Tiên nữ hạ phàm còn có thể
quay trở về thiên giới được không?
Cô gái đáp lời: “Đại thụ không nói chuyện được, nhưng nếu cây
đại thụ có thể nói được, thì chúng ta chính là được Trời xe duyên”.
Vào triều Hán, có Đổng Vĩnh người gốc Thanh Châu Thiên Thặng
(thuộc vùng biên cương tỉnh Sơn Đông), mẹ mất khi anh còn nhỏ, anh cùng cha sống
nương tựa lẫn nhau. Đổng Vĩnh thường giúp mọi người làm nhiều việc mưu sinh kiếm
sống qua ngày. Những lúc việc đồng áng bận bịu, anh đưa người cha ốm yếu lên
chiếc xe đẩy cút kít nhỏ hẹp, đặt cơm nước trên xe, rồi đẩy xe đến dưới bóng
cây, để khi trồng trọt anh có thể ở bên cạnh chăm sóc cho cha.
Khi phụ thân qua đời, Đổng Vĩnh không có tiền để chôn cất
cha, thế là anh quyết định bán chính bản thân mình, để có thể đổi chút tiền làm
tang lễ. Khi người chủ nhìn thấy lòng hiếu thảo chân thành của Đổng Vĩnh, ông
liền cho anh mười ngàn đồng tiền và để anh đi. “Ta tặng ngươi số tiền này, coi
như ta gửi cho cha ngươi dùng để làm tang lễ. Ngươi nhanh đi lo việc hậu sự cho
cha đi”.
Ba năm sau khi làm tròn đạo hiếu với cha, Đổng Vĩnh liền đi
tìm người đã cho mình số tiền, anh muốn làm việc để hoàn trả lại số tiền kia.
Tiên nữ hạ phàm kết nhân duyên, thi triển Thần tích
Trên đường đi tìm nhà chủ nhân, Đổng Vĩnh bỗng nhiên gặp một
cô gái xinh đẹp hiền thục. Cô mong muốn nhất định phải thành thân cùng Đổng
Vĩnh. Đổng Vĩnh nói: “Ta là kẻ nghèo khó khốn cùng, còn phải làm nô dịch cho
người khác, nàng gả cho ta chẳng phải sẽ ủy khuất cho nàng lắm sao?”
Cô gái đáp: “Thiếp nguyện ý gả cho chàng, thì sẽ không vì
hoàn cảnh khó khăn khốn khổ mà lấy làm hổ thẹn”.
Khi từ chối không thành, Đổng Vĩnh đành phải đáp ứng cưới
nàng ta làm vợ.
Ở Trung Quốc cổ đại, hôn nhân cưới hỏi đàng hoàng được xem là
rất quan trọng, nếu không được bà mối làm mai giới thiệu thì sẽ không hợp với
phong tục lễ nghi. Thế là cô gái mời cây hòe già bên đường làm mai mối. Đổng
Vĩnh nói: “Cây cối làm thế nào mà nói chuyện được?”
Cô gái đáp lời: “Đại thụ không nói chuyện được, nhưng nếu cây
đại thụ có thể nói được, thì chúng ta chính là được Trời xe duyên”.
Thế là họ cùng nhau quỳ lạy. Cây hòe già cảm động tấm lòng hiếu
nghĩa của Đổng Vĩnh, đã thật sự mở miệng nói chuyện. Chẳng ngờ bởi vì quá xúc động,
ông hòe già đã nói sai một chữ: “Trăm năm nhân duyên tốt lành” lại nói thành
“Trăm ngày nhân duyên tốt lành”. Vì thế nên Đổng Vĩnh với cô gái cũng chỉ có được
trăm ngày nhân duyên bên nhau.
Sau đó, Đổng Vĩnh cùng thê tử tìm đến nhà ông chủ. Sau khi
nghe rõ mọi chuyện ông liền ngây ngẩn cả người: “Ta thật sự bội phục ngươi là một
người con hiếu thảo, nên mới đưa tiền ngươi đi an táng cha, làm thế nào mà còn
dẫn thêm người tới đây nữa?”
Đổng Vĩnh vô cùng biết ơn nói: “Tôi nhận được ân huệ của
ngài, đã hoàn tất an táng cho phụ thân. Tôi mặc dù là kẻ nghèo hèn, nhưng cũng
hiểu được đạo lý có ơn tất có báo đáp, nên vợ chồng chúng tôi quyết định cùng
nhau làm phục dịch hầu hạ ngài”.
Chủ nhân nói: “Nếu thê tử ngươi có thể dệt cho ta một ngàn mảnh
lụa, xem như là trả đủ số tiền ta đã đưa cho ngươi, vợ chồng các ngươi có thể
trở về nhà”.
Vậy là chủ nhân cho họ hai gian phòng, một gian dùng để họ sinh hoạt hằng ngày, một gian dùng để dệt vải.
Vậy là chủ nhân cho họ hai gian phòng, một gian dùng để họ sinh hoạt hằng ngày, một gian dùng để dệt vải.
Cô gái ban ngày không làm việc, nhưng đêm đến khi mọi người đều
nghỉ ngơi thì cô mới bắt đầu dệt tơ lụa. Khi thấy con thoi dệt của cô, sợi dọc
sợi ngang đan xen lẫn nhau, chẳng mấy chốc liền dệt thành một tấm lụa có nhiều
họa tiết xinh đẹp vô cùng. Chỉ trong khoảng mười ngày, một ngàn tấm vải lụa đã
hoàn thành một cách nhanh chóng, sắc sảo rạng ngời. Chủ nhân và Đổng Vĩnh đều
vô cùng kinh ngạc. Thế là cả hai vợ chồng Đổng Vĩnh được trở về nhà.
Ảnh minh họa: epochtimes.com
Tiên nữ tâm bất động ban ngày bay lên trời cao
Trên đường về nhà, cô gái nói rõ mọi chuyện với Đổng Vĩnh:
“Thiếp chính là Chức Nữ trên Thiên thượng, hạ xuống trần gian để cùng kết duyên
với chàng. Bởi vì chàng có tấm lòng thật thà chất phác, là một người con có hiếu,
một người có nghĩa khí nên đã cảm động đến Thiên Đình. Vì thế Thiên Đình muốn
thiếp hạ phàm giúp chàng trả hết nợ nần. Bây giờ thiếp đã hoàn thành sứ mệnh,
không thể ở lâu tại nhân gian. Hiện tại thiếp phải trở về trời, sau này chàng
hãy tự lo cho bản thân mình thật tốt”.
Khi đang nói chuyện, mây mù từ bốn phía dâng lên, Đổng Vĩnh mắt
thấy thê tử bay lên không trung, trông thật giống như Tiên nữ vậy.
Đổng Vĩnh là người con hiếu thảo, lại có đức hạnh nên đã cảm
động đến Thiên địa, vì thế mới được Thần trợ giúp.
Theo ý chỉ an bài của Thần hạ phàm trợ giúp Đổng Vĩnh trả nợ,
mà lại để không làm trái với lẽ thường nơi thế gian, nên Tiên nữ chỉ thể hiện
thần thông vào lúc đêm đến. Khi duyên phận đã hết, Tiên nữ không động phàm tâm,
nàng giữa ban ngày mà bay lên. Đây là thời kỳ “nhân Thần đồng tại” (người và Thần
cùng chung sống) được lưu truyền thiên cổ.
Truyền thuyết nhân gian lưu truyền sau này càng lúc càng thêm
vào nhiều tình tiết tình cảm con người. Đổng Vĩnh hiếu nghĩa cảm động Trời Đất
dần dần diễn biến thành Tiên nữ và Đổng Vĩnh sống cùng nhau trọn đời, mà Chức Nữ
cũng biến thành một tiểu nữ của Ngọc Đế - “Thất Tiên nữ”. Điều này sai lệch quá
xa so với văn hoá truyền thống Trung Hoa rất xem trọng nội hàm đạo đức và nhân
phẩm.
Nguồn: epochtimes.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét