Một góc nhìn về thiền
Hôm nay tôi dừng lại để đọc những gì bạn tôi viết về thiền. Khi nói đến thiền định, tôi hình dung một chiếc chiếu trên đó có một người ngồi yên trên một góc, thật yên tĩnh mang tâm thường tại trở về với chính mình.Một tách trà xanh sáng nay tôi
muốn gởi đến bạn tôi nơi xa kia cùng lời mừng cho sự an trú luôn vững chãi trên góc
chiếu của bạn.Một mảnh cà-sa một bình bát là tất cả những gì tôi có trong thế gian nàyGượng dậy để đốt một nén hương và ngồi xuống thiền địnhSuốt đêm, mưa nhẹ rơi trong bóng đen bên ngoài cửa sổNhững năm tháng dài lang thang và cực khổ cũng đã qua rồi.(Ryokan)“Thiền”, có lẽ chúng ta ai cũng đã một lần nghe qua và thường cho đó thuộc về lãnh vực tâm linh hay tôn giáo, tín
ngưỡng hoặc triết lý cao siêu xa vời của phương Đông, cũng có không ít người nói đến Thiền như một “giáo lý hàn lâm” hay là một phương thuốc thần kỳ chửa bách bệnh.Thực ra, Thiền mà người Nhật gọi Zen, người Trung Hoa gọi Chan, phương Tây gọi là Meditation, trong gốc tiếng Phạn (Sanskrist) là dhyāna, người Trung Hoa dịch theo âm “Thiền na” là một phương pháp tư duy, phát triển tâm thức qua một quá trình thực hành tập trung cao độ thần thức trong tĩnh lặng, còn gọi là “trầm tư mặc tưởng”, xuất phát từ Ấn Độ từ trên 25 thế kỷ, theo sách vở Phật giáo gọi tên là “du già” (yoga). Thể nghiệm Thiền là cho tất cả mọi người, không riêng của bất kỳ trường phái triết lý hay tôn giáo nào. Ngày
nay để đọc biết về Thiền, qua Internet, ta có thể dễ dàng tìm được hàng triệu thông tin trong vòng chưa đầy một sát na.Đến với Thiền trong thời đại hiện nay quả thật đơn giản.Nhưng để thấu đáo và thực hành Thiền trong cuộc sống lại là một vấn đề khác. Tôi còn nhớ cách đây không lâu, một Tu Viện Trưởng (Monsieur Abbé) có nói với tôi ông ta đang tham gia một khóa thiền tại một Thiền Viện và hỏi tôi hiểu và giải thich về “Thiền” như thế nào. Tôi thật sự lúng túng khi cố gắng diễn đạt làm sao để không mang một màu sắc hay giáo lý của tôn giáo nào. Và tôi cũng có hỏi lại tại sao ông muốn tìm đến Thiền? Ông ta cũng khó khăn khi trả lời một cách không xác định rõ ràng.Khó để có một định nghĩa về Thiền, tôi cứ nghĩ, qua biết bao nhiêu kinh sách, tài
liệu, bài viết về Thiền mà chúng ta có thể tham khảo, nhưng tại sao người ta cứ mãi mơ mơ màng màng không xác định rõ con đường Thiền. Phải chăng bản chất của Thiền là đứng ngoài mọi giáo lý và phủ nhận tất cả các hình thức diễn đạt bằng văn tự, cho nên tri và hành “Thiền” trong thời buổi hiện đại này có phần nào “tùy tiện”, e rằng một ngày nào đó mất đi chất “tinh túy nguyên thủy” của nó?Có bao nhiêu loại Thiền?Theo tài liệu Phật giáo, từ ngàn xưa vào thời Phật Thích Ca, có đến hơn chín mươi trường phái triết học, tôn giáo khác nhau, mỗi trường phái có kiểu “Thiền” riêng. Các giáo lý của Khổng Tử, Lão Tử, Trang Tử, Mạnh Tử… tất cả đều chứa đựng các yếu tố “Thiền”, rồi đến các tôn giáo lớn luôn trong các sự cầu nguyện đều bao hàm “Thiền”. Mặt khác, “Thiền” cũng đã đi vào nhiều hoạt động của đời sống văn hóa như trà đạo, kiếm đạo, nhu đạo, võ sĩ đạo, cung đạo… Trong văn học như Haiku, Renga, tranh thủy mạt, và gần đây nhất, “Thiền” đã đi vào những lãnh vực thần học, tâm lý học, y học… Nhìn chung, hầu như các sinh hoạt khác nhau về tư duy, rèn luyện tâm thức nói trên, gần như vô số, đều tập trung dưới một tiêu đề “Thiền”. Mỗi kiểu “Thiền” ít nhiều khác nhau trong phương pháp, bản chất và mục đích. Một thiền sư Trung Hoa (Keiho - zenji ) thời xưa đã phân ra 5 nhánh Thiền khác nhau, nhưng theo tôi đúng hơn có 3 loại Thiền: Thiền phàm phu (Bompu), Thiền ngoại đạo (Gedo) và Thiền Phật giạo Trong Thiền Phật giáo có Thiền tiểu thừa (Shojo), đại thừa (Daijo) và tối thượng thừa (Saijojo).Thiền Phàm Phu (Bompu): Một loại Thiền không chứa đựng một nội dung hay triết lý nào, dành cho tất cả mọi người, không theo một tín ngưỡng nào. Trong niềm tin cải thiện sức khỏe, các bệnh tâm sinh lý, Thiền phàm phu không gây một hậu qua xấu nào trong cố gắng tập trung kiểm soát tâm của mình, nó có thể tốt hơn là người ta đọc “suông” những sách lý thuyết về đạo đức và triết học. Tuy nhiên nó vẫn không phá vỡ được cố chấp về bản thân, vẫn luôn coi mình khác biệt với vũ trụ.Thiền Ngoại Đạo (Gedo): Ngoại đạo ở đây có nghĩa là khác với giáo lý Phật Giáo. Loại Thiền này có liên quan đến tôn giáo và triết học, ví dụ như Yoga của Ấn Độ, phép tĩnh tọa của Khổng, phép chiêm bái của Ki tô…tất cả đều thuộc phạm trù Thiền ngoại đạo. Một đặc điểm khác của Thiền ngoại đạo là tạo nên một định lực trong mong cầu một khả năng siêu nhiên nào đó cho bản thân hay một niềm tin tái sinh ở một cõi trời nào khác với nhiều điều kiện thoải mái dễ chịu hơn.Thiền Phật Giáo đưa con người từ tâm thái “mê” đến tâm thái “ngộ”. Giác ngộ là tự tĩnh giác thấy bản tánh của mình, mục đich cuối cùng là “kiến tạnh”Tiểu thừa (Shojo) còn gọi “cổ xe nhỏ” (Hinayana) chỉ cho một người, chỉ chú trọng đến sự an tâm của riêng mình, thờ ơ với hạnh phúc của người khác, điều này không hoàn toàn phù hợp với giáo lý tối thượng của Phật, tức là hiện hữu một toàn thể không phân ly, mỗi một con người bao trùm trọn vẹn cả vũ trụ trong mình. Tiểu thừa cho những ai không thể lĩnh hội được sự sâu xa về giác ngộ của Phật hoặc với ai đang trốn chạy sự đau khổ, thất vọng của thế giới đầy tội lỗi và xấu xa dưới mắt họ.Đại thừa (Daijo), “cổ xe lớn” (Mahayana) là loại Thiền Phật giáo đích thực. Mục đích là kiến tánh, giác ngộ, nhìn thấy bản tánh của mình và nhận ra Đạo trong cuộc sống hằng ngày của mình. Không biết đến, chối bỏ hay xem nhẹ ngộ đều không phải là Thiền Đại thừa.Tối thượng thừa (Saijojo), Thiền bậc cao nhất trong Thiền Phật giáo, ở đây phương tiện và cứu cánh là một và không còn sự đấu tranh nỗ lực để đạt ngộ, với nhiệt tâm, không vị kỷ, với tâm thức đầy đủ, hoàn toàn vô niệm như tờ giấy trắng tinh không tì vết, “Chân ngộ” sẽ tự vén mở, chúng ta sẽ nhận thức được rằng thế giới “nhị nguyên” và đối lập là sai lầm, thế giới này là của “Một”, của hài hòa và bình an chân thật.Vậy “Thiền” của ngày hôm nay chúng ta đang cùng nhau tìm biết là “Thiền” nào?Ngược dòng lịch sử về quá khứ cách đây vài ngàn năm tại Ấn Độ, thời ấy đã hiện diện và được dùng (trong một số tôn giáo hoặc giáo phái tâm linh) những kỷ thuât rèn luyện tâm thức nhằm phát triển sự kiểm soát chú tâm hầu giải thoát khỏi đau khổ và đạt được sụ an tỉnh, bình thản tinh thần, nhưng những phương pháp này không được truyền bá rông rãi và hình thành
một trường phái riêng, bởi lẻ nó được coi như một yếu tố mặc nhiên bao gồm trong sự tu tập của tôn giáo hay giáo phái.
Chính Đức Phật Cồ Đàm đã nhờ phương pháp này mà khai ngộ, về sau Phật giáo gọi đó là “tam muội” (samâdhi) để bày tỏ “tâm không dao động”, nếu hiểu theo từ Hán Việt như là “định” hoặc “thiền định”, thể nghiệm ấy đã đóng vai trò rất quan trọng ngay từ khi Phật giáo vừa hình thành. Theo truyền thuyết Đức Phật sau khi giác ngộ, trong một buổi thuyết pháp cho chúng tăng tại núi Linh Thứu, Ngài đã đưa lên một cành hoa, tất cả hội chúng đều im lặng, chỉ có đệ tử Ma-ha-ca-diếp mỉm cười lỉnh hội được ý chỉ của Đức Phật, đây lần đầu tiên giáo pháp của Phật đã được truyền đi không theo kinh điển bằng cách “Dĩ tâm truyền tâm”, từ đó mở đầu cho “Thiền” của Phật giáo Ấn Độ và Ca Diếp được xem như vị Tổ Thiền đầu tiên.Mãi ngàn năm sau, đạo Phật mới được truyền vào Trung Hoa, vào khoảng năm 65 (thế kỷ thứ 1), đạo Phật từ từ được người Trung Hoa đồng hóa với Lão Tử và Phật dần dần được xem như vị thần bản xứ. Tiếp theo cho đến thế kỷ thứ 3, trong thời gian dịch thuật kinh sách, kiến thức Phật giáo đã được chú ý đến, trong đó có “Thiền”, một phương pháp tu hành cơ sở của người Ấn. “Thiền Ấn Độ” đã hòa nhập với các tư tưởng cổ đại Trung Hoa như truyền thống “điều khí pháp” (theo sách Bão
Phác Tử (317) đời Đông Tấn về các phép tu tiên, luyện đan, thảo luận chính trị, đạo đức..) và phép “Tọa vong” trình bày trong sách
Trang Tử, mục đích tu dưỡng tinh thần để đạt đến những quyền lực thần bí. Trong bối cảnh đó “Thiền Ấn Độ” đã chịu ảnh hưởng của dân tộc tính rất đặc thù Trung Hoa và biến hóa, phát triển về mặt tư tưởng mà trước đó không thấy ở Ấn Độ.Hai hệ tư tưởng Phật giáo Ấn Độ và truyền thống bản xứ Trung Hoa phát triển song hành cho đến thế kỷ thứ 6, lúc ấy tại Ấn Độ có Bồ Đề Đạt Ma được xem như vị Tổ Thiền Phật giáo thứ 28 kể từ Ca Diếp, ông ta đã đến Trung Hoa để truyền đạo, do ảnh hưởng của Bồ Đề Đạt Ma, sinh hoạt của Phật Giáo tại đây có sự canh tân thay đổi, họ đã biết kết hợp hai luồng tư tưởng hiện có Ấn –Trung, họ chỉnh đốn và tổ chức lại có hệ thống hơn, tạo thành nhiều tông phái khác nhau, trong
đó có Thiền Tông lấy sự tập trung tâm thức làm căn bản tu tập, phương pháp thiền định (dhyâna), và Thiền đã bắt đầu có một khuôn mặt rõ ràng qua hệ thống tư tưởng mang dáng dấp một tôn giáo đặc thù của Trung Hoa, thích ứng với Phật Giáo nhưng không bị hoàn toàn sáp nhập vào Phật Giáo.Thiền Tông, một hệ tư tưởng mới mang sắc thái riêng của văn hóa và triết lý Trung Hoa, tuy cùng
giáo pháp nhưng độc lập với Phật Giáo. Tư tưởng giải thoát tuyệt đối mà Phật Giáo mang lại cho Thiền tông nơi đây là “Ngón tay chỉ thẳng” và “Nụ cười thầm lặng thấu hiểu”, là sự trở về với tự nhiên, khước từ những nghi thức rườm rà, những bài kinh luận dài dòng khó hiểu, nhưng thu nhận những tinh hoa và không phủ nhận nội dung của nó. Trong ý nghĩa đó, Thiền Tông mang nhũng nét đặc thù trong phương pháp tu tập như thiền vấn đáp, tư tưởng đốn ngộ… với những công án, đối thoại đầy “mâu thuẩn” và “nghịch lý”…, chính những những đặc điểm này là nguồn gốc sức hấp dẫn của Thiền và chúng vẫn còn tồn tại sau này.Có thể nói Thiền Tông được khai sanh từ khi Đạt Ma đến Trung Hoa và thiết lập một phả hệ truyền thừa từ một vị thầy sang một đệ tử với sáu vị tổ, bắt đầu từ Bồ Đề Đạt Ma đến Huệ Năng (638-713). Sau Lục Tổ Huệ Năng, sự truyền thừa một vị thầy một đệ tử chấm dứt, thay thế bởi nhiều dòng truyền thừa quanh những vị tổ sáng lập, sự phát triền các dòng phái này tùy thuộc vào uy đức cao thâm của người sáng lập. Giai đoạn cường thịnh của Thiền Tông kéo dài từ đời Đường (618-907), đời Ngũ Đại (907-960), đến thế kỷ 10 dưới Triều Tống (960-1271) Thiền Tông trở thành tông phái chủ lực trong Phật Giáo chính thống với 5 tông gồm Tào Động tông, Lâm Tế tông, Pháp Nhãn tông, Quy
Ngưỡng tông và Vân Môn tông.Tuy nhiên, Thiền tông khi hòa nhập và va chạm với những thực tế đời sống, chính trị, qua nhiều thay đổi, biến chuyển cùng ảnh hưởng của xã hội Trung Hoa, đến đời nhà Minh (thế kỷ 15) rồi nhà Thanh, Thiền Tông đúng nghĩa của Trung Hoa đã phai nhạt bản chất cố hữu của mình, mất đi tính độc lập, bị pha lẫn với các tông phái Phật giáo khác, biến chất và đã đi đến chỗ suy tàn, những ý tưởng phục hưng gần như không hiệu quả.Nhưng may mắn thay từ nhiều thế kỷ trước, trong thời kỳ hoàng kim của Thiền tông tại Trung hoa, hệ thống tư tưởng này đã bành trướng và truyền bá qua các nước lân cận, Nhật Bản, Việt Nam, Đại Hàn, Tây Tạng…., tại mỗi nước, Thiền đã có những bản sắc khác nhau, nhưng tựu trung chỉ có hai tông chính mạnh và có còn ảnh hưởng lớn nhất là Tào Động và Lâm Tế.Tông Tào Động, do 2 vị tổ Động Sơn Lương Giới (807-869) và Tào Sơn Bản Tịch (840-901) sáng lập. Đặc điểm của tông phái này là tính chất tỉ mỉ và kỷ lưỡng trong tu tập, người ta nói tông phái này tìm
giác ngộ trong trầm lặng.Tông Lâm Tế, do Lâm Tế Nghĩa Huyền lập (866), chủ trương sự đạt đạo với những điều kiện cứng rắn, gay go trong giáo pháp.
Phương pháp khai đạo của Lâm Tế luôn với những tiếng hét lừng danh, tiếng phất trần, những phản ứng tức thì, không chấp nhận một do dự nào, không phân biệt phàm thánh, miễn đi đến tận gốc của sự vật, không ngờ vực, không sai lạc.Thiền tại Việt Nam mang đậm nét Thiền Trung Hoa, nhưng không còn phân biệt tông phái, việc hành Thiền gần như chỉ phổ biến và hoàn toàn nhập vào sự tu tập Phật của các tu sĩ xuất gia, họ chú trọng vào sự tĩnh lặng, an định tâm thức, có thể nói “Thiền Tịnh” đúng hơn là “Thiền Định”. Các thiền sư Việt Nam thường là những thi sĩ, học giả, nhà nghiên cứu có nhiều thi phẩm, tác phẩm văn học, luận văn, khảo cứu về Phật giáo nói chung, việc phổ biến Thiền trong đại chúng vẫn còn hạn chế trong phạm vi hẹp.Tại Nhật Bản, Thiền tông đã du nhập vào khoảng thế kỷ 12-13 bởi các thiền sư Trung Hoa và các tăng sĩ Nhật du học Trung Hoa sau đó mang về xứ, tại đây cùng với Phật, Nho và Thần giáo, Thiền đã phát triển rất mạnh và tạo nên một hệ tư tưởng độc lập, có hệ thống có bản sắc riêng là Thiền Tông Nhật Bản. Bắt đầu từ đây, Thiền không còn là vật sở hữu của các thiền tăng, Thiền có khả năng giao tiếp rông rãi trong xà hội ra ngoài giới hạn của giáo đoàn và cho đến thời gian gần đây từ những năm cuối thế kỷ 19, nhờ những hoạt động tích cực của các thiền sư Nhật Bản như Ja. Shaku Soen, Daistz
Teitaro Suzuki…. Thiền đã được truyền bá rông rãi ngoài vùng Đông Á, những thực nghiệm Thiền cũng đã đáp ứng được các tư tưởng và bản năng của con người từ Đông sang Tây, cho nên có thể nói ngày nay Thiền Na hay Zen không còn
là một khái niệm xa lạ nữa.Qua lịch sử cho thấy “Thiền” bắt nguồn từ phương pháp tu luyện tâm thức hàng ngàn năm trước với những mục đích và cứu cánh khác nhau được dùng trong một số trường phái về tâm linh, nhưng ngày nay, qua những phát triển và biến đổi về xã hội và đời sống con người, tinh thần “Thiền” chỉ còn lại một mục đich duy nhất hướng tới một triết lý sống tự hoàn thiện bản thân, bằng phát triển tâm thức và trí tuệ nhằm giãi thoát con người khỏi khổ đau và có dược an lac, hạnh phúc, ngay trong cuộc sông hiện tại. Nền tảng triết lý sống này hoàn toàn đúng với con đường “cứu khổ” mà Phật đã thấy và hướng dẫn cho con người không cần một tha lực, một phép mầu nào khác ngoài chính mình.
“Thiền” ở đây không đòi hỏi một tín ngưỡng, hoàn toàn không có đấng tối cao, lãnh tụ, không có giáo điều và tín điều. Người thiền là một con người hoàn toàn tự do vô sự.
Nhưng để thấu đáo và thực hành Thiền trong cuộc sống lại là một vấn đề khác.
Tuy nhiên cần phân biệt nhiều hình thức và biến thể về “thiền định” theo nghĩa rộng khác với đạo Phật về một số đặc điểm như của Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo…, hoặc một số trường phái khác của Phật giáo, Lão giáo…, mặc dầu về hình thức thực hành hầu hết đều có những điểm tương đồng, nhưng xét về mặt cứu cánh và bản chất, các “Thiền” này chưa được hiểu đúng và đủ, thậm chí đôi lúc dẫn đến bị lạm dụng mang tính chất mê tín.Chung quy theo tôi, trong mọi thời đại chỉ có một loại Thiền duy nhất đó là “Thiền định” với giáo pháp của Đức Phật Thich Ca, dựa trên nền tảng chân lý về sự thật của cuộc đời mà Đức Phật đã khám phá qua ba hiện tượng của các sự vật trên thế gian này, đó là Vô Thường, Khổ, Vô Ngã, tên gọi theo Phật Giáo là Tam Pháp Ấn. Đây là những bản chất tự nhiên con người cần phải thực chứng bằng nội tâm, không phải nhận biết qua khái niệm.Vô thường - Mọi sự vật trong vũ trụ này đều không thường hằng, có đó, không đó, không có gì vĩnh cửu, hợp duyên thì sinh, hết duyên thì hoại (Thuyết duyên hợp). Mọi sự vật hiện hữu và vận hành tự nhiên không theo ý muốn hoặc sự can thiệp của con người. Trong cuộc sống hàng ngày ai cũng thấy biết hiện tượng vô thường như: nóng - lạnh, mưa - nắng, sinh - tử, giàu - nghèo, thương yêu - thù hận… là lẽ đương nhiên, nhưng trong lòng cứ vẫn đau khổ , sân hận, níu kéo, bất an mỗi khi bị mất mát, khi không được như ý muốn, nói đúng hơn con người vẫn luôn muốn “thường”, ở đây lý trí hiểu được bản chất vô thường, nhưng nội tâm vẫn còn bị trói buộc bởi sự biến đổi ấy. Theo giáo pháp của Phật, sự giải thoát thưc sự có được khi đón nhận hoàn toàn sự thật vô thường không xen quan niệm của ta vào sự biến đổi, hãy đối xử với tâm rỗng lặng trong sáng, sự vật đến và đi như thế nào thì thấy như vậy, không giữ lại và cũng không xua đẩy đi, không muốn “phải là”, “sẽ là”, không dao động, không bị chi phối. Con người thế gian luôn muốn mọi chuyện biến đổi theo ý mình hoặc muốn thoát khỏi vô thường (tức không muốn biến đổi), muốn “thường”, điều này không thể nào có được trong trần thế, chỉ chuốc lấy khổ đau và phiền não.Khổ - Đã là người không ai tránh khỏi Khổ, cái đau có thể chữa lành, nhưng cái khổ tự nó sinh ra bởi từ nội tâm của ta, nó gắn liền triền miên với cuộc sống đời người từ khi sinh ra đến khi con được giải thoát. Có loại khổ sinh ra từ sự biến đổi vô thường vủa vạn vật như mưa gió, nóng lạnh… làm cho ta cảm thấy khó chiu, bất an, loại khổ thứ hai do hâu quả của chính ta đã gây ra trước đó, loại thứ ba là khổ tâm lý, một cảm xúc ảo giác do vô minh mà sinh
ra, đó là một trạng thái tâm lý không vừa lòng không có thật, nhưng rất nặng nề vô tận, đây là loại khổ mà con người muốn thoát khỏi.Vô ngã - Nghĩa là, không có “cái tôi” theo ý nghĩa của một cái gì đó vĩnh cửu, không thể tách rời, tự trị trong một sự tồn tại cá nhân. Những gì chúng ta nghĩ của chúng ta như“cái tôi” chỉ là một kinh nghiệm tạm thời. Mới sinh ra thân và tâm con người ai cũng giống ai, từ từ do điều kiện sống và môi trường xã hội tạo nên những cá thể với tâm sinh lý khác biệt, hình thành “cái tôi” và
“cái không phải tôi” trong mỗi con người, đạo Phật gọi là “bản ngã”. “Cái ta” - “bản ngã” này cho rằng mình là một thực thể tách rời và đối lập với thế giới bên ngoài, thân này là của “ta”, “ta” suy nghĩ, “ta” thở, “ta” thấy, “ta” thương, ghét, yêu, thích… riêng rẽ không phụ thuộc đến ai hết. Chân lý Vô ngã cho rằng, không có một Ngã, một cái gì trường tồn, bất biến, cốt tủy, vững chắc, tồn tại nằm trong sự vật mà không phụ thuộc vào cái khác. Sự vật có mặt là do duyên sinh (tùy thuộc điều kiện) khởi phát, chứ sự vật không có quyền gì với sự sinh ra và sự hoại diệt của chính nó. Như thế, cái ngã, cái “ta” không có
mà chỉ là ảo tưởng của con người, không có thật, thân này đâu phải của “ta”, ta đâu phải là chủ của nó, “ta” đâu có thể muốn thở hay không thở, tâm của ta đâu có thể ngừng suy nghỉ…. Vô ngã là một chân lý khó hiểu, con người khó chấp nhận, khó từ chối bản ngã, cứ mãi ôm giữ cái “ta” làm phát sinh những ý nghĩ như: ”tôi thích, tôi ghét, đây là của tôi, đó là của anh”, bản chất tham, sân, si của con người ngày càng bộc phát, càng chấp vào cái “tôi” sẽ càng chịu ảnh hưỡng bởi tác động bên ngoài và càng khổ đau khi bất như ý muốn.Vô Thường, Khổ, Vô Ngã hàm ý rằng bản thể của thế giới, vạn vật là không có thật, không có thực thể, không có tự tánh riêng biệt, tất cả từ vật chất đến tinh thần đều chỉ là ý thức, đều do tâm tạo ra chứ không phải là thật. (Vạn pháp duy thức - Tam giới duy tâm), đây là một thể hiện của Tánh Không trong Đạo Phật, “Không” được hiểu như không phủ định, không có, cả vũ trụ này đều không có cho đến khi Tâm khởi lên một “niệm”, một “thức” thì vạn vật trở nên hiện hữu, trái lại khi tâm vô niệm thì tất cả sẽ hư không. Thiền sư Long Thọ (Sa. Nāgārjuna) có nói “Tâm như hư không vô sở hữu”. “Tánh Không” ngày nay
khoa học có thể chứng minh bằng những thí nghiệm và giải thich rất rõ với lý thuyết “Hạt và Sóng” trong Cơ học Lượng Tử.Con người đã nhầm khi cho rằng cái khổ do các yếu tố bên ngoài đưa đến, nên nổ lực nghiên cứu, cải tiến về khoa học kỷ thuật, cải cách xã hội, hay tìm cầu đến các đấng tối cao, thần linh… với mục đích mưu cầu hạnh phúc, thoát khổ. Nhưng cho đến nay, tất cả đều vô ích, vì “cái khổ” xuất phát từ bên trong mỗi người, một “căn bệnh của Tâm”, do vô minh, cố chấp, vọng niệm làm cho tâm thức, trí tuệ bị lu mờ, chưa thấu được cái Không của Vô Thường, Vô Ngã, làm cho con người mãi bám víu vào dòng nhân
duyên sinh tử và cuối cùng không thể phủ nhận “Khổ”.Trong kinh Samyatt-Nikaya, Đức Phật có nói: “Hỡi các người đừng để tâm trí vào những tư tưởng: Thế giới là hữu hạn, Thế giới là vô cùng. Điều đó không quan trọng. Điều quan trọng là Sự Khổ, Nguyên Nhân Sự Khổ, và Con Đường Đi Đến Diệt Khổ. Những điều đó có ích, vì chắc chắn sẽ đưa đến giác ngộ và giải thoát vậy”. Đây là một mệnh đề logic giải thích từ nguyên nhân khổ cho đến phương pháp thoát khổ, trong đạo Phật gọi là “Tứ Diệu Đế”: 1- Khổ đế: sự khổ ở đời. 2- Tập đế: nói về nguyên nhân sự khổ. 3- Diệt đế: đích đến sau khi sự khổ bị tiêu diệt. 4- Đạo đế: phương pháp diệt trừ nguyên nhân sự khổ.“Thiền” hay “Thiền định” chính là Đạo Đế, một giải pháp nhằm đánh thức bản tánh trong sáng vốn có của tâm - (tâm nguyên sơ) - lấy con người làm trung tâm, dùng trí tuệ để diệt trừ vô minh gây ra phiền não, căn bản đặt trên ba yếu tố liên quan đến con người: Giới - Định - Tuệ. Nó bao gồm tám (8) con đường chính, trong Đạo Phật gọi là Bát Chánh Đạo:Giới: Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp và Chánh MạngĐịnh: Chánh Tinh Tấn, Chánh Định, Chánh NiệmTuệ: Chánh Tư Duy, Chánh Kiến.Nói cách khác, tu tập tâm thức theo con đường Giới Định Tuệ đó là Thiền, ba yếu tố này tương quan và hổ trợ lẫn nhau không thể tách rời và độc lập, nó không phải là cứu cánh mà là phương tiện thực hành không thể thiếu được cho mục đích của sự giải thoát và giác ngộ.Đến với Thiền như thế nào?Phần lớn người ta chú tâm đến phương pháp thực hành thiền, như tọa thiền, thiền hành, quán niệm hơi thở, tập trung tư tưởng, tụng kinh, niệm Phật…, họ gần như xem nhẹ cung cách, nếp sinh hoạt của bản thân, và đôi khi cũng không nhận biết được đich đến của thiền là đâu!!!Đúng hơn, đến với Thiền, chỉ có một con đường duy nhất để đi theo, con đường đó là Giới, Định và Tuệ. Ngoài ra không có lựa chọn khác.Giới là giới luật giúp gìn giữ, trói buộc những hành động của thân và khẩu theo luân lý đạo đức, tạo nếp sống, cách cư xử hướng thượng. Thể hiện qua Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng.Định là trạng thái tâm ý chuyên chú tập trung vào một đề mục, một đối tượng, một chủ đề nhất định ngõ hầu để tâm không bị xao động, nhiễu loạn, phân tán do những tác động tà niệm chủ quan và khách quan. Thể hiện qua Chánh Tinh Tấn, Chánh định, Chánh niệmTuệ là trí tuệ, là phẩm chất tinh anh cao nhất của ý thức có được do Giới và Định hổ trợ, để quyết đoán và chọn lựa đối với mọi sự việc và sự vật một cách tức thời không qua phán xét, giúp
phá tan bóng tối, sự mê mờ, ảo tưởng của nhận thức mang lại. Thể hiện qua Chánh tư duy, Chánh kiến.Sự vận dụng và phối hợp thế nào giữa Giới, Định và Tuệ sẽ dẫn đến phương pháp thiền định và phương cách giác ngộ, giãi thoát.Tôi xin trích đoạn câu chuyện thiền thời xưa:Hằng ngày Mã Tổ tọa thiền trong một cái am trên núi Nam Nhạc (Nan-yueh). Một hôm Hoài Nhượng (sau là thầy của Mã Tổ), nhìn ông và hỏi:“Đại đức, ông cố gắng ngồi để làm gì vậy?”Mã Tổ đáp:“Con cố gắng ngồi để thành Phật”.Sau đó, Hoài Nhượng lượm một miếng ngói bể và bắt đầu mài trên một hòn đá trước mặt Mã Tổ.Mã Tổ hỏi:“Hòa thượng đang làm gì vậy?”Hoài Nhượng đáp:“Tôi mài cái này để làm gương soi.”“Làm sao mài ngói thành gương soi được?”“Thế làm sao tọa thiền thành Phật được?”Mã Tổ hỏi: “Thế con phải làm gì?”Hoài Nhượng đáp:“Nếu ông đang đi trên xe bò mà xe không chạy, ông quất con bò hay quất cái xe?”Mã Tổ im lặng…Mã Tổ tức Matsuo Basho về sau được Hoài Nhượng truyền pháp ấn. Hoài Nhượng là thiền sư kế vị Lục Tổ Huệ Năng.Câu truyện còn tiếp và nhiều ẩn ý khác, đối thoại trên có thể gây hiểu nhầm, vì sao “ngồi thiền không thể thành Phật được” trong khi đức Phật đã giác ngộ sau khi ngồi thiền và biết bao vị thiền sư khác cũng đã chứng ngộ như vây. Vấn đề ở đây không phải sự việc ngồi thiền mà là cái tâm trạng đứng sau hành động đó như thế nào.Thiền định có hai hướng: Tu thiền và Sống thiền.Tu ThiềnNói đến tu phải có chứng, có ngộ, nhưng người chưa tu, chưa ngộ làm sao biết được thế nào là ngộ, khi nào thì ngộ? Ai biết? - Chỉ có các bậc đã giác ngộ, những thiền sư đạt đạo, chính các bậc này sẽ ấn chứng cho kinh nghiêm giác ngộ của người tu thiền.Do đó tu thiền cần có vị thầy hướng dẫn, giúp đỡ, thông thường tại các chùa Phật giáo hay Thiền viện. Tu thiền cần có quyết tâm, kiên nhẫn và nỗ lực tinh thần, có hai cách hoặc xuất gia tu Phật hoặc tham gia các khóa tu có thời hạn. Mỗi nơi có phương pháp tu tập và giác ngộ khác nhau.Xuất gia: Từ bỏ cuộc sống đời thường, khép mình vào giới luật đạo giáo, tu học Phật pháp kinh điển, tụng kinh, niệm Phật và tọa thiền, đề cao sùng tín Đức Phật A Di Đà. Khuynh hướng này chủ trương trước hết trì giới, học giáo pháp phát triển tri thức rồi mới đến Định, đến Tuệ. Có Giới mới có Định, có Định mới có Tuệ. Không đòi hỏi người tu phải có trình độ tri thức. Sự giác ngộ từ từ đến, tuần tự từ thấp đến cao, đây được gọi là “tiệm ngộ”, một khái niệm về thiền phổ biến của phái Tịnh Độ, Hoa Nghiêm… theo đó tất cả chúng sanh đều có “Phật tánh”, “tự tánh”, không sanh không diệt, bản chất trong sáng, thanh tịnh, tức là khả năng giác ngộ tiềm tàng trong mỗi người, nhưng bị che lấp bởi u mê và phiền não, nên cần trau dồi tri thức, học tập kinh kệ, chú tâm thiền định, soi rọi chân tâm cho đến một ngày “tự nhiên nhìn thấy cái tánh mình”, thấy nó hiện ra sáng tỏ, và đạt được “giác ngộ” (satori) - (Tuệ). Thiền trong trương phái này tìm đến giãi thoát không những cho mình mà cho người khác nữa, có tính Từ bi, Hỷ xã và có quan điểm kết hợp tự lực và tha lực. Tất cả khái niêm này được trình bày rất rõ trong các bài Kinh Phật nỗi tiếng: Kinh Pháp Hoa, Kinh Hoa
Nghiêm, Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Kinh Lăng Già, Kinh Đại Bát Niết Bàn. v.v...Tham gia các khóa tu Thiền viện: Phổ biến cho tu thiền ngay trong cuộc sống đời thường, tu tập chủ yếu tập trung vào Định Tuệ đông thời, như ngọn đèn và ánh sáng. Sự ngộ đạo là đột ngột, tức khắc, bất thình lình, khi ánh sáng
trí tuệ lóe lên tức giác ngộ, nên không cần đến ngôn ngữ, văn tự, không cần chuẩn bị ý thức, không phụ thuộc vào thời gian tu học, đây được gọi là thiền “đốn ngộ”, phương pháp tu tập không có bài bản, rất khó giãi thich, tùy thuộc vào vị thầy và mỗi đệ tử, căn cứ vào trình độ nhận thức, sự thông minh, khát vọng giãi thoát… Tinh thần thiền ở đây chỉ cảm nhận được qua những công án, thoại đầu, vấn đáp… giữa 1 thầy và 1 trò, dĩ tâm truyền tâm, tự lực tu tập, chủ yếu nhắm tới sự buông xả, phá bỏ mọi thành kiến và khái niệm, tất cả chỉ là ảo tưởng do tri thức tạo dựng. Không sùng đạo với quan điểm cho rằng, đạo vốn không có hình danh sắc tướng, từ xưa đến nay nó không phải là một cái gì cụ thể (bản lai vô nhất vật), nên không phải tìm cầu ở bất cứ nơi nào, nhận ra điều đó tức giác ngộ.Tiêu biểu cho trường phái thiền này là Thiền Tông, Lâm Tế, Tào Động…dựa trên nền tảng triết lý “tánh không” và lý
duyên khởi của Trung Luận - Thiền sư Long Thọ. “Tánh không” và Trung Đạo là đỉnh cao và là tinh hoa cốt tủy của tinh thần thiền thể hiện qua bộ Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa (Prajnaparamita), trong đó có Kinh Kim Cang
(Vajracchedika) và Bát Nhã Tâm Kinh (Hridaya).Sắc bất dị không, không bất dị sắc,sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị. “Tánh không” của Bát Nhã là không “không có”, tất cả các hiện tượng đều “không” hay có tính chất “không”, nó không có nghĩa mọi sự vật đều hoàn toàn không hiện hữu, nhưng có nghĩa mọi sự vật không thường còn, không độc lập, không có tự thể. Khái niệm này có được từ lý duyên khởi, “Các pháp hiên hữu do duyên hợp”, mọi sự vật trong thế giới này luôn được nhin nhận dưới hai thái cực hoặc hiện hữu (thuyết vĩnh cửu) hoặc không hiện hữu (Thuyết hư vô), “Tánh không” chính là con đường Trung Đạo là lý Duyên Khởi.Nhìn sự vật dưới hai thái cực của sự hiện hữu là một sự sai lầm gọi là “Kiến”, đưa đến khổ đau, phiền não. Hiểu được “Tánh không” tức phá bỏ được “kiến chấp” mang lại tĩnh lặng và an lành.Sở dĩ tu thiền có hai quan điểm khác nhau là do Tổ Hoằng Nhẫn có hai học trò là Thần Tú và Huệ Năng, song, ngũ Tổ đã không truyền đạo cho Thần Tú - người học trò xuất sắc, mà lại truyền cho Huệ Năng - người giã gạo không biết chữ.Thần Tú không phục đã lập nên Bắc tông, còn Huệ Năng lập nên Nam tông. Bản chất của việc phân là do bất đồng trong phương pháp giác ngộ mà thôi. Phương pháp giác ngộ của Thần Tú thể hiện tập trung trong bài kệ sau : Thân là cây bồ đềLòng như đài gương sángLuôn luôn phải siêng năng lau phủiChớ để dính bụi trần.(Thân thị bồ đề thụTâm như minh kính đàiThời gian cần phất thứcVật sử nhạ trần ai)Theo Thần Tú. muốn giác ngộ chân lý đạo người học phải qua nhiều bước, nhờ giáo dục, đọc kinh, nghe giảng… Nghĩa là cần đến phương tiện ngôn ngữ, văn tự. Phương pháp này là giác ngộ dần dần, Trong khi Huệ Năng ngược lại với quan điểm thể hiện qua bài kệ sau:Vốn không có cây bồ đề Cũng không có đài gương sáng.Từ xưa đến nay không có một vật gìVậy có chỗ nào để dính bụi bẩn.(Bồ đề bản vô thụMinh kính diệc phi đàiBản lai vô nhất vậtHà xứ nhạ trần ai?)Người ta cho rằng có về mặt triết lý có sự mâu thuẩn hai quan điểm “Tự tánh” và “Tánh không”, nhưng theo tôi cả hai chỉ là một. Để hiểu rõ tính thiền, xem bài kệ nỗi tiếng sau:Bất lập văn tự. Giáo ngoại biệt truyền.Trực chỉ nhân tâm.Kiến tánh thành Phật.Nhận thấy, phần đầu bài kệ nói đến “tánh không”, phần cuối “nhìn thấy tánh phật” tức “tự tánh” và thành Phật. Có nghĩa khi hiểu được “tánh không” thì “tự tánh” xuất hiện do duyên hợp chứ không phải có sẳn, không mâu thuẩn với “không”, hơn nữa phải hiểu “tự tánh” là pháp “vô vi” cho
nên không chịu chi phối bởi Vô thường, nó bất sanh bất diệt và trong sáng.Có thể nói, tu thiền với quan điểm giác ngộ “tự tánh” dành cho tât cả mọi người với tất cả trình độ thấp và cao, quan điểm “tánh không” đòi hỏi phải có một trình độ trí thức cao, không cần trau dồi, giáo dục về nhận thức mà đi thẳng vào tâm thức để giác ngộ. Đây cũng là một nghịch lý của phương pháp “tánh không” vì chính càng nhiều tri thức, càng nhiều hiểu biết sẽ càng bám víu vào các khái
niệm mất đi khả năng trực giác. Chính nghịch lý này hấp dẫn các bậ trí thức đến với thiền nhiều hơn. Sống ThiềnSống Thiền, một cách học tập thiền định ngay trong đời sống thường ngày, một lối sống kết hợp giữa thiền định và đạo đức thân - tâm áp dụng ngay vào đời sông hằng ngày. Sống Thiền không nhất thiết phải tu để đạt được trạng thái an định hoàn toàn, tuyệt đối bằng cách ngồi thiền, quán tưởng, mà là cách sống có kiểm soát. Thiền Chánh Niệm chỉ một phần của Sống Thiền, Chánh niệm là con đường thứ 7 trong Bát chánh Đạo và là con đường đưa đến ĐịnhChú tâm kiểm soát các chi tiết hoạt động hằng ngày:- Sống với hiện tại: Tập có tỉnh giác về bất cứ hành động nào ngay lúc ấy: như ngắm hoa, đọc sách, đi bộ, ăn uống .v.v... bất kỳ lúc nào, nơi đâu. Tập trung, bớt lơ đảng trong hành động, tỉnh giác trong tư tưởng. Đây là sống với giây phút hiện tại, giúp cho tâm bớt xao động, suy nghĩ mông lung, bỏ thói quen vọng tâm. Khi tâm định trí tuệ sáng và hành động dúng đắn.- Chấp nhận và buông xả: Buông xả là vô chấp, không bám víu về một việc gì. Buông xả ở đây là buông xả ham muốn, dục vọng chứ không phải hành động. Khi “cái tôi” được buông bỏ, tức la tâm đã trút bỏ bản ngã tạo nên cảm xúc và tư tương gây nên bất an, phiền não. Nên biết tâm chấp nhận và buông xả là tâm bình thản rất khác với tâm lảnh đạm. Khái niệm buông xả đễ dẫn đến sự dững dưng, “không liên quan đến tôi”, vô tình đóng kín lòng mình và trái tim với những người chung quanh, đó là sự lãnh đạm. Tình thương chân thật đến với một tâm hồn tự do không dính mắc bất cứ khái niêm nào, kể cả khái niệm buông xả.- Tâm im lặng, không phán đoán: Tâm im lặng không phải là vô tâm, trái lại rất nhay cảm với chung quanh, giúp thoát
khói xung đột và sai lầm trong cái nhìn thế giới qua lối suy nghĩ nhị nguyên, tức thái độ phán đoán, phê phán khi vừa nhận thức một sự vật. Như vây trong đời sông không có phê phán hay
sao? Có, nhưng sự phê phán trên lý luận và phán đoán luân lý, khác với cảm xúc vì dựa trên cảm xúc sẽ đưa đến “thích” - “không thich”,
“thương” - “ghét”, “hạnh phúc” - “đau khổ”…, những khái niệm nhị nguyên phát sinh do tâm tạo ra và “cái tôi” sẽ bám víu vào đó làm cho cái nhìn về thế giới bên ngoài bị thu hẹp lại. Khi không còn phê phán,
phán đoán theo cảm xúc, chúng ta sẽ nhìn sự vật “như nó là”, thoát khỏi nhị nguyên, tthế giới rông mở với tâm Từ Bi Hỉ Xã đem lại cảm thông với tất cả. - Tập trung và thiền định: Thiền định không thể thiếu trong Sống Thiền, hành thiền giúp tâm định, nhờ Định, tâm không “đi lạc”, trở nên an bình sáng suốt. Nhiều người nhầm khi cho rằng tập trung tâm ý được coi đồng nghĩa với thiền định, ví dụ đọc sách, làm vườn…, Điều này chỉ đúng một phần trong thiền định, đó là “Định”, nhưng định này chủ ý đến “bên ngoài” và chấm dứt khi đạt được sự tập trung, trong khi thiền định nhằm tới một tâm thức cao hơn ở bên trong, mở rộng tâm ra khỏi giới hạn của tri thức để đi vào lãnh vực của trực giác, tuệ giác và cuối cùng đạt ngộ.Sống Thiền không cần một kỷ luật nghiêm khắc cho thân thể, nhưng cần một súc mạnh tâm linh, kiên nhẫn và lòng tin, lòng tin vào
chính bản thân, tin vào Phật tánh hiện diện trong mỗi con người và khả năng giãi thoát, giác ngộ đều có thể cho tất cả chúng sanh.Tuy không có được vị thầy hướng dẫn, không có được môi trường tu học tại chùa hay thiền viện, con người với nếp sống Thiền, có được trí tuệ giãi thoát vẫn có thể đắc ngộ khi quán chiếu vô thường bên trong hay bên ngoài bản tâm, tai gia hay ngoài xã
hội, hay it nhất cũng có được cuộc sống bình an, thanh thản.Vậy “Thiền là gì?” Một câu hỏi vẫn còn bỏ ngõ, không có một ý thức, ngôn từ nào có thể diễn tả được. Chỉ biết đó là "KHÔNG"Trong thế giới đảo điên, hỗn loạn hôm nay, con người đã nhận ra “khổ”, muốn thoát khổ, phần nào biết đến “Vô thường”, nhưng bản ngã vẫn còn quá nặng nề, vẫn “Tham, Sân, Si”, vẫn vô minh với ảo tưởng mong cầu tha lực thay vi nỗ lực bản thân tu luyện tâm thức. Tại sao? Có lẻ người ta phần lớn vẫn ưa thich một điều gì đó huyền diệu, mầu nhiệm đến từ đức tin của mình, họ khó lòng chấp nhận một “Không phủ định”, buông xả hoàn toàn trong cuộc sống hàng ngày. Bởi vậy chúng ta vẫn còn thường nghe “Cầu Thượng Đế”, “Lạy Trời”, “Lạy Phật”, “Lạy Chúa”…Và bạn bè, thân hữu vẫn cứ chúc nhau “Thân Tâm An Lạc” - Không biết An Lạc từ đâu đến?Bởi thế con người cứ mãi sinh tử luân hồi không thoát được sự trói buộc của Vô Thường, Khổ, Vô Ngã. ”Tác hữu trần sa hữu, Vi không nhất thiết không, Hữu không như thủy nguyệt, Vật trước hữu không không”(Có thì cát bụi cũng có, Không thì tất cả đều không, Có không như trăng nước, Đừng chấp có chấp không).7/10/2018Nguyên Huệ
Mã Tổ hỏi:
Thần Tú không phục đã lập nên Bắc tông, còn Huệ Năng lập nên Nam tông. Bản chất của việc phân là do bất đồng trong phương pháp giác ngộ mà thôi. Phương pháp giác ngộ của Thần Tú thể hiện tập trung trong bài kệ sau :
Vốn không có cây bồ đề
Bất lập văn tự.
Có thể nói, tu thiền với quan điểm giác ngộ “tự tánh” dành cho tât cả mọi người với tất cả trình độ thấp và cao, quan điểm “tánh không” đòi hỏi phải có một trình độ trí thức cao, không cần trau dồi, giáo dục về nhận thức mà đi thẳng vào tâm thức để giác ngộ. Đây cũng là một nghịch lý của phương pháp “tánh không” vì chính càng nhiều tri thức, càng nhiều hiểu biết sẽ càng bám víu vào các khái
niệm mất đi khả năng trực giác. Chính nghịch lý này hấp dẫn các bậ trí thức đến với thiền nhiều hơn.
- Tâm im lặng, không phán đoán: Tâm im lặng không phải là vô tâm, trái lại rất nhay cảm với chung quanh, giúp thoát
khói xung đột và sai lầm trong cái nhìn thế giới qua lối suy nghĩ nhị nguyên, tức thái độ phán đoán, phê phán khi vừa nhận thức một sự vật. Như vây trong đời sông không có phê phán hay
sao? Có, nhưng sự phê phán trên lý luận và phán đoán luân lý, khác với cảm xúc vì dựa trên cảm xúc sẽ đưa đến “thích” - “không thich”,
“thương” - “ghét”, “hạnh phúc” - “đau khổ”…, những khái niệm nhị nguyên phát sinh do tâm tạo ra và “cái tôi” sẽ bám víu vào đó làm cho cái nhìn về thế giới bên ngoài bị thu hẹp lại. Khi không còn phê phán,
phán đoán theo cảm xúc, chúng ta sẽ nhìn sự vật “như nó là”, thoát khỏi nhị nguyên, tthế giới rông mở với tâm Từ Bi Hỉ Xã đem lại cảm thông với tất cả.
Bởi thế con người cứ mãi sinh tử luân hồi không thoát được sự trói buộc của Vô Thường, Khổ, Vô Ngã.
Nguyên Huệ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét