Về quê
Anh dắt tay em
Về lại quê nghèo
Về lại quê nghèo
Tìm nơi đồng ruộng
Câu hát chèo đánh rơi
Câu hát chèo đánh rơi
Cánh cò xưa khảm ngang trời
Để nay câu hát ru hời
Chao nghiêng.
Để nay câu hát ru hời
Chao nghiêng.
Quê nghèo!
Giàu nỗi niềm riêng
Dầm trong bùn nước
Một miền nhớ thương.
Giàu nỗi niềm riêng
Dầm trong bùn nước
Một miền nhớ thương.
Mùa nay thóc phơi kín đường
Rơm quê trải lối
Cơm thơm bát đầy.
Cánh cò xưa
Bỏ đất này
Bởi đồng vang tiếng máy cày quanh năm
Rơm quê trải lối
Cơm thơm bát đầy.
Cánh cò xưa
Bỏ đất này
Bởi đồng vang tiếng máy cày quanh năm
Hội làng rộn tiếng hát văn
Điệu chèo đánh thức
Bao năm lại về.
Trăng vui sà xuống miền quê
Gái trai dìu dặt
Câu thề trao nhau.
Điệu chèo đánh thức
Bao năm lại về.
Trăng vui sà xuống miền quê
Gái trai dìu dặt
Câu thề trao nhau.
Mừng quê!
Thay áo, đổi màu
Đói nghèo đọng xuống bùn sâu mấy tầng
Em về!
Vui gấp mấy lần
Điệu chèo, câu hát trong ngần đêm trăng.
Thay áo, đổi màu
Đói nghèo đọng xuống bùn sâu mấy tầng
Em về!
Vui gấp mấy lần
Điệu chèo, câu hát trong ngần đêm trăng.
Tôi lại nhớ câu hát “Đưa nhau ta thì về” trong bài “Về quê” của
nhạc sĩ Phó Đức Phương. Bài thơ “Về quê” của Đoàn Văn Nghiêu cũng phảng phất
chút hồn quê như vậy, trai gái dắt nhau về trong ngày hội vào mùa:
Anh dắt tay em
Về lại quê nghèo
Nhìn đôi uyên ương đưa nhau về quê chuẩn bị cho lễ cưới mới hạnh phúc làm sao. “Anh dắt tay em” – họ tay trong tay ấm nóng chút tình quê. Ở nơi đó, có chàng trai vụng về đánh rơi câu hát chèo ngày hội, để bàn tay lạc hơi ấm bàn tay. Giờ ta đưa nhau về quê nghe em – về hát lại bài hát tình quê ngày xưa mà anh còn chưa thuộc hết, bỏ quên khúc dạo đầu giữa đồng ruộng mênh mông:
Tìm nơi đồng ruộng
Câu hát chèo đánh rơi
Chàng trai khôn ngoan mời cô gái về quê nhưng nhắc với em là để tìm lại câu hát chèo ngày ấy. Cô gái nào không vui khi được đi bên một chàng trai luôn nhớ tới cội nguồn. Anh tìm câu hát xưa khác gì tìm em, ngày hội làng xưa lúc nào chẳng có trai có gái, giờ anh dắt em về để ra mắt mẹ, để cùng em hát hội trăng rằm. Tình tứ làm sao khi anh muốn gửi gắm tình yêu cho một cô gái qua hình ảnh “câu hát chèo bỏ quên”. Cô gái mỉm cười nhìn anh, em theo anh về. Về quê để thấy:
Cánh cò xưa khảm ngang trời
Để nay câu hát ru hời
Chao nghiêng.
Quê nghèo!
Giàu nỗi niềm riêng
Dầm trong bùn nước
Một miền nhớ thương.
Về với anh nghe em, quê anh nghèo “hai sương một nắng”, có những người nông dân chở nỗi niềm riêng qua cánh cò chao nghiêng vào mỗi buổi chiều. Quê anh nghèo nhưng tình thương lại dạt dào và mênh mông như đồng lúa thẳng cánh cò bay… Họ chân chất, mộc mạc nhưng không gì có thể đổi lấy thứ tình cảm quê hương, làng xóm ấy. Vì nơi đó, có cả một miền nhớ thương em có biết không?
Mùa này thóc phơi kín đường
Rơm quê trải lối
Cơm thơm bát đầy.
Cánh cò xưa
Bỏ đất này
Bởi đồng vang tiếng máy cày quanh năm
Người con trai đã không dấu nổi niềm vui khi khoe với cô gái rằng quê anh đang ngày càng đổi mới. Nào thóc phơi kín đường, nào cơm đầy bát…và cánh cò xưa đã bỏ lại đất này bởi tiếng máy cày rộn rã quanh năm. Hình ảnh bát cơm đầy gợi lên sự ấm no, đầy đủ. Em ơi, cực khổ qua rồi, cánh cò lặn lội, cánh cò ước mơ cho một mùa bội thu nay đã thành sự thật. Em chớ buồn vì cái cảnh thôn quê. Em có nghe chăng: “đường về thôn em, duyên dáng bên ven sông, con thuyền xuôi mái…”? Nếu được nghe, em sẽ hiểu quê cũng có những nét đáng yêu.
Hội làng rộn tiếng hát văn
Điệu chèo đánh thức
Bao năm lại về.
Trăng vui sà xuống miền quê
Gái trai dìu dặt
Câu thề trao nhau.
Anh đã tìm được rồi em ơi! Chàng trai như reo vui cùng hội làng và tự hào với cô gái rằng hội làng vẫn rộn tiếng hát văn, tiếng hát chèo năm đó. Đừng buồn nghe em vì anh là người biết tôn trọng quá khứ, anh sẽ bù đắp cho em, mang lại niềm vui cho em bằng chính những câu hát đậm chất thủy chung, trữ tình của quê mình. Anh sẽ lại gọi trăng về, ánh trăng quê mà giữa phố phường chật hẹp hiếm khi nào em được nhìn thấy. Anh sẽ giữ trọn tình yêu thủy chung với em như tình yêu với tiếng hát chèo cổ vậy. Tiếng hát có em, tiếng hát có tình.
Trăng vui sà xuống miền quê
Gái trai dìu dặt
Câu thề trao nhau. Sẽ còn thi vị gì không nếu như anh phải hát một mình? Vậy nên, phải có đôi để “gái trai dìu dặt”, để họ trao nhau câu hẹn, câu thề dưới ánh trăng quê. Ánh trăng tình tứ như cũng muốn đùa giỡn cùng các chàng trai, cô gái. Làng quê đậm chất thơ thế kia thì có cô gái nào mà chẳng muốn về! Chàng trai vẫn điệp khúc hân hoan:
Mừng quê!
Thay áo, đổi màu
Đói nghèo đọng xuống bùn sâu mấy tầng
Em về!
Vui gấp mấy lần
Điệu chèo, câu hát trong ngần đêm trăng
Vẫn niềm vui, niềm hân hoan không dấu được trong câu hát của anh. Anh vui bởi làng quê đã “thay áo, đổi màu”, bởi “đói nghèo” đã “đọng xuống bùn sâu mấy tầng”. Nhưng còn niềm vui khác lớn lao hơn. Có niềm vui nào hơn khi quê hương mình đổi mới? Quê hương anh đổi mới, anh đã khoe mãi rồi. Khoe nhiều lắm, suốt cả bài thơ chỉ thấy anh ca ngợi quê hương, mãi đến câu kết, ta mới thấy anh đã cho cô gái một sự bất ngờ:
Em về!
Vui gấp mấy lần
Điệu chèo, câu hát trong ngần đêm trăng.
Thì ra, ngoài niềm vui về quê hương, anh còn niềm vui khác nữa. Đó là niềm vui khi có em về, niềm vui của một chàng trai sắp có vợ, dù xa quê nhưng anh không quên điệu hát chèo. Niềm vui đó được nhân lên gấp bội. Và hình như, hình ảnh những chàng trai khéo léo khi tán tỉnh ta đã từng bắt gặp trong bài ca dao “Tát nước đầu đình”:
“Áo anh đứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu…”
Còn ở đây, chàng trai cũng ý tứ cho cô gái biết tình cảm của mình qua việc nhân niềm vui lên “gấp mấy lần” so với niềm vui quê hương đổi mới:
Em về!
Vui gấp mấy lần
Điệu chèo, câu hát trong ngần đêm trăng
31/5/2008
Anh dắt tay em
Về lại quê nghèo
Nhìn đôi uyên ương đưa nhau về quê chuẩn bị cho lễ cưới mới hạnh phúc làm sao. “Anh dắt tay em” – họ tay trong tay ấm nóng chút tình quê. Ở nơi đó, có chàng trai vụng về đánh rơi câu hát chèo ngày hội, để bàn tay lạc hơi ấm bàn tay. Giờ ta đưa nhau về quê nghe em – về hát lại bài hát tình quê ngày xưa mà anh còn chưa thuộc hết, bỏ quên khúc dạo đầu giữa đồng ruộng mênh mông:
Tìm nơi đồng ruộng
Câu hát chèo đánh rơi
Chàng trai khôn ngoan mời cô gái về quê nhưng nhắc với em là để tìm lại câu hát chèo ngày ấy. Cô gái nào không vui khi được đi bên một chàng trai luôn nhớ tới cội nguồn. Anh tìm câu hát xưa khác gì tìm em, ngày hội làng xưa lúc nào chẳng có trai có gái, giờ anh dắt em về để ra mắt mẹ, để cùng em hát hội trăng rằm. Tình tứ làm sao khi anh muốn gửi gắm tình yêu cho một cô gái qua hình ảnh “câu hát chèo bỏ quên”. Cô gái mỉm cười nhìn anh, em theo anh về. Về quê để thấy:
Cánh cò xưa khảm ngang trời
Để nay câu hát ru hời
Chao nghiêng.
Quê nghèo!
Giàu nỗi niềm riêng
Dầm trong bùn nước
Một miền nhớ thương.
Về với anh nghe em, quê anh nghèo “hai sương một nắng”, có những người nông dân chở nỗi niềm riêng qua cánh cò chao nghiêng vào mỗi buổi chiều. Quê anh nghèo nhưng tình thương lại dạt dào và mênh mông như đồng lúa thẳng cánh cò bay… Họ chân chất, mộc mạc nhưng không gì có thể đổi lấy thứ tình cảm quê hương, làng xóm ấy. Vì nơi đó, có cả một miền nhớ thương em có biết không?
Mùa này thóc phơi kín đường
Rơm quê trải lối
Cơm thơm bát đầy.
Cánh cò xưa
Bỏ đất này
Bởi đồng vang tiếng máy cày quanh năm
Người con trai đã không dấu nổi niềm vui khi khoe với cô gái rằng quê anh đang ngày càng đổi mới. Nào thóc phơi kín đường, nào cơm đầy bát…và cánh cò xưa đã bỏ lại đất này bởi tiếng máy cày rộn rã quanh năm. Hình ảnh bát cơm đầy gợi lên sự ấm no, đầy đủ. Em ơi, cực khổ qua rồi, cánh cò lặn lội, cánh cò ước mơ cho một mùa bội thu nay đã thành sự thật. Em chớ buồn vì cái cảnh thôn quê. Em có nghe chăng: “đường về thôn em, duyên dáng bên ven sông, con thuyền xuôi mái…”? Nếu được nghe, em sẽ hiểu quê cũng có những nét đáng yêu.
Hội làng rộn tiếng hát văn
Điệu chèo đánh thức
Bao năm lại về.
Trăng vui sà xuống miền quê
Gái trai dìu dặt
Câu thề trao nhau.
Anh đã tìm được rồi em ơi! Chàng trai như reo vui cùng hội làng và tự hào với cô gái rằng hội làng vẫn rộn tiếng hát văn, tiếng hát chèo năm đó. Đừng buồn nghe em vì anh là người biết tôn trọng quá khứ, anh sẽ bù đắp cho em, mang lại niềm vui cho em bằng chính những câu hát đậm chất thủy chung, trữ tình của quê mình. Anh sẽ lại gọi trăng về, ánh trăng quê mà giữa phố phường chật hẹp hiếm khi nào em được nhìn thấy. Anh sẽ giữ trọn tình yêu thủy chung với em như tình yêu với tiếng hát chèo cổ vậy. Tiếng hát có em, tiếng hát có tình.
Trăng vui sà xuống miền quê
Gái trai dìu dặt
Câu thề trao nhau. Sẽ còn thi vị gì không nếu như anh phải hát một mình? Vậy nên, phải có đôi để “gái trai dìu dặt”, để họ trao nhau câu hẹn, câu thề dưới ánh trăng quê. Ánh trăng tình tứ như cũng muốn đùa giỡn cùng các chàng trai, cô gái. Làng quê đậm chất thơ thế kia thì có cô gái nào mà chẳng muốn về! Chàng trai vẫn điệp khúc hân hoan:
Mừng quê!
Thay áo, đổi màu
Đói nghèo đọng xuống bùn sâu mấy tầng
Em về!
Vui gấp mấy lần
Điệu chèo, câu hát trong ngần đêm trăng
Vẫn niềm vui, niềm hân hoan không dấu được trong câu hát của anh. Anh vui bởi làng quê đã “thay áo, đổi màu”, bởi “đói nghèo” đã “đọng xuống bùn sâu mấy tầng”. Nhưng còn niềm vui khác lớn lao hơn. Có niềm vui nào hơn khi quê hương mình đổi mới? Quê hương anh đổi mới, anh đã khoe mãi rồi. Khoe nhiều lắm, suốt cả bài thơ chỉ thấy anh ca ngợi quê hương, mãi đến câu kết, ta mới thấy anh đã cho cô gái một sự bất ngờ:
Em về!
Vui gấp mấy lần
Điệu chèo, câu hát trong ngần đêm trăng.
Thì ra, ngoài niềm vui về quê hương, anh còn niềm vui khác nữa. Đó là niềm vui khi có em về, niềm vui của một chàng trai sắp có vợ, dù xa quê nhưng anh không quên điệu hát chèo. Niềm vui đó được nhân lên gấp bội. Và hình như, hình ảnh những chàng trai khéo léo khi tán tỉnh ta đã từng bắt gặp trong bài ca dao “Tát nước đầu đình”:
“Áo anh đứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu…”
Còn ở đây, chàng trai cũng ý tứ cho cô gái biết tình cảm của mình qua việc nhân niềm vui lên “gấp mấy lần” so với niềm vui quê hương đổi mới:
Em về!
Vui gấp mấy lần
Điệu chèo, câu hát trong ngần đêm trăng
31/5/2008
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét