Mã Viện là một danh tướng nhà Hán, nhưng dưới ngòi bút thi
hào Nguyễn Du, Mã Viện được tả hài hước chẳng kém gì con cháu họ Mã trong Truyện
Kiều: Mã Giám Sinh: Ghế cao ngồi tót sổ sàng. Mã Viện, sáu mươi tuổi
sức đã suy, râu dài đến rốn, nhưng thì trước mặt vua Hán, nhảy tót lên mình ngựa
để được vua khoái khen: "ông này còn quắc thước"! Cứ thường
mặc giáp ngựa như phi. Mã Giám Sinh: Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao,
còn Mã Viện: Đồng trụ biên cương lòe gái Việt. Thật thú vị khi đọc thơ
Nguyễn Du trong Bắc Hành Tạp Lục viết về Mã Viện, Nguyễn Du viết bốn bài thơ
nói về Mã Viện, nhân đi qua các nơi có miếu thờ Mã Viện: ở Giáp thành phía nam
Ải Chi Lăng, và ở thác Đại Than.
Mã Viện (14 TCN- 49) tự Văn Uyên, được gọi là Phục Ba Tướng
Quân, hay Mã Phục Ba, người Phù Phong, Mậu Lăng..., nay là huyện Phù Phong, tỉnh
Thiểm Tây. Trung Quốc. Tổ tiên Mã Siêu, Mã Đằng, Mã Đại thời Tam Quốc. Lăng mộ ở
Đông bắc Hưng Bình, tỉnh Thiểm Tây. Danh tướng dưới đời vua Hán Quang Vũ Đế, thống
nhất Trung Quốc sau loạn Vương Mãn. Con gái Minh Đức trở thành Hoàng Hậu vua
Hán Minh Đế. Mã Viện lập chiến công đánh dẹp khởi nghĩa Hai Bà Trưng tại Giao
Chỉ năm 43 và các bộ tộc Vũ Lăng (Quý Châu, Tây Bắc Hồ Nam.) Được phong Phục Ba
tướng quân. Tước Tam túc hầu, ban cho thực ấp 3000 hộ.
Mã Viện còn lập chiến công đánh bại lãnh chúa Ngỗi Hiệu
(30-33) tại tỉnh Cam Túc.
Năm 49, khi đánh các bộ lạc Ô Hoàn, Mã Viện chết vì bệnh truyền
nhiễm, bệnh giết chết một số lớn quân đội viễn chinh. Phó tướng Cảnh Thư cùng với
Phò Mã Lương Tùng, ngụy tạo nhiều chứng đổ tội cho Mã Viện:
- Mã Viện chịu trách nhiệm về bệnh truyền nhiễm, khi ra lệnh
hành quân chống lại các bộ lạc Ô Hoàn.
- Mã Viện biển thủ ngọc trai cùng sừng tê giác. Thật ra Mã Viện
chỡ một xe hạt bo bo để dùng về Lạc Dương. Hán Quang Vũ Đế tin cáo buộc này và
đã tước đi thái ấp và tước hầu của Mã Viện. Tới năm Kiến Sơ thứ ba (năm 78) Hán
Chương Đế mới truy tặng Trung Thành Hầu.
Mã Viện là nguồn gốc hai thành ngữ:
Da ngựa bọc thây (mã cách khỏa thi) do câu nói Mã Viện với
người bạn Mạnh Kỷ: "Làm trai nên chết ở chốn biên thùy, lấy da ngựa
bọc thây, mà chôn mới là đáng trọng, chứ sao lại chịu nằm ở xó giường, chết ở
trong tay bọn đàn bà con trẻ thì có hay ho gì. "
Vẽ hổ không thành, lại thành chó (họa hổ bất thành, phản loại
khuyển) Mã Viện khuyên răn các cháu. Viện khuyên đừng có bắt chước nhân vật anh
hùng thời đó là Đỗ Bảo, có thể không thành anh hùng như Bảo, mà thành kẻ bỏ
đi.
Miếu Mã Viện ở Giáp Thành tức thành Kép, ở khoảng Giáp đông,
thuộc châu Lang Giang ở phía nam ải Chi Lăng. Nguyễn Du đi qua nơi này vào khoảng
trước ngày 6-4 năm Quí Dậu (1813). Nguyễn Du viết: Người già tuổi sáu mươi thì
gân sức suy. Mà ông mặc áo giáp nhảy lên yên ngựa phi như bay, Mã Viện đã ngoài
60 tuổi mà còn xin đi đánh dẹp ở Man động Ngũ Khê tỉnh Hồ Nam, vua Hán không
cho, Mã Viện mặc áo giáp nhảy lên mình ngựa tỏ ra mình còn khỏe. Chỉ mong được
vua Hán khoái, nhà vua ở sân cung điện cười khen: "Quắc thước tai thị
ông". Ông này quắc thước lắm. Đâu biết nỗi buồn anh em ở xóm làng: Em họ
của Mã Viện là Thiếu Du đã từng nói với ông ta rằng: "Kẻ sĩ chỉ cần cơm
áo cho đủ, làm người tốt ở trong làng mà giữ mồ mã vườn tược, không cần phải vất
vả đi kiếm công danh mà khổ thân, ngoài cơm áo ra là thừa cả. Cột đồng trụ chỉ
có thể lừa đàn bà con gái Việt. Truyền thuyết nói rằng, Mã Viện dẹp được cuộc
khởi nghĩa của Trưng Trắc thì dựng cột đồng để đánh dấu biên cương và ghi hàng
chữ: "Trụ đồng chiết, Giao Chỉ diệt". Cột đồng gảy, Giao Chỉ sẽ bị
diệt vong, người nước ta qua đó mỗi người đều mang một hòn đá đấp vào nên trụ đồng
bị lấp mất. Theo Ngô Sĩ Liên cột đồng dựng ở Cổ Lâu thuộc Khâm Châu. Quảng Tây
Trung Quốc. Theo Tự điển Từ Hải ở núi Phân Mao, động Cổ Sâm ở phủ Tây, Khâm
Châu. Sứ thần Vũ Huy Tấn đời Tây Sơn năm 1789 có viếng di tích này và viết bài
thơ. Theo Đào Duy Anh ở núi Thành còn gọi là núi Đồng Trụ (núi Hùng Sơn, Nghệ
An). Xe Ngọc châu rốt cục làm lụy con cái trong nhà. Mã Viện ở Giao Chỉ thích
ăn hạt ý dĩ (bo bo) để chống chướng khí, khi trở về nước có chỡ một xe ý dĩ để
dùng. Người ta đồn đó là hạt trai ở phương Nam. Sau khi Mã Viện chết có người tố
cáo là Mã Viện đã chở về một xe hạt trai. Vua Hán nổi giận. Vợ con Viện phải
chôn cất ông ở phía Tây thành, chỗ Mã Viện đóng quân ở Hồ Nam, không dám đem
xác về. Họ và tên Mã Viện chỉ đáng ghi ở gác Vân Đài. Sau còn ngoảnh về nước
Nam đòi hỏi việc cúng tế. Vua Hán Quang Vũ cho vẽ mặt 28 công thần ở gác Vân
Đài, vì Mã Viện có con gái làm Hoàng Hậu nên không cho vẽ Mã Viện để tránh tiếng.
Sau khi Mã Viện chết, đời sau các quan lại Trung Quốc cai trị bắt dân ta lập miếu
thờ ở nhiều nơi. Câu này chỉ Mã Viện chết rồi mà còn muốn bòn cúng tế nhân dân
địa phương.
MIẾU THỜ MÃ PHỤC BA Ở GIÁP THÀNH
Tuổi lão sáu mươi sức lực suy,
Cứ thường mặc giáp ngựa như phi.
Chỉ mong cung điện quân vương khoái,
Đâu biết xóm làng huynh đệ bi.
Đồng trụ biên cương lòe gái Việt,
Xe châu về nước lụy gia nhi.
Tuổi tên được thưởng Vân đài vẽ,
Còn bắt dân Nam hương khói chi.
Nhất Uyên dịch thơ
Cứ thường mặc giáp ngựa như phi.
Chỉ mong cung điện quân vương khoái,
Đâu biết xóm làng huynh đệ bi.
Đồng trụ biên cương lòe gái Việt,
Xe châu về nước lụy gia nhi.
Tuổi tên được thưởng Vân đài vẽ,
Còn bắt dân Nam hương khói chi.
Nhất Uyên dịch thơ
Nguyên tác phiên âm Hán Việt :
GIÁP THÀNH MÃ PHỤC BA MIẾU
Lục thập lão nhân cân lực suy,
Cứ an bị giáp tật như phi.
Điện đình chỉ bác quân vương tiếu,
Hương lý ninh tri huynh đệ bi.
Đồng trụ cận năng khi Việt nữ,
Châu xa tất cánh lụy gia nhi.
Tính danh hợp thống Vân Đài họa,
Do hướng Nam trung sách tuế thì.
Cứ an bị giáp tật như phi.
Điện đình chỉ bác quân vương tiếu,
Hương lý ninh tri huynh đệ bi.
Đồng trụ cận năng khi Việt nữ,
Châu xa tất cánh lụy gia nhi.
Tính danh hợp thống Vân Đài họa,
Do hướng Nam trung sách tuế thì.
Đại Than là một ghềnh lớn của sông Minh Giang hay Tả Giang.
Theo truyền thuyết Mã Viện khi đem quân xuống xứ nóng phương Nam, sang nước ta,
đã cho mở đường sông phá các ghềnh thác, cho thuyền dễ đi. Do đó những nơi ghềnh
thác thường có miếu thờ Mã Viện.. Bài thơ đề Miếu Phục Ba ở Đại Than Nguyễn Du
Viết: Đục thông đường núi Ngũ Lĩnh để đi bình định xứ nóng phía Nam. Công danh
che trùm đời được ghi vào sử sách. Tuổi cao già rồi mà vẫn còn khoe quắc thước.
Ngoài cơm áo ra tất cả đều là thừa (Lời Thiếu Du em họ Mã Viện). Sóng gió Đại
Than còn lưu dấu công lao to lớn ngày trước. Cây tùng, cây sam ở nơi cổ miếu
cách xa quê nhà. Chiều tà nơi chôn Mã Viện, dưới lớp gai góc phía Tây thành. Nỗi
hận ở Dâm Đàm rốt lại như thế nào rồi?. Mã Viện đem quân đánh Hai Bà Trưng,
mãi không được phải lui về Lãng Bạc. Trời nóng bức, hơi độc từ dưới hồ bay lên,
khiến cho diều hâu không bay được. Viện đã hối hận vì không nghe lời em mình.
Câu này Nguyễn Du mỉa mai Mã Viện. Theo ông Đào Duy Anh: Lãng Bạc là vùng đất
trũng ngập nước ở khoảng dưới chân núi Tiên Du thuộc tỉnh Hà Bắc ngày nay. Có
nhiều người lầm với Hồ Tây Hà Nội.
ĐỀ MIẾU PHỤC BA Ở ĐẠI THAN
Đục đường thông núi định Viêm Bang,
Sử sách danh truyền ghi chiến công.
Bạc tóc vẫn khoe mình quắc thước,
Áo cơm ngoài nó có chi danh.
Đại Than sóng gió lưu công trước,
Miếu cổ tùng sam cách cố hương.
Chiều xuống thành Tây gai góc phủ,
Dâm Đàm hận cũ có còn vương?
Nhất Uyên dịch thơ.
Sử sách danh truyền ghi chiến công.
Bạc tóc vẫn khoe mình quắc thước,
Áo cơm ngoài nó có chi danh.
Đại Than sóng gió lưu công trước,
Miếu cổ tùng sam cách cố hương.
Chiều xuống thành Tây gai góc phủ,
Dâm Đàm hận cũ có còn vương?
Nhất Uyên dịch thơ.
Nguyên tác phiên âm Hán Việt:
ĐỀ ĐẠI THAN MÃ PHỤC BA MIẾU
Tạc thông lĩnh đạo tạc Viêm khư,
Cái thế công danh tại sử thư.
Hướng lão đại niên căng quắc thước,
Trừ y thực ngoại tẫn doanh dư.
Đại Than phong lãng lưu tiền liệt,
Cổ miếu tùng sam cách cố lư.
Nhật mộ thành tây kinh cúc hạ,
Dâm Đàm di hối cánh hà như?
Cái thế công danh tại sử thư.
Hướng lão đại niên căng quắc thước,
Trừ y thực ngoại tẫn doanh dư.
Đại Than phong lãng lưu tiền liệt,
Cổ miếu tùng sam cách cố lư.
Nhật mộ thành tây kinh cúc hạ,
Dâm Đàm di hối cánh hà như?
Bài chiều xuống Đại Than nước lũ mới tràn về. Bài này làm
trong thời đi giang hồ. Vì khi đi sứ, với đồ cống phẩm. Vị tướng chỉ huy không
thể để đồ cống phẩm và đoàn sứ đi trong tình hình nước lũ tràn về, khó khăn
trong việc chức hộ tống, và bảo đảm an toàn khi qua thác Đại Than. Khi gặp trường
hợp như thế họ dời ngày đi qua cửa Nam Quang, đoàn phải ở lại Đoàn Thành, Lạng
Sơn chờ đợi. Nguyễn Du viết: Đêm qua dòng sông Ngân từ trên trời đổ xuống, Nước
sông mênh mông, bờ sông ngập bằng. Chưa tin quỷ thần có thể giúp đõ gì. Đến cả
rồng cọp cũng đều mất hết linh thiêng. Ngày thường không biết nói chuyện trung
tín. Đường Giới đời Tông có câu: Bình sinh thương trung tín, Kim nhật nhiệm
phong ba. (Ngày thường giữ trung tín, nay mặc kệ phong ba). Nguyễn Du nói
ngược lại, Ngày thường không giữ trung tín, Thì đến bất cứ nơi nào cũng không
thể giải quyết việc sống chết cho mình được. Vẫn còn có chỗ hiểm nguy gấp mười
lần. Ta sẽ lấy gì để xin với thần minh.
CHIỀU XUỐNG ĐẠI THAN, NƯỚC LŨ MỚI TRÀN VỀ, ĐƯỜNG HIỂM NGẬP NƯỚC
Đêm qua trời đổ nước dòng Ngân,
Ngập nước mênh mông, đâu bến sông.
Chẳng đợi quỷ thần gì cứu giúp,
Mà xem rồng cọp hết uy linh.
Ngày thường chẳng nói điều trung tín,
Hạn đến ai mà nhắc tử sinh.
Còn gặp mười phần nguy hiểm nữa.
Khấn gì đây hỡi với thần linh.
Nhất Uyên dịch thơ
Ngập nước mênh mông, đâu bến sông.
Chẳng đợi quỷ thần gì cứu giúp,
Mà xem rồng cọp hết uy linh.
Ngày thường chẳng nói điều trung tín,
Hạn đến ai mà nhắc tử sinh.
Còn gặp mười phần nguy hiểm nữa.
Khấn gì đây hỡi với thần linh.
Nhất Uyên dịch thơ
Nguyên tác phiên âm Hán Việt:
VÃN HÁ ĐẠI THAN, TÂN LẠO BẠO TRƯỚNG CHƯ HIỂM CÂU THẤT
Ngân hà tạc dạ tự thiên khuynh,
Giang thủy mang mang giang ngạn bình.
Vị tín quỷ thần năng tướng hựu,
Tn giao long hổ thất tinh linh.
Bình cư bất hội giảng "trung tín".
Đáo xứ vô phương tề “tử sinh“.
Cảnh hữu hiểm hy nhiêu thập bội,
Ngô tương hà dĩ khấu thần minh?
Giang thủy mang mang giang ngạn bình.
Vị tín quỷ thần năng tướng hựu,
Tn giao long hổ thất tinh linh.
Bình cư bất hội giảng "trung tín".
Đáo xứ vô phương tề “tử sinh“.
Cảnh hữu hiểm hy nhiêu thập bội,
Ngô tương hà dĩ khấu thần minh?
Bài Hạ Than Hỷ phú, bài này ció chi tiết: một con thuyền, và
song thuyền lặng lẽ (một mình) bài này Nguyễn Du viết trong thời kỳ đi giang hồ
1788 khi đi qua Quảng Tây. Khi đi sứ với sứ đoàn 27 người, hàng trăm quân hộ tống,
đánh trống, đốt pháo ầm ỉ.. Khi sứ đoàn đi qua thì thuyền chài cũng dừng lại tò
mò nhìn vào đoàn cống sứ, không có cảnh thuyền chài cao hứng hát. Nguyễn Du viết:
Thành tâm dâng hương cầu khẩn trước đền tướng quân (Mã Viện). Một con thuyền giữa
dòng nước chảy mặc cho nó trôi đi. Đến nơi nào cũng thích thú như núi sông đã từng
quen biết. Mừng cho người, vì rắn, cọp đã không ra oai. Muôn cụm tùng kia là
nơi nhà sư ở. Nơi có một dãi khói lạnh là Hòn Én. Lặng lẽ bên cửa sổ thuyền
không có việc gì. Nghe khúc hát của thuyền chài bên sông, ngắm bóng chiều tà.
TẢ NỖI MỪNG XUỐNG KHỎI THÁC
Thành khẩn dâng hương đền tướng quân,
Một con thuyền chảy mặc theo dòng.
Đến sông núi lạ như quen biết,
Chẳng cọp rắn nào cản bước chân.
Thấp thoáng chùa sư tầng biếc phủ,
Lung linh Hòn Én khói sương dâng.
Song thuyền lặng lẽ ngồi thong thả,
Khúc hát chài vang bóng tối dần.
Nhất Uyên dịch thơ
Một con thuyền chảy mặc theo dòng.
Đến sông núi lạ như quen biết,
Chẳng cọp rắn nào cản bước chân.
Thấp thoáng chùa sư tầng biếc phủ,
Lung linh Hòn Én khói sương dâng.
Song thuyền lặng lẽ ngồi thong thả,
Khúc hát chài vang bóng tối dần.
Nhất Uyên dịch thơ
Nguyên tác phiên âm Hán Việt:
HẠ THAN HỶ PHÚ
Tâm hương bái đảo tướng quân tỳ (từ),
Nhất trạo trung lưu tứ sở chi.
Đáo xứ giang sơn như thức thú,
Hỷ nhân xà hổ bất thi uy.
Vạn châu tùng thụ tăng nhân ốc.
Nhất đái hàn yên Yến Tử ky (cơ).
Tịch tịch thuyền song vô cá ự,
Ngư ca giang thượng khán tà huy.
Nhất trạo trung lưu tứ sở chi.
Đáo xứ giang sơn như thức thú,
Hỷ nhân xà hổ bất thi uy.
Vạn châu tùng thụ tăng nhân ốc.
Nhất đái hàn yên Yến Tử ky (cơ).
Tịch tịch thuyền song vô cá ự,
Ngư ca giang thượng khán tà huy.
Vũ Huy Tấn (1749-1800) Phó sứ sứ đoàn Tây Sơn năm 1789 có viết
bài thơ Vọng đồng trụ cảm hoài khi đi thăm trụ đồng Mã Viện ngoài thành Minh
Châu: Sáng sớm ra khỏi thành Minh Châu, Tìm hỏi vết tích cột đồng. Người dân sắc
tộc địa phương chỉ tay về phía xa. Nơi hai đống đá xanh xanh! Than ôi! cột đồng
kia! là đất cũ của nước ta! Thời Trưng Vương buổi trước, Phục Ba (Mã Viện) đã
vạch làm biên giới. Bậc phấn son thật cũng anh hùng, Muôn đời tiếng tăm còn
vang dội. Đáng giận tên gian thần nhúng tay vạc (Mạc Đăng Dung). Cắt đất dâng
đi chẳng tiếc đoái gì. Bờ cõi xưa vì thế luân lạc đi mất. Đến nay đã hằng mấy
trăm năm. Khói mù cộng với thời gian. Cảm khái việc xưa nay biết dường nào!
Bên này có núi Phân Mao. Trời đã làm cho phần Bắc Nam bị chia tách. Chia đã lâu
rồi cần họp lại. Vết tích lạ này há lại bỏ không. (Với chiến thắng Tây Sơn,
triều đại Tây Sơn đã có ý muốn bằng ngoại giao: cầu hôn công chúa nhà Thanh, Lễ
Ôm gối... đòi lại đất Lưỡng Quảng, nơi có đông người Việt cổ, người Choáng hay
người Nùng, thời Việt Vương Câu Tiễn, và Triệu Đà, việc này chưa thực hiện thì
vua Quang Trung mất năm 1792.)
TRÔNG CHỔ CỘT ĐỒNG CẢM XÚC
Sáng rời Minh Châu thành,
Hỏi vết tích trụ đồng.
Dân chỉ về phía trước,
Nơi hai đống đá xanh.
Than ôi, cột đồng kia,
Là đất cũ nước ta.
Thời Trưng Vương buổi trước,
Biên giới mốc Phục Ba.
Bậc phấn son anh hùng,
Muôn đời vang tiếng danh.
Đáng thẹn kẻ gian tặc,
Cắt đất đã hiến dâng.
Bờ cõi xưa lạc dấu,
Đến nay mấy trăm năm.
Thời gian mù sương khói,
Cảm khái việc xa xăm.
Bên này núi Phân Mao,
Trời chia cách Nam Bắc,
Chia lâu cần họp nhau,
Há bỏ qua di tích.
Nhất Uyên dịch thơ
Hỏi vết tích trụ đồng.
Dân chỉ về phía trước,
Nơi hai đống đá xanh.
Than ôi, cột đồng kia,
Là đất cũ nước ta.
Thời Trưng Vương buổi trước,
Biên giới mốc Phục Ba.
Bậc phấn son anh hùng,
Muôn đời vang tiếng danh.
Đáng thẹn kẻ gian tặc,
Cắt đất đã hiến dâng.
Bờ cõi xưa lạc dấu,
Đến nay mấy trăm năm.
Thời gian mù sương khói,
Cảm khái việc xa xăm.
Bên này núi Phân Mao,
Trời chia cách Nam Bắc,
Chia lâu cần họp nhau,
Há bỏ qua di tích.
Nhất Uyên dịch thơ
Nguyên tác phiên âm Hán Việt:
VỌNG ĐỒNG TRỤ CẢM HOÀI
Hiểu xuất Minh Châu thành,
Tầm phỏng đồng trụ tích.
Thổ nhân dao chỉ điểm,
Thanh thanh song đôi thạch.
Ngã bang cựu chỉ trạch!
Tại tích Trưng Vương thời.
Phục Ba vi trung hoạch,
Chi phấn tự anh hùng.
Vạn cổ do trách trách.
Khả linh nhiễm đỉnh phu,
Cát hiến vô cố tích.
Cố cương toại luân một,
Vu kim niên sổ bách.
Yên vụ cộng triêu hôn,
Đồ nhiên khái kim tích.
Thử bàng hữu Phân Mao,
Thiên vị Nam Bắc tích.
Cửu phân chung đương hợp,
Khởi hư thử dị tích.
Tầm phỏng đồng trụ tích.
Thổ nhân dao chỉ điểm,
Thanh thanh song đôi thạch.
Ngã bang cựu chỉ trạch!
Tại tích Trưng Vương thời.
Phục Ba vi trung hoạch,
Chi phấn tự anh hùng.
Vạn cổ do trách trách.
Khả linh nhiễm đỉnh phu,
Cát hiến vô cố tích.
Cố cương toại luân một,
Vu kim niên sổ bách.
Yên vụ cộng triêu hôn,
Đồ nhiên khái kim tích.
Thử bàng hữu Phân Mao,
Thiên vị Nam Bắc tích.
Cửu phân chung đương hợp,
Khởi hư thử dị tích.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét