Chủ Nhật, 25 tháng 7, 2021
Nghe nhạc sĩ Từ Công Phụng tỏ tình qua tiếng hát của chính tác giả
Nghe nhạc sĩ Từ Công Phụng tỏ tình
Thích nhạc, mê nhạc, ghiền nhạc không hề đứng gần khả năng am hiểu âm nhạc, lại càng không thể phát sinh chuyện điều khiển, sắp xếp những nốt nhạc, nói ngắn gọn là sáng tác. Đa số chúng ta nghe nhạc bởi sự cảm nhận tự nhiên. Sự cảm nhận này rất ít đến với chúng ta bằng sự lẻ loi của các nhạc cụ, dù chúng có cùng nhau cất tiếng. Âm nhạc vốn là cõi cao xa, thường vượt tầm hiểu biết của nhiều người. Cứu được nhược điểm này, lời ca đã đóng một chức năng chủ yếu. Riêng với người Việt Nam, ca từ đúng là một nhu yếu phẩm cho tâm hồn, cho tinh thần. Ngày còn nằm nôi, ca dao, tục ngữ theo giọng hát ru con, ru em đến với chúng ta. Ấu thơ bây giờ có thể thiếu hẳn nguồn bổ dưỡng này, nhưng bù lại có những máy phát êm dịu đưa giấc ngủ. Nói chung lời ca chính là chìa khóa, là cây cầu đưa chúng ta đến gần âm nhạc hơn. Dĩ nhiên phần nhiều chúng ta vẫn mang đôi tai điếc đặc ngồi trong thính đường một buổi trình tấu nhạc cổ điển tây phương. Nhưng ít ra chúng ta cũng đã dễ dàng đến với những Chiều Về Trên Sông của Phạm Duy, Thu Vàng của Cung Tiến, Biệt Ly của Dzoãn Mẫn, Nắng Chiều của Lê Trọng Nguyễn, Tóc Mây của Phạm Thế Mỹ, Cô Đơn của Nguyễn Ánh 9, Hòn Vọng Phu của Lê Thương, Dư Âm của Nguyễn Văn Tý, Ngọc Lan của Hoàng Trọng, Quê Mẹ của Thu Hồ, Khúc Ca Ngày Mùa của Lam Phương, Ghé Bến Sài Gòn của Văn Phụng, Xóm Đêm của Phạm Đình Chương, Trăng Mờ Bên Suối của Lê Mộng Nguyên, Nụ Cười Sơn Cước của Tô Hải, hay Sơn Nữ Ca của Trần Hoàn... Dĩ nhiên còn rất nhiều, rất nhiều ca khúc vẫn sống tiềm ẩn trong lòng chúng ta. Có thể nói những ca khúc này, tám phần mười vượt thời gian nhờ ở ca từ. Đây quả thật là trình độ thưởng ngoạn âm nhạc của đại chúng người Việt chúng ta. Và từ những lời nỉ non, véo von không cần mất nhiều sự suy nghĩ này, một số trong chúng ta lần theo trình độ học vấn yêu thích những ca khúc trau chuốt, giàu hoa mỹ đượm chút ít triết lý về cuộc đời. Vẫn giữ căn bản giản dị, trong sáng, nhưng rõ ràng từ bàn tay của Từ công Phụng, Lê Uyên Phương, Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên, Cung Tiến... ca khúc của họ có cái vẻ sang cả, trí thức hẳn lên.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Giải mã tục cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng giêng âm lịch
Giải mã tục cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng giêng âm lịch Khoảng hơn 10 năm trở lại đây, trên báo chí và mạng xã hội thường phản ánh chuyệ...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét