Trước khi du nhập âm nhạc
phương Tây, người Việt đã có một nền âm nhạc phong phú mà minh chứng là xuất hiện
nhiều loại nhạc cụ đặc hữu.
Trong các ban nhạc biểu diễn
âm nhạc dân tộc, đàn bầu là một nhạc cụ không thể thiếu. Tên chữ của loại đàn
này là Độc huyền cầm, là một nhạc cụ độc đáo của người Việt Nam.
Đàn bầu đơn giản chỉ có 1
dây, một hộp cộng hưởng làm bằng thân cây luồng hoặc cây vầu và một cần rung.
Ngoài ra còn có một nửa quả bầu khô xuyên vào cần đàn để trang trí. Chính chi
tiết này mà cây đàn được gọi là đàn bầu.
Ngày nay, đàn bầu được chế
tác tỉ mỉ và cũng được lắp thêm bộ phận tăng âm điện tử để tạo âm thanh to hơn
nhằm thích hợp trong hòa tấu với các nhạc cụ khác.
Dù chỉ có một dây nhưng tiếng
đàn bầu có sức quyến rũ lạ thường. Dân gian có câu vè: “Đàn bầu ai gảy nấy
nghe, làm thân con gái chớ nghe đàn bầu” để nói về sức truyền cảm của nó.
Ở miền núi phía Bắc, khèn
Mông là loại nhạc cụ phổ biến. Người Mông quan niệm đã là con trai người Mông
thì dù còn trẻ hay đã già, trên người lúc nào cũng phải có cây khèn.
Các chàng trai người Mông
dùng tiếng khèn để thể hiện sức mạnh về thể chất cũng như tinh thần của mình,
do vậy thổi khèn thường đi kèm với các điệu múa và thường thấy là hình ảnh các
chàng trai vừa thổi khèn vừa múa trước mặt các cô gái.
Cũng như các nhạc cụ dân tộc
khác, khèn Mông được làm rất đơn giản nhưng âm thanh cất lên thì rất cuốn hút.
Nhạc cụ đơn giản nhất của
người Việt có lẽ là đàn môi với cấu tạo chỉ đơn giản là một miếng đồng dát mỏng
hoặc một mảnh tre vót mỏng tạo dáng chiếc lá tre.
Đây là loại nhạc cụ độc đáo
và phổ biến trong các cộng đồng dân tộc Việt Nam với tên gọi là đàn môi hoặc
khèn môi tùy quan niệm của người gọi.
Đàn môi thường được dùng
trong sinh hoạt giao duyên tỏ tình của người dân tộc thiểu số, nam hay nữ đều
dùng được. Họ tấu lên những bản tình ca mà ai cũng thuộc nên người nghe ngầm hiểu
ý người sử dụng nhạc cụ.
Một nhạc cụ độc đáo xuất
phát từ Tây Nguyên là đàn T’rưng. Đây là loại nhạc cụ khá phổ biến ở Tây Nguyên
mà đặc biệt là ở trong các buôn làng người Gia Rai và Ba Na.Tên đàn T’rưng cũng
là xuất phát từ tiếng Gia Rai, lâu ngày trở nên quen thuộc với mọi người.
Đàn gồm từ 12 đến 16 ống tre
hoặc Lồ ô hay nứa có kích cỡ khác nhau được sắp xếp theo thứ tự đi dần lên từ ống
lớn đến ống nhỏ, từ ống dài đến ống ngắn. Một đầu các ống được bịt kín do còn
nguyên các đầu mấu, đầu kia được gọt vát một phần ống để tạo âm theo chuỗi hàng
âm của người dân tộc.
Theo truyền thống, đàn
T’rưng chỉ được chơi trên nương rẫy, kiêng đánh trong nhà và trong làng. Người
đánh đàn dùng dùi bằng tre hoặc gỗ gõ vào ống tạo ra âm thanh. Đặc trưng âm sắc
của đàn T’rưng là tạo ra cảm giác như tiếng suối róc rách, tiếng thác đổ, tiếng
xào xạc của rừng tre khi gió thổi. Bởi thế mỗi khi nghe tiếng đàn T’rưng, người
nghe nghĩ ngay đến đại ngàn Tây Nguyên.
Một nhạc cụ không phải xuất
phát từ Việt Nam nhưng cũng khá độc đáo là guitar phím lõm. Nó được cải biến từ
cây đàn guitar của phương Tây để thích hợp với loại hình nhạc tài tử và cải
lương ở Nam Bộ.
Từ cây guitar thông thường,
các nghệ nhân khoét các phím lõm xuống chừng 1 cm hình bán nguyệt nhằm tạo ra
âm thanh khác biệt có độ ngân rung đặc trưng với lối ca vọng cổ. Trong ảnh là một
cuộc biểu diễn đờn ca tài tử với cây guitar phím lõm.
máy bay eva air
giá vé máy bay đi mỹ khứ hồi
hang hang khong korean air tai tphcm
vé máy bay đi mỹ khoảng bao nhiêu
đặt vé máy bay đi canada
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Du Lich Tu Tuc
Tri Thức Du Lịch