáng tạo nghệ thuật cũng là một phương tiện giải thoát của người nghệ sĩ. Như chính J.P.Sartre từng nhận định: “Con người không chỉ như anh ta quan niệm, mà còn như anh ta muốn, như anh ta quan niệm sau khi đã sống, và như anh ta muốn sau khi đã ao ước được sống; Con người không là gì khác ngoài cái mà bản thân anh ta đã làm nên” (Lộc Phương Thủy, 2005, tr.166). Do vậy, các nhân vật trong văn chương luôn là bóng dáng phản chiếu những ẩn ức, mong muốn thầm kín của tác giả. Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phượng, dưới vỉa ngầm của lớp ngữ nghĩa tinh tế, huyền ảo và đầy nữ tính, là những ám ảnh về bản thể, là sự trốn chạy, cố thoát khỏi mặc cảm, ẩn ức của những thân phận bơ vơ, lạc lõng.
2. Đoàn Minh Phượng rời Việt Nam qua định cư tại Đức khi chưa đầy hai mươi tuổi, sống trong lòng xã hội tư bản mà ở đó sự minh bạch, phân công đều rõ ràng, lạnh lùng, vô cảm, cộng với sự cách biệt về ngôn ngữ, ứng xử tạo một vách ngăn và mặc cảm văn hóa sâu nặng trong tâm thức của con người xa xứ. Gắn mình vào guồng quay của cuộc sinh tồn khó nhọc nơi đất khách, chị nhận ra “mình lạc lõng và luôn có cảm giác mình không tồn tại trên mặt đất. Như thể mình bị cắt rời khỏi phần máu thịt của mình” (Và khi tro bụi bay về. Truy cập từ http://antgct.cand.com.vn/ Nhan-vat). Thế nên, chị tìm cách quay về sau gần hai mươi năm lưu lạc, dẫu hành trình trở lại bản xứ cũng thật chật vật, khó khăn.
An Mi - nhân vật chính trong tác phẩm liệu có khác gì nhà văn? Nửa đời sống lưu vong, cô luôn cảm thấy cô đơn, trống vắng giữa cộng đồng. Khi sợi dây kết nối An Mi với xã hội đứt mạch - người chồng ra đi, thì “một sự tắt ngấm tuyệt đối” phủ lên quãng đời còn lại của cô. Bởi cái chết của chồng là nỗi bất hạnh lớn nhất - “nỗi bất hạnh đã tước đi tất cả ao ước được sống của tôi”, đưa cô trở về một hiện tồn nguyên sơ, “tôi không còn gì, hồn tôi chỉ là một đám tro (…) Và tôi đi tìm cái chết trên đường” (Đoàn Minh Phượng, 2006, tr.11). Sở dĩ An Mi luôn cảm thấy mình “mất cả trọng lực”, như đang “rơi trong khoảng không” và rất “dễ vỡ” bởi vì mặc cảm văn hóa đã làm cô trở thành “khách lạ ở bất cứ đâu. Con người không có quê hương giống như một hạt cỏ đưa đến bám rễ trên vách đá, tôi biết thân phận của mình rất dễ vỡ” (Đoàn Minh Phượng, 2006, tr.117). Điều này chỉ thực sự bộc lộ ra khi người chồng mất, sự va chạm văn hóa càng lúc càng sâu sắc, “nơi tôi sinh ra, màu trắng là màu tang chứ không phải đen. Tôi tưởng đã quên điều này, vậy mà tôi lại nhớ, và khi nhớ lại rồi điều đó trở nên quan trọng” (Đoàn Minh Phượng, 2006, tr.8). Mạch nguồn văn hóa tưởng đã ngủ quên sau bao năm bôn ba ở Đức trong tâm thức An Mi, một khi được khơi dậy, cũng giống như ngọn lửa nhen nhóm, bùng lên, hừng hực, thôi thúc, chế ngự lý trí, và để những cảm xúc thiêng liêng điều khiển những hành vi và ứng xử khác thường. Nên, “ngày tang lễ anh tôi mặc một chiếc áo trắng, dài. Lúc tôi bước vào nhà nguyện, mọi người nhìn tôi rồi vội quay đi như tế nhị tránh nhìn một điều sai sót lớn lao. Tôi nghĩ đừng bắt tôi làm khác, tôi chỉ có một lần này trong đời để mặc chiếc áo dài trắng dành cho anh” (Đoàn Minh Phượng, 2006, tr.8). Hành động của An Mi đã phạm phải một điều cấm kỵ lớn lao đối với gia đình chồng, với nền văn hóa bản địa - “Hành vi sai lạc”. S.Freud nói: “Chúng ta có thể gạt bỏ các yếu tố sinh lý hay vừa sinh lý vừa tâm lý mà chỉ để ý đến những yếu tố tâm lý thôi để tìm xem hành vi sai lạc có ý nghĩa gì và nói lên được những gì về ý nghĩa của người lỡ lời” (S.Freud, 2002a, tr.30). Và khi tập trung lý giải những phản ứng tâm lý của An Mi, ta mới thấy rằng, chính hành vi sai lạc này đã chứng tỏ dòng chảy dân tộc vẫn ngấm ngầm trôi dạt, âm ỉ trong tâm hồn cô. Đây cũng là cái mà C.G.Jung gọi là vô thức tập thể, tiếng gọi của nguồn cội không bao giờ thôi tắt.
Ám ảnh bản thể được nhà văn thể hiện qua hai khía cạnh: mặc cảm lưu vong và mặc cảm Oedipe1. Nếu An Mi mang trong mình mặc cảm lưu vong thì hình ảnh cậu bé Marcus lại khiến người đọc liên tưởng đến một trạng thái tâm lý đặc biệt, mà S.Freud gọi là “mặc cảm Oedipe”. Trong Vật tổ và cấm kỵ, ông viết: “Chính mặc cảm Oedipe đã làm cho toàn thể nhân loại trong những ngày đầu tiên ý thức được sự phạm tội của mình, chính sự phạm tội này là nguồn gốc đầu tiên của mọi tôn giáo luân lý” (S.Freud, 2002a, tr.369). Như vậy, Phân tâm học chỉ ra mặc cảm Oedipe có tính di truyền, bẩm sinh, nó là sự dồn nén những khuynh hướng tác động sâu xa trong vô thức. Cậu bé Marcus trong vô thức cũng đã có một sự thù địch, căm ghét bố. Còn người bố cũng ngấm ngầm ác cảm với con trai. Ông không thể lấp liếm được thái độ dửng dưng, vô cảm đó qua cuộc đối thoại với An Mi: “Sophie nói ơn phúc của nó được tôi lo cho từng ấy năm là hết. Phần số nó được bấy nhiêu” (Đoàn Minh Phượng, 2006, tr.130). Cho nên, khi chứng kiến cái chết của mẹ - người Marcus rất mực yêu thương dưới tay của bố, nỗi căm hờn càng nhân lên gấp bội. Ở lứa tuổi như Marcus - năm tuổi, sự phát triển tâm - sinh lý chưa được hoàn thiện, và đặc biệt giai đoạn này những ấn tượng xấu của tuổi thơ sẽ dễ ám ảnh con người trong suốt phần đời còn lại, mà không một thứ mực tẩy nào có thể xóa nhòa, che lấp được. Chính mặc cảm này đã khiến cho Marcus rơi vào tình trạng nhiễu tâm, rối loạn tâm lý những năm về sau.“Em không xem ti vi, trị liệu tâm lý với truyện tranh và kể chuyện đều bị từ chối. Phát triển ngôn ngữ kém, hay có những cơn khiếp sợ vào ban đêm” (Đoàn Minh Phượng, 2006, tr.122).
Việc Marcus lựa chọn ẩn nấp trong ngôi nhà đầy hương trầm và giai âm thiền nhạc ấm áp, nhẹ nhàng của cô giáo Sophie cũng là một diễn tiến của quá trình mặc cảm Oedipe. Dễ dàng nhận ra mối quan hệ tam giác đầy phức tạp, mâu thuẫn: Cha - Mẹ - Con, lần nữa lại được tái hiện khá rõ trong tác phẩm. Bởi trong quá khứ, Sophie từng là người tình thương nhớ của bố anh. Marcus tìm thấy sự an nhiên trong Sophie là vì anh nhận ra đâu đó bóng dáng dịu dàng của mẹ, và có lẽ, hơn hết chính là cảm giác được chiến thắng người cha. Sự trả thù, cái chết oan khuất, bệnh lý… tất thảy giờ được “may vá một sự thật” trong quá khứ bằng trạng thái ngộ nhận của người con, khép lại những tiếng thở dài thườn thượt, những hoang hoải hằng đêm từng xáo động một tâm hồn non nớt năm tuổi.
Ðọc Và khi tro bụi bao giờ cũng thấy hiện lên những hình hài cô độc. Họ khép mình trước thế giới, tự dựng lên những hàng rào tâm lý, buộc mình cách ly với cộng đồng. Nhìn bên ngoài, cuộc sống của họ chẳng có gì không ổn, nhưng hành động và phản ứng khi có một tình huống bất ngờ xảy ra lại ghi nhận trạng thái tâm lý bất bình thường. Dường như, những chấn thương và mặc cảm đã làm cho những người như An Mi, Marcus thiếu một niềm tin đầy đủ và chắc chắn - một xác tín - về ý nghĩa sự tồn tại của chính mình trong tý cách một con người giữa xã hội loài người.
3. Trước những sang chấn tinh thần, những mặc cảm dằn vặt ấy, các nhân vật trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng không gào thét, khóc lóc, nổi loạn như tâm lý thường tình. Họ tìm cho mình một lối thoát bằng cách im lặng và ra đi. Đó cũng là cách trốn chạy của con người đương đại mà chúng ta vẫn hay bắt gặp trong một số tiểu thuyết của F.Kafka (Lâu đài), Cao Hành Kiện (Linh Sơn), H. Murakami (Kafka bên bờ biển, Biên niên ký chim vặn dây cót)… Motip trốn chạy được Ðoàn Minh Phượng thể hiện nhức nhối trong tác phẩm. An Mi lên tàu, đi qua biết bao sân ga, nhìn ngắm những buổi hoàng hôn lặng yên trên khung cửa sổ, một mình, cô độc… cũng chỉ mong giải tỏa ẩn ức, tìm thấy một điều gì đó có thể che giấu những thương tổn trong tiềm thức. Đó là tiềm thức kinh hoàng thời thơ ấu, nơi có tiếng đại bác nổ liên hồi, từng mái nhà bị giày xéo bởi chiến tranh, và giây phút cô ôm xác mẹ khóc lặng, và đớn đau trước cái chết bất ngờ của cha nuôi, “tôi đầy sợ hãi (…). Mẹ tôi nói tôi làm cho cha nuôi tôi ham muốn tôi, hai chữ đó sẽ còn làm tôi hoang mang gần hết cuộc đời” (Đoàn Minh Phượng, 2006, tr.93). Cũng là tiềm thức về hiện tại, hoang mang về bản thể, về cái chết, để rồi, “tôi muốn biết mình là ai để ngày tôi chết tôi biết rằng ai đã chết (…). Tôi biết mặt đất là một thứ khó chia tay” (Đoàn Minh Phượng, 2006, tr.12). Con người An Mi cứ miệt mài đi tìm ý nghĩa đích thực của chính mình giữa thực tại, và rồi, chính hành trình tưởng như vô định, hành trình lật xới quá khứ, đã khiến cô tìm lại ý thức (tưởng đã) bị quên lãng. “Trong lúc ý thức tắt dần tôi lại nghe tiếng gọi tôi. Bây giờ thì tôi đã nhận ra tiếng gọi của em tôi, không phải từ ngày xưa mà ngay trong lúc này” (Đoàn Minh Phượng, 2006, tr.184). Khoảnh khắc mê man cận kề cái chết, bản năng sống mới thực sự trỗi dậy trong vô thức của nhân vật, hóa giải bao nhiêu mập mờ, những lằn ranh khó phân định, để cắt nghĩa sự hiện tồn của con người.
Phải chăng, chỉ khi đặt mình trong sợi dây chấp chới sống - chết, ta mới có thể nhận diện được lược đồ thân phận của chính mình một cách rõ ràng, hữu thực nhất! “Giá trị đích thực của một con người trước hết được xác định bởi: anh ta đã đạt đến chỗ giải phóng khỏi cái tôi đến mức độ nào và theo nghĩa gì” (Alber Einstein, 2008, tr.22). An Mi đã thực sự giải phóng được những mơ hồ, chất vấn của bản thân, để trực diện với nỗi đau không cội rễ của chính mình: “Tôi chợt hiểu ra tất cả. Tại sao trong tất cả những năm của đời mình tôi đã không tìm được cái thứ keo để gắn lại các mảnh của cuộc đời lại với nhau và gắn chính mình vào thế giới loài người. Tôi đã cố hết sức mình, nhưng mọi thứ đều rời rạc, tan tác và tôi mãi là một thứ rong rễ không bám được vào một thứ gì để trôi nổi. Bởi vì trong cái khoảnh khắc kinh hoàng nhất của cuộc đời, vào lúc người ta cần nhau nhất để cứu nhau ra khỏi tai ương, trí óc tôi đã chọn xóa đi cái khoảnh khắc ấy ngay khi nó đang xảy ra, đã chọn không nhận ra tiếng đứa em mình đã trông giữ mỗi ngày. Tôi đã bỏ rơi đứa em trong cái khoảnh khắc quan trọng nhất của cả đời tôi và đời nó” (Đoàn Minh Phượng, 2006, tr.184). Trong “giờ phút lênh đênh sắp trôi ra ngoài sự sống”, An Mi đã tháo bỏ thái độ ngụy tín bấy lâu cô vẫn khoác lên mình, để rồi nhận ra, “trong câu chuyện của Anita, tôi tưởng tôi là Marcus bị bỏ rơi. Bây giờ tôi chợt hiểu ra mình là Michael đã chọn lấy sự mất trí nhớ để đổi lấy sự ấm êm trong căn nhà của Sophie” (Đoàn Minh Phượng, 2006, tr.184). Như vậy, quá khứ - nguồn cội không chối bỏ cô, mà chính cô đã khước từ quá khứ, cố tình đánh tráo sự thật cuộc đời mình, để che đậy những day dứt, tội lỗi.
Dưới góc nhìn Phân tâm học, Đoàn Minh Phượng đã lý giải tinh tế, sắc bén những trạng thái tâm lý vô thức, khó hiểu, mập mờ của nhân vật. Dù vậy, lấy Phân tâm học để biện luận, một mặt nào đó có thể chưa hoàn toàn đưa nhân vật đến chỗ giải phóng khỏi cái tôi mê lộ, nhưng lại là con đường ngắn nhất đưa con người vào thế giới của siêu tưởng, khám phá trong đó những ẩn ức riêng tư.
Và từ những ẩn ức này, nhân vật nhận thấy mình cần phải thay đổi một cái gì đó để thỏa mãn: “Tôi không thể chết, ngàn lần không muốn chết. Xin cho tôi sống nhìn thấy em tôi một lần, cho tôi giải mối oan này, quay về với cuộc đời, với sự sống tôi chưa từng được biết và khao khát đến nao lòng. Cho tôi sống những ngày và những đêm của mình, chứ không sống bằng thời gian và trí nhớ của người khác” (Đoàn Minh Phượng, 2006, tr.185).
Khi nỗi đau cuộc đời gánh lên vai mỗi số phận những bi kịch nặng quá sức chịu đựng, chính sự trốn chạy lại là cách thức thỏa hiệp với thực tại ổn thỏa được lựa chọn nhiều nhất. Nếu hành trình trốn chạy của An Mi là hành trình trở về nguồn cội, thì sự bỏ đi của cậu bé Marcus về phía cánh rừng, phía hoang sơ không có con người lại là hành trình tìm nguồn khỏa lấp nỗi đau. “Em tự cô lập mình, sống ở một nơi gọi là mặt trăng, trên đó rất lạnh, rất trống hoàn toàn vắng người” (Đoàn Minh Phượng, 2006, tr.151). Dù nguyên cớ ẩn ức mỗi người mỗi khác nhưng có thể thấy rằng, động cơ ra đi của các nhân vật đều bắt nguồn từ vô thức, từ những ám ảnh va chạm văn hóa, ám ảnh về cái chết… “Đi đi và che giấu bao nhiêu là vết thương” (Đi mãi trên đường, Trịnh Công Sơn). Những chuyến đi của họ không chỉ tìm về cội rễ mà còn làm rõ danh thế, thân phận. Và đó phải chăng là lối thoát hữu hiệu duy nhất của con người hiện đại?!
4. Đến nay, Phân tâm học vẫn đang là hướng nghiên cứu, tiếp cận tác phẩm được nhiều chuyên gia quan tâm và vận dụng. Lối đi này chú trọng vào quá trình sáng tạo văn bản của nhà văn, kiến giải những hành động và tâm lý nhân vật dưới góc độ vô thức, tâm linh, đưa đến cho độc giả những khám phá thú vị, tinh tế. Điểm qua một số tác phẩm từ sau đổi mới 1986 đến nay, nhiều nhà văn Việt Nam, đặc biệt là các nhà văn trẻ đã có ý thức tiếp thu những yếu tố tích cực, phù hợp của học thuyết Phân tâm học như một phương tiện để quan sát và thâm nhập cuộc sống; điển hình trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp (Cún, Không có vua), Bảo Ninh (Nỗi buồn chiến tranh), Võ Thị Hảo (Người sót lại của rừng cười), Nguyễn Bình Phương (Thoạt kỳ thủy), Đỗ Hoàng Diệu (Bóng đè), Nguyễn Ngọc Tư (Cánh đồng bất tận, Gió lẻ), Nguyễn Đình Tú (Kín, Nháp)… Có thể nói rằng, ở giai đoạn này, việc vận dụng Phân tâm học với tư cách là một thủ pháp nghệ thuật độc đáo để xây dựng tác phẩm đã có phần thuần thục, đa dạng và sáng tạo hơn. Mỗi nhà văn một cá tính, một cách vận dụng riêng, nên tác phẩm của họ thực sự đem lại hiệu quả nghệ thuật cao, có giá trị.
Nằm trong dòng chảy phát triển chung của văn học Việt Nam đương đại, mặc dù là một nhà văn hải ngoại, nhưng những sáng tác Đoàn Minh Phượng vẫn như mạch ngầm nhỏ hướng về nguồn cội dân tộc. Từ những diễn giải của lý thuyết Phân tâm học ở trên, ta thấy Và khi tro bụi chính là sự thăng hoa những xúc cảm của nhà văn trong quá trình sáng tạo. Đoàn Minh Phượng đã từng nói: “Thế giới không phải là thế giới mà chỉ là cảm nhận của chúng ta về nó mà thôi” (Đoàn Minh Phượng, 2006, tr.18). Chính bởi quan niệm như vậy, nên thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của chị không đông đảo, nhưng lại dễ dẫn dụ người đọc vào ma trận mụ mị của những mối quan hệ phức tạp, những ám ảnh, giấc mơ, huyễn hoặc. An Mi, Marcus, Anita, Kepmf, Sophie - chừng ấy con người trong tác phẩm, dường như họ không thể xác định mình trong những quy ước đơn thuần của đời sống, trong tọa độ kết nối với cộng đồng.
Một nỗi bất an ngấm ngầm nào đó luôn tồn tại sâu xa ở họ. Nỗi bất an ấy có thế bắt nguồn từ những va chạm văn hóa, nhưng cũng có thể nỗi bất an khởi phát từ vô thức với những ẩn ức, mặc cảm. Và như thế, họ khao khát tìm thấy con người đích thực của mình, con người bản thể khác với thực tại khắc khoải mà họ đang sống. Thoát khỏi những cái đinh trên giá nhục hình của kiếp người, đó là mong muốn của các nhân vật, cũng là ước vọng của nhà văn gửi gắm trong tác phẩm! Nên Và khi tro bụi mang đậm tính nhân văn sâu sắc, thể hiện được số phận của những con người trong kiếp phù du.
CHÚ THÍCH:
1 Mặc cảm Oedipe: Từ Oedipe xuất phát từ một vở kịch của Sophocles, trong đó Vua xứ Thebes bỏ rơi hoàng tử Oedipus. Về sau Oedipe giết cha và cưới mẹ mình mà không biết. Vì vậy, thuật ngữ “mặc cảm Oedipe” là tên gọi do Sigmund Freud (cha đẻ của ngành Phân tâm học) đặt ra, nhằm ám chỉ trạng thái tâm lý cự tuyệt tình cảm đối với bố hoặc mẹ cùng giới tính với trẻ, do sự hình thành tình yêu cho bố hoặc mẹ ở giới tính kia.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Alber Einstein. (2008). Thế giới như tôi thấy.
Hà Nội: Nhà xuất bản Tri thức.
Dương Bình Nguyên. (Ngày 7, tháng 9, 2006). Và khi tro bụi bay về. An ninh thế giới cuối tháng. Truy cập từ http://antgct.cand.com.vn/
Đoàn Minh Phượng. (2006). Và khi tro bụi. TP. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Trẻ.
Lộc Phương Thủy. (Chủ biên - 2005). Quan niệm văn chương Pháp thế kỉ XX. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn học.
S. Freud. (2002a). Phân tâm học nhập môn. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia.
S. Freud. (2002b). Phân tâm học và văn hóa nghệ thuật. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa thông tin.
Trần Thanh Hà. (2008). Học thuyết S.Freud và sự thể hiện của nó trong văn học Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia.
Dương Bình Nguyên. (Ngày 7, tháng 9, 2006). Và khi tro bụi bay về. An ninh thế giới cuối tháng. Truy cập từ http://antgct.cand.com.vn/
Đoàn Minh Phượng. (2006). Và khi tro bụi. TP. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Trẻ.
Lộc Phương Thủy. (Chủ biên - 2005). Quan niệm văn chương Pháp thế kỉ XX. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn học.
S. Freud. (2002a). Phân tâm học nhập môn. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia.
S. Freud. (2002b). Phân tâm học và văn hóa nghệ thuật. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa thông tin.
Trần Thanh Hà. (2008). Học thuyết S.Freud và sự thể hiện của nó trong văn học Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia.
Nguyễn Thùy Trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét