Chủ Nhật, 10 tháng 9, 2017

Thử bàn về chữ yêu trong thơ Xuân Diệu

Thử bàn về chữ yêu trong thơ Xuân Diệu
VÀ CÂY ĐỜI MÃI MÃI XANH TƯƠI 
Mọi lý thuyết đều là màu xám,
và cây đời vĩnh viễn xanh tươi (*)
Vĩnh viễn chim ca, vĩnh viễn nắng cười
Vĩnh viễn anh yêu em, như yêu sự thật
Và cây đời mãi mãi xanh tươi
Mãi mãi em ơi Cây đời trĩu trái
Gió trong lá mùa thu rồi trở lại
Rì rào đôi ta tình ái muôn đời
Trong mắt đen em mãi mãi ánh trời
Ngời qua một sợi tóc mây rũ trán
Mãi mãi môi em, nhụy đời vô hạn
Và cây đời, ôi! xán lạn xanh tươi

1/1/1970
Xuân Diệu
Thử bàn về chữ Yêu trong thơ Xuân Diệu 

Chọn một góc nhìn để viết ra được cái mình yêu là quyền của tác giả, và truyền được cái yêu ấy đến với độc giả đã là bậc thang mới. Nhưng truyền được lửa yêu của cái mình yêu để mọi người cùng yêu đó mới chính là “Cây đời” xanh tươi đơm bông kết trái.
Trọn vẹn một bài thơ Cây đời mãi mãi xanh tươi. Tác giả đã mở ra cái không gian rộng lớn của thế gian chứ không còn bó hẹp trong mối tình anh, tình em đơn thuần cuộc sống nữa. Cái triết lý về đời sống không còn là lý thuyết suông bàng bạc một màu xám mà nó đã hòa quyện với đất trời, tình yêu con người làm thay đổi cả tiếng chim, thay đổi vầng dương, gió cũng phải xao xuyến huống chi tình yêu chân thật mà anh đang muốn dành trọn vẹn cho em.
Mọi lý thuyết đều là màu xám,
và cây đời vĩnh viễn xanh tươi (*)
Vĩnh viễn chim ca, vĩnh viễn nắng cười
Vĩnh viễn anh yêu em, như yêu sự thật

Tác giả vẽ lên một không gian rộng lớn rồi từ từ xích gần lại với đời thường để nâng giá trị đích thực của tình yêu trong đời sống hiện tại. Nói xa rồi lại nói gần, cái nguyên lý sự sống đã được nhào nặn một cách vuông vức “Vĩnh viễn anh yêu em”… Tình yêu anh mang đến cho em được chim ca, nắng cười khích lệ như một thiên thần đem hạnh phúc đến trao cho người.
Điệp từ "Vĩnh viễn" được nhắc đi nhắc lại ở phần đầu bài giúp cho ta hiểu được ý đồ tác giả - khẳng định một điều chắc chắn… nó đã thế, nó phải thế .
Ở bài bình của Ngô Minh Sơn, sự phán đoán ý đồ tác giả rất rõ nét “Cây đời xanh tươi” vừa là điều ước, vừa là lời chúc phúc, vừa là một trách nhiệm cho đời này phải luôn nối tiếp đời sau vun xới cho tình người, tình yêu dày thêm, cao thêm, xanh tươi mãi mãi… Tình yêu ví như một gốc cây được chăm sóc, vun xới, được tỉa cành bón phân, đủ đất, đủ nước thì sẽ đơm hoa kết trái.
Khi trái tim ấp ủ một tình yêu chân chính nó sẽ trở nên bao dung, sẽ vì đời mà không ngần ngại khó khăn, gian khổ… Rồi đây – cũng có lúc gió bão nổi lên, cũng có lúc dập vùi mưa nắng để rồi “gió rì rào… thổi vào tình ái muôn đời”. Nhà thơ đón nhận một tình yêu thật đẹp, gạn lọc những tinh tú nhất để chuyển những cái tầm thường vật chất thành tinh thần, thể thơ thứ hai không nặng triết lý nữa mà đã bay bổng chan chứa ân tình…
Với một lý lẽ khúc triết, thong dong. Khổ thơ cuối đã kết một cách mãn nguyện:
Mãi mãi môi em, nhụy đời vô hạn
Và cây đời, ôi! xán lạn xanh tươi

Riêng với câu “Trong mắt đen em mãi mãi ánh trời” ẩn ý câu này có bạn đã thắc mắc - tôi đọc và hiểu rằng đôi mắt huyền khi nhìn ánh đèn hoặc ánh sáng (nắng) trong đồng tử thường có đốm sáng và nhà thơ nhìn nó lung linh ví như ánh trời.
Bài thơ này là một chân lý của tình yêu nếu không muốn nói nó là sự tất yếu của cuộc sống, càng biết chăm chút cho tình yêu thì cuộc sống càng đáng sống và đáng yêu.
Thân mến, cảm ơn các bạn đã nghe.
23/4/2008
Theo http://www.ttgdtxlaocai.net/


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tính quy phạm và sư phá vỡ nó trong thể loại thơ đương luật văn học trung đại Việt Nam

Tính quy phạm và sư phá vỡ nó trong thể loại thơ đương luật văn học trung đại Việt Nam 1. Khái niệm 1.1. Thể loại Đường luật Thơ Đường là kh...