Nguyễn Du là một nho sĩ Khổng Giáo như bao người xưa, nhưng
không thấy, thi hào nhắc đến Khổng Tử, nhưng lại nhắc đến Mạnh Tử. Trong bài Trở
Binh Hành có nhắc đến câu "Dân tử tại tuế bất tại ngã". Dân chết lỗi ở trời nào phải ta. Câu nói nổi tiếng của Mạnh
Tử kết án quan lại không lo tròn trách nhiệm, khi dân chết đói thì đỗ lỗi tại
trời. Trên đường đi sứ lúc đi về, thi hào có ghé ngang Sơn Đông, có ghé thăm đền
Mạnh Tử và viết bài Cây liễu xưa đền Mạnh Tử. Khu di tích đền Khổng Tử
chỉ cách đó 30 km, nhưng nhà thơ không ghé qua.
Tại sao Nguyễn Du nói đến cây liễu trước đền, gỗ cây liễu tượng
trưng cho bản chất tự nhiên của con người, giáo dục như đẽo gọt gỗ thành vật dụng...
Bài thơ Nguyễn Du viết: Ta nghe bên bờ ao trời có con rồng uốn khúc. Những bức
tranh vẽ ngày nay không giống chút nào. Những đêm mưa gió rồng bay xuống đây.
Hoá làm cây liễu trước đền Á Thánh. Cây liễu này toàn vẹn to trăm người ôm. Được
nuôi dưỡng để thành cao to như thế không phải một lúc . Trời có ý yêu riêng đem
mưa móc nhuần tưới. Quỉ thần ngấm ngầm giúp đỡ. Cành nhánh sum suê càng già
càng khỏe. Tháng năm dằng dặc không biết đã bao năm. Uốn bên tả quanh bên hữu đứng
ngay bên đường lớn. Khách qua đường không dám vén cành. Um tùm rậm rạp ôm
chứa nguyên khí. Nền tư văn thiên hạ có lẽ ở đây. Người làng xây hai trụ đá chống
đỡ. Trụ đá càng sâu, gốc càng bền. Không như cây cỏ tầm thường tuổi thọ ít. Cây
choáng nửa mẫu đất trong gió mây từ xưa đến nay . Cái khí hạo nhiên chẳng
phải tầm thường, cây lớn sẽ cùng trời ngang tuổi thọ.
CÂY LIỄU XƯA ĐỀN MẠNH TỬ
Ta nghe bên bờ ao trời có con rồng uốn khúc,
Tranh vẽ ngày nay không giống y một chút.
Một đêm mưa gió rồng bay xuống đây,
Đền Á Thánh, hóa thành cây phía trước,
Cây liễu còn nguyên trăm người ôm,
Để thành cây lớn không một lúc.
Trời yêu đem mưa tưới sớm hôm.
Quỷ thần phù trì ngầm giúp sức,
Cành lá xum xuê càng vững bền,
Tháng ngày dằng dặc biết bao năm,
Bên trái bên phải ngang đường bước.
Khách qua chẳng dám vin cây cành.
Um tùm rậm rạp, nguyên khí tốt,
Nền văn thiên hạ là đây chăng,
Người làng xây hai trụ chống cột.
Trụ đá càng sâu gốc vững bền,
Không như cây thường tuổi thọ ít.
Nửa mẫu cây xanh mây gió cổ kim.
Chẳng phải tầm thường khí hạo nhiên.
Cây lớn cùng trời ngang tuổi thọ.
Nhất Uyên dịch thơ.
Tranh vẽ ngày nay không giống y một chút.
Một đêm mưa gió rồng bay xuống đây,
Đền Á Thánh, hóa thành cây phía trước,
Cây liễu còn nguyên trăm người ôm,
Để thành cây lớn không một lúc.
Trời yêu đem mưa tưới sớm hôm.
Quỷ thần phù trì ngầm giúp sức,
Cành lá xum xuê càng vững bền,
Tháng ngày dằng dặc biết bao năm,
Bên trái bên phải ngang đường bước.
Khách qua chẳng dám vin cây cành.
Um tùm rậm rạp, nguyên khí tốt,
Nền văn thiên hạ là đây chăng,
Người làng xây hai trụ chống cột.
Trụ đá càng sâu gốc vững bền,
Không như cây thường tuổi thọ ít.
Nửa mẫu cây xanh mây gió cổ kim.
Chẳng phải tầm thường khí hạo nhiên.
Cây lớn cùng trời ngang tuổi thọ.
Nhất Uyên dịch thơ.
Nguyên tác phiên âm Hán Việt:
Ngô văn thiên trì chi phân hữu long yêu kiểu,
Kim chi họa đồ vô nhược tiếu.
Phong vũ nhất dạ phi hạ lai,
Hóa vi Á Thánh cung môn liễu.
Thử liễu hồn toàn bách thập vi,
Dưỡng thành đại vật phi nhất thì.
Vũ lộ thiên ý độc tư nhuận,
Quỉ thần ám trung tương phù trì.
Chi kha lạc lạc lão ích tráng,
Tuế nguyệt du du thâm bất tri.
Tả bàn hữu chuyển đương đại đạo,
Quá khách bất cảm phan kỳ chi.
Thông thông uất uất bão nguyên khí,
Thiên hạ tư văn kỳ tại tư.
Hương nhân chi dĩ nhị thạch trụ,
Thạchh trụ ký thâm căn dũ cố.
Bất đồng phàm hũy tiểu xuân thu.
Bán mẫu phong yên tự kim cổ.
Hạo nhiên chí khí phi tầm thường,
Đại tài ung dữ thiên tề thọ.
Kim chi họa đồ vô nhược tiếu.
Phong vũ nhất dạ phi hạ lai,
Hóa vi Á Thánh cung môn liễu.
Thử liễu hồn toàn bách thập vi,
Dưỡng thành đại vật phi nhất thì.
Vũ lộ thiên ý độc tư nhuận,
Quỉ thần ám trung tương phù trì.
Chi kha lạc lạc lão ích tráng,
Tuế nguyệt du du thâm bất tri.
Tả bàn hữu chuyển đương đại đạo,
Quá khách bất cảm phan kỳ chi.
Thông thông uất uất bão nguyên khí,
Thiên hạ tư văn kỳ tại tư.
Hương nhân chi dĩ nhị thạch trụ,
Thạchh trụ ký thâm căn dũ cố.
Bất đồng phàm hũy tiểu xuân thu.
Bán mẫu phong yên tự kim cổ.
Hạo nhiên chí khí phi tầm thường,
Đại tài ung dữ thiên tề thọ.
Mạnh Tử (372 -289 tr CN) tên là Mạnh Kha, tự là Dư. Người đất
Châu, nay là huyện Châu, thuộc tỉnh Sơn Đông. Châu xứ Bắc đọc thành Trâu, Khổng
Tử người nước Lỗ, ngày xưa các cụ ta hay đùa : " Nước Lỗ Trâu chảy ra Khổng
Mạnh. " Sinh ngày 15 tháng 11, năm thứ 26 đời Chu Noãn Vương (189 tr CN).
Thuở ông lên 3 tuổi, cha mất nhờ có mẹ hiền dạy dỗ. Tương truyền bà mẹ phải dời
nhà ba lần: lần thứ nhất nhà ở gần nghĩa trang, ông suốt ngày chỉ chơi cúng kiến
làm tang lễ, bà mẹ thấy không xong dời nhà đến chợ, ông suốt ngày chỉ chơi buôn
bán, bà mẹ lại dời nhà đến gần trường học thầy Tử Tư, cháu nội Khổng Tử, ông học
hành chăm chỉ, hiểu rõ cái đạo Khổng Tử. Ông lại có tài hùng biện thường đi du
lịch nước Tề, nước Lương, nước Tống, nước Đằng muốn đem cái đạo của thánh nhân
ra cứu đời, nhưng vì thuở ấy vua các nước chỉ lo việc chiến tranh, không
ai để ý đến nhân nghĩa. Những cuộc chiến tranh dành quyền lực, các chư hầu
tranh đất, đánh nhau giết người đầy thành; Mạnh Tử lên án vua chúa các cuộc
chiến tranh phi nghĩa ấy và đề cao nhân dân: Dân vi quý, xã tắc thứ chi,
quân vi khinh. Dân là quý hơn cả, thứ đến đất nước, vua xem thường. Có dân mới
có nước, có nước mới có vua. Chức vụ người làm vua phải bảo dân, nghĩa là giữ
gìn hạnh phúc cho dân. Dân như nước, chở thuyền cũng là dân và lật thuyền
cũng là dân. Người làm vua không hiểu rõ chức vụ ấy là làm việc trái lòng dân,
tức trái mệnh trời. Người giữ quyền trị dân mà chỉ dùng mãnh lực để áp chế dân,
là không nghĩa lý gì chính đáng cả. Triết lý chính trị Mạnh Tử cối lõi là tinh
thần duy dân. Phàm cái chính trị đã có tinh thần duy dân, thì việc trị nước
chỉ có phép công là trọng hơn cả, dẫu ai có quyền thế to cũng không ra ngoài
phép công được. Phép công đã định, thì từ vua quan cho đến thường dân không ai
có thể vượt qua làm điều trái phép. Đã có phép công thì vua cũng không thể
lấy quyền thế mà bỏ được. Người làm quan cứ theo phép công mà trị tội, dẫu người
có tội là ông Thái Thượng Hoàng cũng không tha. Ấy thế mới là công. Theo lý tưởng
ấy thì rõ ràng Mạnh Tử đã phát minh ra chủ nghĩa bình đẳng trong luật pháp và
cái tinh thần lập hiến trong chính thể quân chủ và truyền đến Tuân Tử và mở đường
cho phái Pháp Trị của Hàn Phi Tử sau này.
Cụ Trần Trọng Kim trong quyển Nho Giáo, nxb Sống Mới, Sàigon
1970, đã tóm lược tư tưởng Mạnh tử:
Mạnh Tử cho rằng: người làm vua lúc nào cũng phải lo đến cái
hạnh phúc của dân: cùng dân mà hưởng phú quý, cùng với dân mà chịu sự lo sợ,
thì không bao giờ dân bỏ mình được. Người vui cái vui của dân, thì dân cũng vui
cái vui của mình, người lo cái lo của dân, thì dân cũng lo cái lo của mình. Vì
thiên hạ mà vui, vì thiên hạ mà lo, thế mà không làm vương, thì chưa có cái lo
đó vậy. (Lạc dân chi lạc giả, dân diệc lạc kỳ lạc, ưu dân chi ưu giả, dân diệc
ưu kỳ ưu. Lạc dĩ thiên hạ, ưu dĩ thiên hạ, nhiên nhi bất vương dã, vị chi hữu
dã. Mạnh Tử, Lương Huệ Vương, hạ) Phạm Trọng Yêm đời Tống trong bài Nhạc Dương
Lâu ký nói câu nói tương tự : Làm quan (lãnh đạo) phải lo trước cái lo của thiên
hạ và vui sau cái vui của thiên hạ.
Người trị dân trị nước phải chăm lo việc dân, khiến cho dân
được sung túc, rồi phải dạy dỗ dân, để cho dân đừng làm điều bậy. Dân được giàu
có sung túc, có sẵn lòng tốt thì xã hội an lành. Dân nghèo đói, không được giáo
hóa thì sinh ra, phóng đãng, gian tà, trộm cướp, không điều gì không làm. Đến
khi phạm tội mới lấy hình luật ra trừng trị, thế là giăng lưới để đánh lừa dân
(Mạnh Tử, Đằng Văn Công , thượng)
Cho nên làm lãnh đạo phải chăm lo dân, lương bổng tài sản
trên đủ nuôi cha mẹ già, dưới đủ nuôi vợ con, năm được mùa thì no luôn, năm mất
mùa phải lo dự phòng không đến nỗi chết đói. Được như thế khuyên dân làm
điều lành, thì dân theo điều lành dễ lắm (Mạnh Tử Lương Huệ Vương, thượng).
Việc giáo hóa là chức vụ trong yếu trong việc chính trị. An ủi
dân, vỗ về dân, sửa ngay chính lòng tín ngưỡng của dân, nắn cho thẳng đức tính
của dân, giúp đỡ dân, che chở dân, khiến cho tự mình biết vui về đạo, lại theo
mà làm cho phấn khởi cái đức của dân (Đằng Văn công, thượng). Bởi vậy cho
nên người lãnh đạo đạt ra nhà trường, nhà tự, nhà học, nhà hiệu, để dạy
cho dân biết rõ nhân luân, khiến cho người ta biết thân yêu nhau và hiểu rõ hiếu
đễ, kẻ đầu bạc hoa râm không phải mang đội nặng nhọc dọ đường, kẻ già cả có áo
lụa mặc, có thịt ăn, người dân không đói, không rét (Lương Huệ Vương, thượng).
Chính trị Nho giáo theo Mạnh Tử phải chủ lấy sự bảo dân làm nồng
cốt. Lãnh đạo nào không theo tông chỉ ấy, mà chỉ lấy sự vui thu riêng của mình,
để dân phải chịu những điều cực khổ, là những ông vua bất nhân. Có khi ở
trong cung nhà vua nuôi những súc vật cho ăn béo tốt, mà dân ở ngoài thì đói khổ,
không ai thương đến. Chó lợn ăn cái ăn của dân, mà không xét dọc đường có những
thây người chết đói mà không phát của kho ra cứu giúp. Có người chết thì
nói rằng: không phải tại ta, tại trời làm năm mất mùa đây. Thế có khác gì cầm
dao đâm người ta chết rồi, rồi nói: Có phải ta giết đâu, tại con dao đấy.. Vậy
người làm vua mà tàn ngược như vua Kiệt, vua Trụ, thì người có nhân, có đức như
vua Thang vua Vũ được quyền trừ bỏ đi. Người nhân đức trừ được kẻ tàn bạo mà cứu
dân không phải là người có tội.
Qua thơ chữ Hán Nguyễn Du mang nặng nhiều ảnh hưởng Phật
Giáo, có nhiều bài thơ viết về chùa chiền di tích Phật Giáo: Vọng Quan
Âm Miếu, Vọng Thiên Thai tự, Vọng Tương Sơn Tự, Đạo ý, Lương Chiêu Minh Thái tử,
Phân kinh thạch đài, Ký Huyền Hư tử, Ký Giang Bắc Huyền Hư Tử. qua bài Phân
Kinh Thạch Đài Nguyễn Du chịu nhiều ảnh hưởng Thiền Tông ngài Huệ Năng và trích
dẫn bài thơ Huệ Năng: Bồ đề không phải là cây, Minh kính không phải là
gương. Nguyễn Du khẳng định: Lòng ta thường định chẳng xa thiền. Nguyễn Du bài
bác kinh điển mơ hồ, chữ nghĩa không rõ ràng, chữ nghĩa không rõ ràng, chỉ để bọn
ngu tăng đời sau đọc điếc tai người ta.
Nguyễn Du đi thăm Hoàng Hạc lâu, Nhạc Dương lâu nơi có di
tích các bậc tiên nhân Đạo Lão: Phí Vân Vi, Lã Đồng Tân và bài Hành Lạc từ,
người đi săn mang xem thưởng danh lợi mang màu sắc Lão Trang.
Về Nho Giáo chỉ có bài Cây liễu đền Mạnh Tử, bài Trở Binh
Hành nhắc đến một câu nói của Mạnh Tử, và tư tưởng Nho Giáo bàng bạc trong các
bài thơ ca ngợi trung quân các bậc anh hùng Trung Quốc... Đã lâu rồi nước ta
không có Vua, vua chúa bị bài bác lâu rồi, nên giới trẻ không còn thấy sức nặng
của câu nói Mạnh Tử. Đặt vào Việt Nam ngày nay có thể nói thành: Dân là quý, Đất
nước là thứ yếu, Tổng Bí Thư Đảng xem thường, thì quả là chuyện động trời. Từ
hai ngàn năm trăm năm trước Mạnh Tử đã nói câu đó thì thật là ghê gớm.
Nguyễn Du đã kín đáo bày tỏ quan điểm mình trước nền quân chủ như thế đó. Không
phải Nguyễn Du thấy cái gì của quân chủ cũng hay cũng mẫu mực, vua chúa nào
cũng là thần thánh. Trong quân chủ không ai gọi vua Kiệt, vua Trụ, dầu cũng là
con cháu dòng dõi vua mà chỉ gọi là Kiệt, Trụ ngang hàng với Đạo Chích, Lưu
Linh du thủ du thực. Nguyễn Du không tả chân dung hình tượng Mạnh Tử, mà tả cây
liễu trước đền Mạnh Tử được người đời vun xới, chống đỡ quý mến, nên to lớn,
tuổi thọ ngang tuổi thọ của trời. Tư tưởng Mạnh Tử vì dân cho nên được dân yêu
quý nên bền vững cùng trời đất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét