Nhạc vàng 1954-1975 ở Miền Nam
Là dòng nhạc trữ tình bình dân, hình thành ở Miền Nam từ sau 1954 với các bài
hát được viết trên những giai điệu đơn giản, chậm
buồn đều đều, mang âm hưởng dân ca, nhẹ nhàng của boléro, rumba,
ballade, slow rock…, phổ biến nhất là bolero được hát bằng giọng thứ quãng âm trung hoặc trầm chậm, ca từ bình dị,
dễ nghe, dễ hiểu, chất chứa nỗi niềm của một con người bình thường, nên dòng
nhạc này đã thu hút một số lượng lớn khán giả bình dân…
NS Hoàng Thi Thơ Ba đề tài chủ yếu phổ biến của “nhạc vàng” là: Tình - Lính và Quê hương, sắc thái tình cảm thường là buồn thương… và thường có giọng điệu tự sự, kể chuyện như các ca khúc: Hàn Mặc Tử (Trần Thiện Thanh), Những đồi hoa sim (Dzũng Chinh), Chuyện tình Lan và Điệp (Lê Dinh, Minh Kỳ và Anh Bằng)...
NS Hoàng Thi Thơ Ba đề tài chủ yếu phổ biến của “nhạc vàng” là: Tình - Lính và Quê hương, sắc thái tình cảm thường là buồn thương… và thường có giọng điệu tự sự, kể chuyện như các ca khúc: Hàn Mặc Tử (Trần Thiện Thanh), Những đồi hoa sim (Dzũng Chinh), Chuyện tình Lan và Điệp (Lê Dinh, Minh Kỳ và Anh Bằng)...
Ở
miền Nam, nơi khai sinh và nuôi dưỡng dòng nhạc này, có khi người ta dùng từ
“nhạc sến”, hoặc tế nhị hơn thì gọi là “nhạc trữ tình bình dân” để chỉ dòng
nhạc này. Nhưng thực ra ở Việt Nam, vùng kháng chiến từ đầu thập niên 1950 đã
du nhập khái niệm "nhạc vàng" từ Trung Hoa dịch từ
"huangse yinyue" (hoàng sắc âm nhạc) là nhạc tình thời thượng
lúc đó đang phổ biến ở Thượng Hải.
Có lẽ người viết ca
khúc đầu tiên theo điệu bolero là Lê Trọng
Nguyễn, Lam Phương rồi Trúc Phương. Lam Phương sáng tác Chiều
thu ấy từ 1952, lúc mới 15 tuổi, nhưng đến năm 1954 ông
mới nổi danh với hai bài Kiếp nghèo và Chuyến
đò vĩ tuyến. Sau đó, trong hơn hai thập niên, ông viết gần 200 bài hát
trữ tình được công chúng Miền Nam yêu thích như: Thành phố buồn, Nhạc rừng khuya, Nắng đẹp miền Nam, Bài Tango cho em, Tình bơ vơ, Duyên kiếp, Tình chết theo mùa đông, Tình cố đô, Tình
đau, Tình đầu muôn thuở, Tình đẹp như mơ, Tình mẹ, Tình người viễn xứ, Tình
nghĩa đôi mình chỉ thế thôi, Tình như mây khói, Tình vẫn chưa yên, Tình thiên
thu…
Còn Lê Trọng Nguyễn thành công ngay từ ca khúc bolero đầu
tiên là Nắng chiều cũng viết năm 1952, là một bản nhạc boléro “kinh
điển”, được viết với cung trưởng trẻ trung, buồn mà không bi lụy, rất hiếm gặp
trong thời kỳ đầu của dòng nhạc boléro và cả sau này. Nắng chiều
còn được biết đến ở Hồng Kông, Đài Loan và Nhật Bản. Ông sáng tác không nhiều nhưng những tác phẩm của ông
đều có giá trị nghệ thuật cao, giai điệu và ca từ trau chuốt, hình ảnh đẹp như
tranh: Chiều bên giáo đường, Lá rơi bên thềm, Sóng Đà Giang, Sao đêm…
thường được xếp vào dòng nhạc tình khúc.
Trúc
Phương cũng được biết đến trễ hơn, với hai sáng tác đầu tay là Tình
thương mái lá và Tình thắm duyên quê viết
năm 1957, kế đến là Chiều làng em (1958) và Đò
chiều (1959)… đều được nhiều người thích. Bản nhạc nổi tiếng
nhất của ông là Tàu đêm năm cũ viết vào đầu thập niên 1960, Sau đó, là khoảng 70 ca khúc được phổ biến
rộng rãi: Nửa đêm ngoài phố, Buồn trong kỷ niệm, Thói
đời, Hai lối mộng, Kẻ ở miền xa, Đêm
gác trọ, Đêm tâm sự, Đêm trên vùng đất lạ, Đêm Việt Nam, Đôi mắt người xưa,
Đường chiều cao nguyên, Hai chuyến tàu đêm, Hình bóng cũ…
Nhưng người
quảng bá tích cực nhất cho dòng nhạc này là nhạc sĩ Phó
Quốc Lân, tác giả các ca khúc: Xuân
ly hương, Hương lúa miền Nam, Mong ngày anh về, Vui khúc tương phùng… Năm 1955, ông tái lập
ban nhạc Lửa Hồng và sau đó cho ra mắt ban Nhạc Vàng thuộc đài phát
thanh rồi đài truyền hình Sài Gòn để trình tấu định kỳ. Ngoài
ra, các nhạc sĩ như Anh Bằng
lập ra các hãng Hương Giang, Dạ Lan; Ngọc
Chánh lập ra hãng Shotguns để phát hành băng và đĩa nhạc với nhãn hiệu "nhạc
vàng”.
Trong hồi ký của mình, Phạm Duy viết: "Những bài hát thông thường và
chỉ được coi là nhạc thương phẩm - mệnh danh là nhạc vàng - với những
tình cảm dễ dãi phù hợp với tuổi choai choai, với em gái hậu phương và lính đa
tình, tuy không được coi trọng nhưng lại rất cần thiết cho vài tầng lớp
xã hội trong thời chiến".
Ngoài
các tên tuổi trên, nhạc sĩ tiêu biểu cho dòng nhạc này là: Hoàng Thi Thơ, Trần Thiện Thanh,
Châu Kỳ,
Duy Khánh, Anh
Chương, Đỗ Lễ, Hoài
Linh, Hoài
An, Phạm
Thế Mỹ, Mạnh
Phát, Lê Dinh, Minh Kỳ, Anh Bằng, Hàn Châu, Y Vân, Vinh Sử, Thanh
Sơn, Anh
Việt Thu, Anh
Việt Thanh, Trịnh
Lâm Ngân (bút hiệu ghép của Trần
Trịnh, Lâm Đệ, Nhật Ngân), v.v…
Giọng
ca tiêu biểu của nhạc vàng: Duy Khánh, Chế Linh, Thanh Thúy, Thanh Tuyền, Giao Linh,
Hoàng Oanh, Anh Chương, Anh
Bằng, Nhật
Trường, Trung
Chỉnh, Giang Tử, Minh Hiếu, Trúc
Mai, Hà Thanh, Ngọc
Minh, Phương
Dung, Anh
Khoa, Phương
Hồng Quế, Sơn
Ca, Băng
Châu, Thái
Châu, Nhật Trường (tức NS Trần Thiện Thanh)… Cùng với các nhạc sĩ,
các ca sĩ này cũng góp phần định hình dòng nhạc vàng với cách hát khác hẳn các
ca sĩ của nhạc tiền chiến hay tình khúc 1954-1975.
Hai
dòng nhạc trữ tình - tình khúc và nhạc vàng 1954-1975 “đối cực”
về thính giả, nhưng có khi “đồng nhất” về tác giả.
Một số NS chuyên sáng tác nhạc vàng nhưng cũng có những ca khúc của họ được xếp
vào tình khúc, như một số bài hát của các NS Hoàng Thi Thơ, Y Vân, Nguyễn
Văn
Đông, Phạm
Thế Mỹ,
Song Ngọc, Lam Phương, Anh Bằng,… Ngược
lại, một số NS trước đã nổi tiếng với tình khúc lại thành công trong nhiều bản
nhạc vàng. Như Phạm Mạnh Cương của tình ca Thu ca (1953) bất hủ,
sau này viết nhiều bản nhạc vàng được yêu thích: Tình mùa phượng thắm
(1961), Tháng bảy mưa ngâu (1964)… Hoặc Trần Trịnh của tình khúc Lệ
đá nổi tiếng đã viết nhạc vàng cùng Nhật Ngân trong bút hiệu chung
Trịnh Lâm Ngân được phổ biến rộng rãi: Mùa xuân của mẹ, Xuân này con
không về…
Đề
tài nhạc vàng sẽ trở lại nhiều lần trong chuyên đề này ở các giai đoạn âm nhạc
khác, do sự tồn tại lâu dài của nó trong tầng lớp công chúng bình dân nhiều thế
hệ.
(Trích
trong cuốn sách “9 THẬP KỶ CA KHÚC TÂN NHẠC VIỆT
NAM” - nghiên cứu, nhận định - Lê Thiên Minh
Khoa - trang 46-48).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét