Thứ Năm, 25 tháng 5, 2023
Nghìn lẻ một đêm 2
CHUYỆN KỂ CỦA NGƯỜI TU SĨ KHỔ HẠNH THỨ HAI, CON VUA
Đức độ của ông chẳng bao lâu đã vang xa, thu hút khá đông người
mộ đạo, cả dân thường và cả các quan chức thành phố. Mọi người đều kính trọng và
rất yêu mến ông. Từ nơi rất xa cũng có người tới xin ông cầu nguyện cho và tất
cả những người được gặp ông khi trở về đều ban bố lại những lời ban phước mà họ
tin là đã nhận được từ đấng tối cao qua ông làm trung gian.
“Con gà trống nhảy xuống mương nước và biến thành một con cá
chày bơi đuổi theo con cá nhỏ. Cả hai quần nhau ở dưới nước đến hai tiếng đồng
hồ và tất cả chúng tôi đều không hiểu rõ kết cục ra sao thì bỗng nghe thấy những
tiếng kêu khủng khiếp làm chúng tôi run bắn cả người. Một lát sau, chúng tôi
nhìn thấy tên hung thần và cả công chúa lửa cháy đầy mình.
Họ sợ hãi bội phần, họ tìm kiếm và cuối cùng thấy cậu ta nằm
thẳng trên giường, với con dao nhọn cắm giữa tim vì tôi đã không có can đảm rút
nó ra. Nhìn thấy vậy, họ rú lên đau đớn. Tiếng rú của họ cũng làm lòng tôi quặn
thắt. Ông già ngã xuống ngất lịm. Bọn đầy tớ khiêng ông lên khỏi hầm cho thoáng
khí và đặt ngay dưới gốc cây trên đó tôi đang nín thở cố thu mình lại. Nhưng dù
được chăm sóc tận tình, người cha khốn khổ này vẫn bằn bặt mê man làm cho bọn đầy
tớ tưởng ông khó lòng qua khỏi.
Tôi không ngừng lại, thưa bà, để kể chi tiết tất cả những vật
quý hiếm mà tôi thực mục sở thị những ngày tiếp sau. Chỉ nói để bà hay là tôi
đã mất không dưới ba mươi chín ngày để mở hết chín mươi chín cánh cửa, để nhìn
ngắm tất cả những gì bày ra trước mắt và không còn đủ lời để trầm trồ khâm phục.
Tể tướng Giafar dẫn theo mình ba tu sĩ. Anh khuân vác thì đi
về nhà. Còn hoàng đế có Mesrour hộ giá trở về hoàng cung. Ông đi nằm nhưng
không sao nhắm được mắt, đầu ỏc còn bị bao nhiêu những chuyện kỳ lạ mắt nhìn thấy,
tai nghe thấy chi phối. Ông băn khoăn nhất không rõ Zobéide là người như thế
nào, vì sao mà nàng lại hành hạ dã man hai con chó mực cái và vì sao mà Amine lại
có bộ ngực đầy sẹo. Trời sáng rõ rồi mà đầu óc ông vẫn bận rộn vì những ý nghĩ
đó. Ông đứng lên và đi ra thiết triều, ngồi lên ngai.
Nhưng đêm đang tới nhắc tôi là đã đến giờ rút ra về. Tôi muốn
quay lại con đường qua các khoảng sân mà từ đó tôi đã đi nhưng chẳng phải dễ
dàng gì mà tìm lại được. Tôi đi lạc trong các phòng và thấy mình lại vào căn
phòng to rộng ở đó có cái bệ cao, cái giường, viên kim cương khổng lồ và những
cây đuốc thắp sáng.
- Thưa quý bà, xin bà thứ lỗi cho là đã dám mạo muội tới làm
phiền bà. Niềm tin vào lòng nhân hậu của bà đã làm cho tôi mạnh dạn. Thưa bà
đáng kính, tôi xin nói là tôi có một đứa con gái mồ côi cha phải lấy chồng ngày
hôm nay, mà con gái tôi và tôi đều là người xa lạ không một chút quen biết với
ai trong thành phố này.
- Con trai ơi - Bà nói - Để trả công ơn ta nuôi dưỡng, ta xin
con hãy tha thứ cho nàng. Con hãy nhớ câu “sát nhân giả tử”, kẻ giết người sẽ bị
người giết lại còn sẽ làm bại hoại danh tiếng của mình và sự mến mộ của mọi người
đối với mình. Trách sao mà người ta chẳng sẽ đồn đại về một cơn gíận dữ tới mức
đổ máu này.
Mesrour theo lệnh hoàng đế vác chiếc hòm lên vai. Hoàng đế
nôn nóng muốn biết xem trong hòm chứa gì, vội vã quay về hoàng cung. Hòm được mở
ra, người ta thấy một cái túi to đan bằng lá dừa, miệng túi được khâu lại bằng
một sợi len đỏ. Để hoàng đế khỏi sốt ruột, chẳng ai muốn tỉ mỉ gỡ dần sợi len
đó mà dùng dao sắc cắt đi cho mau. Họ lôi ra khỏi túi một cái bọc bằng vải thô
buộc dây thừng. Cởi sợi thừng và mở cái bọc, họ kinh hãi trông thấy thân thể bị
chặt ra làm nhiều mảnh của một phụ nữ trẻ da trắng như tuyết đọng.”
Sau cuộc đi của tôi ít ngày, một hôm ngồi trong cửa hàng ở nơi công cộng bán đủ các loại vải lụa đẹp, tôi nhìn thấy một nô lệ da đen cao to mặt mũi dữ dằn, tay cầm một quả táo mà tôi nhận đích xác đó là quả táo mà tôi mang về từ Balsora. Không thể nhầm được vì tôi biết là ở Balsora cũng như ở các vườn quả các vùng lân cận không có một quả táo nào. Tôi gọi người nô lệ:
Nghe nói đến quả táo và nô lệ, tể tướng Giafar kêu lên ngạc
nhiên pha lẫn vui mừng, lập tức thò tay vào ngực áo con lôi ra một quả táo. Ông
cho gọi người nô lệ, không ở xa đó mấy, và khi tên này đã đứng trước mặt, ông hỏi:
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Sự liên hệ kỳ lạ giữa hai tác giả Tế Hanh và Sully Prudhomme
Sự liên hệ kỳ lạ giữa hai tác giả Tế Hanh và Sully Prudhomme Bạn đọc yêu thơ hẳn còn nhớ tới một trong những thi phẩm đầu tay của nhà thơ ...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét