Chủ Nhật, 25 tháng 7, 2021
Giọng thơ trầm lắng nhạc ngàn
Tôi đọc thơ Trần Ngọc Trác đầu thập niên 80 thế kỷ trước, lúc
Trác còn là phóng viên biên tập Đài Truyền thanh vùng kinh tế mới Hà Nội. Cũng
từ đó biết được Trác đồng hương Huế qua nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hóa dân
gian “Folklore” Lâm Tuyền Tĩnh. Năm 1988, Trần Ngọc Trác chuyển về Đài PT-TH Lâm Đồng. Khi ấy chúng tôi mới thường xuyên gặp nhau luận bàn chuyện văn nghệ.
Ngày trước, vào dịp cuối tuần, tôi mang đàn Violon đến thu âm chương trình “Tiếng
hát quê ta” do nhạc sĩ Mạnh Đạt phối âm và dàn dựng. Ca sĩ chủ yếu là phong
trào: Công an, bộ đội, thầy cô giáo, học sinh, sinh viên các trường từ mầm non
đến đại học, cán bộ, công nhân viên chức cơ quan, xí nghiệp nông lâm trường kể
cả già trẻ thôn buôn. Trong đó có một ca khúc lạ nhưng quen quen xưa mà lại rất
gần, bùng lên những dư âm dư ảnh nồng ấm bồng trôi, nâng niu tình đất tình người
tình cao nguyên bazan khát, câu thơ ấy nhạc điệu ấy cứ lâng lâng rấm rứt, làm
tôi nhớ mãi. Đó là tiết mục Khúc hát người K’Ho (thơ Trần Ngọc Trác, nhạc Trần
Hoàn).
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Giải mã tục cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng giêng âm lịch
Giải mã tục cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng giêng âm lịch Khoảng hơn 10 năm trở lại đây, trên báo chí và mạng xã hội thường phản ánh chuyệ...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét