Theo sách "Tỉnh Yên Bái - một thế kỷ" thì xã Vĩnh Lạc
nằm trong tổng Lịch Hạ, hình thành vào đầu thế kỷ XX. Cũng theo bút lục châu vụ
Lục Yên, từ năm Thành Thái nguyên niên (1896) đã xuất hiện xã Lịch Hạ, thuộc tổng
Lịch Hạ. Nằm trên đất Làng Mường cổ, ngôi làng đậm nét truyền thống “gạo trắng,
nước trong”, âm hưởng giọng nói uyển chuyển, tinh tế, chuẩn mực tiếng Tày Lục
Yên. Tổng quan địa hình rất đặc biệt, giữa làng nổi lên nhiều núi đá độc lập
như những hòn non bộ trên cánh đồng lúa nước. Nhân dân đã thân quen với những
cái tên thôn bản như: Làng Mác, Làng Mường, Làng Tả, Pù Thạo, Nặm Kiêu, Nà Bó,
Nà Bon, Nà Uẩn, Bến Muỗm, Loong Xe, Búng Lấm. Dân gian cũng truyền lại rằng
Búng Lấm là vết vó ngựa Thánh Gióng đuổi giặc Ân qua đây; Bến Muỗm tồn
nghi một thời là điểm thương mại trên bến dưới thuyền, trong lòng đất còn có một
phố cổ xây bằng gạch ngói của thời xa xưa. Tháng 8/1945, Đội Tuyên truyền Giải
phóng quân vào xã tuyên truyền cách mạng, lý trưởng ngả theo đã chuyển giao
chính quyền cho Việt Minh, bãi bỏ xã Lịch Hạ thành lập xã mới đặt tên là Nguyên
Lợi. Ngày 28/3/1949, sáp nhập 2 xã Nguyên Lợi và xã Thái Hòa thành xã Kiến Thiết.
Giai đoạn từ 1950 đến trước cải cách ruộng đất 1954, xã Kiến Thiết sáp nhập tiếp
xã Yên Phú (một phần xã Minh Tiến) thành xã Vinh Quang. Sau năm 1954, đổi tên
trở lại xã Kiến Thiết. Ngày 3/ 4/ 1965, theo Quyết định 125- QĐ/NV của Bộ
trưởng Bộ Nội vụ, xã Kiến Thiết đổi tên thành xã Vĩnh Lạc và tên gọi đó đến tận
bây giờ. Việc đặt tên xã Vĩnh Lạc những người hoạch định địa giới hành chính hẳn
gửi gắm mong ước vùng đất này luôn luôn hạnh phúc, mãi mãi niềm vui.
Hiện xã có 11 thôn bản, là nơi quần tụ của 9 dân tộc anh em,
trong đó có 3 dân tộc chiếm tỷ lệ đông là Tày 65%, Nùng 24% và Kinh 10%. Địa
hình xã thuộc dạng bồn địa trũng, xung quanh bao bởi các dãy núi Đán
Đeng, Đán Khao, Pù Khau Lớ thấp dần theo hướng Đông Bắc- Đông Nam. Những con suối
như Ngòi Biệc, Phai Lầu, Ngòi Mén, Ngòi Xé... cũng đổ về đây. Thế "tọa sơn
tụ thủy" mà suốt mấy thập niên qua kinh tế của Vĩnh Lạc chủ yếu trông vào
trồng cấy, chăn nuôi, thậm chí hái lượm nên đời sống đồng bào các dân tộc nơi
đây gặp khó khăn. Tính đến năm 2005, tỷ lệ hộ nghèo còn chiếm tới 17,3%; thu nhập
bình quân đầu người đạt 6,7 triệu đồng/năm; số nhà tạm, nhà dột nát khá nhiều.
Nghị quyết về vấn đề tam nông cùng Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới của Đảng, Chính phủ triển khai, năm 2011 xã Vĩnh Lạc được tham gia.
Xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, có tính đột phá để nâng cao chất
lượng đời sống của người dân nông thôn nên ngay từ khi triển khai chương trình
Đảng ủy, UBND đã giao cho tổ khảo sát của xã tiến hành điều tra, rà soát đánh
giá thực trạng theo 19 tiêu chí; hợp đồng với đơn vị tư vấn lập đồ án quy hoạch
xây dựng nông thôn mới của xã giai đoạn 2011- 2020. Đồng thời cũng xây dựng và
ban hành các nghị quyết, kế hoạch giai đoạn, kế hoạch hằng năm để triển khai thực
hiện. Song song với đó là tuyên truyền sâu rộng tới toàn thể nhân dân để mọi
người nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm, lợi ích thiết thực của chương trình.
Trước mỗi nhiệm vụ, khó khăn vướng mắc, cấp ủy, chính quyền xã đều chủ động bàn bạc, thống nhất với nhân dân trên tinh thần phát huy dân chủ, đề cao trí tuệ tập thể. Thường xuyên tổ chức các hội nghị quán triệt, phổ biến các văn bản triển khai thực hiện chương trình tới cán bộ, đảng viên trong toàn xã; phát động phong trào thi đua "Yên Bái chung sức xây dựng nông thôn mới" trong toàn Đảng bộ, coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm và là chỉ tiêu thi đua của Đảng bộ, chính quyền và các đoàn thể với phương châm "cán bộ, đảng viên gương mẫu làm trước và vận động nhân dân làm theo". Từ thấm nhuần, nhân dân đã tự nguyện hiến đất để làm đường, góp công của để xây dựng các công trình phúc lợi phục vụ dân sinh.
Trước mỗi nhiệm vụ, khó khăn vướng mắc, cấp ủy, chính quyền xã đều chủ động bàn bạc, thống nhất với nhân dân trên tinh thần phát huy dân chủ, đề cao trí tuệ tập thể. Thường xuyên tổ chức các hội nghị quán triệt, phổ biến các văn bản triển khai thực hiện chương trình tới cán bộ, đảng viên trong toàn xã; phát động phong trào thi đua "Yên Bái chung sức xây dựng nông thôn mới" trong toàn Đảng bộ, coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm và là chỉ tiêu thi đua của Đảng bộ, chính quyền và các đoàn thể với phương châm "cán bộ, đảng viên gương mẫu làm trước và vận động nhân dân làm theo". Từ thấm nhuần, nhân dân đã tự nguyện hiến đất để làm đường, góp công của để xây dựng các công trình phúc lợi phục vụ dân sinh.
Đến Vĩnh Lạc ngày này như được hòa vào không khí sôi động của
địa phương cán đích đạt chuẩn nông thôn mới. Tại trụ sở xã, tôi gặp đủ mặt các
lãnh đạo chủ chốt: Bí thư Đảng bộ- Chủ tịch Ủy ban nhân xã Lự Kim Vy; Phó Bí
thư Thường trực Đảng bộ Hoàng Văn Tập; Phó Chủ tịch UBND xã Nông Đình Đoạn...
Người nào việc nấy, thời gian hối thúc mau chóng hoàn thành vượt mức kế hoạch
năm 2018 làm đà bước vào năm mới giành thắng lợi mới. Niềm vui hiện trên nét mặt,
ông Lự Kim Vy cho biết: "Ngay từ khi thực hiện chương trình đã xác định mục
tiêu cốt lõi là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân nên tập
trung lãnh đạo, chỉ đạo, vận động mọi người đẩy mạnh phát triển sản xuất, chuyển
đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển kinh tế hộ gia đình gắn với hình thức
liên kết tổ hợp tác, hợp tác xã, xây dựng các mô hình kinh tế có thế mạnh của địa
phương. Cái khó của Vĩnh Lạc là xây dựng nông thôn mới trên nền tảng phát triển
sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn, mặt bằng đời sống còn ở mức thu nhập
thấp. Nhất là sản xuất nông nghiệp gặp nhiều rủi ro, giá vật tư nông nghiệp
luôn biến động, thiên tai, dịch bệnh thường xuyên de dọa. Các mô hình phát triển
kinh tế quy mô vừa và nhỏ theo hình thức liên kết giữa người dân và doanh nghiệp
còn hạn chế, chưa có vùng sản xuất hàng hóa lớn để kết nối với thị trường tiêu
thụ. Do vậy, trong quá trình chỉ đạo đã xác định trồng trọt và chăn nuôi là hai
ngành cần được đầu tư và phát triển, tạo tiền đề để phát triển các ngành công
nghiệp, dịch vụ; đặc biệt quan tâm đến cây lúa nước, cây ngô trên đất lúa, đất
đồi cùng cây lạc trên đất soi bãi. Bên cạnh đó khuyến khích nhân dân đẩy mạnh
trồng rừng với các loại cây quế, keo, bồ đề; khuyến khích trồng cây ăn quả có
múi như cam vinh, bưởi bên cạnh cây hồng không hạt đặc sản địa phương để dần
hình thành vùng chuyên canh trong những năm tiếp theo". Là địa phương vùng
2, dân số khoảng 5.000 khẩu. Tổng diện tích tự nhiên 2.239,87ha mà nhóm đất
nông nghiệp chỉ có 452,18ha, chiếm 20,18%. Tuy vậy xã thường xuyên canh tác hết
diện tích với 454ha lúa 2 vụ; 150ha lạc xuân cùng 165ha ngô bãi. Tính đến hết
10 tháng đầu năm 2018, tổng sản lượng có hạt đạt 2.960 tấn bảo đảm an ninh
lương thực và có dư cung ứng cho thị trường. Nhằm nâng cao chất lượng hạt gạo,
gần đây Vĩnh Lạc đã đưa giống lúa chiêm hương vào gieo cấy và xây dựng cánh đồng
chuyên canh một giống.
Giá trị hàng hóa của cây lúa nâng lên rõ rệt. Về chăn nuôi, tranh thủ sự hỗ trợ của nhà nước cùng nỗ lực của người dân, đến nay trên địa bàn xã đã hình thành được nhiều mô hình chăn nuôi hàng hóa với qui mô lớn như: chăn nuôi trâu bò theo hình thức bán công nghiệp; mô hình chăn nuôi gà 1.000 con/lứa của hộ gia đình ông Hoàng Văn Tuyển ở thôn Làng Mường; mô hình nuôi lợn thịt 100 con/lứa của hộ ông Hoàng Văn Khoa ở thôn Bến Muỗm. Đặc biệt mô hình nuôi lợn và chế biến thịt lợn an toàn thực phẩm của Hợp tác xã Đại Sơn đang mở ra hướng mới trong kết hợp sản xuất và chế biến ở địa bàn nông thôn. Một hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực khai thác chế biến đá và chăn nuôi, chế biến thực phẩm, số lượng thành viên là 7 người. Lợi nhuận của hợp tác xã tăng đều qua các năm: năm 2016 lãi thu được là 905,9 triệu đồng; năm 2017 là 1.541,5 triệu đồng và 10 tháng đầu năm 2018 đã đạt 841,5 triệu đồng. Những người lao động ở đây thích kể cho khách nghe câu chuyện nuôi lợn không giống aicủa người sáng lập hợp tác xã - ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Công ty Hùng Đại Sơn. Sinh ra và lớn lên tại thôn Làng Mường, ngay từ thuở nhỏ đã sống trong sự nghèo túng. Mặc dù học hết phổ thông và được gọi vào một trường chuyên nghiệp nhưng cảnh nhà nghèo khó nên đành bỏ dở ước mơ học hành ở lại quê để đỡ đần cha mẹ. Khát vọng làm giàu đã đưa ông đến với nghiệp vận tải, rồi thành lập Công ty TNHH Xây dựng sản xuất & Thương mại dịch vụ Hùng Đại Sơn khai thác đá trắng xuất khẩu. Năm 2012, trong chuyến sang thành phố Sơn La thăm người thân, thấy việc nuôi lợn rừng hiệu quả nên ông đã xin lợn giống về lai với giống lợn đen địa phương tạo ra thế hệ F1 hay ăn, khả năng kháng bệnh cao và thịt thơm ngon. Rồi cứ thế tiếp tục, bây giờ đàn có ngót 400 đầu lợn, trong đó phần lớn là lợn thịt, mỗi năm xuất chuồng vài chục tấn lợn hơi. Có bước đi đầu tiên thành công, ông nghĩ đến việc thành lập Hợp tác xã chăn nuôi và chế biến thịt lợn sạch. Sản phẩm này đã được Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh Yên Bái cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Khách hàng không chỉ ở Lục Yên, Yên Bái mà tận Hà Nội cũng tìm đến thăm và tính chuyện ký kết tiêu thụ lâu dài. Đến nay chăn nuôi hằng năm của xã đều đạt và vượt kế hoạch, tổng đàn trâu 1.152 con, đàn lợn 5.550 con và gia cầm là 56.000 con. Cũng từ lâu, người dân một vài thôn bản đã có kinh nghiệm nuôi cá Bỗng đặc sản sông Chảy tại ao hồ. Thời kỳ bao cấp nhà nước còn xây dựng ở đây một trại cá giống cung cấp cho việc nuôi thả của nhân dân và tạo nguồn bổ sung hằng năm vào hồ Thác Bà. Gần đây được hỗ trợ từ các chương trình, dự án của Nhà nước với nguồn lực sẵn có của người dân, xã hình thành nhiều mô hình nuôi cá với qui mô vừa và nhỏ. Một số diện tích trồng lúa kém hiệu quả được chuyển sang nuôi trồng thủy sản đem lại thu nhập cao hơn trên một đơn vị diện tích canh tác. Với diện tích 28ha, sản lượng hằng năm ước đạt 100 tấn.
Giá trị hàng hóa của cây lúa nâng lên rõ rệt. Về chăn nuôi, tranh thủ sự hỗ trợ của nhà nước cùng nỗ lực của người dân, đến nay trên địa bàn xã đã hình thành được nhiều mô hình chăn nuôi hàng hóa với qui mô lớn như: chăn nuôi trâu bò theo hình thức bán công nghiệp; mô hình chăn nuôi gà 1.000 con/lứa của hộ gia đình ông Hoàng Văn Tuyển ở thôn Làng Mường; mô hình nuôi lợn thịt 100 con/lứa của hộ ông Hoàng Văn Khoa ở thôn Bến Muỗm. Đặc biệt mô hình nuôi lợn và chế biến thịt lợn an toàn thực phẩm của Hợp tác xã Đại Sơn đang mở ra hướng mới trong kết hợp sản xuất và chế biến ở địa bàn nông thôn. Một hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực khai thác chế biến đá và chăn nuôi, chế biến thực phẩm, số lượng thành viên là 7 người. Lợi nhuận của hợp tác xã tăng đều qua các năm: năm 2016 lãi thu được là 905,9 triệu đồng; năm 2017 là 1.541,5 triệu đồng và 10 tháng đầu năm 2018 đã đạt 841,5 triệu đồng. Những người lao động ở đây thích kể cho khách nghe câu chuyện nuôi lợn không giống aicủa người sáng lập hợp tác xã - ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Công ty Hùng Đại Sơn. Sinh ra và lớn lên tại thôn Làng Mường, ngay từ thuở nhỏ đã sống trong sự nghèo túng. Mặc dù học hết phổ thông và được gọi vào một trường chuyên nghiệp nhưng cảnh nhà nghèo khó nên đành bỏ dở ước mơ học hành ở lại quê để đỡ đần cha mẹ. Khát vọng làm giàu đã đưa ông đến với nghiệp vận tải, rồi thành lập Công ty TNHH Xây dựng sản xuất & Thương mại dịch vụ Hùng Đại Sơn khai thác đá trắng xuất khẩu. Năm 2012, trong chuyến sang thành phố Sơn La thăm người thân, thấy việc nuôi lợn rừng hiệu quả nên ông đã xin lợn giống về lai với giống lợn đen địa phương tạo ra thế hệ F1 hay ăn, khả năng kháng bệnh cao và thịt thơm ngon. Rồi cứ thế tiếp tục, bây giờ đàn có ngót 400 đầu lợn, trong đó phần lớn là lợn thịt, mỗi năm xuất chuồng vài chục tấn lợn hơi. Có bước đi đầu tiên thành công, ông nghĩ đến việc thành lập Hợp tác xã chăn nuôi và chế biến thịt lợn sạch. Sản phẩm này đã được Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh Yên Bái cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Khách hàng không chỉ ở Lục Yên, Yên Bái mà tận Hà Nội cũng tìm đến thăm và tính chuyện ký kết tiêu thụ lâu dài. Đến nay chăn nuôi hằng năm của xã đều đạt và vượt kế hoạch, tổng đàn trâu 1.152 con, đàn lợn 5.550 con và gia cầm là 56.000 con. Cũng từ lâu, người dân một vài thôn bản đã có kinh nghiệm nuôi cá Bỗng đặc sản sông Chảy tại ao hồ. Thời kỳ bao cấp nhà nước còn xây dựng ở đây một trại cá giống cung cấp cho việc nuôi thả của nhân dân và tạo nguồn bổ sung hằng năm vào hồ Thác Bà. Gần đây được hỗ trợ từ các chương trình, dự án của Nhà nước với nguồn lực sẵn có của người dân, xã hình thành nhiều mô hình nuôi cá với qui mô vừa và nhỏ. Một số diện tích trồng lúa kém hiệu quả được chuyển sang nuôi trồng thủy sản đem lại thu nhập cao hơn trên một đơn vị diện tích canh tác. Với diện tích 28ha, sản lượng hằng năm ước đạt 100 tấn.
Qua 8 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, cơ cấu
kinh tế của địa phương có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ sản xuất nông lâm nghiệp
sang phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Toàn xã hiện có 5 cơ sở của
các doanh nghiệp với thương hiệu tên tuổi Công ty TNHH GRANIDA Yên Bái, Công ty
TNHH Cửu Phú... đến đầu tư khai thác và chế biến đá, giải quyết việc làm thường
xuyên cho hàng trăm lao động; 1 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực xây dựng,
chăn nuôi và chế biến sản phẩm thịt bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; 51 hộ sản
xuất, kinh doanh cá thể. Từ một xã thuần nông cho đến thời điểm này sản xuất
nông, lâm nghiệp chiếm 62,4%, công nghiệp 27,6% và thương mại, dịch vụ là 10%.
Đời sống của nhân dân được nâng lên rõ rệt góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo
bền vững, số hộ vươn lên thoát nghèo có đời sống khá ngày càng tăng. Thu nhập
bình quân đầu người năm 2018 ước đạt 30,27 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn
tiếp cận đa chiều là 7,35%. Cũng từ thực hiện chương trình, kết cấu hạ tầng
nông thôn ở Vĩnh Lạc ngày càng được đầu tư cơ bản. Đường giao thông liên xã,
liên thôn bản, đường ngõ xóm với tổng chiều dài ngót 30km đã trải nhựa và bê
tông hóa, đạt 84,1%. Trường học, trạm y tế xây dựng khang trang và địa phương đạt
chuẩn quốc gia về giáo dục- đào tạo, y tế. Việc xây dựng thiết chế đáp ứng nhu
cầu hưởng thụ văn hóa của ngươi dân luôn được chú ý. Cùng với hội trường đa
năng ở trung tâm xã bảo đảm tối thiểu 250 chỗ ngồi thì 11 thôn bản đều có nhà
văn hóa phục vụ hội họp và các sinh hoạt cộng đồng. Ngoài sân vận động 10.000m2 đáp
ứng yêu cầu tổ chức các hoạt động thể dục thể thao, xã còn là địa phương duy nhất
trong vùng có sân bóng đá trồng cỏ nhân tạo và thường xuyên thi đấu giao hữu với
đội bóng đá xã bạn. Đi dọc chiều dài xã, hai bên đường là những ngôi nhà xây mới
bên cạnh ngôi nhà sàn truyền thống. Không còn nhà tạm, mô hình nhà sạch - vườn đẹp
trở thành khuôn mẫu để các gia đình học tập xây dựng không gian sống trong
lành.
Hôm tôi đến, ở thôn Làng Mường có đám cưới. Lâu rồi, hôm nay nơi đây mới có một đám cưới vui đến vậy. Bởi cô dâu, chú rể được tổ chức lễ thành hôn theo đúng phong tục truyền thống của dân tộc Tày. Cũng Quan lang dẫn đầu đoàn rước dâu của nhà trai sang nhà gái, cũng Pả mẻ dẫn đoàn đưa dâu về nhà chồng, rồi các nghi thức như: căng dây chặn trước cửa, mời rửa chân mới cho vào nhà, trải chiếu ngược, chào mâm bàn... Những người đến dự đám cưới còn được nghe hát quan làng trong nồng nàn men rượu "Chúng tôi mang lời chào tốt đẹp/ Chúng tôi làm việc thật tốt hay/ Quý xuân đợi chúng tôi trình lễ/ Xin người đừng đứng giữa cổng nhà/ Đừng có sắm cành trà chắn lối/ Đừng có giăng lụa tốt chặn đường/Đừng đem hạt giăng ngang trước cổng". Nếp sống văn minh, truyền thống văn hóa đang trở thành nét đẹp đời sống của vùng quê đổi mới.
Hôm tôi đến, ở thôn Làng Mường có đám cưới. Lâu rồi, hôm nay nơi đây mới có một đám cưới vui đến vậy. Bởi cô dâu, chú rể được tổ chức lễ thành hôn theo đúng phong tục truyền thống của dân tộc Tày. Cũng Quan lang dẫn đầu đoàn rước dâu của nhà trai sang nhà gái, cũng Pả mẻ dẫn đoàn đưa dâu về nhà chồng, rồi các nghi thức như: căng dây chặn trước cửa, mời rửa chân mới cho vào nhà, trải chiếu ngược, chào mâm bàn... Những người đến dự đám cưới còn được nghe hát quan làng trong nồng nàn men rượu "Chúng tôi mang lời chào tốt đẹp/ Chúng tôi làm việc thật tốt hay/ Quý xuân đợi chúng tôi trình lễ/ Xin người đừng đứng giữa cổng nhà/ Đừng có sắm cành trà chắn lối/ Đừng có giăng lụa tốt chặn đường/Đừng đem hạt giăng ngang trước cổng". Nếp sống văn minh, truyền thống văn hóa đang trở thành nét đẹp đời sống của vùng quê đổi mới.
Vào thời điểm này, 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới Vĩnh
Lạc cơ bản hoàn thành. Nói về thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện,
vị Bí thư Đảng bộ kiêm Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã khẳng định sức mạnh đoàn kết
cộng đồng kết hợp với sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng bộ, chính quyền đã
đạt hiệu quả cao. Thoáng một cái nhíu mày, con người từng rèn luyện qua quân
ngũ, trưởng thành từ cán bộ tài chính, Bí thư Đoàn, Phó Bí thư Đảng bộ và nay đứng
mũi chịu sào lãnh đạo cả tổ chức Đảng lẫn chính quyền không khỏi băn khoăn về
những gì chưa thể một sớm một chiều giải quyết: doanh nghiệp Yên Thái nuôi trồng
thủy sản chuyển đổi thế nào để sản xuất kinh doanh hiệu quả; cây hồng không hạt
đặc sản đang có nguy cơ thoái hóa đâu là nguyên nhân; phát triển kinh tế nóng
liệu có ảnh hưởng tới môi trường sinh thái... Nhưng thắng lợi đã đạt được sẽ là
kinh nghiệm để địa phương tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí,
đưa Vĩnh Lạc trở thành miền quê "mãi mãi niềm vui".
Thế Quynh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét