Nguyễn Du có Truyện Kiều từ năm nào?
Nguyễn Du có quyển Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân
không phải lúc đi sứ năm 1813 mà có từ năm 1790 tại Hàng Châu. Giáo Sư Hoàng Xuân
Hãn cho rằng có lẽ năm 1789-1790 Nguyễn Nễ, anh Nguyễn Du làm Phó Sứ sang xin
phong vương cho Vua Quang Trung, đã mang về tặng em. Giáo sư Hoàng Xuân
Hãn có nói với tôi rằng Nguyễn Du viết trước khi ra làm quan năm 1802, vì sau
đó công việc quan bận rộn Nguyễn Du không có thì giờ để diễn ca Kim Vân Kiều
truyện được. Giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã tiên đoán Nguyễn Du viết Truyện Kiều rất
sớm, tứ năm 24 tuổi.
Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn sau 10 năm nghiên cứu các chữ húy
trong 8 văn bản cổ nhất Truyện Kiều, dò đọc hơn 30 000 câu thơ, đã đi đến
kết luận: Các văn bản đều tránh chữ húy đời Lê-Trịnh, chứng tỏ, Truyện Kiều
không viết vào đời Nguyễn Gia Long, mà viết sớm hơn vào thời Lê Trịnh. Tôi có dịp
gặp gỡ và quen biết từ những năm 1980 khi Giáo sư và phu nhân sang Paris dạy tại
Khoa Việt Học. Trường Ngôn Ngữ Đông Phương. Viện Đại Học Paris VII. Những ngày
cuối đời của Giáo sư qua địa chỉ internet: ngtaican@mtu-net-ru, và địa chỉ
nhà riêng tại Moscou tôi thông báo với Giáo sư các khám phá của tôi khi
nghiên cứu thơ chữ Hán Nguyễn Du: tôi đã tìm ra cuộc đời ba năm
giang hồ của Nguyễn Du tại Trung Quốc (1797-1790), trong 10 năm gió bụi
(1786-1796) mối tình với Hồ Xuân Hương, khi nghiên cứu các địa danh, hoàn cảnh
lịch sử, phong cảnh mô tả trong thơ và đi du lịch Trung Quốc theo dấu chân cuộc
hành trình này. Giáo sư lấy làm mừng rỡ khi nhận được quà tặng các tác phẩm của
tôi, và Giáo sư cho biết Giáo sư đã bị phong thấp liệt nửa người rồi nhưng cũng
ráng viết cho tôi vì thú vị quá. Nhất là chuyện Nguyễn Du hẹn với Nguyễn Đại
Lang gặp lại tại Trung Châu, là Hàng Châu : Miếu Nhạc Phi, ở cạnh Tây Hồ, nơi
đây Nguyễn Du đã ở lâu chờ đợi nên làm 5 bài thơ, đối diện miếu Nhạc Phi có con
đê Tư (Su) băng qua một góc hồ là chùa Hổ Pháo, nơi Từ Hải từng tu hành.
Có thể nhà sư Chí Hiên (Nguyễn Du) đã trú nơi đây, nơi đây Nguyễn Du
đã nghe chuyện Từ Hải và có được Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài
Nhân viết từ đời Khang Hy, được khắc in vào đời Càn Long, đang được bán
và nổi tiếng tại Hàng Châu năm 1790. Sau khi gặp Nguyễn Đại Lang, Nguyễn
Du được chu cấp nên đi Yên Kinh với xe song mã và trở về đến Hoàng Châu Hà Bắc
thì gặp Đoàn Nguyễn Tuấn trong sứ bộ Tây Sơn trên đường đi Nhiệt Hà, nơi nghĩ
mát Vua Càn Long. Đoàn Nguyễn Tuấn có hai bài thơ ghi lại cuộc gặp gỡ này :
" Đến Hoàng Châu vừa vặn gặp người bạn văn chương họ Nguyễn từ Yên Kinh trở
về bèn phóng bút làm thơ tặng ". Bài thơ có câu : Giải cấu văn nhân
sách chỉ đàm ( Gặp gỡ nhà văn tìm thấy đề tài sách để nói chuyện) và trên
đường đi sứ Đoàn Nguyễn Tuấn có bài thơ Vô Đề có câu : Hồng nhan tự cổ
đa tăng mệnh(Má hồng từ xưa thường bị số mệnh ghen ghét). Nhà văn họ Nguyễn là
ai ? và đề tài sách gì ám ảnh Đoàn Nguyễn Tuấn phải viết một bài thơ về chuyện
hồng nhan ?. Người bạn văn chương họ Nguyễn ấy chính là Nguyễn Du.
Tìm ra nhân vật Nguyễn Đại Lang trong Thanh Hiên Thi tập, tức
Nguyễn Đăng Tiến, nguyên quyền trấn thủ Thái Nguyên, thay quan Tham Tụng Nguyễn
Khản, Đăng Tiến tước Quản Vũ Hầu theo Lê Quý Kỷ sự của Nguyễn Thu, tức Cai
Gia tay giặc già trong Hoàng Lê Nhất Thống Chí, Cai Già trong Lịch Triều Tạp kỷ
của Ngô Cao Lãng. Đến các bài thơ trong Thanh Hiên thi tập tả cảnh núi non, tuyết,
bốn mùa, trưởng giả còn ăn mặc theo nhà Hán, không theo lịch nhà Tân ở Vân Nam,
cảnh rừng liễu cao ở Liễu Châu, cảnh Cao sơn lưu thủy ở Quế Lâm.. Chia tay Nguyễn
Đại Lang, Nguyễn Du cho biết sẽ đi theo sông Giang Hán đến Trường An, và hẹn gặp
lại ở Trung Châu . Các bản dịch đều chú thích Trung Châu là Hà Nội. và bỏ
mất chữ Hán : Tôi sang sông Hán đây, thành Tôi sẽ sang sông đây. Không ai gọi
Trung Châu là Hà Nội bao giờ, Trung Châu là vùng lòng đỏ trứng gà Hoa Hạ, các
kinh đô lớn giữa Trung Quốc.
Bằng một con đường khác tôi đã chứng minh công trình của
Gs Nguyễn Tài Cẩn hoàn toàn đúng, và Giáo sư rất vui khi nhắm mắt lìa đời. Nguyễn
Du có văn bản Truyện Kiều từ năm 1790 tại Hàng Châu.
Ngày sinh và năm sinh Nguyễn Du và cha mẹ
Theo gia phả Nguyễn Du sinh ngày 23-11 năm Ất Dậu, âm lịch,
tính ra dương lịch là ngày 3 tháng giêng 1766 mới đúng. Các tài liệu cũ đều lầm
lẫn khi viết Nguyễn Du sinh năm 1765. Thân phụ Nguyễn Du là quan Tư Đồ
Nguyễn Nghiễm, ( Chức vụ Tham Tụng tương đương Thủ Tướng Chính phủ ngày nay.) Mẹ
Nguyễn Du bà Trần Thị Tần vợ thứ ba, trong 8 bà vợ cụ Nguyễn Nghiễm, phong tục
ngày xưa vợ cả bà Đặng Thị Dương do cha mẹ cưới để làm dâu, vợ thứ hai do bà cả
cưới cho chồng, làm bạn cho mình, bà Đặng Thị Thuyết em gái bà Dương, sinh Nguyễn
Điều mất sớm, Nguyễn Điều được bà cả nuôi dưỡng. Hai bà đầu cai quản gia
trang ở Tiên Điền. Các con theo cha học tập. Bà ba chính là người do quan Tư Đồ
tự chọn cho mình, con ông Trần Ôn, dòng dõi Tiến sĩ Trần Phi Chiêu, làng Hoa
Thiều, Bắc Ninh, giữ chức Câu kế quản lý sổ sách gia đình. Bà Tần được theo cụ
Nguyễn Nghiễm thương yêu nhất cho theo đi trấn nhậm các nơi và bằng chứng là bà
có con đông nhất, 5 người con. Với vị thế là người được chồng thương yêu nhất
và có cha là quản gia, mẹ Nguyễn Du là người có thế lực trong gia đình. Điều
này bác bỏ quan điểm cho rằng mẹ Nguyễn Du thân phận lẽ mọn thấp kém trong gia
đình.
Bút hiệu của Nguyễn Du
Nguyễn Du có bút hiệu là Thanh Hiên, điều này rõ ràng trong
Thanh Hiên thi tập.. Thanh lấy từ chữ Thanh Liên bút hiệu thi hào Lý Bạch ghép
với chữ Hiên gia đình thường dùng : Cụ Nguyễn Nghiễm bút hiệu Nghị Hiên, anh
Nguyễn Nể bút hiệu Quế Hiên, cháu Nguyễn Thiện bút hiệu Thích Hiên..
Nguyễn Hành trong bài Đi Săn có nhắc đến danh hiệu Phi Tử.
Phi Tử làngười thời Chu Hiếu Vương thời Xuân Thu Chiến Quốc, dâng ngựa cho vua
nhà Chu được phong chức Phụ Dung (nước phụ chư hầu). Sự kiện này trùng hợp với
Nguyễn Du, khi vua Gia Long ra Bắc năm 1802, từ Quỳnh Hải đã dẫn thủ
hạ, học trò và tráng đinh đến dâng ngựa và lương thực cho vua Gia Long được
phong chức Tri huyện Phù Dung, trấn Sơn Nam, nơi gặp gỡ, cho nên Nguyễn Du
được gọi là Phi Tử.
Từ khi tìm ra Lưu Hương Ký thơ Hồ Xuân Hương có chép hai bài
thơ Chí Hiên tặng. Suy diễn từ tình cảm oán trách trong bài, tôi cho rằng đó là
thơ Nguyễn Du, oán trách Hồ Xuân Hương đi lấy chồng Thầy Lang xóm Tây làng Nghi
Tàm, khi Nguyễn Du bị tù tại Hồng Lĩnh năm 1796. Tôi cho rằng đó là bút hiệu
Nguyễn Du dùng trước khi đổi thành bút hiệu Thanh Hiên. Cuối năm 1787 Nguyễn Du
sang Vân Nam bị bệnh ba tháng xuân, sau đó Nguyễn Du xuất gia thành nhà sư Chí
Hiên, để đi giang hồ đến Trường An và hẹn gặp lại Nguyễn Đại Lang tại Trung
Châu. Thành nhà sư đi nhờ các thuyền buôn không mất tiền, đêm trú lại một
ngôi chùa trên đường đi tụng Kinh Kim Cương làm công quả, ăn ngủ tại các chùa
trên đường đi. Chí là danh hiệu Chí Thiện Thiền Sư Chưởng môn Thiếu Lâm Tự
thời vua Càn Long. được người đương thời kính phục, đề tài của nhiều bộ tiểu
thuyết. Nhà sư giỏi võ vác thanh trường kiếm trên vai, được các thuyền buôn tin
tưởng và có thể nhờ làm lễ cầu phúc cầu may buôn bán tốt lành. Với phương tiện
này Nguyễn Du có thể đi Giang Bắc Giang Nam cái túi không, Muôn dậm mũ
vàng chiều nắng xế, (đi gần 5000 km) và Tụng Kinh Kim Cương nghìn lượt (1000
: 365 ngày= khoảng 3 năm).
Tố Như chỉ xuất hiện một lần duy nhất trong bài Độc Tiểu
Thanh Ký. Tố Như nghĩa là gì ? Có điển tích nào không ?. Tại sao bài thơ nằm cuối
Thanh Hiên Thi tập cùng thời điểm với lúc Nguyễn Du làm tri phủ Thường Tín năm
1803-1804. Tại sao Hồ Xuân Hương có bài thơ Chơi Tây Hồ nhớ bạn, ý tứ trả lời
bài Độc Tiểu Thanh Ký, sau khi bỏ Tổng Cóc trở về làng Nghi Tàm.
Hiểu Tố Như là Nguyễn Du thì câu thơ Bách tri tam bách
dư niên hậu, Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như, trở thành vô lý. Tại sao Nguyễn
Du phải đòi hỏi ba trăm năm lẽ có người khóc mình ? tại sao không ngàn năm, điều
này ngược lại với thái độ không cần danh lợi ở các bài thơ Đi săn tại Hồng
Lĩnh, tại sao Nguyễn Du là 38 tuổi, làm quan chưa lâu mà sánh mình với một
cô gái 18 tuổi lấy lẽ và bị vợ cả ghen mà buồn và chết ? Nam nhi ngày xưa chẳng
ai sánh mình với nữ nhi ? 6 câu đầu nói về nàng Tiểu Thanh, bổng nhiên câu cuối
hỏi vớ vẫn ai khóc mình là lạc đề ? Nguyễn Du không thể làm thơ lạc đề như thế.
Hiểu tố như : Theo tự điển Thiều Chửu : Tố là người phẩm
hạnh cao quý, như là như thế, như vậy. Tố như là người phẩm hạnh cao quý như
nàng Tiểu Thanh. Đáp ứng được với thời điểm lúc Nguyễn Du làm tri phủ Thường
Tín vợ mất, tìm về Cổ Nguyệt Đường thăm chốn xưa, thì Hồ Xuân Hương đang lấy lẽ
Tổng Cóc Nguyễn Công Hòa, nàng đang đau ốm thân phận như nàng Tiểu Thanh. Xúc động
Nguyễn Du viết bài Độc Tiểu Thanh Ký, xót thương nàng: Ba trăm năm lẽ nữa ai
khóc người phẩm hạnh cao quý như nàng Tiểu Thanh. Hồ Xuân Hương nhận được
thơ, dứt tình với Tổng Cóc: Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi. Dù anh có cho
tôi nghìn vàng tôi cũng không trở lại với anh nữa như cóc bị bôi vôi (đi mất
biệt tăm). Trở về Nghi Tàm Hồ Xuân Hương viết bài Chơi Tây. Hồ nhớ bạn:
Tây Hồ vườn cảnh đã như xưa; Người đồng châu ấy có bao giờ; Nhật Tân
đê vỡ nhưng còn lối, Trấn Quốc rêu phong vẫn ngấn thơ..Nọ vực trâu vàng
trăng lạt bóng.
Kìa non phượng đất khói tuôn mờ. Hồ kia thăm thẳm sâu dường mấy, So dạ hoài nhân dễ chưa vừa. Tình cảm bài thơ hoàn toàn phù hợp với mối tình ba năm với Nguyễn Du và trả lời bài Độc Tiểu Thanh Ký. Nguyên do sai lầm do những người chép văn bản cho Trường Viễn Đông Bác Cổ thêm vào. Ngày xưa anh em chỉ gọi nhau là gia huynh, gia đệ: Nguyễn Du viết bài Ức gia huynh, nhớ anh Nguyễn Nể, và Ngô gia đệ cựu ca cơ cho người hát cũ của em Nguyễn Ức. Thơ Nguyễn Nể viết cho Nguyễn Du lại có những cái tựa kỳ dị: Hoài Thanh Hiên Tố Như đệ ?. Không ai viết hai danh hiệu cùng một lúc?
Kìa non phượng đất khói tuôn mờ. Hồ kia thăm thẳm sâu dường mấy, So dạ hoài nhân dễ chưa vừa. Tình cảm bài thơ hoàn toàn phù hợp với mối tình ba năm với Nguyễn Du và trả lời bài Độc Tiểu Thanh Ký. Nguyên do sai lầm do những người chép văn bản cho Trường Viễn Đông Bác Cổ thêm vào. Ngày xưa anh em chỉ gọi nhau là gia huynh, gia đệ: Nguyễn Du viết bài Ức gia huynh, nhớ anh Nguyễn Nể, và Ngô gia đệ cựu ca cơ cho người hát cũ của em Nguyễn Ức. Thơ Nguyễn Nể viết cho Nguyễn Du lại có những cái tựa kỳ dị: Hoài Thanh Hiên Tố Như đệ ?. Không ai viết hai danh hiệu cùng một lúc?
Nguyễn Du đại diện binh quyền cho anh Nguyễn Khản tại
Thái Nguyên
Nguyễn Khản năm 1783, khi Trịnh Tông lên ngôi chúa, rời nhà
giam trở thành Thượng Thư Bộ Lại hành Tham Tụng (Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ kiêm Thủ
Tướng) kiêm trấn thủ Thái Nguyên, Hưng Hóa.
Nguyễn Du vừa đậu Tam Trường trường thi Sơn Nam , Nguyễn Khản
đãphong em làm Chánh Thủ Hiệu Quân Hùng Hậu Hiệu, chỉ huy đội quân hùng hậu nhất
Thái Nguyên, cùng Nguyễn Quýnh chức Trấn Tả Đội, đội quân quan trọng khác. Quyền
Trấn Thủ Thái Nguyên là Nguyễn Đăng Tiến tước Quản Vũ Hầu, tức Cai Già, Cai
Gia, Nguyễn Đại Lang. Vốn là tay " giặc già " Trung Quốc, gốc người Việt
Đông sang tị nạn tại Việt Nam, được Nguyễn Khản dùng dạy võ cho các em. Thái
Nguyên là nơi có nhiều người Trung Quốc sang khai thác mỏ bạc, dân giang hồ tứ
chiến, việc gửi Cai Gia lên trấn Thái Nguyên là một việc hợp lý. Nguyễn Đại
Lang có kết nghĩa sinh tử với Nguyễn Du, vì lớn tuổi hơn cả Nguyễn Khản (hơn
Nguyễn Du 31 tuổi) nên Nguyễn Du gọi là anh Cả : Nguyễn Đại Lang. Sinh tử
giao tình tại, Tồn vong cùng khổ khi. Hai người từng bị tù, cùng khổ khi bị tuớng
Tây Sơn Vũ Văn Nhậm bắt và cùng được tha.(bài Biệt Nguyễn Đại Lang). Nguyễn Du
đã lấy quê Nguyễn Đại Lang thay cho quê Hấp Huyện, An Huy của Từ Hải :
Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông.
Điều này bác bỏ gia phả viết : Nguyễn Du được tập ấm chức
quan nhỏ cha nuôi họ Hà. Và Nguyễn Du có vợ trong thời gian này ở Quỳnh Hải.
Anh Nguyễn Khản người nuôi nấng Nguyễn Du bị tù tội suýt bị giết năm 1780 vụ án
Trịnh Tông, ra khỏi tù phải đương đầu với kiêu binh, thì còn lòng dạ nào lo cưới
vợ cho Nguyễn Du ? Khi anh Nguyễn Khản bị tù, Nguyễn Du trở về làng Tiên Điền học
với chú Nguyễn Trọng.
Người đi theo vua Gia Long ra Bắc không phải là Nguyễn
Du mà là Nguyễn Nể
Nguyễn Nể đang làm Trung Thư Lĩnh, chức vụ tương đương với Trần
Văn Kỷ, kiêm chỉ huy xây Phượng Hoàng Trung Đô, cùng Trấn Thủ Nguyễn Văn Thận
và Trần Quang Diệu, thì được lệnh vua Cảnh Thịnh đem cụ Nguyễn Thiếp về triều.
Đến nơi thì Vua Gia Long chiếm Phú Xuân, không theo kịp Cảnh Thịnh chạy ra Bắc.
Cả hai đều được Gia Long triệu đến. Gia Long tha chết cả hai, cho Nguyễn Thiếp
về quê quán và dùng Nguyễn Nể để hỏi các nghi lễ đi sứ xin phong vương
sang nhàThanh, nên đem Nguyễn Nể theo ra Bắc.
Lúc này Nguyễn Du không ở Hồng Lĩnh mà ở Quỳnh Hải, các bài
thơ viết tại Quỳnh Hải, Nguyễn Du đều nói mình ba chục tuổi. Khi vua Gia
Long ra Bắc ; từ Quỳnh Hải, Nguyễn Du đem học trò, thủ hạ dâng ngựa, lương thực
đi đến trấn Sơn Nam, huyện Phù Dung thì gặp vua Gia Long vua phong ngay
làm tri huyện nơi này.
Chi tiết này bác bỏ gia phả viết: Nguyễn Du từ Hà Tĩnh dẫn thủ
hạ dân sớ, và lương thực cho vua Gia Long, và được đem ra Bắc phong cho làm Tri
huyện Phù Dung trấn Sơn Nam.
Trong Thanh Hiên thi tập nhiều bài thơ Nguyễn Du đã viết tại
Vân Nam, Liễu Châu, Quế Lâm: Sơn cư mạn hứng, U cư, Mạn hứng,, Xuân Dạ, Lưu
biệt Nguyễn Đại Lang, Biệt Nguyễn Đại Lang, Tống Nguyẽn Sĩ Hữu Nam qui.
Trong Bắc Hành Tạp lục nhiều bài, gần phân nửa, đã được
viết năm 1788-1790 , 23 năm trước khi đi sứ.
-Các bài thơ làm ở Trường An, Hàng Châu không nằm trên đường
đi sứ năm 1813 : Bùi Tấn Công mộ, Dương Phi cô lý. Phân Kinh Thạch Đài. 5 bài
thơ viết ở Miếu Nhạc Phi.
- Các bài thơ Nguyễn Du đi một mình, cô đơn trên chiếc thuyền
nhỏ như chiếc lá. Khi đi sứ Nguyễn Du đi với đoàn 27 người, với đồ cống phẩm hàng
trăm rương hòm : vàng, bạc, ngà voi, sừng tê, quế, yến, lụa, gấm.. Một vị tướng
Trung Quốc chỉ huy đưa đón, đi từ Mạc Phủ Nam Quan đến Bắc Kinh và trở về.
Tại các địa phương hàng trăm, có nơi hàng ngàn lính hộ tống. Đường xa Trung Quốc
thường hay có giặc cướp như kiểu Hoàng Sào, Lương Sơn Bạc, các vùng thường mất
mùa đói khó, loạn lạc nổi lên. Quan lại địa phương không thể để cống phầm rơi
vào tay cướp, có thể bị triều đình trừng phạt.. Thuyền đi cả đoàn hộ tống,
các trạm đèn đuốc sáng rực cả trăng sao. Các địa phương cổng chào, bàn hương
án, trống đánh, đốt pháo, bắn súng, ca nhi múa hát, tiệc quan tiếp đón. Nguyễn
Du không thể tả cảnh mình " một mình, một ngựa ” cô đơn đi sứ được ?:
Các bài Chu hành tức sự, Sơn Đường dạ bạc, Thương Ngô mộ vũ, Thương Ngô trúc
chi ca, Vọng Tương Sơn Tự, Bất tiến hành, Tương Âm dạ… có những chi tiết cho thấy
Nguyễn Du viết lúc đi giang hồ.
-Các bài thơ làm thời Tây Sơn, có nói đến gió Tây, nói đến
tình cảm chống Tây Sơn : Phản Chiêu hồn, Lỗi Dương Đỗ Thiếu Lăng mộ, Đăng Nhạc
Dương lâu., Nhiếp Khẩu đạo Trung,Tín Dương tức sự, Hoàng Hà trở lao.Trở binh
hành. Biện giả. Sơ thu cảm hứng. Các bài này viết lúc đi giang hồ thời Tây
Sơn. Tây phong biến dị hương, Gió Tây làm rung động đất khách. Trận đánh
Tây Sơn Tôn Sĩ Nghị đại bại làm rung động đât khách Trung Quốc (Tín Dương tức sự).
-Các bài thơ liên hệ chính sự chống nhà Thanh : Bài Quế Lâm
Cù các bộ. Quan Chánh sứ Nguyễn Du không thể thăm lăng mộ giặc tàn nhà Minh, chống
lại nhà Thanh. Bài thơ này viết lúc đi giang hồ.
Đoạn đường từ Bắc Quế Lâm qua Toàn Châu Trường Sa đến Hán Khẩu
theo sông Tương qua Động Đình Hồ. Lần đi giang hồ và đi sứ Nguyễn Du đều đi
qua. Khi đi sứ Nguyễn Du có nhắc lại cảnh cũ. : Tây Hà Dịch, Hoàng Hạc
lâu, Hán Dương vãn điểu.. Độ Hoài cảm Văn thừa tướng..
Nguyễn Du không có tâm sự hoài Lê và hoàn toàn theo minh chúa
là vua Gia Long
Trong hành động Nguyễn Du năm 1796 muốn trốn vào Nam theo
chúa Nguyễn Ánh bị Trấn Thủ Tây Sơn Nguyễn Văn Thận bắt giam ba tháng. Trong
bài thơ Ức Gia Huynh, năm 1795 Nguyễn Nể xung phong trấn giữ đất thang mộc Quy
Nhơn của Tây Sơn. Phan Huy Ích ca tụng việc này, thì Nguyễn Du cho rằng: chức
quan ràng buộc thân nơi lam chướng, lạnh lẽo, từ biệt từ nay không biết kiếp
nào gặp nhau, trong mộng tìm nhau cũng khó khăn. Năm 1802 khi vua Gia Long ra Bắc,
Nguyễn Du đem lương thực thủ hạ ra tiếp đón.
Từ giữa năm 1790 đến 1794, Nguyễn Du sống tại Thăng Long,
nương tựa nơi anh Nguyễn Nể, nhưng sống tại Gác Tía nhà câu cá anh Nguyễn
Khản, cạnh đền Khán Xuân và Cổ Nguyệt Đường, yêu cô hàng xóm họ Hồ . Ba năm này
Nguyễn Du viết Đoạn Trường Tân Thanh. Phạm Đình Hổ trong thơ chữ Hán
đã trêu cô gái mới lớn Hồ Phi Mai, yêu anh chàng viết Đoạn Trường nên đứng
trước gương cũng uốn éo như đứt ruột.
Nguyễn Nể được vua Quang Trung nể vì học thức, thường gióng
ngựa quý đến thăm. Các quan, tướng Tây Sơn đến dinh Kim Âu ở Bích Câu, nghe cô
Cầm gảy đàn vung tiền thưởng như nước. Nhưng Nguyễn Du chỉ đứng trong bóng tối,
không hề muốn dựa thế lực của anh để ra làm quan Tây Sơn. Sau khi vua Quang
Trung mất năm 1792, Nguyễn Nể được triệu về Phú Xuân làm thầy dạy vua Cảnh Thịnh,
sách Tiểu Học do Sùng Chính Viện cụ Nguyễn Thiếp vừa biên soạn. Nguyễn Nể được
thăng chức Trung Thư Lĩnh chức vụ quân sư ngang hàng với Trần Văn Kỷ,
nhưng phải đối phó với Bùi Đắc Tuyên đang chuẩn bị những bước tiếm quyền Tây
Sơn. Chức vụ Trấn Thủ Quảng Nam, thời các chúa Nguyễn dành cho các Thế tử sắp kế
vị được trao cho con là Bùi Đắc Trụ. Trong khi Trần Văn Kỷ bị đày làm lính
thú, Phan Huy Ích, Ngô Thời Nhậm về ở ẩn, đi tu đạo Lão, đạo Phật. Nguyễn Nể phải
xung phong đi trấn đóng Quy Nhơn 1795, xin đi sứ truyền ngôi vua Càn Long năm
1795-1796 và cuối cùng xin đi xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô ở Nghệ
An, sau khi tướng Vũ Văn Dũng giết cha con Bùi Đắc Tuyên và Tướng Ngô Văn Sở.
Năm 1796, Nguyễn Du muốn trốn vào Nam theo Nguyễn Ánh. Nguyễn
Du không chọn lựa giữa Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh, vì Nguyễn Huệ đã mất... Mà chọn
lựa giữa Nguyễn Ánh và Bùi Đắc Tuyên, Vũ Văn Dũng.
Năm 1802, Nguyễn Du ra tiếp đón dâng lương thực và ngựa cho
vua Gia Long. Anh Nguyễn Nể đã quy hàng dưới trướng vua Gia Long. Vua Gia
Long không dùng Phan Huy Ích, Ngô Thời Nhậm, Nguyễn Nể, chỉ tham khảo ý kiến mà
lại dùng con Phan Huy Ích là Phan Huy Chú, Phan Huy Thực, em Ngô Thời Nhậm là
Ngô Thời Vị và Nguyễn Du, Nguyễn Ức em Nguyễn Nể.
Đó là tóm lượt những phát hiện mới của tôi về Nguyễn Du.
Trong nước có thể tham khảo site: Tạp chí Văn Hóa Nghệ An: Phạm Trọng Chánh
các bài viết:
- Bàn về bút hiệu Nguyễn Du
- Nguyễn Du từ Thái Nguyên sang Vân Nam năm 1787.
- Chia tay Nguyễn Đại Lang tại Liễu Châu.
- Nguyễn Du nhà sư Chí Hiên: Giang Bắc Giang Nam cái túi không.
- Nguyễn Du gặp Đoàn Nguyễn Tuấn trong sứ đoàn Tây Sơn tại Hoàng Châu 1790
- Nguyễn Du: Người đi săn núi Hồng (1794-1796)
- Đi theo hành trình Nguyễn Du: Bắc Hành Tạp lục.
- Nguyễn Nể: Bậc kỳ tài. Vua Quang Trung nể vì học thức thường gióng ngựa quý tới thăm.
- Bàn về bút hiệu Nguyễn Du
- Nguyễn Du từ Thái Nguyên sang Vân Nam năm 1787.
- Chia tay Nguyễn Đại Lang tại Liễu Châu.
- Nguyễn Du nhà sư Chí Hiên: Giang Bắc Giang Nam cái túi không.
- Nguyễn Du gặp Đoàn Nguyễn Tuấn trong sứ đoàn Tây Sơn tại Hoàng Châu 1790
- Nguyễn Du: Người đi săn núi Hồng (1794-1796)
- Đi theo hành trình Nguyễn Du: Bắc Hành Tạp lục.
- Nguyễn Nể: Bậc kỳ tài. Vua Quang Trung nể vì học thức thường gióng ngựa quý tới thăm.
Sách viết:
- Phạm Trọng Chánh Nguyễn Du Mười năm gió bụi và mối tình Hồ Xuân Hương. Khuê Văn. Paris 2011.
- Phạm Trọng Chánh Nguyễn Du Mười năm gió bụi và mối tình Hồ Xuân Hương. Khuê Văn. Paris 2011.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét