Thứ Ba, 22 tháng 11, 2016

50 nhà soạn nhạc cổ điển vĩ đại nhất trong lịch sử

50 nhà soạn nhạc cổ điển vĩ đại nhất trong lịch sử
Để có cái nhìn tổng quát, tiêu biểu về một số nhà soạn nhạc lừng danh nhất, giữ vai trò quan trọng trong lịch sử âm nhạc thế giới, chúng tôi tìm cách xếp loại và tóm tắt những nét đặc trưng nhất của từng người trong số họ.
Việc làm này thật không đơn giản. Dựa trên các tiêu chuẩn của nhà lý luận âm nhạc Mỹ Phil G. GOULDING và những quan điểm phân tích âm nhạc của nhà soạn nhạc Mỹ nổi tiếng thế giới Aaron COPLAND, chúng tôi cố gắng đưa ra một cách sắp xếp, phân loại tương đối. Danh sách những nhà soạn nhạc bậc thầy của nền âm nhạc từ thời Baroque đến nửa đầu Tk. XX được chia làm 4 nhóm: Bất tử - Kiệt xuất - Thiên tài - Ưu tú. 

NHÓM BẤT TỬ
1. Johann Sebastian BACH (1685 – 1750 )
Người Đức.Thời kỳ âm nhạc: Baroque. “Chàng khổng lồ của nghệ thuật âm nhạc phương Tây”.
2. Wolfgang Amadeus MOZART (1756 – 1791)
Người Đức, Thời kỳ âm nhạc: Cổ điển. “Thiên tài âm nhạc siêu nhiên”.
3. Ludwig van BEETHOVEN (1770 – 1827) 
Người Đức, Thời kỳ âm nhạc: Cổ điển. “ Thần sấm bất tử của cảm xúc và sức mạnh”. 
NHÓM KIỆT XUẤT
4. Richard WAGNER (1813 – 1883)
Người Đức. Thời kỳ âm nhạc: Lãng mạn. Nhà soạn nhạc bi kịch vĩ đại nhất.
5. Franz Joseph HAYDN (1732 – 1809)
Người Đức. Thời kỳ âm nhạc: Cổ điển. “Cha đẻ” của giao hưởng và Tứ tấu dây.
6. Johannes BRAHMS (1833 – 1897)
Người Đức. Thời kỳ âm nhạc Lãng mạn. Nhà soạn nhạc giao hưởng thuần khiết nhất và nhạc sĩ viết ca khúc hàng đầu của Đức.
7. Franz SCHUBERT (1791 – 1828)
Người Đức .Thời kỳ âm nhạc: Cổ điển /Lãng mạn .Thiên tài về giai điệu và piano trữ tình, lãng mạn và cổ điển; “Vua ca khúc Đức”.
8. Robert SCHUMANN (1810 – 1856)
Người Đức .Thời kỳ âm nhạc Lãng mạn .Tinh hoa của nền âm nhạc lãng mạn, bậc thầy của ca khúc, nhạc cho piano, và giao hưởng.
9. George Frideric HÄNDEL (1685 – 1759)
Người Đức.Thời kỳ âm nhạc: Baroque . Người tạo giai điệu đẹp nhất thời Baroque; Thiên tài về thể loại oratorio.
10. Peter Ilyitch TCHAIKOVSKY (1840 – 1893) 
Người Nga. Thời kỳ âm nhạc: Lãng mạn. Nhà soạn nhạc hàng đầu của Nga; Bậc thầy về giai điệu. 
NHÓM THIÊN TÀI
11. Felix Bartholdy MENDELSSOHN (1809 - 1847)
Người Đức. Thời kỳ âm nhạc: Lãng mạn. Thần đồng của thời Lãng mạn; Âm nhạc cho piano và giao hưởng đầy tính giai điệu, tao nhã.
12. Antonín DVOŘÁK (1841 – 1904)
Người Sez. Thời kỳ âm nhạc: Lãng mạn. Nhà soạn nhạc đứng đầu số 3 nhạc sĩ Sez có tên trong danh sách này; sáng tạo giai điệu tuyệt vời..
13. Franz LISZT (1811 – 1886)
Người Hung-ga-ri. Thời kỳ âm nhạc : Lãng mạn. Nghệ sĩ piano hay nhất, người sáng tạo ra thể loại “Thơ giao hưởng”.
14. Frédéric CHOPIN (1810 – 1849)
Người Ba-lan. Thời kỳ âm nhạc: Lãng mạn. Được mệnh danh là “Ngài Piano”.
15. Igor STRAVINSKY (1882 – 1971)
Người Nga. Thời kỳ âm nhạc: Thế kỷ XX . Nhà soạn nhạc hay nhất của thế kỷ XX và dẫn đầu nhóm nhạc sĩ Tiền phong (Avant-Garde).
16. Giuseppe VERDI (1813 – 1901)
Người Ý. Thời kỳ âm nhạc : Lãng mạn. Nhà soạn opera được yêu mến nhất.
17. Gustav MAHLER (1860 – 1911)
Người Đức. Thời kỳ âm nhạc: Lãng mạn. Tác giả của 9 giao hưởng độc đáo và các ca khúc.
18. Sergei PROKOFIEV (1891 – 1953)
Người Nga. Thời kỳ âm nhạc: Thế kỷ XX . Thần đồng, một “hợp âm nghịch” tuyệt vời trong nền âm nhạc .
19. Dmitri SHOSTAKOVICH (1906 – 1975)
Người Nga. Thời kỳ âm nhạc: Thế kỷ XX . Nhà soạn nhạc hàng đầu của nước Nga Xô-Viết.
20. Richard STRAUSS (1864 – 1949) 
Người Đức. Thời kỳ âm nhạc : Lãng mạn . Tiền thân của “nền Âm nhạc mới”; người sáng tạo nên 8 bản thơ giao hưởng lừng danh. 
NHÓM ƯU TÚ

21. Hector BERLIOZ (1803 – 1869)
Người Pháp. Thời kỳ âm nhạc: Lãng mạn. Nhạc sĩ lãng mạn thuần túy; Chuyên gia về thể loại “Tranh giao hưởng” (symphonic spectacle).
22. Claude DEBUSSY (1862 – 1918)
Người Pháp. Thời kỳ âm nhạc: Thế kỷ XX. Nhà soạn nhạc đầu tiên của trường phái Ấn tượng; nổi tiếng về ca khúc, nhạc cho piano và các tác phẩm dàn nhạc.
23. Giacomo PUCCINI (1858 – 1924)
Người Ý. Thời kỳ âm nhạc: Lãng mạn. Bậc thầy của opera Ý thời “hậu Verdi”.
24. Giovanni da PALESTRINA (1525 – 1594)
Người Ý. Thời kỳ âm nhạc: Phục hưng . Bậc thầy của nhạc nhà thờ Công giáo thời Phục hưng.
25. Anton BRUCKNER (1824 – 1896)
Người Đức. Thời kỳ âm nhạc: Lãng mạn. Nhạc sĩ hàng thứ 6 trong số 7 nhạc sĩ giao hưởng của Vienne.
26. Georg TELEMANN (1681 – 1767)
Người Đức. Thời kỳ âm nhạc : Baroque. Bậc thầy của âm nhạc Baroque với khoảng 3.000 tác phẩm.
27. Camille Saint-Saësns (1835 – 1921)
Người Pháp. Thời kỳ âm nhạc: Lãng mạn. “Hoàng tử” của nhạc kịch và thơ giao hưởng Pháp.
28. Jean SIBELIUS (1865 – 1957)
Người Phần-lan. Thời kỳ âm nhạc: Thế kỷ XX. Nhà soạn nhạc số một của Phần-lan.
29. Maurice RAVEL (1875 – 1937)
Người Pháp. Thời kỳ âm nhạc: Thế kỷ XX. Nhà soạn nhạc Pháp nổi bật, thường được gắn liền với nhạc sĩ trường phái Ấn tượng Debussy.
30. Gioacchino ROSSINI (1792 – 1868)
Người Ý. Thời kỳ âm nhạc: Lãng mạn. Bậc thầy của opera Ý thời “tiền Verdi”.
31. Edvard GRIEG (1843 – 1907)
Người Na-uy. Thời kỳ âm nhạc: Lãng mạn. Nhà soạn nhạc hàng đầu của Na-uy, theo chủ nghĩa quốc gia .
32. Christoph GLUCK (1714 – 1787)
Người Đức. Thời kỳ âm nhạc Hậu Baroque / Cổ điển Nhà cải cách opera Cổ điển, hậu Baroque.
33. Paul HINDEMITH (1895 – 1963)
Nguời Đức. Thời kỳ âm nhạc :Thế kỷ XX. Một trong năm nhạc sĩ được ví như “hợp âm nghịch” của “Âm nhạc mới” thế kỷ XX.
34. Claudio MONTEVERDI (1567 – 1643)
Người Ý. Thời kỳ âm nhạc : Baroque . Là nhạc sĩ hiện đại hóa hòa âm Baroque; Nhà soạn nhạc kịch đầu tiên.
35. Béla BARTĨK (1881 – 1945)
Người Hung-ga-ri. Thời kỳ âm nhạc : Thế kỷ XX . Nhạc sĩ được ví như “hợp âm nghịch” của âm nhạc Hung-ga-ri thế kỷ XX, theo chủ nghĩa quốc gia.
36. César FRANCK (1822 – 1890)
Người Pháp. Thời kỳ âm nhạc : Lãng mạn. Giai điệu đẹp, quý phái; nổi tiếng về ca khúc, oratorio, giao hưởng và các thể loại khác.
37. Antonio VIVALDI (1678-1741)
Người Ý. Thời kỳ âm nhạc: Baroque. Bậc thầy của âm nhạc dành cho violon thời Baroque.
38. Georges BIZET (1838 – 1875)
Người Pháp. Thời kỳ âm nhạc : Lãng mạn . Carmen,…. và hơn thế nữa!
39. Modest MUSSORGSKY (1839 – 1881)
Người Nga. Thời kỳ âm nhạc: Lãng mạn. Nhà soạn nhạc Nga có khuynh hướng quốc gia mạnh nhất, thành viên nhóm “5”.
40. Jean-Phillipe RAMEAU (1683 – 1764)
Người Pháp. Thời kỳ âm nhạc: Baroque . Thiên tài âm nhạc Pháp thời đầu, nhà lý thuyết và chuyên gia về nhạc kịch nổi tiếng.
41. Gabriel FAURÉ (1845 – 1924)
Người Pháp. Thời kỳ âm nhạc: Lãng mạn. Nổi tiếng về ca khúc và âm nhạc thính phòng Pháp.
42. Nikolai RIMSKY-KORSAKOV (1844 – 1908)
Người Nga. Thời kỳ âm nhạc: Lãng mạn. Nổi bật nhất trong số các nhà soạn nhạc Nga theo chủ nghĩa quốc gia.
43. Gaetano DONIZETTI (1797 – 1848)
Người Ý. Thời kỳ âm nhạc: Lãng mạn. Chỉ đứng sau Rossini trong thể loại nhạc kịch Ý thời “tiền Verdi”.
44. Ralph Vaughan WILLIAMS. (1872 – 1958)
Người Anh. Thời kỳ âm nhạc: Thế kỷ XX Nhà soạn nhạc TK. XX, theo chủ nghĩa quốc gia của nước Anh.
45. Bedrich SMETANA (1824 – 1884)
Người Sec. Thời kỳ âm nhạc: Lãng mạn. Người sáng lập “Âm nhạc theo chủ nghĩa quốc gia” của CH Sec.
46.Johann STRAUSS (1825 – 1899)
Người Đức. Thời kỳ âm nhạc: Lãng mạn. Được mệnh danh là “Ngài Valse”.
47. Karl Maria von WEBER (1786 – 1826)
Người Đức. Thời kỳ âm nhạc: Tiền Lãng mạn. Gạch nối giữa Gluck và Wagner trong thể loại nhạc kịch Đức.
48. Leo ŠJANÁCEK (1854 – 1928)
Người Sec. Thời kỳ âm nhạc: Thế kỷ XX. Nhà soạn nhạc Tiệp thế kỷ XX, hiện đại nhất trong số ba nhạc sĩ Sec có trong danh sách này.
49. François COUPERIN (1668 – 1733)
Người Pháp. Thời kỳ âm nhạc: Baroque . Bậc thầy về clavecin baroque của Pháp .
50. Alexander BORODIN (1833 – 1887)
Người Nga. Thời kỳ âm nhạc: Lãng mạn. Nhà soạn nhạc Nga theo chủ nghĩa quốc gia (nhóm “5”) có giai điệu đẹp nhất.
Tất nhiên, cách mô tả trên đây hết sức tóm tắt và chắc hẳn sẽ có đôi chút thiên lệch, mang tính tương đối. Ví dụ, Chopin được gọi là “Ngài Piano” chỉ vì các tác phẩm nổi tiếng của ông gần như đều viết cho piano. Trong khi đó Liszt cũng là một thiên tài piano, nhưng đồng thời được nhà “phát minh” ra thể loại thơ giao hưởng và có ảnh hưởng rất lớn đến nhiều lãnh vực âm nhạc khác. Hoặc, Schumann, Schubert và Brahms được coi là những nhạc sĩ sáng tác ca khúc hàng đầu, như thế đã bỏ qua Hugo Wolf, một thiên tài lớn của các thế hệ. 
Theo SONGNHAC.VN
Theo http://reds.vn/




1 nhận xét:

Sợ cha mẹ nên trốn tình vào câu hát

Sợ cha mẹ nên trốn tình vào câu hát Lời hát giao duyên kể về nỗi niềm cô gái thương thầm chàng trai/ Sợ cha mẹ nên trốn tình vào câu hát/ ...