Nhà thơ Trương Anh Tú: Để văn chương
Nhà thơ Trương Anh Tú sinh năm 1967 tại Hà Nội. Hiện sống và
làm việc tại Cộng hòa Liên bang Đức. Anh được biết đến là một người làm thơ,
làm báo và sáng tác nhạc. Phóng viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội đã có cuộc trò
chuyện với anh nhân dịp anh về Việt Nam tham dự cuộc gặp mặt Nhà
văn với sứ mệnh đại đoàn kết dân tộc vừa qua.
P.V: Xin chào nhà thơ Trương Anh Tú, được biết anh vừa
có chuyến trở về Việt Nam tham dự cuộc gặp mặt Nhà văn với sứ mệnh đại
đoàn kết dân tộc. Anh hài lòng với lần trở về này chứ?Trương Anh Tú: Vâng, cũng như các nhà văn, nhà thơ có mối quan tâm đến sứ mệnh
đại đoàn kết dân tộc, nhận lời mời của Hội Nhà văn Việt Nam, tôi trở về tham dự
cuộc gặp mặt với mong mỏi đóng góp một phần vào công việc hữu ích của đất nước
và cũng khá hài lòng với những gì tôi đã trình bày, thảo luận tại cuộc gặp gỡ,
dẫu biết rằng sẽ còn nhiều việc phải làm.
Cuộc gặp mặt Nhà văn với sứ mệnh đại đoàn kết dân tộc do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức là một sự kiện cần được hoan nghênh, nó thể hiện một thiện chí, một chuyển biến tích cực trong tiến trình hòa hợp, hòa giải, hướng tới đại đoàn kết dân tộc, dù những cuộc gặp gỡ như thế này đáng ra đã phải được tổ chức từ rất lâu rồi!
Và tôi nghĩ rằng, "sứ mệnh đại đoàn kết dân tộc” là một sứ mệnh mà mỗi người Việt đều có thể tham gia, tác động vào tiến trình ấy theo khả năng, trí tuệ, theo "cái cách" của mình, vì những điều tốt đẹp cho quê hương!
Ca khúc Trái tim Việt Nam - một sáng tác của tôi (đã được Đài Tiếng nói Việt Nam giới thiệu lần đầu tiên trong dịp Quốc Khánh 2-9 năm 2014 và tiếp tục được phát sóng gần đây) với những câu hát như thế đã được tôi trình bày tại Lễ bế mạc cuộc gặp mặt Nhà văn với sứ mệnh đại đoàn kết dân tộc. Thật vui và xúc động, dù ở đâu khi hát ca khúc này tôi cũng nhận được tình cảm, sự cổ vũ nồng nhiệt!
Tôi hiểu, tấm lòng hướng về Tổ quốc luôn đau đáu trong mỗi trái tim con dân đất Việt! Tinh thần đại đoàn kết dân tộc cần lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa! Nhà văn, nhà thơ, những nghệ sĩ càng phải dấn thân cho sứ mệnh thiêng liêng ấy!
P.V: Trong bài tham luận của anh tại cuộc gặp mặt, anh đã nhấn mạnh:trong bối cảnh toàn cầu hóa hôm nay, để hội nhập và phát triển chúng ta không thể không ra biển lớn, không “quốc tế hóa” mọi lĩnh vực, để có cái nhìn đa diện, nhiều chiều. Anh có thể cho biết rõ hơn suy nghĩ của mình về“quốc tế hóa” trong lĩnh vực văn chương?Trương Anh Tú: “Quốc tế hóa” là chúng ta phải cập nhật, phải chuẩn mực hóa rất nhiều lĩnh vực so với “thước đo” của thế giới! “Quốc tế hóa” là một thách thức, một thử thách nhưng cũng là cơ hội để chúng ta học hỏi, nâng mình lên, hội nhập với thế giới!
Cũng như những lĩnh vực khác, “quốc tế hóa” trong lĩnh vực văn chương không gì khác là chúng ta phải giao lưu với văn học thế giới, giao lưu với tự do văn chương, giao lưu với một thế giới đa diện, nhiều chiều! Văn học của chúng ta phải vượt qua những định kiến để đi đến tận cùng những giá trị nhân bản mang tính phổ quát của nhân loại!
Song “quốc tế hóa” trong lĩnh vực văn chương thực ra trước hết cũng là việc chúng ta hãy để văn chương được chính là văn chương! Văn chương cần được “phán xét”, nhìn nhận, đánh giá bản thể cuộc sống, được đặt ra những câu hỏi từ nhiều góc độ.
Không nhất thiết chỉ có những trang sách màu hồng! Những trang sách đen trắng như cuộc đời vẫn có thể mang những ngọn lửa để soi chiếu, nhận diện cuộc sống, có ích cho cuộc sống.
Chỉ có những con chữ được viết ra bằng tấm lòng, bằng những giọt mồ hôi của những người lao động, bằng sự thật dưới nắng gió đất trời mới có thể mang đến cho tất cả chúng ta toàn cảnh xã hội, với một cái nhìn toàn diện mang hơi thở của cuộc sống, để chúng ta biết mình, biết người, biết tin vào lẽ phải, vào sự công bằng, để chúng ta sống có ích, viết những tác phẩm có ích - vì con người, vì cái đẹp và sự tiến bộ.
Trong bản tham luận gửi đến cuộc gặp gỡ cũng như tại cuộc hội thảo, tôi đã kể về việc viết một bài thơ trong một lần đến New York, khi tôi ghé thăm trụ sở Liên hợp quốc.
Hình ảnh (mô hình) một chiếc súng bị bẻ quặt nòng (như một biểu tượng phản đối chiến tranh) được đặt trước cổng tòa nhà, bên những lá cờ của tất cả các nước thành viên Liên hợp quốc đã khiến tôi cầm bút. Tôi đã viết bài thơ Thơ viết bên những lá cờ ở Liên hợp quốc.
Hôm nay trái đất ngưng tiếng súng nhưng nguy cơ chiến tranh vẫn luôn tiềm ẩn, đe dọa hòa bình thế giới! Những bài học về chiến tranh hơn lúc nào hết cần phải được cất lên, để gửi những thông điệp về hòa bình cho toàn nhân loại!
Thông điệp tôi muốn gửi đến trong bài thơ, rằng con người chỉ có thể vượt qua chiến tranh bằng tình yêu, bằng hòa bình, bằng bầu trời xanh, bằng những ngôi sao trong đôi mắt của những đứa trẻ!
Sứ mệnh của nhà văn, nhà thơ là dùng tác phẩm của mình để đánh thức những cái tốt đẹp trong mỗi con người, kêu gọi con người từ bỏ chiến tranh và đến với nhau bằng đối thoại, bằng thiện chí, bằng tấm lòng và sự hiểu biết.
Cuộc gặp mặt Nhà văn với sứ mệnh đại đoàn kết dân tộc do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức là một sự kiện cần được hoan nghênh, nó thể hiện một thiện chí, một chuyển biến tích cực trong tiến trình hòa hợp, hòa giải, hướng tới đại đoàn kết dân tộc, dù những cuộc gặp gỡ như thế này đáng ra đã phải được tổ chức từ rất lâu rồi!
Và tôi nghĩ rằng, "sứ mệnh đại đoàn kết dân tộc” là một sứ mệnh mà mỗi người Việt đều có thể tham gia, tác động vào tiến trình ấy theo khả năng, trí tuệ, theo "cái cách" của mình, vì những điều tốt đẹp cho quê hương!
Ca khúc Trái tim Việt Nam - một sáng tác của tôi (đã được Đài Tiếng nói Việt Nam giới thiệu lần đầu tiên trong dịp Quốc Khánh 2-9 năm 2014 và tiếp tục được phát sóng gần đây) với những câu hát như thế đã được tôi trình bày tại Lễ bế mạc cuộc gặp mặt Nhà văn với sứ mệnh đại đoàn kết dân tộc. Thật vui và xúc động, dù ở đâu khi hát ca khúc này tôi cũng nhận được tình cảm, sự cổ vũ nồng nhiệt!
Tôi hiểu, tấm lòng hướng về Tổ quốc luôn đau đáu trong mỗi trái tim con dân đất Việt! Tinh thần đại đoàn kết dân tộc cần lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa! Nhà văn, nhà thơ, những nghệ sĩ càng phải dấn thân cho sứ mệnh thiêng liêng ấy!
P.V: Trong bài tham luận của anh tại cuộc gặp mặt, anh đã nhấn mạnh:trong bối cảnh toàn cầu hóa hôm nay, để hội nhập và phát triển chúng ta không thể không ra biển lớn, không “quốc tế hóa” mọi lĩnh vực, để có cái nhìn đa diện, nhiều chiều. Anh có thể cho biết rõ hơn suy nghĩ của mình về“quốc tế hóa” trong lĩnh vực văn chương?Trương Anh Tú: “Quốc tế hóa” là chúng ta phải cập nhật, phải chuẩn mực hóa rất nhiều lĩnh vực so với “thước đo” của thế giới! “Quốc tế hóa” là một thách thức, một thử thách nhưng cũng là cơ hội để chúng ta học hỏi, nâng mình lên, hội nhập với thế giới!
Cũng như những lĩnh vực khác, “quốc tế hóa” trong lĩnh vực văn chương không gì khác là chúng ta phải giao lưu với văn học thế giới, giao lưu với tự do văn chương, giao lưu với một thế giới đa diện, nhiều chiều! Văn học của chúng ta phải vượt qua những định kiến để đi đến tận cùng những giá trị nhân bản mang tính phổ quát của nhân loại!
Song “quốc tế hóa” trong lĩnh vực văn chương thực ra trước hết cũng là việc chúng ta hãy để văn chương được chính là văn chương! Văn chương cần được “phán xét”, nhìn nhận, đánh giá bản thể cuộc sống, được đặt ra những câu hỏi từ nhiều góc độ.
Không nhất thiết chỉ có những trang sách màu hồng! Những trang sách đen trắng như cuộc đời vẫn có thể mang những ngọn lửa để soi chiếu, nhận diện cuộc sống, có ích cho cuộc sống.
Chỉ có những con chữ được viết ra bằng tấm lòng, bằng những giọt mồ hôi của những người lao động, bằng sự thật dưới nắng gió đất trời mới có thể mang đến cho tất cả chúng ta toàn cảnh xã hội, với một cái nhìn toàn diện mang hơi thở của cuộc sống, để chúng ta biết mình, biết người, biết tin vào lẽ phải, vào sự công bằng, để chúng ta sống có ích, viết những tác phẩm có ích - vì con người, vì cái đẹp và sự tiến bộ.
Trong bản tham luận gửi đến cuộc gặp gỡ cũng như tại cuộc hội thảo, tôi đã kể về việc viết một bài thơ trong một lần đến New York, khi tôi ghé thăm trụ sở Liên hợp quốc.
Hình ảnh (mô hình) một chiếc súng bị bẻ quặt nòng (như một biểu tượng phản đối chiến tranh) được đặt trước cổng tòa nhà, bên những lá cờ của tất cả các nước thành viên Liên hợp quốc đã khiến tôi cầm bút. Tôi đã viết bài thơ Thơ viết bên những lá cờ ở Liên hợp quốc.
Hôm nay trái đất ngưng tiếng súng nhưng nguy cơ chiến tranh vẫn luôn tiềm ẩn, đe dọa hòa bình thế giới! Những bài học về chiến tranh hơn lúc nào hết cần phải được cất lên, để gửi những thông điệp về hòa bình cho toàn nhân loại!
Thông điệp tôi muốn gửi đến trong bài thơ, rằng con người chỉ có thể vượt qua chiến tranh bằng tình yêu, bằng hòa bình, bằng bầu trời xanh, bằng những ngôi sao trong đôi mắt của những đứa trẻ!
Sứ mệnh của nhà văn, nhà thơ là dùng tác phẩm của mình để đánh thức những cái tốt đẹp trong mỗi con người, kêu gọi con người từ bỏ chiến tranh và đến với nhau bằng đối thoại, bằng thiện chí, bằng tấm lòng và sự hiểu biết.
Gần 100 nhà văn từ trong và ngoài nước đã tham dự hội nghị
"Nhà văn với sứ mệnh đại đoàn kết dân tộc" tại Hà Nội
P.V: “Để văn chương được chính là văn chương”, tôi nghĩ sẽ có rất nhiều
người tâm đắc với ý này của anh. Nhưng xét trong thực tại nền văn học của ta
anh thấy văn chương đã thực sự là chính nó?Trương Anh Tú: Để trả lời câu hỏi của bạn một cách đầy đủ và tránh cái nhìn chủ
quan, phiến diện thì cần phải có những cuộc thảo luận, có sự đánh giá của nhiều
nhà phê bình, của nhiều nhà văn, nhà thơ khác.
Song có một thực tế mà có lẽ chúng ta ai cũng thấy là văn chương của ta vẫn đang “vùng vẫy” để thoát khỏi những chiếc áo, vừa vô tình, vừa hữu ý đã khoác cho văn chương!
Văn chương phản ánh và “tái tạo” đời sống thông qua nghệ thuật ngôn từ, thông qua cảm xúc và “đôi mắt” của nhà văn. Văn chương khát khao cái đẹp, hướng tới Chân - Thiện - Mỹ nhưng tuyệt nhiên văn chương không phải là những “bài giảng” về ý thức, về đạo đức.
Văn chương cần là con đường để con người đi tìm chính mình, đi tìm những giá trị và ý nghĩa của đời sống!
P.V: Mỗi người viết thường có một không gian sống thực tại để tạo tác nên không gian nghệ thuật của mình. Với một nhà thơ Việt Nam sống tại nước Đức như anh thì không gian sống có ảnh hưởng gì đến tác phẩm của anh không?
Trương Anh Tú: Có thể nói rằng, tôi đang sống trong một “hiện thực lớn”. Một hiện thực được hiện lên như nó vốn có, với tất cả những mặt tối - sáng.
Nước Đức cũng mang lịch sử đau thương vì chiến tranh. Thực tiễn sống tại Đức cho tôi càng thấu hiểu những hệ lụy từ chiến tranh, những hệ lụy mà đôi khi chỉ vì hoàn cảnh lịch sử mà một dân tộc, một đất nước bị chia cắt.
Nước Đức được thống nhất và phát triển như hôm nay trước hết là do mong mỏi được thống nhất, mong mỏi được sống trong hòa bình - đoàn kết dân tộc của những người dân Đức, sau nữa là nhờ sức mạnh của một dân tộc biết vượt lên chính mình, nhìn thấy những điểm yếu, những sai lầm của chính họ để tự hoàn thiện, xây dựng một xã hội công bằng và bác ái.
Từ hiện thực nước Đức và từ những “hiện thực lớn” trên thế giới mà tôi có cơ hội tiếp xúc, tìm hiểu, tôi càng có đủ “độ lùi” để nhìn về quê hương mình, để thấu hiểu và yêu thương nguồn cội của mình hơn, và tất nhiên cả những mong mỏi cho những thay đổi tích cực trên quê hương.
Chiến tranh trên đất nước ta dù đã chấm dứt hơn 40 năm nhưng những hệ lụy của nó vẫn còn! Vết thương chiến tranh cần phải được chữa lành bằng lòng bao dung, bằng tình người, bằng sự chân thành, bằng thiện chí và hiểu biết.
Đằng sau sự chia rẽ sẽ là hận thù! Chỉ có tình thương với trái tim nhân hậu mới có thể lau khô những giọt nước mắt!
P.V: Anh thường thu xếp công việc để viết một cách đều đặn hay chỉ viết mỗi khi có cảm hứng? Và hiện tại thuận lợi cho việc sáng tác của anh chứ?
Trương Anh Tú: Tôi đã có lần bộc bạch, giá mỗi ngày có… 28 tiếng thì hay biết mấy! Với một người cầm bút thì có lẽ chẳng bao giờ thời gian là đủ cả! Rất may là tôi vẫn có thể sắp xếp thời gian để không bị xung đột giữa công việc và chuyện sáng tác. Nhưng đôi khi, những thứ tôi trót đam mê lại chẳng có kế hoạch nào cả! Thơ rất hay đòi phát biểu và nhạc cũng hay giơ tay xin ý kiến!
P.V: Thơ ca và âm nhạc của anh phần nhiều đau đáu về quê hương, xứ sở. Là do tâm thức của người sống xa quê hay đó là những xúc cảm có sẵn trong anh?
Trương Anh Tú: Khi sống xa quê, ít nhiều ai cũng mang nỗi nhớ quê hương, nhưng để viết nên những câu thơ, những câu hát, tôi nghĩ phải có cảm xúc, phải có có tư tưởng. Và cuối cùng tư tưởng mới làm nên tác phẩm!
Tôi nghĩ về Tổ quốc như nghĩ về ngôi nhà của Mẹ. Trở về ngôi nhà ấy, không phải lúc nào cũng có những nụ cười, có cả những giọt nước mắt, nhưng là những giọt nước mắt được chắt ra để chúng ta biết lớn lên!
P.V: Với mỗi nhà văn sống ở nước ngoài, tôi thấy hình như tính dân tộc trong tác phẩm của họ luôn thể hiện rõ ràng hơn.
