Màu hoa hạnh phúc 1
CHƯƠNG 1
Buổi sáng trời còn đầy hơi sương. Thành phố như còn mơ màng ngủ,
sau một đêm chìm trong tĩnh lặng. Ở xứ sở sương mù này, không khí luôn bàng bạc
vẻ hư thực, như một cô thiếu nữ dịu dàng trầm lặng.
Con đường trước trường đại học vắng ngắt. Thỉnh thoảng vài
sinh viên đi bộ tới trường. Rồi khuất bóng giữa đồi thông cao khuất tầm mắt.
Đối diện với trường là quán café rất vắng người. Trong quán hầu
như chỉ có một thanh niên ngồi ở bàn sát tường. Trầm ngâm nhìn ra ngoài. Anh có
dáng cao dong dỏng, phong cách toát lên vẻ nghệ sĩ, nhưng cách ăn mặc và cử chỉ
thì nghiêm trang pha vẻ đạo mạo. Trước mặt anh là ly café đã nguội. Khói thuốc
lãng đãng hoà vào hơi sương như không bay lên nổi.
Chợt từ ngoài cửa, một nhóm ba cô gái đi vào. Chưa thấy mặt
đã nghe tiếng cười trong trẻo vọng tới. Rồi các cô ùa vào tìm một bàn trống. Ai
cũng giành ngồi phía trong để chống cái lạnh. Và có năm phút sau ba cô mới ổn định
được chỗ ngồi.
Cô phục vụ đi về phía bàn:
- Mấy em gọi gì?
Hồng Thảo nhanh nhảu:
- Cho một café phin, pha ít café và đường nhiêu nghen chị.
Cô nàng đưa mắt qua Anh Thư:
- Gọi đi mi.
Anh Thư ngước lên nhìn chị ta:
- Ở đây có nước gì hả chị?
Cô phục vụ nói một hơi:
- Café, cam, chanh, sữa đậu, nước ngọt...
Anh Thư làm ra vẻ nghe, rồi ngắt lời:
- Khoan khoan, chị lui về trước ba thứ đi, nước ngọt rồi thứ
gì nữa:
Hồng Thảo và Ngọc Chi tủm tỉm cười, nhưng cô phục vụ không hiểu,
cô ta lắc đầu:
- Chị nói một hơi chứ chị đâu nhớ thứ tự, em uống gì gọi đi.
Anh Thư vẫn làm ra vẻ nghiêm trang:
- Chị cố nhớ lại xem, trước nước ngọt là gì, em muốn gọi cái
đó đó.
- Quả thật là chị không nhớ, thôi để chị nói lại nghen.
Anh Thư lắc đầu:
- Thôi phiền lắm ạ, thế ở đây có soda chanh không chị?
- Có chứ.
- Vậy có trà sữa không?
- Ờ... cũng có.
- Thế có café trứng không?
- Món đó lạ quá chị không biết.
Hồng Thảo và Ngọc Chi cười đỏ cả mặt, nhưng Anh Thư thì tỉnh
bơ. Vẻ mặt vẫn rất hết sức nghiêm trọng:
- Em xem phim thấy người ta có làm món đó, chị không biết hả,
tiếc quá hé, thế có sữa ca cao không ạ.
- Có chứ, em uống ca cao nhé.
- Thôi, vậy chị cho em ly trà đá đi.
Hồng Thảo và Ngọc Chi cười khúc khích. Cô phục vụ có vẻ bị hẫng,
nhưng cũng gật đầu dễ dãi. Ngọc Chi vội lên tiếng:
- Nó đùa đó chị, đừng có tin nó.
Cô phục vụ quay qua Anh Thư:
- Vậy em muốn uống gì?
Anh Thư vẫn nghiêm chỉnh:
- Chị vui lòng làm dùm em soda chanh, cám ơn chị nghe.
Hai cô nàng kia đập tay Anh Thư cái chát. Và vẫn không ngưng
được cười. Cô phục vụ bỏ đi với vẻ cau có, nhưng rồi tự nhiên phì cười một
mình.
Bên bàn, Hồng Thảo đập tay lên vai Anh Thư:
- Lạnh gần chết, uống thứ đó cho rét lên hả, ngông vừa thôi
chứ.
- Trời lạnh mà uống đồ nóng thì đâu có khác người, mi có biết
muốn làm vĩ nhân thì trước tiên phải làm chuyện không giống ai không?
- Nhưng vì để trở thành vĩ nhân mà bị cảm thì ta thích làm
người thường hơn.
- Cái đó gọi là dị nhân chứ không phải là vĩ, làm người thường
đi thôi.
Chợt nhớ ra, Anh Thư quay qua Ngọc Chi:
- Mi chưa gọi nước hả Chi?
Hai cô nàng kia cũng nhớ ra. Hồng Thảo lại bật cười:
- Mi quay người ta như chong chóng, làm người ta quên cả đầu
đuôi, lát nữa lấy soda của mi cho nó đi.
- Vậy còn ta?
- Cho nhịn.
Anh Thư hỉnh mũi:
- Cũng được, cho con Chi ly của ta, ta lấy café của mi, còn
mi thì gọi củ cải mà ăn.
Ngọc Chi thì cười ré lên, còn Hồng Thảo thì tỉnh bơ:
- Chỉ sợ Ở đây không có thôi, còn có thì ta ăn mấy giỏ cũng
được.
- Nói thì nhớ đấy, lát nữa ta ghé chợ mua cho mi hai giỏ củ cải,
tha hồ ăn, ăn xong rồi chạy tuốt vô rừng luôn.
Hồng Thảo định trả lời thì cô phục vụ mang nước ra. Chị ta đặt
lên bàn hai ly café và một soda theo yêu cầu của Anh Thự Cả ba nhìn xuống bàn.
Rồi tự nhiên phá lên cười.
Chuyện cho Hồng Thảo ăn củ cải tạm gác qua một bên. Vì cả ba
đã chuyển sự chú ý qua bàn bên kia. Mà người phát hiện đầu tiên là Anh Thư.
Cô nhìn nhân vật ngồi một mình với vẻ tò mò. Rồi ánh lửa tinh
nghịch lóe lên trong mắt. Cô nghiêng đầu qua Hồng Thảo:
- Một nhân vật cô đơn. Tai sao ông ta ngồi một mình? Coi chừng
đó là thích khách.
Hai cô nàng kia đồng loạt quay qua nhìn. Rồi chụm đầu vào
nhau, bắt đầu bàn tán:
- Không phải là sinh viên, sinh viên không ăn mặc tề chỉnh
như vậy, nhất là không mang giày kiểu đó.
- Vậy thì là giảng viên.
- Cũng không phải là thầy, thầy thì không trẻ như vậy.
- Hay là đi tìm bạn.
- Bạn thì vào thẳng lớp gọi. Việc gì ngồi đây.
- Hoặc là một nhân vật quan trọng đến kiểm tra trường.
- Nếu là nhân vật quan trọng thì phải vào văn phòng, và được
tiếp đón đàng hoàng, chứ không phải ngồi một mình.
Suy đoán mãi không ra, cuối cùng Anh Thư phán cho một câu:
- Vậy thì phải hỏi, xem ông ta vào đây làm gì.
Hồng Thảo tán thành:
- Đúng, phải hỏi thẳng.
Anh Thư lại đổi ý:
- Nhưng như vậy thì hơi bị vô duyên.
Ngọc Chi đồng ý:
- Đúng, hơi bị vô duyên, lấy quyền gì mà hỏi người ta.
Anh Thư hếch mặt lên:
- Quyền của người tò mò, thích thì hỏi.
Hồng Thảo nhăn mũi:
- Nói xuôi cũng mi, nói ngược cũng mi, mệt quá.
- Tại ta đổi ý. Ai biểu hắn làm ta tò mò. Bây giờ cử sứ thần
qua ngoại giao với hắn, và hỏi cho được xem hắn có phải là thích khách không.
Hồng Thảo và Ngọc Chi nói đồng loạt:
- Mi đi.
Anh Thư nghinh nghỉnh:
- Tại sao ta phải đi?
- Tại mi là người đầu tiên phát hiện ra thích khách.
- Vớ vẩn, bây giờ ta đổi ý rồi, không hỏi han gì hết.
- Chứ không phải nhát, hứ, thỏ.
Anh Thư nóng mũi:
- Mi không phải thỏ thì qua mà hỏi đi.
Hồng Thảo nói khích:
- Mi chỉ giỏi hù sau lưng người ta, chứ lá gan thì chỉ bằng
con nhái bén.
Ngọc Chi cũng hoa. theo:
- Mi mà dám qua đó hỏi, con Thảo sẽ viết bài cho mi đúng một
tuần, còn ta thì đưa đón mi tới trường cũng đúng một tuần luôn.
Nhớ ra, cô nói thêm:
- Và con Thảo sẽ đồng ý để mi gọi nó là con thỏ.
- Nó không đồng ý thì ta cũng đã gọi rồi.
- Nhưng nó còn phản đối, mi ra quân chận này thì nó sẽ không
còn phản đối nữa.
- Và mi cũng để ta gọi mi là con thỏ.
- OK.
- Nói thì nhớ lấy, xem ta nè.
Nói xong Anh Thư cầm ly nước đứng dậy. Và trước cái nhìn tinh
quái của hai cô nàng, cô dũng cảm đi thẳng qua bàn bên kia.
Người thanh niên nãy giờ đã nghe hết. Nên khi thấy Anh Thư bước
qua, anh không có vẻ gì bị bất ngờ. Chỉ điềm tĩnh nhìn như chờ cô sẽ giở trò
gì.
Anh Thư đặt ly nước xuống bàn. Rồi nói hết sức lễ phép:
- Dạ, em rất thích ngồi ở đây cho ấm, cho em ngồi đây được
không ạ?
- Cứ tự nhiên.
- Cám ơn ông.
Tiếng "ông" của cô làm hai cô nàng ngồi bàn bên kia
cười phá lên. Người thanh niên cũng mỉm cười. Nhưng vẫn tiếp tục im lặng.
Anh Thư ngồi không đầy một giây đã bắt đầu vòi vĩnh:
- Ngồi bên đây vẫn còn lạnh, đổi chỗ cho em ông nhé.
- Cũng được.
Nói rồi anh đứng lên, cầm quyển sách bước qua nhường chỗ cho
Anh Thự Và trong khi anh đứng dậy, Anh Thư tranh thủ nhìn qua bàn bên kia, nháy
mắt với Hồng Thảo như bảo "thấy chưa".
Cô không biết là anh thấy cử chỉ đó. Nhưng vẫn làm như không
biết. Và tiếp tục im lặng xem cô ta sẽ làm gì tiếp.
Anh Thư chợt nhìn xuống ly café trước mặt anh, rồi mở lớn mắt
như mới thấy nó lần đầu:
- Cho em xin hai muỗng café được không ạ?
- Cứ lấy bao nhiêu tùy thích.
- Em cám ơn ạ. Vậy em lấy hết nha.
Nói xong cô kéo ly về phía mình. Đồng thời đẩy ly soda của
mình qua phía anh:
- Lấy thế này em áy náy quá, vậy em đền ly này cho ông đấy,
ông uống đi.
- Cám ơn, nhưng tôi không uống nữa, cứ tự nhiên.
- Không, ông phải uống đi thôi, không thôi bạn em bảo em ăn
hiếp người lớn đấy.
Phía bên bàn kia, Ngọc Chi suýt bị sặc vì cười. Cô đặt vội ly
xuống. Người thanh niên liếc nhìn cô một cái. Nhưng không cười. Chỉ tiếp tục im
lặng nhìn cô nàng ngồi trước mặt.
Cử chỉ hiền lành của anh làm Anh Thư khoái lắm. Cô quay qua hỉnh
mũi mới Hồng Thảo như bảo "hắn nhát giống mi đấy thỏ".
Rồi cô quay lại, ngồi thẳng lưng lên, giọng bắt đầu thay đổi:
- Anh có biết tôi qua đây làm gì không?
Giọng anh ta lễ phép một cách cố ý:
- Dạ không.
Cách trả lời đó làm Anh Thư khoái chí lắm. Cô thừa thắng xông
lên:
- Anh có biết là anh không giống sinh viên trong trường
không?
- Vậy hả cô?
- Tất nhiên rồi, vì không giống nên tôi mới hỏi. Anh vô đây
chi vậy?
- Tôi muống uống café.
- Uống café thì ra mấy quán ngoài đường, sao vô trường tui?
- Dạ, vì tôi nghĩ café ở đây ngon hơn.
Cách trả lời hoàn hảo quá làm Anh Thư hơi ngắc ngứ. Nhưng vẫn
cố tìm cách bắt bẻ:
- Sao không rủ bạn mà đi có một mình vậy? Muốn dọ thám trường
tui hả?
- Dạ đâu có.
- Nói kiểu này là muốn dọ thám rồi, đúng là thích khách rồi.
- Không phải là thích khách, tôi chờ người quen đấy.
Lại không có gì để bắt bẻ. Anh Thư bèn chuyển qua chuyện
khác:
- Bộ khi dễ tui lắm hả?
- Không dám.
- Vậy sao không hỏi tên tui?
- Cô tên gì vậy?
- Đợi nhắc mới hỏi. Rõ ràng là khi dễ tui rồi.
Người thanh niên vẫn một mực hòa nhã:
- Không dám.
Anh Thư hắng giọng:
- Nếu muốn chứng tỏ không khi dễ thì phải theo điều kiện của
tui.
- Cô muốn tôi làm gì?
Anh Thư nháy mắt về phía Hồng Thảo. Rồi hắng giọng:
- Bạn tui thích ăn chè lắm, mà bây giờ cũng đang có giờ trống,
mà quán chè thì cũng gần đây, ra cổng thì tới ngay.
- Vậy à!
- Vậy có biết cần phải làm gì chưa?
- Phải mời các cô đi ăn chè.
- Ý tui là vậy đó.
- Rất sẵn sàng.
Anh nhìn đồng hồ. Rồi nhìn Anh Thư, giọng vẫn hòa nhã:
- Nhưng bây giờ tôi chỉ còn rảnh mười phút, ra quán chè sẽ
không kịp, hẹn các cô ngày mai nhé.
- Hứ, rõ ràng là muốn trốn.
- Tôi sẽ không trốn đâu.
- Ngày mai chắc gì anh đến đây nữa, làm sao mà biết anh ở đâu
chứ.
- Chắc chắn chúng ta sẽ gặp nhau thường đấy.
- Gặp ở đâu?
- Các cô cứ đến trường thì sẽ gặp ngay.
Anh Thư suy nghĩ một chút. Rồi hắng giọng:
- Có chắc không đấy?
- Chắc chắn như thế.
- Được, lần này thì tui tạm tin, nhưng nếu cho bọn tui leo
cây thì đừng có đến trường tui đấy. Có biết bọn tui học trường này không?
- Chắc là năm thứ nhất hoặc năm thứ hai.
- Sao biết hay vậy?
- Nhìn mặt nên đoán.
Anh Thư nhăn nhăn mũi:
- Hừ, bộ nhìn tui con nít lắm hả?
Người thanh niên chưa kịp trả lời thì Hồng Thảo và Ngọc Chi
đã bước qua kéo tay Anh Thư:
- Con khỉ, ăn hiếp người lớn vừa thôi.
Ngọc Chi quay qua người thanh niên:
- Anh đừng có chấp nó nghe, nhỏ này không phân biệt lạ quen
gì hết, đừng để ý nhé.
CHƯƠNG 2 -
H
ồng Thảo cũng gật đầu:
- Xin lỗi anh nghe.
Rồi hai cô kéo Anh Thư đi. Ra khỏi căn tin Anh Thư cự nự:
- Ta nói chưa hết, tự nhiên kéo đi à, chưa biết tên ổng chứ bộ.
- Mi nói kiểu đó tới tối cũng chưa xong, không cản để mi ăn
hiếp người ta hả?
Chợt nhớ ra, Anh Thư hí hửng:
- Bây giờ mi phải chép bài cho ta đúng một tuần, còn mi thì đến
đón ta đi học suốt tuần, nhớ chưa?
Hồng Thảo và Ngọc Chi hơi khựng lại. Lúc nãy hai cô chỉ
thách, ai ngờ Anh Thư lại làm thật như vậy. Nghĩ tới chuyện chép bài suốt cả tuần,
Hồng Thảo ngán vô cùng. Nhưng lỡ nổ nên cô nàng đành ngậm miệng làm thinh.
Anh Thư nhéo tay cô nàng mỘt cái:
- Sao không trả lời?
- Thì im lặng là đồng ý rồi.
Anh Thư khoái chí cười hí hửng. Hôm nay vừa ăn hiếp được người
lạ, vừa được người chép bài cho, thế mới là tuyệt chứ.
Ngọc Chi chợt lên tiếng:
- Nó chép bài cho mi, vậy vô lớp mi làm gì, Thư?
Hồng Thảo nói hớt:
- Ngủ chứ còn làm gì nữa, nó không ngủ thì ai ngủ thế cho.
Anh Thư cười khì:
- Ngủ đâu mà ngủ dữ vậy, ta chanh thủ nhắm mắt một tí chứ bộ.
Hồng Thảo và Ngọc Chi biết có nói cũng không qua khỏi cái miệng
của Anh Thư. Trong lớp, con nhỏ là chúa ngủ gục. Không hiểu tại sao nó có thể
ngủ bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu như thế. Đây đâu phải là lần đầu bị chọc.
Nhưng cô nàng cũng tỉnh bơ nên cả hai đâm ra cụt hứng.
Ba nàng vào lớp. Vì mới thi học kỳ xong nên ai cũng có tâm trạng
nghỉ ngơi. Nhất là hôm nay cô ngôn ngữ nghỉ hai tiết. Không chơi thì biết làm
gì. Nhưng ra khỏi lớp xuống căn tin thì chỉ có nhóm Anh Thư mà thôi.
Cả lớp đang ồn như cái chợ bỗng im bặt khi có thầy bước vào lớp.
Tất cả đứng dậy. Ai cũng thản nhiên pha chút tò mò. Chỉ có ba nàng là tròn xoe
mắt kinh dị, khi thầy chính là người thanh niên ngoài quán. Cái người bị cô hoạch
hoẹ lúc nãy. Cô và Hồng Thảo, Ngọc Chi đưa mắt nhìn nhau. Ngọc Chi nói nhỏ:
- Chết mày rồi.
Anh Thư không cần phải bị hù. Cô rên rỉ thầm trong bụng. Phen
này thì chết thật chứ không phải đùa nữa rồi.
Trên bực, thầy đứng im khá lâu như quan sát lớp. Rồi khoát
tay:
- Các anh chị ngồi xuống.
Đợi lớp ổn định xong, thầy nói như giới thiệu:
- Bắt đầu học kì này, tôi sẽ phụ trách môn lý luận. Toi có
xem qua bài thi của các anh chị, và rất hài lòng về kết quả mà các anh chị đạt
được. Điều đó chứng tỏ là môn lý luận không phải là môn quá khó đối với lớp.
Thầy im lặng một lát, tranh thủ lúc đó, các cô nàng bàn cuối
lớp nhao nhao:
- Thầy tên gì hả thầy? Giới thiệu đi thầy.
- Cám ơn các anh chị đã nhắc tôi chuyện tối thiểu đó.
Nói xong, thầy đi về phía bảng, viết gọn một chữ
"Khương". Rồi nói vắn tắt:
- Đó là tên tôi.
Dưới lớp bắt đầu lao xao lên:
- Tên thầy đẹp quá. Sao thầy không giới thiệu họ hả thầy?
Thầy Khương mỉm cười:
- Các anh chị chỉ cần biết tên thôi, không ai gọi cả họ để
giao tiếp nhau, cho nên viết chừng này thôi nhé.
- Sao thầy viết tiết kiệm với tụi em thế.
Thầy Khương khoát tay chận lại:
- Còn một điều tôi muốn thông báo. Bắt đầu học kỳ này, tôi sẽ
thay cô Minh chủ nhiệm lớp anh chị, vì cô ấy phải nghỉ hộ sản.
Thầy chưa nói hết ý, cả lớp đã vỗ tay rần rộ lên. Vui như
điên. Nhất là bên nữ.
Ai cũng thích điều đó mà không biết tại sao. Khi thầy bước
vào lớp thì cả lớp đã có cảm tình với thầy. Có cảm tình vì ngoại hình dễ mến.
Vì cách nói chuyện trầm tĩnh rất dễ gần gũi. Vậy nên chẳng cần biết thầy khó
hay dễ, tất cả đều lập tức thích thầy. Một người như vậy chắc chắn sẽ không khó
chịu rồi.
Thấy cả lớp cứ ồn nháo nhào, thầy Khương vội lên tiếng:
- Chúng ta bắt đầu học nhé, như tôi đã nói, tôi rất hài lòng
vì kết quả thi của các anh chị. Điều đó chứng tỏ môn lý luận không phải là khó
khăn đối với anh chị.
Các cô nàng ngồi phía dưới nhao nhao lên:
- Nói vậy chứ môn đó khó học lắm thầy, tụi em học khổ lắm đó
thầy.
- Nhưng nếu thầy dạy thì tụi em sẽ thích lắm ạ.
- Thầy dạy một tuần hai mươi tiết cũng được ạ, tụi em không
ngán đâu thầy.
Thầy Khương giơ tay lên như chặn lại:
- Tôi rất mừng khi các anh chị có cảm tình với môn học nầy.
Tuy nhiên, tôi biết nó cũng hơi khô khan đối với anh chị, vì vậy, tôi sẽ cố gắng
giảng thế nào để bài học được sinh động hơn.
Tự nhiên phía dưới vỗ tay ào ào lên. Chủ yếu là các cô gái.
Còn bên nam chỉ mỉm cười.
Thật ra thầy Khương đâu có nói gì đặc biệt. Nhưng từ lúc thầy
bước vào lớp. Đám con gái cứ nhốn nháo hẳn lên. Ai cũng muốn mình được thầy chú
ý tới. Cứ thế mạnh ai nấy gào. Làm lớp ồn như cái chợ.
Nãy giờ Anh Thư ngồi im thin thít. Bình thường, những lúc thế
này cô làm gì mà ngồi ngoan như thế. Nhưng bây giờ hồn vía bay tận lên mây
xanh. Đầu óc nào mà luyên thuyên chích chòe.
Ngọc Chi chợt huých tay cô:
- Ê, mi có dám đề nghị thầy cho tụi mình nghỉ tiết đầu không?
- Nghĩ hồi nãy rồi, bây giờ ngồi học chứ nghĩ gì nữa.
- Chời chời, ngoan dữ, Anh Thư ham học. Trời sập mất thôi.
Hồng Thảo quay qua cười tinh quái:
- Mi dám đề nghị thầy hát. Ta chép bài giùm cho mi suốt một
tháng. Tha hồ ma ngủ.
Ngọc Chi đế thêm:
- Ngày nào cũng mua sôcôla cho ngươi nữa. Ăn mệt nghỉ.
- Ta hết thích sôcôla rồi. Ăn nhiều chi cho ú.
Ngọc Chi bĩu môi:
- Chứ không phải mi không dám.
- Im đi con chí.
Hồng Thảo cũng khích thêm:
-Lúc nãy thấy mi dám chọc người lạ. Tưởng anh hùng lắm, hóa
ra lá gan cũng bằng con nhái.
- Im đi con thỏ.
Ngọc Chi nghiêng qua Hồng Thảo:
- Nó chỉ dám chọc người lạ thôi. Chứ đụng tới thầy giống như
con cù lần. Chọc được thầy mới ngon chứ.
- Vớ vẩn. Mi có gan thì chọc đi.
- Đề nghị thầy hát đâu phải là chọc. Yêu cầu đấy chứ.
Anh Thư nguẩy đầu đi chỗ khác, không thèm trả lời. Trời ạ, đến
nước này mà còn đòi nghỉ, ngông vừa thôi:
- Các chị có đề nghị gì cứ nói. Không nên nói chuyện riêng
trong giờ học.
Anh Thư ngồi thẳng người lên, mắt chớp lia lịa. Chắc chắn cô
đã bị thầy chiếu tướng. Bảo đảm từ giờ tới cuối năm, bàn này sẽ bị quay như dế,
mà cô có giỏi môn lý luận khô như ngói ấy đâu.
Thấy các cô im như ngói, thầy Khương nhắc lại:
- Thế nào? Tôi nghĩ các chị có yêu cầu nào đó. Cứ mạnh dạn
phát biểu.
Cả lớp đổ dồn mắt về bàn nhì. Cả thầy Khương cũng nhìn. Hồng
Thảo bối rối đừng dậy.
- Thưa thầy, Anh Thư có đề nghị thầy cho nghỉ giờ đầu để làm
quen ạ.
- Ta có đề nghị hồi nào đâu con khỉ.
Thấy thầy Khương mỉm cười. Ngọc Chi bạo dạn nói thêm:
- Nó còn đề nghị thầy hát một bài làm quen ạ.
- Đề nghị rất chí lý, thầy cho tụi em nghỉ tiết đầu đi thầy.
- Hát nữa thầy. Nhìn thầy là tụi em biết thầy hát hay rồi. Tặng
tụi em một bài đi thầy.
Thế là cả lớp đồng loạt vỗ taỵ Ồn đến nỗi thầy Khương phải nhìn
ra ngoài.
- Các anh chị đừng làm ồn như vậy. Ảnh hưởng đến hai lớp kế
bên đấy.
- Sợ Ồn thì thầy hát đi thầy.
Thầy Khương hình như đã quen bị yêu cầu như thế, nên có cách
né tránh rất tài tình:
- Tôi sẽ làm theo yêu cầu của các anh chị, với điều kiện phải
làm theo yêu cầu của tôi.
Lập tức không khí lắng hẳn đi, có thể yên tâm là lớp bên cạnh
không bị ảnh hưởng. Chỉ có bàn cuối là tò mò:
- Yêu cầu gì vậy thầy.
- Đừng khó quá thầy nhé.
- dễ dễ thôi nha thầy
Thầy Khương chỉ chờ cả lớp yên lặng hết mới nói. Giọng từ tốn:
- Tôi rất thích bài "the cup of life", nếu anh chị
nào biểu diễn, tôi tặng cả lớp một tiết nghỉ.
- Hả?
Có ai đó kêu lên một tiếng rồi im bặt. Gì chứ hát nhạc ngoại
thì lớp chịu thua, biểu diễn lại càng không. Phá thì dễ hơn hát. Thầy yêu cầu như
vậy thì phải học thôi.
Thầy Khương nhìn vẻ tiu nghỉu của lớp. Mỉm cười yên tâm mình
sẽ không bị quậy tiếp. Thầy khoát tay:
- Các anh chị không thực hiện được rồi. Rất tiếc, vậy chúng
ta học tiếp nhé.
Thầy quay lên bàn. Cầm phấn đi về phía bảng. cả lớp cũng ỉu
xìu lấy tập ra. Bỗng Anh Thư đứng lên nói một cách tự tin:
- Đừng học thầy hạ. Em sẽ hát.
- Cái gì?
Cả lớp ồ lên ngạc nhiên rồi vỗ tay tán thưởng. Thầy Khương
cũng quay đầu nhìn lại. Thấy Anh Thư đứng đó với vẻ quyết tâm, thầy gật đầu:
- Vậy thì mời chị.
Hồng Thảo và Ngọc Chi cười khoái trá:
- Có thế chứ, tao biết mày gan góc lắm mà.
Giọng Anh Thư hơi run:
- Tất nhiên rồi.
Rồi cô đứng ra khỏi bàn, bước đến giữa lớp. Thầy Khương nhìn
vẻ hơi run của cô, cười khuyến khích:
- Không có gì phải sợ cả, rất hoan nghênh tinh thần văn nghệ
của chị.
Anh Thư đứng một lúc cho bớt run, rồi hỏi:
- Thưa thầy, em hát xong rồi thầy có hát không?
Thầy Khương lấp lửng:
- Trong lúc chị hát thì tôi sẽ xem xét lời đề nghị này.
- Thầy không được gạt lớp em đấy nhá.
Thầy Khương nhướng mắt:
- Tôi có vẻ là người lường gạt lắm sao?
- Thưa thầy em xin hát bài thầy yêu cầu ạ.
- Mời chị.
Cả lớp vỗ tay rầm rộ khuyến khích Anh Thự Làm cô cũng bớt run
và bắt đầu hát
Công nhận Anh Thư hát haỵ Ban đầu thì còn run nên đứng yên.
Nhưng đến nửa bài thì máu văn nghệ bắt đầu nổi lên. Làm cô ngứa tay ngứa chân,
vừa hát vừa nhảy không thua gì ca sĩ chuyên nghiệp.
Cả lớp vỗ tay vỗ bàn như đám giặc. Nhưng thầy Khương không có
vẻ gì là phản đối. Thầy đứng khoanh tay bên cửa sổ, quan sát Anh Thư, thỉnh thoảng
lại mỉm cười thông cảm nhìn lớp. Chính thầy cũng ngạc nhiên về khả năng văn nghệ
của Anh Thư.
Anh Thư hát xong, thầy đi về phía cô:
- Chị hát hay lắm, nếu đây là phần thi thì tôi sẽ tặng 9 điểm.
Cả lớp cười rần rần:
- Hay như vậy mà thầy cho có 9 điểm. Thầy hà tiện quá.
Thầy Khương cười từ tốn:
- Trong nghệ thuật không có gì là tuyệt đối cả. Đây là lần đầu
tiên tôi cho sinh viên điểm 9 đấy.
Phía dưới lại ồ lên:
- Trời ơi, nếu thầy mà chấm điểm thi chắc tụi em chết quá.
Hồng Thảo nói nhỏ:
- Sao nhìn thầy hào hoa mà thầy lại keo kiệt thế.
Đáp lại những tiếng chí choé đó, thầy Khương chỉ cười chứ
không đáp. Hình như cố lờ đi vụ hát. Nhưng lớp không dễ dàng bỏ quên, sau khi
phàn nàn chuyện thi cử, lớp quay sang nhớ vụ thầy hát. Và lại ồn lên.
- Lúc nãy thầy nói ai làm nổi yêu cầu của thầy thì thấy hát.
Anh Thư nó làm được rồi đó thấy.
- Đúng đúng, thầy phải hát, thầy phải giữ lời hứa.
Thầy Khương né tránh một cách khéo léo:
- Các anh chị làm tôi nhớ đến một gia đình ở gần nhà tôi
trong không khí này.
Cả lớp yên lặng nghe thầy nói. Không ai hiểu gì nên đều im lặng
tò mò ngồi nghe. Thầy Khương chờ không khí yên lặng rồi mới nói:
- Khu tôi ở rất yên tĩnh, nên nhà nào có chuyện là nhà bên cạnh
đều biết.
Phía dưới ngồi yên ngơ ngác.
Hồng Thảo quay sang Anh Thư:
- Thầy nói chuyện gì vậy mi?
- Ta cũng không hiểu. Ngồi nghe đi rồi biết.
Đứng trên bục giảng, thầy Khương nói như giảng bài:
- Mấy hôm nay tôi rất nhức đầu, vì về phải nghe bà hàng xóm
bên cạnh hát karaokẹ Còn anh chồng thì cứ ra ban công đứng. Ban đầu tôi thấy bất
thường, vì tôi không tin anh ta lại ra ban công ngắm cảnh trong lúc trời lạnh
cóng như thế.
Ở dưới vang lên tiếng thắc mắc:
- Sao thầy không hát mà nói chuyện gì vậy thầy?
Thấy Khương khoát tay rồi nói tiếp:
-Hôm qua tôi ra hỏi thì thấy anh ta nói lá mỗi lần bà vợ hát,
anh ta phải ra ngoài, chứ không sợ hàng xóm tưởng anh ta đánh vợ.
Cả lớp ngớ ra một lúc, rồi ai nấy hiểu ra cười nghiêng ngả.
Chỉ có thầy Khương là không cười.
Đợi tiếng cười lắng nhỏ dần, thấy Khương nói tiếp:
- Tôi cũng vậy, tôi không muốn các anh chị phải ra khỏi lớp
vào lúc này.
Cả lớp lại bò ra cười. Càng nghĩ càng thấy mắc cười. Vậy có
thể hiểu đó là cách từ chối khéo của thầy. Nhưng các cô nàng trong lớp chưa chịu
thua:
- Thầy mà hát dở, tui em không tin đâu.
- Thầy hát đại đi thầy, hát dở cũng không sao.
Thầy Khương lắc đầu:
- Tôi không muốn lát nữa lên khoa, đồng nghiệp lại hỏi: Sao mới
buổi đầu mà thầy đã khủng bố tinh thần sinh viên thì tôi không biết trả lời
sao.
Và thầy ngừng lại, nhìn cả lớp cười:
- Cho nên để tránh câu trả lời đó. Tôi phải cho các anh chị học
tiếp mới được.
Dưới lớp, những tiếng phản đối lại vang lên:
- Thôi thầy, cho nghỉ tiếp đi.
- Thầy hứa cho nghỉ rồi mà thầy.
- Chưa hết tiết mà thầy.
Trên bảng, thầy Khương im lặng viết bài, như khống chế cả lớp
bằng thái độ rất cứng.
CHƯƠNG 3 -
C
uối cùng thì tiếng chí chóe cũng rời dần. Chỉ còn tiếng mở tập
sột soạt.Kèm theo những tiếng thở dài sườn sượt.
Hồng Thảo cắm đầu viết bài cho hai tập. Bên cạnh cô, Anh Thư
chống cằm mơ màng nhìn ra cửa sổ.
Không hiểu sao hôm nay, khi nhìn đồi thông ngoài khung cửa sổ,
cô thấy một nỗi bức xúc dào dạt. Trên bục giảng, hình dáng rất nghệ sĩ của thầy
Khương đứng giảng bài, làm cô xôn xao khó tả. Một thứ cảm xúc mà lần đầu tiên
cô vấp phải ở chính thầy của mình.
Anh Thư khẽ thở dài. Những lúc thế này cô thường giải tỏa cả
xúc của mình bằng thơ. Quên mất đây là giờ học, cô lôi quyển tập ra, xé bừa một
trang. Rồi viết một mạch:
Tôi có những ngày buồn
Mê man
Tóc xõa một mình ngồi hát ca
Tay buông xuôi the niềm tuyệt vọng
Giấc mơ nào đành gởi gió bay xa
Có gì trong tôi đã vỡ từ hôm qua
Giữa đường về buồn như muốn khóc
Một ngôi sao đi lạc cuối trời
Im lặng quá tiếng ai đang gọi
Không - chỉ tiếng lòng tôi gọi - thế thôi
Trong khi Anh Thư cắm cúi viết, thầy Khương đi xuống cạnh cô,
và cúi xuống nhìn tờ giấy. Một lát sau thầy lên tiếng:
- Chị Thư không viết bài à?
Anh Thư giật bắn mình ngước lên. Bối rối dằn tay lên giấy như
muốn giấu. Cô hơi xấu hổ khi thấy cả lớp đều nhìn về phía mình. Vẻ dạn dĩ hằng
ngày biến mất. Và cô đỏ mặt khi thấy mình trở thành nhân vật nổi đến những hai
lần. Mà lần này thì hết sức kỳ cục.
Thầy Khương nói thản nhiên:
- Sao chị không viết bài?
Hồng Thảo buột miệng:
- Dạ, tại em thua cuộc.
Thầy Khương nhướng mắt:
- Thua cuộc? Tôi có thể biết các chị đã đặt cuộc gì không?
Anh Thư luồn tay bấm Hồng Thảo một cái. Cô nàng nín thinh
không dám trả lời. Thầy Khương bèn quay qua Ngọc Chi:
- Chị có thể cho tôi biết không?
Ngọc Chi liếm môi khó xử. Cô định trả lời không biết.Nhưng
cái nhìn nghiêm nghị của thầy Khương làm cô bị trấn áp. Cô nói một cách khó
khăn:
- Dạ, lúc nãy... tụi em... thách nhỏ Thư chọc thầy, Thảo nó
thua cuộc ạ.
Cả lớp vỡ ra cười. Thầy Khương có vẻ kinh ngạc thật sự. Thầy
không ngăn được cái nhướng mắt khi nhìn Anh Thư. Rồi điềm đạm:
- Chị hãy tự viết bài vào tập. Còn bài thơ nầy tôi sẽ tạm giữ.
Nói xong, thầy cúi xuống cầm tờ giấy đi lên bảng. Anh Thư
quay qua Ngọc Chi,dứ dứ nắm đấm:
- Con nhỏ phản bạn.
- Tại thầy bắt ta nói chứ bộ.
- Vậy bắt mi nhảy xuống lầu mi có nhảy không?
- Chắc chắn thầy sẽ không bảo ta làm chuyện kỳ cục như vậy.
- Hứ!
Trên bảng,Thầy Khương chợt quay xuống:
- Chị Anh Thư có thắc mắc gì, cứ nói.
Anh Thư hết hồn nín thinh. Thầy không không hễ quay xuống mà
vẫn biết những gì phía dưới. Không lẽ thầy có mắt phía sau?
Nhớ lạ isự ngông nghênh của mình lúc nãy, cô nguyền rủa mình
không tiếc lời. Người ta bảo đi đêm có ngày gặp ma. Cô đã từng chọc phá thiên hạ,
nhưng bao giờ cũng vô sự. Còn lần này thì chết mất thôi. Sao lúc nãy cô không
biết đó là thầy.Thầy thì tất nhiên phải khác với sinh viên chứ. Nghĩ tới cách hạch
sách của mình lúc nãy, cô cứ nhắm tít mắt với cả giác khổ sở.
Hết giờ, thầy Khương đi ra. Cả lớp lại bắt đầu lao xao lên:
- Thầy giảng hay quá, môn lý luận mà không khô tí nào.
- Giọng thầy hay ghê, phải nói là nghe không chán, hết giờ mà
ta tiếc ghê.
- Thầy đẹp trai thật, cô chắc là phải đẹp lắm.
- Biết đâu thầy chưa có vợ Thầy còn trẻ mà.
- Sao trước đây không gặp thầy nhỉ, hay là thầy mới về trường?
- Chắc vậy.
Ngọc Chi quay ra nhìn mấy bàn sau, rồi thì thầm với Anh Thư:
- Không biết có gì mà tụi nó lao nhao lóc nhóc đến thế, thì
công nhận là thầy dạy hay, nhiều thầy cô khác cũng hay vậy. Làm như gặp hiện tượng
không bằng.
Hồng Thảo mỉm cười:
- Thì thầy hay như thế, tụi nó bị sốc cũng đúng thôi.
Cả ba kéo ra khỏi lớp. Đi ra phía cổng. Giữa đường Hồng Thảo
chợt đứng lại:
- Lúc nay mi viết cái gì vậy Thư?
Nghe nhắc chuyện đó, Anh Thư rầu rĩ:
- Ta làm thơ, không biết chứng gì lúc đó tự nhiên ta nổi hứng
lên, nghĩ tới chuyện thầy đọc nó ta rùng cả mình.
Ngọc Chi liếc cô một cái:
- Ai bảo lười cho lắm vào, nếu viết bài thì đâu có thời giờ
thơ thẩn, cho mi chết.
Hồng Thảo tò mò:
- Mà mi viết cái gì? Có ca ngợi thầy không?
Thấy Anh Thư không trả lời, Ngọc Chi cười tinh quái:
- Hay là mi làm thơ tình tặng thầy, mới gặp thầy đã bị choáng
váng rồi, ta biết mà, nếu không thì đào đâu ra cảm xúc để làm thơ chứ.
Anh Thư la oai oái:
- Con khỉ, ăn nói vậy đó hả, có biết đó là thầy không, bộ mi
không biết chừ lề hả?
Ngọc Chi tỉnh bơ:
- Thiếu gì chuyện sinh viên yêu thầy, rồi thầy yêu sinh viên,
vậy nó mới khác người chứ, mi thích cái gì khác người mà.
Thấy Anh Thư bắt đầu cong môi lên, Hồng Thảo bèn can:
- Đừng có nói bậy mi, ai nghe được là chết nó. Nhưng mi có định
xin lại bài thơ đó không Thư?
Anh Thư vẫn rầu rĩ:
- Thầy đã đọc nó rồi, còn xin gì nữa, lấy lại tờ giấy thì chữ
nghĩa cũng đã bị đọc rồi.
- Dù sao mình giữ thì cũng yên tâm hơn, mi không dám xin thì
ta nói cho.
Anh Thư lắc đầu:
- Thôi, không cần đâu.
Ngọc Chi im lặng ngẫm nghĩ chuyện gì đó. Chợt cô nàng cười
khúc khích:
- Con Thư đã lập được kỳ tích đấy nhé, người thường nó không
thèm chọc đâu, chỉ chọc cỡ thầy trở lên thôi.
Anh Thư không trả lời nổi nữa. Bình thường thì cô đã đốp chát
tới bến. Nhưng hôm nay có hai sự kiện làm cô bị mất vía. Đầu óc đâu mà trả lời
nữa.
Anh Thư mặc thêm áo, khoác ba lô lên vai, rồi lững thững đi
ra sân. Buổi chiều mùa đông rét mưót, một mình cô đi trên con đường vắng. Hai
bên đường, đồi thông như chìm đi trong sương. Chiếc áo len màu trắng vào chiếc
mũ trùm đầu cũng màu trắng muốt của cô như hoà đi trong màn sương mù. Những bước
đi nhấp nhô làm cho con đường yên ngủ trở nên sinh động hơn.
Anh Thư giấu hai tay trong áo cho đỡ lạnh. Cô thả bộ xuống
con dốc rồi rẽ qua con đường xuống bờ hồ. Cô đứng bên thành cầu, im lặng nhìn
xuống dòng nước xanh biếc, in bóng hàng thông tĩnh lặng.
Hôm nay không có Ngọc Chi và Hồng Thảo. Nếu có hai đứa nó, thế
nào cả bọn cũng thách nhau thả chân xuống nước xem nó lạnh đến đâu.
Nhìn mặt hồ, Anh Thư lại nghĩ về thầy Khương. Hình dung lại
dáng thầy khi đứng giảng bài. Từ hôm tịch thu bài thơ chết tiệt của cô, thấy
không nhắc gì đến nó. Mỗi lần vào lớp vẫn không chiếu tướng như cô vẫn thầm lọ
Tóm lại là thầy hoàn toàn không có ấn tượng gì về buổi sáng bị cô dọa nạt trong
quán café. Nhưng cô thì bị ám ảnh không dứt. Gần như là tương tư vậy.
Ngắm mặt hồ chán, Anh Thư rời chiếc cầu, đi thơ thẩn lên đồi
thông. Đến lúc trời bắt đầu nhá nhem cô mới trở ra.
Anh Thư băng qua đường, vào quán café phía góc vườn hoa. Giờ
này quán thật vắng, lơ ngơ vài chiếc bàn không người ngồi. Anh Thư đưa mắt tìm
chiếc bàn trong góc, sát với hàng rào gần cửa, vì chỗ này có thể nhìn qua hồ và
thấy được cả hai chiếc cầu.
Khi Anh Thư vừa vào cửa thì đã thấy có người chiếm chiếc bàn
của mình. Ban đầu cô định tìm bàn khác, nhưng khi nhìn người ấy, cô bàng hoàng
đứng ngó sững, vì đó chính là thầy Khương. Hình như thầy cũng đã thấy Anh Thư từ
xa, nên cười với cô một cái như chào.
Anh Thư tần ngần một thoáng rồi mạnh dạn đi về phía bàn:
- Thưa thầy.
Thầy Khương mỉm cười:
- Nãy giờ tôi thấy có một cô gái đi dạo thơ thẩn bên hồ,
không ngờ cô gái đó là em.
Tự nhiên Anh Thư thấy hơi run. Không phải run vì sợ mà là cuộc
gặp bất ngờ này làm cô thấy choáng. Cô liếm môi, nói bạo dạn:
- Em có thể ngồi đây với thầy không ạ?
Thầy Khương khoát tay:
- Em ngồi đi.
- Dạ.
- Em uống gì?
- Dạ, café ạ.
Thầy Khương quay qua nói với cô phục vụ, rồi quay lại nhìn
Anh Thư:
- Em là Anh Thư phải không?
- Dạ.
Không hiểu thầy Khương nghĩ gì mà chợt cười một mình. Như vừa
nhớ ra một chuyện gì đó về cộ Nụ cười của thầy làm Anh Thư nghĩ ngay đến chuyện
trong quán, và chuyện bài thợ Tự nhiên cô thấy hối hận vì đã dám ngồi với thầy.
Anh Thư lén nhìn qua phía đối diện, và thấy thầy Khương cũng
đang nhìn mình. Cô vội ngó xuống bàn như trốn. Cử chỉ của cô làm thầy Khương lại
cười:
- Trời lạnh thế này mà em đi chơi, lại đi một mình, thật lạ.
Nhưng tôi cũng không ngạc nhiên lắm.
- Sao vậy thầy?
- Một người như em thì có thể làm những chuyện khác thường,
nó cũng tự nhiên thôi.
“Chúa ơi, thầy nói giống như Hồng Thảo và Ngọc Chi thường hay
nói mình” – Anh Thư nghĩ thầm một cách ngạc nhiên. Nhưng cô không nghĩ ra được
gì để trả lời. Lạy chúa, sao hôm nay con đần độn thế này!
Thầy Khương có vẻ ngạc nhiên khi thấy Anh Thư ít nói. Có lẽ
điều đó làm thầy buồn cười. Làm sao mà thầy hiểu được những cảm giác rối bời
làm cô xúc động đến không nói được. Mà tất cả cũng vì có sụ tiếp xúc gần gũi thế
này.
Cô tập trung tinh thần lại, rồi nói một cách dũng cảm:
- Thưa thầy, cho em xin lỗi.
Thầy Khương nhướng mắt:
- Xin lỗi chuyện gì?
- Chuyện trong quán hôm đó, em đã vô lễ với thầy.
Thầy Khương sửa lại:
- Trêu chọc chứ không phải vô lễ, tôi không quan trọng chuyện
đó đâu.
- Lúc đó em không biết thầy là thầy.
- Nếu biết em có chọc không?
Anh Thư vô tình nói hùng hồn:
- Dạ, chắc chắn là không.
Thấy thầy Khương không nói gì, cô dè dặt:
- Lúc đó thầy có bực không ạ?
- Không.
- Sao vậy thầy?
Thầy Khương mỉm cười:
- Có người trêu ghẹo tôi như vậy, chứng tỏ ngoại hình tôi
không đến nỗi khó coi lắm, ít nhất là không đạo mạo đến nỗi làm người khác sợ.
- Thầy rất dễ mến, lớp em ai cũng thích học thầy đấy, thầy biết
chuyện đó không ạ?
- Nghe em nói tôi mới biết, còn em thì sao?
Anh Thư nói nhiệt tình:
- Em thích học môn thầy lắm. Thầy biến những khái niệm trừu
tượng thành những ý niệm thực tế, nó không cứng nhắc theo sách. Nếu thầy mà dạy
văn học Việt Nam chắc sinh động lắm.
- Em sợ môn đó lắm hả?
- Dạ, em không thích lắm, tại nó …
Anh Thư ngừng bặt, không nói nữa. Cô muốn bảo tại cô Lý giảng
đơn điệu quá, nhưng nói ra thì có vẻ phê phán, nên cô làm thinh.
Thầy Khương như đoán ra, nên chuyển saong chuyện khác:
- Em làm thơ hay lắm.
Anh Thư mở lớn mắt:
- Dạ?
- Sao em ngạc nhiên vậy?
- Thầy có đùa không ạ?
Thầy Khương bật cười:
- Sợ tôi nói mỉa hả?
- Vâng.
- Không đâu, những chuyện như vậy tôi không đùa, nhất là đùa
với sinh viên. Có điều, đọc bài thơ đó, tôi nghĩ em viết không phải bằng cảm
xúc nảy ra bất chợt, nghĩa là không bị ngoại cảnh chi phối để viết về nó.
- Ôi, sao thầy biết? – Anh Thư kêu lên ngạc nhiên.
- Nó biểu hiện trong thơ đó thôi, hình như em không viết về cảm
xúc nhất thời, mà chỉ diễn tả nỗi lòng sâu kín của mình.
Thầy nói tiếp như nhận xét:
- Ở tuổi của em, cái buồn vu vơ là không tránh khỏi, nhưng
sao có vẻ bi quan vậy, em phải vui vẻ từ chính nội tâm, chứ không phải chỉ là sự
thể hiện bên ngoì. Đọc thơ em, tôi không tin đó là cô bé đã hạch sách tôi một
cách vô tư như con nít.
Anh Thư cười gượng:
- Mỗi lần nhớ lại, em xấu hổ vô cùng.
- Xấu hổ chuyện gì?
- Dạ chuyện gặp thầy trong quán, rồi lại đến bài thơ, bạn em
bảo em xin lại bài đó.
- Vậy sao em không xin?
- Tại em nghĩ thầy đã đọc rồi, em xin hay không cũng vậy
thôi. Mà không chừng thầy đã quên mất tiêu, em mà hỏi chẳng khác nào nhắc cho
thầy nhớ.
- Hình như chuyện đó làm em lo lắng lắm.
- Thầy không biết chứ, em xấu hổ lắm, em còn mỗi hy vọng là
thầy quên mất rồi, vì thầy còn bao nhiêu chuyện khác.
Thầy Khương lắc đầu:
- Tôi có bận rộn thật, nhưng vẫn nhớ bài thơ đó, và thuộc rồi.
Tất nhiên tôi đã không phổ biến với ai, em không phải ngại. Mà thật ra có gì phải
ngại, thơ là để cho nhiều người thưởng thức mà. Em có thể gởi đăng báo cũng được.
Anh Thư khẽ nhăn mũi:
- Em chưa bao giờ nghĩ đến chuyện đưa lên báo. Rủi không được
thì quê lắm thầy ạ. Hai nhỏ bạn em bảo không nên cho nhiều người xem.
- Sao vậy?
- Nó bảo không nên khủng bố tinh thần người ta.
Thầy Khương bật cười:
- Bạn em mới là khủng bố tinh thần em đó. Đọc thơ em tôi
thích lắm, tôi nghĩ em làm thơ thường lắm phải không?
- Dạ. Em làm từ nhỏ lận, và có hẳn một quyển thơ riêng của
em.
Thầy Khương nhướng mắt:
- Một tập thơ riêng à? Vậy là nhiều đấy, hôm nào có thể cho
tôi xem không?
Đến lượt Anh Thư thấy ngạc nhiên. Cô cảm nhận được là thầy
Khương không nói xã giao. Cô tò mò:
- Hình như thầy thích nghiên cứu thơ lắm hả thầy?
Thầy Khương trả lời bằng một cái gật đầu. Cử chỉ đó làm Anh
Thư hưng phấn hẳn lên:
- Vậy nếu đọc thơ em, thầy sẽ không cười chứ ạ?
- Tôi không bao giờ cười sinh viên của mình. Cứ mạnh dạn cho
tôi đọc, biết đâu tôi có thể giúp em điều gì đó.
- Dạ.
Anh Thư không ngờ thầy Khương cùng ý thích với mình. Điều đó
làm cô xúc động khó tả. Giống như có một sự gần gũi vượt qua những hàng rào chắn.
Khiến cô không dám nói gì, vì sợ mình láu táu.
Thấy chợt im lặng, thầy Khương như muốn gợi chuyện giúp cô khỏi
bối rối:
- Lớp các em là một trong những lớp quậy nhất mà tôi gặp.
Anh Thư tò mò:
- Vậy thầy có ngán lớp em không thầy?
- Không, mà tại sao tôi ngán?
- Vì nhiều người quậy quá, nhớ lại lúc thầy mới bước vô lớp,
ai cũng có ấn tượng cả. Không phải thầy cô nào mới vô các bạn cũng ồn vậy đâu.
Đó là cách thể hiện tình cảm đó thầy.
Thầy Khương mỉm cười:
- Tôi thấy thật hân hạnh. Nhưng quá mức như vậy sẽ ảnh hưởng
đến lớp khác, cho nên thể hiện ít ít thôi.
Thầy ngừng lại một chút, rồi nói tiếp:
- Lúc bàn giao lớp, cô Minh có nhắc tôi một số sinh viên phải
chú ý. Trong đó có một cô tên Anh Thư, cô này thích làm chuyện khác trong giờ học,
hay ngủ và thích hát, đặc biệt là nổi tiếng về thành tích chọc phá người khác.
Anh Thư tròn xoe mắt:
- Ối trời!
Thầy Khương điềm đạm nói tiếp:
- Cho nên lúc gặp em ngoài quán, tôi hơi đoán ra.
- Ôi lạy chúa – Anh Thư vô tình thì thào.
Rồi cô ngồi im suy nghĩ, phân tích từng chuyện thầy Khương
nói. Mấy chuyện khác không nói gì, nhưng chuyện ngủ gục làm cô thấy quê không
thể tưởng. Mặt cô chợt đỏ lên:
- Lâu lâu em tranh thủ chợp mắt một tí, chứ đâu phải lúc nào
cũng ngủ đâu ạ.
- Rất may là em không phát huy nó thường xuyên, và rất may là
em chưa bị thi lại lần nào.
Anh Thư không ngốc đến nỗi không nhận ra cách giễu cợt kính
đáo của thầy Khương. Đâu phải lần đầu tiên cô nghe nói về mình như vậy. Tụi Hồng
Thảo nói thì không thấy gì, nhưng đến lượt thầy Khương nói thì cô thấy mình vô
cùng dị hợm.
Anh Thư quê quá nên đâm ngại khi ngồi với thầy Khương. Cô bèn
nhìn ra ngoài, rồi đứng dậy:
- Xin phép thầy, em về.
- Tôi cũng định về đây, ra xe đi, tôi sẽ đưa em về.
Anh Thư nhìn chiếc xe duy nhất đậu phía bên hồ. Lúc nãy cô có
thấy nó, nhưng nghĩ đó là xe của du khách nên không để ý.
Nghĩ tới chuyện ngồi trong xe một mình với thầy Khương, tim
Anh Thư đập như trống đánh. Vừa sợ vừa thích, nhưng sợ nhiều hơn. Thế là cô từ
chối:
- Dạ, em tự về được rồi ạ, cám ơn thầy.
Thầy Khương vô tình:
- Gần tối rồi, mà ngoài trời cũng lạnh lắm, em về trễ coi chừng
ba mẹ em lo đấy.
- Dạ, chắc không sao đâu, em sợ phiền thầy lắm.
- Bỏ học trò mình đi lang thanh ngoài đường mới là đáng phiền,
không nên ngại với tôi.
Anh Thư lưỡng lự một chút, nhưng rồi tình cảm mạnh hơn. Cô đi
theo thầy Khương băng qua đường. Lòng thầm choáng ngợp vì sự gần gũi vô tình
này. Có nằm mơ cũng không tưởng tượng nổi mình có thể gần thầy như thế.
Cô lén nhìn qua thầy Khương. Chắc chắn là thầy vô tư chứ
không khắc khoải như cô, nên vẻ mặt rất bình thản. Trong khi cô thì thấy tim đập
như trống đánh.
Buổi tối, Anh Thư mở cửa nhìn xuống bồn hoa ngay trước chân cửa.
Trong bóng tối ngập đầy hơi sương, cô có cảm giác tất cả những hoa hồng đều nở
ra vì rạo rực.
Bất giác cô đọc khẽ một mình:
“Im lặng quá tiếng ai đang gọi
Không - chỉ tiếng lòng tôi gọi - thế thôi”
Cô ngước mắt nhìn lên trời, mơ màng nhớ hình bóng của thầy
Khương. Cô biết rồi đây, mãi mãi cô sẽ không quên được buổi chiều naỵ Trong ánh
sáng nhập nhoạng ngập đầy hơi sương, trong rét mướt run rẩy, cô đã ngồi một
mình với thầy Khương. Được thầy đưa về như sau một cuộc hò hẹn. Dù thầy Khương
chỉ vô tình, nhưng nó vẫn là khoảnh khắc đáng nhớ nhất trong đời cô.
Hôm sau Anh Thư đi học rất sớm. Trời còn mờ mờ là cô đã ra khỏi
nhà. Bây giờ ở trường có sức hút không thể dùng lời bình thường để tả.
Từ khoảng sân vắng đến những con đường nhỏ dẫn lên lớp học, từ
đồi thông thơ mộng đến khung cửa sổ binh yên … Tất cả đều gắn liền với bóng
dáng thầy Khương. Tình yêu của tuổi hai mươi đầy bồng bột. Nhưng không phải vu
vơ hoặc tựa trò đùa. Nhất là khi người ấy là thầy của mình.
Anh Thư tưởng mình đi học sớm, nhưng Ngọc Chi cũng đi sớm như
cộ Qua con dốc là gặp nhau. Thấy cô, Ngọc Chi mở to mắt. Câu đầu tiên của nó là
châm chọc:
- Hôm nay ta mới hiểu vì sao mấy hôm nay trời bỗng nhiên lạnh.
Anh Thư hỏi vô tư:
- Sao vậy?
- Tại mi đi học sớm.
- Hứ.
- Vô lớp không còn ngủ gục, đặc biệt là giờ lý luận.
- Hứ.
- Không còn bắt nhỏ Thảo chép bài giùm, đặc biệt cũng là giờ
lý luận.
Anh Thư chột dạ làm thinh, nhưng cũng cố vớt vát bằng cái
nguýt, chứ không trả lời. Lúc sau này đầu óc bận mơ mộng nên cô kém nhạy bén hẳn
đi. Chứ nếu là trước kia thì cô đã dập tắt ngay từ lâu mầm mống châm chọc, nói
gì đến im lặng nghe con nhỏ ba hoa chích chòe.
Lúc đi ngang văn phòng khoa, Anh Thư thấy thầy Khương đang đi
ra. Lạ thật, sao thầy vào trường sớm thế. Ước gì thầy cũng có tâm lý giống cô.
Hôm nay thầy Khương mặc áo lạnh màu tối, có những đường viền
trông rất haỵ Thầy bao giờ cũng có phong cách lịch sự pha chút nét nghệ sĩ. Sao
thầy có thể tạo cho mình phong cách hay như thế chứ.
Trong buổi sáng tinh mơ, nhìn thầy hay lạ thường. Và Anh Thư
không thể nào không nhìn thầy bằng ánh mắt ngưỡng mộ. Quên mất cả cặp mắt cú vọ
của Ngọc Chi.
Ngọc Chi kéo Anh Thư đi nhanh tới trước:
- Thưa thầy.
Thầy Khương cười thân mật:
- Hai chị đi học sớm vậy à?
Anh Thư chưa kịp trả lời thì Ngọc Chi đã lên tiếng trước:
- Thầy cũng vào sớm hả thầy? Tụi em cứ nghĩ các thầy cô thường
vào trễ, không ngờ thầy thường đến sớm.
- Tôi có việc phải giải quyết, chào hai chị nhá.
- Dạ, chào thầy.
“Hôm qua thầy đã gọi mình bằng em chứ không phải tiếng chị
khách sáo như thế. Có nghĩa là khi không có người, thầy thân mật với mình hơn”
– Ý nghĩ đó làm Anh Thư chợt vui sướng kỳ lạ. Bất giác cô áp tay lên mặt cười một
mình.
Ngọc Chi nhìn cô gườm gườm:
- Mi cười gì vậy?
Anh Thư giật mình ngậm miệng lại:
- Cười đâu mà cười.
- Lúc này mi lạ lắm nghe, suốt ngày cứ thẩn thẩn thơ thợ Nhiều
lúc cười một mình giống nhỏ điên. Không biết mi điên hay đang yêu nữa. Ta với
nhỏ Thảo nghi lắm.
Anh Thư hếch mặt lên, đường hoàng:
- Nghi cái gì?
- Nghi mi mến thầy Khương.
Anh Thư giật thót cả người. Mặt đỏ nhừ đến tận chân tóc. Làm
sao mà cô nghĩ ra nổi, điều bí mật của mình có thể bị khám phá dễ dàng như thế
chứ.
Bất giác cô kêu lên:
- Nói bậy.
- Mà có không?
- Đó là thầy cô chứ không phải bạn bè, đừng có ăn nói lung
tung.
Ngọc Chi tỉnh bơ:
- Thầy Khương chỉ hơn tụi mình vài tuổi, với lại từ đó đến giờ
thiếu gì chuyện sinh viên và thầy quý mến nhau. Thầy Khương hay như vậy, thiếu
gì đứa thích, có mi nữa cũng đâu có gì đáng ngạc nhiên.
- Để ta suy nghĩ lại xem.
- Suy nghĩ cái gì?
- Nghĩ xem có nên nói với con nhỏ làm ở đài phát thanh như mi
không.
Nói rồi cô đi thật nhanh, làm Ngọc Chi đuổi theo hụt cả hơi.
Hai tiết đầu là giờ lý luận. Khi thầy bước vào, cả lớp đứng
lên, tự nhiên Ngọc Chi quay lại nhìn Anh Thư, rồi cười mím một cách tinh quái.
Còn cô thì đứng thẳng người chứ không ngó nghiên như mấy giờ khác. Cũng không
hay Ngọc Chi đang luồn tay qua lưng cô, bấm Hồng Thảo một cái như lưu ý.
Hết giờ, khi thầy Khương đi ra, Ngọc Chi kéo Anh Thư và Hồng
Thảo ra hành lang, giọng nghiêm trang:
- Bây giờ có mặt đủ ba đứa, mi phải nói thật ra, không được
giấu, có phải mi mến thầy Khương không?
Anh Thư hết hồn nhìn quanh. Thấy không có ai, cô yên tâm hơn,
nhưng cũng quát khẽ:
- Nói nhỏ giùm, con khỉ, bộ mi muốn cả lớp nghe hả?
Hồng Thảo cười tủm tỉm:
- Công nhận nhỏ Chi nhạy bén thật, lúc sau này ta thấy nó kỳ
kỳ mà không hiểu tại sao, thì ra là vậy.
Anh Thư nhăn nhó:
- Ta chưa thấy ai vô duyên như mi, tự nhiên bắt người ta nói
ra điều bí mật của mình, mi là con nhỏ trơ trẽn.
Ngọc Chi cười khì:
- Vậy là mi thừa nhận rồi nhé.
- Tụi mi phải thề là không nói với ai, cũng không được để thầy
biết, nếu không ta nghỉ chơi luôn. Good bye no see you đấy.
Cả hai cô nàng kia cùng gật đầu:
- OK.
Hồng Thảo thắc mắc:
- Mi thích thầy lúc nào vậy Thư?
Anh Thư đành thú nhận:
- Ta cũng không biết nữa, hình như từ lúc đầu thầy bước vô lớp,
lúc đó ta thấy kỳ lắm, muốn bay lên, rồi muốn làm thơ, vậy đó.
Hồng Thảo buông một nhận xét:
- Cho nên thầy bảo hát là mi hát liền, ngoan vậy đó.
Ngọc Chi thắc mắc:
- Không biết thầy có vợ chưa nhỉ?
Câu nói của cô như kéo cả bọn trở về thực tế, khiến ai cũng
ngẩn ra. Anh Thư nhìn xuống sân, buồn hiu. Cô cảm thấy điều đó trần trụi quá,
và không muốn thế giới lãng mạng của mình bị rơi vỡ.
Hồng Thảo trầm ngâm:
- Chắc thầy không có vợ đâu, thầy còn trẻ mà.
- Nếu không vợ thì có người yêu.
Tự nhiên ai cũng lặng thinh. Điều đó thì gần như là chắc rồi.
Một người dễ mến như thầy Khương làm sao mà chưa có người yêu được chứ.
Anh Thư chống cằm ủ rũ:
- Thôi đừng nói chuyện đó nữa.
Hồng Thảo an ủi:
- Nói vậy chứ làm sao mà chắn chắn được, có thể thầy vẫn chưa
có người yêu. Một người hay như thầy, tìm đâu ra người xứng đáng, cho nên có thể
vẫn chưa chọn được ai.
Ngọc Chi đồng tình:
- Đúng, có thể thầy chưa chọn được ai.
Hồng Thảo hừ một tiếng:
- Nói đi cũng mi, nói lại cũng mi, mệt quá.
Ngọc Chi chỉ cười trừ chứ không nói. Một lát sau cô nói như
thú nhận:
- Mi làm ta kinh ngạc thật đó Thư, không ngờ mi yêu thầy, nghe
mi nói ta mới bật ngửa ra.
Anh Thư quay phắt lại nhìn cô nàng:
- Mi nói gì? Bộ đợi ta nói mi mới biết hả?
- Tất nhiên, nếu không làm sao ta biết, ta có phải là thánh
đâu.
Hồng Thảo kêu lên:
- Vậy sao lúc nãy mi nói nghe chắc vậy? Mi là đồ chụp mũ.
Ngọc Chi tỉnh bơ:
- Tất nhiên rồi, nếu không chụp mũ thì làm sao bắt nó khai
ra, muốn biết phải làm vậy thôi.
Anh Thư tức kinh khủng. Cô lườm Ngọc Chi một cái:
- Đồ chết tiệt.
- Còn mi thì sao, chuyện như vầy mà giấu bạn bè, mi nói ta với
nhỏ Thảo là đồ nhiều chuyện chứ gì.
Anh Thư chống chế:
- Nói bậy, tại ta chưa ổn định tinh thần chứ bộ. Nói ra sợ tụi
mi cười.
- Hứ, vậy mà cũng gọi là bạn.
Anh Thư vô tình nhìn ra phía đầu cầu thang. Thấy cô Trúc đi
lên, cô vội kéo Ngọc Chi và Hồng Thảo vào lớp. Và câu chuyện phải tạm gác một
bên.
Nhưng Anh Thư không thể nào tập trung nổi. Sự thổ lộ lúc nãy
làm cô có cảm giác bồn chồn. Cô xé mảnh giấy nhỏ, hí hoáy viết rồi đẩy qua Ngọc
Chi:
“Theo mi thì ta có nên đưa tập thơ của ta cho thầy đọc không?
Thầy có bảo ta đưa.”
“Vậy thì cứ đưa, như vậy thầy sẽ hiểu mi hơn.”
“Ta phân vân lắm, sợ thơ dở thầy cười.”
“ Mi làm thơ không tệ đâu, ta nói thật, với lại ta thấy thầy
Khương không phải mẫu người thích phê phán, thầy có vẻ là người vị tha.”
CHƯƠNG 4 -
A
nh Thư đọc rồi cất vào giữa tập, không trả lời nữa. Nhưng
cách động viên của Ngọc Chi làm cô vững tâm hơn.
Hôm sau, đến giờ chơi, Anh Thư rủ Thảo và Chi lên khoa. Thấy
thầy Khương đang ngồi nói chuyện với các thầy cô khác, Anh Thư chợt đổi ý. Cô đứng
lại:
- Thôi, về lớp thôi.
Hồng Thảo cũng đứng lại:
- Sao vậy?
- Ta không muốn bị thầy cô chú ý.
Ngọc Chi dài giọng:
- Đúng là có tật giật mình, mi cứ mạnh dạn vô đưa thầy, ai biết
trong đó viết cái gì. Sinh viên nộp bài cho thầy là chuyện thường chứ bộ.
Lần đầu tiên sau bao tháng chơi chung, Anh Thư mới phát hiện
ra Ngọc Chi có trí thông minh tuyệt vời. Thế là cô mạnh dạn bước vào văn phòng.
Cô đi thẳng đến phía bàn, cúi đầu chào thầy cô khác, rồi quay
qua thầy Khương:
- Thưa thầy, đây là quyển thơ của em.
Thầy Khương cầm lên xem và mỉm cười khuyến khích:
- Đừng ngại nhé.
- Cảm ơn thầy.
Khi Anh Thư ra ngoài, Hồng Thảo nhìn khuôn mặt đỏ hồng của
cô, buông một nhận xét:
- Hôm nay mi đẹp lạ thường, tình yêu làm cho xinh đẹp.
Anh Thư không để ý câu nói đó. Cô vừa đi vừa nhớ lại khuôn mặt
của thầy Khương lúc nảy. Có một cái gì đó hết sức gần gũi trong nụ cười của thầy.
Nụ cười trấn an, khuyến khích làm tan sự dè dặt trong cộ Nếu không có sự tinh tế,
hẳn thầy sẽ không cảm nhận được nỗi bối rối trong cô lúc đó. Nếu không cảm nhận
được thì sẽ không có sự chia sẻ.
Thứ bảy có ba giờ lý luận, khi hết tiết thầy Khương đi xuống
bàn Anh Thư:
- Lát nữa em lên khoa gặp thầy.
- Dạ.
Thầy Khương đi ra khỏi lớp. Lập tức bọn con gái quay quanh
Anh Thư:
- Thầy gọi lên khoa chi vậy?
Anh Thư đoán là thấy muốn nói về tập thơ, nhưng cơ nói dối
ngay:
- Mình không biết, phải đợi thầy nói mới biết chứ.
- Nếu là chuyện của lớp thì phải nói với lớp trưởng chứ, sao
gọi Thư nhỉ?
Ngọc Chi la lên:
- Chuyện có gì đâu mà mấy bà tò mò quá vậy. Muốn biết thì lên
khoa hỏi thầy đi.
Và cô kéo Anh Thư đi ra hành lang. Anh Thư lắc đầu ngán ngẩm:
- Tao sợ mấy cái mỏ đó thật, tò mò không thể tưởng.
- Tụi nó mà biết mi thích thầy là chắc mi hết sống.
Xuống hết cầu thang cô đẩy Anh Thư tới trước:
- Mi lên khoa một mình đi, ta với nhỏ Thảo về trước.
Nói rồi cô kéo tay Hồng Thảo đi thẳng ra cổng.
Anh Thư tần ngần một lát rồi đi lên khoa. Văn phòng không còn
ai, Thầy Khương đang ngồi một mình ở bàn. Thầy Anh Thư thầy khoát tay về phía đối
diện.
- Em ngồi đi.
Anh Thư tò mò nhìn quyển sổ trên tay thầy. Cô tưởng đó là tập
thơ của cộ Nhưng không phải, thầy Khương nói như hỏi:
- Chắc em chưa bao giờ tham gia câu lạc bộ văn thơ hả Anh
Thư?
- Dạ chưa.
- Em có muốn đến dự buổi họp của họ không?
Anh Thư mở lớn mắt ngạc nhiên:
- Ở đây cũng có câu lạc bộ đó nữa hả thầy?
- Tất nhiên là có, nếu em muốn tôi sẽ giới thiệu em đến sinh
hoạt.
Anh Thư tò mò:
- Sao thầy biết ạ?
- Lúc còn là sinh viên, tôi đã từng tham gia bút nhóm đó, tôi
thấy em nên tới với họ, không khí ở đó rất thích hợp với em.
Anh Thư ngồi im. Chuyện tham gia câu lạc bộ không làm cô quan
tâm lắm. Nhưng nếu đưọc gần thầy Khương thì cô sẽ tham gia.
Thấy Anh Thư ngồi im, thầy Khương tưởng cô nhút nhát, nên nói
khuyến khích:
- Họ có một tờ báo riêng, toàn là những cây bút trẻ, giao lưu
với nhóm em sẽ có những người bạn cùng sở thích với em, tôi nghĩ em sẽ thích.
- Dạ nhưng bao giờ họ họp mặt hả thầy?
- Tối nay họ tổ chức đêm thơ, em có muốn đến dự không?
Anh Thư chợt hồi hộp:
- Thầy có đi không?
Thầy Khương gật đầu:
- Tôi muốn đưa em đến đó để giới thiệu với em, sau đó nếu thấy
thích em có thể tham gia hẳn vào nhóm.
- Dạ.
- Vậy nhé, vậy thì bảy giờ tôi sẽ đến nhà em.
Anh Thư nhìn thầy Khương chăm chăm. Ý nghĩ đây là một cuộc hẹn
hò làm cô thấy lạ lùng, và vô cùng xúc động.Thầy Khương cư xử bình đẳng và vô
tư thôi, nhưng cô thì không thể nào vô tư nổi.
Thầy Khương chợt rút quyển tập ra đưa cho cô:
- Gởi lại em, có một số bài rất hay, em nên gởi đăng. Tôi định
sẽ tự động đăng để gây bất ngờ cho em, nhưng tôi còn phải tôn trọng quyền tác
giả, nên chỉ gợi ý cho em thôi.
- Thầy thấy bài nào có thể được ạ?
- Những bài tôi đánh dấu trong đó, em cứ mạnh dạn gởi đi.
- Vậy thầy có thể gởi giùm em không hả thầy?
- Tất nhiên là có thể, chiều nay em có bận gì không?
- Dạ không.
- Vậy thì viết lại nhũng bài đó, tối nay tôi sẽ giới thiệu em
với trưởng nhóm, em có thể đưa bài cho cô ta.
- Dạ.
Thầy Khương vén tay áo nhìn đồng hồ, rồi khoát tay:
- Vậy nhé, chào em!
Anh Thư cất quyển tập, đứng lên:
- Thưa thầy em về.
- Chào em.
Anh Thư bước ra ngoài, buổi trưa sân trường vắng không một
bóng người. Nắng rất dịu và mát mẻ. Anh Thư vừa đi xuống con dốc, vừa cởi áo
len cầm trên taỵ Trên khoản đồi im vắng rợp màu xanh, dáng cô đi với những bước
nhảy nhót dễ thương như một con sóc nhỏ.
Hôm nay cô về nhà hơi muộn. Cả nhà đều đã ngủ trưa. Anh Thư
làm một dĩa cơm mang lên phòng, vừa ăn vừa đánh máy mấy bài thợ Xong cô in ra
giấy, kẹp lại thành một xấp.
Cô ngồi tựa ra lưng ghế, đọc đi đọc lại những bài thơ của
chính mình như khám phá thơ của ai đó. Rồi không kiềm nỗi niềm vui bồng bột, cô
mở của chạy xuống sân, nhảy nhót quanh vườn hồn và hát nho nhỏ một mình.
Buổi chiều qua đi rất nhanh, mới hơn sáu giờ mà bóng tối đã
phủ xuống thành phố. Chiều mùa đông trời ẩm ướt và lạnh giá. Anh Thư đội chiếc
mũ màu xanh da trời, cổ choàng chiếc foulard trắng với những đường viền cùng
màu nón. Trông cô nhỏ bé hẳn đi trong chiếc áo len dày trắng muốt.
Cô cẩn thận đóng cổng, rồi thả bộ xuống con dốc ra tận đầu đường.
Cô đứng chờ thầy Khương dưới gốc thông.
Khi thấy bóng dáng những chiếc xe, cô bước ra đường đứng đón.
Nhưng đó chỉ là những chiếc xe của du khách. Mãi khá lâu thầy Khương mới đến. Từ
xa thầy đã thấy bóng dáng màu trắng ở đầu đường. Nên thắng lại gần đó, thầy
nghiêng đầu ra một cách ngạc nhiên:
- Sao em đứng đây vậy? Lạnh thế này, tôi cứ nghĩ em còn trốn
trong nhà, em đứng đây để làm gì?
- Em chờ thầy.
Thầy Khương bật cười và nghiêng người qua mở cửa cho Anh Thự
Cô bước lên, hai tay áp lấy mặt cho đỡ lạnh. Khuôn mặt cô như càng hồng hơn
trong ánh đèn vàng.
Thầy Khương quay qua nhìn cô lặp lại:
- Sao em không ở trong nhà? Em đứng ngoài này lâu chưa?
- Dạ khoảng mười phút ạ. Tại em sợ thầy vô đó xa quá.
Thầy Khương bật cười:
- Đã đến đây được thì thêm một đoạn nữa có sao đâu. Tôi sợ em
ra ngoài đường lạnh nên đến đón mà.
Sao mà thầy chu đáo qua vậy, ước gì thầy chỉ chu đáo với một
mình mình thôi. Anh Thư quay lại nhìn thầy Khương thật lâu. Tất nhiên là thầy
Khương biết, vì thầy chỉ nhìn ra con đường phía trước. Và vì thầy rất vô tình
nên cô có thể nhìn thầy một cách say sưa.
Thầy Khương vô tình quay lại, Anh Thư hết hồn quay chỗ khác,
giọng thầy đầy vẻ quan tâm:
- Đi như thế này, em có nói với ba mẹ em không? Có lẽ sẽ về
khuya đó.
- Dạ em có nói ạ.
- Nhà em có mấy người, Thư?
Cái cách thầy gọi tên nghe thật thân mật như có cái gì đó
quan tâm, làm Anh Thư thấy tim nhói lên. Cô trả lời với giọng hồi hộp:
- Dạ nhà em có ba mẹ, anh chị hai, tất cả bốn người.
Anh Thư nói và xòe tay ra như đếm, cô không để ý thầy Khương
quay lại nhìn cô cười:
- Sao chỉ bốn người vậy còn em ở đâu?
Anh Thư nhớ ra phì cười:
- Vâng tính em trong đó nữa là năm.
Cô ngừng một chút rồi nói thêm:
- Anh hai em lớn lắm, chắc bằng thầy đó thầy, ảnh cũng có làm
thơ nữa, nhưng chỉ thỉnh thoảng thôi. Ngày trước chị dâu em thích anh hai em vì
thơ của ảnh, thế rồi thành vợ chồng luôn.
- Lãng mạn quá há?
Anh Thư rất muốn hỏi thầy có người yêu chưa nhưng không dám.
Dù cô đang xúc động dạt dào, cô vẫn không dám vượt qua khoảng cách. Hỏi như vậy
có vẻ vô phép quá. Thầy Khương là thầy chứ đâu phải bạn.
Thầy Khương chợt lên tiếng:
- Anh hai em có phê bình thơ em không?
- Dạ có, em nhớ lúc còn nhỏ, hình như là lớp năm gì đó, lân đầu
tiên em làm thơ và đưa anh ấy xem. Ảnh chọc em quá trời làm em xấu hổ không dám
ra khỏi phòng, buổi trưa đó em không ra ăn trưa luôn.
Thầy Khương mỉm cười:
- Tới mức như vậy lận sao? Sau đó thì sao?
- Sau đó ảnh bảo thơ em dễ thương, vi vậy ảnh mới chọc em.
Lúc đó em không hiểu nổi, em thấy như vậy là kỳ quái, và em thôi không làm nữa.
Cô nghiêng nghiêng đầu như nhớ lại. Những kỷ niệm đó làm cô thấy
vui vui. Và cô kể huyên thuyên:
- Bài thơ đó anh hai vẫn còn giữ, đến lúc lớn ảnh mới đưa lại
cho em. Thú thật bây giờ đọc lại thấy ngô nghê sao ấy.
- Cái hay trong thơ trẻ con thường là từ cách thể hiện ngây
ngộ Vì các em đâu có cái nhìn sâu lắng như người lớn. Chính vì vậy mà anh em thấy
nó dễ thương.
- Lạ thật, anh em cũng từng nói với em như vậy đó. Vậy là những
tư tưởng lớn thường gặp nhau hả thầy?
Nói xong cô cười dòn tan. Thầy Khương cũng mỉm cười:
- Chắc vậy!
Tự nhiên Anh Thư lặng thinh, câu nói của thầy làm Anh Thư thấy
nhói tim. Cách nói đơn giản đó ẩn chứa một chút hài hước, chút thân mật chế giễu.
Cô có cảm giác thầy Khương còn giữ khoảng cách vì cô là học trò. Chứ nếu là bạn,
hẳn thầy sẽ nói xa hơn nữa.
Sao thầy có nhiều cái để cô nhớ lâu như vậy?
Anh Thư bần thần mãi đến lúc thầy Khương dừng xe và ra hiệu
cho cô nhìn vào trụ sở của Câu Lạc Bộ. Cô xuống xe, mắt nhìn vào trong một cách
tò mò. Lần đầu tiên cô đến những nơi thế này. Có lác đác vài người tụ thành
nhóm. Họ đứng ngoài hành lang và rãi rác trong gian phòng rộng.
Thầy Khương đưa cô đi lên tầng trên. Đó là một căn phòng rộng,
bốn dãy bàn đối diện nhau dài từ cửa dẫn đến sân khấu. Những bình hoa đặt dài
trên bàn. Ánh đèn vàng làm không khí có vẻ ấm áp hơn. Hình như cô và thầy
Khương đến trễ, vì mọi người đã ngồi đầy những dãy bàn và trên sân khấu có một
người đang phát biểu.
Thầy Khương đưa mắt nhìn quanh, rồi đưa Anh Thư đến phía góc
phòng. Hình như nhận ra thầy nên quay lại chào. Thầy Khương cũng khẽ giơ tay
chào lại. Anh Thư tò mò nhìn họ rồi quay qua thầy Khương hỏi nhỏ:
- Sao họ lại biết thầy ạ?
- Họ là bạn của tôi.
Anh Thư lập tức quay lại nhìn mấy người kia. Lạ thật làm sao
bạn thầy Khương lại như thế chứ. Người thì lớn qua, người thì nhỏ quá. Trong
khi bạn bè cô thì cùng trang lứa với nhau. Tự nhiên cô buột miệng:
- Bạn thầy không đồng đều.
- Không đồng đều là sao?
- Người thì lớn hơn thầy, người thì nhỏ hơn thầy, làm cách
nào mà chơi với nhau được.
Thầy Khương bật cười nhưng không trả lời. Hình như thầy ngạc
nhiên vì cô quá ngây thơ.
Phía trên sân khấu, một thanh niên khác đi lên. Anh ta chỉnh
micro rồi nhìn xuống góc phòng:
- Giới thiệu với các bạn, hôm nay có nhà thơ Hoàng Khương đến
tham gia đêm thơ của chúng ta, xin một tràng pháo tay mừng sự có mặt của anh
Hoàng Khương.
Cả phòng vang lên tiếng vỗ tay thật tọ Làm Anh Thư ngạc
nhiênquay lại nhìn thầy Khương buột miệng:
- Thầy là nhà thơ hả thầy?
Thầy Khương không nghe câu hỏi của cô, vì phải đứng lên chào
mọi người. Anh Thư vẫn cứ tròn xoe mắt nhìn. Điều vừa phát hiện làm cô kinh ngạc
vô cùng. Thầy Khương là một nhà thơ sao?
Sao chẳng khi nào thầy đọc thơ của thầy cho lớp nghe vậy? Chẳng
lẽ thầy cũng làm thơ sao?
Phía trên sân khấu người thanh niên lại tiếp tục nói lớn:
- Mời nhà thơ Hoàng Khương lên ngâm tặng chúng ta một bài thơ
mà anh đã hoặc đang sáng tác, xin mời anh.
Cả phòng lại vỗ tay lần nữa. Lần này cũng nhiệt tình không
kém lần trước. Làm Anh Thư thấy hết sức hãnh diện như chính mình được chào đón.
Thầy Khương đi lên sân khấu, phong cách hòa nhã và tự nhiên
như đứng trên bục giảng ở trường. Thầy nhìn xuống phía dưới với một nụ cười dễ
mến kỳ lạ.
- Rất hân hạnh và xin cảm ơn sự nhiệt tình của các bạn, tôi
xin phép tặng các bạn một bài thơ mà tôi sáng tác trước đây.
Lại vỗ tay, Anh Thư đưa mắt nhìn mọi người. Cô thấy ai cũng
nhìn lên sân khấu, ai cũng cười như biểu hiện tình cảm hết sức dặt biệt với thầy
Khương. Dù những gì thầy nói rất bình thường.
Cô chợt nhận ra thầy Khương có khả năng thu hút đám dông. Điều
này ở trường cô cũng đã thấy rồi nhưng không có ý nghĩ cụ thể.
Thầy Khương đọc xong bài thơ rồi đi xuống. Tiếng vỗ tay vang
lên rất lâu. Khi thầy ngồi bên Anh Thư, cô nói ngay:
- Giọng thầy đọc thơ nghe trữ tình quá, sao lúc giảng bài thầy
không giảng bằng giọng như vậy hả thầy?
- Vì như vậy sẽ không giống ai.
Anh Thư cười thú vị rồi lại thì thào:
- Sao thầy không nói với em là thầy biết làm thơ? Nếu anh ta
không nói thì em chẳng thể nào phát hiện mình là học trò của nhà thơ.
Thầy Khương mỉm cười
- Điều đó có gì khác với việc tôi giảng bài ở lớp? Tôi vẫn vậy
thôi.
- Không đâu thầy, em thấy khác nhiều lắm.
Cô ngừng lại một chút rồi thì thào một cách bồng bột.:
- Thầy làm em hãnh diện chết đi được, em không ngờ tối nay
mình ngồi cạnh một nhà thơ.
Thầy Khương quay lại nhìn cô:
- Tôi cũng đang ngồi bên cạnh một nhà thơ đó thôi.
Anh Thư mở to mắt:
- Em ấy à?
Cô cui mặt xuống cười khúc khích, rồi ngẩng lên đôi mắt lấp
lánh tinh quái:
- Vậy là thầy coi em là nhà thơ nhé, thấy nhớ nhé, thầy không
được quên nhé.
- Tôi không quên đâu cô nhà thơ ạ. Nhưng em chịu khó theo dõi
chương trình đi, rồi elm sẽ phát hiện nhiều thứ lắm.
- Chắc em không còn đủ sức phát hiện gì nữa đâu. Tối nay em
đã phát hiện một điều phi thường rồi còn gì. Nhưng em sẽ giữ bí mật, cả lớp chỉ
có mình em biết thầy là nhà thơ thôi.
- Em giữ bí mật với hai cô bạn của em nổi không?
CHƯƠNG 5 -
A
nh Thư nói không chắc lắm:
- Em cũng không biết nữa, nhưng nếu thầy muốn thì em sẽ im lặng
luôn.
Thầy Khương cười cười:
- Tôi cũng muốn biết em giữ bí mật như thế nào lắm, sợ là nó
khó với em thôi.
Anh Thư vô tình hếch mặt lên:
- Thầy làm như em nhiều chuyện lắm vậy, nếu không ai hỏi thì
em nói làm chị Mà nếu không ai biết thì em hỏi họ biết chưa, chứ có phải là em
nhiều chuyện đâu.
Thầy Khương bật cười. Rồi cười lớn hơn. Lần đầu tiên Anh Thư
thấy thầy cười nhiêu như vậy. Tối nay vui thật.
Thầy Khương chợt nhìn đồng hồ rồi nói như nhắc:
- Có lẽ em nên về thôi, nếu ở lại đến kết thúc thì khuya lắm.
Anh Thư khẽ lắc đầu:
- Không, em muốn ở lại thêm nữa, ở đây thích lắm.
- Về khuya như vậy ba mẹ em sẽ chờ đó. Lần đầu em không nên
đi khuya.
- Em có nói với mẹ em rồi. Mẹ sẽ không chờ đâu.
Thầy Khương không nói gì, chỉ khoát tay ra hiệu cho cộ Rồi đứng
lên đi ra ngoài. Anh Thư cũng đi theo. Ra đến hàng lang, cô đứng lại:
- Nhưng em sẽ không về đâu.
Thầy Khương khoát tay:
- Tôi sẽ giới thiệu em với một người, đi theo tôi nào.
Rồi thầy bước về phía cầu thang. Ở đó có một nhóm người đang
nói chuyện sôi nổi. Có một anh chàng vừa nói vừa hoa chân múa tay, nhiệt tình
thấy ớn, hình như ở đây ai cũng có phong cách trẻ trung sôi nổi. Rất đúng gu
Anh Thư, cho nên cô thích không khí nầy ngay.
Thấy thầy Khương, mọi người ngưng câu chuyện, quay lại nhìn
thầy mỉm cười:
- Lâu ghê mới thấy anh Khương đến chơi.
- Mấy đứa khỏe hả?
- Dạ tụi em vẫn khỏe.
Thầy Khương nhìn nhân vật vừa mới hoa chân múa tay:
- Hôm nay anh muốn giới thiệu với nhóm một cây bút mới, cô ấy
tên Anh Thư, đang học sư phạm.
Mấy anh chàng lập tức nổ ngay:
- Anh Thư có nghĩa là nữ anh hùng, cái tên rất ấn tượng.
- Cả người cũng rất ấn tượng.
- Chắc thơ phải hay lắm, nhìn người thì đoán ra thơ.
"Mồm mép dữ, hình như mấy người thơ thẩn như vậy đấy"
- Anh Thư nghĩ thầm. Nhưng cô cười đáp lại rất nhu mì:
- Chào các bạn.
Cô thấy mấy anh chàng nhìn cô hơi lâu. Nhưng cô không hề bối
rối. Khi đã ở bên cạnh thầy Khương rồi, bọn con trai trang lứa với cô đều là
con nít. Ai lại bối rối về con nít bao giờ.
Thầy Khương hình như cũng đã thấy những cái nhìn về phía Anh
Thự Nhưng không quan tâm lắm. Thầy nhìn qua cô:
- Mai mốt em sẽ trực tiếp gửi bài cho trưởng nhóm, cũng là
trưởng ban biên tập đó, em làm quen với anh Tuyến đi.
Anh Thư gật đầu cười với anh chàng hoa chân múa tay lúc nãy.
Không hiểu sao làm trưởng nhóm mà anh ta còn con nít thế. Chắc anh ta có năng
khiếu lãnh đạo lắm.
Cô đưa mấy bài thơ cho anh tạ Rồi đứng im nghe mọi người nói
chuyện. Lạ thật, hình như ai cũng thich nói và nói nhiều. Ở trường cô nổi tiếng
là đài phát thanh, như so với mấy người nầy thì cô còn thua xa.
Trong nhóm chỉ có thầy Khương là ít nói nhất, hình như thầy
chỉ muốn đến giới thiệu Anh Thư, nên chỉ đứng một chút rồi về.
Lúc ra ngoài đường, thầy Khương hỏi với vẻ quan tâm:
- Em thấy thế nào?
- Ở đó vui quá, em thích lắm.
- Tôi cũng đoán vậy.
Anh Thư nghĩ một lát. Rồi hớn hở:
- Mấy người đó vui thật, sao em không biết họ sớm hơn, chắc
em có nhiều chỗ để đi chơi rồi.
Thầy Khương bật cười:
- Vẫn còn kịp mà.
- Thầy biết không, trong lớp tụi nó bảo em là nói nhiều,
nhưng so với họ, em chẳng nói gì cả.
- Rồi em cũng sẽ vậy thôi, khi gặp người cùng tần số, em sẽ
có nhiều chuyện để nói lắm.
- Chắc em sẽ không nói nhiều vậy đâu, như vậy có vẻ con nít
quá.
Không hiểu câu nói đó gây ấn tượng thế nào mà thầy Khương
quay lại nhìn cộ Nhưng chỉ cười. Anh Thư nũng nịu:
- Thầy cười gì em thế?
- Con nít bảo nhau là con nít, cũng vui đấy.
Anh Thư phật lòng ngồi im. Cô hơi không vui khi thầy Khương
chỉ coi cô như trẻ con. Trong khi tối nay thầy đã tạo cho cô cảm giác được là bạn
với thầy. Lúc ngồi trong phòng họp, thầy đã nói chuyện hoà mình với cô đó thôi.
Chợt nhớ ra, Anh Thư ngồi quay về phía thầy Khương. Tay vô
tình xoè ra như đếm:
- Trong buổi tối mà được vỗ tay những bốn lần, thầy có thích
không thầy?
Thầy Khương hơi cười:
- Tôi thấy hay hay.
- Không phải chỉ hay hay đâu, em thích mê luôn, thầy tuyệt vời
thật đấy. Lúc nghe họ vỗ tay, em hãnh diện đến mức tim muốn nhảy ra ngoài luôn ấy.
- Em hãnh diện à?
Anh Thư gật đầu:
- Thật đó thầy, thầy làm em hãnh diện muốn bay lên mây luôn.
Thầy Khương không nói gì. Chỉ cười. Hình như cách thể hiện
ngây thơ của Anh Thư làm thầy thấy ngộ nghĩnh, vui vui. Anh Thư nhớ lại, mỗi lần
tiếp xúc với cô là thầy cười rất nhiều. Cô không biết tại sao như vậy. Nhưng tối
nay vui quá cô không có thời gian suy nghĩ lung tung.
Tiếng chuông điện thoại đổ từ hồi dưới phòng khách, khiến Anh
Thư mở choàng mắt. Cô tung mền qua một bên, chạy xuống nghe. Cô ngồi xuống
salon, mắt nhắm tít vì buồn ngủ. Giọng lười lĩnh:
- Alô.
Giọng anh Tuân vang lên trong máy với vẻ sốt ruột:
- Thư hả? Làm gì mà để anh chờ máy lâu quá vậy?
- Em đang ngủ.
- Gì? Em biết bây giờ là mấy giờ rồi không?
Anh Thư đưa mắt lên đồng hồ. Kim dài chỉ số năm. Cô dụi dụi mắt.
Không lẽ cô ngủ dữ vậy trời. Ngủ những bốn tiếng đồng hồ. Cô cười trừ:
- Tại em quên. Mà anh gọi có chuyện gì không? Chừng nào anh về?
- Chiều nay anh phải đi với sếp. Chắc tối lắm mới về được, em
đưa chị Thục qua nhà bên đó dùm anh nghen. Hôm nay nhà bên đó có sinh nhật, đừng
để chị ấy đi một mình, anh không yên tâm.
- Nhà chị Thục có sinh nhật hả? Sinh nhật ai vậy anh?
- Thục Ánh.
- Vậy hả?
Anh Thư hỏi một cách lơ mợ Thục Ánh là em chị Thục. Nhưng Anh
Thư và cô ta không biết nhau nhiều, vì lúc đám cưới chị Thục Ánh với anh Tuân
thì cô ta còn học ở Sài Gòn. Chẳng lẽ bây giờ cô ta đã về.
Anh Thư có thấy ảnh Thục Ánh trong album của chị Thục. Chị Thục
xinh mà cô ta còn xinh hơn. Nhưng hình như có vẻ kiêu kỳ. Có lần Anh Thư nghe
chị Thục và anh Tuân nói chuyện với nhau như vậy.
Không nghe cô trả lời, anh Tuân nhắc lại:
- Em đi được không?
- Dạ được.
- Cẩn thận đó nghe.
- Chở bà bầu đi em ớn quá, nhưng không sao, em sẽ chạy từ từ.
- Chạy xe phải cẩn thận nghe, không được phóng nhanh đấy, xuống
dốc phải thắng từ từ nghe không.
Anh Thư cố tình đùa dai:
- Thắng chi vậy anh hai? Thắng rồi làm sao chạy?
- Đừng có giỡn, chạy cẩn thận, không được phóng nhanh nghe
chưa?
- Em không hứa trước được, để xem lúc đó em vui hay buồn đã.
Nếu vui thì chạy nhanh, buồn thì dẫn xe cho chắc ăn.
Tuân quát nhỏ trong máy:
- Đùa dai hả? Cú đầu bây giờ, nhớ là cẩn thận đó.
Anh Thư còn nhẩn nha một lát mới chịu hứa nghiêm chỉnh. Cô
gác máy rồi chạy lên phòng anh Tuân, đập đập cửa:
- Chị Thục ơi, chị ngủ hay thức vậy, em vô được không?
Vừa nói cô vừa đẩy cửa bước vào. Chị Thục đang ngồi đan nón
cho em bé. Anh Thư xuống ngồi xuống giường, nhìn mũi kim thoăn thoắt trên tay
chị Thục thích thú:
- Sau này có em bé, chắc chắn em cũng xẽ may đồ cho nó như vậy.
Chị Thục cười như không tin:
- Cô Thư mà chịu ngồi yên làm mấy chuyện này sao?
Anh Thư hỉnh mũi:
- Chứ lúc đó bụng to quá, không ngồi yên thì chạy nhảy gì nổi,
ngồi một chỗ cho khỏe.
Chị Thục bật cười, rồi hỏi qua chuyện khác:
Lúc nãy ai gọi vậy? Chị nghe nhưng chạy xuống không kịp.
Nhớ ra, Anh Thư vội thông báo:
- Anh hai gọi đấy, bảo là chiều nay ảnh không về sớm được. Ảnh
dặn em đưa chị về nhà chị đấy. Tối nay sinh nhật chị Ánh hả chị?
- Ừ, nó mời đông lắm, lẽ ra chị phải về lúc sáng để đi chợ,
nhưng chị thế này đi không nổi.
- Chị Ánh về lúc nào vậy chị?
- Hai, ba tháng gì đó, chị cũng không nhớ nữa.
- Rồi chị ấy có chỗ làm chưa chị?
- Chưa, nó đòi vào sài gòn làm, nhưng ba mẹ chị không cho, nhỏ
đó đua đòi qua, ở trong đó sợ nó hư.
Anh Thư nói vô tư:
- Nếu hư thì đã hư mấy năm còn đi học rồi, bây giờ mà vẫn
không hư thì chắc chắc có thể tin tưởng được, bị cản buồn lắm.
Vốn biết tính Anh Thư nên chị Thục không tranh cãi. Cô em chồng
này có tật đụng chuyện gì cũng nói, nhưng không để ý mình nói gì. Và nói xong lại
quên ngay.
Mà thật sự Anh Thư không để ý chuyện đó nữa, cô đứng lên:
- Chị có mua quà không, em chở chị đi.
- Thôi khỏi, chiều mình đi sớm rồi ghé chợ mua luôn, mà chiều
nay Thư có bận chuyện gì không? Chị đi xe ngoài cũng được.
- Em đâu có bận gì, để em đi với chị.
Nói chưa hết câu Anh Thư đã biến mất ra ngoài. Cô về phòng
mình lấy đồ. Chưa đầy năm phút sau đã nghe cô hát léo nhéo trong phòng tắm.
Buổi chiều Thư đưa chị Thục về nhà. Còn khá sớm, nhưng trong
nhà đã chuẩn bị đầy đủ nên chắng có chuyện gì làm. Chị Thục có vẻ rất đảm đang.
Bụng to như vậy mà vẫn đi tới đi lui làm đủ thứ chuyện.
Anh Thư định theo chị Thục vào bếp thì Thục Ánh đã kéo cô lên
phòng riêng. Dù chưa từng tiếp xúc nhiều, nhưng cô có vẻ thân mật dễ gần. Cô
kéo Anh Thư ngồi xuống giường. Rồi lấy hộp đồ trang điểm ra. Đưa Anh Thư hộp phấn,
giọng cô vui vẻ:
- Em làm mặt một chút đi, buổi tối không trang điểm nhìn nhợt
nhạt lắm, làm đậm vào, lát nữa chị sẽ để đèn màu, sẽ nhảy nữa, em có biết nhảy
không?
- Dạ không.
Thục Ánh nhéo mũi Anh Thư một cái:
- Sao hiền thế? Nhưng không sao, thế nào cũng có người dạy
em, bạn trai chị nhiều người chưa có bồ lắm, chị sẽ giới thiệu với em.
Anh Thư lắc đầu:
- Thôi, chị đừng có giới thiệu, em không biết nhảy đâu, quê lắm.
- Đừng lo, học một chút là biết liền, nhảy mới vui chứ.
Anh Thư thắc mắc:
- Sao chị không tổ chức ở quán hoặc nhà hàng, ở nhà không sợ
bác trai mắng sao?
Thục Ánh nhún vai:
- Chị muốn làm ở nhà hàng, nhưng ông già không cho, ổng sợ chị
quậy. Mà ông già không chi tiền thì tiền đâu chị làm, chán dễ sợ.
- Vậy nhảy um sùm ở nhà, bác không mắng chị sao?
Thục Ánh cười khúc khích:
- Bộ em không biết gì hả?
- Biết gì chị?
- Ba em rủ ba chị đi chơi là do chị Thục nhờ đó, hai ông già
thân nhau, chắc ba chị không nghi gì đâu.
Anh Thư ngớ người, tròn xoe mắt:
- Vậy ra là ba em với bác Tịnh đi chơi là do chị sắp xếp? Vậy
mà em tưởng là vô tình, ôi trời.
Thục Ánh cười xòa:
- Em đừng nói lung tung nghe, chuyện này chỉ có chị, chị Thục
với bác bên nhà biết thôi.
Anh Thư bật cười khúc khích. Cô thấy Thục Ánh thật tức cười.
Nếu là cô thì chắc cô không xoay sở giỏi như vậy. Cô nói với chút khâm phục:
- Chị nghĩ ra được chuyện hay quá há? Bộ chị ghiền nhảy lắm hả
chị Ánh?
Thấy Anh Thư còn ngồi yên, cô nói nói như nhắc:
- Em trang điểm đi.
Rồi cô cũng tự kẻ mắt cho mình. Cả hai trang điểm xong thì vẫn
còn sớm chán. Khách chưa ai tới. Ngồi một lát, Thục Ánh lại nói qua chuyện
khác:
- Chị Thục nói em làm thơ hay lắm hả?
- Em cũng không biết.
- Ông bồ của chị là nhà thơ đấy, nhưng chị thì chả thích thơ
với thẩn. Ảnh lãng mạng lắm, tối ngày thơ thơ thẩn thẩn mơ mộng, nhiều khi chị
bực chịu không nổi.
Anh Thư mở lớn mắt ngạc nhiên:
- Bồ chị là nhà thơ hả? Thích thật há?
- Thì chị cũng oai với bạn bè, nhưng lúc chỉ có hai người với
nhau thì bực lắm, chị cũng không hiểu nổi chị yêu ảnh vì cái gì nữa, không có cái
gì chung hết.
Tự nhiên Anh Thư liên tưởng tới thầy Khương, cô muốn khoe thầy
dậy lý luận của cô cũng là nhà thơ. Nhưng thấy có vẻ con nít quá nên thôi không
nói.
Thục Ánh chợt hỏi:
- Em học sư phạm, có thầy nào tên Khương không? Dạy môn lý luận
ấy?
Một linh cảm thoáng qua làm Anh Thư không vui. Nhưng cô không
nhận ra ngay, cô lập tức gật đầu:
- Em học thầy Khương đó, chị biết thầy hả?
Thục Ánh cười với vẻ hãnh diện:
- Người yêu chị đó, em thấy ảnh thế nào?
Anh Thư ngồi im. Cảm giác như có gì đó đâm phập vào ngực, làm
cho nhoi nhói. Cô lặng lẽ nhìn Thục Ánh, im lặng.
Thục Ánh vô tình không để ý cử chỉ đó, cô nhắc lại:
- Anh Khương dạy hay không? Em thấy ảnh thế nào?
Anh Thư trả lời với giọng mà chính cô cũng không nhận ra giọng
mình:
- Thầy dậy hay lắm, lớp em ai cũng thích thầy.
Thục Ánh có vẻ chú ý đến chi tiết đó, cô nhắc lại:
- Sinh viên thích ảnh nhiều lắm hả? Thích thế nào?
Nếu là người khác, Anh Thư sẽ kể ra hàng lô điều mà cô thấy
tuyệt vời ở thầy Khương. Nhưng nói điều đó với Thục Ánh thì thật dại dột, ngu
ngốc. Và cô nói tránh né:
- Thầy dạy hay nên tụi em thích học thầy, lớp em ai cũng vậy.
Thục Ánh vô tình hỏi tới:
- Lớp em có sinh viên nào yêu ảnh không? Em có biết không?
Anh Thư lặng lẽ lắc đầu. Không nghe Anh Thư trả lời, Thục Ánh
quay lại:
- Chị biết ảnh có nhiều người thích lắm, nhưng không biết có
nhỏ nào tấn công thầy không, nếu nghe trong lớp em có ai xì xào gì, thì nhớ nói
với chị nhé.
- Dạ.
Thục Ánh còn định nói gì nữa. Nhưng có tiếng chị Thục gọi dưới
nhà nên cô ngưng câu chuyện, quay qua Anh Thư:
- Bạn chị tới rồi đó, em xuống nhà chơi.
Anh Thư lững thững đi theo chị Ánh xuống nhà. Cô thấy một
nhóm người đi vộ Thục Ánh lăng xăng tiếp khách nên không để ý đến cô nữa. Chỉ
có mấy người thôi mà chợt không khí ồn hẳn đi.
Anh Thư lặng lẽ đến ngồi ở góc phòng, cô tìm tờ báo đọc để khỏi
thấy mình lạc lõng. Nhưng cô chỉ nhìn chữ chứ không hiểu được gì. Lát nữa rồi
thầy Khương sẽ đến. Cô thấy điều đó thật vượt quá sức chịu đựng của mình.
Một lát sau thầy Khương đến. Anh Thư nghe tiếng thầy chào mọi
người, và thầy nói chuyện với chị Thục Ánh. Nhưng cô không bước ra. Chỉ ngồi im
như tách mình ra khỏi thế giới của người lớn.
Thầy Khương chợt phát hiện ra Anh Thư, và đi đến phía cô. Thầy
có vẻ ngạc nhiên:
- Anh Thư cũng đến đây sao? Em là bạn của Thục Ánh à?
Anh Thư miễn cưỡng đứng dậy chào:
- Thưa thầy.
Thầy Khương ngồi xuống bên cạnh cô, lặp lại:
- Em có quen với Thục Ánh à?
- Dạ không có quen, chị của chị Ánh là chị dâu của em.
- Như vậy là thân hơn cả bạn, không ngờ em là người nhà của
Thục Ánh, em đến lâu chưa?
- Dạ, em đến lúc chiều, em chở chị Thục qua.
Lúc đó Thục Ánh đi tới, cô kéo tay thầy Khương:
- Có Minh Thu tới kìa, nó đi với chồng nó nữa, anh ra với em.
Chợt nhớ ra, cô đứng hẳn lại:
- Quên giới thiệu. Anh Thư là em của anh rễ em đó, chắc anh
chưa biết hả?
- Cô ấy vừa mới nói với anh, còn anh thì cũng mới biết.
- Mình ra ngoài kia đi anh, em ngồi chơi nghe Thư, đừng ngại
gì cả, trong nhà cả mà.
Anh Thư dạ nhỏ một tiếng. Cô ngồi yên nhìn chị Thục Ánh kéo
thầy Khương đi. Tối nay cô cảm thấy thầy như vô cùng xa lạ với mình. Xa lạ với
chính hình ảnh của thầy. Cô đã quen thấy hình ảnh thầy đứng giảng bài. Những
lúc như vậy thầy mới thật sự gần gũi.
Tự nhiên Anh Thư đứng dậy đi xuống bếp tìm chị Thục:
- Em về trước nghe chị Thục, lát nữa anh hai qua đón chị.
Chị Thục bận túi bụi nên không có thì giờ nói chuyện với cộ
Cũng không giữ cô lại. Thế là Anh Thư lẻn ra ngoài trong lúc mọi người không ai
để ý mình.
Về nhà, Anh Thư ngồi một mình ngoài sân. Trong buổi tối giá
rét. Cô nhìn mãi cành hồng trước mặt mình mà nước mắt rơi giọt.
Chợt từ nhà bên cạnh vọng sang bản hoà tấu Unchained Melodỵ
Anh Thư nín khóc lắng nghe. Âm thanh đó như cao vút nổi khắc khoẳi, sự đổ vỡ thổn
thức trong lòng cộ Lần đầu tiên cô cảm nhận một điệu nhạc bằng nổi đau đớn của
cả trái tim.
Ngày hôm sau có hai tiết lý luận đầu giờ. Anh Thư không vô lớp,
mà đi lang thang dưới chân đồi Cù. Cô phản kháng sự hụt hẫng một cách bướng bỉnh,
thách thức ngầm.
Cô cảm giác thầy Khương chà đạp tình cảm trong sáng của mình,
mà chẳng hề biết như vậy là làm người khác bị tổn thương.
Đứng một mình nhìn ra bờ hồ, tự nhiên cô nhớ lại câu thơ mình
đã làm vào cái ngày đầu tiên thầy Khương bước vào lớp.
"Có gì trong tôi đã vỡ từ hôm qua
Giữa đường về buồn như muốn khóc
Một ngôi sao đi lạc cuối trời"
Lần đầu tiên trong đời, Anh Thư bị cảm giác cô đơn và hoang
mang. Đến nỗi hết hai giờ đầu, cô trở lại lớp như chạy trốn sự quạnh vắng phía
sau lưng.
Buổi trưa tan học. Ba cô ngồi dưới gốc thông. Anh Thư ngắn gọn:
- Người yêu của thầy Khương rất đẹp, chị ấy là em của chị Thục,
chị Thục đẹp mà chị ấy còn đẹp hơn.
Tự nhiên Hồng Thảo và Ngọc Chi đưa mắt nhìn nhau. Không biết
nói gì vì cái tin đột ngột này.
Anh Thư cũng ngồi im. Thật ra cô chẳng biết từ đâu để giải
toa? gánh nặng tâm hồn này.
Mãi lát sau Ngọc Chi mới tìm ra một câu thích hợp:
- Sao mi biết.
- Hôm qua ta đưa chị Thục qua bên đó dự sinh nhật chị Ánh, ta
gặp thầy Khương ở đó.
Hồng Thảo buột miệng:
- Lạ thật, người trong nhà với nhau mà tới giờ mới biết, may
là phát hiện sớm.
- May là thầy Khương không biết tình cảm của nó.
Hai cô đưa mắt nhìn nhau:
- Bây giờ làm sao đây?
Ngọc Chi tự trả lời:
- Mi phải im luôn đi, phải coi tình cảm đó là lầm lẫn, mà đã
biết lầm thì phải không được yêu nữa.
CHƯƠNG 6 -
N
gọc Chi tự trả lời:
- Mi phải im luôn đi, phải coi tình cảm đó là sự lầm lẫn, mà
đã biết lầm thì phải không được yêu nữa.
Anh Thư ngước mắt lên nhìn những cành thông, khuôn mặt buồn ảm
đạm:
- Lầm món đồ hay lầm người thì có thể bỏ, nhưng tình cảm lầm
thì chịu chết.
Hồng Thảo thở dài:
- Không chết được đâu, phải bỏ thôi.
Ngọc Chi nhìn Anh Thư gườm gườm:
- Có phải vì vậy mà sáng nay mi bỏ học không?
- Ta ghét thầy Khương lắm, ta có cảm tưởng bị thầy lường gạt.
Hồng Thảo phản đối ngay:
- Đừng có ghép lỗi cho thầy, vì đó là tự mi có tình cảm, chứ
thầy đâu có biết mi thích thầy.
Ngọc Chi cũng đồng tình:
- Đúng đó, cho nên cách hay nhất là mi rút lui đi, đừng có
tìm cách gặp thầy nữa, chuyện này coi như chỉ có hai đứa ta biết mà thôi.
Anh Thư không nói gì. Vì cả hai nói đều đúng. Cô không thể phản
đói sự thật.
Nhưng trong thâm tâm, cô vẫn không nghĩ mình sao. Đâu đó
trong cảm thức cho cô biết rằng thầy Khương thích cô, chứ không phải là sự ân cần
như với bao sinh viên khác.
Nếu cô nói ra điều này, chắc chắn Thảo và Chi sẽ bảo là cô ảo
tưởng.
Anh Thư đứng dậy, thẫn thờ đi xuống cổng. Hồng Thảo và Ngọc
Chi cũng lóc cóc đi theo. Suốt đường về Anh Thư không hề hé miệng nói chuyện.
Trong lòng cô là những câu thơ cứ lặp đi lặp lại:
“Có gì trong tôi đã vỡ từ hôm qua
Giữa đường về buồn như muốn khóc”
Anh Thư bước vào văn phòng khoa. Thầy Khương đang ngồi chờ cô
ở bàn viết. Giờ này các thầy cô đều đã về. Anh Thư nghe tiếng đánh máy ở phòng
trong. Chắc là cô trợ lý khoa còn trong đó. Nếu là lúc trước Anh Thư không quan
tâm xung quanh, nhưng bây giờ biết xét nét, cô hiểu thầy Khương rất ý tứ khi gọi
cô lên gặp ở đây, chứ không phải là một quán nước. Vì thầy cần làm việc với một
sinh viên chứ không phải hẹn hò riêng tư.
Anh Thư khẽ gật đầu chào, rồi đến ngồi đối diện với thầy. Môi
cô vô tình mím lại một cách bướng bỉnh. Cô đã biết thầy gọi cô lên để làm gì rồi.
Thầy Khương ngồi im nhìn Anh Thư quan sát. Cử chỉ bướng bướng
đó không làm thầy bực mình, chỉ thấy khó hiểu. Anh Thư đâu phải là cô sinh viên
cứng đầu như vậy.
Thầy chợt cười nhẹ:
- Em có biết tại sao tôi gọi em lên đây không?
- Thưa thầy không
- Em không nói thật rồi, em thông minh lắm, chắc chắn em phải
biết vì sao thầy chủ nhiệm quan tâm đến mình.
Anh Thư nhìn xuống bàn, môi vẫn mím lại kiểu bướng bỉnh:
- Thưa thầy thật sự em không biết.
- Thôi được, vậy thì tôi sẽ nói. Nói thẳng ra, tôi rất thất vọng
trước sự thay đổi của em. Trước khi nhận lớp, cô Minh có lưu ý tôi về em, có thể
cô ấy không chấp nhận những sinh viên quá năng động, nhưng tôi thì chấp nhận.
- Vâng.
- Vấn đề là sau này em không còn lo học nữa, em đã nghỉ gần
quá số tiết quy định, nếu còn như vậy, em sẽ bị cấm thi, tôi muốn biết tại sao
em bỏ giờ như vậy.
Thấy Anh Thư không trả lời, thầy nói thêm:
- Tôi biết em chỉ bỏ học giờ tôi, tại sao vậy Anh Thư?
Giọng Anh Thư lễ phép nhưng khô khan:
- Dạ, tại em bận công việc.
Thầy Khương lắc đầu:
- Không phải, em không bận bịu gì hết, em chỉ bỏ học để đi
chơi một mình, em thích như vậy lắm sao?
- Dạ.
Thầy Khương hơi nhíu mày:
- Em có thể nói chuyện với tôi như vậy à?
- Thưa thầy, tại thầy hỏi nên em mới nói.
Thầy Khương quay mặt chỗ khá cnhư kềm chế sự bực mình, rồi
quay lại nhìn cô, giọng vẫn nhẹ nhàng:
- Thôi được, có thể em không muốn nói thật, nhưng phải nghe lời
cảnh báo của tôi, lo học đàng hoàng lại đi, em sắp bị cấm thi rồi đó, thầy hy vọng
là em còn biết sợ.
- Vâng.
Thầy Khương im lặng như suy nghĩ, rồi nói nhẹ nhàng:
- Từ trước giờ thầy luôn nghĩ em quý mến thầy, cả thầy cũng vậy.
Em là sinh viên gây cho thầy cô nhiều ấn tượng nhất, với thầy thì em gần như là
người trong gia đình, những gì vui buồn cứ nói với thầy, được không?
Anh Thư hơi ngước lên, rồi lập tức nhìn ra chỗ khác. Khi biết
cô và chị Thục Ánh là người nhà, thầy Khương bắt đầu nhìn cô thân hơn. Cô ghét
cách quan tâm đó.
Thấy Anh Thư cứ im lặng gai góc, thầy Khương như không chờ đợi
được nữa, giọng như không hài lòng:
- Có thể cho thầy biết lý do làm em bỏ học giờ thầy không?
- Dạ, tại em bận công việc nên đi trễ
Thầy Khương như hết kiên nhẫn, khuôn mặt nghiêm lại:
- Có lẽ thầy phải tới gặp ba mẹ em thôi, trước khi để cho em
trở nên khó dạy.
Anh Thư chợt bật lên:
- Thưa thầy, em là sinh viên rồi, chứ không còn học tiểu học,
thầy đừng coi em là con nít nữa.
Thầy Khương hơi ngạc nhiên trước phản ứng của cô, nhưng vẫn
điềm nhiên:
- Nếu thấy mình đã lớn thì em đừng hành động như con nít nữa.
Con nít không biết suy nghĩ, nhưng người lớn thì phải biết hậu quả những gì
mình gây ra.
- Thầy nói dễ dàng lắm, vì thầy có bao giờ khổ sở như em.
Và không hiểu ma xui quỷ khiến thế nào, tự nhiên cô bật ra:
- Thầy là người gạt gẫm.
Thầy Khương ngẩng phắt lên:
- Em nói gì?
- Thầy gây ra cho người khác điều gì thầy đâu có biết, thậm
chí còn cố tình làm người ta bị tổn thương. Trước đây em rất quý thầy, nhưng
bây giò em ghét rồi. Em không muốn học thầy, mỗi giờ thầy lên lớp đối với em là
cực hình, thầy đổi người khác dạy đi.
Giọng thầy Khương nghiêm khắc:
- Anh Thư!
Anh Thư không trả lời. Và không hề chào một tiếng, cô mím môi
đứng dậy, bỏ đi ra khỏi phòng.
Cử chỉ của cô làm thầy Khương sững sờ:
- Anh Thư!
Thầy đứng hẳn dậy:
- Trở lại tôi bảo, em nghe không?
Nhưng Anh Thư vẫn ngoan cố bỏ đi. Cô biết mình đang vô phép,
mất dạy. Nhưng khi hành động như vậy, cô không phản ứng với thầy của mình, mà
là với người mình yêu mến. Làm sao mà thầy Khương hiểu điều đó chứ.
Cuộc nói chuyện nặng nề đó làm Anh Thư mất thăng bằng suốt mấy
ngày. Nhưng tuần sau cô trở lại học bình thường.
Ngày thứ tư, sau hai tiết đầu, thấy Anh Thư vẫn ngồi lại
trong lớp, Hồng Thảo nhìn cô như khuyến khích:
- Mi không bỏ giờ nữa phải không? Ít ra phải như vậy chứ.
Ngọc Chi nói cụ thể hơn:
- Nỗi buồn nào cũng phải hết, không lẽ để cho buồn hoài sao,
ta biết mi đâu phải là người yếu đuối.
- Mi quên thầy Khương rồi chứ, Thư?
- Thầy dọa tới nhà ta, nếu để ở nhà biết thì ta chết còn sướng
hơn. Rồi thì ba mẹ sẽ truy ra, mặt mũi nào ta gặp mấy người bên nhà chị Thục nữa.
- Chắc không đến nỗi vậy đâu, ờ, nhưng đề phòng vẫn tốt hơn.
Ngọc Chi định nói, nhưng thấy thầy Khương bước vào nên thôi.
Cô bấm tay Anh Thư, rồi đứng dậy.
Anh Thư cũng đứng lên chào. Cô thấy thầy Khương nhìn xuống chỗ
cộ Hình như thầy hài lòng vì hôm nay cô không bỏ giờ. Có nghĩa là Anh Thư còn
biết sợ. Thầy làm sao hiểu được cô chỉ sợ nỗi lòng của mình bị phơi bày trước mọi
người. Mà để tránh bị xấu hổ, cái giá cô phải trả là sự chịu đựng như cực hình.
Cô không chịu nổi khi nhìn thấy thầy đứng trên bục giảng.
Hình ảnh dấu yêu cứ làm trái tim cô rung động. Rồi sau đó biến thành nỗi thất vọng.
Và trên hết là cảm giác uất ức như bị lừa gạt.
Suốt ba giờ học, cô cứ ghi chép như cái máy. Và cố tránh
không nhìn lên bảng. Đến cuối giờ, khi thầy Khương ra khỏi lớp, Hồng Thảo quay
qua cô, nói nhỏ:
- Nãy giờ thầy cứ nhìn mi hoài đó, ta thấy mi cứ ngó ra cửa sổ
không, mi có nghe giảng không đó?
Tự nhiên Anh Thư gắt lên:
- Đến mi mà cũng kiểm soát ta nữa hả? Ta giống như con nhỏ bất
thường phải không? Bạn bè cũng coi thường được thì nói gì là người khác.
Cô tức ngân ngấn nước mắt, làm hai cô nàng vừa ngạc nhiên vừa
hối hận. Ngọc Chi rối rít:
- Mi đừng có nhạy cảm quá như vậy, cuối cùng đâm ra lệch lạc,
nó chỉ muốn mi tập trung thôi chứ có ẩn ý gì đâu.
- Bạn bè lo cho nhau cứ không có chuyện coi thường. Mi đừng
có suy đoán lung tung.
Anh Thư hơi bình tĩnh lại. Cô nhận ra mình hơi vô lý, nhưng
không nói xin lỗi. Tại sao cô lại trút sự ấm ức không nói thành lời vào bạn bè.
Như vậy còn lố bịch hơn nữa.
Trên đường về, Hồng Thảo và Ngọc Chi thay nhau an ủi Anh Thư,
làm cô từ bình tĩng chuyển sang nổi khùng lên. Nhưng cô không thể hiện nó ra.
Cuối cùng, khi sắp đến ngã rẽ, cô đứng lại, nói một hơi:
- Tụi mi có biết mỗi lần nghe tụi mi an ủi, ta cảm thấy khổ sở
hơn không? Bị cảm giác thất tình, bị bạn bè thương hại, ta không còn biết mình
là ai nữa, không còn tự tin nữa. Ta ghét nhất là tình trạng này.
Hồng Thảo không biết nói gì, cô buông ra một câu “Vậy hả” vô
nghĩa, rồi nín thinh.
Ngọc Chi thì có vẻ sâu sắc hơn:
- Từ đó giờ mi không gặp chuyện gì rắc rối, nên vấp phải chuyện
nhỏ mi cứ thấy ghê gớm. Thật ra tình cảm đơn phương đâu có gì xấu, có gì mà mặc
cảm chứ.
- Đúng đó, mi đẩy cái buồn của mình đi xa hơn rồi, trong khi
nó không có gì lớn lao hết.
- Rồi từ từ mi cũng quên thầy thôi. May là thầy chỉ dạy mình
có một học kỳ, người ta bảo tình cảm tuổi mới lớn rất lãng mạn, nhưng cũng
không có gì sâu sắc, mai mốt yêu người khác là mi quên hết.
“Sao ai cũng nghĩ mình là con nít vậy” – Anh Thư nghĩ một
cách chán nản. Bạn bè còn xem cô là con nít, huống chi thầy Khương. Thầy có bao
giờ nghĩ ra nổi, có một đứa con nít yêu thầy một cách chín chắn, hơn cả người từng
trả không?
Suốt một thời gian, Anh Thư sống trong tâm trạng của một người
không ý thức được là mình đang sống. Cô cũng không hiểu nổi bằng cách nào cô đã
tới trường, đã làm tất cả mọi việc hàng ngày. Như ai đó chứ không phải chính
mình đã làm.
Chiều nay Anh Thư đang ngồi một mình trong sân trường thì thầy
Khương đi ngang. Thấy cô, thầy ngừng lại:
- Sao vô trường giờ này vậy Thư?
Anh Thư đứng dậy:
- Thưa thầy.
Thầy Khương ngồi xuống băng đá cạnh cô, khoát tay:
- Em ngồi xuống đi.
- Dạ.
Anh Thư im lặng ngồi xuống. Khép sát áo lạnh vào người, cô
đưa mắt nhìn xuống những viên sỏi dưới chân. Dạo này khi tiếp xúc với thầy
Khương, cô vẫn thường nhìn tránh như thế. Sự vô tư như trước đây thật sự không
làm sao tồn tại được nữa.
Thầy Khương thẳn thắn nhìn Anh Thự Cái nhìn đầy quan tâm:
- Lúc này thầy thấy em thay đổi rất nhiều. Chuyện gì đã xảy
ra với em vậy?
Anh Thư nhìn thẳng phía trước, trả lời như cái máy:
- Dạ không có.
- Em nói dối thầy phải không? Trước kia thầy thấy em rất vô
tư, cười nói suốt. Bây giờ em buồn nhiêu hơn, em gặp chuyện gì phải không?
- Dạ không.
Thầy Khương nhìn cô một cái, có vẻ như khó hiểu, nhưng vẫn cười
thân mật:
- Anh Thư có giận vì lần trước thầy nói nặng với em không? Thật
tình thầy rất lo cho em, thầy nghĩ, nếu không thuyết phục được em, chắc thầy phải
tới gặp phụ huynh thôi.
Khuôn mặt Anh Thư chợt đầy nét bất mãn:
- Em xin thầy đừng xem em như con nít. Em hơn hai mươi tuổi rồi,
còn thầy lúc nào cũng nói chuyện với em như nói với trẻ con. Phải dọa nạt mới sợ.
Cô ngừng lại một chút, rồi nói tiếp một cách giận dỗi:
- Ở tuổi em, người ta đủ tư cách biết yêu thương rồi, có khi
nào thầy nghĩ em cũng biết chuyện đó không?
Thầy Khương chợt quay lại, nhìn cô lạ lùng, rồi mỉm cười:
- Em nói đúng, các em lớn rồi, không thầy cô nào ngăn cản
tình cảm nam nữ của các em, nhưng ở vị trí của người thầy, thầy phải lưu ý em
chuyện học.
Anh Thư nói ngang:
- Em chán tất cả, em không muốn học nữa. Nếu biết vào đại học
phải gặp chuyện này, thì em đã không thèm vào đây.
Thầy Khương vẫn nói bằng giọng từ tốn:
- Chuyện gì làm em nổi loạn vậy Anh Thư?
- Không có chuyện gì cả.
- Có lịch thi rồi đó Anh Thư, mấy hôm nay thầy rất muốn gặp
em, thầy muốn nói với em, từ đây đến lúc thi đừng nghĩ ngợi lan man nữa, tập
trung học đi, qua lúc đó rồi em muốn nghĩ tới chuyện gì cũng được.
Anh Thư im lặng. Cô chợt ngước lên nhìn bầu trời. Trong cái lạnh
dịu dàng và giữa cảnh vật thơ mộng chiều nay, được ngồi bên người mình yêu mến
là một niềm vui nhẹ nhàng. Nhưng thầy Khương đã phá vỡ cảm xúc của cô bằng những
giáo huấn hết sức mô phạm. Nó gây cho cô sự chán nản bất bình. Và vì không dám
la hét phản đối, nên cô chỉ biết im lặng.
Thấy Anh Thư cứ một mực không nói, thầy Khương nghiêng đầu
qua nhìn mặt cô:
- Em có nghe thầy nói không? Em đang nghĩ gì vậy?
- Em không nghĩ gì cả.
- Có thể những gì thầy nói là những điều chán ngắt đối với
em, nhưng thầy không thể bỏ qua, vì thầy là thầy chủ nhiệm, thầy có trách nhiệm
…
Anh Thư không đủ kiên nhẫn nghe nữa, cô cắt ngang:
- Thầy đừng dạy em phải thế này, thế kia nữa, em xin thầy đó.
- Em làm sao vậy?
Môi Anh Thư hơi run vì xúc động, cô hấp tấp nói tiếp:
- Ở vị trí thầy chủ nhiệm, thầy thấy có bổn phận nhắc em học,
nhưng còn những sóng gió trong lòng em, thầy có bài học nào không?
Thầy Khương điềm tĩnh nhìn cô:
- Em muốn nói gì?
- Em ghét nhất là bị xem như đứa con nít lớp một, còn thầy
thì luôn nhìn em như vậy. Thầy không còn là người như em đã nghĩ nữa.
Thầy Khương ngồi im lặng suy nghĩ. Sau phản ứng của Anh Thư
không khí như chùng xuống hẳn đi, sự im lặng như khủng bố tinh thần Anh Thư, cô
bèn đứng lên, nước mắt ngân ngấn:
- Em xin lỗi vì đã vô lễ với thầy, nhưng em không chịu đựng
được nữa, thầy cho phép em về ạ.
Thầy Khương khoát tay:
- Thôi được, em về đi.
Anh Thư cúi xuống cầm mấy quyển sách. Khi ngước lên, cô nhìn
mặt thầy Khương. Trong khoảnh khắc đó, cô cảm nhận được là thầy không hiểu gì về
điều cô nói. Thậm chí không hiểu nổi tại sao cô trở nên như vậy.
Thế là những gì vừa bùng lên trong cô chợt tắt ngấm. Ngọc Chi
đã nói đúng, cô không được nói với thầy tình cảm của mình, nếu không muốn bị
xem là thần kinh có vấn đề.
Anh Thư thẫn thờ đi ra cổng. Bước thấp bước cao. Lòng thì lao
đao chới với. Gánh nặng tình cảm này phải giữ lấy một mình, thật là quá nặng đối
với cô.
Nếu lúc nãy cô bồng bột nói với thầy Khương, thì sự thể sẽ ra
sao?
Ngày hôm sau lớp trưởng thông báo lịch thị Anh Thư ngồi chép
vào tập mà đầu óc vẫn nghĩ lan man. Bên cạnh cô, bạn bè lao xao bàn về chuyện
thi học kỳ. Chỉ có cô là đắm chìm trong chuyện tình cảm. Cô có cảm tưởng mình bị
tách ra khỏi thế giới của bạn bè. Vì mình đã tự chuốc lấy họa tình yêu.
CHƯƠNG 7 -
C
ả nhóm đứng trước bảng điểm dán trước khoa. Ai cũng hồi hộp
theo dõi kết quả các môn thị Anh Thư rà rà tay đọc bảng danh sách tìm điểm của
mình. Con số hai đập vào mắt cô, làm cô choáng váng. Cô cố trấn tĩnh nhìn lướt
qua những hàng khác. Cả lớp chỉ có duy nhất mình cô bị điểm dưới trung bình.
Duy nhất một mình cô thi lại môn lý luận.
Anh Thư lặng lẽ bước ra ngoài. Cô hình dung phản ứng của thầy
Khương. Không dám nghĩ tới nữa. Cô không hề hối hận, nhưng cảm giác xấu hổ khiến
cô thấy muốn thoát khỏi cặp mắt của bạn bè.
Hồng Thảo và Ngọc Chi cũng chen ra ngoài tìm Anh Thự Hai cô
không bị vướng môn nào. Nhưng Anh Thư thì vướng tới hai môn. Cả hai cảm thấy ái
ngại mà chẳng biết nói gì.
Ba người đi theo con đường nhỏ ra khỏi khoa. Không ai nói với
ai một lời nào. Mãi đến lúc gần cổng, Hồng Thảo mới lên tiếng:
- Đi uống cafe nhé?
Anh Thư lắc đầu:
- Thôi,ta muốn về nhà.
Ngọc Chi cũng lắc đầu:
- Về nhà làm gì. Đi chơi cho đỡ buồn.
- Ta không còn tinh thần để đi nữa, hai ngươi đi đi.
Hồng Thảo lắc đầu:
- Nếu không vô quán thì ra hồ chơi, mua theo cái gì đó ăn, rồi
chiều hãy về.
Anh Thư chưa kịp trả lời thì đã thấy thầy Khương đi tới. Cô vội
nhìn đi chỗ khác. Nhưng thầy đã bước về chỗ các cộ Hồng Thảo và Ngọc Chi vội
cúi đầu:
- Thưa thầy.
Anh Thư miễn cưỡng quay lại.
Thầy Khương gật đầu, rồi mỉm cười với Chi và Thảo:
- Các em biết kết quả rồi phải không?
- Dạ.
- Lớp các em khá lắm.
- Dạ.
Thầy Khương quay sang nhìn Anh Thư:
- Tuần sau em tới nhà thầy để nhận đề cương. Những môn thi lại
sẽ đổi đề bài đó, thầy nói trước để em chuẩn bị tinh thần.
Anh Thư nhìn xuống chân, dạ nhỏ, cử chỉ có vẻ muốn tránh né.
Thầy Khương chỉ nói bao nhiêu đó rồi đi. Chờ thầy đi xa, Hồng
Thảo hỏi nhỏ:
- Mi có thấy hôm nay thầy khác không Chi?
- Khác cái gì?
- Hình như thầy có vẻ giận nhỏ Thư, nãy nói chuyện với nó,
nhìn thầy nghiêm dễ sợ.
- Chắc không có đâu, không lẽ người như thầy không biết dấu ý
nghĩ của mình. Nếu có giận thầy cũng không để lộ ra đâu.
- Có thể thầy bực, vì cả lớp chỉ có con Thư bị vướng môn của
thầy. Có thể thầy tức.
- Thầy không nhỏ nhen vậy đâu, mà thôi đi, có chút xíu mà
cũng suy luận lung tung. Thi lại là chuyện thường, có gì quan trọng đâu.
Hồng Thảo thật lòng:
- Tụi nó bảo thầy quan tâm tới con Thư nhất, nên giờ nó rớt
ai cũng ngạc nhiên, nhất là lại là môn của thầy.
Ngọc Chi nói ngang:
- Môn của thầy thì làm sao? Ai dám nói không rớt môn của thầy
chủ nhiệm. Cứ nhìn bình thường thì chuyện sẽ bình thường, ai bảo mi nhìn lệch lạc
quá làm chi.
Hồng Thảo nhún vai:
- Tao cũng mong như vậy, miễn tụi nó đừng biết gì thôi.
Anh Thư nhìn Hồng Thảo chăm chăm, nghĩ tới chuyện cả lớp biết
bí mật của mình, cô thấy lạnh cả người.
Cô mang tâm trạng đó trên suốt đường về nhà. Thái độ lạnh
lùng lúc nãy của thầy Khương làm cô thêm xấu hổ. Cô bị rớt đến hai môn, nhưng
môn văn phương tây không làm cô khổ sở bằng môn lý luận. Buồn này chồng lên buồn
kia, tưởng như không chịu đựng nổi.
Anh Thư vừa về nhà thì gặp Thục Ánh đi ra, dạo này Thục Ánh
hay sang nhà cô chơi, vì chị Thục sinh em bé. Thường khi gặp cả hai nói chuyện
rất cởi mở với nhau, hôm nay cũng vậy. Thấy Anh Thư, Thục Ánh cười thân mật:
- Đi đâu về vậy nhỏ?
- Em ở trường về, chị Ánh qua lúc nào vậy?
- Chị qua từ sáng, em bé ngủ rồi chị mới về.
- Tối qua nó khóc quá, làm mẹ em với anh hai thức đến khuya,
không biết tối nay nó có khóc không nữa.
Thúc Ánh giơ tay ra cản:
- Đừng nói vậy, con nít trong tháng là người ta cữ nói bậy lắm.
Coi chừng chị Thục nghe, chị ấy là chúa âm lịch.
Anh Thư che miệng cười:
- Em quên.
Thục Ánh đến lấy xe ra. Anh Thư đi theo mở rộng cánh cổng cho
cộ Ra đến ngoài đường, như chợt nhớ ra, Thục Ánh dừng lại nói:
- Anh Thư bị rớt môn lý luận phải không? Đừng lo, chị sẽ nói
với anh Khương, để anh ấy cho em câu hỏi học trước.
Anh Thư đứng khựng giữa lối đi, bần thần cả người. Không biết
nói gì, rồi cô chỉ cười, một nụ cười như mếu.
Thục Ánh đi rồi, cô không trở vào nhà, mà rẽ ra đường. Vô đồi
thông, ngồi ấm ức một mình.
Bất chợt cô đứng dậy, hối hả trở ra đường. Như phải giải quyết
một chuyện gì rất bức xúc, nghiệm trọng.
Anh Thư đến nhà thầy Khương, nhưng người nhà bảo thầy đến trường
chưa về. Bây giờ Anh Thư mới nhớ ra là đã gặp thầy ở trường. Cô chán nản quay
trở lại trường. Anh Thư vừa đi được một đoạn thì thầy Khương về, thấy cô ở giữa
đường, thầy bèn dừng xe lại, bước xuống.
- Anh Thư đến tìm thầy phải không?
Anh Thư im lặng nhìn thầy Khương, khuôn mặt đỏ bừng vì còn giận.
Cử chỉ đó của cô làm thầy hơi nghiêm mặt lại.
- Có chuyện gì vậy? Em vào nhà thầy đi.
- Em không muốn vào.
- Vậy à, nhưng em đến tìm thầy kia mà.
- Nhưng bây giờ em không muốn vô đó nữa. Rồi thì không chỉ
mình chị Ánh, mà cả gia đình thầy sẽ khinh thường em, nhiều quá, em chịu không
nổi đâu.
Thầy Khương ngạc nhiên nhìn cô, có vẻ không hiểu. Bất chợt thầy
gật đầu:
- Thôi được, em không muốn vào nhà thầy thì qua quán cafe bên
kia đi.
Anh Thư bướng bỉnh:
- Em không muốn ra quán cafe, chỗ đó xa lắm.
Nói rồi cô bước l6n đồi thông. Thầy Khương bước theo nói:
- Đừng đi xa quá Anh Thư, có chuyện gì em nói đi.
Anh Thư đứng lại, lần đầu tiên, cô nhìn thẳng vào mặt thầy
Khương:
- Em không ngờ thầy lại là người như vậy. Thầy là người thiếu
tế nhị, đạo đức giả, tất cả mọi người đều lầm về bộ mặt của thầy ( cha mẹ Ơi,
hs gì mà dám chửi cả thầy giáo)
Thầy Khương đỏ bừng mặt, quát lên:
- Đủ rồi Thư!
Giọng thầy bặt hẳn đi:
- Cho dù thế nào đi nữa thì tôi vẫn là thầy của em, em không
được vô lễ như vậy
- Nhưng em không muốn xem thầy là thầy nữa, thầy không đủ tư
cách.
Thầy Khương chợi giơ tay tát vào mặt Anh Thư khiến cô sững sờ.
Mắt cô mở lớn như không tin vào điều đã xảy ra. Đó là điều vượt xa cả điều tồi
tệ nhất mà cô chưa bao giờ hình dung.
Thầy Khương điềm tĩnh nhìn khuôn mặt ngơi ngác của cô, giọng
vẫn rắn như thép:
- Đây là lần đầu tiên tôi phải sử dụng hình thức này để dạy
sinh viên. Cho dù có bị đưa ra hội đồng kỷ luật tôi cũng không hối tiếc. Chưa
có ai dám nói với tôi như vậy. Em càng ngày càng trở nên khó dạy.
Anh Thư không nói gì, nước mắt chảy ràn rụa quanh mặt. Cô ngồi
xuống gốc thông, tay vòng qua đầu gối, mặt cúi xuống, khóc nức nở.
Thầy Khương đứng nhìn ra ngoài đường, chờ cho cô bớt khích động.
Sau khi giây phút căng thẳng đã qua, giờ đây anh thật sự thấy bối rối. Một tình
huống mà ở cương vị người thầy, anh không thể bỏ mặc cô hay dỗ dành.
Anh Thư tức tưởi có đến hơn nửa giờ. Sau đó cô ngẩng đầu lên,
loay hoay lấy khăn lau mặt. Khuôn mặt sau cơn khóc như cơn mưa đi qua, giờ đây
có vẻ ủ rũ, buồn rầu. Cô không còn muốn la hét nữa, chỉ còn lại cảm giác buồn rấu
thấm thía.
Cô đứng dậy, đến trước mặt thầy Khương, giọng buồn bã:
- Em biết là em đã mất dạy trước mặt thầy. Ở cương vị học
trò, em không có quyền nói năngnhư thế. Nhưng có bao giờ thầy tự hỏi là thầy đã
làm em tổn thương đến như thế nào không?
- Tại sao em trở nên như vậy? Anh Thư, trước dây em là niềm
vui của thầy. Thầy đã từng nghĩ rất nhiều về em. Bây giờ thầy thấy thất vọng,
em không còn như trước nữa.
Anh Thư nhìn xuống chân mình, những điều thấy Khương nói làm
cô thêm thấm thía. Cô thấy như mình vừa mất đi một thứ gì quí giá lắm không thể
nào lấy lại được.
Thầy Khương nói tiếp một cách tư lự:
- Thầy không biết thầy đã làm gì em. Nhưng thầy biết chắc bây
giờ em đã không xem thầy với tình cảm quý trọng ngày xưa nữa. Em bảo em bị tổn
thương, nhưng thầy đã làm gì em vậy?
- Nếu em nói ra, thầy sẽ càng khinh em hơn ( vậy mà cũng đi
kiếm người ta làm bù lu bù loa lên)
Thầy Khương lắc đầu:
- Không bao giờ thầy coi thường học trò của mình, dù em có
làm điều gì tồi tệ.
Anh Thư lắc đầu:
- Thầy nói như vậy em càng không muốn nói ra, vì lúc nào thấy
cũng coi em như đứa con nít.
- Thầy không coi em như đứa con nít, nhưng lúc nào cũng muốn
vị tha đối với em, vì em là đứa học trò mà thầy quí mến nhất.
Anh Thư ngước lên nhìn một cách thất vọng. Thầy Khương đã nói
như vậy, làm sao cô đủ can đảm thổ lộ ý nghĩ của mình.
Cô nhìn thầy Khương đăm đăm. Trong đầu thử hình dung thầy sẽ
phản ứng ra sao nếu cô nói ra. Sẽ cười như với một đứa trẻ ăn nói ngô nghê, hay
sẽ nghiêm khắc bảo cô lo học đi, hoặc có thể bảo cô là đồ điên khùng.
Thầy không không hề bối rối trước cái nhìn của Anh Thư, chỉ hơi
ngạc nhiên. Và lên tiếng như muốn lưu ý cô.
Anh Thư định thần lại, cô quay mặt sang chỗ khác. Mặt đầy vẻ
thất vọng:
- Khi em bị thi lại, thầy có biết em xấu hổ như thế nào
không? Tại sao thầy nói với chị Ánh, tại sao thầy không giữ kín chuyện đó giùm
em? Bây giờ em xấu hổ lắm, không dám qua nhà chị ấy nữa.
Thầy Khương có vẻ bất ngờ, nhưng ngay lập tức lấy lại vẻ tự
chủ:
- Thầy không cố ý để nhiều người biết. Hôm nọ Ánh vào tìm bài
của em xem điểm, đến khi thầy vào thì cô ấy đã coi rồi.
- Từ đó tới giờ ba mẹ em quy định làm bài không được dưới 8
điểm, để cho gia đình được hãnh diện về em ( khúc nay không biết có phải là in
sai không, tai sao lại là gia Định???). Bây giờ thì hết rồi, em không còn mặt
mũi nào nhìn ai trong gia đình hết.
Thầy Khương nhìn Anh Thư đăm đăm, sự thổ lộ của cô nghe thật
tội nghiệp. Thầy lắc đầu nói:
- Có lẽ ba mẹ em chỉ nói để động viên thôi, chứ không cố ý
làm áp lực cho em đâu.
- Từ nhỏ em đã quen như vậy rồi. Lát nữa về nhà em không biết
ăn nói thế nào với ba mẹ. Điều em sợ nhất sắp xảy ra rồi.
Chợt cô ngẩng đầu lên với vẻ bất cần:
- Nhưng em sẽ tự học thi lại, em không cần thầy cho câu hỏi
trước đâu.
Thầy Khương lắc đầu:
- Thầy cũng không muốn làm chuyện khuất lấp giúp em. Thầy
luôn muốn em làm những chuyện trong sáng. Vì vậy thầy mong em hãy chú tâm vào học,
đừng ham chơi như trước kia nữa.
Anh Thư chợi nói như tức:
- Thầy luôn nghĩ là em ham chơi sao? Thầy có biết em khổ sở
như thế nào không? Có bao giờ thầy nghĩ đã gây ra cho em điều gì không?
- Em nói câu này hai lần rồi. Nghĩa là em nghĩ có chuyện gì
đó. Tại sao em không nói rả Nói đi.
Anh Thư không trả lời, tim đập như trống vì điều sắp bật ra.
Nhưng có một điều gì đó phi thường giữ cô lại. Và cô hỏi một câu ngớ ngẩn:
- Thầy yêu chị Ánh lắm phải không thầy? Thầy nói thật với em
đi. Có phải thầy sẽ làm đám cưới với chị ấy không? ( trờiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii)
Thầy Khương như ngửa người vì kinh ngạc. cái nhìn vào mặt Anh
Thư như muốn soi thấu tâm can cộ Như muốn hiểu cái đều không sao hiểu nổi. Cuối
cùng thầy nhẹ nhàng nói:
- Em hãy quan tâm đến việc thầy cư xử như thế nào với sinh
viên, và thầy làm thế nào để giúp em thi lại, đừng quan tâm đến chuyện riêng tư
của thầy, Thư ạ.
- Thầy muốn bảo em là con nít, đừng xen vào chuyện người lớn
có phải không?
Thầy Khương lắc đầu:
- Thầy không xem em là con nít. Ở tuổi em, người ta đã có thể
nói về chuyện tình cảm một cách nghiêm túc. Thậm chí em có thể hỏi thầy về những
kinh nghiệm tình cảm. Nhưng tất cả chỉ dừng ở mức độ đó thôi.
Anh Thư nói thật nhỏ:
- Vậy mà thầy bảo em hãy nói điều bí mật của em.
Thầy Khương không nghe thấy câu nói của cô, thầy vô tình nói
tiếp:
- Thầy có những nguyên tắc riêng của mình. Những gỉ là tình cảm
riêng tư thì không ai được xem vộ Vì vậy từ nay về sau em đừng hỏi thầy chuyện
đó nữa Thư à.
Anh Thư cúi đầu một cách bất mãn ngầm. Thầy Khương là vậy đó
sao. Tưởng như hòa đồng dễ gần.Nhưng thật ra chỉ ở mức độ. Và thầy luôn vạch giới
hạn, người khác muốn bước qua cũng không được.
Anh Thư ngước nhìn thầy Khương, nói một cách đĩnh đạc:
- Tuần sau em sẽ đến nhà thầy nhận đề cương. Giờ thì thưa thầy,
em về.
- Lên xe đi thầy đưa về.
- không, em thích đi bộ về hơn.
Anh Thư thoăn thoắt bước xuống đường. Cô có cảm giác như thầy
Khương nhìn theo cộ Bất giác cô quay đầu nhìn lại. Đúng là thầy Khương đang
nhìn theo cô thật, thấy cô quay lại, thầy mỉm cười dịu dàng, vẫy tay:
- Chúc em vui vẻ.
Anh Thư chỉ biết dạ nhỏ, rồi quay xuống. Những câu chúc như
tưởng chừng như không có gì. Nhưng đối với cô, nó lại có ý nghĩa riêng. Nếu
không quan tâm đến cô, thầy đã chẳng nói như vậy. Tức là thầy biết nỗi buồn của
cộ Nhưng những sóng gió trong lòng cô, thầy không hiểu được. Ước gì thầy biết.
Nghe tiếng gọi dưới đường, Anh Thư đặt chén chè xuống, chạy
ra ban công. Thấy anh chàng trưởng nhóm đang đứng ngó vào sân mà gọi, cô bèn ngắt
một cành hoa, ném xuống sân, cất tiếng nói trong trẻo:
- Tìm em hả?
Anh chàng giật mình ngó lên tìm thủ phạm. Thấy Anh Thư, vẻ bực
mình biến mất, anh ta cười một cái hết sức dễ thương:
- Mở cửa cho anh đi bé.
- Chờ em chút.
Cô quay người vào nhà, chạy xuống mở cổng. Cô định mở rộng cửa
thì anh chàng cản lại:
- Thôi, anh không vào đâu, có chuyện phải đi giờ. Thư cho anh
gửi cái này.
Anh Thư đón lấy hai bì thư, đọc lướt qua rồi ngạc nhiên hỏi:
- Gửi thầy Khương sao lại đưa em.
- Anh định gửi bưu điện, nhưng có chút trục trặc. Cái này là
lỗi của anh. Vì hôm đó viết thiệp mời xong, anh bỏ quên một xấp trong ngăn kéo.
Không kịp gửi bưu điện. Anh sợ không kịp ngày nên phải đi gửi từng người. Nhờ
Thư chuyển anh Khương giùm anh nghen.
Anh Thư sốt sắng:
- Để em gửi thầy cho, nhưng mời gì vậy anh Tuyến?
- Mời đi dự câu lạc bộ thơ văn. Năm nay tổ chức lớn lắm. Em
đi luôn nha Thư.
- Em đi chứ.
Anh chàng nheo mắt lại, nói như dụ khị:
- Cuối chương trình có tiết mục hay lắm. Anh chỉ phổ biến với
vài người thôi, Thư ở lại nhe.
- Ở lại làm gì?
- Thì dự tiết mục sau cùng đó. Đến đấy sẽ biết sau. Nhưng về
khuya đấy. Nhớ xin gia đình trước nhạ Thôi anh về.
Anh Thư chờ anh ta đi khuất rồi mới quay vào. Vừa đi cô vừa mở
thư ra đọc. Vậy là không đầy một tuần nữa. May mà anh chàng trưởng nhóm phát hiện
ra kịp, nếu không cô sẽ mất một buổi tối thật vui. Cô thích dự đêm liên hoan ấy,
nhưng nếu không có thầy Khương thì nó chẳng có ý nghĩa gì.
Anh Thư lên phòng thay đồ, rồi đến nhà thầy Khương. Bây giờ
là mùa hè nên cô hiếm khi gặp được thầy. Tuần trước cô có lên kiếm nhưng không
gặp. Lần đó về cô buồn hết mấy ngày.
Sáng nay trời không mưa và có nắng ấm. Anh Thư mặc chiếc áo cổ
lọ màu đen với váy trắng. Nhìn cô thật mi nhon. Cô nhét thư mời và quyển sổ thơ
vào ba lô, rồi tung tăng bước ra sân.
Ngang qua vườn hoa, cô dừng lại suy nghĩ rồi len lỏi bước vào
trong, bứng lại một chậu hồng nhỏ, san qua một chậu mới để đem cho thầy Khương.
Nhà thầy Khương là một ngôi biệt thự nằm trên đồi thông. Xung
quanh bao bọc một màu xanh mát dịu. Thư nhớ hồi nhỏ cô và đám bạn rất thích đi
ngang qua đây. Lúc đó trong ý nghĩ thơ ngây của cô, biệt thự là một lâu đài cổ
tích, trong đó có một hoàng tử thật đẹp trai.
Sau này lớn lên, cô không còn mơ mộng nữa. Nhưng niềm tin thì
vẫn còn, vì vậy mà mỗi lần nhìn thấy thầy Khương, cô lại thấy xúc động.
Khi Anh Thư đến thì thầy Khương đang ngồi đọc sách ở bộ bàn
ghế ngoài trời. Quanh thầy là một bầu trời quang đãng thang bình.
Anh Thư đến đạt chậu hoa lên bàn:
- Em tặng thầy.
Thầy Khương nhìn chậu hoa rồi ngước nhìn cô:
- Cám ơn Anh Thư, nhưng thầy sẽ trồng nó ở đâu đây? Em muốn
thầy đặt chỗ nào?
Anh Thư trả lời ngay:
- Thầy đặt ở bàn viết của thầy được không ạ?
- Thôi được, thầy sẽ đặt nó ở trên bệ cửa sổ. Nhưng thỉnh thoảng
em phải đến chăm sóc nó giúp thầy, được không?
Anh Thư gật đầu với nụ cười rạng rỡ. Cô vui rất lâu đến nỗi
thầy Khương phải nhìn cô với vẻ lạ lùng. Nhưng thầy cũng mỉm cười như bị lây
tâm trạng của cô.
Anh Thư lấy bì thư, đặt trên bàn:
- Đây là thư mời của câu lạc bộ đó thầy. Anh Tuyến nói em phải
làm cách nào mời cho bằng được thầy. ( xạo quá)
- Đâu cần em phải dùng mọi cách. Năm nào thầy cũng tham gia
mà. Em không đưa thì thầy cũng nhớ thôi.
Anh Thư nhìn thầy Khương chăm chăm:
- Vậy thầy có đến không hả thầy?
- Tất nhiên.
Anh Thư thầm thở nhẹ. Cô muốn nói cô sẽ vô cùng thất vọng nếu
vì lý do nào đó thầy không đến. Nhưng nói ra sợ bị cười, nên cô làm thinh.
Thầy Khương nói như hỏi thăm:
- Em học bài xong chưa?
- Dạ rồi.
Tự dưng Anh Thư ngượng ngập ngó xuống. Cử chỉ của cô làm thầy
Khương buồn cười:
- Đến giờ mà em vẫn còn thấy xấu hổ à?
Anh Thư gượng cười:
- Đến giờ em cũng không hiểu tại sao lúc đó em làm như vậy.
Thực tình em quê lắm thầy ạ.
- Thầy cũng định hỏi em điều này. Sao lúc đó em ngang bướng vậy
Anh Thư?
- Em xin phép không trả lời nha thầy.
- Thôi được, cho là em buồn chuyện gì đó. Vậy bây giờ đã qua
chưa? Em cảm thấy đã khá hơn chưa?
Anh Thư chợt nhìn đi chỗ khác, như không muốn nhớ lại khoảng
thời gian đen tối đó. Cô tư lự:
- Có lẽ cả đời em sẽ không hết buồn được. Nhưng bây giờ em
bình tĩnh hơn. Vì bắt buộc phải chấp nhận.
- Nghiêm trọng vậy sao?
Rồi thầy chợt cười, như nghe thấy một đứa bé bảo nó đau khổ.
Thầy nói thật khoan dung, thông cảm:
- Ở tuổi em không gặp những chuyện lớn lao. Nhưng em chưa từng
vấp váp, nên thấy nó nghiêm trọng. Nhưng rồi mọi chuyện sẽ ổn cả. Thầy tin như
vậy.
- Sẽ không bao giờ qua được đâu thầy. Thậm chí nó sẽ là vết
thương lòng suốt đời.
Thầy Khương gật đầu như chiều ý cô:
- Chắc là như vậy. Nhưng thầy tin là qua thời gian này, sau
khi em nhìn lại sẽ thấy nó rất nhỏ bé.
Anh Thư thở dài:
- Một người như thầy chắc không bao giờ có cảm giác đó đâu.
Nên thầy sẽ không bao giờ hiểu được.
Thầy Khương không giấu được nụ cười ở góc môi. Đó là cách cười
của người lớn khi nghe đứa trẻ than thở về cuộc đời nó mà chính nó cũng không
hiểu thế nào là cuộc đời.
Nhìn khuôn mặt của thầy Khương, Anh Thư chợt nhạy cảm hiểu
ra. Và cô cảm thấy tình cảm bị xúc phạm. Cô nói hấp tấp:
- Em hiểu thầy nghĩ gì rồi. Thầy có thể cho em là con nít. Thậm
chí có thể nghĩ tệ hơn về những điều em nói. Nhưng đừng xem thường tình cảm của
người khác, như vậy là ác lắm, thầy có biết không?
Vẻ mặt của thầy Khương chợt thay đổi. Anh cảm thấy ngạc
nhiên, lạ lùng. Nhưng với sự nhạy cảm tinh tế, anh nhận ngay ra được cảm giác của
Anh Thự Và anh nói một cách nghiêm túc:
- Thầy không biết chuyện tình cảm của em. Nhưng thầy nghĩ đó
không phải là chuyện hời hợt. Có lẽ thầy đã nói gì đó làm em cảm thấy bị tổn
thương. Thầy xin lỗi
-"Nếu hiểu như vậy thì thầy hãy yêu em đi". Anh Thư
muốn gào lên như vậy. Nhưng lý trí kiềm cô lại, để không biết thành một người
khùng điên trước mặt thầy Khương.
CHƯƠNG 8 -
T
hấy Anh Thư ngồi im mãi như còn rất tức. Thầy Khương hỏi tiếp
bằng một giọng quan tâm:
- Một cô gái như Anh Thư mà phải buồn vì tình cảm thì rất lạ.
Thật thiếu sót nếu người nào đó không nhận ra ưu điểm của em. Thật đáng tiếc
cho cậu ta.
Anh Thư cười, nhưng với nụ cười như mếu:
- Thầy chẳng hiểu gì cả. Thầy chỉ quan tâm đến em như một người
thầy thôi.
- Nhưng không khuôn sáo đâu, mà rất thật lòng. Thầy không muốn
thầy em buồn.
Đợi hoài không thấy Anh Thư nói. Anh chuyển qua chuyện khác:
- Tuần trước thầy có đọc thơ em trong đặc san, hay lắm. Thơ
em lúc nào cũng bàng bạc u buồn, giống như là...
Anh Thư nói trước:
- Giống như là thất tình phải không thầy? Em không biết là đã
gây ra cho người ta cảm giác đó, thật đó thầy. Nếu biết em đã chẳng gửi đi như
vậy.
Cô lặng thinh một lúc, rồi nói tiếp:
- Nếu không viết cái đó. Em không còn cảm xúc để viết cái
khác.
Thầy Khương gật đầu:
- Em vô tình tạo ra cho mình một phong cách rồi. Thơ của Anh
Thư luốn phảng phất một nét buồn. Không giống người tí nào. Mỗi lần đọc thơ em
thầy lại nhớ lần đầu tiên bị em dọa nạt.
Anh Thư gượng cười, mỗi lần nhắc tới chuyện đó, cô thấy quê
quê:
- Em cũng không hiểu sao lúc đó mình lại ngông dữ vậy.
- Nếu không như vậy thì đâu phải là Anh Thư.
Anh Thư chợt tò mò:
- Bộ thầy vẫn còn nhớ lần đó hả thầy? Lâu như vậy mà thầy vẫn
còn nhớ à?
Thầy Khương nhìn cô, im lặng gật đầu. Cái nhìn như bảo cô
tinh nghịch. Anh Thư chợt thở dài. Cứ coi cô như con nít như vậy thì lam sao thầy
hiều được tình cảm của cô cơ chứ.
Chợt nhớ ra, Anh Thư mở balô lấy tập thơ ra:
- Thầy đọc đi thầy. Đây là những bài mới của em làm. Em chưa
gửi đăng báo nào cả.
Thầy Khương cầm quyển sổ, lật vài trang, rồi nhướng mắt ngạc
nhiên:
- Làm nhiêu như vậy, chắc tình cảm của em phải bức xúc lắm hả
Thư?
- Em cũng không biết nữa. Nhưng nói ra không được nên em mới
làm thợ Thầy đọc chắc cũng không thể hiểu được. Nhưng em vẫn muốn thầy đọc. Chỉ
cần thầy đọc thôi.
Thầy Khương gật đầu. Hình như câu nói của Anh Thư làm thầy
suy nghĩ gì đó.
Anh Thư ngồi chơi một lát rồi về. Thầy Khương tiễn cô ra tận
ngoài cổng. Khi đứng bên lề đường, Anh Thư còn nhắc lại một lần nữa:
- Thầy nhớ đến dự nha thầy.
- Chắc chắn thầy sẽ đến. Em về đi. Đi đường nhớ cẩn thận nhé.
Anh Thư đi vài bước rồi quay lại. Thấy thầy Khương vẫn còn đứng
nhìn theo. Cô khẽ vẫy vẫy taỵ Thầy Khương cũng làm cử chỉ đáp lại. Điều đó làm
cô thấy vui vui. Và cô cứ cười mãi trên suốt đoạn đường về.
Đâu đó trong thâm tâm gợi lên cho cô biết rằng, nếu là học
trò khác, thầy Khương sẽ không có cử chỉ thân mật như vậy.
Rồi ngày Anh Thư mong đợi cũng đã đến. Khi cô đến hội nghị
văn nghệ thì mọi người đã đến dự khá đông. Cô có thể nghe thấy tiếng cười vọng
xuống.
Hội trường tràn ngập ánh sáng ấm áp. Trên sân khấu là tấm màn
nhung nổi bật. Trên tấm màn nhung đỏ là hai hàng chữ màu vàng "Chúc mừng
sinh nhật thứ 12 của hội thơ văn". Phía dưới trang trí hình ngọn nến và
chùm hoa rực rỡ.
Phía dưới là dãy bàn hình chữ nhật. Trên có trải bằng ren trắng.
Những bình hoa xếp dọc trên bàn tạo một sự hài hòa, lộng lẫy. Kèm theo là những
dĩa đầy bánh kẹo, với những màu sắc vui mắt.
Trong phòng tràn ngập tiếng cười nói, tiếng hát. Tạo nên một
không khí sôi động, náo nhiệt. Khác hẳn với sự tĩnh lặng của con đường bên
ngoài.
Anh Thư đứng lẫn giữa đám bạn.Thỉnh thoảng cô nhìn ra hành
lang. Nhiều người bước ra, đi vào tấp nập. Nhưng không ai là thầy Khương cả.
Chờ mỗi lúc cô càng thấy thất vọng. Buổi lễ tới 8 giờ mới
khai mạc. Nhưng giờ này thầy vẫn chưa đến. Có bao giờ thầy trễ như vậy đâu.
Chợt có tiếng chuông reo. Một thành viên đến nhắc máy. Sau đó
anh ta nói với trưởng nhóm.
- Anh Khương gọi bảo không đến được. Anh xin lỗi vì phải giữ
buổi gặp mặt với bạn bè.
- Sao không bảo dự xong rồi qua đây. Đến trễ cũng được mà.
- Em có bảo nhưng anh ấy nói là không dám hứa chắc.
Một cô nàng đứng gần đấy lên tiếng:
- Lúc ãy đi đến đây em có gặp anh Khương giữa đường với chị
Thục Ánh. Em nghĩ cả hai người cùng đến đây luôn chứ.
Anh Thư như bị hụt chân. Có nghĩa là chuyện thầy Khương với
chị Ánh ai cũng biết. Ai cũng quay mặt lên sân khấu, nghe trưởng nhóm đọc báo
cáo.
Anh Thư ngồi chống cằm nhìn ra cửa sổ. Cô nhớ lại cảm giác
hôm đến nhà thầy Khương mà thấy như mình bị gạt. Hôm nọ thầy đã cư xử thân mật
như vậy mà bây giờ lại quay ngoắt không thèm nhớ đến.
Thầy cũng không thèm gọi điện thoại cho cộ Nghĩa là cô không
là gì trong mắt thầy. Vậy thầy thân mật với cô làm gì. Thầy giả dối lắm.
Càng nghĩ cơ càng tức trào nước mắt. Cảm giác bị lừa gạt làm
cô tức muốn bỏ về ngay lập tức.
Buổi tối kéo dài một cách lê thệ Mấy lần Anh Thư muốn đứng dậy
đi về. Nhưng không hiểu sao lại ngồi lại.
Mãi đến gần mười giờ buổi liên hoan mới kết thúc. Mọi người đứng
dậy ra về. Anh trưởng nhóm nói riêng với Anh Thư:
- Ở lại đi Thư, còn liên hoan nội bộ nữa. Em nói với nhà
chưa?
- Có đông không anh?
- Có mấy người thôi. Mỹ Vân sẽ đãi rượu nhọ Cô ấy để dành dịp
này đó. Nếu không dám về thì anh đưa.
Anh Thư gật đầu đồng ý. Như vậy cũng hay, cô cũng muốn thử uống
rượu.Vài người bạn với nhau. Uống một chút rượu, đọc một chút thơ, nói chuyện
mây trời. Cũng còn đỡ hơn là lẻ loi một mình.
Một nhóm sáu người ở lại. Quây bàn lại ngồi đối diện với nhau
một cách đầm ấm. Trên bàn là dĩa khô nai, đậu phọng. Vì hộp kẹo và cuối cùng là
hộp phô mai mới khui. Mỹ Vân lôi trong giỏ ra chai rượu nho, lần lượt rót cho mọi
người, cô nói như khoe:
- Rượu này là tự mình làm đó, nhẹ lắm. Bây giờ mình giao thế
này: Mỗi người uống một ly, đọc một bài thơ hay kể một câu chuyện tình. Bên nữ
uống ít thôi, coi chừng say.
Tất cả vỗ tay đồng tình. Trưởng nhóm còn nảy ra sáng kiến tắt
đèn, rồi đốt mấy ngọn nến còn lại lúc nãy. Ánh sáng lung linh làm cho không khí
ấm áp, huyền ảo. tách biệt hẳn với bên ngoài.
Đến lượt mình, Anh Thư đọc một bài thơ mới nhất. Mọi người vỗ
tay khen. Nhưng anh trưởng nhóm pha trò:
- Sao giống thơ thất tình quá vậy. Người xinh xắn thế này mà
làm thơ thất tình. Sao tui đau lòng quá.
Mỹ Vân đập lên vai anh ta.
- Anh mà, thấy con gái đẹp nào mà không đau.
Anh Thư chỉ cười chứ không trả lời. Nãy giờ cô đã uống hết ly
rượu của mình. Mới đầu vị nồng chát hơi khó uống. Nhưng nhấp môi dần cũng quen.
Và cô đâm ra thích cái vị nồng chát của nhọ Ngồi đây thật thi vị. Uống một chút
rượu nho, ăn một chút khô, nhấp một chút pho mai. Ngồi nghe đọc thơ của nhau. Nỗi
buồn riếng như càng dâng đầy, khiến cô không thể tự chủ được.
Rượu càng uống nhiều càng lâng lâng. Người cô như bay bổng.
Và cô chợt nói cười, pha trò luôn miệng. Khiến không khí đang trầm trầm bỗng
vui nhộn hẳn lên
Vào lúc mọi người bắt đầu muốn về thì thầy Khương đến. Anh có
vẻ ngạc nhiên khi thấy chỉ còn lại một nhóm nhỏ. Ngồi xuống cạnh anh trưởng
nhóm, anh đưa mắt nhìn Anh Thư.
- Sao về trễ vậy Thử Em đã nói với nhà chưa?
Anh Thư không trả lời. Từ luác thầy Khương bước vào, là những
ấm ức trong lòng Anh Thư lại bùng lên mạnh mẽ, ào ạt. Tối nay cô đang ở tâm trạng
không bình thường. Chỉ muốn nói những điều điều có thể làm nổ tung tất cả. Rồi
muốn ra sao thì ra.
Thái độ lầm lì của Anh Thư làm mọi người thấy hơi lạ. Và ai
cũng thấy ái ngại. Mỹ Vân lắc tay cô.
- Anh Khương hỏi Thư kìa, sao không trả lời.
Thầy Khương cũng hơi ngạc nhiên về thái độ bướng bỉnh của cộ
Nhưng im lặng bỏ quạ Nhưng ngay cả thái độ thản nhiên của anh cũng không làm
không khí bình thường lại được. Mọi người vẫn còn bị quá ấn tượng về hành động
của Anh Thư.
Trưởng nhóm vội rót ly rượu đưa thầy Khương, anh uống cạn rồi
nói:
- Bây giờ khuya rồi. Thầy thấy Anh Thư nên về đi. Thầy sẽ đưa
em về.
Anh Thư không nói gì. Cô đứng bật dậy, ra bàn lấy áo khoác rồi
bỏ về.
Anh trưởng nhóm ái ngại:
- Làm gì kỳ vậy Thư, để anh Khương đưa về kìa.
Nhưng Khương đã khoát tay:
- Không sao đâu, để anh hỏi cô ta coi chuyện gì.
Anh đứng lên, nhìn qua một lượt:
- Mấy đứa về sau nha.
- Dạ. Anh Khương về.
Vài người đứng dậy tiễn Khương ra về. Anh Thư đang ngồi dưới
ghế đá. Vẻ mặt đầy bướng bỉnh, như chực chờ phản kháng.
Hành động nãy giờ của cô làm thầy Khương rất bực. Nhưng anh cố
kiềm chế. Anh đến trước mặt cô hỏi:
- Tối nay em uống nhiều rượu lắm phải không?
- Phải đó, thì sao? Con trai uống rượu được thì con gái cũng
uống rượu được. Có luật lệ nào cấm không?
- Đúng là em đã uống quá nhiều. Uống nhiều đến nỗi nói năng
lung tung. Nếu em cảm thấy không kiềm chế được thì hãy im lặng đi. Nếu không thầy
sẽ không kiên nhẫn với em đâu.
- Em không cần thầy kiên nhẫn. Nếu cần thì thầy cứ đánh em
đi. Thầy đã làm như vậy một lần rồi mà.
Thầy Khương điềm nhiên:
- Nếu cần thì thầy sẽ làm như vậy. Bây giờ lên xe đi, thầy
đưa về.
- Em không muốn về.
Vừa nói, cô vừa đi ra đường, tự động mở cửa xe. Chưa bao giờ
cô ở trạng thái kỳ lạ như thế. Vừa bứt rứt. Vừa muốn giải tỏa những chất chứa
trong lòng. Cái đầu bừng bừng của cô giờ đây không thể kiềm chế bất cứ điều gì.
Bất giác cô vùng người quay về phía thầy Khương:
- Em không muốn về bây giờ đâu.
- Khuya thế này, em còn muốn đi đâu?
- Em không biết. Nhưng em không muốn về. Nếu về bây giờ em sẽ
phá nhà đấy.
- Hôm nay em sao vậy Thử Đừng có làm gì quá đáng. Sau này nhớ
lại em sẽ thấy xấu hổ đấy. Em đã bị một lần rồi.
Anh Thư hoàn toàn không nhớ mình đã làm chuyện xấu hổ gì. Bây
giờ cái đầu bừng bừng. Còn tâm trí đâu mà nhớ chuyện trước kia. Cô nói giọng bất
cần:
- Thầy đừng dọa, em không sợ đâu.
Giọng thầy Khương bặt đi:
- Em quá quắt lắm rồi đó Thư.
Anh Thư gân cổ lên:
- Thầy chỉ biết trách mắng em. Nhưng có bao giờ thầy quay lại
nhìn mình không? Tối nay thầy đã xúc phạm em, thầy mới là người quá đáng.
- Em nói gì? Tối nay tôi làm gì em?
- Thầy có biết tối nay em chờ thầy như thế nào không? Cả buổi
tối em chỉ nhìn ra cửa, chờ thầy. Không làm được gì cả. Vì em đến đây không phải
vì bạn bè.
Thầy Khương chợt im lặng. Như suy nghĩ điều gì đó. Nhưng Anh
Thư không để ý. Cô tiếp tục nói:
- Thầy coi thường em lắm. Thầy tự cho mình quyền coi thường
tình cảm của người khác. Dù em là hoc trò nhưng em vẫn là con người. Học trò
thì cũng được quyền có tình cảm chứ.
- Anh Thư.
- Đừng bắt em in lặng. Em không chịu nổi đâu. Em yêu thầy như
thế nào thầy có biết không? Sao thầy cứ coi em như con nít hoài vậy.
Thầy Khương quay lại nhìn cô, ánh mắt sững sờ. Nhưng Anh Thư
không nhận thấy cử chỉ đó. Cô chợt khóc nấc lên:
- Thầy thường bảo em thông minh và có tư chất. Thế sao thầy
không yêu em?. Không yêu sao thầy lại đối xử thân mật với em. Thầy giả dối lắm.
Em ghét thầy.
Thầy Khương chợt ngắt ngang:
- Đủ rồi Anh Thự Em có biết mình vừa nói gì không? Tối nay em
bậy bạ không thể tưởng. Đã uống say rồi còn nói năng lung tung không giữ lời. Đừng
quên thầy không phải là bạn em, cũng không đồng trang lứa với em. Đừng đem những
chuyện như vậy ra đùa với thầy. Thầy sẽ không bỏ qua cho em đâu.
- Em không cần thầy tha thứ. Em nói thật. Mà tình yêu thật sự
thì không có lỗi.
- Thầy hứa sẽ quên chuyện này. Và em cũng phải hứa im ngay lập
tức. Đừng để rượu làm em mờ lý trí.
- Ngược lại em phải cảm ơn nó. Vì nó đã làm em sáng suốt. Trước
đây em thật là ngốc nghếch. Em yêu thầy mà không nói thì làm sao thầy biết. Cho
dù cả thế giới này khinh bỉ em cũng chấp nhận vì nó là thật, không thể chối bỏ.
Nói xong cô úp mặt vào tay, khóc như mưa. Lúc này cô cũng
không hiểu tại sao mình lại khóc. Chỉ thấy đau lòng. Vì thầy Khương không những
tôn trọng mà lại nói cô say rượu nói bậy bạ.
Bất chợt cô bỏ tay ra, quẹt nước mắt:
- Sao thầy nghĩ em say nên nói bậy. Sao thầy không nghĩ ngược
lại là nhờ say nên em có cam đảm hơn.
Giọng thầy Khương lạnh lùng và răn đe:
- Đủ rồi Anh Thự Nói bậy bao nhiêu đó đủ rồi. Sắp tới nhà em
rồi. Em phải im lặng và vào nhà ngủ. nếu em còn nói nhảm, cả nhà sẽ mắng em đấy.
- Em không sợ đâu.
- Điều này còn đáng xấu hổ hơn cả chuyện em thi lại. Em suy
nghĩ kỹ đi. Muốn thầy không coi em là con nít thì em phải chững chạc lại. Đừng
nói năng lung tung nữa.
Anh Thư nói như hét:
- Sao thầy cứ nghĩ là em nói nhảm hoài vậy. Thầy có nghĩ như
vậy là xúc phạm em không? Thầy cố tình làm tổn thương em phải không.
Giọng thầy Khương bình tĩnh:
- Nếu gia đình em nghe được những điều này, mọi người sẽ nghĩ
sao? Em có nghĩ tới không. Cho nên thầy yêu cầu em một điều, khi về đến nhà em
không được nói những điều như lúc nãy, có được không?
Anh Thư bướng bỉnh:
- Em không cần. Thầy có thể nói với chị Ánh, nói với tất cả mọi
người. Nhưng em sẽ không hối hận, tình yêu cho đi thì không bao giờ hối hận. Em
không sợ mọi người nghĩ gì.
Thầy Khương thật sự bối rối. Không còn đủ bình tĩnh để phân
tích với Anh Thư nữa. Nếu cô cứ khóc lóc nói năng như thế này nhà cô sẽ biết
chuyện. Mà xem ra cô không thể tỉnh rượu trước khi về nhà được. Chẳng lẽ để cô ở
ngoài đường suốt đêm.
Ngồi bên cạnh, Anh Thư tiếp tục khóc và trách móc. Cô không
biết mình đã làm thầy khó xử. Cũng không thấy sự im lặng của thầy. Một lát sau
cô nghe thấy thầy Khương hỏi:
- Điện thoại nhà Hồng Thảo số mấy?
- Thầy hỏi để làm gì?
- Tối nay em nên đến nhà bạn em. Ngủ ở đấy, sáng mai hãy về.
Bảo cô ta gọi điện thoại cho nhà em.
Anh Thư cau mặt bất mãn:
- Có phải thầy không muốn nói chuyện với em không. Nếu là người
tế nhị thầy đã không xử sự như vậy.
- Em có biết em dồn tới chân tường không?... cách hay nhất là
em đừng nói gì nữa. Con gái mà nửa đêm ở ngoài đường, hay lắm sao, em muốn tôi
phải xử trí sao đây?
- Nhưng em không nói bậy, tình yêu thật sự thì nói ra lúc nào
không thành vấn đề, thầy đừng coi thường tình cảm của em.
Thầy Khương thở dài khó nói. Và quyết định đưa Anh Thư về nhà
mình. Cô còn say khướt thế này, không có gì bảo đảm cô sẽ kèm chế bản thân.
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu mọi người biết đựơc sự thật này? Tại sao cô lại chọn
lúc này mà nói? Cô luôn phủ nhận mình còn bồng bột, nhưng những gì cô làm lại
không chững chạc chút nào.
Khi đưa Anh Thư về nhà thì cô đã ngủ quên trời quên đất. Phải
bồng cô lên phòng như đứa trẻ. Thậm trí gọi cô cũng không hay.
Thầy Khương đặt cô nằm ngay ngắn. Rồi đi ra tắt đèn đi ra
ngoài. Anh qua phòng mình, gọi điện cho Hồng Thảo. Chờ thật lâu mới có người cầm
máy. May là người đó là Hồng Thảo, chứ nếu là người khác thì còn phiền đến đâu.
Giọng Hồng Thảo nhừa nhựa:
- Alô.
- Thảo phải không? Thầy Khương đây.
Giọng Hồng Thảo như tỉnh hẳn:
- Dạ, em đây thầy, có chuyện gì không ạ?
- Thầy làm phiền em một chút nhé, em hãy gọi điện về nhà Anh
Thư ngay bây giờ, bảo là cô ấy đang ở nhà em. Bây giờ em có thể ra ngoài không?
- Dạ... em... nhưng Thư nó làm sao vậy thầy?
- Cô ta say và nói năng lung tung quá, thầy không dám để cô
ta về nhà, thầy nghĩ em biết chuyện Anh Thư phải không?
- Dạ, em biết, nó có kể với tụi em, nhưng chỉ có mình tụi em
biết thôi.
- Tối nay cô ta đã nói điều đó với thầy, bây giờ lại nửa đêm
nên thầy rất khó xử, Thảo có thể giúp thầy không?
- Dạ được ạ.
- Em hãy gọi đến nhà Anh Thư ngay, và nếu được, em hãy đến
đây với cô ta, thầy sẽ đến đón em.
Hồng Thảo suy nghĩ rất lâu rồi rụt rè:
- Em... không dám thầy ạ, nhà em mới vừa có chuyện xong, bây
giờ nếu em đi đâu, sợ lại...
Cô ngừng bặt như rất khó nói. Rồi nói như ái ngại:
- Thầy cho em xin lỗi, em muốn qua với Anh Thư, nhưng mà...
- Thầy hiểu rồi, em đừng ngại, không sao đâu.
- Dạ, mai em qua sớm được không thầy?
- Được chứ, và nếu được, em nên khuyên cô ấy, các em là bạn
bè, thầy nghĩ là các em có thể giúp được cô ấy.
- Dạ.
- Thôi vậy nhé, chúc em ngủ ngon.
- Dạ, em chào thầy.
Thầy Khương gác máy. Rồi bước qua phòng bên cạnh.Thấy Anh Thư
ngủ say, anh yên tâm khép cửa lại, trở về phòng mình.
Sáng hôm sau thầy Khương qua phòng thì Anh Thư đã thức. Hình
như cô vừa mới dậy nên còn có vẻ ngơ ngác. Cô ngồi bó gối trên giường, nhíu mày
tự hỏi mình đang ở đâu. Thấy thầy Khương bước vào, cô nhìn một cách ngạc nhiên:
- Sao thầy lại ở đây? Em đang ở đâu vậy thầy?
Thầy Khương đến mở cửa sổ, và đứng luông ở đó, khoanh tay trước
ngực nhìn cô:
- Không phải em tự đến đây, mà là tôi đưa em về.
Anh Thư mở to mắt:
- Sao lại như vậy? Có chuyện gì vậy thầy?
Thầy Khương nhìn cô chăm chú:
- Tối qua em đã làm những gì, em không nhớ thật à?
Anh Thư cau trán như cố nhớ:
- Em nhớ là em đến hội văn nghệ, lúc mọi người về thì nhóm em
ở lại, chị Vân mang rượu nho tới nữa, tối qua vui lắm, tiếc là thầy không đến.
- Em thấy vui thật à?
Anh Thư do dự một lát rồi gật đầu:
- Dạ.
Thầy Khương không nói gì. Nhưng nhìn mặt thầy, Anh Thư hiểu rằng
thầy đang nghĩ cô nói dối. Không hiểu sao thầy nghi ngờ như vậy. Nhưng quả thật
cô không dám nói là hôm qua mình rất buồn.
Một lát, cô hỏi khẽ:
- Em chỉ nhớ lúc tụi em uống rượu, còn sau đó em không nhớ gì
nữa.
Cô nhìn thầy, rụt rè:
- Em có làm gì bậy không hả thầy? Sao thầy phải đưa em về
đây? Rồi mọi người có biết không? Hôm qua em có quậy không?
Thầy Khương trầm ngâm nhìn ra ngoài. Như suy nghĩ rất nhiều.
Cuối cùng thầy quay lại, dịu giọng:
- Em đã làm một chuyện ngoài sức tưởng tượng của thầy, rất
may là đêm qua không ai biết được, nhưng từ đây về sau, đừng bao giờ em uống rượu
nữa, dù là bất cứ hình thức nào.
- Có nghĩa là sau khi uống rượu, em đã làm cái gì đo không
đúng, nhưng đó là chuyện gì vậy thầy?
- Lúc đó thầy đã cảnh cáo em, nhưng em không nghe, nếu thầy
nhắc lại, liệu em có xấu hổ không?
Vẻ mặt Anh Thư trở nên lo ngại:
- Em đã nói gì hả thầy?
Thầy Khương suy nghĩ như lựa một cách nói nhẹ nhàng nhất:
- Em có nghĩ khi đọc thơ em, thầy đã đoán ý nghĩ thầm kín của
em không?
Anh Thư hỏi một cách hoang mang:
- Sao ạ?
- Em từng trách thầy không hiểu em, nhưng em có hiểu tại sao
thầy làm vậy không? Vì thầy biết tình cảm của em rồi cuối cùng không đi đến
đâu, vì điều đó không xảy ra được.
Anh Thư ngồi yên lắng nghe. Thốt nhiên, cô vụt hiểu ra. Cô thốt
lên một cách khinh hãi:
- Có phải em đã nói... em yêu thầy không?
- Trong lúc không còn làm chủ được mình, em đã cương quyết
nói ra điều đó, nhưng em không nên hối hận hay xấu hổ với thầy.
- Trời ơi.
Anh Thư kêu khẽ như rên rỉ, rên xiết vì sự xấu hổ cùng tận,
và mặt cô chợt đỏ bừng đến tận chân tóc. Cô úp mặt giấu trong gối, trong đầu cứ
lập đi lập lại tiếng "trời ơi" vô nghĩa.
Cử chỉ của Anh Thư không làm thầy Khương ngạc nhiên. Vì anh
đã đoán trước như vậy. Đêm qua anh đã cảnh báo mà Anh Thư đâu có nghe. Trong
lúc say, cô trở nên bất chấp và bướng bỉnh. Nhưng kỳ thật, cái đó mới đúng là bản
chất của cô.
Giọng anh điềm đạm:
- Thầy biết, phải im lặng giấu kín tình cảm, đối với một người
như em là không dễ, có lẽ em đã cố gắng phi thường lắm. Và cũng đã đau khổ
không ít. Bây giờ được nói ra, em hãy thấy như vậy là nhẹ lòng.
- Em không thấy như vậy được.
- Hôm qua em đã nói, tình cảm thật thì không có xấu hổ, em đã
nghĩ đúng, và thầy rất tôn trọng tình cảm đó, dù là nó không thể được.
Anh Thư chợt ngửng lên, bồng bột:
- Thầy có yêu em không thầy? Nhưng ít ra là thầy có mến em,
phải không thầy?
Thầy Khương im lặng nhìn ánh mắt đau đáu của cộ Đây mới đúng
là Anh Thự Tình cảm sôi nổi và chân thật. Và chính tình cảm quá lớn khiến cô
không đủ sức kềm chế. Và sự bọc bạch ngây thơ trung trực đó làm người ta phải
nao lòng.
CHƯƠNG 9 -
T
hầy Khương khẽ lắc đầu như xua đuổi một thoáng mềm yếu nào
đó. Chỉ còn cách nói hết sức lý trí:
- Ở tuổi em, tình yêu thường bắt đầu bằng một ấn tượng nào
đó, có thể em thích thầy vì thầy đã từng hiểu tâm hồn, sở thích và ý nghĩ của
em, nhưng tình cảm đó cũng giống như người ta thích người tốt bụng với mình,
coi chừng khi gần thầy quá rồi, em sẽ vỡ mộng.
- Không bao giờ, và thầy cũng đừng nghĩ em bồng bột, đó là
cách coi thường tình cảm của em.
- Thầy không bao giờ coi thường em, cũng như không cho tình cảm
của em là hời hợt, thầy chỉ muốn em tỉnh táo nhìn lại, đó là điều có thật hay
em tưởng là có.
- Em chưa bao giờ tưởng tượng hayg án bất cứ hào quang nào
cho thầy. Em yêu thầy vì chính phong cách thầy thể hiện, cái đó làm sao mà giả
được chứ.
- Nhưng em có biết mình đã làm chuyện không tưởng không? Vì
giữa em và thầy không thể có điều gì khác được.
Anh Thư lặng thinh. Cách nói đó kéo cô trở về thực tế, dập tắt
những mơ ước viễn vông vừa lóe lên trong khoảnh khắc bồng bột. Cô cúi mặt nhìn
xuống, nói một cách thất vọng:
- Em biết.
- Vậy thì em thức tỉnh lại đi Anh Thư, thầy không muốn em tự
làm đen tối cuộc sống của em, khi thầy đọc thơ của em, thầy đau lòng lắm.
Anh Thư nói khẽ:
- Thầy tội nghiệp em phải không?
- Không phải là sự tội nghiệp thường tình, thầy buồn thật sự
khi thấy em buồn. Thầy muốn lúc nào em cũng vui vẻ, như em của trước kia vậy.
- Không được đâu, em không thể vui được nữa. Cuộc sống của em
sau này chỉ toàn là thất vọng, có lúc em ghét số phận đã không cho em sinh ra sớm
hơn, để em gặp thầy, trước khi thầy yêu chị Thục Ánh
- Cuộc sóng không thể có những giả định, em đừng suy nghĩ
lung tung. Càng suy nghĩ em sẽ càng buồn, thầy muốn em đừng nhớ đdến thầy nữa.
- em cũng muốn lắm, nhưng không được nữa rồi.
Cô chợt thút thít khóc:
- Mỗi lần nghe chị Ánh kể chuyện của thầy với chị ấy, em đau
khổ muốn chết đi được.
Thầy Khương có vẻ chú ý:
- Thục Ánh đã nói gì với em?
- Nhiều lắm, những lúc như vậy em chợt thấy ghét chị ấy, chị ấy
tự hào vì có người yêu như thầy. Em ghét luôn cả sự hãnh diện của chị ấy, em biết
vậy là ti tiện, nhưng thật sự là em đã từng ghét, thầy không hiểu được đâu.
Vẻ mặt thầy Khương chợt thoáng nét lo ngại:
- Nếu em từng có ý nghĩ đó, thì đến lúc nào đó em sẽ không kiềm
chế được, thầy không muốn nhiều người phát giác ra tình cảm của em, lúc đó em sẽ
khổ nhiều hơn, em hiểu không?
Anh Thư hít mũi:
- Tình cảm tự nó đã như vậy, em biết làm sao bây giờ. Em biết
khi nói với thầy là em không đúng, nhưng không hiểu sao hôm qua em điên như vậy.
Cô ngừng lại một chút, rồi nói thêm:
- Nhưng em không hối hận đâu, để cho thầy biết em cũng xấu hổ
lắm, nhưng em có làm gì sai đâu, tình yêu đâu có tội.
- Nhưng nó sẽ biến thành bất hạnh, nếu em không tìm cách quên
nó.
- Nhưng em …
Thầy Khương khoát tay chận lại:
- Và em đừng bao giờ uống rượu như tối qua nữa, nếu tối qua
thầy không đến thì chuyện gì sẽ xảy ra với em? Trong lúc say em sẽ nói với bạn
bè, một lúc nào đó sẽ đến tai gia đình em, hậu quả sẽ ra sao?
- Em..
- Thầy không muốn em chịu đau khổ thêm, em hiểu ý thầy không?
- Em hiểu a.
- Vậy thì phải hứa với thầy, đừng bao giờ uống rượu nữa, dù
là lúc chỉ có một mình.
Anh Thư định trả lời thì thấy một bóng người đi lướt qua
ngoài cửa. Hình như người ấy biết có người trong phòng nên quay lại. Anh Thư
chăm chú nhìn ra. Cô chợt muốn đứng tim khi nhận ra người đó là chị Thục Ánh
Trông thấy Anh Thư ngồi trên giường, Thục Ánh đứng ngó sửng sốt.
Và lập tức trên mặt cô hiện lên một vẻ nghi ngờ đầy ác ý. Cô bước hẳn vào
phòng, nhìn Anh Thư chằm chằm:
- Em làm gì ở đây? Tại sao đến đây sớm vậy? Lại ngồi trên giường
thế kia, có nghĩa là tối qua em ngủ ở đây phải không?
Anh Thư xấu hổ và sợ lạnh toát cả người. Bây giờ cô mới vụt ý
thứchết tác hại của việc mình làm. Cô không thể mở miệng nói gì, chỉ đưa mắt
nhìn thầy Khương cầu cứu.
Cử chỉ đó làm Thục Ánh điên tiết lên. Cô nhìn qua thầy
Khương:
- Như vậy là sao? Anh trả lời đi. Tại sao con bé ngủ ở nhà
anh?
Cô chợt hét to lên:
- Tại sao?
Anh Thư run bắn cả người. Nhưng thầy Khương thì vẫn điềm
tĩnh:
- Em đừng la lớn như vậy, từ từ anh sẽ giải thích, không có
chuyện gì ghê gớm như em tưởng đâu.
- Không có chuyện gì ghê gớm hả? Chỉ việc nhìn thấy thôi thì
đến người ngu cũng hiểu chuyện gì đã xảy ra, vậy mà anh bảo không có gì. Anh
bao? em bình tĩnh à?
Thầy Khương không trả lời Thục Ánh, chỉ quay qua Anh Thư, giọng
vẫn trầm tĩnh:
- Em về nhà đi, đừng để nhà em lo, thầy cần nói chuyện với chị
của em.
Thục Ánh hằn học cắt ngang:
- Tôi không quen biết với con bé này, không ai chị em nổi với
con người lẳng lơ cả. Mới chừng đó tuổi mà dám đi quyến rũ thầy giáo, ghê gớm
thật đấy.
Câu nói đó làm Anh Thư lạnh toát cả người vì xấu hổ. Mặt cô đỏ
như gấc, nước mắt lưng tròng tủi hổ. Nhưng cô không thể phản kháng, vì chị Thục
Ánh đã nói đúng.
Sự xấu hố làm cô tê liệt không thể nhúc nhích. Đến nỗi thầy
Khương phải lặp lại lần nữa:
- Thầy cần nói chuyện với chị Ánh, em về đi.
Nhưng Thục Ánh chợt trừng mắt nhìn hai người:
- Không cần giải thích, nếu anh không có tình ý gì thì anh đã
không chứa chấp nó. Hai người đã làm gì đêm qua hả đồ khốn kiếp?
Thầy Khương nhìn sững Thục Ánh, không ngờ cô ăn nói như vậy.
Nhưng hình như biết tính cô, anh cố bình tĩnh:
- Khi chưa nghe giải thích thì em khoan kết luận. Anh muốn em
bớt nóng nảy rồi hai đứa nói chuyện với nhau.
Thục Ánh vung tay lên thật mạnh như muốn gạt phắt tất cả:
- Anh là loại đạo đức giả, thầy giáo đi dụ dỗ sinh viên, đồ mất
tư cách.
Rồi cô quay ngoắt người bỏ đi. Thầy Khương bưóc nhanh ra cửa,
gọi lớn:
- Thục Ánh!
Nhưng Thục Ánh không đứng lại. Anh Thư nghe tiếng chân xa dần
ngoài hành lang. Cô bước xuống giường, đến đứng trước mặt thầy Khương, khóc nức
nở:
- Cho em xin lỗi, bây giờ em mới hiểu hết sự ngu ngốc của em.
Em thành thật xin lỗi thầy.
Thầy Khương nói nhẹ nhàng:
- Đừng tự dằn vặt như vậy, mọi chuyện rồi sẽ qua thôi, thầy
biết cách thu xếp mọi chuyện mà, bây giờ em về đi.
- Em sẽ đến xin lỗi chị Ánh. Tất cả lỗi là tại em, thầy đừng
giận em.
Thầy Khương lắc đầu:
- Chuyện này để mặc thầy giải quyết, thầy hiểu Thục Ánh hơn
em, em về đi, và đừng làm gì cả. Cũng đừng khóc như vậy, chuyện không ghê gớm
như em nghĩ đâu.
Anh Thư lắc đầu:
- Em sẽ không bao giờ tha thứ cho mình, trong đời em, đây là
lần đầu tiên em làm chuyện xấu xa nhất, làm ảnh hưởng đến cả thầy, em thành thật
xin lỗi thầy.
- Không có gì tới mức xấu xa như em tưởng đâu. Em hãy nghĩ
đây chỉ là sự hiểu lầm, rồi mọi chuyện sẽ qua, bây giờ em về đi, bình tĩnh lại
nhé.
Anh Thư hơi cúi đầu:
- Thưa thầy em về.
Rồi cô vụt chạy ra ngoài. Dáng điệu quáng quàng vì tâm lý hoảng
loạn, xấu hổ đến cùng tận.
Cô vừa ra cửa thì đúng lúc Hồng Thảo cũng vừa tới. Thấy dáng
điệu cô, Hồng Thảo có vẻ hoảng:
- Sao vậy Anh Thử Sao mi khóc? Chuyện gì vậy?
Anh Thư lắc đầu không trả lời, tiếp tục chạy xuống đường. Hồng
Thảo cũng vội chạy theo:
- Chờ ta với, mi chạy nhanh quá ta theo không kịp.
Chạy một đoạn khá xa, Anh Thư ngừng lại, đi thất thểu mệt mỏi.
Hồng Thảo giữ tay cô lại:
- Mi làm gì như bị ma đuổi vậy? Bộ thầy Khương mắng hả?
Anh Thư lắc đầu thẫn thờ:
- Không phải.
Rồi cô vừd đi vừa kể toàn bộ câu chuyện xảy ra. Hồng Thảo
nhìn cô một cách kinh dị:
- Trời ơi, vậy là chết.
- Ta cũng không biết phải làm sao bây giờ, chị Ánh vui tính
nhưng rất dữ. Chị Thục hay kể với ta nhiều chuyện về chị ấy lắm.
- Cụ thể là chuyện gì?
- Ta không nhớ hết, nhưng ta hiểu là chị Ánh đẹp, học giỏi,
được gia đình cưng chiều, được nhiều con trai theo đuổi.
- Mấy người như vậy dễ có tính kiêu căng lắm.
- Chị Ánh rất khinh người, nói chuyện với chị ấy ta biết. Chị
ấy không bao giờ thèm chơi với những người kém hơn mình. Nếu ta không phải là
em chị Thục thì chị ấy cũng chẳng thèm chơi với ta.
- Nhưng mi kém hơn chị ấy chỗ nào chứ. Chỉ có cái là nhà mi
không giàu bằng nhà chị ấy thôi, còn mi cũng đẹp vậy.
- Ta không biết, nhưng bây giờ chị Ánh xem ta như kẻ thù rồi,
lúc nãy mi không nghe chị ấy mắng thầy Khương đâu.
- Mắng cả thầy nữa à? Gan thật.
- Có gì đâu mà gan, thầy là thầy của mình chứ có phải thầy chị
ấy đâu.
- Mắng thế nào?
- Bảo thầy là dụ dỗ sinh viên, mất tư cách.
Hồng Thảo tròn xoe mắt:
- Nói chuyện gì kinh khủng vậy, bà ấy dữ thật đấy.
Anh Thư chợt bụm mặt lại:
- Ta không dám nghĩ tới chuyện đó nữa, kinh khủng quá. Bây giờ
ta không còn dám nhìn ai nữa, không dám cả về nhà. Mi có hiểu cảm giác xấu hổ
nó khổ ra sao không hả Thảo?
Hồng Thảo lặng thinh, không nỡ trả lời. Cô thấy chuyện của
Anh Thư thật là kinh dị. Để cho thầy Khương biết tình cảm của mình đã kỳ, lại
còn say rượu ngủ ở nhà thầy. Kinh khủng hơn nữa là chính người yêu của thầy bắt
gặp. Nếu bà người yêu đó là người chín chắn thì còn đỡ, đằng này lại rất kiêu kỳ
khó chịu. Đây rồi chuyện sẽ đổ bể tùm lum, mất mặt như chơi.
Cô nói như an ủi:
- Ta nghĩ chị Ánh chỉ mất bình tĩnh lúc đó thôi, rồi chị ấy sẽ
nghe thầy Khương giải thích mà bỏ qua chuyện này. Với chị Thục là chị dâu của
mi, coi như người nhà rồi, chị Ánh không làm lớn chuyện đâu.
Anh Thư thở dài:
- Ta chỉ sợ chị ấy chia tay với thầy Khương, thầy yêu chị ấy
lắm. Tại ta hết, hôm qua thầy bảo đừng nói lung tung mà ta đâu có nghe.
Chợt nhớ ra, Hồng Thảo hỏi ngay;
- Mi ăn gì chưa?
- Chưa.
- Tìm chỗ nào ăn đi, để đói chịu gì nổi.
Anh Thư lắc đầu thiểu não:
- Ta ăn không nổi, không còn tinh thần để ăn nữa.
- Phải ráng chứ.
- Thôi, đừng nói tới chuyện đó nữa.
- Vậy bây giờ đi đâu đây?
- Ta cũng không biết.
- Dù sao mi cũng phải về nhà thôi, đi suốt đêm rồi, coi chừng
ở nhà chờ đó, ta đi với mi.
Anh Thư không phản đối. Lúc này cô đang rất cần một người bạn.
Từ nhỏ đến giờ chưa bao giờ cô làm một việc gì tồi tệ thế này. Bản chất trong
sáng khiến cô thấy không hcịu nổi sự xấu xa mình vừa gây ra. Chẳng lẽ chết để đừng
phải thấy mình tồi tệ.
Hồng Thảo đưa Anh Thư về. Và một chuyện kinh khủng đang chờ
Anh Thư, mà cô đã không hình dung trước.
Khi cô bước vào phòng khách thì thấy mọi người đang ngồi ở
salon. Ba mẹ, anh Tuân, chị Thục và cả chị Thục Ánh. Chắc chắn chị Thục Ánh đếnd
dể mách chuyện vừa rồi. Cảnh đó làm Anh Thư lạnh toát cả người.
Hồng Thảo thì thầm sau lưng cô:
- Đừng sợ, ráng bình tĩnh lên.
Cô đẩy Anh Thư tới trước, Anh Thư nói lí nhí:
- Thưa ba mẹ con mới về.
Lập tức cả nhà lặng yên. Tất cả nhìn cô, mỗi người mỗi vẻ. Ba
mẹ buồn rầu trách móc, giận dữ. Anh Tuân thở dài, chị Thục khó đăm đăm. Nhưng
chà xát nhất vẫn là chị Thục Ánh. Khuôn mặt đẹp sắc xảo sầm lại, hai bên mép hằn
lên sự tức giận. Đôi mắt long lên những tia dữ dội khi nhin Anh Thư, khiến cô tự
nhiên lùi lại.
Ông Thân nghiêm giọng:
- Con lại đây, trả lời với ba mẹ, tối qua con đã làm chuyện
gì ở nhà thầy con? Trước mặt mọi người con nói đi.
Anh Thư như muốn khuỵu xuống, cả người run lên bần bật. Cổ họng
đau thắt không nói được. Và cô cúi gằm mặt, đứng bất động.
Giọng Thục Ánh vang lên chát chúa:
- Nó không dám nói đâu, làm chuyện xấu xa như vậy, miệng nào
mở ra nói được. Hai bác không tin thì hỏi nó đi, xem con có nói sai không.
Như bị khơi lại, cơn tức lại phùng lên, cô nói lanh lảnh:
- Lúc con tới là chưa được tám giờ nữa, mà nó thì còn nằm
trên giường người ta, như vậy là ngủ đêm ở đó chứ còn gì. Hai bác bảo nó đi họp,
họp gì ở nhà thầy mình, hai người họp trên giường thì có.
Cách nói chói tai đó khiến mọi người ngồi lặng. Đến nỗi chị
Thục phải lên tiếng:
- Đừng nóng nảy quá Ánh à, ở đây có người lớn, em nhẹ lời lại
một chút đi.
Thục Ánh đốp chát lại:
- Nhẹ nhẹ, tới mức này mà chị còn bảo em nhẹ nhàng với họ,
còn nó thì sao không ai xử hết vậy.
Cách nói của cô làm ông Thân mất bình tĩnh quát lên:
- Lại đây, con hư thân, hôm nay tao phải trị mày mới được.
Ông đứng phắt dậy, lôi Anh Thư vào nhà. Bà Thân và Tuân vội cản
lại:
- Chuyện đâu còn có đó, để từ từ rầy nó mà ông.
Tuân kéo Anh Thư ra, nói như quát:
- Em lên phòng đi, hôm nay cấm em ra khỏi nhà nghe chưa, đi
lên.
Vừa nói anh vừa đẩy Anh Thư về phía cầu thang. Nhưng Thục Ánh
giãy đong đỏng:
- Phải để nó ở đây đối chất chứ, xem nãy giờ em có nói thêm
không, nó quyến rũ người yêu của em mà mọi người không ai nói gì hết à.
Cô quay qua ông Thân:
- Bác trai, bác không biết dạy con gì hết, nếu mà con làm
chuyện như nó, ba mẹ con đã đánh con tơi tả rồi.
Thấy ông Thân nổi nóng định quát Anh Thư, Thục vội lên tiếng:
- Ba bình tĩnh đi ba, bây giờ có làm lớn chuyện thì cũng
không giải quyết được gì, để dạy cổ sau ba ạ.
Cô quay qua Thục Ánh khẽ trừng mắt rồi răn đe, nhưng giọng vẫn
nhẹ nhàng:
- Em lên phòng chị đi, chuyện đâu còn có đó, đừng làm ầm ĩ
như vậy. Mình là người trong nhà ma, la lối như vậy người ngoài nghe kỳ lắm.
- Em còn muốn cho cả xóm này nghe nữa, cho người ta biết nó
hư hỏng ra sao.
Bất chợt cô rống họng lên, la hết tốc lực như muốn cho mấy
nhà kế bên nghe:
- Con gái gì mà ghê gớm vậy, ban đêm tới nhà thầy giáo ngủ,
muốn quyến rũ thầy dạy mình, muốn giựt bồ của chị mình, phải không, phải không?
Bà Thân không cách nào bịt miệng được Thục Ánh, bật lên khóc.
Nhục nhã quá! Bà đứng dậy bỏ vô nhà. Ông Thân cũng lấy khăn tay lau trán, lắc đầu
đau khổ.
Thục Ánh cứ nói oang oang. Đến nỗi Tuân không chịu nổi, anh đẩy
Anh Thư đi lên lầu. Chị Thục cũng đứng dậy, bước qua đứng trước mặt cô, nghiêm
giọng:
- Em làm ầm lên như vậy có ích gì không? Để hai nhà mếch lòng
nhau, rồi hàng xóm biết, người ta cười luôn cả em nữa, thôi đi nghe không?
Khuôn mặt đẹp của Thục Ánh hất lên, kiêu kỳ:
- Em làm gì mà người ta cười em, em có tới nhà thầy giáo ngủ
đêm đâu mà cười em.
- Nhưng họ biết thì em vinh dự lắm sao? Chuyện Anh Thư ba mẹ
chị sẽ giải quyết, không ai để em thiệt thòi đâu.
- Chị bên em ruột hay chị theo phe em chồng đây, tôi có bà chị
khôn nhà dại chợ thế đấy, tưởng nói cho chị biết để chị bênh vực, không ngờ
cũng cá mè với nó, dẹp, không có chị em gì nữa, tui về.
Cô đứng phắt dậy, hầm hầm:
- Để chuyện này cho ba mẹ giải quyết, tui đưa ba mẹ qua đây hỏi
coi họ có biết dạy con không.
Và cô đùng đùng bỏ đi ra sân. Thục vội đi theo:
- Em đừng nói gì hết, nhất là đừng có la ầm lên, để chị nói
cho, em la như vậy là xấu mặt cả nhà đó, hiểu không?
Nhưng Thục Ánh đâu còn đủ bình tĩnh để hiểu. Sự phát hiện này
làm cô nổi điên lên. Và bản tính tự phụ làm cô thấy mình như bị cả thế giới lừa
gạt. Cô chỉ muốn làm dữ lên, bắt kẻ thù của mình phải khốn đốn. Chỉ muốn lôi
kéo mọi người cùng xử tử Anh Thự Cho nên cách cư xử mềm mỏng của bà chị làm cô
thêm điên tiết.
Cô hung hăng hất tay chị Thục ra:
- Chị Ở nhà chồng thì theo phe em chồng đi, tui không cần người
chị như vậy. Từ đây về sau không còn chị em gì nữa.
Cô hầm hầm dắt xe ra sân, và cố ý xô mạnh cánh cửa cái rầm. Đến
nỗi cả dãy phố đều nghe.
Trong nhà mọi người như chết lặng. Ông Thân quát lên:
- Con Thư xuống đây, đồ hư đốn, đồ mất dạy, xuống đây tao bảo.
Trên phòng, Anh Thư run rẩy đi xuống, nhưng anh Tuân cản lại:
- Em ở đây đi, xuống dưới ba đánh chết, để anh xuống cản ba.
Anh quay qua Hồng Thảo:
- Thảo ở chơi với nó dùm anh nghe.
- Dạ.
Anh Tuân vỗ nhẹ đầu Anh Thư:
- Không có chuyện gì nghiêm trọng đâu, có gì mà khủng hoảng vậy,
chuyện gì rồi cũng qua mà, để anh giải quyết cho.
Anh Thư khóc nức nở:
- Em sợ lắm anh Hai, em sợ nhiều người biết, em không cố ý
làm vậy đâu.
- Được rồi, anh hiểu mà, để anh xuống dưới cái đã.
Anh Tuân đi ra rồi, Hồng Thảo bước tới khóa cửa lại, như sợ
ai đó có thể xông vào xé Anh Thư ra.
Hai cô ngồi trên giường, im lặng nghe tiếng quát tháo dưới
nhà, hình như anh Tuân và chị Thục nói gì nhiều lắm. cuối cùng trong nhà cũng
trở lại yên lặng.
Anh Thư cũng không còn nước mắt để khóc. Cô ngồi ôm gối trong
lòng. Đầu gục trên chân. Đôi mắt đỏ mọng. Những sự việc xảy ra nhanh và dữ dội
quá, nên cô không kịp hiểu hết khía cạnh bi đát của nó.
Hồng Thảo chợt nói khẽ:
- Chị Thục hay đó Thư, chuyện như vậy mà chị ấy vẫn bình tĩnh
rầy chị Ánh. Phải chị Ánh bớt hung hăng thì chắc không ầm ĩ như vậy.
- Mi có nghĩ chị ấy sẽ quậy thế nào nữa không?
Hồng Thảo lắc đầu:
- Quậy như vậy là hết mức rồi, còn làm gì nữa bây giờ, à còn,
sẽ giận thầy Khương, có thể chia tay luôn đấy.
- Ta không muốn thầy Khương bị tai tiếng vì ta, thầy có địa vị
như vậy, bị mang tiếng khổ lắm.
Hồng Thảo thở dài:
- Mi thương thầy như vậy, giấu làm sao được, trước sau gì mọi
người cũng biết thôi.
Cô ngừng lại một lát, nói thêm:
- Có điều biết như vậy kinh dị quá.
Anh Thư khổ sở ngồi ôm đầu. Bây giờ cô nghìn lần nguyền rủa
những việc làm bốc đồng của mình. Hậu quả của nó thật là kinh khủng. Nhưng giờ
đây cô không nghĩ về mình nhiều lắm. Chỉ nhớ đến thầy Khương. Cầu trời cho chị ấy
đừng mắng nhiếc thầy, nhất là đừng có làm toáng lên cho thầy mất mặt. Như vậy
cô càng khổ sở hơn nữa.
Thấy Anh Thư cứ ngồi im, Hồng Thảo cũng không nói gì nữa. Cô
ngồi lại với Anh Thư tới gần trưa mới về.
Nhưng cô vừa xuống giữa cầu thang thì thấy có khách tới. Hồng
Thảo không biêét mấy người đó là ai, nhưng thấy có chị Thục Ánh, cô đoán là gia
đình chị Thục tới.
Cô hoảng hồn chạy trở lên phòng Anh Thư:
- Chết rồi mi ơi, chị Ánh qua nữa kìa, thấy có mấy người lớn
nữa, vậy là có chuyện nữa rồi, làm sao bây giờ.
Anh Thư ngước lên. Khuôn mặt chết lặng vì sợ. Cô nhìn Hồng Thảo
một cách thẫn thờ:
- Hay là mi về đi, ở đây nhức đầu lắm.
Hồng Thảo lắc đầu ái ngại:
- Ta ở lại với mi, nếu mi có bị đòn ta cản thử xem có được
không?
Anh Thư chưa kịp trả lời thì có tiếng ông Thân quát lớn:
- Con Thư xuống đây, xuống trả lời với hai bác nè, mầy trốn
đi đâu nữa hả?
Anh Thư bước xuống giường. Đầu ngẩng lên một cách dũng cảm:
- Tới nước này thì ta chịu hết, cuối cùng đi nữa thì cũng là
chết, ta hết biết sợ rồi mi.
- Nhưng đừng có nói gì đấy, đừng có thừa nhận mi thương thầy
nghe không, cách hay nhất là xin lỗi người lớn.
Anh Thư không trả lời. Cô chải lại tóc, rồi đi xuống phòng
khách.
Mọi người đang ngồi ở salon. Anh Thư thấy ba mẹ chị Thục ngồi
đối diện với ba mẹ mình. Khuôn mặt bác trai thì dung hòa, nhưng bác gái khó đăm
đăm. Chị Thục Ánh mím miệng, vẻ giận dữ còn in trên khuôn mặt.
Ba mẹ và anh Tuân thì có vẻ khó xử. Nhất là chị Thục. Chị ấy
cứ bối rối hết nhìn người này đến người kia. Tự nhiên Anh Thư thở dài. Chị Ánh
còn muốn lôi kéo bao nhiêu người vào cuộc nữa đây. Còn muốn hành xử cô như thế
nào nữa.
Cô bước tới trước mặt ông bà Định, nói nhỏ nhưng rành rọt:
- Con biết lỗi của con rất lớn. Con đã xúc phạm đến chị Ánh,
làm hai bác lo lắng, con thành thật xin lỗi hai bác. Nhưng con xin hai bác mắng
một mình con, và đừng giận ba mẹ con.
Hành động chững chạc bất ngờ của cô làm ai cũng ngạc nhiên.
Nhưng cái đó chỉ thoáng quạ Mà sự trầm tĩnh của cô không ngờ lại gây thêm trong
lòng bà Định sự nghi kỵ. Bà ngoảnh mặt chỗ khác như không thèm nghe con nít nói
chuyện. Và nhìn thẳng vào mặt bà Thân:
- Con gái chị cũng biết cách nói chuyện lắm đó, mới bây lớn
mà có bản lĩnh như vậy, hèn chi nó làm chuyện tày trời, cũng đâu có khó khăn
gì.
Bà Thân nuốt nước miếng, như nuốt nỗi nhục vào lòng. Giọng bà
cố bình tĩnh:
- Con dại cái mang, con gái tôi có lỗi với con anh chị, tôi sẽ
dạy lại nó, anh chị yên tâm. Và đừng buồn vợ chồng tôi, dù sao mình cũng là chỗ
sui gia.
Ông Định nói xuôi theo:
- Thật ra cháu nó cũng còn nhỏ, nhiều khi nó không ý thức hết
chuyện nó làm, anh chị …
Bà Định ngắt lời, giọng chát chúa:
- Nhỏ gì mà nhỏ, cỡ tuổi này là biết hết rồi, con gái bây giờ
khôn thấu trời chớ có phải như thời xưa đâu, biết cách quyến rũ thầy giáo như vậy,
nhỏ nhắn gì chứ.
Ông Định có vẻ khó xử:
- Thì chuyện gì cũng từ từ giải quyết, bà la lối thì cũng đâu
có cứu vãn được, anh chị xui cũng đâu có muốn vậy đâu.
- Hừ.
Ông Định quay qua Anh Thư:
- Chuyện xảy ra rồi, hai bác cũng không trách con, nhưng từ
đây về sau con đừng làm vậy nữa, thầy Khương đó là bạn trai của chị Ánh con,
con làm như vậy là chị con mất hạnh phúc, con hiểu không?
Anh Thư chảy nước mắt:
- Con xin lỗi hai bác, từ đây về sau con không dám gặp thầy
Khương nữa, con không cố ý làm vậy đâu.
Bà Định nguấy người bồn chồn:
- Thiệt, có chiêm bao tui cũng không tưởng tượng được con gái
anh chị làm vậy, bộ hết con trai rồi sao, lại đi quyến rũ thầy mình, mà người
đó là chỗ quen biết trong gia đình, sao mà loạn luân quá vậy.
Bà như nghĩ ra chuyện gì mới, và trở nên bồn chồn:
- Đây rồi thầy Khương đó có tình ý gì không đấy, nếu không
thì sao chứa chấp nó, tui là nghi lắm, phải ba mặt một lời mới rõ chuyện được.
Anh Thư còn đang rụng rời thì anh Tuân lên tiếng;
- Thôi mẹ ạ, mình nên giải quyết trong gia đình, em gái con
hơi xốc nổi nên làm bậy, chứ cậu Khương là thầy giáo, không làm gì mất mặt đâu.
- Ai mà biết được, phải ba mặt một lời, để cậu ta còn biết sợ
người lớn chứ. Thục, con gọi điện mời cậu ta qua đây.
Thục khẽ nhăn mặt:
- Gọi người ta tới làm gì mẹ, kỳ lắm mẹ ạ.
Bà Định nổi nóng:
- Mày cái gì cũng sợ, em gái bị người ta cướp bồ cũng không
biết làm sao. Cứ lo cản cản, đúng là khôn nhà dại chợ. Chuyện như vầy mà không
làm tới cùng, rồi cậu ta còn coi con Ánh ra gì nữa, cậu ta có thế nào con Thư
nó mới dám làm vậy chứ.
Ông Định lên tiếng:
- Thôi đi, trong nhà thu xếp được rồi, làm gì um sùm lên, coi
không được à.
Bà Định làm ngơ như không nghe. Thục cố cản một lần nữa:
- Đừng làm vậy kỳ lắm mẹ ạ.
Bà Định nạt lớn:
- Mày không gọi thì để tao gọi, sợ cái gì chứ.
Mọi người đưa mắt nhìn nhau khó xử. Anh Thư quýnh quáng lên:
- Đừng làm vậy bác ạ, tại con tìm đến nhà thầy chứ không phải
lỗi của thầy. Bác mắng thầy là không đúng đâu, bác mắng con bao nhiêu cũng được,
nhưng đừng gọi thầy tới.
- Ai mà dám nói nặng thầy của mấy người, nhưng tôi muốn làm tới
nơi tới chốn để hai bên chấm dứt chuyện lôi thôi, cản cái gì.
Thục vẫn cố thuyết phục:
- Nhưng không thể cư xử với cậu Khương như vậy được.
- Cái gì không thể, nó là thầy con Thư chứ đâu phải thầy con
Ánh, mình mà không răn đe không chừng nó coi thường con mình, gọi điện đi.
Thấy Thục ngần ngừ, bà nổi nóng lên:
- Không gọi thì để tao gọi, đồ con khôn ranh.
Rồi bà đứng lên, xăm xăm đến gọi điện. chợt nhớ ra, bà quay
qua Thục Ánh:
- Số mấy, đọc cho mẹ đi.
Anh Thư nhìn Thục Ánh, hy vọng cô sẽ cản. Nhưng Thục Ánh ngần
ngừ một chút, rồi đọc số cho bà Định. Anh Thư kinh ngạc nhìn cô, không tưởng tượng
nổi Thục Ánh dám cư xử như vậy với thầy Khương.
Cô bật kêu lên:
- Chị làm như vậy là xúc phạm thầy đó, thầy đâu phải là con
nít, thầy sẽ giận chị đó.
Thục Ánh quay phắt lại, trừng mắt nhìn Anh Thự Cách cản đó
làm cho cô có cảm tưởng hai người họ là một, và họ bảo vệ nhau chống lại cô.
Trí tưởng tượng đưa cô đi xa tít, cô đinh ninh hai người cùng
phản bội mình. Và cô muốn làm tới để bắt hai người khuất phục.
Bà Định gọi điện xong, Thục bước tới, nói như năn nỉ:
- Mẹ nghĩ lại đi, cậu ta mới chỉ là người yêu chứ chưa phải
chồng, mẹ lấy quyền gì bắt lỗi người tạ Mà nếu đã là chồng em con đi nữa thì
cũng không nên làm vậy mẹ ạ. Để con bảo cậu ấy đừng đến nghe mẹ.
Bà Định trừng mắt:
- Mày dám gọi không?
- Mẹ …
- Để tao nói cho nó biết, cho nó không dám coi thường con
tao, nhu nhược như mày cho nó trèo đầu trèo cổ con nhỏ hả? Ý là chưa cưới mà nó
dám chứa con gái trong nhà, nó coi thường con Ánh quá mà, mai mốt thành vợ rồi
nó còn coi thường tới đâu nữa.
Thuyết phục không được, Thục đành ngồi im. Cả ông bà Thân
cũng không thể mở miệng nói gì.
Mọi người yên lặng với mỗi vẻ khác nhau. Anh Thư đưa mắt nhìn
Tuân cầu cứu. Nhưng ông anh chỉ biết lắc đầu như hết cách. Cô đưa mắt nhìn sang
bà Định, né tmặt bà nặng như chì. Môi bà nhọn ra trông thật thấy ghét. Trước giờ
Anh Thư vốn không ưa tính kiêu căng của bà, bây giờ cô càng ghét vô cùng.
Cô chợt nhận ra chị Thục Ánh giống mẹ như tạc. Dĩ nhiên là chị
ấy đẹp hơn, trẻ hơn. Nhưng tính tình và nét mặt thì hoàn toàn là của mẹ truyền
chọ Cô chợt tự hỏi mình giống mẹ hay giống ba?
Ba nóng tính nhưng đâu có tình cảm ủy mị như cô, còn mẹ thì
hiền dịu như vậy, cô không có chút tính thục nữ nào. Nếu cô giống mẹ thì chắc
đã không gây ra chuyện tày trời này.
Anh Thư đang đắm chìm trong những suy nghĩ lan man thì thầy
Khương đến, nhìn thấy dáng thầy đi ngoài sân, tim cô nhói lên khó tả. Còn kinh
khủng hơn là chính cô bị cực hình.
Thảo bước tới trước mặt thầy Khương, gật đầu:
- Thưa thầy.
Thầy Khương có vẻ rất ngạc nhiên vì sự có mặt của mọi người.
Nhưng cũng giữ vẻ điềm tĩnh gật đầu với Hồng Thảo:
- Thảo cũng ở đây à?
- Dạ, nãy giờ em chưa về.
Thục bước tới, nhỏ nhẹ:
- Khương ngồi chơi.
- Cám ơn chị.
Anh quay lại chào mọi người, rồi đến phía chỗ trống ngồi xuống,
kín đáo nhìn Anh Thư, như quan sát tình trạng của cô.
Bà Định không để ai kịp nói, bắt đầu lên tiếng trước:
- Tôi mời cậu qua đây để ba mặt một lời cho sáng tỏ, bây giờ
có mặt mọi người đó, cậu nói đi. Thực hư là thế nào, tại sao cậu để học trò ngủ
đêm ở nhà mình, còn con gái tôi thì sao đây.
Cách nói sống sượng của bà làm mọi người thấy khó thở. Ai
cũng ngó đi nơi khác, cả Khương cũng khó trấn tĩnh ngaỵ Anh lắc đầu:
- Xin lỗi, con chưa hiểu hết ý bác.
- Như vậy mà không hiểu gì, chuyện cậu với con Thư tôi biết rồi,
cho nên tôi mời cậu qua giáp mặt với mọi người, đó, trước mặt ba mẹ con Thư đó
cậu nói đi, giữa cậu với con của họ, ai là người khởi xướng trước.
Khuôn mặt Khương chợt nghiêm lại. Dù cố giữ vẻ lễ độ, anh vẫn
không giấu được sự bất bình, không đồng ý, và thẳng thắng từ chối quyền tra hỏi
đó. Anh chỉ đưa mắt nhìn qua Thục Ánh, đôi mắt hơi nheo lại, như một lời phê
phán.
Thục Ánh mím môi, hất mặt nhìn đi nơi khác.
Anh Thư chợt bước tới mặt bà Định. Cả người run bắn, cô nói với
giọng cũng run:
- Tất cả chuyện này là tại con, tại con tự đến nhà thầy, thầy
đã bảo nhưng con không về, thầy không có lỗi gì hết, bác đừng hỏi thầy nữa.
- Cô im đi, tôi có hỏi cô đâu, sao xía vô vậy, cái gì mà bênh
thầy chằm chặp vậy.
Giọng bà Thân run lên vì giận, bà nói nghiêm khắc:
- Chỗ người lớn nói chuyện, con không được vô phép, nghe
không? Con im đi.
Anh Thư không trấn tĩnh được nữa, cô vừa khóc vừa nói tiếng
được tiếng mất:
- Con đã nói rất nhiều lần, tất cả là lỗi tại con, xin bác đừng
có trách thầy như thế, thầy là thầy, đừng có bắt thầy chịu cảnh này, kỳ lắm bác
ạ.
Khương lắc đầu:
- Anh Thư không phải ngại cho thầy, em không đủ sức giải quyết
chuyện người lớn đâu, nghe lời mẹ em đi, đừng nói gì cả.
Bà Định mát mẻ:
- Thầy trò bên nhau kiểu đó, ai mà tin được người nào có người
nào không.
Bà quay qua bà Thân:
- Tôi cũng hơi lạ, con gái chị nói vậy mà chị không có ý kiến
gì, chẳng lẽ chị mắng nó lấy lệ thôi sao, còn sau lưng mọi người, ai mà biết chị
dạy con kiểu gì.
Anh Thư nói như hét:
- Bác!
Cô bật lên khóc tức tưởi. Cách nói của bà Định cộng với tiếng
hét của cô làm mọi người căng thẳng lên thêm. Ông Thân đứng bật dậy, bỏ đi ra cửa.
Bà Thân cũng tức đến ngất đi.
Tuân và Thục vội dìu bà vào phòng. Không khí như lắng lại một
chút. Ông Định thấy căng quá, bèn lên tiếng:
- Thôi không nói chuyện này nữa, về nhà, muốn nói để lúc khác
nói.
Nhưng bà Định vẫn ngoan cố:
- Bây giờ có mặt cậu Khương, không nói thì đợi lúc nào nữa,
mai mốt mời chưa chắc cậu ta chịu giáp mặt, phải hỏi cho ra lẽ mới được.
- Cái bà này, nói không được, kỳ quá đi.
Bà Định không thèm nghe, quay qua nhìn Khương, ánh mắt soi
mói:
- Bây giờ trước mặt tôi, cậu phải nói thật, cậu có ý gì với
con nhỏ này không?
Vừa nói bà vừa chỉ về phía Anh Thự Câu hỏi đó sống sượng tới
nỗi ông Định phải cau mặt. Khương có vẻ bất mãn và bị xúc phạm, anh im lặng một
lát, rồi nói điềm đạm:
- Con không hiểu tại sao bác hỏi như vậy.
- Hỏi thẳng như vậy mà cậu còn không hiểu à? Cậu cố ý không
biết chứ gì? Từ đó giờ tôi cứ nghĩ cậu đạo đức lắm, ai mà ngờ có ngày đổ bể
chuyện này.
- Tiếc là Thục Ánh không chịu để con giải thích mà giải quyết
vội vã như vậy.
- Cậu không muốn để nhiều người biết, vì muốn ém chuyện này
chứ gì? Cậu muốn nói đường nói mật với con gái tôi rồi cho qua chuyện phải
không?
Ông Định lên tiếng:
- Hỏi gì kỳ vậy không biết, làm như người ta tệ lắm vậy, cậu ấy
có phải con nít đâu mà chất vấn kiểu đó.
Bà Định la ong óng lên:
- Ông không biết bênh con thì im đi, làm cha gì mà không bảo
vệ được con, kiểu như ông rồi ai muốn ăn hiếp nó cũng được sao.
Giọng Khương không nén nổi phản kháng kín đáo:
- Con nghĩ bác đã lo quá xá rồi, Thục Ánh không bao giờ chịu
nhường ai đâu, những gì cô ấy đang làm cũng là quá lắm rồi.
- Cậu nói sao? Ý cậu muốn phê phán con gái tôi hả? Nó như vậy
mà cậu còn muốn qua mặt mà, hiền nữa thì cậu coi ra gì.
Càng nói càng tức, giọng bà trở nên chát chúa:
- Chưa cưới hỏi mà cậu đã lộ tính lăng nhăng như vậy, mai mốt
nó làm vợ cậu rồi, chán chê rồi, cậu còn bay bướm đến đâu.
Khương giận đến đỏ mặt, nhưng anh vẫn im lặng. Anh đưa mắt
nhìn Thục Ánh, cái nhìn như nghiêm khắc lên án “em là như vậy đó sao?”
Đáp lại cái nhìn đó là cặp môi mím lại đầy căm tức của Thục
Ánh. Cô quắc mắt nhìn lại anh. Những cử chỉ đó Anh Thư đều thấy. Lần đầu tiên
cô mơ hồ hiểu ra rằng tình cảm hai người không nhẹ nhàng lãng mạn như cô tưởng.
Trước đây cô cứ nghĩ tình yêu giữa hai người rất thi vị. Vì một
người như thầy Khương thì không thể yêu theo cách “bạo lực” kiểu đó.
Anh Thư mở to mắt, nhìn hai người chằm chằm. Đến lúc cái giọng
the thé của bà Định cất lên, cô mới giật mình tỉnh lại.
Bà Định nhìn Khương một cách khắc nghiệt:
- Bây giờ trước mặt tôi với ba con Ánh, cậu nói đi, chuyện xảy
ra như vậy là sao, cho là con Thư cố tình quyến rũ cậu đi, nhưng nếu không có
tình ý gì, thì cậu đã không chứa nó. Thầy giáo phải biết giữ khoảng cách với học
trò chứ. Nếu nói không có gì thì bất cứ cô học trò nào đến ngủ với thầy cũng được
sao?
Khương quay mặt đi chỗ khác, như nén lại cảm giác ghê tởm. Một
lát sau anh quay lại, vẻ trầm tĩnh:
- Con chưa bao giờ phải xấu hổ về những gì mình làm, còn việc
bác gọi đến thế này, xin lỗi bác, con không chấp nhận được, cho phép con từ chối
trả lời.
Bà Định há hốc nhìn Khương. Như bị sốc vì phản ứng của anh. Một
lát trấn tĩnh lại, bà gằn giọng:
- Nói vậy nghĩa là sao, cậu coi thường chúng tôi quá mức chứ
gì? Vậy còn con gái tôi thì sao, cậu muốn nó phải chấp nhận tính trăng hoa của
cậu chứ gì?
Thầy Khương không trả lời, bà nói lớn hơn:
- Tôi không chấp nhận được thứ con rể vậy đâu, nếu cậu không
làm sáng tỏ thì tôi cấm cửa cậu đó, tôi gả nó cho người khác.
Ông Định lên tiếng;
- Kìa bà, chuyện của con cái để nó tự giải quyết, sao xen vô
áp đặt nó, làm coi không được.
Khương không trả lời bà Định, anh đứng lên, giọng lễ phép
nhưng rất nghiêm:
- Xin phép hai bác, con về.
Thục Ánh đứng bật dậy:
- Anh Khương, bây giờ anh coi thường luôn ba mẹ tôi phải
không?
Khương nhíu mày nhìn cô:
- Anh muốn hai đứa nói chuyện trong tình huống khác, chào em.
Và anh đi ra cửa. Thục Ánh ngồi phịch xuống, dậm chân một
cách hậm hực. Anh Thư rất muốn chạy theo xin lỗi thầy, nhưng không dám. Cô chỉ
biết đứng nhìn theo một cách khổ sở.
Bà Định nghiến răng:
- Rõ ràng nó coi mình không ra gì hết. Đáng lẽ nó phải xin lỗi
mình, năn nỉ mình bỏ qua, vậy mà nó không thèm giải thích nữa.
- Thì cũng tại bà thôi.
- Nếu nó biết nói phải quấy rồi xin lỗi thì tôi cũng bỏ qua,
đàng này kình chống luôn cả tôi, muốn cưới con gái tôi mà ngang ngược thì đừng
hòng.
Ông Định gằn giọng:
- Bà cư xử không ra sao hết. Người ta là người trí thức chứ
đâu phải dân thiếu hiểu biết, nếu là người ngang ngược thì nó đã mắng lại bà rồi,
nó im lặng như vậy là quá lịch sự đó, bà không biết tôn trọng ai cả.
- Tôi làm gì mà không tôn trọng, nó làm bậy tôi nói nó không
được hả?
- Nói được, nhưng phải tế nhị một chút. Tự nhiên đùng đùng
đòi nó tới đối chất trước bao nhiêu người, ai lại không tự ái, mà bà nói năng
nghe chướng tai lắm.
- Phải rồi, lời thật luôn làm người ta chướng tai mà.
- Cư xử như bà, nếu là tôi thì tôi cũng không muốn giải
thích. Bà như vậy nên con Ánh cũng quen tính nết hung dữ, không biết chỗ nào là
điểm dừng cả.
Thấy bà Định mở miệng, ông đứng dậy:
- Hôm nay bà làm tôi mất mặt với sui gia, mất mặt với con rể
luôn. Từ nay về sau bà đừng tới đây nữa.
Nói xong ông đứng dậy bỏ về. Bà Định và Thục Ánh ngồi lại chì
chiết thêm một lát, rồi cũng bỏ về.
Anh Thư ngước lên nhìn chị Thục. Giọng cô như nghẹn lại:
- Em cám ơn vì chị đã không dí em vào chân tường. Nhưng em
xin thề là không bao giờ có ý nghĩ phá hoại tình cảm của thầy và chị Ánh. Chuyện
xảy ra đêm qua, em không biết nói sao, nhưng xin thề là sẽ không bao giờ lặp lại,
em …
Cô nghẹn giọng không nói được nữa, chỉ biết khóc. Chị Thục
nhìn cô, khuôn mặt đầy vẻ lạnh lùng:
- Chị không biết cô cố ý hay không, và thật sự cô và anh ta xảy
ra chuyện gì, nhưng chị sẽ không tha thứ nếu ai làm khổ em gái chị.
Anh Thư lặng lẽ nhìn chị Thục quay người bỏ đi lên cầu thang.
Cách trách móc nhẹ nhàng đó có một sức nặng đè lên lương tâm cộ Và cảm giác xấu
hổ với chị Thục còn nặng hơn cả với Thục Ánh
Khi chỉ còn lại hai anh em, anh Tuân hỏi một cách nghiêm túc:
- Bây giờ chỉ còn mình anh thôi, em nói thật không được giấu
anh, thật ra em chủ động đến tìm thầy em, hay anh ta mời em tới.
Anh Thư không còn đầu óc đâu để giấu diếm, cô kể hết, kể hết
tất cả. Từ cái ngày đầu tiên gặp thầy Khương trong quán café, đến những đau khổ
đã từng chịu đựng một mình.
Anh Tuân lẳng lặng nghe, một vẻ xót xa đầy ắp trong cái nhìn
đối với cô em gái. Anh chỉ còn biết lắc đầu:
- Em tự làm khổ mình, và rồi anh ta cũng sẽ không yên ổn vì
em. Anh không trách em chút nào, nhưng không làm sao giúp em được. Chỉ có cách
là em phải tự quên thôi.
Anh Thư cúi đầu như quá mỏi mệt trước biến cố hôm naỵ Anh
Tuân khuyên đúng, nhưng cô biết chắc chắn mình sẽ không quên nổi. Nếu làm được
chuyện “quên” đó thì cô đâu để mình rơi vào vòng xoáy như ngày hôm nay.
CHƯƠNG 10 -
B
uổi sáng trời hanh hanh chút nắng, xung quanh ngôi biệt thự
phủ một màu xanh mát của đồi thông. Phía trước đường dẫn lên bậc tam cấp là góc
vườn hoa nhỏ. Ở đó đặt một bộ bàn đá màu vàng nhạt. Trên bộ khung cảnh thật nên
thơ và thanh bình.
Thục Ánh ngồi đối diện với Khương. Giữa hai người là chiếc
bàn tròn như vô tình tạo một khoảng cách. Sáng nay cô đến rất sớm. Anh và cô đã
ngồi ở đây khá lâu, nhưng không phải để thưởng thức cái đẹp của buổi sáng.Vì giữa
hai người là không khí nặng nề. Một khoảng cách vô hình khó xóa bỏ.
Từ ngày xảy ra chuyện ở nhà Anh Thự Hai người không gặp nhau.
Thục Ánh cố tình im lặng trừng phạt. Cô muốn Khương phải khốn đốn tìm cách gặp
cô, muốn tạo cho an háp lực nặng nề. Nhưng rồi hơn một tháng anh vẫn cứ im lặng
vắng bóng. Rốt cuộc thì cô phải đến tìm anh. Lòng chất đẫy hận thù gai góc.
Cô nhìn xa xuống đường. Khuôn mặt khó đăm đăm.Rồi hình nhhư
không chịu được sự im lặng của Khương, cô quay lại, hằn học:
- Anh thấy không còn chuyện gì nói sao? Thay đổi thật sự rồi
à?
Khương chưa kịp trả lời thì cô đã nói tiếp, giọng mỉa mai
- Lúc này hết hè rồi, chắc thầy trò hay gặp nhau ở trường lắm
há, lúc trước nghỉ hè thì gặp nhau trên giường, bây giờ có điều kiện...
Khương cắt ngang giọng khô khan:
- Nếu em cứ tiếp tục nói bậy kiểu đó, anh sẽ để em ngồi một
mình đó.
Thục Ánh hơi khựng một chút. Rồi long mắt lên:
- Anh còn dám nói như vậy sao, đáng lẽ biết lỗi của mình, anh
ngang nhiên thay đổi rồi chứ gì?
- Có lẽ mình nên chia tay một thời gian, những gì em làm gây
cho anh cú sốc quá lớn, đến giờ anh vẫn chưa bình tĩnh khi nhớ lại chuyện đó,
vì vậy mà anh không tìm cách gặp em đó.
Thục Ánh há miệng vừa kinh ngạc vừa phẫn nộ, đến nỗi không
nói ngay được. Rồi cô nghiến răng:
- Vì nó mà anh chia tay phải không?
- Chông, vì cách cư xử của em mà anh muốn tạm thời chia tay.
- Khốn nạn thật!
Khương lầm lì:
- Anh không muốn nhắc lại chuyện đó, thậm chí nghĩ tới anh
cũng phải đỏ mặt, những ý nghĩ của em, ngôn ngữ em nói, việc em làm, tất cả làm
cho anh bị choáng. Ngay cả lúc này anh vẫn chưa có tâm lý muốn gặp em.
- Nói vậy có nghĩa là anh không hề nhận lỗi của mình, anh
dùng thái độ đó để chạy tội, hay lì ra cho đỡ mất mặt, nói đi.
Khương nhìn cô lạnh lùng:
- Anh không chạy tội hay thấy xấu hổ những gì anh đã làm. Anh
Thư cũng không có gì đáng xấu hổ. Tiếc la em đã gán cho chúng tôi những điều tồi
bại mà em nghĩ ra. Có bao giờ em hiểu được cả giác của người bị vu khống không,
còn tệ hơn cả sự vu khống, đó là làm bại hoại danh dự người ta.
Thục Ánh cười khẩy:
- Vu khống? Tôi nhìn thấy hai người trong phòng vào lúc sáng
sớm, đến một người đần độn cũng có thể suy ra đêm trước hai người làm gì.
Khương không nói, chỉ nhìn cô bằng cái nhìn mỗi lúc mỗi lạnh
lùng xa cách.
Anh không biết điều đó đã gây cho Thục Ánh tâm lý khiếp sợ
Trước giờ cô chỉ quen ở anh cử chỉ và lời nói nhẹ nhàng. Một người như anh
không thể ghét bỏ người khác. Anh sinh ra không phải để làm người khô khan.
Nhưng thật sự là anh đang như vậy, rất ác cảm với cô, với người
anh đã từng yêu, đã từng đối xử ân cần, và nhẹ nhàng.
Điều dó làm lòng tự phụ của cô bị tổn thương và thay vì đau
khổ, cô chỉ thấy một sự căm tức cao ngút.
Cảm giác đó làm cô cố vạch cho được lỗi của anh:
- Nếu ở trường hợp tôi, anh có bình tĩnh nổi không?
- Anh không bình tĩnh nhưng sẽ không làm những chuyện như em
đã làm, sẽ không dồn người khác vào chân tường, hay muốn vùi người ta xuống gót
chân.
- Đã làm chuyện như vậy mà còn đòi được tôn trọng nữa à. Để
tôi nói cho hết, đừng ngắt lời tôi.
Cô ngừng lại suy nghĩ một lát. Rồi nghiến răng:
- Thử nhìn lại những việc anh làm đi, ban đầu tôi cũng nghĩ
chỉ một mình con Thư có lỗi, nhưng mẹ tôi nói tôi mới nhận ra, nếu anh không mở
đường thì làm sao nó dám xông xáo đến nhà anh chứ.Anh muốn thỏa mãn những ham
muốn của anh, và nó ngu ngốc cho anh.
Khương quắc mắt nhìn cô ghê tởm và giận dữ:
- Thục Ánh!
Thục Ánh cao giọng:
- Tôi nói đúng quá nên anh sợ chứ gì, anh sợ bị nói sự thật,vì
nó quá tồi bại, mà chính anh cũng không dám nhìn nó.
- Đừng bắt anh phải nói nặng em. Cách hay nhất là em về đi.
- Nếu không có thì anh giải thích đi, lẽ ra anh phải đến nhà
xin lỗi tôi và ba mẹ tôi, vậy mà chẳng những không nói,anh còn trở mặt đòi chia
tay, đồ vô trách nhiệm.
Khương mím miệng:
- Rất may là mình chưa trói buộc nhau, nếu phải có trách nhiệm
với em thì đời anh tăm tối lắm.
Thục Ánh quát nhỏ:
- Anh nói vậy là sao?
- Em đừng nghĩ tới chuyện lên án anh nữa. Bỏ một thời gian
nhìn lại tất cả điều mình làm, khi nào nhận ra sự quá đáng của mình, em hãy đến
nói chuyện với anh, lúc đó chúng ta sẽ nhìn nhau khác chứ không phải như bây giờ.
- Những gì anh làm, tôi phản ứng đều rất tương xứng, sao
không chịu nhìn lỗi của mình mà cứ chăm chăm bắt bẻ người khác vậy?
Khương cười nhếch môi:
- Anh chỉ giải thích khi nào em thật sự bình tĩnh, còn bây giờ
anh từ chối một cuộc nói chuyện, em về đi.
Thục Ánh đứng phắt dậy, quắc mắt:
- Anh đuổi tôi phải không?
- Anh muốn ngừng lại cuộc nói chuyện nặng nề nầy, trước khi
hai đứa phải căm ghét nhau.
- Rất may tôi chưa phải là vợ anh, nếu không thì đời tôi bất
hạnh đến đâu.
Khương trầm ngâm một lát, rồi nhếch môi:
- Em chưa phải là vợ anh, vậy sao em tự cho mình quyền mạt
sát,, và chất vấn? Không những như vậy, em còn lôi anh đến đối chất với những
người trong gia đình em, em đòi sử dụng quyền lực với anh, nhưng em có biết đó
là quyền gì không?
Thục Ánh ngắc ngứ không nói được.Cô quắc mắt nhìn Khương:
- Bây giờ anh nói ngang phải không?
Khương lắc đầu:
- Anh không nói ngang, chỉ muốn phân tích để em thấy hành động
của em, cho dù anh là chồng đi nữa, em cũng không nên cư xử như vậy, đừng hành
hình người khác bằng hình thức như vậy, anh còn có lòng tự trọng của anh.
- Anh cứ lải nhải nói về lòng tự trọng, trong khi việc anh
làm thì không có chút tính người nào cả.
Khương im lặng, như không muốn tiếp tục câu chuyện. Thái độ của
anh làm Thục Ánh càng điên lên:
- Mẹ tôi nói đúng, chưa phải vợ chồng mà tôi đã bị coi thường
như vậy, nếu làm vợ anh rồi chắc anh xem tôi như nô lệ mất.
Cô trở giọng hằn học:
- Anh là cái quái gì mà cho phép mình coi thường tôi, anh có
học còn tôi thì vô học chắc. Hay là tôi xấu xí, nên được một người đẹp trai như
anh yêu thì phải biết thân biết phận mình, sao anh hạ thấp tôi quá vậy.
- Tiếc là em tự nghĩ ra những điều viển vông đó, em càng nói
anh càng sợ cho sự suy luận của em, nếu em nhìn vấn đề đúng như bản chất nó,
thì sẽ không có chuyện gì đáng tiếc. Cách hay nhất là em đừng nói nữa.
Thục Ánh trừng mắt:
- Anh đuổi tôi phải không? Đây là lần thứ hai tôi nghe câu
đó, rồi anh sẽ phải trả giá cho việc làm của mình.
Và cô nguẩy người, bỏ đi băng băng xuống đường.
Khương ngồi lặng yên, nhưng không nhìn theo, gần như tránh
nhìn đến Thục Ánh. Vì chỉ cần nghĩ đến cô thôi anh cũng cả thấy lòng tự trọng bị
tổn thương. Khoảng thời gian này anh thật sự bị sốc vì hành động hùng hổ của
cô. Một nỗi ám ảnh không bao giờ tha thứ.
Khuôn mặt anh mỗi lúc mỗi thêm lạnh lùng. Khi nhớ lại cuộc đối
thoại lúc nãy. Đã từng không hiểu nhau, bây giờ càng như xa thêm bởi khoảng
cách quá lớn.
Chợt có tiếng gọi nhỏ phía sau làm anh quay lại. Rồi đứng hẳn
dậy, khi thấy Anh Thư đang rụt rè đứng nép sau cây thông gần đó. Thấy anh nhìn
cô mạnh dạn bước tớ itrước mặt anh.
- Thưa thầy.
- Em đến tìm thầy à? Em ngồi xuống đi.
- Dạ.
Anh Thư dè dặt đến ngồi đối diện với Khương. Nơi Thục Ánh đã
ngồi lúc nãy, hình như cô vô cùng bối rối, nên cứ nhìn xuống tay mình như sợ
ngước lên sẽ thấy một cái gì đó quá chói mắt.
Khương im lặng quan sát Anh Thư. Khá lâu rồi anh không gặp cô
học trò gây cho anh nhiều sóng gió này. Anh Thư có vẻ thay đổi chút ít. Gầy
xanh và có vẻ mong manh hơn trước kia. Hình như cú sốc đó hãy còn lam cô choáng
váng. Mà không biết bao giờ mới lấy lại thăng bằng.
Anh không hề thấy bực khi thấy cô ở đây chỉ có cảm giác gì đó
gần như niềm vui, niềm vui quá nhẹ nhàng. Và một sự thông cảm sâu sắc.Thông cảm
bởi vì cô còn quá nhỏ so với điều cô phải chịu.
Tự nhiên anh hỏi nhẹ nhàng:
- Hôm nay em không đi học sao? Năm học mới có gì vui không?
Cách hỏi như dành cho đứa con nít đó, lúc trước làm Anh Thư rất
bất mãn. Nhưng bây giờ cô thấy thật hạnh phúc. Lúc đến đây, cô đã chuẩn bị tinh
thần là sẽ nhận được thái độ xa cách lạnh lùng.
Thấy cô bối rối không ngước lên. Khương nói ân cần hơn:
- Sao lúc này em gầy quá vậy?
Anh Thư cố gắng ngước lên:
- Dạ em vẫn bình thường.
- Sao hôm nay em không đi học?
Anh Thư bặm môi:
- Em... đã lâu rồi muốn đến thầy nhưng em không dám, nhưng rồi
sáng nay em bồn chồn mãi, cuối cùng..
- Em muốn nói chuyện gì với thầy phải không?
- Vâng, chuyện này lẽ ra em phải nói từ lâu lắm, nhừng chứ
nghĩ..cứ nghĩ gặp thầy rồi, rủi lại xảy ra chuyện nào đó tương tự, thế là em
không đủ can đảm.
Khương gật đầu:
- Thầy hiểu, chắc là em khổ sở lắm, gia đình mắng em nhiều lắm
phải không?
- Vâng ba em đòi đuổi em ra khỏi nhà, nhưng những cái đó em
chịu được, em chỉ chịu không nổi khi...
Nói đến đó, Anh Thư im bặt. Cô không sao diễn đạt đươc. sự bất
ổn trong mình đối với thầy Khương. Nhất là khi ngồi trước mặt nhau.
Khương nhạy cảm hiểu ngay, anh cười khẽ:
- Em ngại cho thầy phải không? Nhưng không sao đâu, thầy là
người lớn, những chuyện như vậy không đến nỗi kinh khủng lắm đâu, thầy chịu được.
- Thầy có giận em không thầy?
- Tại sao giận em?
- Vì em là nguyên nhân những bất hòa của thầy và chị Ánh, em
hối hận lắm, em chỉ muốn chị Ánh đừng giận thầy, nhưng chị ấy không nghe em, chị
ấy rất khinh và ghét em.
Khương lắc đầu:
- Cho dù em thanh minh tới đâu, hoặc em có chết trước mặt Thục
Ánh thì cô ấy cũng sẽ không thay đổi thành kiến, cho nên em đừng làm gì cả.Tự
thầy sẽ có cách giải quyết chuyện của thầy.
Anh Thư thở dài:
- Thầy làm sao mà giải quyết được, khi chị ấy cứ khăng khăng
như thế, lỗi do em gây ra mà cứ bắt thầy chịu, em rất tức vì mọi người không chịu
tin em, ai cũng cố tình bắt lỗi thầy cuối cùng em cũng chỉ có thể tự trách mình
thôi, nhưng trách mình cũng đâu có làm thay đổi được mọi người, vì vậy mà em ân
hận.
Khương cười một cách vị tha:
- Nếu em cứ lẩn quẩn nghĩ như vậy thì nặng nề lắm, cách hay
nhất là em cứ lắc đầu cho qua tất cả.
Anh Thư lắc mạnh đầu:
- Không thể cho qua được thầy ạ, chuyện quá lớn như vậy, làm
sao coi như không có gì được.
- Em phải làm vậy đi, vì em đâu có thay đổi được hoàn cảnh.
Anh Thư lại vô tình thở dài:
- Vì vậy mà em thấy khổ sở, em không biết mình phải làm thế
nào bây giờ.
Cô nín lặng một lát, rồi nói giọng buồn buồn:
- Thầy biết không, lúc nào em cũng muốn gặp thầy, vì im lặng
luôn thì em không yên tâm, nhưng nếu đến gặp thì em lại sợ, thế là em cứ loay
hoay một mình, ngày nào em cũng muốn đến thầy, sau đó lại sợ, thế là..
- Thế là sáng nay em quyết định nghỉ học, vì em không chịu nổi
sự mâu thuẫn trong lòng em?
Anh Thư gật đầu thú nhận:
- Em đã nghĩ như vậy đó thầy ạ.
Khương mỉm cười:
- Thầy đã nói rồi, em sẽ không giải quyết được gì, vì vậy mà
cứ quên đi. Quên tất cả, từ chuyện em uống rượu đến cuộc gặp ở nhà em lần đó,
thầy biết là khó lắm, nhưng cố gắng sẽ làm được.
- Có thật thầy không giận em không hả thầy?
Khương lắc đầu:
- Thầy đã từng nói, không khi nào giận học trò của mình, dù
em có làm chuyện gì đi nữa, vả lại chuyện nầy đâu phải em cố ý, thầy cũng nghĩ
như em, tình cảm không có tội.
Anh Thư nói khẽ:
- Nhưng cách thể hiện của em đã gây cho thầy quá nhiều phiền
toái.
- Có thể là như vậy, nhưng nếu Thục Ánh cư xử khác thì chuyện
sẽ không đến nỗi trầm trọng. Thầy không thích đổ thừa hoàn cảnh đâu.
- Sao lần đó thầy không xin lỗi ba mẹ chị Ánh hả thầy?
- Gia đình Thục Ánh đặt thầy vào tình thế thật khó chấp nhận,
đó là lý do khiến thầy im lặng.
Anh Thư chợt nói như hồi hộp:
- Thầy... nếu như chị ấy chia tay, thầy sẽ làm sao ạ?
Khương lắc đầu, nhưng nụ cười vẫn rất thân ái:
- Đừng hỏi những chuyện như vậy nhé, Anh Thư. Thầy muốn giữa
chúng ta có một giới hạn nhất định, thầy không muốn vượt qua, như vậy đẹp hơn.
Anh Thư cảm thấy xấu hổ vô cùng. Mặt cô chợt đỏ lên. Cô cúi
xuống nhìn tay mình, lặng lẽ với cảm giác hối hận.
Thầy Khương nhìn cô một cách dịu dàng:
- Thầy không muốn làm em buồn, với Anh Thư, thầy sợ nhất là
điều đó, thầy muốn lúc nào em cũng nghịch như lúc thầy mới gặp em, cho nên chuyện
xảy ra làm thầy rất buồn.
- Em không thể như vậy được nữa thầy ạ.
- Nhưng ít nhất em cũng đừng để mình buồn khổ.
Anh Thư bật lên, giọng hối hả không kém được sự bồng bột vừa
trỗi dậy trong lòng.
CHƯƠNG 11 -
A
nh Thư bật lên, giọng hối hả không kém được sự bồng bột vừa
trỗi dậy trong lòng:
- Em rất muốn, em khao khát chính em là người thầy cần, em sẽ
không như chị Ánh, sẽ luôn tìm cách hiểu thầy.
- Thầy hiểu, nhưng không thể được, nếu thầy vượt qua giới hạn
thì tình cảm đó sẽ không còn đẹp nữa, và rồi cả em và thầy đều bị lên án như
nhau, em phải hiểu điều đó chứ.
- Vậy... thầy có chút tình cảm nào với em không hả thầy? Hay
thầy chỉ coi em như học trò, như bao nhiêu sinh viên khác của thầy? - Anh Thư hỏi
trong tiếng thở gấp vì hồi hộp.
Khương như muốn né tránh câu trả lời, anh cười nhẹ:
- Anh Thư là cô sinh viên có nhiều ưu điểm để người ta nhớ
lâu, các thầy cô khác đã nghĩ về em như vậy, thầy cũng vậy.
Anh Thư lắc đầu thất vọng:
- Em không muốn nghe thầy nói chung chung như vậy, em cần cái
gì cụ thể hơn, thầy nói thật đi thầy. Thầy từng bảo gặp em thầy rất vui kia mà.
- Nhưng cảm xúc của thầy không liên quan gì đến điều em muốn,
thầy muốn. Anh Thư hiểu điều này, có những thứ mình không thể thực hiện được vì
vậy không nên nghĩ về nó, em hiểu không?
- Em hiểu thầy muốn nói gì, nhưng có lẽ lâu lắm em mới chấp
nhận được. Bây giờ em buồn lắm.
Cô ngừng lạ imột chút, rồi nói thẳng thắn:
- Em rất sợ, vì em mà thầy để mất chị Ánh. Nhưng cũng có lúc
em lại mong cho chị ấy ghét thầy luôn, lúc đó em sẽ làm cho thầy chấp nhận em.
Thầy Khương lắc đầu:
- Đừng nghĩ tới chuyện không thể thực hiện được,thầy nói câu
này nhiều quá, sợ em nghe chán, nhưng thầy bắt buộc phải cảnh tỉnh em, đừng để
mình đi sâu vào bế tắc, em nghe không Anh Thư?
Anh Thư gật đầu một cách miễn cưỡng:
- Vâng.
- Bây giờ còn sớm lắm, em trở lại trường đi. Và từ đây về sau
đừng bỏ học như vậy.
Không biết Anh Thư nghĩ gì, tự nhiên cô khóc thút thít:
- Không hiểu sao lúc nào em cũng có tâm trạng chờ đợi, em chẳng
biết phía trước có gì để hy vọng, nhưng sao em vẫn chờ, em buồn lắm.
- Đừng nghĩ đến chuyện đã xảy ra nữa, cũng đừng tự cho là có
lỗi với thầy, nếu cứ vướng bận, coi chừng em bị thi lại đó, đừng để chuyện đó xảy
ra lần nữa nghe không?
- Sao thầy nói chuyện với em giống như với đứa bé lớp một
quá, thầy luôn là như vậy, không có gì thay đổi cả, thầy làm em thất vọng.
- Thầy nói như vậy vì thầy nghĩ đến em.
- Nhưng đó không phải là điều em muốn đâu. - Anh Thư nói ỉu
xìu.
Thầy Khương nhìn đồng hồ, rồi mỉm cười:
- Em còn kịp học tiết thứ ba đó, vào trường đi nào.
Anh Thư đứng dậy, vẻ mặt không vui:
- Thưa thầy em về.
- Mai mốt nếu gặp thầy thì em cười lên, đừng rầu rĩ như vậy nữa
nhé.
Anh Thư cười gượng chứ không trả lời. Cô cúi đầu chào lần nữa.
Rồi quay người đi ra khỏi vườn hoa.
Cô có cảm tưởng thầy Khương đang nhìn theo mình. Cảm giác đó
mỗi lúc mỗi tăng lên thêm. Tự nhiên cô quay lại. Và bắt gặp cái nhìn tư lự của
thầy hướng về mình. Không hiểu sao cô chợt đứng lại lưỡng lự. Nhưng rồi nghĩ thầy
sẽ không bằng lòng nếu cô không kịp vào học tiết kế. Thế là cô đi nhanh hơn.
Anh Thư về một lát thì Thục đến. Lúc đó Khương vẫn còn ngồi
tư lự một mình ngoài vườn hoa. Thấy bóng Thục từ phía dưới chân đồi. Khương tự
hỏi hôm nay mình sẽ còn gặp nhừng sự phiền toái nào. Nhưng anh không tin Thục sẽ
cư xử quá đáng như Thục Ánh.
Anh bước ra đón Thục. Gặp nhau giữa lối đi, Thục cười nhẹ:
- Rất may là sáng nay cậu ở nhà, nếu không phải tới lui lần nữa.
- Rất may là sáng nay cậu ở nhà, nếu không phải tới lui lần nữa,
tôi rất ngại đi.
- Chị bỏ bé ở nhà đến đây, cũng đủ để tôi hiểu chị rất quan
tâm đến Thục Ánh. Mời chị vào nhà.
Khương mời Thục vào phòng khách, và đích thân lấy nước mời.
Thục khoát tay bằng cử chỉ nhẹ nhàng:
- Tôi chỉ ngồi một lát rồi về ngay, không làm mất thời giờ của
cậu đâu.
- Không sao, hôm nay tôi rất rảnh.
Và anh hỏi thẳng:
- Có phải chị muốn nói chuyện của Thục Ánh không?
- Thục Ánh và cả Anh Thư, vì cả hai đều là trong gia đình tôi.
- Tôi nghĩ chị đã lên án tôi, sau chuyện đó. Thật lòng tôi rất
cám ơn vì lần đó chị không lấy vì bênh vực Thục Ánh, mà có thái độ phán xét
tôi.
- Nếu tôi phán xét thì cậu cũng từ chối trả lời phải không?
Khương nói thẳng thắn:
- Tôi bắt buộc phải như vậy, thậm chí nếu tình huống đó xảy
ra lần nữa, tôi cũng sẽ từ chối.
Thục im lặng một lát như cân nhắc, rồi nói nhẹ nhàng:
- Tôi thừa nhận gia đình tôi đã hành động quá đáng với cậu,
nhưng điều đó dễ chấp nhận, vì điều cậu gây ra cho Thục Ánh đúng là kinh khủng,
khó chấp nhận.
Khương cười nhẹ:
- Có thể chị đã nhìn tôi qua lăng kính của Thục Ánh, nhưng điều
đó không sao, khi chị cư xử như vậy, tôi rất kính trọng, thật ra nếu chị không
đến tìm, tôi cũng sẽ giải thích với chị.
- Tại sao cậu không làm điều đó với Thục Ánh?
Khuôn mặt Khương trở nên lầm lì, nhưng ngay sau đó, anh lại
cười nhẹ nhàng:
- Chị thừa biết tính em gái chị, cô ấy chưa bao giờ biết nghe
ai, ngoài ý nghĩ của chính cô ấy, Thục Ánh là người tôn thờ cái tôi một cách
tuyệt đối, vì vậy mà không chấp nhận dù một lỗi nhỏ của người khác.
Thục lặng thinh, trong thâm tâm chị cũng thừa nhận những điều
đó. Với một cô gái quá kiêu kỳ tự cao như Thục Ánh, sẽ khó mà chấp nhận khi bị
phản bội.
Chị lắc đầu:
- Nhưng khi đã có lỗi, cậu cũng nên tự ép mình một chút.
- Vâng, tôi đã cố làm điều đó, nhưng cô ấy đùng đùng từ chối,
và hành động như chị đã thấy. Cô ấy làm thiện chí của tôi tan rã.
- Vấn đề là cậu đã không cố gắng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét