Quê tôi luôn có hai mùa mưa nắng. Khi còn bé, với ánh mắt tuổi
thơ, tôi chỉ biết nhìn mùa mưa, mùa nắng qua những sở thích giản dị, thích thú
với những điều có trong tầm tay của ngày ấy. Những cơn giông mùa hè, xạc xào
khóm cúc vàng trước ban công nhà, bầu trời đang nắng gắt, cái nắng nóng như lửa
từ trên mái thiết rọi xuống, bất chợt lộp độp vài tiếng mưa, ánh sáng chìm dần
thành một màu tối, rồi ào ạt tiếng mưa rơi xối xả xuống mái thiết, mái tôn...
Những buổi trưa hè như thế, một mình lúc còn bé ở nhà trên tầng lầu, tôi thường
hay sợ, không phải vì sợ bóng tối mà vì tiếng mưa nặng hạt - tưởng chừng sẽ
lũng mái nóc nhà.
Dạo ấy, ngôi nhà tôi chưa được xây cất thêm, chỉ là ngôi nhà
sàn đơn sơ, cũng như tôi chỉ có vỏn vẹn vài món đồ chơi. Ngày mưa dai dẳng, chơi
mãi với những thứ ấy cũng chán, không được chạy qua nhà hàng xóm chơi với đứa bạn
thân, cuối cùng tôi thường lên lầu, ở ngoài sau lầu có một gian ban công nhỏ,
nơi đó có vài chậu cá lia thia, cả bảy màu, của anh tôi nuôi đựng trong chậu nhỏ
bằng sành - trong đó còn có bèo và lăng quăng. Không có anh tôi, lúc đó
muốn xem cá phải cúi đầu sát vào chậu, tìm chúng núp dưới lớp bèo, thỉnh thoảng
tôi còn lấy tay vớt bèo ra để được nhìn mấy con cá cho kỷ, bàn tay nhỏ bé của
tôi rượt mấy con cá bảy màu lội vòng vòng muốn khờ luôn. Tôi nhớ có ngày nghe
người ta nói từ "ép cá" tôi cứ tưởng là phải lấy tay bóp cái bụng
cá cho cá con thoát ra ngoài lội. Tôi nhìn con cá lia thia vừa ăn no với cái bụng
căng phồng mà trong lòng muốn thử lắm, nhưng cũng may là tôi còn nhát tính cho
nên đã không dàm làm thử. Và nhờ vậy mà tôi chưa từng bị anh tôi nhéo lỗ tai.
Nhà tôi ở gần ngôi chùa Ông, trước sân chùa có một sân thể
thao đánh bóng rổ, buổi chiều tôi và bạn hàng xóm hay đến đây chơi trò cút bắt.
Khi mệt nhoài cả đám con nít bọn tôi ngồi lại cùng nhau kể chuyện đời xưa. Vậy
đó mà có một nhóc tì, không hiểu làm sao lại biết chuyện đời Tây, kể rằng:
"Ở xứ tây phương có mưa đá, những cục nước đá nhỏ từ trên trời rớt xuống
đất." Khi đang mệt và khát nước, nghe chuyện như thế cả đám
ngồi ngẩn ngơ, ước gì lúc đó có mưa đá rơi xuống trước sân chùa cho chúng tôi
lượm ăn.
Có những buổi chiều của mùa mưa, chúng tôi cũng thường rũ
nhau ra bãi cát vàng ở mé sông Cửu Long, nơi ấy có nhiều vũng nước mưa đọng để
bắt nòng nọc, khó bắt được các con đã mọc thêm hai chân vì chúng bơi vọt nhanh
hơn con chỉ có cái đuôi. Đi bắt chúng để làm gì? không làm gì cả, chỉ là một cuộc
vui trẻ thơ của bọn tôi thôi. Đơn giản vậy đó mà đã mang đến những tiếng cười
vang trên bãi cát vàng, ra về với bàn tay bàn chân lấm bùn đất.
Ngày mưa bong bóng cũng thú vị với tôi, cơn mưa lớn làm nước đủ ngập mặt lòng đường, tôi lấy giấy học trò xếp thành hình cái thúng, chiếc tàu rồi thả theo luồn nước mưa. Những chiếc thúng, chiếc tàu chất đầy nét hồn nhiên, thích thú, của tôi từ từ trôi theo dòng nước đi khắp ngỏ hẻm, thương sao màu trắng giấy học trò, chồng chềnh theo nước mưa.
Ngày mưa bong bóng cũng thú vị với tôi, cơn mưa lớn làm nước đủ ngập mặt lòng đường, tôi lấy giấy học trò xếp thành hình cái thúng, chiếc tàu rồi thả theo luồn nước mưa. Những chiếc thúng, chiếc tàu chất đầy nét hồn nhiên, thích thú, của tôi từ từ trôi theo dòng nước đi khắp ngỏ hẻm, thương sao màu trắng giấy học trò, chồng chềnh theo nước mưa.
Tháng ngày dần trôi, niềm vui tuổi thơ ngày mưa cũng chóng
qua. Hằng năm, mùa mưa vẫn về, những giọt mưa đến để rủ những hạt bụi vướng trên
thân cây rơi trở xuống lòng đất như một cuộc đời long đong rồi cũng trở về với
cội nguồn của chúng.
Mưa thấm mát mạch đất, cũng như bắt đầu thấm nỗi lòng cảm nhận của tôi về hình ảnh thực của cuộc đời dưới cơn mưa. Mưa làm cây lúa tốt tươi, và cũng chính mưa làm xót xa những gánh hàng rong bên lề đường. Từ đó tôi hiểu thêm rằng, ngay cả chính thiên nhiên cũng không bao giờ công bằng.
Mưa thấm mát mạch đất, cũng như bắt đầu thấm nỗi lòng cảm nhận của tôi về hình ảnh thực của cuộc đời dưới cơn mưa. Mưa làm cây lúa tốt tươi, và cũng chính mưa làm xót xa những gánh hàng rong bên lề đường. Từ đó tôi hiểu thêm rằng, ngay cả chính thiên nhiên cũng không bao giờ công bằng.
Trên dòng đời viễn xứ...
Hình ảnh vườn mưa tuổi thơ của tôi trong ký ức vẫn mượt mà êm ái, những lúc tôi cần tìm về với nó, nó luôn ân cần chào đón tôi mà không đòi hỏi điệu kiện nào, đó chính là hương vị tuyệt vời của quê hương. Càng lớn tuổi tôi lại càng khao khát, lục lọi trong tất cả ngăn tủ trí nhớ để được nếm lại sự ngọt ngào của nó, và kết thúc bằng một mình tôi với tiếng cười khúc khích.
Hình ảnh vườn mưa tuổi thơ của tôi trong ký ức vẫn mượt mà êm ái, những lúc tôi cần tìm về với nó, nó luôn ân cần chào đón tôi mà không đòi hỏi điệu kiện nào, đó chính là hương vị tuyệt vời của quê hương. Càng lớn tuổi tôi lại càng khao khát, lục lọi trong tất cả ngăn tủ trí nhớ để được nếm lại sự ngọt ngào của nó, và kết thúc bằng một mình tôi với tiếng cười khúc khích.
Có đôi khi, sau những tiếng cười khúc khích ấy, lòng tôi bỗng
chùng lại, bởi nhớ rằng mình đã xa vắng rất nhiều mùa mưa bên gia đình và bạn
bè, kể từ ngày xa quê hương tôi chưa lần nào về thăm nhà vào mùa mưa. Lâu lắm rồi,
với tôi mùa mưa của Việt Nam chỉ toàn là được đọc trên máy vi tính, qua báo
chí, nghe kể qua điện thoại... Tôi bỗng sợ, sợ những mùa mưa sẽ nhạt nhoà
trong tôi, thế là tôi muốn "hẹn một mùa mưa" với quê tôi, gia đình,
bạn bè... với tất cả điều bình thường của những ngày mưa mang đến, dẫu rằng đó
có thể là một ngày phải xách giỏ đi chợ với lấm lem mưa bùn, để mua được con cá
lóc đồng về nấu canh chua.
Ôi! tôi đang mơ - mơ cuộc đời luôn tử tế với tôi, để một mùa
mưa nào trong tương lai "đến hẹn lại lên" như những gì tôi đang muốn,
để không bao giờ lỗi hẹn với tình quê.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét