Lưu Quang Vũ, càng thương yêu
càng không vừa ý
Thơ của Lưu Quang Vũ, một nhà thơ quan trọng của những năm
sáu mươi, bảy mươi, thế kỷ trước, người có số phận kỳ lạ, là sự kết hợp của hai
khuynh hướng khác biệt. Trước hết, đó là phương pháp hiện thực có hơi hướm lãng
mạn, phổ biến vào thời ấy. Mặt khác, bắt đầu rất sớm, dòng trữ tình- phê phán của
riêng anh, trước đó gần như chưa có ở miền Bắc, nếu tính từ sau Nhân văn - Giai
phẩm, một phong trào lúc ấy đã tàn lụi, không những trên các diễn đàn chính thống,
mà ngay trong các sáng tạo ngầm của thành viên còn lại, những người sẽ chuyển sự
chú tâm của họ về hướng khác.
Ta lớn lên cửa sổ thay màu
Nghe tiếng chim không thấy mùa nắng nữa
Con thuyền giấy nát nhàu sau trận gió
Thành phố nghèo hơn và cũng buồn hơn
Nhiều bài thơ của Lưu Quang Vũ là thơ dài, phối hợp giữa tự do và có vần, giàu nhạc điệu, ngôn ngữ trong trẻo, rất dễ đi vào lòng người. Trong một số bài khác, nghệ thuật dùng chữ của tác giả rất chọn lọc, khó khăn, nhưng ít được chú ý hơn.
Tóc em dài như một ngày mỏi mệt
Tuy vậy, thơ anh không có nhiều những khoảng im lặng, khoảng trống, trái lại chúng là dòng chảy liên tục, phản chiếu một tâm hồn sôi nổi, thích biểu đạt, thuyết phục. Thơ có tư tưởng, có chủ đề, nhưng ngôn ngữ vẫn mượt mà, trong trẻo, đáng yêu:
Mưa ở đây như roi nắng ở đây như lửa
Em là bờ cau xanh
Là quả vườn nhà là chim tu hú
Em yêu chốn này không
Em như sông êm ả một dòng
Có yêu giông trời chớp bể
Có nhiều chất giọng lồng vào nhau, như sự đối đáp, sự nâng đỡ. Đôi khi giọng anh dịu xuống, bồi hồi:
Tháng năm xanh, chúng ta trở về nhà
Cỏ mọc cao trong khu vườn cũ
Cái hốc nhỏ ở trên khung cửa
Vẫn còn nguyên chiếc chìa khóa năm xưa
Bạn muốn nhắm mắt lại.
Tính giao tiếp trong thơ là một phẩm chất đặc biệt. Hiện thực của Lưu Quang Vũ thường xuyên thay đổi, phong phú, rộng lớn, cho phép nhiều cách tiếp cận. Anh thuộc thế hệ trẻ, bắt đầu nghi ngờ, nhiều bi quan, một phần vì ảnh hưởng của cuộc chiến tranh kéo dài quá lâu, với tổn thất nặng nề, một phần vì đó là đặc tính của những người trẻ tuổi. Thời kỳ đầu, thơ anh là tiếng nói mơ mộng, có thể nhầm lẫn nhưng trong sáng, đau thương nhưng lãng mạn, lương tâm xã hội quanh anh hãy còn sáng chói. Những bài thơ trữ tình nếu được xếp đặt bên nhau có thể tạo thành chuỗi tự sự, tức là một trình tự tiểu thuyết, nhưng sự liên kết giữa chúng khá mỏng mảnh, cho phép người viết có nhiều tự do, tạo ra những bước nhảy ý thức, tình trạng mất cân bằng. So với các nhà thơ cùng thời, Lưu Quang Vũ chọn được góc nhìn xã hội riêng tư, tự tin, độc đáo, và không ai có thể chia sẻ với anh phẩm chất quan trọng này, xét trong toàn bộ sự nghiệp.
Khi bè bạn gặp nhau có người theo dõi
Thầm thì không dám nói to
Khi những bài thơ anh viết ra
Chỉ một mình anh đọc
Những câu thơ ấy được viết xuống khi anh còn rất trẻ. Đó là thời kỳ sung sức, mới lạ như buổi sáng một ngày, ngôn ngữ thức dậy cùng với tình yêu, trí tuệ của bạn. Thơ là biểu hiện của người nói, tác giả, nhưng sau cùng vẫn là sự đáp ứng của người đọc, nơi bài thơ được gửi tới, nhưng bây giờ chỉ một mình anh đọc. Ngôn ngữ, tức là chữ, cấu tạo nên bài thơ. Người nào không biết dừng lại lâu ở chữ, người ấy không thể là người đọc. Bạn có thể lướt qua một trang báo, tóm tắt một tài liệu khoa học, nhưng bạn không thể lược giản một ngôn ngữ thơ ca, vốn tạo ra sự tưởng tượng, nâng đỡ sự so sánh bằng hình ảnh. Lòng dũng cảm mang người viết đến gần với độc giả và chất liệu nghệ thuật của họ. Họ cần một độ gần để xúc động và cần một quãng lùi để đè nén các xúc động ấy.
Giữa chiến tranh hiểu đời thực hơn nhiều
Rách tan cả những làn sương đẹp phủ
Chỉ còn lại nỗi buồn trơ núi đá
Điều em tin là nhảm nhí mà thôi
Trong một xã hội nhiễu nhương, một bài thơ không thể không mang ý nghĩa, trong một thời kỳ mà nhân phẩm dễ bị xúc phạm, bài thơ viết cho chính mình cũng viết cho đám đông. Thơ không chỉ mô tả sự thật mà nêu câu hỏi, kéo dài thời gian của một ngày, thay đổi định nghĩa một đời sống, thách thức những giá trị đã xác lập và vì vậy mời gọi sự đọc lại.
Thơ phải dạy ta nhìn bằng con mắt thật
Đập vào ngực ta không cho ta cúi mặt
Không cho ta lảng tránh
Đập cửa mọi nhà
Đứng ở mọi ngã ba
Không hát ta say mà lay ta thức
Thơ Lưu Quang Vũ có các chủ đề: tình yêu, chiến tranh, thế sự. Anh chú ý nhiều đến khía cạnh đạo lý của người Việt Nam. Ngay từ những năm sáu mươi, khuynh hướng thế sự đã tỏ ra sắc bén ở Lưu Quang Vũ. Không có gì đáng ngạc nhiên là sau đó, những năm tám mươi, anh trở thành nhà viết kịch lừng lẫy (*). Lương tâm của người viết, ý thức công dân làm nên động lực của những vở kịch cũng như thơ của anh. Adrienne Rich: bạn phải viết, và đọc, như thể đời sống của bạn hoàn toàn phụ thuộc vào điều ấy (**). Câu nói ấy đúng cho Lưu Quang Vũ. Một ý thức về dân chủ, ý thức công dân, vốn dễ phát triển trong một xã hội ổn định lâu dài, đã xuất hiện ở anh ngay trong thời chiến và sau đó.
Ta viết những suy tư ngây ngô vờ là trí tuệ
Những câu nhạt phèo chiếu lệ
Những lời nhàm tai ai cũng quen rồi
Mọi người quanh ta mang nỗi khổ oằn vai
Ngược đất nước tai ương xé rách
Ta viết mãi những điều vô ích
Vô duyên sao ta cứ nhoẻn miệng cười
Như phường bát âm thánh thót
Mong cuộc đời xuôi tai
Thơ anh có nhiều bài dễ thuộc, dễ nhớ. Bài "Viết cho em từ cửa biển", nói về khả năng và bất khả, ao ước và thất vọng, sự gắn bó và rời bỏ, về khát vọng tự do, không phải là thứ tự do bị đánh đồng với khái niệm tập thể chung chung, mà là tự do cá nhân rõ ràng. Nếu một bài thơ có khả năng làm rung động người đọc, thì đối với người đọc ấy, trong hoàn cảnh ấy, bài thơ có tính liệu pháp. Chúng mang bạn đi qua ngày bão tố, tới một căn nhà mà bạn từng rời bỏ thuở ấu thơ, lạc đường về. Căn nhà của nhân loại là tự do. Thơ anh làm chứng, chống lại im lặng của xã hội.
Hải cảng trụi trần như bắp thịt
Ròng ròng mồ hôi
Mọi phía phơi ra dưới mặt trời
Cao thượng xấu xa đều không giấu được
Con người ở đây vô cùng cơ cực
Bài thơ dài như một trường ca ngắn, với ngôn ngữ trữ tình phổ biến thời ấy, là một trong những bài thơ có thể vượt thời gian. Tiến độ của bài thơ, tempo, một khái niệm trong âm nhạc, nói về tốc độ nhanh hay chậm của giọng nói vang lên trong tâm trí người đọc. Tiến độ nhấn mạnh đến tâm trạng, thái độ, phong cách cư xử, phối hợp với tình trạng nhận thức và sự xúc cảm mà bài thơ mang lại. Về phương diện khác, tiến độ chính là hình thức ràng buộc về âm luật nhưng khó nhận ra hơn, ví dụ số câu cố định trong một chữ, sự hiệp vần. Một tiến độ nhanh như trong bài thơ này làm các câu thơ dính liền nhau, các chữ đi san sát. Đọc một câu như thế, bạn có thể thấy lượng thông tin dồn dập, nhịp thở mạnh, sức suy nghĩ táo bạo. Ngược lại, một câu thơ chậm rãi là do một cấu trúc có tiến độ buông thả, nhẹ nhõm, giàu suy nghĩ, ít hành động. Bài thơ "Viết cho em từ cửa biển" có nhiều khúc chuyển, điểm uốn, là nhờ sự thay đổi các tiến độ. Thay đổi tiến độ cần kéo theo sự thay đổi về giọng điệu tác giả. Các câu thơ dài có nhịp nhanh, câu ngắn nhịp chậm. Câu thơ ngắn thuộc về thức điệu trầm tư, câu dài thuộc về thức điệu bày tỏ, thuyết phục, tranh luận. Trong một bài thơ dài, sự lặp đi lặp lại các đề tài, các lối nói, các chữ không những không tránh được mà thực ra cần thiết. Chúng tạo ra sự tăng cường, cô đọng, mài sắc một ý tưởng. Sự tăng cường tiến độ một cách tự nhiên là kết quả của sự vận động tự nhiên của các câu thơ, nhiều khi vượt ra ngoài kiểm soát của tác giả. Trong những bài thơ dài, như của Lưu Quang Vũ, sự ngắt câu trở nên quan trọng trong mối quan hệ của nó với tiến độ, cũng như khi một người lái xe thật nhanh, sự đạp thắng, các khúc uốn trở nên quan trọng trong việc kiểm soát tốc độ. Tuy nhiên tất cả những yếu tố kỹ thuật mà tôi vừa nhắc đến, một cách không đầy đủ, đều phải dựa vào yếu tố quan trọng bậc nhất là ý tưởng và nội dung xuyên suốt bài thơ, chính ý tưởng ấy làm nền, quyết định cho tốc độ vận động và giọng nói của người nói. Nếu bạn nghĩ rằng tiến độ tăng lên ở thành phố, giảm đi ở nông thôn, tăng lên với tuổi trẻ và giảm đi với tuổi già, tăng lên với hoài bão và giảm đi với thất vọng, bạn sẽ nhìn thấy trong một bài thơ của Lưu Quang Vũ, như trong bài "Nói với mình và các bạn", tất cả những điều ấy: thiên nhiên mà anh sống, tuổi trẻ mà anh trải qua, hoài bão và thất vọng, nhiệt tình nóng bỏng và trầm tư sâu sắc.
Đã qua cái thời nhà thơ nhìn đời bằng con mắt trong veo
Con mắt xanh non ngỡ ngàng như mắt trẻ
Hát cái lá mùa xuân ca lời chim son sẻ
Thơ tươi mát cuộc đời và an ủi lòng ta
Nhưng đến nay tất cả đã vỡ ra
Giữa tàn bạo hư vô giữa đấu tranh khốc liệt
Thơ phải dạy ta nhìn bằng con mắt thật
Đập vào ngực ta không cho ta cúi mặt
Không cho ta lảng tránh
Đập cửa mọi nhà
Không phải là lúc nào anh cũng tránh được sự sáo rỗng, lặp lại chính mình. Giữa những bài thơ xuất sắc, có nhiều bài còn dưới trung bình, ý tưởng không mới, cách viết dễ dãi. Tuy nhiên toàn bộ cách tiếp cận của anh đối với hiện thực, ý tưởng làm mới chính hiện thực ấy, sự đánh giá lại các giá trị thực và ảo của chiến tranh, khả năng nắm bắt lịch sử đầy tài năng, các giá trị đạo đức mà anh sở hữu, các hình ảnh mà tâm hồn anh thu giữ, sự khốn khổ của lòng yêu sự thật, tất cả những điều ấy làm cho thơ Lưu Quang Vũ có khả năng lay động lòng người. Hãy nghe anh viết về chiến tranh:
Chúng ta ra đi chiến tranh mùa đông
Khói xám phủ những toa tàu mù mịt
Tờ báo cũ rơi trên chồng gạch ướt
Người bẻ ghi râu bạc đứng im lìm
Như một bức tranh tĩnh vật mà vẫn sinh động, nhiều tín hiệu.
Thơ hay cũng là một hình thức của giáo dục đối với các thế hệ đến sau, rao giảng lịch sử, tất nhiên không phải như những bài giảng trong nhà trường. Thơ là diễn dịch một bài thơ khác, là sự biến đổi của một bài thơ trước đó, là sự viết lại một cách khác, câu chuyện được kể lại bởi một người khác, giọng nói khác. Các nhà thơ đều đi tìm chất liệu sáng tạo của mình không những trong đời sống mà còn trong tác phẩm thời trước. Chất liệu ngôn ngữ của Lưu Quang Vũ là một chất liệu thành phố, mặc dù anh có nhiều bài viết về thôn quê, hay "phố huyện" nhỏ, đời sống nông dân, các liên tưởng làng quê. Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa
Ống tre ngà và mềm mại như tơ
Ở một số nhà thơ Âu Mỹ, sự lo lắng chịu ảnh hưởng lẫn nhau thể hiện rõ rệt, điều này hình như không đặt ra ở các nhà thơ người Việt. Lưu Quang Vũ viết với giọng sôi nổi nhưng khách quan, giữ một khoảng cách giữa tác giả và người đọc, nhờ vào việc sử dụng vần điệu vừa phải, các câu thơ tự do dài ngắn khác nhau. Tuy nhiên khi làm thơ có vần, anh chưa có ý thức thoát ra khỏi các quy luật của chúng, như các nhà thơ khác, sau này.
Một đảo nhỏ ngoài khơi nhiều kẻ nhận
Vẫn tiếng làng tiếng nước của riêng ta
Tiếng chẳng mất khi Loa thành đã mất
Nàng Mỵ Châu quỳ xuống lạy cha già
(Bài Tiếng Việt)
Thơ như thế hãy còn cũ kỹ. Truyền thống trong văn chương không phải chỉ là quá khứ, đó là một gia sản sống động, một sinh thể, và các nhà thơ có ý thức nghề nghiệp tìm đến với chúng để lắng nghe, để học tập, để sửa đổi. Chỉ có một nền thơ dựa trên tinh thần như thế mới có thể phát triển, tự làm mới, đi xa. Câu chuyện kể trong một bài thơ là cảm hứng tự sự được biến đổi đi dưới áp lực trữ tình. Câu chuyện không phải là diễn tiến theo thời gian của một sự việc mà là sự sắp xếp chủ quan của người viết, tái tạo một hiện thực đã xảy ra hay giả định xảy ra. Chúng ta trình bày đời sống của chúng ta, tình yêu và phản bội của chúng ta, niềm hân hoan và thống khổ của chúng ta, sự vâng lời ngu muội và tính phản kháng rực rỡ của chúng ta, qua hình thức của chuyện kể. Xung đột là bí quyết: nỗi xung đột thường gặp trong thơ là xung đột nội tâm, thầm lặng nhưng khó khăn.
Cuộc chiến còn dai dẳng
Hai bên chĩa súng vào nhau
Tuổi trẻ buồn, những chuyến đi, bao câu hỏi không lời giải
Đất nước mênh mông nắng cháy
Mai Nguyễn mặc áo lính, khoác ba-lô
Khánh xuôi về Phòng, mình ở lại
Người ra đi không biết đi làm gì
Người ở lại không biết ở lại làm gì
Đêm mưa thức với nhau trong quán cà phê
Đốm thuốc cháy môi không nói
Tinh mơ một thằng con giai râu rậm lên xe
Không cô gái nào vẫy theo
Ra tiễn chỉ có hai anh trông có vẻ dở người
Ngồi uống một ấm trà ở ngã tư chợ Hôm
Thơ mộc mạc, mới, kỳ lạ.
Câu chuyện trong thơ không chỉ là cách tái tạo các kinh nghiệm cá nhân mà còn để gìn giữ các xúc động của người viết và người đọc, nuôi dưỡng chúng, trao cho chúng sự tự tin, sức sống. Nỗi buồn của xã hội, sự tăm tối của một thế hệ, lối sống nghèo nàn của một đất nước chiến tranh trở nên có thể hiểu được và chịu đựng được khi biến thành câu chuyện kể. Không phải là không có những xung đột xã hội, giữa người và người:
Lòng tốt ở đây chẳng đáng một xu
Càng có tài lọc lừa càng nặng Sự liên tục của các câu thơ, hay sự mất liên tục, đều là những dấu hiệu cho ta thấy nhà thơ thuộc về trường thẩm mỹ nào. Lưu Quang Vũ cũng viết về tổn thương mà con người gây ra cho thiên nhiên và, mặt khác, chiến tranh gây ra cho con người. Hầu hết các nhà thơ hiện nay đều nghiêng về thơ trữ tình, một nghệ thuật đầy tính chủ quan và riêng tư, trong khi đó tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch, các hình thức văn học khác có khuynh hướng ngược lại: chúng ngày càng tự sự hóa, khách quan hóa. Sự trở thành một nhà viết kịch chứng tỏ Lưu Quang Vũ có thể cùng lúc phát triển hai khuynh hướng, chủ quan trong thơ và khách quan trên sân khấu. Cái gì trong thơ anh ám ảnh tôi nhiều nhất?
Thơ Khánh buồn như lòng đất nước
Thơ hay đời loạn chẳng đâu dùng
Vườn cũ cây tàn chim chết cả
Người chơi đàn nguyệt có còn không
Lòng yêu cái đẹp của anh.
Khoảng cách giữa nhà thơ và người đọc càng gần, sự thân mật càng lớn, sự đồng hóa của người đọc và người viết dễ xảy ra; nhưng khoảng cách ấy càng xa, người đọc càng có nhiều tự do lựa chọn. Thơ có khả năng mở những cánh cửa cho phép bạn bước vào thiên nhiên, trở lại với nguồn suối nguyên thủy. Thơ không thay đổi thực tế lịch sử, thủ tiêu tình thế tuyệt vọng, nhưng, bằng cách thay đổi nhận thức và xúc động, làm thay đổi chúng ta.
Đêm nay lại hành quân qua phố huyện
Một vầng trăng bạc, mấy chòm sao
Phố nhỏ nằm ven bờ cát sông Thao
Đêm nghe rì rầm nước chảy
Gió thổi xạc xào lau sậy
Rừng cọ bạt ngàn, nối tiếp nhau
Lưu Quang Vũ quan sát kỹ, nhắc đến phố huyện một cách đậm đà trong những bài thơ viết sớm của anh. Có lẽ đó là vùng đất nơi anh sinh ra và lớn lên, có kỷ niệm ấu thời. Lưu Quang Vũ không dùng nhiều hình thức ngắt câu giữa chừng và vắt dòng, vì vậy câu thơ của anh trọn vẹn, rõ nghĩa, dễ hiểu, được nhiều người thích nhưng không khai mở, phóng túng như những câu bị cắt, và đó cũng là một nhược điểm. Một nhà thơ có thể mở rộng hay bẻ gãy cấu trúc văn phạm chừng nào chúng phục vụ cho mục đích nghệ thuật. Các câu thơ bị ngắt đoạn trở thành hình ảnh linh động mà nhà thơ muốn mô tả. Nhưng những câu thơ tình của Lưu Quang Vũ vẫn có thể vừa trong trẻo lại vừa mê đắm, quặn thắt.
Em là hàng cau xanh
Là quả vườn nhà
Là chim tu hú
Em có yêu chốn này không
Đôi khi, con người cần sống đến cùng tận cảm giác bất an, tình huống bi kịch, nhờ thế, làm tăng lên lòng dũng cảm, tình yêu đối với đời sống, hoan lạc. Sự thăng hoa. Trong bài thơ "Viết cho em từ cửa biển", tác giả dường như muốn sống nhiều cuộc đời, không chỉ cuộc đời của người khác, mà nhiều cuộc đời trong một quãng ngắn. Bài thơ là tình yêu đối với biển cả, đất cảng Hải Phòng, khám phá. Như một người vừa thoát được hay sắp thoát được cảnh ngục tù tăm tối, hít thở khí trời, hơi gió mặn từ biển, mở hết lòng ngực. Hầu hết mọi trường hợp, con người tan biến vào hoàn cảnh, trở thành một nhân vật của sân khấu, nhưng trong bài thơ này, nhân vật ấy đứng tách ra, một mình nhìn lại, nhìn quanh, quan sát cuộc sống, ghi nhận chi tiết. Không phải bản mô tả hiện thực, thơ trữ tình cho phép bạn đắm mình trong những kinh nghiệm trực tiếp, bạn thở không khí ấy, bơi trong dòng nước ấy, lo âu và hy vọng trước biển ấy.
Con sông giống cuộc đời anh
Anh là cậu bé nhặt than
Là ông già buông câu im lặng
Là quả dưa tròn trên khoang nắng
Là lá sú vàng trôi ở cửa sông
Các hành động bị dừng lại, tạo ấn tượng phim ảnh. Hình ảnh trong bài này lãng mạn, đẹp, mặc dù có thể bị trách là dễ dãi. Hạnh phúc không xuất hiện nhiều trong thơ Lưu Quang Vũ, tuy từng xuất hiện trong những bài thơ đầu tiên, và về sau rải rác. Tình yêu của anh nhiều chất suy nghĩ, hồi tưởng, hơn là những phút hiện tại, hiếm hoi. Mưa không mơ hồ mà tàn nhẫn từng cơn
Quyển sách cũ bài thơ nhòe nét chữ
Em đã tin trời xanh ngoài cửa sổ
Trời đen sầm cửa sập nát vai em
Tưởng hoa hồng là hương của đêm
Hoa đã rụng và em không khóc được
Những câu hỏi ban đầu đơn giản nhất
Ngỡ giải đáp rồi nay vẫn xé lòng em
Trang sách tình yêu có ngôi sao lên
Không giống với cuộc đời thô bạo
Vì ta lầm đường hay vì trời nổi bão
Thương bạn bè ngơ ngác ngóng tin nhau
Nhà thơ Jane Hirshfield có viết đâu đó, một bài thơ là một cái tách chứa đầy chữ tràn ra ngoài, nghĩa của chúng vượt ra khỏi khả năng dung chứa của cái tách ấy. Sự chứa đầy và sự tràn ra này có tính bí ẩn, làm nên đời sống của thơ. Cấu trúc gồm hai phần: trật tự mà các thông tin được sắp xếp, và bản thân các thông tin ấy. Hay nói cách khác, cấu trúc của một bài thơ có thể dung chứa một lượng thông tin lớn hơn nội dung của bài thơ. Chúng ta lớn lên, trưởng thành, là nhờ triển nở các giới hạn. Thơ mang bạn tới gần các giới hạn.
Tôi viết những bài thơ chống lại chính tôi
Chống lại bóng đen trì trệ của đời
Chống lại những bài thơ tôi đã viết cùng những ai ưa thích nó
Làm sao đọc thơ tôi anh giận dữ băn khoăn xấu hổ
Cãi lại tôi hay ghét tôi đi nữa
Nhưng anh thôi hờ hững sống bình yên
Lưu Quang Vũ thường bình luận, và đó không phải là những thí dụ thành công, nhưng chúng ta chấp nhận, lắng nghe giọng tác giả, vừa muốn tranh luận vừa muốn lắng nghe tiếp. Rất sớm, thơ anh đã mới nhờ biết dùng giác quan:
Anh ngồi trên đống bao hàng
Giữa những người thợ cười nói rì rầm
Những thủy thủ nồng hơi rượu chát
Tiếng than vãn, tiếng nỉ non, tiếng đùa, tiếng khóc
Có một điều gì khó giải thích trong vẻ đẹp hơi trau chuốt của ngôn ngữ này. Hay là sự tội nghiệp quyến rũ?
Em con tàu về cảng mưa đêm
Ngã tư ngô đồng rụng lá
Con sông mờ thân cầu đổ
Như thế là vừa. Chỉ cần tài hoa quá tay lên một chút, anh sẽ trở thành người sử dụng tu từ xuất sắc, hay hạ giọng xuống, để trở nên thương cảm, là hai điều tối kỵ trong phép làm thơ.
Em đừng thương anh nữa
Anh đi lủi thủi trên đường
Hai câu đó không nên đặt chung với nhau. Lưu Quang Vũ cũng không tránh được cách viết “tả chân” mà vào thời ấy có lẽ là phương pháp phổ biến. Tuy vậy anh vẫn có những quan sát khá đắt:
Bác tôi chỉ huy trinh sát sư đoàn
Người anh hùng tuổi thơ tôi thán phục
Nay thủ trưởng một văn phòng lớn
Suốt ngày lau xe đạp chữa đèn pin
Vậy là còn khá. Thời bây giờ các ông thủ trưởng ấy không còn thì giờ lau xe đạp chữa đèn pin, có lẽ họ bận rộn các phe nhậu nhẹt đền chùa khấn vái. Một bài thơ sống được khi có khả năng vượt qua ngữ cảnh của nó, giữa những mảnh vỡ hiện thực. Không phải chỉ con người, thiên nhiên cũng xuất hiện đầy màu sắc trong thơ Lưu Quang Vũ, phong phú, sôi động. Một xã hội càng tách rời thiên nhiên, con người ở đó càng có đời sống tinh thần nghèo nàn, ích kỷ, ngu dốt, bất chấp tiện nghi vật chất, sự giàu có. Khi loài người nhận ra bất hạnh, họ trở về với đất, rừng, biển, bà mẹ thiên nhiên.
Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm
Cánh đồng xa cò trắng rủ nhau về
Hai câu đầu tiên cảm động, đẹp, đúng là ngôn ngữ của anh. Nhưng ở câu thứ ba:
Có con nghé trên lưng bùn ướt đẫm
Anh bắt đầu không chống được cám dỗ của thói quen mô tả thay vì suy tưởng, như cách mà ta dễ thấy ở hầu hết các nhà thơ Việt hiện nay, và đưa quá nhiều hình ảnh vào. Tôi ngại rằng anh sẽ không thoát khỏi chúng. Quả nhiên, anh tiếp:
Nghe xạc xào gió thổi giữa cau tre Một câu thơ nhiều chi tiết có thể làm hỏng một đoạn. Mà đoạn hay nhất trong bài thơ dài, mười hai đoạn, bốn mươi tám câu. Bạn an tâm, đó không phải là bài thơ tiêu biểu của Lưu Quang Vũ, mặc dù hình như là bài duy nhất được đưa vào các tuyển tập chính thức: anh đi xa hơn chúng nhiều, không những trong suy tư sâu về tình yêu, đất nước, mà cả trong sự tiếp cận dũng mãnh đối với hiện thực.
Chúng ta cũng yêu quý điều gì ở Lưu Quang Vũ? Lòng khao khát tự do.
Sao em chẳng cùng anh ra cửa biển
Mùa thu cao mây trắng xóa mênh mông
Tự do của Lưu Quang Vũ có tính riêng tư hơn và vì vậy mà tuyệt đối hơn. Khi đọc lại thơ ca miền Bắc cùng thời, tôi có ấn tượng rằng hình như anh là nhà thơ hiếm hoi, vào thời điểm ấy, đi ngược lại các quy ước, thể hiện ý chí cá nhân, rẽ sang một lối hoàn toàn khác từ nền thơ đại chúng. Đi xa đến nỗi cũng còn lâu nhiều nhà thơ hôm nay có thể theo kịp. Trước hết, sớm muộn gì anh cũng vượt qua thói quen sáo rỗng của chính mình, kiểu như trong:
Con ngựa gầy phiêu bạt thảo nguyên xa
Vượt qua không khí tù hãm, nhìn thẳng vào cô đơn, tự làm mới vết thương tâm hồn, do đó làm mới niềm hy vọng đối với ngôn ngữ. Thoạt đầu anh cũng tham gia chiến tranh như nhiều người khác, trong xã hội ấy: hồn nhiên, tin tưởng, mơ mộng.
Chùm nhãn chín cành cao rạo rực
Sắp gặp nắng nhựa dồn nên nhãn thức
Ta cũng bồi hồi trong đêm bâng khuâng:
Ừ xa nhà đánh giặc đã hai năm
(4. 1967)
Tuy nhiên trong dàn đồng ca của thời đại mình, Lưu Quang Vũ dần trở nên một tiếng nói riêng lẻ, độc lập, cô độc. Điều gì đã làm cho anh nhận ra chiến tranh là trò chơi vô nghĩa, tội ác của nó không thuộc riêng bên nào, thế lực nào? Tôi nghĩ rằng chưa phải là kiến thức, hay dũng cảm, mà chính là lương tâm.
Chúng mình không có bom nguyên tử
Chỉ có thuốc lào hút với nhau
Thương nhà thương nước thương cho bạn
Không khóc mà sao cổ nghẹn ngào
Ta lớn lên cửa sổ thay màu
Nghe tiếng chim không thấy mùa nắng nữa
Con thuyền giấy nát nhàu sau trận gió
Thành phố nghèo hơn và cũng buồn hơn
Nhiều bài thơ của Lưu Quang Vũ là thơ dài, phối hợp giữa tự do và có vần, giàu nhạc điệu, ngôn ngữ trong trẻo, rất dễ đi vào lòng người. Trong một số bài khác, nghệ thuật dùng chữ của tác giả rất chọn lọc, khó khăn, nhưng ít được chú ý hơn.
Tóc em dài như một ngày mỏi mệt
Tuy vậy, thơ anh không có nhiều những khoảng im lặng, khoảng trống, trái lại chúng là dòng chảy liên tục, phản chiếu một tâm hồn sôi nổi, thích biểu đạt, thuyết phục. Thơ có tư tưởng, có chủ đề, nhưng ngôn ngữ vẫn mượt mà, trong trẻo, đáng yêu:
Mưa ở đây như roi nắng ở đây như lửa
Em là bờ cau xanh
Là quả vườn nhà là chim tu hú
Em yêu chốn này không
Em như sông êm ả một dòng
Có yêu giông trời chớp bể
Có nhiều chất giọng lồng vào nhau, như sự đối đáp, sự nâng đỡ. Đôi khi giọng anh dịu xuống, bồi hồi:
Tháng năm xanh, chúng ta trở về nhà
Cỏ mọc cao trong khu vườn cũ
Cái hốc nhỏ ở trên khung cửa
Vẫn còn nguyên chiếc chìa khóa năm xưa
Bạn muốn nhắm mắt lại.
Tính giao tiếp trong thơ là một phẩm chất đặc biệt. Hiện thực của Lưu Quang Vũ thường xuyên thay đổi, phong phú, rộng lớn, cho phép nhiều cách tiếp cận. Anh thuộc thế hệ trẻ, bắt đầu nghi ngờ, nhiều bi quan, một phần vì ảnh hưởng của cuộc chiến tranh kéo dài quá lâu, với tổn thất nặng nề, một phần vì đó là đặc tính của những người trẻ tuổi. Thời kỳ đầu, thơ anh là tiếng nói mơ mộng, có thể nhầm lẫn nhưng trong sáng, đau thương nhưng lãng mạn, lương tâm xã hội quanh anh hãy còn sáng chói. Những bài thơ trữ tình nếu được xếp đặt bên nhau có thể tạo thành chuỗi tự sự, tức là một trình tự tiểu thuyết, nhưng sự liên kết giữa chúng khá mỏng mảnh, cho phép người viết có nhiều tự do, tạo ra những bước nhảy ý thức, tình trạng mất cân bằng. So với các nhà thơ cùng thời, Lưu Quang Vũ chọn được góc nhìn xã hội riêng tư, tự tin, độc đáo, và không ai có thể chia sẻ với anh phẩm chất quan trọng này, xét trong toàn bộ sự nghiệp.
Khi bè bạn gặp nhau có người theo dõi
Thầm thì không dám nói to
Khi những bài thơ anh viết ra
Chỉ một mình anh đọc
Những câu thơ ấy được viết xuống khi anh còn rất trẻ. Đó là thời kỳ sung sức, mới lạ như buổi sáng một ngày, ngôn ngữ thức dậy cùng với tình yêu, trí tuệ của bạn. Thơ là biểu hiện của người nói, tác giả, nhưng sau cùng vẫn là sự đáp ứng của người đọc, nơi bài thơ được gửi tới, nhưng bây giờ chỉ một mình anh đọc. Ngôn ngữ, tức là chữ, cấu tạo nên bài thơ. Người nào không biết dừng lại lâu ở chữ, người ấy không thể là người đọc. Bạn có thể lướt qua một trang báo, tóm tắt một tài liệu khoa học, nhưng bạn không thể lược giản một ngôn ngữ thơ ca, vốn tạo ra sự tưởng tượng, nâng đỡ sự so sánh bằng hình ảnh. Lòng dũng cảm mang người viết đến gần với độc giả và chất liệu nghệ thuật của họ. Họ cần một độ gần để xúc động và cần một quãng lùi để đè nén các xúc động ấy.
Giữa chiến tranh hiểu đời thực hơn nhiều
Rách tan cả những làn sương đẹp phủ
Chỉ còn lại nỗi buồn trơ núi đá
Điều em tin là nhảm nhí mà thôi
Trong một xã hội nhiễu nhương, một bài thơ không thể không mang ý nghĩa, trong một thời kỳ mà nhân phẩm dễ bị xúc phạm, bài thơ viết cho chính mình cũng viết cho đám đông. Thơ không chỉ mô tả sự thật mà nêu câu hỏi, kéo dài thời gian của một ngày, thay đổi định nghĩa một đời sống, thách thức những giá trị đã xác lập và vì vậy mời gọi sự đọc lại.
Thơ phải dạy ta nhìn bằng con mắt thật
Đập vào ngực ta không cho ta cúi mặt
Không cho ta lảng tránh
Đập cửa mọi nhà
Đứng ở mọi ngã ba
Không hát ta say mà lay ta thức
Thơ Lưu Quang Vũ có các chủ đề: tình yêu, chiến tranh, thế sự. Anh chú ý nhiều đến khía cạnh đạo lý của người Việt Nam. Ngay từ những năm sáu mươi, khuynh hướng thế sự đã tỏ ra sắc bén ở Lưu Quang Vũ. Không có gì đáng ngạc nhiên là sau đó, những năm tám mươi, anh trở thành nhà viết kịch lừng lẫy (*). Lương tâm của người viết, ý thức công dân làm nên động lực của những vở kịch cũng như thơ của anh. Adrienne Rich: bạn phải viết, và đọc, như thể đời sống của bạn hoàn toàn phụ thuộc vào điều ấy (**). Câu nói ấy đúng cho Lưu Quang Vũ. Một ý thức về dân chủ, ý thức công dân, vốn dễ phát triển trong một xã hội ổn định lâu dài, đã xuất hiện ở anh ngay trong thời chiến và sau đó.
Ta viết những suy tư ngây ngô vờ là trí tuệ
Những câu nhạt phèo chiếu lệ
Những lời nhàm tai ai cũng quen rồi
Mọi người quanh ta mang nỗi khổ oằn vai
Ngược đất nước tai ương xé rách
Ta viết mãi những điều vô ích
Vô duyên sao ta cứ nhoẻn miệng cười
Như phường bát âm thánh thót
Mong cuộc đời xuôi tai
Thơ anh có nhiều bài dễ thuộc, dễ nhớ. Bài "Viết cho em từ cửa biển", nói về khả năng và bất khả, ao ước và thất vọng, sự gắn bó và rời bỏ, về khát vọng tự do, không phải là thứ tự do bị đánh đồng với khái niệm tập thể chung chung, mà là tự do cá nhân rõ ràng. Nếu một bài thơ có khả năng làm rung động người đọc, thì đối với người đọc ấy, trong hoàn cảnh ấy, bài thơ có tính liệu pháp. Chúng mang bạn đi qua ngày bão tố, tới một căn nhà mà bạn từng rời bỏ thuở ấu thơ, lạc đường về. Căn nhà của nhân loại là tự do. Thơ anh làm chứng, chống lại im lặng của xã hội.
Hải cảng trụi trần như bắp thịt
Ròng ròng mồ hôi
Mọi phía phơi ra dưới mặt trời
Cao thượng xấu xa đều không giấu được
Con người ở đây vô cùng cơ cực
Bài thơ dài như một trường ca ngắn, với ngôn ngữ trữ tình phổ biến thời ấy, là một trong những bài thơ có thể vượt thời gian. Tiến độ của bài thơ, tempo, một khái niệm trong âm nhạc, nói về tốc độ nhanh hay chậm của giọng nói vang lên trong tâm trí người đọc. Tiến độ nhấn mạnh đến tâm trạng, thái độ, phong cách cư xử, phối hợp với tình trạng nhận thức và sự xúc cảm mà bài thơ mang lại. Về phương diện khác, tiến độ chính là hình thức ràng buộc về âm luật nhưng khó nhận ra hơn, ví dụ số câu cố định trong một chữ, sự hiệp vần. Một tiến độ nhanh như trong bài thơ này làm các câu thơ dính liền nhau, các chữ đi san sát. Đọc một câu như thế, bạn có thể thấy lượng thông tin dồn dập, nhịp thở mạnh, sức suy nghĩ táo bạo. Ngược lại, một câu thơ chậm rãi là do một cấu trúc có tiến độ buông thả, nhẹ nhõm, giàu suy nghĩ, ít hành động. Bài thơ "Viết cho em từ cửa biển" có nhiều khúc chuyển, điểm uốn, là nhờ sự thay đổi các tiến độ. Thay đổi tiến độ cần kéo theo sự thay đổi về giọng điệu tác giả. Các câu thơ dài có nhịp nhanh, câu ngắn nhịp chậm. Câu thơ ngắn thuộc về thức điệu trầm tư, câu dài thuộc về thức điệu bày tỏ, thuyết phục, tranh luận. Trong một bài thơ dài, sự lặp đi lặp lại các đề tài, các lối nói, các chữ không những không tránh được mà thực ra cần thiết. Chúng tạo ra sự tăng cường, cô đọng, mài sắc một ý tưởng. Sự tăng cường tiến độ một cách tự nhiên là kết quả của sự vận động tự nhiên của các câu thơ, nhiều khi vượt ra ngoài kiểm soát của tác giả. Trong những bài thơ dài, như của Lưu Quang Vũ, sự ngắt câu trở nên quan trọng trong mối quan hệ của nó với tiến độ, cũng như khi một người lái xe thật nhanh, sự đạp thắng, các khúc uốn trở nên quan trọng trong việc kiểm soát tốc độ. Tuy nhiên tất cả những yếu tố kỹ thuật mà tôi vừa nhắc đến, một cách không đầy đủ, đều phải dựa vào yếu tố quan trọng bậc nhất là ý tưởng và nội dung xuyên suốt bài thơ, chính ý tưởng ấy làm nền, quyết định cho tốc độ vận động và giọng nói của người nói. Nếu bạn nghĩ rằng tiến độ tăng lên ở thành phố, giảm đi ở nông thôn, tăng lên với tuổi trẻ và giảm đi với tuổi già, tăng lên với hoài bão và giảm đi với thất vọng, bạn sẽ nhìn thấy trong một bài thơ của Lưu Quang Vũ, như trong bài "Nói với mình và các bạn", tất cả những điều ấy: thiên nhiên mà anh sống, tuổi trẻ mà anh trải qua, hoài bão và thất vọng, nhiệt tình nóng bỏng và trầm tư sâu sắc.
Đã qua cái thời nhà thơ nhìn đời bằng con mắt trong veo
Con mắt xanh non ngỡ ngàng như mắt trẻ
Hát cái lá mùa xuân ca lời chim son sẻ
Thơ tươi mát cuộc đời và an ủi lòng ta
Nhưng đến nay tất cả đã vỡ ra
Giữa tàn bạo hư vô giữa đấu tranh khốc liệt
Thơ phải dạy ta nhìn bằng con mắt thật
Đập vào ngực ta không cho ta cúi mặt
Không cho ta lảng tránh
Đập cửa mọi nhà
Không phải là lúc nào anh cũng tránh được sự sáo rỗng, lặp lại chính mình. Giữa những bài thơ xuất sắc, có nhiều bài còn dưới trung bình, ý tưởng không mới, cách viết dễ dãi. Tuy nhiên toàn bộ cách tiếp cận của anh đối với hiện thực, ý tưởng làm mới chính hiện thực ấy, sự đánh giá lại các giá trị thực và ảo của chiến tranh, khả năng nắm bắt lịch sử đầy tài năng, các giá trị đạo đức mà anh sở hữu, các hình ảnh mà tâm hồn anh thu giữ, sự khốn khổ của lòng yêu sự thật, tất cả những điều ấy làm cho thơ Lưu Quang Vũ có khả năng lay động lòng người. Hãy nghe anh viết về chiến tranh:
Chúng ta ra đi chiến tranh mùa đông
Khói xám phủ những toa tàu mù mịt
Tờ báo cũ rơi trên chồng gạch ướt
Người bẻ ghi râu bạc đứng im lìm
Như một bức tranh tĩnh vật mà vẫn sinh động, nhiều tín hiệu.
Thơ hay cũng là một hình thức của giáo dục đối với các thế hệ đến sau, rao giảng lịch sử, tất nhiên không phải như những bài giảng trong nhà trường. Thơ là diễn dịch một bài thơ khác, là sự biến đổi của một bài thơ trước đó, là sự viết lại một cách khác, câu chuyện được kể lại bởi một người khác, giọng nói khác. Các nhà thơ đều đi tìm chất liệu sáng tạo của mình không những trong đời sống mà còn trong tác phẩm thời trước. Chất liệu ngôn ngữ của Lưu Quang Vũ là một chất liệu thành phố, mặc dù anh có nhiều bài viết về thôn quê, hay "phố huyện" nhỏ, đời sống nông dân, các liên tưởng làng quê. Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa
Ống tre ngà và mềm mại như tơ
Ở một số nhà thơ Âu Mỹ, sự lo lắng chịu ảnh hưởng lẫn nhau thể hiện rõ rệt, điều này hình như không đặt ra ở các nhà thơ người Việt. Lưu Quang Vũ viết với giọng sôi nổi nhưng khách quan, giữ một khoảng cách giữa tác giả và người đọc, nhờ vào việc sử dụng vần điệu vừa phải, các câu thơ tự do dài ngắn khác nhau. Tuy nhiên khi làm thơ có vần, anh chưa có ý thức thoát ra khỏi các quy luật của chúng, như các nhà thơ khác, sau này.
Một đảo nhỏ ngoài khơi nhiều kẻ nhận
Vẫn tiếng làng tiếng nước của riêng ta
Tiếng chẳng mất khi Loa thành đã mất
Nàng Mỵ Châu quỳ xuống lạy cha già
(Bài Tiếng Việt)
Thơ như thế hãy còn cũ kỹ. Truyền thống trong văn chương không phải chỉ là quá khứ, đó là một gia sản sống động, một sinh thể, và các nhà thơ có ý thức nghề nghiệp tìm đến với chúng để lắng nghe, để học tập, để sửa đổi. Chỉ có một nền thơ dựa trên tinh thần như thế mới có thể phát triển, tự làm mới, đi xa. Câu chuyện kể trong một bài thơ là cảm hứng tự sự được biến đổi đi dưới áp lực trữ tình. Câu chuyện không phải là diễn tiến theo thời gian của một sự việc mà là sự sắp xếp chủ quan của người viết, tái tạo một hiện thực đã xảy ra hay giả định xảy ra. Chúng ta trình bày đời sống của chúng ta, tình yêu và phản bội của chúng ta, niềm hân hoan và thống khổ của chúng ta, sự vâng lời ngu muội và tính phản kháng rực rỡ của chúng ta, qua hình thức của chuyện kể. Xung đột là bí quyết: nỗi xung đột thường gặp trong thơ là xung đột nội tâm, thầm lặng nhưng khó khăn.
Cuộc chiến còn dai dẳng
Hai bên chĩa súng vào nhau
Tuổi trẻ buồn, những chuyến đi, bao câu hỏi không lời giải
Đất nước mênh mông nắng cháy
Mai Nguyễn mặc áo lính, khoác ba-lô
Khánh xuôi về Phòng, mình ở lại
Người ra đi không biết đi làm gì
Người ở lại không biết ở lại làm gì
Đêm mưa thức với nhau trong quán cà phê
Đốm thuốc cháy môi không nói
Tinh mơ một thằng con giai râu rậm lên xe
Không cô gái nào vẫy theo
Ra tiễn chỉ có hai anh trông có vẻ dở người
Ngồi uống một ấm trà ở ngã tư chợ Hôm
Thơ mộc mạc, mới, kỳ lạ.
Câu chuyện trong thơ không chỉ là cách tái tạo các kinh nghiệm cá nhân mà còn để gìn giữ các xúc động của người viết và người đọc, nuôi dưỡng chúng, trao cho chúng sự tự tin, sức sống. Nỗi buồn của xã hội, sự tăm tối của một thế hệ, lối sống nghèo nàn của một đất nước chiến tranh trở nên có thể hiểu được và chịu đựng được khi biến thành câu chuyện kể. Không phải là không có những xung đột xã hội, giữa người và người:
Lòng tốt ở đây chẳng đáng một xu
Càng có tài lọc lừa càng nặng Sự liên tục của các câu thơ, hay sự mất liên tục, đều là những dấu hiệu cho ta thấy nhà thơ thuộc về trường thẩm mỹ nào. Lưu Quang Vũ cũng viết về tổn thương mà con người gây ra cho thiên nhiên và, mặt khác, chiến tranh gây ra cho con người. Hầu hết các nhà thơ hiện nay đều nghiêng về thơ trữ tình, một nghệ thuật đầy tính chủ quan và riêng tư, trong khi đó tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch, các hình thức văn học khác có khuynh hướng ngược lại: chúng ngày càng tự sự hóa, khách quan hóa. Sự trở thành một nhà viết kịch chứng tỏ Lưu Quang Vũ có thể cùng lúc phát triển hai khuynh hướng, chủ quan trong thơ và khách quan trên sân khấu. Cái gì trong thơ anh ám ảnh tôi nhiều nhất?
Thơ Khánh buồn như lòng đất nước
Thơ hay đời loạn chẳng đâu dùng
Vườn cũ cây tàn chim chết cả
Người chơi đàn nguyệt có còn không
Lòng yêu cái đẹp của anh.
Khoảng cách giữa nhà thơ và người đọc càng gần, sự thân mật càng lớn, sự đồng hóa của người đọc và người viết dễ xảy ra; nhưng khoảng cách ấy càng xa, người đọc càng có nhiều tự do lựa chọn. Thơ có khả năng mở những cánh cửa cho phép bạn bước vào thiên nhiên, trở lại với nguồn suối nguyên thủy. Thơ không thay đổi thực tế lịch sử, thủ tiêu tình thế tuyệt vọng, nhưng, bằng cách thay đổi nhận thức và xúc động, làm thay đổi chúng ta.
Đêm nay lại hành quân qua phố huyện
Một vầng trăng bạc, mấy chòm sao
Phố nhỏ nằm ven bờ cát sông Thao
Đêm nghe rì rầm nước chảy
Gió thổi xạc xào lau sậy
Rừng cọ bạt ngàn, nối tiếp nhau
Lưu Quang Vũ quan sát kỹ, nhắc đến phố huyện một cách đậm đà trong những bài thơ viết sớm của anh. Có lẽ đó là vùng đất nơi anh sinh ra và lớn lên, có kỷ niệm ấu thời. Lưu Quang Vũ không dùng nhiều hình thức ngắt câu giữa chừng và vắt dòng, vì vậy câu thơ của anh trọn vẹn, rõ nghĩa, dễ hiểu, được nhiều người thích nhưng không khai mở, phóng túng như những câu bị cắt, và đó cũng là một nhược điểm. Một nhà thơ có thể mở rộng hay bẻ gãy cấu trúc văn phạm chừng nào chúng phục vụ cho mục đích nghệ thuật. Các câu thơ bị ngắt đoạn trở thành hình ảnh linh động mà nhà thơ muốn mô tả. Nhưng những câu thơ tình của Lưu Quang Vũ vẫn có thể vừa trong trẻo lại vừa mê đắm, quặn thắt.
Em là hàng cau xanh
Là quả vườn nhà
Là chim tu hú
Em có yêu chốn này không
Đôi khi, con người cần sống đến cùng tận cảm giác bất an, tình huống bi kịch, nhờ thế, làm tăng lên lòng dũng cảm, tình yêu đối với đời sống, hoan lạc. Sự thăng hoa. Trong bài thơ "Viết cho em từ cửa biển", tác giả dường như muốn sống nhiều cuộc đời, không chỉ cuộc đời của người khác, mà nhiều cuộc đời trong một quãng ngắn. Bài thơ là tình yêu đối với biển cả, đất cảng Hải Phòng, khám phá. Như một người vừa thoát được hay sắp thoát được cảnh ngục tù tăm tối, hít thở khí trời, hơi gió mặn từ biển, mở hết lòng ngực. Hầu hết mọi trường hợp, con người tan biến vào hoàn cảnh, trở thành một nhân vật của sân khấu, nhưng trong bài thơ này, nhân vật ấy đứng tách ra, một mình nhìn lại, nhìn quanh, quan sát cuộc sống, ghi nhận chi tiết. Không phải bản mô tả hiện thực, thơ trữ tình cho phép bạn đắm mình trong những kinh nghiệm trực tiếp, bạn thở không khí ấy, bơi trong dòng nước ấy, lo âu và hy vọng trước biển ấy.
Con sông giống cuộc đời anh
Anh là cậu bé nhặt than
Là ông già buông câu im lặng
Là quả dưa tròn trên khoang nắng
Là lá sú vàng trôi ở cửa sông
Các hành động bị dừng lại, tạo ấn tượng phim ảnh. Hình ảnh trong bài này lãng mạn, đẹp, mặc dù có thể bị trách là dễ dãi. Hạnh phúc không xuất hiện nhiều trong thơ Lưu Quang Vũ, tuy từng xuất hiện trong những bài thơ đầu tiên, và về sau rải rác. Tình yêu của anh nhiều chất suy nghĩ, hồi tưởng, hơn là những phút hiện tại, hiếm hoi. Mưa không mơ hồ mà tàn nhẫn từng cơn
Quyển sách cũ bài thơ nhòe nét chữ
Em đã tin trời xanh ngoài cửa sổ
Trời đen sầm cửa sập nát vai em
Tưởng hoa hồng là hương của đêm
Hoa đã rụng và em không khóc được
Những câu hỏi ban đầu đơn giản nhất
Ngỡ giải đáp rồi nay vẫn xé lòng em
Trang sách tình yêu có ngôi sao lên
Không giống với cuộc đời thô bạo
Vì ta lầm đường hay vì trời nổi bão
Thương bạn bè ngơ ngác ngóng tin nhau
Nhà thơ Jane Hirshfield có viết đâu đó, một bài thơ là một cái tách chứa đầy chữ tràn ra ngoài, nghĩa của chúng vượt ra khỏi khả năng dung chứa của cái tách ấy. Sự chứa đầy và sự tràn ra này có tính bí ẩn, làm nên đời sống của thơ. Cấu trúc gồm hai phần: trật tự mà các thông tin được sắp xếp, và bản thân các thông tin ấy. Hay nói cách khác, cấu trúc của một bài thơ có thể dung chứa một lượng thông tin lớn hơn nội dung của bài thơ. Chúng ta lớn lên, trưởng thành, là nhờ triển nở các giới hạn. Thơ mang bạn tới gần các giới hạn.
Tôi viết những bài thơ chống lại chính tôi
Chống lại bóng đen trì trệ của đời
Chống lại những bài thơ tôi đã viết cùng những ai ưa thích nó
Làm sao đọc thơ tôi anh giận dữ băn khoăn xấu hổ
Cãi lại tôi hay ghét tôi đi nữa
Nhưng anh thôi hờ hững sống bình yên
Lưu Quang Vũ thường bình luận, và đó không phải là những thí dụ thành công, nhưng chúng ta chấp nhận, lắng nghe giọng tác giả, vừa muốn tranh luận vừa muốn lắng nghe tiếp. Rất sớm, thơ anh đã mới nhờ biết dùng giác quan:
Anh ngồi trên đống bao hàng
Giữa những người thợ cười nói rì rầm
Những thủy thủ nồng hơi rượu chát
Tiếng than vãn, tiếng nỉ non, tiếng đùa, tiếng khóc
Có một điều gì khó giải thích trong vẻ đẹp hơi trau chuốt của ngôn ngữ này. Hay là sự tội nghiệp quyến rũ?
Em con tàu về cảng mưa đêm
Ngã tư ngô đồng rụng lá
Con sông mờ thân cầu đổ
Như thế là vừa. Chỉ cần tài hoa quá tay lên một chút, anh sẽ trở thành người sử dụng tu từ xuất sắc, hay hạ giọng xuống, để trở nên thương cảm, là hai điều tối kỵ trong phép làm thơ.
Em đừng thương anh nữa
Anh đi lủi thủi trên đường
Hai câu đó không nên đặt chung với nhau. Lưu Quang Vũ cũng không tránh được cách viết “tả chân” mà vào thời ấy có lẽ là phương pháp phổ biến. Tuy vậy anh vẫn có những quan sát khá đắt:
Bác tôi chỉ huy trinh sát sư đoàn
Người anh hùng tuổi thơ tôi thán phục
Nay thủ trưởng một văn phòng lớn
Suốt ngày lau xe đạp chữa đèn pin
Vậy là còn khá. Thời bây giờ các ông thủ trưởng ấy không còn thì giờ lau xe đạp chữa đèn pin, có lẽ họ bận rộn các phe nhậu nhẹt đền chùa khấn vái. Một bài thơ sống được khi có khả năng vượt qua ngữ cảnh của nó, giữa những mảnh vỡ hiện thực. Không phải chỉ con người, thiên nhiên cũng xuất hiện đầy màu sắc trong thơ Lưu Quang Vũ, phong phú, sôi động. Một xã hội càng tách rời thiên nhiên, con người ở đó càng có đời sống tinh thần nghèo nàn, ích kỷ, ngu dốt, bất chấp tiện nghi vật chất, sự giàu có. Khi loài người nhận ra bất hạnh, họ trở về với đất, rừng, biển, bà mẹ thiên nhiên.
Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm
Cánh đồng xa cò trắng rủ nhau về
Hai câu đầu tiên cảm động, đẹp, đúng là ngôn ngữ của anh. Nhưng ở câu thứ ba:
Có con nghé trên lưng bùn ướt đẫm
Anh bắt đầu không chống được cám dỗ của thói quen mô tả thay vì suy tưởng, như cách mà ta dễ thấy ở hầu hết các nhà thơ Việt hiện nay, và đưa quá nhiều hình ảnh vào. Tôi ngại rằng anh sẽ không thoát khỏi chúng. Quả nhiên, anh tiếp:
Nghe xạc xào gió thổi giữa cau tre Một câu thơ nhiều chi tiết có thể làm hỏng một đoạn. Mà đoạn hay nhất trong bài thơ dài, mười hai đoạn, bốn mươi tám câu. Bạn an tâm, đó không phải là bài thơ tiêu biểu của Lưu Quang Vũ, mặc dù hình như là bài duy nhất được đưa vào các tuyển tập chính thức: anh đi xa hơn chúng nhiều, không những trong suy tư sâu về tình yêu, đất nước, mà cả trong sự tiếp cận dũng mãnh đối với hiện thực.
Chúng ta cũng yêu quý điều gì ở Lưu Quang Vũ? Lòng khao khát tự do.
Sao em chẳng cùng anh ra cửa biển
Mùa thu cao mây trắng xóa mênh mông
Tự do của Lưu Quang Vũ có tính riêng tư hơn và vì vậy mà tuyệt đối hơn. Khi đọc lại thơ ca miền Bắc cùng thời, tôi có ấn tượng rằng hình như anh là nhà thơ hiếm hoi, vào thời điểm ấy, đi ngược lại các quy ước, thể hiện ý chí cá nhân, rẽ sang một lối hoàn toàn khác từ nền thơ đại chúng. Đi xa đến nỗi cũng còn lâu nhiều nhà thơ hôm nay có thể theo kịp. Trước hết, sớm muộn gì anh cũng vượt qua thói quen sáo rỗng của chính mình, kiểu như trong:
Con ngựa gầy phiêu bạt thảo nguyên xa
Vượt qua không khí tù hãm, nhìn thẳng vào cô đơn, tự làm mới vết thương tâm hồn, do đó làm mới niềm hy vọng đối với ngôn ngữ. Thoạt đầu anh cũng tham gia chiến tranh như nhiều người khác, trong xã hội ấy: hồn nhiên, tin tưởng, mơ mộng.
Chùm nhãn chín cành cao rạo rực
Sắp gặp nắng nhựa dồn nên nhãn thức
Ta cũng bồi hồi trong đêm bâng khuâng:
Ừ xa nhà đánh giặc đã hai năm
(4. 1967)
Tuy nhiên trong dàn đồng ca của thời đại mình, Lưu Quang Vũ dần trở nên một tiếng nói riêng lẻ, độc lập, cô độc. Điều gì đã làm cho anh nhận ra chiến tranh là trò chơi vô nghĩa, tội ác của nó không thuộc riêng bên nào, thế lực nào? Tôi nghĩ rằng chưa phải là kiến thức, hay dũng cảm, mà chính là lương tâm.
Chúng mình không có bom nguyên tử
Chỉ có thuốc lào hút với nhau
Thương nhà thương nước thương cho bạn
Không khóc mà sao cổ nghẹn ngào
Thôi nhé mai này tiễn Khánh đi
Đường xa bom phá tàu không về
Lênh đênh ai hát ngoài song cửa
Bài ca thanh bình đêm cũ
Bài thơ xúc động, buồn phiền, viết trong tăm tối lại toát lên ánh sáng kỳ lạ của lòng yêu đời, của trái tim sớm tổn thương, sự nổi loạn trong sạch. Ngôn ngữ phản ánh hiện thực nhưng nó còn là tiếng nói của những thế giới tư tưởng khác. Là hiện thực được làm thay đổi, được tăng cường, một thứ thời gian được uốn khúc, nén lại. So sánh giữa ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày và thơ ca là một trong những bước đầu tiên nếu bạn muốn đi tìm thi tính của ngôn ngữ. Về sau với sự phát triển của thơ hiện đại và hậu hiện đại, biên giới giữa văn xuôi và thơ lẫn lộn, sự so sánh ấy bớt quan trọng đi, nhưng không phải không còn ý nghĩa. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng thơ xuất hiện trước văn xuôi vì thơ là tiếng nói của cảm xúc. Xung quanh một chữ hay một nhóm chữ, mỗi nhà thơ tạo ra một trường liên tưởng. Trường liên tưởng là nghĩa có sẵn và nghĩa bổ sung của một chữ, nghĩa đen và nghĩa bóng, nghĩa từ điển và nghĩa văn hóa.
Gió hú ầm ào qua gạch vỡ
Người chết vùi thân dưới hố bom
Kẻ sống vật vờ không chốn ở
Lang thang trẻ ốm ngủ bên đường
Thơ Lưu Quang Vũ chưa hẳn là thơ phản kháng. Thời đại của anh chưa chuẩn bị cho điều ấy. Khuynh hướng tỉnh thức và phản kháng của anh sau này sẽ rõ hơn nữa, trong thể loại kịch nói, lĩnh vực mà anh nổi tiếng như tác giả tiên phong. Thơ anh cũng không có khuynh hướng châm biếm, hài hước. Anh dành thì giờ và sức lực của mình vào việc thức tỉnh, mở thông những tương tác giữa mình và bè bạn, người cùng thời, trò chuyện với họ, thuyết phục họ. Là nhà thơ hiện đại, anh dấn thân, can dự vào đời sống.
Gió thổi qua ngôi nhà tối
Mùa đông cây gầy lá rơi
Mùa đông bao nhiêu người chết
Tiếng súng tiếng loa gầm thét
Đêm dài buồn bã nhớ em
Đó là một loại thơ bi đát, nhưng không chán nản. Anh là người đi xuyên qua nhiều biến động lịch sử và xã hội, mặt đầy bụi, quần áo lấm lem. Đọc thơ, tôi tin rằng anh có đời sống dân dã, hòa mình giữa đám bình dân, cũng có thể là một người lao động lam lũ thực sự.
Thành phố đang thời hỗn loạn
Nghèo túng lọc lừa bội phản
Giết người trộm cắp khắp nơi
Con người nói với con người
Những lời hằn thù sỉ nhục
Chiều nay bốn bề mưa xám
Ra đi, anh vẫn một mình
Sự đòi hỏi thanh sạch ấy dĩ nhiên là quá đáng, đối với một xã hội như xã hội mà anh sống. Nó yêu mến những điều tan vỡ, nó tìm kiếm trong tro tàn, thức giấc giữa tiếng khóc, đi tìm lại cho dân tộc tuổi thơ ban đầu.
Em mảnh mai dưới chiếc áo mưa
Đôi giày lấm bùn, nếp nhăn khóe miệng
Buổi ra đi nào ai ngờ được
Chiến tranh kéo dài hết tuổi trẻ ta
Sự đánh giá những thành tựu nghệ thuật của Lưu Quang Vũ phải được đặt trong bối cảnh của thời đại anh sống, cảm hứng và hạn chế của nó. Đối với nhiều người, thơ anh có thể đã cũ hoặc tên anh đã được nói đến nhiều trên báo chí. Thực ra, suy tưởng thơ ca của Lưu Quang Vũ vẫn mới, bất an, kháng cự, đầy viễn mơ. Chưa chắc đã đúng nếu gọi anh là nhà thơ phản chiến, nhưng có lẽ anh không xa lạ với khái niệm ấy.
Bạch Mai, Yên Viên, Vọng, Láng, An Dương
phố đầy khăn tang
đêm không đèn tối mịt
chúng tôi ngồi bên nhau chờ cái chết
người các ô lên nằm ngủ vườn hoa
gió cuối mùa xót xa
thổi xoã tóc đoàn người chạy giặc
những dòng người kéo đi xé ruột
đội chiếu, ôm chăn, đeo làn, vác bọc
Thơ là một phần của sự tìm kiếm trong chiến tranh, sự mô tả trung thực, lòng tin ngây thơ và sự nghi ngờ vào ý nghĩa của cuộc chiến, là những kết hợp mâu thuẫn giữa hy vọng và tuyệt vọng. Và khi anh nghĩ:
đất hai miền đạn hai phe cày nát
con người ơi xin con người tỉnh thức
xưa thấp bé trước nhỏ nhoi đích hẹp
nước Việt thân yêu nước Việt của ta
sao người phải chịu nhiều đau đớn thế
thân quằn quại mọi tai ương rách xé
con nghẹn ngào nhìn mẹ, mẹ yêu ơi
Thì từ phía khác, một đồng bào của anh, cầm súng, cũng viết:
Chiến tranh quá dài nên người quá khác
Không thể nào vui tiếp rước hòa bình
Đêm đen quá dài nên người quá khác
Không thể nào tin sẽ có bình minh
(Nguyễn Bắc Sơn)
Lưu Quang Vũ vừa hướng nội vừa vị tha, vừa trầm tư chiêm nghiệm nhưng cũng thừa khả năng giao tiếp. Anh có khả năng tự quên mình đi, đánh mất mình trong các đối tượng của sự quan sát, đôi khi chăm chú lạ thường, đôi khi lơ đãng. Một nỗi ám ảnh không nguôi đối với trách nhiệm xã hội, có lẽ là dày đặc hơn trách nhiệm tình yêu. Đó là một người thơ kỳ lạ, đôi khi khó hiểu, nhân hậu nhưng khó tính, thông minh nhưng rất người. Giữa các câu thơ mượt mà là nổi giận tỉnh thức.
Ta đã làm gì? như lũ viết thuê
Chạy theo những biển hàng ngắn ngủi
Những khuôn phép những trang in những hư danh một buổi
Ta nịnh người để người lại khinh ta
Sớm già cỗi, cố quên đi phẩm cách
Muốn yên thân ta trở thành hèn nhát
Nhân dân có cần thơ của ta đâu?
Do hoàn cảnh chiến tranh và chia cắt, người Việt ở miền Bắc và miền Nam là những thực thể xã hội biệt lập, văn chương của họ cũng biệt lập. Lưu Quang Vũ viết trong một xã hội khép kín, thời chiến tranh, nơi mà phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa, thứ mà ngày nay nhiều người muốn mau chóng quên đi, và các tác phẩm xô viết, cổ điển Nga, và phần nào, mặc dù ít hơn một cách đáng ngạc nhiên, văn học Đông Âu và Trung quốc, hoàn toàn làm chủ tình hình, chi phối sáng tác đến tận gốc rễ. Trong bối cảnh ấy, viết như anh, như trong bài thơ "Nói với mình và các bạn", và trong nhiều bài khác nữa, tâm tình, tranh luận, là kỳ lạ. Trong một cấu trúc liên tục, câu dài ngắn khác nhau, tác giả mô tả hoàn cảnh, sự kiện, quan sát, một nơi chốn và một khí hậu, và từ đó vượt ra để có cái nhìn phóng chiếu về mình và người. Chúng ta đọc thấy ở đó lời trách móc nhẹ nhàng, sự phán đoán sắc sảo mà đôi khi ngôn ngữ không theo kịp, vượt lên tất cả là nhận thức xã hội đi trước thời đại, sự thất vọng đối với tha nhân, tiếng thở dài được kìm nén về khung cảnh chiến tranh và tù đọng, tù đọng và chiến tranh. Sử dụng những câu nhiều mệnh đề, lối nói lơ lửng, làm cho câu thơ thay đổi như hơi thở, như sự chuyển động vật lý của một người nói đứng trước chúng ta, làm cho tâm hồn anh có mặt như một thân xác.
Tối đen thành phố đêm lưu lạc
Máy bay giặc rít ở trên đầu
Ba thằng da vàng ngồi uống rượu
Mặt buồn như sỏi dưới hang sâu
Thơ thế sự dùng ngôn ngữ có tính tuyệt đối, của đối lập, mâu thuẫn, tương tác. Thơ chính trị tham gia vào phân loại, phân chia thế giới ra thành những khoảng hẹp hơn, các dân tộc, các lớp người, các đẳng cấp, thậm chí những người tốt và những người xấu.
Nhà văn xưa tôi yêu mến mê say
Nay già lão được chính quyền sủng ái
Lưng còng xuống quên cả lời mình nói
Phản bội những điều trong cuốn sách thiêng liêng
Thơ có thông điệp và đó vừa là ưu điểm vừa là khuyết điểm. Đó là những suy nghĩ dằn vặt của một người ý thức về những ngày đen tối sẽ tới, với một giọng nói thân mật nhưng nghiêm khắc. Tin tưởng vào một người nào, là chúng ta tự đặt mình vào vị trí có thể bị tổn thương, nhưng tính chất dễ bị tổn thương lại tạo ra giá trị của lòng tin. Lòng tin, lòng dũng cảm đi với nhau, mang con người lại gần nhau. Bài thơ chống lại thói quen lãnh đạm trong một xã hội có nhiều biến động, các mối ràng buộc tan vỡ, cô đơn, mệt mỏi. Nếu ở một số nhà thơ khác, việc tách rời văn bản và tác giả đôi khi có thể làm được, thì ở Lưu Quang Vũ, điều này khó khăn. Chính đời sống của tác giả, tiểu sử, các chi tiết có thật, tình yêu, hôn nhân, gia đình, sự tan vỡ hôn nhân, mối quan hệ với nhà thơ Xuân Quỳnh, đến các quyết định có tính xã hội như nhập ngũ và tự động rời bỏ quân ngũ, bất chấp kỷ luật, một thái độ chống chiến tranh rõ ràng, sự trở lại với đời sống văn học, tham gia vào sân khấu một cách sôi động, tất cả những điều ấy bổ sung vào việc cắt nghĩa các bài thơ của Lưu Quang Vũ. Tuy tác phẩm nghệ thuật không phải là đời sống, vì đời sống đầy rẫy những ngẫu nhiên, mọi chi tiết trong văn chương vẫn cần giải thích. Những câu hỏi có tính nghệ thuật mà anh nêu ra chắc chắn vẫn còn đó, không mất đi và không cạn kiệt, khi chúng ta chiếu vào nó ánh sáng của phân tích hôm nay.
Có những lúc tâm hồn tôi rách nát
Tôi biết làm gì, tôi biết đi đâu?
Câu thơ là lý do để người đọc muốn đọc câu thơ kế tiếp nó. Lực hấp dẫn ấy tạo ra động lực của bài thơ. Hình ảnh của Lưu Quang Vũ phong phú, thay đổi, như trong bức tranh của một họa sĩ sử dụng nhiều màu sắc, nhiều góc nhìn. Tôi nghĩ anh cũng có tài năng hội họa, mặc dù không biết trong đời thực, anh có vẽ không? Trong bài thơ "Viết cho em từ cửa biển", màu sắc được pha chọn lọc, đẹp, có màu sáng tươi, có màu tối ảm đạm, có tiếng khóc và tiếng cười. Đó là bài thơ nửa hiện thực nửa siêu thực, dồn dập, âm điệu xô đẩy nhau tạo ra cảm xúc tựa như ảo giác. Thông tin trong thơ tạo ra luồng chảy, mặc dù chữ đã được viết xong, các câu đã kết thúc, thế mà khi đọc bạn hình dung sự mở ra, tiên đoán, sự tham dự vào. Ngôn ngữ trở thành trò chơi, làm cho mọi thứ nhẹ nhõm, làm cho chúng ta có thể lướt đi trên mặt đất như những đứa trẻ trên mặt băng. Sau khi kết thúc chiến tranh, chắc chắn Lưu Quang Vũ đã vào miền Nam như nhiều người khác, nhưng tôi không tìm thấy những ghi chép đặc biệt nào, sự gặp gỡ của anh và những người làm văn học khác chẳng hạn, những dấu ấn mà chúng để lại trong thơ. Mặc dù thế, anh đã có thể viết về vấn đề hậu chiến rất sớm.
Quang Trung lên làm vua, người về nhà cày ruộng
Bị lão trương tuần quát nạt cũng run
Nhưng mỗi lần đất nước sắp suy vong
Người đều cứu cỗ xe ra khỏi vực
Đôi khi người nổi giận
Đôi khi thôi, nhưng thật là khủng khiếp
Như gió điên, như nước phá tung bờ
Người vung tay: cung điện ra tro
Người xô khẽ, thế là nhào, vua chúa
Người phân xử công minh ít bữa
Chia áo cơm khắp lượt dân nghèo
Rồi lại về cày ruộng, chăn trâu,
Đơm cá, bế con, nuôi gà, nấu rượu
Như an phận ngù ngờ cam chịu
Mặc những ngài xảo quyệt lăng xăng Người viết thực sự và người đọc thực sự của thơ ca chịu sức ép của quá khứ: có nhiều khả năng họ sẽ sống một cách khổ sở hơn những cuộc đời phong phú hơn. Tôi nhấn mạnh chữ thực sự. Nhiều người bỏ thời gian để săn đuổi các đề tài. Thật ra đề tài và chất liệu sáng tạo có sẵn ở đó, quanh mỗi người, trong mỗi người. Chất liệu nghệ thuật trước hết là sự quan tâm của người nghệ sĩ đối với cuộc đời. Thơ trữ tình đi tìm sự cô đọng; cô đọng là khả năng tập trung chú ý của bài thơ vào các tình huống, các rung cảm, các xung đột, trong một ngôn ngữ tiết kiệm.
Mưa ở đây như roi nắng ở đây như lửa
Em là bờ cau xanh
Là quả vườn nhà là chim tu hú
Em yêu chốn này không
Em như sông êm ả một dòng
Có yêu giông trời chớp bể
Nhiều người nói đến tính thơ của một bài văn, một diễn ngôn, thậm chí một sự vật hay một tác phẩm nghệ thuật phi ngôn ngữ như hội họa hay điêu khắc. Tôi cho rằng tính thơ ấy là độ tập trung dày đặc của tính trữ tình, khi các ẩn dụ có thể tác động mạnh mẽ lên người đọc, trong một môi trường tạo ra bởi các giao thoa của âm nhạc và ngôn ngữ.
Bây giờ là bắt đầu những khó khăn của thời hậu chiến
Chưa ai dựng nhà trên bãi nền đổ nát
Nơi máu đổ quá nhiều chưa ai dám trồng hoa
Chưa ai yêu thương bên huyệt mộ căm thù
(5. 1975)
Cấu trúc của một tác phẩm nghệ thuật cũng chia các hành động và các sự vật ra làm hai, những điều khả tín và những điều bất khả tín. Sinh thời hình như Lưu Quang Vũ chỉ in một tập thơ, in chung với Bằng Việt, tập Hương cây - Bếp lửa năm 1968. Đó là sự kết hợp khá vụng về: hai nhà thơ này về sau sẽ đi hai con đường khác nhau.
Đừng hiểu sai lòng tôi
Làm việc cô đơn thật là quá sức
Sau những lúc bông phèng bên các bạn
Tôi càng thêm buồn chán đến rùng mình
Đã quá nhiều người làm tôi thất vọng
Nghệ thuật của một xã hội trong một giai đoạn có tính đặc trưng cho xã hội trong giai đoạn ấy. Tính đặc trưng làm cho nghệ thuật ấy trở nên khó hiểu đối với một xã hội khác, hay một giai đoạn khác, không những khó hiểu mà còn tỏ ra xa lạ, đáng ngờ vực. Và trong vài trường hợp, đáng căm ghét. Khác với khoa học kỹ thuật, nghệ thuật không tiến bộ một chiều theo nghĩa ngày hôm sau biết nhiều hơn ngày hôm trước. Nghệ thuật của ngày hôm nay chưa chắc đã sánh được với nghệ thuật của nhiều năm trước, và đôi khi sự khác nhau chỉ là ở tiếp nhận của độc giả, sở thích của thời đại. Sự phát triển của thơ trữ tình trong thời hiện đại làm cho tính chất nhân chứng của thơ mờ đi. Tuy nhiên vì đối tượng của thơ trữ tình là đời sống cá nhân, nó có thể trở thành người ghi lại đời sống tâm hồn của chúng ta, phản ứng chân thật của con người trước tình cảnh lịch sử. Nếu có thời gian để viết nhiều hơn, Lưu Quang Vũ có lẽ sẽ còn nhiều sáng tạo mới mẻ, tìm kiếm những hình thức mới và đầy đủ hơn cho khả năng kiệt xuất của anh đối với sự phân tích thế giới bên ngoài và thế giới nội tâm, chống lại tính vô mục đích của đời sống, sự trống rỗng của tâm hồn người Việt, sự băng hoại của xã hội. Có một điều gì sâu xa, mạnh mẽ, gần như là ám ảnh về thân phận, có tính siêu hình, chưa kịp bộc lộ trong thơ anh.
không ai phải chôn giấu điều mình nghĩ
không còn ai đạp lên những mối tình
không còn hàng rào biên giới nhà giam
không còn đứa trẻ móc túi nào để mọi người xúm vào đánh đập
Cảm giác thuộc về cái khác là tình trạng song đôi của tình yêu vị tha. Chủ nghĩa cá nhân khi bị đẩy đến cực đoan trở thành ích kỷ, chỉ có thể được kiểm soát bởi tình yêu vị tha, cảm giác thuộc về, nhu cầu chia sẻ các giá trị. Thơ anh nhiều lời, có nhiều bài mà người khó tính như tôi có thể cắt ngắn được nữa, nhưng chính trong những bài dài như thế, chân dung của một người như anh, trong thời đại ấy, trường hợp ấy, trở nên rõ ràng như vậy, mới có thể "hiểu được" đối với các thế hệ sau. Lưu Quang Vũ là một trường hợp hiếm khi thơ và đời gần nhau, tương thích, lòng yêu mến của người đọc dành cho anh là dành cả cho thơ, cho kịch, cho người, cho vợ con (***).Trong thơ anh có nước mắt, nhưng đó là nước mắt đêm trước của ngày lương tâm đứng lên, ít nhất ở nơi kỳ vọng của Lưu Quang Vũ, cho sự thật và cái tốt đẹp đồng hiện, những điều có lẽ anh chưa kịp nhìn thấy.
Đừng phút nào mệt mỏi, thơ ta ơi
Như thế cũng là mệt lắm. Ý tưởng về việc kêu gọi người khác sống cuộc đời có ý nghĩa không phải là một ý tưởng trừu tượng, mà là thôi thúc tự nhiên ở Lưu Quang Vũ, kẻ trải nghiệm.
Cơ sự làm sao đến nỗi này
Mông lung không đoán được ngày mai
Máu chảy thành sông thây chất núi
Bè bạn tan hoang mình rã rời
Sự thay đổi chất giọng một cách tinh tế trong cùng một bài thơ của Lưu Quang Vũ là điều cần chú ý. Sức mạnh của sự đổi hướng này mang bài thơ đi xa, vượt qua khuôn khổ của nó. Rõ ràng có một nỗi khổ đau, riêng, được nén lại trong đoạn thơ trên. Tất nhiên không phải bao giờ anh cũng khác thời đại mình, đi ngược chiều, nhưng cảm nhận của anh về chiến tranh là cụ thể, trực tiếp.
Anh và con ở đây
Tháng sáu trời thật nóng
Vẫn nỗi lo thiếu ăn
Vẫn nỗi lo lũ lụt
Lửa đạn còn cháy bỏng
Những làng biên giới xa
Người đọc bao giờ cũng đọc một bài thơ từ kinh nghiệm có sẵn của mình với những bài thơ trước đó, trong khi người làm thơ viết bài thơ ấy từ những cảm xúc và ý tưởng riêng. Khi những cảm xúc và ý tưởng của hai bên, vốn khác biệt nhau, có thể đến gần nhau, trò chuyện cùng nhau, tương tác, bài thơ sẽ là sự sáng tạo.
Như ngôi sao trên cột buồm trơ trọi
Anh nhìn vào bóng tối
Con tàu đêm nay đi về đâu
Nhớ đôi môi xót đau
Nhớ bàn tay đắm đuối
Có ai nói cho lòng ta hiểu nổi
Về cuộc đời ghê gớm ta yêu
Ngôn ngữ có thể gọi tên sự vật, nhờ thế tạo ra sự hiểu biết và chia sẻ giữa người này và người khác, sự tranh luận, đồng tình. Đặt tên, nói ra, than khóc, hát lên, là những thứ mà con người có thể tác động lên hoàn cảnh. Thực ra một tác phẩm văn chương chỉ có thể làm người đọc rung động nếu nguồn rung động ấy đã ươm mầm sẵn trong chúng ta, từng được nung nấu bởi ý chí của chúng ta.
Con người chưa được làm người
Bao lệnh cấm đang đè lên thế giới
Cấm yêu thương cấm khát vọng cấm tự do
Bao con chim bị nhốt ở trong tù
Bao giải băng đen che kín mắt
Sống là sống có ích cho người khác. Tình yêu trong thơ Lưu Quang Vũ là một động lực, là sự dịch chuyển các quan tâm, là sự chuyển giao các giá trị. Tình yêu ấy vị tha vì đó là sự tử tế đối với mỗi người, đối với sự sống. Ngược lại, sự dửng dưng, thói vô minh, khởi đầu từ hai nguồn: sự thiếu hiểu biết và sự ích kỷ.
Thơ sinh sự với cuộc đời không cho ai dừng bước cả
Càng thương yêu càng không vừa ý với mọi điều
Như thế, thơ Lưu Quang Vũ thuộc về hôm nay, là tâm hồn và xương thịt của chúng ta, tiếng nói và giấc mơ của chúng ta, là sự bị cầm giữ và sự vượt thoát của chúng ta.
Đường xa bom phá tàu không về
Lênh đênh ai hát ngoài song cửa
Bài ca thanh bình đêm cũ
Bài thơ xúc động, buồn phiền, viết trong tăm tối lại toát lên ánh sáng kỳ lạ của lòng yêu đời, của trái tim sớm tổn thương, sự nổi loạn trong sạch. Ngôn ngữ phản ánh hiện thực nhưng nó còn là tiếng nói của những thế giới tư tưởng khác. Là hiện thực được làm thay đổi, được tăng cường, một thứ thời gian được uốn khúc, nén lại. So sánh giữa ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày và thơ ca là một trong những bước đầu tiên nếu bạn muốn đi tìm thi tính của ngôn ngữ. Về sau với sự phát triển của thơ hiện đại và hậu hiện đại, biên giới giữa văn xuôi và thơ lẫn lộn, sự so sánh ấy bớt quan trọng đi, nhưng không phải không còn ý nghĩa. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng thơ xuất hiện trước văn xuôi vì thơ là tiếng nói của cảm xúc. Xung quanh một chữ hay một nhóm chữ, mỗi nhà thơ tạo ra một trường liên tưởng. Trường liên tưởng là nghĩa có sẵn và nghĩa bổ sung của một chữ, nghĩa đen và nghĩa bóng, nghĩa từ điển và nghĩa văn hóa.
Gió hú ầm ào qua gạch vỡ
Người chết vùi thân dưới hố bom
Kẻ sống vật vờ không chốn ở
Lang thang trẻ ốm ngủ bên đường
Thơ Lưu Quang Vũ chưa hẳn là thơ phản kháng. Thời đại của anh chưa chuẩn bị cho điều ấy. Khuynh hướng tỉnh thức và phản kháng của anh sau này sẽ rõ hơn nữa, trong thể loại kịch nói, lĩnh vực mà anh nổi tiếng như tác giả tiên phong. Thơ anh cũng không có khuynh hướng châm biếm, hài hước. Anh dành thì giờ và sức lực của mình vào việc thức tỉnh, mở thông những tương tác giữa mình và bè bạn, người cùng thời, trò chuyện với họ, thuyết phục họ. Là nhà thơ hiện đại, anh dấn thân, can dự vào đời sống.
Gió thổi qua ngôi nhà tối
Mùa đông cây gầy lá rơi
Mùa đông bao nhiêu người chết
Tiếng súng tiếng loa gầm thét
Đêm dài buồn bã nhớ em
Đó là một loại thơ bi đát, nhưng không chán nản. Anh là người đi xuyên qua nhiều biến động lịch sử và xã hội, mặt đầy bụi, quần áo lấm lem. Đọc thơ, tôi tin rằng anh có đời sống dân dã, hòa mình giữa đám bình dân, cũng có thể là một người lao động lam lũ thực sự.
Thành phố đang thời hỗn loạn
Nghèo túng lọc lừa bội phản
Giết người trộm cắp khắp nơi
Con người nói với con người
Những lời hằn thù sỉ nhục
Chiều nay bốn bề mưa xám
Ra đi, anh vẫn một mình
Sự đòi hỏi thanh sạch ấy dĩ nhiên là quá đáng, đối với một xã hội như xã hội mà anh sống. Nó yêu mến những điều tan vỡ, nó tìm kiếm trong tro tàn, thức giấc giữa tiếng khóc, đi tìm lại cho dân tộc tuổi thơ ban đầu.
Em mảnh mai dưới chiếc áo mưa
Đôi giày lấm bùn, nếp nhăn khóe miệng
Buổi ra đi nào ai ngờ được
Chiến tranh kéo dài hết tuổi trẻ ta
Sự đánh giá những thành tựu nghệ thuật của Lưu Quang Vũ phải được đặt trong bối cảnh của thời đại anh sống, cảm hứng và hạn chế của nó. Đối với nhiều người, thơ anh có thể đã cũ hoặc tên anh đã được nói đến nhiều trên báo chí. Thực ra, suy tưởng thơ ca của Lưu Quang Vũ vẫn mới, bất an, kháng cự, đầy viễn mơ. Chưa chắc đã đúng nếu gọi anh là nhà thơ phản chiến, nhưng có lẽ anh không xa lạ với khái niệm ấy.
Bạch Mai, Yên Viên, Vọng, Láng, An Dương
phố đầy khăn tang
đêm không đèn tối mịt
chúng tôi ngồi bên nhau chờ cái chết
người các ô lên nằm ngủ vườn hoa
gió cuối mùa xót xa
thổi xoã tóc đoàn người chạy giặc
những dòng người kéo đi xé ruột
đội chiếu, ôm chăn, đeo làn, vác bọc
Thơ là một phần của sự tìm kiếm trong chiến tranh, sự mô tả trung thực, lòng tin ngây thơ và sự nghi ngờ vào ý nghĩa của cuộc chiến, là những kết hợp mâu thuẫn giữa hy vọng và tuyệt vọng. Và khi anh nghĩ:
đất hai miền đạn hai phe cày nát
con người ơi xin con người tỉnh thức
xưa thấp bé trước nhỏ nhoi đích hẹp
nước Việt thân yêu nước Việt của ta
sao người phải chịu nhiều đau đớn thế
thân quằn quại mọi tai ương rách xé
con nghẹn ngào nhìn mẹ, mẹ yêu ơi
Thì từ phía khác, một đồng bào của anh, cầm súng, cũng viết:
Chiến tranh quá dài nên người quá khác
Không thể nào vui tiếp rước hòa bình
Đêm đen quá dài nên người quá khác
Không thể nào tin sẽ có bình minh
(Nguyễn Bắc Sơn)
Lưu Quang Vũ vừa hướng nội vừa vị tha, vừa trầm tư chiêm nghiệm nhưng cũng thừa khả năng giao tiếp. Anh có khả năng tự quên mình đi, đánh mất mình trong các đối tượng của sự quan sát, đôi khi chăm chú lạ thường, đôi khi lơ đãng. Một nỗi ám ảnh không nguôi đối với trách nhiệm xã hội, có lẽ là dày đặc hơn trách nhiệm tình yêu. Đó là một người thơ kỳ lạ, đôi khi khó hiểu, nhân hậu nhưng khó tính, thông minh nhưng rất người. Giữa các câu thơ mượt mà là nổi giận tỉnh thức.
Ta đã làm gì? như lũ viết thuê
Chạy theo những biển hàng ngắn ngủi
Những khuôn phép những trang in những hư danh một buổi
Ta nịnh người để người lại khinh ta
Sớm già cỗi, cố quên đi phẩm cách
Muốn yên thân ta trở thành hèn nhát
Nhân dân có cần thơ của ta đâu?
Do hoàn cảnh chiến tranh và chia cắt, người Việt ở miền Bắc và miền Nam là những thực thể xã hội biệt lập, văn chương của họ cũng biệt lập. Lưu Quang Vũ viết trong một xã hội khép kín, thời chiến tranh, nơi mà phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa, thứ mà ngày nay nhiều người muốn mau chóng quên đi, và các tác phẩm xô viết, cổ điển Nga, và phần nào, mặc dù ít hơn một cách đáng ngạc nhiên, văn học Đông Âu và Trung quốc, hoàn toàn làm chủ tình hình, chi phối sáng tác đến tận gốc rễ. Trong bối cảnh ấy, viết như anh, như trong bài thơ "Nói với mình và các bạn", và trong nhiều bài khác nữa, tâm tình, tranh luận, là kỳ lạ. Trong một cấu trúc liên tục, câu dài ngắn khác nhau, tác giả mô tả hoàn cảnh, sự kiện, quan sát, một nơi chốn và một khí hậu, và từ đó vượt ra để có cái nhìn phóng chiếu về mình và người. Chúng ta đọc thấy ở đó lời trách móc nhẹ nhàng, sự phán đoán sắc sảo mà đôi khi ngôn ngữ không theo kịp, vượt lên tất cả là nhận thức xã hội đi trước thời đại, sự thất vọng đối với tha nhân, tiếng thở dài được kìm nén về khung cảnh chiến tranh và tù đọng, tù đọng và chiến tranh. Sử dụng những câu nhiều mệnh đề, lối nói lơ lửng, làm cho câu thơ thay đổi như hơi thở, như sự chuyển động vật lý của một người nói đứng trước chúng ta, làm cho tâm hồn anh có mặt như một thân xác.
Tối đen thành phố đêm lưu lạc
Máy bay giặc rít ở trên đầu
Ba thằng da vàng ngồi uống rượu
Mặt buồn như sỏi dưới hang sâu
Thơ thế sự dùng ngôn ngữ có tính tuyệt đối, của đối lập, mâu thuẫn, tương tác. Thơ chính trị tham gia vào phân loại, phân chia thế giới ra thành những khoảng hẹp hơn, các dân tộc, các lớp người, các đẳng cấp, thậm chí những người tốt và những người xấu.
Nhà văn xưa tôi yêu mến mê say
Nay già lão được chính quyền sủng ái
Lưng còng xuống quên cả lời mình nói
Phản bội những điều trong cuốn sách thiêng liêng
Thơ có thông điệp và đó vừa là ưu điểm vừa là khuyết điểm. Đó là những suy nghĩ dằn vặt của một người ý thức về những ngày đen tối sẽ tới, với một giọng nói thân mật nhưng nghiêm khắc. Tin tưởng vào một người nào, là chúng ta tự đặt mình vào vị trí có thể bị tổn thương, nhưng tính chất dễ bị tổn thương lại tạo ra giá trị của lòng tin. Lòng tin, lòng dũng cảm đi với nhau, mang con người lại gần nhau. Bài thơ chống lại thói quen lãnh đạm trong một xã hội có nhiều biến động, các mối ràng buộc tan vỡ, cô đơn, mệt mỏi. Nếu ở một số nhà thơ khác, việc tách rời văn bản và tác giả đôi khi có thể làm được, thì ở Lưu Quang Vũ, điều này khó khăn. Chính đời sống của tác giả, tiểu sử, các chi tiết có thật, tình yêu, hôn nhân, gia đình, sự tan vỡ hôn nhân, mối quan hệ với nhà thơ Xuân Quỳnh, đến các quyết định có tính xã hội như nhập ngũ và tự động rời bỏ quân ngũ, bất chấp kỷ luật, một thái độ chống chiến tranh rõ ràng, sự trở lại với đời sống văn học, tham gia vào sân khấu một cách sôi động, tất cả những điều ấy bổ sung vào việc cắt nghĩa các bài thơ của Lưu Quang Vũ. Tuy tác phẩm nghệ thuật không phải là đời sống, vì đời sống đầy rẫy những ngẫu nhiên, mọi chi tiết trong văn chương vẫn cần giải thích. Những câu hỏi có tính nghệ thuật mà anh nêu ra chắc chắn vẫn còn đó, không mất đi và không cạn kiệt, khi chúng ta chiếu vào nó ánh sáng của phân tích hôm nay.
Có những lúc tâm hồn tôi rách nát
Tôi biết làm gì, tôi biết đi đâu?
Câu thơ là lý do để người đọc muốn đọc câu thơ kế tiếp nó. Lực hấp dẫn ấy tạo ra động lực của bài thơ. Hình ảnh của Lưu Quang Vũ phong phú, thay đổi, như trong bức tranh của một họa sĩ sử dụng nhiều màu sắc, nhiều góc nhìn. Tôi nghĩ anh cũng có tài năng hội họa, mặc dù không biết trong đời thực, anh có vẽ không? Trong bài thơ "Viết cho em từ cửa biển", màu sắc được pha chọn lọc, đẹp, có màu sáng tươi, có màu tối ảm đạm, có tiếng khóc và tiếng cười. Đó là bài thơ nửa hiện thực nửa siêu thực, dồn dập, âm điệu xô đẩy nhau tạo ra cảm xúc tựa như ảo giác. Thông tin trong thơ tạo ra luồng chảy, mặc dù chữ đã được viết xong, các câu đã kết thúc, thế mà khi đọc bạn hình dung sự mở ra, tiên đoán, sự tham dự vào. Ngôn ngữ trở thành trò chơi, làm cho mọi thứ nhẹ nhõm, làm cho chúng ta có thể lướt đi trên mặt đất như những đứa trẻ trên mặt băng. Sau khi kết thúc chiến tranh, chắc chắn Lưu Quang Vũ đã vào miền Nam như nhiều người khác, nhưng tôi không tìm thấy những ghi chép đặc biệt nào, sự gặp gỡ của anh và những người làm văn học khác chẳng hạn, những dấu ấn mà chúng để lại trong thơ. Mặc dù thế, anh đã có thể viết về vấn đề hậu chiến rất sớm.
Quang Trung lên làm vua, người về nhà cày ruộng
Bị lão trương tuần quát nạt cũng run
Nhưng mỗi lần đất nước sắp suy vong
Người đều cứu cỗ xe ra khỏi vực
Đôi khi người nổi giận
Đôi khi thôi, nhưng thật là khủng khiếp
Như gió điên, như nước phá tung bờ
Người vung tay: cung điện ra tro
Người xô khẽ, thế là nhào, vua chúa
Người phân xử công minh ít bữa
Chia áo cơm khắp lượt dân nghèo
Rồi lại về cày ruộng, chăn trâu,
Đơm cá, bế con, nuôi gà, nấu rượu
Như an phận ngù ngờ cam chịu
Mặc những ngài xảo quyệt lăng xăng Người viết thực sự và người đọc thực sự của thơ ca chịu sức ép của quá khứ: có nhiều khả năng họ sẽ sống một cách khổ sở hơn những cuộc đời phong phú hơn. Tôi nhấn mạnh chữ thực sự. Nhiều người bỏ thời gian để săn đuổi các đề tài. Thật ra đề tài và chất liệu sáng tạo có sẵn ở đó, quanh mỗi người, trong mỗi người. Chất liệu nghệ thuật trước hết là sự quan tâm của người nghệ sĩ đối với cuộc đời. Thơ trữ tình đi tìm sự cô đọng; cô đọng là khả năng tập trung chú ý của bài thơ vào các tình huống, các rung cảm, các xung đột, trong một ngôn ngữ tiết kiệm.
Mưa ở đây như roi nắng ở đây như lửa
Em là bờ cau xanh
Là quả vườn nhà là chim tu hú
Em yêu chốn này không
Em như sông êm ả một dòng
Có yêu giông trời chớp bể
Nhiều người nói đến tính thơ của một bài văn, một diễn ngôn, thậm chí một sự vật hay một tác phẩm nghệ thuật phi ngôn ngữ như hội họa hay điêu khắc. Tôi cho rằng tính thơ ấy là độ tập trung dày đặc của tính trữ tình, khi các ẩn dụ có thể tác động mạnh mẽ lên người đọc, trong một môi trường tạo ra bởi các giao thoa của âm nhạc và ngôn ngữ.
Bây giờ là bắt đầu những khó khăn của thời hậu chiến
Chưa ai dựng nhà trên bãi nền đổ nát
Nơi máu đổ quá nhiều chưa ai dám trồng hoa
Chưa ai yêu thương bên huyệt mộ căm thù
(5. 1975)
Cấu trúc của một tác phẩm nghệ thuật cũng chia các hành động và các sự vật ra làm hai, những điều khả tín và những điều bất khả tín. Sinh thời hình như Lưu Quang Vũ chỉ in một tập thơ, in chung với Bằng Việt, tập Hương cây - Bếp lửa năm 1968. Đó là sự kết hợp khá vụng về: hai nhà thơ này về sau sẽ đi hai con đường khác nhau.
Đừng hiểu sai lòng tôi
Làm việc cô đơn thật là quá sức
Sau những lúc bông phèng bên các bạn
Tôi càng thêm buồn chán đến rùng mình
Đã quá nhiều người làm tôi thất vọng
Nghệ thuật của một xã hội trong một giai đoạn có tính đặc trưng cho xã hội trong giai đoạn ấy. Tính đặc trưng làm cho nghệ thuật ấy trở nên khó hiểu đối với một xã hội khác, hay một giai đoạn khác, không những khó hiểu mà còn tỏ ra xa lạ, đáng ngờ vực. Và trong vài trường hợp, đáng căm ghét. Khác với khoa học kỹ thuật, nghệ thuật không tiến bộ một chiều theo nghĩa ngày hôm sau biết nhiều hơn ngày hôm trước. Nghệ thuật của ngày hôm nay chưa chắc đã sánh được với nghệ thuật của nhiều năm trước, và đôi khi sự khác nhau chỉ là ở tiếp nhận của độc giả, sở thích của thời đại. Sự phát triển của thơ trữ tình trong thời hiện đại làm cho tính chất nhân chứng của thơ mờ đi. Tuy nhiên vì đối tượng của thơ trữ tình là đời sống cá nhân, nó có thể trở thành người ghi lại đời sống tâm hồn của chúng ta, phản ứng chân thật của con người trước tình cảnh lịch sử. Nếu có thời gian để viết nhiều hơn, Lưu Quang Vũ có lẽ sẽ còn nhiều sáng tạo mới mẻ, tìm kiếm những hình thức mới và đầy đủ hơn cho khả năng kiệt xuất của anh đối với sự phân tích thế giới bên ngoài và thế giới nội tâm, chống lại tính vô mục đích của đời sống, sự trống rỗng của tâm hồn người Việt, sự băng hoại của xã hội. Có một điều gì sâu xa, mạnh mẽ, gần như là ám ảnh về thân phận, có tính siêu hình, chưa kịp bộc lộ trong thơ anh.
không ai phải chôn giấu điều mình nghĩ
không còn ai đạp lên những mối tình
không còn hàng rào biên giới nhà giam
không còn đứa trẻ móc túi nào để mọi người xúm vào đánh đập
Cảm giác thuộc về cái khác là tình trạng song đôi của tình yêu vị tha. Chủ nghĩa cá nhân khi bị đẩy đến cực đoan trở thành ích kỷ, chỉ có thể được kiểm soát bởi tình yêu vị tha, cảm giác thuộc về, nhu cầu chia sẻ các giá trị. Thơ anh nhiều lời, có nhiều bài mà người khó tính như tôi có thể cắt ngắn được nữa, nhưng chính trong những bài dài như thế, chân dung của một người như anh, trong thời đại ấy, trường hợp ấy, trở nên rõ ràng như vậy, mới có thể "hiểu được" đối với các thế hệ sau. Lưu Quang Vũ là một trường hợp hiếm khi thơ và đời gần nhau, tương thích, lòng yêu mến của người đọc dành cho anh là dành cả cho thơ, cho kịch, cho người, cho vợ con (***).Trong thơ anh có nước mắt, nhưng đó là nước mắt đêm trước của ngày lương tâm đứng lên, ít nhất ở nơi kỳ vọng của Lưu Quang Vũ, cho sự thật và cái tốt đẹp đồng hiện, những điều có lẽ anh chưa kịp nhìn thấy.
Đừng phút nào mệt mỏi, thơ ta ơi
Như thế cũng là mệt lắm. Ý tưởng về việc kêu gọi người khác sống cuộc đời có ý nghĩa không phải là một ý tưởng trừu tượng, mà là thôi thúc tự nhiên ở Lưu Quang Vũ, kẻ trải nghiệm.
Cơ sự làm sao đến nỗi này
Mông lung không đoán được ngày mai
Máu chảy thành sông thây chất núi
Bè bạn tan hoang mình rã rời
Sự thay đổi chất giọng một cách tinh tế trong cùng một bài thơ của Lưu Quang Vũ là điều cần chú ý. Sức mạnh của sự đổi hướng này mang bài thơ đi xa, vượt qua khuôn khổ của nó. Rõ ràng có một nỗi khổ đau, riêng, được nén lại trong đoạn thơ trên. Tất nhiên không phải bao giờ anh cũng khác thời đại mình, đi ngược chiều, nhưng cảm nhận của anh về chiến tranh là cụ thể, trực tiếp.
Anh và con ở đây
Tháng sáu trời thật nóng
Vẫn nỗi lo thiếu ăn
Vẫn nỗi lo lũ lụt
Lửa đạn còn cháy bỏng
Những làng biên giới xa
Người đọc bao giờ cũng đọc một bài thơ từ kinh nghiệm có sẵn của mình với những bài thơ trước đó, trong khi người làm thơ viết bài thơ ấy từ những cảm xúc và ý tưởng riêng. Khi những cảm xúc và ý tưởng của hai bên, vốn khác biệt nhau, có thể đến gần nhau, trò chuyện cùng nhau, tương tác, bài thơ sẽ là sự sáng tạo.
Như ngôi sao trên cột buồm trơ trọi
Anh nhìn vào bóng tối
Con tàu đêm nay đi về đâu
Nhớ đôi môi xót đau
Nhớ bàn tay đắm đuối
Có ai nói cho lòng ta hiểu nổi
Về cuộc đời ghê gớm ta yêu
Ngôn ngữ có thể gọi tên sự vật, nhờ thế tạo ra sự hiểu biết và chia sẻ giữa người này và người khác, sự tranh luận, đồng tình. Đặt tên, nói ra, than khóc, hát lên, là những thứ mà con người có thể tác động lên hoàn cảnh. Thực ra một tác phẩm văn chương chỉ có thể làm người đọc rung động nếu nguồn rung động ấy đã ươm mầm sẵn trong chúng ta, từng được nung nấu bởi ý chí của chúng ta.
Con người chưa được làm người
Bao lệnh cấm đang đè lên thế giới
Cấm yêu thương cấm khát vọng cấm tự do
Bao con chim bị nhốt ở trong tù
Bao giải băng đen che kín mắt
Sống là sống có ích cho người khác. Tình yêu trong thơ Lưu Quang Vũ là một động lực, là sự dịch chuyển các quan tâm, là sự chuyển giao các giá trị. Tình yêu ấy vị tha vì đó là sự tử tế đối với mỗi người, đối với sự sống. Ngược lại, sự dửng dưng, thói vô minh, khởi đầu từ hai nguồn: sự thiếu hiểu biết và sự ích kỷ.
Thơ sinh sự với cuộc đời không cho ai dừng bước cả
Càng thương yêu càng không vừa ý với mọi điều
Như thế, thơ Lưu Quang Vũ thuộc về hôm nay, là tâm hồn và xương thịt của chúng ta, tiếng nói và giấc mơ của chúng ta, là sự bị cầm giữ và sự vượt thoát của chúng ta.
Chú thích:
(*) Di cảo Lưu Quang Vũ, in lần thứ hai, Lưu Khánh Thơ tuyển soạn, NXB Trẻ, 2018.
"Trong cái nhìn của tôi, Việt Nam có những nhà văn hóa lớn. Theo tôi nghĩ, Lưu Quang Vũ là nhà viết kịch lớn nhất thế kỷ này của Việt Nam, là một nhà văn hóa." (PGS Phan Ngọc)
(**) ghi theo trí nhớ: "you must write, and read, as your life totally depends on it.
(***) Di cảo, sách đã dẫn.
"Hai mươi năm sau ngày anh mất ở tuổi bốn mươi, đọc những bài thơ anh viết tuổi hai mươi thấm đầy máu và lửa, tôi gọi Lưu Quang Vũ là nhà thơ nhân dân, nhà thơ yêu nước." (Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên).
(*) Di cảo Lưu Quang Vũ, in lần thứ hai, Lưu Khánh Thơ tuyển soạn, NXB Trẻ, 2018.
"Trong cái nhìn của tôi, Việt Nam có những nhà văn hóa lớn. Theo tôi nghĩ, Lưu Quang Vũ là nhà viết kịch lớn nhất thế kỷ này của Việt Nam, là một nhà văn hóa." (PGS Phan Ngọc)
(**) ghi theo trí nhớ: "you must write, and read, as your life totally depends on it.
(***) Di cảo, sách đã dẫn.
"Hai mươi năm sau ngày anh mất ở tuổi bốn mươi, đọc những bài thơ anh viết tuổi hai mươi thấm đầy máu và lửa, tôi gọi Lưu Quang Vũ là nhà thơ nhân dân, nhà thơ yêu nước." (Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét