Thứ Năm, 21 tháng 12, 2023

Không như loài cỏ dại 1

Không như loài cỏ dại 1

CHƯƠNG 1
Quán rượu Phượng Hoàng mất hẳn sứ huyên náo của buổi tối. Những dãy bàn trống không, khăn trải bàn có chỗ bị xô lệch, loang lở những vết rượu và màu của thức ăn. Khi tàn cuộc vui, còn lại là một không khí yên lặng thanh vắng. Nó cũng vắng như đường phố vào khuya. Thỉnh thoảng, một chiếc xe chạy vụt quạ Tiếng xe khuấy động một chút sự yên lặng rồi lại mất hút.
Đường phố đã ngủ từ lâu, nhưng các cô phục vụ trong quán thì còn thức dọn dẹp. Những bươc chân uể oải đi thu dọn khăn trải bàn và lau chùi sàn gạch. Ai cũng im lặng làm việc trong cảm giác lặng lờ và mệt mỏi.
Chợt trong không khí thỉnh lặng đó, vang lên một tiếng ra lệnh đỏng đảnh:
- Tối nay, tới ai lau cầu thang đây? Phương phải không?
Đang lau cữa, Hạnh Phương buông giẻ xuống, cô gườm gườm nhìn lại:
- Tôi lau hôm qua rồi.
- Vậy thì tới ai? Giờ này mà còn để đường đi nhóp nháp như thế, ai mà chịu cho nổi?
Cái giọng chanh chua làm Hạnh Phương đứng thẳng lên, định mở miệng, nhưng thấy Thảo nhăn nhó ra hiệu thôi. Cô bèn thở hắt một cái, dịu giọng:
- Hôm nay, đến Nguyệt đấy.
Mai Nguyệt đang lau sàn phòng, nghe tới tên mình, bèn đủng đỉnh quay lại:
- Ai nói là đến tôi vậy? Vừa phải thôi. Biết thì nói, không biết thì khép “mỏ” lại đi.
- Chị bảo ai khép “mỏ”?
Hạnh Phương định “quát” lại, nhưng Thảo đã nhanh nhẹn lên tiếng:
- Để tôi lau. Rửa ly xong tôi sẽ lau ngay mà.
Tú Anh “hừ” một tiếng rồi quay lên. Trong chiếc áo ngủ sang trọng, nhìn cô nàng có vẻ một bà chủ nhỏ tập điều hành công việc. Ngay cả dáng đi cũng ra vẻ một nử hoàng, dù cô nàng chỉ ở tuổi các cô gái phục vụ.
Đợi Tú Anh đi rồi. Hạnh Phương cúi xuống cầm miếng giẻ lau, đi thẳng về phía Mai Nguyệt. Đứng trước mặt cô nàng, cô nghênh mặt lên:
- Hôm nay đến chị, chứ không phải con Thảo.
- Vậy thì sao?
- Thì chị phải làm, chứ không phải đùn đẩy cho kẻ khác.
- Nếu không thì sao?
Hạnh Phương không thèm trả lời, cô mím môi dụi thẳng giẻ lau vào mặt Mai Nguyệt. Thảo hoảng hồn kêu lên một tiếng nhỏ, và quýnh quáng kéo tay cô ra:
- Đừng có gay gổ nữa! Trời ơi là trời!
Cô quay qua Nguyệt, rối rít xin lổi
- Chị đừng giận nó nha, để em lau cầu thang. Nó không làm thì em làm, kệ nó.
Nguyệt chóng nạnh, hất mặt lên:
- Bảo nó xin lổi tao đi.
Thảo chưa kịp nói thì Hạnh Phương sấn một bước tới trước mặt Nguyệt:
- Nói cái gì, nói lại coi? Hình như chị rất thích rửa mặt bằng nước trong xô này.
Thảo nhăn mặt, kéo mạnh cô đi ra sau bếp:
- Tao lạy mày! Làm ơn nhịn đi, mày muốn nghỉ làm lắm hả?
Hạnh Phương hậm hực:
- Nghỉ thì nghỉ, bộ hết chổ làm rồi sao? Tao ghét nhất cái tính bắt nạt cũa nó. Nó cũng đi làm như mình, chứ đâu phải bà chủ.
- Biết. Nhưng người ta được lòng bà chủ, còn mày thì không, nhịn không được sao?
Tức quá, Hạnh Phương cự luôn Thảo:
- Tại sao mày cứ sợ bả, cứ cản, bực mình.
- Không cản để mày gay gổ um sùm, rồi bí đuổi hả?
- Nhát như vậy, bảo sao người ta không ăn hiếp.
Hạnh Phương lầm bầm rồi quay ngoắt ra ngoài, tiếp tục lau cữa. Vừa lau khô vừa tức ấm ức, cô quay về phía Nguyệt, ném cho cô cái nhìn đe dọa.
Cô ghét nhất tính lười biếng và nịnh bợ. Trong nhóm phục vụ, có sáu người. Nguyệt làm lâu nhất và lớn nhất. Không biết có phải đó là yếu tố để cô nàng tự cho mình là đàn chị, lúc nào cũng đùn việc cho người khác. Chỉ giỏi nịnh để lấy lòng bà chủ.
Hạnh Phương rất hay “đụng” với cô nàng. Lần nào có chuyện thì Thảo cũng cản và gánh công việc cho Hạnh Phương. Vì vậy mà Nguyệt được thế làm tới.
Thấy Thảo loay hoay mang xô nước lên cầu thang, Hạnh Phương quên phắt công việc cũa mình. Tay còn cầm miếng giẻ lau, cô hầm hầm đi về phía trước.
- Hôm nay không phải đến mày, việc cũa ai thì để người đó làm.
- Thôi mà Phương. Mày không làm thì để tao, đừng có gay gổ nữa.
Hạnh Phương không thèm giải thích với Thảo, cô phòng má lên gay chiến. Rồi lửng thửng đi đến phía dảy bàn, tay chống trên hông, cô hất mặt lên:
- Không được đùn việc cho người khác, chị đến lau cho nó đi.
Nguyệt buông chổi xuống, câng câng mặt:
- Nếu không thì sao?
Hạnh Phương chỉ cười khảy, đứng im. Rồi bất thần cô vung tay lên, quăng miếng giẻ về phía Nguyệt. Cô nàng đứng né qua một bên. Và xui cho Hạnh Phương, miếng vải còn ròng ròng nước ấy bay tập vào mặt một thanh niên vừa đi vào, đúng ngay giữa mặt anh ta.
Hạnh Phương sững sờ đứng nhìn. Cô đưa tay che miệng, thảng thốt:
- Chết cha! Xin lổi anh.
Các cô gái đều quay lại, sợ xanh mặt. Nguyệt rít lên nho nhỏ:
- Trời ơi! Mày có biết ai đó không? Dám giởn mặt, chết mày rồi!
Và cô quýnh quáng đi về phía người thanh niên lo lắng đến lố bịch:
- Xin lổi anh nghe, con nhỏ đó đểnh đoảng lắm. Anh có sao không? Để em đi lấy khăn sạch cho anh. Con này… thật là hổn xược mà.
Người thanh niên lắc đầu:
- Không sao. Cô gọi Tú Anh cho tôi.
Và anh ta chậm rải rút khăn ra lau mặt. Anh ta ngồi xuống chiếc ghế gần đó, nhìn Hạnh Phương hơi lâu. Cô chớp chớp mắt, lấm lét nhìn chổ khác.
Nguyệt xăng xái đi lên lầu. Ngang chổ cô, cô ta hăm dọa.
- Dám quăg giẻ lau vào mặt anh ấy mày tới số rồi.
Hạnh Phương nghênh mặt lên đói chọi với cô tạ Cô biết mình đã quá tay với một nhân vật nổi tiếng, nhưng cô đâu có cố ý. Mà suy cho cùng, là người chứ có phải thánh đâu.
Không để ý người thanh niên nãy giờ vẩn điềm đạm theo dỏi mình. Cô cầm giẻ lau lên, đi về phía cữa tiếp tục công việc.
Một lát, cô quay lại, tò mò nhìn anh tạ Thấy anh ta cũng đang nhìn mình. Cô ngần ngừ một lát, rồi nhún vai với vẻ bất cần. Cô lầm bầm một mình:
- Bất quá thì nghỉ, sợ gì. Chuyện có chút xíu.
Lúc đó, Tú Anh đi xuống. Chắc chắn là Nguyệt đã mách lại cho nên vừa ngồi xuống bàn cô ta đã trừng mắt nhìn về phía Hạnh Phương:
- Con nhỏ này thật quá quắt!
Cô định mắng thêm, nhưng người thanh niên đã cản lại:
- Bỏ qua đi. Cô bé không có lổi đâu.
Nhưng Tú Anh vẩn lớn tiếng:
- Mai mốt, ý tứ lại, nghe chưa?
Hạnh Phương tức mình quay lại, nhưng cố nhỏ nhẹ:
- Em đã xin lổi ảnh rồi.
Và cô mím môi nhìn Nguyệt, trừng mắt một cái, hừ thêm một tiếng rồi xách xô nước bỏ đi vào.
Thấy ông bồ nhìn theo với vẻ tò mò, Tú Anh nói như giải thích:
- Con nhỏ đó quạy lắm. Mới bây lớn mà dử như bà chằn. Ở đây, đứa nào đụng tới nó là nó “xù lông” như gà mái vậy. Em ghét lắm.
- Cô bé quậy như vậy mà mẹ em không đuổi à?
- Cũng định thế, nhưng khách thích nó nên mẹ ráng giử lại.
- Vậy à?
Và anh ta chợt cười, một nụ cười rất khó hiểu. Tú Anh định hỏi anh cười gì, nhưng anh đã khoát tay rồi nói sang chuyện khác.
- Anh đi công việc, ngang qua thấy đèn còn sáng nên ghé thăm, không có gì cả.
- Để em bảo tụi nó lấy nước cho anh nghe. Anh uống gì?
- Không uống gì hết. Anh về đây.
Tú Anh nủng nịu:
- Sao về sớm vậy anh? Ở lại chút nữa đi anh.
- Khuya rồi, em không ngủ sao?
- Thì mai ngủ trể một chút cũng được, ở lại chút nữa đi mà.
Nhưng anh ta đã đứng lên:
- Anh về.
Anh ta đi ra, dáng đi hiên ngang và đường bệ. Đến cữa, anh dừng lại, chờ anh bảo vệ mở ra rồi mới đi tiếp.
Ra ngoài đường, anh bảo vệ bước nhanh đến mở sẳn cữa xe cho anh tạ Chiếc xe lướt êm ru, êm đến nổi đứng trên tam cấp cũng không nghe được tiếng.
Tú Anh đứng nhìn theo thật lâu rồi quay vào nhà với vẽ sung sướng. Cô nàng áp hai tay lên mặt, cười tủm tỉm một mình.
Ở sàn nước, đám con gái lại bàn tán về ông bồ mới quen này cũa Tú Anh. Anh ta tên Giang Đông, con trai cũa một ông chủ khách sạn lớn, đồng thời cũng là chủ nhân cũa hai siêu thị lớn nhất nhì thành phố. Hai người quen nhau cách đây một tháng trong dịp sinh nhật cũa bạn Tú Anh. Buổi sinh nhật đó tổ chức ở nhà hàng cũa khách sạn Giang Đông. Nghe nói cuộc gập diển ra rất lãng mạn.

Nguyệt thần tượng chàng công tử đó lắm. Anh ta đến đây hai lần thì hai lần cô nàng đều tả lại với một vẻ hào hứng, cứ như tìm chính mình.

Lần này cũng vậy, thay vì lo lau cầu thang, cô nàng đứng trong bếp, cười rúc rích xuýt xoa với đám con gái đứng quanh:

- Sao hôm nay ảnh đem theo có một bảo vệ? Lần trước, đi đông lắm, y như nguyên thủ quốc gia vậy.

Tuyết gật gù:

- Nhìn ảnh oai dể sợ.

- Tao thích nhất là điệu bộ cũa ảnh. Nam tính gì đâu ấy.

Nãy giờ Hạnh Phương loay hoay giặt đồ, lau bàn. Nghe cái giọng háo hức cũa Nguyệt, cô đứng dậy, chăm vào một câu:

- Nghe cách chị nói, tưởng là bồ chị chứ.

Nguyệt háy một cái, tức nhưng không biết trả đủa thế nào. Cô ta làm như không nghe, và nói tiếp một cách trầm trồ với Tuyết:

- Mày thấy ảnh có tướng ông chủ không? Nhìn nghiêm mà hiền, hay ghê dị.

Hạnh Phương chăm chọc:

- Nếu chị muốn sau này trở thành bà chủ thì điều trước tiên phải học là đừng có làm biếng.

Chịu hết nổi, Nguyệt bắt đầu sừng sộ:

- Nãy giờ tao không nói mày, sao mày cứ chúi mủi vào chuyện người khác vậy, con kia?

- Nếu chị không trốn việc thì không bao giờ tôi thèm nói tới chị.

- Mày nói ai?

- Nói chị. Vừa nhiều chuyện, vừa làm biếng. Vô phúc cho ai cưới được chị.

- Đồ ranh con!

Nguyệt nói và vớ lấy cây chổi. Hạnh Phương cũng không vừa. Cô quay lại, cầm ngay chiếc bình nhỏ trên quày, hếch mặt lên:

- Bỏ chổi xuống chưa?

Sự cứng đầu cũa Hạnh Phương làm Nguyệt thấy ngán. Cô bèn quăng chổi xuống, bỏ đi ra và để đở quê với mọi người, cô vớt vát:

- Con nít gì hung dử, mai mốt biết tay tao.

Rồi cô đi ra. Thảo cũng vừa bước vào, lo lắng:

- Chuyện gì nữa vậy? Lại “đụng” nhau nữa hả?

Hạnh Phương phơi mấy chiếc khăn lên dây, hỉnh mủi:

- Đừng có lo quá, thỏ đế ạ. Hiền như mày dể bị người ta ăn hiếp, tao không chịu được đâu.

Thảo tư lự:

- Mày dử quá, ai đụng tới cũng “xù lông” lên, như vậy không thấy căng thẳng sao?

- Tao chẳng thấy gì ngoài việc không muốn để ai ăn hiếp.

Hạnh Phương vừa nói vừa bỏ đi qua phòng thay đồ. Cô để nguyên đồng phục, chỉ khoác thêm chiếc áo khoác bên ngoài, rồi khoác giỏ lên vai, đi ra ngoài.

- Tao về trước nghe Thảo.

- Ừ.

Hạnh Phương lửng thửng ra cửa dắt xe, cô đạp về nhà. Gió thổi vào mặt làm cô quên đi cơn buồn ngủ. Trước đây, chẳng bao giờ cô thức nổi tới mười giờ. Buổi tối, cô đi chơi với bạn đến chịn giờ là phải ngủ đến tận sáng. Lúc đó, ăn ngủ đều vô tư, chứ không phải lo tất bật như bây giờ. Giờ thì ngay đến ngủ cũng ít.

Từ khi ba mất, cuộc sống cũa cô bị đảo lộn hẳn. Lẻ ra là thì đại học thì cô bỏ học đi làm. Cả gia đình bán đi ngôi nhà lớn để về ở căn nhà nhỏ hẹp nghèo nàn. Trong khi mẹ và chị Tim buồn rầu tiếc nuối thời vàng son, thì cô lao vào cuộc sống bằng cách riêng cũa mình chứ không ngồi một chổ mà khóc.

Tính Hạnh Phương vốn ngang bướng, nên mới vào làm có mấy ngày, cô đã đụng độ với Mai Nguyệt. Đã không biết sợ ai, mà lại hay phản kháng nên bạn bè đều gườm cô.

Vừa nằm xuống giường, Hạnh Phương đã quên bẳng chuyện bực mình lúc nảy, và lăn qua ôm gối ngủ một cách ngon lành.

Hôm sau, Hạnh Phương lại đi làm. Buổi chiều vào chuẩn bị mở cữa, cô vừa làm vừa hát véo von một mình. Cô đã quên bẳng cuộc đụng độ hôm quạ Nhưng Mai Nguyệt thì nhớ. Cô nàng nữa muốn kiếm chuyện trả đủa, nữa lại ngán ngán. Suy gậm kế sách trị Hạnh Phương trong đầu nên mắt cô nàng bí hiểm đến phát ớn.

Nhưng Nguyệt lầm lì thế nào, điều đó chỉ tác động đến Thảo, còn Hạnh Phương thì vô tư, chẳng có gì làm cô nghỉ mảy may.

Khuya, khi quán đóng cữa, chuyện dọn dẹp lại bắt đầu. Các cô gái đang loay hoay làm việc thì cửa chính bỏng bật mở. Rồi một cô gái đẹp lộng lẩy xuất hiện, theo sau là vài ba người phụ nử. Người nào trong cũng bệ vệ, nét mặt sẳn sàng vào cuộc chiến. Các cô gái ngừng tay, ngơ ngác nhìn người đẹp mới xuất hiện, Hạnh Phương cũng tò mò quan sát cô tạ Mới nhìn thì tưởng còn trẻ, nhưng nhìn kỷ thì hơi lớn, không đến nổi già nhưng ít ra cũng hơn cô đến mười tuổi.

Cô ta mặc loài jupe hở hang, cổ rộng đến mức không thể rộng hơn được nữa. Bó người đến nổi nếu chỉ chặt thêm một phần, chắc cô ta bị ngạt thở. Cô ta đeo đầy nử trang, khuôn mặt đậm son phấn, về sành sỏi và sắc sảo.

Cô ta ngồi tréo chân, dựa lưng vào ghế, đưa mắt quan sát căn phòng rộng thênh thang. Mấy người phụ nử đứng phía sau thì không nhìn gì khác, mà đưa mắt ngó mấy cô gái, khiến các cô sợ hết vía.

“Nhìn họ giống maphia quá”. Hạnh Phương nghỉ thầm. Tự nhiên cô thấy buồn cười.

Cô gái lộng lẩy nọ lướt nhìn qua các cô gái, rồi hất mặt về phía Thảo:

- Chủ mày đâu? Gọi xuống đây!

Thấy mình bị “chiếu tướng”, Thảo sẽ hết hồn. Giọng cô run run:

- Dạ, chị bảo gọi chủ nào ạ?

- Ở đây, mày có mấy bà chủ?

- Dạ, có bà Hằng với cô Tú Anh. Cô Anh là con bà Hằng – Thảo nói một hơi như đọc bài.

Cô gái sành sỏi nọ gật đầu:

- Bảo con nhỏ Tú Anh xuống đây gập chị mày, mau lên!

- Dạ.

“Nói chuyện giống đàn anh chị dể sợ”. Hạnh Phương nghỉ thầm. Cô vừa tò mò vừa thấy ác cảm. Và cô quay mặt chổ khác, khẻ bỉu môi mình.

Tú Anh đi xuống, khuôn mặt hãy còn ngái ngủ. Co ta cứ để áo ngủ xuống tiếp khách, đầu tóc đầy óng quấn. Thấy khách có vẻ bề thế, du đản quá, cô hơi chựng lại, tỉnh ngủ hẳn.

Cô gái kia vẩn ngồi dựa ngữa, tay khoanh trước ngực, nhìn Tú Anh từ đầu đến chân:

- Có biết tao là ai không?

Tú Anh hơi khó chịu:

- Chị là ai vậy?

Người phụ nử đứng sau lên tiếng:

- Chí Thúy mày là hoa khôi cũa vủ trường Giang Đông đấy. Là bồ ruột cũa ông chủ, biết chưa con ranh?

Mặt Tú Anh tái đi, giọng bắt đầu run:

- Tôi không biết anh Đông có người yêu, chị đến đây làm gì?

Cô gái tên Thúy, cười nhếch môi:

- Không biết sao? Rồi bây giờ biết chưa?

- Ý chị muốn gì?

- Mày quen với anh Giang Đông bao lâu rồi?

- Sao chị biết?

Cô ta nạt lớn:

- Hỏi thì trả lời đi, đừng có hỏi lung tung.

Tú Anh khóp ngay:

- Quen hơn một tháng ạ.

- Vậy à? Nghe nói, ảnh có tới đây chơi, phải không?

- Dạ, có tới, nhưng chỉ một chút rồi về.

- Có vô khách sạn chưa?

- Dạ, chị nói gì?

- Tao nói, ảnh có đưa mày vô khách sạn ngủ chưa?

- Dạ chưa. Nhà em ở đây nên em vô đó làm gì?

Thúy cười đùng đục trong cổ họng:

Cô ngóac ngóac ngón tay:

- Lại đây! Bước lại gần đây!

Tú Anh hơi sợ, cô đứng yên. Các cô gái cũng nhìn nhau lo sợ. Thúy bỗng quát lên:

- Tao bảo lại gần đây!

Tú Anh giat^. Bắn người, máy móc bước tới trước mặt Thúy. Cô ta cười gằn:

- đdây là lần đầu tiên nên tao cảnh cáo nhẹ thôi. Từ đây về sau, không được tìm anh Đông nữa, phải tránh xa ảnh, nghe chưa?

Và rất đủng đỉnh, cô ta đứng dậy. Rồi bất ngờ, vung tay tát Tú Anh một cái.

Các cô phục vụ Sợ Ríu, đứng chết trân một chỗ. Hanh Phương chợt hét lên lanh lảnh:

- Tại sao dám đánh người ta?

Và cô nhào tới trước mặt Thúy, hung hăng:

- Chị là ai mà ngang ngược quá vậy? Xông xáo vô nhà người ta, còn dám đánh nữa, ngang vừa thôi.

Thúy hơi bị bất ngờ, rồi cô ta hơi ưỡn ngực tới trước:

- Mày là con nào?

- Là ai kệ tôi. Chị đừng có ngang quá, không ai chịu nỗi đâu.

Một phụ Nữ to con sấn tới. Chỉ bằng cái nắm áo, bà ta đã nhấc Hanh Phuong lên như nhấc một con búp bệ Trong khi các cô kia sợ xanh mặt thì Hanh Phuong vùng vẫy mạnh mẽ. Cô ta hét tóan lên, giọng lanh lảnh:

- Buông ra, đồ lớn ăn hiếp con nít.

Cô cúi xuống, cắn mạnh tay bà tạ Người đàn bà vội buông cô ra, đụi mạnh một cái, khiến cô ngã lăn ra sàn nhà.

Bà ta tru tréo:

- Cái con ranh này, mày muốn chết hả?

Bà ta sấn tới, Hanh Phuong nhắm tít mắt chờ một cái tát. Nhưng ngay lúc đó, cô nghe một giọng nói trầm và đầy uy quyền vang lên:

- Ngưng lại!

Tất cả mọi người đều quay phất về phía cửa. Giang Đông. Không biết anh đứng đó từ lúc nào. Sau lưng anh ta còn mấy người đứng lố nhố, khuôn mặt gườm gườm ở tư thế sẵn sàng.

Giang Đông chậm rãi đi về phía Hanh Phuong, đỡ cô lên:

- Có sao không, cô bé?

Hanh Phuong xoa tay trên hông, không biết đụng cái gì mà chỗ đó đau đau. Cô khẽ cong môi lên:

- Bà ta mạnh tay quá, tôi đau lăm.

- đdau ở đâu?

Hanh Phuong chợt ấp úng:

- Anh hỏi làm chi?

- Có say sát nhiều không?

- Có chứ. Đau muốn chết được.

Thật ra cô chỉ có đau có chút xíu, nhưng vì ghét Thúy nên cô có ý phóng đại, cho bõ ghét cái cô nàng ghê gớm ấy.

Giang Đông chấp tay sau lưng, dáng đứng rất thẳng có vẻ uy quyền. Anh ta đưa mắt nhìn ngươi phụ Nữ. Chỉ như thế thôi cũng đủ Làm bà ta co rúm người, và cúm rúm đến đứng phía sau Thúy.

Không nhìn đến Thúy, Giang Đông hỏi như hỏi nguyên đám:

- Tới đây làm gì vậy?

Không nghe cô ta trả lời, Hanh Phuong tò mò nhìn qua cô tạ Thật lạ, lúc nãy ra vẻ đàn chị lạ thế. Bây giờ có mặt Giang Đông, c^o ta rụt rè như con thỏ, bạc nhược như kẻ lụy tình. Giọng cô ta êm như nhung:

- đạ, em mới đến.

- Anh muốn biết em đến làm gì?

- đa…

Thúy im bặt, Giang Đông cười nhe, nhắc lại:

- Em đến làm gì?

Không nghe cô ta lẫn Tú Anh lên tiếng, Hanh Phuong nói xen vào:

- Chị ấy cấm chị Anh quen với anh, và đánh một cái cảnh cáo.

Giang Đông nhìn Thúy một cái. Cô ta luống cuống cụp mắt xuống. Hanh Phuong tưởng Đông sẽ quát tháo hoặc đuổi Thúy về, nhưng anh chỉ cười điềm tỉnh:

- đdây là lần cuối cùng em được phép quản lý anh. Nếu còn lần nữa, đừng trách anh.

- đa.

- Em về đi.

- đa.

Thúy có vẻ rất tức, nhưng không dám phản kháng? Cô nuốt nước mắt đứng dậy, đám phụ Nữ lọt tọt đi theo.

Mọi người rút lui một cách êm thắm. Tú Anh nhìn theo, thở Phào nhẹ nhỏm. Rồi cô ta sà đến gần Giang Đông, níu tay anh:

- Lúc nãy, em sợ Muốn chết. Chị ấy dữ quá, sao trên đời có người dữ thế, hả anh?

- Cô ta đánh em à?

Tú Anh nũng nịu:

- đdánh cả chục cái, em muốn xỉu luôn.

“Chỉ bạt tai một lần mà dám nói cả chục. Phóng đại”, Hanh Phuong muốn la toáng lên, nhưng có Giang Đông ở đó nên cô im. Cô khẽ bĩu môi, nguýt Tú Anh một cái.

Cử Chỉ của cô không qua khỏi mắt Giang Đông, dù anh ta không hề nhìn cộ Thấy cặp môi cong cong bướng bỉnh, anh ta mỉm cười:

- còn cô bị té kiả Cô có sao không?

Nghe đến tên mình, Hanh Phuong quay lại:

- Té có chút xíu, không sao hết.

Giang Đông rút danh thiếp, đưa cho cô:

- Nếu cô bị họ hăm dọa, cô hãy đến tìm tôi.

“Tôi làm gì mà bị hăm dọa. Tôi chẳng sợ.” Hanh Phuong nghĩ thầm, thế la `cô lắc đầu:

- Thôi đi, tìm anh chắc khó lắm. Tôi đến đó rồi lại có chuyện lôi thôi nữa.

Giang Đông không nói gì, nhưng vẫn chìa tờ danh thiếp cho cộ Một thanh niên lập tức bước tới, nhẹ nhàng cầm lấy nhét vào túi áo Hanh Phuong, nhỏ giọng:

- Anh ấy đã cho cô cơ hội, sao không biết nắm bắt? Đừng có ngốc.

Hanh Phuong ngước lên nhìn anh ta, không hiểu. Cô định hỏi lại, nhưng anh ta đã đứng lùi vẽ` phía sau Giang Đông, n'et mặt nghiêm như pho tượng. Thế là cô không hỏi nữa.

Giang Đông quay qua Tú Anh:

- Còn em, đừng sợ. Cô ta không dám đến đây nữa đâu.

- Thật không anh? Em sợ Lắm. Sao mà cô ta dữ thế?

Không nghe Giang Đông nói gì, cô tiếp tục nũng nịu:

- Vậy ngày nào anh cũng đến đây cho em yên tâm, nghe anh?

- Anh bận lắm, không thể Làm những chuyện đó đâu.

- Thế thì anh cho vài người của anh ở đây bảo vệ em đi, được không anh? Sống mà cứ sợ nom nớp, em chết mất.

Đúng là đòi hỏi quá đáng. Lẽ ra cô ta không nên đòi như vậy. Hanh Phuong chợt phì cười, rồi quay mặt chỗ khác.

Giang Đông không hề có cử Chỉ bực mình. Khuôn mặt anh ta rất điềm tỉnh, thậm chí hơi cười. Anh ta không từ chối hay đồng ý, mà chỉ tát nhẹ mặt Tú Anh, giọng ngọt ngào:

- Khuya rồi, em ngủ đi nhe.

Tú Anh không hiểu đó là cử Chỉ từ chối, cũng không nhận ra mình đã quá đáng, cô tiếp tục vòi vĩnh:

- Em chưa muốn ngủ đâu. Em chỉ muốn nói chuyện với anh thôi. Anh chưa trả lời em mà.

Giang Đông lại cười. Rồi rút thuốc ra hút. Một thanh niên vội bước tới bật lửa, anh ta nói với giọng lễ phép:

- Về bây giờ chưa anh?

Nghe hỏi vậy, Tú Anh bèn khóat tay tua như ra lệnh:

- Anh Đông chưa về bây giờ đâu, chờ đó đi.

Và cô khẽ đẩy anh ta ra, giành đứng sát Giang Đông. Cô ngước mặt lên nhìn anh, giọng vừa nũng nịu, vừa năn nỉ:

- Ở lại chơi chút nữa, nghe anh. Anh chưa trả lời em chuyện lúc nãy mà.

Giang Đông chỉ vỗ nhẹ vai Tú Anh:

- Chúc em ngủ ngon. Chào em.

Rồi anh quay ngoát đi ra cửa, không quan tâm đến vẻ mặt phụng phịu và thất vọng của Tú Anh.

Hanh Phuong đứng lau cửa gần đó nên nhìn thấy hết. Cử Chỉ của Giang Đông làm cô khẽ bỉu môi:

- Cao ngao thấy ớn, đúng là dân có tiền.

Nếu cô la Tú Anh, cô sẽ chẳng bám theo anh ta như thế, chỉ tổ Bị coi thường. Mấy người thừa tiền và thế lực như thế, đâu có coi thiên hạ ra gị Làm thấy tự ái.

Anh ta không có ý kiêu ngạo, mà đie6`u đó tự nhiên ngấm vào trong máu rồi. Dù anh ta tỏ Vẻ lịch sự, nhưng tính ngạo mạn vẫn khó mà giấu được ai. Tại Tú Anh bị quáng mắt vì hào quang của anh ta nên không thấy. Đúng là lố bịch.

Tú Anh chạy theo ra đường, đến lúc xe đã đi mất mới tiu nghỉu quay vào.

Các cô gái vẫn làm công chuyện, nhưng mắt cứ liếc theo dõi thái độ Của cô chủ, ánh mắt tò mo `lẫn thương hại.

Tú Anh ngồi phịch xuống ghế, liếc về phía Nguyệt rồi hoạnh họe:

- Lúc nãy, không làm ơn nói vô một tiếng cho ảnh cảm động mà bênh vực mình. Mấy lúc người ta cần thì im thin thít.

Nguyệt ấp úng:

- Thì… em thấy anh Đông đứng đó lâu ro6`i. Ảnh thấy hết rồi, tụi em có nói, ảnh cũng đâu có tin.

- Cái gì? Ảnh vô lâu rồi ha?

- đa.

- Vô lúc nào?

- đạ, lúc chị bị đánh xong thì ảnh vô.

Không bắt bẻ được, Tú Anh nói thẳng cái điều làm cô bực tức:

- Lúc tôi bị đánh, mấy người không ai dám he răng cả. Người trong nhà không bênh vực tôi, nên bà chằn đó mới dám coi thường.

Nguyệt làm thinh, hết đường chống đỡ. Tú Anh quay về Hanh Phuong:

- Lúc nãy em gan lắm. Cám ơn em nghe Phuong.

Hanh Phuong rất ngạc nhiên. Cô đứng thẳng lên nhìn Tú Anh, tưởng mình nghe lầm. Tu Anh mỉm cười, nói tiếp:

- Em chẳng biết sợ ai cả, chị phục em lắm. Mai mốt nếu bà đó có tới, em cứ làm vậy tiếp nghe.

“Thì ra bà ấy muốn dụ Khị Mình, chứ đâu có to” Hanh Phuong nghĩ thầm, và cô khẽ câu mày, nói lừng khừng:

- Em cũng không biết nữa, để xem.

Tú Anh ngọt giọng:

- Chị biết tính em tốt lắm mà, chị nhìn không lầm người đâu.

Rồi cô đứng lên, vươn vai một cách mệt mỏi, miệng làu bàu:

- Ban ngày sao không giỏi tới, đợi ban đêm mới ra tay, hèn dễ sợ.

Cô đdi lên lầu. Đến cầu thang, không hiểu thế nào, cô chợt quay lại:

- Mai mốt, Hạnh Phượng khỏi lau cầu thang nữa, Nguyệt làm thế đdi.

Câu này thì Hạnh Phượng chịu nhất. Cô nhìn về phía Nguyệt, cười thích thú. Con mắt cô nàng thì sầm lại như đêm ba mươi.

Làm xong công việc, cô và Thảo rủ nhau đdi ăn rồi mới về. Khi thay đồ, tờ danh thiếp rơi xuống đất, Hạnh Phượng cầm lên đọc kỹ. Giang Đông không cho đdịa chỉ nhà, mà là ở khách sạn. Cô không biết khách sạn đó ở đâu, nhưng hoàn toàn không có ý đdịnh đdi tìm. Cô không tin Giang Đông còn nhớ mình.

Những người quá thừa tiền như anh ta, có khối con gái vây quanh. Anh ta làm gì có thời giờ để nhớ một cô hầu bàn như cộ Còn cô thì cũng không thích dựa hơi con người giàu có đó.

CHƯƠNG 2

S

au vụ Đánh ghen đêm đó, Hạnh Phượng trở thành người “có thế lực” nhất trong nhóm phục vụ, vì cô chủ Nhỏ Tú Anh trở nên ưu ái cộ Nguyệt hết dám kiếm chuyện với cộ Thảo cũng được yên ổn theo. Nói chung là Hạnh Phượng hoàn to…àn thỏai mái khi đdi làm, nếu không xảy ra một chuyện.

Tối nay trên đường về, cách quán khỏang hơn trăm thước, Hạnh Phượng thấy hai thanh niên đứng chận đầu xe cộ Trong một thoáng, tim cô đập loạn vì sợ. Nhưng nhìn cách ăn mặc và thái độ Lịch sự của hai người, cô bớt run. Và cô lấy giọng hiên ngang:

- Các anh muốn gì ở tôi? Tôi không có tiền nhiều đâu, tôi làm chạy bàn đấy.

- Tụi tôi không chận đường giật tiền của cô, cô đừng sợ.

- Thế anh muốn cái gì? Nè! Tôi la lớn lắm đó. Tôi không sợ ai đâu đấy.

Anh ta vội khóac tay như ngăn lại:

- Cô đừng la, đừng làm lớn chuyện. Tụi tôi chỉ mời cô đdi theo tụi tôi, không hại gì cô đâu.

Hạnh Phượng bất đầu run, nhưng vẫn nói cứng:

- Tại sao tôi phải theo anh? To…^i chẳng đdi đâu hết.

- đdến chỗ này chỉ có lợi cho cô thôi.

- Tôi… không tin, đừng có gạt. Tránh đường cho tôi đdi! Nếu không, tôi sẽ la lên đó.

- Xin cô đừng la, tôi mời rất lịch sự mà.

- đân lịch sự chả ai mời người ta vào đêm khuya, áp tải th`i có. Tôi chẳng đi dâu cả.

Thấy hai người nhìn nhau như dò ý, cô bèn buông xe bỏ chạy. Hành động đột ngột của cô làm cả hai chẳng thể Làm gì khác, ngòai việc hành động chớp nhóang. Thế là một người phóng tớI chụp lấy Hạnh Phượng. Việc đầu tiên của anh ta là giữ chặt miệng cộ Sau đó, một chiếc xe màu đen lướt tớ Hạnh Phượng bị đặt vào trong xe gọn gàng như một chiếc hộp.

Chiếc xe lướt đi, cánh cửa khép kín. Đến lúc này, hai người thanh niên mới buông Hạnh Phượng ra. Cô ngồi ngay ngắn lên, nói như hét:

- Các anh làm gì vậy, sao lại bắt tôi?

- Xin cô đừng giận. Tại cô làm dữ nên tụi tôi phải dùng cách này, sợ Gặp công an.

- Y như một vụ Bắt cóc vậy. Tại sao các anh bắt tôi chứ?

- Không phải bắt, mà mời cô đến gặp một người. Người đó chỉ mời cô đến chơi thôi. Lát nữa gặp, xin cô đừng kể lại việc làm của tụi tôi.

- Nếu tôi kể thì sao?

- Thi tụi tô sẽ bị mắng, xin cô giúp giùm cho.

Cách nói chuyện quá khiêm tôn đó khiến Hạnh Phượng thấy lạ Cô lạ lùng nhìn ngưòi bên trái, rồi xoay qua nhân vật bên phải:

- Vậy các anh đưa tôi đi đâu vậy? Người đó là ai?

Hai người kia chưa kịp trả lời thì xe đã rẽ vào sân một khu nhà lớn rồi chạy thẳng vào garạ Họ mở cửa lịch sự mời Hạnh Phượng bước xuống. Hạnh Phượng nhìn quanh:

- đdây là đâu vậy?

- Mời cô đi lối này.

Mọi người vào cửa nhỏ. Hạnh Phượng nhìn ra ngườioai. Cô thấy gian tiền sảnh rộng, rất sang trọng. Phía tường la `quầy dài, các cô gái mặc đồng phục đứng sau quầy, một cô đang đưa chìa khóa cho khách.

Hạnh Phượng buột miệng:

- Ở đây là khách sạn ha?

- Khách sạn Giang Đông.

- Hả!

Thấy cô tròn xoe mắt, một người giải thích:

- Anh Đông mời cô đến chơi. Xin mời cô đi lối này.

Hạnh Phượng máy móc đi theo họ Moi ngoi băng qua gian tiền sảnh, vào phòng bên cạnh. Đó là nhà hàng cũng rộng không kém. Bàn ghế sang trọng, bài trí rất đẹp. Hạnh Phượng nhìn quanh. Cô nhận ra chỗ này mình đã đến rồi. Cách đây mấy năm, lúc đó ba cô đưa cả gia đình đến ăn, nhưng lúc đó cô còn nhỏ nên không để ý xung quanh, và cũng không quan tâm đó là chỗ nào.

Giang Đông đang ngồi ở một bàn cuối phòng. Giờ này vắng khách nên rất yên lặng. Thấy Hạnh Phương, anh đứng dậy, chìa tay ra:

- Chào cô bé.

Anh ra hiệu cho hai người kia rút lui, rồi ngồi xuống. Hạnh Phương cũng ngồi theo phía đối diện. Cô bất mãn nhìn Giang Đông:

- Tôi không đồng ý anh làm như vậy.

Mặt Giang Đông khẽ nhướng lên như ngạc nhiên. Có lẽ Hạnh Phương là người đầu tiên có thái độ như vậy. Những cô gái được anh mời đến trước đây cô thì làm ra vẻ e thẹn nhút nhát, cô thì sóng mắt đưa tình sành sỏi. Hình như cái cô chạy bàn này không cảm nhận được sự hân hạnh của mình.

Tuy vậy, anh ta cũng mỉm cười:

- Cô bé không thích?

- Tất nhiên rồi. Làm sao tôi thích nổi kiểu mời áp đặt như thế, mà tôi cũng đâu có quen anh.

- À!

- Anh gọi tôi đến chi vậy?

Giang Đông có vẻ bất ngờ vì cách nói thẳng thừng đó. Anh mỉm cười. Vẫn là nụ cười ngọt ngào mà luôn ẩn chứa một cái gì đó, có thể là đe dọa.

Thấy anh ta không trả lời, Hạnh Phương cố hỏi cho bằng được:

- Anh muốn tôi đến đây chi vậy, có chuyện gì không?

- Em bao nhiêu tuổi vậy, cô bé?

Hạnh Phương hơi khựng lại, nhưng cũng trả lời:

- Hai mươi.

Giang Đông gật đầu liền mấy cái như nghĩ chuyện gì đó, rồi lại hỏi chuyện khác rất thẳng thắn:

- Anh đã cho em cái hẹn, sao em không đến?

- Tôi thấy đâu có chuyện gì đâu mà tìm anh. Mấy người đó đâu có tới gây hấn với tôi, mà nếu gây, chắc tôi cũng tự xoay xở được.

- Chắc không?

Hạnh Phương hơi ngần ngừ. Cô biết mình hơi "nổ". Dĩ nhiên làm sao mà cô xoay xở nổi với mấy bà chằn to đùng như thệ Nhưnmg đã lỡ nói nên cô phải nói tới. Cô gật đầu:

- Chắc chứ.

Giang Đông như lo lắng:

- Hôm đó, anh thấy bà ta hất nhẹ một cái, em đã bay xuống đất như chú gấu nhồi bông bị ném.

Hạnh Phương hơi quệ Cô vô tình luồn tay trong tóc, vuốt mãi mấy sợi tóc rối và nói như bào chửa:

- Vì lúc đó bất ngờ quá nên tôi né không kịp.

- Vạy sao.

Giang Đông làm ra vẻ rất tin, nhưng cách nói của anh thì rỏ ràng là chăm chọc hài hước, kín đáo.

Hạnh Phương liếm môi:

- Anh gọi tôi đến chỉ vì hỏi chuyện đó thôi à?

- Tất nhiên. Ngoài ra, anh cũng muốn ca ngợi tính can đảm của em.

- Anh đừng có mỉa mai tôi đấy.

- Hoàn toàn không. Em rất gan khi dám nhảy vào can thiệp. Sao vậy?

- Đâu có gì. Tại thấy mấy người đó ngang quá, nên tôi tức mình nhào vô đại.

- Không suy nghĩ đắn đo à?

- Suy nghĩ gì bây giờ?

- Phải biết sợ chứ.

- Lúc đó, tức quá tôi không thấy sợ.

Một nụ cười thoáng trên môi Giang Đông, rồi anh ta trở lại vẻ trầm tĩnh:

- Nếu tôi không cấm họ, có lẽ em chẳng được yên thân từ hôm đó rồi.

Hạnh Phương lúng túng:

- Ờ... Tôi không nghĩ gì xa cả. Cám ơn anh nghè.

- Anh muốn em tới đây để bồi thường cho em. Anh đã có ý trông em đến.

Hạnh Phương xua tay:

- Thôi khỏi. Té chút xíu có gì đâu mà đòi bồi thường. Má nếu có, thì phải để chị Tú Anh, chứ đâu phải anh.

- Có lẽ em không biết bắt lấy cơ hội đó, cô bé.

- Anh nói vậy là sao? Tôi không hiểu.

- Khi anh cho em danh thiếp, tức là anh muốn dành một đặc ân cho em. Không phải bất cứ ai, anh cũng cho địa chỉ nầy.

Hạnh Phương vẫn không hiểu:

- Thì sao? Hãy nói cụ thể hơn đi.

Giang Đông nhìn cô thật lâu rồi ngả người ra sau:

- Từ đây về sau, nếu muốn em có thể đến gặp anh bất cứ lúc nào, dĩ nhiên là phải gọi điện trước.

- Chắc không cần gì đâu. Dù sao tôi cũng cám ơn sự can thiệp của anh, anh tốt thật đó. Cám ơn anh nghe.

Giang Đông không nói gì, chỉ tiếp tục nhìn cô đăm đăm. Hành Phương thấy sợ, cô len lén nhìn quanh rồi dè dặt:

- Tôi về nha, chào anh.

Cô định đứng dậy, nhưng Giang Đông đã lên tiếng:

- Em khoan về.

- Sao vậy? Anh còn muốn gì nữa đây?

- Anh đã chuẩn bị tiền bồi thường cho em, coi như thay cho bảo hiểm.

Vừa nói, anh vừa lấy một bao thư trong túi áo đến trước mặt Hạnh Phương. Cô lập tức lắc đầu:

- Tôi không có bị thương, té chút xíu thôi mà. Tôi không lấy đâu, cám ơn anh nghe. Thế tôi về được chưa?

Giang Đông đứng dậy:

- Để anh đưa em về.

Anh nghiêng người cầm bao thư trên bàn, nhưng không bỏ vào túi áo. Bằng một cử chị lịch sự, anh chỉ tay về phía bên trái.

- Em đi ngã nầy.

- Dạ.

Hạnh Phương lững thững đi theo Giang Đông. Đến ngang cầu thang, cô chợt thấy Thuý. Cô ta đứng chỗ khuất ánh sáng, tay khoát trước ngực. Cô ta tựa vào lan can trong một tư thế bất động. Đôi mắt cô ta nhìn Hạnh Phương chầm chầm, cái nhìn tối tâm và mệt mỏi.

Hạnh Phương cũng nhìn lại cô tạ Vừa đi, cô vừa suy nghĩ về sự có mặt kỳ lạ của cô ta ở đây, đến nỗi ra đến cửa có còn ngoái lại nhìn.

Giang Động quay lại, nhìn theo hướng mắt Hạnh Phương. Khuôn mặt anh ta chợt trở nên lạnh lùng và anh ta choàng tay qua lưng cô.

- Đừng nên quan tâm những gì không liên quan đến em.

- Có lẽ chị ấy tưởng tự tôi đến tìm anh, hoặc hiểu xa hơn. Anh giải thích đi nhé. Không ấy lại giống như lần trước.

Hạnh PHương vừa nói vừa lách người khỏi tay Giang Đông.

- Em đã biết sợ?

Anh hỏi với một nụ cười. Bị chạm tự ái, Hạnh PHương hếch mũi lên:

- Tại sao tôi phải sợ chứ? Tôi không sợ ai cả.

- Dù sao em cũng nên tập sợ, nhất là sự quấy nhiễu.

- Anh nói cái gì?

Giang Đông cầm tay cô lên, đặt bao thư vào rồi khép những ngón tay cô lại:

- Đừng từ chối, cầm đi!

Hạnh Phương lắc đầu:

- Tôi không nhận đâu.

Cô chợt quay đầu nhìn vào trong kia. Thủy đã rời cầu thang cô ta đứng giữa phòng nhìn ra. Một bên khóe mép của cô ta nhếch lên nụ cười mỉa mai, răn đẹ Hạnh Phương chợt thấy tức, nhưng không có thời giờ để phân tích mình tức cái gì. Cô mím môi:

- Bộ anh hay cho tiền con gái lắm hả? Tôi không muốn chị ta hiểu lầm tôi đâu. Nếu chị Thủy kéo người đến đánh tôi như chị Tú Anh, tôi sẽ...

Không tìm ra cách gì để dọa được Giang Đông, có hừ một tiếng rồi ngoe nguẩy bỏ đi. Được một đoạn, cô dừng lại:

- Anh đừng có đưa tôi về đấy, vô mà thanh mình với chị ấy đi.

Thấy Giang Đông cười, cô háy anh ta một cái và quay người lại đi tiếp. Chuyện như vậy chẳng có gì đáng cười, vậy mà anh ta có thể vui được, thật bực mình.

Hạnh Phương ra đến cổng lớn thì chiếc xe màu đen lúc nảy chạy ra, rồi cũng người thanh niên lúc nảy bước xuống, khoát tay lịch sự:

- Anh Đông bảo tôi đưa cô về. Mời cô lên xe.

Hạnh Phương quay đầu vào sân tìm Giang Đông, nhưng anh ta không còn đứng đó. Cô ngần ngừ một lát rồi bước lên xe.

Anh ta đưa cô về nhà, rất nhã nhặn và gà lăng, chứ không có vẻ kiêu ngạo ngầm như Giang Đông.

Vào nhà rồi, Hạnh Phương mới nhớ đến xe của mình. Cô đứng tựa tường một mình, rầu rĩ. Lúc nảy, bị bất ngờ quá nên quên bẳng nó, mai biết đi làm bằng gì đây? Giang Đông tưởng cho cô đặc ân, nhưng thực tế anh lại hại cô nhiều hơn, và cô vừa cám ơn, vừa tức anh ta.

Cô băn khoăn vì không biết hai người đó để xe ở đâu. Ngồi phịch xuống ghế, cô cố nhớ lại sự việc xảy ra, rồi tự kết luận rằng, họ đã làm mất nó rồi.

Hôm sau, Hạnh Phương quyết định đến tìm Giang Đông. Lúc đó, anh ta còn ngủ ở nhà. Cô tiếp viên đưa Hạnh PHương vào phòng làm việc của anh ta rồi rút lui.

Ngồi chờ một mình, tự nhiên cô nổi sùng lên. Chẳng phải tức vì chờ lâu, mà lọ Cô sợ rủi Thúy xuất hiện, rồi cô ta nện cho một trận giống như cô ta đã làm với Tú Anh. Bị đánh như vậy oan ức lắm.

Nghĩ đến đó, Hạnh Phương tức mình đứng dậy, định bỏ về. Thì vừa lúc đó, cửa phòng bật mở, rồi Giang Đông xuất hiện. Anh ta hết sức ngạc nhiên khi thấy cô, nhưng vẫn không để lộ ra, giọng anh ta hòa nhã:

- Em đến có lâu không, sao không gọi điện trước cho anh?

- Mấy chuyện thế này, tôi không nói qua điện thoại được.

- Nghiêm trọng lắm à?

- Với anh thì không, nhưng với tôi thì rất quan trọng.

Không đợi Giang Đông hỏi, cô nói tiếp luôn:

- Hôm qua, người của anh làm mất xe tôi. Chiều, tôi phải nhờ bạn tôi đưa đi làm. Lỗi là tại anh đấy.

- À! Thì ra là chuyện đó.

- Tôi muốn biết họ còn giữ nó không?

Giang Đông khoát tay:

- Chuyện đó khogn nghiêm trọng lắm đâu, em chờ chút nhé.

Anh ta đi ra ngoài, và lập tức trở vào, cười điềm đạm:

- Tụi nó bỏ ngoài đường, có lẽ mất rồi, cô bé ạ.

Hạnh PHương thở dài, vẻ mặt âu sầu.

- Tôi đoán không sai mà. Thế anh sẽ đến cho tôi chứ?

- Tất nhiên.

Giang Đông rút trong túi áo ra một xấp tiền, rồi đi về phía bán lấy chiếc phong bì bỏ vào. Anh đến đặt trước mặt Hạnh Phương:

- Của em.

Nhìn thấy, cô thở phào. Anh ta mỉm cười:

- Cái gì làm em căng thẳng vậy? Sợ tôi không đền à?

Bị nói trúng ý nghĩ thầm kín, Hạnh Phương hơi ngượng, nhưng cũng nói thật:

- Suốt đêm qua, tôi không ngủ được. Tôi biết anh thừa sức đền, nhưng...

- Nhưng cái gì?

Hạnh Phương liếm môi, lúng túng:

- Nói anh đừng giận. Tôi đã nghĩ đến trường hợp nếu anh làm khó, tôi cũng chẳng làm gì được anh.

- Em hoài nghi con người quá. Ở tuổi em, các cô gái thường dễ tin, và chỉ nhìn khía cạnh tốt đẹp của cuộc sống.

- Trước đây thì tôi nhìn như thế, nhưng sau này thì không thể được. Cuộc sống đã đảo lộn tất cả. Ai cũng muốn ăn hiếp tôi, tôi tin sao nổi.

Giang Đông có vẻ chú ý, anh nói với một chút giễu cợt kín đáo:

- Mọi người hiếp đáp em à? Chuyện đó xảy ra được với một cô gái như em sao?

Hạnh Phương vô tư nhún vai:

- Ở chổ tôi làm, vài người thích ăn hiếp tôi lắm. Đụng độ hoài, nhưng giờ thì hết rồi.

Cô chợt đứng dậy, cầm bì thư bỏ vào giỏ. Cô đứng thẳng trước mặt Giang Đông, cười mỉm:

- Cám ơn vì anh không gây rắc rối cho tôi. Tôi về. Hôm nào rảnh, anh ghé quán chị Tú Anh chơi, chị ấy nhớ anh lắm đó.

- Em khoan về, chờ một chút!

Anh trở lại bàn, và đến trước mặt cô chìa ra một thiệp mời:

- Tặng em.

Hạnh Phương tò mò nhìn:

- Cái gì vậy?

- Em giữ thiệp này, bất cứ lúc nào thích, em có thể đến khách sạn chơi. Sẽ có một phòng đặc biệt dành cho em, vì em là khách quý.

- Hả! Thật không?

Đôi mắt Hạnh Phương tròn xoe.

Giang Đông nhìn cô hơi lâu, và trả lời bằng một cái gật đầu. Hạnh Phương hồ hởi:

- Tôi chưa bao giờ ở khách sạn cả. Xem phim thấy nó đẹp, tôi thích lắm. Vậy mai mốt tôi có thể rủ bạn đến chơi chứ? Chỉ ở một buổi thôi, được chứ?

- Tất nhiên. Và em có thể yêu cầu nhân viên phục vụ bất cứ điều gì.

- Thế có được ăn bánh không?

- Tất nhiên.

Giọng cô xuýt xoa một cách vui thích:

- Anh tốt thật đó. Cám ơn anh nghe.

Cô chợt khựng lại, băn khoăn:

- Nhưng chị Thúy sẽ không hiểu lầm tôi chứ?

- Cô ấy không còn ở đây nữa, và em cũng sẽ tuyệt đối an toàn.

Hạnh Phương cười hồ hởi. Khuôn mặt ngây thơ của cô sáng bừng lên, rạng rỡ và tươi tắn. Khi cô có tâm trạng vui thích, nét mặt cô trở nên sáng rõ, đáng yêu lạ lùng. Đó là một ưu điểm mà cô không nhận thức được, nhưng tất cả những ai đối diện với cô đều thấy điều đó ngay.

Giang Đông nhìn cô hơi lâu, rồi đưa mắt đi chổ khác.

- Nếu cảm thấy ở lại đó không vui, em hãy nói với tôi. Công việc ở đó thoải mái không?

- Lúc trước thì bực mình lắm, nhưng giờ thì hết rồi.

- Bực đến nỗi quăng giẻ lau vô mặt người khác lận à?

Bị nhắc chuyện đó, Hạnh Phương thoáng đỏ mặt xấu hổ. Cô cười khì:

- Lần đó anh có biết tại sao không? Vì chị Mai Nguyệt bắt nhỏ bạn tôi lau cầu thang, bà ấy làm biếng lắm, cứ ỷ mình đàn chị rồi ăn hiếp con nít, tôi ghét.

Giang Đông nghe rất chăm chú, rồi hỏi lại:

- Em thể hiện cái ghét kiểu đó à?

- Tại bà ấy gay với tôi trước đấy chứ. Có lần còn cấm chổi doa. tôi nữa.

- Gay cấn vậy sao? Rồi em làm gi?

- Tôi cầm ngày chiếc bình pha trà lên, và bảo bỏ xuống. Thế là bà ấy quăng chổi và đi ra.

Giang Đông chợt cười lên, cười rung cả vai. Anh ta có vẻ cười thật sự chứ không phải là những cái nhếch môi như cười mà ẩn chứa sự đe doạ.

Hình như anh ta thấy cô hơi ngộ, nên cứ hỏi tỉ mỉ chuyện của cộ Còn Hạnh Phương thì liến thoắt kể về chuyện ở quán rượu. Cô nói rất vô tư mà không hề nhận thức rằng, cô đã làm một ông chủ nhỏ hào hoa phải chăm chú nghe chuyện con nít của mình.

Đến gần trưa, Hạnh Phương đứng lên:

- Tôi ở đây lâu quá rồi. Thôi, tôi về nhẹ Hôm nào anh nhớ đến thăm chị Tú Anh, chắc chị ấy mừng lắm.

Cô đi ra, Giang Đông tiễn cô đến tận sân, và cho xe đưa về giống như hôm qua.

Buổi chiều đi làm, Hạnh Phương kéo Thảo ra một góc hớn hở chìa tờ thiệp ra. Thảo cầm lên, nhìn nhìn:

- Cái gì vậy?

- Cái này là thiệp mời đặc biệt. Mày đến khách sạn Giang Đông, chỉ cần đưa nó ra thì sẽ được dành cho một phòng đặc biệt, muốn ăn gì cứ gọi tùy thích.

Mắt Thảo sáng lên:

- Khách sạn của anh Giang Đông hả? Ảnh cho mày hả, thích quá ha.

- Ừ, tao cũng thích. Hôm nào hai đứa mình tới đó chơi đi.

- Tao đi được không?

- Được chứ! Anh Đông nói là có thể rủ bạn bè mà.

- Ảnh tốt thật.

- Tụi mình là lính của chị Tú Anh mà, được ăn theo đấy. Anh ấy ga lăng với cả người làm của chị Anh, quá chừng rộng rãi luôn.

Thảo phát vào vai Hạnh Phương một cái:

- Mai mốt đừng có bướng với chị Anh nữa, nghe "ông".

- Tất nhiên rồi.

Và cô khẽ nhắm mắt, vẽ vời:

- Khách sạn lớn như thế, chắc là phòng phải đẹp lắm. Tuyệt nhất là ăn gì cứ gọi. Mà... mày thích ăn gì Thảo?

- Tôm chiên bột chấm với tương.

- Gì nữa? Cứ gọi nữa đi.

- Gà ăn với xôi.

- Còn món ngọt?

- Bánh kem có không nhỉ?

- Chắc phải có chứ.

- Thế thì ăn bánh kem.

- Gọi thêm nữa đi.

- Để về nhà tao nhớ thêm, tao sẽ ghi lại. Còn mày?

- Tao cũng suy nghĩ nữa. Bình thường thích nhiều món lắm, bây giờ quên hết rồi.

Cả hai cười rúc rích với nhau, sướng mê tới viễn cảnh được đi chơi suốt ngày, nhất là tha hồ ăn tùy thích.

Đến tối, khi Tú Anh đi chơi về, Hạnh Phương chạy theo cô đến cầu thang. Khuôn mặt cô rạng rỡ:

- Chị Anh! Chủ nhật nầy, chị đi chơi với tụi em nghe. Chỉ có em, chị với nhỏ Thảo nữa.

- Đi đâu?

- Bí mật. Nhưng em bảo đảm chị sẽ thích lắm và sẽ cảm động nữa.

Tú Anh khẽ nhướng mắt, rồi cười kín đáo. Cô mà thèm đi chơi với người làm của mình à? Mấy con bé nầy trèo cao thật.

Nhưng cô vẫn nói ngọt xớt:

- Lúc này, chị bận lắm. Mấy đứa đi với nhau đi.

- Không đi, chị sẽ tiếc đấy chị Anh.

Ngay lúc đó, có tín hiệu phát ra. Tú Anh bèn mở giỏ lấy mấy ra nghe. Cô khinh bỉ bỏ đi lên lầu. Hạnh Phương thấy cô có vẻ không thích, nên không nói thêm nữa.

Thật ra cô rủ Tú Anh vì bổn phận, chứ có mặt cô chủ kiêu căng này, cô không thích lắm. Nghĩ tới lúc có một mình cô với Thảo đi chơi, cô thích chí hát khe khẽ một mình.

Sáng chủ nhật, Hạnh Phương gọi điện cho Giang Đông sớm. Cô dậy từ lúc sáu giờ. Vừa thức dậy là gọi ngaỵ Tâm trí cô chỉ nghĩ đến đi chơi nên quên bẵng phép lịch sự tối thiểu. Thậm chí khi nghe chuông reo thật lâu rồi giọng nhừa nhựa trong mấy, cô vẫn không để ý. Giọng cô hội họp:

- Anh Đông nầy! Lát nữa, tôi đến khách sạn, được chứ?

- À! Phương hả? Anh đã nói rồi, em có thể đến bất cứ lúc nào em thích.

- Với nhỏ bạn nữa, được không?

- Tất nhiên là được.

- Anh Đông nầy! Tôi có rủ, nhưng chỉ Tú Anh không đi. Vậy anh cho chị ấy thiệp khác đi.

- Sao?

Hạnh Phương nhắc lại một lần nữa, Giang Đông bật cười:

- Đừng quan tam đến chuyện đó. Em là em, Tú Anh là Tú Anh, không có sự quan hệ nào cả.

Hạnh Phương không hiểu tại sao Giang Đông lại nói vậy. Cô buông một tiếng "vậy hả" vô nghĩa rồi cúp máy, rời buu điện trở về nhà.

Khi cô và Thảo rụt rè chìa tờ thiệp ra, cô tiếp viên nhã nhặn cười với hai người, rồi đưa chìa khóa phòng. Cả hai cười khúc khích với nhau và đi lên cầu thang. Vừa đi, vừa nhìn nhau thích thú.

Hạnh Phương mở cửa phòng, Thảo theo cô đi vào. Việc đầu tiên là chạy đến cửa sổ, vén rèm nhìn xuống, xuýt xoa:

- Đẹp quá!

Cả hai say sưa nhìn xuống dưới đường, rồi Hạnh Phương kéo tay Thảo, chạy qua xem phòng khách, xem phòng ngủ và phóng tấm. Căn phòng tỉnh lặng bị khuấy lên bởi tiếng cười nói líu lo của hai cộ Họ không để ý là mình đã nhảy nhót như hai đứa trẻ.

Hạnh Phương đến mở nhạc. Cả hai nhịp nhịp chân theo, rồi Hạnh Phương bỗng nhảy một cách ồn ào. Cô bay lên giường, chạm xuống gạch rồi thoát lên xa lông, tung tăng một cách nhẹ nhàng, không biết là giống con sóc, hay con bướm.

Cả hai không ai nghĩ rằng mọi hành động của mình điều được hiện trên màn hình ở phòng bên cạnh. Giang Đông ngồi trước ti vi, mỉm cười theo dõi và anh không khỏi bật cười khi thấy vẻ ngạc nhiên của hai cô gái. Lúc tiếp viên mang một khay lớn có đến mười món ăn vào phòng. Hạnh Phương đống cửa phòng, rồi tần mần đếm các món. Sau đó, hai cô nằm sấp luôn dưới sàn phòng vừa ăn, vừa nói ríu rít.

Đôi mắt Giang Đông không rời khuôn mặt láu lỉnh của Hạnh Phương. Cô không biết rằng cô đã gây cho anh một ấn tượng đặc biệt, như một khẩu vị mới lạ mà anh thích thưởng thức.

CHƯƠNG 3

- P

hương! Lại đây!

Tiếng quát hằn học của Tú Anh không chỉ làm một mình Hạnh Phương, mà các cô phục vụ đều giật mình quay lại. Hạnh Phương buông giẻ lau xuống, đứng thẳng lên ngơ ngác:

- Chuyện gì vậy chị?

Không trả lời, Tú Anh đi thẳng đến, thẳng tay giáng cho Hạnh Phương một cái tát nảy lửa. Qua phút choáng váng, Hạnh Phương lập tức phản ứng lại ngay, cô quắc mắt:

- Tại sao chị dám đánh tôi? Thời buổi bây giờ không có luật nào cho phép chủ đánh người làm. Chi...

Không nói hết câu, cô bậm môi, xô mạnh một cách khiến Tú Anh ngả ngửa ra sàn gạch. Cô nang lồm cồm ngồi dậy, rồi nhào tới túm tóc Hạnh Phương, đánh tới tấp lên đầu cô.

- Mày là con quỷ ranh, dám đánh lại tao à. Độ quỷ ranh.

Thảo nóng ruột sấn tới, cố gỡ tay Tú Anh ra, giọng năn nỉ:

- Buông ra đi chị Anh. Buông ra đi mà!

- Còn mày nữa, đi chổ khác.

Đau quá, Hạnh Phương tức cháy người lên. Cô dùng những móng tay báo mạnh vào tay Tú Anh, khiến cô nàng buông tay ra lập tức.

Hạnh Phương mặt đỏ nhừ, cô hát tóc ra sau, mắt cháy rực. Cô nhào tới nắm áo Tú Anh, lắc mạnh:

- Chị tưởng muốn đánh ai là đánh sao? Chị tưởng mình là ai vậy?

Thấy Hạnh Phương phản kháng dử quá, Tú Anh đâm ra gườm. Cô quay lại, hét Mai Nguyệt:

- Nguyệt! Tuyết! Xuyên nữa! Tụi mày sợ con nhỏ nầy sao? Đứa nào đánh nó, tao sẽ cho một tháng lương.

Ba cô gái máy móc sấn tới. Thảo sợ xanh mặt. Hạnh Phương lập tức nhấc chiếc ghế lên.

- Mấy người thử bước tới xem.

Các cô nàng muốn làm vừa lòng Tú Anh lắm, nhưng lá gan lại nhỏ bé nên còn đứng chần chừ. Hạnh Phương nắm chặt chiếc ghế, mím môi nhìn Tú Anh:

- Chị nói đi, tôi làm gì đụng chạm tới chị?

- Không làm gì à? Đồ gián điệp! Đồ đâm sau lưng người khác! Đồ hèn!

Hạnh Phương hét lên:

- Không được sỉ nhục người ta.

- Tại sao mày lén lúc tới tìm anh Giang Đông? Mày nói sao mà ảnh"xù" tao, nói đi.

Hạnh Phương sửng sốt buông chiếc ghế xuống:

- Tại sao lại có chuyện đó? Ai nói với chị? Tìm thì có đến tìm, nhưng nói thì không. Nếu chị dựng chuyện, tôi sẽ cho chị một trận đó.

- Cho một trận à? Nói nghe ngon quá nhỉ. Có cần gọi chị Thúy tới đối chất không?

- Chị nói cái gì?

Hạnh Phương kinh ngạc.

- Mày thóc mách chuyện gì, chính chị ấy kể tao nghe. Hứ! Không ngờ mày ghê gớm như vậy.

Hạnh Phương đứng mãi chưa hết bàng hoàng. Trong khi Tú Anh nghiến răng nhiếc móc, thì cô cố nhớ xem mình đã nói gì với Giang Đông. Cuối cùng, cô kết luận mình hoàn toàn không có lỗi. Điều đó làm cô đường hoàng lên:

- Chị nghe đây. Chuyện tôi đến tìm anh Giang Đông là có, nhưng thóc mách thì không. Tin hay không tùy chị.

Thấy cái nhếch môi khinh thị của Tú anh, cô nổi súng lên:

- Đúng là đồ phụ nữ lắm chuyện. Họ "mở" ra là "vịt" bay tưng. Chỉ có đồ ngốc mới tin rậm rập như vậy.

Tú Anh gầm lên:

- Mày nói ai đồ ngốc?

- Nhìn cách chị phản ứng cũng biết rồi, khỏi hỏi.

Bà Hằng không biết xuống từ lúc nào, chợt bước tới, xỉa vào trán Hạnh Phương:

- Mày ngon lắm nghe chưa. Tao không cần biết cô Thúy đó có nói hay không, nhưng chuyện mày lén lút giựt bồ con gái tao cũng đủ để đập mày rồi.

Nghe gán ghép, Hạnh Phương tức đỏ mặt tía tai. Cô nói như hét:

- Tôi không có giựt bồ ai hết. Người lớn không được nói bậy.

- Bắt đầu từ ngày mai, cấm mày chướng mặt tới đây nữa, cho mày nghĩ.

- Tôi cóc cần. Bà tưởng làm ở đây sướng lắm sao? Đồ bóc lột!

Nói xong, cô bỏ đi qua phòng thây đồ. Vồ lấy chiếc giỏ trên bàn và giựt áo trên móc. Cô cầm bừa trên tay đi trở ra. Vừa đến cửa thì Thảo cũng vồ tới, cô nàng nói như năn nỉ:

- Mày ra xin lỗi bà chủ một tiếng đi Phương. Đừng ngang ngạnh như vậy.

Phương nhướng mắt:

- Đã đến mức này còn bão tao năn nỉ à? Không bao giờ. Đừng có nhu nhược.

Cô gạt tay Thảo ra, đi thẳng về phía mọi người. Đứng trước mặt bà Hằng, giọng cô câm hờn:

- Tôi nghĩ cũng được, nhưng bà hãy trả lương tháng này cho tôi, và cả tiền bồi thường nghỉ việc nữa, vì chính bà đuổi tôi trước.

Bà Hằng không trả lời, chỉ nhìn Hạnh Phương bằng nữa con mắt. Tú Anh cười khinh miệt:

- Lương gi mà trả? Còn dám mở miệng đòi tiền à? Đồ lí mặt, đồ trơ trẻn.

Hạnh Phương tức uất người, nhưng biết không làm gì được họ, cô đành nuốt nhục bỏ ra về. Ra đến cửa, cô chợt quay lại. Cả bọn nhìn theo cô cười nhạo báng, chỉ có Thảo là buồn rầu ngó ra cửa.

Ra đến ngoài đường, Hạnh Phương bật khóc. Nước mắt ràn rụa trên mặt, đến mức không thấy đường chạy xe. Cô cảm thấy mình bị cô lập, lạc loài và cô đơn kinh khủng.

Đến gần sáng, cô cũng không ngủ. Bị tức tưởi vì một “liên minh” đè bẹp. Cô vừa khóc âm thầm, vừa đấm thùm thụp vào gói uất ức. Tính nết cô vốn bất khuất, nên không trừng trị được mấy người hiếp đáp mình, cô giãy giụa phản kháng chứ không nhịn nhục như Thảo.

Mãi đến sáng, Hạnh Phương mới thiếp đi, sau khi tự nhủ sẽ trả hận vào một ngày nào đó.

Mấy ngày sau, cô đi suốt ngày tìm chổ làm mới chứ không chịu nằm một chổ mà nghiền ngẫm sự thất trận của mình. Khi tìm việc rồi, cô mới hiểu vì sao Thảo cứ nhẩn nhịn để bám lấy chổ làm đó. Tìm việc có phải là dễ đâu. Nếu lúc trước không nhờ Thảo, có lẽ đến giờ này, cô vẫn còn long nhong.

Tối nay, khi mệt rã rời, Hạnh Phương mới về nhà. Chưa kịp ăn thì nhà có khách. Đó là "lính" do Giang Đông phái đến. Vẫn là hai người lần trước đã "mời" cô theo kiểu "Maphia" khiến cô một phen hết vía.

Vừa thấy họ, Hạnh Phương lập tức nhớ đến Thúy, thế là mặt cô quàu quạu:

- Các anh đến có chuyện gì nữa?

- Ông chủ mời cho đến gặp.

- Thể chị Thủy còn ở chỗ đó không?

- Cô hỏi chổ nào?

- Mấy lần tôi đến đó đều gặp chị tạ Tại chị ta mà tôi bị đuổi việc. Tôi không đến đó nữa đâu.

Hai người đó đưa mắt nhìn nhau như trao đổi, rồi một người nói như giải thích:

- Cô Thúy đã đi rồi. Ông chủ đã mở cho cô ta một quán cà phệ Cô ta không còn ở khách sạn nữa, cô Phương đừng ngại.

Hạnh Phương chợt tò mò:

- Sao kiả Nhà chị Thúy là ở khách sạn à?

- Không... À... nhưng cũng gần như vậy. Ông chủ cho cô ta một phòng. Cô ta ở đó mấy năm nay.

Hạnh Phương nghiêng nghiêng đầu, trán cau lại suy nghĩ chi tiết đó. Thế là cô hiểu ra, hỏi thẳng:

- Có phải chị ta là bồ, nên chủ của các anh bao kiểu đó không? Mấy người như vậy tôi có biết. Những người nhà giàu thường làm vậy, đúng không?

Hai người lại đưa mắt nhìn nhau. Cử chỉ ngay ngô mà thẳng thần của Hạnh Phương khiến họ lùng túng, không biết cư xử thế nào.

Thấy cả hai cứ làm thinh, Hạnh Phương cau mặt:

- Tôi nói có đúng không?

Dĩ nhiên là đúng, nhưng các cô bồ sành sỏi của Giang Đông trước đây, không ai hỏi thẳng thừng như vậy. Họ hiểu và coi như một điều hiển nhiên. Mà đã là hiển nhiên thì ai còn thắc mắc làm gì. Hỏi kiểu Hạnh Phương thì họ mới nghe lần đầu, chính vì thế mà họ lùng túng.

Hạnh Phương không hiểu tâm lý đó. Một khi thắc mắc chưa được thỏa mãn, cô nhất định hỏi tới:

- Mà tôi nói có đúng không?

- Da... Ờ... chuyện riêng tư của ông chủ, tụi tôi không biết.

- Sao lại không biết? Các anh tiếp xúc nhiều như vậy, phải biết chứ.

Một người gải gải đầu, nhăn nhó:

- Tụi tui là lính, chuyện của sếp, tui đâu dám tò mò.

- Thật không đấy?

Hạnh Phương nhìn mặt từng người một. Rồi biết có hỏi thêm, họ cũng không đời nào nói, cô gật đầu:

- Tôi biết rồi. Không muốn nói thì thôi.

- Vậy cô Phương đi ngay bây giờ được không?

- Chủ của các anh gọi tôi đến chi vậy?

- Chuyện đó tui tôi không biết. Lính mà cô, sai đâu đánh đó mà. Tại thấy cô dễ chịu nên tụi tôi nói nhiều. Chứ mấy bà trước đây kiêu lắm, không bình dân như cô đâu.

- Mấy bà nào?

Cải hai lập tức làm thinh. Rồi sợ bị hỏi tiếp, một người nhanh trí nói khác đi:

- Khi ông chủ mời, tất nhiên là sẽ có chuyện. Cô Phương cứ yên tâm, không có chuyện gì đâu.

Hạnh Phương trở nên đăm chiêu:

- Theo anh, liệu tôi có thể nhờ chủ anh tìm giùm tôi chổ làm không? Tôi đang thất nghiệp đấy. Tại bồ của ông ấy mà tôi thất nghiệp.

- Tất nhiên là sẽ giúp. Tất nhiên là sẽ giúp mà. Cô Phương đi ngay nhé. Nếu đợi lâu, tụi tôi sẽ bị mắng đó.

- Anh Đông khó đến vậy sao? Vậy thì đi ngay đi.

Hạnh Phương theo hai người đi ra xe. Ngồi ở băng sau, cô tựa đầu vào nệm cho đỡ mệt. Cô đói và mệt đến mức đi muốn không nổi, nhưng nghĩ đến việc nhờ Giang Đông, cô lại thấy lên tinh thần hơn.

Lần này, Giang Đông tiếp cô phía bên nhà hàng. Nhìn về phía bán ngoài, thấy một người hầu bàn bưng khay thức ăn đặt xuống đó, Hạnh Phương chợt thèm ăn kinh khủng. Và vừa ngồi xuống, chưa kịp đợi Đông hỏi chuyện, cô đã liếm môi, hỏi với một chút bối rối:

- Anh… có thể cho tôi ăn chút gì không? Tôi đói ghê gớm.

Giang Đông co vẻ hơi bất ngờ, rồi anh chợt mỉm cười:

- Đói đến vậy sao? Chờ một chút nhé.

Anh quay ra, ngoắc tay gọi một người tiếp viên:

- Mang ngay đến cho tôi chén xúp nhe.

- Dạ.

Và anh quay lại, tay chong lên bàn. Anh ta nhìn Hạnh Phương với vẻ ngờ ngợ lẫn thú vị, nhưng không hỏi gì. Còn cô thì chỉ cười. Không phải vì ngượng, mà là nụ cười nhẹ nhỏm vì sẽ ăn.

Đợi Hạnh Phương ăn xong chén xúp, Giang Đông hỏi với vẻ quan tâm:

- Em thích ăn món gì nữa, gọi đi.

- Có mì xào không?

- Có chứ. Và gì nữa không?

- Thôi, mì là đủ rồi.

Trong lúc cô ngồi ăn thì Giang Đông yên lặng quan sát cô không giấu giếm. Hạnh Phương biết, nhưng không để ý. Đây phải đâu là lần đầu có người nhìn cộ Ở quán rượu có nhiều người nhìn như vậy, cô quen rồi.

Khi cô lấy khăn lau mặt, Giang Đông gọi nước tới cho cộ Chờ bàn ăn được dọn dẹp sạch, anh hỏi với chút âu yếm kín đáo.

- No rồi chứ?

- Dạ nọ. Cám ơn anh nghe.

- Em làm gì đến nỗi để đói dữ vậy?

Hạnh Phương hớp một ngụm nước rồi đặt xuống bàn:

- Anh hỏi gì?

- Em làm gì đến nỗi quên ăn lận?

- À! Tôi đi công chuyện. Về nhà định ăn thì người của anh đến.

- Bây giờ tỉnh táo chưa? Có thể nói chuyện được chứ?

- Dạ.

- Em nghĩ làm ở chổ Tú Anh rồi, phải không?

- Sao anh biết?

- Có lẽ vì một sự hiểu lầm nào đó, đúng không?

Hạnh Phương ngạc nhiên thật sự:

- Anh hay thật, chuyện gì cũng biết. Ai nói với anh vậy?

- Anh biết theo cách của anh.

- Chính chuyện đó nên tôi mới đến đây đó. Đến giờ, tôi cũng không hiểu chị Anh dựng chuyện, hay thật là chị Thúy nói. Lúc trước, hai người ghét nhau lắm mà. Lạ thật.

Giang Đông nói chậm rãi:

- Khi ở tình thế giống nhau, người ta dể chuyển thù thành bạn lắm.

Hạnh Phương hiểu ngay:

- Ý anh muốn nói là hai người đó đều bị anh"đá" đó hả?

- Không phải"đá", mà là rút lui.

- Nói cách nào cũng vậy thôi.

Và không ngăn được, cô buột miệng phê phán:

- Anh ỷ vào sức mạnh của mình nên coi thường con gái quá. Nay thích người này, mai thích người kia, không thích nữa thì bỏ. Anh không sợ bị quả báo sao?

Giang Đông hơi nhướng mắt nhìn cô, im lặng. Thái độ đó làm Hạnh Phương biết mình đã nói quá. Dám cả gan phê phán một ông chủ, nhất là mình đang định nhờ vả. To gan!

Nhưng cái tính thẳng thừng đã bốc lên thì miệng không im được. Và suy cho cùng, cô nói đúng chở đâu có sai. Anh ta không thích thì kệ anh ta. Bất quá anh ta không giúp là cùng.

Nghĩ vậy nên cô chẳng sợ gì nữa, và thấy khó chịu vì cái nhìn áp đảo của Giang Đông. Cô hơi hếch mặt lên với tâm trạng mặc kệ mọi hậu quả.

Giang Đông chợt phì cười:

- Em nên tập tính giữ mồm một chút, bé con ạ. Có những lúc cần phải im lặng, không phải nghĩ cái gì trong đầu thì nói ra hết.

Hạnh Phương liem môi:

- Nhưng tôi nói đúng chứ đâu có sai. Và anh nên tập tính thừa nhận khuyết điểm của mình.

- Chuyện của Thúy và Tú Anh, không hẳn là khuyết điểm của tôi.

Hạnh Phương buột miệng:

- Quen với người ta đã rồi bỏ, vậy mà không gọi là khuyết điểm à?

Không biết Giang Đông nghĩ gì mà cứ gật gù một mình, rồi anh ta ngước lên, hơi cười:

- Bây giờ nói chuyện của cô bé chứ?

Hạnh Phương ngồi thẳng lên:

- Vâng.

- Đang trong tình trạng thất nghiệp chứ gì?

- Vâng. Thế anh có thể tìm giúp tôi một chỗ làm chứ?

- Ở siêu thị còn thiếu một nhân viên bán hàng, cô có thích công việc đó không?

Hạnh Phương cười tươi:

- Thế thì tốt quá. Bán như vậy không ai đụng chạm mình, khỏi bị ăn hiếp.

Giang Đông nhướng mắt:

- Ăn hiếp?

- Vâng. Ở chổ chị Tú Anh, ai cũng ăn hiếp tôi cả.

Giang Đông cười cười:

- Theo tôi thì người nào ghê gớm lắm mới thực hiện nổi chuyện do đối với em.

Nghe anh ta nói như vậy, Hạnh Phương chợt nhớ đến bà Hằng, giọng cô ấm ức:

- Bà chủ cũ đã giựt một tháng lương của tôi. Như thế không hiếp đáp là gì?

- Tôi biết chắc là em tức lắm. Với một người như em thì cái tức đó sẽ nhân lên gấp đôi.

- Tôi không biết người khác nghĩ thế nào, chuyện như vậy mà không đáng tức sao?

- Đáng chứ. Vậy em có muốn cho họ một bài học không?

- Tất nhiên là rất muốn, nhưng đó là nghĩ thôi. Đêm nào tôi cũng cầu nguyện cho tôi giàu lên, còn bà ta thì nghèo như tôi. Thậm chí, tôi còn muốn bà ta biến thành con cóc.

Giang Đông cười to, cười rất dữ. Trông anh ta có vẻ thú vị cách nói ngộ nghĩnh của cô.

Hạnh Phương cười gượng:

- Anh cười gì vậy?

Giang Đông khoát tay:

- À không! Không biết ngoài chuyện đi làm ra, Hạnh Phương còn nghĩ tới cái gì khác không nhỉ? Một thứ giải trí nào khác.

- Trước kia có đấy, bây giờ thì không.

- Tại sao?

- Bây giờ tôi chỉ nghĩ đến chuyện làm ra tiền thôi. Nhà tôi có ba người, mẹ và chị tôi thì sống trên mây. Tất cả chỉ dựa vào tôi, nếu tôi mê chơi thì cả gia đình chết hết.

- Phương đang gánh vác chuyện mà một người đàn ông mới gánh nỗi.

- Hình như là vậy. Tôi cũng không để ý nữa.

- Vậy em thích cái gì nhất, nếu rảnh rỗi?

- Rảnh hả? Có điều kiện, tôi sẽ đi bơi hoặc mỗi chủ nhật sẽ đi công viên nước. Tôi mê nước lắm.

Cô chợt lắc đầu rồi hỏi với một vẻ sốt ruột:

- Thế bao giờ tôi có thể đi làm được? Mai được không?

- Gấp vậy?

- Vậy thì tuần sau.

- Trước hết, em phải làm hồ sơ xin việc. Còn phải đợi xét duyệt nữa chứ.

Hạnh Phương ngớ ngẩn:

- Rắc rối vậy sao? Thì mai tôi sẽ làm ngay.

- Cứ từ từ, không cần phải gấp.

Hạnh Phương thở dài. Mấy người thừa tiền như anh ta thì làm sao hiểu được sự túng thiếu của cộ Bị giựt lương tháng này, nếu không mau tìm việc thì tháng sau lấy gì mà sống.

Hình như hiểu được ý nghĩ cô, Giang Đông chợt lên tiếng:

- Này! Em có muốn đòi lại tiền lương không?

Hạnh Phương lắc đầu ủ rũ:

- Nếu đòi được thì tôi đã đòi rồi.

Giang Đông chợt nhìn đồng hồ, rồi ung dung quay ra sau. Anh giơ tay lên như ra hiệu. Lập tức hai thanh niên đứng phía cửa đi lại bàn. Hạnh Phương ngơ ngác nhìn nhìn, thì Giang Đông nói như ra lệnh:

- Đưa cô này đến quán Phượng Hoàng.

Anh mỉm cười với Hạnh Phương, khuyến khích:

- Em cứ mạnh dạn đi.

Hạnh Phương hiểu ra. Cô kêu một tiếng ngạc nhiên rồi cười sung sướng:

- Tôi hiểu rồi, anh tốt quá. Cám ơn anh nhiều.

- Em đi ngay đi. Đừng để ban ngày không tiện.

- Vâng.

Hạnh Phương vội vã đi ra xe. Khi cô đến thì quán đã hết khách, các cô phục vụ đang lặng lẽ dọn dẹp, mọi việc vẫn diễn ra như lúc trước. Hạnh Phương bước vào, cô đứng giữa phòng, đưa mắt tìm Thảo.

Thấy cô, mấy cô gái ngưng việc, tò mò quay lại nhìn. Hạnh Phương phớt lờ, cô gọi lớn:

- Thảo ơi!

Thảo từ trong bếp ra. Thấy Hạnh Phương, cô đi nhanh tới, mừng phập phồng. Cô hỏi nhỏ:

- Mày đi đâu khuya vậy? Sao lại đến đây?

Hạnh Phương nói nhỏ theo:

- Tao đến đòi lương.

Thảo thở dài, lo ngại:

- Hôm đó đòi không được, bây giờ dể gì bả trả. Mày thiếu tiền lắm phải không, để tao cho mượn.

Hạnh Phương vỗ nhẹ vai Thảo:

- Cứ để tao. Chắc chắn bả phải trả thôi. Mày lên gọi bả xuống giùm tao đi.

Thảo lưỡng lự một chút, nhưng Hạnh Phương đã đẩy cô đi. Nhưng cô chưa kịp đến cửa thì Tú Anh đã xuống, theo sau là Mai Nguyệt.

"Nhanh thật! Đồ nịnh!" Hạnh Phương nghĩ thầm. Cô nhìn Mai Nguyệt một cách giễu cợt, rồi đứng im chờ Tú Anh lên tiếng:

Tú Anh hỏi trống không:

- Còn tới đây chi vậy? Xin làm lại hả? Chắc mấy chổ khác không được nên về đây phải không?

- Tôi đến không phải để xin, mà là yêu cầu chị trả lương tháng trước cho tôi.

- Hứ! Không trả, để cho ăn mày.

- Quyết định cuối cùng rồi đấy chứ?

- Tiền đó chỉ đáng để tao sắm vài cái áo, nhưng không muốn trả cho mày. Về đi! Đuổi cổ nó ra đi Nguyệt!

Nói xong, có nàng khinh khỉnh đi lên. Hạnh Phương bước nhanh tới, kéo giật áo cô nàng lại:

- Hỏi lần cuối nhé. Định giật thật sao? Chị không trả, tôi phải nặng tay đấy.

Tú Anh phủi tay Hạnh Phương ra, quay phắt ra:

- Đừng làm bẩn áo người ta.

Ngay lúc đó, hai người thanh niên bước vào, lên tiếng:

- Khi người quá vậy bà chị. Vừa vừa thôi chứ.

Mỗi cặp mắt đều đổ dồn ra cửa. Mặt Tú Anh kinh ngạc một cách hốt hoảng. Cô còn chưa biết làm gì thì hai người đã bước tới phía sau cộ Một người bất thần kéo cánh tay cô, bẻ ngoặc ra phía sau:

- Chơi ngang quá vậy. Trả tiền cho người ta đi.

Tú Anh cắn môi đến rướm máu. Cô im lặng, thế là cánh tay cô bị lắc một cái đau đến thót người và cô gật đầu một cách máy móc:

- Vâng, để tôi trả.

Cô quay qua Mai Nguyệt:

- Lên nói mẹ tôi đưa tiền đem xuống đây.

- Da... da...

Nguyệt rối rít chạy lên lầu. Lát sau, cô trở xuống với bà Hằng. Có lẽ đã nghe Mai Nguyệt kể nên mặt bà hầm hầm một cách cay cú. Bà đến ngồi xuống ghế, quăng tiền lên bàn, làm như không thấy hai thanh niên kia. Bà nói, giọng kể cả:

- Tiền đó, lấy đi.

Hạnh Phương vẫn đứng yên một chổ:

- Đó là món nợ bà thiếu, chứ không phải tôi đến xin.

Cô hơi ngẩng mặt lên, mở rộng tay chìa về phía bà:

- Phải đưa tận tay cho tôi, tôi không đồng ý cách ban bố đó.

Bà Hằng nghiến răng, ánh mắt như đốt cháy Hạnh Phương. Quả thật bà không chịu được khi một đứa chạy bàn dám nói năng trịch thượng như thế. Nhưng thấy cặp mắt gườm gườm của hai hung thần đứng kế Tú Anh, ba ráng nuốt giận. Đứng dậy, cầm xấp tiên đặt vào tay Hạnh Phương, không nói một lời.

Hạnh Phương định về, nhưng nhớ lại sự nhục mạ đêm dó. Cô bặm môi, đến đứng trước mặt Tú Anh:

- Chị phải trả giá cho những gì đã gây ra cho tôi.

Nói xong, cô tát Tú Anh liên tiếp hai cái. Mặt cô nàng đỏ lên, in hẳn những dấu tay, nhưng vẫn câm lặng, không dám phản kháng.

Hạnh Phương cưới gằn:

- Coi như hòa, không ai nợ ai.

Cô quay người đi ra, hai người thanh niên hộ tống phía sau. Đến gần cửa, cô chợt quay lại, tiến tới vài bước. Đưa cặp mắt gườm gườm nhìn Mai Nguyệt, cô nói, giọng rành rọt:

- Nếu chị còn ăn hiếp con Thảo, chị sẽ không yên thân với tôi. Cùng là thân làm thuê với nhau, không thương nhau được thì cũng đứng hiếp đáp người khác.

Mai Nguyệt gật đầu liên tục, run xanh mặt. Uy lực của Hạnh Phương khống chế cô hoàn toàn chớ không uất ức như mẹ con bà Hằng.

Hạnh Phương đi ra rồi, bà Hằng uất người rít lên:

- Con trời đánh!

Bà ngồi phịch xuống ghế, cảm giác bị một khói đè nặng. Bà ôm lấy ngực, thở một cách tức tối.

Tú Anh đứng gục đầu, nước mắt câm hờn và nhục nhã tuôn giọt. Vậy là Hạnh Phương đã đoạt lấy địa vị của cô, mà lại được Giang Đông ưu ái đến như vậy. Cô khóc vì ghét thì ít mà vì tiếc nuối thì nhiều.

Nếu biết vậy, cô đã đuổi cổ Hạnh Phương lâu rồi. Cảm giác nuôi ông tay áo làm cô đau điếng và căm tột cùng.

Bà Hằng nghiến răng ken két:

- Con quỷ nhỏ này! Nếu biết nó xấc láo như vậy, mẹ đã đuổi nó lâu rồi. Thứ con gái lẳng lơ, bám theo con trai.

Tú Anh bồi thêm:

- Đỉa bám chân hạc, đồ trơ trẻn.

Hai mẹ còn thay nhau xỉ vả Hạnh Phương. Đôi môi đỏ chói nhờ mỹ viện của Tú Anh lúc mím lại, lúc nhếch lên, và cái miệng đẹp như vẻ ấy nhã ra những câu "kinh dị" đến mức chối tai, khiến mấy cô phục vụ cũng thấy gai người.

Thảo lẳng lặng bỏ đi làm việc của mình, các cô thấy thế cũng lặng lẽ rút lui.

Và khi Thảo xách xô nước về phía cầu thang, Mai Nguyệt lựng khựng đi theo:

- Để đó cho chị làm. Lâu quá chị không làm, mai mốt phân công lại.

Và cô hì hục lau. Lời đe dọa của Hạnh Phương làm cô bắt đầu biết sợ.

CHƯƠNG 4

G

iang Đông ngồi một mình trong phòng làm việc. Anh vừa tiếp một người khách xong, và cho đến hết giờ làm việc, đúng hơn là hết giờ giao ca của Hạnh Phương. Một tuần lễ từ khi cô đến làm ở đây, Giang Đông chưa gặp cô lần nào. Đúng hơn là anh cố tình không gọi cô đến gặp, để tạo một khoảng cách vừa đủ cho cô biết trong đợi.

Hạnh Phương không giống Thúy, Tú Anh, hoặc vài người tình của anh trước đây. Cô có vẻ như bất cần những cơ hội anh ban tặng. Cũng không săn đón vồ vập hay khao khát chờ đợi. Những gì anh cho, cô cám ơn nhiệt tình và rất thật lòng, nhưng tìm cách quyến rũ thì không.

Một mẫu con gái bản chất ngang bướng, bất cần và hồn nhiên. Một cá tính thẳng thần, can đảm và cuồn cuộn nhựa sống. Chẳng biết màu mè giả dối, anh chưa từng gặp. Và vốn đã quá từng trải trong tình trường, cũng như trong giao tiếp, anh nhận xét khái quát Hạnh Phương không khó khăn, dù chỉ gặp cô có mấy lần.

Ở cô gái yêu ghét đến sừng sực này có một cái gì đó hây hây,mới lạ. Tất nhiên đó là một bông hoa còn chút thô sơ và gai nhọn, nhưng đã chán những bông hoa quý phái, quyến rũ đơn điệu, nên anh muốn thưởng thức cho biết cái mới lạ.

Giang Đông nhìn đồng hồ, rồi bước ra cửa vẩy một thanh niên đứng phía ngoài:

- Gọi cô Hạnh Phương lên đây!

Một lát sau, Hạnh Phương đi lên. Cô đưa mắt nhìn quanh, rồi tò mò:

- Đây là phòng làm việc của anh à?

Giang Đông gật đầu. Cô chép miệng:

- Anh có nhiều phòng làm việc quá hen. Vừa quản lý bên khách sạn, vừa quản lý ở đây, anh hay thật.

- Này! Tối thứ bảy nầy, em có làm gì không?

- Dạ không.

- Em có muốn đi chơi với anh không?

- Đi thì đi, nhưng đi đâu?

- Đến khách sạn, chỗ của anh.

- Cái gì?

Hạnh Phương bật kêu lên. Nghe câu đó, cô hình dung đến hoàn cảnh của Thúy, của Tú Anh và những người đã qua tay Giang Đông trước đây. Tự nhiên cô đứng dậy.

- Tôi không phải là chị Thúy.

Nói xong, cô hầm hầm bỏ đi ra. Giang Đông chỉ khẽ nhướng mắt một cái và ngồi yên.

Hạnh Phương chợt mở cửa, thò đầu vào:

- Anh muốn cho tôi nghĩ việc thì cứ cho, tôi không xin đâu.

- Đợi đó, Phương!

- Cái gì?

Giang Đông đứng dậy, đi về phía cô, mỉm cười:

- Đây là cơ hội tốt chờ em, đừng bỏ quạ Cho em một ngày để suy nghĩ.

- Tôi cóc cần suy nghĩ.

Và cô lùi trở ra, lần này thì biến mất hẳn.

Giang Đông cười, gật gù. Anh ta dựa tường, đầu hơi ngước ra sau, mắt nheo lại. Trông anh ta có một cái gì đó đe dọa ngấm ngầm.

Rồi Giang Đông rời phòng, lững thững đi dọc theo hành lang. Anh gặp Hạnh Phương ở thang cuốn, cô đứng bậc dưới anh. Không hiểu có phải linh tính hay không mà cô chợt ngước lên. Thấy Giang Đông, co nguậy đầu qua một bên, nghinh nghinh như chồng đối.

Xuống đến hết thang, cô đi thật nhanh như sợ anh có thể đuổi theo để nhắc lại lời đề nghị khiếm nhã lúc nảy.

Giang Đông hoàn toàn không có ý định đuổi theo. Anh ta đi rất chậm rãi. Thông đồng, sự kiêu ngạo thành nếp khiến anh ta nghĩ đến chuyện thuyết phục, thậm chí rất thích thú. Cảm giác có một người dũng cảm từ chối mình rất lạ lùng, thú vị. Sự chiến thắng dễ dàng quá, có lúc trở thành nhàm chán.

Anh chợt cười một mình khi nhớ lại cái nguẩy đầu nghinh nghĩnh của cô lúc nảy. Đúng là cô ta bất cần. Nếu lúc này cô lưng từng nhận lời, có lẽ sẽ làm anh bớt hứng thú hơn.

Đến chiều thứ bảy, anh lại cho gọi Hạnh Phương lên. Lần này, cô đến với gương mặt quàu quạu, môi trên bĩu ra như bất cần. Một thái độ ứng chiến căng thẳng. Cử chỉ đó không qua được cặp mắt sành sỏi của Giang Đông. Anh lịch sự khoát tay:

- Mời ngồi.

Và anh im lặng rất lâu như suy nghĩ. Nhưng thực chất là chờ xem Hạnh Phương phản ứng thế nào. Quả nhiên, cô ngọ ngoáy trên ghế một cách bực dọc. Cô chờ anh lên tiếng, nhưng trong cuộc kéo co khá gây này, cô làm sao qua nổi một tay bản lĩnh như Giang Đông.

Chịu hết nỗi, cuối cùng, Hạnh Phương bồn chồn:

- Có phải anh gọi tôi đến đây để cho nghỉ việc không?

- Cái gì làm em có ý nghĩ đó?

- Chứ gì nữa. Ai cũng vậy thôi, nhân viên làm phật ý mình thì cho nghỉ. Tôi cóc cần.

Thật ra, hôm qua Hạnh Phương rầu rĩ vô cùng. Một chỗ làm thoải mái như vậy, nghĩ thật là tiếc. Lúc Giang Đông cho người gọi, cô đã thầm hy vọng anh đổi ý. Nhưng nhìn thái độ đăm đăm của anh ta, cô biết là chẳng hy vọng.

Bản tính ngang nganh nổi lên, cô mím môi bướng bỉnh: "Nghĩ thì nghĩ, cóc sợ".

Giang Đông chợt đứng dậy, bước vòng qua đứng trước mặt Hạnh Phương. Một tay chống lên bàn, một tay tì hờ trên thành ghế của cộ Anh cúi xuống, gần đến mức Hạnh Phương nghe thoảng mùi thơm thoáng ra từ người anh ta và cô mở lớn mắt, ngồi im.

Giang Đông lên tiếng:

- Em suy nghĩ lại chưa?

Hạnh Phương lập tức lắc đầu:

- Không. Tôi đã trả lời, không thích.

- Tại sao vậy?

- Tôi không thích anh coi tôi như món đồ chơi, tự ái.

Giang Đông bật cười:

- Đó không phải vấn đề tự ái. Em sẽ được những cái mà nhiều người ao ước.

- Để rồi lúc không thích thì anh coi như đồ phế thải chứ gì? Thà tôi tự làm việc còn hơn như chị Thúy.

Giang Đông đứng thẳng lên, nhìn cô chăm chú:

- Em thực tế và cứng rắn quá. Em không thể nhìn sự việc lãng mạn một chút sao.

- Tự nhiên bảo tôi vào khách sạn với anh, thế mà lãng mạn sao? Sao anh không tự trách anh trước?

Giang Đông gật gật đầu. Anh ta trở lại chổ cũ và giữ vẻ yên lặng. Hình như anh ta bận suy nghĩ gì đó.

Hạnh Phương sốt ruột lên tiếng:

- Nếu anh cho tôi nghĩ việc thì cứ cho, bất quá tìm chỗ khác là cùng.

Giang Đông hơi ngẩng lên, nụ cười của anh thật tao nhã:

- Anh không có thói quen lập lờ giữa quan hệ cá nhân với công việc. Em làm việc rất tốt, tại sao anh phải cho em nghĩ chứ?

Hạnh Phương chợt cười lên, tươi roi rói:

- Anh thật là dể thương, không giống như chị Tú Anh. Cám ơn anh nhiều nhe.

Vốn đã biết khá nhiều về cô, Giang Đông cũng ngạc nhiên về sự thay đổi chớp nhoáng ấy. Tự vẻ tức tối cáu kỉnh, cô chuyển qua vui hớn hở như được quà. Cô thể hiện tình cảm một cách vô tư không màu mè, không cố gắng. Chẳng một chút vờ vịt, thậm chí cũng chẳng nhận ra điều đó.

Lần đầu tiên, Giang Đông hơi lừng khững trong cách ứng xử với con gái, và anh chỉ im lặng.

Hạnh Phượng nói không cần suy nghĩ:

- Anh cho tôi nhiều đặc ân và yêu cầu lại những thứ tôi không thể Đáp ứng, không nhận vẫn hơn.

- Anh chưa thấy ai nhìn sự việc và nói tên nó một cách rành rẽ như em. Mọi thứ ở em đều không thể Nhập nhàng. Em có nguyên tắc sống rất chuẩn mực.

- Tôi không đặt ra nguyên tắc nào cả. Nghĩ thế nào thì làm thế ấy, anh bực mình thì tôi đành chịu. Nếu anh cho tôi nghỉ việc thì tôi cũng không trách anh.

Giang Đông cau mặt:

- Em bỏ ý nghĩ về công việc đdi. Nó không liên quan gì tới quan hệ Riêng tư hết.

- Có chứ. Vì nếu ghét tôi, anh có thể cho tôi nghỉ, ai cũng vậy thôi.

- Em bị ám ảnh việc làm tới vậy sao?

Hạnh Phượng gật đầu không chút màu mè:

- Ám ảnh chứ, đó là cuộc sống của gia đdình tôi mà.

Giang Đông không noi gia, anh từ từ đứng dậy, đến trước mặt Hạnh Phượng và đột ngột ấn cô vào tường. Hạnh Phượng hoang mang nhìn Giang Đông, nhưng anh không làm gì khác, chỉ nhìn lướt từ đôi mắt đen láy, chiếc mũi thon nhỏ và đôi môi đỏ Hồng của cộ Khuôn mặt tự nhiên không viện trợ đến mỹ phẩm có vẻ rất non nớt trong trẻo và thanh tao.

Trong khoảng khắc, Giang Đông chợt có ý nghĩ mình làm vậy ban cô gái nhỏ này khi bình thản đề nghị qua đêm với cô trong khách sạn.

Anh chợt muốn hôn lên cặp môi như nụ hoa này, nhưng biết chắc sẽ nhận được cái tát, nên anh chỉ đưa ngón tay lên chạm mặt cô.

- Nếu ai đó nghe kể về những việc làm của em, họ sẽ nghi đó là một đứa con gai ngổ Ngáo, thích đánh lộn và lốc chốc. Không ai có thể Nghĩ em đẹp như thiên thần thế này.

Hạnh Phượng khẽ lúc lắc đầu:

- đdừng nói thế, tôi xấu hổ lắm.

- Em có nét đẹp của thiên thần.

Giang Đông chợt bỏ tay xuống, đứng lùi lại phía sau:

- Thời buổi bây giờ tìm một vẻ đẹp thế này không phải là dệ Em làm tôi liên tưởng đến hoa gì đó màu trắng.

- Còn chị Thúy là hoa đỏ Hoặc huyết dụ, vì nó lộng lẫy và diêm dúa, phải không?

Giang Đông cười và tát nhẹ vào mặt cô:

- Em thông minh thật. Cô gái thông minh gan góc.

Anh trở lại bàn, ngồi xuống và khóat tay ra hiệu:

- Em về đi.

Hanh Phượng thóat nhanh ra ngòai. Vừa đi, cô vừa cau trán, nghĩ ngợi một cách chật vật ve6` hành động vừa rồi của Giang Đông. Cô vốn quen làm theo những gì mình nghĩ, chứ không phán đoán hay tìm hiểu ý nghĩ người khác. Bây giờ biết là Giang Đông kỳ lạ, cô cũng không biết phân tích từ đâu.

Tính cô rất đơn giản. Đã một lần bị Tú Anh ghét, cô lập luận theo cách của mình, nên nghĩ Giang Đông cũng sẽ cư xử Như vậy. Cho nên khi anh có cử Chỉ tình cảm với mình, cô đâm ra roi run lên.

Mấy ngày sau, Hạnh Phượng vẫn còn nghĩ ngợi về lần gặp đó. Cô thấy thắc mắc, không hiểu Giang Đông sẽ thế nào nữa với mình. Giá mà Giang Đông cứ có tình cảm như vậy sẽ thú vị Biết bao.

Cô chóng tay trên quày kính, mơ màng suy nghĩ. Buổi trua* vắng khách, quày của cô hầu như không người qua lại, nhưng có một người đứng khoanh tay trước ngực, khinh khỉnh nhìn các mặt hàng trong ngăn lạnh rồi chỉ bừa một thứ:

- Lấy cho tôi cái đó.

Thấy Hạnh Phượng vẫn chống tay mơ màng, cô ta xẳng giọng:

- Lấy giùm cho coi gói ca kia. Trời ơi! Bán hàng kiểu đó, chủ Nào chịu cho nổi.

Hạnh Phượng gi^.at mình ngước lên. Nhận ra Tú Anh, lập tức cô nghếch mặt lên, đốp chát ngay:

- Chị có vẻ muốn tôi bị đuổi việc đó. Nếu không thì việc gì phải lôi chủ ra nói. Chủ Có cả trăm việc, không ai chú ý chuyện nhỏ này đâu.

Tú Anh lườm cô một cái, rồi nói như ra lệnh:

- Lấy hộp khô mực xuống đây.

Hạnh Phượng tức lắm, nhưng vẫn bước qua lấy hộp khô đặt lên mặt kính. Tú Anh không hề liếc mắt nhìn đến, chị tiếp tục chỉ bừa một thứ lọt tầm mắt cộ Có đến hơn năm món cô đòi như thế. Cuối cùng, khi cô yêu cầu lấy thêm một thứ, Hạnh Phượng chống hai tay lên hông, hất mặt lên:

- Chị có muốn mua không đây? Nếu đến để làm khổ Tôi thì mời chị cút xéo. Tôi không phục vụ Mấy khách hàng như chị.

Tú Anh chợt la lên:

- Buôn bán gì kỳ vậy? bộ nhân viên ở đây đều đào tạo như vậy sao?

Cô muốn mọi người chú ý đến vẻ ngang ngạnh của Han.h Phượng, nhưng vô tình vơ đữa cả nắm làm đụng chạm tới các cô đứng qùay gần đó và ai cũng quay nhìn lại cô một cách ác cảm.

Hạnh Phượng vốn đâu có hiền, cô cong môi lên:

- Gặp mấy loại khách khó chịu như chị, ai cũng phải vậy thôi.

Tú Anh không thèm đối đáp, đúng hơn là không biết trả đũa thế nào. Cô bèn quay qua chiêu dễ nhất, đó là miệt thị Khóe miệng nhếch lên một cách mỉa mai, cô dài giọng:

- Nghe nói được anh Giang Đông sũng ái lắm ma,` sao giờ này còn làm nhân viên hạng bét vậy? Bị chán lẹ vậy sao?

Hạnh Phượng chanh chua:

- Tôi đâu có bám theo anh ta như chị nên đâu cần làm cái gì khác. Không biết anh ta có chán tôi không, nhưng chắc chắn là không bị “đá” lăn lóc như chi.

Tú Anh gật gù như không thèm để ý, giọng cô châm chọc:

- đdi tới đâu gay gỗ tới đó, hạng người như vậy chỉ có thể Làm mấy việc tồi nhất thôi

- Có thể Là công việc tồi thật đấy, nhưng không mất tư cách, đặc biệt là không bị bẻ mặt giống như lần đó.

Cả hai đang đốp chát nhau thì Giang Đông đi tới. Anh ta đứng khá xa quan sát hai người, rồi ung dung bước tới:

Trong một thóang, Tú Anh đứng sững. Cuộc gặp lại bất ngờ này làm cô nghe nhói tim. Cảm giác khi gặp lại ngừơi mình từng mơ ước.

Thấy cô không nói gì, Giang Đông ân cần:

- Em mua được gì chưa?

Bản năng ca6`n giải tỏa làm Tú Anh không cần nghĩ gì khác, cô nói ngay:

- Em mua không được. Nhân viên của anh không cho em xem hàng. Em thích cũng không mua được, không lẽ qua chỗ khác.

- Vậy à.

Giang Đống nói và liếc nhìn qua quầy, rồi cười nhẹ:

- Vậy anh cho người khác đến phục vụ em nhe?

Nói xong, anh ra hiệu cho cô gái đứng gần đó:

- C^o qua đây thay cho Hạnh Phượng.

Anh quay qua Hạnh Phượng:

- Còn em, đi với anh.

- đạ, đi đâu ạ?

- Anh muốn mời em đi uống cà phê.

Tú Anh tím mặt đứng im. Còn cô đứng quầy thì tròn mat(' kinh ngạc, đến nỗi không nhớ cả chuyện mời khách. Cô buột miệng:

- Hạnh Phượng cô quen ông chủ À?

Tú Anh quay phắt lại, gắt lên:

- Hạng người như nó, ai mà nghiêm chỉnh rồi nó cũng sẽ bị cho nghỉ thôi.

Đi một đọan khá xa mà Hạnh Phượng vẫn còn nghe. Cô đứng phắt lại, nhưng Giang Đông đã mỉm cười, khóac vai cô, vỗ nhẹ:

- đdừng để ý nào.

Anh khẽ đẫy cô đi tới. Cô làm thinh đi tiếp. Ra đến cửa, cô đứng lại:

- Có phải anh muốn giúp tôi lấy sĩ diện không? Cám ơn anh nhe.

- Không có gì.

Hạnh Phượng liếm môi, lúng túng:

- Tôi trở vào nhẹ Một lần nữa, cám ơn anh.

Giang Đông phì cười vì cách nói khách s'ao của cộ Anh ra hiệu cho cô dừng lại:

- Em nghỉ chiều nay đi. Anh muốn đưa em đi đến mot^. Chỗ.

- Uống cà phê, phải không?

- Sẽ uống cà phê, nhưng không phải l`a quán. Tôi muốn dành cho em một món quà bất ngờ.

- Qùa gì?

Hạnh Phượng hơi tò mò, nhưng Giang Đông chỉ lắc đầu chứ không trả lời. Anh ra hiệu cho cô đi theo ra xe. Chiếc xe đậu sẵn trên lề, hình như Giang Đông đến chỉ để tìm cô.

Anh đưa Hạnh Phượng ra ngoại thành. Chiếc xe lái thẳng vào khuôn viên một khu nhà cao tầng. Hạnh Phượng tò mò nhìn ra ngòai. Buổi chiều, trời không có nắng, màu xanh của cây cối tạo cho không gian vẻ đẹp mát dịu, thanh bình. Hạnh Phượng buột miệng:

- Ở đây đẹp thật.

- đdây là khu do thi moi, rất yên tịnh.

- Vậy hả Anh có bạn ở đây ha?

Giang Đông không trả lời. Anh thắng xe lại, rồi đi vòng qua mở cửa cho Hạnh Phượng. Cô theo anh băng qua khoảng sân rộng rãi đi lên các tầng trên, Giang Đông mở cửa một căn nhà ngay sát cầu thang, rồi khóat tay ra hiệu cho cô.

Hạnh Phượng lững thững đi vào, cô tò mò ngó nghiêng vào trong:

- Nhà của ai thế?

- đdi theo anh.

Giang Đông đưa cô đi xem phòng khách. Anh bước tới bật đèn. Chụm đèn trần chợt tỏa xuống thứ ánh sáng màu vàng quý phái, dị.u mát. Hạnh Phượng ngửa lên nhìn, trầm trồ:

- đdèn đẹp thật!

Cô quay nhìn về phía ghế xa lông và tủ kính trang trí toàn những đồ pha lê, xúyt xoa:

- Sao mà đẹp thế? Ở đây sướng thật. Nhưng… chủ Đâu rồi?

- Em vào đây.

Cứ thế, Giang Đông từ tốn đưa cô đi quan sat hết các phòng trong nhà. Cả hai dừng lại ở phòng ngủ. Hạnh Phượng đứng tựa bàn phấn, tay mân mê lọ Nước hoa nhỏ xíu. Cô đã đóan lờ mờ ý định của Giang Đông. Khuôn mặt cô trở nên đăm chiêu, chứ không còn vẻ thảng thốt choáng ngợp như lúc nãy.

Giang Đông đứng đối diện với Hạnh Phượng, kéo mặt cô lên:

- Tất cả ở đây là của em.

Hạnh Phượng nhìn xuống, giọng trầm trầm:

- Với điều kiện thế nào?

- Không có điều kiện gì cả. Em cứ ở đây, những lúc rảnh, anh sẽ đến thăm em, em không cần đi làm.

- Có lẽ anh hiểu chưa hết về tôi rồi, Đông a.

Vừa nói, cô vừa lách người khỏi Giang Đông đến đứng phía tủ. Cô khoanh tay trước ngực, điềm tỉnh nhìn Giang Đông.

- Trước đây, tôi chưa bao giờ dám nghĩ anh thích tôi. Cả chuyện được sống cao sang thế này, tôi cũng không dám mơ tới.

Giang Đông nhìn cô chăm chú. Phản ứng của cô rất bất ngờ với anh và anh đâm ra tò mò:

- Vậy em nghĩ gì về chuyện này?

Hạnh Phượng cắn chặt môi, khuôn mặt hơi nghiêm:

- Những gì anh cho, tôi rất cám ơn, nhưng nhận thì không. Tôi muốn có nó một cách đường hoàng, chứ không phải lén lút thế này.

- Theo em thì đường hoàng là thế nào?

- Anh hãy cưới tôi đi. Hãy bảo bọc cuộc đời tôi như một người vợ. Anh đủ can đảm làm điều đó không?

Hạnh Phượng hỏi và nhìn thẳng vào mặt Giang Đông:

- Anh không đủ can đảm cưới một đứa con gái thấp kém. Còn tôi thì cũng không thể Vì tiền để làm gái bao. Cả hai không có điểm nào tương đồng cả.

Giang Đông nhìn cô rất lâu, rồi mỉm cười:

- Chưa có ai đủ Sức từ chối anh. Em kiêu ngạo quá đó Phượng.

- Tôi tự trọng chứ không kiêu ngạo.

- Có lẽ em muốn dùng tuổi trẻ Và sắc đẹp đổi lấy một địa vị cao hơn, tương xứng với em hơn?

Hạnh Phượng lắc đa6`u:

- Tôi không đặt mình cao, nhưng cũng không muốn thấp hơn trước ai.

Cô bước lại gần Giang Đông, cười nhẹ:

- Có lẽ anh làm ông chủ Của tôi thì thích hợp hơn. Làm nhân tình sẽ dễ khinh nhau lắm. Tôi không quen quỵ Lụy ai đâu.

Cô bậm môi, suy nghĩ một lúc rồi quay người đi ra. Giang Đông đứng yên nhìn cô, khẽ nhếch lên một nụ cười lẳng lơ.

Phản ứng của Hạnh Phượng hoàn toàn khác với ý nghĩ của anh. Những gì anh đã làm dễ dan`g với Thúy, bây giờ chạm phải bức tường vững vàng, khiến anh phải dội lại…

Anh chợt nhìn về phía giường, rồi hình dung Hạnh Phượng trong tay mình, những lúc ấy anh sẽ không tìm cách mo ao cô, ma `sẽ hôn lên vầng trán bướng bỉnh ấy.

Một lát sau, Giang Đông chậm rãi đi xuống. Hạnh Phượng đang đứng chờ anh. Giang Đông bước đến mở cửa xe cho cộ Anh im lặng rất lâu trên đường về, Hạnh Phượng cũng lặng thinh.

Ý nghĩ Đông đang ghét mình làm cô thấy nản. Lần này thì chắc chắn sẽ bị mất việc, vì anh ta sẽ không chịu để ai ngang bướng với mình.

Bản tính bất cần bốc lên. Cô mím môi, mặt vô tình hếch lên như đang nghênh chiến.

Đông liếc nhìn qua cô, rồi nói chậm rãi:

- Em đang sợ Mất chỗ làm chứ gì? Đừng có nghếch mặt như thế, tôi không phải người hay trả thù đâu.

Hạnh Phượng quay lại nhìn anh chăm chăm, rồi buông người tựa vào nệm xe:

- Cám ơn anh.

Đúng như Đông nghĩ, vẻ mặt thách thức của cô dịu xuống và nụ cười nở rộng tươi tắn, hớn hở hẳn lên. Dễ thương chứ không bất trị Như mới đây.

Đông cho xe trả Hạnh Phượng về chỗ cụ Anh giúp cô mo *?cưa xe, rồi lên tiếng:

- Em đã bỏ qua cơ hội, nhưng bất cứ lúc nào em cũng có thể Đổi ý kiến. Chờ một chút.

Hạnh Phượng nhìn nhìn Đông. Anh lấy xâu chìa khóa trong túi áo, đưa lơ lửng trước mặt cô:

- Cứ giữ, bao giờ đổi ý, em cứ đến đó. Mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn sàng cho em.

Hạnh Phượng lướt mắt qua nhìn chià khóa, rồi lắc đầu nói chầm chậm:

- Tôi nghĩ mình sẽ không đổi ý. Tôi biết mỗi ngày, khi ở trong căn nhà nóng rực của mình, tôi sẽ mơ tưởng tới chỗ ở sang trong đó. Nhưng t^oi chấp nhận xem nó chỉ là giấc mơ.

Cô định bước xuống, nhưng Đông đã đưa tay ra nắm chặt tay cô, cười khẽ:

- Cứ giữ, đừng để mất cơ hội. Tôi không phải là người kiên nhẫn, cũng không thích dùng lời lẽ để thuyết phục.

- Căn nhà đó là sự thuyết phục hùng hồn nhất rồi, anh không cần phải nói đâu.

Và cô giật tay ra, bước xuống xe. Cô đi thẳng vào quầy của mình, đứng thứ người với cảm giác chông chênh của người vừa ra khỏi giấc mơ.

Nhớ lại sự việc xảy ra, cô thấy thật khó tin. Bây giờ thì cô chưa phân tích hết được, mọi việc sẽ từ từ mà ngẫm lại. Có điều cô tin chắc mình sẽ không hối hận.

Nhưng hai ngày sau, Hạnh Phương choáng váng khi chính người quản lý gọi cô lên cho thôi việc. Ông ta bảo đó là lệnh của ông chủ, và cấm Hạnh Phương tới gặp ông chủ để khiếu nại.

Không như Tú anh, ông chủ đã hào phóng cho cô hai tháng lương, gọi là bồi thường thất nghiệp.

Hạnh Phương rời phòng người quản lý. Dù đứng tựa vào tường, ngước mắt nhìn lên trần. Bất giác cô cắn chặt răng, cố nén cảm giác hụt hẫng làm mình rã rời. Cô chẳng hề hy vọng điều gì ở Đông, nhưng cách cư xử nhỏ nhen của anh ta làm cô thất vọng.

Nhớ lại sự cấm đoán của ông quản lý, Hạnh Phương mím miệng ngạo nghễ. Dù ông ta không cấm, thì lòng tự trọng cũng không cho phép cô tìm Đông để hỏi. Không bao giờ.

Hạnh Phương đến nhà Thảo, cô nàng đang phụ may đồ với mẹ. Thấy vẻ mặt xa xăm của Hạnh Phương, cô bỏ công việc kéo cô vào buồng mình:

- Hôm nay, không đi làm hả? Có chuyện gì vậy?

Hạnh Phương nằm dài ra giường, giọng ráo hoảnh:

- Bị đuổi nữa rồi. Không hiểu sao tao long đong thế nào mà không làm ở đâu lâu được cả.

Thảo nhướng mắt:

- Đuổi?

- Lạ lắm hả?

- Nhưng chính anh Đông đưa mày vô làm mà.

- Đưa được thì đuổi được, quyền của họ mà.

- Có chuyện gì phải không? Nếu không thì ảnh không cư xử tệ vậy đâu.

Hạnh Phương xoay người nằm sắp xuống giường, tay chống cằm, đôi mắt tư lự:

- Mày nhớ lúc anh ta cho người gọi tao tới gặp anh ta không. Sau này tao mới biết, lúc đó anh ta thích tao.

- Chắc vậy, cho nên mới ưu ái mày như vậy.

- Vừa thích tao đã cho bà Anh rơi đài. Bây giờ tao không làm vừa lòng anh ta, cho tao nghỉ việc là đúng thôi.

Thảo tò mò:

- Mày làm gì mà ảnh không vừa lòng?

Hạnh Phương kể tỉ mỉ về căn nhà cao cấp ở khu đô thị mới. Thảo nghe xong ngồi ngẩn ngơ:

- Người ta giàu thật, thích ai thì cho tiền mua cả căn nhà cho người đó. Trong khi mình thì cày như trâu cũng chỉ đủ sống.

- Nếu là mày, mày nhận lời không?

Thảo hỏi lung tung:

- Tao cũng không biết nữa. Tự nhiên được sống sung sướng như vậy, đâu phải ai cũng có được.

Hạnh Phương mơ màng:

- Phải nói là nhìn tiện nghi đó, tao mê mẫn cả người. Nếu mà mày được tận mắt thấy, mày sẽ mê biết chừng nào.

Rồi liền đó, cô thở dài:

- Nhưng dù sao cái đó mong manh lắm. Nó chỉ còn của mình khi tình cảm anh ta còn, và sẽ mất khi mình bị chán. Tao đã thấy sự nhục nhã của bà Thúy và bà Anh, lẽ nào tao mù quáng chui vào.

Cô thở hắt một cái:

- Chậc! Sao mà mình bị thử thách ghê gớm thế.

Thảo nói một câu hết sức tỉnh táo:

- Điều chủ yếu là mày có yêu anh Đông không?

Hạnh Phương hơi ngẩn người:

- Chuyện này thì tao chưa nghĩ tới. Có lẽ có cảm tình chút chút, nhưng giờ thì hết rồi. Nhỏ nhen như vậy, ai mà thích cho nỗi.

Thảo ngồi bó gối suy nghĩ. Hạnh Phương cũng đăm chiêu nghĩ ngợi, nhưng cô không còn buồn bực vì chuyện phủ phàng mình đang chịu, mà rầu rĩ vị lại phải long đong tìm chổ làm mới.

Chợt Thảo nhìn Hạnh Phương với vẻ khâm phục:

- Mày... hay lắm Phương.

Hạnh Phương ngóc đầu lên, nhướng mắt:

- Hay cái gì?

- Mày là người... dùng từ gì nhỉ... Ừ, cứ cho là chân chính đi. May chân chính thật đấy.

- Dùng từ đó nghe kêu quá. Tao mà chân chính nổi gì.

- Chứ gì nữa, đủ dũng khí để từ chối một cuộc đổi đời. Bước một bước là làm bà hoàng, tiền bạc có thể phung phí, không phải ai cũng dứt khoát như vậy đâu.

Hạnh Phương sửa lại:

- Mày nói sai rồi, làm một tình nhân chứ không phải bà hoàng. Bà hoàng thì người ta nể trọng. Còn tình nhân thì bị coi rẻ, người ta bảo gì cũng phải nghe theo, rồi đến lúc nào đó bị đá lăn lóc, mất tất cả.

- Cũng không biết cái nào nặng hơn nữa.

Hạnh Phương lại chống cằm im lặng. Đầu óc cô vốn không lắt léo hay thích phân tích tẩn mẩn vấn đề, nên trong lúc Thảo còn ngẩn ngơ tiếc nuối căn nhà huy hoàng ấy thì cô quay ra nghĩ chuyện kiếm việc làm.

CHƯƠNG 5

Đ

oàn xe gồm sáu chiếc tiến vào sân bay, trong đó có gia đình ông Giang Hoàng và gia đình Thành Thông. Hai gia đình kết thân từ mấy năm nay, và họ muốn gắn bó mật thiết hơn qua cuộc hôn nhân của Giang Đông với Thúy San. Chính điều đó nên ông Thông mời gia đình ông Hoàng cùng đi đón cô tiểu thư ấy.

Thật ra, Thúy San đi du học mấy năm naỵ Cô và Giang Đông đều không biết mặt nhau, nhưng tất nhiên là nghe nói tốt đẹp về nhau. Giang Đông rất có ấn tượng về cô gái nghe kể là thùy mị ấy. Anh cũng đã bảo hòa những tình cảm vung vít, nên rất vui lòng với cuộc hôn nhân tương xứng này.

Mọi người đứng cạnh hàng rào chờ.. Không lâu sau, Thúy San đi ra. Vừa thấy con gái, bà Thông đã mừng rỡ vẫy tay:

- San ơi! Mẹ đây nè.

Thúy San thấy gia đình, cô cũng cười sung sướng và đẩy va li đi nhanh hơn.

Giang Đông tò mò quan sát cộ Điều đầu tiên làm anh hài lòng là cô rất đẹp. Cô ta mặc bộ đồ đi đường màu tím nhạt, chiếc nón nhỏ xíu trên đầu rất đúng mốt. Dáng điệu linh lợi hoạt bát, đúng mẩu con gái lịch lãm, tài năng.

Trong cái nhìn đầu tiên, anh chấm cô mười điểm về vẻ hoàn mỹ. Và vốn quen với tính ngọt ngào bề ngoài với phụ nữ, anh chẳng mấy khó khăn khi dành cho cô nụ cười và cái nhìn, mà chắc chắn đối tượng sẽ cảm thấy mình được tôn sùng.

Khi Thúy San lần lượt ôm những người trong gia đình xong. Đông bước tới, chia tay ra:

- Chào em.

Kèm theo lời nói ướp đến mấy keo mật là cái nhìn đăm đăm cuốn lấy trái tim người khác. Thúy San chưa kịp chào lại, anh đã hỏi một cách săn sóc:

- Ngồi trên mày bay lâu, chắc mệt lắm, phải không? Nhìn mặt em xanh quá.

Thủy San chợt đưa tay lên mặt rồi cười nhẹ:

- Chào anh. Anh là Giang Đông, phải không?

Đông gật đầu, kèm theo cái nhìn quyến rũ:

- Anh nghễ kể rất nhiều về em, em hoàn mỹ hơn cả những lời kể đó.

Mọi người đưa mắt nhìn nhau, hài lòng. Ai cũng cố ý im lặng cho đôi trẻ được tiếp xúc nhau thoải mái. Và vì đôi trẻ, mẹ Thúy San sẳn sàng nhường Đông quyền được săn sóc con gái cưng của mình.

Đông hiểu điều đó, nên anh không ngần ngại sự quá đà. Đi bên cạnh Thúy San ra xe, anh tiếp tục phong cách của mình khi tiếp xúc với con gái:

- Em mới về, chắc phải dành thời giờ cho gia đình nhiều lắm, tiếc là không có dịp gặp riêng em. Dù vậy, mình vẫn có thể gặp nhau trong buổi tiệc tối nay, tại khách sạn gia đình anh.

- Dạ.

- Gia đình anh muốn chiêu đãi, mừng em trở về. Hy vọng em không thấy anh là người lạ.

- Ồ không! Không có đâu.

- Em tạo cho anh ấn tượng rất dễ chịu, cám ơn em.

- Đâu có gì đâu.

Thúy San vốn đã trưởng thành trong môi trường giao tiếp. Bản chất cũng rất hoạt bát, đối đáp linh lợi, nhưng không hiểu sao, cô lại không biết nói gì trước Đông. Vì anh đã giành thế chủ động và nói chuyện thân tình chứ không xã giao.

Ấn tượng đầu tiên của cô là hài lòng vì phong cách cứng cỏi của Đông. Điều đó chứng tỏ anh rất bản lĩnh. Thúy San chỉ thích con trai khống chế được mình, chứ xìu xìu thụ động thì chán chết được.

Khi đưa gia đình Thúy San về nhà, Đông theo cô vào tận phòng khách. Nhưng khi cô mời anh ở lại thì anh tế nhị từ chối ngay:

- Anh chắc mẹ em rất muốn nói chuyện riêng với em, anh không có đặc quyền giữ em lại, dù anh rất nôn nóng điều đó.

Anh chìa tay cho Thúy San bắt. Và khi tay cô đã nằm trong anh, anh siết mạnh một cái, như thể hiện tình cảm kín đáo của mình. Thúy San cảm nhận ngay được điều ấy. Bất giác, cô nhìn anh một cách quyến luyến.

Đông khẽ vẫy tay chào cô, rồi quay ra xe. Anh cảm thấy vui vui khi vị hôn thê tương lại là một cô gái hoàn hảo như vậy.

Buổi tối đó, sau buổi tiệc họp mặt gia đình trong khách sạn. Giang Đông nói với mọi người rằng, anh sẽ đưa Thúy San đi dạo để cô "thăm lại thành phố sau mấy năm sống ở nước ngoài".

Thúy San hơi bất ngờ khi nghe Giang Đông nói. Bởi cô biết là anh sẽ đề nghị đưa cô đi chơi, nhưng cách anh công khai như vậy thì cô không ngờ tới. Cô nghĩ là anh sẽ mất thời gian một chút. Không ngờ sự việc lại hóa ra đơn giản dưới sự chủ động của anh. Thật ra ngay từ đầu, cô đã không định từ chối, dù có thể viện lý do cô hơi mệt sau chuyến đi khá dài vừa qua.

Ra đến xe, Giang Đông mở cửa cho cô với vẻ thật lịch sự và nhã nhặn làm cô hơi bối rối. Tự nhiên cô không biết nói gì và cứ ngoan ngoãn ngồi vào xe, cô không bị những ấn tượng mà Giang Đông gây ra làm mình mất tự tin. Cô vờ sửa lại tóc rồi lén nhìn về phía Giang Đông. Anh đang kiên nhẫn tránh những chiếc xe đang luồn lách giành đường và không có vẻ gì định khơi chuyện.

Thúy San hơi cắn môi. Cô không chịu nổi không khí im lặng kiểu này, nhất là khi không phải do cô chủ động.

Như biết Thúy San đang muốn gì, Giang Đông lên tiếng:

- Thành phố có thay đổi gì không, San?

- Có. Xe cộ đông quá.

- Paris cũng vậy thôi.

- Không. Khác chứ.

- Khác ở chổ người ta trật tự hơn chứ gì?

"Câu nầy thường quá". Thúy San kiêu kỳ nghỉ. Ra đâu phải lúc nào anh ta cũng sắc sảo đâu mà ngại.

Giang Đông hơi nhìn cô một chút rồi bất ngờ giơ tay sửa lại kính chiếu hậu về phía cô làm cả gương mặt Thúy San hiện rõ trong đó. Anh nghiêng đầu nhìn cô không giấu giếm, đủ lâu để Thúy San thấy mặt mình nóng bừng, nhưng có giành lại sự chủ động rất nhanh:

- Định áp đảo à?

Giang Đông bật cười, đập nhẹ tay lên vô lăng một cách thích thú:

- Và em có nghĩ là mình sẽ bị khuất phục không?

Thúy San nguậy đầu kiêu hãnh:

- Còn phải xem đã.

- Đừng tự tin quá vậy san. Khi anh đã muốn thì không ai cưỡng lại được đâu, rồi em cũng vậy.

Nói xong, mặt Giang Đông chợt hơi tối lại. Anh nghĩ tới Hạnh Phương và phản ứng quyết liệt của cộ Bất giác, môi anh mím chặt.

Thúy San lại thấy mất phương hướng. Cô không thích cảm giác này chút nào, khi cứ bị Giang Đông hướng câu chuyện lệch khỏi quỹ đạo của mình.

- Em thấy hơi đói.

- Ừ, lúc nảy hầu như em không ăn gì cả. Không quen khẩu vị, phải không?

Cách xuống giọng rất ngọt của Giang Đông làm Thúy San hơi chao đảo. Cô thú nhận:

- Dạ, cũng hơi khó ăn một chút.

Xe ra vào một con đường nhỏ. Nãy giờ đã ra đến ngoại ô mà cô không để ý. Cô xuống xe chờ Giang Đông, tự hỏi tại sao anh lại đưa cô đến một nơi có vẻ bình dân thế này?

Giọng Giang Đông vang nhẹ sau lưng:

- Mình đi lối nầy nè em.

Anh khoát tay chỉ rồi ân cần choàng tay dẫn cô đi. Thúy San xao động nhìn anh. Cô bổng muốn biết cảm giác ngây ngất trong vòng tay siết chặt của anh sẽ ra sao. Mấy năm sống ở nước ngoài đã làm cô quen với cách chăm sóc, săn đón của cánh đàn ông. Nhưng cách của Giang Đông làm cô thấy chới với vì sự hoàn hảo ở anh.

Thúy San im lặng bước theo Giang Đông vào quán. Khác với vẻ trầm lặng bên ngoài, cách bài trí trong quán vừa có vẻ dân dã, nhưng vẫn sang trọng kỳ lạ. Chứng tỏ chủ nhân của nó ngoài năng khiếu kinh doanh còn có óc thẩm mỹ đặc biệt.

Giang Đông như đã quen thuộc nơi này. Thấy anh, tay quản lý ngồi bên quầy khẽ ra hiệu cho người bồi bàn dẫn anh đến góc phòng quen thuộc trên lầu. Nơi có thể vừa ngắm thành phố phía bên kia đang rực rõ ánh đèn, lại vừa là một góc riêng tư đầy lãng mạn, thích hợp cho hai người. Giang Đông lịch lãm kéo ghế cho Thúy San ngồi, rồi chống tay ngồi nhìn cô chọn thực đơn. Hình như anh vừa phát hiện ở cô điều gì đó nên khuôn mặt có vẻ bí hiểm. Đó là thói quen đã thành có tật, nhưng đối với các cô gái thì nó là sự quyến rũ nguy hiểm, mà chủ nhân của nó hình như không để ý.

Chờ cho người bồi đi khuất, Giang Đông lên tiếng:

- Cuộc sống bên ấy thế nào, San?

- Tất nhiên là khác với ở đây.

- Nghĩa là vui hơn, phải không?

- Cũng tốt hơn. Tụi em ở bển, mỗi khi nghĩ hè có thể đi du lịch khắp châu Âu, chứ không như ở đây, muốn đi đâu cũng nhiều khế.

- Sao em biết? Mấy năm nay em có sống ở đây đâu.

- Ờ.. em nghĩ vậy đó. Ở đây... chán thầy mồ.

- Vậy à.

Giọng Giang Đông có vẻ quan tâm:

- Vậy sao em trở về?

Thúy San xụ mặt xuống:

- Tại ba đó chứ. Ba muốn em phải sống gần gia đình. Nhưng mà không sao, em sẽ làm việc ở chỗ nào thường đi công tác ở nước ngoài, càng nhiều càng tốt.

- Vậy sẽ không tốt khi lập gia đình, San ạ.

- Chuyện đó đâu có gì quan trọng.

Thấy người bồi bàn trở lại, Thúy San không nói nữa mà ngước nhìn bức tranh trên tường. Mỗi khi nhắc đến chuyện này là cô bực lắm. Hy vọng là Giang Đông hiểu cộ Dù sao anh cũng là những người trẻ tuổi chứ không phải bảo thủ như ba ở nhà.

Khi còn lại hai người, Giang Đông tiếp tục câu chuyện:

- Vậy nếu ở nước ngoài, em có thích sống cuộc sống gia đình không?

- Cũng tùy, nếu mỗi người tôn trọng tự do của nhau.

Thúy San vừa nói, vừa nhìn nhìn vào món lẩu đang bốc khói nghi ngút:

- Rắn gì mà ghê quá vậy?

- Cá kèo chứ không phải rắn đâu, thưa tiểu thư.

Giọng Giang Đông hơi giễu cợt, nhưng âm sắc ngọt ngào đến nỗi Thúy San cảm thấy như anh đang ca ngợi sự ngây thơ của mình. Cô đổi đề tài:

- Chắc anh hay tới đây lắm hả?

- Cũng thỉnh thoảng thôi. Với mỗi quan hệ, anh có một địa điểm khác nhau. Em là đối tượng đặc biệt đấy.

"Điều đó tất nhiên rồi". Thúy San nghĩ thầm. Có nhiều người xem cô là đối tượng đặc biệt rồi nên cô không còn lạ nửa, nhưng cô thấy thú vị khi nghe Giang Đông nói. Thật là một con người đầy ấn tượng.

Thầy Giang Đông gấp cá cho cô, Thúy San nhăn mặt:

- Em không ăn đâu. Ở Paris không có món này.

Giang Đông trầm tĩnh nhìn cô:

- Cứ thử đi.

- Thôi, em không thích.

- San biết không? Món ăn này đã từng làm nhiều cô gái phát khiếp nhưng khi đã quen thì thích lắm đấy.

Trong Thúy San vẫn đầy vẻ ghê sợ:

- Nhìn nó ghê quá. Em không quen với mấy món dân gian như vậy đâu.

Giang Đông vẫn ngọt lừ:

- Có một cô gái mới về nhà chồng. Ngày đầu tiên vào bếp nấu ăn, ngay lúc mẹ chồng mua mòn cá kèo. Lúc mới nhìn, cô ta cũng tưởng là rắn – anh nhin sâu vào mắt cô – như vậy. Thế là cô ta hét toáng lên và quăng luôn bich cá xuống cống. Nhưng sau đó vì nể chồng, cô ta cố tập ăn và dần dần nghiện nó luôn.

Anh ngừng lại một chút và tiếp:

- Nào! Bây giờ đến lượt em đó, cô bé.

Chưa ai gọi Thúy San là "cô bé" ngọt lịm như cách gọi của Giang Đông. Nó làm cô thấy mình dường như thật sự là một cô bé. Anh gắp cho cô một con khác rồi nhìn cô chờ đợi. Ánh mắt đầy khích lệ làm cho cô không sao từ chối. Cô cắn thử một miếng và hơi nhăn mặt.

Giang Đông mỉm cười, nói:

- Phải kèm với rau và nước xúp nữa mới thấy ngon.

- Vâng.

Thúy San ngoan ngoãn làm theo lời Giang Đông.

Cô vừa ăn, vừa nghe Giang Đông kể chuyện về những giai thoại xung quanh loại cá. Anh kể hay đến nỗi cô không nhận ra mình đã ăn hết những con cá anh gấp cho.

- Thôi, em không ăn nữa.

Thúy San kêu lên khi nhận ra mình đã quá nọ Cô chưa bao giờ cho phép mình ăn no đến như vậy.

Giang Đông giơ tay ra hiệu cho người bồi bàn. Anh ta nhanh chóng thu dọn mọi thứ rồi cũng nhanh chóng biến mất. Thúy San nhìn Giang Đông. Có muốn thoa lại môi như thói quen, nhưng lại thôi. Cô nghĩ Giang Đông không để ý đến chuyện đó.

- Em có muốn trang điểm lại không? Căn phòng ngay sau lưng em đấy.

- Dạ.

Cô bước vào toilet, nhưng không thoa son vội mà cứ đứng tản mẫn kiểm tra từng đường nét trên mặt. Cô sợ mình mất đẹp trong mắt Giang Đông. Từ tối đến giờ, anh cứ làm cô nhói tim mấy lần. Sao mà anh ta hoàn mỹ đến thế nhỉ? Cô đâu phải là tuýp người con gái khờ dại, ngây thợ Đã từng trải qua những mối quan hệ vu vơ, từng lớn lên trong môi trường giao tiếp rộng rãi, từng nghe hằng tá lời tán tỉnh, nhưng ẩn tượng như Giang Đông thì chỉ có anh.

Thúy San lấy son, tỉ mỉ thoa lên môi như thế lát nữa sẽ xuất hiện trước hàng ngàn người. Nhưng nếu là hàng ngàn người thì cô cũng không cần đẹp hoàn chỉnh hơn nếu Giang Đông không nhìn.

Khi cô đi ra, phần thưởng đáp lại sự cố gắng của cô là cái nhìn khen ngợi của Giang Đông, và cô yên tâm là mình không có khuyết điểm nào. Bất giác, có liếc nhìn anh một cái tính từ.

Giang Đông đưa Thúy San về rồi quay lại khách sạn. Trên suốt đường về, anh không ngừng mỉm cười khi nhớ lại cuộc gặp tốt đẹp lúc nãy. Có lẽ anh sẽ nghiêm chỉnh. Ý nghĩ đó làm anh thấy dễ chịu. Thúy San đúng là mẩu người cho một cuộc hôn nhân tương xứng, hoàn mỹ.

Giang Đông cho xe chạy vào gara, anh đi trở lên cửa chính vào giản tiền sảnh. Chợt thấy một chiếc xe đổ xịch trước cửa hông, ở chổ tối phía ngoài hành lang. Anh định đi ra hỏi thì thấy từ trong xe, hai tên cao lớn lôi một cô gái bước xuống. Trong bóng tối, Giang Đông không nhìn rõ mặt, nhưng biết chắc cô ta bị một vật gì đó nhét vào miệng, vì cô ta được thoải mái vùng vẫy chứ không la.

Giang Đông nhíu mày đi về phía đó. Phía trước, hai tên nọ đẩy cô gái vào cửa hông, chổ đi lên tầng trên, nhưng rất ít sử dụng. Anh nhìn một cái lúc rồi quát lên:

- Làm gì đó? Dừng lại!

Ba người quay phắt lại. Hai tên nọ lừng khựng chưa biết làm gì thì Giang Đông đã đến bật đèn. Anh sửng sốt nhận ra cô gái là Hạnh Phương. Ánh mắt cô trào lên một vẻ khiếp đảm khó tả. Đến lúc Giang Đông bước vào vùng ánh sáng, cô mới vơi đi nổi sợ, va cuống cuồng đi về phía anh như cầu cứu.

Hai tên nọ hối hả bỏ chạy, nhưng Giang Đông đã vỗ tay một cái thật lớn.

Giang Đông không nhìn đến ai, anh lấy chiếc khăn trong miệng Hạnh Phương ra và mở trói cho cô.

Vừa được thong thả hai cánh tay, Hạnh Phương đã giậm chân, nhào đến trước mặt hai tên nọ. Cơn tức bộc phát như ngọn lửa, cô dang tay muốn tát hắn, nhưng chạm đến hắn thì cô ghệ Thế là cô lúng túng rút tay lại, hét lên:

- Đồ… đồ…

Tức quá nên không tìm ra nổi từ ngữ nào vừa ý. Cô ngắc ngứ một phút rồi mở nhanh xách tay choàng bên hông. Cô lôi chùm chìa khoá ném thẳng vào người hắn.

Thế là một lố lỉnh khỉnh từ đồ cắt móng tay, hộp kem, gương, lược đến lọ dầu nhỏ tới tấp bay vào mặt hai tên ma cô ấy. Vừa ném, cô vừa hét lên lanh lảnh:

- Đồ hèn! Con trai đi bức bách con gái. Ỷ mạnh ăn hiếp yếu. Hèn… hèn…

Mấy thanh nien bảo vệ quay mặt chổ khác, mím môi để khỏi bật cười. Giang Đông cũng vậy. Anh đứng yên theo dõi sự trả thù như phủi bụi của cộ Thấy Hạnh Phương hết thứ để ném, anh cười cười lôi hộp quẹt trong túi áo, chìa ra. Hạnh Phương lặp tức chụp ném tiếp, kế đến là hộp thuốc lá. Cô loay hoay như con thú nhỏ, gằm gừ, nhưng không làm gì được kẻ thù, ngoài vũ khí còn lại duy nhất là chiếc “loa phóng thanh”.

- Có ngon sao không nói chuyện lại phải dùng đến hai người để áp đảo một người. Đồ chết bằm! Đồ quỷ tha ma bắt! Đồ chuột bọ, cóc nhái, rắn rít…

Giang Đông cố nín cười, chặn lại:

- Thôi đi Hạnh Phương. Cô có mắng đến sáng cũng không làm cho tụi nó sợ thêm. Tôi sẽ giúp cô nhé.

Anh hất mặt tới trước:

- Trói nó lại và lôi tên tài xế trong xe ra đây!

Lệnh của anh được thực hiện ngay chốc lát. Thế là ba tên ma cô bị trói ngoặc tay phía sau, đứng thành hàng trước mặt Giang Đông. Anh hất mặt:

- Tụi bay băng nào vậy?

Hai tên lì lợm không trả lời. Tên tài xế thì run như thằn lằn đứt đuôi:

- Dạ… tụi em không theo băng nào hết. Hai thằng này cho tiền biểu em chở, em không biết gì hết.

- Thật sao? – Đông cười gàn.

Hắn nín thinh. Coi như hắn không có vẻ chịu chơi như hai tên kia, nhất là vẻ mặt lạnh lùng như tiền của ông chủ khách sạn, nó không đơn giản sẽ là vài cái đấm, cái đá mà hứa hẹn nhiều thứ lạnh người hơn.

Giang Đông bứơc đến trước mặt tên tài xế. Anh đưa tay phủi cổ áo hắn. Thấy hắn rùng mình, anh lại cười:

- Nói đi, anh bạn thân mến! Ai bảo anh làm chuyện này vậy?

- Dạ, em lỡ dại lần đầu, anh tha cho em.

Giang Đông gật đầu, cười gàn:

- Để xem có đáng tha không đã. Nói đi! Ai bảo anh làm chuyện này?

- Dạ, thật tình là em không biết gì hết. Hai thằng này là bạn em. Nó bảo chờ thì trả tiền gấp đôi. Em không biết vụ này thật mà anh.

Giang Đông gật gù:

- Vậy anh có biết đây là chổ nào không?

- Dạ, biết.

- Khách sạn này tất nhiên là anh phải biết rồi, nhưng tôi muốn hỏi là anh có biết nó thế nào không? Chắc anh nghĩ ở đây là tu viện, anh muốn lộng hành sao cũng được, phải không?

- Dạ, em không dám nghĩ vậy.

- Không dám nghĩ, nhưng làm thì dám?

- Dạ, không có. Em không biết thật mà. Anh làm ơn tha cho em.

Giang Đông gật đầu:

- Đưa nó trở về xe, trói nó lại, cho ở trong đó.

- Dạ.

Thế là tên tài xế bị dắt đi. Còn lại hai tên, ai cũng hiên ngang như đàn anh chị thứ thiệt. Giang Đông đứng trước mặt một tên, nhìn nhìn. Rồi bất ngờ anh đá vào bụng hắn khiến hắn cúi gập người đau đớn.

Thấy anh mạnh tay quá, Hạnh Phương che mắt không dám nhìn. Cô định can, nhưng nhớ ra, cô lầm bầm:

- Cho đáng đời.

Khi Hạnh Phương quay lại thì thấy hai tên đứng ngắt ngự Có lẽ bị ăn đòn đã thèm lắm. Hạnh Phương liếc mắt nhìn Giang Đông. Không hiểu sao anh ta có thể cười được nổi? Anh ta hỏi qua khẻ răng:

- Ai kêu tụi bay làm chuyện này?

- Dạ, con bà chủ quán Phượng Hoàng.

“Chị Tú Anh… Trời!”. Hạnh Phương kêu lên một tiếng thảng thốt. Không ngờ Tú Anh mà cũng biết được mấy người đánh thuê như thế này. Sao giống “xã hội đen” quá.

Lúc mới gặp Giang Đông, cô thấy anh giống “Maphia”. Bây giờ Tú Anh lại chơi kiểu “xã hội đen”. Không hiểu sao cô vướng vào toàn thứ dữ. Nghĩ lại thấy rùng cả mình.

- Giang Đông thì không có vẻ gì là bất ngờ. Anh ta hỏi, giọng điềm nhiên:

- - Ngoài cô đó ra, còn ai góp tay vào không?

- Nói!

- Hu! Dạ, đừng đánh, để em nói hết. Chị Thúy xúi chị Tú Anh làm. Và dặn tụi em lỡ có bi bắt gặp thì đổ cho chị Anh thôi, đừng khai thêm.

- Sợ bị gặp mà dám vô đây? Rồi vô đây làm gì?

- Dạ, chị Thúy bảo đưa lên phòng bốn lẻ hai.

Giang Đông khẽ nhíu mày suy nghĩ rồi ra hiệu:

- Đưa thằng này lên đó. Còn đứa này, nhốt nó vô nhà kho.

- Dạ.

Giang Đông quay qua Hạnh Phương:

- Em đi theo tôi.

- Vâng.

Hạnh Phương dè dặt đi hơi xa Giang Đông. Lên đến phòng bốn lẻ hai, một người của anh gõ cửa. Cánh cửa vừa hé, anh ta đã lập tức đẩy mạnh khiến người bên trong bật ngửa dưới sàn gạch.

Hạnh Phương theo mọi người đi vào. Cô tò mò nhìn người đàn ông. Không thấy nét nào quen, cô quay sang Đông. Trong một thoáng, cô thấy mắt anh ta lóe lên sửng sốt, những ánh lữa đỏ lập tức bị dập tắt và anh gật gù:

- Ra là anh.

Thật là bất ngờ, người đàn ông nổi nóng tát cho tên ma cô một cái:

- Đồ bất tài! Chuyện nhỏ như vậy mà làm cũng không xong. Cho chết!

Thấy anh ta định đánh thêm, Giang Đông bước tới một bước, giữ tay anh ta lại:

- Đừng đánh nữa, ồn lắm.

Người đàn ông vùng ra, nhưng bàn tay Giang Đông mạnh như gọng kìm. Anh ta đành buông tay xuống, hậm hực:

- Dính gì tới mày mà xen vô?

- Nếu không dính thì anh đến khách sạn này làm gì? Vuốt mũi cũng phải nể mặt chủ.

Anh hất mặt lên:

- Anh mặc áo đàng hoàng rồi qua bên kia nói chuyện. Có phụ nữ trong phòng, đừng phong phanh như vậy.

Rồi anh đến ngồi xuống ghế xa lông. Hạnh Phương đứng xa xa chứ không đến gần hai người. Cô nghe Giang Đông hất hàm hỏi người đàn ông:

- Có phải anh muốn cưỡng bức cô ta ở đây để dằn mặt tôi, phải không?

Anh ta ngang nhiên thừa nhận:

- Phải. Tao thích ở đây thì sao?

Nghe câu đó, Hạnh Phương muốn nhảy lên. Cô đi nhanh đến trước mặt anh ta, hét lên:

- Tôi không phải là đồ vật, mấy người không được đem tôi ra để đấu đã nhau.

Cô vung tay lên một cách tức tối và nhìn thẳng vào mặt anh ta:

- Tôi không quen biết, cũng không chọc ghẹo gì anh, sao anh cho người bắt tôi? Sao anh ngang ngược quá vậy? Sao coi thường luật pháp thế? Tôi sẽ kiện anh.

Người đàn ông nhìn cô, cười khẩy:

- Con nhóc này dữ quá nhỉ. Bồi bàn mà tưởng có giá lắm sao.

- Tôi làm bồi bàn hay làm gì cũng kệ tôi, mặc gì đến anh. Anh lấy quyền gì mà bức hiếp tôi? Anh là người đàn ông hèn nhất trên đời.

Anh ta nói với giọng khinh thường

- Cô có biết tôi là ai không?

Hạnh Phương cũng không vừa:

- Là ai mặc kệ anh.

- Hỗn láo.

- Còn anh thì xác xược.

Giang Đông chợt lên tiếng:

- Đừng cãi nữa, Hạnh Phương.

Anh đứng dậy, kéo tay cô ngồi xuống cạnh mình, rồi nghiêm mặt nhìn người đàn ông:

- Ba má biết chuyện này thì không hay cho anh đâu.

- Tao không vợ con, lăng nhăng thế nào cũng được. Hãy lo cho mày kìa. Sắp có vợ còn bồ bịch, coi chừng trắng tay đó.

Nghe anh ta nói, Hạnh Phương nhìn qua Giang Đông rồi vội nhích ra xa, quýnh quáng thanh minh:

- Tôi không phải là bồ của ảnh, đừng có nói bậy.

Thấy anh ta cười khẩy mỉa mai, cô tức quá gần như la lên:

- Tôi đã nói tôi không phải là bồ của anh tạ Mấy người tưởng mấy người có tiền thì ai cũng muốn bồ bịch với mấy người hết hả? Đừng có chủ quan.

Cô đứng bật dậy, nhìn anh ta hăm doa.:

- Tôi sẽ đi kiện anh về tội bức bách ngừơi khác vào khách sạn.

Anh ta tỉnh bơ:

- Ai làm chứng vậy cô bé? Thằng Đông à? Nó dám không? Hay là mấy thằng này?

Vừa nói, anh vừa hất mặt nhìn mấy người bảo vệ. Ai cũng ngó đi chổ khác như tránh né. Hạnh Phương cũng nhìn nhìn họ. Thái độ vô cảm của họ làm cô tức khủng khiếp. Bất giác, cô chụp lấy chiếc ly trên bàn, ném mạnh vào anh ta, hét lớn:

- Anh là đồ đểu.

Anh ta né người tránh được và đứng phắt dậy:

- Con nhóc này! Dám…

Thấy anh ta định đánh Hạnh Phương, Giang Đông vội đứng dậy, bước qua ấn anh ta ngồi trở xuống:

- Đây là giang sơn của tôi, anh không được ngang dọc như vậy.

- Con bé này quá quắt lắm, phải cho nó một bài học mới được.

Giang Đông cười khàn:

- Ngừơi cho bài học là cổ chứ không phải anh. Anh dám ngang nhiên bắt người về đây cưỡng hiếp. Nếu không biết dàn xếp, anh sẽ ở tù đó.

Anh quay sang kéo Hạnh Phương đứng dậy:

- Xuống phòng làm việc của tôi đi, tôi sẽ giải thích với em.

Hạnh Phương rút tay lại:

- Tôi không chịu. Tôi muốn hỏi tội anh ta.

- Em sẽ không làm gì được anh ta đâu. Nghe lời tôi đi.

Và anh cương quyết đẩy cô tới trước. Hạnh Phương đành phải đi theo, nhưng cô quay lại hăm doa.:

- Tôi mà gặp anh lần nữa, tôi sẽ cho anh một trận.

- Nhóc con mà cũng hăm doa. tôi à, buồn cười.

Hạnh Phương hung hăng định quay lại, nhưng Giang Đông đã ôm lấy vai cô kéo đi:

- Em không phải là đối thủ của anh ta đâu, nghe lời tôi đi.

Anh đưa cô ra hành lang, đi xuống phòng làm việc của mình. Anh khép cửa lại, dìu cô ngồi xuống ghế, nhưng cô lập tức né người ra:

- Anh đừng có làm như vậy, không thân mật thì tôi cũng đã bị hiểu lầm tơi tả rồi.

Bất giác cô oà lên khóc, khóc một cách tức tưởi. Cô co hai chân lên ghế, gục đầu xuống khóc một mình như không có mặt Giang Đông ở đó.

Anh đứng sau lưng cô, cúi đầu suy nghĩ. Chờ cho cô khóc xong để nói chuyện, nhưng thấy cô cừ “hức hức” một cách tức tối, anh đành lên tiếng:

- Nín đi nào cô bé. Tôi đã giúp cô trị tội hai tên đó rồi, đừng giận nữa.

Hạnh Phương ngẩng đầu lên, mắt mũi đỏ hoe, mắt còn đầm đìa nước mắt, mấy sợi tóc bị ướt dính vào mặt. Trong cô thật ảo nảo, nhưng cử chỉ thì không ảo nảo chút nào. Cô vùng mạnh tay:

- Nếu là anh thì anh có tức không chứ?

- Tất nhiên. Chỉ nhìn thấy như vậy, tôi cũng đủ phẫn nộ huống gì là cộ Nhưng cô bình tĩnh đi, đừng khóc thế nữa.

- Chuyện như vậy mà bảo đừng khóc.

Nói tới đó, cơn tức lại trào lên, và nước mắt lại tuôn liên tiếp. Cô lại úp mặt xuống đầu gối, khóc thêm một trận. Lần này thì Giang Đông không lên tiếng nữa, anh để cho cô tự nín và kiên nhẫn đợi.

Cuối cùng, Hạnh Phương nín khóc. Cô loay hoay lấy khăn ra hỉ mũi, giọng còn đứt quãng vì khóc, nhưng đầy hăm doa.:

- Tôi mà gặp anh ta ngoài đường, anh ta sẽ biết tay tôi.

Giang Đông gật đầu như rất tin Hạnh Phương đủ sức làm chuyện đó:

- Đúng. Tất nhiên là chuyện đó có thể xảy ra.

- Tôi sẽ túm lấy anh ta, đưa đên công an.

- Đúng. Ai ở trường hợp cô cũng muốn làm như vậy.

- Anh ta sẽ hối hận vì hành động xâm phạm ngược ngạo của anh ta.

- Tất nhiên, tất nhiên.

Anh cười mỉm và nói rất nhẹ nhàng:

- Nhưng em chỉ là một cô bé chân yếu tay mềm, chỉ có hăm doa. thôi thì chưa đủ để người ta sợ, cô bé ạ.

Hạnh Phương gân cổ lên:

- Tôi sẽ trả đủa đến cùng, anh hiểu không?

Giang Đông gật đầu như thể rất hiểu. Cử chỉ đó làm Hạnh Phương nguôi đi một chút, nhưng giọng vẫn còn đầy uất ức:

- Tôi không cần biết anh và anh ta mâu thuẫn thế nào, đấu đá nhau ra sao, nhưng tôi không cho phép các người lấy tôi ra làm vật hy sinh. Tôi không phải là đồ vật, tôi là con người mà. Anh nghĩ những người nghèo thì không có nhân cách của người ta sao?

Giang Đông định mở miệng, nhưng cô đã cắt ngang:

- Mà tôi thì đâu có bám theo anh, tại sao tôi phải chịu cư xử như thế?

Cô hơi ngừng lại cố tìm cách thể hiện ý nghĩ của mình. Và đúng lúc Giang Đông định lên tiếng thì cô đã hấp tấp nói trước:

- Vậy rồi mai mốt sẽ thế nào đây? Anh ta sẽ ngang nhiên chặn đường tôi giữa đêm khuya, sẽ “khủng bố” tinh thần tôi. Các người coi thường luật pháp như thế sao? Anh nói đi.

Thấy cô lại sắp khóc, Giang Đông cúi xuống vỗ nhẹ vai cô:

- Bình Tĩnh đi cô bé. Dĩ nhiên tôi sẽ có cách bảo vệ em, sẽ không có chuyện như vậy xảy ra nữa.

Hạnh Phương ngước lên nhìn anh ta có vẻ không tin:

- Anh sẽ cho người “nện” anh ta một trận chứ gì? Nhưng có chắc anh ta sẽ sợ?

- Tôi sẽ cho người bảo vệ những lúc em về khuya.

Anh hứa như thế thì Hạnh Phương tin. Gì chứ người bảo vệ thì anh ta có thiếu gì.

Đột nhiên, cô hỏi tò mò:

- Tôi không hiểu được, sao anh đi đâu cũng có người hộ tống thế, giống nguyên thủ quốc gia quá.

Giang Đông cười:

- Không phải lúc nào tôi cũng đem theo người. Tùy lúc.

- Lúc nào thế?

Thấy anh ta im lặng. Hạnh Phương chuyển thắc mắc sang chuyện khác:

- Nhưng tại sao phải làm như thế? Bộ tất cả những người chủ khách sạn đều phải có tùy tùng vậy à?

- Không phải. Trước kia, tôi cũng không thuê bảo vệ. Sau này có việc…

Anh ta bỏ lửng câu nói như không muốn trả lời. Và vốn không phải loại người chịu để người khác tra vấn mình, anh ta cắt ngang chuyện đó bằng một câu hỏi:

- Giải quyết như vậy, em yên tâm chứ?

- Vâng - Hạnh Phương trả lời trong một tiếng thở dài.

Giang Đông nghiêng đầu nhìn cô:

- Tại sao em thở dài?

- Tôi không thích đi ra đường là có người đi theo, mất tự do quá.

Giang Đông cười

- Trừ phi em đi với người yêu, còn thì không có gì mất tự do cả.

Hạnh Phương làu bàu:

- Nếu tôi có người yêu thì anh ấy đã không để tôi gặp chuyện vừa rồi, và tôi cũng chẳng cần ai theo giữ nữa.

Giang Đông lặng thinh không trả lời, rồi hỏi nghiêm nghị:

- Tại sao em nghĩ làm đột ngột vậy?

Hạnh Phương hơi ngớ ra. Cô giương mằt ngó anh ta, cố tìm hiểu xem anh ta có giả vờ hay không. Thấy cái nhìn của cô, anh ta có vẻ lạ lùng:

- Sao?

- Tôi không hiểu anh muốn hỏi gì?

- Câu hỏi của tôi khó hiểu làm sao?

- Anh cho tôi nghĩ rồi lại không biết, đâu có cần phải giả vờ với tôi.

Giang Đông ngạc nhiên thật sự:

- Tại sao có chuyện hiểu lầm tai hại như vậy? Sao luc nghĩ, em không nói một tiếng với tôi?

- Ông quản lý không cho tôi đến gặp anh, nhưng dù ông ấy không dặn thì toi cũng chẳng hạ mình tìm kiếm.

Giang Đông nhíu mày:

- Quản lý Phúc cho em nghĩ à?

Hạnh Phương trả lời bằng một cái gật đầu. Bây giờ cô ta chẳng thiết tha chuyện này lắm, vì đã có chỗ làm. Thậm chí Giang Đông có gọi lại, cô cũng từ chối dứt khoát. Trừ phi… trừ phi lương cao gấp đôi chỗ cô làm.

Giang Đông có vẻ suy nghĩ rất nhiều. Anh tư lự nhìn Hạnh Phương:

- Tôi sẽ điều tra lại chuyện này. Còn em, có bằng lòng trở lại làm tiếp không?

Hạnh Phương lắc đầu nguầy nguậy:

- Thôi, thôi. Tôi làm chỗ này được làm rồi.

- Tại sao em không muốn trở lại?

- Tôi cảm thấy dính vào anh sao khốn đốn quá. Không có gì mà còn bị tội vạ. Nếu tôi giống chị Thúy, chắc chết. Sợ lắm.

- Không quá phiền như em nghĩ đâu.

Hạnh Phương không trả lời, nhưng cô thấy Giang Đông vô tư quá. Ý là không phiền mà còn bị cứ hoảng vía như thế. Nếu anh ta thấy phiền, chắc cô sẽ hồn phi phách táng dài dài.

Cô chợt che miệng ngáp dài. Cử chỉ đó làm Giang Đông nhớ ra đã quá khuya. Anh đề nghị:

- Nếu mệt thì em cứ chọn một phòng nghĩ ngơi, mai về sớm.

- Thôi, thôi. Để tôi về.

Vừa nói, cô vừa xua tay rối rít, và đứng bật dậy như sắp bị nhốt vào “chuồng”. Giang Đông rất hiểu rõ phản ứng đó. Anh nói như giải thích:

- Tôi sợ em mệt nên chỉ muốn em thoải mái. Chỗ này không phải là hang cọp đâu.

- Đối với tôi, nó còn hơn như thế nhiều.

Vừa nói, cô vừa đi nhanh ra cửa. Giang Đông đi theo:

- Để tôi cho người đưa em về.

- Cám ơn.

- Em có thể chọn một người đưa em về mỗi đêm, tùy em thích.

- Ai cũng được cả, miễn có người thì thôi.

Giang Đông không nói gì thêm nữa. Anh đưa Hạnh Phương xuống sân, rồi quay lên phòng bốn lẻ hai lập tức.

Anh co chân đạp mạnh vào cửa phòng:

- Mở cửa!

Một lát sau, Giang Điền thò đầu ra. Anh ta cười ranh mãnh khi thấy khuôn mặt đằng đằng sát khi của Giang Đông:

- Con nhỏ về rồi à? Mày vớ được con bé kháu khỉnh thật, có điều dữ quá đấy. Đáng lẽ nó phải biết cách lấy lòng tao.

Giang Đông không nói gì. Anh dùng chân đá cánh cửa cho nó đóng lại, và lững thững đi đến phía Giang Điền. Anh chụp lấy ngực áo anh ta, lắc mạnh:

- Tại sao anh làm như vậy?

- Buông ra!

Giang Đông lắc thêm cái nữa:

- Anh muốn bêu rêu khách sạn này, phải không?

Nói xong, anh đẩy mạnh một cái khiến Giang Điền ngã ngữa ra ghế. Anh ta nổi khùng lên:

- Mày bỏ cái thói động tay động chân đi, nghe chưa.

Giang Đông bỏ qua phản ứng của anh tạ Anh gằn giọng:

- Tôi cảnh cáo anh, nếu còn đụng đến một sợi tóc của cô ta, tôi sẽ cho anh gãy răng.

Giang Điền khinh khỉnh:

- Một con bé chạy bàn mà có thể khiến mày nổi điên với anh mày được à? Càng ngày càng xuống dốc, thế mà tao tưởng mày khá hơn đấy.

- Đó là chuyện riêng của tôi. Hãy liệu hồn anh.

Giang Điền vẫn thản nhiên:

- Xưa nay, mày có thành tích tán gái lay long, nhưng mà cũng phải chọn lọc một chút. Cua con nhỏ chạy bàn thì xuống giá quá.

Giang Đông nghiến răng:

- Anh mà tiếp tục cái giọng đó, bảo đảm anh sẽ nhận một quả đấm đấy.

Thấy anh dợm bước đứng dậy, Giang Điền hơi gườm. Anh ta vốn nhát gan nên rất ngán cái tính mạnh mẽ của Giang Đông. Có điều ngán thì ngán, còn châm chọc thì không thể bỏ được. Bởi vì thứ vũ khí duy nhất giúp anh ta xoa dịu được sự đố kỵ là tìm cách chọc vào điểm yếu của Giang Đông.

Hai anh em cùng cha khác me và tính tình cũng khác nhau xa lắc. Giang Điền không hào hoa, điển trai như Giang Đông, sự bặt thiệp lại càng không. Anh ta thô nháp, vụng về như con gấu, rất mê gái nhưng lại không biết cách tán tỉnh. Anh ta chinh phục phụ nữ bằng tiền, và thừa biết họ nhắm vào những thứ đó, chứ không phải được yêu như Đông. Điều đó làm anh ta rất cay cú.

Một mâu thuẫn nữa giữa hai anh em, là ông bố đã giao khách sạn cho Đông quản lý. Còn anh ta thì chỉ được đứng tên hai cơ sở buôn bán máy móc không có tầm cỡ. Chỉ việc bị đối xử chênh lệch cũng đủ gây cho anh ta sự Oán hận, nói gì đến chuyện tình cảm.

Nói chung, anh ta oán ghét sự có mặt của Đông trên cõi đời này. Vì nó làm anh ta trở thành người thua kém.

Càng nghĩ, càng thấy căm tức. Điền gườm gườm nhìn Đông:

- Nếu mày tiếp tục nói với tao cách đó, mày sẽ nhận hậu quả không nhẹ đâu.

Đông bỏ ngoài tai cách doa. dẫm trẻ con đó. Anh tiếp tục răn đe:

- Tôi nói cho anh biết, cô ta không giống mấy người đeo bám theo anh. Cô ta không cần tiền của tôi, cho nên không có lý do gì phải chịu cách cư xử đó. Nếu anh còn chạm đến cô ta thì hãy coi chừng hàm răng của anh.

- Nghe cách mày nói, có vẻ mày phải lòng con bé đó thật rồi. Khùng!

- Nếu có như vậy thì đó không phải là chuyện của anh. Hãy bỏ tật chúi mũi vào chuyện người khác đi. Cả mũi của anh cũng cần phải bảo vệ đây.

Càng nói, càng thấy bực, Đông gằn giọng:

- Để anh làm đàn bà thì hay hơn.

- Ê! Đừng nói tự ái nghe.

- Giá mà anh biết tự ái, có lẽ anh khá hơn.

Đông đứng dậy, nhìn đồng hồ. Thấy đã quá khuya, anh quyết định ở lại khách sạn ngủ. Nhưng trước khi đi ra, anh ném cho Điền tia nhìn cảnh cáo:

- Tôi biết ý đồ anh rồi, đừng bắt tôi phải nói với ba, không hay cho anh đâu.

Anh ra ngoài, đóng sầm cửa lại rồi xuống phòng làm việc ngồi một mình. Anh bấm số mấy của Thúy, và kiên nhẫn ngồi chờ.

Đến hai hồi chuông, Thúy mới bắt máy, giọng cô đầy mệt mỏi:

- Alo.

- Nếu em còn buồn ngủ thì anh cho em năm phút để rửa mặt, chuẩn bị cho tỉnh táo rồi nói chuyện với anh.

Không cần phải rửa mặt, chỉ cần nghe giọng nói sặc đảnh của Đông mà lại gọi vào giờ này, Thúy tỉnh ngủ hẳn. Giọng cô hơi run:

- Chuyện gì vậy anh?

Đông buông một tiếng cười khan:

- Chuyện gì thì em đã biết rồi. Anh chỉ cần nhắc em điều này. Từ đây về sau, nếu em còn toa rập với anh Điền làm những chuyện mờ ám thì đừng trách anh.

- Em… em…

- Đừng thanh minh vô ích. Em hãy thức chờ đó, anh sẽ gửi người đến cho em. Không cần phai nói nhiều.

Và không cần nghe Thúy nói, anh gác máy. Rồi đứng dậy, đi xuống phía nhà kho.

Hai tên mà co con bị trói ngủ gà, ngủ gật trên đống đồ củ. Đông ra hiệu gọi hắn dậy. Người thanh niên bảo vệ vội lay mạnh hắn. Hai tên bật ngồi dậy ngơ ngác. Thấy Đông, hắn sợ xanh mặt, tỉnh ngủ hẳn.

Đông ra lệnh:

- Đưa nó đến nhà cô Thúy, và nói với cô ta rằng: Hãy nhìn tụi nó mà biết sợ. Chỉ cần nói bao nhiêu đó thôi.

- Dạ.

Đông đứng qua một bên, lạnh lùng nhìn hai tên bị đẩy ra ngoài. Đợi xe ra khỏi khách sạn rồi, anh mới lững thững trở vào gian tiền sảnh.

Anh đi thẳng đến quầy, lấy chìa khoá một phòng rồi đi lên tầng trên.

Để nguyên quần áo, anh nằm phịch xuống giường. Tối nay đúng là nhiều chuyện xảy ra. May mà gia đình Thúy San đã về, chứ nếu để họ gặp chuyện bê bối này thì thật mất mặt.

Đông nghiêng người tới tắt đèn, nhưng rồi lại ngồi dậy tìm thuốc hút. Bỗng nhiên anh nghĩ tới Hạnh Phương. Dù không hề có ý nghĩ gặp lại cô, nhưng anh thật sự thích khi cô xuất hiện tối naỵ Gạt bỏ những chuyện phiền toái, sự có mặt của cô lại một lần nữa làm anh nhớ. Đúng hơn là khơi lại những tình cảm tốt đẹp dành cho cô trước kiạ

CHƯƠNG 6

B

uổi trưa, quán thật vắng khách. Hạnh Phương đang mải mê theo dõi hai chú chim yến phụng nên không thấy một bóng bước vào ngồi ở bàn bên cạnh. Không thấy được tiếp đón, hắn đưa tay gõ gõ xuống bàn gọi trống không:

- Này! Tiếp khách đi.

Không thấy Hạnh Phương quay lại, hắn gọi to hơn:

- Này! Khách vào quán sao không lo đón tiếp, hả? Ai cũng như cô, chắc chủ dẹp tiệm sớm quá.

Hạnh Phương giật mình quay lại, và cô kinh hãi khi nhận ra Giang Điền, nhưng cố trấn tĩnh được ngaỵ Cuộc sống đã giúp cô hiểu được người ta chỉ đầy uy quyền trên giang sơn của mình. Con ra khỏi nơi đó, anh hùng nào cũng phải thu mình lại.

Cơn sợ hãi đã đi qua, Hạnh Phương bắt đầu thấy nhớ lại vụ bắt cóc hôm nọ. Cô thấy tức kinh khủng, mắt cô nặng như chì:

- Anh uống gì?

Giang Điền ngồi ưỡn người, hai tay vòng sau thành ghế, nhịp nhịp chán:

- Ân cần, niềm nỡ là điều kiện hàng đầu của một tiếp viên đấy. Còn cô em thì sao?

Hạnh Phương đốp chát ngay:

- Điều đó còn tùy vào mức độ lịch sự của khách nữa.

Vốn đã quen được sự phục tùng ở một số cô gái, Giang Điền có vẻ bất ngờ trước thái độ cứng cỏi của Hạnh Phương. Hắn lừ mắt đe dọa:

- Bà chủ của cô còn chưa dám cư xử với tôi như vậy đâu đấy. Hãy liệu hồn.

Trong phút chốc, Hạnh Phương quên phắt cảnh chạy khắp nơi tìm việc. Cô hât mặt lên:

- Tôi không thể làm bộ vui vẻ với người đã “khủng bố” tôi. Còn ai thích vui vẻ với anh thì kệ họ.

Giang Điền hách dịch:

- Làm tiếp viên mà cũng lên giọng kiêu kỳ. Cô có biết chỉ cần một lời nói của tôi, cô sẽ bị đuổi lập tức.

Lời hăm doa. của Giang Điền chỉ làm Hạnh Phương thêm bất mãn và khinh bỉ. Cô bĩu môi, nói luôn ý nghĩ vụt lướt qua trong đầu:

- Anh chỉ dùng quyền hành vào những việc thế này sao? Vậy mà cũng nhận mình là người hiểu biết.

Bị Hạnh Phương tỏ ý xem thường, Giang Điền càng hung hăng. Hắn đập bàn:

- Thật là quá đáng! Kêu chủ của cô ra đây!

- Chi vậy? Bà ấy đâu phải là chạy bàn, gọi ra làm gì?

Lần đầu tiên có người cứ nói chan chát với Điền kiểu đó, hắn tức điên lên. Và càng tức hơn nữa khi không thể phản kháng theo cách bình thường, bởi ngoài tiền ra, hắn chẳng có một thứ vũ khí nào áp đảo được cô, một con bé chạy bàn bướng bỉnh.

Thấy Giang Điền cứ nhìn mình mà không nói gì, Hạnh Phương hỏi lại:

- Anh uống gì không, hay chỉ đến để hạch sách tôi? Lần này, anh không dọa được tôi đâu đấy.

Câu hỏi của cô làm Điền chợt nhớ lại lý do khiến hắn đến đây. Hắn vui vẻ búng tay:

- Không, anh đến để tìm em.

“Chuyện gì nữa đây?” Hạnh Phương gườm gườm nhìn Giang Điền. Theo bản năng, cô lui lại một bước đề phòng.

Gìang Đdiền chồm người tới, chớp lấy tay cô, kéo lại gần, cứ*ời tít cả mắt:

- Làm gì` mà sợ anh vậy? Anh đến tìm em để báo một tin vui. Em ngồi xuống đdi.

Bị bất ngờ, song Hạnh Phượng vẫn cố gìằng tay ra. Cô la nhỏ:

- Ông có buông ra không? Tôi la lên bây gìờ.

- Không phải ai cứ~ng được anh ban cho cơ hội này đâu. Đừng từ chối anh.

- Toi^ kh^ong cần. Anh…

- đdừng có ngu ngốc vậy. Nghe lời anh, em sẽ không phải làm việc cứ*.c nhọc này nữa.

- Thế nào là không phải làm việc cứ*.c nhọc?

Gìang Đdiền có vẻ mãn nguyện. Hắn lại ngồi uốn ngưỡi, mốc trong túi, một chiếc chìa khóa, gìơ lên trước mặt cô:

- Món quà ra mắt đầu tiên là một chiếc xe Dream. Sau đó, tùy vào sự hiểu biết cứ?a em… em sẽ không thiếu thứ gì` cả.

Cách nói sống sượng cứ?a Gìang Đdiền khiến Hạnh Phượng lại nổi tức lên. Cô hất mặt:

- Anh tưởng tôi cần thứ này sao?

Cô ngồi hẳn xuống, nhấn gìo.ng:

- Anh Đông đã từng hứa cho tôi những thứ hơn cái này nhiều. Nếu tôi chỉ cần có bấy nhiêu thì tôi đã không phải đdi làm thế này.

Mặt Gìang Đdiền vụt sáng lên. Hắn hỏi với vẻ nôn nóng không cần che gìấu:

- A! Em muốn hơn vậy nữa à? Em nói đdi, anh sẽ đáp ứng đầy đủ.

Hạnh Phượng không trả lời. Cô nhìn hắn chằm chằm, ánh mắt đầy ác cảm:

- Anh thừa tiền đến mức gặp ai cứ~ng cho như vậy sao?

- Tất nhiên là không, nhưng anh bỗng thấy thích em.

- Và muốn dùng tôi để dằn mặt anh Đông?

Gìang Đdiền hấp tấp:

- Không. Anh thích em thật mà.

- Anh em anh, người nào cứ~ng bảo thích tôi, nhưng chỉ toàn đem đến cho tôi tai họa. Làm ơn đừng ưa thích kiểu đó, tôi chết mất.

Gìang Đdiền vẫn nài nỉ:

- đdu^`ng từ chối anh mà Hạnh Phượng. Nếu em chưa bằng lòng với những gì` thằng Đông ta*.ng, thì anh sẵn sàng lo cho em hơn những thứ cứ?a nó. Tiền cứ?a anh không Ít hơn nó đâu. Chưa kể anh không có tình lang nhang bay bướm như nó, em sẽ không có gì` để lo cả.

“Thật là hóm hỉnh” Hạnh Phượng kh^ong nén được một câu mai mỉa:

- Anh có khiếu tiếp thị Thật đấy, nhưng tôi thấy, thường người ta chỉ sử dụng quảng cáo với đồ vật thôi.

Điền vẫn lải nhải:

- Thằng Đông coi vậy chứ không được tự do bằng anh đâu. Với lại, mẹ Thằng Đông dữ lắm.

Hạnh Phượng thật sự ngao ngán những ý nghĩ hom mình cứ?a Gìang Điền. Cô gắt gỏng:

- Nếu không còn việc gì, anh về đi. Và từ nay về sau, xin để tôi yên. Cách biểu hiện tình cảm cứ?a anh khiến tôi phát điên lên thôi.

Nhưng Điền vẫn ngồi yên, chỉ có đôi mắt cứ*' đảo lên rồi cứ.p xuống mấy lần. Chợt hắn bật cứ*ời hinh hích:

- Em chỉ neo gìá với anh thôi, nhưng cao lắm chỉ là cái nhà tiện nghi đầy đủ, bảo đảm không thiếu thứ gì.

Cách nghĩ cứ?a Gìang Điền khiến Hạnh Phượng nỏi đóa. Cô trừng mắt nhìn anh, ghê tỏm và khinh bỉ:

- Anh cứ*' đành cái nhà đó để dụ Người khác, tôi không phải là đối tượng cứ?a anh đâu.

Dường như đã quen với cách đưa đẩy để đòi điều kiện cứ?a những phụ Nữ từng trãi. Và trong suy nghĩ cứ?a Điền, Hạnh Phượng rồi cứ~ng sẽ giống như những cô gái trước kia thôi. Đâu có ai sống mà không cần tiền. Còn hắn chỉ cần được “vi vut” với người đẹp, dù phải chi bao nhiêu, hắn cứ~ng đâu ngán.

Giang Điền lại cứ*ời. Hai mắt hắn giờ đây chỉ như hai sợi chỉ vắt trên gò má:

- Cô gái nào trước tiên cứ~ng nguây nguẩy kiêu ky `với anh như cô em vậy, nhưng rồi cứ~ng xong. Ăn thua mình thỏa thuận với nhau. Em không cần xe, từ chối nhà, vậy em cần gì? Hay là muốn anh cứ*ới em? Cha! Xem ra, em cứ~ng nhiều tham vọng quá hạ Nhưng anh đã thích em rồi, em yêu cầu gì, anh cứ~ng chiều được hết. Em đồng ý anh chứ?

Hạnh Phượng đã ghét cay, ghét đắng cách tung tiền ra mua những cứộc phiêu lưu tình cảm cứ?a Giang Đông, giờ lại đến Giang Điền. Mà Điền lại nói năng thô thiển, sống sượng gắp trăm lần Đông. Cô nhìn hắn đầy ác cảm.

- Tôi không muốn nói chuyến với mấy người… có đầu óc sình lầy.

Nói xong, Hạnh Phượng bỏ mặc hắn ngồi đấy, đến bên trong quầy, dọn một số vật tinh tinh.

Điền ngồi yền nhìn cô một lúc rồi cứ~ng đến bên quầy, đặt chiếc chìa khóa trước mặt cô:

- Em muốn mắng anh thế nào cứ~ng được, anh vẫn chờ đợi em suy nghĩ lại, đến bao gìờ cứ~ng được.

Hạnh Phượng không thèm tr?a lời, chỉ liếc xéo hắn một cái rồi ngỏanh mặt đi. Nhưng Điền vẫn không nản, hắn vẫn hy vọng những khoan chi hậu hỉnh cứ?a hắn sẽ làm cô xiêu lòng. Hắn hấp háy mắt.

- Hay em muốn gì thì cứ*' nói thẳng. Anh hứa sẽ chiều theo ý cứ?a em. Thậm chị em bảo anh cứ*ới, anh cứ~ng không từ chối.

- …

- Em cứ*' suy nghĩ kỹ đi, đừng bỏ lỡ cơ hội có một không hai này ma ân hận. Gìa đình anh rất gìau có và thế lực cứ~ng rất lớn, bảo đảm em sẽ được sung sướng đến trọn đời.

Hạnh Phượng quay lại, cô nhìn Điền hết sức ngán ngẩm. Quả Thật, cô không biết phải nói thế nào để hắn hiểu được rằng, không phải hắn có tiền rồi muốn gì cứ~ng được.

Nhưng Điền lại hiểu cái nhìn ấy theo nghĩa khác. Hắn nheo mắt với cô.

- Em cứ suy nghĩ lại đi. Miễn em đồng ý thì anh chờ đến bao lâu cũng được.

Nói xong, hắn lại cừơi hinh hích, tự tán thưởng cho câu nói mà hắn cho là ga lăng nhất với Hạnh Phượng.

Câu nói của Điền làm Hạnh Phượng tức đến mức chỉ muốn nhét giấy vào miệng hắn. Tay cô vô tình vung lên. Thấy ánh mắt đầy sửng sốt của anh ta, cô hay tay xuống quắc mắt, giọng gay gắt:

- Nói chuyện vói mấy người thiếu hiểu biết như anh chỉ tổ mất thời gian. Anh cứ đem mấy thứ tài sản ấy mà phát người khác. Tôi không có gì suy nghĩ lại cả. Đồ đầu óc tối tăm.

Sự cố gắng của Điền chỉ được có bấy nhiêu. Không tán tỉnh được Hạnh Phượng, hắn quay qua hâm dọa:

- đdồ ngốc! Có người tạo cơ hội để cô em sống nở mày, nở mặt với người ta mà cứ từ chối, nhưng cô em không thóat khỏi tay tôi đâu. Hãy chống mắt lên xem.

Hạnh Phượng cũng hất mặt lên, thách thức:

- Anh tưởng nói vậy rồi tôi sợ À. Anh cứ thử đụng đến tôi xem, anh Đông sẽ trừng trị anh như thế nào.

Như vừa chớp được điều gì lý thú, Điền nhìn cô, rồi bỗng bật cười ha hả:

- Cô em đã là người của thằng Đông rồi à? Sao không nói sớm mà cứ quanh co mãi, cứ nhu còn cao giá lắm vậy.

Hạnh Phượng cau mặt:

- Anh chỉ giỏi xuyên tạc thôi. Nhưng tôi và anh Đông chẳng có gì mờ ám. Tôi chẳng sợ gì những câu nói khó nghe của anh.

Gìang Điền vẫn tiếp tục cười, giọng cười thật đáng ghét. Hắn cố nói cho hết sự cay cú trong lòng:

- Có gì hay không thì hai người biết. Nhưng nếu cô em dựa vào thằng Đông để lên mặt kiêu kỳ với tôi l`a sai lắm. Mai mốt nó cứơi vợ thì cô mất trắng đấy. Sống bằng nghề này mà không biết lo xa.

Nói xong, hắn nhặt chiếc chìa khóa cẩn thận nhét vào túi ào, vuốt lại mái tóc rồi đi ra.

Hạnh Phượng tức giận tột cùng, nhưng không biết làm gì để trừng trị Điền được hiểu quả Nhất. Bởi cô không thể xử Hắn theo cách đã xử Với Nguyệt. Cô qúynh quáng bước đến, dừng chân trước mặt hắn, run run đe dọa:

- Mấy người không được nói năng như vậy với tôi. Nếu không xin lỗi thì tôi không để mấy người yên đâu.

Ánh mắt nảy lửa cùng hai ban tay đang nắm chặt cửa Hạnh Phượng làm Điền không khỏi thấy chồn chồn. Bởi hắn vốn nhát như thỏ, lại đã từng chứng kiến cách phản kháng quyết liệt của cô trong lần trước. Biết đâu cô gái này bảo vệ danh dự theo cách của “sư tử bảo vệ con” thì hắn cũng chẳng biết làm sao. Nhưng lỡ nói rồi, phải xin lỗi thì mất mặt quá. Hắn nhìn xung quanh xem có thể cầu cứu được ai không. Bất giác, hắn kêu lớn:

- Chủ Quán đâu rồi? Tiếp viên cư xử Kiểu này, mai mốt khách nào dám tới nữa.

Nghe Điền la, Hạnh Phượng hơi liếc vào trong. Lợi dụng khỏang khắc ấy, Điền lách người đi như chạy ra cửa.

Hạnh Phượng quay người lại, nhưng vẫn đứng yên, chỉ ném theo hắn cái nhìn khinh miệt. Cô lẩm bẩm:

- đồ hèn! Đồ chết tiệt!

Xe chạy đã khá xa, Điền mới dần dần lấy lại bình tỉnh. Và theo bản năng, hắn bắt đầu nguyền rủa Hạnh Phượng không tiếc lời. Nhưng nguyền rủa vẫn chưa hết tức, hắn phải làm cách nào để cô cũng phải lâm vào cảnh bẻ mặt như hắn vừa trãi qua thì hắn mới có thể vui lại được…

Một ý nghĩ vụt lóe lên trong đầu, Điền hí hửng quay đầu xe, chạy thẳng đến nhà bà Yến – mẹ của Giang Đông.

Ngay tối hôm ấy, Hạnh Phượng đang trên đường về thì hai người lạ mặt ập tới và lập tức, cô bị khống chế như trước. Cô kinh hãi đưa mắt tìm anh bảo vệ, nhưng chỉ thấy ánh mắt hốt hỏang, lúng túng của anh. Cô kêu lên:

- Sao anh không cứu tôi?

Anh bảo vệ gãi gãi đầu, nói ngập ngừng:

- đạ, không được. Tôi… không dám… thưa cô.

Vụt hiểu tình thế của mình, Hạnh Phượng tuyệt vọng. Cô cố vùng vẫy, nhưng với cách kềm người của họ, sự vung vẫy ấy chỉ làm cô đau đớn thêm.

Không cách này thì cách khác, Hạnh Phượng vụt la thật to, đặt hy vọng vào những ngôi nhà còn sáng đèn:

- Buông tôi ra! Mấy người là ai vậy? Cứu tôi… Cứu tôi…

Những món “vũ khí” duy nhất ấy đã bị họ xử Lý bằng một chiếc khăn và nhanh chóng đẩy cô vào một chiếc xe.

Ngồi thuc thu giữa hai tên anh chị mặt mày lạnh băng, Hạnh Phượng cố đóan xem họ đã làm theo lệnh của ai. Tú Anh? Thúy? Giang Điền?… Nhưng dù chủ Của họ là ai cũng không có quyền chận đường bức bách cô như vậy. Cô vừa tức, vừa sợ, nhưng vẫn ngồi yên, chuẩn bị tinh thần để đối phó với tình huống nguy hiểm sắp đến, nhất là với Giang Điền.

Xe dừng lại trong sân một ngôi nhà lớn. Hai tên lôi cô ra, mở trói, mở khăn rồi đưa cô vào một Căn phòng khách rộng thênh thang. Mọi vật bày biện trong phòng đều quý giá và sang trọng.

Một tiếng đằng hắng ở ghế xa lông làm Hạnh Phượng giật mình, quay lại. Và cô không khỏi ngạc nhiên khi thấy một phụ Nữ khá đẹp đang ngồi ở ghế xa lông. Bà ta cũng đang quan sát cô.

Không có Giang Điền trong phòng. Không có người để trút bỏ sự phẫn nộ đang phải kiềm chế. Hạnh Phượng don luon vào người phụ Nữ trước mắt dù chưa biết bà ta là ai.

Cô gườm gườm nhìn bà ta:

- Bà là ai vậy? Tôi không quen biết với bà, tại sao bà cho người cưỡng bức, đem tôi về đây?

Ng*ừoi phụ Nữ ra hiệu cho Hạnh Phượng ngồi xuống ghế. Một người làm đặt một ly nước cam vắt rồi lui ra. Thấy không bị đối xử Tàn tệ Như lần trước, Hạnh Phượng hơi yên tâm. Miễn không phải đối điện với Giang Điền hay Thúy là tốt rồi.

Khi chỉ còn lại hai người, người phụ Nữ mới lên tiếng giới thiệu:

- Tôi là mẹ Của Giang Đông. Còn cô là Hạnh Phượng, bạn gái của con trai tôi, phải không?

Giọng nói khoan thai, đỉnh đạc của bà làm mọi sự chuẩn bị của Hạnh Phượng như biến vào khoảng không. Cô gật đầu một cách máy móc:

- đạ, chào bà. Nhưng dù bà có là ai đi nữa, tôi cũng thấy không có lý do gì để ép buộc tôi đến đây.

Người phụ Nữ khóat tay:

- Cô bình tỉnh lại đã. Tôi có lý do để gặp cô đấy. Cô có biết thằng Đông sắp cứơi vợ không?

Hạnh Phượng gật đầu:

- Chuyện đó tôi có nghe.

- Vợ của nó là con của một gia đình có nhiều tiếng tăm, bản thân cũng có mấy bằng đại học, vừa đi du học ở Pháp về.

- Vâng. Nhưng những điều bà kể, có dính dáng gì đến tôi đâu.

Giọng người phụ Nữ dứt khóat:

- Tôi nói để cô biết rằng, đã đến lúc chấm dứt mối quan hệ Với thằng Đông như trước nay.

Bà ta càng nói, Hạnh Phượng càng ngạc nhiên. Cô tròn mắt nhìn bà:

- Bà nói gì, tôi không hiểu. Tôi đã quan hệ Với anh Giang Đông bao giờ?

- Tôi biết thằng Đông đã đối xử Rất tốt với cô, và cô có nhiều lý do để duy trì mối quan hệ Với nó. Từ giờ trở đi, tôi muốn thương lượng với cô để mọi việc giải quyết trong êm thắm. Thằng Đông không còn vướng bận gì cho đến lúc đám cứơi. Cô không phản đối chứ?

Cung cách của mẹ Giang Đông làm cho Hạnh Phượng không dám đớp chát như mọi ngày, nhưng cô cũng không thể giữ được sự ấm ức trong lòng. Cô nói nhanh:

- Tôi nghĩ bà có sự lầm lẫn rồi đây. Trước nay, tôi chưa bao giờ là bạn bè của anh Giang Đông.

- Tôi đã sống nhiều năm hon* cô, cũng tiếp xúc với nhiều lọai người rồi. Tốt nhất là chúng ta nên thẳng thắn với nhau. Tôi là người biết điều, cô không sợ Bị thiệt thòi đâu.

Hạnh Phượng tức quá, kêu lên:

- Nhưng tôi không có quan hệ Với anh Đông, đừng có nói oan cho tôi.

Nét mặt bà Yến lộ Vẻ phật ý, nhưng giọng nói vẫn ôn tồn:

- Người được quyền lớn tiếng ở đây không phải là cộ Bản thân tôi đã có thái độ Lịch sự với cô, cô cũng nên giữ lời một chút.

- Nhưng tôi bị Oan thì phải nói chứ. Bà đã không tìm hiểu rõ ràng, chỉ dùng uy quyền để ép buộc tôi thôi.

- Khi mời cô về đây, dĩ nhiên tôi đã có những thông tin về cô rồi. Tôi tin vào sự phán đóan của chính mình. Những cô bạn gái của Giang Đông trước nay đều bằng lòng với cách giải quyết của tôi và họ đã thực hiện lời hứa rồi đấy.

Bà Yến dung loi, mở xách tay lấy ra một phong bì dày cộm, đặt trứơc mặt cô:

- đdây là một số tiền, nếu khéo vun vén, cô sẽ tổ Chức được một cuộc sống đàng hòang, lương thiện, ổn đỉnh đến suốt đời đấy.

Hạnh Phượng nhìn xấp tiền trên bàn rồi nhìn vẻ mặt tự mãn của bà Yến. Rõ ràng bà đã kín đáo buông lời đe dọa cô, nhưng cô cốc cần, bởi cô chẳng làm điều gì sai quấy như bà nghĩ.

Thấy cái nhìn của cô, bà Yến kín đáo mim cười:

- Nếu cô mở ra xem thì thấy tôi không hẹp hòi chút nào. Cô cứ tự nhiên.

Hạnh Phượng gật đầu, cô nói thật nhã nhặn:

- Tôi thành thật cám ơn sự biết điều của bà. Nhưng bà cũng nên biết một điều, tôi không phải là bạn gái của anh Đông. Và dù không có số tiền này, lâu nay tôi cũng đã giữ mối quan hệ Bạn bè với anh ta rồi.

Lời thanh minh của Hạnh Phượng lại được bà Yến hiểu theo nghĩa khác, bà cười nhạt:

- Cô khá lắm, nhưng cô không hiểu biết hơn tôi đâu. Những cô gái trước đã bằng lòng với sự sắp đặt của tôi và cô cũng phải như vậy, không hơn được.

Hạnh Phượng nhổm người lên, cô để mặc những ý nghĩ trong đầu được tuôn ra thỏa thích ra sao thì ra:

- Bà không được nói vậy với tôi. Mấy người đừng tưởng có nhiều tiền rồi muốn nói sao, người khác cũng phải nghe, làm gì người khác cũng phải chịu. Có thể số tiền này không nhỏ, nhưng cũng không đủ để mua được danh dự Của tôi đâu. Không tin, bà cứ hỏi anh Dong, xem có phải tôi đã từ chối một ngôi nhà của anh ta vì những điều kiện đi kèm theo.

Thái độ Phản kháng quyết liệt của Hạnh Phượng khiến bà Yến hơi chùng lại. Nhưng bà vẫn yên lặng, không biểu hiện gì. Mãi một lúc sau, bà mới chậm rãi buông từng tiếng, giọng đanh đảnh:

- Cô từ chối những tiện nghi cùng những điều kiện của thằng Đông vì cô đặt nhiều tham vọng, muốn đoạt được những vị Trí cao hơn. Nhưng cô nhìn lại mình xem, thằng Đông có bay bướm, nhưng nó không đến nỗi mù quáng đâu. Nó đã bằng lòng cưới người mà gia đình sắp đặt thì cô cũng nên biết vị Trí của mình.

- Nhưng bà đa vơ đũa cả nắm. Không phải ai cũng thiếu tự trọng như bà nghĩ.

Nét mặt bà Yến chợt sa sầm, không còn giữ được thái độ Điềm tỉnh như ban đầu vì sự bướng bỉnh của Hạnh Phượng. Đôi mắt bà ánh lên một sự tức giận đến hung dữ. Bà nói qua kẽ răng:

- Cô thật là ngoan cố. Cô có lường trước hậu quả khi tôi nổi giận không?

- Vậy bà có nghĩ đến sự tức giận của tôi trước những lời lẽ xúc phạm, vu khống của bà không? Tôi chỉ yêu cầu bà hiểu đúng sự thật, chứ có cần tiền của bà đâu. Thật ra, tôi cũng rất bực mình vì những phiền phức xung quanh anh Đông. Tôi đã thóat ra, nhưng mọi người cứ hiểu lầm, cả bà cũng vậy.

Càng nói, càng hăng. Hạnh Phượng không để ý ánh mắt của bà Yến đã chuyển từ hung dữ đến độc ác. Bà gằn giọng:

- Cô là người đầu tiên có thái độ Như vậy với tôi đấy. Tôi đã nói ngọt, cô không nghe. Đợi tôi ra tay thì đã muộn, cô gái à.

Hạnh Phượng chống chọi đến cùng:

- Bà bảo rằng, bà là người hiểu biết. Nhưng thực tế bà cũng chỉ biết dùng quyền hành và tiền bạc để đạt được những điều bà muốn, chứ bà có biết lẽ phải đâu. Bộ bà tưởng bà giàu đến suốt đời à?

Thấy bà ta điên tiết nhìn mình, Hạnh Phương cũng hất mặt lên nhìn trả. Cách lý giải theo đồng tiền của bà ta khiến cô chẳng giữ được chút tôn kính lúc đầu. Cô thoáng hả hê khi thấy mặt bà ta chuyển từ đỏ bừng rồi tái nhợt.

Cả hai nhìn nhau không biết bao lâu. Cuối cùng, bà Yên kêu lớn:

- Đưa cô ta ra ngoài!

Lập tức, sau cánh cửa, hai người lúc nãy bước ra. Mỗi người một bên kè cô đi. Một tên không quen nhặt lấy phong bì, nói nhỏ:

- Cái này là của cô rồi, đừng để bà ấy phật ý.

Hạnh Phương rất muốn quăng xấp tiền lại, nhưng hai tay đã bị kè chặt, cô đành đi theo họ ra ngoài.

Đợi chiếc xe chạy ra khỏi cổng, Giang Điền từ phòng bên cạnh bước qua, ngồi xuống ghế xa lông:

- Dì thấy tôi nói có sai không? Con nhỏ này chằn lắm.

- Nhưng tôi thấy cô ta không có vẻ sành sỏi như những cô gái khác.

Giang Điền bĩu môi:

- Cô ta chỉ làm bộ thế thôi, chứ ai lại chê tiền. Dì cương quyết như vậy là hay lắm.

Ba Yên chợt hỏi:

- À! Nó bảo thằng Đông cho nó một căn nhà mà nó không lấy, có đúng vậy không?

- Nó cũng nói với tôi như vậy, nhưng hơi đâu dì tin.

- Tự nhiên cô ta lại đi nói với cậu những chuyện như vậy à?

Đôi mắt Giang Điền chợt đảo đi nơi khác. Hắn ấp úng, nhưng cũng trả lời một cách thành thật:

- Đâu có tự nhiên. Tôi đã cho nó chiếc xe, nó bĩu môi chê ít, bảo thằng Đông cho nó nhiều gấp mấy mà nó còn không thèm. Nó nói nó không phải là gái bao.

Bà Yên không khỏi nhăn mặt vì cách nói thô thiển của Giang Điền, bởi ít nhiều cũng đã động chạm đến thanh danh của bà. Bà nói xằng:

- Biết đâu chừng cô ta nói đúng, và cậu vì không chinh phục được cô ta nên mới nhờ tay tôi. Rõ là… chỉ được nước xúc xiểm sau lưng, vậy mà cũng là đàn ông sao?

Bị bà Yên công kích bất ngờ, lại nói đúng ý nghĩ đen tối trong đầu, Điền trở nên lúng túng như gà mắc tóc. Hắn rất ghét ai nói đổng đến những yếu điểm của mình. Nhưng cũng biết mình không đủ khả năng đối phó những tình huống ngoài dự định, nhất là đối với bà mẹ kế khôn ngoan, sắc sảo này, Giang Điền đứng lên, nói lảng:

- Thôi, tôi về. Tôi đến để nhắc nhở dì đế đi để ý đến thằng Đông. Nó tiêu xài hoang phí quá đến núi cũng phải lở, nói gì đến tiền của ba tôi. Vả lại, nó sắp cưới vợ rồi. Dì không quản lý nó chặt chẻ để nhà ấy biết chuyện lăng nhăng của nó, không chừng dì mất cả chì lẫn chài.

Lời lẽ của Giang Điền lại khiến bà Yên nổi giận thật sự, bà quắc mạt:

- Cám ơn, việc tôi làm, tôi biết. Cậu chừa mẹ con tôi ra khỏi khoản ấy đi.

Giang Điền hoảng hốt xua tay:

- Đâu có. Tôi đâu có ý nói dì. Tôi chỉ nói thằng Đông thôi. Thôi, tôi về.

Vừa nói, Điền vừa lùi ra của. Bà Yên ném theo hắn cái nhìn bực tức. Rồi lại quay ra ôm hận vì đã chưa tìm hiểu kỹ đã vội tin lời hắn để xảy ra chuyện không hay với Hạnh Phương.

Nghĩ đến Hạnh Phương, bất giác bà lại thở dài. Có lẽ cô ta trung thực hơn Điền, bởi cảch phản ứng quyết liệt của cô khi bị bà đánh đống với những cô gái từng trải khác. Còn họ, dù không muốn, nhưng lúc nào cũng tỏ ra phục tùng bà.

Hai tên tay chân của bà Yên bỏ Hạnh Phương xuống gần chổ cô làm rồi phóng vụt đi. Tuy lúc về, họ không trói cô nữa, nhưng sự bực tức vẫn còn đeo đẳng trong lòng. Cô ném theo họ cái nhìn căm ghét cùng vô số những lời nguyền rủa. Uớc gì cô được một phép màu, cô sẽ bắt họ chịu ngay những sự sĩ nhục mà cô đã phải chịu.

Một chiếc xe trợt tới trước mặt rồi đứng lại. Lần này đúng là tay chân của Giang Điền rồi. Hạnh Phương cảm thấy tim cô như ngừng đập đến nơi. Cô hốt hoảng đưa tay ôm ngực. Và theo phản xạ, cô quay đầu bỏ chạy, nhưng người ngồi trong xe đã nhanh chân hơn. Anh ta tóm được tay cô kéo lại, vừa nói nhỏ:

- Đừng sợ, là anh đây. Đông đây.

Nghe tiếng Giang Đông, Hạnh Phương chưa tin hẳn là mình gặp anh, cô ngước nhìn Giang Đông chầm chầm.

Nhìn ánh mắt hoảng loạn của Hạnh Phương, Giang Đông cảm thấy xót xa như chính anh đang gặp chuyện ghê gớm vậy. Anh dịu dàng ấn đầu cô tựa vào vai, vổ về nhè nhẹ, vừa thì thầm trấn an:

- Em hết sợ chưa?

Cảm giác được chở che sau những căng thẳng tột cùng khiến Hạnh Phương gần như kiệt sức. Cô gục hẳn vào vai Đông, oà khóc nức nở. Đông nhẹ nhàng dìu cô ngồi vào xe, giọng anh thật êm ái:

- Em bình tĩnh lại đi. Anh đến để xin lỗi em vì chuyện không hay lúc nãy.

- Xin lỗi làm gì, chỉ cần anh và gia đình anh để tôi yên ổn là tôi mừng rồi. Tại sao gia đình anh, ai cũng tự cho mình quyền “khủng bố” hết vậy?

- Chắc em sợ lắm hả? Vậy đừng nhớ đến nó nữa nghe.

Giọng Giang Đông đầy xót xa, nhưng lúc này, Hạnh Phương không còn tâm trí để suy nghĩ nhiều. Cô cao giọng:

- Việc gì tôi phải sợ họ. Tôi chỉ tức thôi. Chuyện anh cưới vợ thì mặc kệ anh, liên quan gì đến tôi mà gia đình anh bắt tôi đến đe dọa đủ chuyện vậy?

Cơn uất ức lại dâng lên, Hạnh Phương lại bật khóc tức tưởi. Giang Đông chẳng nói gì, chỉ rút khăn tay đưa cho cô, và cô cầm lấy như hiển nhiên là phải như vậy. Mùi nước hoa thoang thoảng trong chiếc khăn làm cô thấy dễ chịu, thoải mái. Đợi tiếng “hức, hức” thưa dần rồi dứt hẳn, Giang Đông mới quay qua cộ Đông nâng mặt cô lên bằng một ngón tay.

- Không ngờ em cũng có nhiều nước mắt đến vậy. Nhưng có thật là chuyện anh cưới vợ, không làm em bận tâm chút nào sao?

- Tại sao tôi phải bận tâm chứ?

Và nhớ ra, cô nói thêm:

- Cũng có, tại vì nó liên quan đến tôi.

- Liên quan thế nào?

- Đấy! Bị gia đình anh “khủng bố” như vậy, không liên quan sao? Tôi không hiểu tại sao nhà anh lại cứ nhè tôi mà hăm dọa, làm như có tôi thì anh không cưới vợ vậy, trong khi tôi có làm gì đâu chứ.

- Em đừng bận tậm. Mẹ anh cũng làm như vậy với một số người.

- Tôi biết rồi, nhưng họ là bạn gái của anh, còn tôi thì không. Mẹ anh phải lịch sự một chút chứ. Đâu phải chỉ áp dụng công thức là đúng.

Giang Đông không nói gì, chỉ lẳng lặng nổ máy xe. Hạnh Phương hốt hoảng:

- Anh đi đâu vậy?

- Đi một vòng cho em khuây khỏa.

Hạnh Phương không đồng tình, nhưng cũng không phản đối. Bởi cô biết có về nhà cô cũng sẽ trằn trọc rất lâu đê tức.

- Anh Giang Điền đã đề nghị em những gì vậy?

Giang Đông lên tiếng phá tan sự yên lặng. Nghe nhắc đến Giang Điền, Hạnh Phương lại thấy tức ấm ách. Cô không nén được sự bực bội:

- Cũng như anh trước kia vậy. Anh ta đòi tặng tôi một số tiện nghi.

- Tại sao em từ chối?

- Tôi không ưa mấy kẻ hợm mình.

- Vậy nếu người khác tặng, em có nhận không?

- Không ai tặng không một thứ gì cả. Còn tôi thì không thích mang tình cảm ra đổi chác.

Giang Đông không hỏi nửa, cũng không nhìn cộ Hạnh Phương cũng quen với vẻ mặt im lìm của anh. Cô ngã đầu vào thành xe, nhắm mắt lại.

- Em mệt lắm à?

- Không. Tôi thư giãn.

Nghĩ ngơi một lúc, Hạnh Phương lên tiếng:

- Sao anh biết anh Điền đã đến tìm tôi?

Môi Giang Đông hơi nhếch lên, chưa nở thành nụ cười thì đã mím lại như cũ:

- Không nghĩ ra à? Em không nhớ lúc nào cũng có người bảo vệ em sao?

- Ừ nhỉ.

Nhắc đến người bảo vệ, Hạnh Phương lại ngồi thẳng lên, giọng không giấu sự bất mãn:

- À! Còn người bảo vệ của anh đấy, tôi không nhớ nữa. Có anh ta, tôi cũng có tránh được chuyện phiền phức nào đâu.

- Em nên thông cảm cho tụi nó. Nếu em gặp người của anh Điền thì khác. Còn đằng này… nó có giỏi đến mấy cũng đâu dám chống lại mẹ anh.

Cách giải thích của Giang Đông làm Hạnh Phương hơi bị bất ngờ, hụt hẫng, đồng thời lại thấy khâm phục cách xử lý rạch ròi của anh. Nhưng cũng không vì thế mà cô chấp nhận việc bị người khác áp chế như vừa rồi. Cô nhăn mặt:

- Nhưng ai sống cũng phải tuân theo pháp luật chứ. Càng lớn thì phải càng hiểu rõ điều ấy. Nếu ai cũng sử dụng quyền hành theo kiểu nhà anh, chắc thiên hạ chết hết quá.

Giang Đông bỗng mĩm cười, nét mặt anh thoáng vẻ mềm mại, tinh nghich. Anh hơi nghiêng đầu nhìn cô:

- Còn ấm ức lắm phải không? Tại em cả đấy.

- Tại tôi à?

- Chứ còn gì nữa. Nếu em đồng ý với những đề nghị của anh Điền thì chuyện rắc rối đâu đã xảy ra.

Hạnh Phương quay phắt lại:

- Anh không đùa đấy chứ? Đối với người như Giang Điền, tôi không “tùng xẻo” anh ta ra thì thôi, làm gì có chuyện đồng ý.

- Em ghét anh Điền lắm sao?

- Còn hơn cả ghét nữa. Người gì thô thiển, ngang ngược không biết chút lịch sự. Chỉ xứng đáng nhận những lời nguyền rủa thì có.

Nghe giọng nói gay gắt cùng ánh mắt cứ lóe lên nỗi căm tức như minh họa cho tâm trạng của Hạnh Phương khi nói về Giang Điền, Giang Đông lại liên tưởng nếu định mệnh trớ trêu, sắp đặt cả hai với nhau thì trời đất sẽ như thế nào? Bất giác, anh mĩm cười.

- Anh cười gì vậy? Tôi thấy chẳng có gì đáng để anh cười cả.

Âm sắc trong giọng nói của Hạnh Phương chứng tỏ cô đang rất bất bình với nụ cười không đúng lúc của Giang Đông, nhưng anh không thấy phật ý khi chịu sự ức chế có phần quá đáng ấy.

- Em có nhận thấy không? Anh luôn là người giải quyết mọi chuyện rắc rối của em.

Hạnh Phương thấy cách lập luận đó đúng, nhưng có vẻ ngang như cuạ Cô lắc đầu:

- Không đúng thế, anh chỉ dàn xếp để người nhà của anh đỡ gặp phiền hà thôi. Bởi những rắc rối của tôi chỉ toàn do gia đình anh gây ra cả. Anh không can thiệp thì cả nhà anh sẽ mang tiếng.

Cách lập luận của Hạnh Phương khiến Giang Đông hơi khựng lại. Chưa có cô gái nào dám nói thẳng về gia đình anh như cô cả. Tuy không hài lòng, nhưng cũng không thể bắt bẻ được cộ Nụ cười trên môi vụt tắt ngầm.

Nhìn vẻ mặt trở nên đâm chiêu của Giang Đông, Hạnh Phương lại thấy bất mãn. Gia đình anh đã gây cho cô bao phen kinh hoảng đến vậy mà anh lại tỏ vẻ bực mình khi cô phản kháng. Chẳng lẽ cô cứ sống trong cảnh nơm nớp lo sợ những hành động bất thường của họ, và liệu Giang Đông có đủ kiên nhẫn để theo sau họ ma dàn xếp mãi hay không?

Càng nghĩ, càng tức kinh khủng, Hạnh Phương bậm môi quay đi, cô ngăn cảm giác uất nghẹn đang dâng đầy. Cô nói mà không ngoảnh lại:

- Cám ơn sự quan tâm của anh, nhưng anh cho tôi xuống đây đi.

Giang Đông cho xe chạy chậm lại, giọng ngạc nhiên:

- Em sao vậy? Có chuyện gì à?

- Không, chẳng có chuyện gì cả.

Giang Đông quay vai cô lại. Tư nhiên Giang Đông ngồi thẳng lên, giọng nói cũng dịu dàng như ánh mắt của anh lúc nãy:

- Không có gì sao lại đầy nước mắt vậy?

Hạnh Phương không chút quanh co, cô tuôn ra ngay sự phận uất đầy ủ trong đầu:

- Tôi rất tiếc vì đã đặt lòng tin không đúng chổ. Tôi không đòi hỏi anh đối xử tốt với tôi, nhưng ít ra anh cũng trả cho tôi xự công bằng. Còn đằng này, đến phản kháng khi bị người ta vu oan, tôi cũng không có quyền. Anh cuối cùng cũng chỉ là một người máu lạnh thôi.

Giang Đông thở ra nhè nhẹ, rồi quay đi, dường như để cô không thấy anh cười:

- Còn gì nữa không?

- Còn cũng không thèm nói. Anh cho tôi xuống đi.

- Rồi em sẽ về bằng cách nào?

- Mặc tôi. Không có anh, tôi vẫn sống và còn sống yên ổn nữa là đằng khác.

Giang Đông như chẳng màng đến tâm trạng bực tức của Hạnh Phương. Anh vẫn cho xe chạy theo ý mình. Vòng vèo mấy con đường, Giang Đông mới lên tiếng, chậm rãi từng lời:

- Em có thấy giải quyết mỗi chuyện bằng lời nói sẽ hiệu quả hơn dùng nước mắt nhiều không?

Lại còn phê phán cô nữa à? Hạnh Phương quay ngoắt lại, nhưng cô vừa mở miệng thì Giang Đông đã ngăn lại, tiếp tục giọng giễu cợt:

- Muốn đòi lại công bằng cũng có nhiều cách, sao em lại chọn cách dỡ nhất vậy?

Lời nói của Giang Đông làm Hạnh Phương thấy tự ái lẫn chút hoang mang, tò mò. Không hiểu anh nói thật hay chỉ trêu cộ Chẳng lẽ anh sẽ giúp cô như những lần trước, bất chấp mọi đối tượng.

Nếu Đông chịu giúp thì còn lo gì bị thiệt thòi nữa. Hạnh Phương mừng khắp khởi, nhưng bỗng đâm ra lo âu. Cô nói ngay:

- Nhưng tôi không còn tin anh nữa. Làm ơn dừng xe lại đi.

Giang Đông hơi nhướng mặt:

- Rất tiếc, trước giờ tôi chỉ làm theo ý nghĩ của tôi thôi. Tôi muốn đưa cô về tận nhà.

Hạnh Phương không trả lời. Cô nhìn nhìn vẻ mặt lầm lì của Đông rồi bất chợt nhích lại gần anh. Đông chưa kịp hiểu chuyện gì thì cô đã chồm người tới, bẻ ngoạt tay lái vào lề và đạp vào chân thắng của anh. Tiếng bánh xe rít lên ken két trên đường làm cô cũng sợ đến xanh mặt. Giang Đông rít lên:

- Cô làm gì vậy? Có biết là rất nguy hiểm không?

Hạnh Phương sợ muốn đứng tim, nhưng cố làm ra vẻ cứng cỏi:

- Tại anh ngoan cố. Ai bảo anh…

- Thôi đủ rồi. Ngồi yên đó đi! Lần sau đừng dại dột như vậy nữa.

Giang Đông cố nén giận, cho xe trở xuống lòng đường. Hạnh Phương cũng ngồi yên hết dám liều lĩnh như lúc nãy.

Khi xe dừng lại trước hẻm nhà, cô tự động mở cửa bước xuống xe, rồi đi vòng qua đầu xe với dáng điệu hăm hở.

Giang Đông ngồi yên, đưa mắt nhìn cô như chờ:

- Còn chuyện gì nữa?

Hạnh Phương bậm môi, nói rành rọt từng tiếng, miệng bẻ cong theo từng chữ được nhả ra:

- Good bye, no see you again.

Giang Đông cười phá lên, rồi bẻ lại với những câu tiếng Anh pha trộn:

- Không khi nào, sẽ “see you again” vào một ngày đẹp trời, cô bé à.

Lập tức, môi Hạnh Phương cũng cong lên, đầu nghênh nghếch.

- Không bao giờ.

Cô quay ngoặt người trở vào liền, Đông nói với theo:

- Hẹn gặp lại nhé.

Hạnh Phương dừng lại, rồi quay người về phía anh. Đông thích thú chờ xem cô sẽ nói thế nào, nhưng cô chỉ “xí” một tiếng rồi quay ngoắt người bỏ chạy vào hẻm. Bỏ mặc anh nhìn theo với nụ cười lơ lửng trên môi.

Xe vừa lăn bánh thì có tiếng Hạnh Phương gọi giật:

- Ấy khoan! Chờ tôi một chút.

Cô hấp tấp vừa đi, vưa chạy trở ra. Vòng qua chổ Giang Đông, cô rút trong giỏ ra chiếc phong bì của bà Yên chìa trước mặt Đông:

- Số tiền này, mẹ anh mua sự tự do cho anh đấy, nhưng tôi khồng cần đâu. Không có nó, tôi cũng đâu liên quan gì đến tự do của anh.

Mặt Giang Đông vụt tối đi, cả giọng nói cũng trở nên gay gắt:

- Mẹ anh đã cho thì em cứ giữ. Nó không ảnh hưởng gì đến danh dự hay uy tín của em cả. Tự ái đặt không đúng chỗ, cũng không hay lắm đâu.

Hạnh Phương lắc đầu, cô thả phong bì trên tay lại:

- Tiền thì tôi cũng cần đấy, nhưng không phải của tôi thì tôi không giữ. Chỉ cần sự giải thích của anh thôi.

Nói xong, cô chạy biến vào hẻm, và lần này thì mất hẳn.

Đang nu(?a nằm, nửa ngồi xem đấu quyền anh, thấy Giang Đông lụng thụng bước vào, biết ngay lý do để Đông đến vào giờ này, Giang Điền luống cuống chống tay ngồi dậy, lên giọng kẻ cả lấy lại tinh thần:

- Sao vào mà không gõ cửa? Phép lịch sự của mày đâu rồi?

Giang Đông lừ mắt nhìn anh ta, rồi đến đứng trước mặt anh, gằn giọng:

- Tôi đã nói, anh không được động đến Hạnh Phương, sao anh vẫn khuấy phá cô ta vậy?

Dù đã chuẩn bị tinh thần, Giang Điền vẫn thoáng lúng túng khi bị hỏi. Anh ta hất mặt, cố nói cứng:

- Vì … đó là chuyện riêng của tao, mày không có quyền hạch hỏi.

- Anh sống thế nào, tôi không nói, nhưng cấm anh không được động đến cô ấy, Tôi nói mấy lần rồi, anh nghe không?

- Nó đâu phải là tình nhân của mày, càng không phải là vợ, mày lấy quyền gì cấm tao?

- Không nói nhiều. Anh còn bén mảng đến gây phiền phức cho cô ấy thì sẽ không yên thân với tôi.

- Rồi mày làm gì tao? Mày thích nó thì tao cũng có quyền thích chứ. Mà mày sắp có vợ rồi, đeo bồng tơ tưởng tới nó coi sao được. Còn tao thì chẳng vương bận gì, tao thích ai thì lui tới với người đó, vậy thôi.

Giang Điền thở phào. Giải thích như thế thì Giang Đông còn lý do gì để bắt bẻ nữa. Hắn khoan khoái tự thưởng cho mình một ly rượu, nhưng chưa kịp uống thì ly rượu đã nằm gọn trong tay Giang Đông. Giang Điền nhăn mặt:

- Mày làm gì vậy?

- Anh bảo thích cô ta, sao còn đặt điều nói oan cho cô ấy với mẹ tôi?

Đông nói nhẹ nhàng, nhưng Điền thấy lo lắng. Bởi trước nay, Đông vốn không phải tay lơ mơ mà chuyện này lại dính đến bà Yến. Điền liếc nhanh Giang Đông, cố lấy giọng hững hờ:

- Nó đã nói gì với mày? Chỉ nghe nó kể lể khóc lóc một chút mà mày đối xử với tao như vậy đó hả? Chính nó mới là người vu khống đấy. Đồ rắn cái!

- Không dám thừa nhận việc làm của mình lại đung đẩy cho một cô gái, thật đáng mặt nam nhi đấy.

- Còn mày cũng đâu hơn gì mà mỉa mai tao. Để con nhỏ chạy bàn điều khiển như cái máy mà cứ lên mặt ta đây.

- Nếu còn nói năng kiểu đó, anh sẽ bị nện ngay đấy.

- Mày dọa tao à? Con nhỏ đó cũng đâu có hiền. Nó ăn nói nghênh ngang, đến dì Yến cũng không nể sao mày không dám động đến, lại vẻ đương oai điệu võ với tao?

Không nghe Giang Đông trả lời, Điền vẫn cảnh giác, nhưng miệng vẫn lải nhải:

- Tao đã đối xử biết điều với nó, nhưng nó cứ khinh khỉnh. Nếu mày không tôn thờ nó quá, làm sao nó dám lên mặt làm cao với tao. Nó đã không biết lễ phép thì tao phải trừng trị nó chứ.

Giang Đông nhếch môi, khinh khỉnh:

- Nếu Hạnh Phương có lỗi với anh, tại sao anh không trực tiếp giải quyết với cô ấy mà phải qua tay mẹ tôi, trong khi cả hai đều không biết nhau? – Giọng Giang Đông trở nên gay gắt – Tất cùng mọi chuyện bực bội đều do anh mà ra cả. Tôi không cần biết anh nghĩ gì. Trong ngày mai, anh phải đến xin lỗi mẹ tôi và giải thích mọi chuyện, và nhớ là phải bỏ thói hay thêu dệt đi. Nếu không thì tôi sẽ không để yên cho anh nữa.

Biết Giang Đông đã nói thế thì sẽ động tay đến hắn, Điền cao giọng:

- Mày mê muội quá rồi, hết biết suy nghĩ hay sao? Bồ mày xúc phạm đến dì Yến thì mày phải xử nó chứ, sao lại đổ hết cho tao vậy?

Đông không khỏi cau mày với câu nói như đàn bà của ông anh. Giọng anh rắn đanh:

- So với tính hay thêu dệt của anh thì như thế là rất nhẹ tay đấy. Anh nến nhớ trước nay tôi không nói suông. Anh sẽ không được nhân nhượng đến lần thứ ba đâu. Nếu cứ tiếp tục theo quấy nhiễu vào việc của tôi, thì người mất trắng chính là anh đấy. Anh biết chuyện gì xảy ra khi việc này tới tai ba chứ?

Nói xong, Giang Đông quay người đi ra cửa, mặt Giang Điền đang há hốc trên ghế. Vẫn dáng điệu như mọi ngày mà Giang Điền thấy thằng em như cao hơn, to hơn, đường bệ hơn.

Hơn ai hết, Giang Điền biết rất rõ giá trị của Giang Đông, nên dù rất ghét Điền vẫn phải thừa nhận Đông có tài và nhất là rất có uy tín với ông Hoàng. Và hắn cũng đủ biết rằng, vụ bê bối này mà đến tai ông Hoàng thì người bị khiển trách chắc chắn sẽ là hắn chứ không ai khác.

Giang Điền rầu rĩ chống tay. Hết nhìn lên trần nhà lại nhìn ra cửa, cố moi óc tìm biện pháp nào để vừa giải quyết được vấn đề vừa giữ được danh dự không phải bị tơi tả hơn.

CHƯƠNG 7

S

au khi cân nhắc, chọn lựa cuối cùng ông bà Thanh Thông cùng quyết định sẽ tổ chức tiệc cưới cho Thúy Ái ở nhà hàng Giang Đông. Vừa dễ thắt chặt thêm mối quan hệ vốn đã thân thiết giữa hai gia đình, vừa tạo điều kiện để Thuy San và Giang Đông có cơ hội tiếp xúc nhau hơn.

Với những lý do đặc biệt như thế nên mọi khâu chuẩn bị đều được Giang Đông xem xét tỉ mỉ đến từng chi tiết, nhất là cách bài trí trong phòng việc.

Sau những nghi thức trang trọng, căn phòng lại trở nên ồn ào, huyên náo hẳn lên bởi những âm thanh đặc biệt của tiệc cưới.

Nhìn cô dâu lộng lẫy, tươi tắn bên cạnh chú rể khi đến từng bàn chào khách, niềm hạnh phúc ngời ngời trong mắt, mọi người đều muốn bày tỏ tâm trạng hân hoan qua những lời chúc mừng hạnh phúc. Điều đó càng làm cho ông bà Thanh Thông thêm hãnh diện.

Tháp tùng theo Thuy Ai và anh rể đến từng bàn là Thuy San. Khuôn mặt cô cũng được trang điểm cẩn thận không kém cô dâu, bởi cô đang làm phù dâu cho chị, và nhất là đi bên cạnh cô luôn có Giang Đông. Sự lịch lãm, ân cần của anh khiến cô thực sự hãnh diện và nụ cười còn rạng rỡ hơn cả cô dâu.

Tiếng chạm ly, tiếng chúc tụng, tiếng vỗ tay cứ vang vang, đầy ắp trong phòng tiệc, tạo nên bầu không khí hết sức tưng bừng. Tự nhiên, trong không khí rộn rã ấy, Thuy San cảm thấy như những lời chúc tụng ấy có phần dành cho cô.

Gần cuối buổi tiệc Thuy San mạnh dạn kéo tay Giang Đông đến chỗ bạn bè cô. Tuy không thể chính thức giới thiệu với mọi người, Giang Đông là vị hôn phu của tớ, nhưng một chữ “bạn trai” cũng được Thuy San nhắc đến một cách trịnh trọng và hãnh diện.

Tuyết Hướng kéo tay Thuy San lại gần, nói nhỏ đủ … cả bàn cùng nghe:

- Hôm nay, San đẹp lắm! Anh Đông cũng vậy. Hai người có phải được sinh ra theo lời hẹn ước không vậy?

Một tràng pháo tay sôi nổi vang lên, tán thưởng cho câu nói khá văn vẻ của Hương. Giang Đông cũng gật đầu, nhã nhặn:

- Hương nói rất hay, và nghĩ mình sẽ rất khó quên sự nhiệt tình của các bạn trong buổi tiệc này.

Câu nói cùng thái độ bặt thiệp của Giang Đông lại châm ngòi cho những tiếng cười thoải mái. Ánh Như từ phía đối diện nói với sẵng:

- Hôm nay uống rượu mừng của chị Thuy Ai rồi bao giờ đến Thuy San đây? Chúng tôi rất mong đấy.

- Nhất định phải có mặt Dương Kha này nghe.

- Cả Quyên nữa.

- Vũ nữa …

Cứ mỗi người một câu, ai cũng tranh nhau nói và nói lớn một chút để tiếng của mình được nghe rõ hơn. Trong không khí tưng bừng này, mọi người đến quên bẵng tuổi tác và địa vị xã hội của mình để vui hết mình trong cuộc gặp mặt. Minh Tâm nâng ly lên, nói một cách trịnh trọng:

- Trước tiên, cho phép Tâm chúc mừng cô dâu, chú rể. Kế đến là chúc Thuy San sớm đến ngày này. Lúc đó, nhớ gửi thiệp đầy đủ cho bạn bè đấy.

Những lời chúc tụng, tiếng chậm ly, tiếng vỗ tay, và cả tiếng nhạc dìu dặt cứ như có men, có cánh, khiến cảm giác lâng lâng, ngây ngất cứ mỗi lúc một tăng thêm trong lòng Thuy San. Cô sung sướng đón nhận tất cả như đón nhận sư chăm sóc ân cần, hoàn hảo của Giang Đông. Và trong một thoáng hưng phấn, cô hình dung đến ngày chính cô sẽ mặc chiếc áo cô dâu đi bên cạnh Giang Đông giữa những lời chúc mừng, những tiếng vỗ tay … Chắc sẽ tuyệt vời lắm.

Thuy San bật chợt nhìn Giang Đông và bắt gặp Giang Đông cũng đang nhìn mình. Trong ánh mắt ấy, không chỉ riêng cả hai, mà mọi người đều hiểu rằng, ngày cưới của họ sẽ chẳng còn xa.

Các khách mời đã lần lượt ra về, phòng tiệc không còn cảnh tưng bừng, huyên náo, những dư âm cuộc vui vẫn đầy ắp trong lòng mỗi người. Một buổi tiệc thành công hơn cả mong đợi.

Giang Đông cho dọn một bàn đặc biệt, mời gia đình ông Thành Thông, bởi anh biết “mọi người đều bận lo tiếp khách chứ chưa ai ăn gì”. Cách giải thích hết sức đơn giản, nhưng qua giọng nói chân tình của Giang Đông, mọi người đều thấy không thể từ chối. Và với thói quen giao tiếp, anh chăm sóc mỗi người chu đáo đến nỗi người trước nay nổi tiếng khó tính và kiêu kỳ như mẹ Thuy San cũng cảm thấy hài lòng.

Nhìn Giang Đông ân cần, kiên nhẫn, dỗ dành Thuy San chịu ăn hết những thức ăn anh gấp vào chén cô, bà Thanh Thong thực sự hãnh diện. Bà thấy tương lai của con gái cũng như hiện ra trước mắt. Rực rỡ và bóng ngời như nhan sắc của cô. Bà nhìn qua phía bà Giang Hoang:

- Lo xong cho con chị, tôi nhẹ cả người đấy chị. Giờ còn con em. Hay anh chị cũng chọn ngày cho Thuy San và cậu Đông làm lễ đính hôn luôn đi. Đến sang năm sẽ cưới.

Đó là dự định của hai gia đình, nhưng sự gợi ý của bà Thanh Thong làm câu chuyện rộn rã chợt khựng lại. Thuy San cũng bằng lòng, nhưng vẫn thấy có điều gì không ổn. Nếu để bên gia đình ông Hoàng nói điều đó thì hay hơn. Cô ngượng ngùng:

- Sao mẹ lại nói thế?

Chỉ có Giang Điền hưởng ứng nhiệt tình, bởi đó là điều anh ta vẫn luôn mong đợi. Giang Điền liếc mắt nhìn Giang Đông rồi quay qua ông Hoàng:

- Bác Thông nói thật hợp lý, phải không ba? Con thấy Giang Đông và Thuy San có vẻ tâm đầu ý hợp, cưới nhau là phải rồi.

Ông Hoàng gật gật đầu, nhưng nụ cười hơi gượng gạo sau ánh mắt trao đổi vội vàng với bà Yến:

- Tất nhiên rồi. Chỉ cần có câu quyết định là chúng ta sẽ kết thông gia ngay. Chúng tôi cũng mong ngày ấy đến sơm sớm.

Bà Thanh Thong không để ý đến cách nói có phần xã giao của ông Hoàng. Bởi bà luôn nghĩ được bà đồng ý gả Thuy San thì chỉ có vinh hạnh. Và cười thật tươi:

- Thuy San nhà tôi đã có nhiều đối tượng ngấp nghé rồi, cũng sáng giá lắm. Nhưng chúng tôi muốn dành ưu tiên cho cậu Đông. Dù sao, hai gia đình chúng ta đã có nhiều điểm tương đồng hơn.

Một lần nữa, mọi người lại đưa mắt nhìn nhau sau câu nói của bà Thanh Thong, Thúy Ái và Minh Quân rời khỏi chỗ ngồi, đến sau lưng mẹ, nói nhỏ nhẹ:

- Ba, mẹ! Tụi con về trước nghe. Xin phép hai bác.

Cả hai gật đầu chào mọi người trong bàn rồi nhẹ nhàng đi ra. Thuy San đâm ái ngại với sự khoe khoang lộ liễu ấy. Cô liếc nhanh qua Giang Đông, tò mò muốn biết ý nghĩ của anh, nhưng Giang Đông vẫn bình thường. Khuôn mặt đẹp và cương nghị ấy chẳng biểu lộ một thái độ nào, dù là rất nhỏ. Và cô lại thấy yên tâm với thái độ đàn ông ấy.

Sau bữa ăn, Giang Đông xin phép được đưa Thuy San về. Dĩ nhiên lời đề nghị ấy được ông bà Thanh Thong đồng ý tức khắc. Cả hai chào mọi người rồi đi ra, và họ được tiễn bằng những ánh mắt tràn trề hy vọng, nhất là Giang Điền.

CHƯƠNG 8

- E

m có muốn đi một vòng rồi mới về nhà không?

Giang Đông hỏi một cách lịch sự khi cả hai ngồi vào xe. Tất nhiên là Thúy San rất bằng lòng, bởi cô vẫn mong có dịp gặp riêng anh từ sau ngày cô về. Nhưng cỗ cũng không dám “ừ” ngay, vì các tiểu thư đều phải như vậy.

Giang Đông sửa lại kính chiếu hậu và mỉm cười với Thúy San trong ấy:

- Đdi với anh mà cũng suy nghĩ sao?

Thúy San nghiêng đầu kiểu cách:

- Tùy anh.

Giang Đông cũng bật cười. Anh định nói điều gì rồi lại lắc lắc đầu.

Xe đã ra khỏi thành phố lâu rồi mà mỗi người vẫn nghĩ một hướng. Sự yên lặng làm Thúy San phát chán. Cô bắt đầu sót ruột, nhưng không thể không đợi anh mở lời, nhưng càng đợi càng chán. Thúy San đành lên tiếng:

- Anh đang nghĩ gì vậy?

Giang Đông mỉm cười:

- Anh đang nghĩ, qua những đoạn đường vắng thế này, em có thấy sợ cái gì không? Như sợ ma chẳng hạn?

Câu đùa dí dỏm của Giang Đông làm Thúy San mỉm cười, rồi bật cười khúc khích. Thì ra anh đang nghĩ về cô. Ít ra cũng phải thế chứ. Với vẻ mặt căng thẳng thế kia chắc là đang chọn cách để tiếp cận cô đây. Thúy San quay lại nhìn Giang Đông đầy xúc cảm:

- Vậy mà em tưởng anh đang nghĩ về lời đề nghị của mẹ em.

Biết Thúy San muốn đề cập đến chuyện hôn nhân, Giang Đông cười mỉm:

- Còn em thì thế nào?

- Tùy anh.

- Em không có ý kiền gì sao?

Ánh mắt Thúy San được chuyển xuống giữa hai mũi giày. Cô nói thật đoan trang.

- Em tôn trọng quyết định của ba me.

- Em ngoan hơn anh nghĩ đấy. Riêng anh cũng thấy mẹ em nói đúng, nhưng chưa phải lúc.

Thúy San quay phắt lại, nhìn sững Giang Đông. Cô không lường được sẽ nghe một câu như vậy từ anh. Anh chàng đã tỏ ra rất lịch lãm đó sao. Nếu anh có ý kiến ngược lại, cũng phải nói thế nào cho lịch sự chứ. Cô mím môi:

- Em chưa hiểu ý anh.

- Có gì đâu. Theo sự sắp đặt của người lớn, chúng ta rồi sẽ kết hôn với nhau. Nhưng em có thấy chúng ta chưa hiểu gì về nhau không?

- Nhưng chúng ta đã nghe kể rất nhiều về nhau. Em nghĩ, mình cũng có nhiều điểm tương đồng.

- Tìm hiểu một người chỉ qua những lời kể của người khác, liệu có chính xác không em?

- Anh nói vậy nghĩa là sao?

- Có nghĩa là em nên tìm hiểu đủ mọi khía cạnh rồi hãy quyết định, điều đó có lợi cho em hơn. Em thử hình dung xem. Nếu những thông tin về anh hoàn toàn tùy thuộc vào trạng thái tình cảm của người kể, thì làm sao em biết được em sẽ có một người chồng như thế nào.

Cách nói và cả thái độ tỉnh táo của Giang Đông gây cho Thúy San cảm giác thật khó chịu. Cô cứ như đang rớt xuống từ những đám mây. Bắt đầu là đám mây màu xanh, rồi hồng, rồi trắng và bây giờ là xám. Không chừng lại đến mây đen cũng nên. Thúy San không khỏi hoang mang và hụt hẫng.

Lẽ ra anh phải nói chuyện theo hướng gợi ý của cô chứ. Anh phải thể hiện những đặc tính của bản thân, những hiểu biết về mọi lĩnh vực đời sống, văn hóa của mình để cô so sánh, cân nhắc xem có nên nể phục anh hay không và nể phục ở mức độ nào nữa. Lẽ ra anh phải hứa hẹn những cuộc picnic, những đêm dạ hội tưng bừng, những chuyến du lịch thật lãng mạn. Phải chiều chuộng, săn sóc cô từng ly, từng tí như những người khác vẫn làm để đổi những nụ cười của cô. Đằng này …

Thúy San thật sự thất vọng và tức giận, bởi thái độ săn đón của anh đã tạo cho cô một nếp nghĩ rắng: Cô hiển nhiên là người trong mộng của anh. Cô là viên ngọc quý giá, tinh xảo mà anh luôn phải nâng niu gìn giữ. Thế mà …

Lần đầu tiên phải nghe những lời không đúng ý nguyện, Thúy San bực tức đến uất cả người. Trước nay, có ai dám nói với cô những lời thẳng thắn đến vậy đâu, mà chỉ có cô mới có quyền quyết định sự sống còn hoặc tuổi thọ của những mối quan hệ. Vốn đã quen sống trong nhung lụa, đến cả lời nói cũng được bộc nhung. Vậy mà Giang Đông, người được xem như là ý trung nhân của cô lại có những lời lẽ thiếu tế nhị như thế, làm sao chấp nhận nổi.

Càng nghĩ càng tức kinh khủng. Thúy San hất bậm môi, ngẩng đầu rồi thở hắt ra, đến ngồi thẳng đơ, mắt không nhìn thẳng về phía trước. Bằng mọi cách, cô biểu hiện sự khó chịu trong lòng, và Giang Đông hãy liệu tìm cách để cô vui vẻ trở lại. Nhưng ngồi hơi lâu mà Giang Đông vẫn chăm chú lái xe, như thể không có một Thúy San bên cạnh vậy.

Không cách này được thì cách khác. Nhất định Giang Đông phải mở lời xoa dịu cơn giận đang ngút trời mong cô, chứ cô không thể xuống xe với tâm trạng ấm ức cứ đeo đẳng trong lòng. Thúy San nhắm nghiền hai mắt, ngã vật vào thành ghế, cô để hai đầu chân mày càng gần nhau càng tốt.

Quả nhiên, Đông đã quay lại nhìn cô. Và sự lo lắng lại đầy ắp trong giọng nói và cả trong ánh mắt của anh:

- Thúy San! Em làm sao vậy? Em mệt hả?

Thúy San cũng đáp lại bằng giọng nhẹ như gió, được nhắt ra từng đoạn:

- Vâng … Em thấy hơi khó chịu … Có lẽ bị choáng.

Giang Đông lập tức tấp xe vào lề. Anh kéo cần gạt cho thành ghế ngã ra một chút. Rất tự nhiên, anh nhẹ nhàng nâng đầu Thúy San và sửa lại ngay ngắn. Giang Đông nói dịu dàng:

- Có lẽ em đã mệt suốt ngày, lại bị gió lạnh thế này. Em uống một chút trà nóng nhé.

Thúy San không trả lời, nhưng cô vẫn nghe tiếng lạch cạch và Giang Dong đưa đầu lên, dỗ dành:

- Em cố uống nóng đi, rồi sẽ hết choáng ngây thôi.

Thúy San hơi ngẩng lên, uống từng ngụm nhỏ. Vừa thưởng thức hương trà, vừa tận hưởng cảm giác được ấp ủ trong vòng tay êm ái, mạnh mẽ của Giang Đông.

Đông kiên nhẫn cho Thúy San uống hết ly nước. Anh mỉm cười, nhẹ giọng nói:

- Em thấy thế nào? Có đỡ hơn không?

Thúy San gật đầu nhè nhẹ, như thế nếu gạt mạnh chút nữa thì các đốt xương ở cô sẽ rã rời cả ra vậy.

Giang Đông nhích tay ra, đặt đầu Thúy San trở lại thành ghế. Cử chỉ ấy lại làm Thúy San phật ý, nhưng cô không thể nằm lâu hơn trước mặt Giang Đông, và ly trà nóng càng làm cô tỉnh táo. Thúy San bèn chống tay ngồi dậy.

Giang Đông khoát tay nhức an:

- Nếu còn mệt thì em nằm chút nữa đi.

- Thôi, em đỡ rồi. Tính em quen hoạt động, nằm khó chịu lắm.

Cô ngồi ngay ngắn lại, vẻ mặt trở lại cáu kỉnh ngầm như lúc nãy.

- Nói tiếp chuyện lúc nãy chứ, anh?

Giang Đông cười nhẹ:

- Tùy em.

- Em muốn anh giải thích.

- Em thắc mắc chuyện gì?

- Tại sao anh không đáp lại sự ưu ái của mẹ em?

Giang Đông nghiêng đầu nhìn cô, ánh mắt không tình tứ chút nào, nhưng giọng vẫn ngọt lự:

- Anh rất cảm động về thiện ý của gia đình em, nhưng anh chỉ quan tâm đến ý nghĩ, tình cảm của em đối với bản thân anh.

Thúy San liếc Giang Đông một cái rồi quay nhìn ra cửa. Thật không tưởng tượng cô sẽ nghe câu nói có phần sỗ sàng ấy từ anh, một người bặt thiệp, hoàn hảo nhất mà cô đã gặp.

Không nghe Thúy San trả lời, Giang Đông nói tiếp:

- Trong ánh mắt mọi người, chúng ta rồi sẽ tiến đến hôn nhân. Chẳng lẽ em không muốn cùng xây dựng với anh một cuộc hôn nhân tốt đẹp sao? Và anh nghĩ những điều tốt đẹp luôn bắt đầu bằng sự hiểu biết giữa hai tâm hồn đồng điệu. Trong khi thực tế, chúng ta chưa hiểu gì về nhau, em lại từ chối những điều sơ đẳng ấy. Chỉ châm chút vào những nghi thức kết nối lâu dài. Liệu sự kết nối chồng chềnh ấy rồi có kết quả lâu dài như mong muốn hay không?

Môi Thúy San đã hơi trề ra. Cô sẽ không quen và không thích nghe ai lên lớp mình về bất cứ điều gì. Mà Đông cứ nói say sưa những điều lẩm cẩm người ta chỉ nói với nhau ở thế kỷ trước. Thúy San không khỏi thấy thất vọng và chán nản. Không ngờ gia đình lại chọn chỗ có một đức ông chồng lạc hậu, bảo thủ đến vậy.

Và cô hiểu rằng mình đã chủ quan, ảo tưởng. Giang Đông không phải mẫu người con trai cho co dễ dàng điều khiển. Và những cử chỉ ga lăng trước giờ không phải là biểu hiện của tình cảm, mà chỉ là tính cách lịch sự thừa mứa của anh.

Chet tiet su hao hoa thua mua do dị No lam cho con gai de chet hon la lam cho ho hanh phuc.

- Anh đang chờ ý kiến của em. Có lẽ mình nên bàn lại, xem có cần vội vã làm theo lời người lớn không?

Mắt Thúy San nghếch lên, kiêu kỳ:

- Nãy giờ em chĩ đùa với anh thôi, làm gì có chuyện em để mình bị trói buộc sớm vậy. Em cần phải lựa chọn giữa anh và vài người đang muốn tiến tới với em.

Mắt Giang Đông khẽ nhướng lên rồi trở lại vẻ bình thường. Anh hiểu ngay tâm lý của cô tiểu thư kiêu kỳ này. Cô đã bị xúc phạm vì sự từ chối của anh và thà chết còn hơn thừa nhận nó.

Những cô gái như thế chỉ có thể thích hợp vai trò người yêu để được chiều chuộng, cô sẽ không quen hy sinh cho gia đình. Đó là điều anh rất dị ứng.

Tuy vậy, anh vẫn rất lịch sự:

- Một cô gái hoàn mỹ như em, tất nhiên phải đắn đo vì có quá nhiều người đeo đuổi. Anh cảm thấy thiếu tự tin quá.

Nét mặt Thúy San vô tình tươi lên, thỏa mãn thầm. Ít ra Giang Đông cũng biết đánh giá cao giá trị của cô chứ.

Giả vờ như không quan tâm đến điều anh nói, cô ngả đầu ra sau nệm, khẽ nhắm mắt lại:

- Em mệt quá, cho em về đi.

- Thật tiếc là em đã cắt ngang buổi tối được ở bên em.

Giang Đông nói một cách ngọt ngào. Cách nói mà anh biết bất cứ cô gái nào cũng hài lòng dù biết hay không biết đó là câu nói trên môi.

Đưa Thúy San về xong, anh cũng về nhà. Bà Yến vẫn còn thức và đang ngồi ở ghế xa lông đọc báo. Thấy anh, bà xếp tờ báo xuống bàn, nhìn anh dò hỏi và chờ đợi.

Nhưng Đông chỉ chào bà rồi đi thẳng lên lầu. Bà đành lên tiếng:

- Sao về sớm vậy con? Đi chơi vui không?

- Mẹ chưa ngủ sao?

Bà Yến đon đả:

- Mẹ chờ con. Sao, con thấy Thúy San thế nào?

Đông quay lại ngồi xuống ghế, đáp lừng chừng:

- Con cũng thấy như mẹ vậy. Thúy San xinh đẹp, thông minh, nhạy bén … Nói chung có nhiều ưu điểm, nhưng nếu để làm thư ký riêng cho giám đốc thì hay hơn.

- Con nói sao, mẹ chưa hiểu?

- Con chỉ có nhận xét bên ngoài thôi, chưa nghĩ gì mẹ a.

- Rồi con quyết định thế nào? – Bà Yến nóng ruột.

- Con cần có thời gian.

Bà Yến lắc đầu:

- Mẹ đã tìm hiểu kỹ rồi, và thấy Thúy San là một cơ hội tốt, con không nên chần chừ.

- Nhưng hôn nhân thì phải có tình yêu chứ mẹ. Còn tụi con chỉ mới biết nhau thôi.

- Thì con cứ cưới trước đi. Với một cô gái có nhiều ưu điểm như Thúy San, mẹ tin chắc hai đứa sẽ hạnh phúc.

Giang Đông hơi cúi xuống. Tự nhiên anh thấy chán ngán với đề tài này. Nhưng bà Yến chẳng lưu ý đến thái độ ấy. Vì điều bận tâm của bà là làm cách nào để đám cưới giữa Giang Đông và Thúy San được tổ chức càng sớm càng tốt.

- Trong một số bạn gái của con, mẹ chỉ chọn có mỗi Thúy San. Nó không chỉ hợp với con mà hợp với gia đình nữa. Thúy San có khả năng lẫn điều kiện để giúp con phát triển công việc làm ăn. Con phải nghĩ đến tương lai nữa chứ.

- Có thể Thúy San rất vừa ý mẹ, nhưng chúng con không hợp nhau. Mà con thì không thể cưới một người con không hề yêu. Chuyện hôn nhân là chuyện của riêng con, mẹ cứ để con tự quyết định.

- Đdó không còn là việc của riêng con mà là danh dự của hai gia đình. Mẹ không đồng ý việc con từ chối Thúy San.

Giang Đông ngồi yên, vẻ mặt im lìm không thể dò xét. Một lát sau, lời nói mới bật ra qua hai hàm răng cắn chặt:

- Nếu mẹ chỉ cần một con rối thì con sẽ diễn. Chỉ yêu cầu diễn ở mức độ giới hạn thôi, mẹ a.

Bà Yến cau mày. Dù đã biết tính Giang Dong, bà cũng không ngờ anh phản ứng gay gắt vậy. Nhưng bà chỉ cắt được nỗi lo về tính bay bướm của Đông khi anh cưới Thúy San. Bà cố khơi gợi:

- Sao con lại nói vậy? Chính con cũng tỏ ra có cảm tình với nó kia mà.

- Con không hiểu con đã làm gì để mẹ nghĩ như vậy.

Bà Yến bắt đầu tức lên:

- Mẹ biết. Mẹ biết con luôn lịch sự với con gái đẹp, nhưng mẹ không muốn con áp dụng nó với Thúy San. Không được đánh đồng nó với đám con gái kia.

- Con cũng không có ý nghĩ đó.

- Nhưng con có công nhận Thúy San hơn hẳn đám con gai bu lấy con không?

- Vâng, con cũng thấy vậy.

- Thấy vậy thì đừng có coi thường nó.

- Con tuyệt đối không có ý nghĩ đó. Không ai có thể coi thường một người như cô cả.

- Biết vậy thì tốt. Mẹ cũng tin là con không ngốc đến nỗi để mình mất giá.

Đông khẽ cau mày:

- Thế nào là mất giá hả mẹ?

- Đdừng hỏi do mẹ. Mẹ sẽ rất thất vọng nếu vợ của con không cùng tầng lớp với mình. Nói vậy, con đủ hiểu rồi.

Giang Đông đứng dậy:

- Con mệt quá. Mẹ ngủ bây giờ chưa?

Biết không chế được thằng con trai bướng bỉnh của mình, bà Yên đành tự nhủ sẽ đợi dịp khác. Bà gật đầu một cách bực dọc:

- Con lên ngủ đi.

Bà nhìn theo chờ đến tận lúc Đông đi khuất trên lầu, vẻ mặt đầy phiền muộn. Khi Thúy San về nước, bà đã hy vọng rất nhiều về cuộc hôn nhân của anh, nhưng xem ra, tính bay bướm thừa hưởng của cha không làm anh thay đổi. Và bà trở lại sự lo lắng mỏi mệt đeo đẳng.

Mấy ngày sau, bà không hề nhắc lại chuyện đó, Đông cũng làm thinh cho qua. Không biết anh đã quên hay tránh né chuyện đám cưới của mình.

Chiều nay, bà qua thăm bà Thông. Trong lúc ngồi ở phòng khách chờ chủ nhà thì cô tiểu thư thứ hai về đến. Thấy bà, Thúy San vừa có vẻ mừng, vừa như muốn tránh né. Bà bèn chủ động gọi cô lại:

- Ngồi cho bac hỏi chút đi con.

- Dạ.

Thúy San đến ngồi xuống chiếc ghế vuông góc, giọng cô khá niềm nở:

- Bác qua chơi với mẹ con à?

- Ừ. San bác muốn thăm con luôn. Con đi đâu về vậy?

- Dạ, đi mua ít đồ, nhưng con còn để ngoài xe.

- Con định sẽ làm gì? Làm cho công ty của ba con hay lập công ty riêng?

- Dạ, con cũng chưa biết nữa. Có lẽ con sẽ làm một cái gì đó độc lập cho con. Một công ty riêng chẳng hạn.

Đôi mắt bà Yến loé lên như nãy ra ý định gì đó, nhưng không hề nói ra. Bà mỉm cười lãng chuyện:

- Mấy hôm nay, con có gặp thằng Đông không?

- Dạ không.

- Chắc nó bận quá nên không đến con được.

- Con nghĩ anh ấy không thích ghé đây, nên con cũng không gọi điện cho ảnh.

Bà Yến đặt nhẹ tay lên tay Thúy San, cử chỉ vừa thân mật, vừa an ủi:

- Sao con lại nghĩ như vậy? Con thế này, có chàng trai nào lại không muốn làm quen. Thằng Đông nhà bác cũng không tránh được tâm lý đó đâu.

Thúy San chưa kịp trả lời thì bà Thông đi xuống, thái độ thật niềm nỡ:

- Hôm nay rồng đến nhà tôm đây, thật là mừng. Trưa nay, chị Ở lại ăn trưa nhe.

- Cám ơn chị.

Có mẹ xuống, Thúy San định đứng lên, nhưng bà Yến đã giữ cô lại:

- Ngồi đây đi con. Bác chứ có phải ai lạ đâu mà giữ kẽ.

- Dạ.

Bà Yến quay qua bà Thông:

- Chị có hai cô gái thật là xuất sắc. Cho tôi được một đứa thôi, tôi cũng thấy phúc đức.

- Chị nói vậy mà quên mất cậu quý tử của chị rồi. Tôi mà có đứa con trai như Giang Đông nhà chị, tôi cũng thấy hạnh phúc.

Bà Yến cười một cách ý nghĩa:

- Chuyện con trai tôi trở thành con của chị cũng có thể thực hiện được vậy, đúng không Thúy San?

Thúy San hiểu ngay, cô cố giấu tâm trạng hồ hởi, và nói chậm rãi:

- Dạ, con cũng không biết nữa.

Bà Thông thì gật đầu sốt sắng:

- Được như vậy thì tốt quá. Thúy San về nhà chị là tôi yên tâm nhất.

Thúy San nhìn bà với vẻ trách móc:

- Mẹ nói kỳ quá. Bộ con rẻ đến mức để người ta chọn mình sao? Con cũng có sự chọn lựa của con vậy.

Bà Yến hơi chùng lại, nhưng cũng cười xoà:

- Cũng đúng thôi. Các cô thời đại bây giờ có tài năng thì phải hãnh diện về bản thân mình chứ, đâu có thụ động như phụ nữ thời xưa. Con chọn thằng Đông nhà bác là nó cũng có phúc rồi.

Thúy San nhìn xuống tay mình, ngầm giấu nụ cười mãn nguyện. Giang Đông đã không quỳ lụy cô, thì ít ra mẹ anh ta cũng đánh giá đúng giá trị của cô chứ.

Bà Yến nói như gợi ý:

- Lúc này, bác nghe Thúy San bảo muốn lập một công ty riêng, bác thấy ý đó hay lắm. Thế con có quyết định chưa?

Bà quay qua bà Thông:

- Nó dám nghĩ, dám làm như vậy, giỏi quá, phải không chị? Lúc bằng tuổi nó, tôi không được như vậy đâu.

Bà Thông có vẻ hãnh diện:

- Nó nói với tôi rồi, nhưng tôi còn do dự lắm, sợ nó chưa đủ sức.

- Nếu sợ thì chúng ta hùn hạp vậy. Thằng Đông nhà tôi định ra công ty du lịch, không biết con có thích đầu tư ngành đó không, Thúy San?

Thúy San nghiêng đầu nghĩ ngợi. Thật ra, cô không có ý định kinh doanh du lịch, nhưng nếu cô cùng công việc với Giang Đông thì cô đồng ý một cách nhiệt tình. Việc gần gũi anh có thể kiểm soát được đời tư của anh là điều thu hút cô không ít. Nhưng cô không muốn thừa nhận mình bị quyến rũ bởi tên con trai cao ngạo kín đáo đó. Thế là cô nói như thờ ơ.

- Để con suy nghĩ lại, bác ạ. Con thích kinh doanh cái gì có tầm cỡ một chút.

- Thằng Đông nhà bác cũng không thích làm chuyện co con đâu.

Thấy vẻ mặt nghĩ ngợi của Thúy San, bà Yến biết tỏng tâm lý của cô tiểu thư kiêu kỳ này. Con bé không cưỡng nỗi trước mẫu người lịch thiệp như Giang Đông. Điều đó làm bà thích cô hơn.

Nhưng Giang Đông không phải dễ điều khiển. Nếu bà mở miệng yêu cầu, chắc chắn anh sẽ gạt phắt ngay vì cho là bà cố ý áp đặt, gán ghép.

Bà bèn gợi ý với Thúy San:

- Sao con không thử đề nghị với thằng Đông xem. Nhưng cứ coi như đó là sự đề nghị hùn hạp, đừng nói là bác có ý kiến. Coi như bác không biết chuyện này đi.

Thúy San rất thông minh trong chuyện này, cô hiểu xa hơn những gì bà Yến nói. Và cô ngầm cám ơn sự động viên của bà, nhưng tính kiêu hãnh không cho phép cô thừa nhận nó. Cô nói một cách thờ ơ:

- Dạ, để con tính lại xem.

Bà Yến mĩm cười, động viên:

- Cố gắng suy nghĩ chuyện này, nhé con. Bác bảo đảm làm việc với con trai bác, con sẽ không thất vọng đâu.

- Dạ.

Bà Yến ở lại nói chuyện với bà Thông một lát rồi đứng lên ra về. Trước khi ra cổng, bà còn nhắc lại đề nghị lúc nãy một cách nhiệt tình khiến Thúy San thấy hội lòng thêm.
Khi hai mẹ con trở vào nhà, bà Thông nói với vẻ mặt hài lòng:
- Xem ra bà ấy có vẻ thích con quá.
- Nhưng bà ấy thích hay không đâu có quan trọng bằng anh Giang Đông.
Bà Thông nói một cách hãnh diện:
- Con như thế này, có ai dư sức dửng dưng với con chứ? Cái cậu công tử ấy không phải đã phải lòng con sao? Thấy nó săn đón con, mẹ cũng hơi coi thường nó, phải chi nó cũng tây một chút.
- Cũng tây là sao hở mẹ?
- Thì… có nghĩa là phải bản lĩnh một chút. Con trai mà mới thấy con gái đẹp đã quỳ lụy như thế, yếu quá. Nhưng không sao, thằng đó cũng khá, so với mấy đứa đeo đuổi con, mẹ thấy nó trội hơn cả.
Thúy San cười nũng nịu:
- Mẹ đánh giá con gái mẹ cao quá rồi. Coi chừng mẹ chủ quan đó nha.
- Chủ quan thế nào được? Con gái như con ở xã hội bây giờ cũng là còn hiếm đấy.
Thúy San chợt nín thinh. Cách hãnh diện của bà làm cô hơi chột dạ. Bà bảo Giang Đông thiếu bản lĩnh khi đổ gục vì cô, nhưng bà đâu có biết những biểu hiện đó anh ta tặng cho tất cả các cô gái vừa mắt. Còn trái tim anh thì do anh ta làm chủ.
Mà trách gì mẹ, ngay cả cô cũng bị lầm lẫn đấy thôi.
Bất giác, cô thở dài một mình. Nếu mà Giang Đông không thích cô, chắc cô xấu hổ với tất cả mọi người. Tự nhiên cô thấy giận mình, vì đã bị quyến rũ vì con người đào hoa đó.
Mấy hôm sau, khi mẹ nhắc đến chuyện kết hợp mở công ty với Giang Đông, cô đều tìm cách nói lảng đi. Còn bà thì không hiểu và tách cô kiêu kỳ. Sự trách móc pha lẫn hãnh diện mà cô hiểu rất rõ vì bà tự hào về cô.
Chiều nay, Thúy San vào chợ một mình. Cô đang đứng ngắm chiếc áo trong cửa hiệu thì nghe một giọng nói quen thuộc phía sau mình:
- Nó đẹp đó, rất hợp với làn da của em.
Thúy San giật mình quay lại. Và ngoài ý muốn, tự nhiên cô cười lên khi thấy Giang Đông. Cô chưa kịp hỏi thì anh đã khoát tay:
- Em vào đây.
Thúy San lên tiếng:
- Sao anh biết em ở đây? Anh đi đâu vậy?
Giang Đông không trả lời, anh bảo cô bán hàng lấy chiếc áo xuống. Thúy San vội cản lại:
- Anh định mua à?
- Anh nghĩ em mặc sẽ rất đẹp và anh muốn tặng em.
- Rủi em mặc không đẹp thì sao?
- Không thể có chuyện đó đâu.
Đông nói một cách âu yếm, thân mật tự nhiên và cũng với thái độ tự nhiên đó, anh cầm chiếc túi cô bán hàng đưa, đặt nó vào tay Thúy San, rồi quầy quả trả tiền.
Dù không muốn, Thúy San cũng thấy cảm động, xao xuyến. Cảm giác xao xuyến rất thường tình khi đón nhận sự quan tâm của một người mà mình thích.
Khi đi ra đường, cô hỏi cắc cớ:
- Tại sao anh mua nó vậy? Mua dễ dàng như muốn giúp đỡ cô bán hàng, cô ta quen với anh à?
- Anh muốn giúp cô ta thì ít, mà muốn làm em vui thì nhiều. Anh nghĩ, nếu anh tặng thì em sẽ có ấn tượng với chiếc áo đó hơn.
- Anh ga lăng như thế, em nghĩ chắc bạn gái anh, ai cũng nhờ tình cảm của anh.
Giang Đông cười chứ không trả lời. Hình như anh luôn biết cách ngưng lại đúng lúc để tránh né, mặc người khác muốn hiểu sao thì hiểu.
Thúy San cũng không nôn yêu để phải gặng hỏi. Cô mỉm cười duyên dáng:
- Anh đi đâu vậy?
- Đi công việc, tình cờ thấy em nên anh ghé vào. Xe anh để đằng kia, để anh đưa em về nhà.
- Em gặp anh may thật. Em đã định đi tắc xi về đó.
- Rất hân hạnh được phục vụ em.
Mặc dù đã tự nhủ: những câu nói như thế anh ta không dành cho riêng ai, nhưng Thúy San vẫn không thể không mềm lòng. Chưa có ai có cách nói ngọt lịm như thế, tự nhiên thế. Hình như anh ta sinh ra là để làm cho con gái có giấc mơ đẹp, mà bản lãnh như cô cũng không thoát nổi.
Đến chỗ đậu xe, Giang Đông mở cửa cho Thúy San, rồi đi vòng qua ngồi vào tay lái. Anh bắt đầu gợi chuyện:
- Anh nghe bác Thông bảo em định lập một công ty riêng, phải không?
Thúy San buột miệng:
- Sao anh biết?
- Anh đã nói rồi, bác trai nói với anh mà.
- À! Em quên. Em đãng trí quá.
- Sao không làm việc cho ba em mà lại độc lập như vậy. Em mới ra trường, có lẽ chưa có kinh nghiệm nhiều đâu, làm việc cho gia đình thì hay hơn.
- Tại sao anh khuyên em như vậy? Anh nghĩ gì khi nói như thế?
Giang Đông lắc đầu:
- Không nghĩ gì cả, thấy trước mắt thì nói vậy thôi. Nói vậy, không có nghĩa là anh đánh giá thấp khả năng của em. Anh chỉ sợ cho em thôi.
- Sợ em làm không được? Sợ em làm thất thoát tiền của gia đình em?
Giang Đông nhún vai:
- Hoàn toàn không phải. Ngại em vấp ngã thì hơn.
- Cám ơn anh lắm.
- Tại sao cám ơn?
- Thì ai tốt với mình, mình phải cám ơn chứ sao? Anh tốt đẹp thật đó.
- Đừng đánh giá anh tốt như vậy, tiểu thư ạ. Không phải chỉ mình anh mà bất cứ ai cũng sẽ nói với em như vậy.
Thúy San đăm chiêu:
- Anh biết không? Em rất thích đầu tư vào ngành du lịch, nhưng em biết mình còn yếu kém lắm. Nếu anh đầu tư thêm vào khách sạn của anh thì anh lập công ty đi, cho em làm với.
Giang Đông nhướng mắt:
- Sao lại trùng hợp vậy? Anh đang có ý định đó, có điều chưa tiến hành bây giờ.
- Sao vậy anh?
- Anh còn bận vài việc chưa giải quyết. Vả lại, đang tìm người có thể thay anh điều hành công ty.
- Nếu anh không chê, thì em cũng có thể là ứng cử viên triển vọng nhất.
- OK.
- Sao anh đồng ý dễ dàng vậy?
- Vì em nằm trong tiêu chuẩn của anh, còn phải chọn lựa nữa sao?
“Nằm trong tiêu chuẩn của anh”. Thúy San lẩn thẩn nghĩ một mình. Cô muốn hỏi đó là tiêu chuẩn nào? Để trở thành người bạn đời hay chỉ là một công sư?
Bất giác, cô nhớ lại cuộc nói chuyện trước. Đông đã thẳng thắn nói lên ý nghĩ của anh và yêu cầu cô để hai người có thời gian tìm hiểu. Biết đâu đây là ý định để anh tìm hiểu cô.
Ý nghĩ đó làm cô trở nên tự tin hơn. Thật ra, Đông cũng ran như vậy mà co mẹ Chứ nếu anh săn đón vồn vập, chắc cô sẽ coi thường anh hơn.
Giang Đông hơi nghiêng đầu nhìn nét mặt tư lự của Thúy San:
- Nghĩ gì vậy? Phân vân có nên hợp tác với anh không hả?
Mặt Thúy San hơi hếch lên:
- Chuyện đó chắc không xảy ra đâu. Em sẽ không để bất cứ ai độc tài với mình.
- Còn anh thì không thích áp bức phụ nữ. Có thể yên tâm chưa?
- Phải kiểm nghiệm trong thực tế mới yên tâm được.
Giang Đông bật cười:
- Xin mời em.
Thúy San cũng cười, nhưng trong lòng cảm thấy không vui. Cuộc nói chuyện lần trước kết thúc không theo ý cộ Cô muốn nhắc về đám cưới, nhưng hình như Giang Đông không để ý, hoặc cố ý tránh né cũng nên.
Bất giác, cô mím môi kiêu kỳ với ý nghĩ, rồi một ngày nào đó, cô bắt Giang Đông phải khốn đốn mà cầu xin cô chấp nhận anh. Cô sẽ bắt anh trả giá cho sự vô tình của mình.

24/5/2015
Hoàng Thu Dung
Theo https://isach.info/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cái còn lại hóa cái không

Cái còn lại hóa cái không Nhà thơ Tạ Bá Hương vừa được kết nạp hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 2022. Anh tốt nghiệp Khóa 7 Trường Viết v...