Thứ Ba, 23 tháng 5, 2023
Những truyện ngắn của Bảo Ninh 2
NGÔI SAO VÔ DANH
- Hồi xưa kia phố xá tĩnh lặng chứ không như bây giờ. Có thể đi suốt dọc một quãng phố dài mà chỉ có một mình mình kèm cái bóng và tiếng chân của mình. Hồi đó, rộc đi vì quá đầy chữ nghĩa, tôi thường có cái thú tiêu dao, một mình đi dạo để tìm khuây khỏa. Tôi tránh những nơi ồn ào, những nơi tụ bạ, tôi chỉ ưa những phố Tây tĩnh mịch, thưa vắng bóng người. Đường Bôniphaxi, đường Hale, đường Giabui… Ông thấy đấy, đã đổi đời năm chục năm rồi mà trí nhớ tôi vẫn chưa đổi được hết tên các phố. Những đường phố êm như mộng, thanh nhã và thư nhàn. Nhà ở những phố ấy toàn biệt thự, tất cả đều kín cổng cao tường, như là những lâu đài nhỏ. Và phố nào cũng râm mát. Xưa, gia đình chúng tôi sống tại phố này đấy. Phố Giăng Xôlê. Ở ngôi nhà kia kìa!
Trước đó cũng như sau này, không có thứ đồ vật nào được tôi sử dụng thành thục cho bằng cái khẩu AK47 nhả đạn nhanh như chớp ấy. Dính phải đạn AK sọ người rắn câng ẩn núp chắc chắn sau mũ sắt cũng chỉ còn là quả dưa bở. Cả bộ mặt hay là già nửa bộ mặt văng tung tóe. Những tên Mỹ cao lớn là những mục tiêu lồ lộ. Đạn chọc vào lưng, phá ra làm vỡ toang lồng ngực. Máu ộc chảy và người chết như là dập dềnh nổi lên trên cái ao máu của chính mình. Tôi lấy chân hất ngửa cái xác như lật một tấm nệm. Vết thương kinh khủng. Cả một đống thịt bị đào lên. Những mảnh vụn xôm xốp của buồng phổi dính bết trên đám lông bụng bầy nhầy máu. Người chết rất to béo, da thịt núc ních, trắng ởn, lồm xồm lông lá, nhưng còn trẻ măng. Gương mặt không bị dây máu nom non nớt, đôi mắt mở to, xanh biếc. Có lẽ đấy là màu da trời nơi quê hương y vào tiết tháng Tư cuối xuân đầu hạ này. Y đi sau cùng đội hình hàng dọc của toán tuần tra ven đường 19. Cởi trần trùng trục, súng đeo xệ bên vai, nòng chúc xuống, trễ nải, y vừa đi vừa huýt sáo, thỉnh thoảng gẩy mũi giày đá nghịch những hòn sỏi trên đường. Khi y vừa đi ngang qua, thì tôi, người phủ kín lá ngụy trang, từ một bụi mâm xôi ở chân đồi ven lộ, đứng phắt dậy, nháy cò, nhả “pầm- pầm” một điểm xạ hai phát làm hiệu lệnh. Những tên khác trong tiểu đội của y còn kịp phản ứng, nổ súng chống trả rồi mới bị giết, nhưng y thì chết tức khắc. Lính Mỹ thường chết như vậy, xuất kỳ bất ý, bất đắc kỳ tử. Lúc đang ngủ say, một quả lựu đạn lăn vào lều bạt. Khi đang quì trước công sự cầu nguyện vào buổi sớm mai. Đang châm một điếu thuốc. Đang quàm quạp nhai kẹo cao su. Đang đưa bình tông lên miệng. Cả trung đội đang trần truồng nô nghịch tắm táp dưới vòi nước phun xối xuống từ trực thăng, một tên bỗng khựng người, đầu gối gập lại như bị đất nuốt. Thậm chí không nghe thấy cả phát súng bắn tỉa. Thần chết của quân Mỹ vô hình vô ảnh.
Tựa như có phép màu, chỉ trong chớp mắt, Dưỡng đã lướt chéo qua khoảng sân còn lại, lao vụt lên cả chục bậc tam cấp, rồi thế là thoát hiểm, anh đã lọt được vào bên trong thánh đường.
Còn ông anh trai của tôi thì có thể nói như là bị trời giáng.
Hôm trước anh còn tới chơi, còn ngồi hết buổi tối trong phòng của Thảo. Hôm
sau, thậm chí cả một phong thư, một lời nhắn nhủ Thảo cũng không để lại cho anh
tôi. Toàn bộ cửa nhà đồ đạc Thảo nhượng lại cho người ta thật mau và thật êm để
lấy có vài chỉ, lại lặng thinh khăn gói lặn không sủi tăm như thế, hẳn là đi vượt
biên rồi, mọi người trong khu nhà đều nói vậy. Anh tôi tê điếng, tái dại, loạng
choạng bỏ lên nhà nằm lịm.
Nhún vai, chịu không cắt nghĩa nổi sự rã đám vô vị giữa Hảo
và Túc, những bạn bè từ thuở còn bên Liên Xô đùa rằng đôi uyên ương ấy bắt chước
cuộc đổ vỡ diễn ra trên xứ sở yêu dấu của thời thanh xuân du học. Có vẻ như vậy
thật. Tuy tổ ấm đã thôi ấm cúng từ lâu rồi trước đó, nhưng đúng là vào hôm họ
chính thức đâm đơn thì đài báo đang ầm lên sự kiện Acmêni và Adécbaidăng nổ
súng giết nhau. Chuyện đục tường và thống nhất nước Đức gợi ý cho những kẻ có đầu
óc hoạt kê gọi vách ngăn được dựng lên theo phán quyết của tòa tách đôi căn hộ
Hảo Túc là “bức tường Bá Linh”.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Đội Mũ Lệch Thả vỏ quýt ăn mắm ngấu Hai năm nay, Cả Lĩnh làm ăn phát đạt. Chẳng thế mà hắn ta lại dựng ngay ở phố chính một tòa nhà ...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét