Gia Lai trong âm nhạc của Ngọc Tường
Một sáng tinh khôi đang ngồi nhâm nhi ly cà phê thơm nóng, chợt
dừng lại nghiêng tai lắng nghe giọng ca trong trẻo nhưng nồng nàn những lời yêu
thương dành cho Phố núi: “Tôi đã có một Pleiku xanh thắm trang thơ/ Tôi đã yêu một
Pleiku sương mây mộng mơ/ Một Pleiku chưa xa đã nhớ/ Một Pleiku lần đầu mà yêu…”.
Đó là âm nhạc của Ngọc Tường. Chợt nhận ra, trong âm nhạc của ông, không chỉ có Phố núi thân yêu, nhiều địa danh với vẻ đẹp khác nhau được ông đưa vào âm nhạc, khắc họa nên một bức tranh với nhiều gam màu đẹp về đất và người Gia Lai.
Du lịch qua những miền đất bằng âm nhạc
Dù chưa một lần đặt chân đến hồ Sơ Pai (xã Sơ Pai, huyện Kbang) nhưng không thể không yêu vẻ thơ mộng của hồ nước biếc nằm nghiêng mình bên núi Kôn Roi hùng vĩ: “Có chiếc thuyền nan bềnh bồng bềnh bồng/ Lướt sóng chiều êm nhịp nhàng nhịp nhàng… Có bóng núi Kôn Roi/ In sóng nước Sơ Pai” (Chiều bên hồ Sơ Pai). Càng không thể hờ hững với cảnh đẹp hùng vĩ nhưng cũng đầy chất thơ của “cổng trời” Mang Yang: “Tôi đứng trên đèo Mang Yang lộng gió/ Nhìn mây trắng bay lững lờ trời xanh/ Nghe trong không gian bao lời tự tình…” (Mang Yang miền đất yêu thương). Nhiều địa danh như Ayun Pa, An Khê, Đak Pơ cũng đi vào nhạc Ngọc Tường với tất cả vẻ thơ mộng, kỳ vĩ, phóng khoáng: “Sóng nước biếc dọc dài sông Ba/ An Khê mênh mang mưa ngàn gió biển/ Hai đeo mây soi chung dòng nước…” (Bên dòng sông Ba).
Đó là âm nhạc của Ngọc Tường. Chợt nhận ra, trong âm nhạc của ông, không chỉ có Phố núi thân yêu, nhiều địa danh với vẻ đẹp khác nhau được ông đưa vào âm nhạc, khắc họa nên một bức tranh với nhiều gam màu đẹp về đất và người Gia Lai.
Du lịch qua những miền đất bằng âm nhạc
Dù chưa một lần đặt chân đến hồ Sơ Pai (xã Sơ Pai, huyện Kbang) nhưng không thể không yêu vẻ thơ mộng của hồ nước biếc nằm nghiêng mình bên núi Kôn Roi hùng vĩ: “Có chiếc thuyền nan bềnh bồng bềnh bồng/ Lướt sóng chiều êm nhịp nhàng nhịp nhàng… Có bóng núi Kôn Roi/ In sóng nước Sơ Pai” (Chiều bên hồ Sơ Pai). Càng không thể hờ hững với cảnh đẹp hùng vĩ nhưng cũng đầy chất thơ của “cổng trời” Mang Yang: “Tôi đứng trên đèo Mang Yang lộng gió/ Nhìn mây trắng bay lững lờ trời xanh/ Nghe trong không gian bao lời tự tình…” (Mang Yang miền đất yêu thương). Nhiều địa danh như Ayun Pa, An Khê, Đak Pơ cũng đi vào nhạc Ngọc Tường với tất cả vẻ thơ mộng, kỳ vĩ, phóng khoáng: “Sóng nước biếc dọc dài sông Ba/ An Khê mênh mang mưa ngàn gió biển/ Hai đeo mây soi chung dòng nước…” (Bên dòng sông Ba).
Riêng với Phố núi Pleiku, sự rung cảm bắt nguồn từ tình yêu
và sự gắn bó gần trọn cuộc đời đã khiến nhạc sĩ dành nhiều ưu ái hơn trong các
sáng tác. Với “Pleiku thân yêu”, “Pleiku mùa xuân” hay “Pleiku chưa xa đã nhớ”,
Ngọc Tường dường như vẫn chưa thỏa khao khát được đi đến tận cùng mảnh đất đỏ
bazan tươi hồng này. Không xao lòng sao được với lời mời gọi tha thiết này: “Em
ơi có yêu anh/ Hãy về cùng phố núi/ Nơi tình yêu vẫy gọi/ Và em có yêu anh/ Hãy về
yêu buôn rừng/ Dệt xanh đồng mênh mang” (Pleiku thân yêu). Xuất phát từ một rung
cảm mãnh liệt khác, như chia sẻ của tác giả: “Qua thăng trầm lắm nỗi, cánh chim
dọc ngang giông bão chợt nhận ra một Pleiku để thương để nhớ.
Ca khúc “Pleiku chưa xa đã nhớ” ra đời sau những chuyến đi, khi tôi chợt nhận ra, đi đâu tôi cũng muốn trở về chốn ấy”. Với ca từ chắt lọc: “Biển Hồ xanh trong lung linh mắt ai/ Hàm Rồng sương giăng mây vương tóc dài/”, ca khúc đã “neo bến trái tim” đông đảo người yêu nhạc.
Bề dày văn hóa đặc sắc ẩn sâu trong nếp sống thâm trầm, hồn hậu của cư dân bản địa cũng mang đến cho người nghệ sĩ chất liệu tuyệt vời để sáng tạo nghệ thuật. Đó là “Tiếng hát đêm nhà rông” với niềm vui rộn ràng, ngập tràn trong không gian, trong hồn người; là “Tiếng đàn Đinh goong” tha thiết, réo rắt làm bao thiếu nữ “nhịp tim xôn xao, nhịp chân nghiêng chao”, đến nỗi “Say tiếng đàn goong chim rừng quên hót/Say với đàn goong dòng sông quên trôi”; là “Tiếng hát trên buôn” với niềm vui hân hoan của dân làng khi về làng mới…
Âm nhạc Ngọc Tường là vậy, không gân guốc, không dữ dội mà nhẹ nhàng, giản dị như hơi thở, như cuộc sống. Có lẽ vậy mà sáng tác của ông đã đi vào tâm thức người nghe bằng những rung cảm sâu lắng. Cảm nhận âm nhạc của Ngọc Tường, nhạc sĩ Nguyễn Cường-người cũng có khá nhiều ca khúc về Tây Nguyên - nhận xét: “Mỗi tác phẩm là một sáng tạo với niềm rung cảm chân thật của trái tim và sự suy tư… Trái tim ấy đam mê, nhân hậu với cuộc sống; tấm lòng ấy chân thành, sâu nặng với con người, đất nước, tình yêu…”.
Chạm vào đời sống
Nhạc sĩ Ngọc Tường chia sẻ: “Tôi không tìm chất liệu ở những điều to tát, tôi tìm đến những thứ thật nhỏ bé, bình dị. Vì đó là cuộc sống”. Ông cũng nói rằng, cuộc đời của ông gói gọn trong một chữ “yêu”. Yêu cuộc sống, yêu con người bằng trái tim nhân hậu, người nghệ sĩ sẽ dễ dàng cảm tác. Tuy nhiên, theo ông, để có những tác phẩm hay, cần có một chữ “duyên”. Ấy là cái duyên trời cho, là cảm xúc khi bắt gặp một cảnh đẹp và thăng hoa thành tác phẩm.
Ông kể một trong những lần sáng tác khi bất ngờ gặp đúng chữ “duyên”: “Khi tôi lang thang một mình bên bờ suối ở An Khê, bất chợt thấy bóng mình đơn độc dưới dòng nước. Lúc ấy, bỗng văng vẳng trong tiềm thức tôi một điệu hát ru. Cùng thời điểm đó, nhiều trai tráng ở các buôn làng bị Fulro dụ dỗ bỏ mẹ già, vợ hiền lang thang trong rừng sâu. Từ nhiều mối liên tưởng, tôi đã bật ra ngay giai điệu của bài hát “Mong anh về”. Bài hát mang âm hưởng dân ca này ngay lập tức được nhiều người biết đến, được dịch ra tiếng Jrai, Bahnar, Ê đê và được nhiều người mẹ, người vợ thuộc hát. Người vợ với nỗi cô đơn và khao khát thầm kín đã nhắn nhủ tha thiết: “Em ra con suối vắng/ Thấy bóng dưới nước trong/ Cô đơn em nhớ anh/ Ngược dòng nhiều thác lũ/ Không thương mẹ nhớ em/ Biền biệt tháng ngày dài… Em mong anh quay về/ Bên nhau yêu buôn làng…”. Cũng từ ca khúc này, nhiều người lầm đường lạc lối đã trở về tổ ấm. Sáng tác với những ca từ giản dị và bằng chính tình yêu dành cho mảnh đất cao nguyên này, nhạc Ngọc Tường đã chạm đến đời sống con người. Và theo ông, chạm đến đời sống bằng âm nhạc là thành công đối với người sáng tác. Dù là những sáng tác được nung nấu hay bất chợt cảm tác trên đường, sáng tác về cuộc sống hay tình yêu đôi lứa, âm nhạc Ngọc Tường thấp thoáng nụ cười đôn hậu, khiến người ta thanh thản và dễ trải lòng hơn.
Nhạc sĩ Ngọc Tường còn có nhiều tác phẩm âm nhạc dành riêng cho múa như: Dâng rượu, Cầu mưa, Tiếng đàn đêm trăng, Tiếng trống vào hội, Hồn cồng, Đinh Sră, trên đường lên rẫy… Nhạc giao hưởng thính phòng lấy chất liệu từ âm nhạc Tây Nguyên hay các sáng tác cho dàn nhạc dân tộc. Nhiều trong số đó là đã đạt huy chương vàng, bạc trong các hội diễn ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc và được biểu diễn ở một số nước trong những lần giao lưu văn hóa.
Hai năm nữa nhạc sĩ Ngọc Tường - hiện là Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San sẽ được “làm người hát rong” theo cách nói của ông. “Dù về hưu nhưng hoạt động sáng tạo sẽ không bao giờ có “tuổi hưu” cả. Lúc ấy, tôi sẽ có nhiều thời gian hơn để sáng tác, để sống trọn vẹn với âm nhạc, với mảnh đất mà tôi “trót” yêu cả cuộc đời…”.
Ca khúc “Pleiku chưa xa đã nhớ” ra đời sau những chuyến đi, khi tôi chợt nhận ra, đi đâu tôi cũng muốn trở về chốn ấy”. Với ca từ chắt lọc: “Biển Hồ xanh trong lung linh mắt ai/ Hàm Rồng sương giăng mây vương tóc dài/”, ca khúc đã “neo bến trái tim” đông đảo người yêu nhạc.
Bề dày văn hóa đặc sắc ẩn sâu trong nếp sống thâm trầm, hồn hậu của cư dân bản địa cũng mang đến cho người nghệ sĩ chất liệu tuyệt vời để sáng tạo nghệ thuật. Đó là “Tiếng hát đêm nhà rông” với niềm vui rộn ràng, ngập tràn trong không gian, trong hồn người; là “Tiếng đàn Đinh goong” tha thiết, réo rắt làm bao thiếu nữ “nhịp tim xôn xao, nhịp chân nghiêng chao”, đến nỗi “Say tiếng đàn goong chim rừng quên hót/Say với đàn goong dòng sông quên trôi”; là “Tiếng hát trên buôn” với niềm vui hân hoan của dân làng khi về làng mới…
Âm nhạc Ngọc Tường là vậy, không gân guốc, không dữ dội mà nhẹ nhàng, giản dị như hơi thở, như cuộc sống. Có lẽ vậy mà sáng tác của ông đã đi vào tâm thức người nghe bằng những rung cảm sâu lắng. Cảm nhận âm nhạc của Ngọc Tường, nhạc sĩ Nguyễn Cường-người cũng có khá nhiều ca khúc về Tây Nguyên - nhận xét: “Mỗi tác phẩm là một sáng tạo với niềm rung cảm chân thật của trái tim và sự suy tư… Trái tim ấy đam mê, nhân hậu với cuộc sống; tấm lòng ấy chân thành, sâu nặng với con người, đất nước, tình yêu…”.
Chạm vào đời sống
Nhạc sĩ Ngọc Tường chia sẻ: “Tôi không tìm chất liệu ở những điều to tát, tôi tìm đến những thứ thật nhỏ bé, bình dị. Vì đó là cuộc sống”. Ông cũng nói rằng, cuộc đời của ông gói gọn trong một chữ “yêu”. Yêu cuộc sống, yêu con người bằng trái tim nhân hậu, người nghệ sĩ sẽ dễ dàng cảm tác. Tuy nhiên, theo ông, để có những tác phẩm hay, cần có một chữ “duyên”. Ấy là cái duyên trời cho, là cảm xúc khi bắt gặp một cảnh đẹp và thăng hoa thành tác phẩm.
Ông kể một trong những lần sáng tác khi bất ngờ gặp đúng chữ “duyên”: “Khi tôi lang thang một mình bên bờ suối ở An Khê, bất chợt thấy bóng mình đơn độc dưới dòng nước. Lúc ấy, bỗng văng vẳng trong tiềm thức tôi một điệu hát ru. Cùng thời điểm đó, nhiều trai tráng ở các buôn làng bị Fulro dụ dỗ bỏ mẹ già, vợ hiền lang thang trong rừng sâu. Từ nhiều mối liên tưởng, tôi đã bật ra ngay giai điệu của bài hát “Mong anh về”. Bài hát mang âm hưởng dân ca này ngay lập tức được nhiều người biết đến, được dịch ra tiếng Jrai, Bahnar, Ê đê và được nhiều người mẹ, người vợ thuộc hát. Người vợ với nỗi cô đơn và khao khát thầm kín đã nhắn nhủ tha thiết: “Em ra con suối vắng/ Thấy bóng dưới nước trong/ Cô đơn em nhớ anh/ Ngược dòng nhiều thác lũ/ Không thương mẹ nhớ em/ Biền biệt tháng ngày dài… Em mong anh quay về/ Bên nhau yêu buôn làng…”. Cũng từ ca khúc này, nhiều người lầm đường lạc lối đã trở về tổ ấm. Sáng tác với những ca từ giản dị và bằng chính tình yêu dành cho mảnh đất cao nguyên này, nhạc Ngọc Tường đã chạm đến đời sống con người. Và theo ông, chạm đến đời sống bằng âm nhạc là thành công đối với người sáng tác. Dù là những sáng tác được nung nấu hay bất chợt cảm tác trên đường, sáng tác về cuộc sống hay tình yêu đôi lứa, âm nhạc Ngọc Tường thấp thoáng nụ cười đôn hậu, khiến người ta thanh thản và dễ trải lòng hơn.
Nhạc sĩ Ngọc Tường còn có nhiều tác phẩm âm nhạc dành riêng cho múa như: Dâng rượu, Cầu mưa, Tiếng đàn đêm trăng, Tiếng trống vào hội, Hồn cồng, Đinh Sră, trên đường lên rẫy… Nhạc giao hưởng thính phòng lấy chất liệu từ âm nhạc Tây Nguyên hay các sáng tác cho dàn nhạc dân tộc. Nhiều trong số đó là đã đạt huy chương vàng, bạc trong các hội diễn ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc và được biểu diễn ở một số nước trong những lần giao lưu văn hóa.
Hai năm nữa nhạc sĩ Ngọc Tường - hiện là Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San sẽ được “làm người hát rong” theo cách nói của ông. “Dù về hưu nhưng hoạt động sáng tạo sẽ không bao giờ có “tuổi hưu” cả. Lúc ấy, tôi sẽ có nhiều thời gian hơn để sáng tác, để sống trọn vẹn với âm nhạc, với mảnh đất mà tôi “trót” yêu cả cuộc đời…”.
Hoàng Ngọc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét