Xuân Đường Đàm Thoại là một bài văn Đàm thoại (nghị luận) hư
cấu, uyên bác của một vị khoa bảng đỗ đầu ba kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình,
không phải là một tài liệu sử học, không thể dựa vào đó để tìm tiểu sử Hồ Xuân
Hương (1772-1822) có mất năm Tự Đức thứ 22 (1869)? hay xem Xuân Đường Đàm Thoại
như tác phẩm văn học dân gian(văn chương bình dân, văn học khuyết danh) trong
"một tiến trình huyền thoại dân gian hóa tiểu sử và thơ ca Hồ Xuân Hương"? xem Hồ Xuân Hương có phải là một kỹ nữ 'Nam Quốc Thúy Kiều'. (theo Đào
Thái Tôn, Hồ Xuân Hương, HNVxb Hà Nội 1999) Ông Đào Thái Tôn đã cất dấu Lưu
Hương Ký suốt hơn 40 năm để làm cái chuyện người xưa gọi là đi tìm "lông
rùa, sừng thỏ". Mục đích của Tam Nguyên Vị Xuyên Trần Bích San khi viết
Xuân Đường Đàm thoại năm 1869, là hư cấu cho thi hào Nguyễn Du (1766-1820)
"sống lại 49 năm sau" cùng Tiến Sĩ Phạm Quý Thích (1760-1825) mỗi
người làm một bài phúng điếu Hồ Xuân Hương và luận bàn về chữ tình, tài, mệnh,
giai nhân. Dĩ nhiên cả hai bài phú đều do Trần Bích San viết và cái tài tình,
uyên bác của tác giả là bắt chước phong cách văn chương của hai nhân vật khác
nhau danh tiếng đã khuất. Các nhân vật khác trong truyện đều có tính cách tượng
trưng như Hứa Ngô Ban tượng trưng cho người khách chơi giàu có, giàu lòng từ
tâm, như người khách viễn phương đã chôn cất Đạm Tiên, các địa danh Từ Sơn,
sông Đức Giang tượng trung cho núi từ, sông đức của người giàu lòng thương, núi
Nguyệt Hằng hay Hằng Sơn là một cách chơi chữ khác đi của chữ Cổ Nguyệt, Trăng
xưa, ghép lại thành chữ Hồ.
Loại văn này trước đó Đoàn Thị Điểm trong Tục Truyền Kỳ Tân
Phả có viết Tùng Bách thuyết thoại, (cuộc trò chuyện dưới rặng thông, trắc), lấy
cốt truyện Lưu Bình Dương Lễ, tạo ra hai nhân vật mới : chàng Hà, một thư sinh
thi hoài không đỗ, nhờ lấy vợ giàu, có ruộng nên chăm chỉ cày ruộng trở nên
giàu có và thư sinh họ Nguyễn, hai người gặp nhau dưới rặng tùng bách cùng biện
luận với nhau về Sĩ và Nông. Hà được vợ và Nguyễn thuyết phục trở về trường học,
sau đỗ đạt làm quan to, Nguyễn thi hỏng đến thăm, Hà hất hủi nhưng sai vợ thiếp
nuôi dưỡng, Nguyễn lại thi đỗ. Hai nhà gặp lại thân thiết với nhau.(Xem bản dịch
Bùi Hạnh Cẩn, Thăng Long thi văn tuyển. Văn Học Hà Nội 2010.tr 308-322) Cốt
truyện Lưu Bình Dương Lễ chỉ là cái cớ, và cái hay là những đoạn văn biện luận
về nông và sĩ. Trong Xuân Đường Đàm Thoại cái tinh túy là hai bài phúng điếu Hồ
Xuân Hương và những đoạn văn biện luận về chữ tài, chữ tình, chữ mệnh.
Trần Bích San (1738-1877) hiệu Mai Nham, tự là Vọng Nghi, được
vua Tự Đức tặng tên Hy Tăng ví với Vương Tăng đời nhà Tống. Ông là con cụ Phó Bảng
Trần Đình Khanh tức Trần Doãn Đạt. Quê làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.(
Cùng quê với Tú Xương). Năm 1864 ông đỗ Giải Nguyên (đỗ đầu) trường Thi Hương
Nam Định, năm 1865 đỗ Hoàng Giáp, đỗ đầu đầu kỳ thi Hội và đỗ đầu kỳ thi Đình tại
Kinh đô Phú Xuân, nên được xưng tụng là Tam Nguyên Vị Xuyên. Trong lịch sử khoa
cử Việt Nam hiếm người đạt danh hiệu này trước ông có Lê Quý Đôn 1743 đỗ Giải
Nguyên, năm 1752 đỗ nhất giáp nhị danh tiến sĩ (Bảng Nhãn). Triều Nguyễn từ
1806 khoa thi đầu tiên đến 1918 khoa thi cuối cùng, chỉ có ba Tam Nguyên là Trần
Bích San, Nguyễn Khuyến(1735-1909) đỗ Giải Nguyên năm 1864 nhưng đỗ Hoàng Giáp
và Đình nguyên năm 1871 và Vũ Phạm Hàm (1864-1906) đỗ Giải Nguyên năm 1884, đỗ
Hoàng Giáp năm 1892.
Trần Bích San giữ các chức vụ: Tu soạn Viện Hàn Lâm
1865-1867. Tri phủ Điện Bàn, Án Sát Bình Định, Tri phủ An Nhơn 1867-1869. Biện
Lý Bộ Hộ, Tham Biện Nội Các 1867-1870. Năm 1870 ông được cử làm Lễ Bộ Sự Vụ,
sung vào sứ bộ sang Trung Quốc, sau một thời gian về cư tang cha, ông được
thăng Tả Thị Lang Bộ Lại, lĩnh chức Tuần Phủ Trị Bình, rồi Tuần Phủ Hà Nội
1874-1877. Mùa thu năm 1877 ông được triệu về kinh thăng Tả Tham Tri Bộ Lễ, dẫn
đầu phái bộ ngoại giao sang Pháp, chưa kịp đi thì mất, hưởng dương 39 tuổi được
thăng hàm Tham Tri.
Tác phẩm chính của ông có :
Nhân sự kim giám . Mai Nham thi thảo do cháu đich tôn là Trần
Đình Sóc sưu tập năm 1938 gồm 161 bài thơ, 1 bài phú và 4 bài văn.(Ngoài ra có
hai tác phẩm Thanh Tâm tài nhân quốc âm thi và Gia Huấn Ca trước người ta cho
là của ông, nay đã xác định là không phải). Nhân Sự Kim Giám là bộ sách chữ
Hán, do ông soạn khi làm tu soạn ở Viện Hàn Lâm. Bộ sách gồm 13 tập đã được khắc
in. Sách ghi nhiều chuyện nhân vật, nhiều danh ngôn trích trong kinh sử Trung
Quốc. Bộ sách đồ sộ, ông chọn lọc những tinh hoa sách sử Trung Quốc, nhưng khó
có thể tìm được những tư tưởng, quan điểm riêng của soạn giả. Mai Am thi thảo
trái lại phản ảnh được tình cảnh khổ sở của dân chúng triều Tự Đức và thể hiện rõ
thái độ của ông trước nguy cơ nước mất nhà tan, vạch trần tệ quan lại tham
nhũng. Trần Bích San là một người nghĩa khí, được người đời kính trọng và
thương tiếc. (Xem Nguyễn Văn Huyền. Trần Bích San nhà thơ yêu nước. Tạp chí Văn
Học số 6-1979 tr 73-83)
Bài văn Xuân Đường Đàm Thoại, Trần Bích San viết năm 1869,
năm ông 31 tuổi.
Bài văn này được chép tay trong Danh thi tạp lục, do cháu nội
đích tôn tác giả là ông Trần Đình Sóc giữ, ông Trần Tường phát hiện và công bố
trên Tạp Chí Văn Học số 3 năm 1974, tr 130-137. Ông Trần Quát phiên âm và dịch
với sựđóng góp của cụ Trần Xuân Hảo. Bài văn được dịch như sau :
" Năm Kỷ tỵ, Tự Đức thứ 22 (1869), cuối mùa đông đã lập
xuân rồi. Liễu sắp phơi xanh, đào toan trổđỏ, xúc cảnh sinh tình, ngổn ngang
tâm sự. Bạn tao nhân cùng nhau họp mặt nói rằng : - Trời trong, trăng sáng,
đáng yêu, bọn ta nỡ phụ thời khắc tốt đẹp này sao ? Vì thế anh em chèo kéo,
chén đầy, chén vơi, mâm bát bộn bề. Chuyện vui chưa dứt, chợt thấy một người đi
đến, vẻ mặt buồn rầu, thần sắc như sợ hãi, như mừng, như giận, vừa đến nơi chưa
kịp nói rõ điều được điều mất ra sao.
Tăng (Trần Bích San) này chợt nhận ra là người cùng hội, họ Hứa
tiểu hiệu Ngô Ban. Nhân thế nói rằng :
- Bác từ đâu lại ? Có gì mới lạ cho nghe không ? Có làm được
việc gì không ? Sau đến gặp nhau muộn thế ? Nên phạt vài chén rượu.
Ngô Ban nghiêng chén đứng uống ngay, cười khà khà nói :
- Tôi từ Bắc Giang đến, có làm được một việc đáng cười mà
cũng đáng than !
- Việc gì ? Có cho nghe được không ?
Nghe hỏi ông băn khoăn chau trán mà nói rằng :
- Người tài nữ tỉnh Nghệ An, hiệu Cổ Nguyệt Đường, tự Xuân
Hương chết rồi. Tôi cùng một vài người nhà đã chôn cất ở cạnh núi Nguyệt Hằng.
Ông bèn ngâm rằng :
Đời người đâu chẳng hội tương phùng,
Tài tử giai nhân có thủy chung.
Tài tử giai nhân có thủy chung.
Trong cuộc hội có hai người, một người nghe nói thì mừng, một
người nghe nói thì thương. Người mừng là ai ? - Là Hùng Lĩnh Xuân Mai. Người
thương là ai ? - Là Hoa Đường Ngọc Như.
Người mừng dương mày trên chiếu, phất vạt áo trên tiệc, hớn hở
đọc ngay một câu rằng :
Giấc mộng đoạn trường duyên đã dứt,
Cung đàn bạc mệnh oán còn vương.
Cung đàn bạc mệnh oán còn vương.
Người thương nhìn núi rừng như mất mát, cỏ cây như tang tóc,
trầm ngâm mà ngâm rằng :
Nhi nữ có duyên thương phận bạc,
Anh hùng không lệ cũng lòng đau.
Người trong tiệc đồng thanh cất tiếng:
Anh hùng không lệ cũng lòng đau.
Người trong tiệc đồng thanh cất tiếng:
- Người thượng trí vong tình, kẻ hạ ngu bất cập tình, mối
tình chung đúc chính ở bọn ta đây. Nay một nữ lưu chết, mà hai bác thương, mừng
trái ngược nhau. Vong tình chăng ? Bất cập tình chăng ? Hay là tình đã chung
đúc nên chăng ?. Người mừng nói :
- Xuân Hương là một nữ lưu phù hoa, vẻ mặt như hoa đào, nhan
sắc như nước thu. Tôi lúc trẻđã có một lần giao du. Nào đàn, nào cờ, nào rượu
nào thơ, có thể viết nên thiên "Phong tình tân lục". Có người nói rằng
:
- Của vưu vật khách giai nhân chính là các tài nữ này. Người
trong dòng tài danh được gặp thì bảo:
- An ủi ba sinh là của ấy. Lại thêm :
- Ngàn vàng sao xứng nụ cười duyên.
Thường thường nhiều người vì các nàngấy màđau buồn. Nàng mà
không chết, ai mà không mắc lụy ? Nàng mà còn sống, ai mà vô tình được ? Nay trời
bắt nàng chết mà không buộc nàng vật vã trong cuộc sống, đạt nàng vào cảnh nghỉ
ngơi mà không buộc nàng vào kiếp trôi nổi, đó không phải là cái may của nàng
sao ? Lại không phải là cái may lớn của bọn tài tử sao.Đấy là cái mừng của ta
có nguyên nhân mà ta mừng. Lại nhân đấy mà ca rằng :
"Mặt trời, mặt trăng chừ sớm, tối,
Bầu trời mặt đất chừ âm dương.
Muôn vật là quán trọ chừ ai ra ngoài sống chết ?
Ôi tài, ôi mệnh, ôi tình, ôi duyên chừ kiếp sống con người vì bốn chữ ấy mà lận đận đau thương.
Xuân Hương, chừ Xuân Hương !
Nửa kiếp yên hoa nợ thôi vương,
Tiếng đàn của nàng chừ nghe hận sầu đau xót,
Nay bặt tiếng tơ chừ ai biết đâu là oán hận cung thương.
Vần thơ của nàng chừ người ta chê là trêu chọc,
Nay bặc tiếng ngâm, chừ ai biết đâu là trêu chọc, là văn chương ?
Ý mọn người ôi xin chuốt vận,
Tơ tình dời chuyển chẳng thay xoang,
Mây xanh xanh chừ trăng mơ màng,
Từ Sơn cao chừ Đức Giang trường !
Giờ đây chừ ở cạnh núi Hằng Sơn,
Giờ đây chừ bay về đỉnh Vu Sơn !
Quẩn quanh chừ dưới gốc tùng xanh ngắt,
Dong chơi chừ mây trắng bạt ngàn,
Mây trắng bạt ngàn chừ hạc lững lờ quên lối,
Dưới gốc tùng xanh chừ hạc xao xác tà dương.
Phản phất chừ dương xanh liễu biếc,
Dong chơi chừ múa khúc Nghê Thường,
Tiên trần hai cảnh không ràng buộc,
Mây bụi đôi đường chẳng vấn vương,
Ta vì nàng mà mừng. Ai vì nàng mà thương ? "
Bầu trời mặt đất chừ âm dương.
Muôn vật là quán trọ chừ ai ra ngoài sống chết ?
Ôi tài, ôi mệnh, ôi tình, ôi duyên chừ kiếp sống con người vì bốn chữ ấy mà lận đận đau thương.
Xuân Hương, chừ Xuân Hương !
Nửa kiếp yên hoa nợ thôi vương,
Tiếng đàn của nàng chừ nghe hận sầu đau xót,
Nay bặt tiếng tơ chừ ai biết đâu là oán hận cung thương.
Vần thơ của nàng chừ người ta chê là trêu chọc,
Nay bặc tiếng ngâm, chừ ai biết đâu là trêu chọc, là văn chương ?
Ý mọn người ôi xin chuốt vận,
Tơ tình dời chuyển chẳng thay xoang,
Mây xanh xanh chừ trăng mơ màng,
Từ Sơn cao chừ Đức Giang trường !
Giờ đây chừ ở cạnh núi Hằng Sơn,
Giờ đây chừ bay về đỉnh Vu Sơn !
Quẩn quanh chừ dưới gốc tùng xanh ngắt,
Dong chơi chừ mây trắng bạt ngàn,
Mây trắng bạt ngàn chừ hạc lững lờ quên lối,
Dưới gốc tùng xanh chừ hạc xao xác tà dương.
Phản phất chừ dương xanh liễu biếc,
Dong chơi chừ múa khúc Nghê Thường,
Tiên trần hai cảnh không ràng buộc,
Mây bụi đôi đường chẳng vấn vương,
Ta vì nàng mà mừng. Ai vì nàng mà thương ? "
Người thương nói :
- Xuân Hương là một nữ lưu tài hoa, tiếng đàn trong vắt, vần
thơ cao đẹp, tao nhân mặc khách nấc nỏm khen kỳ tài. Dẫu lối vìết Ban Chiêu,
cung đàn Sái Cơ, vần thơ Tô Muội, khúc ngâm Tạ Uẩn cũng không thể vượt hơn. Chứa
trong nhà vàng cũng không phải là quá vậy. Ai bảo con người mang cái tài tình
như thế mà bỗng đúc kết cái tinh anh như thế!
Trời mà vô tình sao nàng lại sinh ? Trời mà có tình sao nàng
lại chết ? Giờđây trời phú cho nàng tài văn chương, lại làm giảm cho nàng phần
tuổi thọ. Hồng quân ghen ghét hồng nhan , sao mà lắm thế ! Đây ta thương có
nguyên nhân mà ta thương. Lại nhân đây mà hát viếng rằng :
" Hỡi ôi ! ghen tài là trời đất !
Ghét giỏi là âm dương !
Nữ lưu tài giỏi trên đời không ai bằng Cổ Nguyệt Đường !
Nữ lưu bạc mệnh trên đời không ai bằng Cổ Nguyệt Đường !
Cổ Nguyệt Đường ! Cổ Nguyệt Đường !
Chủ nhân Cổ Nguyệt Đường chừ tiểu hiệu Xuân Hương !
Chuyến đi này của Xuân Hương chừ Nguyệt Đường xót thương !
Dáng nàng chừ hoa khoe đẹp cúc khoe thơm !
Duyên nàng chừ lửa trong đá, sáng trong chớp,
Mệnh nàng chừ tùy thế cuộc mà tang thương !
Xua nàng vui vầy chừ gương ngọc hoà loan hoàng, trướng gấm múa uyên ương.
Nay nàng hóa hạc ra đi chừ ai người tình lang ?
Xưa nàng thưởng tâm chừ gác đón gió, phòng đùa trang.
Nay nàng cởi mây xa chơi chừđâu là quê hương ?
Xưa nàng đối khách chừ bỏđai ngọc, nâng chén vàng,
Nay nàng cỡi gió mà về chừ ai người rót rượu viếng linh sàng ?
Hỡi ôi ! Hỡi ôi !
Hồng nhan bạc mệnh lẽ bình thường,
Gió tuyết trăng hoa hận một phương,
Đền đáp nụ cười ngâm dỡn khúc,
Mười ba ba chữ nặng đau thương.
Tiếng ca thanh khiết,
Câu viếng thảm thiết,
Lời động lòng người,
Phát từ tâm huyết."
Ghét giỏi là âm dương !
Nữ lưu tài giỏi trên đời không ai bằng Cổ Nguyệt Đường !
Nữ lưu bạc mệnh trên đời không ai bằng Cổ Nguyệt Đường !
Cổ Nguyệt Đường ! Cổ Nguyệt Đường !
Chủ nhân Cổ Nguyệt Đường chừ tiểu hiệu Xuân Hương !
Chuyến đi này của Xuân Hương chừ Nguyệt Đường xót thương !
Dáng nàng chừ hoa khoe đẹp cúc khoe thơm !
Duyên nàng chừ lửa trong đá, sáng trong chớp,
Mệnh nàng chừ tùy thế cuộc mà tang thương !
Xua nàng vui vầy chừ gương ngọc hoà loan hoàng, trướng gấm múa uyên ương.
Nay nàng hóa hạc ra đi chừ ai người tình lang ?
Xưa nàng thưởng tâm chừ gác đón gió, phòng đùa trang.
Nay nàng cởi mây xa chơi chừđâu là quê hương ?
Xưa nàng đối khách chừ bỏđai ngọc, nâng chén vàng,
Nay nàng cỡi gió mà về chừ ai người rót rượu viếng linh sàng ?
Hỡi ôi ! Hỡi ôi !
Hồng nhan bạc mệnh lẽ bình thường,
Gió tuyết trăng hoa hận một phương,
Đền đáp nụ cười ngâm dỡn khúc,
Mười ba ba chữ nặng đau thương.
Tiếng ca thanh khiết,
Câu viếng thảm thiết,
Lời động lòng người,
Phát từ tâm huyết."
Người trong hội nhìn nhau mà nói rằng:
- Hiên ấm náo nức, trời xuân cảnh vui. Tại sao hai bác lại
thương, mừng như vậy ? Người mừng viết một thiên thật mừng. Người thương viết một
thiên thật thương. Hay là trời làm giảm bớt tuổi xanh mà để danh nàng dài lâu
mãi mãi ? Cho nên mượn hai bác biện luận cái sở trường của nàng, mà nói hết được
cái huyền diệu của nàng chăng ? Chẳng thế thì bạn bèđang họp mặt vui vẻ như thế
này, sao bỗng được nghe câu chuyện mà động đến câu ca lời viếng thế sao !
Ôi! người ta ai mà không chết ? Chết mà xúc động lòng người,
để thương để mừng cũng ít có vậy. Cái chết của Xuân Hương đối với người vong
tình, bất cập tình, cố nhiên thương mừng, không phải là chuyện họđáng nói. Còn
cái thương, cái mừng của người chung tình tưởng chẳng một mình Xuân Mai, Ngọc
Như thôi.
Vậy mượn bút ghi đây để đợi người quân tử sau này. "
Chú thích :
Nhi nữ hữu duyên lân phận bạc, Anh hùng vô lệ diệc tâm bi
(Nhi nữ có duyên thương phận bạc, Anh hùng không lệ cũng lòng đau) thơ Vịnh Kiều
của Phạm Quý Thích.
Đoạn trường ký mộng căn duyên liễu. Bạc mệnh cầm chung oán hận
trường (Giấc mộng đoạn trường duyên đã dứt, Cung đàn bạc mệnh oán còn vương) Nằm
trong bài thơ Đề Vịnh Truyện Kiều của Phạm Quý Thích.
Vưu vật : vật hiếm và quý ; Cung Oán ngâm khúc có câu : Vẻ
vưu vật trăm chiều chải chuốt.Ông Đào Thái Tôn đã hiểu lầm là vật dâm tục.
Người thượng trí vong tình, kẻ hạ ngu bất cập tình : Các bậc
thượng trí, vì cứu độ chúng sanh, hay vì nước, quên tình nhà, không thiết đến
tình yêu vợ con. Kẻ hạ ngu chỉ biết khoái lạc, dâm dục không biết đến tình. Chỉ
có người bình thường là biết yêu đương, tình nghĩa gắn bó.
Vu Sơn : Tống Ngọc viết bài phú Cao Đường, viết về chuyến đi
chơi đầm Vân Mộng của Sở Tương Vương, gặp Thần Nữ núi Vu Sơn và giao hoan cùng
nàng,lúc từ biệt nàng nói : " Thiếp xin sớm làm mây, tối làm mưa sớm tối
dưới Dương Đài "
Nghê Thường : Vua Đường Minh Hoàng nằm mơ thấy lên cung trăng
gặp tiên nữ mặc áo ngũ sắc như móng trời, múa hát rất hay, tỉnh dậy nhớ lại đặt
ra khúc Nghê Thường dạy cung nữ múa hát.
Ban Chiêu : tự Huệ Cơ, con gái Ban Bưu, em Ban Cố, người đất
An Lăng đời Đông Hán, vợ Tào Thế Thúc.Được vua Hòa Đế triệu vào Đông Quan Tàng
Thư soạn tiếp bộ Hán Thư của cha và anh, có trước tác Nữ Giới, 7 thiên.
Tô Muội : Đời Tống, cha là Tô Lão Toàn, anh là Tô Thức(TôĐông
Pha), Tô Triệt cả nhà đều có tài văn học, nổi tiếng trên đời.
Tạ Uẩn : Người con gái đời Tấn, có tiếng thơ hay thiên hạ đều
khen. Kiều : " Nàng Ban ả Tạ cũng đâu thế này ".
Xuân Hương mất khoảng năm 1822 , sau Nguyễn Du hai năm (1820)
và trước Phạm Quý Thích ba năm (1825) cái chết trong âm thầm lặng lẽ, cái chết
của vợ một người bị tội tử hình, không một bài thơ, không một bài phú viếng
nàng.
Hùng Lĩnh Xuân Mai tượng trưng cho Nguyễn Du quêở Hồng Lĩnh,
làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh. Qua Xuân Đường Đàm Thoại, Trần
Bích San tiết lộ : " Xuân Hương là một nữ lưu phù hoa, vẻ mặt như hoa đào,
nhan sắc như nước thu. Tôi lúc trẻđã có giao du. Nào đàn, nào cờ, nào rượu, nào
thơ, có thể viết nên thiên 'Phong tình tân lục ". Sự kiện này ngày nay
chúng ta đã chứng minh được bằng những bài thơ đối đáp trao đổi giữa Hồ Xuân
Hương và Nguyễn Du. Từ mối tình ba năm(1790-1793) : Chữ tình chốc đã ba năm vẹn,
trong bài thơ Cảm Cựu Kiêm Trình Cần Chánh học sĩ Nguyễn Hầu, Hầu Nghi Xuân
Tiên Điền nhân trong Lưu Hương Ký, và hai bài thơ Mừng gặp bạn trên sông Hoàng
Giang, Hoài cựu là những bài thơ cuối cùng cho cuộc tình này năm 1813. ( xem
cùng tác giả : Phạm Trọng Chánh. Hồ Xuân Hương, nàng là ai ? Khuê Văn Paris
2000. Nguyễn Du mười năm gió bụi và mối tình Hồ Xuân Hương. Khuê Văn Paris
2011, hay bài viết Đi tìm Cổ Nguyệt Đường và mối tình Hồ Xuân Hương - Nguyễn
Du, trên site vanhoanghean,khoahocnet, chimvietcanhnam, dongtac, langhue..)
Hoa Đường Ngọc Như là nhân vật thay cho Phạm Quý Thích
(1760-1825) tự là DữĐạo, hiệu Lập Trai, biệt hiệu Thảo Đường cư sĩ, sinh ngày
19-10 năm Canh Thìn âm lịch (25-12-1760) quê xã Hoa Đường, huyện Đường An, phủ
Thượng Hồng. Hải Dương sau ngụở phường Báo Thiên, huyện Thọ Xương, thành Thăng
Long. Môn sinh quan Thám Hoa Nguyễn Huy Oánh, (cha Nguyễn Huy Tự tác giả Hoa
Tiên), Nguyễn Huy Oánh, quê quán làng Trường Lưu, Hà Tĩnh, một danh nho, Theo
Phạm Đình Hổ là một trong ba nhà thơ lớn đương thời, cùng Nguyễn Tông Khuê, Hồ
Sĩ Đống. Trường Lưu học hiệu đãđào tạo 30 môn sinh đỗ Tiến Sĩ, một kỷ lục chưa
từng thấy trong lịch sử, ông để lại 60 tác phẩm, và Phúc Giang Thư Viện chứa
hàng vạn quyển sách, là thư viện duy nhất được triều đình sắc phong.
Năm 1779 Phạm Quý Thích đỗ Tiến Sĩ làm Thiêm Sai tri công phiên.
Khi Tây Sơn ra Bắc, ông trốn lánh. Đầu đời Gia Long (1802) ông giữ chức Thị
trung học sĩ, tước Thích An Hầu trông coi việc chép sử. Ít lâu sau ông cáo về
Thăng Long dạy học. Đầu đời Minh Mạng (1821) lại vời ông ra, ông đang bệnh lấy
cớ từ chối. Ông chăm lo việc dạy học đào tạo được nhiều trí thức danh tiếng như
: Nguyễn Văn Lữ, Nguyễn Văn Siêu(1799-1872), Châu Doãn Trí. Ông mất ngày 29-3 Ất
Dậu (16-5-1825) thọ 65 tuổi. Tác phẩm chính của ông gồm có : Thảo Đường thi
nguyên tập. Lập Trai văn tập. Thiên Nam Long thư liệt truyện. Chu Dịch vấn đáp
toát yếu. Ông là bạn thân thi hào Nguyễn Du, chính ông là người đầu tiên đem
truyện Kiều ra bình phẩm với học trò và làm các bài thơ Tổng Vịnh Truyện Kiều,
rồi lo việc ấn hành.
Bài thơ Đề Vịnh Truyện Kiều của Phạm Quý Thích, được xem là
tuyệt tác ngày xưa ai cũng thuộc lòng.
Giai nhân bất thị đáo Tiền Đường,
Bán thế yên hoa trái vị thường.
Ngọc diện khởi ưng mai thủy quốc,
Băng tâm tự khả đối Kim Lang.
Đoạn trường mộng ký căn nguyên liễu,
Bạc mệnh cầm chung oán hận trường.
Nhất phiến tài tình thiên cổ lụy,
Tân thanh đáo để vị thùy thương.
Bán thế yên hoa trái vị thường.
Ngọc diện khởi ưng mai thủy quốc,
Băng tâm tự khả đối Kim Lang.
Đoạn trường mộng ký căn nguyên liễu,
Bạc mệnh cầm chung oán hận trường.
Nhất phiến tài tình thiên cổ lụy,
Tân thanh đáo để vị thùy thương.
Bản dịch cổ (không biết của ai, dịch rất phóng túng như sáng
tác, có lẽ của tác giả)
Giọt nước Tiền Đường chẳng rửa oan,
Phong ba chưa trắng nợ hồng nhan.
Lòng tơ còn vướng chàng Kim Trọng,
Gót ngọc khôn đành giấc thủy quan.
Nửa gối đoạn trường tan giấc điệp,
Một dây bạc mệnh dứt cầm loan.
Cho hay những kẻ tài tình lắm,
Trời bắt làm gương để thế gian.
Phong ba chưa trắng nợ hồng nhan.
Lòng tơ còn vướng chàng Kim Trọng,
Gót ngọc khôn đành giấc thủy quan.
Nửa gối đoạn trường tan giấc điệp,
Một dây bạc mệnh dứt cầm loan.
Cho hay những kẻ tài tình lắm,
Trời bắt làm gương để thế gian.
Trong Xuân Đường đàm thoại, Trần Bích San đã cho nhân vật
Hùng Lĩnh Xuân Mai thay cho Nguyễn Du nói quan điểm người mừng:
" Thường thường nhiều người vì các nàng ấy màđau buồn.
Nàng mà không chết ai mà không mắc lụy ? Nàng mà còn sống, ai mà vô tình được ?
Nay trời bắt nàng chết mà không buộc nàng vật vã trong cuộc sống, đặt nàng vào
cảnh nghĩ ngơi mà không buộc nàng vào kiếp trôi nổi, đó không phải là cái may của
nàng sao ? Lại không phải là cái may lớn của bọn tài tử sao ? Đấy là cái mừng của
ta có nguyên nhân mà ta mừng. "
Quả thật cuộc đời Hồ Xuân Hương chỉ có hơn hai năm hạnh phúc
ngắn ngủi với Trần Phúc Hiển (1816-1818). Từ lúc biết yêu lần đầu với Nguyễn
Du. Chữ tình chốc đã ba năm vẹn (1790-1793) rồi Nguyễn Du phải về xây dựng lại
làng Tiên Điền, rồi toan vượt biên theo chúa Nguyễn Ánh, bị bắt tù, mẹ gả Xuân
Hương cho anh Lang xóm Tây làng Nghi Tàm, Xuân Hương không bằng lòng, nàng vẫn
thương nhớ Nguyễn Du, rồi anh Lang mất sớm (1796). Rồi mối tình với Mai Sơn Phủ
(1800-1801) chàng về quê cậy cha mẹ hỏi cưới thì biệt tích trong chiến tranh.
Xuân Hương lánh nạn lên Vĩnh Yên gặp Tổng Cóc Nguyễn Công Hòa(1802-1804), bắt đầu
cuộc đời mười năm lận đận, vợ cả ghen tuông, thân phận như nàng Tiểu Thanh,
"Cầm bằng làm mướn mướn không công", tình cảm nàng cũng bi đát, Tổng
Cóc hùng hổ như chó ngao, nhưng làm tình như chuột vọc.: "Tiếc dĩa hồng
ngâm cho chuột vọc, Thừa mâm bánh ngọt để ngao vầy". Dứt tình với Tổng Cóc
trở về Tây Hồ thì Nguyễn Du đãđi xa (1804). Xuân Hương mở hiệu sách ở phố Nam,
buôn bán lỗ lã, con mất. Tốn Phong đến tán tỉnh nhưng chàng chỉ là anh đồ nghèo
chạy vạy dạy học khắp nơi (1806). Xuân Hương "mẹ già, nhà túng"đi
buôn khắp nơi, gặp Hiệp Trấn Sơn Nam Hạ Trần Quang Tĩnh, ngỏ lời cầu hôn, nàng
chờ đợi thì Quang Tĩnh không thấy đến.(1809), rồi loạn lạc với giặc Đặng Trần
Siêu, VũĐình Lục(1810-1822) tình hình Sơn Nam Thượng bất an, người bạn thân Tử
Minh mất để lại lớp học làng Nghi Tàm, Xuân Hương trở lại nghề dạy trẻ. Quan
Tham Hiệp Yên Quảng Trần Phúc Hiển cầu hôn, đám hỏi chẳng bao lâu thì mẹ mất,
phải cư tang mẹ, đến đầu năm 1816 Hồ Xuân Hương mới về Yên Quảng được hai năm
thì chồng bị bắt và kết án tử hình. Xuân Hương đi tu rồi trở về làng Nghi Tàm
chết trong cô đơn, không một bài thơ phúng điếu.
Cuộc đời Xuân Hương cũng như cuộc đời Vương Thúy Kiều thời gian hạnh phúc ngắn ngủi, "ở không yên ổn, ngồi không vững vàng" vì bao "tinh hoa đã phát tiết ra ngoài" một phụ nữ tài sắc vẹn toàn.. Qua nhân vật Hùng Lĩnh Xuân Mai, Trần Bích San đã thay cho Nguyễn Du mừng cho nàng được vào cảnh nghĩ ngơi, không còn cuộc đời trôi nổi.
Cuộc đời Xuân Hương cũng như cuộc đời Vương Thúy Kiều thời gian hạnh phúc ngắn ngủi, "ở không yên ổn, ngồi không vững vàng" vì bao "tinh hoa đã phát tiết ra ngoài" một phụ nữ tài sắc vẹn toàn.. Qua nhân vật Hùng Lĩnh Xuân Mai, Trần Bích San đã thay cho Nguyễn Du mừng cho nàng được vào cảnh nghĩ ngơi, không còn cuộc đời trôi nổi.
Người thương Hoa Đường Ngọc Như, thay mặt cho Phạm Quý Thích:
"Xuân Hương là một nữ lưu tài hoa, tiếng đàn trong vắt,
vần thơ cao đẹp, tao nhân mặc khách nấc nõm khen kỳ tài. Dẫu lối viết Ban
Chiêu, cung đàn Sái Cơ, vần thơ Tô Muội, khúc ngâm Tạ Uẩn cũng không thể vượt
hơn. Chứa trong nhà vàng cũng không phải là quá vậy. Ai bảo con người mang cái
tài tình như thế mà bỗng đúc kết cái tinh anh như thế!
Trời mà vô tình sao nàng lại sinh ? Trời mà có tình sao nàng
lại chết ? Giờ đây trời phú cho nàng tài văn chương, lại làm giảm của nàng phần
tuổi thọ. Hồng quân ghen ghét hồng quần, sao mà lắm thế ".
Tiếc là tôi chưa đọc được Thào Đường nguyên thi và Lập Trai
Văn thi tập của Tiến Sĩ Phạm Quý Thích để tìm ra mối liên hệ với Hồ Xuân Hương
và Nguyễn Du. Nhưng qua những hành động đối với Truyện Kiều, Phạm Quý Thích xử
sự như một người anh cả, nâng đỡ khuyến khích Nguyễn Du sáng tác truyện Kiều,
đem Truyện Kiều bình giảng cho các học trò nghe, và lo cả chuyện in ấn tác phẩm.
Việc Hồ Xuân Hương mở hiệu bán sách báo, bút mực kế bên trường học của ông ở phố
Nam thành Thăng Long năm 1805-1807 có lẽ cũng có sự giúp đỡ nhiệt thành của Phạm
Quý Thích.
Phạm Quý Thích là bạn thân, bạn tri âm của Nguyễn Du, tất
nhiên là biết mối tình ba năm vẹn của hai người. Phạm Quý Thích kính trọng Xuân
Hương như những tài nữ danh tiếng Trung Quốc: Ban Chiêu, Sái Cơ, Tiểu Muội, Tạ
Uẩn." Giá này dẫu đúc nhà vàng cũng nên", Phạm Quý Thích đồng ý với
Nguyễn Du đối với nàng Kiều trong thơ, và có lẽông cũng tiếc rẽ Nguyễn Du không
có nhà vàng sớm hơn để cho Xuân Hương Hồ Phi Mai. Khi yêu nhau ba năm, thì Nguyễn
Du lênh đênh không nhà không công danh sự nghiệp, lại tù tội.. Khi vợ mất, Nguyễn
Du tìm về Tây Hồ mong nối lại duyên xưa năm 1804, thì Xuân Hương gian nan như
nàng Tiểu Thanh trong mối tình với Tổng Cóc Nguyễn Công Hoà. Khi gặp lại trên
Thạch Đình bến sông Vị Hoàng năm 1813 thì chàng là quan Chánh Sứ, bao công việc
bề bộn nghi lễ đón đưa, chỉ nhìn được chàng từ xa xa. Cuộc đời hai ngả rẽ tâm
tình. Nguyễn Du chỉ gặp lại người gảy đàn đất Long Thành, xưa là một cung nữ
tài hoa trong cung điện, một ca nhi quan tướng Tây Sơn vung tiền như rác khen
thưởng, nay là một người đàn bà tiều tụy rách rưới gảy đàn nơi góc chiếu. Nguyễn
Du khóc cho cô Cầm và cũng khóc cho người yêu mà chuyện tình có thể viết nên một
thiên "phong tình tân lục".
Trần Bích San đã cho Hùng Lĩnh Xuân Mai (Nguyễn Du) khóc Xuân
Hương:
"Ôi tài, ôi mệnh, ôi tình, ôi duyên chừ kiếp sống con
người vì bốn chữấy mà lận đận đau thương.
Xuân Hương chừ Xuân Hương !
Nửa kiếp yên hoa nợ thôi vương,
Tiếng đàn nàng chừ nghe hận sầu đau xót,
Nay bặt tiếng tơ chừ ai biết đâu là oán hận cung thương.
Vần thơ nàng chừ người ta chê là trêu chọc.
Nay bặt tiếng ngâm, chừ ai biết đâu là trêu chọc, là văn chương."
Xuân Hương chừ Xuân Hương !
Nửa kiếp yên hoa nợ thôi vương,
Tiếng đàn nàng chừ nghe hận sầu đau xót,
Nay bặt tiếng tơ chừ ai biết đâu là oán hận cung thương.
Vần thơ nàng chừ người ta chê là trêu chọc.
Nay bặt tiếng ngâm, chừ ai biết đâu là trêu chọc, là văn chương."
Không biết Xuân Hương Hồ Phi Mai, có phổ trên phím đàn nguyệt
cầm một " thiên bạc mệnh" như nàng Kiều chăng?. Nguyễn Du dạy nàng
đàn, đến khúc Phượng Cầu Kỳ Hoàng, nàng chờ lời tỏ tình hỏi cưới, nàng chờ dạy,(Khúc
Hoàng tay Nguyệt còn chờ dạy) thì Nguyễn Du đã ra đi. Nguyễn Du từ lúc say mê
diễn nôm Kim Vân Kiều, với ai chàng cũng rao giảng chuyện Hồng nhan đa truân.
Phạm Đình Hổ đã trêu nàng Phi Mai, cô gái mới lớn, mới biết yêu Nguyễn Du, đứng
trước gương thường uốn éo như đứt ruột. Nào ngờ đâu cuộc đời nàng, "ma dẫn
lối, quỷ đưa đường, cứ tìm những chốn đoạn trường mà đi". Xuân Hương không
có cái may mắn của Cô Đào với quan Binh Bộ Thượng Thư Nguyễn Công Trứ, trên chiếu,
Cô Đào về già nhắc lại: "Giang sơn một gánh giữa đồng, Thuyền quyên ứ hự
anh hùng nhớ chăng ?". Nguyễn Công Trứ nhớ lại thuở hàn vi, một thời theo
đuổi nàng, đã phải làm anh nhạc công vác đàn theo nàng, rồi thừa cơ một hôm đi
hát đến giữa đồng, bảo quên đàn, buộc tiểu đồng về lấy, chỉ còn một mình với
nàng giữa đồng. Nguyễn Công Trứ đã cảm động cưới lại người yêu xưa làm thiếp và
chu cấp cho nàng.
Xuân Hương vui tánh, thích làm thơ trêu chọc, nàng mất rồi,
mà hai trăm năm sau, người đời sau vẫn còn bàn tán, xôn xao vì tiếng cười của
nàng. Trần Bich San cho Hoa Đường Ngọc Như ca tụng nàng: "Nữ Lưu tài giỏi
trên đời không ai bằng Cổ Nguyệt Đường. Nữ lưu bạc mệnh trên đời không ai bằng
Cổ Nguyệt Đường !" Thật vậy có những nhà thơ lúc còn sống trên đời người
ta tôn là thơ thần, thơ thánh, thơ vương, thơ tướng.. nhưng khi chết rồi chẳng
ai nhớ đến một câu thơ. Riêng thơ Hồ Xuân Hương thì đầy ắp trong lòng người, và
nhân gian tiếp tục sáng tác một trường phái thơ Hồ Xuân Hương, không còn biết
đâu thơ thật và thơ đời sau.
Trần Bích San trong bài tựa tập thơ mình đã viết về thơ:
"Cái khó của việc học làm thơ là trong bụng phải làu thông mấy trăm vạn kinh
sách. Dưới mắt phải nhìn ngắm mấy trăm vạn núi non tươi đẹp, trên đời phải lịch
duyệt mấy trăm vạn nhân vật cổ kim, trong cõi đời phải từng trải mấy trăm vạn sự
biến rồi sau mới hiểu thấu, lường mới xa, chí mới cao, khí mới mạnh và lời thơ
từ đó toát ra mới tuyệt diệu." (Mai Nham thi thảo).
Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương đã đạt đến cái khó, cái lịch duyệt
thi ca như Trần Bích San quan niệm. Nguyễn Du đã đọc thư viện họ Nguyễn Tiên Điền
không kém gì thư viện Trường Lưu. Sau trận chiến Nguyễn Quýnh, mười phần sách
cháy còn một hai, vẫn chất đầy bốn vách trong ngôi nhà trên bến Giang Đình.Theo
gương Lý Bạch tuổi trẻ đi chu du khắp Trung Quốc, ba năm Nguyễn Du đã đi giang
hồ: "Giang Bắc, Giang Nam cái túi không"; thành nhà sư Chí Hiên, đội
mũ vàng, lưng đeo trường kiếm như các nhà sư Thiếu Lâm, trong túi vải nâu một
quyển Kinh Kim Cương chú giải của Lê Quý Đôn. Tụng kinh làm công quả kiếm ăn bữa
rau đậu, cư ngụ từ chùa này sang chùa khác, ngày viếng danh lam thắng cảnh, đêm
tụng kinh Kim Cương trong suốt ba năm(1787-1790) từ Vân Nam, lên Trường An, lại
xuống Hàng Châu, lên Bắc Kinh rồi lại về Thăng Long. Bước đường hoạn lộ, của
Nguyễn Du đã làm nhiều người ngạc nhiên, mới ra làm quan mấy tháng đã được cất
cử tiếp sứ nhà Thanh sang phong vương vua Gia Long, chỉ đỗ Tam Trường (Tú Tài)
mà được làm Chánh Sứ, chức vụ xưa nay chỉ dành cho bậc Tiến Sĩ. Ba năm giang hồ
khắp Trung Quốc của Nguyễn Du đã cắt nghĩa được, đi một ngày đàng học một sàng
khôn, từ tiếng nói Trung Quốc, đến phong tục tập quán, mắt nhìn trăm vạn núi non
tươi đẹp, lịch duyệt mấy trăm vạn nhân vật cổ kim, tượng đồng bia đá trên đường
đi rồi nhồi luyện trong tâm hồn Nguyễn Du bao gian nan nguy khó, khi tù tội,
khi phải đi khuất thực đói rách người thương tâm, nóđúc kết tâm hồn Nguyễn Du
thành những vần thơ tuyệt diệu, đối đáp thi ca tài tình đểđi sứ mà không hổ thẹn
với nước nhà. Không bị quan lại Trung Quốc khinh miệt là Nam di, giống dân mọi
rợ phương Nam. Qua Bắc Hành Tập Lục những bài thơ Nguyễn Du đã không chỉ phê
phán những anh hùng hào kiệt, những gian thần Trung Quốc, mà còn phê phán những
nghèo nàn, lạc hậu, đói khổ trong xã hội Trung Quốc.
Hồ Xuân Hương với tủ sách họ Hồ của cha để lại nơi Cổ Nguyệt
Đường, hết đọc sách đến nhai trầu. Mười năm lận đận Xuân Hương đã đi buôn bán khắp
nơi, lưu gót chân từ Tuyên Quang, Hưng Yên, Ninh Bình, Nam Định đến Thanh Hóa.,
Quảng Ninh.. Nhà thơ Xuân Diệu đã ngạc nhiên một phụ nữ ngày xưa màđãđi du lịch
nhiều thếđi đâu cũng dăm ba tiểu đồng ? Nhưng thật ra Xuân Hương làm gì có tiền
nhiều mà đi du lịch mà vì "mẹ già nhà túng" nên phải đi buôn khắp
nơi.
Hoa Đường Ngọc Nhưđã ca tụng và khóc cho cuộc đời cô đơn của
nàng:
Xuân Hương chừ Xuân Hương !
Dáng nàng chừ hoa khoe đẹp cúc khoe thơm !
Duyên nàng chừ lửa trong đá, sáng trong chớp !
Mệnh nàng chừ tùy thế cuộc mà tang thương..
Nay nàng hóa hạc ra đi chừ ai người tình lang ?
Nay nàng cởi gió mà về ai người rót rượu viếng linh sàng ?
Dáng nàng chừ hoa khoe đẹp cúc khoe thơm !
Duyên nàng chừ lửa trong đá, sáng trong chớp !
Mệnh nàng chừ tùy thế cuộc mà tang thương..
Nay nàng hóa hạc ra đi chừ ai người tình lang ?
Nay nàng cởi gió mà về ai người rót rượu viếng linh sàng ?
Cô đơn trong những ngày cuối cùng :" Ngâm khách thế thần
đâu sắc tướng, Tình ma không sức đuổi sầu binh" (Bài Bán chẩm thư hoài - Nỗi
niềm gối lẻ). Những người bạn ngâm thơ , xướng họa có thần thế nay trốn mất biệt
hết, tình nàng như tình với ma không đủ sức đuổi nỗi sầu đến đông như lũâm
binh. "Sắc tức thị không, không tức thị sắc" Câu kinh nhà Phật. Trong
đau thương Hồ Xuân Hương vẫn viết ra những câu thơ tuyệt vời. Đem chữ "sắc
tướng" nhà Phật đối với " sầu binh" thật tài tình.
Dương Quảng Hàm trong Văn Học Việt Nam. SG.BQGGD 1961 về Hồ
Xuân Hương ông viết : " Có một lần hình như bà cũng muốn đi tu, nhưng một
người tài tình như bà không thể giam mình trong chốn am thanh vắng nên bà lại
thôi. "
Lê Dư trong sách Nữ Lưu viết hồi ông biên tập Quốc Học Tùng
San chép rằng : " Hồ Xuân Hương góa chồng lần cuối năm 1819 rồi vài năm
sau thì mất". Dương Quảng Hàm và Lê Dư cũng như các tác giả ngày xưa, ít
cho biết xuất xứ điều mình mách, không biết các ông ấy lấy những sự kiện ấy từ
đâu, nhưng hai ông đều là nhà biên khảo có kiến thức rộng, đúng đắn ta có thể
tin điều đó.
Sự kiện Hồ Xuân Hương muốn đi tu và có ở một thời gian trong
một cảnh chùa ở núi Yên Tử, là một sự kiện hợp lý sau khi Tham Hiệp Trần Phúc
Hiển bị tội, tử hình, gia sản bị tịch thu. Sau đó bà lại trở về lại làng Nghi
Tàm nơi có những người bạn thân thiết, là em gái, là vợ Tử Minh, là hai con
trai Tử Minh, là các học trò của bà trong đó có cô Nguyễn Thị Hinh (tức bà Huyện
Thanh Quan).
Những bài thơ Thả thuyền chơi trăng, Chiếc Bách; Trăng Thu, Tự
tình I, I I. mang tâm sự những ngày cuối đời Hồ Xuân Hương.
Bài THẢ THUYỀN CHƠI TRĂNG
Hà Đông một giải nước trong veo,
Lãng đãng thuyền tình chở nặng chèo.
Gợn sóng nhấp nhô tăm cá lội,
In dòng giấp giới mảnh trăng treo.
Muốn trôi thư lá mà than thở,
Phải mượn tin băng để dập dìu.
Cây cỏ buồn lòng cho Thúy Ái,
Ái ân lênh láng biết bao nhiêu.
Lãng đãng thuyền tình chở nặng chèo.
Gợn sóng nhấp nhô tăm cá lội,
In dòng giấp giới mảnh trăng treo.
Muốn trôi thư lá mà than thở,
Phải mượn tin băng để dập dìu.
Cây cỏ buồn lòng cho Thúy Ái,
Ái ân lênh láng biết bao nhiêu.
Bài thơ này trong Hồ Xuân Hương thi tập văn bản Antony Landes
do Lê Quý chép bằng chữ Nôm năm 1892. Lê Quý có biên lời dẫn như sau: "
HàĐông tức Nhĩ Hà, xưa Xuân Hương đem theo năm sáu gái hầu, dòng thuyền chơi
trên sông Nhị. Xuân Hương ngồi giữa, gái hầu ngồi hai bên mà bơi. Bấy giờ trong
tháng 9, cuối mùa thu. Nước lũđã hết, mà sông quạnh nước trong, trăng sáng gió
thanh đầy thuyền. Cảnh thật đẹp Xuân Hương thấy hai bên bờ sông có lâu đài đám
hát, tiếng be bé đưa lại. Mà nước sông thì trong, trên trời có trăng sáng sao
thưa. Gió thanh nhẹ thổi, mà thuyền thì càng đi càng nhanh. Xuân Hương thấy cá
nhảy cảnh xinh xinh, cho nên làm bài thơ này ghi chuyện bấy giờ".
Bài viết Lê Quý tán cho đầy trang giấy để được thêm tiền, có
vẻ như Lê Quý chép lại bài thơ và nghe lời thuật của gia đình Tử Minh. Nhưng cốt
tủy cho ta thấy sự kiện. Sau khi trở về làng Nghi Tàm, Hồ Xuân Hương luôn luôn
buồn bã, để giải khuây các cô học trò, và bạn gái đưa Xuân Hương đi chơi trăng
cho quên nỗi buồn phiền. Trong bài thơ, Hồ Xuân Hương có nhắc đến sông Thúy Ái,
chuyện bà Phan Thị Thuấn trầm mình chết theo chồng Ngô Cảnh Hoàn( ? -1786) khi
được tin ông và hai con thua trận Tây Sơn chết trên sông này. Hồ Xuân Hương có
lúc cũng cóý nghĩ đen tối chết theo chồng chăng ?
Bài Chiếc Bách cũng mang cùng tâm sự Chiếc Bách là thuyền bằng
gỗ bách (cây trắc bá diệp), một giống thông, tùng bách, do tích Cung Bá, Thái Tử
nước Vệ chết sớm, vợ thủ tiết có làm bài thơ "thuyền bách", tỏ ý
không tái giá , nên thường dùng để ví người đàn bàở góa. Viết bài thơ Chiếc
Bách, Xuân Hương muốn ví mình như vợ Cung Bá thủ tiết theo chồng Trần Phúc Hiển.
Bài này có trong văn bản thơ Hồ Xuân Hương năm 1909.
CHIẾC BÁCH
Chiếc bách buồn về phận nổi nênh,
Giữa dòng ngao ngán nổi lênh đênh.
Lưng khoan tình nghĩa mong đầy đặn,
Nửa mạn phong ba luống bập bềnh.
Chèo lái mặc ai lăm đỗ bến,
Buồm lèo thây kẻ rắp xuôi duềnh.
Ấy ai tham ván cam lòng vậy,
Ngán nổi ôm đàn những tấp tênh.
Giữa dòng ngao ngán nổi lênh đênh.
Lưng khoan tình nghĩa mong đầy đặn,
Nửa mạn phong ba luống bập bềnh.
Chèo lái mặc ai lăm đỗ bến,
Buồm lèo thây kẻ rắp xuôi duềnh.
Ấy ai tham ván cam lòng vậy,
Ngán nổi ôm đàn những tấp tênh.
Chú thích:
Tham ván: do câu tham ván bán thuyền.
Ôm đàn: ôm đàn sang gảy thuyền khác, ý nói lấy chồng khác.
Bài Chiếc Bách, mang tâm sự buồn thảm của Hồ Xuân Hương sau
khi chồng bị tử hình. Buồn phận mình nỗi nênh, lênh đênh. Chỉ mong tình nghĩa
được trọn vẹn đầy đặn, nào ngờ nửa chừng sóng gió bão tố lại nổi lên. Cuộc đời
đành phó mặc cho ai đổi bến, lèo lái xuôi dòng nước. Vì ai tham ván bán thuyền,
thôi cũng đành cam chịu vậy. Ngán nỗi mình từ nay ôm đàn bơ vơ biết gảy cùng ai
khúc tri âm.
Bài TRĂNG THU
Một trái trăng thu chín mõm mòm,
Nẩy vừng nguyệt quếđỏ lòm lom.
Giữa in chiếc bích khuôn còn méo,
Ngoài khép đôi cung cánh vẫn khòm.
Ghét mặt kẻ trần đua cói móc,
Ngứa gan thằng cuội đứng lom khom.
Hỡi người bẻ quế là ai đó ?
Đã có Hằng Nga ghé mắt dòm.
Nẩy vừng nguyệt quếđỏ lòm lom.
Giữa in chiếc bích khuôn còn méo,
Ngoài khép đôi cung cánh vẫn khòm.
Ghét mặt kẻ trần đua cói móc,
Ngứa gan thằng cuội đứng lom khom.
Hỡi người bẻ quế là ai đó ?
Đã có Hằng Nga ghé mắt dòm.
Chú thích:
Chiếc bích: chiếc ngọc bích hình tròn dẹt giữa có lỗ, người
ta hay gọi mặt trăng là bích nguyệt, trăng như ngọc bích.
Bẻ quế trong cung thềm: chỉ người đỗđạt đại khoa, trong tâm sự
Hồ Xuân Hương có thể hiểu là Trần Phúc Hiển hay Trần Ngọc Quán..
Tâm sự Hồ Xuân Hương qua bài Trăng Thu, sau khi chồng bị tử
hình: nhìn trăng qua ngày 17, 18 đã bắt đầu khuyết, trăng chín mõm mòn. Xuân
Hương thấy trăng màu đỏ như máu. Dù có khuôn phép như ngọc bích, khuôn phép ấy
vẫn còn méo, dùở ngoài cung vẫn có những kẻ khòm lưng xu nịnh. Xuân Hương ghét
mặt kẻ trần đua xói móc. Xuân Hương ghét Án Thủ Dung, ghét Tổng Trấn Lê Chất,
ghét những kẻ tiểu nhân đem nàng ra phỉ báng làm ngứa gan thằng cuội. Những kẻ
làm hại người anh tài tuấn kiệt đó có chị Hằng Nga chứng kiến soi xét.
Hai bài Tự Tình cũng cùng một tâm sự này:
TỰ TÌNH I
Canh khuya văng vẳng tiếng canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế, khuyết chưa tròn.
Xuyên ngang mặt đất rêu từng đám,
Đâm toạt chân mây đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con.
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế, khuyết chưa tròn.
Xuyên ngang mặt đất rêu từng đám,
Đâm toạt chân mây đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con.
TỰ TÌNH II
Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom,
Oán hận trông ra khắp mọi chòm.
Mõ thảm không khua mà cũng cốc,
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om ?
Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ,
Sau giận vì duyên để mõm mòm.
Tài tử, văn nhân ai đó tá ?
Thân này đâu đã chịu già tom.
Oán hận trông ra khắp mọi chòm.
Mõ thảm không khua mà cũng cốc,
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om ?
Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ,
Sau giận vì duyên để mõm mòm.
Tài tử, văn nhân ai đó tá ?
Thân này đâu đã chịu già tom.
Chú thích:
Bom: là chòi canh, có bản chép trên vòm, vòm trời.
Mõm mòm: chín quá, chín nhũn, chín mõm.
Tài Tử: người có tài thơ văn.
Già tom: Già tóp người lại.
Canh khuya văng vẳng tiếng trống canh, chồng mất bị tử hình,
chỉ còn lại trơ phận mình với non nước. Uống chén rượu khuây sầu, say rồi lại tỉnh.
Nửa vầng trăng khuyết ngả bóng, trăng vẫn chưa tròn. Buồn bã không bước ra khỏi
nhà, rêu trước sân không người đi mọc từng đám, chân mây chơ vơ, núi non như mấy
hòn đá lạnh lùng đâm toạt chân trời. Ngán nỗi mắy mùa xuân đi rồi về, biết cùng
ai san sẻ mối tình nhỏ bé của mình.
Canh khuya thao thức, tiếng gà văng vẳng gáy sáng trên chòi
canh. Nhìn ra khắp nơi chỉ thấy lòng oán hận. Oán hận Án Thủ Dung xui dân Châu
Vạn Ninh thưa kiện. Oán hận Tổng Trấn Bắc Thành Lê Chất tìm diệt vây cánh Nguyễn
Văn Thành, xử tử Phúc Hiển, oán hận người bạn tình cũ Trần Quang Tỉnh lánh mặt.
Trong lòng nàng nghe như có tiếng mõ, không khua mà cũng cốc nghe buồn thảm. Dường
như có tiếng chuông sầu đánh trong lòng vang vọng những âm thanh om xòm. Nghe
những tiếng lòng thêm rầu rĩ, càng giận duyên số vìđâu mà ra thế này ? Bao
nhiêu văn nhân tài tử ngày xưa tới Cổ Nguyệt Đường xướng họa ngâm thơ , nay sợ
vợ một kẻ bị tội tử hình đã lãng tránh xa.Nghĩ cũng giận, thân này đâu đã chịu
cảnh già tom như thế này.
Hồ Xuân Hương sống những ngày cuối cùng trong cô đơn, buồn bã
và từ trần khoảng năm 1822 tại Cổ Nguyệt Đường bên Hồ Tây, mộ phần trong khu
nghĩa địa Đồng Táo trước chùa Kim Liên, bên cạnh hồ sen. Ngày nay toàn khu
nghĩa địa đã chìm trong lòng nước Hồ Tây, do việc đắp đường Cổ Ngư đầu thế kỷ
20, chia hai Hồ Tây và Hồ Trúc Bạch, mực nước lên một thước. Đám tang có lẽ
trong cô đơn buồn bã, bên cạnh Hồ Xuân Hương chỉ có gia đình Tử Minh, vợ, cô em
gái và hai cháu trai và các học trò láng giềng. Cái chết cô đơn lặng lẽ không một
bài thơ, một bài điếu văn. Đó là lý do 47 năm sau Tam Nguyên Trần Bích San, đã
cho Thi hào Nguyễn Du và Tiến Sĩ Phạm Quý Thích sống lại mỗi người làm một bài
điếu văn thương tiếc Xuân Hương Hồ Phi Mai.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét