Có một vị giáo sư thi sĩ khả kính ở đâu đó - nói rằng: thi sĩ Bùi Giáng là:
"ông tổ của thơ vô lý...". Và trong bài thơ: "Chào Nguyên Xuân"
- câu thứ hai "... Mùa xuân phía trước miên trường phía sau" cũng
vô lý tuốt... (?) Không phải là nhà phê bình thơ- văn, nên không dám có ý kiến,
ý cò, trong lĩnh vực nầy. Nhưng cũng hơi ngờ ngợ chuyện đi tìm cho ra cái
"có lý" trong từng câu thơ, hay bài thơ..., thì không dễ dàng chút
nào. Bởi thơ không phải là cái động cơ, hoặc khẩu súng mà đem tháo bung ra rồi
ráp trở lại một cách dễ dàng. Hơn nữa trong đời sống hằng ngày có rất nhiều cái
vô lý vẫn tồn tại mà mọi người trên thế giới vẫn vui vẻ chấp nhận.
Người xưa nói: trong cái họa
có: cái mầm của phúc, và trong cái phúc có: cái mầm của họa. Hay trong cái: có
lý vẫn ẩn chứa cái: vô lý và ngược lại. Phân biệt rạch ròi ai: chân, ai: ngụy -
là chuyện cần phải có nhiều thời gian. Huống hồ - một câu thơ, một bài thơ...,
cũng cần phải có rất nhiều thời gian và trải qua nhiều người đọc, và các nhà
phê bình văn học. Hơn nữa tên tuổi của thi sĩ Bùi Giáng đã nổi tiếng và tồn tại
hơn nửa thế kỷ nay, như vậy chúng ta có thể khẳng định rằng, ông đã có một chỗ
đứng nhất định trong lòng những người yêu thơ của ông. Nếu thi sĩ Bùi Giáng là:
"ông tổ của thơ vô lý" thì có lẽ tập thơ: "MƯA NGUỒN"
của thi sĩ, xuất bản lần đầu tiên vào năm 1962, đã bị giới văn học nghệ thuật
và những người yêu thơ ông thời đó - tại miền Nam Việt Nam, thẳng tay ném nó
vào trong sọt rác từ lâu rồi.
Chào Nguyên Xuân
Xin chào nhau giữa con đường
Mùa xuân phía trước miên trường phía sau (vô lý)... (?)
Mùa xuân phía trước miên trường phía sau (vô lý)... (?)
Tóc xanh dù có phai
màu
Thì cây xanh vẫn cùng nhau hẹn rằng
Xin chào nhau giữa lúc này
Có ngàn năm đứng ngó cây cối và
Có trời mây xuống lân la
Bên bờ nước có bóng ta bên người
Xin chào nhau giữa bàn tay
Có năm ngón nhỏ phơi bày ngón con
Thưa rằng: những ngón thon thon
Chào nhau một bận sẽ còn nhớ nhau
Xin chào nhau giữa làn môi
Có hồng tàn lệ khóc đời chửa cam
Thưa rằng bạc mệnh xin kham
Giờ vui bất tuyệt xin làm cỏ cây
Xin chào nhau giữa bụi đầy
Nhìn xa có bóng áng mây nghiêng đầu
Hỏi rằng: người ở quê đâu
Thưa rằng: tôi ở rất lâu quê nhà
Hỏi rằng: từ bước chân ra
Vì sao thấy gió dàn xa dặm dài
Thưa rằng: nói nữa là sai
Mùa xuân đang đợi bước ai đi vào
Hỏi rằng: đất trích chiêm bao
Sá gì ngẫu nhĩ mà chào đón nhau
Thưa rằng: ly biệt mai sau
Là trùng ngộ giữa hương màu Nguyên Xuân
Thì cây xanh vẫn cùng nhau hẹn rằng
Xin chào nhau giữa lúc này
Có ngàn năm đứng ngó cây cối và
Có trời mây xuống lân la
Bên bờ nước có bóng ta bên người
Xin chào nhau giữa bàn tay
Có năm ngón nhỏ phơi bày ngón con
Thưa rằng: những ngón thon thon
Chào nhau một bận sẽ còn nhớ nhau
Xin chào nhau giữa làn môi
Có hồng tàn lệ khóc đời chửa cam
Thưa rằng bạc mệnh xin kham
Giờ vui bất tuyệt xin làm cỏ cây
Xin chào nhau giữa bụi đầy
Nhìn xa có bóng áng mây nghiêng đầu
Hỏi rằng: người ở quê đâu
Thưa rằng: tôi ở rất lâu quê nhà
Hỏi rằng: từ bước chân ra
Vì sao thấy gió dàn xa dặm dài
Thưa rằng: nói nữa là sai
Mùa xuân đang đợi bước ai đi vào
Hỏi rằng: đất trích chiêm bao
Sá gì ngẫu nhĩ mà chào đón nhau
Thưa rằng: ly biệt mai sau
Là trùng ngộ giữa hương màu Nguyên Xuân
Bùi Giáng
(trích trong thi phẩm Mưa Nguồn, xuất bản lần đầu tiên 1962)
(trích trong thi phẩm Mưa Nguồn, xuất bản lần đầu tiên 1962)
Từ xưa đến nay hễ nghe nói đến
thơ là ai cũng nghĩ ngay đến mấy ông thi sĩ : Lãng mạn, tưởng tượng..., trời
trăng mây nước... dùng chữ nghĩa: ẩn dụ, hoán dụ, nhân cách hóa, thi vị hóa...
tìm các từ ngữ mới lạ để chở những ý thơ mới lạ..., hoặc trong thơ có nhạc;
trong thơ có họa, mà người bình thường ít ai hiểu nổi. Còn nếu ai cảm nhận được
ngôn ngữ thơ, thì khen thơ hay! Nhưng chỉ có một người lúc nào cũng hiểu rất rõ
về thơ - chính là người đã mần ra bài thơ đó. Như vậy đi tìm cái "có lý"
trong hồn thơ coi bộ không dễ dàng chút nào. Cái có lý chính là: có thơ! Cái vô
lý là: tại sao con người sống trên trái đất nầy lúc nào cũng mang một mớ nỗi buồn
hiu quạnh... ! Buồn có cớ; buồn vô cớ hay còn gọi là nỗi buồn không tên, nỗi buồn
vu vơ...! Nên mới có "nghề" mần thơ - mần riết quen tay, trở thành
người mần thơ ...nhuyễn nhừ!
Từ đó, người đời thương cảm
- phong cho cái tên: Thi sĩ. Người thi sĩ than mây, khóc gió... gom hết những nỗi
buồn trên thế gian đem dệt thành những vần thơ ươt át, còn thơ có hay, hay
không hay - thì còn tùy tâm trạng và khung cảnh của mỗi người, mỗi nơi... Người
thi sĩ dù có tưởng tượng ra bao nhiêu thơ đi chăng nữa: trên trời, trên mây, dưới
đất cũng mặc, nhưng không thể nào thoát khỏi hình bóng của con người. Thi sĩ
không phải mần thơ để cho thần tiên ở trên trời xuống đọc, mà để cho con người ở
dưới đất đọc. Con diều no gió vi vút nhào lộn trên không trung vẫn còn phải mắc
nợ suốt đời cái sợi dây nhỏ xíu của mấy đứa trẻ cầm trên tay chạy lon ton ở bờ
mương, con đê, và những đám ruộng mùa khô..., hay những ngày hè nắng đẹp!
Coi phim "Tây Du Ký", khi thầy trò Tam Tạng đi thỉnh kinh trở về bị tai nạn rớt đâm đầu xuống sông... thầy Tam Tạng cằn nhằn: - "Chúng ta cực nhọc biết bao năm mới ẵm được mớ kinh, giờ bị ướt, bị thất lạc hết ráo trọi!". Tề -Thiên Đại- Thánh nói an ủi với ông thầy của mình rằng: - "Thầy ơi! Trời đất còn không hoàn hảo, huống hồ mấy tờ kinh bị ướt hay mất có đáng kể chi. Còn giữ được cái mạng sống để trở về quê nhìn lại quê hương ông bà cha mẹ là quá may mắn rồi!". Trong cuộc sống hằng ngày chung quanh chúng ta có biết bao nhiêu điều vô lý, phi lý... ,chẳng hạn sự hủy diệt của thiên nhiên: sấm sét, bão tố, lũ lụt, hạn hán, hỏa hoạn, dịch bệnh... Và cũng chính sự hủy diệt đó trở thành - có lý! Đó là quy luật đào thải và sinh tồn trong vũ trụ.
Không cần phải là nhà triết học, hay nhà thần học, chỉ quan sát, chú ý nhìn qua những sự việc rất ư là đời thường để nhận ra cái: vô lý - có lý, trong thiên nhiên con người. Con người không thể thoát ra khỏi những ràng buộc của thiên nhiên. Những ông bà nhiều chữ ngày xưa nói: "Thiên- Địa -Nhân" tất nhiên có những mầu nhiệm, huyền bí mà con người quyết tâm tìm kiếm, và cố gắng vượt qua..."Xưa nay nhân định thắng thiên đã nhiều!" Trong con người luôn luôn mâu thuẫn bởi thiện - ác, tốt- xấu, nóng- lạnh..., đó cũng là nguyên nhân gây ra xung đột, hận thù, chiến tranh. Chiến tranh giữa người với người trong một đất nước, cũng như các dân tộc khác trên thế giới, từ: lãnh thổ, tài nguyên, phe phái và chủ thuyết... Có một điều - dù thua hay thắng ai cũng cho rằng phe bên mình có lý cả. Trong thơ văn cũng vậy. Ai cũng cho rằng thơ mình thì hay, còn vợ người khác lúc nào cũng... đẹp!
Có những cái "vô lý" không bao giờ thấy nhưng hằng ngày chúng ta vẫn tin, vẫn cầu nguyện không ngừng. Đó là Thiên Đàng! Đó là Niết bàn! Niềm tin tuyệt đối trở thành - có lý, mà không một ai dám chối cãi hay phun ra những lời nói cố ý phạm thánh. Những người theo - chủ thuyết xã hội, họ cũng có niềm tin vào " thế giới đại đồng". Thế giới đó cũng như thiên đàng, nhưng là: thiên đàng ở nơi hạ giới. Trong thế giới đại đồng mọi người đều bình đẳng không ai bóc lột ai. Không tôn giáo, không tổ quốc và cũng không có gia đình. Một chủ nghĩa xã hội đầy "nhân bản và tốt đẹp"! Như vậy ai mà không tin là có thật? - nhưng gần cả trăm năm rồi vẫn là: "thời kỳ quá độ"! Có những con đường đi không bao giờ tới - biết thế nhưng vẫn âm thầm bước đi...
Có những cái "vô lý" là kẻ thù tìm mọi cách đánh cho tả tơi! Còn
xâm chiếm biển đảo, đất rừng biên cương... Vậy mà họ vẫn "ôm nhau thể
hiện tình cảm anh em thắm thiết! Tình hữu nghị đời đời bền vững không có gì lay
chuyển nổi!". Có những cái có lý, nhưng trở thành hoàn toàn "vô
lý" không chịu nổi - tức đến ói máu! Nhiều người thể hiện tinh thần yêu nước;
yêu quê hương dân tộc trước vấn nạn kẻ thù xâm lăng lãnh thổ, lãnh hải... Nhưng
bị luật pháp của một chính quyền ghép tội: "phản động hoặc yêu nước
là có tội"! Bị lực lượng an ninh: đạp vô mặt, đập vô đầu, ẵm chạy giữa ban
ngày hay xúm nhau khiên như khiên heo. Ngoài ra, còn đến từng nhà những người
thể hiện lòng yêu nước - để hăm dọa, chặn đường bắt bỏ tù...!
Cái "vô lý" là nhà người ta đang ở, đang sống yên ổn. Mượn dựng cớ: "các anh đang bị đế quốc tư bản giãy chết kèm kẹp, chết đói, chết khát, không có tự do dân chủ!". Không ai mời, cũng cứ nhào vô "giải phóng" dùm rồi tước đoạt hết mọi thứ... đuổi lên rừng, bắt đi tù đày. Cực khổ quá, sống không nổi! Đành bỏ nước ra đi hoặc quay trở về thành phố sống lang lang - đi mần đủ các nghề kể cả xin ăn...! Vậy là bị bắt, bị xua đuổi với các lý do: "Không hộ khẩu, ăn xin sống lây lất làm xấu hổ bộ mặt của thành phố, xấu chế độ, gây rối nơi công cộng". Ai có gan khiếu kiện: - "Nhà đất mà các anh đang ở trong đó, ngày xưa là của chúng tôi. Các anh vào xâm chiếm đuổi chúng tôi ra đường một cách trắng trợn,! Hãy trả lại tài sản cho chúng tôi đi!".
Coi phim "Tây Du Ký", khi thầy trò Tam Tạng đi thỉnh kinh trở về bị tai nạn rớt đâm đầu xuống sông... thầy Tam Tạng cằn nhằn: - "Chúng ta cực nhọc biết bao năm mới ẵm được mớ kinh, giờ bị ướt, bị thất lạc hết ráo trọi!". Tề -Thiên Đại- Thánh nói an ủi với ông thầy của mình rằng: - "Thầy ơi! Trời đất còn không hoàn hảo, huống hồ mấy tờ kinh bị ướt hay mất có đáng kể chi. Còn giữ được cái mạng sống để trở về quê nhìn lại quê hương ông bà cha mẹ là quá may mắn rồi!". Trong cuộc sống hằng ngày chung quanh chúng ta có biết bao nhiêu điều vô lý, phi lý... ,chẳng hạn sự hủy diệt của thiên nhiên: sấm sét, bão tố, lũ lụt, hạn hán, hỏa hoạn, dịch bệnh... Và cũng chính sự hủy diệt đó trở thành - có lý! Đó là quy luật đào thải và sinh tồn trong vũ trụ.
Không cần phải là nhà triết học, hay nhà thần học, chỉ quan sát, chú ý nhìn qua những sự việc rất ư là đời thường để nhận ra cái: vô lý - có lý, trong thiên nhiên con người. Con người không thể thoát ra khỏi những ràng buộc của thiên nhiên. Những ông bà nhiều chữ ngày xưa nói: "Thiên- Địa -Nhân" tất nhiên có những mầu nhiệm, huyền bí mà con người quyết tâm tìm kiếm, và cố gắng vượt qua..."Xưa nay nhân định thắng thiên đã nhiều!" Trong con người luôn luôn mâu thuẫn bởi thiện - ác, tốt- xấu, nóng- lạnh..., đó cũng là nguyên nhân gây ra xung đột, hận thù, chiến tranh. Chiến tranh giữa người với người trong một đất nước, cũng như các dân tộc khác trên thế giới, từ: lãnh thổ, tài nguyên, phe phái và chủ thuyết... Có một điều - dù thua hay thắng ai cũng cho rằng phe bên mình có lý cả. Trong thơ văn cũng vậy. Ai cũng cho rằng thơ mình thì hay, còn vợ người khác lúc nào cũng... đẹp!
Có những cái "vô lý" không bao giờ thấy nhưng hằng ngày chúng ta vẫn tin, vẫn cầu nguyện không ngừng. Đó là Thiên Đàng! Đó là Niết bàn! Niềm tin tuyệt đối trở thành - có lý, mà không một ai dám chối cãi hay phun ra những lời nói cố ý phạm thánh. Những người theo - chủ thuyết xã hội, họ cũng có niềm tin vào " thế giới đại đồng". Thế giới đó cũng như thiên đàng, nhưng là: thiên đàng ở nơi hạ giới. Trong thế giới đại đồng mọi người đều bình đẳng không ai bóc lột ai. Không tôn giáo, không tổ quốc và cũng không có gia đình. Một chủ nghĩa xã hội đầy "nhân bản và tốt đẹp"! Như vậy ai mà không tin là có thật? - nhưng gần cả trăm năm rồi vẫn là: "thời kỳ quá độ"! Có những con đường đi không bao giờ tới - biết thế nhưng vẫn âm thầm bước đi...
Cái "vô lý" là nhà người ta đang ở, đang sống yên ổn. Mượn dựng cớ: "các anh đang bị đế quốc tư bản giãy chết kèm kẹp, chết đói, chết khát, không có tự do dân chủ!". Không ai mời, cũng cứ nhào vô "giải phóng" dùm rồi tước đoạt hết mọi thứ... đuổi lên rừng, bắt đi tù đày. Cực khổ quá, sống không nổi! Đành bỏ nước ra đi hoặc quay trở về thành phố sống lang lang - đi mần đủ các nghề kể cả xin ăn...! Vậy là bị bắt, bị xua đuổi với các lý do: "Không hộ khẩu, ăn xin sống lây lất làm xấu hổ bộ mặt của thành phố, xấu chế độ, gây rối nơi công cộng". Ai có gan khiếu kiện: - "Nhà đất mà các anh đang ở trong đó, ngày xưa là của chúng tôi. Các anh vào xâm chiếm đuổi chúng tôi ra đường một cách trắng trợn,! Hãy trả lại tài sản cho chúng tôi đi!".
Lúc nào họ cũng nhã nhặn bảo:
- "lịch sử đã sang trang từ lâu lắm rồi bà con ơi! Tại sao mà còn giữ
khư khư hận thù dai dẳng mần chi cho mệt cái đầu óc như rứa hử? Tuổi già lọm khọm,
chống gậy đi còn không muốn nổi! Tóc trở màu trắng hếu, tai cũng đã nghễnh
ngãng hết trơn rồi! "Chống bằng mồm"mấy chục năm nay chẳng đi đến
đâu lại thêm mất thời gian quí báu của quý vị. Thôi, quí vị hãy tìm một chỗ nào
đó nghỉ ngơi cho khỏe! Hẹn một ngày đẹp trời chúng ta sẽ ngồi lại bắt tay "Hòa
Hợp - Hòa Giải!" xóa bỏ hết hận thù, hiểu lầm từ xưa đến nay. Cùng
nhau đoàn kết lại để kiến tạo một một cuộc sống thanh bình, tiến tới tương lai
sáng lạn...! Ôi, nghe thật là ngọt ngào, mùi mẫn thắm thiết tình anh em biết
bao!
Những kẻ trong tay không có một tất sắt - thì họ "chống bằng mồm"; bằng cây viết để đòi lại nhà, lại đất, là chuyện đương nhiên chẳng nói mần chi. Đàng này, cái "vô lý" là: Họ có chính quyền, có vũ khí tối tân, có quân đội anh hùng... Được thế giới công nhận. Nhưng tại sao trước kẻ thù xâm lăng họ cũng lên truyền hình "chống giặc bằng mồm" ỏm tỏi..., mà chống rất hăng?!
Chung quanh chúng ta và chính bản thân chúng ta còn có rất nhiều cái vô lý... và có lý! Thiển nghĩ, cái vô lý như là: cái ác - nó luôn luôn chống lại cái thiện là: có lý. Sự xung đột nầy dai dẳng triền miên sẽ không bao giờ chấm dứt. Thì có nghĩa lý gì một câu thơ, một câu văn - dù cho rằng có "vô lý" đến đâu đi chăng nữa cũng không đến nỗi phải ghép cho người khác là: "ông tổ của thơ vô lý"! Vậy, ai là: "ông tổ của thơ có lý"...? Thơ văn là người - là người thì đều có đủ: thất tình, lục dục. Làm sao có thể đi tìm cái - "tuyệt đối" ở trong vũ trụ nầy?
Ai cũng biết thơ văn từ con người viết ra, hay dở cũng tùy theo cảm nhận của từng con người nhận định. Bài thơ, bài văn hay ở người nầy nhưng không mấy hay ở người khác đó là chuyện bình thường. Rất tiếc! Có một số ít người dùng văn thơ vào những mục đích riêng, hoặc vô tình hay cố ý xúc phạm lên danh dự của người khác để nâng uy tín của bản thân mình lên...! Văn thơ luôn cần có người đọc, nếu không có người đọc thì viết ra mần chi cho mất thời gian? Chính người đọc họ sẽ đánh giá tác phẩm của các văn thi sĩ. Vậy tốt hơn hết, chúng ta nếu không hiểu được ý nghĩa ẩn giấu trong tác phẩm, hãy đi nhờ bạn hữu làm sáng tỏ cái ẩn ý cũng như tâm tình của tác giả gửi gắm vào tính cách của từng nhân vật trong thơ hay truyện.
Thi sĩ Bùi Giáng là thi sĩ lớn của nền văn học Việt Nam đã qua đời và để lại nhiều tác phẩm thơ, văn, truyện dịch. Đóng góp vào kho tàng văn học Việt Nam rất nhiều từ bấy lâu nay. Thiết nghĩ: ai thích, hay không thích thơ văn của thi sĩ Bùi Giáng (hoặc thi văn sĩ khác) thì cũng nên có cái nhìn trân trọng đối với các tác phẩm của họ, cho dù còn sống hay đã chết. Đừng ganh tỵ mà vạch lá tìm sâu phủ nhận tuốt tuột! Đừng có nghĩ rằng, những ngày cuối đời - thi sĩ Bùi Giáng trở bịnh nặng..."dở điên, dở khùng!" mà tỏ vẻ bất kính.
Thi sĩ Nguyễn Đình Chiểu đã từng viết " Dù đui mà giữ đạo nhà. Còn hơn có mắt ông cha không thờ". Như vậy dù điên hay đui, không thể làm mất nhân cách của một con người. Bởi không có ai muốn: "Điên hay Đui!". Thơ lục bác của thi sĩ Bùi Giáng đã bức phá ra khỏi cái bóng "Đoạn Trường.. " của thi hào Tiên Điền; góp phần nâng cao cái hay, cái tinh túy của thể thơ Lục Bác - thể thơ Việt Nam - có từ nghìn năm xưa, đã chuyên chở cội nguồn văn hóa dân gian Việt Nam qua từng câu: Vè, Ca Dao, Tục Ngữ...
Cách đây không lâu, một số Văn Thi Sĩ của Việt Nam đã đề nghị - một giải thưởng lớn cho thơ Việt Nam - lấy tên: "giải thưởng - thơ Bùi Giáng" nhưng chưa được sự chấp thuận. (Đã có một buổi tọa đàm thơ Bùi Giáng tại Hội Trường Trung Tâm Văn Hóa Pháp). Như vậy, vô lý hay có lý ở rất gần chúng ta chứ chẳng phải ở đâu xa. Làm thế nào dung hòa lại để cho cuộc sống mỗi ngày được vui vẻ thoải mái hơn...! Đó là điều mà bất cứ ai cũng đều mong ước! Xin mượn - mấy đoạn thơ lục bác của thi sĩ Bùi Giáng bên dưới đây, để chứng minh những điều đã nói.
Em về mấy thế kỷ sau
Nhìn trăng có thấy nguyên màu ấy không?
Ta đi còn gửi đôi dòng
Lá rơi có dội ở trong sương mù.
Mẹ về trong cõi người ta
Một hôm mẹ gọi con ra bảo rằng
Trần gian vui sướng lắm chăng?
Hay là đau khổ hỡi thằng chiêm bao.
Hỏi tên, rằng biển xanh dâu
Hỏi quê, rằng mộng ban đầu đã xa
Gọi tên rằng một hai ba...
Đếm là diệu tưởng, đo là nghi tâm.
Những kẻ trong tay không có một tất sắt - thì họ "chống bằng mồm"; bằng cây viết để đòi lại nhà, lại đất, là chuyện đương nhiên chẳng nói mần chi. Đàng này, cái "vô lý" là: Họ có chính quyền, có vũ khí tối tân, có quân đội anh hùng... Được thế giới công nhận. Nhưng tại sao trước kẻ thù xâm lăng họ cũng lên truyền hình "chống giặc bằng mồm" ỏm tỏi..., mà chống rất hăng?!
Chung quanh chúng ta và chính bản thân chúng ta còn có rất nhiều cái vô lý... và có lý! Thiển nghĩ, cái vô lý như là: cái ác - nó luôn luôn chống lại cái thiện là: có lý. Sự xung đột nầy dai dẳng triền miên sẽ không bao giờ chấm dứt. Thì có nghĩa lý gì một câu thơ, một câu văn - dù cho rằng có "vô lý" đến đâu đi chăng nữa cũng không đến nỗi phải ghép cho người khác là: "ông tổ của thơ vô lý"! Vậy, ai là: "ông tổ của thơ có lý"...? Thơ văn là người - là người thì đều có đủ: thất tình, lục dục. Làm sao có thể đi tìm cái - "tuyệt đối" ở trong vũ trụ nầy?
Ai cũng biết thơ văn từ con người viết ra, hay dở cũng tùy theo cảm nhận của từng con người nhận định. Bài thơ, bài văn hay ở người nầy nhưng không mấy hay ở người khác đó là chuyện bình thường. Rất tiếc! Có một số ít người dùng văn thơ vào những mục đích riêng, hoặc vô tình hay cố ý xúc phạm lên danh dự của người khác để nâng uy tín của bản thân mình lên...! Văn thơ luôn cần có người đọc, nếu không có người đọc thì viết ra mần chi cho mất thời gian? Chính người đọc họ sẽ đánh giá tác phẩm của các văn thi sĩ. Vậy tốt hơn hết, chúng ta nếu không hiểu được ý nghĩa ẩn giấu trong tác phẩm, hãy đi nhờ bạn hữu làm sáng tỏ cái ẩn ý cũng như tâm tình của tác giả gửi gắm vào tính cách của từng nhân vật trong thơ hay truyện.
Thi sĩ Bùi Giáng là thi sĩ lớn của nền văn học Việt Nam đã qua đời và để lại nhiều tác phẩm thơ, văn, truyện dịch. Đóng góp vào kho tàng văn học Việt Nam rất nhiều từ bấy lâu nay. Thiết nghĩ: ai thích, hay không thích thơ văn của thi sĩ Bùi Giáng (hoặc thi văn sĩ khác) thì cũng nên có cái nhìn trân trọng đối với các tác phẩm của họ, cho dù còn sống hay đã chết. Đừng ganh tỵ mà vạch lá tìm sâu phủ nhận tuốt tuột! Đừng có nghĩ rằng, những ngày cuối đời - thi sĩ Bùi Giáng trở bịnh nặng..."dở điên, dở khùng!" mà tỏ vẻ bất kính.
Thi sĩ Nguyễn Đình Chiểu đã từng viết " Dù đui mà giữ đạo nhà. Còn hơn có mắt ông cha không thờ". Như vậy dù điên hay đui, không thể làm mất nhân cách của một con người. Bởi không có ai muốn: "Điên hay Đui!". Thơ lục bác của thi sĩ Bùi Giáng đã bức phá ra khỏi cái bóng "Đoạn Trường.. " của thi hào Tiên Điền; góp phần nâng cao cái hay, cái tinh túy của thể thơ Lục Bác - thể thơ Việt Nam - có từ nghìn năm xưa, đã chuyên chở cội nguồn văn hóa dân gian Việt Nam qua từng câu: Vè, Ca Dao, Tục Ngữ...
Cách đây không lâu, một số Văn Thi Sĩ của Việt Nam đã đề nghị - một giải thưởng lớn cho thơ Việt Nam - lấy tên: "giải thưởng - thơ Bùi Giáng" nhưng chưa được sự chấp thuận. (Đã có một buổi tọa đàm thơ Bùi Giáng tại Hội Trường Trung Tâm Văn Hóa Pháp). Như vậy, vô lý hay có lý ở rất gần chúng ta chứ chẳng phải ở đâu xa. Làm thế nào dung hòa lại để cho cuộc sống mỗi ngày được vui vẻ thoải mái hơn...! Đó là điều mà bất cứ ai cũng đều mong ước! Xin mượn - mấy đoạn thơ lục bác của thi sĩ Bùi Giáng bên dưới đây, để chứng minh những điều đã nói.
Nhìn trăng có thấy nguyên màu ấy không?
Ta đi còn gửi đôi dòng
Lá rơi có dội ở trong sương mù.
Mẹ về trong cõi người ta
Một hôm mẹ gọi con ra bảo rằng
Trần gian vui sướng lắm chăng?
Hay là đau khổ hỡi thằng chiêm bao.
Hỏi tên, rằng biển xanh dâu
Hỏi quê, rằng mộng ban đầu đã xa
Gọi tên rằng một hai ba...
Đếm là diệu tưởng, đo là nghi tâm.
Trang Y Hạ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét