Thứ Năm, 25 tháng 5, 2023
Nghìn lẻ một đêm 1
TÓM TẮT TRUYỆN
- Chị đồng ý - Hoàng hậu đáp - Hãy nghe chị nhé. Chắc là em
cũng thấy là vị quốc vương đó ngạc nhiên vô cùng khi nhìn thấy cái tình trạng
thật là bi thảm của chàng thanh niên, ông bảo chàng: “Tình trạng mà ngài vừa chỉ
cho tôi thấy đó, không những làm tôi kinh sợ mà còn khơi dậy trí tò mò của tôi,
tôi nóng lòng muốn nghe chuyện của ngài chắc hẳn là hết sức kỳ lạ và tôi cũng
thấy chắc chắn là cái hồ nước và những con cá cũng có phần đóng góp trong đó.
Vì vậy, tôi xin ngài hãy bình tâm kể cho tôi nghe, ngài sẽ thấy một điều gì đó
như một sự an ủi, vì kinh nghiệm cho thấy là những người đang nặng lòng vì khổ
đau sẽ thấy nhẹ nhõm phần nào khi được thổ lộ tâm sự của mình.
Nhưng nếu tất cả những gì mà em biểu hiện tình yêu đối với
chàng cho đến lúc này vẫn chưa đủ để chàng tin vào sự trung thực của em thì em
sẵn sàng chứng minh bằng những việc làm to tát hơn nữa: chàng cứ ra lệnh đi,
chàng sẽ biết rõ bản lĩnh của em như thế nào. Nếu chàng muốn thì trước khi mặt
trời mọc, em sẽ làm cho kinh thành to lớn và cung điện lộng lẫy này chỉ còn là
một đống đổ nát điêu tàn, chỉ còn là nơi trú ẩn của chó sói, cú vọ và quạ đen
mà thôi. Chàng muốn em làm bật tung những bức tường thành đá xây vững chắc này,
bắn sang bên kia dãy núi Caucase, ra ngoài chỉ giới của thế gian không? Xin
chàng cứ nói lên một tiếng và tất cả nơi này sẽ thay hình đổi dạng.
Cả cung điện vang lên tiếng la hét của vị quốc vương khốn khổ,
nhưng cũng chẳng làm cho mụ phù thuỷ độc ác nương nhẹ tay. “Ngươi đã chẳng
thương gì người tình của ta - Mụ bảo chồng - thì ngươi cũng đừng hòng chờ đợi ở
ta sự thương hại...”.
- Hãy kiên nhẫn em ạ - Scheherazade nói - Ngày mai em sẽ được
thoả mãn thôi mà, nếu hoàng đế, chúa của chị, cũng bằng lòng như thế.
Nhìn vào cung cách cử chỉ của họ, anh ta đoán bà chủ hẳn phải
là người thiếu phụ thứ ba này, và anh ta đã không nhầm. Thiếu phụ này tên là
Zobéide; thiếu phụ ra mở cửa là Safie và Amine là tên thiếu phụ vừa đi mua hàng
về.
- Để cho anh thấy - Zobéiđe lại nói với vẻ thật nghiêm trang
- điều mà ta đòi hỏi ở anh không phải là chúng ta mới đặt ra. Anh hãy đứng lên
và tới đọc những gì đã viết bên trên cánh cửa này ở phía trong.
Rồi nắm lấy cái xích trong tay anh khuân vác, nâng hai chân
trước của con chó lên, người và vật nhìn vào mặt nhau buồn rầu, cảm động và cả
hai cùng khóc. Cuối cùng Zobélđe rút khăn tay ra, lau nước mắt cho con chó, hôn
nó và trao cái xích cho người khuân vác:
Một người trả lời thay cho cả ba: “Không, thưa bà, chúng tôi
không phải anh em cùng huyết thống mà chỉ là đồng đạo tức là cùng tuân theo một
nếp sống như nhau - Anh - Nàng hỏi riêng một người - Anh có phải là bị chột bẩm
sinh không? - Không, thưa bà - Anh này đáp - Tôi bị chột vì một sự cố rất kỳ lạ
mà nếu được ghi chép lại thì cũng là chuyện bổ ích. Sau tai hoạ đó, tôi cạo râu
và lông mày và trở thành tu sĩ khổ hạnh như y phục tôi đang mang đây”.
- Than ôi? - Ông thốt kêu lên - Mất một đứa con thế chưa đủ sao! Mà ta lại còn phải hay tin cái chết của một người anh trai vô cùng thân thiết, lại còn phải nhìn thấy tình trạng thảm thương của cháu ta thế này.
Nhờ đó, tôi đã dễ dàng đi ra khỏi đất nước của quốc vương chú
tôi, bằng những con đường đi vắng vẻ hẻo lánh. Tôi tránh không đi qua các thành
phố, cho đến khi tới được bờ cõi của đức thống lĩnh các tín đồ, hoàng đế vinh
quang và danh tiếng Haroun Alraschid, tôi mới hết sợ. Thế là tôi tự hỏi phải
làm gì lúc này, tôi quyết định là phải đi tới Bagdad, quỳ xuống chân vị hoàng đế
vĩ đại mà ai cũng ca ngợi đức tính khoan dung độ lượng. Tôi tự nhủ: “Ta sẽ làm
cho Người xúc động bằng câu chuyện kỳ lạ của ta, Người sẽ rủ lòng thương một
hoàng tử tội nghiệp và ta sẽ chẳng uổng công cầu xin sự trợ giúp của Người”.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Sự liên hệ kỳ lạ giữa hai tác giả Tế Hanh và Sully Prudhomme Bạn đọc yêu thơ hẳn còn nhớ tới một trong những thi phẩm đầu tay của nhà th...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét