Nghĩ về tính mênh mông trời đất, tính cục diện
Mùa màng thời tiết, kèm theo là những lễ hội. Nội dung thi ca
hải ngoại lấy bối cảnh trong đó như cùng lúc tương ứng với ba chủ đề: thơ tình
hoài hương, thơ hội nhập vào đất mới, và thơ siêu hình của bao la trời đất. Ví
dụ vào mùa xuân lễ hội Tết, thơ hải ngoại đã từng đóng góp phong phú trên các
giai phẩm xuân của Tạp chí văn chương, nhật báo và Tuần báo; nếu ta chịu khó
sưu tầm thì cũng đã đến hàng trăm bài trong suốt 30 năm (1975- 2005). Nhà thơ
nào cũng đều có đôi ba bài liên hệ đến xuân quê hương, xuân nơi xứ người, xuân
tuần hoàn mạch sống hay xuân của thời gian trôi mãi. Còn vào mùa đông tuyết rơi
trắng xóa như ở bên Anh bên Pháp hay ớ các tiểu bang phía Đông Hoa Kỳ, làm sao
không có các bài thơ ngồi bên lò sưởi nhớ nắng vàng đồng lúa bao la với xóm làng
yên tĩnh, làm sao không có những bài thơ Mùa Giáng Sinh đi lễ với người tình
nơi các thành phố quê nhà thuở xa xưa, làm sao không có thơ siêu hình của các
nhà thơ tín ngưỡng tôn giáo. Và vào mùa mưa ở vài tiểu bang Hoa Kỳ- hiếm có mưa
suốt tháng ở vùng khí hậu gần sa mạc như California nhưng không hiếm như ở tiểu
bang Washington hay tiểu bang Florida hay thủ đô Hoa Thịnh Đốn- làm sao mưa tầm
tã không hằn vết trong vài bài thơ hội nhập buồn trong những năm đầu nơi xứ người.
Nhất là những người Việt sống với nghề đánh cá ven biển Texas thuộc vịnh
Mexico, họ đã và đang ra khơi đánh bắt trong những ngày mưa gió, và ta không
quên tin tức trên các báo Mỹ viết về những năm đầu mới định cư họ còn bị kỳ thị
bởi người địa phương. Mùa mưa làm bối cảnh cho hội nhập buồn những tháng ngày
lam lũ khi mới đến định cư, những câu thơ của Giang Hữu Tuyên sáng tác tại thủ
đô Hoa Thịnh Đốn làm ta biết có những ngày mưa dai dẳng tại nơi đây, tương phản
với mùa hoa anh đào nở rộ vào mùa xuân bên dòng sông Hudson. Mãi đến khi ông mất,
bài thơ này mới được phổ biến rộng nhờ nhật báo Người Việt ở Nam California. Điều
đó nói lên sự kiện báo chí Việt ngữ như những ốc đảo trong nước Hoa Kỳ rộng lớn
và trong thế giới cách ngăn bởi đại dương, viêc sưu tầm thơ hải ngoại chỉ có giới
hạn. Bài thơ “Trời mưa đi phát báo” đại diện cho thơ về hội nhập buồn khi
mới định cư nơi xứ người, tương đương giá trị văn học phản ánh thời thế như bài
thơ “ Mai mốt anh về” của Cao Tần. Bài thơ của Giang Hữu Tuyên
sau ngày mất của ông hầu như ai cũng biết, nên không thể không ghi lại trọn bài
như một chứng tích văn học:
TRỜI MƯA ĐI PHÁT BÁO
Chiều ngả năm đường năm bảy ngả
Ngả nào cũng ướt giọt mưa rơi
Bao mùa mưa đã im giông bão
Sao nước trường giang vẫn khứ hồi
Mười mấy năm làm tên phát báo
Lòng buồn theo thành quách xa xưa
Những trang tin dội từ quá khứ
Rớt ngập ngừng cùng những hạt mưa
Mưa lót ngót đời loi ngoi mãi
Sáng chưa đi, chiều lại mưa về
Mưa ngả năm từ năm bảy ngả
Ngả nào cũng mưa và mưa thôi
Xấp báo trên tay vừa ướt hết
Vậy mà cứ đứng dưới mưa bay
Hình như những mùa mưa thuở trước
Mùa màng thời tiết và lễ hội vào mùa thu, mùa gợi hứng
nhiều nhất cho thi ca, chắc chắn có nhiều dấu ấn trong thơ người Việt xứ người.
Đặc biệt nơi miền Nam California, nơi không phải hoàn toàn thuộc khí hậu ôn đới
như miền Bắc California; mà là khí hậu bán ôn đới, khí hậu bán sa mạc, nên giữa
tháng chín dương lịch trời vô cùng oi bức với những ngày có luồng nhiệt đi qua
hết sức nóng, với những ngày có gió sa mạc Santa Ana thổi đến rất khó chịu.
Nhưng cũng là nơi tiềm phục sẵn những hàng cây phong ôn đới, những rừng thông
thuộc xứ lạnh, những vùng cây aspen mau chóng chuyển thành lá đỏ vào mùa thu. Tất
cả như sẵn sàng thuộc về mùa thu. Quả là như vậy khi ngày thu-phân 22 tháng 9
trở về thì ngay tức khắc thời tiết sa mạc chuyển liền sang mùa lạnh ôn đới.
Trên đường phố thấp thoáng có người mặc áo lạnh, tuy nhiên chưa phải tất cả ai
cũng thấy cần thiết khoác kín như khi vào giữa mùa thu bước sang đông. Mùa
thu California càng thêm gợi cảm do từ những bài hát sang thu trong
chương trình phát thanh Việt ngữ 24 tiếng mỗi ngày tại miền Nam California.
Đang đi trên xa lộ vào buổi sáng khoảng chín mười giờ, lúc mà bầu trời huyền ảo
có màn sương mù trên các hàng cây, khí hậu mát dễ chịu, nghe bài hát mùa thu của
nhạc sĩ Thanh Trang mới thấm đẫm chất siêu hình của trời đất “với thu mênh
mông” để rồi “tiếc thu mênh mông”: “Nhớ những đường về sương rơi mịt mùng/ Mắt
biếc là màu riêng tôi lạnh lùng/ Thương cho người về cô đơn với bóng/ Mây chiều
lạc loài đã xuống/ Với thu mênh mông... Nhớ mãi đường chiều thu rơi ngàn trùng/
Tóc đã lạc cùng mây trôi ngại ngùng/ Đêm mong người về cho vơi giá buốt/ Nghe hồn
từng mùa đã khuất/ Tiếc thu mênh mông.”Nội dung bài hát này thuộc về tình ca,
nhưng ta cảm được chất siêu hình của trời đất qua từ ngữ mênh mông lặp lại mấy
lần, và hình như điệp khúc mênh mông gây ấn tượng nhất cho người thưởng thức.
Ta đặt câu hỏi: Có phải sở dĩ thính giả cảm được tính chất vừa
cao vừa rộng vừa huyền ảo của mùa thu là nhờ âm điệu của nhạc vút cao, nhờ tiếng
hát của Họa Mi, của Khánh Hà? Nghĩa là dù bằng những lời khác thì ta vẫn cảm thấy
chất siêu hình đó, không nhất thiết nhờ từ ngữ mênh mông. Có đúng như vậy
không? Ta thử trám vào những nốt nhạc đó bằng các chữ “bao la” hay “cao xa”,
như thế thì không hề lệch âm điệu, vậy tại sao ta không cảm được tính chất mênh
mông của trời đất vào thu. Ta có thể nói từ ngữ mênh mông chẳng những chỉ trỏ sự
vật mà còn chính là sự vật, từ ngữ không là phương tiện phát biểu thực tại mà
còn chính là thực tại. Từ ngữ là hóa thân của bản thể. Một ví dụ khác: từ ngữ
chỉ về số lượng “ngàn” khác với từ ngữ số lượng “nghìn” (không kể ngàn có nghĩa
là rừng như cây ngàn, lên thác xuống ngàn). Ngàn khơi chẳng hạn là từ ngữ chỉ số
lượng trên đại dương, khi đọc lên có âm hưởng biểu hiện cõi miền lớn rộng, tức
là chữ ngàn khơi chất chứa bản thể ngoại giới bao la. Còn nghìn xưa là từ ngữ
chỉ số lượng thời gian, khi đọc lên có âm hưởng biểu hiện bề sâu quá khứ, tức
là nghìn xưa chất chứa bản thể độ dày của lịch sử. Nếu ta dùng chữ ngàn xưa thì
cũng được, cũng đồng nghĩa, nhưng ta không đồng cảm, không thị kiến thấy mịt
mùng năm tháng lùi sâu trong dĩ vãng.
Ta lại đặt câu hỏi: Nếu ngoại giới không phải vào mùa thu, trời
đất không phơn phớt sương mù, khí hậu không mát lạnh, không phải là lúc nhàn du
chạy xe thảnh thơi trên xa lộ, liệu ta có cảm thấy mùa thu mênh mông khi nghe
các lời hát của nhạc sĩ Thanh Trang. Thiếu hoàn cảnh như vậy, quả là ta không cảm
được mùa thu. Giả dụ như lúc viễn hành trên vùng sa mạc ngút ngàn hay viễn du
trên đại dương không bờ bến, thay vì mênh mông bao gồm chiều rộng và chiều cao
thì ta chỉ cảm thấy một chiều bao la mà thôi. Còn nói gì khi ta cư ngụ nơi thị
tứ chật hẹp, hẻm phố che khuất bầu trời xanh, thời tiết oi bức không phân biệt
mùa: ta sẽ thấy nhân giới vật lộn với khó khăn đời sống thay thế cho nhiên giới
mênh mông của mùa thu. Cho nên ngoại giới mùa thu, từ ngữ nghệ thuật, và đời sống
kinh tế của con người phải hòa điệu với nhau.
Ta lại đặt thêm câu hỏi chót: Nếu như lời hát mùa thu mênh
mông ta đã có, âm điệu lên cao và lan xa đã gắn liền, ngoại giới mênh mông đang
ngoài kia, nhưng sức khỏe của ta đang suy sụp, liệu ta có cảm nhận được mùa thu
đang quay về hạnh phúc. Chắc chắn là không. Vậy là thêm yếu tố tình trạng cơ thể
của con người, có lành mạnh thể xác thì mới tiếp nhận những ca ngợi cuộc đời,
tâm hồn mở cửa về phía siêu hình cao xanh. Nếu quá suy sụp vì bệnh tật không hy
vọng cứu chữa thì tâm hồn chỉ mở cửa về phía siêu hình thần bí hay huyền bí tùy
theo tín ngưỡng tôn giáo, mong được phù hộ hay mong sớm về cõi vĩnh hằng.
Đến đây, ta nên đi sâu thêm nữa vào phân tích cảm nhận mênh
mông. Siêu hình mà ta gọi là cao xanh mênh mông như vừa trình bày ở đoạn trên
chỉ là thứ siêu hình còn vướng mắc vào sắc tướng của thế giới hữu hình. Như người
Maori thuộc sắc tộc Polynesian hiện cư trú tại Tân Tây Lan, họ có những triền
núi chạy thoai thoải xuống biển dùng để thủy táng người quá cố. Họ cầu nguyện
cho linh hồn người chết trở về cõi đời đời ở phía Tây Thái Bình Dương cách đó mấy
ngàn hải lý, nơi phát xuất nguồn gốc tổ tiên tộc người Polynesian, truy ra họ
đã hành trình di cư đến đây từ bao thế kỷ trước. Cõi miền như vậy chỉ là triển
khai từ bao la của đại dương. Cũng như cõi đời đời của vài tộc người khác triển
khai từ mênh mông sa mạc, từ bình nguyên thảo nguyên, từ bầu trời xanh ngàn thuở
mây bay, từ những đỉnh cao ngàn năm tuyết trắng... Đó không phải mênh mông của
thấu thị “ba ngàn cõi”, của trực giác “bình minh khắp muôn trời”, của huệ nhãn.
Đến nay, vật lý nguyên tử mới thấy quả là sự thật khi khám phá mỗi nguyên tử,
thậm chí mỗi hạt hạ nguyên tử (vi hạt) cũng có cấu trúc mênh mông như đại dương
giữa các phần tử tạo thành, điều mà William Blake (Thi sĩ Anh 1757- 1827) đã từng
viết: “To see the world in a grain of sand/ And a heaven in a wild flơwer/
Hold infinity in the palm of your hand/ And eternity in an hour”, và như nhà
văn Mai thảo (1927-1998) cũng đã từng diễn tả tương tự: “Sao không, hạt
cát sông Hằng ấy/ Còn chứa trong lòng cả đại dương”. Rất tiếc người viết
bài này không nhớ hết các câu thơ chữ Hán sau đây, không biết rõ của vị Thiền
sư nào, và trích ra đây có sai sót chữ nào hay không.
Nhưng nội dung thì không lầm, cũng đều là ý tưởng đi vào thế giới cực nhỏ như đầu sợi lông, như trong hạt cải, mà thấy mô hình tương tự của vũ trụ cực đại: “Càn khôn tận thị mao đầu thượng/ Nhật nguyệt bao hàm giới tử trung”. Hành trình vào cấu trúc hạt hạ nguyên tử cực nhỏ để thấy sự tương đồng về cách tạo thành của vũ trụ vô cùng, nói đơn giản như vậy vì ta muốn giảm bớt việc phải dùng các từ ngữ khoa học chuyên môn như cơ học lượng tử (quantum theory) và vật lý vũ trụ (astrophysics). Tránh đi sâu vào lãnh vực quá thông thái, nhưng ta nhận thấy rằng “đầu sợi lông” hoặc “trong hạt cải” hoặc “trong hạt cát” qua lời thơ của các thi sĩ vẫn còn là thế giới hữu hình quá lớn đối với hạt hạ-nguyên-tử (subatomic particle) hay hạt căn nguyên (elementary particles), lãnh vực cực nhỏ mà vẫn phải được thực nghiệm của vật lý lượng tử. Có thể đầu sợi lông hay lòng bàn tay hay hạt cát sông Hằng chỉ là những biểu tượng để chỉ thế giới siêu hình không thể biểu hiện ra được cho thế gian biết bằng thị giác, thính giác, cảm giác. Nghĩa là thế gian không thể thấu thị bằng huệ nhãn, bằng trực giác siêu nghiệm, nên các nhà thơ phải dùng sắc tướng hữu hình để ám chỉ. Nhưng đối với người đạt tới tình trạng đốn ngộ hay gần kề đốn ngộ thì mới thấy cái đẹp siêu hình vô sắc tướng. Theo William Blake: Vũ trụ phản ánh trong một bông hoa, vô tận của không gian phản ánh trong lòng bàn tay, vô cùng của thời gian phản ánh trong khoảnh khắc một tiếng đồng hồ. Biết mênh mông như vậy mà không được giải thích bằng vật lý cơ học lượng tử và vật lý vũ trụ thì siêu hình đó đối với ta chỉ là dáng vẻ hữu hình, chỉ cảm được một cách nên thơ qua thị giác thính giác và cảm giác, nghĩa là chỉ là sắc tướng mà ta tưởng đâu cũng đã tới trình độ thấu thị của bậc đại giác nói theo đạo Phật, hoặc trực giác siêu nghiệm nói theo kiến thức Tây phương. Vậy thì cơ học lượng tử và vật lý vũ trụ, dù rằng ta chỉ biết một cách khái quát, cũng có thể giúp ta biết được mênh mông trong thế giới cực nhỏ như sau: Trong vòng 100 năm trở lại đây, các nhà vật lý đã quan sát và đã thực nghiệm kiểm chứng cho xác thực, thấy rằng nhiệt năng (sức nóng) không phải tăng hay giảm liên tục, mà theo từng bậc làm thành từng bước đổi thay (quan sát một thanh sắt khi nung nóng hay để nguội dần). Từ nhiệt năng, quan sát đến quang năng, thấy ánh sáng cũng không đi theo luồng liên tục mà là từng hạt nối đuôi nhau. Hạt ánh sáng hay hạt quang tử đó vừa là hạt vừa là sóng. Nhiệt năng, rồi quang năng, rồi các năng lượng khác (điện năng và các tia vũ trụ) cũng đều là hạt và cũng đi bằng làn sóng. Kỳ lạ thay khi vật chất vừa là hạt vừa là sóng, tức hai dạng hiện hữu trái ngược nhau. Từng hạt là từng điểm, còn sóng là lan truyền, vậy tại sao lại đồng hiện hữu.
Nhưng nội dung thì không lầm, cũng đều là ý tưởng đi vào thế giới cực nhỏ như đầu sợi lông, như trong hạt cải, mà thấy mô hình tương tự của vũ trụ cực đại: “Càn khôn tận thị mao đầu thượng/ Nhật nguyệt bao hàm giới tử trung”. Hành trình vào cấu trúc hạt hạ nguyên tử cực nhỏ để thấy sự tương đồng về cách tạo thành của vũ trụ vô cùng, nói đơn giản như vậy vì ta muốn giảm bớt việc phải dùng các từ ngữ khoa học chuyên môn như cơ học lượng tử (quantum theory) và vật lý vũ trụ (astrophysics). Tránh đi sâu vào lãnh vực quá thông thái, nhưng ta nhận thấy rằng “đầu sợi lông” hoặc “trong hạt cải” hoặc “trong hạt cát” qua lời thơ của các thi sĩ vẫn còn là thế giới hữu hình quá lớn đối với hạt hạ-nguyên-tử (subatomic particle) hay hạt căn nguyên (elementary particles), lãnh vực cực nhỏ mà vẫn phải được thực nghiệm của vật lý lượng tử. Có thể đầu sợi lông hay lòng bàn tay hay hạt cát sông Hằng chỉ là những biểu tượng để chỉ thế giới siêu hình không thể biểu hiện ra được cho thế gian biết bằng thị giác, thính giác, cảm giác. Nghĩa là thế gian không thể thấu thị bằng huệ nhãn, bằng trực giác siêu nghiệm, nên các nhà thơ phải dùng sắc tướng hữu hình để ám chỉ. Nhưng đối với người đạt tới tình trạng đốn ngộ hay gần kề đốn ngộ thì mới thấy cái đẹp siêu hình vô sắc tướng. Theo William Blake: Vũ trụ phản ánh trong một bông hoa, vô tận của không gian phản ánh trong lòng bàn tay, vô cùng của thời gian phản ánh trong khoảnh khắc một tiếng đồng hồ. Biết mênh mông như vậy mà không được giải thích bằng vật lý cơ học lượng tử và vật lý vũ trụ thì siêu hình đó đối với ta chỉ là dáng vẻ hữu hình, chỉ cảm được một cách nên thơ qua thị giác thính giác và cảm giác, nghĩa là chỉ là sắc tướng mà ta tưởng đâu cũng đã tới trình độ thấu thị của bậc đại giác nói theo đạo Phật, hoặc trực giác siêu nghiệm nói theo kiến thức Tây phương. Vậy thì cơ học lượng tử và vật lý vũ trụ, dù rằng ta chỉ biết một cách khái quát, cũng có thể giúp ta biết được mênh mông trong thế giới cực nhỏ như sau: Trong vòng 100 năm trở lại đây, các nhà vật lý đã quan sát và đã thực nghiệm kiểm chứng cho xác thực, thấy rằng nhiệt năng (sức nóng) không phải tăng hay giảm liên tục, mà theo từng bậc làm thành từng bước đổi thay (quan sát một thanh sắt khi nung nóng hay để nguội dần). Từ nhiệt năng, quan sát đến quang năng, thấy ánh sáng cũng không đi theo luồng liên tục mà là từng hạt nối đuôi nhau. Hạt ánh sáng hay hạt quang tử đó vừa là hạt vừa là sóng. Nhiệt năng, rồi quang năng, rồi các năng lượng khác (điện năng và các tia vũ trụ) cũng đều là hạt và cũng đi bằng làn sóng. Kỳ lạ thay khi vật chất vừa là hạt vừa là sóng, tức hai dạng hiện hữu trái ngược nhau. Từng hạt là từng điểm, còn sóng là lan truyền, vậy tại sao lại đồng hiện hữu.
Đi sâu vào sự tìm hiểu hạt, mà hạt đây là nguyên tử, mới biết
mỗi nguyên tử được cấu tạo như một hệ thái dương thu lại cực nhỏ, gồm một nhân
và những hạt electron đánh vòng các quỹ đạo quanh nhân; khoảng cách giữa nhân với
các quỹ đạo electron cũng xa vời vợi như giữa mặt trời với các quỹ đạo hành
tinh. Quả là cả một thế giới trong lòng một hạt nhỏ. Ta đâu thể trực giác được
như vậy. Phải nhờ vật lý nguyên tử giải thích ta mới thấy mênh mông trong lòng
một hạt cát. Nhưng nguyên tử cũng còn phức tạp, vì trong nhân nguyên tử lại gồm
một cơ cấu những hạt cực nhỏ mà cực nặng (trong khi những hạt electron nhẹ hều
như những đám mây bay đánh các vòng quỹ đạo chung quanh nhân).
Các quỹ đạo này không cố định, nghĩa là các hạt electron không chỉ bay vòng vòng trên quỹ đạo dành riêng, mà có khi nhảy đến vòng quỹ đạo gần kề nhân, có khi nhảy ra thật xa trên một quỹ đạo thuộc vòng rìa. Mỗi lần nhảy là mỗi lần tăng năng lượng hay giảm năng lượng, làm cho nguyên tử có cơ hội kết hợp với nguyên tử khác, hay tách rời nguyên tử khác. Năng lượng mà electron hấp thụ hay nhả ra chính là các hạt quang tử, các hạt ánh sáng. Sở dĩ ta nói hơi dài kiến thức khoa học vật lý cũng là cách để trở về thi ca nói về đất trời mênh mông. Thi sĩ đạo sĩ biết bằng trực giác, còn ta biết mênh mông nhờ những giải thích vật lý lượng tử và vật lý vũ trụ. Vậy thì ta hãy tiếp tục hiểu thêm về các bước nhảy vô chừng của những hạt cực nhỏ. Vật chất, đại diện là hạt ánh sáng và các hạt năng lượng khác như điện tử, nhiệt năng, các tia vũ trụ, đều mang tính mâu thuẫn vừa là hạt vừa là sóng. Vật chất có những bước nhảy tình cờ, vô chừng, xác xuất, bất định, không thể biết trước, không thể bắt một hạt electron đứng yên để dụng cụ tinh vi quan sát, tốc độ và vị trí hạt electron hoán chuyển ngay tức khắc mỗi lần bị quan sát. Thi sĩ đạo sĩ nhờ huệ nhãn biết thực tại vô thường, có đó mà không đó, thế gian hư ảo. Nhưng ta được giải thích mới cảm nhận ra vẻ đẹp vũ trụ hư hư thực thực, nhờ thông qua kiến thức vật lý lượng tử và vật lý vũ trụ, dù là kiến thức khái quát vì mục đích của ta để liên hệ đến thi ca mà thôi.
Các quỹ đạo này không cố định, nghĩa là các hạt electron không chỉ bay vòng vòng trên quỹ đạo dành riêng, mà có khi nhảy đến vòng quỹ đạo gần kề nhân, có khi nhảy ra thật xa trên một quỹ đạo thuộc vòng rìa. Mỗi lần nhảy là mỗi lần tăng năng lượng hay giảm năng lượng, làm cho nguyên tử có cơ hội kết hợp với nguyên tử khác, hay tách rời nguyên tử khác. Năng lượng mà electron hấp thụ hay nhả ra chính là các hạt quang tử, các hạt ánh sáng. Sở dĩ ta nói hơi dài kiến thức khoa học vật lý cũng là cách để trở về thi ca nói về đất trời mênh mông. Thi sĩ đạo sĩ biết bằng trực giác, còn ta biết mênh mông nhờ những giải thích vật lý lượng tử và vật lý vũ trụ. Vậy thì ta hãy tiếp tục hiểu thêm về các bước nhảy vô chừng của những hạt cực nhỏ. Vật chất, đại diện là hạt ánh sáng và các hạt năng lượng khác như điện tử, nhiệt năng, các tia vũ trụ, đều mang tính mâu thuẫn vừa là hạt vừa là sóng. Vật chất có những bước nhảy tình cờ, vô chừng, xác xuất, bất định, không thể biết trước, không thể bắt một hạt electron đứng yên để dụng cụ tinh vi quan sát, tốc độ và vị trí hạt electron hoán chuyển ngay tức khắc mỗi lần bị quan sát. Thi sĩ đạo sĩ nhờ huệ nhãn biết thực tại vô thường, có đó mà không đó, thế gian hư ảo. Nhưng ta được giải thích mới cảm nhận ra vẻ đẹp vũ trụ hư hư thực thực, nhờ thông qua kiến thức vật lý lượng tử và vật lý vũ trụ, dù là kiến thức khái quát vì mục đích của ta để liên hệ đến thi ca mà thôi.
Tóm lại, qua cảm nhận mênh mông hữu hình về mùa thu trong một
tình khúc của nhạc sĩ Thanh Trang, giúp ta có dịp bàn xa đến cảm tính mênh mông
thuộc đời thường, bàn về thấu thị thuộc đạo học thiền học. Và cũng vào mùa thu,
cũng một đôi lần chạy xe thênh thang trên xa lộ, cũng thời tiết dễ chịu, cũng
tâm thần và thể xác rất bình thường, ta lại nghe một bài hát mùa thu khác, bài
“Nhớ mùa thu Hà Nội” của Trịnh Công Sơn qua tiếng hát những ca sĩ thời
danh (Thu Phương, Mỹ Linh, Hồng Nhung, Tuấn Ngọc). Trời đất trong bài hát cũng
mát dịu, thêm vẻ đẹp cổ kính mái ngói thấm nâu, thêm vẻ đẹp đặc thù ở đất Bắc với
hoa sữa với cây bàng lá đỏ, nhưng có một điều gì nghe như nhắn nhủ thuộc về thời
thế hơn là thuộc về tình ca trong bối cảnh mùa thu mênh mông. Có phải do ta định
kiến vì những dư luận chung quanh thái độ người nhạc sĩ tài ba cả về tình ca, cả
về nhạc thời chinh chiến. Không phải định kiến, mà chính là lời ca nêu câu hỏi
cho ta trả lời, mỗi người có thể trả lời một cách. Vì câu hỏi của người nhạc sĩ
nêu ra giữa người với người, nên mặc nhiên bài hát hướng về nhân quần hơn là hướng
về thiên nhiên. Nghĩa là nhạc sĩ khiến người nghe ngập ngừng tìm câu phải trả lời
thuộc về thời thế, không thuộc về tình ca hay đạo ca. Xét về tổng thể, lời hát
của người nhạc sĩ này đa số là tình ca nhưng chất chứa triết lý siêu hình đời
người. Nhưng bài “Nhớ mùa thu Hà Nội” có tính chất hỏi han thời thế,
vì vậy mùa thu ta tạm gọi là cục diện chắn lối mênh mông mùa thu, mùa thu thắc
mắc chắn lối chơi vơi mùa thu.
Trời cao xanh vẫn hiện diện, khí hậu mát lạnh vẫn hiện diện, thảo mộc chuyển màu vẫn tuần hoàn, lòng người nôn nao vẫn bất biến, tình tự trai gái vẫn muôn đời, cớ sao gọi là cục diện.
Cục diện nằm trong câu hỏi của những lời hát, muốn nói điều gì đó không rõ ràng, ca ngợi một người hay nhớ tiếc một người gần như đều thích hợp cho cảm nhận tùy theo chủ quan thính giả. Phải suy nghĩ lời giải đáp cho một câu hỏi làm ta như mất cảm tính đang lênh đênh, chẳng khác nào rượu đang bốc mà một lời nói làm ta tỉnh dậy, đang mơ màng có một tiếng động khiến ta giật mình. Mùa thu Hà Nội trong bài hát có phải là mùa thu thời tiết hay muốn nhắc nhở “Mùa thu tháng 8 năm 1945”, nhớ đến một người tại sao liên hệ đến nhớ tới mọi người, tại sao tác giả yêu cầu “những con đường phải trả lời cho tôi”. Bao nhiêu nhắn gọi đó khiến cho bài “Nhớ mùa thu Hà Nội” mang tính cục diện thời thế, cục diện thuở nào chiến tranh, cục diện nhân quần đoàn thể. Nghe bài hát lúc trên xa lộ Nam California thênh thang vì đã hết là giờ bận rộn người đi làm buổi sáng; thời điểm đúng giữa mùa thu trong tháng mười một, hàng cây phong và aspen đã chuyển hoàn toàn sang lá vàng lá đỏ; trên người khoác áo vừa đủ ấm cho thời tiết đang mùa thu chưa phải sang đông, nghĩa là tâm hồn và thể chất bình thường: Chừng ấy điều kiện đã đủ cho hồn ta lâng lâng với bài hát mênh mông. Ta đón đợi, nếu không tình ca thì cũng phải thiên nhiên ca, nếu không Đạo ca thấu thị siêu hình thì cũng phải Thu ca sắc tướng mỹ cảm, vậy mà bài hát ấy khiến mùa thu lạc sang bờ thế sự ca. Ta thử nghe lại nguyên văn lời hát: “Hà Nội mùa thu/ Cây cơm nguội vàng/ Cây bàng lá đỏ/ Nằm kề bên nhau/ Phố xưa nhà cổ/ Mái ngói thấm nâu... Hà Nội mùa thu/ Mùa thu Hà Nội/ Mùa hoa sữa về/ Thơm từng ngọn gió/ Mùa cốm xanh về/ Thơm bàn tay nhỏ/ Cốm sữa vỉa hè/ Thơm bước chân qua... Hồ Tây chiều thu/ Mặt nước vàng lay/ Bờ xa mời gọi/ Màn sương thương nhớ/Bầy sâm-cầm nhỏ/ Vỗ cánh mặt trời... Hà Nội mùa thu/ Đi giữa mọi người/ Lòng như thầm hỏi/ Tôi đang nhớ ai/ Sẽ có một ngày/ Trời thu Hà Nội/ Trả lời cho tôi/ Sẽ có một ngày/ Từng con đường nhỏ/ Trả lời cho tôi... Hà Nội mùa thu/ Mùa thu Hà Nội/ Nhớ đến một người/ Để nhớ mọi người”.
Trời cao xanh vẫn hiện diện, khí hậu mát lạnh vẫn hiện diện, thảo mộc chuyển màu vẫn tuần hoàn, lòng người nôn nao vẫn bất biến, tình tự trai gái vẫn muôn đời, cớ sao gọi là cục diện.
Cục diện nằm trong câu hỏi của những lời hát, muốn nói điều gì đó không rõ ràng, ca ngợi một người hay nhớ tiếc một người gần như đều thích hợp cho cảm nhận tùy theo chủ quan thính giả. Phải suy nghĩ lời giải đáp cho một câu hỏi làm ta như mất cảm tính đang lênh đênh, chẳng khác nào rượu đang bốc mà một lời nói làm ta tỉnh dậy, đang mơ màng có một tiếng động khiến ta giật mình. Mùa thu Hà Nội trong bài hát có phải là mùa thu thời tiết hay muốn nhắc nhở “Mùa thu tháng 8 năm 1945”, nhớ đến một người tại sao liên hệ đến nhớ tới mọi người, tại sao tác giả yêu cầu “những con đường phải trả lời cho tôi”. Bao nhiêu nhắn gọi đó khiến cho bài “Nhớ mùa thu Hà Nội” mang tính cục diện thời thế, cục diện thuở nào chiến tranh, cục diện nhân quần đoàn thể. Nghe bài hát lúc trên xa lộ Nam California thênh thang vì đã hết là giờ bận rộn người đi làm buổi sáng; thời điểm đúng giữa mùa thu trong tháng mười một, hàng cây phong và aspen đã chuyển hoàn toàn sang lá vàng lá đỏ; trên người khoác áo vừa đủ ấm cho thời tiết đang mùa thu chưa phải sang đông, nghĩa là tâm hồn và thể chất bình thường: Chừng ấy điều kiện đã đủ cho hồn ta lâng lâng với bài hát mênh mông. Ta đón đợi, nếu không tình ca thì cũng phải thiên nhiên ca, nếu không Đạo ca thấu thị siêu hình thì cũng phải Thu ca sắc tướng mỹ cảm, vậy mà bài hát ấy khiến mùa thu lạc sang bờ thế sự ca. Ta thử nghe lại nguyên văn lời hát: “Hà Nội mùa thu/ Cây cơm nguội vàng/ Cây bàng lá đỏ/ Nằm kề bên nhau/ Phố xưa nhà cổ/ Mái ngói thấm nâu... Hà Nội mùa thu/ Mùa thu Hà Nội/ Mùa hoa sữa về/ Thơm từng ngọn gió/ Mùa cốm xanh về/ Thơm bàn tay nhỏ/ Cốm sữa vỉa hè/ Thơm bước chân qua... Hồ Tây chiều thu/ Mặt nước vàng lay/ Bờ xa mời gọi/ Màn sương thương nhớ/Bầy sâm-cầm nhỏ/ Vỗ cánh mặt trời... Hà Nội mùa thu/ Đi giữa mọi người/ Lòng như thầm hỏi/ Tôi đang nhớ ai/ Sẽ có một ngày/ Trời thu Hà Nội/ Trả lời cho tôi/ Sẽ có một ngày/ Từng con đường nhỏ/ Trả lời cho tôi... Hà Nội mùa thu/ Mùa thu Hà Nội/ Nhớ đến một người/ Để nhớ mọi người”.
Mùa thu tháng 8 năm 1945, thời điểm nhắc nhở có một biến cố lịch
sử. Và bài thơ mới đây trong thi ca hải ngoại lại nhắc Mùa thu Hà Nội với một
biến cố lịch sử khác. Sau bản Hiệp định Genève ký vào tháng 7 năm 1954 thì tiếp
đến là mùa thu tác giả di cư vào Nam. Mùa thu thế sự nào cũng mang tính cục diện
thuộc nhân giới có những tâm thức đối nghịch, mặc dù cùng lấy bối cảnh mênh
mông của trời đất:
Hà Nội của tôi,
Hà Nội 50 mờ mờ trí nhớ
Hà Nội mùa hè Cổ Ngư phượng đỏ,
Hà Nội mùa thu Hoàn Kiếm mờ sương
… Hà Nội 54 những đêm hấp hối
Giờ giới nghiêm lựu đạn nổ đâu đây
Thằng H. thất tình đi lính cho Tây,
Suýt nhảy xuống Điện Biên những giờ phút cuối.
Hà Nội ơi, Hà Nội ơi, thôi đi hấp hối
Nấc từng cơn, tháng 7, năm tư.
DƯƠNG KIỀN
Ta thử đọc thơ mới đây của một người đang ở Hà Nội viết về
mùa thu nơi ấy để xem có còn vương vấn thế sự hay không. Tác giả này ta nghe
quen quen, có phải là Vân Long hay Dương Vy Long, hình như đã xuất hiện trên
báo “Đời Mới” tại Sài Gòn cách nay trên 45 năm. Và cũng phảng phất vẻ cô đơn
như trong một bài thơ trên báo ấy vào thời gian xa xôi kia. Không nhớ nhan đề
bài thơ, không nhớ đến một câu, nhưng người viết bài này vẫn nhớ khí hậu lặng lẽ
của bài thơ, trong đó mô tả một khách đường rừng ngồi sưởi ấm trong quán gió,
có tiếng suối róc rách ngoài xa, có tiếng ngựa sột soạt đứng chờ bên quán, có
tiếng củi lửa than hồng. Nội dung bài thơ chỉ là tả cảnh đường rừng, nhưng cái
hay do khí hậu có vẻ lạnh lùng và lặng lẽ với một bóng người như chìm vào nội
tâm. Bây giờ đọc bài thơ “Thu cảm” của tác giả Vân Long mới sáng tác, ta
không gặp lại khí hậu lặng lẽ xưa, vì tác giả mô tả đang đi trong thành phố đầy
người qua lại. Nhưng trời đất vào thu mênh mông trên đất Bắc vẫn còn đó, ta cảm
nhận như không còn vướng víu những thắc mắc thế sự, nhưng lại vướng víu chuyện
tình đời thường:
THU CẢM
… Hà Nội trời xanh màu cốm mới
Tôi nhập vào thu với mọi người.
… Ai may áo mới cho Hà Nội
Vồng ngực ai căng đợi tỏ bày
… Bước vào khoảng không em để lại
Một lần thêm trống trải nước mây
… Xòe ra đôi sợi mang màu nắng
Bất chợt mùa thu vương kẽ tay!
VÂN LONG
Có phải vì tác giả còn hệ lụy với trần tục như “vồng ngực
căng”, với tiếc nuối không còn mái tóc xanh thời trai trẻ, nên hình như bài thơ
chưa đủ chơi vơi đi vào đất trời mùa thu mênh mông, chẳng hạn không mênh mông
như trong thơ Bích Khê. Bài thơ “Tỳ bà” của Bích Khê tuy cũng viết cho nàng,
nhưng nàng trong “thơ tượng trưng” quả là tượng trưng cho mơ hồ lãng đãng, nhân
dạng không thật sự hiện hữu, không rõ nét như người em tràn đầy nhựa sống của đời
thường. Vì thế thơ tình mùa thu của Bích Khê là sương khói mênh mông của tâm hồn
mơ tưởng hướng vào thiên nhiên, vượt qua trình độ lãng mạn nhân giới, nhưng
chưa tới mức thi ca không còn dấu vết sắc tướng của hiện tượng hữu hình. Và vì
vậy thơ Bích Khê đúng là thơ của mùa thu mênh mông: “Mây nhung pha màu thu
trên trời/ Sương lam phơi màu thu muôn nơi... Cây đàn yêu đương làm bằng thơ/
Dây đàn yêu đương run trong mơ... Ô hay buồn vương cây ngô đồng/ Vàng rơi! Vàng
rơi! Thu mênh mông”
Nhắc vài câu thơ của thi sĩ tiền chiến, và bài thơ mùa thu mới
đây của người Hà Nội gửi đăng trên báo hải ngoại (báo Việt-Tide, Nam Califorrnia),
để liên hệ xem còn có thơ diệu vợi thời tiết tại hải ngoại hay không. Thấy nhiều,
nhưng thoáng gặp một bài có vẻ e ấp, nên xin nêu ra đây trước. E ấp, vì tác giả
như ngại ngùng không muốn gọi là thơ lãng mạn. Có phải người làm thơ e rằng từ
ngữ lãng mạn quá đẫm tình? Tại sao ta có ý nghĩ tác giả ngại ngùng? Bởi vì bài
thơ này đã được đăng hai lần, lần đầu có tựa đề “Lãng mạn, Thu”, lần sau với
nhan đề “Thu Thảo”. Tác giả là Trần Yên Hòa. Thu thảo mang ý nghĩa hướng về
nhiên giới, còn Lãng mạn hướng về nhân giới. Có thể tác giả e gửi hai báo trùng
bài một nhan đề, có thể tác giả không còn thích từ ngữ lãng mạn, mong độc giả
tìm thấy ở đây là thơ tâm cảnh, không phải thuần túy tình trai gái. Ta nghiêng
về giải đáp tác giả muốn vượt qua thơ lãng mạn tình yêu để hướng về thơ diệu vợi,
bởi từ ngữ “em” không phải chỉ về người mà chỉ về thiên nhiên: mùa thu được
nhân cách hóa thành người em hương sắc. Cho nên khi trích dẫn ra đây, xin dùng
nhan đề thứ hai thể theo sự sửa đổi của tác giả:
THU THẢO
… Thu đang đến nghĩa là em đang đến
Bước chân em xao động cả sơn hà
… Con ngựa hí suốt chặng đường mê mệt
Lá vàng ơi, thu đến tự bao giờ
… Ta vẽ trong ta nhiều trang tình sử
Một rừng phong vàng ruộm cả non sông
… Ta mắc lưới em như dòng sinh mệnh
Em vàng hoa, ta mắc võng ta chơi.
TRẦN YÊN HÒA
Tứ thơ lưng chừng giữa siêu thoát và lãng mạn. Chắc đó là con
đường phải đi khi ta không được trang bị bằng tầm mắt thấu thị, nhưng cũng
không còn tiếp tục với thơ tình yêu thực sự đời thường.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét