Thứ Ba, 23 tháng 5, 2023
Những truyện ngắn của Bảo Ninh 1
VÔ CÙNG XƯA CŨ
- Không ạ. Mẹ cháu bảo đọc, nhưng cháu chả thấy thích. Toàn
chuyện trường học, lớp học, thầy giáo. Chẳng ly kỳ gì cả.
Chẳng hiểu là tới bây giờ hai cái lán nứa nền âm, một nhà
kho, một nhà bếp, được cất lên ngay cạnh khuôn viên nhà thờ có còn dấu tích gì
không. Hồi đó, Cù nhắm vuông đất bên nhà chung bởi anh hy vọng đấy là tọa độ
tương đối ít phải ăn bom. Bất tiện là phải chung giếng nước với ông cha đạo
nhưng Cù thích cái giếng ấy, nước của nó trong và ngọt nhất làng. Còn cha cố
thì tiếng vậy chứ cũng là người. Mặc dù trẻ tuổi song ông ta rất nghiêm túc, vẻ
lễ độ khoan hòa, ứng xử biết điều hơn bất kỳ ai trong đám chúng dân làng Diêm.
Cù không ưa gì họ. Rặt một phường vô dụng. Sống giữa đồng cỏ, đất đai vô thiên
song vì là thứ dân tứ chiếng, một hạng nông dân miễn cưỡng, họ không thiết làm
lụng để có cái ăn mà chỉ toàn xoay xở đắp đổi qua ngày. Có lẽ bọn họ đã quá
quen với viện trợ Mỹ, quá quen nằm ngửa ăn sẵn, nên giờ đây lòng họ chỉ canh
cánh hoài tiếc thuở vàng son đi lính và làm đĩ cho Mỹ cho ngụy, Cù nghĩ. Có lẽ
bọn họ đều ngấm ngầm một lòng với địch, ngấm ngầm ngóng đợi một thời cơ, sau
cái vẻ bề ngoài nhẫn nhịn và cam chịu mà Cù thấy là đê tiện.
Chính cái trạng thái tinh thần vô vọng ấy đã khiến Phúc hầu
như vô cảm trước tự do. Bị án mười năm, chỉ hơn hai năm đã được ân xá, vậy mà
chẳng chút vui mừng. Chẳng hề tự hỏi vì đâu, vì ai. Chẳng sung sướng, chẳng đau
buồn, chẳng ơn ai, chẳng oán ai. Thờ thẫn ra khỏi cổng trại giam, như thể miễn
cưỡng. Và cả khi đã về tới Hà Nội, đã bước đi dọc phố xá, giữa cảnh vật, giữa
đám đông và tiếng ồn ào quen thuộc mà Phúc vẫn như thể chưa tìm ra được cho
mình một lý do thật sự để trở về.
Nhà ba gian, mái lợp lồ ô, không có trần, không có vách ngăn
và tuy sạch sẽ, ít muỗi nhưng chẳng có đồ đạc gì cả. Ở gian giữa đặt cái bàn
này với chiếc ghế băng. Trên vách liếp có chân dung Hồ Chủ Tịch và lá quốc kỳ rộng
chừng phần tư thước vuông, bằng vải thô, đã phai màu. Một băng khẩu hiệu cũ kỹ
“Tất cả cho thắng lợi cuối cùng”. Gian phải để trống, trên vách giắt mấy cây rựa,
ở góc dựng một ngọn lao. Giường kê ở gian trái.
Phát rẫy, đốt nương, tỉa lúa, trồng bắp tuy là việc nặng nhọc
nhưng lại chẳng mấy phức tạp nên không lâu tất cả chúng tôi đều thành thục. Và
khi trung đoàn mở trận đầu tiên, trận Plây-mơ-rông, mùa khô năm 63, thì lương
thực cho bộ đội hoàn toàn là do sáu anh em tôi sản xuất. Thế là từ đó chúng tôi
chính thức sống cuộc đời lính “chọc lỗ”. Không ra Bắc nữa, cũng không trở về
đơn vị chiến đấu, chúng tôi bắt tay vào vụ thứ nhì, rồi vụ thứ ba, thứ tư. Và cứ
thế, cứ thế mãi…
Cũng căn nhà này đây, nhưng hồi ấy là nhà âm. Tôi gian bên phải,
Nga gian trái. Gian giữa này dành cho khách. Khách vào, khách ra theo đường dây
của Nga sống chủ yếu bằng nguồn lương thực của trại. Những ngày mưa lớn tôi chống
đò đưa Nga và những người khách của cô vượt lũ Sa Thầy. Nhiều lần theo yêu cầu
của Nga, tôi đi cả đò dọc. Nhưng càng ngày người nhập trạm vào khu Sáu càng
thưa hơn, người từ đó ra lại càng ít nữa. Nga thường xuyên ở trại. Cô đảm nhận
tất tật những việc ở nhà để tôi chuyên tâm hoàn toàn chuyện nương rẫy. Những việc
ở nhà vừa không kém cực nhọc vừa lách nhách: sấy sắn, sấy măng, phơi cá, tưới
rau, trừ mối mọt cho các sạp kho, trông nom gà lợn… Những khi tôi ốm đau, mà dạo
đó sức kiệt quá rồi, tôi ốm đau luôn, Nga chăm bẵm, nâng giấc cho tôi và đôi
khi lên rẫy thay tôi. Thương nhau, gần gũi nhau thế và trong cô đơn đè nặng, giữa
hoang vắng đêm trường, vậy mà… Tôi rất hiểu. Không phải là không chịu đựng nổi
nhưng Nga ngán vô cùng loại công việc của chúng tôi. Thêm nữa, tình hình chung
trên chiến trường dằn ép nặng nề tâm trạng Nga. Thời kỳ sau Mậu Thân ở B3 ra
sao có lẽ chẳng cần phải nói nữa, mà ở Khu Sáu thì thôi càng miễn phải luận
bàn. Nói chung là tối tăm mù mịt. Tình hình ở đầu đường dây và ở cuối đường dây
thế nào, tại đây chúng tôi chỉ có thể phỏng chừng. Và anh có thể tưởng tượng nổi
là suốt cả một năm 1969, ba trăm sáu mươi lăm ngày đêm, chỉ có tôi với Nga, Nga
với tôi. Lương thực tích trong kho, trong vựa không có đơn vị nào đến lĩnh. Bởi
vì làm gì còn đơn vị nào nữa trên Cánh Bắc này. Tạt cả sang Miên, hoặc rút hết
xuống Cánh Nam rồi.
Đêm mùa khô ngắn ngủi, trôi qua chóng vánh. Suốt đời, tôi
không bao giờ còn sống lại một mùa khô nào như thế. Thời tiết lơ đễnh, đất trời
mơ ngủ. Tháng Chạp trong ngần. Tháng Giêng mở ra, phơn phớt sắc hoa cà, tươi
mát như là đã chớm vào mùa mưa. Ban đêm, hàng đàn cá trâu từ hạ nguồn ngược lên
vật đẻ quẫy những tiếng âm vang trên sông Đắc Bờ Là. Những vòng sóng lan trên mặt
nước mùa khô phẳng lặng, ì oạp vỗ nhẹ vào đôi bờ. Mùa khô mà hầu như không thoảng
một luồng khí nóng, suốt đêm chỉ những làn gió nồm nam chan chứa hạnh phúc hòa
bình, từ ngoài xa thẳm rười rượi thổi về, dào dạt rừng cây, đồi núi, lòng người.
- Vâng, quả vậy, - Duy thở dài, mắt cụp xuống - Nhưng thân phận
lính chiến chạy tiền đạo trên bờ vực thẳm thì chẳng biết thế nào mà nói chắc
thưa anh. Không giấu gì anh, hiện lúc này mà được về phép là đặc biệt hi hữu.
Tôi chẳng dám tin là sự thật nữa kìa.
Trên đầu tôi, mái tôn rách nát run bần bật. Dưới mưa vẫn gió.
Gió phả mưa vào tận thềm. Đã ướt lại ướt thêm một lượt nữa, tôi thở hắt, mặt
mày xây xẩm. Biết là cần phải dốc toàn lực bình sinh mà đứng dậy và bước đi,
song hết rồi, nghị lực đã tê bại. Sinh lực xuống nhanh như mực nước trong một
cái bình bị đập vỡ đáy, sự sống trong tôi xoay tròn một vòng và từ từ, lặng lẽ
lật nghiêng. Đúng khi đó sau lưng tôi cửa kẹt mở. Tôi nghe thấy nhưng mà không
ý thức được tiếng động ấy. Cơn choáng ngất gần như là một nỗi yếu mềm, một sự
buông lơi, như thể một tiếng thở phào, nhẹ nhàng du tôi ra khỏi tôi…
Trong tai đã đỡ tiếng ù, tôi nghe thấy ở đâu đó phía trước, rất
gần, dậy lên tiếng kêu cứu. Rồi cả đoạn phố ầm ầm lên huyên náo. Từ phía sau, rầm
rập một đám đông đổ tới với cuốc xẻng, xà beng, với cáng thương, hối hả tràn
qua. “Đứng ì ra thế à! - Ai đó giận giữ quát lên với tôi, gay gắt, đau dớn,
khàn đặc - Hầm thì sập, người thì chết, ngay trước mắt kia kìa, giời ơi -
ơi..!”
Cái ngày Ba mươi Tết đáng sợ nhất đời này thế là đã qua đi, nỗi
khiếp hãi nguội dần tuy nhiên không tiêu tan mà rắn lại dường như có thể sờ thấy
được. Tôi cắn răng, gắng gượng ghìm mình song vẫn không sao ghìm nổi tiếng rên.
Tiếng rên âm ỉ, nghẹt thở, cơ hồ không phải từ cổ họng thoát ra mà là từ một chỗ
rò rỉ nào đó của ý chí. Toàn thân rã rời, hoàn toàn suy kiệt, không còn nổi lấy
một gờ ram tinh thần, tôi vật mình nằm nghiêng xuống mặt cỏ khô cứng đã ướt rượt
sương giá, người co quắp, ngủ thiếp đi, bại hoại cả cõi lòng trong một niềm
thương thân hèn mọn.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Đội Mũ Lệch Thả vỏ quýt ăn mắm ngấu Hai năm nay, Cả Lĩnh làm ăn phát đạt. Chẳng thế mà hắn ta lại dựng ngay ở phố chính một tòa nhà ...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét