Đèo Ngang con đèo đậm chất thơ
và lãng mạn nhật Việt Nam
Trong các điểm du lịch Quảng Bình, Đèo Ngang là một
trong những điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua với mọi du khách. Không biết có
phải từ thơ của Bà Huyện Thanh Quan, mà Đèo Ngang trở nên gần gũi với du khách
hay không, nhưng có một thực tế là, trong số các đường đèo, Đèo Ngang được xem
là đường đèo chiếm nhiều thiện cảm của khách lữ hành nhất.
Toàn cảnh Đèo Ngang
Từ thành phố Đồng Hới bạn có thể thuê một chiếc xe máy, có điều
kiện hơn thì thuê ô tô chiếc 4 chỗ, nếu đông người thì thuê
xe 7 chỗ Đồng Hới .Chạy theo quốc lộ 1A hướng Bắc tầm 100 km là đến
Đèo Ngang là ranh giới tự nhiên của 2 tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh, có chiều dài
chỉ khoảng 6km.
Đèo Ngang là con đèo vượt dãy Hoành Sơn, là một chốt hiểm yếu
trên con đường thiên lý bắc - nam. Ngoài ra, đèo Ngang còn có
giá trị lịch sử quan trọng, nơi đây đã từng là ranh giới giữa Đại Việt và Chiêm
Thành ngày xưa.
Theo sử cũ thì đường thông qua Đèo Ngang đã có 1000 năm nay,
từ thời vua Lê Đại Hành (980 - 1005) nhưng phải đến 500 năm sau thì Hoành Sơn -
Đèo Ngang mới được biết đến nhiều và trở thành điểm xung yếu chia cắt Đàng
Ngoài - Đàng Trong. Từ thời vua Lâm ấp đã cho xây luỹ để chống giữ quân Tấn và
đến thế kỷ XVII, quân Trịnh lại một lần nữa xây dựng hệ thống đồn luỹ ở đây, gọi
là luỹ Đèo Ngang hay luỹ ông Ninh. Khi Quang Trung Nguyễn Huệ thống nhất đất nước,
Đèo Ngang là cửa ngõ vào Nam ra Bắc.
Năm 1833, vua Minh Mạng cho xây Hoành Sơn Quan (cửa Hoành
Sơn) ở đỉnh Đèo Ngang, cao hơn 4m, hai bên có thành đăng dài hơn 30m, ở trên cửa
đắp nổi ba chữ Hoành Sơn Quan. Hai phía Hoành Sơn Quan đào núi thành 1000 bậc.
Nay Hoành Sơn Quan vẫn còn, không nguyên vẹn nhưng vẫn uy nghi, phong trần nơi
đầu núi góc biển.
Toàn cảnh Hoành Sơn Quan nhìn từ trên cao
Đứng trên đỉnh đèo Ngang phóng mắt ra tầm xa nhìn
con đèo uốn lượn quanh núi đồi, ngắm trọn núi rừng trên dãy Hoành Sơn, nơi con
đèo vắt ngang, và cũng là một nhánh của dãy Trường Sơn hướng về phía biển Đông.
Phía xa xa biển cả là vịnh Hòn La, điểm du lịch sinh thái biển rất nổi tiếng.
Phong cảnh tuyệt đẹp nhìn từ trên đỉnh đèo Ngang
Bạn sẽ đắm chìm giữa một mảnh xanh ngát của thiên nhiên hùng
vĩ và sẽ hiểu lý do vì sao Đèo Ngang là nguồn cảm hứng bất tận của bao thi nhân
từ Lê Thánh Tông, Nguyễn Thiếp, Vũ Tông Phan, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, vua
Thiệu Trị, Nguyễn Hàm Ninh, Bà huyện Thanh Quan, Nguyễn Phước Miên Thẩm, Nguyễn
Văn Siêu, Cao Bá Quát… đã lưu dấu tại đèo Ngang với những tuyệt phẩm thơ cổ.
Có lẽ là người Việt, không ai không biết đến bài thơ Qua Đèo
Ngang rất nổi tiếng của Bà Huyện Thanh Quan dù chưa từng đi du lịch Quảng
Bình. Với hình ảnh bóng xế tà, cảnh sắc đượm buồn cộng chút lặng của nhà thơ,
Đèo Ngang nghiễm nhiên trở thành một cụm từ đi vào lòng mọi người một cách nhẹ
nhàng, dẫu cho nhiều người còn không biết rõ, đèo Ngang ấy nằm ở “khúc nào” của
đất nước.
“Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.”
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.”
Nếu như trong thơ của Bà Huyện Thanh Quan, Đèo Ngang xuất hiện
tựa như một bức tranh trầm mặc với cảnh chiều tà nhuộm nỗi buồn man mác, đến
khiến bạn phải bâng khuâng bồi hồi, thì khi có dịp thực tế đi qua đèo, bức
tranh này còn tuyệt vời đến đâu. Có thể biến hóa theo tâm trạng thực của chính
bạn một cách thật sống động, tự nhiên, Đèo Ngang có sức quyến rũ một cách kỳ lạ
đến bất cứ ai. Xét về độ nghiêng dốc, đèo Ngang chưa phải là đường đèo khiến
người ta phải xanh mặt, nhưng về cảnh quan, đường đèo này đã trở thành nguồn cảm
hứng tuyệt vời cho bao nhà thơ nhà văn từ ngày xưa cho đến tận bây giờ, làm
rung động cả những tâm hồn chai đá, khi có dịp đi qua đèo. Cũng là đường đèo,
cũng là rừng núi, là vực thẳm, là trời mây như bao đường đèo khác, song không dễ
lý giải được rõ ràng tại sao Đèo Ngang lại hấp dẫn một cách rất thơ và lãng mạn
đến thế.
Vẻ đẹp Đèo Ngang là nguồn cảm hứng bất tận của bao thi nhân
Ngày nay, đã có một đường hầm xuyên đèo, dài gần 500m, được
xây dựng hiện đại và kiên cố với 6 làn xe lưu thông, song có rất nhiều người vẫn
giữ thói quen phải đi qua đèo. Một lần đi qua đèo, là một lần tận hưởng sự
khoáng đạt của cây cỏ đất trời, để cảm nhận những thanh âm trong trẻo từ tự
nhiên đầy thi vị, mà nơi đường hầm kia dù có thể rút ngắn được thời gian vượt
đèo, lại dễ đi, có vẻ an toàn hơn, nhưng không thể mang lại được.
Hầm Đèo Ngang
Vẻ đẹp của thiên nhiên cùng với những câu chuyện lịch sử đã
đi vào huyền thoại càng làm cho đèo Ngang trở nên cuốn hút, vừa có một chút gì
đó bí ẩn khiến những con tim lữ khách thôi thúc tìm đến chiêm ngưỡng kỳ quan.
Du khách thích thú chụp hình tại Hầm Đèo Ngang
Không làm mất cơ hội thưởng ngoạn cảnh quan tuyệt vời của Đèo
Ngang, cho đến nay sau cả 10 năm đường hầm Đèo Ngang đi vào hoạt động, Công ty
du lịch thám hiểm vẫn giữ những hành trình tham quan Đèo Ngang trong các chương
trình tour Quảng Bình. Và có thể đến nhiều năm về sau này, những khoảnh khắc ấy
vẫn được duy trì, để du khách không mất đi cơ hội cảm thơ cảm cảnh bằng cảm nhận
của chính mình về vẻ đẹp hùng vĩ của Đèo Ngang một cách thực nhất và sống động
nhất.
Theo https://phongnhaexplorer.com/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét