Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2019

Thác Dray Nur - Thiên tình sử thổn thức nơi núi rừng Tây Nguyên

Thác Dray Nur - Thiên tình sử 
thổn thức nơi núi rừng Tây Nguyên
Từ độ cao hơn 30m, dòng thác nghiêng mình đổ xuống sông sâu, tạo nên một bức tranh thiên nhiên huyền diệu. Cũng giống như hầu hết những thắng cảnh và địa điểm nổi tiếng khác của Việt Nam, thác Dray Nur cũng mang trong mình một chuyện tình cảm động trong sử thi Tây Nguyên.
(@masmi00)
(@vutovan)

Cách thành phố Buôn Mê Thuột khoảng 30km theo hướng về Thành phố Hồ Chí Minh, thác Dray Nur có chiều dài 250m, nối liền địa bàn hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông. Vẻ đẹp thơ mộng và bí ẩn của ngọn thác hùng vĩ nhất Tây Nguyên - thác Dray Nur - đã khiến bao du khách yêu thích khám phá thiên nhiên không khỏi ngỡ ngàng khi đến với thành phố cao nguyên Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Với độ cao 30m trải rộng ra khoảng 150m chia đôi hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông, dòng Dray Nur là một nhánh thuộc hệ thống sông Sêrêpôk được kết hợp giữa con sông đực Krông Nô và con sông cái Krông Ana.
(@melihuong)

TỪ VẺ ĐẸP MÊ HOẶC HÔM NAY…
Từ thành phố Buôn Ma Thuột chạy dọc theo quốc lộ 14, tới địa phận giáp gianh giữa Đăk Lăk và Đăk Nông chạy thêm 12 km nữa là đến thác Dray Nur.
Là sự kết hợp giữa 2 dòng sông, sông Krông Ana (sông cái) và sông Krông Nô (sông đực), hai dòng sông hoà trộn quấn quýt bên nhau tạo thành dòng sông Sêrêpốk huyền thoại ở Tây Nguyên. Điều lạ là, hai con sông này vốn hiền hòa, thế nhưng khi hợp lại với nhau thì trở nên hung dữ, chảy xiết tạo nên những con thác rất hùng vĩ. Dòng sông Serepok từ thượng nguồn đổ xuống tới đây lại chia làm ba tầng. Thác DraySap cao 20m, rộng khoảng 100m, có một hang động lớn phía sau làn nước đổ xuống. Vì thế người ta có thể đi vào phía trong của dòng nước đổ xuống từ bên này sang bên kia mà không bị ướt áo.
Vào mùa mưa nước đổ dữ dội, bụi nước bắn tung lên làm cả một vùng rộng lớn trở nên huyền ảo như trong sương khói. Đi qua khỏi cầu dây giăng, qua luôn một khoảng đất cao thoáng đãng là đến thác Dray Nur, cao chừng 12m, gồm hai dòng nước đổ giữa rừng núi xanh bạt ngàn.

(@nam19.91)
Băng qua những con đường uốn lượn quanh co, theo sườn núi ghé ngang thủy điện Buôn Kuôp đến chân thác Dray Nur. Quang cảnh bạt ngàn bao la trên đường đến chinh phục Dray Nur, một bên là núi, bên là thảm rừng xanh mướt vô cùng thích hợp cho những ai ham thích ngao du thưởng ngoạn. Ngay từ xa bạn đã có thể nghe thấy tiếng thác đổ ầm ầm như lời chào mừng rỡ.
Tới chân thác Dray Nur, chứng kiến dòng nước xô nhau gieo mình xuống đá làm bọt tung trắng xóa. Âm thanh như xé tan mọi sự tĩnh mịch của núi rừng. Xung quanh thác Dray Nur là những con suối nhỏ chảy róc rách uốn lượn qua những mỏm đá lô nhô. Thấp thoáng là những bông hoa lục bình tím rung rinh đưa mình theo gió. Một khung cảnh hoàn hảo không thừa không thiếu một chi tiết nào.
Thác "Draynur" mang nghĩa là thác Cái. Do vậy, danh thắng này còn được gọi là thác Vợ. Thác Draynur được ít người biết đến vì lầm tưởng nằm trong cụm thác Draysap nhưng thực ra khi đến đây dòng sông Serepok chia ra làm hai nhánh nhỏ đổ xuống hai dòng thác và nhập lại ở phía dưới, cách đó không xa.
Nhìn từ xa, thác Dray Nur như một bức tường nước khổng lồ, muôn ngàn tia nước trắng xóa quấn quít, đan xen, lung linh, huyền ảo. Giữa đại ngàn kỳ vĩ, trùng điệp núi non, thác Dray Nur quyến rũ con người bởi vẻ đẹp tươi tắn, trong lành và những huyền thoại, truyền thuyết về sự ra đời của thác.
(@minhphu0511)

… NHỚ VỀ CÂU CHUYỆN TÌNH CẢM ĐỘNG XA XƯA
Có thể bạn chưa biết, thác Dray Nur được gắn liền với hai sử thi cảm động giải thích cho tên thác Vợ này. Truyền thuyết thứ nhất kể rằng, xa xưa, tại nơi này, dòng sông Sêrêpốk chỉ một dòng chảy quanh co giữa đại ngàn xanh biếc. Hồi ấy có một chàng trai buôn Kuốp đem lòng yêu tha thiết một cô gái thuộc buôn khác bên kia sông. Nhưng vì họ là con của hai dòng tộc có mối hiềm khích lâu đời nên tình yêu của họ không được chấp nhận. Và cũng vì hai buôn có thù hằn mâu thuẫn nên dân làng ra sức ngăn cấm tình yêu của đôi trai gái. Không nhận được sự ủng hộ của dân làng, không thể nào xóa bỏ được mâu thuẫn của hai buôn cũng như hai dòng tộc. Đau khổ vì tình yêu vô vọng, trong một đêm trăng sáng, đôi trai gái đã cùng gieo mình xuống dòng sông Sêrêpok để mong được ở bên nhau trọn đời. Tức giận trước ứng xử ích kỉ của dân làng, Giàng (ông trời) đã nổi giông sấm chớp, dông bão nổi lên, nước sông sục sôi, cuồn cuộn, rừng núi thét gào.
Sáng hôm sau, người ta thấy sông Sêrêpốk tách thành hai dòng, chia hai ngả, chia cắt đường qua lại giữa hai dòng họ, hai buôn làng. Hai nhánh sông ấy mang hai cái tên là sông Krông Ana (sông Cái) sinh ra ngọn thác Dray Nur (còn được gọi là thác Vợ), và sông Krông Nô (sông Đực) sinh ra thác Dray Sáp (còn được gọi là thác Chồng).
(@the_wandering_lantern)

Một câu chuyện khác lại kể rằng, thác Dray Nur và Dray Sáp là hai người anh em song sinh. Khi Mẹ Đất chuyển dạ, tại phía thượng nguồn, người anh Dray Nur ra đời trước, đợc nhận những đức tính hiền hòa của người mẹ nên quanh năm reo chảy êm đềm. Còn ở phía hạ nguồn, người em Dray Sáp ra đời sau thừa hưởng sự hùng dũng của người cha nên đổ dòng ầm ào, cuồn cuộn quanh năm suốt tháng.
(@maeng90)

Cùng đó là một truyền thuyết hoàn toàn khác từ người già ở buôn Kuốp, buôn sống cạnh dòng thác từ ngàn đời nay, thường truyền nhau câu chuyện nói về hoàng tử Nur, con của vua Thủy Tề. Chàng là người khôi ngô tuấn tú thích ngao du thiên hạ ngắm cảnh vật đó đây. Một hôm chàng gặp hai nàng từng là công chúa xinh đẹp con vua vùng đất này.
Do cuộc chiến tranh giữa các bộ tộc, khi vua cha qua đời, hai công chúa bị bỏ rơi, lâm vào cảnh nghèo khổ đến mức ngày ngày, họ phải đào củ mài ăn để sống. Thương nàng có phận đời cơ cực, chàng theo hai nàng về nhà, lén dùng phép thuật mà biến cho thóc lúa đầy rương. Vì đã giúp đỡ họ nên hoàng tử Nur được hai công chúa đem lòng yêu thương và họ chung sống hạnh phúc cùng nhau. Dù vậy, khi thương nhớ vua cha, hoàng tử Nur lại quay về. Nhưng vợ chàng không muốn vì sợ chàng sẽ đi lâu có khi đi mãi không về. Nàng theo sát chân chàng không rời nữa bước. Chàng Nur vì quá thương nhớ cha mà lén biến thành con chũi vàng vượt qua màn nước lớn trở về hang đá thăm cha. Nàng cứ đứng bên ngoài động mà đợi chàng, đợi mãi, đợi mãi mà không thấy chàng Nur quay trở lại. Từ đó người ta gọi dòng thác này là thác Dray Nur, theo tiếng Êđê, Dray có nghĩa là thác, Nur là con chũi vàng, nên từ đó, ngọn thác nơi hoàng tử hóa thân mang tên là Dray Nur, nghĩa là thác con chũi vàng.
(@nguyen_thu1011)

THÁC DRAY NUR CÓ GÌ CHƠI?
Hằng năm vào mùa khô khoảng từ tháng 2 đến tháng 5 là thời điểm đẹp để tham quan thác. Khi đó thác Dray Nur chia ra làm nhiều nhánh nhỏ như những suối tóc bao quanh một nhánh chính. Không ồn ào, náo nhiệt bởi dòng thác dữ dội vào mùa mưa, những tháng mùa khô ở thác Dray Nur là đẹp nhất, là thời điểm bạn có thể hòa mình vào những dòng thác trắng bạc đầu đổ xuống làn nước xanh biếc như ngọc lại rất mát mẻ, không quá lạnh đủ để bạn thả mình trôi theo dòng nước trong lành, hoặc nhìn cá tung tăng bơi lội.
(@meounhumi)
(@mansion1205)

Lúc này mùa xuân đến, rừng bắt đầu thay lá, cỏ cây đâm những chồi non lộc biếc, côn trùng chim chóc líu lo  dập dìu trong gió sẽ khiến bạn ngẩn ngơ với cảm giác như đi trong tiên cảnh khi du lịch Tây Nguyên. Nước thác chảy cuộn xiết tung bọt trắng xóa. Đi dưới chân thác có cảm giác mát lạnh như đang đi dưới trời mưa phùn mùa xuân. Xung quanh các vách núi đá, được cùng gia đình và bạn bè quây quần nướng thịt và chuyện trò, thật êm đềm biết bao! Với những ai là tín đồ sống ảo thì có 100 góc chụp cho bạn tha hồ sáng tác những bức ảnh đẹp.
(@flo.kemperman)
(@t.r.a.n.n.g.o.c.m.a.n)

(@haphuong0072004)
(@annapham93)
(@_vinh_vinh_52)
(@anhtins)
(@xuanlai153)

Dưới chân thác là những nhánh sông chảy êm đềm uốn quanh các tảng đá. Những ai ưa thích mạo hiểm thường sẽ hào hứng lách người qua vách đá cạnh dòng thác đổ để vào khoảng không gian mờ ảo bên trong rộng hàng ngàn m2, nơi xưa kia hoàng tử Nur hóa thân để cảm nhận làn hơi nước mát lạnh lan tỏa, hay giang tay nhảy từ chiếc cầu nhỏ vào vùng nước trong xanh dưới chân ngọn thác.
(@jerrysnick)
Núi rừng im lìm làm nền cho những thanh âm gào xé của dòng thác như muốn cuốn phăng đi những bộn bề đời thường để đưa ta trở về với thiên nhiên và thả hồn theo làn sương nước.
Từ thác Dray Nur, bạn có thể lang thang theo những con đường mòn trong rừng nguyên sinh ngắm những gốc cây đại thụ hàng ngàn năm tuổi, rễ của chúng ôm chặt những tảng đá lớn, hoặc khám phá những hang động kì thú, hay đợi hoàng hôn buông xuống để ngắm đàn dơi hàng ngàn con bay vào hang trú ẩn.
(@tudo_bmt)
Không chỉ mê hoặc lòng người bởi vẻ đẹp hùng vĩ của mình, thác Dray Nur còn hướng bước chân bạn đến với cuộc sống thuần phác tại các buôn Kuốp, buôn Nui, buôn Tua của đồng bào Êđê sinh sống gần thác. Đến đây, bạn sẽ được xem giã gạo chày đôi, ngắm những chiếc váy thổ cẩm được dệt tinh xảo và những dụng cụ săn bắt độc đáo của người Êđê, cùng uống chút rượu cần, thưởng thức những món ngon của người địa phương. Cũng từ thác Dray Nur, bạn còn có thể dễ dàng vượt sông để đến chiêm ngưỡng thác Dray Sáp và thác Gia Long, những ngọn thác kỳ vĩ và đẹp bậc nhất Tây Nguyên.
Ngoài những hồ nước đẹp cùng các quán cà phê nổi tiếng (làng cà phê Trung Nguyên, thiên đường cà phê Mehyco,..), một cảm giác thú vị khác cho những ai đến với thác Dray Nur là cảm giác được đi trên chiếc cầu treo cao và dài, khi đứng trên đây bạn có thể chiêm ngưỡng toàn bộ cảnh sắc của núi rừng sông nước và thác Dray Nur vào mùa khô.
Chặng đường 30 cây số từ thác về đến thành phố Buôn Mê Thuột cũng là bức tranh đẹp của cao nguyên. Dọc hai bên đường có khi là những vạt hoa cúc dại nở trắng mép đường, có khi là những bụi dã quỳ vàng rực, xa xa là đồng cỏ bạt ngàn. Tất cả đều gợi lên trong lòng ta những giấc mơ phiêu lưu khoáng đạt của thời thanh xuân.
Theo https://transviet.com.vn/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Má lúm đồng tiền

Má lúm đồng tiền Hắn ngồi cặm cụi cưa loẹt xoẹt. Mạt ốc bay bụi mù. Hắn hít phải khá nhiều. Cái mùi bụi ốc hôi hôi cộng thêm cái mùi sơn ở...