Trương Anh Tú: Điều ấy cũng dễ hiểu. Nhưng tính dân tộc, nếu đi tận cùng sẽ bắt gặp tính nhân loại. Bởi lẽ dù nhà văn sống ở đâu thì giá trị của một tác phẩm cũng là vì con người, vì sự tiến bộ, là đánh thức những cái đẹp. Văn học - nghệ thuật ngày hôm nay đang vượt qua những biên giới. Có người nói rằng, anh cứ đi hết tính dân tộc của mình đi, anh sẽ đến với thế giới.
P.V: Anh cứ đi hết tính dân tộc của mình đi, anh sẽ đến với thế giới. Một chia sẻ rất hay với những người cầm bút, nhưng để làm được điều đó đòi hỏi cái tầm của nhà văn. Anh cho rằng các nhà văn Việt Nam đã làm được điều này chưa? Là người đứng trong một "hiện thực lớn" như anh nói, tôi nghĩ anh sẽ có cái nhìn bao quát hơn về điều này.
Trương Anh Tú: Nhà thơ Nguyễn Du, nhà thơ Hồ Xuân Hương đã đến với thế giới bằng chính tâm hồn Việt Nam, bằng thân phận con người, bằng tiếng nói của thời đại mình.
Văn học đương đại Việt Nam cũng có những tác phẩm đáng chú ý nhưng có lẽ những nhà văn Việt Nam vẫn chưa đi hết giới hạn của mình! Tầm vóc và tài năng của nhà văn tỉ lệ thuận với giái trị của tác phẩm.
Song có một thực tế mà có lẽ chúng ta ai cũng thấy là văn chương của ta vẫn đang “vùng vẫy” để thoát khỏi những chiếc áo, vừa vô tình, vừa hữu ý đã khoác cho văn chương!
Văn chương phản ánh và “tái tạo” đời sống thông qua nghệ thuật ngôn từ, thông qua cảm xúc và “đôi mắt” của nhà văn. Văn chương khát khao cái đẹp, hướng tới Chân - Thiện - Mỹ nhưng tuyệt nhiên văn chương không phải là những “bài giảng” về ý thức, về đạo đức.
Văn chương cần là con đường để con người đi tìm chính mình, đi tìm những giá trị và ý nghĩa của đời sống!
P.V: Mỗi người viết thường có một không gian sống thực tại để tạo tác nên không gian nghệ thuật của mình. Với một nhà thơ Việt Nam sống tại nước Đức như anh thì không gian sống có ảnh hưởng gì đến tác phẩm của anh không?
Trương Anh Tú: Có thể nói rằng, tôi đang sống trong một “hiện thực lớn”. Một hiện thực được hiện lên như nó vốn có, với tất cả những mặt tối - sáng.
Nước Đức cũng mang lịch sử đau thương vì chiến tranh. Thực tiễn sống tại Đức cho tôi càng thấu hiểu những hệ lụy từ chiến tranh, những hệ lụy mà đôi khi chỉ vì hoàn cảnh lịch sử mà một dân tộc, một đất nước bị chia cắt.
Nước Đức được thống nhất và phát triển như hôm nay trước hết là do mong mỏi được thống nhất, mong mỏi được sống trong hòa bình - đoàn kết dân tộc của những người dân Đức, sau nữa là nhờ sức mạnh của một dân tộc biết vượt lên chính mình, nhìn thấy những điểm yếu, những sai lầm của chính họ để tự hoàn thiện, xây dựng một xã hội công bằng và bác ái.
Từ hiện thực nước Đức và từ những “hiện thực lớn” trên thế giới mà tôi có cơ hội tiếp xúc, tìm hiểu, tôi càng có đủ “độ lùi” để nhìn về quê hương mình, để thấu hiểu và yêu thương nguồn cội của mình hơn, và tất nhiên cả những mong mỏi cho những thay đổi tích cực trên quê hương.
Chiến tranh trên đất nước ta dù đã chấm dứt hơn 40 năm nhưng những hệ lụy của nó vẫn còn! Vết thương chiến tranh cần phải được chữa lành bằng lòng bao dung, bằng tình người, bằng sự chân thành, bằng thiện chí và hiểu biết.
Đằng sau sự chia rẽ sẽ là hận thù! Chỉ có tình thương với trái tim nhân hậu mới có thể lau khô những giọt nước mắt!
P.V: Anh thường thu xếp công việc để viết một cách đều đặn hay chỉ viết mỗi khi có cảm hứng? Và hiện tại thuận lợi cho việc sáng tác của anh chứ?
Trương Anh Tú: Tôi đã có lần bộc bạch, giá mỗi ngày có… 28 tiếng thì hay biết mấy! Với một người cầm bút thì có lẽ chẳng bao giờ thời gian là đủ cả! Rất may là tôi vẫn có thể sắp xếp thời gian để không bị xung đột giữa công việc và chuyện sáng tác. Nhưng đôi khi, những thứ tôi trót đam mê lại chẳng có kế hoạch nào cả! Thơ rất hay đòi phát biểu và nhạc cũng hay giơ tay xin ý kiến!
P.V: Thơ ca và âm nhạc của anh phần nhiều đau đáu về quê hương, xứ sở. Là do tâm thức của người sống xa quê hay đó là những xúc cảm có sẵn trong anh?
Trương Anh Tú: Khi sống xa quê, ít nhiều ai cũng mang nỗi nhớ quê hương, nhưng để viết nên những câu thơ, những câu hát, tôi nghĩ phải có cảm xúc, phải có có tư tưởng. Và cuối cùng tư tưởng mới làm nên tác phẩm!
Tôi nghĩ về Tổ quốc như nghĩ về ngôi nhà của Mẹ. Trở về ngôi nhà ấy, không phải lúc nào cũng có những nụ cười, có cả những giọt nước mắt, nhưng là những giọt nước mắt được chắt ra để chúng ta biết lớn lên!
P.V: Với mỗi nhà văn sống ở nước ngoài, tôi thấy hình như tính dân tộc trong tác phẩm của họ luôn thể hiện rõ ràng hơn.
Trương Anh Tú: Điều ấy cũng dễ hiểu. Nhưng tính dân tộc, nếu đi tận cùng sẽ bắt gặp tính nhân loại. Bởi lẽ dù nhà văn sống ở đâu thì giá trị của một tác phẩm cũng là vì con người, vì sự tiến bộ, là đánh thức những cái đẹp. Văn học - nghệ thuật ngày hôm nay đang vượt qua những biên giới. Có người nói rằng, anh cứ đi hết tính dân tộc của mình đi, anh sẽ đến với thế giới.
P.V: Anh cứ đi hết tính dân tộc của mình đi, anh sẽ đến với thế giới. Một chia sẻ rất hay với những người cầm bút, nhưng để làm được điều đó đòi hỏi cái tầm của nhà văn. Anh cho rằng các nhà văn Việt Nam đã làm được điều này chưa? Là người đứng trong một "hiện thực lớn" như anh nói, tôi nghĩ anh sẽ có cái nhìn bao quát hơn về điều này.
Trương Anh Tú: Nhà thơ Nguyễn Du, nhà thơ Hồ Xuân Hương đã đến với thế giới bằng chính tâm hồn Việt Nam, bằng thân phận con người, bằng tiếng nói của thời đại mình.
Văn học đương đại Việt Nam cũng có những tác phẩm đáng chú ý nhưng có lẽ những nhà văn Việt Nam vẫn chưa đi hết giới hạn của mình! Tầm vóc và tài năng của nhà văn tỉ lệ thuận với giái trị của tác phẩm.
Thơ viết bên
những lá cờ ở Liên hợp quốc
Không có bầu trời những sắc màu thành vô nghĩa
Không có bầu trời trái đất về đâu!
Những lá cờ hãy đứng bên nhau
Hãy hát cho tình yêu
Hát cho tình đồng loại
Hát cho tự do
Hát cho lòng nhân ái
Hát như lòng mẹ bao dung ôm những đứa con mình!
Hãy hát lên
Như tình yêu khởi thủy
Con người sinh ra đã biết yêu nhau!
Những lá cờ ơi
Mẹ khóc nhiều rồi
Bao đứa con ra trận lại bắn vào bao người mẹ khác
Bắn vào lời ru
Bắn vào nước mắt
Bắn vào bầu trời xanh những giấc mơ!
Không có bầu trời những sắc màu thành vô nghĩa
Không có bầu trời
Trái đất không nhà
Trái đất mồ côi!
Những lá cờ ơi
Lửa cháy nhiều rồi
Hãy nhìn trời cao
Mây không biên giới
Những cánh chim cũng không biên giới bao giờ!
Hãy nhìn đôi mắt trẻ thơ
Bao nhiêu sao sáng thắp bờ nhân gian!
TRƯƠNG ANH TÚ
Không có bầu trời những sắc màu thành vô nghĩa
Không có bầu trời trái đất về đâu!
Những lá cờ hãy đứng bên nhau
Hãy hát cho tình yêu
Hát cho tình đồng loại
Hát cho tự do
Hát cho lòng nhân ái
Hát như lòng mẹ bao dung ôm những đứa con mình!
Hãy hát lên
Như tình yêu khởi thủy
Con người sinh ra đã biết yêu nhau!
Những lá cờ ơi
Mẹ khóc nhiều rồi
Bao đứa con ra trận lại bắn vào bao người mẹ khác
Bắn vào lời ru
Bắn vào nước mắt
Bắn vào bầu trời xanh những giấc mơ!
Không có bầu trời những sắc màu thành vô nghĩa
Không có bầu trời
Trái đất không nhà
Trái đất mồ côi!
Những lá cờ ơi
Lửa cháy nhiều rồi
Hãy nhìn trời cao
Mây không biên giới
Những cánh chim cũng không biên giới bao giờ!
Hãy nhìn đôi mắt trẻ thơ
Bao nhiêu sao sáng thắp bờ nhân gian!
TRƯƠNG ANH TÚ
P.V: Về mặt ngôn ngữ và xã hội, có khó khăn hay giới hạn gì không
trong sự tiếp nhận khi anh sáng tác bằng tiếng Việt trên nước Đức?
Trương Anh Tú: Ngày hôm nay với hệ thống mạng xã hội và các báo điện tử thì việc phổ biến những tác phẩm cũng trở nên nhanh chóng và thuận lợi hơn. Bạn đọc từ khắp nơi trên thế giới vẫn có thể chia sẻ và tương tác. Tất nhiên việc sáng tác bằng tiếng Việt tại nước ngoài luôn có những hạn chế và bạn đọc tại Việt Nam hiển nhiên luôn là đối tượng chủ yếu mà những nhà văn Việt Nam sống ở nước ngoài hướng tới.
Trong cuộc gặp gỡ vừa qua chúng tôi cũng đã thảo luận khá nhiều, làm sao để quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới và ngược lại, để có những tác phẩm giá trị từ nước ngoài có thể đến tay bạn đọc trong nước.
P.V: Anh có ý định sáng tác bằng tiếng Đức hay chuyển ngữ các tác phẩm ra tiếng Đức không?
Trương Anh Tú: Có lẽ các nhà thơ, nhạc sĩ hay các dịch giả, các nhà ngôn ngữ học đều dễ dàng thống nhất rằng, việc dịch một tác phẩm thơ hay nhạc để hay, đủ và chính xác (gần như nguyên bản) là rất khó! Người dịch thường phải là một nhà thơ, phải am hiểu về văn học và cũng phải cộng tác với một hay nhiều nhà thơ có tiếng mẹ đẻ là ngôn ngữ cần chuyển ngữ thì mới mong có được những bản dịch đáng tin cậy!
Gần đây tôi có dịch bài thơ Trên tất cả những non cao (Über allen Gipfeln)của thi hào Johann Wolfgang von Goethe (Bài thơ này được Goethe viết năm 1780 song mãi đến năm 1815 mới được ông giới thiệu trong một chùm thơ, dưới một tiêu đề chung Bài hát đêm của người lữ hành (Wandrers Nachtlied). Trong những tác phẩm của Goethe, đây là bài thơ được người dân Đức yêu thích nhất và cũng là một trong những bài thơ hay nhất trong ngôn ngữ Đức). Nguyên tác bài thơ và bản dịch nghĩa, dịch thơ như sau:
Über allen Gipfeln
Über allen Gipfeln
Ist Ruh,
In allen Wipfeln
Spürest du
Kaum einen Hauch;
Die Vögelein schweigen im Walde.
Warte nur, balde
Ruhest du auch.
Bản dịch nghĩa:
Trên tất cả những đỉnh núi
Trên tất cả những đỉnh núi
Là sự yên lặng,
Trên tất cả những ngọn cây
Dường như bạn cảm thấy
Không một làn hơi;
Những con chim (nhỏ) im lặng trong rừng.
Hãy đợi nào, sắp rồi
Bạn cũng lặng im.
Bản dịch thơ:
Trên tất cả những non cao
Trên tất cả những non cao
Vắng lặng,
Trên tất cả những vòm cây
đâu thấy
một làn hơi;
Bầy chim nhỏ trong rừng im tiếng.
Một thoáng thôi, hãy đợi
Bạn cũng lặng im rồi.
Để dịch bài thơ này tôi đã phải đọc khá nhiều tài liệu, bình luận, cả những tài liệu giảng dạy trong nhà trường về bài thơ để mong có thể hiểu và chuyển ngữ thành công.
Nhắc đến điều này để bạn thấy rằng tại sao cho đến hiện nay tôi chưa có ý định viết - sáng tác bằng tiếng Đức, đơn giản là việc ấy rất “mạo hiểm” và trước hết tôi cần phải viết thật hay bằng tiếng Việt cái đã! Bên cạnh đó tôi sẽ dịch những tác phẩm tiếng Đức tiêu biểu sang tiếng Việt nếu thời gian cho phép và nếu tôi thấy điều đó là cần thiết.
Tuy nhiên trong tương lai tôi cũng có thể cộng tác với các dịch giả, các nhà thơ người nước ngoài để cùng họ dịch những tác phẩm chọn lọc của mình.
Trong lần trở về dự cuộc gặp mặt Nhà văn với sứ mệnh đại đoàn kết dân tộc vừa rồi, khi nghe tôi đọc bài thơ Thơ viết bên những lá cờ ở Liên hợp quốc nói trên, nhiều nhà thơ, nhà văn đã chúc mừng, có người còn đề nghị tôi nên chuyển thể bài thơ thành ca khúc, để những thông điệp trong tác phẩm có thể đến với bạn đọc một cách đại chúng hơn, qua nhiều con đường, và cũng nên dịch cả bài thơ và ca khúc sang tiếng Anh!
Tôi hiểu những nhắn nhủ, những tấm lòng chân thành ấy! Tuyệt vời biết bao nếu âm nhạc và thi ca của chúng ta có thể hòa chung vào dòng chảy văn chương - nghệ thuật của thế giới, để đánh thức lương tâm trong mỗi con người, để “ngăn chặn chiến tranh từ xa”, để bảo vệ hòa bình!
P.V: Chúng tôi thực sự muốn biết, đời sống văn chương trong cộng đồng người Việt sống ở Đức như thế nào? Có một nơi để những người viết hay yêu văn chương gặp gỡ, trao đổi, lan tỏa không?
Trương Anh Tú: Đời sống văn chương trong cộng đồng người Việt sống ở Đức, nếu đặt nặng tính văn chương thì còn rất xa, đa phần là những sinh hoạt giao lưu văn nghệ cộng đồng. Một vài nhà văn, nhà thơ có trao đổi, tương tác, đọc của nhau thông qua tác phẩm được giới thiệu trên mạng, trên báo chí hoặc trực tiếp tặng sách.
P.V: Những người Việt quan tâm đến văn học trong nước chứ? Và với bạn đọc Đức thì văn học Việt Nam có vị trí như thế nào?
Trương Anh Tú: Cá nhân tôi và những nhà văn, nhà thơ tôi biết luôn quan tâm đến văn học trong nước. Nhưng quan trọng hơn tôi nghĩ, văn học luôn có con đường riêng để tìm thấy bạn đọc của mình.
Trước đây khá lâu, một số những tác phẩm thơ của Chế Lan Viên, của Nguyễn Đình Thi… đã được dịch sang tiếng Đức. Tập truyện ngắn Những bi kịch nhỏ của nhà văn Lê Minh Khuê cũng đã được chuyển ngữ sang tiếng Đức. Đặc biệt, cuốn “Truyện Kiều” song ngữ Đức - Việt lần đầu tiên vừa được ra mắt tại Berlin. Cuốn sách song ngữ này được xuất bản trên cơ sở bản gốc tiếng Việt của đại thi hào Nguyễn Du và bản dịch tiếng Đức từ năm 1964 của vợ chồng cố nhà thơ người Đức Irene và Franz Faber.
Tuy nhiên văn học Việt Nam cần phải được đầu tư dịch thuật và quảng bá hơn nữa để bạn đọc Đức biết đến.
P.V: Với người cầm bút sống ở nước ngoài, tôi thấy hình như có một “sứ mệnh” nào đó mà họ phải/ được mang. Như việc giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc trước muôn vàn bản sắc khác, chẳng hạn? Anh có cảm thấy điều này?
Trương Anh Tú: Vâng, quả là vậy. Bản thân tôi ngoài việc dành thời gian cho việc sáng tác, tôi cũng tham gia những sinh hoạt văn hóa cộng đồng, vừa để cổ vũ, tôn vinh những nét đẹp văn hóa Việt, vừa tạo ra những sân chơi giao lưu văn hóa lành mạnh, tạo điều kiện để bà con giao lưu, hội nhập thật tốt vào nước sở tại.
Sứ mệnh đại đoàn kết dân tộc - là sứ mệnh cấp bách cần phải thực hiện để xây dựng đất nước! Nhà văn sẽ góp phần quan trọng đóng góp cho sứ mệnh ấy bằng chính tác phẩm của mình!
Thế giới hôm nay biến đổi không ngừng, bằng nhiều con đường, không như chúng ta hay như nhiều người khác đã từng nghĩ! Nhưng có một điều bất biến, giá trị và sức sống cho mọi thời đại - cho mỗi quốc gia đó là sức mạnh của một dân tộc, đó là Tổ quốc và quyền lợi của Tổ quốc, đó là hòa bình và tự do!
Có thể có nhiều con đường, nhiều phương hướng, nhiều đối tác để xây dựng đất nước nhưng Tổ quốc và Dân tộc phải là điểm đến của tất cả những con đường ấy, phải là điểm đến của tất cả chúng ta!
Nước Việt có rất nhiều những con sông. Sông Bến Hải đã từng bị làm ranh giới nỗi đau chia cắt. Nhưng tất cả những dòng sông vẫn chảy - Sông Hồng, sông Cửu Long, sông Lô, sông Đà, sông Đuống, sông Hương, sông Lam, sông Bạch Đằng… và cả dòng sông Thương cũng thế!
Tôi mượn sông Thương để nói về cái tình của đất, của người:
Chảy vào dòng sông mẹ/ Sóng lớn thành biển khơi!
Tổ quốc và Dân tộc sẽ là dòng sông Mẹ để mỗi con sóng được lớn lên, hóa thành biển lớn!
P.V: Cảm ơn anh về cuộc trò chuyện thú vị và ý nghĩa này. Chúng ta cùng hy vọng vào những điều tốt đẹp dù nhỏ bé hay lớn lao không chỉ trong văn chương mà cả trong cuộc sống.
Trương Anh Tú: Ngày hôm nay với hệ thống mạng xã hội và các báo điện tử thì việc phổ biến những tác phẩm cũng trở nên nhanh chóng và thuận lợi hơn. Bạn đọc từ khắp nơi trên thế giới vẫn có thể chia sẻ và tương tác. Tất nhiên việc sáng tác bằng tiếng Việt tại nước ngoài luôn có những hạn chế và bạn đọc tại Việt Nam hiển nhiên luôn là đối tượng chủ yếu mà những nhà văn Việt Nam sống ở nước ngoài hướng tới.
Trong cuộc gặp gỡ vừa qua chúng tôi cũng đã thảo luận khá nhiều, làm sao để quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới và ngược lại, để có những tác phẩm giá trị từ nước ngoài có thể đến tay bạn đọc trong nước.
P.V: Anh có ý định sáng tác bằng tiếng Đức hay chuyển ngữ các tác phẩm ra tiếng Đức không?
Trương Anh Tú: Có lẽ các nhà thơ, nhạc sĩ hay các dịch giả, các nhà ngôn ngữ học đều dễ dàng thống nhất rằng, việc dịch một tác phẩm thơ hay nhạc để hay, đủ và chính xác (gần như nguyên bản) là rất khó! Người dịch thường phải là một nhà thơ, phải am hiểu về văn học và cũng phải cộng tác với một hay nhiều nhà thơ có tiếng mẹ đẻ là ngôn ngữ cần chuyển ngữ thì mới mong có được những bản dịch đáng tin cậy!
Gần đây tôi có dịch bài thơ Trên tất cả những non cao (Über allen Gipfeln)của thi hào Johann Wolfgang von Goethe (Bài thơ này được Goethe viết năm 1780 song mãi đến năm 1815 mới được ông giới thiệu trong một chùm thơ, dưới một tiêu đề chung Bài hát đêm của người lữ hành (Wandrers Nachtlied). Trong những tác phẩm của Goethe, đây là bài thơ được người dân Đức yêu thích nhất và cũng là một trong những bài thơ hay nhất trong ngôn ngữ Đức). Nguyên tác bài thơ và bản dịch nghĩa, dịch thơ như sau:
Über allen Gipfeln
Über allen Gipfeln
Ist Ruh,
In allen Wipfeln
Spürest du
Kaum einen Hauch;
Die Vögelein schweigen im Walde.
Warte nur, balde
Ruhest du auch.
Bản dịch nghĩa:
Trên tất cả những đỉnh núi
Trên tất cả những đỉnh núi
Là sự yên lặng,
Trên tất cả những ngọn cây
Dường như bạn cảm thấy
Không một làn hơi;
Những con chim (nhỏ) im lặng trong rừng.
Hãy đợi nào, sắp rồi
Bạn cũng lặng im.
Bản dịch thơ:
Trên tất cả những non cao
Trên tất cả những non cao
Vắng lặng,
Trên tất cả những vòm cây
đâu thấy
một làn hơi;
Bầy chim nhỏ trong rừng im tiếng.
Một thoáng thôi, hãy đợi
Bạn cũng lặng im rồi.
Để dịch bài thơ này tôi đã phải đọc khá nhiều tài liệu, bình luận, cả những tài liệu giảng dạy trong nhà trường về bài thơ để mong có thể hiểu và chuyển ngữ thành công.
Nhắc đến điều này để bạn thấy rằng tại sao cho đến hiện nay tôi chưa có ý định viết - sáng tác bằng tiếng Đức, đơn giản là việc ấy rất “mạo hiểm” và trước hết tôi cần phải viết thật hay bằng tiếng Việt cái đã! Bên cạnh đó tôi sẽ dịch những tác phẩm tiếng Đức tiêu biểu sang tiếng Việt nếu thời gian cho phép và nếu tôi thấy điều đó là cần thiết.
Tuy nhiên trong tương lai tôi cũng có thể cộng tác với các dịch giả, các nhà thơ người nước ngoài để cùng họ dịch những tác phẩm chọn lọc của mình.
Trong lần trở về dự cuộc gặp mặt Nhà văn với sứ mệnh đại đoàn kết dân tộc vừa rồi, khi nghe tôi đọc bài thơ Thơ viết bên những lá cờ ở Liên hợp quốc nói trên, nhiều nhà thơ, nhà văn đã chúc mừng, có người còn đề nghị tôi nên chuyển thể bài thơ thành ca khúc, để những thông điệp trong tác phẩm có thể đến với bạn đọc một cách đại chúng hơn, qua nhiều con đường, và cũng nên dịch cả bài thơ và ca khúc sang tiếng Anh!
Tôi hiểu những nhắn nhủ, những tấm lòng chân thành ấy! Tuyệt vời biết bao nếu âm nhạc và thi ca của chúng ta có thể hòa chung vào dòng chảy văn chương - nghệ thuật của thế giới, để đánh thức lương tâm trong mỗi con người, để “ngăn chặn chiến tranh từ xa”, để bảo vệ hòa bình!
P.V: Chúng tôi thực sự muốn biết, đời sống văn chương trong cộng đồng người Việt sống ở Đức như thế nào? Có một nơi để những người viết hay yêu văn chương gặp gỡ, trao đổi, lan tỏa không?
Trương Anh Tú: Đời sống văn chương trong cộng đồng người Việt sống ở Đức, nếu đặt nặng tính văn chương thì còn rất xa, đa phần là những sinh hoạt giao lưu văn nghệ cộng đồng. Một vài nhà văn, nhà thơ có trao đổi, tương tác, đọc của nhau thông qua tác phẩm được giới thiệu trên mạng, trên báo chí hoặc trực tiếp tặng sách.
P.V: Những người Việt quan tâm đến văn học trong nước chứ? Và với bạn đọc Đức thì văn học Việt Nam có vị trí như thế nào?
Trương Anh Tú: Cá nhân tôi và những nhà văn, nhà thơ tôi biết luôn quan tâm đến văn học trong nước. Nhưng quan trọng hơn tôi nghĩ, văn học luôn có con đường riêng để tìm thấy bạn đọc của mình.
Trước đây khá lâu, một số những tác phẩm thơ của Chế Lan Viên, của Nguyễn Đình Thi… đã được dịch sang tiếng Đức. Tập truyện ngắn Những bi kịch nhỏ của nhà văn Lê Minh Khuê cũng đã được chuyển ngữ sang tiếng Đức. Đặc biệt, cuốn “Truyện Kiều” song ngữ Đức - Việt lần đầu tiên vừa được ra mắt tại Berlin. Cuốn sách song ngữ này được xuất bản trên cơ sở bản gốc tiếng Việt của đại thi hào Nguyễn Du và bản dịch tiếng Đức từ năm 1964 của vợ chồng cố nhà thơ người Đức Irene và Franz Faber.
Tuy nhiên văn học Việt Nam cần phải được đầu tư dịch thuật và quảng bá hơn nữa để bạn đọc Đức biết đến.
P.V: Với người cầm bút sống ở nước ngoài, tôi thấy hình như có một “sứ mệnh” nào đó mà họ phải/ được mang. Như việc giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc trước muôn vàn bản sắc khác, chẳng hạn? Anh có cảm thấy điều này?
Trương Anh Tú: Vâng, quả là vậy. Bản thân tôi ngoài việc dành thời gian cho việc sáng tác, tôi cũng tham gia những sinh hoạt văn hóa cộng đồng, vừa để cổ vũ, tôn vinh những nét đẹp văn hóa Việt, vừa tạo ra những sân chơi giao lưu văn hóa lành mạnh, tạo điều kiện để bà con giao lưu, hội nhập thật tốt vào nước sở tại.
Sứ mệnh đại đoàn kết dân tộc - là sứ mệnh cấp bách cần phải thực hiện để xây dựng đất nước! Nhà văn sẽ góp phần quan trọng đóng góp cho sứ mệnh ấy bằng chính tác phẩm của mình!
Thế giới hôm nay biến đổi không ngừng, bằng nhiều con đường, không như chúng ta hay như nhiều người khác đã từng nghĩ! Nhưng có một điều bất biến, giá trị và sức sống cho mọi thời đại - cho mỗi quốc gia đó là sức mạnh của một dân tộc, đó là Tổ quốc và quyền lợi của Tổ quốc, đó là hòa bình và tự do!
Có thể có nhiều con đường, nhiều phương hướng, nhiều đối tác để xây dựng đất nước nhưng Tổ quốc và Dân tộc phải là điểm đến của tất cả những con đường ấy, phải là điểm đến của tất cả chúng ta!
Nước Việt có rất nhiều những con sông. Sông Bến Hải đã từng bị làm ranh giới nỗi đau chia cắt. Nhưng tất cả những dòng sông vẫn chảy - Sông Hồng, sông Cửu Long, sông Lô, sông Đà, sông Đuống, sông Hương, sông Lam, sông Bạch Đằng… và cả dòng sông Thương cũng thế!
Tôi mượn sông Thương để nói về cái tình của đất, của người:
Chảy vào dòng sông mẹ/ Sóng lớn thành biển khơi!
Tổ quốc và Dân tộc sẽ là dòng sông Mẹ để mỗi con sóng được lớn lên, hóa thành biển lớn!
P.V: Cảm ơn anh về cuộc trò chuyện thú vị và ý nghĩa này. Chúng ta cùng hy vọng vào những điều tốt đẹp dù nhỏ bé hay lớn lao không chỉ trong văn chương mà cả trong cuộc sống.
KIM NHUNG (thực hiện)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét